You are on page 1of 5

Question bank Chap1

Câu 1:
Câu nào sao đây là mục tiêu của kiểm thử (objective for testing)?

a. Việc kiểm thử nên bắt đầu càng muộn càng tốt để quá trình phát triển có đủ thời gian
tạo ra sản phẩm tốt.
b. Để xác thực (validate) xem đối tượng kiểm thử (test object) có hoạt động như mong
đợi của người dùng và các bên liên quan khác hay không
c. Để chứng minh rằng tất cả các lỗi (defects) có thể được tìm thấy
a. Để chứng minh rằng bất kỳ các lỗi còn lại nào sẽ không gây ra failure

Câu 2:
Theo kết quả của việc phân tích rủi ro, nhiều kiểm thử đang được hướng tới các khu
vực của hệ thống mà tìm thấy nhiều lỗi hơn mức trung bình. Nguyên lý kiểm thử nào
sau đây đang được áp dụng?

a. Nghịch lý thuốc trừ sâu (Pesticide paradox)


b. Kiểm thử phụ thuộc vào ngữ cánh (Testing is context dependent)
c. Không có lỗi là sai lầm (Absence-of-errors is a fallacy)
d. Cụm lỗi (Defects cluster together)

Câu 3: c
Vai trò chính của người kiểm thử trong các dự án phần mềm là gì?
a. Fix lỗi
b. Phát triển ứng dụng
c. Tìm lỗi
d. Xây dựng yêu cầu

Câu 4: d
Lựa chọn nào sau đây là ví dụ về các hoạt động kiểm thử góp phần tạo nên thành
công?

a. Người kiểm thử cố gắng không làm phiền các nhà phát triển trong khi viết mã, để
các nhà phát triển viết mã tốt hơn
b. Người kiểm thử cộng tác với người dùng cuối giúp cải thiện chất lượng báo cáo lỗi
trong quá trình tích hợp thành phần và kiểm tra hệ thống
c. Những người kiểm thử có chứng chỉ nghiệp vụ sẽ thiết kế test case tốt hơn những
người không có chứng chỉ
d. Việc có người kiểm thử tham gia vào các hoạt động khác nhau trong vòng đời phát
triển phần mềm (SDLC) sẽ giúp phát hiện các lỗi trong sản phẩm công việc

Câu 5: d
Tại sao phải tránh nghịch lý thuốc trừ sâu?
a. Kiểm thử động (Dynamic testing) kém tin cậy hơn trong việc tìm lỗi
b. Thuốc trừ sâu kết hợp với kiểm thử tĩnh không phát hiện được lỗi
c. Kiểm thử không nên phụ thuộc vào ngữ cảnh
d. Chạy đi chạy lại các test giống nhau sẽ làm giảm cơ hội tìm ra lỗi mới

Câu # 6 c
Nhóm kiểm thử luôn tìm thấy từ 90% đến 95% lỗi có trong hệ thống được kiểm thử.
Mặc dù người quản lý kiểm thử hiểu rằng đây là tỷ lệ phát hiện lỗi tốt cho nhóm kiểm
thử và ngành của cô ấy, nhưng quản lý cấp cao thì thất vọng về nhóm kiểm thử, nói
rằng nhóm kiểm thử đã bỏ sót quá nhiều lỗi. Và người dùng nhìn chung hài lòng với
hệ thống, các lỗi xảy ra có tác động thấp. Nguyên tắc kiểm thử nào sau đây có nhiều
khả năng giúp người quản lý kiểm thử giải thích cho những người quản lý này lý do
tại sao một số lỗi có thể bỏ lỡ?

a. Nghịch lý thuốc trừ sâu (Pesticide paradox)


b. Cụm lỗi (Defect clustering)
c. Kiểm thử toàn bộ là không thể (Exhaustive testing is impossible)
d. Không có lỗi là sai lầm (Absence of error fallacy)

Câu # 7 c
Trường hợp nào sau đây là ví dụ về sự cố (failure) của hệ thống điều khiển hành trình
trên ô tô?
a. Nhà phát triển hệ thống đã quên đổi tên các biến sau khi copy và paste
b. Mã không cần thiết Unnecessary code phát ra âm thanh cảnh báo khi đảo chiều
được đưa vào hệ thống
c. Hệ thống dừng duy trì tốc độ đã đặt khi âm lượng radio tăng hoặc giảm
d. Thông số kỹ thuật thiết kế cho hệ thống bị sai về tốc độ

Câu # 8 d
So sánh kết quả thực tế và kết quả mong đợi xảy ra trong hoạt động nào của quy
trình kiểm thử

a. Giám sát và kiểm soát kiểm thử (Test Monitoring & Control)
b. Phân tích kiểm thử (Test Analysis)
c. Xây dựng/triển khai kiểm thử (Test Implementation)
d. Thực hiện kiểm thử (Test Execution)

Câu # 9 b
Trường hợp nào sau đây là định nghĩa về thuật ngữ “test case"?

a. Một phần của miền giá trị của một biến trong một thành phần hoặc hệ thống trong đó
tất cả các giá trị mong đợi sẽ được xử lý giống nhau dựa trên đặc tả

b. Một tập hợp các tiền điều kiện, đầu vào, hành động, kết quả dự kiến và hậu điều
kiện, được phát triển dựa trên các điều kiện kiểm thử
c. Các sản phẩm công việc được tạo ra trong quá trình kiểm thử để sử dụng trong việc
lập kế hoạch, thiết kế, thực thi, đánh giá và báo cáo về kiểm thử
d. Một nguồn để xác định kết quả mong đợi để so sánh với kết quả thực tế của hệ
thống đang được kiểm thử

Câu #10 d
Hãy xem xét danh sách các hoạt động của quá trình kiểm thử sau đây
I. Phân tích kiểm thử (Test Analysis)
II. Hoàn thành kiểm thử (Test Completion)
III. Xây dựng/triển khai kiểm thử và thực hiện kiểm thử (Test
Implementation and Test Execution)
IV. Lập kế hoạch kiểm thử (Test Planning)
V. Thiết kế kiểm thử (Test Design)

a. IV, I, V, II và III
b. I, IV, V, III và II
c. I, II, III, IV và V
d. IV, I, V, III và II

Câu #11 a
Thông thường, ai là người sẽ thực hiện các hoạt động gỡ lỗi - debugging?

a. Người phát triển (Developers)


b. Người phân tích (Analysts)
c. Người kiểm thử (Testers)
d. Người quản lý sự cố (Incident Managers)

Câu #12 d
Nguyên lý nào dưới đây không phải là nguyên lý kiểm thử

a. Kiểm thử sớm - Early testing


b. Cụm lỗi - Defect clustering
c. Nghịch lý thuốc trừ sâu - Pesticide paradox
d. Kiểm thử toàn bộ - Exhaustive testing

Câu #13 d
Đâu không phải là mục tiêu kiểm thử?

a. Tìm lỗi
b. Đạt được sự tin cậy về mức độ chất lượng và cung cấp thông tin
c. Ngăn ngừa lỗi
d. Gỡ lỗi

Câu #14 c
Thiết kế môi trường kiểm thử; thiết lập và xác định mọi cơ sở hạ tầng và công
cụ cần thiết là một phần của giai đoạn nào?
a. Hoàn thành kiểm thử (Test Completion)
b. Xây dựng/triển khai kiểm thử (Test Implementation)
c. Thiết kế kiểm thử (Test Design)
d. Thực hiện kiểm thử (Test Execution)

Câu #15 d
Bàn giao testware cho các nhóm bảo trì, các nhóm dự án khác và/hoặc các
bên liên quan khác có thể hưởng lợi từ việc sử dụng nó là một phần của giai
đoạn nào?

a. Lập kế hoạch kiểm thử (Test Planning)


b. Phân tích kiểm thử (Test Analysis)
c. Hoàn thành kiểm thử (Test Completion)
d. Kết thúc kiểm thử (Test Execution)

Câu #16 a
Điều nào sau đây là mục tiêu chính của kiểm thử phần mềm?

a. Đánh giá chất lượng của phần mềm


b. Tăng chất lượng của phần mềm

Câu 17 b
Trong các tình huống dưới đây, câu nào mô tả tình huống phát hiện lỗi phổ
biến nhất trong quá trình kiểm thử hoặc vận hành?

a. Phiên bản không đúng của file mã nguồn đã được đưa vào bản build
b. Sản phẩm bị lỗi khi người dùng chọn một tùy chọn trong hộp thoại
c. Thuật toán tính toán sử dụng sai biến đầu vào
d. Nhà phát triển đã hiểu sai yêu cầu của thuật toán

Câu 18 d
Xác định phạm vi, rủi ro và mục tiêu kiểm thử là một phần của giai đoạn nào?

a. Giám sát và kiểm soát kiểm thử (Test Monitoring & Control)
b. Phân tích kiểm thử (Test Analysis)
c. Xây dựng/triển khai kiểm thử (Test Implementation)
d. Lập kế hoạch kiểm thử (Test Planning)

Câu 19 a
_________ là quá trình phân tích test basis để xác định các tính năng có thể
kiểm thử và xác định các điều kiện kiểm thử liên quan (test condition)

a. Phân tích kiểm thử (Test Analysis)


b. Lập kế hoạch kiểm thử (Testing Planning)
c. Giám sát và kiểm soát kiểm thử (Test Monitoring & Control)
d. Thiết kế kiểm thử (Test Design)

Câu 20 b
Những hoạt động nào dưới đây là một phần của lập kế hoạch kiểm thử?
i) Phát triển các test cases.
ii) Xác định cách tiếp cận tổng thể để kiểm thử.
iii) Phân bổ nguồn lực.
iv) Xây dựng môi trường kiểm thử.
v) Viết điều kiện kiểm thử.

a. i, ii & iv là đúng, iii & v là sai.


b. ii & iii là đúng, i, iv & v là sai.
c. iv & v là đúng, i, ii & iii là sai.
d. i, ii & iii là đúng iv & v là sai.

You might also like