You are on page 1of 129

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN

Mục đích học tập của chương


Học xong chương này, sinh viên phải hiểu được :
1. Bản chất của kế toán.
2. Vị trí của kế toán tronghệ thống thông tin quản lý
3. Hiểu và biết rõ những đối tượng sử dụng thông tin kế toán
4. Hiểu những nguyên tắc chung được thừa nhận trong kế toán
5. Nêu được các đối tượng của kế toán
6. Phân loại được các đối tượng nghiên cứu kế toán theo các tiêu thức khác nhau
1.1. Bản chất của kế toán
1.1.1. Khái niệm kế toán
Để tìm hiểu bản chất của kế toán, trước hết cần nắm được các
vấn đề cơ bản của kế toán nói chung.
Ke toan là một hệ thống Quan sát, Đo lường, Tính toán và Ghi chép
các quá trình kinh tế - xã hội, nhằm quản lý và giám sat các quá trình đó
ngày càng chặt chẽ.
Quan sát các quá trình và hiện tượng kinh tế là giai đoạn đầu tiên của
việc phản ánh và giám đốc quá trình tái sản xuất. Qua quá trình quan sát, có
thể nắm bắt được những vấn đề cơ bản về hình thức của đối tượng cần quản
lí.
Đo lường là việc biểu hiện các đối tượng của sản xuất (hao phí về tư
liệu lao động, sức lao động, đối tượng lao động, kết quả sản xuất) bằng các
thước thích hợp (thước đo hiện vật, thước đo lao động, thước đo giá trị).
Tính toán là việc sử dụng các phép tính, các phương tiện phân tích và
tổng hợp thích hợp để xác định các chỉ tiêu cần thiết, qua đó có thể rút ra
những kết luận chính xác và kịp thời về quá trình sản xuất để đưa ra những
quyết định điều chỉnh đúng đắn.
Ghi chép là quá trình thu thập, xử lý và ghi lại tình hình, kết quả của các
hoạt động kinh tế trong từng thời kỳ, từng địa điểm phát sinh theo một trật tự
nhất định. Dựa trên các số liệu đã được ghi chép, nhà quản lý hoặc người có
quan tâm có thể rút ra những đánh giá, kết luận cần thiết đối với từng loại
công việc khác nhau.
*Các thước đo sử dụng trong nói chung bao gồm: thước đo
hiện vật, thước đo lao động và thước đo giá trị. Ba loại thước đo này được sử
dụng kết hợp với nhau để có thể phản ánh các đối tượng của một
cách toàn diện nhất.
(1) Thước đo hiện vật dùng để xác định tài liệu về tình hình tài sản hiện có hoặc
đã tiêu hao mà phương thức sử dụng là cân, đong, đo, đếm…đơn vị đo hiện vật tuỳ thuộc
1
vào tính tự nhiên của đối tượng được tính toán. Ví dụ, trọng lượng (kg, tạ, tấn) thể tích
(m3), diện tích (ha), độ dài (m)…

(2) Thước đo lao động được sử dụng để xác định số lượng thời gian lao động
hao phí trong 1quá trình kinh doanh, 1 công tác nào đó. Đơn vị dùng để thể hiện là ngày
công, giờ công…

(3) Thước đo giá trị ( tiền tệ ) là sử dụng tiền làm đơn vị tính thống nhất để phản
ánh các chỉ tiêu kinh tế, các loại vật tư, tài sản, mọi hao phí vật chất và kết quả trong sản
xuất đều dùng tiền để biểu hiện.

Cả ba thước đo đều cần thiết trong kế toán và có tác dụng bổ sung cho nhau để
phán ánh và giám đốc toàn diện các chỉ tiêu số lượng,chất lượng trong hoạt động kinh
doanh

*Khái niệm kế toán


- Theo nguyên lý kế toán Mỹ: “Kế toán là phương pháp cung cấp thông
tin cần thiết cho quản lý có hiệu quả và để đánh giá mọi hoạt động của mọi tổ
chức.
- Theo Liên đoàn kế toán quốc tế: Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân
loại, tổng hợp theo cách riêng có bằng những khoản tiền các nghiệp vụ và các
sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả
của nó.
- Theo nhà nghiên cứu lý luận kinh tế Mỹ GS.TS Robert Anthoney: Kế
toán là ngôn ngữ của kinh doanh.
- Theo điều lệ của Tổ chức kế toán nhà nước: “ Kế toán là công việc
ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao
động, trong đó chủ yếu dưới hình thức giá trị nhằm phản ánh, kiểm tra tình
hình hiện có va sự vận động của các loại tài sản, tình hình và kết quả kinh
doanh, tình hình sử dụng vốn và kinh phí trong các tổ chức kinh tế xã hội.
- Theo Luật kế toán Việt Nam 2003: Kế toán là viêc thu thập, xử lý,
kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kin tế tài chính dưới hình thức giá trị
hiện vật và thời gian lao động.
* Bản chất của kế toán:
Kế toán là khoa học và nghệ thuật về việc thu thập, xử lý, kiểm tra,
phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị hiện
vật và thời gian lao động
Có thể nhận thấy để theo dõi và đo lường kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của đơn vị, cung cấp thông tin tài chính cần thiết cho việc ra quyết

2
định của các đối tượng sử dụng thông tin, kế toán thực hiện một quá trình
gồm có 3 hoạt động: thu thập, xử lý và cung cấp thông tin.
*Sự ra đời và phát triển của kế toán:
Sự phát sinh và phát triển của kế toán gắn liền với quá trình phát triển của nền sản
xuất xã hội.

- Thời kỳ nguyên thuỷ: kế toán được thực hiện hết sức đơn giản như: đánh dấu
trên thân cây, vách đá…

- Thời kỳ chiếm hữu nộ lệ: ra đời sổ sách kế toán thay thế cho cách ghi chép (đánh
dấu) ở thời kỳ nguyên thủy.

- Thời kỳ phong kiến: với sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất nông nghiệp,
ra đời giai cấp địa chủ và nông dân, xuất hiện địa tô phong kiến dẫn đến hệ thống sổ
sách kế toán phong phú và đa dạng hơn.

- Thời kỳ TBCN: nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, quan hệ trao đổi mua
bán ngày càng được mở rộng, ra đời phương thức ghi kép và nhiều nguyên tắc khoa học
trong việc tính toán, ghi chép và kiểm tra số liệu, đã tạo điều kiện cho kế toán được trở
thành một môn khoa học độc lập.

- Thời kỳ XHCN: Chế độ công hữu về TLSX xã hội hoá ngày càng cao, yêu cầu
quản lý phức tạp. Vì vậy, kế toán phát huy đầy đủ vai trò của nó.

Tại Việt nam, lịch sử phát triển kế toán Việt nam cùng với sự phát triển kinh tế và
chính trị của đất nước. Trước năm 1945, hệ thống kế toán Việt nam được thừa hưởng từ
thời Pháp thuộc và tồn tại đến năm 1954.

Vào những năm 1960, Việt nam gia nhập khối các nước xã hội chủ nghĩa (Liên
Xô và Trung Quốc) và du nhập hệ thống kế toán từ những nước này. Vào giữa những
năm 1980, từ khi có chính sách “đổi mới”, hệ thống kế toán Việt nam bắt đầu chịu ảnh
hưởng từ các nước phát triển.

Từ năm 1995 đến năm 2001, chính sách phát triển kinh tế theo hướng hội nhập
quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải cải tiến hệ thống kế toán cho phù hợp qua các mốc thời
gian sau:

- Quyết định 1141 – TC/QĐ-CĐKT, ngày 01/11/1995, ban hành hệ thống kế


toán cho Doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

- Năm 2000, thành lập Hội đồng kế toán quốc gia. Chuẩn mực kế toán Việt Nam
ban hành dựa trên Chuẩn mực kế toán quốc tế. Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban
hành 5 đợt: gồm 26 chuẩn mực kế toán

3
+ Đợt 1: ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài
chính ngày 31/12/2001, gồm 4 chuẩn mực. (Chuẩn mực KT 02-Hàng tồn kho, Chuẩn
mực KT 03-Tài sản CĐHH, Chuẩn mực KT 04-Tài sản CĐVH, Chuẩn mực KT 14-
Doanh thu và thu nhập khác)

+ Đợt 2: ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài
chính ngày 31/12/2002, gồm 6 chuẩn mực. (Chuẩn mực KT 01-Chuẩn mực chung,
Chuẩn mực KT 06-Thuê tài sản, Chuẩn mực KT 10-Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ
giá hối đoái, Chuẩn mực KT 15-Hợp đồng xây dựng, Chuẩn mực KT 16-Chi phí đi
vay, Chuẩn mực KT 24-Báo cáo lưu chuyên tiền tệ)

+ Đợt 3: ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài
chính ngày 30/12/2003, gồm 6 chuẩn mực. (Chuẩn mực KT 05-Bất động sản đầu tư,
Chuẩn mực KT 07-KT các khoản đầu tư vào công ty liên kết, Chuẩn mực KT 08-
Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh, Chuẩn mực KT 21-Trình bày
báo cáo tài chính,

Chuẩn mực KT 25-Báo cáo T/C hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con,
Chuẩn mực KT 26-Thông tin về các bên liên quan),

+ Đợt 4: ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài
chính ngày 15/02/2005, gồm 6 chuẩn mực. (Chuẩn mực KT 17-Thuế thu nhập DN,
Chuẩn mực KT 22-Trình bày bổ sung B/C T/C của các ngân hàng và tổ chức tài chính
tương tự, Chuẩn mực KT 23-Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán, Chuẩn
mực KT 27-Báo cáo T/C giữa niên độ, Chuẩn mực KT 28-Báo cáo bộ phận, Chuẩn
mực KT 29-Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót).

+ Đợt 5: ban hành theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài
chính ngày 28/12/2005, gồm 4 chuẩn mực. (Chuẩn mực KT 11-Hợp nhất kinh doanh,
Chuẩn mực KT 18-Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng, Chuẩn mực KT 19-
Hợp đồng hảo hiểm, Chuẩn mực KT 30-Lãi trên cổ phiếu).

Sau 5 đợt ban hành Chuẩn mực kế toán Việt Nam, ngày 20/03/2006, Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC về ban hành Chế độ Kế toán Doanh nghiệp, đã hệ thống
hoá lại một cách toàn diện chế độ kế toán Việt Nam.

Ngày 22/12/2014 Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính được ban hành
và thay thế cho quyết định số 15/2006/QĐ-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp.

Kế toán ra đời và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội,
phục vụ cho việc quản lý nền sản xuất xã hội. Khi sản xuất phát triển sẽ tạo điều kiện
cho kế toán không ngừng được hoàn thiện về phương pháp và hình thức tổ chức.

4
Vậy, kế toán là một môn khoa học phản ánh và giám đốc các mặt
hoạt động kinh tế - tài chính ở tất cả các đơn vị, các tổ chức kinh tế xã hội.
kế toán có đối tượng cụ thể là các hoạt động kinh tế, tài chính: sự
biến động về tài sản, nguồn vốn, sự chu chuyển của tiền,... Để có thể phản ánh
các đối tượng này, kế toán sử dụng cả 3 loại thước đo nói trên
nhưng chủ yếu và bắt buộc phải sử dụng thước đo giá trị.
kế toán sử dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu
đặc thù:
- Phương pháp chứng từ: Là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các
nghiệp vụ kinh tế và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh nghiệp vụ
đó vào các bản chứng từ kế toán, sử dụng các bản chứng từ đó phục vụ cho công tác kế
toán và công tác quản lý kinh tế tài chính.

Hình thức biểu hiện: hệ thống bản chứng từ và kế hoạch luân chuyển chứng từ.

- Phương pháp đối ứng tài khoản: Là phương pháp thông tin và kiểm tra quá trình
vận động của tài sản theo từng loại dựa trên các mối liên hệ vốn có của đối tượng kế
toán.

- Phương pháp tính giá: Là phương pháp thông tin và kiểm tra về sử dụng thước
đo tiền tệ để tính toán, xác định giá trị của từng loại và tổng số tài sản của đơn vị thông
qua mua vào, sản xuất và bán ra theo những nguyên tắc nhất định.

- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán: Là phương pháp thông tin và kiểm tra
một cách khái quát tình hình tài sản, kết quả kinh doanh của đơn vị trong từng thời kỳ
nhất định

Mỗi phương pháp có vị trí, chức năng nhất định nhưng giữa chúng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau tạo thành 1 hệ thống phương pháp kế toán. Do đó trong công tác kế
toán, các phương pháp này được sử dụng một cách tổng hợp, đồng bộ.

1.1.2. Vị trí của kế toán trong hệ thống thông tin quản lý


Hệ thống thông tin quản lý bao gồm 3 loại cơ bản: nghiệp vụ, thống kê và kế
toán

Tiêu thức phân biệt nghiệp vụ thống kê kế toán


Khái niệm Là sự quan sát, phản Là môn khoa học Là môn khoa học
ánh và giám sát trực nghiên cứu mặt phản ánh và giám
tiếp từng nghiệp vụ lượng trong mối đốc các quá trình,
kinh tế - kỹ thuật cụ quan hệ với mặt chất hoạt động kinh tế -
thể nhằm mục đích của các hiện tượng tài chính ở tất cả
chỉ đạo kịp thời và kinh tế - xã hội trong

5
thường xuyên các điều kiện thời gian các đơn vị. các tổ
nghiệp vụ đó. và địa điểm cụ thể chức kinh tế xã hội.
nhằm rút ra bản chất
và tính quy luật
trong sự phát triển
của các hiện tượng
đó.
Đối tượng nghiên Các nghiệp vụ kinh Các hiện tượng kinh Các hoạt động kinh
cứu tế kỹ thuật cụ thể tế xã hội (dân số...) tế, tài chính: sự biến
(tiến độ thực hiện, được nghiên cứu, động về tài sản nguồn
cung cấp, sản xuất, giám đốc trong vốn, sự chu chuyển
tiêu thụ, tình hình những điều kiện về của tiền, sự tuần hoàn
biến động và sử thời gian, địa điểm cụ của vốn kinh
dụng các yếu tố thể (không liên tục và doanh…
trong quá trình tái toàn diện)
sản xuất…)
Phương pháp Sử dụng cả 3 thước Sử dụng 3 loại thước Sử dung cả 3 loại
nghiên cứu đo , khô chuyên sâu đo, không chủ yếu thước đo, nhưng chủ
vào thước đo nào vào loại thước đo yếu thước đo giá trị
Phương tiện thu thập nào. Các phương pháp
và truyển tin đơn Các phương pháp thu kinh tế như: pp
giản : chứng từ ban thập, phân tích, tổng chứng từ, pp đối ứng
đầu, điện thoại, điện hợp thông tin như: tài khoản, pp tính giá,
báo, truyền miệng Điều tra thống kê pp tổng hợp và cân
Phân tổ đối.
Số tương đối, tuyệt
đối, bình quân
Phương pháp chỉ số
Đặc điểm thông tin Là những thông tin Biểu hiện bằng các số Thông tin kế toán là
dùng cho lãnh đạo liệu cụ thể thông tin động về
nghiệp vụ kỹ thuật Thuộc nhiều lĩnh vực tuần hoàn của tài sản,
nên được quan tâm khác nhau phản ánh một cách
trước hết là ở yêu cầu Mang tính tổng hợp toàn diện nhất về
kịp thời hơn yêu cầu cao, đã qua phân tích, biến động tài sản của
toàn diện, nên hệ xử lí DN trong quá trình
thông thông tin hoạt động SXKD
nghiệp vụ không Thông tin kế toán
phản ánh toàn diện và luôn mang tính 2 mặt
rõ nét về các quá : tài sản-nguồn hình
trình kinh tế - kỹ thành tài sản, tăng -
thuật giảm, chi phí- kết
quả…
6
Tùy theo yêu cầu, có Thông tin kế toán là
thể thông tin một kết quả quá trình có
phần nhỏ tính 2 mặt : thông tin
và kiểm tra

1.1.3. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán


Đối tượng sử dụng thông tin kế toán thường được phân loại theo quan
hệ với đơn vị (về lợi ích, về khả năng ảnh hưởng tới các hoạt động của đơn
vị…), theo đó, đối tượng kế toán bao gồm:
- Các nhà quản lý: Là những người trực tiếp tham gia quản trị kinh
doanh, quản lý doanh nghiệp, ra các quyết định kinh doanh, chỉ đạo tác
nghiệp trực tiếp tại đơn vị, gồm có: Hội đồng quản trị, Chủ doanh nghiệp,
Ban giám đốc.
- Những người có lợi ích liên quan:
+ Lợi ích trực tiếp: Các nhà đầu tư, chủ nợ,… của đơn vị.
+ Lợi ích gián tiếp: Cơ quan thuế, cơ quan thống kê, các cơ quan quản
lý nhà nước, cơ quan tài chính, công nhân viên, các nhà phân tích tài
chính,…
Do có sự khác biệt về mục đích sử dụng, cách thức sử dụng, trình độ kế
toán, quan hệ lợi ích… nên mỗi đối tượng trên có yêu cầu khác nhau đối với
thông tin kế toán và tiếp cận hệ thống kế toán dưới những góc độ khác nhau.

1.2. Đối tượng nghiên cứu của kế toán


Cũng giống như các môn khoa học kinh tế khác, kế toán cũng nghiên
cứu quá trình tái sản xuất nhưng thông qua nghiên cứu tài sản, nguồn hình
thành tài sản (nguồn vốn), và sự vận động của tài sản trong quá trình kinh doanh và các
mối quan hệ kinh tế khác của một đơn vị kế toán.
1.2.1. Tài sản và phân loại tài sản trong doanh nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm:
Tài sản là tất cả những nguồn lực kinh tế mà đơn vị kế toán đang nắm
giữ, sử dụng cho hoạt động của đơn vị, thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Đơn vị có quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát và sử dụng trong thời
gian dài.
- Có giá phí xác định.
- Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng các nguồn
lực này.
1.2.1.2. Phân loại tài sản trong doanh nghiệp

7
Căn cứ vào thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi, toàn bộ tài sản trong
một doanh nghiệp được chia thành hai loại là tài sản ngắn hạn và tài sản dài
hạn.
- Tài sản ngắn hạn: Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị, có
thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi trong vòng 1 năm. Thuộc tài sản ngắn hạn
bao gồm:
+ Tiền: gồm Tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý), Tiền
gửi ngân hàng, kho bạc và tiền đang chuyển.
+ Đầu tư tài chính ngắn hạn: Là những khoản đầu tư về vốn nhằm mục
đích sinh lời có thời gian thu hồi gốc và lãi trong vòng một năm như: góp vốn
liên doanh ngắn hạn, cho vay ngắn hạn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn…
+ Các khoản phải thu ngắn hạn: Là lợi ích của đơn vị hiện đang bị các
đối tượng khác tạm thời chiếm dụng như: phải thu khách hàng ngắn hạn, phải
thu nội bộ, trả trước ngắn hạn cho người bán, phải thu về thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ.
+ Hàng tồn kho: Là các loại tài sản được dự trữ cho sản xuất hoặc cho
kinh doanh thương mại, gồm: hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá và hàng gửi đi bán.
+ Tài sản ngắn hạn khác: Bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí trả trước
ngắn hạn và thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
- Tài sản dài hạn: Là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân
chuyển và thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) và
có giá trị lớn (từ 10 triệu đồng trở lên). Tài sản dài hạn bao gồm:
+ Tài sản cố định: Là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian
sử dụng lâu dài (>1năm). Một tài sản được ghi nhận là tài sản cố định khi nó
thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau:
1. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó.
2. Nguyên giá tài sản được xác định một cách đáng tin cậy.
3. Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
4. Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (từ 30 triệu trở lên).
Tài sản cố định bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ
thuê tài chính.
 TSCĐ hữu hình: Là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện là
TSCĐ và có hình thái vật chất cụ thể, bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc; máy
móc thiết bị; phương tiện vận tải truyền dẫn; thiết bị chuyên dùng cho quản
lý; cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.
 TSCĐ vô hình: Là những tài sản của đơn vị thoả mãn điều kiện là
TSCĐ nhưng không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một số tiền mà đơn
8
vị đã đầu tư nhằm thu được các lợi ích kinh tế trong tương lai, gồm: quyền sử dụng đất,
bản quyền, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, phần
mềm máy tính, giấy phép khai thác và chuyển nhượng.
 TSCĐ thuê tài chính: Là tài sản cố định mà bên cho thuê tài sản có sự
chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyển sở hữu tài sản cho
bên cho thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
+ Đầu tư tài chính dài hạn: Là những khoản đầu tư về vốn nhằm mục
đích sinh lời, có thời gian thu hồi gốc và lãi trên một năm, như: đầu tư vào
công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh dài hạn, cho vay
dài hạn.
+ Các khoản phải thu dài hạn: Là lợi ích của đơn vị hiện đang bị các đối
tượng khác tạm thời chiếm dụng, có thời hạn thu hồi trên 1 năm, như: phải
thu khách hàng dài hạn, trả trước dài hạn cho người bán…
+ Bất động sản đầu tư: Là bất động sản, gồm: quyền sử dụng đất, nhà
hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu
hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục
đích thu lợi từ việc cho thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc
cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất, cung
cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc sử dụng cho mục đích quản lý hoặc để bán trong
kỳ hoạt động kinh doanh thông thường. Vì vậy, bất động sản đầu tư khác với
bất động sản chủ sở hữu sử dụng. Bất động sản chủ sở hữu sử dụng là bất
động sản do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê
tài chính nắm giữ nhằm mục đích sử dụng cho sản xuất, cung cấp hàng hóa,
dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý.
+ Tài sản dài hạn khác: Bao gồm chi phí trả trước dài hạn, chi phí đầu
tư xây dựng cơ bản dở dang và ký cược, ký quỹ dài hạn

9
Sơ đồ kết cấu tài sản

- Tiền và các khoản tương đương tiền


Tài
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
sản
ngắn - Các khoản phải thu ngắn hạn
hạn
- Hàng tồn kho: NVL, CC-DC, TP, HH…
Tài
sản - Tài sản ngắn hạn khác
theo
kết
cấu
- Các khoản phải thu dài hạn
- TSCĐ hữu hình
- TSCĐ vô hình TSCĐ
Tài
sản - TSCĐ thuê tài chính
dài - Bất động sản đầu tư
hạn - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
- Tài sản dài hạn khác

1.2.2. Nguồn vốn và phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp
1.2.2.1. Khái niệm
Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị có thể
khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản. Nguồn vốn
cho biết tài sản của đơn vị do đâu mà có và đơn vị phải có những trách nhiệm
kinh tế, pháp lý đối với tài sản của mình.
1.2.2.2. Phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp
Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp có thể được hình thành từ hai nguồn
là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Là số tiền do các nhà đầu tư, các sáng lập viên
đóng góp hoặc được hình thành từ kết quả hoạt động. Đây không phải là một
khoản nợ và do đó doanh nghiệp không có trách nhiệm phải thanh toán. Với

10
những loại hình doanh nghiệp khác nhau, vốn chủ sở hữu được hình thành
khác nhau và gồm 3 loại sau:
+ Vốn góp: Là số tiền do các chủ sở hữu đóng góp ban đầu khi thành
lập đơn vị kế toán hoặc được bổ sung trong quá trình hoạt động. Cần phân
biệt sự khác nhau giữa vốn góp, vốn pháp định và vốn điều lệ. Vốn pháp định
là số vốn tối thiểu cần có do pháp luật quy định đối với một số lĩnh vực hoạt
động nhất định. Vốn điều lệ là số vốn mà các thành viên sáng lập cam kết
trước pháp luật sẽ huy động vào hoạt động kinh doanh và được ghi trong điều
lệ của đơn vị.
+ Lợi nhuận chưa phân phối: Là kết quả hoạt động của đơn vị kế toán,
trong khi chưa phân phối được sử dụng cho hoạt động của đơn vị và là một
nguồn vốn chủ sở hữu.
+ Vốn chủ sở hữu khác: Bao gồm các nguồn vốn và các quỹ chuyên
dùng của đơn vị kế toán được hình thành chủ yếu từ việc phân phối lợi nhuận,
bao gồm: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng
phúc lợi, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chênh lệch tỷ giá hối đoái…
- Nợ phải trả: Là số vốn vay, vốn chiếm dụng của các tổ chức, các nhân
mà đơn vị kế toán có nghĩa vụ phải thanh toán.
Nợ phải trả được phân loại theo thời hạn thanh toán, gồm có:
+ Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ có thời hạn thanh toán dưới 1 năm
hoặc chu kì kinh doanh. Ví dụ: vay ngắn hạn, phải trả người bán ngắn hạn,
tiền đặt trước ngắn hạn của người mua, các khoản phải trả, phải nộp ngân
sách Nhà nước, các khoản phải trả công nhân viên, các khoản nhận kí quỹ, kí
cược ngắn hạn…
+ Nợ dài hạn: Là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 1 năm hoặc
trên 1 chu kì kinh doanh, như: vay dài hạn, nợ dài hạn về thuê tài chính
TSCĐ, các khoản nhận kí quỹ dài hạn, nợ do mua tài sản trả góp dài hạn, phải
trả người bán dài hạn, tiền đặt trước dài hạn của người mua…

11
Sơ đồ kết cấu nguồn vốn (nguồn hình thành tài sản)

Nợ - Vay và nợ ngắn hạn


ngắn
hạn - Phải trả người bán, NSNN

- Phải trả người lao động….


NỢ

PHẢI
Nợ - Vay và nợ dài hạn
TRẢ
dài
hạn - Phải trả dài hạn nội bộ

- Phải trả dài hạn khác

NGUỒN
VỐN
Vốn - Vốn đầu tư của CSH
chủ sở
- Thặng dư vốn cổ phần
hữu
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái, …
NGUỒN
- Các quỹ, lợi nhuận sau thuế …
VỐN
CHỦ SỞ
HỮU
Nguồn - Nguồn kinh phí hình thành
TSCĐ
kinh phí
- Nguồn kinh phí…

12
Việc phân loại tài sản và nguồn vốn có thể được khái quát qua bảng sau:
Tài sản Nguồn vốn
Tài sản - Tiền Nợ Phải - Vay ngắn hạn
ngắn hạn - Đầu tư tài chính ngắn trả - Nợ dài hạn đến hạn
hạn trả
- Phải thu ngắn hạn - Phải trả người bán
- Hàng tồn kho - Khách hàng trả trước
- Tài sản ngắn hạn khác - Thuế phải nộp nhà
nước
- Phải trả công nhân
viên
- Phải trả nội bộ
- Chi phí phải trả
- Vay dài hạn
- Nẹo dài hạn
- Trái phiếu phát hành
Tài sản - Tài sản cố định Nguồn vốn - Vốn góp
dài hạn - Đầu tư tài chính dài chủ sở hữu - Lợi nhuận chưa phân
hạn phối
- Các khoản phải thu - Vốn chủ sở hữu khác
dài hạn
- Bất động sản đầu tư
- Tài sản dài hạn khác

1.2.3. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn – Phương trình kế toán
Bất kỳ một chủ thể kinh tế nào muốn tiến hành hoạt động đều phải có
một lượng vốn nhất định. Một mặt, lượng vốn đó được biểu hiện dưới dạng
vật chất hoặc phi vật chất, được đo lường bằng thước đo tiền tệ gọi là tài sản.
Mặt khác, lượng vốn đó lại được hình thành từ một hoặc nhiều nguồn khác
nhau gọi là nguồn vốn. Một tài sản có thể do một hay nhiều nguồn vốn hình
thành và ngược lại một nguồn vốn có thể tham gia hình thành nên một hay
nhiều loại tài sản khác nhau. Do đó, về mặt lượng, tại bất kì thời điểm nào,
tổng giá trị tài sản và tổng giá trị nguồn vốn của một đơn vị kế toán cũng luôn
bằng nhau. Sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn được thể hiện qua các
phương trình kế toán sau:
Tổng Tài sản = Tổng Nguồn vốn
Tổng Nguồn vốn = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng Tài sản - Nợ phải trả
13
1.2.4. Sự tuần hoàn của vốn kinh doanh
Trong quá trình hoạt động, tài sản và nguồn vốn của đơn vị kế toán
thường xuyên vận động qua các giai đoạn khác nhau. Qua mỗi giai đoạn vận
động, vốn thay đổi cả về hình thái hiện vật lẫn giá trị. Sự vận động của vốn
được thể hiện qua các mô hình sau:
- Đối với doanh nghiệp sản xuất: T H  SX  H’  T
- Đối với kinh doanh thương mại: T  H  T’
- Đối với kinh doanh tiền tệ, tín dụng: T  T’
Các giai đoạn vận động của vốn sẽ khác nhau với lĩnh vực kinh doanh
khác nhau. Số lượng các giai đoạn cũng như thời gian vận động của mỗi giai
đoạn có thể khác nhau nhưng các lĩnh vực kinh doanh đều giống nhau ở điểm
vốn hoạt động ban đầu, biểu hiện ở hình thái giá trị và kết thúc thu được vốn
cũng dưới hình thái giá trị. Hơn nữa, mỗi giai đoạn vận động đều có 3 chỉ tiêu cần được
kế toán phản ánh, đó là: chi phí, thu nhập và kết quả hoạt động.
1.3. Các khái niệm và các nguyên tắc kế toán được thừa nhận:
1.3.1. Các khái niệm:
a. Khái niệm đơn vị kế toán:
- Cần có sự độc lập về mặt kế toán, tài chính giữa một đơn vị kế toán
với chủ sở hữu của nó và với các đơn vị kế toán khác.
- Đơn vị kế toán phải lập báo cáo kế toán theo quy định.
b. Khái niệm đơn vị tiền tệ:
Thước đo tiền tệ là đặc trưng cơ bản của kế toán. Tất cả các đối tượng,
các quá trình hoạt động cũng như các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải
phản ánh thông qua thước đo tiền tệ và cũng chỉ có thước đo tiền tệ mới cho
phép xác định được những chỉ tiêu tổng hợp phục vụ cho việc so sánh, đánh
giá. Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng tiền của quốc gia mà đơn vị đang hoạt
động và giả định rằng đó là đồng tiền cố định (không có những biến động lớn
do lạm phát gây ra).
c. Khái niệm kỳ kế toán:
Kỳ kế toán là độ dài của một khoảng thời gian được quy định (tháng,
quý, năm) mà vào thời điểm cuối kỳ, kế toán phải lập báo cáo tài chính phản
ánh tình hình và kết quả hoạt động, tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh
nghiệp để phục vụ cho yêu cầu so sánh, tổng hợp, kiểm tra và đánh giá của
các đối tượng khác nhau.
Kỳ kế toán thường được xác định theo năm dương lịch, bắt đầu từ 01/01
đến ngày 31/12 của một năm.
1.3.2. Các nguyên tắc kế toán:
Các nguyên tắc kế toán được quy định trong Chuẩn mực kế toán Việt
Nam - chuẩn mực số 01 được xác định là cơ sở pháp lý trong việc tổ chức và
14
thực hiện kế toán cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong
phạm vi cả nước. Các nguyên tắc này bao gồm:
1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích:
Nguyên tắc này yêu cầu mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh
nghiệp liên quan đến tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ
kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu, thực
tế chi hoặc tương đương tiền.
Ví dụ : Ngày 1/4/N, Công ty AZ bán hàng hóa với hóa đơn GTGT trị giá là 132
triệu đồng, nhưng khách hàng sẽ thanh toán sau 10 ngày (ngày 11/1/N). Vậy công ty AZ
có ghi nhận doanh thu vào ngày 1/4/N không?
2. Nguyên tắc hoạt động liên tục của đơn vị kế toán:
Theo nguyên tắc này, các doanh nghiệp hoạt động liên tục, vô thời hạn
hoặc không bị giải thể là điều kiện cơ bản để có thể áp dụng các nguyên tắc,
chính sách kế toán. Khi một đơn vị kế toán còn tồn tại dấu hiệu hoạt động liên
tục thì giá trị tài sản của đơn vị được ghi theo giá gốc, tuy nhiên khi không
còn tồn tại dấu hiệu hoạt động liên tục thì giá thị trường là căn cứ quan trọng
để xác định giá trị tài sản của đơn vị kế toán.
Ví dụ: Trong tháng 8/N, Công ty PTL mua 30 máy hút bụi với giá 2 triệu
đồng/chiếc. Công ty đã bán 25 chiếc với giá 2,5 triệu đồng/chiếc. Vào ngày 31/12/N nếu
bán 5 chiếc còn lại, Công ty sẽ thu được 1,8 triệu đồng/ chiếc. Nếu công ty PTL tiếp tục
hoạt động trong năm sau, giá trị của 5 chiếc máy hút bụi lại lại sẽ là bao nhiêu?
3. Nguyên tắc về thước đo giá trị thống nhất:
Sử dụng thước đo giá trị (thước đo tiền tệ) làm đơn vị thống nhất trong
ghi chép và tính toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nói cách khác, kế toán
chỉ phản ánh những biến động có thể biểu hiện bằng tiền. Theo nguyên tắc
này, tiền tệ được sử dụng như một thước đo cơ bản và thống nhất trong tất cả
các báo cáo tài chính.
Các nghiệp vụ kinh tế cần được ghi chép, phản ánh bằng một đơn vị
tiền tệ thống nhất (đồng tiền kế toán), trường hợp nghiệp vụ kinh tế phát sinh
liên quan đến đồng tiền khác, cần quy đổi về đơn vị tiền tệ thống nhất để ghi
sổ theo phương pháp thích hợp.
Ví dụ: Doanh nghiệp PTL hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, trong
kỳ phát sinh nghiệp vụ mua 1.000 USD để nhập khẩu NVL. Vậy 1.000 USD sẽ được
ghi nhận vào sổ quỹ theo đơn vị tiền tệ nào?
4. Nguyên tắc Kỳ kế toán:
Báo cáo tài chính phải được lập theo từng khoảng thời gian nhất định
gọi là kỳ kế toán. Kỳ kế toán có thể là tháng, quý, năm. Nguyên tắc này xuất
phát từ đòi hỏi của người ra quyết định quản lý và những người sử dụng báo

15
cáo tài chính là cần có sự đánh giá thường kỳ về tình hình hoạt động của đơn
vị
Kỳ kế toán năm được gọi là một niên độ kế toán. Ngày bắt đầu và kết
thúc niên độ kế toán do chế độ kế toán từng quốc gia quy định cụ thể.
5. Nguyên tắc khách quan:
Số liệu do kế toán cung cấp phải mang tính khách quan và có thể kiểm
tra được, thông tin kế toán cần không bị ảnh hưởng bởi bất kì các định kiến
chủ quan nào.
6. Nguyên tắc giá phí:
Việc tính toán giá trị tài sản, công nợ, vốn, doanh thu, chi phí phải dựa
trên giá trị thực tế mà không quan tâm đến giá thị trường. Nguyên tắc này
được đảm bảo với giả định về sự hoạt động liên tục của đơn vị kế toán.
Ví dụ: Công ty PTL mua một ô tô vận tải giá trị 500 triệu đồng, dự kiến sử dụng
8 năm. Sau 4 năm sử dụng, khi công ty lập báo cáo tài chính về tình hình tài sản. Theo
nguyên tắc giá phí, công ty sẽ ghi nhân giá trị xe ô tô vân tải là bao nhiêu?
7. Nguyên tắc doanh thu thực hiện:
Doanh thu phải được xác định bằng số tiền thực tế thu được và được ghi
nhận khi quyền sở hữu hàng hoá bán ra được chuyển giao và khi các dịch vụ
được thực hiện.
Ví dụ: Công ty A xuất bán một lô sản phẩm ch khách hàng vào ngày 25/9/N với
giá 100 triệu đồng, hàng đã giao, khách hàng chấp nhận nợ và sẽ trả 50% số tiền vào
ngày 30/9, số còn lại trả vào ngày 31/10. Theo nguyên tắc doanh thu thực hiện, Công ty
A sẽ ghi nhận doanh thu vào ngày nào?
8. Nguyên tắc phù hợp:
Tất cả các chi phí phát sinh để tạo ra doanh thu ở kỳ nào cũng phải phù
hợp với doanh thu được ghi nhận của kỳ đó và ngược lại. Sự phù hợp được
xem xét trên hai khía cạnh là thời gian và quy mô.
Ví dụ: Ngày 1/1/N Công ty B trả toàn bộ số tiền thuê nhà năm N cho người thuê,
số tiền 120 triệu đồng. Theo nguyên tắc phù hợp, số tiền thuê nhà này sẽ được ghi nhận
vào thời gian nào?
9. Nguyên tắc nhất quán:
Trong quá trình kế toán, các chính sách kế toán, khái niệm, nguyên tắc,
chuẩn mực và các phương pháp tính toán phải được thực hiện trên cơ sở nhất
quán từ kỳ này sang kỳ khác.
Ví dụ: Theo nguyên tắc kế toán:
a. Doanh nghiệp không được thay đổi phương pháp kế toán đã lựa chọn.
b. Có thể thay đổi chính sách kế toán nếu thấy cần thiết.
c. Có thể thay đổi phương pháp kế toán nhưng phải giải trình sự thay đổi, và ảnh
hưởng của sự thay đổi đó trong các báo cáo tài chính.
16
10. Nguyên tắc công khai:
Tất cả tư liệu liên quan đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động của
đơn vị kế toán phải được thông báo đầy đủ cho người sử dụng.
Ví dụ: Vào ngày 31/12/N, tổng các khoản nợ phải trả của công ty PTL là 120
triệu đồng, tổng các khoản nợ phải thu là 150 triệu đông. Khi lập báo cáo tài chính, kế
toán công ty cần:
a. Phản ánh nợ phải trả là 120 triệu đồng.
b. Bù trừ hai khoản nợ và ghi trên báo cao tài chính là: khoản phải thu 30 triệu
đồng
c. Phản ánh nợ phải thu là 150 triệu đồng.
d. Thực hiền cả a và c.
11. Nguyên tắc thận trọng:
Thông tin kế toán được cung cấp cho người sử dụng cần đảm bảo sự
thận trọng thích đáng để người sử dụng không hiểu sai hoặc không đánh giá
quá lạc quan về tình hình tài chính của đơn vị. Do đó, kế toán:
- Chỉ ghi tăng nguồn vốn chủ sở hữu khi có chứng cứ chắc chắn (đã xảy
ra).
- Ghi giảm nguồn vốn sở hữu khi có chứng cứ có thể (sẽ xảy ra).
- Cần lập dự phòng cho một số trường hợp nhất định nhưng không được
quá cao.
Ví dụ: Một khách hàng của doanh nghiệp đang có nguy cơ phá sản, doanh nghiệp
cần phải lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu từ khách hàng đó.
12. Nguyên tắc trọng yếu:
- Thông tin kế toán mang tính trọng yếu là những thông tin có ảnh
hưởng đáng kể tới bản chất của nghiệp vụ hoặc ảnh hưởng tới những đánh giá
của đối tượng sử dụng về tình hình tài chính của đơn vị, hoặc ảnh hưởng đến
đối tượng sử dụng về tình hình tài chính của đơn vị, hoặc ảnh hưởng tới đối
tượng sử dụng trong việc ra quyết định.
- Chỉ chú trọng những vấn đề mang tính trọng yếu, quyết định bản chất và nội
dung của sự vật, không quan tâm tới những yếu tố ít tác động trong báo cáo tài chính.
Ví dụ: Tổng số tiền tài khoản tiền gửi của công ty PTL ngày 31/12/N tại ngân
hàng ACB lag 2.000 triệu đồng, cũng vào thời điểm này, công ty PTL đang nợ của Ngân
hàng ACB khoản vay ngắn hạn là 1.500 triệu đồng. Theo nguyên tắc trọng yếu, khi lập
báo cáo tài chính, kế toán công ty cần ghi:
a. Thanh toán bù trừ với Ngân hàng ACB và ghi trên báo cáo số tiền gửi còn lại
là 500 triệu đồng
b. Trả hết nợ cho ngân hàng ACB
c. Ghi đồng thời cả 2 số liệu về tiền gửi và tiền vay trên báo cáo tài chính

17
Bài tập thực hành:
Cho tình hình tài sản và nguồn vốn tại một đơn vị kế toán như sau: ( đvt: triệu đ)

Máy móc thiết bị 4.500 Vay dài hạn 370


Nguồn vốn KD 8.895 Phải trả người bán 195
Nguyên liệu, vật liệu 370 Phải thu khách hang 255
Tạm ứng CNV 35 Thành phẩm 310
Công cụ dụng cụ 120 Sản phẩm dở dang 90
Nhà cửa 1.900 Trả trước cho người bán 140
Lợi nhuận chưa phân phối 150 Khách hàng ứng trước 160
Phải trả CNV NV (NỢ PHẢI 60 Vay ngắn hạn 190
TRẢ)
Tiền mặt tại quỹ 435 Quỹ đầu tư phát triển 185
Tiền gửi ngân hang 640 Quỹ khen thưởng 120
Thuế phải nộp nhà nước 120 Quyền sử dụng đất 1.650

Yêu cầu:
1. Phân loại tài sản và nguồn vốn của Công ty
2. Cho biết chỉ tiêu Tài sản, Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu của Công ty.
3. Viết Phương trình kế toán.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1


1. Hãy trình bày bản chất của kế toán và cho biết vị trí của kế toán kế toán trong
hệ thống thông tin quản lý của doanh nghiệp
2. Trình bày vai trò và nhiệm vụ của kế toán
3. Trình bày khái niệm và quy đinh chung về kỳ kế toán
4. Trình bày nguyên tắc phù hợp và cho ví dụ về nguyên tăc phù hợp được vận dụng
trong kế toán
5. Phân biệt kế toán trên cơ sở tiền mặt và trên cơ sở dồn tích
6. Trình bày khái niệm và phân tích các tiêu chuẩn của tài sản
7. Trình bày phân loại tài sản trong doanh nghiệp
8. Phân tích mối quan hệ tài sản và nguồn vốn
9. Phân tích sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh
10. Phân tích các đặc trưng cơ bản của đối tượng kế toán

18
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Mục đích học tập của chương


Học xong chương này, sinh viên phải hiểu được :
1. Chứng từ kế toán là gì
2. Vai trò và tác dụng của chứng từ kế toán
3. Phân loại được chứng từ kế toán theo các tiêu thức khác nhau
4. Nắm rõ quy trình lập các yếu tố cơ bản của chứng từ kế toán
5. Nêu được kế hoạch luân chuyển chứng từ kế toan.
6. Hiểu rõ những nội quy của chứng từ kế toán
2.1. Khái niệm phương pháp chứng từ kế toán
Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán được sử dụng để
phản ánh các hoạt động (nghiệp vụ) kinh tế tài chính phát sinh và thực sự
hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh hoạt động đó vào các bản
chứng từ kế toán, phục vụ cho công tác kế toán, công tác quản lý. Phương
pháp chứng từ kế toán được cấu thành bởi hai yếu tố:
+ Hệ thống bản chứng từ.
+ Chương trình luân chuyển chứng từ.
Bản chứng từ kế toán là phần tử chứa đựng thông tin (vật mang tin) về
hoạt động kinh tế tài chính, nó chứng minh cho các hoạt động kinh tế tài
chính phát sinh và thực sự hoàn thành.
Chương trình luân chuyển chứng từ kế toán là đường đi của chứng từ kế toán
được xác định trước đến các bộ phận chức năng, các cá nhân có liên
quan, thực hiện chức năng truyền thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính
phản ánh trong chứng từ kế toán.
2.2. Vai trò, tác dụng của chứng từ kế toán
- Phương pháp chứng từ kế toán thích ứng với tính đa dạng và biến động liên tục
của đối tượng kế toán, có khả năng theo sát từng nghiệp vụ, sao chụp nguyên hình các
nghiệp vụ đó trên các bản chứng từ để làm cơ sở cho công tác kế toán, xử lý thông tin
từ các nghiệp vụ đó.
- Hệ thống bản chứng từ hợp pháp là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản, xác
minh tính hợp pháp trong giải quyết các mối quan hệ kinh tế - pháp lý thuộc đối tượng
của kế toán, căn cứ cho việc kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở
pháp lý cho mọi thông tin kế toán.
- Phương pháp chứng từ là phương tiện thông tin hoả tốc phục vụ công
tác lãnh đạo nghiệp vụ ở đơn vị và phân tích kinh tế.

19
- Theo sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (về quy mô, thời gian, địa điểm, trách
nhiệm vật chất của các đối tượng có liên quan), góp phần thực hiện tốt việc kinh doanh
nội bộ, khuyến khích lơi ích vật chất gắn liền với trách nhiệm vật chất.
- Chứng từ là cơ sở để phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
từng đối tượng cụ thể.
Với vị trí quan trọng và tác dụng to lớn trong công tác quản lý nói chung và kế
toán nói riêng, phương pháp chứng từ kế toán phảiđược áp dụng trong tất cả các đơn vị
2.3. Khái niệm và phân loại chứng từ kế toán
2.3.1. Khái niệm và các yếu tố cơ bản chứng từ
Chứng từ là phương tiện chứng minh bằng giấy tờ về sự phát sinh và
hoàn thành của nghiệp vụ kinh tế - tài chính tại một hoàn cảnh (không gian,
thời gian) nhất định.
Bản chứng từ là chứng minh về tính hợp pháp đồng thời là phương tiện
thông tin về kết quả của nghiệp vụ kinh tế.
Nội dung của một bản chứng từ gồm 2 yếu tố: các yếu tố cơ bản và các
yếu tố bổ sung.
- Các yếu tố cơ bản: Là các yếu tố bắt buộc phải có trong tất cả các loại
chứng từ, là căn cứ chủ yếu đảm bảo sự chứng minh về tính hợp pháp, hợp lệ
của chứng từ, là cơ sở để chứng từ thực hiện chức năng thông tin về kết quả
của nghiệp vụ. Các yếu tố cơ bản bao gồm:
+ Tên chứng từ: Khái quát loại nghiệp vụ được chứng từ phản ánh.
+ Tên, địa chỉ của đơn vị, cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ (nhằm
theo dõi và kiểm tra về trách nhiệm).
+ Ngày và số chứng từ: Ngày tháng ghi trên chứng từ là yếu tố quan
trọng chứng minh tính hợp lý về mặt thời gian, là căn cứ để xác định thời gian
ghi sổ kế toán, thời gian lưu trữ và huỷ chứng từ. Số chứng từ bao gồm ký
hiệu và số thứ tự của chứng từ.
+ Nội dung kinh tế cụ thể của nghiệp vụ: cần ghi đầy đủ, ngắn gọn
nhưng phải đảm bảo tính thông dụng và dễ hiểu.
+ Quy mô của nghiệp vụ về số lượng, giá trị (chỉ tiêu giá trị được viết
đồng thời bằng số và bằng chữ).
+ Tên, chữ ký của người chịu trách nhiệm thi hành và phê duyệt nghiệp
vụ: trên chứng từ tối thiểu phải có hai chữ ký, những đối tượng thực hiện
nghiệp vụ phải ký trực tiếp, không được ký qua giấy than. Trong trường hợp
liên quan đến tư cách pháp nhân của đơn vị kế toán thì phải có tên, chữ ký của
người đại diện theo pháp luật của đơn vị và đóng dấu đơn vị.
- Các yếu tố bổ sung: Là các yếu tố có vai trò thông tin thêm nhằm làm
rõ các đặc điểm cá biệt của từng loại nghiệp vụ hay góp phần giảm nhẹ hoặc
đơn giản hoá công tác kế toán, ví dụ:
20
+ Quan hệ của chứng từ đến các sổ sách kế toán, tài khoản kế toán
+ Quy mô kế hoạch hay định mức của nghiệp vụ.
+ Phương thức thực hiện (phương thức thanh toán).
+ Thời gian bảo hành...
2.3.2. Phân loại chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau
tuỳ theo yêu cầu thông tin của quản lý và kế toán. Việc phân loại
chứng từ kế toán có thể được khái quát qua bảng sau:

2.4. Nguyên tắc lập chứng từ kế toán:


2.4.1. Khái niệm lập chứng từ: là việc phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào biểu
mẫu theo đúng nguyên tắc và phải ghi đầy đủ các yếu tố bên trong của mỗi chứng từ.

*Việc lập chứng từ phải đảm bảo những nguyên tắc:

+ Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán
đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh
tế tài chính.

+ Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung
quy định trên mẫu và phải ghi đầy đủ các yếu tố cơ bản của chứng từ.
21
+ Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt,
không được tẩy xoá, sửa chữa. Khi viết chứng từ phải dùng mực không phai, số và chữ
viết phải liên tục không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo.

+ Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều
liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế tài chính thì nôị dung các liên phải
giống nhau. Chứng từ kế toán do đơn vị kế toán lập để giao dịch bên ngoài đơn vị phải
có dấu của đơn vị kế toán.

+ Kế toán trưởng (thủ trưởng đơn vị) không được ký sẵn trên các chứng từ trắng
và giao cho kế toán sử dụng dần.

+ Mẫu chữ ký của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị phải đăng ký với cơ quan
tài chính, ngân hàng và đơn vị có quan hệ.

Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân thủ theo những
quy định của chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử phải được in ra giấy, lưu trữ theo quy
định.

2.5. Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán.


2.5.1. Khái niệm: Trình tự luân chuyển chứng từ là sự vận động liên tục kế tiếp nhau từ
giai đoạn này qua giai đoạn khác của chứng từ kế toán.

2.5.2. Luân chuyển chứng từ


Để phục vụ cho công tác quản lý và công tác kế toán, chứng
từ kế toán phải luôn vận động từ bộ phận này sang bộ phận khác, theo một
trật tự nhất định phù hợp với từng loại chứng từ và loại nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, tạo thành một chu trình gọi là sự luân chuyển của chứng từ.
2.5.2.1. Các giai đoạn của quá trình luân chuyển chứng từ
- Lập chứng từ (hoặc tiếp nhận các chứng từ đã lập từ bên ngoài).
- Kiểm tra chứng từ về nội dung và hình thức (kiểm tra tính hợp pháp,
hợp lý của chứng từ qua các yếu tố cơ bản của chứng từ).
- Sử dụng để ghi sổ, chỉ đạo nghiệp vụ (cung cấp thông tin cho chỉ đạo
nghiệp vụ, phân loại chứng từ, lập định khoản kế toán tương ứng với nội dung
chứng từ và ghi sổ kế toán).
- Bảo quản và sử dụng lại chứng từ trong kỳ .
- Lưu trữ chứng từ (theo thời gian quy định), huỷ chứng từ (khi hết hạn
lưu trữ).
2.5.2.2. Kế hoạch luân chuyển chứng từ
Kế hoach luân chuyển chứng từ là trình tự được thiết lập sẵn cho quá
trình vận động của mỗi loại chứng từ nhằm phát huy đầy đủ chức năng thông

22
tin và kiểm tra của chứng từ. Kế hoạch luân chuyển chứng từ có thể không
giống nhau giữa các đơn vị do sự khác nhau về đặc điểm kinh doanh, tổ chức
sản xuất, quy mô nghiệp vụ, tình hình tổ chức hệ thống thông tin trong nội bộ
đơn vị..., nhưng nhìn chung mọi kế hoạch luân chuyển chứng từ cần được xây
dựng trên cơ sở chế độ chứng từ của Nhà nước, đồng thời phải có sự điều
chỉnh thích hợp với đặc điểm riêng của từng đơn vị.
- Nội dung cơ bản của kế hoạch luân chuyển chứng từ:
+ Xác định các khâu vận động của chứng từ.
+ Xác định nội dung công việc và độ dài thời gian của từng khâu.
+ Xác định người chịu trách nhiệm trong từng khâu.
- Phương pháp lập chứng từ:
+ Lập riêng cho từng loại chứng từ, xây dựng các chu trình luân chuyển
cá biệt.
+ Lập chung cho tất cả các loại chứng từ.
2.5.2.3. Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ:

a. Kiểm tra chứng từ:


Về mặt hình thức: khi nhận được chứng từ, kế toán phải kiểm tra theo các nội
dung sau: + Kiểm tra tính trung thực, rõ ràng, đầy đủ của các chỉ tiêu phản ánh trên
chứng từ

+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.

+ Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ

+ Kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý nội bộ của những người lập, kiểm tra,
xét duyệt đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

b. Hoàn chỉnh chứng từ:


Là việc ghi giá trên chứng từ (đối với loại chứng từ có yêu cầu này), phân loại,
tổng hợp số liệu các chứng từ cùng loại (lập chứng từ tổng hợp) lập định khoản kế toán.

c. Phân loại chứng từ và ghi sổ kế toán:


Căn cứ nội dung kinh tế mà chứng từ phản ánh, kế toán phân loại chứng từ theo
từng loại nghiệp vụ, từng tính chất các khoản chi phí, theo địa điểm phát sinh,… tổng
hợp số liệu rồi định khoản ghi vào sổ tài khoản kế toán liên quan.

d. Bảo quản và lưu trữ chứng từ:


Chứng từ kế toán là tài liệu gốc chứng minh cho số liệu ghi sổ kế toán và thông tin
kinh tế có giá trị pháp lý nên trong quá trình sử dụng và lưu trũ, chứng từ kế toán phải
được bảo quản đầy đủ, an toàn nhằm tránh tình trạng mất mát, hư hỏng và để khi cần có

23
cơ sở để đối chiếu, kiểm tra.. Khi hết hạn lưu trữ (thời hạn lưu trữ chứng từ từ 5 đến 10
năm đối với chứng từ trực tiếp ghi sổ kế toán), chúng từ có thể được huỷ bỏ.

Ví dụ về trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ


(1) Phiếu thu: dùng để xác định số tiền mặt thực tế nhập quỹ là căn cứ để thủ quỹ
thu tiền, ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán ghi sổ kế toán. Mọi khoản tiền nhập
quỹ, ghi sổ đều phải có phiếu thu.
Trình tự xử lý và luân chuyển của Phiếu thu tiền mặt như sau:
- Phiếu thu do kế toán tiền lập (người lập phiếu) lập thành 3 liên (đặt giấy than viết
1 lần).Sau khi lập xong chuyển phiếu thu cho Kế toán trưởng ký duyệt.
- Kế toán tiền chuyển phiếu thu cho Thủ quỹ:
+ Kiểm tra số tiền trên Phiếu thu với chứng từ gốc
+ Kiểm tra nội dung ghi trên Phiếu thu có phù hợp với chứng từ gốc
+ Kiểm tra ngày, tháng lập Phiếu thu và chữ ký của người có thẩm quyền.
+ Kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra cho chính xác để nhập hoặc xuất quỹ tiền
mặt.
+ Cho người nộp tiền ký vào Phiếu thu .
+ Thủ quỹ ký vào Phiếu thu và giao cho khách hàng 01 liên.
+ Sau đó thủ quỹ căn cứ vào Phiếu thu ghi vào Sổ Quỹ.
+ Cuối cùng, thủ quỹ chuyển giao 01 liên còn lại của Phiếu thu cho kế toán để
làm căn cứ ghi sổ
=> Ba liên phiếu thu được phân chia và luân chuyển như sau:
- Một liên lưu tại quyển phiếu thu (cuống),
- Một liên người nộp tiền giữ:
Nếu là trong đơn vị thì liên này là căn cứ chứng minh là đã nộp tiền - Nếu là ngoài đơn
vị đó là căn cứ chứng minh đã nộp tiền theo đúng phiếu thu,
- Một liên thủ quỹ để lại ghi sổ quỹ cuối ngày tập hợp các phiếu thu cùng chứng từ
gốc kèm theo giao cho kế toán viên để ghi sổ kế toán. Sau khi kế toán viên ghi sổ kế
toán xong, phiếu thu được bảo quản tại phòng kế toán trong năm và hết năm được chuyển
sang lưu trữ.
(2) Hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng:

Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ phải lập hoá đơn bán hàng
cho khách hàng. Hoá đơn là căn cứ để người bán làm phiếu xuất kho sản phẩm, tính
khối lượng dịch vụ đã cung cấp cho người mua, do đó có thể gọi là hoá đơn hoặc hoá
đơn kiêm phiếu xuất kho.
Đối với người mua hàng, hoá đơn này là căn cứ pháp lý để vận chuyển hàng hoá
trên đường. Nếu không có hoá đơn này thì hàng hoá vận chuyển trên đường có thể coi
như là bất hợp pháp.

24
Bộ Tài chính quy định mẫu hoá đơn, tổ chức in, phát hành và sử dụng hoá đơn bán
hang. Trường hợp tổ chức hoặc cá nhân tự in hoá đơn bán hàng thì phảI được cơ quan
Tài chính có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện
Trình tự xử lý và luân chuyển Hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng (GTGT):

- Hoá đơn do bộ phận kế toán hoặc bộ phận kinh doanh lập thành 3 liên (đặt giấy
than viết 1 lần) - người lập phiếu ký.

- Chuyển hoá đơn cho kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký duyệt. Nếu hoá đơn
thanh toán tiền ngay, phải đến bộ phận kế toán làm thủ tục nộp tiền (tiền mặt, séc).

- Người mua nhận hàng hoá, sản phẩm – ký vào hoá đơn, còn nếu vận chuyển, dịch
vụ thì khi công việc vận chuyển, dịch vụ hoàn thành, khách hàng mua dịch vụ ký vào
hoá đơn.
Ba liên hoá đơn được phân chia và luân chuyển như sau:
- Một liên lưu tại quyển hoá đơn (cuống),
- Một liên giao cho khách hàng
- Một liên người bán giữ lại để ghi sổ theo dõi bán hàng, cuối ngày hoặc định kỳ
chuyển cho bộ phận kế toán để ghi sổ.
2.5.3. Nội quy về chứng từ kế toán
- Mục đích: Tăng cường kinh doanh, quản lý và sử dụng tài
sản một cách có hiệu quả.
- Cơ sở xây dựng: Các quy định chung, các văn bản pháp quy về kế
toán, thống kê, kiểm toán. Chế độ chứng từ thường do Bộ Tài chính, Tổng
cục thống kê phối hợp các bộ, nghành có liên quan quy định thống nhất cho
từng ngành, từng thành phần kinh tế hoặc chung cho cả nước. Căn cứ vào đặc
điểm kinh doanh và nhu cầu quản lý tại từng đơn vị cụ thể, các doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế có thể xây dựng cho mình các nội quy riêng, nhưng vẫn phải
tuân thủ chặt chẽ Chế độ chứng từ kế toán của Nhà nước.
- Nội dung:
+ Hệ thống biểu mẫu các chứng từ tiêu chuẩn và trình tự chung cho luân
chuyển chứng từ.
+ Phương pháp tính toán, ghi chép các chỉ tiêu trên chứng từ.
+ Thời gian lập và lưu trữ.
+ Đơn vị, cá nhân có trách nhiệm lập, kiểm tra, sử dụng và lưu trữ.

Bài Tập thực hành:


Bài 1: Hãy chỉ ra các yếu tố bắt buộc và các yếu tố bổ sung trên các mẫu chứng từ
sau đây:

25
Đơn vị:…………… Mẫu số 01 - VT
Bộ phận:………….
PHIẾU THU Quyển số:…………
Ngày……..tháng…….năm……… Nợ : …………......
Số: …………. Có:………......
Họ và tên người nộp tiền::……………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………
Lý do nộp: ……………………………………………………………………………………………...
Số tiền: ……………………………..(Viết bằng chữ): …………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
Kèm theo: …………………………………Chứng từ gốc.
Ngày…….Tháng ….. năm …….

Giám đốc Kế toán trưởng Người nộp tiền Người lập phiếu Thủ quỹ
(ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): ……………………………………………………………………..


+ Tỷ giá ngoại tệ, (vàng bạc, đá quý): …………………………………………………………………..

+ Số tiền quy đổi: ……………………………………………………………………………………….

(Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu)

Đơn vị:…………… Mẫu số 02 – VT


Bộ phận:………….
Ngày……..tháng…….năm………
PHIẾU XUẤT KHO Nợ:………….
Số: Có:………….

Họ và tên người nhận hàng:………………………………………………… .................


Theo………………..số……………ngày………..tháng…………năm………..của……………
Xuất tại kho: ……………………………….địa điểm: ………………………….……………...
S Tên, nhãn hiệu vật tư,dụng Mã Đơn Số lượng Đơn Thành
TT cụ, sản phẩm, hàng hoá số vị tính Theo CT Thực nhập Giá tiền

Cộng: x x x X X

Tổng tiền bằng chữ : …………………………………………………………………………


Số chứng từ gốc kèm theo………………………………………………………………………
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng
(Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên

26
Bài 2: Phản ánh các nghiệp vụ sau trên chứng từ trên:

1. Ngày 6/11/N, tại công ty Dệt Minh Khai ( 423 Minh Khai, Hà Nội), anh Lê Văn
Tám thuộc phân xưởng dệt thoi làm thủ tục xuất kho một lô sợi Ne20/1 để phục
vụ sản xuất. Số lượng 564kg, đơn giá xuất kho 22.400đ/kg. Vật liệu đã xuất đủ
theo yêu cầu.
2. Ngày 8/4/N, chị Nguyễn Thị Liên, văn phòng công ty, Công ty Lương Thực Liên
Sơn nộp số tiền bán hàng 31.500.000 đồng cho thủ quỹ. Kế toán lập phiếu thu số
189, quyển số 4.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2:


1. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán?
2. Hãy nêu các yếu tố cơ bản của chứng từ kế toán. Cho ví dụ minh họa?
3. Hãy nêu các yếu tố bổ sung của chứng từ kế toán. Cho ví dụ minh họa?
4. Trình bày phân loại chứng từ kế toán theo các tiêu thức?
5. Trình bày khái niệm luân chuyển chứng từ kế toán. Cho ví dụ minh họa?

27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ

Mục đích học tập của chương


Học xong chương này, sinh viên phải hiểu được :
7. Sự cần thiết của tính giá các đối tượng kế toán và vị trí của phương pháp tính
giá trong hệ thống các phương pháp kế toán.
8. Hiểu rõ các nguyên tắc và qui định về tính giá các đối tượng kế toán
9. Hiểu rõ trình tự tính giá các đối tượng kế toán.
10. Biết vận dụng tính giá các đối tượng kế toán chủ yếu.
3.1. Phương pháp tính giá
3.1.1. Khái niệm phương pháp tính giá
Phương pháp tính giá chính là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự
hình thành và phát sinh các chi phí nhằm giúp kế toán tính toán giá trị ghi sổ
của các loại tài sản của đơn vị. Nói cách khác, tính giá là phương pháp biểu
hiện giá trị các đối tượng kế toán bằng tiền phù hợp với các nguyên tắc và các
qui định pháp luật của Nhà nước ban hành.
3.1.2. Vai trò của phương pháp tính giá
+ Đảm bảo theo dõi, tính toán được các đối tượng của kế toán
+ Có thể tính toán chính xác chi phí từ đó xác định được hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
+ Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
3.1.3. Yêu cầu tính giá
Để thực hiện được hai chức năng thông tin và kiểm tra về giá trị các loại
đối tượng kế toán, tính giá cần phải đáp ứng hai yêu cầu sau đây :
Thứ nhất, tính giá phải đảm bảo chính xác, phù hợp với giá cả hiện
thời, số lượng và chất lượng của tài sản. Chỉ có tính giá chính xác thì kế toán
mới có thể cung cấp những thông tin chính xác, trung thực và tin cậy về tình
hình tài sản của đơn vị.
Thứ hai, tính giá phải đảm bảo thống nhất về phương pháp tính toán
giữa các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế và giữa các thời kỳ khác
nhau. Bởi vì điều này đảm bảo cho tính so sánh được của thông tin kế toán
giữa các kỳ cũng như thông tin giữa các doanh nghiệp với nhau, từ đó có thể
đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, các thời kỳ.
3.1.4. Nguyên tắc tính giá
Để có thể đáp ứng được hai yêu cầu trên đây, tính giá cần tuân thủ ba
nguyên tắc sau đây :
*Nguyên tắc thứ nhất là phải xác định đối tượng tính giá phù hợp. Để
xác định đối tượng tính giá phù hợp cần phải căn cứ vào đặc điểm của từng

28
loại tài sản, vào đặc điểm của tổ chức sản xuất, vào trình độ và yêu cầu của
quản lý. Ví dụ, đối tượng tính giá trong quá trình thu mua hay sản xuất
thường có thể là từng loại vật tư, hàng hoá, sản phẩm hoặc từng nhóm, từng lô
hàng.
*Nguyên tắc thứ hai là phải phân loại chi phí hợp lý. Chi phí là bộ phận
cấu thành nên giá của các loại tài sản. Mà chi phí thì có thể có nhiều loại, cho
nên cần phải phân loại chi phí một cách hợp lý, khoa học để có thể tính giá
một cách chính xác nhất có thể. Chi phí có thể được phân loại theo nhiều tiêu
thức khác nhau như phân loại theo lĩnh vực chi phí, theo chức năng của chi
phí, hay theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Mỗi cách phân
loại đáp ứng những nhu cầu về thông tin khác nhau của quản lý.
Trước hết, theo lĩnh vực, chi phí có thể chia làm 4 loại bao gồm : chi
phí thu mua, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp.
Chi phí thu mua : bao gồm tất cả các khoản chi phí phát sinh liên quan
đến việc thu mua các loại tài sản cũng như tất cả những chi phí cần thiết để
đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng được như chi phí vận chuyển, bảo
quản, bốc dỡ, chi phí cho bộ phận thu mua, hao hụt trong định mức, chi phí
lắp đặt, chạy thử, chi phí bến bãi.
Chi phí sản xuất : bao gồm tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến
việc sản xuất, chế tạo ra sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ trong phạm vi
phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất có thể tiếp tục phân chia
chi tiết hơn thành chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
và chi phí sản xuất chung.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả những chi phí về ngvl
chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu mà đơn vị bỏ ra để tiến hành sản xuất
hay chế tạo sản xuất, hoặc thực hiện các dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp là biểu hiện số thù lao mà đơn vị trả cho lao
động trực tiếp chế tạo ra sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp dịch vụ và các
khoản trích theo qui định cho các quí BHXH, BHYT và KPCĐ.
Chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả những chi phí phát sinh trong
phạm vi phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
và chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí bán hàng bao gồm tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến
việc bán sản phẩm, hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ như chi phí nhân viên
bán hàng, chi phí vật liệu, bao bì, đóng gói...
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm tất cả những chi phí phát sinh
liên quan đến việc tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của

29
doanh nghiệp như chi phí lương cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí
tiếp khách, vật liệu sử dụng cho bộ phận văn phòng ...
*Nguyên tắc thứ ba là phải lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí phù hợp.
Nguyên tắc này đòi hỏi khi phân bổ những chi phí mà không thể tách riêng
cho từng đối tượng tính giá cần phải chọn tiêu thức sao cho phù hợp nhất với
mức tiêu hao thực tế. Trong số những chi phí cần phân bổ có thể kể đến phí vật liệu, chi
phí nhân công, chi phí sản xuất chung, chi phí vận chuyển,
bốc dỡ ...
Công thức phân bổ chi phí như sau :

Chi phí chung Tổng chi phí chung thực tế phát sinh Số tiêu thức
Phân bổ cho = x phân bổ cho
đối tượng n Tổng tiêu thức chọn làm phân bổ đối tượng n

Khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí cần lưu ý đến mối quan hệ giữa
chi phí với đối tượng tính giá. Các tiêu thức thường được sử dụng để phân bổ
chi phí bao gồm phân bổ chi phí theo hệ số, theo định mức, theo giờ công làm
việc, theo giờ máy làm việc, theo khối lượng sản phẩm hoàn thành .... Ví dụ,
khi phân bổ chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá thu mua có thể lựa chọn tiêu
thức là khối lượng hàng hoá mua vào. Hoặc khi phân bổ chi phí máy thi công
cho các công trình khác nhau có thể sử dụng một trong hai tiêu thức số giờ
máy thi công sử dụng thực tế cho từng công trình hoặc theo chi phí nhân công
vận hành máy thi công đó theo từng công trình.
3.2. Các mô hình tính giá cơ bản
3.2.1. Mô hình tính giá tài sản mua vào
Đối tượng tính giá có thể là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố
định hay hàng hoá dịch vụ.
Bước 1: Xác định giá trị mua vào của hàng tồn kho. Trị giá mua vào của
hàng tồn kho bao gồm giá mua thể hiện trên hoá đơn trừ đi các khoản giảm
giá hàng mua và chiết khấu thương mại mà đơn vị được hưởng khi mua hàng
cộng với các khoản thuế không thuộc diện được khấu trừ như thuế nhập khẩu
hay thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu có.
Bước 2: Tập hợp chi phí thu mua. Chi phí thu mua bao gồm toàn bộ chi
phí phát sinh liên quan đến quá trình thu mua hàng tồn kho.
Bước 3: Tổng hợp chi phí và tính ra giá ban đầu (giá thực tế) của tài sản

30
Tổng giá trị Giá mua ghi Các khoản Các chi phí Giảm giá,
của tài sản = trên hóa đơn + thuế không + mua liên quan - chiết khấu
mua hoàn lại thương mại

Thuế được khấu trừ: thuế GTGT


Thuế không được khấu trừ : thuế XNK, Thuế tiêu thụ đặc biệt
Giảm giá hàng mua là khoản tiền mà người bán đồng ý giảm trên giá
bán cho người mua trong trường hợp khi hàng đã mua không đủ chất lượng
hoặc sai qui cách, phẩm chất theo yêu cầu của người mua đã đặt ra.
Chiết khấu thương mại là khoản tiền giảm trừ mà người mua được
hưởng khi mua hàng với số lượng lớn hoặc là những khách hàng thường xuyên

*Mô hình tính giá nguyên vật liệu, công cụ, hàng hoá mua vào

*Mô hình tính giá tài sản cố định mua ngoài

31
Ví dụ về tính giá nhập hàng tồn kho mua vào
Thông tin cho biết: Doanh nghiệp A tiến hành mua sắm vật liệu bao
gồm:
- Vật liệu M: 20.000kg, tổng giá mua gồm cả thuế GTGT 10% là 220.000.000đ
- Vật liệu N: 30.000kg, tổng giá mua gồm thuế GTGT 10% là 660.000.000đ
- Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu phát sinh thực tế gồm thuế GTGT 10% là
11.000.000đ => phân bổ chi phí VC
Yêu cầu: Tính giá thực tế vật liệu mua vào trong trường hợp doanh
nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu
trừ.(Chi phí vận chuyển, bốc dỡ phân bổ theo khối lượng vật liệu vận chuyển)
Chúng ta tiến hành tính giá vật liệu M và N theo trình tự ba bước nêu
trên và theo từng phương pháp tính thuế GTGT.
Bước 1: Tính trị giá mua vào của vật liệu (giá mua - giảm giá, chiết
khấu hàng mua + thuế không được hoàn lại)
Vật liệu M: 220.000.000 – 220.000.000/(1 + 10%) = 200.000.000 đồng
Vật liệu N: 660.000.000 – 660.000.000/(1 + 10%) = 600.000.000 đồng
Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí thu mua: 10.000.000đ
Phân bổ chi phí thu mua cho hai loại vật liệu với tiêu thức phân bổ lựa
chọn là khối lượng vật liệu vận chuyển, bốc dỡ.
- Tổng chi phí phải phân bổ: 10.000.000đ
- Tổng tiêu thức phân bổ: 20.000 + 30.000 = 50.000kg
- Tiêu thức phân bổ cho vật liệu M: 20.000kg
32
- Tiêu thức phân bổ cho vật liệu N : 30.000kg
Như vậy chúng ta có thể tính được chi phí thu mua phân bổ cho vật liệu
M là: (10.000.000 : 50.000 )*20.000 = 4.000.000 đ
Chi phí thu mua phân bổ cho vật liệu N sẽ là: (10.000.000 : 50.000 )*30.000 =
6.000.000 đ
Bước 3: Tổng hợp chi phí và tính giá thực tế mua vào của vật liệu M và
N
*Trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Giá thực tế của vật liệu M nhập kho sẽ là:
200.000.000 + 4.000.000 = 204.000.000đ
Và khi đó đơn giá thực tế nhập kho của vật liệu M là:
204.000.000/20.000 = 10.200 đ/kg
Giá thực tế của vật liệu N nhập kho sẽ là:
600.000.000 + 6.000.000 = 606.000.000 đồng
Và khi đó đơn giá thực tế nhập kho của vật liệu N là:
606.000.000/30.000 = 20.200 đ/kg
*Trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Giá trị thực tế của vật liệu M nhập kho là:
220.000.000 + 4.000.000 = 224.000.000 đồng
Đơn giá vật liệu M nhập kho là:
224.000.000/20.000 = 11.200 đ/kg
Giá thực tế của vật liệu N nhập kho sẽ là:
660.000.000 + 6.000.000 = 666.000.000 đồng
Và khi đó đơn giá thực tế nhập kho của vật liệu N là:
666.000.000/30.000 = 22.200 đ/kg
3.2.2. Mô hình tính giá sản phẩm, dịch vụ tự sản xuất
Trình tự tính giá thành sản phẩm hoàn thành được tiến hành theo 4
bước:
Bước 1: Tập hợp chi phí trực tiếp như chi phí nhân công, chi phí nguyên
liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm.
Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng
chịu chi phí như chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao máy móc sử
dụng chung trong toàn phân xưởng …
Bước 3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Bước4: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.
*Công thức tính giá thành sản phẩm, dịch vụ sản xuất:
Tổng Zsp = Gtrị SPDD đầu kỳ + CPSX thực tế phát sinh trong kỳ - Gtrị
SPDD cuối kỳ.
Z đơn vị sản phẩm = Tổng Zsp/ Số lượng SP, dịch vụ hoàn thành
33
Ví dụ: Một doanh nghiệp có tài liệu như sau (ĐVT 1.000đ)
- Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng : 46.500
- Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng bao gồm : Giá trị vật tư sử dụng
182.000, chi phí tiền lương công nhân sản xuất 67.000, chi phí khấu hao máy
móc thiết bị sản xuất 22.000, chi phí điện nước 7.500, chi phí công cụ dụng
cụ sản xuất 4.400, chi phí tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng 9.600
- Giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng : 34.000
- Cuối tháng doanh nghiệp hoàn thành nhập kho 160 sản phẩm, còn dở dang 45
sản phẩm.
Theo tài liệu trên, giá thành sản phẩm được tính như sau:
Tổng giá thành sản phẩm sản xuất = 46.500 + 182.000 + 67.000 + 22.000 + 7.500 +
4.400 + 9.600 – 34.000 = 305.000
Giá thành sản xuất đơn vị = 305.000/160 = 1.906,25 (nghđ/sp)
3.2.3. Mô hình tính giá gốc sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ và vật tư xuất dùng cho SXKD
Trình tự tính giá gốc sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá tiêu thụ và giá vật tư
xuất dùng cho sản xuất kinh doanh bao gồm các bước sau:
+ Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ cho
từng loại, chi tiết cho từng khách hàng, cùng với số lượng vật liệu, công cụ
dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh.
+ Bước 2: Xác định đơn giá đơn vị của từng loại hàng xuất bán, xuất
dùng (với sản phẩm, dịch vụ: Giá thành sản xuất; với hàng hoá: Đơn giá mua;
với vật tư xuất dùng: Giá thực tế xuất kho)
Về phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho xuất dùng cho hoặc xuất
bán theo 3 phương pháp tính giá xuất kho sau đây:
1. Phương pháp giá đích danh
2. Phương pháp đơn giá bình quân
3. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
*Theo phương pháp giá đích danh, giá trị hàng tồn kho xuất ra thuộc lần
nhập kho nào thì lấy đích danh giá nhập kho của lần nhập đó làm giá xuất
kho. Hay nói cách khác, hàng tồn kho nhập theo giá nào thì khi xuất được tính đúng theo
giá đó. Như vậy, phương pháp này có ưu điểm là kết quả tính toán đạt độ chính xác cao
nhưng đòi hỏi đơn vị phải tách riêng hàng tồn kho giữa các lần nhập khác nhau.
*Theo phương pháp đơn giá bình quân, giá trị hàng tồn kho xuất được xác định
trên cơ sở lấy số lượng hàng xuất kho nhân với đơn giá bình quân. Phạm vi tính đơn giá
bình quân có thể vào cuối kỳ trước, sau mỗi lần nhập hoặc cả kỳ hiện tại. nhìn chung
phương pháp bình quân có ưu điểm là tính toán đơn giản nhưng độ chính xác không cao.
*Theo phương pháp nhập trước xuất trước, hàng tồn kho xuất ra được
tính theo giá của lô hàng nhập trước nhất, nếu không đủ về mặt số lượng thì

34
lấy tiếp giá của lô hàng nhập vào tiếp theo theo thứ tự từ trước đến sau. Giá trị hàng tồn
kho cuối kỳ sẽ là giá của những lần nhập kho sau cùng.
+ Bước 3: Phân bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ (với kinh doanh
thương mại) theo tiêu thức phù hợp.
+ Bước 4: Nhân số lượng sản phẩm, hàng hoá xuất bàn, vật tư xuất
dùng với giá đơn vị của từng loại tương ứng. Đối với kinh doanh thương mại
thì cộng thêm với chi phí thu mua đã phân bổ cho hàng hóa tiêu thụ.
*Công thức tính giá vật tư, sản phẩm, hàng hóa xuất:
Giá trị vật tư xuất (chi phí vật tư) = Số lượng vật tư xuất *Giá đơn vị vật tư xuất
Giá trị sản phẩm, hàng hóa xuất bán (Giá vốn) = Số lượng sản phẩm, hàng hóa
xuất bán * Giá đơn vị sản phẩm, hàng hóa xuất bán.
*Mô hình tính giá sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ và giá vật tư xuất dùng cho sản xuất
kinh doanh
Giá vốn sản phẩm, dịch vụ đã bán, cung Giá thành thực tế vật tư xuất dung cho
cấp cho khách hang sản xuất kinh doanh
Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ -Giá mua thực tế -Chi phí mua vật
Chi phí Chi phí Chi phí sản -Giá thuê nhân tư
NVL trực nhân công xuất chung công
tiếp trực tiếp -Thuế nhập khẩu

*Mô hình giá hàng hoá tiêu thụ

Ví dụ minh hoạ về các phương pháp tính giá xuất kho


Giả sử có tình huống sau:
Tại một đơn vị, tình hình nhập, xuất hàng hoá A trong tháng như sau:
1. Tồn đầu tháng 1.000kg, đơn giá 10.000đ/kg
2. Nhập, xuất trong tháng
- Ngày 5: Nhập 3.000kg, đơn giá 11.000đ/kg
- Ngày 6: Nhập 1.000kg, đơn giá 10.800đ/kg
- Ngày 10: Xuất 3.000kg
- Ngày 12: xuất 500 kg
- Ngày 25: Nhập 3.000kg, đơn giá 10.500đ/kg
- Ngày 26: Xuất 2.000kg
3. Tồn cuối tháng: 2.500kg.

35
Yêu cầu: Tính giá xuất kho của hàng hoá A trong tháng theo 2 phương
pháp là phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ, phương pháp nhập trước
xuất trước
Lời giải:
Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ: 1.000 x 10.000 = 10.000.000 đồng
Trị giá hàng nhập kho trong kỳ:
3.000 x 11.000 + 1.000 x 10.800 + 3.000 x 10.500 = 75.300.000 đ
Khối lượng hàng nhập trong kỳ: 3.000 + 1.000 + 3.000 = 7.000 kg
1. Theo phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ:
- Đơn giá bình quân thực tế hàng xuất:

- Trị giá hàng xuất trong tháng: 10.662,5 x 5.500 = 58.643.750 đồng
- Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ: 10.662,5 x 2.500 = 26.656.250 đồng
2. Theo phương pháp nhập trước xuất trước
- Trị giá hàng xuất ngày 10 là: 1.000 x 10.000 + 2.000 x 11.000 = 32.000.000 đồng
- Trị giá hàng xuất ngày 12 là: 500 x 11.000 = 5.500.000 đồng
- Trị giá hàng xuất ngày 26 là: 1.500 x 11.000 + 500 x 10.800 = 21.900.000 đồng
- Trị giá hàng xuất kho trong tháng: 32.000.000 + 5.500.000 + 21.900.000 = 59.400.000
đồng
- Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ: 10.000.000 + 75.300.000 – 59.400.000 = 25.900.000
đồng
Bài tập thực hành.
Công ty ABC tính thuế theo phương pháp khấu trừ, ngày 10/3 xuất 1.840 kg nguyên vật
liệu chính cho sản xuất sản phẩm. Giá đơn vị theo phương pháp FIFO là 1.200 kg tính
theo đơn giá 42.500đ/kg, và 640 kg tính theo đơn giá 42.500đ/kg.
Yêu cầu: xác định chi phí nguyên vật liệu chính ngày 10/1.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3


1. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tính giá?
2. Trình bày mối quan hệ giữa phương pháp tính giá và các phương pháp kế toán khác.
3. Trình bày các loại chi phí theo phạm vi phát sinh chi phí?
4. Trình bày các nguyên tắc tính giá tài sản?
5. Trình bày mô hình tính giá tài sản mua vào?
6. Trình bày mô hình tính giá sản phẩm,dịch vụ sản xuất?
7. Trình bày mô hình tính giá sản phẩm, hàng hóa xuất bán và vật tư xuất dùng?

36
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN
& HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Mục đích học tập của chương


Học xong chương này, sinh viên phải hiểu được :
1. Khái niệm tài khoản và vị trí của phương pháp đối ứng tài khoản trong hệ thống
các phương pháp kế toán
2. Phương pháp kế toán kép và nguyên tắc ghi Nợ, ghi Có
3. Hiểu rõ các mối quan hệ đối ứng kế toán
4. Nắm chắc kết cấu tài khoản kế toán chủ yếu phản ánh tài sản, nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu
5. Xác định, đo lường và phân tích được các giao dịch/các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh thông qua sử dụng phương trình kế toán cơ bản và tài khoản kế
toán..
6. Hiểu rõ về hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của Việt Nam ban hành theo
thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 1 năm 2014 của Bộ tài chính.
4.1. Phương pháp đối ứng tài khoản:
4.1.1. Khái niệm phương pháp đối ứng - tài khoản
Phương pháp đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra về
sự vận động của tài sản (TS ngắn hạn, TS dài hạn ), nguồn vốn (Nợ phải trả, vồn chủ sở
hữu) - (đối tượng kế toán) trong quá trình kinh doanh theo mối quan hệ biện chứng
được phản ánh trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua sử dụng hệ thống tài
khoản kế toán.
10.1.2.Vai trò của phương pháp đối ứng tài khoản
Phương pháp đối ứng tài khoản nối liền việc lập chứng từ và khái quát
tình hình kinh tế bằng hệ thống báo cáo tài chính. Phương pháp đối ứng tài
khoản có vai trò quan trọng trong việc quản lý tài sản của đơn vị kế toán và là
công việc không thể thiếu trước khi lập hệ thống báo cáo tài chính.
4.1.3. Tài khoản kế toán
4.1.3.1. Khái niệm và kết cấu cơ bản của tài khoản kế toán
a. Khái niệm tài khoản kế toán
Tiền mặt : TS => TK “ Tiền mặt”
Tài khoản kế toán là một phương tiện của kế toán được sử dụng để phản
ánh tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán nhằm phục
vụ cho yêu cầu quản lý của các chủ thể quản lý.
Mỗi đối tượng kế toán, người ta dùng một tài khoản kế toán để phản
ánh. Mỗi tài khoản chỉ quản lý, theo dõi, phản ánh một đối tượng kế toán duy
nhất. Nói cách khác tài khoản kế toán được sử dụng để phản ánh từng loại tài

37
sản, từng loại nguồn vốn, từng quá trình kinh doanh. Nó giúp kế toán phân
loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế.
b. Kết cấu của tài khoản
Mỗi tài khoản kế toán được cấu tạo gồm 2 bên (phần), một bên để theo
dõi biến động tăng của đối tượng kế toán, bên còn lại để theo dõi biến động
giảm của đối tượng kế toán. Vì trong quá trình vận động của một đối tượng kế
toán chỉ có thể có hai chiều hướng biến động, tăng lên hoặc giảm xuống, do
vậy kết cấu của tài khoản có hai bên.
Hình thức cấu tạo đơn giản của tài khoản kế toán có mô hình chữ T:
TÊN TÀI KHOẢN

Bên Nợ Bên Có

Tên gọi hai bên của tài khoản là : Bên trái của tài khoản người ta gọi là
bên Nợ, bên phải của tài khoản người ta gọi là bên Có. Tuy nhiên cần lưu ý
rằng hai từ Nợ và Có chỉ mang tính chất qui ước để ghi chép vào mô hình tài
khoản chữ T chứ không mang ý nghĩa về mặt kinh tế.
4.1.3.2. Nguyên tắc thiết kế tài khoản kế toán
Khi thiết kế tài khoản kế toán người cần phải chú ý đến những nguyên
tắc sau:
(1) Hệ thống tài khoản phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm của đối
tượng kế toán: tính đa dạng, tính hai mặt, tính vận động và tính cân bằng;
(2) Hệ thống tài khoản phải được thiết kế sao cho nó có thể ghi nhận và
đáp ứng được nhu cầu thông tin cho quản lý;
(3) Hệ thống tài khoản phải phù hợp cho việc xác định các chỉ tiêu khi
lập báo cáo tài chính; và
(4) Hệ thống tài khoản phải thuận tiện cho công việc làm kế toán.
4.1.3.3. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản kế toán chủ yếu:
*Phương pháp ghi chép trên tài khoản kế toán
Khi Ghi nợ một tài khoản là ghi một số tiền vào bên Nợ của tài khoản
đó. Số tiền ghi vào bên Nợ của tài khoản gọi là số phát sinh Nợ.
Ghi Có một tài khoản là ghi một số tiền vào bên Có của tài khoản đó. Số
tiền ghi vào bên có của tài khoản gọi là số phát sinh Có.
Phương pháp ghi trên tài khoản kế toán được thực hiện như sau: số phát
sinh tăng của tài khoản được ghi vào một bên của tài khoản (bên Nợ hoặc bên
Có), bên còn lại (bên Có hoặc bên Nợ) ghi số phát sinh giảm. Số phát sinh
tăng ghi vào bên Nợ hay hay bên Có tuỳ thuộc vào đối tượng kế toán đó thuộc
tài sản hay nguồn vốn, thuộc doanh thu hay chi phí.

38
*Kết cấu của các loại tài khoản
Để có thể ghi chép tài khoản cần phải biết kết cấu của các loại tài khoản
chủ yếu bao gồm:
- Tài khoản phản ánh tài sản;
- Tài khoản phản ánh nguồn vốn;
- Tài khoản phản ánh doanh thu;
- Tài khoản phản ánh chi phí;
- Tài khoản xác định kết quả kinh doanh;

TÀI KHOẢN TÀI SẢN

Số dư đầu kỳ
Phát sinh tang Phát sinh giảm
Cộng PS tang Cộng PS giảm
Số dư cuối kỳ

SDCK = SDĐK + PS tăng - PS giảm

TÀI KHOẢN NGUỒN VỐN


Số dư đầu kỳ
Phát sinh giảm Phát sinh tang
Cộng PS giảm Cộng PS tang
Số dư cuối kỳ

SDCK = SDĐK + PS tăng - PS giảm

TÀI KHOẢN CHI PHÍ


- Ghi giảm chi
Chi phí phát sinh trog kỳ phí
tang - Kết chuyển chi
phí
Cộng PS Nợ Cộng PS Có

Ko có SDĐK & SDCK

39
TÀI KHOẢN DOANH THU

Doanh thu phát sinh trong


Phát sinh giảm
kỳ
Cộng PS Nợ Cộng PS Có

Ko có SDĐK & SDCK

TÀI KHOẢN XÁC DỊNH KẾT QUẢ


-Kết chuyển doanh thu
- Kết chuyển chi phí
thuần
- Kết chuyển lãi
- Kết chuyển lỗ
Cộng PS Nợ Cộng PS Có
CP>DT => lỗ DT>CP => Lãi

*Các quan hệ đối ứng tài khoản


Quan hệ đối ứng tài khoản là mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, giữa các
loại tài sản với nhau và giữa các loại nguồn vốn với nhau trong các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh và có ảnh hưởng đến phương trình kế toán. Do tính cân bằng giữa tài sản và
nguồn vốn trong đoen vị kế toán nên bất kể nghiệp vụ kin tế nào đều có thể thuộc 1
trong 4 loại quan hệ đối ứng sau:

Loại 1: Tăng tài sản này – Giảm tài sản kia


Ví dụ: Xuất quỹ tiền mặt mua nguyên vật liệu nhập kho giá trị 10 triệu đồng. Trong
nghiệp vụ này, Tài sản “Tiền mặt” giảm 10 triệu đồng, tài sản “Nguyên vật liệu” tăng
10 triệu đồng. Tổng tài sản không đổi

2: Tăng nguồn vốn này – Giảm nguồn vốn kia


Ví dụ : Trích lợi nhuận lập quỹ đầu tư phát triển. Nguồn vốn “Lợi nhuận chưa phân
phối” (VCSH) giảm trong khi đó nguồn vốn “Quỹ đầu tư phát triên” (VCSH) tăng lên.
Tổng nguồn vốn không thay đổi.

40
Loại 3: Tăng tài sản – Tăng nguồn vốn
Ví dụ: Mua nguyên vật liệu 10 triệu đồng đã nhập kho nhưng chưa trả tiền cho người
bán. Tài sản “Nguyên vật liệu “ tăng , đồng thời nguồn vốn “ Phải trả nhà cug cấp” (Nợ
PT) cũng tăng lên 1 lượng tương ứng là 10 triệu đồng

Loại 4: Giảm tài sản – Giảm nguồn vốn


Ví dụ: Thanh toán nợ cho người bán bằng tiền mặt. Trong trường hợp này, Tài sản “Tiền
mặt” giảm đồng thời nguồn vốn “Phải trả nhà cung cấp” cũng giảm một lượng tương
ứng.

4. 1.4. Phương pháp ghi sổ kép ( ghi kép vào tài khoản)
4.1.4.1. Khái niệm:
Phương pháp ghi sổ kép hay ghi kép trên tài khoản xuất phát từ chính bản chất
kinh tế của qua trình kinh doanh - đối tượng nghiên cứu của kế toán trên gốc độ vốn
kinh doanh. Như đã biết, mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tác động đồng thời hay còn
gọi là tác động kép đến ít nhất hai đối tượng kế toán dẫn đến những biến động làm tăng
hoặc giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp về mặt tài sản hoặc nguồn vốn. Các biến
độngnày cần thiết phải được ghi nhận vào các tài khoản kế toán liên quan phản ánh
các đối tượng kế toán tương ứng. Để thực hiện được việc này cần sử dụng
phương pháp ghi kép.
Vậy phương pháp ghi kép là phương pháp ghi nhận sự biến động đồng
thời của các đối tượng kế toán (>= 2 ĐỐI TƯỢNG ) bởi tác động kép của một nghiệp
vụ kinh tếphát sinh vào các tài khoản kế toán có liên quan bằng cách:
(1) Ghi 2 lần số phát sinh vào ít nhất 2 tài khoản kế toán liên quan,
trong đó
(2) Ghi Nợ tài khoản này đồng thời ghi Có cho tài khoản khác
(3) Số tiền ghi Nợ = Số tiền ghi Có
*Phương pháp ghi kép có lợi ích gì?
Với phương pháp ghi kép cho phép giải thích được sự biến động của tài
sản và nguồn vốn trong mối quan hệ cân đối vốn có giữa chúng, đồng thời
giúp giám sát chặt chẽ sự biến động của các tài sản và nguồn vốn trong doanh
nghiệp
Ví dụ: Doah nghiệp gửi 700 tiền mặt vào tài khoản ngân hàng. Nghiệp vụ này liên quan
đến biến động của tiền mặt và tiền gửi ngân hàng theo chiều hướng tăng tiền gửi ngân
hàng và giảm tiền mặt.
Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đều là tài sản. Tài khoản tìa sản tăng ghi Bên Nợ
và giảm ghi Bên Có. Dó đó nghiệp vụ này Ghi Nợ Tài khoản Tiền gửi ngân hàng và Ghi
Có Tài khoản tiền mặt.
4.1.4.2. Định khoản kế toán:
41
Nhiệm vụ của kế toán là phải phản ánh chính xác các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong quá trình kinh doanh của đơn vị. Trước khi ghi nhận các
nghiệp vụ phát sinh vào sổ sách kế toán, kế toán cần tiến hành phân tích các
bản chất kinh tế của các nghiệp vụ và tiến hành định khoản.
a. Khái niệm:
Định khoản kế toán là việc xác định tài khoản nào ghi Nợ, tài khoản nào
ghi Có, với số tiền cụ thể là bao nhiêu đối với mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh
và phải đảm bảo đúng nguyên tắc ghi kép. Có nghĩa là tổng số tiền ghi Nợ các
tài khoản phải bằng tổng số tiền ghi Có các tài khoản đối ứng.
Để có thể định khoản, người ta cần tiến hành phân tích bản chất kinh tế
của các nghiệp vụ phát sinh bằng cách sử dụng phương trình kế toán cơ bản
và các mối quan hệ đối ứng giữa các đối tượng kế toán. Như vậy, phương
trình kế toán cơ bản và tài khoản kế toán chính là hai phương tiện vô cùng
quan trọng giúp các nhà kế toán có thể phân tích chính xác các nghiệp vụ,
thực hiện định khoản trước khi ghi nhận các nghiệp vụ này vào sổ sách kế
toán có liên quan
b. Các loại định khoản kế toán:
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng rất phong phú đa dạng, có nghiệp
vụ đơn giản chỉ liên quan đến 2 đối tượng kế toán, cũng có những nghiệp vụ phức tạp
liên quan đến 3 hay nhiều hơn nữa đối tượng kế toán. Chính vì vậy
định khoản kế toán cũng có thể được phân biệt thành 2 loại:
(1) Định khoản đơn giản: là định khoản ghi Nợ một tài khoản đối ứng
ghi Có một tài khoản và ngược lại. Như vậy, nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ
liên quan đến 2 tài khoản thì ta có định khoản đơn

(2) Định khoản phức tạp là loại định khoản ghi Nợ một tài khoản đối
ứng ghi Có hai tài khoản trở lên, hoặc ngược lại ghi Có một tài khoản đối ứng
ghi Nợ hai tài khoản trở lên, hoặc ghi Nợ hai tài khoản tài khoản trở lên đối
ứng với ghi Có hai tài khoản trở lên.

NỢ TK “TIỀN MẶT” 25 NỢ TK “TIỀN MĂT” 10


Có TK “ VAY NH “ 20 NỢ TK “ TIỀN GỬI NH” 30
Có TK “ VAY DH” 5 CÓ TK “ PHẢI THU KH” 40

DN TRÍCH LỢI NHUẬN ( NỢ) LẬP QUỸ KHEN THƯỞNG (CÓ) 20TR,
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN (CÓ) 30TR
NỢ TK “ LỢI NHUẬN “ : 50.000.000
CÓ TK “ QUỸ KHEN THƯỞNG” : 20.000.000
CÓ TK “ QUỸ ĐTPT” : 30.000.000
42
4.1.4.3. Nguyên tắc định khoản ( nguyên tắc ghi sổ kép)
Việc ghi sổ kép cần quán triệt các nguyên tắc sau:
+ Xác định tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau
+ Tổng số tiền ghi vào bên Nợ của các tài khoản phải bằng tổng số tiền
ghi vào Có của các tài khoản trong cùng 1 định khoản.
+ Một định khoản phức tạp có thể tách thành các định khoản giản đơn
nhưng không được gộp các định khoản giản đơn thành 1 định khoản phức tạp.
*Các bước định khoản kế toán
Định khoản kế toán được tiến hành theo 5 bước sau:
Bước 1: Xác định đối tượng kế toán liên quan
Bước 2: Xác định tài khoản liên quan
Bước 3: Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng
Bước 4: Xác định TK ghi Nợ, TK ghi Có
Bước 5: Xác định số tiền cụ thể ghi vào từng tài khoản
*Cách ghi định khoản kế toán
Đối với mỗi định khoản, cần ghi những TK ghi Nợ trước, những TK ghi
Có sau. Để dễ dàng phân biệt những TK ghi Nợ và ghi Có, người ta thường
ghi thành 2 cột (vô hình) và 2 cột khác nhau (vô hình) để phân biệt số tiền ghi
Nợ và số tiền ghi Có như mô tả sau đây:
Nợ TK "Hàng hoá" :100.000.000
Có TK"TGNH" :100.000.000
Nhìn vào cách ghi định khoản này giúp chúng ta hình dung ra 4 cột
tương tự như trong Sổ nhật ký mà kế toán thường thực hiện trong thực tiễn
công tác kế toán. Mỗi định khoản phải được thực hiện một lần ghi lên các tài
khoản liên quan gọi là bút toán.
Ví dụ: Doah nghiệp mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán cho người bán theo
giá hóa đơn GTGT (gồm thuế GTGT 10%) là 286.000. Nghiệp vụ này được định khoản
như sau:
Nợ TK “Nguyên vật liệu” : 260.000
Nợ TK “Thuế GTGT được khấu trừ”: 26.000
Có TK” Phải trả người bán”: 286.000

4.1.5. Bảng cân đối tài khoản (Bảng cân đối số phát sinh)
Cuối mỗi kỳ kế toán, để tổng hợp số liệu và kiểm tra kết quả ghi sổ kế
toán, kế toán tiến hành lập Bảng cân đối tài khoản theo nguyên tắc sau:
Tổng số dư Nợ đầu kỳ (cuối kỳ) của các tài khoản = Tổng số dư Có đầu kỳ (cuối
kỳ) của các tài khoản

43
Tổng số phát sinh Nợ của các tài khoản = Tổng số phát sinh Có của các
tài khoản

TT Tên (Số hiệu Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ


tài khoản) Nợ Có Nợ Có Nợ Có
1 TK “ Tiền 1.000 - 350 180 1.170 -
mặt”
2 TK “ PTRẢ - 500 0 100 - 600
NCC”
Tổng cộng xxx xxx Yyy Yyy zzz zzz

Số liệu trên Bảng cân đối tài khoản không bằng nhau chắc chắn có thể
kết luận số liệu kế toán không chính xác. Tuy nhiên trong trường hợp số liệu
trên Bảng cân đối tài khoản bằng nhau thì cũng không chắc chắn khẳng định
rằng số liệu kế toán đã được xử lý hoàn toàn chính xác.
4.2. Hệ thống tài khoản kế toán
4.2.1. Phân loại tài khoản kế toán
Khái niệm tài khoản kế toán : Tài khoản là một phương pháp của kế toán dùng
để phân loại các đối tượng ở trong một thời kỳ. Mỗi một tài khoản sẽ chỉ phản ánh một
đối tượng kế toán. Tên tài khoản: tên đối tượng kế toán
Ví dụ: Tồn quỹ 01/01 : 1 000 triệu (SDĐK)
(1) Ngày 02/01: Nhập quỹ 100 triệu (rút từ tài khoản ngân hàng)
(2) Ngày 05/01: Chi trả lương 60 triệu
(3) Ngày 06/01: Nhập 150 triệu (bán hàng)
(4) Ngày 10/01: Chi mua công cụ dụng cụ 20 triệu
(5) Ngày 12/01: Chi mua nguyên vật liệu 100 triệu
(6) Ngày 12/01: Nhập 100 triệu rút từ tài khoản ngân hàng

44
4.2.1.1. Phân loại theo nội dung
a. Tài khoản phản ánh tài sản: Dùng để phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản
của đơn vị, gồm có:
- Tài khoản phản ánh tài sản ngắn hạn.
- Tài khoản phản ánh tài khoản dài hạn.
b. Tài khoản phản ánh nguồn hình thành tài sản: gồm có các nhóm
- Tài khoản phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu.
- Tài khoản phản ánh công nợ phải trả.
c. Tài khoản phản ánh doanh thu từ hoạt động kinh doanh.
d. Tài khoản phản ánh chi phí hoạt động kinh doanh.
4.2.1.2. Phân loại theo công dụng và kết cấu:
a, Tài khoản cơ bản: Là những tài khoản dùng để phản ánh trực tiếp tình hình
biến động của tài sản theo giá trị tài sản và theo nguồn hình thành tài sản.
Gồm có:
- Nhóm các tài khoản phản ánh giá trị tài sản (TSCĐ, tiền mặt, Tiền gửi
ngân hàng, Nguyên liệu, Vật liệu,…)
- Nhóm các tài khoản phản ánh công nợ và vốn chủ sở hữu (Vay ngắn
hạn, vay dài hạn, nguồn vốn kinh doanh,…)
- Nhóm các tài khoản hỗn hợp (Phải thu người mua, phải trả người bán).
b, Loại tài khoản điều chỉnh: Là những tài khoản được sử dụng để tính toán
lại chỉ tiêu đã được phản ánh ở các tài khoản cơ bản để cung cấp số liệu xác
thực về tình hình tài sản ở thời điểm tính toán.
- Tài khoản điều chỉnh gián tiếp giá trị tài sản (Hao mòn TSCĐ, các tài
khoản dự phòng);
Giá trị thực của tài sản = Giá trị ghi sổ của TS – Dự phòng giảm giá TS
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Gtrị hao mòn của
TSCĐ

45
- Tài khoản điều chỉnh trực tiếp giá trị tài sản (Chênh lệch đánh giá lại
tài sản, chênh lệch tỉ giá ngoại tệ).
c, Loại tài khoản nghiệp vụ: Là những tài khoản được dùng để tập hợp số liệu
cần thiết làm cơ sở cho việc xử lý số liệu mang tính nghiệp vụ kỹ thuật. loại
tài khoản này có các nhóm sau:
- Nhóm tài khoản phân phối: Dùng để tập hợp số liệu rồi phân phối cho các đối
tượng có liên quan.
- Tài khoản tập hợp phân phối: các tài khoản dùng để tập hợp chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,…
- Tài khoản phân phối theo dự toán: tài khoản chi phí trả trước, CP phải trả.
- Nhóm tài khoản tính giá thành: dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, cung cấp
số liệu để tính giá thành sản phẩm.
- Nhóm tài khoản so sánh: dùng để xác định các chỉ tiêu cần thiết về
hoạt động kinh doanh bằng cách so sánh tổng số phát sinh bên Nợ với tổng số
phát sinh bên Có của từng tài khoản. Thuộc loại này gồm có các tài khoản
phản ánh doanh thu, xác định kết quả.
4.2.1.3. Phân loại tài khoản theo quan hệ với báo cáo tài chính
Theo cách này tài khoản chia làm 3 nhóm sau:
a, Các tài khoản thuộc Bảng cân đối kế toán: (Loạii 1 – 4)
Thuộc loại này gồm có những tài khoản có số dư cuối kỳ ở bên Nợ
hoặc bên Có, phản ánh toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và
nguồn hình thành tài sản. Các tài khoản này có thể được xếp thành 2 nhóm:
- Nhóm tài khoản phản ánh giá trị tài sản:
+ Tài khoản phản ánh tài sản ngắn hạn.
+ Tài khoản phản ánh tài sản dài hạn.
- Nhóm tài khoản phản ánh nguồn hình thành tài sản:
+ Tài khoản phản ánh công nợ phải trả.
+ Tài khoản phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu.
b, Các tài khoản thuộc báo cáo kết quả kinh doanh: (Loại 5 –9)
Đây là những tài khoản không có số dư thuộc các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, thu
nhập và kết quả.
4.2.1.4. Tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích
- Tài khoản tổng hợp có nhiệm vụ theo dõi và cung cấp các thông tin
tổng quát nhất về đối tượng phản ánh. Do đó, đối tượng ghi của các tài khoản
tổng hợp chỉ được giới hạn ở những chỉ tiêu chung, phản ánh tình hình chung
của nhiều loại tài sản, nguồn vốn có phạm vi giống nhau.
Ví dụ: Tài khoản 111 - Tiền mặt.
Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng...

46
- Tài khoản phân tích có nhiệm vụ cung cấp các thông tin chi tiết về
từng đối tượng cụ thể, nhằm phục vụ chỉ đạo tác nghiệp. Tài khoản phân tích
theo dõi các chỉ tiêu chi tiết nhằm bổ sung thông tin cho các chỉ tiêu chung đã
được phản ánh trên các tài khoản tổng hợp.
Ví dụ: Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam
Tài khoản 1112 - Ngoại tệ
Tài khoản 1113 – Vàng bạc, kim khí quý, đá quý
- Tài khoản phân tích và tài khoản tổng hợp được tổ chức trên các
nguyên tắc:
+ Tài khoản phân tích và tài khoản tổng hợp phải có cùng nội dung
phản ánh và kết cấu ghi chép.
+ Việc ghi chép trên TK phân tích và TK tổng hợp được tiến hành đồng
thời.
+ Không có quan hệ đối ứng giữa tài khoản tổng hợp và các tài khoản
phân tích của nó, chỉ có thể ghi kép theo quan hệ đối ứng giữa các tài khoản
phân tích của một tài khoản tổng hợp.
+ Tổng số liệu trên các tài khoản phân tích phải thống nhất với số liệu
trên tài khoản tổng hợp.
6.2.2.Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành bao gồm 9 loại tài
khoản, được khái quát như sau:

TÀI SẢN NGUỒN VỐN Tài khoản thuộc


Loại 1: Tài sản NH Loại 3: Nợ phải trả Bảng Cân đối kế
Loại 2: tài sản DH Loại 4: Nguồn vốn CSH toán
CHI PHÍ THU NHẬP
Tài khoản thuộc Báo
Loại 6: CP SXKD Loại 5: Doanh thu
cáo kết quả kinh
Loại 8: CP HĐ khác Loại 7: Thu nhập HĐ khác
doanh
Loại 9: Xác định kết quả kinh doanh

4.2.2.1. Cách gọi tên và đánh số tài khoản:


- 1 – 9: Là các số đầu tiên của thứ tự các loại tài khoản.
- Tài khoản cấp 1 gồm 3 chữ số:
+ Số thứ nhất: mã số của loại tài khoản.
+ Số thứ hai: mã số của nhóm tài khoản trong loại.
+ Số thứ ba: mã số của tài khoản trong nhóm.
- Số hiệu của tài khoản phân tích (cấp 2, 3 …) phải bao gồm số hiệu
của tài khoản tổng hợp của nó.

47
4.2.2.2. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành:
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành được ban hành theo
Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính, bao gồm các tài khoản cụ thể như sau:
DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 200 ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài
chính)

Số SỐ HIỆU TK TÊN TÀI KHOẢN


T Cấp 1 Cấp 2
T
1 2 3 4
LOẠI TÀI KHOẢN TÀI SẢN

01 111 Tiền mặt


1111 Tiền Việt Nam
1112 Ngoại tệ
1113 Vàng tiền tệ

02 112 Tiền gửi Ngân hàng


1121 Tiền Việt Nam
1122 Ngoại tệ
1123 Vàng tiền tệ

03 113 Tiền đang chuyển


1131 Tiền Việt Nam
1132 Ngoại tệ

04 121 Chứng khoán kinh doanh


1211 Cổ phiếu
1212 Trái phiếu
1218 Chứng khoán và công cụ tài chính khác

05 128 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn


1281 Tiền gửi có kỳ hạn
1282 Trái phiếu
1283 Cho vay
1288 Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn

48
06 131 Phải thu của khách hàng

07 133 Thuế GTGT được khấu trừ


1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
1332 Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

08 136 Phải thu nội bộ


1361 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
1362 Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá
1363 Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá
1368 Phải thu nội bộ khác
1 2 3 4

09 138 Phải thu khác


1381 Tài sản thiếu chờ xử lý
1385 Phải thu về cổ phần hoá
1388 Phải thu khác

10 141 Tạm ứng

11 151 Hàng mua đang đi đường

12 152 Nguyên liệu, vật liệu

13 153 Công cụ, dụng cụ


1531 Công cụ, dụng cụ
1532 Bao bì luân chuyển
1533 Đồ dùng cho thuê
1534 Thiết bị, phụ tùng thay thế

14 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

15 155 Thành phẩm


1551 Thành phẩm nhập kho
1557 Thành phẩm bất động sản

16 156 Hàng hóa

49
1561 Giá mua hàng hóa
1562 Chi phí thu mua hàng hóa
1567 Hàng hóa bất động sản

17 157 Hàng gửi đi bán

18 158 Hàng hoá kho bảo thuế

19 161 Chi sự nghiệp


1611 Chi sự nghiệp năm trước
1612 Chi sự nghiệp năm nay

20 171 Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ

21 211 Tài sản cố định hữu hình


2111 Nhà cửa, vật kiến trúc
2112 Máy móc, thiết bị
2113 Phương tiện vận tải, truyền dẫn

1 2 3 4

2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý


2115 Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
2118 TSCĐ khác

22 212 Tài sản cố định thuê tài chính


2121 TSCĐ hữu hình thuê tài chính.
2122 TSCĐ vô hình thuê tài chính.

23 213 Tài sản cố định vô hình


2131 Quyền sử dụng đất
2132 Quyền phát hành
2133 Bản quyền, bằng sáng chế
2134 Nhãn hiệu, tên thương mại
2135 Chương trình phần mềm
2136 Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
2138 TSCĐ vô hình khác

50
24 214 Hao mòn tài sản cố định
2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình
2142 Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
2143 Hao mòn TSCĐ vô hình
2147 Hao mòn bất động sản đầu tư

25 217 Bất động sản đầu tư

26 221 Đầu tư vào công ty con

27 222 Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết

28 228 Đầu tư khác


2281 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
2288 Đầu tư khác

29 229 Dự phòng tổn thất tài sản


2291 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
2292 Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
2293 Dự phòng phải thu khó đòi
2294 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

30 241 Xây dựng cơ bản dở dang


2411 Mua sắm TSCĐ
2412 Xây dựng cơ bản
2413 Sửa chữa lớn TSCĐ
1 2 3 4

31 242 Chi phí trả trước

32 243 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

33 244 Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

LOẠI TÀI KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ

34 331 Phải trả cho người bán

51
35 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp
33311 Thuế GTGT đầu ra
33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu
3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt
3333 Thuế xuất, nhập khẩu
3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
3335 Thuế thu nhập cá nhân
3336 Thuế tài nguyên
3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất
3338 Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác
33381 Thuế bảo vệ môi trường
33382 Các loại thuế khác
3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

36 334 Phải trả người lao động


3341 Phải trả công nhân viên
3348 Phải trả người lao động khác

37 335 Chi phí phải trả

38 336 Phải trả nội bộ


3361 Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh
3362 Phải trả nội bộ về chênh lệch tỷ giá
3363 Phải trả nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá
3368 Phải trả nội bộ khác

39 337 Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

40 338 Phải trả, phải nộp khác


3381 Tài sản thừa chờ giải quyết
3382 Kinh phí công đoàn
3383 Bảo hiểm xã hội
3384 Bảo hiểm y tế
1 2 3 4
3385 Phải trả về cổ phần hoá
3386 Bảo hiểm thất nghiệp
3387 Doanh thu chưa thực hiện

52
3388 Phải trả, phải nộp khác

41 341 Vay và nợ thuê tài chính


3411 Các khoản đi vay
3412 Nợ thuê tài chính

42 343 Trái phiếu phát hành


3431 Trái phiếu thường
34311 Mệnh giá trái phiếu
34312 Chiết khấu trái phiếu
34313 Phụ trội trái phiếu
3432 Trái phiếu chuyển đổi

43 344 Nhận ký quỹ, ký cược

44 347 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

45 352 Dự phòng phải trả


3521 Dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa
3522 Dự phòng bảo hành công trình xây dựng
3523 Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp
3524 Dự phòng phải trả khác

46 353 Quỹ khen thưởng phúc lợi


3531 Quỹ khen thưởng
3532 Quỹ phúc lợi
3533 Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
3534 Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty

47 356 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ


3561 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
3562 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ

48 357 Quỹ bình ổn giá

LOẠI TÀI KHOẢN VỐN CHỦ SỞ HỮU

49 411 Vốn đầu tư của chủ sở hữu


4111 Vốn góp của chủ sở hữu
53
41111 Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết
41112 Cổ phiếu ưu đãi
1 2 3 4

4112 Thặng dư vốn cổ phần


4113 Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
4118 Vốn khác

50 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản

51 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái


4131 Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ
4132 Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn trước hoạt động

52 414 Quỹ đầu tư phát triển

53 417 Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp

54 418 Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

55 419 Cổ phiếu quỹ

56 421 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối


4211 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
4212 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay

57 441 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

58 461 Nguồn kinh phí sự nghiệp


4611 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
4612 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay

59 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

LOẠI TÀI KHOẢN DOANH THU

60 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

54
5111 Doanh thu bán hàng hóa
5112 Doanh thu bán các thành phẩm
5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ
5114 Doanh thu trợ cấp, trợ giá
5117 Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
5118 Doanh thu khác

61 515 Doanh thu hoạt động tài chính

1 2 3 4

62 521 Các khoản giảm trừ doanh thu


5211 Chiết khấu thương mại
5212 Giảm giá hàng bán
5213 Hàng bán bị trả lại

LOẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH

63 611 Mua hàng


6111 Mua nguyên liệu, vật liệu
6112 Mua hàng hóa

64 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

65 622 Chi phí nhân công trực tiếp

66 623 Chi phí sử dụng máy thi công


6231 Chi phí nhân công
6232 Chi phí nguyên, vật liệu
6233 Chi phí dụng cụ sản xuất
6234 Chi phí khấu hao máy thi công
6237 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6238 Chi phí bằng tiền khác

67 627 Chi phí sản xuất chung


6271 Chi phí nhân viên phân xưởng
6272 Chi phí nguyên, vật liệu

55
6273 Chi phí dụng cụ sản xuất
6274 Chi phí khấu hao TSCĐ
6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6278 Chi phí bằng tiền khác

68 631 Giá thành sản xuất

69 632 Giá vốn hàng bán

70 635 Chi phí tài chính

71 641 Chi phí bán hàng


6411 Chi phí nhân viên
6412 Chi phí nguyên vật liệu, bao bì
6413 Chi phí dụng cụ, đồ dùng
6414 Chi phí khấu hao TSCĐ
6415 Chi phí bảo hành
1 2 3 4

6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài


6418 Chi phí bằng tiền khác

72 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp


6421 Chi phí nhân viên quản lý
6422 Chi phí vật liệu quản lý
6423 Chi phí đồ dùng văn phòng
6424 Chi phí khấu hao TSCĐ
6425 Thuế, phí và lệ phí
6426 Chi phí dự phòng
6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài
6428 Chi phí bằng tiền khác

LOẠI TÀI KHOẢN THU NHẬP KHÁC

73 711 Thu nhập khác

LOẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ KHÁC

56
74 811 Chi phí khác
75 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
8211 Chi phí thuế TNDN hiện hành
8212 Chi phí thuế TNDN hoãn lại

TÀI KHOẢN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

76 911 Xác định kết quả kinh doanh

Bài tập thực hành


Cho số dư đầu tháng 6/N của các tài khoản tại Công ty TVT như sau (đvt 1.000đ)
TK tiền mặt : 300.000 TK vay ngắn hạn: 250.000
TK TGNH : 500.000 TK PTNB (dư Có): 200.000
TK nguyên vật liệu: 200.000 TK thuế phải nộp: 100.00
TK thành phẩm : 600.000 TK phải tra CNV: 60.000
TK TSCĐ hh: 1.200.000 TK NVKD: 2.250.000
TK PTKH(dư Nợ): 250.000 TK Lợi nhuận chưa pp: 190.000
Trong tháng 6/N có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Khách hàng thanh toán tiền hàng còn nợ kỳ trước bằng chuyển khoản 185.000.
2. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán cho người bán theo hóa đơn có
thuế GTGT 10% là 231.00
3. Xuất thành phẩm gửi bán với giá trị là 270.000
4. Mua một phương tiện vận tải đã thanh toán bằng tiền vay dài hạn theo hóa đơn
có thuế GTGT 10% là 385.000
5. Thanh toán vay ngắn hạn đến hạn trả bằng chuyển khoản 135.000.
6. Trích lợi nhuận lập quỹ đầu tư phát triển 45.000
7. Chia lợi nhuận cho các chủ sở hữu bằng tiền mặt 62.000.
8. Thanh toán nợ cho người bán bằng chuyển khoản 165.000
9. Thanh toán lương cho công nhân viên bằng tiền mặt 48.000
10. Nhận vốn góp bằng tiền mặt 650.000
11. Chi tiền mặt tạm ứng cho cán bộ nhân viên đi công tác 25.000
12. Nộp thuế cho nhà nước bằng chuyển khoản 70.000
Yêu cầu:
1. Cho biết ý nghĩa của các số dư đầu kỳ?
2. Cho biết các nghiệp vụ thuộc quan hệ đối ứng nào?
3. Định khoản và phản ánh vào tài khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
4. Lập bảng cân đối tài khoản của công ty vào cuối tháng 6/N?
5. Phân loại tài sản và nguồn vốn của công ty vào đầu và cuối tháng 6/N?
57
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4:
1. Tài khoản kế toán là gì? Trình bày kết cấu cơ bản của một tài khoản kế toán?
2. Trình bày nguyên tắc ghi chép trên tài khoản kế toán?
3. Trình bày nội dung và kết cấu cơ bản của Tài khoản phản ánh tài sản, tài khoản
phản ánh nguồn vốn?
4. Trình bày nội dung và kết cấu cơ bản của Tài khoản phản ánh Chi phí, tài
khoản phản ánh Doanh thu
5. Trình vày khái niệm và nội dung các quan hệ đối ứng tài khoản, Cho ví dụ minh
họa?
6. Phương pháp ghi sổ kép là gì? Tác dụng của ghi sổ kép đối với việ theo dõi
biến động Tài sản, nguồn vốn trong doanh nghiệp?
7. Định khoản và phân loại định khoản, cho ví dụ về định khoản?
8. Phân loại tài khoản kế toán theo nội dung kinh tế?
9. Phân biệt tài khoản cơ bản và tài khoản điều chỉnh?
10. Trình bày khái niệm và mối quan hệ giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản phân
tích. Cho ví dụ minh họa?
11. Để lập bảng cân đối kế toán cần sử dụng các loại tài khoản kế toán nào?
12. Trình bày nội dung và kết cấu cơ bản của các tài khoản thuộc báo cáo kết quả
kinh doanh.

58
CHƯƠNG 5: PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP CÂN ĐỐI – KẾ TOÁN

Mục tiêu học tập của chương


Học xong chương này, sinh viên phải hiểu được :
1. Phương pháp Tổng hợp – cân đối
2. Nêu được các Báo cáo tổng hợp cân đối
3. Nắm rõ phương pháp lập từng loại báo cáo tổng hợp – cân đối.
4. Hiểu được mối quan hệ giữa các loại tài khoản với từng loại báo cáo tổng hợp
cân đối.
5. Hiểu rõ Ý nghĩa của các báo cáo tổng hợp – cân đối
5.1. Khái niệm phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
Tổng hợp và cân đối kế toán là phương pháp khái quát tình hình tài sản,
kết quả kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế khác thuộc đối tượng hạch
toán trên những mặt bản chất và trong các mối quan hệ cân đối vốn có của đối
tượng kế toán.
Hình thức biểu hiện cụ thể hay kết quả của phương pháp tổng hợp –
cân đối kế toán là hệ thống các bảng tổng hợp – cân đối kế toán.
5.2. Bảng cân đối kế toán
5.2.1. Khái niệm
Bảng cân đối kế toán là bảng tổng hợp – cân đối tổng thể phản ánh tình
hình tài sản của doanh nghiệp trên 2 mặt: giá trị tài sản và nguồn hình thành
tài sản tại một thời điểm nhất định.
5.2.2. Nội dung và kết cấu cơ bản
Bảng CĐKT có 2 nội dung chính là: Tài sản và nguồn vốn, có thể được
kết cấu theo 2 dạng:

59
5.2.3. Phương pháp lập bảng cân đối kế toán
- Số đầu kỳ này là số cuối kỳ trước (lấy số cuối ở trên bảng CĐKT kỳ
trước)
- Không được bù trừ số dư công nợ khi lập Bảng cân đối kế toán.
- Tài khoản dư Nợ ghi bên Tài sản.
- Các tài khoản phản ánh Hao mòn tài sản cố định (dùng điều chỉnh giá
trị tài sản cố định), phản ánh Dự phòng (điều chỉnh giá trị hàng tồn kho, công
nợ phải thu, …) có số dư bên Có, nhưng được ghi âm bên Tài sản cùng với số
dư của tài khoản mà nó điều chỉnh.
- Tài khoản dư Có ghi bên nguồn vốn.
- Các tài khoản phản ánh Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, Chênh lệch đánh
giá lại tài sản, Lợi nhuận chưa phân phối, nếu dư Có thì số dư sẽ được ghi
bình thường bên nguồn vốn, nếu dư Nợ thì số dư được ghi âm bên nguồn vốn.
5.2.4. Quan hệ giữa tài khoản kế toán và Bảng cân đối kế toán
- Đầu kỳ, kế toán cần căn cứ vào số liệu của Bảng cân đối kế toán để
ghi số dư đầu kỳ vào tài khoản.
- Trong kỳ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi trực tiếp vào tài
khoản dựa trên các quan hệ đối ứng tài khoản phát sinh trong nghiệp vụ.
- Cuối kỳ, số dư của tài khoản kế toán là cơ sở lập Bảng cân đối kế toán
mới.
5.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
5.3.1. Khái niệm
Báo cáo kết quả kinh doanh là bảng tổng hợp về tình hình doanh thu,
chi phí và kết quả kinh doanh trong 1 thời kỳ cụ thể của đơn vị kế toán.
5.3.2. Nội dung và kết cấu cơ bản
Báo cáo kết quả kinh doanh có thể được trình bày theo 2 dạng: kết cấu
nhiều bước và kết cấu một bước.
*Kết cấu nhiều bước: từng loại chi phí sẽ được khấu trừ dần vào doanh
thu theo một trình tự phù hợp, cung cấp nhiều chỉ tiêu trung gian sau mỗi bước khấu trừ
trước khi tính được kết quả cuối cùng.

60
*Kết cấu một bước: tổng chi phí được khấu trừ một lần vào tổng doanh
thu, không phân biệt trình tự. Báo cáo kết quả kinh doanh dạng này chỉ cung
cấp được thông tin cơ bản theo 3 chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, kết quả, không
có các chỉ tiêu trung gian.

5.3.3. Phương pháp lập Báo cáo kết quả kinh doanh

61
Cơ sở dữ liệu: báo cáo kết quả kinh doanh kỳ trước, số phát sinh của
các tài khoản kế toán phản ánh doanh thu, chi phí.
Các chỉ tiêu cụ thể của báo cáo kết quả kinh doanh được xác định như
sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu tiêu thụ - Các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu = Giảm giá hàng bán + Doanh thu hàng
bán bị trả lại + Thuế TTĐB + Thuế xuất khẩu + Thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp.
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
LN thuần HĐKD = LN gộp + DT hoạt động tài chính – CP tài chính – chi
phí bán hàng – CP QLDN
Lợi nhuận hoạt động khác = TN hoạt động khác – CP hoạt động khác.
Tổng lợi nhuận = LN thuần hoạt động kinh doanh + LN hoạt động khác.
5.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
5.4.1. Khái niệm và ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (còn gọi là bảng cân đối Thu - Chi tiền tệ) là báo cáo
tài chính tổng hợp có nhiệm vụ trình bày thông tin về các khoản thu chi tiền trong kỳ
của DN theo từng hoạt động ( hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài
chính)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho phép người sử dụng nắm rõ các hoạt động, các nguồn
tạo ra tiền trong doanh nghiệp (luồng tiền), cũng như tình hình sử dụng tiền của doanh
nghiệp trong kỳ. Qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp có thể:
- Nhận biết hoạt động tạo ra tiền cho doanh nghiệp trong kỳ.
- Lập cấc dự toán thu – chi tiền cho các kỳ kế toán tương lai của DN
- Đưa ra các đánh giá chính xác về khả năng đầu tư, khả năng thanh toán… của
doanh nghiệp, mà việc phân tích báo cáo tìa chính khác chưa thể cung cấp đầy
đủ các thông tin cần thiết.
- Nhận thức được quan hệ giữa luồng tiền với các chỉ tiêu liên quan đến chi phí,
doanh thu, lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Xác định chính xác nhu cầu tiền trong tương lai của doanh nghiệp trong từng
hoạt động và khả năng đáp ứng nhu cầu này của doanh nghiệp, đưa ra các
quyết định bổ sung luồng tiền từ đi vay hay không…
5.4.2. Nội dung và kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm các nội dung :
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chín
5.4.3. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

62
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc
phương pháp gián tiếp.
*Phương pháp gián tiếp
Theo phương pháp này, lưu chuyển tiền được lập bằng cách điều chỉnh lợi nhuận
trước thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản làm tăng,
giảm lợi nhuận mà không trực tiếp chi tiền, và loại trừ các khoản lợi nhuận (hoặc lỗ) của
hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư đã tính vào lợi nhuận. Để lập báo cáo lưu chuyển
tiền tệ theo phương pháp gián tiếp, kế toán cần sử dụng các nguồn số liệu sau: Bảng cân
đối kế toán, Báo cáo kết quả HĐSXKD, và một số sổ sách kế toán khác.
*Phương pháp trực tiếp
Lưu chuyển tiền theo phương pháp trực tiếp được tính toán dựa trên các khoản
đã thực thu, thực chi và từng hoạt động của doanh nghiệp. Để lập báo cáo lưu chuyển
tiền tệ theo phương pháp trực tiếp, kế toán phải sử dụng các sổ sách và báo cáo sau:
Bảng cân đối kế toán, Sổ theo dõi thu chi tiền của doanh nghiệp, sổ kế toán theo dõi
công nợ (phải thu, phải trả)
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5
1. Trình bày khái niệm, ý nghĩa và hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp
cân đối kế toán?
2. Trình bày các quan hệ cân đối kế toán căn bản và ảnh hưởng của chúng tới
phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán?
3. Trình bày mối quan hệ giữa tài khoản kế toán và các báo cáo kế toán?
4. Trình bày nội dung và phương pháp lập Bảng cân đối kế toán?
5. Trình bày nội dung và phương pháp lập Bảng cân đối kế toán? Vai trò của báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hệ thống thông tin kế toán?
6. Trình bày vai trò và tác dụng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ?

63
CHƯƠNG 6: SỔ SÁCH KẾ TOÁN

Mục tiêu học tập của chương


Học xong chương này, sinh viên phải hiểu được :
1. Nắm rõ các loại sổ sách cần có trong kế toán.
2. Hiểu rõ công dụng của từng loại sổ sách
3. Nắm rõ và vận dụng nhuần nhuyễn các kỹ thuật về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa
sai trên sổ sách kế toán
4. Nêu được tên gọi các hình thức ghi sổ kế toán
5. Nắm rõ trình tự lập và luân chuyển chứng từ của từng hình thức ghi sổ kế toán
6. Nêu được các loại sổ sách cần có trong từng hình thức ghi sổ kế toán

6.1. Những vấn đề chung về sổ sách kế toán.


Sổ kế toán là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán. Tất cả các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã phản ánh vào các chứng từ kế toán một cách
dời dạc và không có hệ thống, nó chỉ được tổng hợp thành các chỉ tiêu kinh tế
có thể biểu hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh khi được ghi chép một
cách liên tục vào những tờ sổ theo nhiều phương thức khác nhau đối với từng
đối tượng của kế toán hay từng loại hoạt động kinh tế cụ thể. Những tờ sổ
dùng để ghi chép liên tục các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo một phương
thức nhất định nào đó được gọi chung là sổ kế toán.
Sổ kế toán là sự biểu hiện vật chất cụ thể của phương pháp tài khoản và
ghi chép trên sổ kế toán là sự thể hiện nguyên lý của phương pháp ghi sổ.
Đứng trên góc độ ứng dụng sổ trong công tác kế toán, sổ kế toán có thể
được hiểu là phương tiện vật chất cơ bản, cần thiết để người làm kế toán ghi
chép, phản ánh một cách có hệ thống các thông tin kế toán theo thời gian và
đối tượng.
Vai trò của sổ sách kế toán là phân loại nghiệp vụ theo nội dung, đối
tượng, thời gian… nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quản lý mà
chứng từ kế toán không cung cấp được; tổng hợp chi tiết và lập báo cáo.
Các tài liệu cần thiết cho quản lý đơn vị có thể lấy từ chứng từ, sổ kế
toán và báo cáo kế toán. Trong đó sổ kế toán rất quan trọng vì nó không
những là công cụ đúc kết và tập trung những tài liệu cần thiết mà còn là cầu
nối liên hệ giữa chứng từ và báo cáo tài chính của đơn vị.
6.2.Các loại sổ kế toán.
Để thuận tiện trong việc sử dụng các loại sổ kế toán người ta thường
phân loại sổ kế toán theo các đặc trưng chủ yếu khác nhau như nội dung kinh

64
tế, hình thức cấu trúc, hình thức bên ngoài, công dụng của sổ, trình độ khái
quát của nội dung phản ánh.
* Căn cứ vào nội dung bên trong của sổ:
* Căn cứ vào nội dung bên trong của sổ có thể chia sổ kế toán thành các
loại sau:
- Sổ kết cấu theo kiểu đối ứng cột: các tài khoản đối ứng được thiết kế
ở cột theo những đối tượng nhất định.
- Sổ kết cấu theo kiểu đối ứng dòng: quan hệ đối ứng của một tài khoản
được thiết kế the dòng, chứng từ sẽ được vào sổ theo cột tài khoản đối ứng.
Bao gồm:
- Sổ tài sản cố định
- Sổ vật tư, hàng hoá, sản phẩm, dụng cụ.
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh.
- Sổ bán hàng.
- Sổ thanh toán
- Sổ vốn bằng tiền
* Căn cứ theo mức độ tổng hợp của thông tin trên sổ:
- Sổ chi tiết: là loại sổ kế toán mở cho tài khoản chi tiết, gắn với một
đối tượng cụ thể, có thể theo dõi biến động của đối tượng theo chỉ tiêu hiện
vật và giá trị
- Sổ tổng hợp: là loại sổ để theo dõi các chỉ tiêu tổng hợp về một đối
tượng nhất định, sổ tổng hợp thường được ghi định kỳ và chỉ theo dõi đối
tượng theo chỉ tiêu tiền tệ( thước đo giá trị) được làm cơ sở để lập báo cáo tài
chính, kế toán.
- Sổ liên hợp: là loại sổ kế toán mang tính chất kết hợp giữa sổ tổng
hợp và chi tiết trên cùng một quyển sổ và trong cùng một lần ghi.
6.3. Kỹ thuật ghi sổ và chữa sổ kế toán
6.3.1. Kỹ thuật mở sổ và ghi sổ kế toán.
Theo quy định việc lập chứng từ và ghi sổ kế toán phải đảm bảo phản
ánh một cách toàn diện, liên tục, chính xác một cách có hệ thống tình hình và
kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị dưới hình thức tiền tệ, hiện vật và thời
gian lao động và phải đảm bảo cung cấp đúng đắn và kịp thời những tài liệu
cần thiết cho việc lập báo cáo kế toán và phải tiện cho việc giám đốc các hoạt
động tài chính đồng thời phải rõ ràng, dễ hiểu tránh trùng lặp và phức tạp.
Sổ kế toán phải ghi trên giấy kẻ sẵn và phải đánh số trang, trước khi
dùng phải được thủ trưởng, kế toán trưởng kiểm tra, ký duyệt số trang và xác
định tên người giữ sổ, sổ giao cho cán bộ nào thì cán bộ đó chịu trách nhiệm
về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong thời gian dùng sổ.
Sổ kế toán có thể là sổ đóng thành quyển hay sổ tờ rời. Đối với sổ của
65
phần kế toán tổng hợp, nếu dùng tờ rời làm sổ nhật ký( nhật ký chứng từ) thì
sổ cái phải là sổ đóng thành quyển. Sổ quỹ tiền mặt nhất định phải là sổ đóng
thành quyển. Trước khi dùng sổ kế toán phải đảm bảo thủ tục sau:
- Đối với sổ đóng quyển:
+ Phải có nhãn hiệu ghi rõ tên đơn vị kế toán, tên sổ, số hiệu và tên tài
khoản tổng hợp( nếu là sổ chi tiết), tên tài khoản chi tiết, niên độ kế toán và
thời kỳ ghi sổ
+ Trang đầu sổ phải ghi họ tên cán bộ ghi sổ, ngày bắt đầu vào sổ và
ngày chuyển giao cho cán bộ khác thay.
+ Đánh số trang theo thứ tự và giữa 2 trang đóng dấu giáp lai.
+ Trang cuối sổ phải ghi số lượng trang sổ. Thủ trưởng đơn vị, kế toán
trưởng phải ký xác nhận ở trang đầu và trang cuối sổ.
- Đối với sổ tờ rời:
+ Đầu mỗi trang phải ghi: Tên đơn vị kế toán, số thứ tự của tờ rời, số
hiệu, tên tài khoản, tháng năm dùng, hộ tên cán bộ giữ sổ.
+ Các tờ rời trước khi dùng phải được thủ trưởng đơn vị ký nhận hoặc
đóng dấu của đơn vị kế toán và ghi vào sổ đăng ký trong đó ghi rõ: số thứ tự,
ký hiệu, các tài khoản, ngày xuất dùng.
+ Các sổ tờ rời phải sắp xếp theo thứ tự tài khoản trong các tủ hoặc các
hộp có khoá và thiết bị cần thiết như ngân hàng chỉ dẫn, để tránh mất mát lẫn
lộn.
Sổ sách kế toán phải ghi kịp thời, đầy đủ, chính xác và nhất thiết phải
căn cứ vào chứng từ hợp lệ đã được kiểm tra trước khi ghi vào sổ.
Đơn vị kế toán phải lập nội quy ghi sổ, định kỳ ghi sổ cho từng loại sổ
sách để đảm bảo cho báo cáo kế toán được kịp thời, chính xác.
Sổ kế toán phải được giữ gìn sạch sẽ, ngăn nắp, chữ và con số phải rõ
ràng, ngay thẳng không tẩy xoá, không viết xen kẽ, không dán đè, phải tôn
trọng dòng kẻ trong sổ sách, không chữa thêm, móc thêm trên những khoảng
giấy trắng ở đầu trang, cuối mỗi trang sổ, mỗi dòng gạch khi cộng sổ cũng
phải nằm trên dòng kẻ. Cuối trang phải cộng đuổi, số cộng ở dòng cuối trang sẽ ghi
chuyển sang trang sau và đầu trang tiếp theo sẽ ghi số cộng trang trước chuyển sang.
Sau khi nghiệp vụ kinh tế đã vào sổ thì trên chứng từ cần ghi ký hiệu để
dễ phân biệt( thường ghi tắt chữ V) nhằm tránh việc ghi 2 lần hoặc bỏ sót.
Kế toán phải khoá sổ từng tháng vào ngày cuối tháng. Các nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh trong tháng đều phải ghi vào sổ trong tháng đó
trước khi khoá sổ. Cấm khoá sổ trước thời hạn để làm báo cáo trước khi hết
tháng và cấm làm báo cáo trước khi khoá sổ. Khoá sổ là gạch một đường kẻ ngang, tính
tổng số tiền phát sinh bên Nợ, bên Có và tính ra số dư của tài khoản trong sổ kế toán
trong một thời gian nhất định.
66
Đơn vị phải lập và thực hiện chế độ kiểm tra đối chiếu số liệu trên sổ kế
toán:
- Đối chiếu sổ quỹ và tiền mặt ở quỹ hàng ngày.
- Đối chiếu giữa sổ tiền gửi ngân hàng với ngân hàng mỗi tuần một lần.
- Đối chiếu giữa các sổ phân tích với sổ tổng hợp ít nhất mỗi tháng một
lần.
- Đối chiếu giữa sổ kế toán với sổ sách của kho ít nhất mỗi thánh một
lần.
Đối chiếu số dư chi tiết của các tài khoản thanh toán với từng chủ nợ,
từng khách hàng ít nhất ba tháng một lần.
Cuối năm phải lập bản danh sách tất cả các sổ kế toán dùng cho năm
sau thành hai bản. Một bản gửi cho đơn vị kế toán cấp trên thay cho báo cáo,
một bản lưu ở bộ phận kế toán. Trong năm, nếu cần mở thêm sổ kế toán, bộ
phận kế toán phải điền thêm vào bảng danh sách lưu ở đơn vị đồng thời phải
báo cáo cho cấp trên biết.
Khi khoá sổ vào thời điểm cuối năm, kế toán có thể ghi số dư cuối kỳ
vào cột ngược lại( số dư bên Nợ ghi vào bên Có và ngược lại) và tính ra con
số cân bằng giữa bên Nợ và bên Có. Những dòng kẻ còn lại trong trang sổ sau
khi khoá phải gạch chéo để huỷ bỏ.
Sang năm mới phải mở sổ kế toán mới, sổ kế toán năm mới phải thể
hiện sự tiếp tục công việc kế toán của năm cũ, phải chuyển số dư tất cả các tài
khoản nào còn số đến ngày 31/12 năm cũ sang sổ sách năm mới. Bảng cân
đối kế toán cuối năm là chứng từ tổng hợp về các số dư của tất cả các tài
khoản về năm cũ.
Hàng tháng khi công việc vào sổ đã xong, sổ sách đã đối chiếu kiểm tra
và khoá sổ thì tất cả các chứng từ của tháng( chứng từ gốc, chứng từ tổng hợp, chứng từ
ghi sổ) phải sắp xếp theo loại, trong từng loại phải sắp xếp theo
thứ tự thời gian, đóng thành quyển hoặc gói lại cẩn thận, trên mặt ngoài ghi
rõ.
- Tên doanh nghiệp kế toán
- Niên độ, tháng
- Số hiệu chứng từ ghi sổ: số đầu và số cuối kỳ.
Sổ sách kế toán, báo cáo kế toán và các tài liệu khác có liên quan cuối
năm cũng sắp xếp và bảo quản như trên.
Các tài liệu kế toán được lưu giữ ở bộ phận kế toán nhiều nhất là một
năm sau niên độ kế toán. Sau đó phải chuyển xuống bộ phận lưu trữ của đơn
vị.
6.3.2. Phương pháp sửa chữa sai lầm trong kế toán.

67
Trong quá trình ghi sổ nếu phát hiện có sai lầm thì phải tiến hành sửa
sai để đảm bảo yêu cầu chính xác. Các sai sót thường gặp khi ghi sổ kế toán:
ghi sai số liệu, bỏ sót nghiệp vụ ngoài sổ được phát hiện, ghi lặp lại nghiệp vụ
đã ghi trên cùng một sổ, ghi sai quan hệ đối ứng trên sổ.Tuỳ theo tính chất và
thời gian phát hiện sai lầm, kế toán có thể ứng dụng một trong ba phương
pháp sửa sai sau:
- Phương pháp cải chính( phương pháp gạch xoá, phương pháp đính
chính):
+ Sai lầm trong diễn giải không liên quan đến hệ đối ứng tài khoản
+ Sai lầm phát hiện ra sớm nên không ảnh hưởng đến số tổng ộng bằng
chữ.
- Phương pháp sửa sai: dùng mực đỏ gạch ngang chỗ ghi sai để có thể
còn trông thấy nội dung của những chỗ ghi sai bị xoá bỏ đi. Trên chỗ ghi bị
xóa bỏ, ghi những con số hoặc những chữ đúng bằng mực thường. Nếu sai chỉ
một chữ số thì cũng phải gạch toàn bộ con số sai và phải viết lại con số đúng.
Cần phải chứng thực chỗ đính chính bằng chữ ký của kế toán trưởng.
- Phương pháp ghi bổ sung:
Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp ghi đúng về quan
hệ đối ứng tài khoản nhưng sai về số tiền, với số tiền đã ghi sổ ít hơn số tiền
thực tế phát sinh trong các nghiệp vụ kinh tế tài chính hoặc bỏ sót không cộng
đủ số tiền ghi trên các chứng từ. Cách sửa sai là dùng mực thường ghi thêm một bút toán
về đỗi ứng tài khoản giống như bút toán đã ghi với số tiền bằng chênh lệch giữa số
tiền đúng với số đã ghi sai.
- Phương pháp ghi số âm( phương pháp ghi đỏ). Phương pháp này
được áp dụng trong các trường hợp:
+ Định khoản đúng về đối ứng tài khoản nhưng số tiền đã ghi sai lớn
hơn số đúng trên chứng từ và thời gian phát hiện lại chậm trễ.
+ Định khoản đúng nhưng ghi trùng 2 lần một nghiệp vụ kinh tế,
+ Ghi sai quan hệ đối ứng tài khoản và các trường hợp khác.
=>Cách sửa sai là:
+ Đối với trường hợp thứ nhất, phương pháp sửa sai là ghi một bút toán
về đối ứng tài khoản giống như bút toán đã ghi với số tiền bằng chênh lệch
giữa số sai với số đúng, nhưng số tiền ghi bằng số âm.
+ Đối với trường hợp ghi trùng lặp, phương pháp sửa sai là ghi thêm
một bút toán giống như một bút toán đã ghi trùng, nhưng số tiền ghi bằng số
âm để huỷ bỏ bút toán đã ghi sai. Sau đó ghi lại bằng bút toán đúng và cộng
lại.

68
+ Đối với trường hợp thứ ba thì phương pháp sửa sai là: ghi lại một bút
toán giống như bút toán đã ghi sai. Sau đó ghi lại bút toán đúng và cộng lại.
* Chú ý:
- Khi sửa sai bằng phương pháp bổ sung hay phương pháp ghi số âm
đều phải có những chứng từ đính chính dẫn chứng số liệu và ngày tháng của
chứng từ đã ghi số sai, cần phải được điều chỉnh và phải được kế toán trưởng
duyệt.
- Trong kế toán, số âm có thể được biểu hiện bằng nhiều cách khác
nhau. Phổ biến là viết bằng mực thường trong ngoặc đơn hoặc ghi bằng mực
đỏ. Ngoài ra người ta có thể ghi bằng mực thường rồi đóng khung.
6.4. Các hình thức ghi sổ kế toán.
Công tác kế toán ở các đơn vị bao giờ cũng xuất phát từ chứng từ gốc
và kết thúc bằng hệ thống báo cáo kế toán định kỳ trong hệ thống sổ kế toán
cần thiết. Việc quy định phải mở những loại sổ kế toán nào để phản ánh các
đối tượng của kế toán, kết cấu của từng loại sổ, trình tự, phương pháp ghi sổ
và mối liên hệ giữa các loại sổ nhằm đảm bảo vai trò, chức năng và nhiệm vụ
của kế toán được gọi là hình thức kế toán.
Lịch sử phát triển của khoa học kế toán từ trước đến nay đã trải qua các
hình thức kế toán sau:
- Hình thức Nhật ký- sổ cái
- Hình thức Nhật ký chung
- Hình thức chứng từ ghi sổ
- Hình thức Nhật ký chứng từ
Việc áp dụng hình thức kế toán này hay hình thức kế toán khác là tuỳ
thuộc vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của các
doanh nghiệp.Vấn đề cần lưu ý là khi chọn 1 hình thức kế toán để áp dụng
trong xí nghiệp thì nhất thiết phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của hình
thức kế toán đó, tuyệt đối tránh tình trạng chắp vá tuỳ tiện, làm theo kiểu
riêng của mình.
6.4.1. Hình thức Nhật ký- Sổ cái.
Đây là hình thức kế toán trực tiếp, kế toán giản đơn bởi đặc trưng về số
lượng sổ, loại sổ, kết cấu sổ cũng như đặc trưng về trình tự .
6.4.1.1 Các loại sổ kế toán.
Hình thức Nhật ký- Sổ cái gồm các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký- Sổ cái: Nhật ký - Sổ cái là một quyển sổ kế toán tổng hợp
duy nhất có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phần Nhật ký để ghi chép các nghiệp
vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Với phần Sổ cái để phân
loại các nghiệp vụ đó theo các tài khoản kế toán. Sổ Nhật ký- Sổ cái gồm
nhiều trang, mỗi trang làm hai phần: một phần dùng làm sổ Nhật ký gồm các cột: ngày
69
tháng, số hiệu của chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ, trích yếu nội dung nghiệp vụ ghi sổ
và số tiền. Phần dùng làm Sổ cái được chia ra nhiều cột, mỗi cột ghi một tài khoản, trong
mỗi cột lớn( ghi một tài khoản) lại chia 2 cột nhỏ để ghi bên Nợ và bên Có của tài khoản
đó. Số lượng cột trên sổ nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng các tài khoản phải sử dụng.
- Các sổ và thẻ kế toán chi tiết: Sổ và thẻ kế toán chi tiết trong hình thức Nhật
ký- Sổ cái gồm:
+ Sổ thẻ kế toán chi tiết TSCĐ, khấu hao TSCĐ và vốn kinh doanh.
+ Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm
hàng hoá
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết các loại vốn bằng tiền( quỹ tiền mặt, tiền
gửi ngân hàng, các khoản tiền gửi ngân hàng khác và vốn bằng tiền khác) và
tiền vay ngân hàng( vay ngắn hạn ngân hàng, vay dài hạn ngân hàng).
+ Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết các nghiệp vụ thanh toán, thanh toán với
người bán, người nhận thầu, thanh toán với người mua, người đặt hàng, thanh
toán các khoản phải thu, phải trả và các khoản bồi thường vật chất, thanh toán
trong nội bộ ngành và nội bộ xí nghiệp, thanh toán với ngân sách và các
nghiệp vụ thanh toán khác đòi hỏi phải theo dõi chi tiết.
+ Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết chi phí sản xuất và phí tổn lưu thông.
+ Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết chi phí vốn đầu tư cơ bản và cấp phát đầu
tư cơ bản.
+ Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết các khoản khác tuỳ theo yêu cầu quản lý,
kiểm tra và lập báo biểu trong từng ngành, từng xí nghiệp. Nội dung và kết cấu của các
sổ và thẻ kế toán chi tiết phụ thuộc vào tính chất của các đối tượng và yêu cầu thu nhận
các chỉ tiêu phục vụ công tác quản lý và lập báo cáo.
*Sơ đồ trình tự theo hình thức Nhật ký- Sổ cái

70
- Ghi hàng ngày
- Ghi cuối tháng
- Đối chiếu kiểm tra
6.4.1.2. Trình tự ghi sổ.
Trình tự ghi chép kế toán trong hình thức Nhật ký- Sổ cái như sau:
hàng ngày, khi nhận được chứng từ gốc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh, nhân viên giữ sổ Nhật ký- Sổ cái phải kiểm tra chứng từ về
mọi mặt, căn cứ vào nội dung nghiệp vụ trên chứng từ xác định tài khoản ghi
Nợ, tài khoản ghi Có và các nội dung cần thiết của chứng từ vào Nhật ký- Sổ
cái. Mỗi chứng từ gốc được ghi vào Nhật ký- Sổ cái trên một dòng đồng thời
ở cả hai phần: trước hết ghi vào cột ngày tháng, số hiệu của chứng từ, diễn
giải nội dung và số tiền của nghiệp vụ trong phần nhật ký, sau đó ghi số tiền
của nghiệp vụ vào cột ghi Nợ và cột ghi Có của các tài khoản có liên quan
trong phần sổ cái. Cuối tháng, sau khi phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế
tài chính phát sinh trong tháng vào sổ Nhật ký- Sổ cái, nhân viên giữ sổ tiến
hành khoá sổ, tìm ra tổng số tiền ở phần nhật ký, tổng số phát sinh Nợ, phát sinh Có sinh
Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản ở phần sổ cái, đồng thời tiến
hành kiểm tra đối chiếu số liệu Nhật ký- Sổ cái bằng cách lấy tổng số phát
sinh Nợ tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản ở phần sổ cái đối chiếu
với tổng số tiền ở phần nhật ký, và lấy tổng số dư Nợ của tất cả các tài khoản
đối chiếu với tổng số dư Có của tất cả các tài khoản trên sổ cái. Nếu các tổng
só ở trên khớp nhau thì việc tính toán số phát sinh và số dư của các tài khoản
trên Nhật ký- Sổ cái được coi là chính xác.
Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác của các số liệu trên từng
tài khoản tổng hợp, trước khi lập báo biểu kế toán, nhân viên giữ Nhật ký- Sổ
cái phải tiến hành đối chiếu số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư của
từng tài khoản trên sổ cái với số liệu của các bảng tổng hợp số liệu kế toán chi
tiết của các tài khoản tương ứng.
Chứng từ gốc sau khi ghi Nhật ký- Sổ cái được chuyển ngay đến các bộ
phận kế toán chi tiết có liên quan đến ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán của từng tài
khoản. Cuối tháng, các nhân viên của các phần hành kế toán chi tiết cộng các
sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào số liệu của sổ hoặc thẻ kế toán chi
tiết lập bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với
Nhật ký- Sổ cái.
Mọi sai sót trong quá trình kiểm tra đối chiếu số liệu phải được sửa
chữa kịp thời đúng các phương pháp sửa chữa sai sót theo quy định trong chế
độ về chứng từ và sổ sách kế toán.

71
Nhật ký- Sổ cái và các bảng tổng hợp chi tiết sau khi kiểm tra, đối
chiếu và chỉnh lý số liệu được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán và các báo
biểu kế toán khác.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu, thích hợp với các đơn vị
có quy mô nhỏ, ít nghiệp vụ kinh tế, nội dung hoạt động kinh tế đơn giản, sử
dụng ít tài khoản, số người làm kế toán ít.
Nhược điểm: Không áp dụng được cho đơn vị kế toán vừa và lớn, số nghiệp
vụ kinh tế phát sinh nhiều, hoạt động phức tạp phải sử dụng nhiều tài khoản…
Kết cấu sổ không thuận tiện cho nhiều người cùng ghi một lúc nên công việc
lập báo cáo bị chậm trễ.
6.4.2. Hình thức kế toán Nhật ký chung.
Đây là hình thức kế toán đơn giản, thích hợp với mọi đơn vị ,
đặc biệt thuận lợi khi sử dụng máy vi tính để xử lý thông tin kế toán.
6.4.2.1. Các loại sổ kế toán.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
- Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt
- Sổ cái
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ Nhật ký chung( sổ Nhật ký tổng quát) là sổ kế toán căn bản dùng để
ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và quan hệ đối
ứng tài khoản của nghiệp vụ đó. Làm căn cứ để ghi vào sổ cái.
Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống các nghiệp
vụ phát sinh theo từng tài khoản tổng hợp. Số liệu của sổ cái cuối tháng được
dùng để ghi vào bảng ân đôi số phát sinh và từ đó ghi vào bảng cân đối kế
toán và các báo biểu khác.
Sổ nhật ký đặc biệt được dùng trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế phát
sinh nhiều, nếu tập trung ghi tất cả vào sổ Nhật ký chung thì sẽ có trở ngại về
nhiều mặt, cho nên phải mở các sổ nhật ký đặc biệt để ghi chép riêng cho
từng loại nghiệp vụ chủ yếu. Khi dùng sổ nhật ký đặc biệt thì chứng từ gốc
trước hết được ghi vào sổ nhật ký đặc biệt( sổ nhật ký đặc biệt thường là loại
sổ nhiều cột). Sau đó, hàng ngày hoặc định kỳ tổng hợp số liệu của sổ nhật ký
đặc biệt ghi một lần vào sổ cái.
Ngoài sổ nhật ký đặc biệt, tuỳ theo yêu cầu quản lý đối với từng loại tài
sản hoặc từng loại nghiệp vụ như TSCĐ, vật liệu, hàng hoá, thành phẩm, chi
phí sản xuất… Người ta phải mở các sổ hoặc các thẻ kế toán chi tiết. Đây là
loại sổ kế toán dùng để ghi chi tiết các sự việc đã ghi trên sổ kế toán tổng hợp
nhằm phục vụ yêu cầu của công tác kiểm tra và phân tích. Khi mở các sổ kế
toán chi tiết thì chứng từ gốc được ghi vào sổ kế toán chi tiết, cuối tháng căn
cứ vào các sổ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản
72
tổng hợp để đối chiếu với số liệu của tài khoản đó trong sổ cái hay trong bảng
câ đối tài khoản.
6.4.2.2. Trình tự ghi sổ.
Trình tự ghi chép kế toán trong hình thức Nhật ký chung như sau: hàng
ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký
chung theo trình tự thời gian. Trường hợp dùng sổ nhật ký đặc biệt thì hàng
ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ
nhật ký đặc biệt có liên quan, định kỳ tổng hợp các nghiệp vụ trên sổ nhật ký
đặc biệt là lấy số liệu tổng hợp ghi một lần vào Sổ cái. Hàng ngày hoặc định
kỳ lấy số liệu trên Nhật ký chung ghi vào sổ cái, cuối tháng cộng số liệu của
sổ cái và lấy số liệu của sổ cái lập bảng cân đối tài khoản.
Đối với các tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì sau khi
ghi sổ nhật ký, phải căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi
tiết liên quan. Cuối tháng cộng thẻ hoặc sổ kế toán chi tiết làm căn cứ lập các
bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản để đối chiếu với số lượng chung của
tài khoản đó trên sổ cái hay bảng cân đối tài khoản.
Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng các số liệu. Bảng cân đối tài
khoản, các bảng tổng hợp chi tiết được dùng làm căn cứ để lập bảng cân đối
kế toán và các báo biểu kế toán khác.
*Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

- Ghi hàng ngày


73
- Ghi cuối tháng
- Đối chiếu kiểm tra
6.4.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
6.4.3.1. Các loại sổ kế toán.
Hình thức chứng từ ghi sổ kế toán gồm các sổ kế toán sau đây:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ
- Số Cái
- Các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hoá các
nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo các khoản tổng hợp quy định trong
chế độ kế toán. Có hai loại sổ kế toán: sổ cái ít cột và sổ cái nhiều cột. Sổ cái
ít cột dược sử dụng trong những trường hợp hoạt động kinh tế tài chính đơn
giản, do đó quan hệ đối ứng của các tài khoản cũng đơn giản. Trong trường
hợp hoạt động kinh tế tài chính phức tạp, các tài khoản có nhiều quan hệ đối
ứng với các tài khoản khác thì phải sử dụng mẫu sổ cái nhiều cột để thuận tiện
cho việc đối chiếu số liệu và thu nhận chỉ tiêu cần thiết phụ vụ yêu cầu quản
lý. Trên sổ cái nhiều cột thì số phát sinh bên Nợ, số phát sinh bên Có của mỗi
tài khoản đượ phân tích theo các tài khoản đối ứng Có và tài khoản đối ứng
Nợ có liên quan. Mỗi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được ghi vào sổ
cái hai lần: Một lần ghi vào bên Nợ và một lần ghi vào bên Có của các tài
khoản có quan hệ đối ứng với nhau.
Sổ cái thường là sổ đóng thành quyển, mở cho từng tháng một: trong
đó mỗi tài khoản được dành riêng một trang hoặc một số trang tuỳ theo khối
lượng nghiệp vụ ghi chép ít hay nhiều. Trường hợp một tài khoản phải dùng
một số trang thì cuối mỗi trang phải cộng tổng số theo từng cột và chuyển
sang đầu trang sau. Cuối mỗi tháng phải khoá sổ, cộng tổng số phát sinh Nợ
và tổng số phát sinh Có của từng tài khoản để làm căn cứ lập bảng đối chiếu
số phát sinh.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là loại sổ kế toán tổng hợp dùng để đăng ký
tổng số tiền của các chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian( nhật ký). Nội
dung chủ yếu của các sổ này có các cột: số hiêu của chứng từ ghi sổ. Ngoài
mục đích đăng ký các chứng từ ghi số phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ còn dùng để quản lý các chứng từ ghi sổ và kiểm tra
đối chiếu với tổng số tiền mà kế toán đã ghi trên các tài khoản kế toán.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mở cho cả năm, cuối mỗi tháng kế toán tiến
hành cộng tổng số phát sinh trong cả tháng để làm căn cứ đối chiếu với bảng
cân đối số phát sinh.

74
Bảng cân đối số phát sinh được dùng để tổng hợp số phát sinh Nợ, số
phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên sổ cái, nhằm kiểm tra lại việc tập
hợp và hệ thống hoá các số liệu trên sổ cái, đồng thời làm căn cứ để thực hiện
việc đối chiếu số liệu của sổ cái với số liệu của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ(
tức là giữa sổ nhật ký và sổ cái). Trên bảng đối chiếu số phát sinh ngoài các
cột phản ánh số phát sinh Nợ, phát sinh Có còn có các cột phản ánh số dư đầu
tháng( dư Nợ và dư Có) của từng tài khoản, do đó bảng này được dùng làm
căn cứ để lập bảng cân đối tài sản và các báo biểu kế toán khác.
Sổ và thẻ kế toán chi tiết trong hình thức Chứng từ ghi sổ tương tự như
hình thức Nhật ký- Sổ cái.
Trong hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, căn cứ vào các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh vào các sổ sách kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ, chứng
từ ghi sổ là loại chứng từ dùng để tập hợp số liệu của chứng từ gốc theo từng
loại sự việc và ghi rõ nội dung vào sổ cho từng sự việc ấy( ghi Nợ tài khoản
nào, đối ứng với bên Có của tài khoản nào, hoặc ngược lại- xem mẫư chứng
từ ghi sổ). Chứng từ ghi sổ có thể lập cho từng chứng từ gốc, hoặc có thể lập
cho nhiều chứng từ gốc có nội dung kinh tế giống nhau và phát sinh thường
xuyên trong tháng. Trong trường hợp thứ hai phải lập các bảng tổng hợp
chứng từ gốc. Bảng tổng hợp chứng từ gốc lập cho từng loại nghiệp vụ một và
có thể lập định kỳ 5- 10 ngày một lần hoặ lập một bảng luỹ kế ho cả tháng,
trong đó các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vừa ghi chép theo trình tự thời gian,
vừa được phân loại theo các tài khoản đối ứng. Cuối tháng( hoặc định kỳ) căn
cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc lập các chứng từ ghi sổ.
6.4.3.2. Trình tự ghi sổ.
Trình tự ghi chép kế toán trong hình thức Chứng từ ghi sổ như sau:
hàng ngày, nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào các chứng
từ gốc đã kiểm tra lập các chứng từ ghi sổ. Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh nhiều và thường xuyên, chứng từ gốc sau khi kiểm tra đượ ghi vào bản
chứng từ gốc. Cuối tháng hoặc định kỳ, căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ
gốc, lập các chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được chuyển
đến kế toán trưởng( hoặc người được kế toán trưởng uỷ quyền) ký duyệt rồi
chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp với đầy đủ chứng từ gốc kèm theo để bộ
phận này ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sau đó ghi vào sổ cái. Cuối
tháng khoá sổ tìm ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát
sinh Có của từng tài khoản trên sổ cái. Tiếp đó căn cứ vào sổ lập bảng cân đối
số phát sinh của các tài khoản tổng hợp. Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát
sinh Có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh khớp nhau và khớp
với tổng số tiền của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư
75
Có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp nhau và số dư
của từng tài khoản ( dư Nợ, dư Có) trên bảng cân đối phải khớp nhau với số
dư của tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết của phần kế toán chi
tiết. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp số liệu nói trên, bảng cân đối số phát
sinh được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác.
Đối với những tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì tài khoản gốc sau khi
sử dụng để lập chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ sách kế toán tổng hợp được chuyển đến
các bộ phận kế toán chi tiết có liên quan để làm căn cứ ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi
tiết theo yêu cầu của từng trường hợp.
Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp
để đối chiếu với sổ cái thông qua bảng cân đối số phát sinh. Các bảng tổng
hợp chi tiết, sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu cùng với bảng cân đối số phát
sinh được dùng làm căn cứ để lập các báo biểu kế toán.
*Sơ đồ ghi sổ toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

- Ghi hàng ngày


- Ghi cuối tháng
- Đối chiếu kiểm tra

76
6.4.4. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ.
Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ có mấy nguyên tắc chủ yếu sau
đây:
- Mở sổ sách kế toán theo vế Có của các tài khoản kết hợp với việ phân
tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bên Có của mỗi tài khoản theo các tài
khoản đối ứng Nợ có liên quan.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự
thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ đó theo nội dung kinh tế( theo
tài khoản kế toán).
- Kết hợp rộng rãi việc kế toán tổng hợp với việc
chi tiết của đại bộ phận các tài khoản trên cùng một sổ sách kế toán và trong
cùng một quá trình ghi chép.
- Kết hợp việc ghi chép kế toán hàng ngày với việc tập hợp dần các chỉ
tiêu kinh tế cần thiết cho công tác quản lý và lập báo biểu kế toán.
- Dùng các mẫu sổ in sẵn quan hệ đối ứng tiêu chuẩn của tài khoản và
các chỉ tiêu chi tiết các chỉ tiêu báo biểu quy định.
6.4.4.1. Các loại sổ kế toán.
Những sổ sách kế toán chủ yếu được sử dụng trong hình thức kế toán
Nhật ký chứng từ là:
- Nhật ký chứng từ.
- Bảng kê.
- Sổ cái.
- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
Nhật ký chứng từ là sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toàn bộ số
phát sinh Có của các tài khoản tổng hợp. Nhật ký chứng từ mở cho tất cả các
tài khoản, có thể mở cho mỗi một tài khoản một nhật ký chứng từ hoặc có thể
mở một nhật ký chứng từ để dùng cho một số tài khoản có nội dung kinh tế
giống nhau hoặc có quan hệ mật thiết với nhau và thông thường là các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh của các tài khoản đó không nhiều. Khi mở nhật ký chứng
từ dùng chung cho nhiều tài khoản, thì trên nhật ký chứng từ đó phát sinh của
mỗi tài khoản đượ phản ánh riêng biệt ở một số dòng hoặc một số cột cho mỗi
tài khoản. Trong mọi trường hợp, số phát sinh bên Có của mỗi tài khoản chỉ
tập trung phản ánh trên một nhật ký chứng từ và từ nhật ký chứng từ này ghi
vào sổ cái một lần vào cuối tháng. Số phát sinh Nợ của mỗi tài khoản được
phản ánh trên nhật ký chứng từ khác nhau ghi Có các tài khoản đối ứng có
liên quan đối ứng Nợ với tài khoản đó và cuối tháng được tập hợp vào sổ cái
từ các nhật ký chứng từ.
Nhật ký chứng từ chỉ tập hợp số phát sinh bên Có của tài khoản phân
tích theo các tài khoản đối ứng Nợ. Riêng đối với các nhật ký chứng từ ghi Có
77
các tài khoản thanh toán để phục vụ yêu cầu phân tích và kiểm tra, ngoài phần
chính dùng để phản ánh số phát sinh bên Có, còn có thể bố trí thêm các cột để
phản ánh số phát sinh Nợ, số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của các tài khoản đó.
Số liệu của các cột phản ánh số phát sinh Nợ các tài khoản trong trường hợp
này chỉ dùng cho mục đích kiểm tra, phân tích, không dùng để ghi sổ cái.
Nhật ký chứng từ phải mở theo từng tháng, hết mỗi tháng phải khoá sổ
nhật ký chứng từ cũ và mở nhật ký chứng từ mới cho tháng tiếp theo. Mỗi lần
khoá sổ cũ, mở sổ mới phải chuyển toàn bộ số dư cần thiết từ nhật ký chứng
từ cũ sang nhật ký chứng từ mới tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng tài khoản.
Bảng kê được sử dụng trong những trường hợp khi các chỉ tiêu hạch
toán chi tiết của một số tài khoản không thể kết hợp trực tiếp trên nhật ký
chứng từ được. Khi sử dụng bảng kê thì số liệu của chứng từ gốc trước hết
được ghi vào bảng kê cuối tháng số liệu tổng cộng của các bảng kê được
chuyển vào nhật ký chứng từ có liên quan. Bảng kê phần lớn mở theo vế Có
của tài khoản. Riên đối với các nghiệp vụ về vốn bằng tiền, bảng kê được mở
theo vế Nợ của tài khoản. Đối với các bảng kê dùng để theo dõi các nghiệp vụ
thanh toán, ngoài số phát sinh Có, còn phản ánh số phát sinh Nợ, số dư đầu
kỳ và số dư cuối kỳ của từng tài khoản chi tiết theo từng khách nợ, chủ nợ,
từng tài khoản thanh toán.
Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, mỗi tờ sổ dùng cho một
tài khoản trong đó phản ánh số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối
tháng. Số phát sinh Có của mỗi tài khoản được phản ánh trên sổ cái theo tổng
số lấy từ nợ nhật ký chứng từ chi Có tài khoản đó, số phát sinh Nợ được phản
ánh chi tiết theo từng tài khoản đối ứng Có lấy tờ các nhật ký chứng từ có liên
quan, sổ cái chỉ ghi một lần vào ngày cuối tháng sau khi đã khoá sổ khiểm tra,
đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ.
Trong hình thức kế toán Nhật ký chứng từ việc chi tiết của
đại bộ phận các tài khoản được thực hiện kết hợp ngay trên các nhật ký chứng
từ hoặc bảng kê của các tài khoản đó, vì vậy không phải mở các các sổ hoặc
thẻ kế toán chi tiết riêng. Đối với TSCĐ, hàng hoá vật tư, thành phẩm và chi
phí sản xuất cần phải nắm chắc tình hình biến động thường xuyên chi tiết theo
từng loại, từng thứ, từng đối tượng cả về số lượng lẫn giá trị nên
không thể phản ánh kết hợp đầy đủ trong nhật ký chứng từ và bảng kê được
mà bắt buộc phải mở sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết riêng. Trong trường hợp này
phải căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết, cuối tháng
căn cứ váo sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài
khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ cái và các nhật ký chứng từ, bảng kê có
liên quan.

78
Căn cứ để ghi vào sổ sách kế toán chủ yếu trong hình thức nhật ký
chứng từ là chứng từ gốc. Tuy nhiên, để đơn giản và hợp lý công việc ghi
chép kế toán hàng ngày trong hình thức kế toán này òn sử dụng hai loại chứng
từ tổng hợp phổ biến là bảng phân bổ và tờ khai chi tiết. Bảng tổng hợp là
chứng từ tổng hợp phân loại chứng từ gốc cùng loại theo các đối tượng sử
dụng bảng phân bổ được dùng cho các loại chi phí phát sinh nhiều lần và
thường xuyên như vật liệu, tiền lương hoặc đòi hỏi phải tính toán phân bổ như
khấu hao TSCĐ, phân bổ vật rẻ tiền mau hỏng, phân bổ lao vụ sản xuất phụ.
Khi sử dụng bảng phân bổ thì chứng từ gốc trước hết được ghi vào bảng phân
bổ, cuối tháng số liệu ở bảng phân bổ được ghi vào bảng kê và nhật ký chứng
từ có liên quan.
Tờ kê chi tiết cũng là loại chứng từ tổng hợp chứng từ gốc dùng để
phân loại các chỉ tiêu bằng tiền và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khác đã được phản
ánh ở các nhật ký chứng từ hoặc các bảng kê để ghi vào các nhật
ký chứng từ hoặc các bảng kê khác có liên quan theo các chỉ tiêu
chi tiết quy định trên các nhật ký chứng từ và bảng kê này.
Khi sử dụng các tờ kê chi tiết thì số liệu chứng từ gốc trước hết được
ghi vào tờ kê chi tiết cuối tháng số liệu của các tờ kê chi tiết dược ghi vào
nhật ký chứng từ và bảng kê liên quan.
6.4.4.2. Trình tự ghi sổ.
Trình tự ghi chép kế toán trong hình thức Nhật ký chứng từ như sau:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu
ghi trực tiếp vào nhật ký chứng từ hoặc bảng kê có liên quan. Trường hợp ghi
hàng ngày vào bảng kê thì cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng
kê vào nhật ký chứng từ.
Đối với các loại chi phí( sản xuất hoặc lưu thông) phát sinh nhiều lần
hoặc mang tính chất phân bổ, thì các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và
phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ
ghi vào bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan.
Cuối tháng khoá sổ các nhật ký chứng từ kiểm tra đối chiếu số liệu trên
các nhật ký chứng từ và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi
trực tiếp vào sổ cái một lần, không cần lập chứng từ ghi sổ.
Riêng đối với các tài khoản phải mở sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì
chứng từ gốc sau khi ghi vào nhật ký chứng từ hoặc bảng kê được chuyển
sang các bộ phận kế toán chi tiết để ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết của
các tài khoản liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và
căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng
tài khoản để đối chiếu với sổ cái.

79
Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký
chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập bảng cân
đối kế toán và các báo biểu kế toán khác.
*Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ

- Ghi hàng ngày


- Ghi cuối tháng
- Đối chiếu kiểm tra

6.4.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính


Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc
kế toán đưcợ thực hiện trên một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi
tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình
thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm
kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng phải được in đầy
đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định
Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán
được thiết kế theo hình thức nào sẽ có loại sổ của hình thức đó nhưng không
hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
*Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính
(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc các Bảng
tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ
ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy
tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy định của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động cập

80
nhật vào sổ kế toán tổng hợp( Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái…) và các sổ, thẻ
kế toán chi tiết liên quan.
(2) Cuối tháng( hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực
hện các thao tác khoá sổ( cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu
giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm
bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập ttrong kỳ. Người làm
kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính
sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổn hợp và sổ kế toán chi tiết được in
ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý quy định về sổ kế bằng tay.

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN

HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY

PHẦN MỀM SỔ KẾ TOÁN


CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp

- Sổ chi tiết

BẢNG TỔNG HỢP


CHỨNG TỪ KẾ TOÁN - Báo cáo tài chính
CÙNG LOẠI
- Báo cáo kế toán
MÁY VI TÍNH
quản trị

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In số, báo cáo cuối tháng, cuối năm

81
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6
1. Phân loại sổ sách kế toán theo phương pháp ghi và tính chất hệ thống hóa của sổ
2. Phân biệt sổ nhật ký và sổ cái?
3. Theo mức độ phản ánh thông tin ghi trên sổ, sổ kế toán bao gồm những loại nào?
Trình bày mối quan hệ về số liệu của các loại sổ đó?
4. Tình bày quy trình mở sổ, khóa sổ và ghi sổ kế toán?
5. Trình bày nội dung và quy trình áp dụng của phương pháp cải chính khi sửa chữa
sai sót kế toán?
6. Trình bày nội dung và cho ví dụ về việc áp dụng các phương pháp sửa chữa sai
sót: phương pháp ghi âm, ghi bổ sung, ghi bút toán đảo

82
CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
DOANH NGHIỆP

Mục tiêu học tập của chương


Học xong chương này, sinh viên phải hiểu được :
1. Ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp
2. Nắm được nội dung cơ bản của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp
3. Hiểu và nắm rõ những quy định của pháp luật về tổ chức coogntacs kế toán
4. Hiểu được mối quan hệ giữa các loại tài khoản với từng loại báo cáo tổng hợp
cân đối.
5. Hiểu và vận dụng phù hợp các loại mô hình tổ chức bộ máy kế toán.

7.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp
Trong DN kế toán đo lường, tính toán, ghi chép toàn bộ mọi hoạt động kinh tế -
Tài chính phát sinh, xử lý tổng hợp, cung cấp các thông tin kinh tế tài chính về tình hình
và kết quả hoạt động SX – KD, tình hình tài chính của DN – Là căn cứ đề ra các quyết
định kinh tế liên quan đến hoạt động của DN.
Kế toán là một bộ phận quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính.
Vì vậy việc tổ chức tốt công tác kế toán có ý nghĩa sau:
7.1.1.Ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán:
Tổ chức công tác kế toán khoa học hợp lý nhằm đảm bảo cho kế toán thực hiện
đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu quy định, phát huy được vai trò của kế toán
trong quản lý kinh tế, để kế toán trở thành công cụ quản lý kinh tế đắc lực của doanh
nghiệp (DN).
Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp (DN):
Phải phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Phải phù hợp với đặc điểm SX – KD, quy mô, địa bàn hoạt động của DN
Phải phù hợp với khả năng và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán.
Phải xuất phát từ nhu cầu thông tin của người ra quyết định.
Phải đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả.
7.1.2.Nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán:

- Tổ chức khoa học và hợp lý công tác kế toán ở DN, tổ chức hợp lý bộ máy kế
toán, phân công nhiệm vụ rõ ràng từng bộ phận kế toán - mối quan hệ giữa các bộ phận.
- Vận dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán, áp dụng hình thức kế toán phù hợp.
- Trang bị, sử dụng phương tiện kỹ thuật tính toán, thông tin hiện đại vào công tác
kế toán, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán.

83
- Quy định mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng, ban bộ phận khác trong
DN có liên quan đến công tác kế toán.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra kế toán trong nội bộ DN.
7.2. Nội dung tổ chức công tác kế toán
7.2.1.Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng cho các DN do Nhà Nước ban hành gồm Ctừ
bán hàng, chứng từ thanh toán, chứng từ hàng tồn kho, chứng từ tiền tệ, chứng từ lao
động tiền lương, chứng từ TSCĐ…
Đối với các loại chứng từ bắt buộc, kế toán DN phải tuân thủ về biểu mẫu, nội
dung, phương pháp lập. Đối với các loại chứng từ hướng dẫn, kế toán DN có thể vận
dụng phù hợp theo yêu cầu quản lý hoạt động của DN. Kế toán trưởng DN phải quy
định trình tự và xử lý Chứng từ kế toán: lập đầy đủ, kịp thời các Ctừ ban đầu về các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra, hoàn thiện Ctừ kế toán, tổ chức luân chuyển Ctừ
theo từng loại cho các bộ phận để theo dõi ghi sổ, lưu trữ Ctừ.
Phòng kế toán DN phải tổ chức quản lý cấp phát, in sẵn Ctừ chặt chẽ.Ctừ ban đầu
luân chuyển, xử lý Ctừ kế toán khoa học đúng với chế độ quy định, phải hợp với hoạt
động SX – KD của DN.
7.2.2.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Hệ thống TK kế toán DN được xây dựng phù hợp - đáp ứng yêu cầu, đặc điểm của
nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.Vận dụng, đáp ứng y.cầu xử lý thông tin =
máy tính
Hệ thống TK kế toán DN gồm 9 loại TK trong bảng
Việc sắp xếp và phân loại TK kế toán đảm bảo tính cân đối giữa Vốn - Nguồn vốn;
giữa Thu nhập – Chi phí trong hoạt động SX – KD. Căn cứ vào mức độ lưu động giảm
dần của Tài sản và bảo đảm mối quan hệ với các báo cáo kế toán DN. Đồng thời, xây
dựng danh mục và cách thức ghi chép các TK cấp III, cấp IV…phục vụ quản lý của DN.
7.2.3.Tổ chức vận dụng hình thức kế toán:
Có 4 hình thức tổ chức sổ kế toán (đã nêu cụ thể trong chương VI phần II). Mỗi
hình thức kế toán đều có quy định các loại sổ kế toán sử dụng, có ưu - nhược điểm riêng.
Căn cứ vào đặc điểm SX – KD, quy mô hoạt động của DN, khả năng trình độ của đội
ngũ cán bộ kế toán, điều kiện và phương tiện kỹ thuật hiện có của đơn vị mà áp dụng 1
trong các hình thức kế toán phù hợp.
7.2.4.Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán:
Cuối mỗi kỳ (cuối tháng, quý, năm) kế toán tổng hợp số liệu lập Báo cáo tài chính
theo Quy định để phản ánh tình hình tài chính tháng, quý, năm đó.Các Báo cáo Tài chính
quý, năm phải được gửi đi kịp thời theo đúng chế độ quy định cho các nơi nhận báo cáo.
Báo cáo Tài chính bắt buộc: Bảng cân đối kế toán,Báo cáo kết quả hoạt động SX
KD

84
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ,Bản thuyết minh tài chính bổ xung - phải tổ chức ghi
chép theo đúng mẫu biểu, chỉ tiêu quy định.
Báo cáo hướng dẫn: Phải căn cứ vào quy định và yêu cầu quản lý của ngành, DN
để xây dựng biểu mẫu, chỉ tiêu phù hợp nhằm cung cấp số liệu chính xác, kịp thời phục
vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động của DN.
7.2.5. Tổ chức trang bị và ứng dụng các phương tiện và kỹ thuật tính toán:
Việc sử dụng các phương tiện, kỹ thuật tính toán hiện đại trong công tác kế toán là
hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng kịp thời thông tin cần thiết cho công tác quản lý. Mỗi
đơn vị cần trang bị các phương tiện và kỹ thuật tính toán, đồng thời có kế hoạch bồi
dưỡng nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn và khả năng sử dụng thành thạo các
phương tiện toán hiện đại.
7.2.6. Tổ chức bộ máy kế toán:
Điều 48, Luật kế toán Việt Nam quy định: “Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy
kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán”.
* Bộ máy kế toán của một đơn vị là tập hợp những người làm công tác kế toán
trong đơn vị cùng với những trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật tính toán để thực hiện
toàn bộ công tác kế toán của đơn vị. Các dơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán,
người làm kế toán trưởng theo đúng tiêu chuẩn.
- Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành
pháp luật
+ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kế toán
- Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
- Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán,
thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ
của mình
- Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ phải có trách nhiệm bàn
giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán
cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.
* Tổ chức bộ máy kế toán phải hợp lý, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả nhằm cung
cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ và hữu ích cho công tác quản lý
7.3. Kế toán trưởng và kiểm tra kế toán
7.3.1.Kế toán trưởng:
Điều 49, Luật kế toán Việt Nam quy định: Người đại diện theo pháp luật của
đơn vị kế toán phải bố trí người hoặc thuê người làm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế
toán theo đúng tiêu chuẩn và điều kiện pháp luật quy định.
Đơn vị kế toán là các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, chi nhánh,

85
văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hợp tác xã,
hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác….
 Các tiêu chuẩn của kế toán trưởng:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành
pháp luật
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán
- Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên.
- Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 2 năm đối với người có chuyên
môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế
toán ít nhất là 3 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.
- Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng.
 Trách nhiệm của kế trưởng:
- Tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán, công tác thống kê và bộ máy kế toán, thống kê
cho phù hợp của đơn vị kế toán.
- Kế toán trưởng là kiểm soát viên kinh tế - tài chính của Nhà nước, của đơn vị.
- Kế toán trưởng là người đề xuất, tham gia với giám đốc về các quyết định phù
hợp với hoạt động SXKD của đơn vị.
 Quyền hạn của kế toán trưởng:
- Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. Kế toán
trưởng của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí Nhà nước,
đơn vị sự nghiệp, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp Nhà
nước, ngoài các quyền đã nêu trên còn có các quyền:
+ Có ý kiến bằng văn bản đối với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán
về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán,
thủ kho, thủ quỹ.
+ Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thờI tài
liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính kế toán trưởng.
+ Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người
ra quyết định.
+ Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi
có phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị, trường hợp vẫn
phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định hoặc
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc
thi hành quyết định đó.
7.3.2. Kiểm tra kế toán
Kế toán có chức năng kiểm tra thông qua các phương pháp kế toán và trình tự ghi
chép. Với phương pháp lập chứng từ cho phép kiểm tra tính pháp lý của các nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh, hoặc phương pháp ghi sổ kép cho phép kiểm tra đối chiếu
các nghiệp vụ kinh tế đã được ghi sổ kế toán…Nhưng quan trọng là yếu tố con người:
86
Vì thực tế nhiều trường hợp kế toán trưởng và kế toán viên không thực hiện đầy đủ và
đúng đắn các phương pháp kế toán, nên cần thiết phải kiểm tra kế toán.
Kiểm tra kế toán là một biện pháp bảo đảm cho các quy định về kế toán được chấp
hành nghiêm chỉnh, số liệu kế toán được chính xác trung thực, khách quan. Thông qua
kiểm tra kế toán, các cơ quan thẩm quyền thực hiện việc kiểm soát đối với hoạt động
của các đơn vị.
Kiểm tra kế toán cần tập trung vào nội dung sau:
- Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán.
- Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán
- Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán
- Kiểm tra kế toán có thể được thực hiện thường kỳ hoặc bất thường
Kiểm tra thường kỳ: là kiểm tra kế toán thường kỳ trong nội bộ đơn vị là trách
nhiệm của thủ trưởng và kế toán trưởng đơn vị nhằm đảm bảo chấp hành các chế độ, thể
lệ kế toán, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời các số liệu, tài liệu kế toán
Kiểm tra bất thường: được tiến hành trong những trường hợp cần thiết theo đề
nghị của các cơ quan có thẩm quyền.
Cán bộ kiểm tra: Để công tác kiểm tra được chính xác, cán bộ kiểm tra phải có
phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, khi kiểm tra phải thận trọng,
trung thực, khách quan.
Tài liệu kiểm tra là các Ctừ kế toán, Sổ sách kế toán, Báo cáo kế toán trong DN
và các chế độ chính sách về kinh tế, tài chính, kế toán.
7.4. Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp hiện nay
7.4.1.Nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
+ Tổ chức bộ máy kế toán phải phù hợp với quy định pháp lý về kế toán của NN
+ Đảm bảo sự chỉ đạo toàn diện, tập trung, thống nhất công tác kế toán, thống kê
thông tin kinh tế trong DN của kế toán trưởng.
+ Tổ chức bộ máy kế toán phải gọn nhẹ, hợp lý, đúng năng lực.
+ Phù hợp với tổ chức SX – KD và yêu cầu quản lý của DN.
+ Tạo điều kiện cơ giới hoá công tác kế toán.
7.4.2.Mô hình tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp
7.4.2.1.Tổ chức bộ náy kế toán theo hình thức tập trung
DN có 1 bộ máy kế toán tập trung các công việc kế toán của DN: từ tập hợp, phân
loại, kiểm tra, lập Ctừ, ghi sổ kế toán chi tiết - tổng hợp, lập Báo cáo kế toán.
Ở đơn vị phụ thuộc không có bộ máy kế toán riêng, chỉ có nhân viên kế toán thực
hiện ghi chép ban đầu như thu thâpj, tổng hợp, kiểm tra xử lý sơ bộ Ctừ, số liệu kế toán
gửi lên phòng kế toán.

87
Ưu: lãnh đạo tập trung thống nhất đối với công tác kế toán, cung cấp thông tin kịp
thời, thuận tiện cho việc phân công, chuyên môn hoá cán bộ kế toán, cơ hoá công tác kế
toán.
Nhược: Hạn chế việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động SX – KD ở đơn vị phụ
thuộc, luân chuyển Ctừ và ghi sổ kế toán thường chậm.
Áp dụng: đối với DN vừa và nhỏ, SX – KD tập trung
Cơ cấu bộ máy kế toán theo hình thức tập trung

Kế toán trưởng ( Trưởng phòng


kế toán ) đơn vị

Bộ phận Bộ phận KT kế Bộ phận KT Bộ phận KT


toán,K’T nội bộ tổng hợp vật tư, TSCĐ
Tài chính

Bộ phận KT tiền Bộ phận KT thanh Bộ phận KT chi Bộ phận KT...


lương toán phí

Các nhân viên kế toán ở


các bộ phân phụ thuộc

Cơ cấu bộ máy kế toán theo hình thức phân tán

Kế toán trưởng ( Trưởng


phòng kế toán ) đơn vị

Bộ phận Bộ phận KT Bphận KT Bphận KT


kếtoán, K’T nội bộ chung tổng hợp
Tài chính

Trưởng phòng KT Trưởng phòng KT


bphận phụ thuộc bphận phụ thuộc

88
Bộ phận kế toán Bộ phận kế toán Bộ phận kế Bộ phận kế toán…
tiền lương thanh toán toán chi phí
7.4.2.2.Tổ chức bộ náy kế toán theo hình thức phân tán
DN có 1 bộ máy kế toán tập trung
Các đơn vị phụ thuộc cũng tổ chức bộ máy kế toán riêng
a) Bộ máy kế toán đơn vị phụ thuộc
Lập Ctừ ban đầu, ghi sổ sách kế toán, lập Báo cáo kế toán của đơn vị phụ thuộc
gửi Báo cáo và các tài liệu liên quan đến phòng kế toán tập trung của DN theo quy định.
b) Bộ máy kế toán tập trung
Bộ máy kế toán tập trung của DN thực hiện kế toán chung toàn DN, tổng hợp số
liệu kế toán của các đơn vị phụ thuộc gởi lên, lập Báo cáo kế toán toàn DN, đồng thời
hướng dẫn, kiểm tra về mặt chuyên môn - kiểm tra thực hiện các chính sách chế độ kinh
tế - tài chính, chế độ kế toán bộ máy kế toán ở đơn vị phụ thuộc.
Ưu: Công tác kế toán gắn liền với hoạt động SX – KD ở đơn vị phụ thuộc, vì vậy
kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả, cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cho quản lý, điều
hành hoạt động SX – KD
Nhược: Số lương nhân viên kế toán nhiều, khó cho việc phân công, chuyên môn
hoá cán bộ kế toán, cơ giới hoá công tác kế toán
Áp dụng: đối với DN lớn, địa bàn hoạt động rộng, phân tán có nhiều đơn vị phụ
thuộc ở xa và hoạt động tương đối độc lập

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7:


1. Sự cần thiết phải tổ chức bộ máy kế toán ?
2. Nôi dung tổ chức công tác kế toán ?
3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của kế toán trưởng trong doanh nghiệp ?
4. Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp hiện nay ?

89
PHỤ LỤC 1
CHART OF ACCOUNTS
Regulated by Circular 200/2014/TT-BTC dated 22 December 2014 issued by the Ministry of
Finance on guidance for the Enterprise

TK TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT

TÀI SẢN NGẮN HẠN (CURRENT ASSETS)


111 Cash on hand Tiền mặt
1111 Vietnam dong Tiền Việt Nam
1112 Foreign currency Ngoại tệ
1113 Gold, metal, precious stone Vàng bạc, kim khí quý, đá quý
Cash in bank Tiền gửi ngân hàng
112
/ Details for each bank account / Chi tiết theo từng ngân hàng
1121 Vietnam dong Tiền Việt Nam
1122 Foreign currency Ngoại tệ
1123 Gold, metal, precious stone Vàng bạc, kim khí quý, đá quý
113 Cash in transit Tiền đang chuyển
1131 Vietnam dong Tiền Việt Nam
1132 Foreign currency Ngoại tệ
121 Trading securitie Chứng khoán kinh doanh
1211 Stock Cổ phiếu
1212 Bond, treasury bill, exchange bill Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu
128 Investment hold to maturity Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
1281 Time deposits Tiền gửi có kỳ hạn
1282 Bonds Trái phiếu
1283 Loans Cho vay
1288 Other short term investment Đầu tư ngắn hạn khác
Receivables from customers Phải thu của khách hàng
131
/ Details as each customer / Chi tiết theo đối tượng
133 VAT deducted Thuế GTGT được khấu trừ
Thuế GTGT được KT của hàng hoá,
1331 VAT deducted of goods, services
dịch vụ
Thuế GTGT được khấu trừ của
1332 VAT deducted of fixed assets
TSCĐ
136 Internal Receivables Phải thu nội bộ
Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực
1361 Working capital from sub-units
thuộc
1368 Other internal receivables. Phải thu nội bộ khác
138 Other receivables Phải thu khác
Shortage of assets awaiting
1381 Tài sản thiếu chờ xử lý
resolution
1385 Privatisation receivables Phải thu về cổ phần hoá

90
1388 Other receivables Phải thu khác
Dự phòng phải thu khó đòi
139 Provision for bad receivables
(Chi tiết theo đối tượng)
141 Advances (detailed by receivers) Tạm ứng
Hàng mua đang đi trên đường
151 Purchased goods in transit
(Chi tiết theo yêu cầu quản lý)
152 Raw materials Nguyên liệu, vật liệu
153 Instrument & tools Công cụ, dụng cụ
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở
154 Cost for work in process
dang
155 Finished products Thành phẩm
156 Goods Hàng hóa
1561 Purchase rate Giá mua hàng hóa
1562 Cost for purchase Chi phí thu mua hàng hóa
1567 Real estate Hàng hoá bất động sản
157 Entrusted goods for sale Hàng gửi đi bán
Goods in tax-suspension
Hàng hoá kho bảo thuế
warehouse
158 / Applied for the companies
/ Đơn vị XNK được lập kho bảo
which have Tax-suspension
thuế
warehouse
Provision for devaluation of
159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
stocks
161 Administrative expenses Chi sự nghiệp
Administrative expenses for
1611 Chi sự nghiệp năm trước
previous year
1612 Administrative expenses for current Chi sự nghiệp năm nay

TÀI SẢN DÀI HẠN (LONG - TERM ASSETS)

211 Tangible fixed assets Tài sản cố định hữu hình


2111 Building & architectonic model Nhà cửa, vật kiến trúc
2112 Equipment & machine Máy móc, thiết bị
Transportation & transmit
2113 Phương tiện vận tải, truyền dẫn
instrument
Instruments & tools for
2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý
management
Long term trees, working & killed Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho
2115
animals sản phẩm
2118 Other fixed assets Tài sản cố định khác
212 Fixed assets of finance leasing Tài sản cố định thuê tài chính
213 Intangible fixed assets Tài sản cố định vô hình
2131 Land using right Quyền sử dụng đất
2132 Establishment & productive right Quyền phát hành
2133 Patents & creations Bản quyền, bằng sáng chế

91
2134 Trademark Nhãn hiệu hàng hoá
2135 Software Phần mềm máy vi tính
Giấy phép và giấy phép nhượng
2136 License & concession license
quyền
2138 Other intangible fixed assets TSCĐ vô hình khác
214 Depreciation of fixed assets Hao mòn tài sản cố định
2141 Tangible fixed assets depreciation Hao mòn TSCĐ hữu hình
Financial leasing fixed assets
2142 Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
depreciation
2143 Intangible fixed assets depreciation Hao mòn TSCĐ vô hình
2147 Investment real estate depreciation Hao mòn bất động sản đầu tư
217 Investment real estate Bất động sản đầu tư
221 Investment in equity of subsidiaries Đầu tư vào công ty con
Investment in joint ventures Đầu tư vào công ty liên doanh liên
222
associates kết
228 Other long term investments Đầu tư dài hạn khác
2281 Stocks Cổ phiếu
2282 Bonds Trái phiếu
2288 Other long-term investment Đầu tư dài hạn khác
Provision for investment
229 Dự phòng giảm giá đầu tư
devaluation
241 Capital construction in process Xây dựng cơ bản dở dang
2411 Fixed assets purchases Mua sắm TSCĐ
2412 Capital construction Xây dựng cơ bản
2413 Major repair of fixed assets Sửa chữa lớn tài sản cố định
242 Prepaid expenses Chi phí trả trước
243 Deffered income tax assets Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
244 Collateral & deposit Ký quỹ, ký cược

NỢ PHẢI TRẢ (LIABILITIES)

331 Liabilies Phải trả nhà cung cấp


Thuế và các khoản phải nộp Nhà
333 Taxes and payable to state budget
nước
3331 Value Added Tax (VAT) Thuế giá trị gia tăng phải nộp
33311 VAT output Thuế GTGT đầu ra
33312 VAT for imported goods Thuế GTGT hàng nhập khẩu
3332 Special consumption tax Thuế tiêu thụ đặc biệt
3333 Import & export duties Thuế xuất, nhập khẩu
3334 Profit tax Thuế thu nhập doanh nghiệp
3335 Personal income tax Thuế thu nhập cá nhân
3336 Natural resource tax Thuế tài nguyên
Land & housing tax, land rental
3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất
charges
3338 Other taxes Các loại thuế khác

92
Phí, lệ phí và các khoản phải nộp
3339 Fee & charge & other payables
khác
334 Payable to employees Phải trả người lao động
3341 Payable to employees Phải trả công nhân viên
3348 Payable to other employees Phải trả người lao động khác
335 Accruals Chi phí phải trả
336 Intercompany payable Phải trả nội bộ
Thanh toán theo tiến độ kế hoạch
Construction contract progress hợp đồng xây dựng
337
payment due to customers DN xây lắp có thanh toán theo
TĐKH
338 Other payable Phải trả, phải nộp khác
Surplus assets awaiting for
3381 Tài sản thừa chờ giải quyết
resolution
3382 Trade Union fees Kinh phí công đoàn
3383 Social insurance Bảo hiểm xã hội
3384 Health insurance Bảo hiểm y tế
3385 Privatization payable Phải trả về cổ phần hoá
3386 Short-term deposits received Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn
3387 Unrealized turnover Doanh thu chưa thực hiện
3388 Other payable Phải trả, phải nộp khác
341 Long-term borrowing Vay dài hạn
342 Long-term liabilites Nợ dài hạn
343 Issued bond Trái phiếu phát hành
3431 Bond face value Mệnh giá trái phiếu
3432 Bond discount Chiết khấu trái phiếu
3433 Additional bond Phụ trội trái phiếu
344 Long-term deposits received Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
347 Deferred income tax Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Provisions fund for severance Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
351
allowances làm
352 Provisions for payables Dự phòng phải trả

VỐN CHỦ SỞ HỮU ( OWNER'S EQUITY)

411 Working capital Nguồn vốn kinh doanh


4111 Paid-in capital Vốn đầu tư của chủ sở hữu
4112 Share premium Công ty cổ phần Thặng dư vốn cổ phần
4118 Other capital Vốn khác
Differences upon asset
412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản
revaluation
413 Foreign exchange differences Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Foreign exchange differences Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá
4131
revaluation at the end fiscal year lại cuối năm tài chính

93
Foreign exchange differences in Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai
4132
period capital construction investment đoạn đầu tư XDCB
414 Investment & development funds Quỹ đầu tư phát triển
415 Financial reserve funds Quỹ dự phòng tài chính
Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở
418 Other funds
hữu
419 Stock funds Cổ phiếu quỹ
Undistributed earnings Công ty
421 Lợi nhuận chưa phân phối
cổ phần
Previous year undistributed
4211 Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
earnings
4212 This year undistributed earnings Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
431 Bonus & welfare funds Quỹ khen thưởng, phúc lợi
4311 Bonus fund Quỹ khen thưởng
4312 Welfare fund Quỹ phúc lợi
Welfare fund used to acquire fixed
4313 Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
assets
441 Construction investment fund Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Budget resources Dùng cho các
461 Nguồn kinh phí sự nghiệp
C.ty, TC.ty
Precious year budget resources có
4611 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
nguồn kinh phí
4612 This year budget resources Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay
Budget resources used to acquire Nguồn kinh phí đã hình thành
466
fixed assets TSCĐ
DOANH THU (REVENUE)
Sales Chi tiết theo yêu cầu quản Doanh thu bán hàng và cung cấp
511
lý dịch vụ
5111 Goods sale Doanh thu bán hàng hóa
5112 Finished product sale Doanh thu bán các thành phẩm
Services sale áp dụng khi có bán
5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ
hàng nội bộ
5114 Subsidization sale Doanh thu trợ cấp, trợ giá
Doanh thu kinh doanh bất động sản
5117 Investment real estate sale
đầu tư
512 Internal gross sales Doanh thu bán hàng nội bộ
5121 Goods sale Doanh thu bán hàng hoá
5122 Finished product sale Doanh thu bán các thành phẩm
5123 Services sale Doanh thu cung cấp dịch vụ
515 Financial activities income Doanh thu hoạt động tài chính
521 Sale discount Chiết khấu thương mại
531 Sale returns Hàng bán bị trả lại
532 Devaluation of sale Giảm giá bán hàng
CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH ( COST FOR PRODUCTION AND BUSINESS)

94
611 Purchase Mua hàng
6111 Raw material purchases Mua nguyên liệu, vật liệu
6112 Goods purchases Mua hàng hóa
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực
621 Direct raw materials cost
tiếp
622 Direct labor cost Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sử dụng máy thi công
623 Executing machine using cost (áp dụng cho đơn vị xây lắp /
Applied for construction companies
6231 Labor cost Chi phí nhân công
6232 Material cost Chi phí vật liệu
6233 Production tool cost Chi phí dụng cụ sản xuất
6234 Executing machine depreciation Chi phí khấu hao máy thi công
6237 Outside purchasing services cost Chi phí dịch vụ mua ngoài
Other cost Phương pháp kiểm kê
6238 Chi phí bằng tiền khác
định kỳ
627 General operation cost Chi phí sản xuất chung
6271 Employees cost Chi phí nhân viên phân xưởng
6272 Material cost Chi phí vật liệu
6273 Production tool cost Chi phí dụng cụ sản xuất
6274 Fixed asset depreciation Chi phí khấu hao TSCĐ
6277 Outside purchasing services cost Chi phí dịch vụ mua ngoài
6278 Other cost Chi phí bằng tiền khác
631 Production cost Giá thành sản xuất
632 Cost of goods sold Giá vốn hàng bán
635 Financial activities expenses Chi phí tài chính
641 Selling expenses Chi phí bán hàng
6411 Employees cost Chi phí nhân viên
6412 Material, packing cost Chi phí vật liệu, bao bì
6413 Tool cost Chi phí dụng cụ, đồ dùng
6414 Fixed asset depreciation Chi phí khấu hao TSCĐ
6415 Warranty cost Chi phí bảo hành
6417 Outside purchasing services cost Chi phí dịch vụ mua ngoài
6418 Other cost Chi phí bằng tiền khác
General & administration
642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
expenses
6421 Employees cost Chi phí nhân viên quản lý
Tools cost Chi tiết theo hoạt động /
6422 Chi phí vật liệu quản lý
Details as activities
6423 Stationery cost Chi phí đồ dùng văn phòng
6424 Fixed asset depreciation Chi phí khấu hao TSCĐ
Taxes, fees, charges Thuế, phí và lệ phí
6425
/ Details as activities / Chi tiết theo hoạt động
6426 Provision cost Chi phí dự phòng

95
6427 Outside purchasing services cost Chi phí dịch vụ mua ngoài
6428 Other cost Chi phí bằng tiền khác

CHI PHÍ KHÁC (OTHER EXPENSES)

711 Other income Thu nhập khác


THU NHẬP KHÁC ( OTHER REVENUE)
811 Other expenses Chi phí khác
Chi phí thuế thu nhập doanh
821 Business Income tax charge
nghiệp
Current business income tax charge Chi phí thuế TNDN hiện hành
8211 / Details for management
/ Chi tiết theo yêu cầu quản lý
requirement
Deffered business income tax
8212 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
charge

XÁC ĐINH KẾT QUẢ KINH DOANH ( EVALUATION OF BUSINESS RESULTS)

911 Evaluation of business results Xác định kết quả kinh doanh

96
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC THUẬT NGỮ KẾ TOÁN ANH – VIỆT
A
Account Tài khoản kế toán
Account payable Phải trả người bán, nhà cung cấp
Account Receivable Phải thu khách hàng, người mua
Accounting controls Kiểm soát kế toán
Accounting cycle Chu kỳ kế toán
Accounting documents Tài liệu kế toán
Accounting entity Đơn vị kế toán
Accounting equation Phương trình kế toán
Accounting errors Sai sót kế toán
Accounting frauds Gian lận kế toán
Accounting information Thông tin kế toán
Accounting paper Chứng từ kế toán
Accounting period Kỳ kế toán
Accouting principle Nguyên tắc kế toán
Accounting profit Lợi nhuận kế toán
Accouting report Báo cáo kế toán
Accounting standards Chuẩn mực kế toán
Accrual basis Kế toán theo cơ sở dồn tích
Accrued expense Chi phí trích trước
Accumulated depreciation Hao mòn lũy kế của TSCĐ
B
Balance sheet Bảng cân đối kế toán
Bad debt Nợ xấu
Bond Trái phiếu
Book value Giá trị sổ sách
Budget Ngân sách
C
Capital Vốn
Cash Tiền
Cash flow Dòng tiền
Cash basis Cơ sở tiền
Cash discount Chiết khấu thanh toán
D
Debit Bên Nợ, ghi Nợ
97
Deferred expense Chi phí trả trước, chi phí chờ phân bổ
Depreciation Khấu hao
Direct cost Chi phí trưc tiếp
E
Entries Bút toán
Equipment Thiết bị
Equity Vốn
Expense Chi phí

98
PHỤ LỤC 3
LUẬT KẾ TOÁN
Ngày 20/11/2015, Quôc hội đã thông qua Luật số 88/2015/QH13- Luật Kế toán
(sửa đổi) có hiệu lực từ 01/01/2017 thay thế Luật kế toán số 03/2003/QH11.

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người
làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ
chức nghề nghiệp về kế toán.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước.
4. Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn
phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
6. Hộ kinh doanh, tổ hợp tác.
7. Người làm công tác kế toán.
8. Kế toán viên hành nghề; doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
9. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
10. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến kế toán và hoạt động
kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình
bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
2. Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc
một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ
quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành.
3. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
4. Đơn vị kế toán là cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản 1, 2, 3,
4 và 5 Điều 2 của Luật này có lập báo cáo tài chính.
5. Giá gốc là giá trị được ghi nhận ban đầu của tài sản hoặc nợ phải trả. Giá gốc của tài
sản được tính bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp khác theo quy định của pháp luật đến khi đưa tài sản vào trạng
thái sẵn sàng sử dụng.
99
6. Giá trị hợp lý là giá trị được xác định phù hợp với giá thị trường, có thể nhận được
khi bán một tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải trả tại thời điểm xác định
giá trị.
7. Hình thức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên
quan giữa các sổ kế toán.
8. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài
chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
9. Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin
kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của
đơn vị kế toán.
10. Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài
chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
11. Kế toán viên hành nghề là người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch
vụ kế toán theo quy định của Luật này.
12. Kiểm tra kế toán là việc xem xét, đánh giá tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung
thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán.
13. Kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng,
lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế
toán theo quy định của Luật này cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
14. Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ
kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài
chính.
15. Nghiệp vụ kinh tế, tài chính là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài
sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán.
16. Phương pháp kế toán là cách thức và thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công
việc kế toán.
17. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ
thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
18. Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán
quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến
kế toán.
Điều 4. Nhiệm vụ kế toán
1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế
toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm
tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các
hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu
quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
100
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Yêu cầu kế toán
1. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế
toán và báo cáo tài chính.
2. Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
3. Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
4. Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung
và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
5. Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết
thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn
vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.
6. Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so
sánh, kiểm chứng được.
Điều 6. Nguyên tắc kế toán
1. Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban
đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo
giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi
nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
2. Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ
kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn
vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.
3. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ
kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
4. Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và
kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công
khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này.
5. Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu,
chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính
của đơn vị kế toán.
6. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao
dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.
7. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước ngoài việc
thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này còn phải thực hiện kế toán
theo mục lục ngân sách nhà nước.
Điều 7. Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán
1. Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo
cáo tài chính.

101
2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gồm những quy định và hướng dẫn về
nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm kế
toán, kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
3. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán
trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Điều 8. Đối tượng kế toán
1. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành
chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước gồm:
a) Tiền, vật tư và tài sản cố định;
b) Nguồn kinh phí, quỹ;
c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
d) Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
đ) Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
e) Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;
g) Nợ và xử lý nợ công;
h) Tài sản công;
i) Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơnvị kế toán.
2. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà
nước gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định tại các điểm a, b, c, d và i
khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh, trừ hoạt động quy định
tại khoản 4 Điều này, gồm:
a) Tài sản;
b) Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
c) Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác;
d) Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
đ) Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
e) Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn
vị kế toán.
4. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng
khoán, đầu tư tài chính gồm:
a) Các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;
c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
d) Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá.
Điều 9. Kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết
1. Kế toán ở đơn vị kế toán gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.
2. Khi thực hiện công việc kế toán tài chính và kế toán quản trị, đơn vị kế toán phải thực
hiện kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết như sau:
102
a) Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về
hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ
để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động
kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Kế toán tổng hợp được thực hiện trên cơ sở các
thông tin, số liệu của kế toán chi tiết;
b) Kế toán chi tiết phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn
vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ
thể trong đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp. Số liệu kế toán
chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị phù hợp với từng lĩnh vực hoạt
động.
Điều 10. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán
1. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký
hiệu quốc tế là “VND”. Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng
ngoại tệ, thì đơn vị kế toán phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối
đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có
tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ
giá hối đoái với Đồng Việt Nam.
Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại
tệ đó làm đơn vị tiền tệ để kế toán, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thông báo cho
cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam, đơn vị
kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác.
2. Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động sử dụng trong kế toán là đơn vị đo pháp
định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp đơn vị kế toán sử dụng
đơn vị đo khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
3. Đơn vị kế toán được làm tròn số, sử dụng đơn vị tính rút gọn khi lập hoặc công khai
báo cáo tài chính.
4. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.
Điều 11. Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán
1. Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước
ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại Việt Nam thì phải sử
dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
2. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-rập; sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu,
hàng tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số
hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,).
3. Doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài hoặc của tổ chức nước ngoài
phải chuyển báo cáo tài chính về công ty mẹ, tổ chức ở nước ngoài hoặc sử dụng chung
103
phần mềm quản lý, thanh toán giao dịch với công ty mẹ, tổ chức ở nước ngoài được sử
dụng dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ; khi còn ghi chữ số sau chữ
số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị được đặt dấu chấm (.) và phải chú thích trong
tài liệu, sổ kế toán, báo cáo tài chính. Trong trường hợp này, báo cáo tài chính nộp cơ
quan thuế, cơ quan thống kê và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác phải thực hiện
theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 12. Kỳ kế toán
1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định
như sau:
a) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12
năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán
năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này
đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan
tài chính, cơ quan thuế;
b) Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng
của tháng cuối quý;
c) Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
2. Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ đầu ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ
kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ đầu ngày quyết định thành lập
đơn vị kế toán có hiệu lực đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý,
kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đơn vị kế toán khi bị chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức
sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày
kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này
đến hết ngày trước ngày quyết định chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc
hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực.
4. Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn
hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán
năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế
toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa
chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác.
2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế
toán sai sự thật.

104
3. Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến đơn
vị kế toán.
4. Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ quy
định tại Điều 41 của Luật này.
5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
6. Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán
không đúng với quy định của Luật này.
7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho,
thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm
chủ sở hữu.
8. Bố trí hoặc thuê người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn,
điều kiện quy định tại Điều 51 và Điều 54 của Luật này.
9. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký
hành nghề dịch vụ kế toán dưới mọi hình thức.
10. Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên hoặc cung cấp, công bố các báo cáo tài
chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán.
11. Kinh doanh dịch vụ kế toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dịch vụ kế toán hoặc hành nghề dịch vụ kế toán khi không
bảo đảm điều kiện quy định của Luật này.
12. Sử dụng cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp nếu đã quá 06
tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn không được
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc doanh nghiệp đã
chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán.
13. Thuê cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ
kế toán cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị mình.
14. Kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thông đồng,
móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
15. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham
nhũng trong hoạt động kế toán.
Điều 14. Giá trị của tài liệu, số liệu kế toán
1. Tài liệu, số liệu kế toán có giá trị pháp lý của đơn vị kế toán và được sử dụng để công
bố, công khai theo quy định của pháp luật.
2. Tài liệu, số liệu kế toán là cơ sở để xây dựng và xét duyệt kế hoạch, dự toán, quyết
toán, xem xét, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 15. Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
1. Đơn vị kế toán có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán.
2. Đơn vị kế toán có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu kế toán kịp thời, đầy đủ,
trung thực, minh bạch cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

105
CHƯƠNG II
NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN
Mục 1
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Điều 16. Nội dung chứng từ kế toán


1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số;
tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng
từ kế toán.
2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này,
chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
Điều 17. Chứng từ điện tử
1. Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định tại Điều
16 của Luật này và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị
thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang
tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.
2. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá
trình sử dụng và lưu trữ; phải được quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai
thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định.
Chứng từ điện tử được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo
ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng.
3. Khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch, thanh toán
hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính
đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, không có
hiệu lực để giao dịch, thanh toán.
Điều 18. Lập và lưu trữ chứng từ kế toán
1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động củađơn vị kế toán
phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ
kinh tế, tài chính.
2. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy
định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được

106
tự lập chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 16
của Luật này.
3. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không
được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không
ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị
thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách
gạch chéo vào chứng từ viết sai.
4. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên
chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống
nhau.
5. Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu
trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
6. Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại
Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều này. Chứng từ điện tử được in ra giấy và lưu trữ theo
quy định tại Điều 41 của Luật này. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ
trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải
bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
Điều 19. Ký chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký
trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ
kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán
của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được
thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền
ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách
nhiệm của người ký.
3. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng
hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng
để chi tiền phải ký theo từng liên.
4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như
chữ ký trên chứng từ bằng giấy.
Điều 20. Hóa đơn
1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch vụ lập, ghi
nhận thông tin bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hoá đơn thực hiện theo
quy định của pháp luật về thuế.
Điều 21. Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán
1. Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán.

107
2. Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian và
bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong
chứng từ kế toán. Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu chứng từ kế toán thì cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu, ký xác nhận trên
chứng từ sao chụp và giao bản sao chụp cho đơn vị kế toán; đồng thời lập biên bản ghi
rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng
dấu.
4. Cơ quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phải lập biên bản, ghi rõ lý do,
số lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêm phong và ký tên, đóng dấu.
Mục 2
TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ SỔ KẾ TOÁN
Điều 22. Tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán
1. Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
theo nội dung kinh tế.
2. Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Mỗi đơn vị kế
toán chỉ được sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán cho mục đích kế toán tài chính
theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Bộ Tài chính quy định chi tiết về tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán áp
dụng cho các đơn vị kế toán sau đây:
a) Đơn vị kế toán có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước;
b) Đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước;
d) Đơn vị kế toán là doanh nghiệp;
đ) Đơn vị kế toán khác.
Điều 23. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán
1. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định
để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở đơn vị mình.
2. Đơn vị kế toán được chi tiết các tài khoản kế toán đã chọn để phục vụ yêu cầu quản
lý của đơn vị.
Điều 24. Sổ kế toán
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
2. Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng,
năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật
của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.
3. Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ghi sổ;
b) Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
108
c) Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản
kế toán;
đ) Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
4. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
5. Bộ Tài chính quy định chi tiết về sổ kế toán.
Điều 25. Hệ thống sổ kế toán
1. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn
một hệ thống sổ kế toán áp dụng ở đơn vị.
2. Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm.
3. Đơn vị kế toán được cụ thể hoá các sổ kế toán đã chọn để phục vụ yêu cầu kế toán
của đơn vị.
Điều 26. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán
1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối với đơn vị kế toán mới thành lập, sổ
kế toán phải mở từ ngày thành lập.
2. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán.
3. Sổ kế toán phải được ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của
sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ
kế toán.
4. Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài
chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu
ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề. Sổ kế toán phải được ghi liên tục từ khi mở
sổ đến khi khóa sổ.
5. Thông tin, số liệu trên sổ kế toán phải được ghi bằng bút mực; không ghi xen thêm
vào phía trên hoặc phía dưới; không ghi chồng lên nhau; không ghi cách dòng; trường
hợp ghi không hết trang phải gạch chéo phần không ghi; khi ghi hết trang phải cộng số
liệu tổng cộng của trang và chuyển số liệu tổng cộng sang trang kế tiếp.
6. Đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài
chính và trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
7. Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử. Trường hợp ghi sổ kế
toán bằng phương tiện điện tử thì phải thực hiện các quy định về sổ kế toán tại Điều 24,
Điều 25 và các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều này, trừ việc đóng dấu giáp lai. Sau khi khóa
sổ kế toán trên phương tiện điện tử phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng
cho từng kỳ kế toán năm để đưa vào lưu trữ. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện
lưu trữ sổ kế toán trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông
tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
Điều 27. Sửa chữa sổ kế toán
1. Khi phát hiện sổ kế toán có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin,
số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau đây:
109
a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số
hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
b) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc
đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
c) Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho
đúng.
2. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.
3. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện
sai sót và thuyết minh về việc sửa chữa này.
4. Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng phương tiện điện tử được thực hiện
theo phương pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 28. Đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý
1. Các loại tài sản và nợ phải trả được đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp
lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính gồm:
a) Công cụ tài chính theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán phải ghi nhận và đánh giá lại
theo giá trị hợp lý;
b) Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế;
c) Các tài sản hoặc nợ phải trả khác có giá trị biến động thường xuyên, theo yêu cầu của
chuẩn mực kế toán phải được đánh giá lại theo giá trị hợp lý.
2. Việc đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý phải bảo đảm có căn cứ xác
thực. Trường hợp không có cơ sở để xác định được giá trị một cách đáng tin cậy thì tài
sản và nợ phải trả được ghi nhận theo giá gốc.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể các tài sản và nợ phải trả được ghi nhận và đánh giá lại
theo giá trị hợp lý, phương pháp kế toán ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý.
Mục 3
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Điều 29. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán
1. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình
tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán
gồm:
a) Báo cáo tình hình tài chính;
b) Báo cáo kết quả hoạt động;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Thuyết minh báo cáo tài chính;
đ) Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như sau:

110
a) Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp
luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập
theo kỳ kế toán đó;
b) Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế
toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa
trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;
c) Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán
giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế
toán thì phải thuyết minh rõ lý do;
d) Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo
pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội
dung của báo cáo.
3. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định
của pháp luật.
4. Bộ Tài chính quy định chi tiết về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động; trách
nhiệm, đối tượng, kỳ lập, phương pháp lập, thời hạn nộp, nơi nhận báo cáo và công khai
báo cáo tài chính.
Điều 30. Báo cáo tài chính nhà nước
1. Báo cáo tài chính nhà nước được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính của cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan
khác thuộc khu vực nhà nước, dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính
nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài
chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.
2. Báo cáo tài chính nhà nước cung cấp thông tin về tình hình thu, chi ngân sách nhà
nước, các quỹ tài chính nhà nước, nợ công, vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tài sản,
nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Báo cáo tài chính nhà nước gồm:
a) Báo cáo tình hình tài chính nhà nước;
b) Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước.
3. Việc lập báo cáo tài chính nhà nước được thực hiện như sau:
a) Bộ Tài chính chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc,
trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội; chỉ đạo Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với
cơ quan tài chính lập báo cáo tài chính thuộc phạm vi địa phương, trình Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp;
b) Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan
có trách nhiệm lập báo cáo của đơn vị mình và cung cấp thông tin tài chính cần thiết
phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.
111
4. Báo cáo tài chính nhà nước được lập và trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng với
thời điểm quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết về nội dung báo cáo tài chính nhà nước; việc tổ chức thực
hiện lập, công khai báo cáo tài chính nhà nước; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa
phương trong việc cung cấp thông tin phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước.
Điều 31. Nội dung công khai báo cáo tài chính
1. Đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước công khai thông tin thu, chi ngân sách
nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài
chính năm.
3. Đơn vị kế toán sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân công khai mục đích huy
động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử
dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.
4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh công khai các nội dung sau đây:
a) Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
b) Kết quả hoạt động kinh doanh;
c) Trích lập và sử dụng các quỹ;
d) Thu nhập của người lao động;
đ) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm
toán khi công khai phải kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán.
Điều 32. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính
1. Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo một hoặc một số hình thức sau
đây:
a) Phát hành ấn phẩm;
b) Thông báo bằng văn bản;
c) Niêm yết;
d) Đăng tải trên trang thông tin điện tử;
đ) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán sử dụng ngân
sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các
khoản đóng góp của Nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày nộp báo cáo tài chính.
4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm
trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về
chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai
báo cáo tài chính khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp
luật về lĩnh vực đó.
112
Điều 33. Kiểm toán báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì
phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi
công khai.
2. Đơn vị kế toán khi được kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật
về kiểm toán.
3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phải có báo cáo kiểm toán kèm theo.
Mục 4
KIỂM TRA KẾ TOÁN
Điều 34. Kiểm tra kế toán
1. Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền. Việc kiểm
tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật, trừ các cơ quan quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
2. Các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán gồm:
a) Bộ Tài chính;
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương
quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trong lĩnh vực được phân công phụ trách;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán tại địa
phương do mình quản lý;
d) Đơn vị cấp trên quyết định kiểm tra kế toán đơn vị trực thuộc.
3. Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán gồm:
a) Các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán nhà
nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các đơn vị kế
toán.
Điều 35. Nội dung kiểm tra kế toán
1. Nội dung kiểm tra kế toán gồm:
a) Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán;
b) Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;
c) Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán;
d) Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.
2. Nội dung kiểm tra kế toán phải được xác định trong quyết định kiểm tra, trừ trường
hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 34 của Luật này.
Điều 36. Thời gian kiểm tra kế toán
Thời gian kiểm tra kế toán do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán quyết định nhưng
không quá 10 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động.
Trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp, cần có thời gian để đánh giá, đối chiếu, kết
luận, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán có thể kéo dài thời gian kiểm tra; thời gian
113
kéo dài đối với mỗi cuộc kiểm tra không quá 05 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo
quy định của Bộ luật lao động.
Điều 37. Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra kế toán
1. Khi kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải công bố quyết định kiểm tra kế toán,
trừ các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán quy định tại điểm b khoản 3 Điều 34 của
Luật này. Đoàn kiểm tra kế toán có quyền yêu cầu đơn vị kế toán được kiểm tra cung
cấp tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra kế toán và giải trình khi cần thiết.
2. Khi kết thúc kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải lập biên bản kiểm tra kế
toán và giao cho đơn vị kế toán được kiểm tra một bản; nếu phát hiện có vi phạm pháp
luật về kế toán thì xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trưởng đoàn kiểm tra kế toán phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra.
4. Đoàn kiểm tra kế toán phải tuân thủ trình tự, nội dung, phạm vi và thời gian kiểm tra,
không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị kế toán và không
được sách nhiễu đơn vị kế toán được kiểm tra.
Điều 38. Quyền và trách nhiệm của đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán
1. Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có trách nhiệm sau đây:
a) Cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm
tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra;
b) Thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
2. Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có các quyền sau đây:
a) Từ chối việc kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Điều 34 hoặc nội dung kiểm tra không đúng với quy định tại Điều
35 của Luật này;
b) Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đồng ý với
kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
Điều 39. Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ
1. Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các
cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm
bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
2. Đơn vị kế toán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị để bảo đảm các
yêu cầu sau đây:
a) Tài sản của đơn vị được bảo đảm an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, không hiệu
quả;
b) Các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyền và được ghi chép đầy đủ làm cơ sở
cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý.
3. Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính
hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.
4. Kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ sau đây:
114
a) Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;
b) Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo
cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt;
c) Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ
tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của lãnh đạo đơn vị kế toán;
d) Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị; đề
xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của
đơn vị kế toán.
5. Chính phủ quy định chi tiết về kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp.
Mục 5
KIỂM KÊ TÀI SẢN, BẢO QUẢN, LƯU TRỮ TÀI LIỆU KẾ TOÁN
Điều 40. Kiểm kê tài sản
1. Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng,
giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số
liệu trong sổ kế toán.
2. Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Cuối kỳ kế toán năm;
b) Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá
sản hoặc bán, cho thuê;
c) Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu;
d) Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
đ) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê.
Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán,
đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý
vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
4. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập
và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
Điều 41. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
1. Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử
dụng và lưu trữ.
2. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản
sao chụp tài liệu kế toán đó; nếu tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại thì phải có biên
bản kèm theo bản sao chụp tài liệu hoặc bản xác nhận.
3. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ
kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.

115
4. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản,
lưu trữ tài liệu kế toán.
5. Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:
a) Ít nhất là 05 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế
toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo
tài chính;
b) Ít nhất là 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập
báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác;
c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về
kinh tế, an ninh, quốc phòng.
6. Chính phủ quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời
điểm tính thời hạn lưu trữ quy định tại khoản 5 Điều này, nơi lưu trữ và thủ tục tiêu hủy
tài liệu kế toán lưu trữ.
Điều 42. Trách nhiệm của đơn vị kế toán trong trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc
bị hủy hoại Khi phát hiện tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại, đơn vị kế toán phải
thực hiện ngay các công việc sau đây:
1. Kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân tài liệu kế
toán bị mất hoặc bị hủy hoại; thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan
nhà nước có thẩm quyền;
2. Tổ chức phục hồi lại tài liệu kế toán bị hư hỏng;
3. Liên hệ với tổ chức, cá nhân có giao dịch tài liệu, số liệu kế toán để được sao chụp
hoặc xác nhận lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại;
4. Đối với tài liệu kế toán có liên quan đến tài sản nhưng không thể phục hồi bằng các
biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì phải kiểm kê tài sản để lập lại
tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại.
Mục 6
CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TRONG TRƯỜNG HỢP ĐƠN VỊ KẾ TOÁN
CHIA, TÁCH, HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH
HOẶC HÌNH THỨC SỞ HỮU, GIẢI THỂ, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG,
PHÁ SẢN

Điều 43. Công việc kế toán trong trường hợp chia đơn vị kế toán
1. Đơn vị kế toán bị chia thành các đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau
đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Phân chia tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo
biên bản bàn giao;

116
c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho các đơn vị kế
toán mới.
2. Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và
ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Điều 44. Công việc kế toán trong trường hợp tách đơn vị kế toán
1. Đơn vị kế toán bị tách một bộ phận để thành lập đơn vị kế toán mới phải thực hiện
các công việc sau đây:
a) Kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách;
b) Bàn giao tài sản, nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách, lập biên bản
bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho đơn vị kế toán
mới; đối với tài liệu kế toán không bàn giao thì đơn vị kế toán bị tách lưu trữ theo quy
định tại Điều 41 của Luật này.
2. Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và
ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
Điều 45. Công việc kế toán trong trường hợp hợp nhất các đơn vị kế toán
1. Các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành đơn vị kế toán mới thì từng đơn vị kế toán bị
hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán
theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán hợp nhất.
2. Đơn vị kế toán hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Căn cứ vào biên bản bàn giao, mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật
này;
b) Tổng hợp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành báo cáo tài chính
của đơn vị kế toán hợp nhất;
c) Nhận, lưu trữ tài liệu kế toán của các đơn vị bị hợp nhất.
Điều 46. Công việc kế toán trong trường hợp sáp nhập đơn vị kế toán
1. Đơn vị kế toán bị sáp nhập vào đơn vị kế toán khác phải thực hiện các công việc sau
đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán
theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán nhận sáp nhập.
2. Đơn vị kế toán nhận sáp nhập căn cứ vào biên bản bàn giao ghi sổ kế toán theo quy
định của Luật này.
Điều 47. Công việc kế toán trong trường hợp chuyển đổi loại hình hoặc hình thức
sở hữu
117
1. Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu phải thực hiện các
công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán
theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán sau chuyển đổi.
2. Đơn vị kế toán sau chuyển đổi căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ
kế toán theo quy định của Luật này.
Điều 48. Công việc kế toán trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản
1. Đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động phải thực hiện các công việc sau
đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Mở sổ kế toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến việc giải thể,
chấm dứt hoạt động;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán của đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt
động sau khi xử lý xong cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc tổ chức, cá nhân lưu trữ theo
quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Trường hợp đơn vị kế toán bị tuyên bố phá sản thì Toà án tuyên bố phá sản chỉ định
người thực hiện công việc kế toán quy định tại khoản 1 Điều này.

CHƯƠNG III
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN
Điều 49. Tổ chức bộ máy kế toán
1. Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê dịch
vụ làm kế toán.
2. Việc tổ chức bộ máy, bố trí người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc
thuê dịch vụ làm kế toán, kế toán trưởng thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 50. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán
1. Tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc quyết định thuêdoanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán theo đúng quy định của Luật
này.
2. Bố trí người làm kế toán trưởng hoặc quyết định thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo
quy định của Luật này; trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực
hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định của
pháp luật về kế toán và chịu trách nhiệm trực tiếp về hậu quả của những sai phạm do
mình gây ra; chịu trách nhiệm liên đới đối với những sai phạm do người khác gây ra
nhưng thuộc trách nhiệm quản lý của mình.

118
4. Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị và thực hiện kiểm tra kế toán các đơn vị
cấp dưới.
Điều 51. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp
luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán,
thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ
của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao
công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ
phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.
Điều 52. Những người không được làm kế toán
1. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi
dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai
nghiện bắt buộc.
2. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp
hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
3. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của
người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của
cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài
chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân,
công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do
Chính phủ quy định.
4. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản
trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu
hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Điều 53. Kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức
thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.
2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách
nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ
quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của
đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.

119
3. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán;
trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế
toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người
phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của
Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định
tại Điều 55 của Luật này.
Điều 54. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên
môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế
toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung
cấp, cao đẳng.
2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với
từng loại đơn vị kế toán.
Điều 55. Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng
1. Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này;
c) Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
2. Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách
nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài các quyền
quy định tại khoản 2 Điều này còn có các quyền sau đây:
a) Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc
tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ
kho, thủ quỹ;
b) Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu
liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng;
c) Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra
quyết định;
d) Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát
hiện hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải
chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc
thi hành quyết định đó.
120
Điều 56. Thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng
1. Đơn vị kế toán được ký hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc
hộ kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán
trưởng theo quy định của pháp luật.
2. Việc thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng phải được lập thành hợp
đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
3. Đơn vị kế toán thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng có trách nhiệm
cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực mọi thông tin, tài liệu liên quan đến công việc thuê
làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng và thanh toán đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ kế toán
theo thỏa thuận trong hợp đồng.
4. Người được thuê làm kế toán trưởng phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại
Điều 54 của Luật này.
5. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán và người được thuê làm kế toán, làm
kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu kế toán theo thỏa thuận trong
hợp đồng.
CHƯƠNG IV
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KẾ TOÁN
Điều 57. Chứng chỉ kế toán viên
1. Người được cấp chứng chỉ kế toán viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thứcchấp hành pháp
luật;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán
hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
c) Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ kế toán viên.
2. Người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài
hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, đạt kỳ thi
sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam và có tiêu chuẩn quy định tại
điểm a khoản 1 Điều này thì được cấp chứng chỉ kế toán viên.
3. Bộ Tài chính quy định điều kiện thi lấy chứng chỉ kế toán viên, thủ tục cấp và thu hồi
chứng chỉ kế toán viên.
Điều 58. Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
1. Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của
Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau
đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự;
b) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng
trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;
c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
121
2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành
nghề và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính
quy định thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
3. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp
có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
4. Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên
chức quốc phòng, Công an nhân dân.
b) Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong
các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được
xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường,
thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà
chưa được xóa án tích;
d) Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế
toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định
xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày
chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;
đ) Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.
Điều 59. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình sau đây:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
b) Công ty hợp danh;
c) Doanh nghiệp tư nhân.
2. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ kế toán khi bảo đảm các điều kiện kinh
doanh theo quy định của Luật này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
dịch vụ kế toán.
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được góp vốn để thành lập doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
tại Việt Nam.
4. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện kinh doanh dịch vụ
kế toán tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
a) Góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán đã được thành lập và hoạt động
tại Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Thành lập chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài;
c) Cung cấp dịch vụ qua biên giới theo quy định của Chính phủ.
122
Điều 60. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc
giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất hai thành viên góp vốn là kế toán viên hành nghề;
c) Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty trách nhiệm
hữu hạn phải là kế toán viên hành nghề;
d) Bảo đảm tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp
của các thành viên là tổ chức theo quy định của Chính phủ.
2. Công ty hợp danh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc
giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất hai thành viên hợp danh là kế toán viên hành nghề;
c) Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty hợp danh
phải là kế toán viên hành nghề.
3. Doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế
toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc
giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề;
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân là kế toán viên hành nghề và đồng thời là giám đốc.
4. Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam được
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện
sau đây:
a) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kế
toán theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
nước ngoài đặt trụ sở chính;
b) Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề, trong đó có giám đốc hoặc tổng giám đốc chi
nhánh;
c) Giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
nước ngoài không được đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại
Việt Nam;
d) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài
chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
5. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán mà doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
nước ngoài tại Việt Nam không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch
123
vụ kế toán hoặc trong trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế
toán đã bị thu hồi thì doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
nước ngoài tại Việt Nam phải
thông báo ngay cho cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục xóa cụm từ “dịch vụ kế
toán” trong tên gọi của doanh nghiệp, chi nhánh.
Điều 61. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế
toán
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.
3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của các kế toán viên
hành nghề.
4. Hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán của các kế toán viên
hành nghề.
5. Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
6. Điều lệ công ty đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn.
7. Văn bản cam kết chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nước ngoài, giấy tờ chứng nhận
được phép kinh doanh dịch vụ kế toán của doanh nghiệp nước ngoài đối với chi nhánh
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 62. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp; trường hợp từ
chối cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp đề nghị cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán giải trình. Thời hạn cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán tính từ ngày nhận tài liệu giải trình
bổ sung.
Điều 63. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán được cấp lại trong các
trường hợp sau đây:
a) Có sự thay đổi về tên, người đại diện theo pháp luật, giám đốc, tổng giám đốc và địa
chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
nước ngoài tại Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán bị mất hoặc bị hư hỏng.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đã được cấp, trừ
trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
124
c) Các tài liệu khác liên quan đến việc đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ kế toán (nếu có).
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp lại Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp; trường hợp từ
chối cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 64. Phí cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dịch vụ kế toán phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
Điều 65. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán
1. Hộ kinh doanh được phép kinh doanh dịch vụ kế toán khi đáp ứng các điều kiện sau
đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
b) Cá nhân, đại diện nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là kế toán viên hành
nghề.
2. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dịch vụ kế toán.
Điều 66. Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi về một trong các nội dung sau đây,
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính:
a) Danh sách kế toán viên hành nghề tại doanh nghiệp;
b) Không bảo đảm một, một số hoặc toàn bộ các điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
quy định tại Điều 60 của Luật này;
c) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
d) Giám đốc hoặc tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, tỷ lệ vốn góp của các
thành viên;
đ) Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán;
e) Thành lập, chấm dứt hoạt động hoặc thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chi nhánh kinh doanh
dịch vụ kế toán;
g) Thực hiện việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, giải thể.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi về một trong các nội dung sau đây, hộ
kinh doanh dịch vụ kế toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính:
a) Danh sách kế toán viên hành nghề;
b) Tên, địa chỉ của hộ kinh doanh;
c) Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán.
Điều 67. Trách nhiệm của kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán
1. Thực hiện công việc kế toán liên quan đến nội dung dịch vụ kế toán thỏa thuận trong
hợp đồng.
2. Tuân thủ pháp luật về kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán.
125
3. Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về nội dung dịch vụ kế toán đã
cung cấp và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
4. Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thực hiện chương trình
cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Tuân thủ sự quản lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của Bộ Tài
chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kế toán được Bộ Tài chính ủy quyền.
6. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Điều 68. Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không được
cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị kế toán khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều
hành doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, người đại diện hộ kinh doanh dịch vụ
kế toán hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của doanh nghiệp, hộ kinh doanh
dịch vụ kế toán thuộc các trường hợp sau đây:
1. Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột
của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của
đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách
nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ
quy định;
2. Có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;
3. Không đủ năng lực chuyên môn hoặc không đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ kế
toán;
4. Đang cung cấp dịch vụ làm kế toán trưởng cho khách hàng là tổ chức có quan hệ kinh
tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;
5. Đơn vị kế toán yêu cầu thực hiện những công việc không đúng với chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp hoặc không đúng với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, tài
chính;
6. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 69. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế
toán
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán khi
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm một, một số hoặc toàn bộ các điều kiện quy định tại
Điều 60 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
b) Có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả
nghiêm trọng.
2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ kế toán khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
126
a) Kê khai không đúng thực tế hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ để đủ điều kiện cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Không kinh doanh dịch vụ kế toán trong 12 tháng liên tục;
c) Không khắc phục được các sai phạm hoặc vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này
trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;
d) Bị giải thể, phá sản hoặc tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán;
đ) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
e) Làm sai lệch hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài
chính và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;
g) Giả mạo, tẩy xoá, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ kế toán phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kế toán, kể từ ngày
quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.
4. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có sai phạm
về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế
toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng.
5. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kế toán khi
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không kinh doanh dịch vụ kế toán trong 12 tháng liên tục;
b) Không khắc phục được các sai phạm hoặc vi phạm quy định tại khoản 4
Điều này trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;
c) Tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán;
d) Làm sai lệch hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài
chính và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;
đ) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
e) Tất cả kế toán viên hành nghề trong cùng hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận
đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
6. Kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán trong các trường hợp
sau đây:
a) Có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả
nghiêm trọng;
b) Không còn đủ điều kiện đăng ký hành nghề;
c) Không chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra liên
quan đến hoạt động hành nghề kế toán;
d) Không thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 67 của Luật này.
7. Kế toán viên hành nghề bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế
toán trong các trường hợp sau đây:
127
a) Gian lận, giả mạo hồ sơ để đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch
vụ kế toán;
b) Bị thu hồi chứng chỉ kế toán viên;
c) Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Điều 70. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán
1. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp
luật về hội và có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán.
2. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho người làm
kế toán, kế toán viên hành nghề và thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến hoạt động
kế toán do Chính phủ quy định.
CHƯƠNG V
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KẾ TOÁN
Điều 71. Quản lý nhà nước về kế toán
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kế toán.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kế
toán, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược, chính sách phát triển kế toán;
b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy
phạm pháp luật về kế toán;
c) Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán và Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán
và đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán.
d) Quy định việc thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ kế toán viên;
đ) Kiểm tra kế toán; kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán; giám sát việc tuân thủ chuẩn
mực kế toán và chế độ kế toán;
e) Quy định việc cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề;
g) Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học về kế toán và ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động kế toán;
h) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kế
toán;
i) Hợp tác quốc tế về kế toán.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về kế toán trong ngành,
lĩnh vực được phân công phụ trách.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm quản lý nhà nước về kế toán tại địa phương.

CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
128
Điều 72. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
2. Luật kế toán số 03/2003/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu
lực thi hành.
Điều 73. Điều khoản chuyển tiếp
1. Chính phủ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bắt đầu việc lập báo cáo tài chính nhà
nước theo quy định tại Điều 30 của Luật này chậm nhất là 24 tháng, kể từ ngày Luật này
có hiệu lực.
2. Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ kế toán thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực phải bảo đảm các điều
kiện theo quy định của Luật này để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
dịch vụ kế toán; nếu không đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì phải chấm dứt
hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
3. Chứng chỉ hành nghề kế toán đã cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài theo
Luật kế toán số 03/2003/QH11 có giá trị như chứng chỉ kế toán viên quy định tại Luật
này.
Điều 74. Quy định chi tiết
1. Chính phủ, Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định chi tiết các điều, khoản được giao
trong Luật.
2. Căn cứ những nguyên tắc cơ bản của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể nội dung
công tác kế toán đối với văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại
Việt Nam, hộ kinh doanh và tổ hợp tác. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2015.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Sinh Hùng

129

You might also like