You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH


----------------------

Thảo luận học phần: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1

Đề tài 3: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ


PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Liên Hương


Nhóm: 08
Mã lớp học phần: 2301FMGM0231

Hà Nội, tháng 4 năm 2023


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH..................................1


1.1 Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp................................................................1
1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp...........................................................................1
1.2.1 Mục tiêu và phương pháp phân tích tài chính..................................................1
1.2.2 Khung phân tích báo cáo tài chính....................................................................3
1.2.3 Phân tích tỷ số....................................................................................................5
1.2.4 Phân tích Dupont...............................................................................................9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
HÒA PHÁT.....................................................................................................................11
2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát...............................................11
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.................................................................11
2.1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Hòa Phát.........................................12
2.2 Phân tích tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát..............................13
2.2.1 Kết quả kinh doanh của công ty.......................................................................13
2.2.2 Khái quát tình hình tài sản của Hòa Phát.......................................................14
2.2.3 Nguồn vốn của Hòa Phát.................................................................................16
2.2.4 Phân tích các tỷ số tài chính............................................................................17
2.2.5 Phân tích Dupont.............................................................................................22
2.3 Nhận xét và đánh giá tình hình thực tế của Hòa Phát........................................25
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT.................................28
3.1 Định hướng phát triển công ty trong những năm tới..........................................28
3.2 Giải pháp nâng cao tình hình tài chính của công ty............................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................30
1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH


1.1 Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính: được lập nên bởi các kế toán viên, nhằm mục đích đưa ra những
quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Căn cứ theo mục đích sử dụng của
báo cáo tài chính, chúng ta có thể chia thành 4 loại phổ biến như sau:
Bảng cân đối kế toán: gồm hai phần nguồn vốn và tài sản, liệt kê cụ thể thông tin về
tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty vào một thời điểm (ngày), cuối tháng,
cuối quý, cuối năm. Cụ thể:
Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp dưới tất cả
hình thái và ở mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh đến cuối kỳ hạch toán.
Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp vào
thời điểm cuối kỳ kế toán.
Báo cáo kết quả kinh doanh: là loại báo cáo thể hiện các khoản doanh thu, thu nhập
khác và chi phí của tổ chức, doanh nghiệp một cách tóm lược; thể hiện hoạt động của đơn
vị trong một giai đoạn cụ thể như tháng/ quý/ năm cho một kỳ cụ thể, như tháng, quý hay
năm. Đây là một báo cáo mang tính chất độc lập, cho thấy kết quả kinh doanh, lợi nhuận
của doanh nghiệp. Cụ thể, bằng doanh thu và thu nhập trừ đi chi phí. Nếu phần chi phí
nhỏ hơn doanh thu và thu nhập thì đơn vị đó sẽ lãi.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là loại báo cáo thể hiện việc doanh nghiệp, tổ chức đã
tạo ra, sử dụng dòng tiền như thế nào trong một kỳ nhất định.
Cụ thể hơn, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy một cách cụ thể về hoạt động vào -
ra của các dòng tiền trong một kỳ với ba loại hoạt động như sau: Dòng tiền từ hoạt động
kinh doanh; dòng tiền từ các hoạt động đầu tư; dòng tiền từ các hoạt động tài chính.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính: là công việc vô cùng quan trọng trong quá trình
lập báo cáo tài chính, dựa vào việc thuyết minh báo cáo tài chính có thể thu hút được
nhiều nhà đầu tư hoặc nắm bắt một cách rõ nét hơn về tình hình tài chính doanh nghiệp.
1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Mục tiêu và phương pháp phân tích tài chính
Phân tích tài chính là quá trình thu thập và xử lý thông tin nhằm đánh giá tình hình
tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các
quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. Việc phân tích tài chính phải đạt được
một số yêu cầu cơ bản sau:
- Phải đánh giá đươc thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía
cạnh như: cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
2

- Phải đánh giá được thực trạng hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản; khả năng
sinh lời và phân phối thu nhập của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó cần phải lượng hóa được các nhân tố ảnh hưởng, dự báo, tiên liệu về
những thay đổi trong môi trường kinh doanh tác động đến tình hình tài chính doanh
nghiệp làm cơ sở cho việc tạo ra các quyết định tài chính và quản lý trong các giai đoạn
tiếp theo.
Phương pháp phân tích tài chính: Để phân tích tài chính có thể sử dụng một hay tổng
hợp các phương pháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính
doanh nghiệp. Những phân tích tài chính sử dụng phổ biến là: phương pháp so sánh,
phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp đồ thị…
Tuy nhiên hiện nay khi phân tích tài chính có thể sử dụng một số phương pháp cơ bản
sau:
Phương pháp so sánh: Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, phương pháp so
sánh được sử dụng để phân tích, đánh giá sự thay đổi của các khoản mục/chỉ tiêu thông
qua việc sử dụng báo cáo tài chính của nhiều năm liên tiếp:
- Phân tích sự thay đổi qua thời gian 2 đến 3 năm cả về số tuyệt đối và số tương đối
của các chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính.
- Phân tích xu hướng dài hạn, trên cơ sở so sánh số liệu của các năm sau so với năm
gốc.
Thông qua đó có thể đưa ra những nhận định về chiều hướng, tốc độ, khuynh
hướng/xu hướng của các khoản mục/chỉ tiêu qua các năm so với năm gốc.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ vận dụng, có thể rút ra được tính xu thế
của các chỉ tiêu; nhược điểm là không đánh giá được chất lượng của thông tin sử dụng để
phân tích.
Phương pháp tỷ số: Đây là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân
tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Ưu điểm là
có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện.
Phương pháp phân tích tách đoạn (ứng dụng mô hình Dupont):
Mô hình Dupont là mô hình được dùng để phân tích khả năng sinh lời của doanh
nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình này tích hợp nhiều yếu
tố của Báo cáo kết quả kinh doanh với Bảng cân đối kế toán.
Phương pháp này giúp các nhà phân tích nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến
các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp.
3

Phương pháp phân chia: Phương pháp phân chia là phương pháp được sử dụng
phân chia quá trình và kết quả chung thành những bộ phận cụ thể những tiêu chí nhất
định, để thấy rõ hơn quá trình và kết quả đó theo khía cạnh khác nhau.
Phương pháp liên hệ đối chiếu: Phương pháp liên hệ đối chiếu được dùng để nghiên
cứu, xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế đồng thời xem xét
tính cân đối của chỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động.
Phương pháp phân tích nhân tố: Phương pháp được sử dụng để nghiên cứu, xem
xét mối liên hệ kinh tế giữa chỉ tiêu phân tích với nhân tố ảnh hưởng thông qua 2 bước:
Bước 1: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
Bước 2: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, các nhân tố ảnh
hưởng gồm:
- Nêu rõ chiều hướng tác động của nhân tố làm tăng hay làm giảm các chỉ tiêu đang
phân tích (Ví dụ: Biến động của sản lượng hoặc giá bán làm tăng hay giảm doanh thu).
- Nêu rõ nguyên nhân nhân chủ quan, khách quan của nhân tố.
- Đưa ra cơ sở ý kiến đánh giá.
- Kết luận ý nghĩa của việc nghiên cứu các nhân tố đó.
1.2.2 Khung phân tích báo cáo tài chính
1.2.2.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình
tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành nên tài sản ở thời điểm
lập báo cáo dưới hình thái tiền tệ.
Như vậy Bảng cân đối kế toán phản ánh mối quan hệ cân đối tổng thể giữa “Tài sản”
và “Nguồn vốn” của doanh nghiệp, thể hiện qua phương trình kế toán cơ bản:
Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị tài sản và nguồn vốn tại thời điểm. Thời điểm
đó thường là vào ngày cuối cùng của kỳ hạch toán. Tuy vậy so sánh số liệu giữa hai thời
điểm trên bảng một cân đối kế toán cũng có thể thấy được một cách khái quát sự biến
động của tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ.
Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng phản ánh một cách tổng quát năng lực tài
chính, tình hình phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như triển vọng kinh tế tài
chính trong tương lai.
Nội dung kết cấu của bảng cân đối kế toán:
4

Bảng cân đối kế toán được kết cấu theo kiểu bảng (có thể kết cấu theo kiểu hai bên
hoặc một bên). Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần là phần “Tài sản” và phần
“Nguồn vốn”.
Phần “Tài sản”: Phần này phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp
tại thời điểm lập báo cáo dưới các hình thái tiền tệ.
- Về mặt kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu phản ánh bên “Tài sản” thể hiện giá trị tài sản
theo kết cấu hiện có tại doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo như (tài sản cố định, vật
liệu, hàng hoá, ...), tiền tệ (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng...), các khoản đầu tư tài
chính hoặc dưới hình thức nợ phải thu ở tất cả các khâu, các giai đoạn trong quá trình sản
xuất, kinh doanh (thu mua, sản xuất, tiêu thụ...). Căn cứ vào nguồn số liệu này, trên cơ sở
tổng số tài sản và kết cấu tài sản hiện có mà đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản,
năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu bên “Tài sản” phản ánh toàn bộ số tài sản
hiện có đang thuộc quyền quản lý, quyền sử dụng của doanh nghiệp.
Phần “Nguồn vốn”: Nguồn vốn (hay còn gọi là tài sản nợ) phản ánh nguồn hình
thành các loại tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu ở phần
nguồn vốn được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp (nguồn vốn
chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn chiếm dụng...). Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn
vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính
của doanh nghiệp.
- Về mặt kinh tế: Số liệu phần “Nguồn vốn” của Bảng cân đối kế toán thể hiện quy
mô, nội dung và thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
- Về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh
nghiệp về số vốn đang quản lý, sử dụng đối với Nhà nước, với cấp trên, với các nhà đầu
tư, với cổ đông, với bên liên doanh, với ngân hàng, với các tổ chức tín dụng, với khách
hàng, với các đơn vị kinh tế khác, với công nhân viên ...
Nội dung của Bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình
hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng
loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu được mã hoá để thuận tiện cho việc kiểm
tra, đối chiếu, xử lý trên máy vi tính và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối năm.
1.2.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Báo cáo “Kết quả kinh doanh” là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh doanh
thu, chi phí và kết quả của các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Ngoài ra, báo
cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước
5

cũng như tình hình thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm và
thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa trong một kỳ kế toán.
Báo cáo “Kết quả hoạt động kinh doanh” là bức tranh toàn cảnh về hình ảnh của
doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh toàn bộ thực trạng
tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời của vốn. Đồng thời, phản ánh chi tiết kết
quả từng hoạt động của doanh nghiệp: Hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài
chính, hoạt động khác.
Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh cũng là báo cáo tài chính quan trọng cho
nhiều đối tượng khác nhau nhằm phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Số liệu ở Phần I - Lãi, lỗ giúp các nhà đầu tư tương lai có thể phân tích khả năng
sinh lời của vốn, vòng quay vốn trong kỳ và lợi nhuận sinh ra trên một vòng. Đồng thời,
phân tích hiệu quả kinh doanh còn cho biết một đồng doanh thu thuần có thể mang lại bao
nhiêu tiền lãi cho doanh nghiệp... Qua phân tích các chỉ tiêu trên sẽ thấy được xu hướng
phát triển của doanh nghiệp, tính chất ngành nghề kinh doanh để các nhà đầu tư tương lai
có những quyết định đầu tư đúng đắn.
Thông qua số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phần II, III, có thể
kiểm tra được tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà
nước về các khoản: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt thuế xuất - nhập khẩu ... và
các khoản phải nộp khác. Đồng thời số liệu phản ánh ở hai phần này còn đánh giá được
tình hình nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
1.2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh tình hình chu chuyển tiền của doanh nghiệp
trong một thời kỳ nhất định để thực hiện các nghiệp vụ kinh tế. Thông qua bản báo cáo
này, các chủ sở hữu doanh nghiệp, nhà đầu tư,… có thể đánh giá được việc thu chi tiền
trong kỳ của doanh nghiệp có hợp lí hay không làm cơ sở cho việc điều chỉnh phương
pháp và chính sách quản lý.
Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phương pháp trực tiếp và
phương pháp gián tiếp.
- Phương pháp trực tiếp: Dòng tiền thuần phát sinh trong kỳ là hiệu số giữa dòng
tiền thực thu và dòng tiền thực chi
- Phương pháp gián tiếp: Bắt đầu từ lợi tức sau thuế cộng với dòng tiền thực thu và
trừ đi dòng tiền thực chi trong kỳ để có dòng tiền thuần phát sinh trong kỳ.
1.2.3 Phân tích tỷ số
1.2.3.1 Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi
6

a, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)


Công thức tính:
Lợi nhuậnthuần
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) =
Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết mỗi đồng đầu tư của vốn chủ
sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập. Đây là chỉ tiêu quan trọng
nhất về khả năng sinh lợi. Mức tối thiểu là 0.15. ROE > 0,2 được coi là hợp lý.
b, Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)
Công thức tính:
Lợinhuận thuần
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) =
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) cho biết một đồng doanh thu thuần
mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ
số này càng lớn chứng tỏ tỷ suất sinh lời càng cao
c, Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Công thức tính:
Lợi nhuậnthuần
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) =
Tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) cho biết mỗi đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Đây là một chỉ tiêu quan trọng đối với
người cho vay: nếu chỉ tiêu này lớn hơn lãi suất cho vay chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng
vốn có hiệu quả, có khả năng thanh toán được lãi vay.
1.2.3.2 Các chỉ số về khả năng thanh toán
Các tỷ số này chủ yếu nhấn mạnh đến khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh
toán các nghĩa vụ ngắn hạn khi chúng đến hạn.
a) Chỉ số thanh toán hiện hành
Công thức:
Tài sản lưu động
Hệ số thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Chỉ số này cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản
lưu động như tiền mặt, hàng toòn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ
ngắn hạn của mình. Chỉ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn
trả được hết các khoản nợ. Chỉ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở
trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy
7

động thêm vốn. Mặt khác, nếu chỉ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi
vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả.
b) Chỉ số thanh toán nhanh
Công thức:
Tài sản lưu động - Hàng tồn kho
Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: Chỉ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để
trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Chỉ số
này phản ánh chính xác hơn chỉ số thanh toán hiện hành. Một công ty có chỉ số thanh toán
nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng thanh toán hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được
xem xét cần thận. Ngoài ra, nếu chỉ số này nhỏ hơn hẳn so với chỉ số thanh toán hiện hành
thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng
tồn kho. Các doanh nghiệp bán lẻ là những ví dụ điển hình của trường hợp này.
1.2.3.3 Các tỷ số sử dụng tài sản
Các tỷ số sử dụng tài sản giải thích vì sao một công ty có thể thu hồi tài sản của nó
nhanh hơn công ty khác.
a) Số vòng quay khoản phải thu
Công thức
Doanh thu bán chịu
Số vòng quay khoản phải thu =
Số dư bình quân các khoản phải thu
Ý nghĩa:
- Hệ số này cho ta thấy trong một năm, các khoản phải thu phải quay được bao nhiêu
vòng thì mới đạt được mức doanh thu của năm đó.
- Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng cao.
- Số vòng quay các khoản phải thu phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh
nghiệp.
- Nếu số vòng quay các khoản phải thu thấp thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kém
do vốn bị chiếm dụng nhiều. Nhưng nếu số vòng quay các khoản phải thu cao quá thì sẽ
làm giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu.
b) Kỳ thu tiền bình quân
Công thức
360
Kỳ thu tiền bình quân =
Số vòng quay khoản phải thu
Ý nghĩa:
8

Kỳ thu tiền bình quân là một tỷ số tài chính có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân bao nhiêu ngày để có
thể phục hồi các khoản phải thu của mình. Dựa vào kỳ thu tiền bình quân, doanh nghiệp
sẽ đánh giá chính sách bán trả chậm, chất lượng công tác để thu hồi nợ của doanh nghiệp.
c) Số vòng quay hàng tồn kho
Công thức
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá trị hàng tồn kho bình quân
Ý nghĩa:
Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ của
doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Dự trữ hàng tồn kho hợp lý là mục tiêu của nhiều
doanh nghiệp vì dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, gia tăng chi phí bảo quản và dẫn đến
hiệu quả sử dụng vốn thấp; ngược lại dự trữ quá ít sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất
và tiêu thụ của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích số vòng quay hàng tồn kho qua nhiều kỳ
sẽ đánh giá tính hợp lý trong công tác dự trữ.
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng
nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Điều này cho thấy
doanh nghiệp sẽ có ít rủi ro hơn khi phản ánh trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng
tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, việc để chỉ số này quá cao cũng là điều
không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu
thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp không có đủ hàng để cung cấp, do
đó sẽ dễ bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh chiếm lấy thị phần. Thêm nữa, dự trữ
nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền
bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ
sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Ngược lại, chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng thấp càng cho thấy doanh nghiệp
bán hàng chậm và hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều. Như chúng ta đã biết, hàng tồn kho rất
dễ bị quá hạn, dễ bị hư hỏng, kém phẩm chất, việc bị ứ đọng lâu sẽ dẫn đến giá trị hàng
tồn kho bị giảm xuống. Đồng thời, hàng tồn kho cũng là tài sản khó có thể hoán đổi thành
tiền mặt, do đó, nếu việc ứ đọng lâu ngày, có thể dẫn đến doanh nghiệp mất dần khả năng
thanh khoản.
360 ngày
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =
Số vòng quay hàng tồn kho
d) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Công thức
9

Doanh thu thuần


Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Tài sản cố định bình quân
Ý nghĩa: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định là tỷ suất giữa doanh thu thuần trong kỳ
với nguyên giá bình quân trong kỳ của tài sản cố định. Tỷ suất này phản ánh 1 đồng
nguyên giá tài sản cố định làm ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ suất này càng lớn
hơn 1 càng tốt.
e) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Công thức
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Tổng giá trị bình quân tài sản
Ý nghĩa: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cố định là chỉ số để đánh giá hiệu quả sử
dụng tài sản trong doanh nghiệp. Đối với tài sản cố định, chỉ số này cho biết mỗi đồng tài
sản của doanh nghiệp trong một kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và các tài sản được
sử dụng bao nhiêu vòng.
1.2.3.4 Các tỷ số sử dụng nợ
Các tỷ số sử dụng nợ cho phép các nhà phân tích đo lường mức độ khôn ngoan của
chính sách quản lý nợ của công ty.
Nợ phảitrả
Hệ số nợ =
Tổngtài sản
Hệ số nợ thuộc nhóm các chỉ số dùng để đánh giá đòn bẩy tài chính của doanh
nghiệp. Thực chất, những hệ số này dùng để đánh giá tỉ số phần trăm giữa vốn đi vay và
tổng tài sản, hoặc vốn vay với vốn chủ sở hữu, qua đó, đánh giá nguồn lực thực có của
doanh nghiệp.
Thunhập trước tiềnlãi và thuế
Hệ số thu nhập trên lãi =
Tiền lãi vay
Thu nhập lãi vay và thuế đo lường lợi nhuận mà một công ty tạo ra từ hoạt động sản
xuất và kinh doanh của mình.
Hệ số thu nhập trên khoản thanh toán CĐ =
Thunhập trước khoản thanh toáncố định và thuế
Các khoản thanh toán cố định
Hệ số này càng cao, khả năng thanh toán tiền lãi của công ty càng mạnh. Hệ số thu
nhập trên khoản thanh toán cố định đo lường khả năng của công ty trong việc đáp ứng tất
cả các nghĩa vụ cố định hơn là chỉ thanh toán lãi vay, với giả thiết rằng sự thất bại trong
việc đáp ứng bất kỳ nghĩa vụ tài chính nào cũng sẽ đe dọa vị trí của công ty.
10

1.2.4 Phân tích Dupont


Khái niệm: Mô hình Dupont hay phương pháp phân tích tách đoạn trong tiếng Anh
được gọi là Dupont analysis hay Dupont model. Mô hình Dupont là kĩ thuật có thể được
sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lí
hiệu quả truyền thống. Mô hình này tích hợp nhiều yếu tố của Báo cáo kết quả kinh doanh
với Bảng cân đối kế toán. Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các
nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp.
Bản chất của phương pháp này là tách một tỉ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của
doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (Return on Assets - ROA), thu nhập sau thuế trên
vốn chủ sở hữu (Return On Equity - ROE) thành tích số của chuỗi các tỉ số có mối quan
hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỉ số đó đối với tỉ số
tổng hợp.
Ứng dụng mô hình Dupont: Mô hình có thể được sử dụng bởi bộ phận thu mua và
bộ phận bán hàng để khảo sát hoặc giải thích kết quả của ROA.
- So sánh với những hãng khác cùng ngành kinh doanh
- Phân tích những thay đổi thường xuyên theo thời gian
- Cho thấy sự tác động của việc chuyên nghiệp hóa chức năng mua hàng
11

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
HÒA PHÁT
2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một
Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở
rộng sang các lĩnh vực khác như nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản
và nông nghiệp.
Tên pháp định: Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
Tên quốc tế: Hoa Phat Group
Tên viết tắt: HPG
Trụ sở chính: KCN Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Website: http://www.hoaphat.com.vn
Nhóm ngành: Sản xuất Thép
Tầm nhìn: Trở thành Tập Đoàn sản xuất công nghiệp với chất lượng dẫn đầu, trong
đó Thép là lĩnh vực cốt lõi.
Sứ mệnh: Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đạt
được sự tin yêu của khách hàng.
Giá trị cốt lõi: Giá trị cốt lõi của Tập đoàn Hòa Phát là triết lý Hòa hợp cùng Phát
triển. Điều này thể hiện trong mối quan hệ giữa các cán bộ công nhân viên, giữa Tập đoàn
và đối tác, đại lý, cổ đông và cộng đồng xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên
quan trên cùng một con thuyền, hướng tới sự phát triển bền vững. Đặc biệt, Tập đoàn Hòa
Phát đã xây dựng được mối quan hệ đối tác bền vững, lâu dài, tin tưởng như người một
nhà với các đại lý bán hàng song hành cùng Tập đoàn từ những ngày đầu thành lập.
Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một
Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở
rộng sang các lĩnh vực khác như Nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động
sản và nông nghiệp.
Lịch sử hình thành và phát triển:
- Ngày 15/11/2007: Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.
- Năm 2016-2019: Tiếp tục thành lập thêm các Công ty thành viên
- Tháng 12/2020: Tập đoàn Hòa Phát tái cơ cấu mô hình hoạt động với việc ra đời
các Tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn.
12

- Tháng 9/2021, tập đoàn quyết định thành lập thêm Tổng Công ty Điện máy gia
dụng Hòa Phát với lĩnh vực hoạt động: Đầu tư, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện
máy - gia dụng.
Hiện nay, Tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực: Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn
cán nóng) - Sản phẩm thép (gồm ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực) - Nông
nghiệp - Bất động sản – Điện máy gia dụng. Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ
trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Với công suất 8 triệu tấn thép thô/năm,
Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Tập đoàn Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép. Hiện nay,
Tập đoàn Hòa Phát nằm trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 10
doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất, Top 5 doanh nghiệp niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất
thị trường chứng khoán Việt Nam. Vốn hóa thị trường của HPG đạt 11 tỷ đô la Mỹ, nằm
trong top 15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất trong ngành thép thế giới.
2.1.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Hòa Phát
Tập đoàn Hòa Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu của
Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng
8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực nội thất (1995); Ống thép (1996);
Thép (2000); Điện lạnh (2001); Bất động sản (2001). Tới năm 2007, Hòa Phát đã tái cấu
trúc theo mô hình tập đoàn, trong đó Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là
Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên và Công ty liên kết. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát
chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán
HPG. Đến tháng 3/2017, Hòa Phát có 11 công ty thành viên và Hoạt động kinh doanh của
Tập đoàn trên 13 lĩnh vực khác nhau, cụ thể:
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất thép xây dựng, thép cuộn, cán nóng; Buôn bán và
xuất nhập khẩu thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép; Sản xuất cán kéo thép, sản xuất tôn
lợp, tôn mạ kẽm, tôn mạ lạnh, tôn mạ màu; Sản xuất ống thép không mạ và có mạ; Sản
xuất và mua bán kim loại màu các loại, phế liệu kim loại màu; Luyện gang, thép; Đức
gang, sắt, thép; Sản xuất và bán buôn than cốc; Khai thác quặng kim loại; Mua bán kim
loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu; Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa,
bảo hành hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điều hòa không khí; Đầu tư và xây
dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị; Đầu tư, kinh doanh bất
động sản; Sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm, chăn nuôi gia súc, chế
biến thịt và các sản phẩm từ thịt, trứng gà,…; Vận tải đường thủy nội địa, ven biển, viễn
dương; Sản xuất, buôn bán container.
13

Trong đó, Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Sắt thép
xây dựng, ống thép và tôn mạ; các ngành nghề điện lạnh, nội thất, máy móc thiết bị; Bất
động sản, gồm Bất động sản Khu công nghiệp, Bất động sản nhà ở; Lĩnh vực nông nghiệp
gồm sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi. Đến thời điểm hiện tại, sản xuất sắt thép là
lĩnh vực sản xuất cốt lõi chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn.
Đối với lĩnh vực sản xuất thép xây dựng, Tập đoàn Hòa Phát là chủ đầu tư Dự án
Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Hải Dương. Với công suất 1,7 triệu tấn/năm, Khu liên
hợp đã hoạt động đồng bộ cả 3 giai đoạn từ quý I/2016, nâng tổng công suất thép xây
dựng của Hòa Phát lên 2 triệu tấn/năm. Hiện nay, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép
xây dựng và ống thép lớn nhất Việt Nam với thị phần lần lượt là 22% và 26%. Nội thất
Hòa Phát dẫn đầu thị phần đối với nội thất văn phòng.
Từ 2016, Tập đoàn Hòa Phát sắp xếp lại mô hình hoạt động các công ty thành viên,
nhất là mảng thép và nông nghiệp theo hướng tinh gọn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, giảm chi phí quản lý. Tính đến tháng 3/2017, Hòa Phát có 11 Công ty thành viên.
Các công ty trong mảng nông nghiệp sẽ được quản lý bởi Công ty CP Phát triển nông
nghiệp Hòa Phát, bao gồm các lĩnh vực: Sản xuất Thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi heo, bò
và gia cầm. Mục tiêu của Hòa Phát trong 5 năm tới sẽ đạt sản lượng 1 triệu tấn thức ăn
chăn nuôi/năm với 3 nhà máy tại Hưng Yên, Phú Thọ, Đồng Nai; 450.000 đầu lợn thương
phẩm/năm; 75.000 bò thịt và 300 triệu trứng gà sạch mỗi năm…
2.2 Phân tích tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát
2.2.1 Kết quả kinh doanh của công ty
Lũy kế cả năm 2022, Hòa Phát đạt doanh thu 142.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế
đạt hơn 8.400 tỷ đồng, giảm tương ứng giảm 5% và 76% so với năm 2021. Trong năm
qua, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường 7,2 triệu tấn thép, giảm 7% so với năm 2021,
bao gồm phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC). Trong quý IV/2022, Tập
đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 26.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước và lợi
nhuận sau thuế âm gần 2.000 tỷ đồng, tiếp tục giảm so với quý III năm nay.
Đóng góp chính vào sản lượng bán hàng là thép xây dựng và HRC. Thép xây dựng
ghi nhận 4,2 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ và đóng góp 59% trong tổng sản lượng
thép các loại. Trong đó xuất khẩu đóng góp gần 1,2 triệu tấn. Thị phần trong nước tiếp tục
được củng cố ở vị trí dẫn đầu với gần 35%.
Thị trường xuất khẩu thép Hòa Phát đã mở rộng khắp năm châu. Việc khai thác các
thị trường xuất khẩu mới giúp Hòa Phát đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời góp
phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam. Mặt hàng HRC đạt hơn
14

2,6 triệu tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Sản phẩm ống thép của Hòa Phát cũng ghi nhận
mức tăng sản lượng khoảng 11% so với năm 2021. Thị phần dẫn đầu cả nước với 28,5%.
Tôn Hòa Phát nằm trong Top 5 DN có thị phần lớn nhất.
Năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát lần đầu tiên được xếp vị trí số 1 trong Top 10 doanh
nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và xếp thứ 5 trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam năm 2022, theo tiêu chí chính là quy mô doanh thu tài chính năm 2021. Trong năm
vừa qua, Hòa Phát tiếp tục được vinh danh là Thương hiệu quốc gia, Top 50 doanh nghiệp
kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam.
Công ty chứng khoán SSI (SSI Research) mới đây đã có báo cáo về Tập đoàn Hòa
Phát. SSI Research cho rằng Hòa Phát sẽ đạt 121.000 tỷ đồng doanh thu cả năm 2023,
giảm 14% so cùng kỳ. Lãi ròng của "vua thép" dự kiến phục hồi 15%, đạt 9.700 tỷ đồng
nhờ giả định giá thép ổn định và giảm tác động từ hàng tồn kho giá cao.
Dự báo cả năm, "vua thép" có thể đạt doanh thu 126.770 tỷ đồng, giảm 10% so cùng
kỳ, với tổng sản lượng tiêu thụ gần 7 triệu tấn, giảm 16%. Lãi ròng, theo ước tính của
KBSV, chỉ gần 3.800 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với kết quả năm 2022.
2.2.2 Khái quát tình hình tài sản của Hòa Phát
Tổng tài sản của Tập đoàn trong năm 2022 giảm 4% so với 2021. Trong đó, tài sản
dài hạn vẫn chiếm phần lớn khi tăng thêm 5.739 tỷ đồng, đạt mức 89.821 tỷ đồng.
200000
178236
180000 170336
160000
140000 131511
120000
101776
100000
78223
80000
60000 53022
40000 33227
19016 23076 22089 25507
20000
0
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Tổng tài sản

Hình 2.1: Tổng tài sản giai đoạn 2012-2022 (ĐVT: tỷ đồng)
Năm 2022 ghi nhận sự sụt giảm của tài sản ngắn hạn lên tới 13.640 tỷ đồng, tương
ứng giảm 14% so với cùng kỳ 2021. Sự sụt giảm này chủ yếu đến từ giảm giá trị hàng tồn
kho, giảm 18% so với thời điểm 31/12/2021; nguyên nhân là do chính sách quản trị thắt
chặt hàng tồn kho làm mức tồn kho của Hòa Phát giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm
trở lại đây. Tính đến cuối năm 2022, cơ cấu tài sản chuyển dần ở thế cân bằng, tài sản
ngắn hạn chiếm 47%, tài sản dài hạn chiếm 53%. Quy mô tổng tài sản tăng gấp ba chỉ sau
15

5 năm (từ năm 2017, mốc thời gian bắt đầu đầu tư xây dựng Dự án Khu liên hợp gang
thép Hòa Phát tại Dung Quất). Đây vẫn là cơ cấu tài sản phù hợp và điển hình của ngành
sản xuất công nghiệp nặng.
Tài sản ngắn hạn giảm mạnh, trong đó hàng tồn kho chiếm 43%, vòng quay hàng
tồn kho tại 31/12/2022 là 3,25 vòng, tương ứng giảm 16 ngày so với năm 2021. Hàng tồn
kho giảm mạnh cùng vòng quay hàng tồn kho cũng tăng thể hiện tốc độ quay vòng hàng
hóa nhanh, cho thấy việc quản trị hàng tồn kho của Tập đoàn luôn được theo dõi, giám sát
và hoạt động hiệu quả. Dưới áp lực của việc giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao so
với cùng kỳ năm 2021, Hòa Phát thực hiện điều chỉnh cơ cấu hàng tồn kho giảm mức dự
trữ nguyên vật liệu xuống tối đa nhằm giảm lượng thành phẩm sản xuất với giá thành cao,
đồng thời, làm giảm gánh nặng về vốn lưu động và chi phí tài chính. Bên cạnh sự giảm
mạnh của hàng tồn kho, tiền và các khoản tương đương tiền cũng giảm so với cùng kỳ
năm 2021, cho thấy sự quản trị thắt chặt dòng tiền của Tập đoàn.
Tài sản dài hạn tăng do các hạng mục tài sản được ghi nhận trong năm, giá trị lớn là
hạng mục dây chuyền chính nhà máy luyện thép của KLH Gang thép Hòa Phát Dung
Quất đi vào hoạt động từ quý I/2022. Bên cạnh đó, phần tăng của xây dựng cơ bản dở
dang đối với các dự án lớn như Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, Nhà máy
sản xuất container và điện máy gia dụng tăng 61% so với 31/12/2021 góp phần đẩy giá trị
tài sản dài hạn tăng mạnh. Tại 31/12/2022, tài sản dài hạn đạt 89.821 tỷ đồng, tăng 6,83%
so với cùng kỳ năm trước. Tài sản cố định, bất động sản đầu tư và tài sản dở dang dài hạn
chiếm 94% tổng tài sản dài hạn của Tập đoàn.
120%

100%

80% 38%
47% 53%
57%
68% 70%
60%

40%
62%
53% 47%
20% 43%
32% 30%
0%
2017 2018 2019 2020 2021 2022

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

Hình 2.2: Cơ cấu tài sản từ 2017 – 2022 (ĐVT: %)

2.2.3 Nguồn vốn của Hòa Phát


Chỉ tiêu 31/12/2022 01/01/2022 Chênh lệch
16

Số tiền (tỷ Tỉ trọng Số tiền (tỷ Tỉ trọng Số tiền (tỷ Tỉ trọng


đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%)
A. Nợ phải 74.223 43,57 87.456 49,1 (13.233) (5,53)
trả

A1. Nợ ngắn 62.385 36,63 73.459 41,21 (11.074) (4,58)


hạn

A2. Nợ dài 11.837 6,94 13.996 7,85 (2.159) (0,91)


hạn

B. Vốn chủ 96.113 56,43 90.781 50,9 5.332 5,53


sở hữu

Tổng cộng 170.336 100 178.236 100 (7.901) 0


nguồn vốn

Nhận xét:
Chi phí lãi vay QIV/2022 là 933 tỷ đồng, tăng 30% trong khi dư nợ vay đã hạ xuống
17% so với Quý II/2022 là thời điểm dư nợ vay Tập đoàn ở mức cao nhất. Cụ thể, đầu
năm nợ phải trả là 87.455.796.846.810 VNĐ có tỉ trọng 49.1% so với nợ phải trả của cuối
năm có tỉ trọng là 43.57% đã có sự biến động về con số, sự chênh lệch tiền vay giảm
5.53% trong năm 2022. Hòa Phát chủ trương kết hợp thắt chặt quản trị hàng tồn kho để hạ
dư nợ vay vốn lưu động xuống đáng kể.
Nợ ngắn hạn giảm 4.58% tương đương 11.073.923.070.000 VNĐ
Nợ dài hạn giảm 0.91% tương đương 2.159. 291.759.000 VNĐ. Điều kiện tỷ giá
biến động quá lớn, đồng thời lãi suất vay USD tăng nhanh hơn so với lãi suất vay VNĐ,
mức chênh lệch giá vay USD không còn đủ lớn để bù đắp rủi ro tỷ giá, trong 6 tháng cuối
năm 2022, Tập đoàn đã hạ dư nợ vay nước ngoài từ 1,3 tỷ vào 30/06/2022 xuống còn hơn
700 triệu USD vào cuối năm 2022. Tỷ trọng vay USD trong tổng nợ vay theo đó cũng
giảm từ 44% xuống còn 29%.
Nguồn vốn của công ty từ cuối năm so với đầu năm có sự chênh lệch rõ giữa vốn
chủ sở hữu và tổng nguồn vốn:
17

- Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12 là 56,43% tăng 5,53% so với tại thời điểm 1/1
là 50,9%, trong đó nguồn vốn cổ phần tại thời điểm cuối năm chênh lệch 11,23% tương
đương 13.418.629.940.000 VNĐ so với đầu năm 2022.
- Tại thời điểm 31/12 và thời điểm 1/1 đều đạt tỉ trọng là 100%, nhưng nhận thấy rõ
sự chênh lệnh về nguồn vốn ở cuối năm đã giảm 7.900.900.648.000 VNĐ so với đầu
năm.
Dòng tiền vốn lưu động của Hòa Phát năm 2022 đã được cải thiện đáng kể. Mặc dù,
tổng nguồn vốn của cuối năm giảm hơn so với đầu năm, tuy nhiên, sau khi tính đến việc
cải thiện dòng tiền vốn lưu động, khoảng cách này giữa dòng tiền từ hoạt động kinh
doanh của năm 2022 đã được thu hẹp lại còn hơn so với các năm trước đó.
2.2.4 Phân tích các tỷ số tài chính
2.2.4.1 Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS):
Lợi nhuận sau thuế
ROS =
Doanh thuthuần
Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát có doanh thu thuần năm 2022 là 141409,3 tỷ
VND, lợi nhuận sau thuế 2022 là 8444,4 tỷ VND → ROS = 6%, tức là trung bình với mỗi
đồng doanh thu thuần mà công ty kiếm được trong năm 2022 sẽ tạo ra 0,06 đồng lợi
nhuận sau thuế. Hệ số ROS của Hòa Phát thấp, cho thấy công ty đang bị tụt hậu về khả
năng sinh lợi trên doanh thu và cần cải thiện hệ số này.
ROS càng cao cho thấy khả năng sinh lợi từ doanh thu càng cao, và ngược lại. Tỷ
suất này còn gián tiếp phản ánh hiệu quả quản lý chi phí của doanh nghiệp. Năm 2022,
Hòa Phát có tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu thuần là 6%, như vậy là tổng chi phí
chiếm tới 94% doanh thu thuần. Điều này cho thấy khả năng quản lý chi phí của Hòa Phát
chưa tốt bằng những công ty khác cùng ngành và điều này đang ảnh hưởng tới khả năng
cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA):
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
Tổngtài sản bìnhquân
Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát có tổng tài sản đầu năm 2022 là 178236,4 tỷ
VND, tổng tài sản cuối năm 2022 là 170355,5 tỷ VND và lợi nhuận sau thuế 2022 là
8444,4 tỷ VND. Vậy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2014 của công ty là: ROA =
5%, tức là trong năm 2022, trung bình với mỗi đồng vốn đầu tư vào tài sản thì công ty tạo
ra 0,05 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, ROA của Hòa Phát trong năm 2022 khá thấp,
cho thấy công ty chưa khai thác các tài sản của mình một cách hiệu quả, hoặc tần suất sử
18

dụng các tài sản quá thấp, không tương xứng với tiềm năng sinh lợi của các tài sản mà
doanh nghiệp có.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Vốnchủ sở hữu bìnhquân
Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát có VCSH đầu năm 2022 là 90780,6 tỷ VND,
VCSH cuối năm 2022 là 96112,9 tỷ VND, lợi nhuận sau thuế năm 2022 là 8444,4 tỷ
VND. Vậy tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2022 là: ROE =
8,8%, tức là trong năm 2022, trung bình với mỗi một đồng vốn do chủ sở hữu đầu tư,
doanh nghiệp tạo ra được 0,09 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số ROE của Hòa Phát khá
thấp, cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu. Nhà quản lý công ty cần
điều tra nguyên nhân khiến cho ROE của công ty thấp như vậy là gì và từ đó xây dựng
biện pháp giải quyết phù hợp.
Tóm tắt về các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi của HPG trong năm 2021 - 2022
HPG Ngành
2021 2022 2022
ROE 38% 8,8% 14,77%
ROA 19.4% 5% 6,75%
ROS 23% 6% 9,05%
19

Biểu đồ tình hình ROE, ROA qua các năm của HPG
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2022 của HPG)
Các chỉ số quan trọng khi đánh giá hiệu quả là ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn
chủ sở hữu) và ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản). Trong năm 2022, chỉ số ROE
của Hòa Phát đạt 8,8%, giảm so với mức 38% của năm 2021. Chỉ số ROE giảm phản ánh
một năm kinh doanh khó khăn của Tập đoàn khi thị trường tiêu thụ giảm sút, giá nguyên
nhiên liệu đầu vào diễn biến phức tạp; đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế thắt chặt
do chính sách tiền tệ của Chính phủ. Cùng với đó, chỉ số ROA của Tập đoàn cũng giảm
còn 5% trong khi hệ số này ở cùng kỳ năm 2021 là 19,4%. Trong khi tổng tài sản giảm
4,4% mà chỉ số ROA giảm so với cùng kỳ năm 2021, càng cho thấy sự suy giảm mạnh
của lợi nhuận sau thuế.
Năm 2022, kinh tế toàn cầu tiếp tục khó khăn khi lạm phát tăng cao, các ngành công
nghiệp sử dụng thép ghi nhận tăng trưởng chậm lại. Trong khi đó, giá nguyên liệu sản
xuất thép lại tăng cao, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cùng với nhu cầu thép sụt giảm đã
kéo theo lượng sản xuất thép thô cũng như lượng thép thành phẩm các loại liên tục giảm
so với cùng kỳ năm 2021 kể từ đầu quý II/2022 cho đến nay. Mặt khác, sản xuất thép là
lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận của Hòa Phát nên cũng đã
chịu không ít ảnh hưởng của ngành. Thông qua các tỷ số tài chính ROE, ROA, ROS năm
2022 của doanh nghiệp cũng như ngành ta có thể thấy rõ điều này, cụ thể:
Mức ROA trung bình của nhóm doanh nghiệp ngành sản xuất thép khoảng 6,75%
còn công ty Hòa Phát có ROA là 5%. Tuy so với ngành không chênh lệch nhiều nhưng
nhìn chung đều khá thấp. Điều này thể hiện lợi nhuận sau thuế còn thấp, doanh nghiệp
quản lý chi phí chưa được tốt thậm chí có thể thâm hụt vốn bỏ ra.
Mức ROE trung bình của nhóm doanh nghiệp ngành sản xuất thép khoảng 14,77%
còn công ty Hòa Phát có ROE là 9% khá thấp so với ngành. Sự khác nhau này tùy thuộc
vào mức độ thâm dụng vốn trong hoạt động kinh doanh để tạo ra lợi nhuận. Nhà đầu tư có
thể kết luận rằng ban lãnh đạo của Hòa Phát đã sử dụng đồng vốn của cổ đông chưa hiệu
quả để tạo ra lợi nhuận trên mức trung bình.
Mức ROS trung bình của nhóm doanh nghiệp ngành sản xuất thép khoảng 9,05%
còn công ty Hòa Phát có ROS là 6% tuy thấp hơn so với ngành nhưng nhìn chung cũng
đều khá thấp.
2.2.4.2 Các chỉ số về khả năng thanh toán
20

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn
và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của tài
sản lưu động với nợ ngắn hạn.
Tài sản lưu động
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =
Tổng nợ ngắn hạn
Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát có tổng tài sản ngắn hạn năm 2022 là 80514,7 tỷ
VND và tổng nợ ngắn hạn năm 2022 là 62385,4 tỷ VND. Vậy hệ số khả năng thanh toán
hiện hành của công ty trong năm 2022 là 1,29 cao (>1) cho thấy công ty có khả năng cao
trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tỷ số càng cao càng đảm bảo khả
năng chi trả của công ty, tính thanh khoản ở mức cao.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết Hòa Phát có bao nhiêu đồng vốn bằng
tiền và các khoản tương đương tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay cho một đồng
nợ ngắn hạn
Tổngtài sản ngắn hạn – Hàngtồn kho
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Tổng nợ ngắn hạn
Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát có tổng tài sản ngắn hạn năm 2022 là 80514,7 tỷ
VND; tổng nợ ngắn năm 2022 là 62385,4 tỷ VND và hàng tồn kho năm 2022 là 34491,1
tỷ VNĐ. Vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty trong năm 2022 là: H3 =
0,5<0,7<1 phản ánh công ty có khả năng thanh toán tốt, tính thanh khoản cao.
Tóm tắt về các khả năng thanh toán của HPG:
HPG Ngành
2021 2022 2022
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 1,28 1,29 1,26
Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,66 0,7 0,5

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của Hòa Phát năm 2022 (1,29) so với năm
2021 (1,28) có tăng và cũng cao hơn so với ngành (1,26). Tuy không đáng kể nhưng nhìn
chung đều lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp cũng như toàn ngành có khả năng cao trong
việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Hòa Phát năm 2022 (0,7) so với năm 2021
(0.66) có tăng và cũng cao hơn so với ngành (0,5). Cả 3 tỷ số này đều thỏa mãn nằm trong
khoảng 0,5 đến 1 cho thấy được cả doanh nghiệp cũng như toàn ngành có khả năng thanh
toán tốt, tính thanh khoản cao.
21

Biểu đồ các chỉ số về khả năng thanh toán qua các năm của HPG
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2022 của HPG)
2.2.4.3 Các tỷ số sử dụng tài sản
HPG Trung bình ngành
Số vòng quay khoản phải thu (vòng) 33,42 26,55
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 10,8 13,6
Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) 3,25 2,89
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho (ngày) 110,8 124,6

Như bảng trên ta thấy, tập đoàn Hòa Phát thu hồi các khoản phải thu của mình
nhanh hơn trung bình ngành. Điều này thể hiện ở hệ số lưu chuyển khoản phải thu là
33,42 lần so với 26,55 lần của ngành; lớn hơn 6,78 lần. Kỳ thu tiền bình quân cho thấy độ
dài, về trung bình, các khoản phải thu của khách hàng nằm trên sổ sách và kỳ thu tiền
bình quân của tập đoàn Hòa Phát là 10,8 ngày, nhanh hơn 2,8 ngày so với trung bình
ngành.
Số vòng quay khoản phải thu của tập đoàn Hòa Phát năm 2022 là 14,69. Như vậy,
các khoản phải thu phải quay 14,69 vòng trong năm 2022 để đạt được doanh thu trong
năm đó
Vòng quay hàng tồn kho tại 31/12/2022 là 3,25 vòng, tương ứng giảm 16 ngày so
với năm 2021. Hàng tồn kho giảm mạnh cùng vòng quay hàng tồn kho cũng tăng thể hiện
tốc độ quay vòng hàng hóa nhanh, cho thấy việc quản trị hàng tồn kho của Tập đoàn luôn
được theo dõi, giám sát và hoạt động hiệu quả. Dưới áp lực của việc giá nguyên nhiên liệu
22

đầu vào tăng cao so với cùng kỳ năm 2021, Hòa Phát thực hiện điều chỉnh cơ cấu hàng
tồn kho giảm mức dự trữ nguyên vật liệu xuống tối đa nhằm giảm lượng thành phẩm sản
xuất với giá thành cao, đồng thời, làm giảm gánh nặng về vốn lưu động và chi phí tài
chính. Bên cạnh sự giảm mạnh của hàng tồn kho, tiền và các khoản tương đương tiền
cũng giảm so với cùng kỳ năm 2021, cho thấy sự quản trị thắt chặt dòng tiền của Tập
đoàn. Mặt khác, tập đoàn luân chuyển hàng tồn kho của nó 3,25 lần một năm so với trung
bình của ngành là 2,89 lần. Điều này cho thấy rằng tập đoàn Hòa Phát đã tạo ra nhiều
doanh số trên mỗi đồng hàng tồn kho hơn mức chính sách trung bình của các công ty
trong ngành và chúng ta có thể nói rằng tập đoàn Hòa Phát đã sử dụng rất hiệu quả
phương pháp quản trị hàng tồn kho.
2.2.4.4. Tỷ số sử dụng nợ
HPG Trung bình ngành
Tỉ số nợ trên tổng số tài sản 0,60 0,62

Tỷ số nợ trên tổng tài sản của tập đoàn Hòa Phát là 60%. Tỷ số này tuy vượt quá
50%, tức là nguy hiểm, nhưng lại thấp hơn trung bình của ngành nên vẫn được coi là kiểm
soát được. Tuy nhiên, tập đoàn nên kiểm soát tỷ lệ này để nó nằm trong phạm vi an toàn
hơn, không quá 50%
2.2.5 Phân tích Dupont
Ta có thông tin về kết qua hoạt động kinh doanh trong năm 2021 - 2022 của Hòa
Phát – công ty kinh doanh trong ngành Vật liệu cơ bản và số liệu trung bình ngành như
sau:
Năm 2021 2022
Chỉ tiêu
Doanh thu (DT) (đvt: tỷ 150.865 142.771
đồng)
Lợi nhuận sau thuế (LNST) 34.521 8.444
(đvt: tỷ đồng)
Tổng tài sản (TTS) (đvt: tỷ 178.236 170.336
đồng)
Vốn chủ sở hữu (VCSH) 90.781 96.113
(đvt: tỷ đồng)
Tỷ suất lợi nhuận trên 14.74
VCSH (ROE) trung bình
23

ngành năm 2022 (%)

Dựa trên những số liệu đã phân tích Dupont, ta có bảng phân tích Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu (ROE) như sau:
So sánh
Chỉ tiêu ĐVT 2021 2022
+/- %
Doanh thu Tỷ đồng 150.865 142.771 (8.094) 94,6
LNST Tỷ đồng 34.521 8.444 (26.077) 24,5
Tổng tài sản Tỷ đồng 178.236 170.336 (7.900) 95,6
VCSH Tỷ đồng 90.781 96.113 5.332 105,9
Tỷ suất Lợi
nhuận
% 27 12 (15) -
gộp/Doanh
thu thuần
Tỷ suất Lợi
nhuận sau
% 23 6 (17) -
thuế/Doanh
thu thuần
Vòng quay
Vòng 0,97 0,81 (0,16) 83,5
tài sản
Đòn bẩy tài 2,07 1,87 (0,2) 90,3
chính
ROA % 19.4 5 (14,4) -
ROE % 38 9 (29) -
So sánh ROE của HPG với trung bình ngành năm 2022
(5,7) -
(%)
24

Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của HPG


200000 40 Dựa
180000 35 trên
160000
30 số
140000
120000 25 liệu
100000 20
80000 15
60000
10
40000
20000 5

0 0
2021 2022

Doanh thu LNST TTS VCSH ROE ngành ROE HPG


trên, ta có biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Hòa Phát như sau:

Theo bảng số liệu và biểu đồ, ta nhận Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của
công ty có xu hướng giảm. Từ năm 2021 đến năm 2022, chỉ số này giảm tương đối từ
38% xuống còn 9%
Bên cạnh đó, chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận cũng có xu hướng giảm, cụ thể đã doanh
thu đã giảm 8.094 tỷ đồng, tương ứng với 5,4%, lợi nhuận giảm mạnh 26.077 tỷ từ 34.521
tỷ giảm xuống còn 8.444 tỷ, tương ứng với 24,5%. Qua phân tích Dupont ta nhận thấy, Tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sụt giảm là do Số vòng quay tài sản và Hệ số đòn bẩy
tài chính giảm, không đủ để bù đắp sự sụt giảm của Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
(ROS). Cụ thể như sau:
- Số vòng quay tài sản giảm, giảm 0,16 vòng xuống 0,81 vòng trong năm 2022, đây
là một tín hiệu không tích cực, cho thấy tài sản của công ty đã được sử dụng kém hiệu quả
hơn so với năm trước, và tạo ra ít giá trị hơn, làm giảm Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu. Công ty cần có những biện pháp để tăng số vòng quay tài sản, đẩy mạnh hiệu quả sử
dụng tài sản.
- Bên cạnh đó, đòn bẩy tài chính cũng giảm khoảng 9.7%. Trong nhiều năm, hệ số
đòn bẩy tài chính duy trì ở mức khá thấp, xấp xỉ 2 lần, cho thấy tỷ lệ tài sản của công ty
đang được tài trợ bởi nợ vay thấp. Mức độ tài trợ này được duy trì từ năm 2021 đến năm
2022.
25

Tỉ lệ vay nợ thấp, mức sinh lợi ROE thấp, cần thêm thông tin về mức độ tài trợ tài
sản bằng nợ vay của các doanh nghiệp tương tự, hoặc trung bình ngành và kết hợp tính
toán xác định chi phí sử dụng vốn tối ưu, từ đó chỉ rõ vay nợ có tiềm ẩn nhiều rủi ro hay
không. Khi so với trung bình ngành, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty có
xu hướng biến động tương tự như các doanh nghiệp trong ngành.
Tuy nhiên, khi so sánh biến động từng năm nhận thấy trong năm 2022, tỷ số này của
công ty thấp hơn trung bình ngành. Như vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
đã có những chuyển biến xấu đi, kết hợp với nhưng tỉ suất sinh lời vẫn khá thấp, nhất là
so với lãi suất vay vốn trên thị trường, do đó, nếu lãi suất vay vốn tăng trong điều kiện
ROA giảm sẽ rất dễ dẫn đến ROE sẽ suy giảm mạnh.
Như vậy, qua phân tích nhận thấy Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đang có xu
hướng giảm, công ty sử dụng tài sản kém hiệu quả, đồng thời có chuyển biến từ sử dụng
đòn bẩy tài chính, tuy nhiên, rủi ro hoàn trả nợ vay khá hiện hữu. Công ty cần có có
những phân tích sâu hơn về cơ cấu chi phí hiện tại, xác định các khu vực chi phí trọng
yếu, xây dựng các biện pháp để tiết kiệm chi phí, từ đó tận dụng hiệu quả lợi thế từ đòn
bẩy tài chính, gia tăng lợi nhuận, gia tăng lợi ích của chủ sở hữu để có điều kiện xem xét
cân nhắc lại đòn bẩy tài chính. Một số biện pháp để cắt giảm chi phí đang được rất nhiều
doanh nghiệp sử dụng trong thực tế hiện nay như:
- Tối giản hóa bộ máy quản lý, xác định cơ cấu quản lý cho phù hợp, cắt giảm các
khâu trung gian, từ đó tiết kiệm cả về nhân lực và vật lực
- Hệ thống hóa, chuẩn hóa các quy trình trong doanh nghiệp, tránh chồng chéo công
việc, lãng phí nhân lực, quản lý khó khăn
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp, đầu tư xây dựng hoặc
mua sắm phần mềm quản trị phù hợp với quy mô doanh nghiệp, tích hợp các quy trình
trong phần mềm, từ đó giảm thời gian xử lý công việc, đảm bảo phản ứng kịp thời khi có
những sự thay đổi của thị trường, cũng như tiết kiệm nguồn nhân lực.
- Xây dựng định mức chi phí để tối ưu quản lý các khoản chi phí. Định mức này cần
tuân theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể, kết hợp với dữ liệu quá khứ,
từ đó xây dựng định mức cho từng loại chi phí.
- So sánh chi phí thực tế phát sinh với định mức chi phí đã lập, xác định nguyên
nhân chênh lệch, khoanh vùng các chi phí có biến động bất thường, để đưa ra các biện
pháp kiểm soát chi phí cụ thể và phù hợp với từng loại chi phí
- Xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí từ cấp lãnh đạo đến cấp nhân viên, nâng cao ý
thức về tầm quan trọng của kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp
26

2.3 Nhận xét và đánh giá tình hình thực tế của Hòa Phát
Lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn đạt 34% kế hoạch đề ra, giảm 76% so với cùng kỳ
2021 khi đạt được 8.444 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần năm
2022 đạt 6%. Trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn, các doanh nghiệp cùng ngành
báo lỗ ròng cả năm 2022; tỷ suất lợi nhuận trên cho thấy những nỗ lực trong việc quản lý
chi phí của Tập đoàn và lợi thế đến từ quy mô và quy trình sản xuất khép kín sản xuất từ
thượng nguồn. EBITDA năm 2022 là 23.722 tỷ đồng, giảm 49% so với 2021 cho thấy
hiệu quả thuần từ hoạt động kinh doanh không tính chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp,
chi phí tài chính và dòng khấu hao giảm đột ngột so với năm trước. EBITDA quý 1 năm
2022 đạt 11.711 tỷ đồng và sụt giảm dần trong các quý tiếp theo. EBITDA các quý cuối
năm về mức âm là hệ quả của sự sụt giảm cả cầu và giá bán thép cùng với các chi phí
nguyên nhiên liệu tăng cao. Từ giữa tháng 5/2022, giá thép xây dựng bắt đầu giảm mạnh
gần như liên tiếp khiến giá thép giảm 25% so với giá quý 1. Đồng thời, nhu cầu thị trường
trong nước và thế giới duy trì ở mức thấp, tiêu thụ chậm bởi các ảnh hưởng của chiến
tranh, suy thoái hậu Covid, mức lạm phát tăng cao đi kèm với chính sách tiền tệ thắt chặt
tại nhiều quốc gia. Đây là các nguyên nhân khiến mức EBITDA của Tập đoàn sụt giảm rõ
rệt so với năm 2021. Để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường đến EBITDA,
Tập đoàn đã thực hiện các biện pháp cắt giảm sản lượng, giảm mức dự trữ nguyên vật liệu
để giảm lượng hàng tồn kho giá cao và giảm áp lực vốn lưu động.
Thứ nhất, diễn biến đầu năm nóng, nguội dần và đóng băng vào cuối năm của ngành
bất động sản là nguyên nhân chính gây sụt giảm về tiêu thụ và giá bán thép xây dựng dẫn
đến doanh thu thép giảm dần trong năm 2022. Thị trường bất động sản Việt Nam khởi
động khá hưng phấn vào đầu năm 2022, rồi đột ngột đảo chiều vào giữa quý 2 và rơi vào
cảnh trầm lắng kéo dài đến hết năm do nhiều khó khăn chưa tháo gỡ được về dòng vốn,
gây hệ quả là sự sụt giảm rõ rệt về cả cầu và giá bán thép xây dựng, một trong những sản
phẩm chủ lực hiện tại của Hòa Phát với tỷ trọng hơn 70% tiêu thụ nội địa. Tiêu thụ thép
của toàn thị trường Việt Nam nói chung và Hòa Phát nói riêng chỉ đạt cao nhất trong quý
1 và giảm đi trong ba quý sau. Giá thép xây dựng tăng mạnh trong quý 2. Nhưng từ giữa
tháng 5/2022 đến cuối năm, giá thép bước vào 19 nhịp điều chỉnh giảm gần như liên tiếp
với tổng biên độ rơi hơn 4,2 triệu đồng/tấn, tương ứng với 25% giá trước giảm.
Thứ hai, giá than leo dốc đột biến do khủng hoảng từ xung đột địa chính trị, cộng
hưởng bởi ảnh hưởng của tiêu thụ chậm và giá bán thấp do cầu yếu, khiến giá vốn hàng
bán chịu nhiều áp lực. Khủng hoảng năng lượng từ chiến sự Nga - Ukraine đã đẩy giá
than luyện cốc, một trong hai nguyên liệu chính của luyện thép bằng lò cao lên gấp 3 lần
27

thông thường vào hai đợt đỉnh điểm là tháng 3 và tháng 5/2022 và vẫn duy trì cao hơn
mức giá năm 2021 khoảng 1,5 lần trong suốt thời gian còn lại của năm 2022. Do vậy, biên
lợi nhuận gộp từ 27% năm 2021 xuống còn 12% năm 2022. Thứ ba, giá USD tăng mạnh
liên tục trong năm và đột ngột đảo chiều hạ sâu vào cuối năm. Trong khi giá USD duy trì
ở mức khá ổn định trong năm 2021, sang năm 2022, tỷ giá bắt đầu có xu hướng nâng lên
ngay từ tháng 3/2022 và tăng mạnh liên tục đến hết tháng 11/2022, đạt mức kỷ lục trong
vòng 20 năm trở lại đây và chỉ quay đầu giảm sâu đột ngột trong những tuần cuối cùng
của năm 2022. Với đặc thù nguồn nguyên liệu đến chủ yếu từ nguồn nhập khẩu, trong khi
thị trường tiêu thụ chính lại là nội địa, đồng thời vẫn duy trì tỷ trọng vay nước ngoài nhất
định trong cơ cấu nợ vay, Hòa Phát luôn phải trả nguyên tệ USD ròng, dẫn đến chi phí tài
chính liên quan rủi ro tỷ giá tăng cao. Tổng kết năm 2022, lỗ ròng tỷ giá (chênh lệch lãi
và lỗ) là 1.858 tỷ đồng, tăng 65 lần so với 2021. Thứ tư, lãi suất tăng mạnh trong 6 tháng
cuối năm. Trong năm 2022, FED đã có 7 liên tiếp nâng lãi suất điều hành để kiềm chế
lạm phát tại Mỹ, đưa mức lãi suất này lên cao nhất trong 15 năm kể từ 2007 trở lại đây.
Việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở Việt Nam được thực hiện với độ trễ khá dài khi duy trì
lãi suất VNĐ ở mức dễ chịu trong 6 tháng đầu năm 2022 và chỉ bắt vào đà tăng mạnh
trong 6 tháng còn lại. Hết năm, chi phí lãi vay là 3.084 tỷ đồng, tăng 1,53 lần so với cùng
kỳ 2021.
28

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
3.1 Định hướng phát triển công ty trong những năm tới
Sau gần 17 năm xây dựng và phát triển đến nay Hòa Phát đã trở thành tập đoàn sản
xuất và thương mại hàng đầu Việt Nam. Là tập đoàn kinh tế công nghiệp kinh doanh đa
ngành, sản phẩm của Hòa Phát bao gồm nhiều chủng loại. Các sản phẩm vừa có sự độc
lập để giảm thiểu rủi ro do biến động của nền kinh tế, vừa có sự liên kết, sản phẩm của
đơn vị này là đầu vào của đơn vị khác, làm giảm được giá thành và tăng độ ổn định của
nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Thương hiệu Hòa Phát ngày càng được khẳng định trên
thương trường trong nước cũng như quốc tế.
Hòa Phát tiếp tục không ngừng hoàn thiện chiến lược phát triển công ty phù hợp với
yêu cầu sản xuất kinh doanh trong giai đoạn phát triển mới, xác định ngành nghề mũi
nhọn và các lĩnh vực cần mở rộng sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt trong năm 2023, Tập đoàn sẽ đẩy mạnh một số dự án chuyển đổi số đang
được thực hiện mạnh mẽ trong năm 2022 như dự án nhân sự tiền lương, vận hành hệ
thống văn phòng điện tử e-office… tiếp tục thực hiện dự án chuyển đổi số theo kế hoạch,
tiến tới đưa vào áp dụng toàn Tập đoàn trong năm 2023.
Trong thời gian tới, Hòa Phát sẽ điều tiết sản xuất theo tình hình thị trường, tập
trung phát triển các loại thép chất lượng cao. Lãnh đạo Tập đoàn cho biết thêm, từ nay
đến hết quý II/2023, Hòa Phát sẽ điều tiết hoạt động của các lò cao, phù hợp với tín hiệu
thị trường trong nước và xuất khẩu.
Năm 2023, Tập đoàn sẽ dồn nguồn lực thực hiện dự án Khu liên hợp sản xuất gang
thép Hòa Phát Dung Quất 2. Dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành vào quý I/2025, nâng công
suất thép thô của Hòa Phát lên thành hơn 14 triệu tấn/năm. Cũng theo lãnh đạo Tập đoàn,
khi Dung Quất 2 hoàn thành, quy mô doanh thu của Hòa Phát sẽ tăng thêm 80.000-
100.000 tỷ đồng mỗi năm so với hiện nay.
Các dự án bất động sản, điện máy gia dụng được triển khai thận trọng, chắc chắn
theo đúng kế hoạch và định hướng đã đề ra.
3.2 Giải pháp nâng cao tình hình tài chính của công ty
Trong suốt quá trình hoạt động, Hòa Phát đã đạt được rất nhiều thành tích đáng ghi
nhận. Tình hình tài chính của Hòa Phát luôn giữ ở tốc độ tăng trưởng ổn định và có triển
vọng. Nhằm tiếp tục nâng cao tình hình tài chính của công ty, Hòa Phát cần tiếp tục giữ
vững công tác nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác phân tích tài chính trong quá
trình quản lý và điều hành, coi hoạt động phân tích tài chính là một hoạt động bắt buộc,
29

thiết lập quy chế riêng cho công tác phân tích tài chính tại tập đoàn. Phân tích tài chính tại
tập đoàn nên thực hiện định kì 2-3 lần/năm nhằm đảm bảo các thông tin tài chính luôn
được cập nhật.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, tập đoàn cần phân tích đánh giá hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh qua các chỉ tiêu. Từ đó đưa ra được các biện pháp hữu hiệu
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Sử dụng tiết kiệm và hợp lý cơ cấu vốn
kinh doanh.
Quản lý hàng tồn kho và các khoản phải thu. Trong quá trình luân chuyển của vốn
lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hóa dự trữ, tồn kho
là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để giảm hàng
tồn kho, ở dạng bán thành phẩm, giữa các công đoạn trong quá trình sản xuất. Tập đoàn
cần bố trí một cách khoa học chu trình sản xuất, giám sát chặt chẽ các công đoạn, tìm ra
những vị trí bất hợp lý, gây tác động làm tăng bán thành phẩm tồn kho từ đó có biện pháp
khắc phục. Đối với thành phẩm tồn kho, cần tiến hành xây dựng kế hoạch tiêu thụ một
cách hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng trong kho, chủ động được nguồn hàng, và giảm tối đa
những chi phí không cần thiết.
Không chỉ vậy, nhằm nâng cao hơn thị phần và nguồn lợi nhuận của công ty, Hòa
Phát cần đẩy mạnh mở rộng hơn nữa thị trường quốc tế, đặc biệt là các quốc gia trong
khối ASEAN, nhằm tận dụng các hiệp ước thuế quan đồng thời nâng cao vị thế của tập
đoàn trên trường quốc tế.
30

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Quản trị tài chính 1

2. Hoa Phat Group JSC (HPG) Các Tỷ Số Tài Chính. (n.d.). Investing.com Việt Nam.

https://vn.investing.com/equities/hoa-phat-group-jsc-ratios

3. Hoa Phat Group. (2023). HPG Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán 2022 [Dataset].

In HPG Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán 2022.

https://file.hoaphat.com.vn/hoaphat-com-vn/2023/03/20220320-hpg-bao-cao-tai-chinh-

hop-nhat-sau-kiem-toan-nam-2022.pdf

4. Hoa Phat Group. (2023a). Báo cáo thường niên 2022. In hoaphat.com.vn. Retrieved April

12, 2023, from https://file.hoaphat.com.vn/hoaphat-com-vn/2023/03/bao-cao-thuong-

nien-2022.pdf

5. HPG | Tổng quan tài chính | Thông tin tài chính tổng quan của doanh nghiệp. (n.d.).

https://www.stockbiz.vn/Stocks/HPG/FinancialHighlights.aspx

6. Online T. T. (2023, March 30). Lợi nhuận ngàn tỉ, Hòa Phát vẫn không chia cổ tức, dồn

lực cho dự án tỉ USD? TUOI TRE ONLINE. https://tuoitre.vn/loi-nhuan-ngan-ti-hoa-

phat-van-khong-chia-co-tuc-don-luc-cho-du-an-ti-usd-

20230330121900596.htm#:~:text=L%E1%BB%A3i%20nhu%E1%BA%ADn%20sau

%20thu%E1%BA%BF%20h%C6%A1n,b%E1%BA%B1ng%2024%25%20c%E1%BB

%A7a%20n%C4%83m%202021

7. Tập đoàn Hòa Phát - HPG Group. (n.d.). HoaPhat. https://www.hoaphat.com.vn/

You might also like