You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021


(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: Phương pháp nghiên cứu Số báo danh: 68
khoa học Lớp: 2112SCRE0111
Mã số đề thi: 30 Họ và tên: Lê Thu Thủy
Ngày thi: 07/06/2021 Số trang: 07 ………………………….……………………

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: ………………………......

GV chấm thi 2: …….…………………......

Bài Làm

Câu 1: Trình bày các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Lấy ví dụ minh họa và phân tích
ví dụ này.

 Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn mẫu xác suất): Là phương pháp chọn mẫu mà
trong đó các phần tử của đám đông có xác suất được chọn vào mẫu là như nhau. Khi đó
các tham số của mẫu có thể dùng để ước lượng hoặc kiểm định các tham số của đám
đông. Yêu cầu cơ bản của phương pháp này là xác định được danh sách cụ thể của các
phần tử trong tổng thể.
 Chọn mẫu ngẫu nhiên có thể thực hiện bằng 4 phương pháp khác nhau như:

Họ tên SV/HV: Lê Thu Thủy - Mã LHP: 2112SCRE0111 Trang 1/7


Ngẫu nhiên đơn giản (Simple random)

Ngẫu nhiên hệ thống (Systematic random)

Chọn mẫu ngẫu nhiên

Phân tầng (Stratified)

Theo cụm (Cluster)

- Phương pháp ngẫu nhiên đơn giản: Phương pháp này được thực hiện khi có khung mẫu
hoàn chỉnh. Để chọn mẫu ta thực hiện đánh số các phần tử theo một trật tự quy ước và
chọn các phần tử ngẫu nhiên thông qua bảng ngẫu nhiên hoặc hàm sinh số ngẫu nhiên.
Ví dụ: Khi thực hiện khảo sát chất lượng sản phẩm, ta tiến hành chọn 10 nhãn hàng
trong tổng số 50 đơn vị ta lần lượt đánh số 50 đơn vị đó theo bảng thứ tự alphabet
của tên gọi, rồi dùng hàm rand() trong MS Excel để chọn ngẫu nhiên 10 phần tử
trong tổng số 50 nhãn hàng đó vào mẫu nghiên cứu.

- Phương pháp ngẫu nhiên hệ thống: Trong phương pháp này ta sắp xếp các phần tử của
đám đông từ 1 đến N, sau đó xác định bước nhảy N/n (SI = sampling interval). Giá trị
n/N được gọi là tỷ lệ chọn mẫu (sampling fraction). Khi đó, ta chia đám đông thành n
nhóm, mỗi nhóm gồm N/n phần tử. Phần tử đầu tiên của mẫu được chọn theo phương
pháp ngẫu nhiên đơn giản từ một nhóm nào đó. Giả sử phần tử đầu tiên có thứ tự a trong
nhóm thì các phần tử tiếp theo được chọn dựa trên thứ tự a + N/n, a + 2.N/n,...
Ví dụ: Khi thực hiện lấy ý kiến phản hồi từ người dùng về chất lượng giao hàng, ta
thực hiện chọn 10 đơn vị trong 100 đơn vị vận chuyển, ta có n/N = 1/10, trong đó n
là số mẫu và N là tổng thể, ta bắt đầu chọn ngẫu nhiên một đơn vị vận chuyển trong
danh sách, sau đó cứ cách 10 đơn vị lại chọn một đơn vị vào mẫu, bước nhảy là 10.

- Phương pháp phân tầng:


 Để thực hiện chọn mẫu theo phương pháp này, ta thực hiện chia đám đông thành
các nhóm nhỏ (stratum). Các nhóm này chính là các đơn vị chọn mẫu. Các nhóm
này thỏa mãn điều kiện các phần tử của nhóm có tính đồng nhất cao và các phần
tử giữa các nhóm có tính dị biệt cao. Để chọn phần tử cho mẫu trong từng nhóm ta
có thể sử dụng phương pháp hệ thống hoặc ngẫu nhiên đơn giản.

Họ tên SV/HV: Lê Thu Thủy - Mã LHP: 2112SCRE0111 Trang 2/7


 Phương pháp chọn mẫu phân tầng có thể thực hiện theo tỉ lệ (số phần tử chọn cho
mẫu trong mỗi nhóm tỉ lệ với số phần tử của nhóm) hoặc không theo tỉ lệ (số phần
tử chọn mẫu trong mỗi nhóm không tỉ lệ với số phần tử của nhóm).
Ví dụ: Khi lấy ý kiến phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thì ý kiến
của nhóm khách hàng có đánh giá 5 sao có thể rất khác ý kiến của nhóm khách hàng
có đánh giá 1 sao. Vì vậy, ta có thể dùng tiêu chí này để phân nhóm khách hàng rồi
dùng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên (đơn giản hoặc hệ thống) trong mỗi nhóm.
Đây là phương pháp có thể lấy mẫu đại diện tốt nhất cho tổng thể nghiên cứu.

- Phương pháp chọn mẫu theo cụm (hay còn gọi là chọn mẫu theo nhiều giai đoạn): Được
áp dụng với tổng thể có quy mô lớn hoặc có địa bàn nghiên cứu quá rộng. Việc chọn mẫu
phải trải qua nhiều giai đoạn (nhiều cấp). Trước tiên ta phân chia tổng thể thành các đơn
vị cấp I, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp I. Sau đó chia đơn vị mẫu cấp I đã chọn thành các
đơn vị mẫu cấp II,... Việc chọn mẫu ở mỗi cấp có thể áp dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên
đơn giản, chọn hệ thống hoặc chọn mẫu phân tầng.
Ví dụ: Muốn chọn ngẫu nhiên 50 gian hàng trong một thành phố có 10 khu chợ, mỗi
khu chợ có 50 gian hàng, trước tiên chúng ta tiến hành đánh số thứ tự các gian hàng
từ 1 đến 50, chọn ngẫu nhiên 5 khu chợ. Đánh số thứ tự các gian hàng trong từng khu
chợ được chọn. Chọn ngẫu nhiên ra 10 gian trong mỗi khu chợ ta sẽ có đủ mẫu cần
thiết (50 gian hàng).

Câu 2: Với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định tích trữ hàng hóa của dân
chúng trong thời kỳ dịch bệnh”.
Bằng kiến thức đã học, anh/chị hãy:
a, Nêu cụ thể mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, đối tượng,
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
b, Thiết kế một bảng hỏi khảo sát (định lượng) nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp cho đề tài.
Hoặc: Xây dựng một bảng hỏi phỏng vấn (định tính) để tiến hành điều tra cho đề tài.
Bài làm:
a,
1. Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu chung: Đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tích trữ hàng hóa của
người dân trong mùa dịch và đưa ra giải pháp hữu ích để giải quyết vấn đề trên.
- Mục tiêu cụ thể:
 Đối với người dân: Giúp cho người dân quyết định được việc có nên tích trữ hàng
hóa trong mùa dịch hay không?
 Đối với các cấp quản lý:

Họ tên SV/HV: Lê Thu Thủy - Mã LHP: 2112SCRE0111 Trang 3/7


o Nhận ra những vấn đề về các nguồn cung cấp hàng hóa cho người dân.
o Nắm bắt được những nhu cầu của người dân về hàng hóa, đảm bảo nguồn cung
cấp, không để xảy ra các tình trạng như khan hiếm hàng, thừa hàng,...
o Có những sự điều tiết thị trường giúp ổn định thị trường hàng hóa.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định tích trữ hàng hóa của người dân trong mùa
dịch?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào?
- Yếu tố nào tác động nhiều nhất, yếu tố nào tác động ít nhất?
- Các giải pháp nào có thể đưa ra nhằm khắc phục được vấn đề trên?
3. Giải thuyết nghiên cứu:
- H1: Giá cả của hàng hóa có ảnh hưởng đến quyết định tích trữ hàng hóa của người dân.
- H2: Mức độ nguy hiểm của dịch bệnh ảnh hưởng đến quyết định tích trữ hàng hóa của
người dân.
- H3: Tâm lý đám đông/truyền thông tác động đến ảnh hưởng đến quyết định tích trữ hàng
hóa của người dân.
- H4: Tâm lý lo sợ thiếu nguồn cung cấp ảnh hưởng đến quyết định tích trữ hàng hóa của
người dân.
- H5: Thu nhập của người dân ảnh hưởng đến quyết định tích trữ hàng hóa của họ trong
mùa dịch.
4. Mô hình nghiên cứu:

Giá cả hàng hóa (H1)

Mức độ nguy hiểm (H2)

Quyết định tích


Truyền thông (H3)
trữ hàng hóa

Tâm lý (H4)

Thu nhập (H5)

5. Đối tượng nghiên cứu:


Quyết định dự trữ hàng hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định dự trữ hàng hóa của
người dân trong mùa dịch bệnh.

Họ tên SV/HV: Lê Thu Thủy - Mã LHP: 2112SCRE0111 Trang 4/7


6. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Trên lãnh thổ Việt Nam.
- Thời gian: Từ ngày 1/1/2021 đến 1/6/2021
- Khách thể nghiên cứu: Người dân, người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam.
- Lĩnh vực nghiên cứu: Đời sống xã hội

b, Thiết kế bảng hỏi định lượng thu thập dữ liệu sơ cấp cho đề tài:

Xin chào, tôi đến từ ngành Quản trị khách sạn khoa Khách sạn – Du lịch trường Đại học
Thương Mại. Hiện tại tôi đang thực hiện một đề tài về “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến
quyết định tích trữ hàng hóa của dân chúng trong thời kỳ dịch bệnh”. Dưới đây là một bảng
khảo sát nhỏ mà tôi đã chuẩn bị. Rất mong quý anh/chị giúp đỡ tôi điền vào bảng khảo sát này
để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Vì mục đích nghiên cứu, tôi đảm bảo mọi thông tin của
quý anh/chị sẽ được bảo mật tuyệt đối.
Xin cảm ơn!
i. Phần câu hỏi nghiên cứu:
 Anh/chị vui lòng đánh giá mức độ đồng ý của mình với mỗi phát biểu sau đây:
 Quy ước về mức độ đồng ý của thang đo như sau:
1- Hoàn toàn không đồng ý
2- Không đồng ý
3- Trung lập
4- Đồng ý
5- Hoàn toàn đồng ý

STT Nội dung Mức độ đánh giá


1 2 3 4 5
1 Giá cả
Giá cả lương thực, thực phẩm ảnh hưởng
đến quyết định tích trữ của bạn
Giá cả hàng tiêu dùng ảnh hưởng đến
quyết định tích trữ của bạn.
Các chương trình trợ giá, khuyến mại
ảnh hưởng đến quyết định tích trữ của
bạn.
2 Mức độ nguy hiểm của dịch bệnh
Sống trong khu cách ly ảnh hưởng đến
quyết định tích trữ của bạn.
Sống gần vùng có dịch ảnh hưởng nhiều
đến quyết định tích trữ hàng hóa của
bạn.
Tốc độ lây lan lớn của dịch tác động

Họ tên SV/HV: Lê Thu Thủy - Mã LHP: 2112SCRE0111 Trang 5/7


nhiều đến quyết định tích trữ của bạn.
3 Truyền thông
Tâm lý đám đông ảnh hưởng nhiều đến
quyết định của bạn.
Nhiều tin đồn thất thiệt đã ảnh hưởng
đến quyết định tích trữ của bạn.
Thông tin về đủ nguồn cung cấp khiến
bạn quyết định không tích trữ hàng hóa.
Bạn có những nguồn thông tin chính
thống thông báo về tình trạng hàng hóa
nên không tích trữ hàng hóa.
4 Tâm lý
Bạn lo lắng nguồn cung khan hiếm nên
tích trữ nhiều hàng hóa.
Bạn không lo lắng về giá cả trong màu
dịch nên không tích trữ hàng hóa.
Bạn lo lắng về dịch sẽ còn tiếp tục lây
lan nên quyết định tích trữ nhiều hàng
hóa.
5 Thu nhập
Thu nhập ổn định nên bạn quyết định
tích trữ hàng hóa.
Thu nhập giảm khiến bạn quyết định
không tích trữ hàng hóa.

ii. Thông tin cá nhân: đánh dấu X vào ô bạn chọn


1. Hiện tại bạn đang sinh sống ở đâu?

Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam

2. Tỉnh/Thành phố nơi bạn sinh sống có thuộc những vùng đã/đang có dịch hay
không?

Không

3. Bạn đã từng hoặc biết ai đã tích trữ hàng hóa trong mùa dịch chưa?

Chưa từng
Đã từng

Họ tên SV/HV: Lê Thu Thủy - Mã LHP: 2112SCRE0111 Trang 6/7


4. Bạn có ủng hộ việc tích trữ hàng hóa trong mùa dịch của một số người dân
không?

Không ủng hộ
Ủng hộ

Cảm ơn quý anh/chị đã dành thời gian quý báu của mình để tham gia khảo sát. Tôi xin
chân thành cảm ơn!

---Hết---

Họ tên SV/HV: Lê Thu Thủy - Mã LHP: 2112SCRE0111 Trang 7/7

You might also like