You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021


(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học Số báo danh: 66
Mã số đề thi: 31 Lớp: 2145HCMI0121
Ngày thi: 25/05/2021 Số trang: 04 Họ và tên: Lê Thu Thủy

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Bài Làm

Câu 1: Làm rõ những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Liên hệ với đặc điểm của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội tiền tư bản hoặc tư bản chủ
nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính
quyền đến khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là:

- Trên lĩnh vực kinh tế:


Về phương diện kinh tế, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội tất yếu tồn tại nền kinh
tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần đối lập.
- Trên lĩnh vực chính trị:
 Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội về phương diện chính trị, là việc thiết
lập, tăng cường chuyên chính vô sản mà thực chất của nó là việc giai cấp công nhân nắm và sử
dụng quyền lực nhà nước trấn áp giai cấp tư sản, tiến hành xây dựng một xã hội không giai cấp.
 Đây là sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân với chức năng thực hiện dân chủ đối với
nhân dân, tổ chức xây dựng và bảo vệ chế độ mới, ngăn chặn những phần tử thù địch, chống lại
nhân dân.
 Tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản đã chiến thắng nhưng chưa phải đã toàn
thắng với giai cấp tư sản đã thất bại nhưng chưa phải thất bại hoàn toàn.
- Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa:
 Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều tư tưởng khác nhau,
chủ yếu là tư tưởng vô sản và tư tưởng tư sản.

Họ tên SV/HV:….................Lê Thu Thủy......................................…… - Mã LHP: 2145HCMI0121 Trang 1/4


 Giai cấp công nhân từng bước xây dựng văn hóa vô sản, nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, phát
huy giá trị văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, bảo đảm đáp ứng nhu cầu văn
hóa - tinh thần ngày càng tăng của nhân dân.
- Trên lĩnh vực xã hội:
 Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần quy định nên trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp. Các tầng lớp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau.
 Còn tồn tại sự khác biệt giữa nông thôn, thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
 Đây là thời kỳ đấu tranh giai cấp chống áp bức, bất công, xóa bỏ tệ nạn xã hội và những tàn dư
của xã hội cũ để lại, thiết lập công bằng xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao
động là chủ đạo.

Liên hệ đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1954 ở miền Bắc và năm 1975 trên
phạm vi cả nước.

Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quá độ gián tiếp bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên thẳng chủ
nghĩa xã hội:
 Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường cách mạng tất yếu, khách quan, con đường xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
 Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
 Kế thừa thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản để phát triển xã hội, phát triển
nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
 Là thời kỳ rất khó khăn, phức tạp, lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh
tế, xã hội có tính chất quá độ, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị và khát vọng lớn của toàn
Đảng, toàn dân.
- Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nửa thuộc địa nửa phòng kiến với thực trạng nghèo
nàn lạc hậu, còn nhiều tàn dư của thực dân phong kiến, chiến tranh ác liệt kéo dài, lại bị các thế lực thù
địch thường xuyên tìm cách phá hoại.
- Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra
mạnh mẽ với quá trình quốc tế hóa ngày càng sâu sắc tạo nên nhiều cơ hội và thách thức trong quá trình
phát triển.
- Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, cùng hợp tác, tồn tại,
đấu tranh, cạnh tranh vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cho dù chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ,
song theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.

Họ tên SV/HV:….................Lê Thu Thủy......................................…… - Mã LHP: 2145HCMI0121 Trang 2/4


Câu 2: Làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chế độ hôn nhân tiến bộ. Trong gia đình, để vợ
chồng thực sự bình đẳng cần phải làm gì?

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chế độ hôn nhân tiến bộ:

Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ. Trong chế độ hôn nhân tự nguyện, có
ba đặc điểm cơ bản, đó là: hôn nhân tự nguyện; hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; hôn nhân được
đảm bảo về pháp lý.

- Hôn nhân tự nguyện:


 Hôn nhân xuất phát từ tình yêu tất yếu dẫn đến hôn nhân tự nguyện, là bước phát triển tất yếu của
tình yêu nam nữ.
 Hôn nhân tự nguyện đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do trong việc lựa chọn người kết hôn,
không chấp nhận sự áp đặt.
 Hôn nhân tự nguyện bao hàm quyền tự do ly hôn khi tình yêu giữa nam và nữ không còn nữa;
tuy nhiên, hôn nhân tiến bộ không khuyến khích ly hôn, cần ngăn chặn những trường hợp nông
nổi khi ly hôn, lợi dụng quyền ly hôn và những lý do ích kỷ hoặc vì mục đích vụ lợi.
- Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng: xuất hiện trong chế độ nô lệ (khi có sự thắng lợi của
chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu nguyên thủy).
 Hôn nhân một vợ một chồng là kết quả tất yếu của hôn nhân xuất phát từ tình yêu vì bản chất của
tình yêu là không thể chia sẻ.
 Thực hiện hôn nhân một vợ một chồng là điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình, phù hợp với
quy luật tự nhiên, phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạo đức con người.
 Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng là thực
hiện sự giải phóng đối với phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng.
 Đây là cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ với con cái và quan hệ giữa anh chị em
với nhau.
- Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý:
 Quan hệ hôn nhân, gia đình là quan hệ xã hội; phải có sự thừa nhận của xã hội, được biểu hiện
bằng thủ tục pháp lý trong hôn nhân.
 Đây là biện pháp ngăn chặn những cá nhân lợi dụng quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn để thỏa
mãn những nhu cầu không chính đáng.
 Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân là cơ sở để thực hiện quyền tự do kết hôn và tự do ly
hôn một cách đầy đủ nhất.
Để vợ chồng thực sự bình đằng trong gia đình.
Ở các thời kỳ trước, vai trò của phụ nữ luôn bị xem nhẹ, của cải, quyền lợi luôn được tập trung vào tay
người đàn ông, hôn nhân một vợ một chồng thực chất chỉ đối với người phụ nữ.
Trong gia đình, để vợ chồng thực sự bình đằng, cần phải đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau giữa
vợ và chồng về mọi vấn đề trong gia đình; vợ và chồng có quyền tự do được chọn lựa những vấn đề riêng chính
đáng như nghề nghiệp, tài chính, học tập, các mối quan hệ hợp pháp khác ... Đồng thời, cũng cần phải có sự
thống nhất giữa hai người trong việc giải quyết những vấn đề chung như nuôi dạy con cái, sinh hoạt gia đình,lựa
chọn nơi cư trú,... nhằm xây dựng một gia đình ổn định, hạnh phúc; tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy
tín, các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau,...

Họ tên SV/HV:….................Lê Thu Thủy......................................…… - Mã LHP: 2145HCMI0121 Trang 3/4


Bên cạnh đó, cũng cần phải nâng cao nhận thức của xã hội về nội dung bình đẳng giữa vợ và chồng thông
qua các chương trình phát triển, giáo dục nhận thức cho cả người đàn ông và phụ nữ, giáo dục cho trẻ nhỏ từ sớm
về bình đẳng; tạo điều kiện phát triển, tôn trọng những quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ,...
Khuyến khích phụ nữ tự đứng lên bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình, không nên chỉ ngồi
trông chờ, ỷ lại để vươn lên bình đẳng.
Từ rất sớm ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra vấn đề bình đẳng giới trong hôn nhân và gia
đình, phản đối chế độ đa thê của xã hội cũ, đồng thời tích cực ủng hộ bình đẳng hôn nhân trong gia đình, đặc biệt
là về vị trí của người phụ nữ. Hiện nay, sau hơn 75 năm kể từ khi Hiến pháp 1946 công nhận nhận quyền phụ nữ,
công tác đảm bảo bình đẳng trong hôn nhân một vợ một chồng tại Việt Nam đã có nhiều phát triển, nhận thức của
nhiều người đã thay đổi; của cải, quyền lực không nằm riêng trong tay người chồng hay người vợ. Tất cả đều nhờ
vào sự thay đổi góc nhìn về bình đẳng giới trong gia đình; vào luật pháp, và các bộ ngành liên quan đã có những
chính sách, hành động cụ thể, nhằm nỗ lực đổi mới nhận thức cho các cả nam và nữ về hôn nhân một vợ một
chồng, vợ chồng bình đẳng.

---Hết---

Họ tên SV/HV:….................Lê Thu Thủy......................................…… - Mã LHP: 2145HCMI0121 Trang 4/4

You might also like