You are on page 1of 48

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

HỌC PHẦN II
(Mã học phần: 862407)
(Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam)
MỤC LỤC
Bài 1: Phòng Chống Chiến Lược “Diễn Biến Hòa Bình”, Bạo Loạn Lật Đổ Của Các Thế Lực
Thù Địch Đối Với Cách Mạng Việt Nam
1. Khái niệm DBHB, BLLĐ. Phân tích mối liên hệ giữa chúng......................................................2
2. Âm mưu, thủ đoạn của DBHB. Tại sao CNĐQ và các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là
một trọng điểm trong chiến lược DBHB chống phá CNXH?..........................................................3
3. Phân tích các giải pháp phòng chống DBHB, BLLĐ. Theo anh chị giải pháp nào là quan trọng
nhất trong giai đoạn hiện nay, tại sao?.............................................................................................5
4. Trách nhiệm của sinh viên trong phòng chống DBHB, BLLĐ....................................................6
Bài 2: Một Số Nội Dung Cơ Bản Về Dân Tộc, Tôn Giáo Và Đấu Tranh Phòng Chống Địch Lợi
Dụng Vấn Đề Dân Tộc Và Tôn Giáo Chống Phá Cách Mạng Việt Nam
1. Phân tích đặc điểm các dân tộc Việt Nam. Giải thích sự đa dạng, phong phú nhưng thống nhất
trong văn hóa các dân tộc VN..............................................................................................................6
2. Trình bày quan điểm, chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta hiện nay..................................7
3. Phân tích tình hình tôn giáo trên TG và tác động đến sinh hoạt t.giao ở VN..................................8
4. Phân tích âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề DT, TG chống phá CMVN now. Cho VD...............8
5. Trình bày các giái pháp đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá
cách mạng Việt Nam. Theo anh chị giải pháp nào là cơ bản nhất hiện nay, tại sao?..........................9
Bài 3: Phòng, Chống VPPL Về Bảo Vệ Môi Trường
1. Những vấn đề về an ninh m.trường mà con người phải đối mặt now...........................................10
2. Những vấn đề về an ninh môi trường ở VN now ..........................................................................11
3. Vai trò và những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường....................................................11
4. Phân biệt tội phạm môi trường và hành vi vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường............12
5. Nguyên nhân hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường....................................................14
6. Nội dung phòng, chống VPPL về bảo vệ môi trường....................................................................15
7. Biện pháp phòng, chống VPPL về bảo vệ môi trường..................................................................17
8. Trách nhiệm sinh viên trong phòng, chống VPPL về BVMT.......................................................18
Bài 4: Phòng, Chống VPPL Về Bảo Đảm Trật Tự An Toàn Giao Thông
1. Khái quát tình hình trật tự, ATGT ở VN trong những năm gần đây.........................................18
2. Vai trò của pháp luật và các nội dung của PL về bảo đảm trật tự, ATGT.................................19
3. Các hành vi VPPL về đảm bảo TTATGT thường xảy ra hiện nay............................................20
4. Nội dung phòng, chống VPPL về bảo đảm trật tự, ATGT.........................................................20
5. Trách nhiệm của trg và SV trg phòng chống VPPL về đảm bảo TTATGT...............................21
Bài 5: Phòng Chống Một Số Loại Tội Phạm Xâm Hại Danh Dự, Nhân Phẩm Của Người Khác
1. Phân loại các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác................................................21
2. Nguyên nhân, hậu quả của tội xâm phạm DD, nhân phẩm của ng khác.......................................23
3. Các biện pháp về KT, XH, GD, PL trong P/C các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của ng khác
............................................................................................................................................................25
4. Các hình thức xâm hại danh dự, nhân phẩm trong nhà trường. Trách nhiệm của nhà trường, sinh
viên trong phòng, chống xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác..............................................26
Bài 6: An Toàn Thông Tin Và Phòng Chống Vi phạm PL Trên Không Gian Mạng

1
1. An toàn thông tin là gì? Các yêu cầu cần bảo đảm trong an toàn thông tin theo luật ATTT mạng
năm 2015............................................................................................................................................27
2. Thực trạng an toàn thông tin hiện nay ở VN và trên thế giới như thế nào? Liên hệ với môi trường
sinh hoạt và học tập của bản thân hiện nay........................................................................................28
3. Các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng được quy định trong Luật An ninh mạng
2018 là gì............................................................................................................................................30
4. Trình bày các biện pháp phòng, chống VPPL trên không gian mạng. Liên hệ với các hoạt động
tuyên truyền, giáo dục các quy định về an ninh mạng ở nơi mình đang học tập, sinh sống; phân tích
hiệu quả mang lại...............................................................................................................................31
5. Các hành vi không được làm trên không gian mạng.....................................................................33
Bài 7: An Ninh Phi Truyền Thống Và Các Mối Đe Dọa ANPTT ở Việt Nam
1. Trình bày khái niệm, đặc điểm, tính chất của an ninh phi truyền thống. Phân tích mối quan hệ và
sự chuyển hóa giữa an ninh truyền thống và an ninh PTT................................................................33
2. Trình bày các mối đe dọa an ninh phi truyền thống toàn cầu hiện nay. Đe dọa nào là thách thức
lớn nhất hiện nay của con người, vì sao?*.........................................................................................35
3. Trình bày các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay. Theo anh (chị) mối đe
dọa nào là thách thức lớn nhất và tác hại của nó đến kinh tế-xã hội Việt Nam? *............................38
4. Tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam thường đe dọa chống phá thông qua các hoạt động
nào? Anh (chị) hãy nêu một số ví dụ về tấn công mạng gây tác hại nặng nề đến kinh tế, chính trị, an
ninh quốc gia.*...................................................................................................................................40
5. Trình bày các giải pháp phòng, chống mối đe dọa an ninh phi truyền thống và trách nhiệm của
sinh viên.............................................................................................................................................43

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CUỐI KỲ Giáo dục quốc phòng và an ninh II


BÀI 1: PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN
LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Câu 1: Khái niệm DBHB, BLLĐ. Phân tích mối liên hệ giữa chúng.
* Khái niệm: “Diễn biến hòa bình” là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị
của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong bằng biện pháp phi
quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành”.
- Nội dung chính:
+ Dùng thủ đoạn: chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại, an ninh để chống phá.
+ Kích động mâu thuẫn xã hội, tạo lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do,
dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, sắc tộc.
+ Khuyến khích tư nhân hóa kinh tế, đa nguyên chính trị, làm mơ hồ đấu tranh giai cấp.
+ Khích lệ lối sống tư sản, từng bước làm phai nhạt mục tiêu, lý tưởng XHCN.
+ Khai thác những khó khăn ở vùng đồng bào DTTS.
+ Lợi dụng sai sót của đảng, Nhà nc để chuyển hóa chế độ chính trị theo quỹ đạo tư bản.
* Khái niệm: “Bạo loạn lật đổ” là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực
lượng phản động hay lực lượng ly khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến
hành gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa
phương hay trung ương.
- Nội dung chính:
2
+ Kích động chống phá bằng bạo lực, gây rối loạn an ninh chính trị, TTATXH, tiến tới
lật đổ chính quyền.
+ Lợi dụng đồng bào dân tốc thiểu số, đồng bào tôn giáo, thành phần quá khích, tiêu cực
để chống phá.
+ Lợi dụng tụ tập, gây rối, trà trộn, kích động bạo loạn.
+ Lợi dụng khuyết điểm trong điều hành, quản lí nhà nước để xúi giục, cưỡng chế quần
chúng chống phá, lật đổ chính quyền.
* Mối liên hệ giữa “BLLĐ” và “DBHB”
- Diễn biến hòa bình được tiến hành thường là tổng hợp nhiều biện pháp buộc đối
phương trong cùng một lúc phải đối phó với nhiều thế lực, nhiều hoạt động chống đối tạo ra
tình thế bạo loạn lật đổ chế độ. Do đó, BLLĐ là một bộ phận của chiến lược DBHB. Việc
đấu tranh chống DBHB gắn liền với đấu tranh phòng chống BLLĐ và ngược lại.
- Khi tiến hành chiến lược DBHB các thế lực thù địch làm cho nội bộ nước đối phương
suy yếu rối loạn, thúc đẩy quá trình tự diễn biến, tự chuyển hóa mạnh mẽ, các thế lực phản
động lợi dụng thời cơ đó để tổ chức lực lượng tiến hành BLLĐ. Vì vậy, chiến lược DBHB
là điều kiện tiền đề để thực hiện thủ đoạn BLLĐ nhằm xóa bỏ chế độ chính trị-xã hội của
nước đối phương.
- Lực lượng trực tiếp thực hiện chiến lược DBHB và BLLĐ là các thế lực thù địch, phản
động lưu vong, chỉ đạo, hỗ trợ lực lượng phản động trong nước hoặc lực lượng li khai, đối
lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài; những phần tử cơ hội phản động trong bộ máy
lãnh đạo. 1 bộ phận quần chúng nhân dân có tâm trạng bất mãn bị lôi kéo… tiến hành chống
phá bằng bạo lực nhằm lật đổ chính quyền.
Câu 2: Âm mưu, thủ đoạn của DBHB. Tại sao CNĐQ và các thế lực thù địch luôn coi
Việt Nam là một trọng điểm trong chiến lược DBHB chống phá CNXH?
* Âm mưu
- CNĐQ và các thế lực thù địch luôn coi VN là trọng điểm trong chiến lược DBHB
chống CNXH.
- Mục tiêu nhất quán: xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng, nhà nước, chuyển hóa VN theo
TBCN.
+ 1950-1975: dùng sức mạnh quân sự xâm lược VN.
+ 1975-1994: cấm vận kinh tế, ngoại giao, kết hợp DBHB.
+ 1995-nay: bỏ cấm vận, bình thường hóa quan hệ ngoại giao, đẩy mạnh DBHB, “dính
líu, ngầm, sâu”.
* Thủ đoạn
- Thủ đoạn về kinh tế
+ Chuyển hóa nền KTTT định hướng XHCN sang nền KTTT TBCN.
+ Khích lệ thành phần kinh tế tư nhân phát triển, từng bước làm mất dần vai trò chủ đạo
của thành phần kinh tế nhà nước.
+ Lợi dụng sự giúp đỡ, viện trợ kinh tế, đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ cho VN, đặt
điều kiện, gây sức ép về chính trị, từng bước chuyển hóa VN theo con đường TBCN.

3
+ Về vĩ mô: tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt các doanh nghiệp trong
lĩnh vực kinh tế mũi nhọn như tài chính ngân hàng, xăng dầu, tài nguyên khoáng sản, điện,
nước, giao thông… để xâm nhập, lũng đoạn kinh tế-xã hội VN.
+ Về vi mô: tạo các rào cản trong thương mại để hạn chế hàng hóa VN xâm nhập thị
trường Âu-Mỹ bần cùng hóa 1 bộ phận dân nghèo VN.
- Thủ đoạn về chính trị
+ Kích động đòi “ đa nguyên chính trị” “đa đảng đối lập” “tự do hóa” mọi mặt đời sống
xã hội.
+ Từng bước xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng, lật đổ chế độ XHCN.
+ Nuôi dưỡng phản động, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, gây
chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
+ Tận dụng sơ hở, sai lầm trong đường lối của đảng, nhà nước, sẵn sàng dùng sức mạnh
quân sự can thiệp, lật đổ chế độ XHCN ở VN.
- Thủ đoạn vè tư tưởng-văn hóa
+ Thực hiện các hoạt động nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng HCM.
+ Phá vỡ nền tảng tư tưởng của đẩng, truyền bá tư tưởng tư sản.
+ Du nhập sản phẩm văn hóa đồi trụy , kích động lối sống tư bản.
+ Từng bước làm phai mờ bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Công cụ, môi trường chủ yếu là internet, không gian mạng thông qua việc thiết lập các
web, blog hoặc sử dụng văn hóa, nghệ thuật, báo chí để tổ chức truyền tải thông tin xấu, độc
nhằm phá hoại tư tưởng, đời sống văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân; gây nhiễu
loạn thông tin, làm phức tạp về chính trị xã hội; làm suy giảm niềm tin của nhân dân với
đảng, nhà nước và chính quyền các cấp.
- Thủ đoạn trong lĩnh vực tôn giáo-dân tộc
+ Lợi dụng khó khăn vùng đồng bào dân tộc ít người, những tồn tại do lịch sử để lại,
trình độ dân trí thấp và những khuyết điểm trong thực hiện chính sách DT-TG kích động tư
tưởng li khai, tự quyết dân tộc.
+ Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo để truyền đạo trái phép, âm mưu tôn giáo hóa dân
tộc gây mất ổn định xã hội, chệch hướng XHCN.
- Thủ đoạn trong lĩnh vực QP-AN
+ Lợi dụng xu thế hội nhập, hợp tác để xâm nhập, hoạt động tình báo, thu thập bí mật
quốc gia.
+ Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng trong lĩnh vực QPAN và LLVT.
+ Phi chính trị hóa quân đội.
+ Vô hiệu hóa sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, công an.
- Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại
+ Tuyên truyền, hướng VN đi theo quỹ đạo của CNTB.
+ Hạn chế sự mở rộng quan hệ hợp tác giữa VN với các nước lớn.
+ Chia rẽ tình đoàn kết giữa VN-Lào-Campuchia (3 nước Đông Dương).
+ Hạ thấp uy tín của VN trên trường quốc tế.

4
* CNĐQ và các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một trọng điểm trong chiến lược
DBHB chống phá CNXH vì
- Thứ nhất, sự xuất hiện “Hội chứng VN” sau thất bại của Mĩ trong chiến tranh xâm
lược VN.
- Thứ hai, cách mạng VN đã giương cao ngọn cờ đấu tranh giành độc lập dân tộc và
CNXH.
- Thứ ba, công cuộc đổi mới của VN do đảng cộng sản lãnh đạo đã thu được những
thành tựu vĩ đại, bất chấp Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, chứng tỏ sức sống manh liệt của
CNXH.
- Thứ bốn, VN có vị trí chiến lược rất quan trọng trong khu vực Châu Á-TBD về địa-
chính trị, địa-kinh tế, địa-quân sự trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của CNĐQ.
Câu 3: Phân tích các giải pháp phòng chống DBHB, BLLĐ. Theo anh chị giải pháp
nào là quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay, tại sao?
- Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa
trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế.
+ Tác hại của quan liêu, tham nhũng, tiêu cực về kinh tế, chính trị-xã hội, QP-AN.
+ Kẻ thù lợi dụng, khoét sâu mâu thuẫn
+ Nội dung thực hiện: Làm sạch bộ máy nhà nước, diệt trừ tham nhũng; Phát triển kinh
tế, giữ vững ổn định xã hội; Xây dựng tiềm lực, mọi mặt của đất nước.
- Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến
không để bị động bất ngờ.
+ Giáo dục rộng rãi trong toàn xã hội về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.
+ Đấu tranh phê phân những biểu hiện mơ hồ mất cảnh giác.
- Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân.
+ Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.
+ Giáo dục truyền thống đánh giặc, giữ nước.
+ Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng.
+ Quán triệt quan điểm của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt.
+ Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (dân tộc, tôn giáo, tầng lớp nhân dân, các thành
phần kinh tế, các vùng miền, đảng viên và người ngoài đảng)
+ Nâng cao trình độ chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên, năng lực lãnh đạo
của tổ chức Đảng các cấp.
+ Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh.
+ Xây dựng lực lượng DQTV, lực lượng DBĐV rộng khắp.
+ Kết hợp phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ ANTQ và xây dựng lực lượng vũ
trang ở cơ sở.
- Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn
lật đổ của địch.

5
+ Phát huy sức mạnh toàn dân và cả hệ thống chính trị
+ Xử lí kiên quyết, nhanh gọn, linh hoạt, đúng đối tượng.
+ Phương án phù hợp với từng địa phương, từng ngành.
- Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chăm lo nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động.
+ Phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thành quan hệ sản xuất XHCN.
+ Nâng cao năng suất lao động, chăm lo đời sống nhân dân.
* Theo anh chị giải pháp quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay là đẩy lùi tệ quan
liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực,
chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Vì để một chế độ tồn tại thì cần sự tin tưởng của người
dân, nếu người dân mất niềm tin, rộng thì chế độ không tồn tại dẫn đến ảnh hưởng nặng nề
về giữ vững vùng định hướng xhcn chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế.

Câu 4: Trách nhiệm của sinh viên trong phòng chống DBHB, BLLĐ.
Sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước, là đối tượng để các thế lực thù địch lợi dụng
nhằm làm suy thoái đạo đức, lối sống và phai nhạt niềm tin, lý tưởng XHCN.
- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức về mọi mặt để cống hiến phục vụ đất
nước.
- Nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phát hiện, đấu tranh, ngăn ngừa và đánh bại âm
mưu, thủ đoạn của kẻ thù.
- Tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng các âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù chống phá cách
mạng VN.
- Chủ động giải quyết các mâu thuẫn cá nhân với chủ động không để bị địch lợi dụng, kích
động…
BÀI 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO VÀ ĐẤU TRANH
PHÒNG CHỐNG ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO CHỐNG
PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Câu 1: Phân tích đặc điểm các dân tộc Việt Nam. Giải thích sự đa dạng, phong phú
nhưng thống nhất trong văn hóa các dân tộc VN.
* Khái quát các dân tộc Việt Nam
- Dân số VN hiện có 96,2 triệu người (1/4/2019)
- Dân tộc kinh có trên 82 triệu chiếm 85,5% dân số; 53 dân tộc còn lại có trên 14 triệu,
chiếm 14,5% dân số, phân bố rải rác trên địa bàn cả nước.
- Các dân tộc có trên 1 triệu: Kinh, Tày, Thái, Mường, H Mông, Khme, Nùng.
- Các dân tộc có từ 100 ngàn đến 1 triệu người: Hoa, Dao, Ê đê, Gia Rai, Ba na, Chăm,
Xơ đăng, Cơ Ho, Sán Chay, Sán Dùi, Hrê, Raglay, Mnông, Stiêng.
- Các dân tộc có số dân dưới 1 ngàn người: Si la, Pu Péo, Rơ Măm, Ơ đu, Brâu.
* Đặc điểm các dân tộc VN
a. Các dân tộc VN có truyền thống đoàn kết, gắn bó, xây dựng quốc gia dân tộc thống
nhất
- Cội nguồn dân tộc (Mẹ Âu Cơ, bọc trăm trứng)
6
- Chống thiên tai ( Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh)
- Chống giặc ngoại xâm (Truyền thuyết Thánh Gióng)
- Truyền thống dân tộc (54 anh em dân tộc)
- Là đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc VN
+ Từ yêu cầu khách quan: chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai, dịch bệnh.
+ Từ nguồn gốc dân tộc: chung cội nguồn, chung điều kiện tự nhiên xã hội, chung vận
mệnh, chung lợi ích dân tộc.
+ Các dân tộc Việt Nam đã phải sớm đoàn kết, thống nhất để tồn tại và phát triển là
giá trị tồn tại truyền thống quý báu của dân tộc, tạo nên sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc VN.
b. Các dân tộc thiểu số VN cư trú, phân tán xen kẽ trên địa bàn rộng lớn
- Dân tộc thiểu số ở VN sống chủ yếu ở miền núi, biên giới, hải đảo.
- Đan xen nhiều dân tộc khác nhau, không có dân tộc nào sống riêng rẻ một mình.
- Khu vực sinh sống tập trung ở: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
- Các tỉnh miền núi, dân tộc thiểu số chiếm đa số dân tộc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên
Quang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu.
c. Các dân tộc VN có quy mô dân số và trình độ phát triển không đều
- Quy mô dân số: số liệu điều tra dân số 2019 là VN có trên 96,2 triệu dân, trong đó:
+ Người Kinh có khoảng 82 triệu, chiếm 85,5% dân số. 53 dân tộc thiểu số còn lại trên
14 triệu, chiếm 14,5% dân số.
+ Dân số các dân tộc thiểu số cũng chênh lệch nhau khá lớn
+ Các dân tộc có số dân ít nhất (dưới 1 ngàn là Sila, Pu péo, Rơ măm, Ơ du, Brâu)
- Trình độ phát triển giữa các dân tộc không đều
+ Các dân tộc có trình độ phát triển kt-xh cao như Kinh, Hoa,…
+ Các dân tộc phát triển chậm ở khu vực khó khăn như Tây Bắc, Trường Sơn, Thái
Nguyên, vùng sâu Tây Nam Bộ…
d. Các dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú,
thống nhất của văn hóa VN
- Các dân tộc đều có sắc thái văn hóa về nhà cửa, trang phục, ngôn ngữ, phong tục tập quán,
tín ngưỡng tôn giáo, ý thức dân tộc riêng tạo nên sự đa dạng, phong phú.
- Đồng thời sự thống nhất trong đa dạng, phong phú là đặc trưng của văn hóa các dân tộc
VN:
+ Tính thống nhất về không gian
+ Tính thống nhất về các mặt văn hóa chủ yếu như tôn giáo, phong tục, văn hóa, ngôn
ngữ, tín ngưỡng, ý thức quốc gia dân tộc.
+ Tính thống nhất về thời gian.
* Sự đa dạng, phong phú nhưng thống nhất trong văn hóa các dân tộc VN là vì có tính
thống nhất về mặt không gian,; tính thống nhất về các mặt văn hóa chủ yếu như tôn giáo,
phong tục, văn hóa, ngôn ngữ, tín ngưỡng, ý thức quốc gia-dân tộc; tính thống nhất về mặt
thời gian.
7
Câu 2: Trình bày quan điểm, chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta hiện nay.
* Quan điểm
- Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản và lâu dài của CMVN
+ Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc.
+ Khắc phục sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các dân tộc.
+ Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội, nâng cao trình độ dân
trí, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết các dân tộc.
+ Gắn phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng, nâng cao chất lượng hệ thống
chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Chống các biểu hiện kì thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc.
* Chính sách
- Phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các dân
tộc.
- Nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền
thống tốt đẹp các dân tộc.
- Định canh, định cư, xây dựng vùng kinh tế mới, ổn định đời sống đồng bào các dân tộc.
- Ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ có phẩm chất và năng lực đáp ứng
yêu cầu của địa phương.
Câu 3: Phân tích tình hình tôn giáo trên thế giới và tác động đến sinh hoạt tôn giáo ở
VN.
* Tình hình tôn giáo trên thế giới
- Xu hướng mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu.
- Xu hướng dân tộc hóa, bình dân hóa, mềm hoa, tăng cường giao lưu với các tôn giáo.
- Các tôn giáo tham gia hoạt động xã hội, sinh hoạt đa dạng, phong phú, phức tạp.
- Xu hướng đa thần giáo phát triển song song với nhất thần giáo, tuyệt đối hóa, thần bí hoa
giáo chủ.
- Hiện tượng tôn giáo lạ xuất hiện.
- Xung đột tôn giáo sắc tộc xảy ra gay gắt.
- Chủ nghĩa đế quốc lợi dụng tôn giáo để chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ các
quốc gia dân tộc độc lập.
* Tác động đến sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam
- Tác động tích cực:
+ Việc mở rộng giao lưu giữa các tổ chức tôn giáo Việt Nam và Thế giới đã tăng cường
trao đổi thông tin, xây dựng tinh thần hợp tác hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau.
+ Góp phần đấu tranh bác bỏ luận điệu vu khống Việt Nam
+ Góp phần đào tạo chức sắc tôn giaod Việt Nam.
- Tác động tiêu cực: Lợi dụng sự mở rộng giao lưu để tuyên truyền, kích động, chống phá
Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở Việt Nam.
Câu 4: Phân tích âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách
mạng VN hiện nay. Cho ví dụ minh họa.
8
* Âm mưu
- Đẩy mạnh chiến lược "DBHB" chống Việt Nam với phương châm: "Lấy chống phá về
chính trị, tư tưởng làm hàng đầu, kinh tế làm mũi nhọn, ngoại giao làm hậu thuẫn, tôn giáo-
dân tộc làm ngòi nổ, kết hợp với bạo loạn lật đổ, uy hiếp, răn đe, gây sức ép về quân sự.
- Mục tiêu cụ thể
+ Trực tiếp phá hoại khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ dân tộc đa số với dân tộc
thiểu số và giữa các dân tộc thiểu số với nhau.
+ Chia rẽ đồng bào tôn giáo và không tôn giáo, giữa đồng bào các tôn giáo khác nhau.
+ Kích động các dân tộc thiểu số, tín đồ, chức sắc tôn giáo chông lại chính sách dân tộc,
tôn giáo của Đảng, Nhà nước; đối lập các dân tộc tôn giáo với sự lãnh đạo của Đảng tiến tới
xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.
+ Hậu thuẫn các phần tử chống đối trong các dân tộc, tôn giáo để chống phá, chuyển hoá
chế độ chính trị.
+ Tạo dựng các tổ chức phản động để chống phá cách mạng Việt Nam
* Thủ đoạn
- Các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài nhân quyền, dân chủ, tự do, những vấn đề lịch sử để
lại; những đặc điểm văn hoá, tâm lý của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo; những thiếu sót
trong thực hiện chính sách kinh tế- xã hội cuat Đảng Nhà nước ta để chống phá cách mạng
Việt Nam.
- Biểu hiện cụ thể:
+ Một là, xuyên tạc Chủ nghĩa MácLenin, tư tưởng HCM, quan điểm chính sách dân
tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Lợi dụng những thiếu sót, sai lầm gây nên mâu thuẫn tạo
cớ can thiệp.
+ Hai là, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cực
đoan, li khai; kích động chia rẽ quan hệ lương giáo và giữa các tôn giáo hòng làm suy yếu
khối đại đoàn kết dân tộc.
+ Ba là, phá hoại các cơ sở kinh tế- xã hội, lôi kéo đồng bào các dân tộc tôn giáo chống
đối chính quyền, bạo loạn tạo điểm nóng để vu khống Vn đàn áp, vi phạm nhân quyền, cô
lập Việt Nam.
+ Bốn là, nuôi dưỡng các tổ chức phản động ở nước ngoài, tập hợp, tài trợ lực lượng
phản động trong nước hoạt động truyền đạo trái phép, lôi kéo người dân chống phá cách
mạng.
Ví dụ minh họa: Lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng: Bạo loạn ở Tây
Nguyên năm 2001, 2004. gây rối ở Mường Nhé, Điện Biên 2009, kích động đồng bào
Khmer ở Tây Nam Bộ.
+ Lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng: gây rối tại giáo xứ Thái Hà Hà Nội
2008, kích động chống phá tại giáo xứ Mỹ Yên Nghệ An 2013
Câu 5: Trình bày các giái pháp đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam. Theo anh chị giải pháp nào là cơ bản nhất
hiện nay, tại sao?
* Tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước.
- Các quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước:

9
- Chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo
+ Chính sách dân tộc tôn giáo cho đồng bào các dân tộc, các tôn giáo
+ Phổ biến kiến thức pháp luật, ý thức chấp hành luật pháp, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn
dân tộc.
- Các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam.
- Vận động đồng bào thực hiện nghĩa vụ công dân, chính sách pháp luật.
* Xây dựng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc
- Tuân thủ tính nguyên tắc trong xây dựng khối đại đoàn kết theo tư tưởng HCM:
+ Phải dựa trên nền tảng khối liên minh công nông trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Thực hiện Đại đoàn kết rộng rãi, lâu dài.
+ Đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân.
+ Kiên quyết loại trừ nguy cơ phá hoại khối Đại đoàn kết dân tộc.
- Thực hiện bình đẳng, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, tôn giáo: chống chia rẽ
dân tộc tôn giáo: tư tưởng dân tộc cực đoan, giữ vững an ninh trật tự.
* Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc.
- Đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả của các chiến lược, dự án ưu tiên phát triển kinh tế xã hội
miền núi vùng dân tộc, vùng tôn giáo.
- Xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ bản sắc văn hoá.
- Khắc phục chênh lệch giàu nghèo, xoá bỏ kì thị, chia rẽ dân tộc, tôn giáo.
- Thực hiện bình đẳng, đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo như: ưu tiên đầu tư vùng đồng bào
dân tộc tôn giáo.
- Là giải pháp nền tảng để vô hiệu hoá sự lợi dụng của kẻ thù.
* Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị
- Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể, các tổ
chức xã hôj.
- Những người có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo.
- Tích cực xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc, vùng tôn giáo.
- Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ tại chỗ là người dân tộc thiểu số,
người có tôn giáo.
- Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo.
* Chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo.
- Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu lợi dụng các vấn đề dân tộc tôn giáo.
- Kịp thời giải quyết các điểm nóng.
- Tuyên truyền vạch trần âm mưu của kẻ thù.
- Vận động đồng bào tố cáo, vạch tội bọn lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chống phá.
- Phát hiện, dập tắt âm mưu, hành động kích động đồng bào, các dân tộc, các tôn giáo.
- Xử lý nghiêm minh bọn cầm đầu, ngoan cố.
- Thuyết phục vận động người nhẹ dạ cả tin, khoan hồng độ lượng với người lầm lỡ.
10
# Giải pháp cơ bản nhất hiện nay là chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
đồng bào các dân tộc.Vì lợi dụng sự đói nghèo, lạc hậu, kém phát triển ở các vùng sâu vùng
xa, đồng bào các dân tộc gặp khó khăn nhiều trong đời sống vật chất và tinh thần, nhận thức
yêu kém khiến cho địch dễ dàng xâm nhập, mua chuộc họ chống lại chính quyền nhà nước.
BÀI 3: PHÒNG, CHỐNG VPPL VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Những vấn đề về an ninh môitrường mà con người phải đối mặt hiện nay
- Hiệu ứng nhà kính:
+ Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có bước sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng
ozon và lớp khí CO2 để đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ trái đất vào vũ trụ có bước
sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 dày và bị CO2 + hơi nước trong khí
quyến hấp thụ. Như vậy lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh Trái Đất
tăng lên. Lớp khí CO2 có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt, tỏa ngược lại trái đất, tạo ra
hiệu ứng nhà kính.
+ Nguyên nhân: chủ yếu là khí CO2 do sự phát triển nhanh chóng của dân số thế giới
cũng như sự khai thác không hợp lý tài nguyên thiên nhiên của con người khiến lượng CO2
tăng nhanh...
+ Tác động: Trái Đất nóng lên => biến đổi khí hậu; băng tan, nước biển dâng; thời tiết
cực đoan, cháy rừng tự phát.
- Nạn phá rừng và tác hại tới môi trường: ô nhiễm không khí, cạn kiệt nguồn nước, sói mòn
đất, suy giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng hệ sinh thái, hiệu ứng nhà kính…
- Vận chuyển chất thải nguy hại: Hằng năm, trên thế giới có khoảng 50 triệu tấn chất thải
độc hại được tạo ra và có khoảng 8 triệu tấn được vận chuyển giữa các nước. Hầu hết chúng
được chở từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển ở châu Phi và một số nước
châu Á, trong đó có Việt Nam.
- Săn bắt động vật hoang dã: săn bắt tê giác lấy sừng, săn bắt voi lấy ngà,... => đe dọa hệ
sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng môi trường
Câu 2: Những vấn đề về an ninh môi trường ở Việt Nam hiện nay?
- Biến đổi khí hậu: hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn, sạt lở đất
- Ô nhiễm không khí: khí thải sản xuất công nghiệp, khí thải sản xuất làng nghề, khí thải sản
xuất nông nghiệp, khí thải sinh hoạt. Nguyên nhân: đốt, chặt phá rừng tự nhiên; khí thải sản
xuất; khí thải trong giao thông; máy điều hòa, máy lạnh...
- Ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm điện từ trường, suy giảm đa dạng sinh học, cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên,...
- Chất độc da cam (dioxin):
+ Là chất độc chứa dioxin, loại chất diệt cỏ được xếp vào nhóm độc tố nguy hiểm nhất
thế giới: khả năng gieo rắc cái chết và những di chứng để lại cho nhiều đời sau. Cái tên chất
độc da cam xuất phát từ các thùng chứa dioxin được sơn màu da cam.
+ Trong vòng hơn 10 năm (1961 - 1971), Mỹ đã thực hiện 19905 vụ phun, rải khoảng
80 triệu lít chất độc hóa học với 61% trong số đó là chất độc da cam xuống 26000 thôn, bản
của Việt Nam, với tổng diện tích 3,06 triệu hecta.
+ 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân với biết bao
thảm cảnh mà nhiều thế hệ phải hứng chịu.

11
+ Nguồn dioxin còn đến từ rác thải và xử lý rác thải, công nghiệp giấy, xi măng, luyện
kim, sản xuất gạch,...
Câu 3: Vai trò và những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
a) Vai trò:
 Pháp luật quy định những quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử
dụng các yếu tố (thành phần) của môi trường:
- Môi trường vừa là điều kiện sống có ảnh hưởng đến con người đồng thời cũng là đối tượng
chịu sự tác động bởi hành vi của con người, làm mất cân bằng, ô nhiễm, suy thoái;
- Pháp luật là công cụ điều tiết các hành vi của con người trong tác động với môi trường để
bảo vệ môi trường.
- Pháp luật quy định các quy tắc bắt buộc mỗi cá nhân, tổ chức phải tuân thủ khi tác động
tới môi trường để không làm suy thoái môi trường.
 Pháp luật xây dựng hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường để bảo vệ môi
trường:
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường là các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được các cơ
quan chức năng của Nhà nước ban hành bằng các văn bản pháp lý.
- Là cơ sở pháp lý để xác định hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc giải quyết vi phạm hành chính đối với cá
nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
 Pháp luật quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính, dân sự buộc các cá nhân, tổ
chức phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác, sử
dụng các yếu tố của môi trường.
- Quá trình tham gia khai thác: sử dụng các thành phần của môi trường con người thường có
xu hướng vi phạm các quy chuẩn với mức độ khác nhau.
- Pháp luật quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính, dân sự tác động đến những
hành vi vi phạm.
- Các chế tài này hoặc cách ly những kẻ vi phạm nguy hiểm ra khỏi đời sống xã hội (tội
phạm) hoặc bị áp dụng những hậu quả vật chất, tinh thần… những chế tài này vừa có tác
dụng ngăn chặn các hành vi vi phạm vừa có tác dụng giáo dục công dân.
 Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tổ chức, cá nhân
tham gia bảo vệ môi trường:
- Bảo vệ môi trường là công việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải có sự tham gia của cả hệ
thống các cơ quan thích hợp.
- Pháp luật có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả cho các tổ chức
bảo vệ môi trường.
- Cụ thể là thông qua pháp luật, nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các
tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường.
 Pháp luật giải quyết các tranh chấp liên quan đến bảo vệ môi trường:
- Trong quá trình khai thác, sử dụng các thành phần của môi trường giữa các cá nhân, tổ
chức có thể xảy ra những mâu thuẫn, tranh chấp.
- Các tranh chấp đó có thể là giữa các cá nhân với cá nhân; cá nhân với doanh nghiệp; giữa
cá nhân, doanh nghiệp với nhà nước.
12
- Pháp luật với tư cách là “hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự” sẽ giải quyết
các tranh chấp đó trên cơ sở những quy định đã được ban hành.
b) Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường:
 Pháp luật về tổ chức, quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường:
- Hiến pháp (1980, 1992, 2013) quy định về công tác bảo vệ môi trường
- Luật, Pháp lệnh quy định về bảo vệ môi trường
- Nghị định, Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ môi
trường
- Các văn bản hướng dẫn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp về công
tác bảo vệ môi trường.
 Pháp luật xử lý các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
- Xử lý hình sự trong bảo vệ môi trường
- Xử lý vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường
- Xử lý trách nhiệm dân sự trong bảo vệ môi trường.
Câu 4: Phân biệt tội phạm môi trường và hành vi vi phạm hành chính trong bảo
vệ môi trường
a) Các khái niệm:
Tội phạm về môi trường: là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quy định của nhà nước về bảo vệ môi
trường, xâm phạm đến các thành phần của môi trường; làm thay đổi trạng thái, tính chất của
môi trường; gây ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật mà theo
quy định phải bị xử lý hình sự.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Là những hành vi vi phạm
các quy định quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường do các cá nhân, tổ chức thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm; theo quy định các vi phạm này phải bị xử lý
về hành vi vi phạm hành chính.
Năng lực, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên: phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm do họ gây ra
- Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi: phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: khi phạm tội nếu điều luật quy định khung
hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18
năm tù.
- Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: khi phạm tội nếu điều luật quy định khung
hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12
năm tù
- Không bị mắc bệnh tâm thần (khả năng nhận thức)
b) Dấu hiệu vi phạm pháp luật về môi trường:
 Dấu hiệu pháp lý của tội phạm về môi trường:
- Khách thể của tội phạm:
13
+ Là sự xâm phạm về các quy định của nhà nước trong việc bảo vệ môi trường, xâm
phạm vào sự trong sạch, tính tự nhiên của môi trường thiên nhiên vượt quá mức giới hạn
cho phép, xâm phạm vào sự ổn định của môi trường sống gây ảnh hưởng hoặc làm tổn
hại đến tính mạng, sức khỏe của con người và các loài sinh vật.
+ Đối tượng tác động của các tội phạm về môi trường chủ yếu là các thành phần môi
trường như đất, nước, không khí, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên,
các loài động vật, thực vật sống trong môi trường tự nhiên.
- Mặt khách quan của tội phạm: được thể hiện bởi những hành vi nguy hiểm cho xã hội,
được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Hầu hết các tội phạm về môi
trường có cấu thành tội phạm vật chất.
+ Các hành vi bao gồm:
 Nhóm các hành vi gây ô nhiễm (các điều 235, 236, 237. 239 Bộ luật hình sự 2015)
 Nhóm các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm (các điều 240, 241)
 Nhóm các hành vi hủy hoại tài nguyên (các điều 238, 242, 243, 244, 245, 246)
+ Tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự 2015:
 Điều 235: tội gây ô nhiễm môi trường
 Điều 236: tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
 Điều 237: tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường
 Điều 238: tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và
phòng chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông
 Điều 239: tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
 Điều 240: tội làm lây lan dịch bệnh truyền bệnh nguy hiểm cho người
 Điều 241: tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
 Điều 242: tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản
 Điều 243: tội hủy hoại rừng
 Điều 244: tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
 Điều 245: tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
 Điều 246: tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại.
- Chủ thể của tội phạm:
+ Về cá nhân: người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định
của Bộ luật hình sự.
+ Về pháp nhân thương mại: phải đảm bảo các quy định: được thành lập hợp pháp theo
quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp
nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; (pháp nhân thương mại chỉ
phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện: hành vi phạm tội được thực hiện
nhân danh pháp nhân thương mại; vì lợi ích của pháp nhân thương mại; có sự chỉ đạo,
điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại; chưa hết thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự).
- Mặt chủ quan của tội phạm:
+ Các tội phạm về môi trường được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý.

14
+ Hầu hết tội phạm về môi trường thực hiện hành vi phạm tội dưới hình thức lỗi cố ý.
Có nghĩa là chủ thể thực hiện tội phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hội và sẽ gây ra hậu quả nhất định cho xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi.
+ Động cơ, mục đích phạm tội đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu
thành tội phạm của các tội phạm về môi trường.
 Dấu hiệu của vi phạm hành chính về môi trường:
-Về chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính: bao gồm các cá nhân hoặc tổ chức có đủ
điều kiện về chủ thể.
+ Đối với cá nhân, người vi phạm phải có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, đạt
độ tuổi theo quy định của pháp luật.
+ Đối với tổ chức vi phạm phải có tư cách pháp nhân (được thành lập hợp pháp, có cơ
cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản độc lập đó, đồng thời được nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp
luật một cách độc lập).
- Các hành vi vi phạm hành chính (mặt khách quan)
+ Các hành vi vi phạm về cam kết bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và
đề án bảo vệ môi trường.
+ Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;
+ Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải
+ Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ, khu công nghiệp, khu chế xuất.
+ Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu
máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, phế liệu.
+ Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy
thoái, sự cố môi trường.
+ Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học.
+ Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm
hành chính và các quy định khác về bảo vệ môi trường.
Câu 5: Nguyên nhân hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
 Nguyên nhân khách quan:
- Sự phát triển "quá nhanh" và "nóng" của kinh tế - XH trong nền kinh tế thị trường đã bỏ
sót yếu tố bảo vệ môi trường (pháp luật không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội)
- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế nhưng
chưa quan tâm đúng mức đến bảo vệ môi trường (thiếu kinh nghiệm thực tiễn)
- Thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại, thu hút đầu tư, thực hiện các
chính sách ưu đãi trong kinh tế đối ngoại đã bỏ lọt các hành vi VPPL về bảo vệ môi trường.
- Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, kêu gọi đầu tư phải đối mặt với thách thức ô
nhiễm, hủy hoại môi trường, khai thác cạn kiệt tài nguyên, vi phạm các chế độ về bảo vệ
môi trường, chất thải nguy hại, chất phóng xạ,...
- Áp lực tăng trưởng kinh tế, các cơ quan ở địa phương chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế, an
sinh xã hội, chống tụt hậu, … chưa chú trọng đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường lâu
dài và bền vững…
15
- Công tác quản lý Nhà nước về môi trường còn chồng chéo giữa các Bộ, Ngành không
thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, còn nhiều sơ hở, thiếu sót.
- Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường còn thiếu và chưa đồng bộ, việc cập nhật
các văn bản còn chậm trễ so với tốc độ phát triển của kinh tế - xã hội.
- Các thông tư hướng dẫn thực hiện văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường chưa kịp thời,
gây nhiều bất cập trong thực hiện giữa các địa phương, các Bộ, Ngành,...
 Nguyên nhân chủ quan:
- Nhận thức của một bộ phận các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường chưa cao,
ý thức bảo vệ môi trường của các cơ quan, doanh nghiệp và công dân còn thấp, chưa tự giác,
quan tâm đúng mức.
- Các cơ quan chuyên trách thu hút đầu tư, cấp phép dự án nhưng chưa có biện pháp theo
dõi, kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường.
- Các cơ quan chức năng chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong phòng, chống VPPL
về bảo vệ môi trường. Hiện tượng tiêu cực còn xảy ra trong quá trình thực thi nhiệm vụ của
một số cán bộ chiến sĩ trong lực lượng bảo vệ môi trường.
- Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong phòng, chống tội phạm về môi trường còn
chưa tốt, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng.
- Đội ngũ cán bộ chiến sĩ làm công tác phòng chống VPPL về bảo vệ môi trường vẫn còn
thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao trong việc kết hợp nhiều lực lượng chuyên môn
nghiệp vụ với kiến thức khoa học môi trường, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ môi
trường hiện đại, xử lý chất thải tiên tiến…
 Nguyên nhân từ phía đối tượng vi phạm:
- Động cơ tư lợi cá nhân, coi trọng lợi nhuận, thu lợi bất chính về kinh tế;
- Ý thức coi thường pháp luật, sống thiếu kỷ cương, không tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực
xã hội;
- Nhận thức thấp kém về hiểu biết pháp luật, không thường xuyên cập nhật các văn bản, quy
định pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Thói lười lao động, thích hưởng thụ, thích thể hiện sở thích cá nhân đi ngược với lợi ích
cộng đồng.
Câu 6: Nội dung phòng, chống VPPL về bảo vệ môi trường
1. Nắm tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nghiên cứu làm rõ những vấn đề
có tính quy luật trong hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng:
- Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra trong từng thời gian (từng quý,
năm) trên từng địa bàn cụ thể gắn với lĩnh vực công tác chuyên môn;
- Đối tượng gây ra các vụ vi phạm thuộc thành phần xã hội nào (nhân thân của đối tượng);
các pháp nhân thương mại nào là chủ yếu (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,
các cơ sở sản xuất, kinh doanh có đăng ký pháp nhân…);
- Các loại vi phạm xảy ra phổ biến (tội phạm vi phạm hành chính; các hành vi vi phạm cụ
thể về gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại tài nguyên môi trường, làm lây lan dịch bệnh…)
- Lĩnh vực nào thường xảy ra vi phạm;
- Phương thức, thủ đoạn hoạt động; hậu quả, tác hại gây ra cho xã hội và cho nhân dân…

16
2. Xác định và làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường:
- Tiến hành nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay và nguyên nhân, điều kiện của từng
loại vi phạm, từng vụ việc vi phạm cụ thể.
- Xác định nguyên nhân, điều kiện thuộc ngành nào, lĩnh vực nào. Trên cơ sở đó kiến nghị
với các ngành, các cấp và trực tiếp tiến hành khắc phục những sơ hở thiếu sót, những hiện
tượng tiêu cực làm phát sinh vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Xây dựng các kế hoạch, biện pháp, các giải pháp chủ động hạn chế các nguyên nhân,
khắc phục các điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường:
- Xây dựng các phương án, các kế hoạch cụ thể, những giải pháp để phòng chống vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xác định rõ công việc phải làm trước mắt, những việc phải làm lâu dài, các lực lượng
tham gia hỗ trợ, các biện pháp cụ thể sẽ sử dụng,…
- Các nhóm giải pháp phòng, chống:
+ Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách
+ Nhóm giải pháp về kỹ thuật và công nghệ
+ Nhóm giải pháp về kinh tế và chế tài
+ Nhóm giải pháp về tuyên truyền và giáo dục
4. Tổ chức lực lượng tiến hành các hoạt động khắc phục các nguyên nhân, điều kiện của tội
phạm về môi trường:
- Các lực lượng chức năng, cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện các phương án, kế
hoạch đã đề ra.
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức quần
chúng tham gia vào cuộc đấu tranh, trong đó lực lượng công an là lực lượng chủ công,
nòng cốt.
- Sử dụng đồng bộ các biện pháp:
+ Các biện pháp chung của toàn xã hội;
+ Các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn của công an để đấu tranh với các hiện tượng
tiêu cực là ng.nhân nảy sinh VPPL về bảo vệ môi trường; hạn chế gia tăng tội phạm, tiến
tới loại trừ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ra khỏi đời sống xã hội.
5. Tiến hành các hoạt động điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm
đúng người đúng tội…
- Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà các cơ quan chuyên môn có thẩm
quyền (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án…) sẽ tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét
xử;
- Đối với các vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường tùy theo cơ quan chuyên môn nào
phát hiện (Công an, thanh tra chuyên ngành, quản lý thị trường, hải quan, kiểm lâm,…) sẽ
tiến hành xử lý hành chính theo thẩm quyền.
Câu 7: Biện pháp phòng, chống VPPL về bảo vệ môi trường
❖ Các biện pháp phòng chống chung:

17
1. Biện pháp tổ chức - hành chính:
- Xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường, các
chủ thể tham gia bảo vệ môi trường;
- Nâng cao năng lực các cơ quan Nhà nước, đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, đoàn thể
quần chúng và nhân dân trong bảo vệ môi trường;
- Thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi
trường…
2. Biện pháp kinh tế: biện pháp này chủ yếu dùng các lợi ích vật chất để kích thích chủ thể
thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, bảo vệ môi trường và ngược lại xử lý
hạn chế lợi ích kinh tế của chủ thể vi phạm.
3. Biện pháp khoa học - công nghệ: là ứng dụng các biện pháp khoa học - công nghệ vào
giải quyết những vấn đề môi trường: điều tra phát hiện, công nghệ xử lý,...
4. Biện pháp tuyên truyền giáo dục: là giáo dục, tuyên truyền đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng vào việc bảo vệ
môi trường.
5. Biện pháp pháp luật: là biện pháp xây dựng các quy phạm pháp luật và tổ chức thực
hiện, áp dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc bảo vệ môi
trường.
❖ Các biện pháp phòng chống cụ thể (của cơ quan chức năng):
1. Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan ban ngành trong đấu tranh
phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường:
- Tham mưu về nội dung của công tác phòng chống như ban hành hệ thống các văn bản
pháp luật về môi trường, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường;
- Tham mưu về phương pháp, cách thức tổ chức như tổ chức các hoạt động phòng ngừa,
phương pháp huy động lực lượng và phương tiện tham gia vào công tác phòng chống, các
hình thức phát động quần chúng tham gia vào phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường;
2. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáo dục
quần chúng nhân dân nâng cao ý thức phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường;
- Tuyên truyền hậu quả nặng nề cho đời sống xã hội do hành vi vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường gây ra;
- Tuyên truyền các thủ đoạn của bọn tội phạm môi trường;
- Tuyên truyền kiến thức bảo vệ môi trường.
3. Phối hợp với các lực lượng, các ngành có liên quan để vận động quần chúng tham gia
hoạt động phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường:
- Vận động quần chúng tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường;
- Vận động quần chúng tham gia phát hiện, tố giác h.vi phạm tội về bảo vệ môi trường;
- Vận động quần chúng tham gia vào việc quản lý, giám sát, giáo dục các đối tượng có
biểu hiện nghi vấn phạm tội về môi trường;
18
- Vận động quần chúng tham gia trực tiếp vào công tác đấu tranh, ngăn chặn các hành vi
vi phạm pháp luật và phạm tội về môi trường;
4. Sử dụng các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của các cơ quan chuyên trách, các cơ
quan chuyên môn như Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra chuyên ngành, Kiểm
Lâm, Hải Quan, Quản lý thị trường… trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và thẩm
quyền của mình được sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để tiến hành các hoạt động
phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
Câu 8: Trách nhiệm sinh viên trong phòng, chống VPPL về bảo vệ môi trường
- Tích cực học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức xã
hội để xây dựng đất nước.
- Nắm vững các quy định của pháp luật phòng, chống VPPL về bảo vệ môi trường;
- Nâng cao ý thức trách nhiệm trong các hoạt động bảo vệ môi trường như sử dụng tiết
kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên, (nước, năng lượng,...);
- Tham gia tích cực trong các phong trào về bảo vệ môi trường; tuyên truyền hiểu biết
pháp luật trong cộng đồng;
- Xây dựng văn hóa ứng xử với môi trường như: sống thân thiện với môi trường xung
quanh; tích cực trồng cây xanh; hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân
để bảo vệ môi trường không khí, tham gia thu gom rác thải tại nơi sinh sống và học
tập…
BÀI 4: PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT
TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
Câu 1: Khái quát tình hình trật tự, ATGT ở VN trong những năm gần đây
1. Tình hình tai nạn giao thông:
- Từ khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, bức
tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện,
kinh tế ngày càng tăng trường. Tuy nhiên đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn
tắc giao thông, số vụ tai nạn giao thông không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng, tình
trạng ùn tắc giao thông tại các trung tâm đô thị, tuyến đường huyết mạch ngày càng trầm
trọng, gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến xã hội.
- Dẫn chứng: Theo thống kê của Ủy ban ATGT quốc gia, năm 2021 có 11495 số vụ tai
nạn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy, gồm 5799 người chết và 8018 người bị
thương
2. Tình trạng ùn tắc giao thông:
Tình trạng ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn và các tuyến giao thông huyết mạch của Việt
Nam là hệ quả của các nguyên nhân chính như:
- Nhu cầu giao thông lớn, tỉ lệ sử dụng phương tiện cá nhân cao (5 tr ô tô, 64 tr xe máy);
- Speed đô thị hóa nhanh, trong khi cơ sở h.tầng gi.thông đô thị còn thiếu, chưa hoàn
thiện;
- Chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng còn thấp;
- Các tuyến giao thông huyết mạch xây dựng chưa đồng bộ, xuống cấp;
- Nguyên nhân lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường gây cản trở giao thông;
- Mưa lớn, triều cường, ngập lụt;
19
- Ý thức của 1 số người tham gia giao thông còn kém.
❖ Các yếu tố ảnh hưởng ATGT:
- Con người: ý thức; kĩ năng; đạo đức, kỷ luật; sức khỏe, tâm lý.
- Cơ sở hạ tầng giao thông: kỹ thuật hạ tầng; lưu lượng; phân làn, biển báo; tầm nhìn…
- Phương tiện giao thông: độ an toàn, độ tin cậy, hạn sử dụng,...
- Môi trường giao thông: khí thải dày đặc; sương mù; chất thải công nghiệp, sinh hoạt.
❖ Nhận xét:
- Số vụ TNGT giảm trong vòng 5 năm gần đây;
- Mức độ thảm khốc tăng lên ( tỷ lệ tử vong tăng);
- Thiệt hại về con người, vật chất đáng báo động;
- Tai nạn do mô tô - xe gắn máy chiếm tỷ lệ cao;
- Tập trung tại nội thị, thành phố lớn, quốc lộ;
- Xảy ra trên tất cả các tuyến: đường bộ, đường sắt, đường thủy, tập trung nhiều nhất là
đường bộ;
- Ùn, tắc giao thông đô thị ngày càng trầm trọng;
- Nguyên nhân từ con người tham gia giao thông (GT), cơ sở hạ tầng GT, phương tiện
tham gia GT và môi trường GT.
Câu 2: Vai trò của pháp luật và các nội dung của PL về bảo đảm trật tự, ATGT
❖ Vai trò:
- Pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT là ý chí của Nhà nước để chỉ đạo và tổ chức thực
hiện bảo đảm trật tự ATGT;
- Pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT là nguyện vọng chính đáng của người dân, doanh
nghiệp và toàn XH;
- Pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT là cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự ATGT và trật tự an toàn xã hội.
❖ Nội dung:
- Các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành có liên quan đến bảo đảm trật tự
ATGT.
+ Luật giao thông đường bộ ngày 13/11/2008 của Quốc hội.
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày
21/11/2014 của Quốc hội khóa XIII.
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa ngày
17/06/2014 của Quốc hội khóa XIII.
+ Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 về quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
- Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính ở trung ương, địa phương,
các cơ quan liên ngành, liên bộ ban hành có liên quan đến bảo đảm trật tự ATGT.
- Các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành ban hành có liên quan đến bảo đảm
trật tự ATGT.

20
Câu 3: Các hành vi VPPL về đảm bảo TTATGT thường xảy ra hiện nay
❖ Ô tô:
1. Chạy quá tốc độ quy định 7. Chở quá số người quy định
2. Đi không đúng làn đường, phần đường 8. Sử dụng rượu bia, chất kích thích
3. Thiết bị không an toàn 9. Không chấp hành biển báo giao thông
4. Tránh, vượt sai quy định 10. Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT
5. Không giấy phép lái xe ❖
6. Chở quá tải

❖ Xe máy:
1.
2. Chạy không đội mũ bảo hiểm 8. Sử dụng rượu bia, chất kích thích
3. Chạy quá tốc độ quy định 9. Không chấp hành biển báo giao thông
4. Đi không đúng làn đường, phần đường 10. Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT
5. Dừng, đổ không đúng làn đg, phần đg 11. Không có giấy đăng ký xe, biển số giả
6. Tránh, vượt sai quy định ❖
7. Không có giấy phép lái xe

❖ Người đi bộ, xe thô sơ:


1.
2. Không đi đúng phần đường 7. Vượt rào chắn
3. Vượt qua giải phân cách 8. Không chấp hành chỉ dẫn của biển báo
4. Mang vác vật cồng kềnh 9. Không chấp hành hiệu lệnh của người
5. Đu bám các phương tiện GT khác điều khiển giao thông
6. Đi vào đường cao tốc ❖
❖ Học sinh - sinh viên:
1.
2. Vượt đèn đỏ 7. Đi hàng hai, hàng ba,..
3. Đi ngược chiều, đi xe trên lề 8. Vượt tốc độ quy định
4. Không đội mũ bảo hiểm 9. Lạng lách, đánh võng
5. Chở quá số người quy định 10. Không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát
6. Không có giấy phép lái xe giao thông
Câu 4: Nội dung phòng, chống VPPL về bảo đảm trật tự, ATGT
❖ Công tác tham mưu, đề xuất về chủ trương:
- Tham mưu đề xuất với Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật
phục vụ phòng, chống VPPL về bảo đảm trật tự ATGT.

21
- Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đề ra chủ trương, biện pháp phòng,
chống VPPL về bảo đảm trật tự ATGT phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương
cụ thể.
❖ Công tác giáo dục, tuyên truyền, tổ chức thực hiện:
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT để nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT cho người dân.
- Tổ chức phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống VPPL về bảo đảm trật tự
ATGT gắn với vận động thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ
quốc”, đảm bảo huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở tham gia
phòng, chống VPPL về bảo đảm trật tự ATGT.
- Tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống VPPL về bảo đảm trật tự ATGT gắn
với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, từng lực lượng theo quy định của pháp
luật.
❖ Công tác xử lý vi phạm:
- Phát hiện, xử lý nghiêm các h.vi VPPL về bảo đảm trật tự ATGT theo q.định của PL;
- Phối hợp tốt các ngành, các cấp, các lực lượng và các tổ chức xã hội trong việc thực hiện
phòng, chống VPPL về bảo đảm trật tự ATGT.
Câu 5: Trách nhiệm của nhà trường và sinh viên trong phòng chống VPPL về
đảm bảo TTATGT
❖ Trách nhiệm của nhà trường:
- Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan, lực lượng
chức năng thực hiện hiệu quả việc tổ chức giao thông, phát hiện xử lý các trường hợp vi
phạm; thường xuyên tổ chức tuyên truyền pháp luật bảo đảm TTATGT.
- Tuyên truyền, giáo dục, vận động thầy, cô giáo, HSSV chấp hành nghiêm pháp luật bảo
đảm TTATGT. Lồng ghép, tích hợp giảng dạy kiến thức chuyên môn với tìm hiểu pháp
luật về ATGT.
- Tổ chức hoạt động giao thông phù hợp trong nhà trường, xây dựng ý thức chấp hành luật
lệ giao thông, lồng ghép phổ biến kiến thức QP-AN với kiến thức pháp luật về ATGT.
❖ Trách nhiệm của SV:
- Học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng, chuẩn bị năng lực tham gia
xây dựng và bảo vệ tổ quốc;
- Tìm hiểu, nắm vững kiến thức pháp luật về trật tự ATGT, có ý thức chấp hành nghiêm
pháp luật bảo đảm trật tự ATGT;
- Có thái độ không đồng tình với những hành vi VPPL về bảo đảm TTATGT;
- Tích cực tuyên truyền kiến thức pháp luật về ATGT, tham gia các cuộc thi tìm hiểu kiến
thức pháp luật về ATGT:
- Hành xử có văn hóa khi tham gia giao thông…
BÀI 5: PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ LOẠI TỘI PHẠM XÂM HẠI DANH
DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC
1. Phân loại các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
A. Các tội xâm phạm tình dục.
22
Tội hiếp dâm- điều 141-, tội hiếp dâm người dưới 16t - điều 142; người này dùng vũ lực
hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ
2-7 năm, Điều 141 BLHS 2015.
Tội cưỡng dâm, Điều 143, Tội Cưỡng dâm người từ đủ 13t dến dưới 16t
Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người khác lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong
tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hêj
tình dục khác, thì bị phạt tù từ 1-5 năm, Điều 143 BLHS 2015.
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13t- dưới
16t, điều 145.
Tội dâm ô đối với người dưới 16t, Điều 146
Tội sử dụng người dưới 16t vào mục đích khiêu dâm, điều 147.
VD: Dụ dỗ, tiếp cận người trẻ thiếu thốn tiền bạc, lừa gạt đi đóng phim nhưng thực tế là
vào động mại dâm.
B. Các tội mua bán người
Tội mua bán người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, Điều 150; Tội mua bán người dưới 16t
điều 151; tội đánh tráo người dưới 1t điều 152; tội chiếm đoạt người dưới 16t điêù 153; tội
mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người điều 154
Vd. Giả bộ giới thiệu việc làm cho những phụ nữ nông thôn và đem họ bán sang Trung
Quốc làm vợ.
C. Các tội làm nhục người khác
* Tội làm nhục người khác
- Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con
người.
- Người phạm tội phải là ng có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của
người khác như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông.. để
làm nhục người khác, ng phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực
như bắt trói, tra khảo, đánh đập, đe dọa, khống chế buộc người bị hại phải làm theo ý muốn
của mình.
- Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích làm nhục chứ không nhằm mục đích khác.
Nếu hành vi làm nhục ng khác lại cấu thành 1 tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, ng phạm
tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng vs hành vi đã thực
hiện.
- Người bị hại: phải là ng bị xâm phạm nghiêm trọng đến NP,DD, nhưng thế nào là xâm
phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phưc tạp. Bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau nhưng
có ng thấy nhục, có ng lại thấy bth. Về phía ng phạm tội cũng có nhận thức tương tự, họ cho
rằng hành vi như thế thì họ lại thấy bth. Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của ng phạm tội
hay ng bị hại thì cũng chưa thể xác định 1 cách chính xác mà phải kết hợp vs các yếu tố như
trình độ nhận thức, mqh gđ và XH, địa vị XH, quá trình hoạt động của bản thân ng bị hại,
phong tục tập quán, truyền thống gia đình...
- Dư luận Xh trong trường hợp nào có ý nghĩa quan trọng để xác định NP, DD của người bị
hại bị xâm phạm tới mức nào, từ đó xđ hvi phạm tội của ng có hvi làm nhục.
* Tội vu khống
23
* Tội hành hạ ng khác
D. Nhóm tội khác
* Tội lây truyền HIV cho ng khác
- ng biết bị HIV, có hành vi lây truyền HIV từ mình sang ng khác 1 cách cố ý
Ng nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho ng khác, trừ trường hợp nạn
nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của ng bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị
phạt tù từ 1-3 năm, điều 148 BLHS2015
* Tội cố ý truyền HIV cho ng khác: ng có thể bị nhiễm HIV hoặc k bị nhiễm HIV nhưng đã
cố ý truyền HIV từ ng này sang ng khác
Ng nào cố ý truyền HIV cho ng khác, nếu k thuộc trường hợp quy định tại điều 148 của bộ
luật này thì bị phạt tù từ 3-7 năm, điều 149 BLHS2015
* Tội chống ng thi hành công vụ

2. Nguyên nhân, hậu quả của tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của ng khác
Nguyên nhân
A. Nguyên nhân từ phía ng thực hiện hành vi xâm hại
- Yếu tố sinh lí: sự bạc nhược tinh thần; sự suy yếu về thể chất; sự khủng hoảng tuổi dậy thì
- Yếu tố tâm lý: sự bồng bột, nông nổi; tính thích bắt chước; tính thích thể hiện cái “ tôi”
B. Nguyên nhân từ phía gia đình
- Gia đình khó khăn, thiếu thốn về kinh tế
- Gia đình ly tán, k hạnh phúc
- Gđ thiếu đạo đức, k gương mẫu
- Gđ nuông chiều con thái quá
C. Nguyên nhân từ phía nhà trường
- Thứ nhất, do chương trình giáo dục còn nặng nề về kiến thức hàn lâm, k thực tế. 1 số e học
yếu các môn văn hóa thường chán nản việc học, kết bạn xấu dẫn đến phạm pháp...
- Thứ 2, chương Trình giáo dục quá tải,bỏ qua giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HSSV
- Thứ 3, các cơ sở giáo dục chạy theo lợi nhuận, áp lực kinh tế thị trường, xem nhẹ chất
lượng giáo dục, đặc biệt là chất lương giáo dục đạo đức, lối sống....
- Thứ 4, vai trò của tổ chức Đoàn,Hội, Đội trong 1 số nhà trường chưa được phát huy trong
công tác giáo dục nhân cách cho Hssv..
D. Nguyên nhân từ phía xã hội
* Tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường
- Hình thành lối sống hưởng thụ xa hoa, trụy lạc...
- Làm xuống cấp nhiều mặt về văn hóa, đạo đức, truyền thống tốt đẹp....
- Đẩy manh tốc độ phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo, làm giàu bất chính và bần
cùng hóa 1 bộ phận dân nghèo....
* Hiện tượng xã hội tiêu cực do chế độ cũ để lại
- Chế độ áp bức bất công, bất bình đẳng xã hội, đã tạo ra các loại tội phạm xã hội...
- Ảnh hưởng lối sống phương Tây, đánh mất lý tưởng, niềm tin, ý thức dân tộc....
- Đề cao chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ, lười lao động...
24
- Tư tưởng trọng nam khinh nữ...
* Sự xâm phạm của tội phạm, tệ nạn xã hội từ các quốc gia khác.
- Hệ lụy từ quy trình hội nhập quốc tế, các loại tội pham và tệ nạn xã hội cũng xâm
nhập, lây lan...
* Công tác quản lí nhà nước về xã hội còn sơ hở
- Quản lí về con người
- Quản lí về văn hóa và các hoạt động văn hóa
- Quản lí các hoạt động, nghề nghiệp, kinh doanh, dịch vụ...
* Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện
- Quy phạm pháp luật chưa hoàn thiện, chặt chẽ, chậm đổi mới....
- Chủ trương, chính sách về kinh tế xã hội k theo kịp sự phát triển xã hội....
- Công tác giáo dục đạo đức, tuyên truyền kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ dân trí
còn hạn chế, đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn..
* Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm còn thiếu sót
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế, một số cán bộ biến chất, tiêu cực, tiếp
tay cho tội phạm...
- Sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật chưa chặt chẽ, đồng bộ, thiếu thống
nhất trong điều tra, xét xử, giáo dục, cải tạo...
- Hiệu quả điều tra truy tố chưa cao, chưa kịp thời....
* Quản lí nhà nước về an ninh trật tự và phong trào quần chúng phòng chống tội phạm.
- Công tác quản lí nhà nước về an ninh trật tự còn nhiều sơ hở, công tác giáo dục cải tạo
chưa hiệu quả, tội phạm tái phạm còn nhiều....
- Phong trào quần chúng phòng chống tội phạm chưa xây dựng đồng bộ, chưa phát huy
hiệu quả trong phòng chống tội phạm....
- Giáo dục tái hòa nhập cộng đồng cho người phạm tội chưa được triệt để...
Hậu quả:
A. Hậu quả đối với người phạm tội
- Chịu trách nhiệm( hình sự, hành chính) khi chê bi, lăng mạ, làm nhục người khác
- Trường hợp hành vi chê ng khác béo, gầy....gây hậu quả lớn hơn đủ để ng đó bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội làm nhục ng khác theo điều 155 BLHS 2015 thì phải chịu mức
phạt như sau:
+ Bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000d- 20tr hoặc phạt cải tạo k giam giữ đến 3
năm đối với ng xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của ng khác....
+ Bị phạt tù từ 2 năm -8 năm nếu thuộc các trường hợp: gây rối loạn tâm thần với hành
vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; làm nạn nhân tự sát.
- Chửi ng khác ‘ngu như bò’ có thể xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của ng
đó. Tuy tính chất, mức độ của hành vi mà ng thực hiện hành vi đó có thể bị xử phạt hành
chính hoặc nặng hơn là có thể bị truy cứu trách nghiệm hình sự về tội làm nhục ng khác.
B. Hậu quả đối vs ng bị hành vi bạo lực xâm hại
- Thiệt hại về thể chất: tính mạng, sức khỏe của con ng
- Thiệt hại về tinh thần: nhân phẩm, danh dự của con ng
- Thiệt hại về vật chất: tài sản bị chiếm đoạt, bị hủy hoại, bị chiếm dụng...
- Thiệt hại về quyền, lợi ích hợp pháp khác: quyền và lợi ích cơ bản của công dân theo quy
định của pháp luật
C. Hậu quả đối với nhà trường
- Trường học trở thành ‘ chiến trường’ để các em ‘thể hiện mình’
- Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau bị rạn nứt
- Thầy cô, bạn bè lo lắng, mất tinh thần học tập, giảng dạy
25
- Ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô
- Ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường
- Gây thêm mâu thuẫn giữa phụ huynh với nhau
- Môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính quy phạm, uy tín, danh dự ng giáo viên bị hạ
thấp, hiệu quả dạy học sẽ k thể đạt được như mong đợi.
D. Hậu quả đối với gia đình
- Nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ, con cái...
→Gây bất hòa, tan vỡ hạnh phúc gia đình
E. Hậu quả đối với xã hội
- Ảnh hưởng truyền thống văn hóa dân tộc (tình thầy cô, tình bạn bè)
- Ảnh hưởng an ninh trật tự xã hội
3. Các biện pháp về kinh tế, xã hội, giáo dục, pháp luật trong phòng chống các
tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của ng khác
* Theo nội dung tác động của các biện pháp phòng ngừa tội phạm: Biện pháp phát triển kinh
tế; biện pháp giáo dục, tuyên truyền; biện pháp tổ chức thực hiện ; biện pháp hoàn thiện hệ
thống pháp luật.
* Theo pham vi, quy mô tác động của các biện pháp phòng chống tội phạm: Các biện pháp
trong một tỉnh, một thành phố, trên phạm vi cả quốc gia.
* Theo phạm vi các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước. xã hội: Phòng ngừa trong các khu
vực: Gia đình, nơi công cộng, học đường, công sở...
* Theo pham vi đối tương tác động của biện pháp phòng chống tội phạm: Các biện pháp
phòng chống chung trong cả nước: Kinh tế, chính trị, giáo dục; Các biện pháp phòng chống
cá biệt đối với từng đối tượng phạm tội cụ thể.
*Theo chủ thể họat động phòng chống tôi phạm
* Biện pháp của các cơ quan trực tiếp chỉ đạo và thực hiện chuyên môn phòng chống tội
phạm: Công an, Viện kiêm sát, Toà án: biện pháp của các tổ chức xã hội: Đoàn thanh niên,
hội phụ nữ; biện pháp của công dân.
Các biện pháp phát triển về kinh tế
- Tạo công ǎn viêc làm, ổn dịnh đời sống cho người dân;
- Chương trình xóa đói giảm nghèo;
- Chương trình định canh định cư;
- Các ch.trình 134, 135 nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc;
- Chương trình xây dựng nông thôn mới...
.Các biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật
-Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật;
-Phổ biến kiến thức pháp luật trong cộng đồng;
-Tăng cường công tác quàn lý nhà nước của các cơ quan chức nǎng; Xây dựng chương
trình quốc gia phòng, chống tội pham; Trừng trị nghiêm minh các loại tội phạm...
Các biện pháp về giáo dục, tuyên truyền
Tăng cường công tác giáo dục, bồi dưōng kiến thức quốc phòng, an ninh, kiến thức
phòng, chống tội phạm cho cán bộ, nhân dân, HS, SV; Coi trọng giáo dục đạo đức, pháp
luật. văn hóa, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp; đưa
26
chương trình giáo dục phòng, chống tội phạm vào các nhà trường; Xây dựng môi trường
giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chě giữa nhà trường với gia đình và xã hội...
Các biện pháp về tổ chức thực hiện
Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Đổi mới
phương thức quản lý một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, không để tội phạm lợi
dụng hoạt động; Lồng ghép phong trào Toàn dân BVANTQ với các hoạt động nghiệp
vụ của cơ quan chức năng...
4. Các hình thức xâm hại danh dự, nhân phẩm trong nhà trường. Trách nhiệm
của nhà trường, sinh viên trong phòng, chống xâm phạm danh dự, nhân phẩm
người khác.
* Các hình thức xâm hại danh dự, nhân phẩm trong nhà trường.
Các tội làm nhục người khác và các tội xâm phạm tình dục
- Chửi tục, nói xấu, chia rẽ bè phái, miệt thị.
- Nhắn tin, gửi thư uy hiếp, bắt nạt, trấn lột
- Uy hiếp bằng hình ảnh, thông tin trên mạng xã hội
- Quay clip các hành vi bạo lực phát tán trên mạng xã hội
- Dùng vũ lực tấn công, làm nhục, xâm phạm tình dục
*Trách nhiệm của nhà trường
- Thực hiện đầy đủ chương trình phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm
trong nhà trường;
- Tuyên truyền giáo dục để cho học sinh, sinh viên thấy được trách nhiệm của mình, của
nhà trường trong đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm người
khác, từ đó tự giác tham gia.
- Xây dựng nhà trường trong sạch, lành mạnh không có các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn
xã hội và tội phạm.
- Xậy dựng quy chế quản lí học sinh, sinh viên.
- Tổ chức cho sinh viên tham gia kí kết không tham gia tệ nạn xã hội, không có hành vi
hoạt động phạm tội.
- Tổ chức cho sinh viên tham gia các cuộc thi tìm hiều về pháp luật Hình sự, phòng
chống tệ nạn xã hội, tội phạm nói chung trong đó có tội phạm xâm phạm danh dự, nhân
phẩm người khác.
- Phối hợp với lực lượng công an cơ sở trong rà soát phát hiện, cung cấp số sinh viên có
biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội để có biện pháp quản lí, giáo dục; đấu tranh xoá
bỏ các tụ điểm hoạt động tệ nạn xã hội ở khu vực xung quanh trường.
* Trách nhiệm của sinh viên
- Không ngừng học tập, nâng cao kiến thức, ý thức về phòng ngừa tội phạmxâm phạm
danh dự, nhân phẩm người khác.
- Tuyện truyền phổ biển pháp luật cho mọi người.
- Chấp hành nghiêm chỉnh những nội quy, quy định của nhà trường trong lĩnh vực học
tập, sinh hoạt tập thể.

27
- Trực tiếp tham gia các hoạt động phòng ngừa tội phạm, tham gia vào các tổ chức thanh
niên xung kích tiến hành tuần tra, kiêm soát bảo vệ an ninh trật tự trong khu vực trưòng,
lớp; phát hiện các hiện tượng tiêu cực có thể này sinh trong trường, lớp : các quan hệ
nam nữ không lành mạnh, các hành vi nghi vân nghiện ma tuý, cờ bạc, chơi lô dê, cá
cược bóng đá... có thể dẫn đến tội phạm nói chung và tội phạm danh dự, nhân phẩm.
- Khi có vụ phạm tội xảy ra trong khu vực trường, lớp phát hiện và cung cấp cho cơ
quan chức năng những thông tin có liên qụan đến vụ việc phạm tội, người phạm tội; tuỳ
theo từng điều kiện cụ thể của mỗi người mà có thể tham gia cộng tác giúp đỡ lực lưng
công an một cách công khai hay bí mật.
BÀI 6: AN TOÀN THÔNG TIN VÀ PHÒNG CHỐNG VPPL TRÊN
KHÔNG GIAN MẠNG
1. An toàn thông tin là gì? Các yêu cầu cần bảo đảm trong an toàn thông tin theo
luật ATTT mạng năm 2015
- An toàn thông tin là an toàn kỹ thuật cho các hoạt dộng của các cơ sở hạ tầng thông
tin, trong đó bao gồm phần cứng và phần mềm theo các tiêu chuẩn kĩ thuật do nhà nước
ban hành, duy trì các tính chất bí mật, toàn vẹn, sẵn sàng của thông tin trong lưu trữ, xử
lý và truyền dẫn trên mạng.
- Luật An toàn thông tin mạng (2015) quy định: An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ
thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn,
sửa đổi hay phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả
dụng của thông tin.
- Luật An ninh mạng (2018) quy định: An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt dộng trên
không gian mạng không gây tương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
* Phân biệt:
- Luật an toàn thông tin mạng 2015: bảo vệ sự an toàn thông tin trên 3 phương diện tính
nguyên vẹn của thông tin, tính bảo mật thông tin và tính khả dụng của thông tin.
- Luật An ninh mạng 2018: chống lại các thông tin độc hại, xâm phạm đến an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan trên
môi trường mạng.
*An toàn thông tin yêu cầu đảm bảo 3 đặc điểm là:
- Tính bí mật ( confidentiality)
+ Thông tin chỉ được phép truy cập(đọc) bởi những đối tượng ( người, chương trình máy
tính...) được cấp phép. Đảm bảo trong quá trình truyền dẫn, dữ liệu được an toàn và
không bị lộ lọt.
+ Tính bí mật của thông tin có thể đạt được bằng cách giới hạn truy cập về cả mặt vật lý
nhờ tiếp cận trực tiếp tới thiết bị lưu trữ thông tin đó, hoặc về mặt logic như truy cập
thông tin đó từ xa qua môi trường mạng.
+ Một số cách thức đảm bảo tính bí mật của thông tin như: khóa kín và niêm phong thiết
bị, yêu cầu đối tượng cung cấp tài khoản, mật khẩu hoặc đặc điểm về sinh trắc để xác
thực; sử dụng thiết bị như tường lửa để ngăn chặn truy cập trái phép; mã hóa thông tin,
sử dụng các giao thức và thuật toán mã hóa.
- Tính toàn vẹn( integrity)
28
+ Đảm bảo data không bị thay đổi trong quá trình lưu trữ hoặc truyền đi, thông tin chỉ
được phép xóa hoặc sửa bởi những đối tượng được phép và phải đảm bảo rằng thông tin
vẫn còn chính xác khi được lưu trữ hoặc truyền đi.
+ Một số trường hợp tính toàn vẹn của thông tin bị phs vỡ; thay đổi giao diện trang chủ
của một wibsite; chặn và thay đổi gói tin được gửi qua mạng; chỉnh sửa trái phép các tập
tin được lưu trữ trên máy tính.
* Sự khác biệt giữ tính bí mật và tính toàn vẹn
- Có những tấn công phá vỡ tính toàn vẹn nhưng không phá vỡ tính bí mật và ngược lại.
+ Nếu ta gửi thông tin trên đường truyền mạng công cộng mà có kẻ bên ngoài xem được
thông tin, đó là tính bí mật đã bị vi phạm.
+ Nếu kẻ gian can thiệp sửa đổi và người nhận tin không phát hiện ra sự thay đổi đó, thì
tính toàn vẹn đã bị xâm nhập
+ Nếu ta phát hiện được sự thay đổi trái phép, thì ta có thể yêu cầu phát lại; như vậy tính
toàn vẹn vẫn được coi là đảm bảo.
- Các kỹ thuật mật mã là các công cụ cơ bản nhằm xây dựng dịch vụ đảm bảo tính bí mật và
tính toàn vẹn.
- Tính sẵn sàng( availability)/ tính khả dụng
+ Thông tin luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ người dùng có thẩm quyền bất cứ khi
nào họ muốn. Tính sẵn sàng đảm bảo độ ổn định đáng tin cậy của thông tin, cũng như
đảm nhiệm chức năng là thước đo, xđ ph.vi giới hạn của an toàn một hệ thống thông tin.
+Tính sẵn sàng bị vi phạm khi kẻ tấn công tìm cách ngăn chặn sự truy cập dịch vụ của 1
hệ thống, làm việc truy cập của người dùng bị khó khăn hoặc bị từ chối liên tục trong
việc kết nối hoặc khai thác dịch vụ.
Vd: Trường hợp hệ thống bị tân công từ chối dịch vụ (DoS, DDoS)
* Tấn công từ chối dịch vụ:
- DoS ( Denial of service) lưu lượng tấn công từ chối dịch vụ DoS thường phát sinh từ 1
hoặc 1 số ít nguồn.
- DDoS( distributed denial of service) lưu lượng tấn công từ chối dịch vụ phân tán DDoS
thường phát sinh từ rất nhiều nguồn nằm rải rác trên mạng Internet
2. Thực trạng an toàn thông tin hiện nay ở VN và trên thế giới như thế nào?
Liên hệ với môi trường sinh hoạt và học tập của bản thân hiện nay.
*Thực trạng an toàn thông tin hiện nay ở VN
- Năm 2011, có trên 1500 cổng thông tin Việt Nam bị tin tặc sử dụng mã độc gián điệp dưới
hình thức tập tin hình ảnh xâm nhập, kiểm soát, cài mã độc thay đổi giao diện trang chủ.
- Trong năm 2012-2013, Bộ Công an đã phát hiện 6000 lượt cổng thông tin từ trang điện tử
của VN( trong đó có hơn 300 trang của cơ quan VN) bị tấn công, chỉnh sửa nội dung và cìa
mã độc.
- Năm 2014, tin tặc nước ngoài đã tấn công hơn 700 trang mạng VN và hơn 400 trang trong
dịp quốc khánh 2/9 để chèn các nội dung xuyên tạc chủ quyền VN với quần đảo Hoàng Sa.
- Năm 2015, có trên 246 website của các cơ quan, doanh nghiệp bị xâm nhập
- Năm 2016, cuộc tiến công mạng vào 1 số màn hình hiển thị thông tin chuyển bang tại khu
vực làm thủ tục chuyến bay của các sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú
29
Quốc. Các màn hình của sân bay đã bị chèn những hình ảnh và nội dung xuyên tạc về biển
Đông.
- Năm 2017, VN ghi nhận hơn 100 máy tính bị nhiễm độc Wanna Cry là một loại mã nhiễm
độc tấn công vào máy nạn nhân qua tệp tin đính kèm emal hoặc đường link độc hại.
- Năm 2018, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với ng dùng VN đã lên mức kỷ lục
14.900 tỷ đồng, tương đương 642 triệu USD, nhiều hơn 21% so vs mức thiệt hại năm 2017
* Thống kê, đánh giá:
- Trong năm 2019, số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin VN có chiều hướng
giảm ( khoảng 45.9%) so vs cùng kì năm 2018
- Trong 4 tháng đầu năm 2010, số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin VN đã
giảm ( khoảng 51.4%) so vs cùng kỳ năm 2019.
* Nguyên nhân
- Việc nâng cao nhận thức, kỹ năng về đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho các cơ quan , tổ
chức và ng dùng thông qua các hội nghị, hội thảo, các chương trình tập huấn, diễn tập.
- Các quy định, chế tài pháp luật đã đầy đủ và có tính răng đe hơn( Luật An ninh Mạng có
hiệu lực từ 1/1/2019)
- Sự phối hợp của các tổ chức Internet trên nonld vs luật pháp VN cũng tốt hơn, nhận thức
về ATTT và các biện pháp phòng vệ chủ động, công tác đánh giá an toàn thông tin đc thược
hiện nhiều hơn.
*Thực trạng an toàn thông tin hiện nay trên TG
- Tuy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thông tin là một dạng tài nguyên. Chính vì thế, đảm
bảo an ninh, ATTT là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Tuy nhiên, hiện nay, các mối đe
dọa từ k gian mạng k ngừng tăng lên và thay đổi nhanh chóng.
- Tình hình ATTT mạng diễn biến phức tạp, liên tục xảy ra các vụ tấn công, xâm nhập, đánh
cắp dữ liệu trên hệ thống mạng của các cơ quan chính phủ, các cơ sở an ninh quốc phòng,
tập đoàn kinh tế, cơ quan truyền thông của nhiều quốc gia như các vụ tấn công vào hệ thống
thư điện tử của Bộ Ngoại giao Mỹ, hệ thống máy tính của nhà trường, Hạ Viện Đức, Bộ
Ngoại giao Australia...
- Tài chính là mục tiêu lớn nhất thức đẩy tin tặc hành động, với 73% số lượng các cuộc tấn
công mạng; chính trị, tình báo là múc tiêu lớn thứ 2, vs 21% các cuộc tấn công.
- Các nhóm tội phạm mạng có tổ chức xuất hiện nhiều hơn. Chiến tranh mạng và đội quân
tác chiến mạng cũng được chú trọng hơn.
- Trong cuộc chạy đua vũ trang trên không gian mạng toàn cầu các quốc gia đang xây dựng
các trung tâm chỉ huy không gian mạng, nhằm củng cố hệ thống phòng thủ chống lại các
cuộc tấn công mạng vào các cơ quan và cơ sở hạ tầng.
- Bên cạnh đó, sự phát triển và phổ biến của mạng xã hội đã làm nảy sinh 1 nguy cơ ATTT
nữa đó là việc lan truyền tin tức giả mạo thông qua mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến cá
nhân, tổ chức, thậm chí là tình hình an ninh, chính trị, của cả 1 đất nước.
* Diễn biến tình trạng hoạt động phạm tội công nghệ cao
- Đùa cợt
- Chứng tỏ khả năng
- Bảo vệ phần mềm
30
- Tấn công đối thủ cạnh tranh
→Mạo danh, lừa đảo trên mạng
- Đánh cắp data, thông tin
- Tấn công phá hoại
→ Tội phạm mạng
- Gián điệp, tình báo
- Khủng bố trên mạng.
- Chiến tranh thông tin
Liên hệ với môi trường sinh hoạt và học tập của bản thân hiện nay.
Thực trạng lừa gạt, đánh cắp thông tin trên mạng xảy ra đối với sinh viên khá nhiều
và đa dạng hình thức. Lợi dụng sự ngây ngô, thiếu kinh nghiệm và thiếu kến thức xã hội cập
nhật, sinh viên dễ trở thành đối tượng nhắm tới:
- Đầu tiên là hình thức gọi điện giả mạo cơ quan điều tra thông báo liên quan đến vụ án, một
sai phạm pháp luật, mượn tiền, giả về trúng thưởng từ các ngân hàng lớn và yêu cầu cung
cấp thông tin, chuyển tiền vào tài khoản ma. Với giọng điệu kiên quyết, thuyết phục đánh
vào tâm lí sợ hãi khiến không ít sinh viên gửi tiền.
- Thứ hai là hình thức gửi link nhận thưởng thông qua mạng xã hội hay email và yêu cầu
người nhận điền thông tin thẻ ATM, thông tin cá nhân để xác thực nhận thưởng hay yêu cầu
người nhận cài đặt các phần mềm/ ứng dụng gián điệp để đánh cắp thông tin quan trọng.
- Thứ ba là hình thức đánh vào nhu cầu đi làm thêm của sinh viên, giả mạo các trung tâm
mô giới gia sư với uy tín xây dựng vững chắc, yêu cầu sinh viên đóng một khoản phí mô
giới khá cao trước khi nhận lớp thông qua chuyển khoản ngân hàng. Khi đạt được mục đích
thì học lật lọng, tìm lí do sinh viên mất phí hoặc biến mất.
3. Các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng được quy định trong
Luật An ninh mạng 2018 là gì?
A) Các hành vi bị nghiêm cấm theo điều 8 Luật An ninh mạng 2018
Bao gồm 6 nhóm sau:
Nhóm 1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện
người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mang, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, xúc phạm tôn giáo,phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
Luật An ninh mạng 2018
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế
- xã hội, gây khó khǎn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ,
xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đǎng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội
ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;
e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

31
Điều 18. Phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, cộng nghệ thông tin, phương tiện
điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
Khoản 1. Hành vị sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi
phạm pháp luật vê an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm:
a) Đǎng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chông Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối
trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và hành vi gián
điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nuướ'c, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình và đời sông riêng tư trên không gian mạng;
b) Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn
thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng;
c) Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm
cắp, mua bán, thu thập, trao đôi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của
người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán;
d) Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định
của pháp luật;
đ) Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi pham phápluật;
e) Hành vi khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi
phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Nhóm 2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng;
gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ,
tẻ liệt họặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Nhóm 3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi
cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet ,mạng máy tính, hệ
thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin,phương tiện điện tử; phát tán chương
trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ
thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái
phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển
thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.
Nhóm 4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn
công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Nhóm 5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ
quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
Nhóm 6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.
B) Các hành vi vi phạm pháp luật thường xảy ra trên không gian mạng.
- Spam, tin giả trên mạng xã hội, thư điện tử
- Đăng tải các thông tin độc hại vi phạm ANQG, trật tự ATXH
- Chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội
- Chiếm quyền giám sát Camera IP
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Deep web and Dark web

32
4. Trình bày các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian
mạng. Liên hệ với các hoạt động tuyên truyền, giáo dục các quy định về an ninh
mạng ở nơi mình đang học tập, sinh sống; phân tích hiệu quả mang lại.
Thứ nhất: Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền quốc gia, các lợi ích và
sự nguy hại đến từ không gian mạng.
Ngày nay lãnh thổ không gian mạng là một bộ phận hợp thành lãnh thổ quốc gia; là nơi xác
định biên giới mạng và thực thi chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Bảo vệ chủ
quyền quốc gia bao gồm bảo vệ chủ quyền trên không gian mạng. Đe doạ trên không gian
mạng là một trong những mối đe dọa thực tế và nguy hiểm nhất đối với an ninh quốc gia
hiện nay.
Thứ hai: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về quản lý
không gian mạng:
- Phổ biến các điều khoản của Bộ luật Hình sự 2015 (Mục 2,điều 285-294);Nghị định số
72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ và Thông tư số 09/2014/BTTTT ngày 19-8-
2014 của Bộ TT&TT về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin
điện tử và mạng xã hội, những hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng mạng xã hội;
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, Quy
tắc ứng xử trên mạng xã hội;
-Các hình thức giáo dục cần được vận dụng phong phú và linh hoạt như: phối hợp giữa cơ
quan chức năng với các địa phương, đon vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục tổ chức chuyên
đề, phổ biến pháp luật; các cuộc thi tìm hiểu về an toàn thông tin; xây dựng chương trình
giáo dục an toàn thông tin mạng; tham gia biên soạn các tài liệu liên quan đến an toàn thông
tin mạng.
Thứ ba: Bồi dưỡng kỹ năng nhận diện các âm mưu, thủ đoạn tấn công mang và các
hình thái phát sinh trên không gian mạng
- Hoạt động tấn công không gian mạng rất đa dạng và tinh vi như: làm mất kết nối Internet,
đánh sập các website của chính phủ, cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp; giả mạo các
website nhằm lừa đảo; cài cắm vào máy tính cá nhân hoặc lấy tài khoản và mật khẩu; đánh
cắp dữ liệu cá nhân (hình ảnh, file, video); tấn công bằng mã độc (theo tệp đinh kèm trong
email hoặc ẩn trong quảng cáo Skype);tấn công ẩn danh bằng những phần mềm độc hại
(phần mềm diệt virus, các trình duyệt); tấn công qua usb, đĩa CD, địa chỉ IP, server...
- Âm mưu kích động các phần tử bất mãn, tập hợp lực lựợng, thành lập các tổ chức chống
đối, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, xúi dục biểu tình...
Thứ tư :Nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ và sử dụng biện pháp kỹ thuật để khắc
phục hậu quả trong trường hợp bị tấn công trên không gian mạng
- Nêu cao ý thức chính trị, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ không
gian mạng quốc gia.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ an ninh mạng; kip thời cung cấp thông tin liên
quan đến an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng và các hành vi xâm phạm khác, thực
hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
-Giúp đỡ, tạo điều kiện cho người, lực lượng có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ
an ninh mạng.

33
Thứ nǎm:Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách an ninh mạng,
lãnh đạo, quản lý các địa phương, cơ quan, đơn vị,doanh nghiệp, nhà trường trong giáo dục
nâng cao ý thức làm chủ và bảo vệ không gian mạng.
- Các cơ quan chuyên trách an ninh mạng cung cấp thông tin, các nguy cơ từ không gian
mạng và các biện pháp phòng,chống.
-Các doanh nghiêp cung cấp dịch vụ không gian mạng cảnh báo, hướng dẫn biện pháp
phòng ngừa;
-Các nhà trường đưa nội dung giáo dục bảo đảm an ninh mạng vào chương trình giảng dạy.
- Lãnh đạo địa phương, cơ quan , đơn vị có kế hoạch bảo vệ chính trị nội bộ trên không gian
mạng.
Liên hệ với các hoạt động tuyên truyền, giáo dục các quy định về an ninh mạng ở nơi
mình đang học tập, sinh sống; phân tích hiệu quả mang lại.
Hiện nay, nhà trường tổ chức khá nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục về các hình thức vi
phạm pháp luật trên không gian mạng và thực trạng của nó hiện nay. Chương trình này được
tổ chức thông qua ba hình thức chính. Đầu tiên là hình thức thông qua học phần bắt buộc
đối với tất cả sinh viên là học phần quốc phòng an ninh. Học phần cung cấp tất cả thông tin
liên quan về an ninh mạng, các hành vi nên/ không nên thực hiện trên không gian mạng,
thực trạng phức tạp hiện nay kèm theo các hệ lụy và các biện pháp nhận thức và phòng tránh
các hành vi vi phạm trên không gian mạng. Hơn nữa, sinh viên sẽ có nhận thức đúng về
không gian mạng và điều chỉnh hành vi phù hợp khi sử dụng mạng xã hội. Thứ hai, nhà
trường tổ chức các chuyên đề thực tế với dàn khách mời là các thầy cô, chuyên gia về an
ninh mạng cùng với các thông tin hiện hành giúp sinh viên dễ hiểu, dễ dàng liên hệ thức tế
và tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng và chuyên sâu hơn. Thứ ba, nhà trường cũng tổ chức
khá nhiều cuộc thi, các hoạt động mạng xã hội để tích lũy điểm rèn luyện với các thông tin
chính yếu về an ninh mạng giúp sinh viên chủ động tìm hiểu và có hiểu biết khái quát về nó.
5. Các hành vi không được làm trên không gian mạng ( 20 hành vi)
1. Đăng tải, phát tán thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt
Nam.
2. Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện
người chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
3. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.
4. Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh
tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ,
xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
5. Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội
ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
6. Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
7. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây
rối trật tự công cộng.
8. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống.
9. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

34
10. Thực hiện hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin
cá nhân.
11. Có hành vi chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp
cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không
gian mạng.
12. Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm
cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của
người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng các phương tiện thanh toán trái phép.
13. Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định
của pháp luật.
14. Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
15. Có hành vi khác sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội.
16. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn
công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá
hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
17. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây
rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại
cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép
vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.
18. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu
hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
19. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích,
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc
để trục lợi.
20. Có hành vi khác vi phạm quy định của Luật an ninh mạng.
Bài 7: AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI
TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM
CÂU 1: Trình bày khái niệm, đặc điểm, tính chất của an ninh phi truyền thống. Phân
tích mối quan hệ và sự chuyển hóa giữa an ninh truyền thống và an ninh PTT
 Khái niệm:
An ninh phi truyền thống là việc đảm bảo an toàn không có hiểm nguy cho cá nhân con
người, quốc gia dân tộc và toàn nhân loại trước các mối đe dọa có nguồn gốc phi chính trị
và phi quân sự như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khan hiếm, cạn kiệt nguồn tài
nguyên, dịch bệnh lây lan, khủng hoảng tài chính, an ninh mạng, tội phạm nguy hiểm xuyên
biên giới, chủ nghĩa khủng bố.
An ninh phi truyền thống là an ninh mang tính chất phi quân sự.
Các vấn đề an ninh phi truyền thống là tất cả những mối đe dọa đến chủ quyền quốc gia
và sự tồn tại của con người cũng như sự phát triển nói chung ngoài xung đột quân sự, chính
trị và ngoại giao.
An ninh phi truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực như suy thoái kinh tế, môi trường sinh
thái, khủng bố suy quốc gia, buôn lậu vũ khí, xung đột sắc tộc và tôn giáo, dịch bệnh, tội

35
phạm xuyên quốc gia, buôn lậu ma túy, di cư trái phép, cướp biển, rửa tiền, tội phạm công
nghệ cao.
 Đặc điểm:
Một là, ANPTT bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến an ninh quốc gia và
khó đối phó hay giải quyết đơn phương bằng biện pháp quân sự.
Hai là, có thể chia các vấn đề ANPTT thành hai nhóm: phi bạo lực và bạo lực phi quân
sự, trong đó nhóm bạo lực phi quân sự bao gồm khủng bố, tội phạm có tổ chức...; còn nhóm
các hoạt động phi bạo lực bao gồm kinh tế, văn hóa, môi trường và dịch bệnh...
Ba là, ANPTT và ANTT là hai mặt của khái niệm an ninh toàn diện. Do vậy, trong
những điều kiện nhất định các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có thể bùng phát thành
các vấn đề an ninh truyền thống ;
Bốn là, các vấn đề ANPTT đều mang tính xuyên q.gia, phi chính phủ và khó xác định;
Năm là, các vấn đề ANPTT ảnh hưởng và hủy hoại an ninh quốc gia dần dần và lâu dài
hơn so với các vấn đề an ninh truyền thống.
 Tính chất của ANPTT: tính toàn cầu, tính xuyên quốc gia, tính phi chính
phủ, tính tương đối, tính chuyển hóa, tính vận động, tính vô hình
Tính toàn cầu: diễn ra trên phạm vi toàn cầu; tác động đến nhiều quốc gia (biến đổi khí
hậu, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn nước, khủng bố, dịch bệnh,..)
Tính xuyên quốc gia: không dừng lại trong phạm vi một quốc gia; phát sinh từ quốc gia
này lan sang quốc gia khác (xung đột nguồn nước, buôn lậu ma túy, buôn bán người, buôn
bán động vật hoang dã,….)
Tính phi chính phủ: không do các lực lượng trong chính phủ tiến hành; do các tác nhân
tự nhiên hay tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước tiến hành (khủng bố, xung đột sắc tốc, tôn
giáo, cướp biển, tội phạm công nghệ cao, biến đổi khí hậu,…)
Tính tương đối: phân biệt giữa ANPTT và ANTT chỉ mang tương đối; chúng có thể
chồng xếp, đan xen lẫn nhau (chủ nghĩa khủng bố, bạo loạn chính trị,..)
Tính chuyển hóa: từ ANPTT chuyển hóa thành ANTT (xung đột nguồn nước, AN năng
lượng..); từ ANTT chuyển hóa thành ANPTT (chủ nghĩa bá quyền dẫn đến xung đột dân
tộc, tôn giáo, khủng bố,..)
Tính vận động: phạm vi tác động ngày càng lan tỏa, bành trướng; tích chất quyết liệt,
gay gắt, phức tạp tăng cao (biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn nước,
khủng bố, dịch bệnh,..)
Tính vô hình: khó xác định nguồn gốc chủ thể; khó kiểm soát, ngăn ngừa (dịch bệnh lây
lan, tội phạm công nghệ cao, chạy đua hạt nhân,..)
 Mối quan hệ giữa ANTT và ANPTT
AN NINH TRUYỀN THỐNG AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
Sử dụng các biện pháp quân sự để chống lại Sử dụng các biện pháp phi quân sư phòng
sự tấn công bằng quân sự; chống các mối đe dọa có nguồn gốc phi quân
sự;
Đối tượng bị đe dọa: xâm phạm độc lập, chủ Đối tượng bị đe dọa: sự phát triển bền vững
quyền và toàn vẹn lãnh thổ; của con người và môi trường sống;
Chủ thể : được xác định rõ ràng: đo là xung Chủ thể: có thể hoặc không xác định: do tác
36
đột quân sự giữa các nhà nước; nhân tự nhiên hoặc do các tổ chức ngoài nhà
nước, nhóm người,cá nhân tiến hành;
Không gian và Phạm vi: chủ yếu diễn ra giữa Không gian và Phạm vi: từ nội tại một hoặc
hai quốc gia, nhóm liên minh các quốc gia. nhiều quốc gia sau đó lan tỏa, ảnh hưởng tới
cả khu vực và toàn thế giới.
 Sự chuyển hóa giữa ANTT và ANPTT
An ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống là hai mặt của khái niệm an ninh toàn
diện, cùng tác động đến việc xây dựng chiến lược an ninh quốc gia,... bảo đảm sự ổn định
và phát triển của quốc gia;
Các mối đe dọa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống đan xen, tương tác và
có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định, như:
CÂU 2: Trình bày các mối đe dọa an ninh phi truyền thống toàn cầu hiện nay. Đe dọa
nào là thách thức lớn nhất hiện nay của con người, vì sao? *
Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống toàn cầu hiện nay:
TỪ TRONG THỰC TIỄN
A. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu toàn cầu là một vấn đề quan trọng hàng đầu của an ninh môi trường và đã
trở thành thách thức ANPTT lớn nhất mà thế giới đang phải đối mặt.
Biến đổi khí hậu gây ra các biến động không có lợi về môi trường, gây khủng hoảng
sinh thái từ đó đe dọa tới an ninh con người, an ninh quốc gia.
Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, băng tan, nước biển dâng cao; các hiện
tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán, nắng nóng và giá rét kéo
dài….. ảnh hưởng tới tính mạng con người, gây suy thoái KT, xung đột và chiến tranh, mất
đa dạng sinh học, phá hủy hệ sinh thái, thiếu lương thực và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh…
B. Ô nhiêm không khí
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói,
bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây
biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động
vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng môi trường …(Khí quyển gồm: Nitơ: 78.1%;
Ôxy: 20,9%; argon: 0,9%; Carbon điôxít: 0,035%; hơi nước và một số khí khác) (Khí thải
công nghiệp và sinh hoạt, cháy rừng xuyên biên giới…)
C. Ô nhiễm đại dương, biển
Ô nhiễm đại dương và biển đang ngày càng trầm trọng, là vấn đề cả thế giới phải đối
mặt. Hàng năm, con người thải ra biển một lượng lớn dầu, các chất thải như: kim loại nặng,
thuốc trừ sâu, chất phóng xạ..
Rác thải nhựa đại dương cũng đang hủy hoại môi trg sống tiêu diệt các loài sinh vật
biển.
Năm 2010, sự cố nổ giàn khoan của hãng dầu khí BP ngoài biển khơi Luoisiana, gần 5
triệu thùng dầu tràn vào khu vực Vịnh Mexico, phá hủy các hệ sinh thái.
Năm 1987, tổ chức Hòa Bình xanh phát hiện tàu Matthias 2 của Anh đang đốt chất thải,
thải vào không khí chất độc điôxit.
D. An ninh nguồn nước
37
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo trong 30 năm tới dân số thế giới có thể đạt 8 tỷ sẽ làm
tăng nhu cầu nước lên 650% khiến cho 26 quốc gia với 250 triệu dân sẽ Long vào tình cảnh
thiếu nước. Việc phát triển và sử dụng các nguồn nước trên thế giới đang đối mặt ba thách
thức lớn: khai thác thủy điện thấp, thiếu nguồn cung nước sạch và nước bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Từ lâu, hơn 80% nước thải trên thế giới không được xử lý và chất lượng nước tại các
sông ở châu Phi, châu Á, khu vực Nam Mỹ ngày càng giảm sút.
E. Chất thải nguy hại
Hàng ngày vẫn có một lượng lớn chất thải nguy hại được vận chuyển trái phép xuyên
biên giới từ những nước phát triển sang các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Việc buôn bán chất thải giữa các nước chủ yếu tập trung vào các chất thải: phế liệu kim loại,
gồm có kim loại màu, kim loại đen, xỉ và cặn kim loại, phế liệu gốc kim loại như động cơ và
xe cơ giới đã qua sử dụng, phế liệu phá dỡ tàu cũ.
F. Rủi ro hạt nhân (ô nhiễm phóng xạ)
Rủi ro hạt nhân (ô nhiễm phóng xạ) là mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng đối với nhân
loại. Trên thế giới đã xảy ra một số thảm họa môi trường gây ra những thiệt hại nặng nề điển
hình như thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra năm 1986 ở UKraine đây được coi là thảm
họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử TG.
G. Vũ khí sinh học
Vũ khí sinh học có thể gây tổn thất lớn cho đối phương về sinh lực, phương tiện kỹ
thuật, cơ sở kinh tế, quốc phòng, môi trường sinh thái và gây chấn động mạnh về tâm lý -
tinh thần. Cơ chế gây bệnh của vũ khí sinh học dựa vào đặc tính gây (hoặc truyền) bệnh của
vi sinh vật hoặc độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây dịch giết hại (hoặc gây bệnh) hàng
loạt người, động vật, thực vật. (Vi trung, vi khuẩn, vi rút gây bệnh; nguy cơ chiến tranh sinh
học
H. Xâm nhập sinh vật ngoại lai
Sinh vật ngoại lai nhanh chóng sinh sôi nảy nở một cách khó kiểm soát trở thành một
hoạt động, thực vật thay thế đe dọa nghiêm trọng đến hệ động thực vật bản địa, đe dọa đa
dạng sinh học. Sự bành trướng của những sinh vật này là mối nguy hại cho sự tồn tại của
môi trường hệ sinh thái bản địa. (VD: bèo Nhật Bản, ốc bươu vàng, cây mai dương..)
I. Di cư bất hợp pháp
Theo báo cáo của cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên Hợp Quốc, trên thế
giới có khoảng 244 triệu người di cư và vẫn tiếp tục tăng lên do ảnh hưởng của khủng bố,
xung đột, bạo lực. Những người di cư tìm cách vào các nước phát triển chủ yếu đến từ các
khu vực chịu cảnh nghèo đói và xung đột ở Trung Đông, Nam Á và Châu Phi. Từ đầu năm
2020 đến nay số người nhập cư trái phép vào anh qua eo biển Măng-sơ (Manche) là hơn
4.000 người. Nhiều người trong số đó đã trở thành nạn nhân của các đường dây mua bán
người trên TG.
J. Khủng bố quốc tế
Thế kỷ XIX, hoạt động khủng bố bắt đầu vượt ra khỏi biên giới quốc gia: Từ những năm
1940 - 1960 diễn ra ở quy mô lớn; từ năm 1990 đến nay, phá hoại nghiêm trọng đến hòa
bình, ổn định và sự phát triển của thế giới. Hoạt động khủng bố diễn ra rất phức tạp, không
ngừng gia tăng về số vụ, quy mô, phương thức và tính chất ngày càng manh động, nguy
hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của nhiều quốc gia. (Tổ chức khủng bố Hồi giáo al-

38
Qaeda tấn công Trung tâm Thương mại TG vào ngày 11/9/2001, Tổ chức nhà nước Hồi giáo
cực đoan IS)
K. Tội phạm CNC
Các hoạt động tội phạm công nghệ cao bao gồm: chiếm dụng và sử dụng trái phép tài
nguyên máy tính (hacking), phạm bản quyền, các chương trình giám sát bất hợp pháp, tống
tiền và ấu dâm. Ở những mức độ trầm trọng hơn, các hoạt động tội phạm công nghệ cao còn
nhắm đến việc phá hoại các hệ thống máy tính bằng cách phát tán các mã độc, ăn cắp các
thông tin về thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của nạn nhân, lấy cắp các thông tin tình báo,
bí mật quốc gia, mua bán trái phép vũ khí, ma túy, nô lệ tình dục,..
L. Dịch bệnh toàn cầu
Đại dịch covid-19 hay còn được gọi là đại dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus
corona là một đại dịch truyền nhiễm gây ra bởi virus SARS-CoV-2 đang ảnh hưởng đến 204
quốc gia và vùng lãnh thổ dịch bắt đầu bùng phát từ tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ
Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Virus HIV được phát hiện đầu tiên vào năm 1959 tại Châu Phi: đây là loại virus gây
bệnh AIDS (được phát hiện tại Mỹ 1981) từng là một đại dịch với tốc độ lây nhiễm khoảng
25% ở Nam và Đông Châu Phi. Tốc độ lây nhiễm đang tăng trở lại ở Châu Á và châu Phi.
M. An ninh lương thực
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu chưa được phục hồi hoàn toàn sau đại dịch và
cuộc xung đột tại Ukraine đang gây ảnh hưởng lớn tới nguồn cung cấp dầu mỏ ngũ cốc giá
lương thực đã “leo thang” lên mức cao nhất sau 61 năm. Điều này làm gia tăng những nguy
cơ đối với an ninh lương thực toàn cầu.
Báo cáo gần đây do chương trình Lương thực Thế giới (WFP) thực hiện cho thấy số
người nghèo đói đã gia tăng, số người đang đối mặt tình trạng thiếu ăn đã tăng lên 44 triệu,
so với 27 triệu năm 2019.
TỪ NGUỒN GỐC PHÁT SINH
1. Mối đe dọa suy thoái môi trường, thảm họa thiên tai.
2. Mối đe dọa của chủ nghĩ khủng bố, chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo cực đoan;
3. Mối đe dọa bắt nguồn từ việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, chạy đua vũ trang;
4. Mối đe dọa từ sự bao vây, cấm vận, sức ép kinh tế, chính trị bên ngoài;
5. Mối đe dọa của tội phạm xuyên quốc gia tội phạm có tổ chức (buôn lậu ma túy, buôn
bán phụ nữ, trẻ em, cướp biển, tội phạm kinh tế - tài chính, tội phạm CNC..);
6. Mối đe dọa của bệnh dịch quy mô lớn (SARS, AIDS, COVID, dịch cúm gia cầm, tả
lợn Châu Phi,..);
7. Mối đe dọa bắt nguồn từ đói nghèo, thất nghiệp, dòng người tỵ nạn…
Mối đe dọa về biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất hiện nay của con người vì
biến đổi khí hậu gây ra các biến động chẳng những không có lợi mà lại còn rất có hại về môi
trường, gây khủng hoảng sinh thái từ đó đe dọa tới an ninh con người và thậm chí là an ninh
quốc gia. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, băng tan, nước biển dâng cao; các
hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán, nắng nóng và giá rét
kéo dài….. ảnh hưởng tới tính mạng con người, gây suy thoái KT, xung đột và chiến tranh,
mất đa dạng sinh học, phá hủy hệ sinh thái, thiếu lương thực và xuất hiện hàng loạt dịch
bệnh…
39
CÂU 3: Trình bày các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay. Theo
anh (chị) mối đe dọa nào là thách thức lớn nhất và tác hại của nó đến kinh tế-xã hội
Việt Nam? *
Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay:
TỪ TRONG THỰC TIỄN
1. Biến đổi khí hậu: tài nguyên nước, xâm nhập mặn, hạn hán, sạt lở đất, bão lũ lụt,
dịch bệnh, đa dạng sinh thái rừng
1.1. Suy giảm nguồn tài nguyên nước ngọt.
Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia thiếu nước ngọt với tổng bình quân đầu người
4.400m3/người/năm (so với bình quân TG là 7.400 m3/ng/năm)
Trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, có nhiều yếu tố không bền vững. Sự suy
thoái tài nguyên nước ngày một tăng về cả số lượng và chất lượng do nhu cầu về nước ngày
một lớn và đặc biệt là sự suy giảm đến mức báo động của rừng đầu nguồn.
Dưới tác động của BĐKH, nhiệt độ trung bình tăng, sẽ làm giảm đáng kể lượng nước
trong các con sông, ảnh hưởng rất lớn tới tài nguyên nước ngọt.
Việt Nam: 2/3 tổng lượng nước là từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào. Việc sử dụng nước và
xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện của các quốc gia trên thượng nguồn các sông
lớn (sông Hồng, sông Mê Kông) gây khó khăn rất lớn cho chúng ta trong sử dụng nguồn
nước và bảo vệ môi trường. BĐKH sẽ làm suy thoài tài nguyên nước, làm tăng các bất đồng
và xung đột có thể có trong sử dụng chung nguồn nước.
1.2. Xâm nhập mặn vùng ven biển
Nước biển dâng gây hiện tượng ngập lụt, mất nơi ở và diện tích sản xuất (nông nghiệp
thủy sản, làm muối), gây nhiễu loạn các hệ sinh thái truyền thống.
Hiện tượng xâm nhập mặn sẽ gia tăng các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển, nhất là
rừng ngập mặn, môi trường sống của các loài thủy hải sản, bức tường chắn sóng giảm chấn
động của sóng, bão, nguồn sống hàng ngày của cộng đồng địa phương sẽ bị thu hẹp nhanh
chóng. Các cơ sở hạ tầng nhất là các cảng, khu công nghiệp, giao thông sẽ bị tác động
mạnh, thậm chí phải cải tạom nâng cấp hoặc di dời.
1.3. Hạn hán kéo dài trên diện rộng
Ở khu vực Bắc Bộ: tình trạng hạn hán từng xảy ra trên diện rất rộng và diễn biến phức
tạp. Lượng mưa, lượng dòng chảy trên các sông, suối trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình
rất thấp so với trung bình nhiều năm, gây thiếu hụt lượng nước ngay trong mùa mưa, lũ năm
2019 (từ tháng 6/2019).
Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên: tình trạng hạn hán xảy ra ở phạm vi rộng và
trên hầu hết các lưu vực sông. Nước thiếu hụt nghiêm trọng ngay từ đầu mùa cạn (tháng
12/2019) lượng dòng chảy trên các sông phổ biến thiếu hụt từ 40 - 60%. Hiện tượng này
gây thiếu một lượng nước ở cả trong mùa mưa, lũ năm 2019 (từ tháng 7 năm 2019).
Tại Đồng bằng sông Cửu Long: tình hình hạn mặn mùa khô năm 2020 vẫn được coi ở
mức nghiêm trọng như năm 2016.
1.4. Lũ lụt ngày càng nghiêm trọng
Tình trạng ấm lên của khí quyển dẫn đến hiện tượng Nước biển dâng và ấm lên kéo theo
sự thay đổi của một loạt hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, giông sét, lốc xoáy, mưa
lớn…
40
Trong 30 năm, qua cả nước liên tiếp xảy ra những thiên tai lũ lụt, ngập úng, lũ quét…
gây thiệt hại nặng nề đến đời sống dân cư, hạ tầng cơ sở, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển
kinh tế -  xã hội trong vùng
Lũ lụt ở nước ta biểu hiện ngày một thường xuyên hơn, ác liệt hơn, bất bình thường hơn,
gây tác động trên diện rộng lớn hơn..
1.5. Đa dạng sinh thái rừng sút giảm
Diện tích rừng giảm, rừng ngập mặn ven biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng (giảm
80% diện tích) do vị chuyển đổi thành các ao đầm nuôi trồng thủy hải sản thiếu quy hoạch .
Trong những năm gần đây, rừng tuy có tăng lên về diện tích, nhưng tỉ lệ rừng nguyên
sinh cũng vẫn chỉ khoảng 8% (so với 50% của các nước trong khu vực) số loài được ghi
trong sách đỏ Việt Nam ngày càng tăng với 1.112 loài (nguy cơ tuyệt chủng cao)
1.6. Sạc lở đất gia tăng
Tại các vùng núi của Việt Nam, lũ quét và sạt lở đất thường “sóng đôi” làm tăng mức
độ thiệt hại. Lũ quét sạt lở đất xảy ra ở các tỉnh miền núi và trung du trên lãnh thổ Việt
Nam. Từ năm 2000-2015  đã xảy ra 250 trận lũ quét và sạt lở đất (trung bình 15 - 16
trận/năm), làm chết 779 người, làm bị thương 426 người
Sạt lở đất tại các tỉnh ĐBSCL diễn biến ngày càng bất thường, cả trong mùa mưa và
mùa khô hiện đồng bằng sông Cửu Long có ích trên  500 điểm sạt lở ven sông, biển, tổng
chiều dài hơn 800 km. Mỗi năm, sạt lở làm mất khoảng 300 ha đất, rừng ngập mặn ven
biển, hơn 19.000 dân phải di dời khỏi vùng nguy hiểm. Xâm nhập mặn càng khốc liệt thì sạt
lở càng nặng hơn.
1.7. Dịch bệnh truyền nhiễm
Việt Nam là quốc gia dễ xuất hiện các bệnh truyền nhiễm mới nổi nghiêm trọng và có
nguồn gốc từ động. Trong những năm gần đây Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch SARS, 
dịch cúm gia cầm tuýp A (H5N1), dịch cúm A (H5N6),  chuẩn dây đại dịch cúm A (H1N1),
đại dịch COVID-19, SARS CoV-2…
các bệnh dịch có nguy cơ cao liên quan đến an ninh sinh học của hoạt động chăn nuôi và
động vật hoang dã, buôn bán và tiêu thụ các sản phẩm từ động vật và nguy cơ lây truyền các
loại virus mới nổi có nguồn gốc từ động vật sang người là một vấn đề nghiêm trọng và đòi
hỏi nỗ lực ứng phó và dự phòng lâu dài.
2. Ô nhiễm môi trường: ô nhiễm không khí, nguồn nước, môi trường biển, đất canh tác,
chất thải rắn, khác
2.1. Ô nhiễm không khí: gần đây, các bản tin khí hậu đang gây lo ngại về tỉ lệ ô nhiễm
bụi của các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh đang ở mức đáng báo động, ảnh
hưởng đến sức khỏe người dân. Nhiệt độ của cả nước có xu hướng tăng lên. Nhiệt độ TB
tăng lên từ 1,6 độ đến 2,8 độ tùy các vùng so với nhiệt độ TB những năm 1980-1999.
2.2. Ô nhiễm nguồn nước
Tại các khu CN, nhiều đơn vị sản xuất xả nước thải, rác thải chưa qua xử lý trực tiếp vào
môi trường. Các chất ô nhiễm hữu cơ, các kim loại nặng đã thâm nhập vào nguồn nước.
Ở các TP, rác thải sinh hoạt đucợ vứt vào đường cống kênh rạch, sông hồ…
Ở nông thông các chất thải sinh hoạt và cả xác gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đã thấm
xuống các mạch nước ngầm. Bên cạnh đó việc lạm dụng phân bón và các chất bảo vệ thực

41
vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các kênh mương sông hồ bị ô nhiễm ảnh hưởng đến
sức khỏe con người.
2.3. Ô nhiêm đất canh tác
Ô nhiễm dất do sử dụng phân hóa học: sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật, lượng
đạm, lượng kali dư thừa gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ làm chua đất,
giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.
Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật tồn dư lâu dài trong MT đất -
nước gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất.
Ô nhiễm đất do chất thải CN: kết quả một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng
trong đất gần các khu CN đã tăng lên trong những năm gần đây
2.4. Ô nhiễm chất thải rắn
Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở Việt Nam hiện nay khoảng 25,5 triệu tấn/năm,
trong đó chất thải rắn sinh hoạt đô thị khoảng 38.000 tấn/ ngày và ở nông thôn khoảng
32.000 tấn/ngày (Tổng cục MT 2019)
Bên cạnh chất thải rắn sinh hoạt, nhiều loại chất thải rắn khác cũng đang gia tăng nhanh
trong thời gian qua như chất thải xây dựng công gnhieejp, y tế, nông nghiệp, chất thải điện
tử và chất thải nhựa.
2.5. Ô nhiễm môi trường biển
Công tác vệ sinh tại các khu du lịch ven biển chưa được chú trọng, rác thải chưa được thu
gom xử lý triệt để, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân còn kém dẫn tới tình
trạng vứt rác, thức ăn bừa bãi trên biển, biến bãi biển thành nơi chức rác khổng lồ.
Hàng năm có khoảng 70% chất thải đổ ra biển có nguồn gốc từ đất liền như các nhà máy,
xí nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, thuốc bảo vệ thực vật…
Lượng lớn chất thải này chưa được xử lý xả thẳng ra các sông đổ về biển theo một lượng
lớn các chất bồi lắng nhựa, hóa chất, kim loại, cặn dầu, thậm chí cả những chất phóng xạ.
Ngoài ra ô nhiễm chất thải do các hoạt động trên biển như hàng hải tai nạn đèn dầu từ các
hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí.
Các vụ chìm tàu, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản bất hợp lý cũng ảnh hưởng không
nhỏ tới môi trường biển.
2.6. Ô nhiễm khác: ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm điện từ trường, ô nhiễm phóng xạ
3. Xâm lược sinh thái: nhập khẩu phế liệu CN; nông sản tẩm hóa chất độc hại; sinh vật
ngoại lai xâm lấn
Hành vi “xâm lược sinh thái” đang diễn biến phức tạp và khó kiểm soát.
Các tổ chức tội phạm về môi trường móc nối với cán bộ các ngành chức năng, lợi dụng
sơ hở, bất cập trong hệ thống pháp luật và yếu kém trong quản lý kinh tế, xã hội,  thực Hiện
hành vi tiếp tay cho các cuộc xâm lược sinh thái như:
- Nhập khẩu phế liệu công nghiệp biến nước ta thành bãi công nghiệp của thế giới;
- Khi nhập nông sản có hóa chất độc hại gây hại sức khỏe cộng đồng;
  - Du nhập các loài sinh vật lại làm mất cân bằng sinh thái và  hủy hoại môi sinh.
4. Tội phạm CNC: tuyên truyền chống phá Nhà nước, đột nhập, tấn công mạng; đánh
bạc; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; truyền bá VHP đồi trụy.

42
4.1. Tội phạm tuyên truyền chống phá NN
Tận dụng sức lan tỏa của không gian mạng các thế lực thù địch và phần tử xấu triệt để
lợi dụng khai thác nhằm đưa các thông tin xấu, độc, giả mạo, những hình ảnh khiêu dâm,
kích động bạo lực, kêu gọi hình thành các hội nhóm trái phép, lực lượng chính trị đối lập;
tuyên truyền lối sống thực dụng phương Tây, hưởng thụ, kích động hận thù dân tộc, bôi nhọ
uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước; mục tiêu làm chuyển biến, thay đổi nhận thức chính trị,
dẫn đến mất niềm tin vào cuộc sống, xa rời sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước;
Lợi dụng trang thông tin điện tử, mạng xã hội để đăng tải các thông tin sai sự thật, đánh
lừa người xem; 
Ứng dụng miễn phí trong các trang mạng xã hội đã chia sẻ trạng thái, kết bạn, lan truyền
thông tin tràn lan.
Khai thác lỗ hổng bảo mật của các website, cổng thông tin điện tử để sửa chữa, chèn
thêm đường dẫn, đăng tải thông tin giả mạo, độc hại, văn hóa đồi trụy..
VD: Nguyễn Danh Dũng đã đăng hơn 700 clip xuyên tạc, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo
Đảng, Nhà nước
Lợi dụng dịch bệnh tàn phá Việt Tân tung tin xuyên tạc gây bất ổn xã hội
Đinh Thị Thu Thủy mở nhiều tài khoản Facebook đăng tải hàng trăm tài liệu tuyên
truyền; kích động chống đối; tung tin thất thiệt, gây hoang mang trong nhân dân nhằm
chống phá Đảng, Nhà nước.
4.2. Tội phạm đột nhập, tấn công mạng
Phương thức tấn công phổ biến của tội phạm an ninh mạng là âm thầm xâm nhập vào hệ
thống máy tính nạn nhân. Mã độc sẽ được cài vào đó và chờ đợi thời cơ, không ghi chú ý.
Nhiệm vụ của các mã độc này là thu thập các thông tin tình báo về kinh tế, chính trị, các tài
sản sở hữu trí tuệ… nạn nhân chủ yếu của tấn công có chủ đích (APT) là cơ quan chính phủ,
ngành công nghiệp, các doanh nghiệp đầu ngành.
4.3. Tội phạm đánh bạc trên mạng
Thời gian qua tình hình tội phạm sử dụng CNC tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên mạng
diễn biến phức tạp, có những đường dây quy mô lớn với số tiền giao dịch lên đến hàng chục
nghìn tỷ đồng, hoạt động kín kẽ, rất khó khăn cho cơ quan chức năng điều tra, khám phá 
VD: Đường dây cờ bạc trực tiếp vận hành từ giữa năm 2015 với tên Rickvip/TipClub do
Phan Sào Nam (cựu chủ tịch VTC online) và Nguyễn Văn Dương (cựu chủ tịch CNC)
Hoàng Thành Trung lập nên. Đường dây có sự bảo kê của hai cụ tướng công an là Phan Văn
Vĩnh (cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát) và Nguyễn Thanh Hóa (cựu cục trưởng Cục
Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao). Tổng số tiền được nạp vào hệ thống game
bài Khoảng 10.000 tỷ đồng 
Ngày 25/5/2020 Công an TP. Hà Nội đã bắt giữ Trương Ngọc Tú (SN 1983) cùng 15
đối tượng trong đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên mạng. Tổng số tiền các đối
tượng đánh bạc nướng vào đường dây này “cực khủng”, lên tới 64.000 tỷ đồng
4.4. Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Giả danh nhân viên Bưu điện, Ngân hàng, kỹ sư, quân dân, chính trị gia làm quen rồi kết
bạn với bị hại, đánh vào tâm lý “cô đơn”, “nhẹ dạ, cả tin” của bị hại rồi tâm sự nhằm tạo
lòng tin, hứa hẹn tặng quà, gợi ý chuyện hùn vốn làm ăn sau đó yêu cầu bị hại chuyển tiền.

43
Giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để điện thoại, gửi hình ảnh các quyết
định của cơ quan tiến hành tố tụng qua mạng xã hội để thông báo cho bị hại biết họ có liên
quan đến đường dây tội phạm (ma túy, rửa tiền, buôn lậu..) buộc bị hại lo sợ phải chuyển
tiền vào tài khoản mà các đối tượng cung cấp để điều tra xác minh để không bị bắt giam.
Bằng hình thức thông báo trúng thưởng các đối tượng gọi điện thoại yêu cầu bị hại
chuyển tiền.
Giả bán hàng online khi bị hại đặt hàng thì yêu cầu nạp thẻ cào để làm chi phí vận
chuyển phí đảm bảo nhưng sau đó khóa tài khoản không giao hàng và chiếm đoạt tiền
Các đối tượng sử dụng công trình nghệ để “hack” và chiếm quyền sử dụng tài khoản xã
hội Facebook, Messenger rồi đóng giả chủ tài khoản,  viện ra những lý do cấp thiết để lừa
người thân, bạn bè của bị hại hãy chuyển tiền hoặc nạp thẻ cào điện thoại để chiếm đoạt.
4.5. Tội phạm trộm cắp tài sản qua mạng
Bọn tội phạm tấn công mạng để chiếm đoạt thông tin, tài khoản cụ thể như: tấn công
hộp thư điện tử, thay đổi nội dung các thư điện tử, nội dung các giao dịch, hợp đồng  thương
mại để chiếm đoạt tài sản; hoặc giả mạo các trang thông tin điện tử, các dịch vụ trực tuyến
để lấy cắp thông tin tài khoản của khách hàng và rút tiền.
VD: Lấy cắp tài khoản Facebook nhắn tin cho bạn bè người thân để yêu cầu chuyển tiền
vào tài khoản cá nhân; giả mạo nhân viên Bưu điện, công an để thông báo nợ, đe dọa, lừa
tiền bị hại,..
4.6. Tội phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Với sự phát triển của internet và mạng xã hội gồm những khó khăn trong công tác kiểm
duyệt kiểm soát nội dung hình ảnh trên các phương tiện truyền phát thông tin online như
Facebook YouTube hành vi tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy đang diễn ra phổ biến.  điều
đáng báo động là chủ thể gây ra hành vi này thường nhỏ tuổi không ý thức được hậu quả
của nó không biết đến những hình phạt pháp luật đã quy định về hành vi này 
VD: Lập trang web sex bán tài khoản xem phim khiêu dâm qua thẻ cào; Kênh YouTube
Khá Bảnh truyền bá bạo lực, lối sống giang hồ.
TỪ NGUỒN GỐC PHÁT SINH
Mối đe dọa từ an ninh KT: Sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng nước
nghèo, trở thành nước đang phát triển. Tuy nhiên, năng lực điều hành, quan lý vĩ mô nền
kinh tế còn nhiều yêu kém: cơ chế, chính sách còn nhiều sơ hở, tạo điều kiện cho các loại tội
phạm kinh tế, hoạt động, gây tổn thất về kinh tế, làm mất lòng tin của nhần dân; nguy cơ tụt
hậu về kinh tế; nguy cơ tham nhũng kinh tế, nguy cơ phát triển kinh tế không bền vững (cạn
kiệt tài nguyên )…
Mối đe dọa từ an ninh XH: Mặt Trái của cơ chế thị trường đang phát triển vấn đề bất
cập, dẫn đến những mâu thuẫn tích tụ trong lòng xã hội, tiềm ẩn nguy cơ xung đột xã hội.
Dù đã thực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế, tôn giáo, dân tộc nhưng vẫn chưa giải
quyết được ổn thỏa các vấn đề phức tạp trong tôn giáo, dân tộc. Ở hầu hết các địa phương
đều tồn tại các vụ tranh chấp, khiếu kiện, lôi kéo đông người, phức tạp, kéo dài......
Mối đe dọa từ an ninh nội bộ: Quá trình mở cửa, hội nhập đã tác động trực tiếp đến tư
tưởng, nhận thức của người dân, làm nảy sinh những vấn đề phức tạp mới trong nội bộ...
Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo bất bình đẳng xa hội làm xuất hiện nhiều mâu thuẫn xã
hội, nhiều biểu hiện suy thoái vê tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống... Ảnh hưởng tiêu cực
đến hiệu lực quản lý xã hội, điều hành đất nước.
44
Mối đe dọa từ an ninh thông tin: Cuộc cách mạng KHCN,  sự bùng nổ của công nghệ thông
tin toàn cầu đã cho ra đời Internet và công nghệ truyền thông liên lạc không dây rất tiện
ích….  Tuy nhiên,  nhìn dưới góc độ an ninh,  các công cụ này cũng đang trở thành hiểm
họa đối với sự ổn định và phát triển bình thường của các nước;  ốc làm cho cho an ninh
thông tin,  in nhất là an ninh mạng đang thực sự trở thành mối lo ngại đối với an ninh quốc
gia ở Việt Nam 
Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu, MT: Theo báo cáo tại hội nghị thượng đỉnh của Liên
Hợp Quốc về biến đổi khí hậu năm 2018 (COP 24), VIỆT NAM nằm trong 10 nước bị ảnh
hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu. Số liệu của viện Khoa học khí tượng thủy văn và
Biến đổi khí hậu cũng cho thấy, trong hơn 30 năm qua, tại Việt Nam, bình quân mỗi năm,
THIÊN TAI đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bi thương hàng nghìn người, nền
kinh tế thiệt hại bình quân lên tới 1,5%GDP hằng năm.
Mối đe dọa từ khủng bố quốc tế: Các hoạt động của mối kinh tế chưa xảy ra, bởi Việt
Nam không phải là mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố, không có xung đột lợi ích, đồng thời
các tổ chức khủng bố quốc tế cũng chưa có cơ sở xã hội tại Việt Nam.  Tuy nhiên, mối đe
dọa khủng bố tại nước ta cũng đang dần hiện hữu, vì trên lãnh thổ Việt Nam đang có cái
mục tiêu chính trị của Mỹ và các nước phương Tây (là mục tiêu của khủng bố quốc tế)
Mối đe dọa từ an ninh lương thực, nguồn nước, văn hóa, dịch bệnh
Mối đe dọa từ tranh chấp lợi ích trên Biển Đông: Tình hình tranh chấp lợi ích trên biển
đông diễn biến hết sức phức tạp. Trong vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam,
Trung Quốc thường xuyên tiến hành các hoạt động như cấm đánh bắt cá, gia tăng các hoạt
động Khống chế và uy hiếp ngư dân VN trên Biển Đông, liên tục cho tàu hải giám, ngư
chính (cải trang tàu cá) tuần tra, ngăn cản các hoạt động nghề cá của người dân Việt Nam.

CÂU 4: Tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam thường đe dọa chống phá thông
qua các hoạt động nào? Anh (chị) hãy nêu một số ví dụ về tấn công mạng gây tác hại
nặng nề đến kinh tế, chính trị, an ninh quốc gia. *
Lấy lại của ý số 4. Tội phạm CNC của câu 3

CÂU 5: Trình bày các giải pháp phòng, chống mối đe dọa an ninh phi truyền thống và
trách nhiệm của sinh viên.
CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG MỐI ĐE DỌA ANPTT:
1. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, cho các lực
lượng về những thách thức an ninh PTT; hoàn thiện và phổ biến kiến thức pháp luật về
phòng, chống các mối đe dọa an ninh PTT;
2. Tổ chức nghiên cứu có hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận, thực tiễn, dự báo kịp
thời để phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh PTT;
3. Xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện, diễn tập, kiểm tra,
đánh giá, rút kinh nghiệm về phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh PTT;
4. Tăng cường sự lãnh đạo của đảng, chính quyền ; phát huy sức mạnh của các tổ chức
chính trị, xã hội, đoàn thể nhân dân, nhất là lực lượng CAND, QĐND, tham gia phòng ngừa
và ứng phó với các mối đe dọa an ninh PTT.

45
5. Quang tâm xây dựng các lực lượng chuyên trách, sẵn sàng ứng phó với các mối đe
dọa an ninh PTT. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối, kết hợp các lực lượng co hiệu quả
trong ứng phó với các mối đe dọa an ninh PTT .
6. Tăng cường đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, bảo đảm thông tin cho các hoạt
động phòng ngừa và ứng phó kịp thời, co hiệu quả với các mối đe dọa an ninh PTT.
7. Huy động các nguồn lực xã hội, kết hợp tăng cường hợp tác quốc tế va khu vực trong
phòng ngừa và ứng phó kịp thời, co hiệu quả với các mối đe dọa an ninh PTT.
8. Phát triển bền vững kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện công bằng xã hội, xóa
đói, giảm nghèo, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, chăm lo đời sống vật
chất, tinh thần va sức khỏe của nhân dân.
9. Giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức công dân trong bảo đảm an ninh phi truyền
thống: quản lý, bảo vệ rừng; xây dựng môi trường xanh sạch đẹp; cấm săn bắt chim, thú
rừng; phòng chống tệ nạn xã hội; phân loại rác thải sinh hoạt; hổ biến luật An ninh mạng.
10. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm an ninh phi truyền thống:
+ Hiến pháp năm 2013;
+ Luật Quốc phòng năm 2018;
+ Luật An ninh quốc gia năm 2004;
+ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
+ Luật phòng, chống thiên tai năm 2013;
+ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010;
+ Luật tài nguyên môi trường và hải đảo năm 2015;
+ Luật đất đai năm 2013;
+ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989;
+ Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014);
+ Luật khám, chữa bệnh năm 2009;
+ Luật doanh nghiệp năm 2014;
+ Luật đầu tư năm 2014;
+ Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
+ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
+ Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Đã Bổ Sung Thêm 34 Tội Danh Mới, Trong Đó Có
Các Tội Danh Đe Dọa Anptt Như Tội Khủng Bố, Tội Cướp Biển;
+ Luật An Ninh Mạng 2018.
TRÁCH NHIỆM CỦA SV TRONG PHÒNG CHỐNG MỐI ĐE DỌA ANPTT
1. Học tập, trau đổi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, chuẩn bị sẵn sàng để xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc ;
2. Tiềm hiểu, nắm vững kiến thức pháp luật và nhận biết các mối đe dọa an ninh phi truyền
thống, có y thức phòng chống các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ;
3. Tích cực tuyên truyền kiến thức về an ninh phi truyền thống, tham gia các cuộc vận động
xây dựng xã hội văn minh Tiến bộ ;
4. Hành xữ co văn hóa và tuân thủ pháp luật khi tham gia các hoạt động cộng đồng....
46
47

You might also like