You are on page 1of 124

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Khoa Chính trị

TẬP BÀI GIẢNG


CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
(Lưu hành nội bộ)

HÀ NỘI - NĂM 2021


KHOA CHÍNH TRỊ

TẬP BÀI GIẢNG


CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
(Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh cho các trường cao đẳng và đại học)

HÀ NỘI - NĂM 2021


MỤC LỤC
Chương 1. PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN
LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM......2
1.1. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống
phá chủ nghĩa xã hội........................................................................................................2
1.1.1. Khái niệm............................................................................................................... 2
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của chiến lược “Diễn biến hòa bình”..........................2
1.1.3. Bạo loạn lật đổ.......................................................................................................3
1.1.4. Phân biê ̣t bạo loạn lâ ̣t đổ và gây rối.......................................................................3
1.2. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống
phá cách mạng Việt Nam.................................................................................................4
1.2.1. Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hòa bình”đối với Việt Nam............4
1.2.2.Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam...............6
1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm và phương châm phòng chống chiến lược “Diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của Đảng và Nhà nước ta................................................6
1.3.1. Mục tiêu................................................................................................................. 6
1.3.2. Nhiệm vụ...............................................................................................................6
1.3.3. Quan điểm chỉ đạo.................................................................................................7
1.3.4. Phương châm tiến hành..........................................................................................7
1.4. Những giải pháp phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ ở
Việt Nam hiện nay...........................................................................................................8
1.4.1. Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế...................................8
1.4.2. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc
mọi diễn biến không để bị động bất ngờ..........................................................................8
1.4.3. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân nhất là lớp trẻ...............................8
1.4.4. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt.....................................9
1.4.5. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh sẵn sàng chiến đấu tốt.............9
1.4.6. Xây dựng và luyện tập các phương án, các tình huống chống “Diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ của địch.........................................................................................9
1.4.7. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chăm lo nâng
cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân lao động....................................................9
Chương 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO VÀ ĐẤU
TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN
TỘC TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM......................................11
2.1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc.............................................................................11
2.1.1. Một số vấn đề chung về dân tộc...........................................................................11
2.1.2. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam và quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng,
Nhà nước ta hiện nay.....................................................................................................13
2.2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo............................................................................22
2.2.1. Một số vấn đề chung về tôn giáo..........................................................................22
2.2.2. Tình hình Tôn giáo trên thế giới và quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về giải
quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa...............................................22
2.2.3. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta
hiện nay.......................................................................................................................... 24
2.3. Đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách
mạng Việt Nam..............................................................................................................26
2.3.1. Âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của
các thế lực thù địch........................................................................................................26
2.3.2. Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của
các thế lực thù địch........................................................................................................26
2.3.3. Giải pháp đấu tranh phòng, chống sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống
phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.........................................................27
Chương 3. PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
....................................................................................................................................... 30
3.1. Nhận thức chung đối với vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.........................30
3.1.1. Khái niệm, vai trò và thực trạng của môi trường hiện nay..................................30
3.1.2. Vai trò và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.....................................31
3.1.3. Khái niệm, dấu hiệu của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.......................33
3.1.4. Nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về môi trường............................38
3.2. Nhận thức đối với phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường..........................41
3.2.1. Khái niệm, đặc điểm............................................................................................41
3.2.2. Nội dung, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.......42
3.2.3. Chủ thể và quan hệ phối hợp trong phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường..................................................................................................................... 46
3.2.4. Trách nhiệm phòng, chống vi phạm pháp luật về môi trường của các nhà trường
....................................................................................................................................... 49
Chương 4. PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN
TOÀN GIAO THÔNG...................................................................................................51
4.1. Nhận thức chung về vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.......51
4.1.1. Các khái niệm và nội dung cơ bản về vi phạm pháp luật về bảo đảm trật trật tự
an toàn giao thông..........................................................................................................51
4.2. Nhận thức về phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông.............................................................................................................................. 52
4.2.1. Khái niệm phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông.............................................................................................................................. 52
4.2.2. Chủ thể và mối quan hệ phối hợp trong thực hiện phòng, chống vi phạm pháp
luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông....................................................................53
4.2.3. Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự
an toàn giao thông..........................................................................................................53
4.3. Mục tiêu, nhiệm vụ biện pháp phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự
an toàn giao thông trong giai đoạn hiện nay...................................................................55
4.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn
giao thông...................................................................................................................... 55
4.3.2. Một số nội dung biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông trong giai đoạn hiện nay...................................................................56
4.2.3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong
nhà trường...................................................................................................................... 58
Chương 5. PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ LOẠI TỘI PHẠM XÂM HẠI DANH DỰ,
NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC............................................................................60
5.1. Nhận thức về tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác................60
5.1.1. Khái niệm về nhân phẩm và danh dự..................................................................60
5.1.2. Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người......60
5.1.3. Phân loại tội phạm xâm phạm danh dự nhân phẩm..............................................62
5.1.4. Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội danh dự, nhân phẩm.................63
5.2. Nhận thức về công tác phòng, chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của
người khác..................................................................................................................... 64
5.2.1. Khái niệm phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người
khác................................................................................................................................ 64
5.2.2. Chủ thể và nguyên tắc phối hợp trong phòng, chống tội phạm xâm phạm danh
dự, nhân phẩm của người khác......................................................................................65
5.2.3. Nội dung hoạt động phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm.......67
5.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa các tội phạm xâm
phạm nhân phẩm, danh dự của con người......................................................................71
5.3.1. Các biện pháp về kinh tế - xã hội.........................................................................71
5.3.2. Các biện pháp về văn hoá - giáo dục....................................................................71
5.3.3. Trách nhiệm của nhà trường và sinh viên trong phòng chống tội phạm xâm hại
danh dự, nhân phẩm của người khác..............................................................................73
Chương 6. AN TOÀN THÔNG TIN VÀ PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG......................................................................................75
6.1. THỰC TRẠNG AN TOÀN THÔNG TIN HIỆN NAY..........................................75
6.1.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................................75
6.1.2. Thực trạng an toàn thông tin trong khu vực và trên thế giới................................77
6.1.3. Thực trạng an toàn thông tin ở Việt Nam.............................................................78
6.2. CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG............80
6.2.1. Tin rác (Spam), tin giả trên mạng xã hội, thư điện tử...........................................80
6.2.2. Đăng tải các thông tin độc hại vi phạm ANQG, trật tự ATXH............................82
6.2.3. Chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội.......................................................................83
6.2.4. Chiếm quyền giám sát Camera IP........................................................................84
6.2.5. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản...................................................................................84
6.2.6. Web chìm (Deep web) và Web tối (Dark web)....................................................85
6.3. PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG........87
6.3.1. Cơ sở pháp lý.......................................................................................................87
6.3.2. Các biện pháp phòng chống................................................................................91
6.4. THÔNG TIN CẦN THIẾT CỦA BỘ CÔNG AN VỀ TIẾP NHẬN THÔNG TIN
TỐ GIÁC TỘI PHẠM...................................................................................................93
6.4.1.Đường dây nóng tố giác vi phạm pháp luật trên không gian mạng.......................93
3. Nêu và phân tích các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian
mạng?............................................................................................................................. 94
Chương 7. AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH
PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM.........................................................................95
7.1. Nhận thức chung về an ninh phi truyền thống.........................................................95
7.1.1. Quan niệm về an ninh phi truyền thống...............................................................95
7.1.2. Đặc điểm chủ yếu của an ninh phi truyền thống..................................................96
7.1.3. An ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống...............................................97
7.1.4. Thách thức an ninh phi truyền thống đối với các nước trên thế giới và đối với Việt
Nam............................................................................................................................... 98
7.2. Nội dung của an ninh phi truyền thống.................................................................101
7.2.1. Biến đổi khí hậu.................................................................................................101
7.2.2. An ninh tài chính tiền tệ.....................................................................................103
7.2.2.1. Khái niệm an ninh tài chính tiền tệ..................................................................103
7.2.3. An ninh năng lượng............................................................................................104
7.2.4. An ninh môi trường............................................................................................105
7.2.5. An ninh thông tin................................................................................................108
7.2.6. An ninh nguồn nước...........................................................................................109
7.2.7. Vấn đề dân tộc....................................................................................................110
7.2.8. Vấn đề tôn giáo..................................................................................................112
7.2.9. Chủ nghĩa khủng bố...........................................................................................113
7.3. Một số giải pháp cơ bản để phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống ở Việt Nam..............................................................................................114
7.3.1. Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và của toàn dân về các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống..............................................................................................114
7.3.2. Tăng cường tiềm lực quốc gia, xây dựng nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc, tập
trung giải quyết các mâu thuẫn, xung đột xã hội..........................................................115
7.3.3. Tăng cường công tác nghiên cứu, đánh giá tình hình, dự báo kịp thời các mối đe
dọa an ninh phi truyền thống........................................................................................115
7.3.4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong ứng phó với các
mối đe dọa an ninh phi truyền thống............................................................................115
7.3.5. Phát huy các nguồn lực xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng phó với
các mối đe dọa an ninh phi truyền thống......................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................117
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt


1 An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội ANCT - TTATXH
2 An toàn giao thông ATGT
3 An toàn thông tin ATTT
4 Bạo lực vũ trang BLVT
5 Bạo lực vũ trang BLVT
6 Bảo vệ môi trường BVMT
7 Bảo vệ Tổ quốc BVTQ
8 Cảnh sát giao thông CSGT
9 Cấu thành tội phạm CTTP
10 Công nghệ thông tin CNTT
11 Chiến tranh CT
12 Chiến tranh nhân dân CTND
13 Chủ nghĩa Mác - Lênin CNMLN
14 Công nghệ thông tin CNTT
15 Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNH - HĐH
16 Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty TNHH
17 Diễn biến hòa bình DBHB
18 Dân quân tự vệ DQTV
19 Danh dự nhân phẩm DDNP
20 Giao thông vận tải GTVT
21 Hồ Chí Minh HCM
22 Quân đội nhân dân Việt Nam QĐNDVN
23 Quốc phòng và an ninh QP & AN
24 Thông tin và truyền thông TT&TT
25 Trật tự an toàn giao thông TTATGT
26 Tư bản chủ nghĩa TBCN
27 Vi phạm pháp luật VPPL
28 Xã hội chủ nghĩa XHCN
LỜI NÓI ĐẦU

Học phần 2 Công tác quốc phòng và an ninh nhằm giáo dục cho sinh viên các
trường cao đẳng, đại học học giáo dục quốc phòng và an ninh có kiến thức cơ bản về
chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ; Dân tộc, tôn giáo; bảo vệ môi
trường; Trật tự, an toàn giao thông; phòng chống các loại tội phạm trên không gian
mạng; an ninh phi truyền thống từ đó làm chuyển biến nhận thức cho các em nhằm
nâng cao cảnh giác cách mạng đập tam âm mưu lợi dụng chống phá của kẻ thù góp
phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Tập bài giảng Học phần 2 Công tác quốc phòng và an ninh được biên soạn theo
giáo trình hiện hành, các tài liệu liên quan khác và nội dung tập huấn mới nhất theo
thông tư 05/2020/TT - BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Vụ giáo dục quốc
phòng và an ninh (2020), tài liê ̣u tâ ̣p huấn giáo viên Giáo dục quốc phòng và an ninh,
Hà Nô ̣i.
Nội dung tập bài giảng gồm 7 chương:
Chương 1: Phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của
các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.
Chương 2: Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng
chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt
Nam.
Chương 3: Phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Chương 4: Phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao
thông.
Chương 5: Phòng chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của
người khác.
Chương 6: An toàn thông tin và phòng chống vi phạm pháp luật trên không
gian mạng.
Chương 7: An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền
thống ở Việt Nam.
Học sinh, sinh viên các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học có
thể dùng tập bài giảng này để tham khảo khi học giáo dục quốc phòng và an ninh.
Quá trình biên soạn tập bài giảng không tránh được những thiếu sót. Hằng năm
cần phải được cập nhật những nội dung mới để đáp ứng với yêu cầu giảng dạy. Rất
mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên, học sinh và
người tham khảo để chúng tôi bổ sung hoàn thiện tập bài giảng.
Trân trọng cám ơn.

1
Chương 1
PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT
ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

1.1. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù
địch chống phá chủ nghĩa xã hội
1.1.1. Khái niệm
“DBHB” là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến
bộ, trước hết là các nước XHCN từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực phản động tiến hành1
- Nội dung chính: Là kẻ thù sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng,
văn hóa xã hội, đối ngoại và an ninh… để phá hoại, làm suy yếu từ bên trong các nước
XHCN, kích động mâu thuẫn, tạo lực lượng chính trị đối lập, núp dưới chiêu bài tự do,
dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, làm mơ hồ giai cấp và đấu tranh giai cấp,
khích lệ lối sống tư sản làm phai nhạt lý tưởng sống nhất là lớp trẻ. Chúng triệt để khai
thác và lợi dụng những khó khăn sai sót trong lãnh đạo của một số nước XHCN như
cải tổ, cải cách. Tạo sức ép từng bước chuyển hóa và thay đổi đường lối chính trị, chế
độ xã hội theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của chiến lược “Diễn biến hòa bình”
Chiến lược “diễn biến hòa bình” đã ra đời và phát triển cùng với sự điều chỉnh
phương thức, thủ đoạn chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động
quốc tế để chống phá các nước XHCN. Chiến lược “DBHB” của chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực thù địch hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau.
1.1.2.1. Giai đoạn 1945 - 1980
Đây là giai đoạn manh nha hình thành chiến lược “DBHB” được bắt nguồn từ
nước Mỹ
- Tháng 3 năm 1947 chủ nghĩa đế quốc đề ra chiến lược “ngăn chặn” nhằm
chống cộng sản và chống Liên Xô làm suy yếu và thu hẹp địa bàn ảnh hưởng của Liên
Xô và XHCN trên thế giới.
+ Thông qua con đường viện trợ kinh tế nhằm phục hưng nền kinh tế Tây Âu và
Nhật Bản.
+ Lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để chia rẽ khối đại đoàn kết của phong trào Cộng
sản Quốc tế.
+ Bằng các thủ đoạn quân sự, chính trị, kinh tế và ngoại giao buộc Liên Xô và
các nước XHCN phải thay đổi chính sách trong quan hệ quốc tế.
+ Trong “DBHB” thủ đoạn chính là chính trị và kinh tế, dùng viện trợ kinh tế
cho các nước bên cạnh Liên Xô (Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ) trợ giúp tiền của cho các nước
Tây Âu (Ba Lan và Hung Ga Ri) và Nhật Bản.
- Tháng 4 năm 1948: Quốc hội Mỹ phê chuẩn kế hoạch Mắc - San tăng viện trợ
để khích lệ lực lượng dân chủ, cài cắm gián điệp vào các Đảng Cộng sản để phá hoại
các nước XHCN và ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âu.
- Tháng 12 năm 1957: Tổng thống Aixenhao đã tuyên bố: “Mỹ sẽ giành thắng
lợi bằng hòa bình”
1
Bô ̣ Quốc Phòng, Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự - Bộ Quốc phòng (2005), Từ điển Bách khoa quân sự Việt nam,
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội tr.303
2
- Tư tưởng “ngăn chặn phi quân sự” của Kaiman; “chiến lược hòa bình” của
Kennơđi; “thúc đẩy phong trào dân chủ” của Rigân; “không đánh mà thắng” của
Níchxơn…
- Từ những năm 1960 đến năm 1980 nhất là sau thất bại ở Việt Nam, Mỹ đã
thay đổi chiến lược chuyển từ tiến công bằng sức mạnh quân sự là chính sang tiến
công bằng chiến lược “DBHB” là chủ yếu.
1.1.2.2. Giai đoạn từ năm 1980 đến nay
Đây là giai đoạn chiến lược “DBHB” đã từng bước hoàn thiện và gặt được
thành công đáng kể.
- Từ năm 1980 đến năm 1990: Do phát hiện thấy những sai lầm, khuyết điểm
của các Đảng Cộng sản và nhà nước XHCN trong cải tổ, cải cách, chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực thì địch đã sử dụng chiến lược “DBHB” nhằm lật đổ một số nước như:
Liên Xô và các nước Đông Âu (Ba Lan và Hung Ga Ri).
- Năm 1989 chiến lược toàn cầu “Vượt trên ngăn chặn” ra đời là sự hoàn thiện
chiến lược “DBHB”.
- Từ năm 1990 đến nay: Chúng tiếp tục tìm mọi cách chống phá các nước
XHCN còn lại như: (Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cu Ba) trong đó có Việt Nam,
chúng coi Việt Nam là một trọng điểm chống phá.
1.1.3. Bạo loạn lật đổ
1.1.3.1. Khái niệm
Là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay
lực lượng ly khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành gây rối
loạn an ninh chính trị trâ ̣t tự an toàn xã hô ̣i hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay
trung ương1
1.1.3.2. Hình thức
Bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang hoặc bạo loạn chính trị kết hợp với vũ
trang.(Năm 2001, 2004 ở Tây Nguyên, Hiện nay ở Thái Lan…).
1.1.3.3. Quy mô
Có thể diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau, từ quy mô nhỏ đến lớn, phạm vi địa
bàn xảy ra bạo loạn có thể ở nhiều nơi, nhiều vùng của đất nước, trọng điểm là những
vùng trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa của trung ương và địa phương, nơi nhạy
cảm về chính trị hoặc ở các khu vực, địa bàn mà cơ sở chính trị của địa phương yếu
kém.
1.1.4. Phân biê ̣t bạo loạn lật đổ và gây rối
1.1.4.1. Bạo loạn lật đổ
- BLLĐ là hoạt đô ̣ng bằng bạo lực có tổ chức của Chủ nghĩa Đế quốc và lực
lượng phản đô ̣ng để chống phá các nước tiến bô ̣ trước hét là các nước XHCN.
- Mục đích của BLLĐ là nhằm lâ ̣t đổ chính quyền tiến bô ̣ thiết lâ ̣p chính quyền
phản đô ̣ng ở địa phương hoă ̣c trung ương.
1.1.4.2. Gây rối
- Gây rối là hành đô ̣ng quá khích của mô ̣t số người làm mất ổn định trâ ̣t tự an
toàn xã hô ̣i ở mô ̣t khu vực (thường hẹp) trong mô ̣t thời gian nhất định (thường là ngắn)
11
Bô ̣ Quốc Phòng, Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự - Bộ Quốc phòng (2005), Từ điển Bách khoa quân sự
Việt nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.63.

3
- Đă ̣c điểm của gây rối thường diễn ra tự phát hoă ̣c do các phần tử chống đối
trong xã hô ̣i kích đô ̣ng, đôi khi lôi kéo được mô ̣t bô ̣ phâ ̣n quần chúng (quá khích, hiếu
kỳ) tham gia. Nếu chúng ta không ngăn chă ̣n kịp thời sẽ bị kẻ địch lợi dụng, mua
chuô ̣c thành mô ̣t đợt tâ ̣p duyê ̣t hay mở màn cho BLLĐ.
1.1.4.3. Sự giống nhau và khác nhau giữa bạo loạn lật đổ và gây rối
- Giống nhau: Bạo loạn lâ ̣t đổ và gây rối đều làm rối loạn an ninh trâ ̣t tự an toàn
xã hô ̣i.
- Khác nhau: Bạo loạn lâ ̣t đổ và gây rối khác nhau về bản chất, mục đích, phạm
vi, quy mô, thời gian và cách thức tổ chức.
1.2. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù
địch chống phá cách mạng Việt Nam
1.2.1. Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hòa bình”đối với Việt
Nam
1.2.1.1. Âm mưu
- Chủ nghĩa đế quốc cùng các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một trọng
điểm trong chiến lược “DBHB” chống CNXH, từ đầu năm 1950 đến năm 1975 đế
quốc Mỹ dùng hành động quân sự nhằm xâm lược và muốn biến Việt Nam thành
thuộc địa vĩnh viễn của chúng nhưng cuối cùng đã bị thất bại hoàn toàn. Chúng đã
chuyển sang chiến lược mới như “bao vây, cấm vận kinh tế”, “cô lập về ngoại giao”
kết hợp với chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt
Nam. Lợi dụng thời kỳ nước ta gặp nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, từ năm 1975
đến năm 1994 do hậu quả của chiến tranh để lại và sự biến động chế độ XHCN ở Liên
Xô và các nước ở Đông Âu các thế lực thù địch càng ráo riết đẩy mạnh chiến lược
“DBHB” đối với Việt Nam.
- Từ năm 1995 đến nay, trước những thắng lợi to lớn của công cuộc đổi mới
toàn diện đất nước theo định hướng XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng
và lãnh đạo thì các thế lực thù địch lại tiếp tục điều chỉnh thủ đoạn chống phá cách
mạng nước ta. Chúng đã tuyên bố xóa bỏ “cấm vận kinh tế” và bình thường hóa quan
hệ ngoại giao chuyển sang thủ đoạn mới, đẩy mạnh hoạt động xâm nhập như: “Dính
líu”, “ngầm”,“ sâu, hiểm” nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.
- Mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong sử
dụng chiến lược “DBHB” đối với Việt Nam là của chúng là thực hiện âm mưu xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ XHCN, lái nước ta đi theo con đường TBCN
và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc. Để đạt được mục tiêu đó, các thế lực thù địch
không từ bỏ bất kỳ thủ đoạn chống phá nào như sử dụng bạo lực phi vũ trang, bạo lực
vũ trang, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
chống phá cách mạng nước ta hiện nay là toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội, tinh vi thâm độc xảo quyệt và khó nhận biết.
1.2.1.2. Thủ đoạn
- Thủ đoạn về kinh tế.
Chúng muốn chuyển hóa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
dần dần theo quỹ đạo kinh tế thị trường TBCN. Khích lệ thành phần kinh tế tư nhân
phát triển, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Lợi
dụng sự giúp đỡ, viện trợ kinh tế, đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để
đặt ra điều kiện và gây sức ép về chính trị, từng bước chuyển hóa Việt Nam theo con
đường TBCN.
4
- Thủ đoạn về chính trị.
Các thế lực thù địch kích động đòi thực hiện chế độ “đa nguyên chính trị, đa
Đảng đối lập”, “tự do hóa” mọi mặt đời sống xã hội, từng bước xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng cộng sản Việt Nam, chế độ XHCN ở Việt Nam. Chúng tập hợp, nuôi dưỡng
các tổ chức, phần tử phản động trong nước, ngoài nước, lợi dụng các vấn đề “dân tộc”,
“tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền”, để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân
và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng, tận dụng
những sơ hở trong đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách của nhà nước ta, sẵn sàng
can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự để lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam.
- Thủ đoạn về tư tưởng - văn hóa.
Chúng thực hiện nhiều hoạt động nhằm xóa bỏ CNMLN, tư tưởng HCM, phá
vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam, ra sức truyền bá tư tưởng văn hóa
tư sản vào các tầng lớp nhân dân. Lợi dụng xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, du nhập
những sản phẩm văn hóa đồi trụy, lối sống phương tây, để kích động lối sống tư bản
trong thanh niên từng bước làm phai mờ bản sắc văn hóa và giá trị văn hóa của dân tộc
Việt Nam.
- Thủ đoạn trong lĩnh vực tôn giáo, dân tộc.
Chúng lợi dụng những khó khăn ở những vùng đồng bào dân tộc ít người,
những tồn tại do lịch sử để lại, trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào còn thấp và
những khuyết điểm trong thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo của một bộ phận
cán bộ để kích động tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc. Lợi dụng chính sách tự do
tôn giáo của Đảng, nhà nước ta để truyền đạo trái phép nhằm thực hiện âm mưu tôn
giáo hóa dân tộc, từng bước gây mất ổn định xã hội và làm chệch hướng chế độ
XHCN ở Việt Nam.
- Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Các thế lực thù địch lợi dụng xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, thực hiện xâm
nhập, tăng cường hoạt động tình báo, thu thập bí mật quốc gia. Chúng kích động đòi
phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh và đối với
lực lượng vũ trang. Đối với quân đội và công an, các thế lực thù địch chủ trương vô
hiệu hóa sự lãnh đạo của đảng với luận điểm “phi chính trị hóa” làm cho các lực lượng
này xa rời mục tiêu chiến đấu.
+ Biện pháp chiến lược của chúng là: Tiến hành trên tất cả các lĩnh vực trong
đó lĩnh vực chính trị tư tưởng là mặt trận hàng đầu, là khâu đột phá.
+ Thủ đoạn chống phá của chúng là: Tuyên truyền mô hình “xã hội dân chủ” tư
tưởng dân chủ tư sản, phủ nhận đấu tranh giai cấp, mơ hồ địch ta, đề cao chủ nghĩa
thực dụng, cá nhân.
+ Lợi dụng những thiếu sót, khuyết điểm trong lãnh, chỉ đạo thực hiện đường
lối, chính sách của một số cán bộ đảng viên để kích động tuyên truyền hạ uy tín của
Đảng.
+ Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng của nước ngoài (Đài BBC,
RFI, Trung hoa Dân quốc…) các nhân vật thoái hóa biến chất để tuyên truyền kích
động lợi dụng tự do, dân chủ, nhân quyền.
- Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại.
Các thế lực thù địch lợi dụng chủ trương Viê ̣t Nam mở rô ̣ng hô ̣i nhâ ̣p quốc tế,
mở rô ̣ng quan hê ̣ hợp tác với các nước trên thế giới để tuyên truyền và hướng Viê ̣t
Nam đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Hạn chế sự mở rô ̣ng quan hê ̣ hợp tác của
5
Viê ̣t Nam đối với các nước lớn trên thế giới, tìm cách ngăn cản những dự án đầu tư
quốc tế vào Viê ̣t Nam. Đă ̣c biê ̣t, chúng rất coi trọng viê ̣c chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị
giữa Viê ̣t Nam với Lào, Campuchia và các nước xã hô ̣i chủ nghĩa, hạ thấp uy tín của
nước ta trên trường quốc tế.
1.2.2.Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt
Nam
1.2.2.1. Âm mưu
- Các thế lực thù địch đã chú trọng nuôi dưỡng các tổ chức phản động sống lưu
vong ở nước ngoài (Việt Quốc, Việt Cách, Tân Việt…) và kết hợp với các phần tử cực
đoan, bất mãn, phản động trong nước gây rối làm mất ổn định chính trị xã hội, kích
động, mua chuộc, lôi kéo quần chúng nhân dân nhẹ dạ cả tin ở các vùng sâu vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng nhạy cảm (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ).
Chúng tiến hành nhiều hoạt động xảo quyệt để lôi kéo mua chuộc quần chúng nhân
dân lao động đứng lên biểu tình chống lại chính quyền địa phương. Vùng Tây Bắc
chúng kích động người H’Mông đòi thành lập khu tự trị riêng. Vùng Tây Nguyên,
chúng ra sức tuyên truyền đòi thành lập nhà nước Đề Ga độc lập, chờ thời cơ thuận lợi
để tiến hành lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
1.2.2.2. Thủ đoạn
Các thế lực thù địch đã sử dụng để tiến hành bạo loạn lật đổ chính quyền ở một
số địa phương; kích động sự bất bình của quần chúng, dụ dỗ và cưỡng ép quần chúng
nhân dân biểu tình làm chỗ dựa cho bọn phản động trà trộn hoạt động đập phá trụ sở,
rồi uy hiếp khống chế cơ quan quyền lực của địa phương. Trong quá trình gây bạo
loạn, bọn phản động tìm mọi cách để mở rộng phạm vi, quy mô, lực lượng và kêu gọi
sự tài trợ tiền của, vũ khí ở ngoài nước vào để tăng sức mạnh.
1.2.2.3. Yêu cầu
Phải nâng cao cảnh giác cách mạng, kịp thời phát hiện âm mưu bạo loạn lật đổ
của các thế lực thù địch, dự báo đúng thủ đoạn, quy mô, địa điểm và thời gian. Nắm
vững nguyên tắc sử lí trong đấu tranh chống bạo loạn lật đổ là: nhanh gọn, kiên quyết,
đúng đối tượng, sử dụng lực lượng và phương thức đấu tranh phù hợp, không để lan
rộng và kéo dài.
1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm và phương châm phòng chống chiến
lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của Đảng và Nhà nước ta.
1.3.1. Mục tiêu
Mục tiêu của chiến lược “DBHB” mà các thế lực thù địch tiến hành ở Việt Nam
là làm chuyển hóa chế độ XHCN ở nước ta theo con đường TBCN. Vì vậy, toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta phải làm thất bại âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “DBHB”,
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam là: Giữ vững ổn
định chính trị - xã hội của đất nước, tạo môi trường hòa bình để đẩy mạnh CNH -
HĐH đất nước. Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ sự nghiệp
đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc.
1.3.2. Nhiệm vụ
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng
định phải kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chiến lược “DBHB”, bạo loạn
lật đổ.

6
- Đây là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng và an
ninh hiện nay đồng thời còn là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của Đảng và Nhà nước
ta.
- Chủ động phát hiện âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối
với nước ta, kịp thời tiến công ngay từ đầu. Xử lí nhanh chóng, hiệu quả khi có bạo
loạn xảy ra và luôn bảo vệ tốt chính trị nội bộ.
1.3.3. Quan điểm chỉ đạo
- Đấu tranh chống “DBHB” là một cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc
hết sức gay go, quyết liệt lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Thực chất chiến lược “DBHB” mà các thế lực thù địch sử dụng để chống phá
cách mạng nước ta là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phản cách mạng của
chủ nghĩa đế quốc. Mục tiêu của chiến lược đó là nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng,
làm sụp đổ chế độ XHCN ở Việt Nam và chuyển hóa theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư
bản. Do đó cuộc đấu tranh sẽ hết sức gay go, quyết liệt và lâu dài trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội.
- Chống chiến lược “DBHB” là cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc
phòng và an ninh hiện nay để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Xuất phát từ các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt mà các thế lực thù địch sử dụng
trong chiến lược “DBHB” với nhiều đòn tấn công “mềm” trên tất cả các lĩnh vực để
chống phá cách mạng nước ta. Vì thế, Đảng ta đã xác định rõ nội dung bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN hiện nay là toàn diện, coi trọng giữ vững an ninh, kinh tế, chính trị,
văn hóa, tư tưởng.
- Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị,
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong đấu tranh chống chiến lược
“DBHB”.
Các thế lực thù địch sử dụng sức mạnh tổng hợp để chống phá công cuộc xây
dựng CNXH ở nước ta, đánh vào mọi tầng lớp nhân dân lao động, mọi tổ chức chính
trị - xã hội, mọi lĩnh vực. Do đó phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.
1.3.4. Phương châm tiến hành
Kết hợp chặt chẽ giữa giữ vững bên trong với chủ động ngăn chặn phòng ngừa
và chủ động tiến công làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “DBHB” của các thế lực thù
địch. Do đó mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân phải thấy rõ tính chất nham hiểm của
chiến lược “DBHB”. Từ đó phải nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động tiến công
làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “DBHB” của kẻ thù nhằm chống
phá cách mạng nước ta.
- Chủ động, kiên quyết khôn khéo xử trí linh hoạt các tình huống và giải quyết
hậu quả kịp thời khi có bạo loạn xảy ra, giải quyết các vụ gây rối, không để phát triển
thành bạo loạn.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch bao giờ cũng chủ động chống phá
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, từng bước làm suy yếu từ bên trong và khi có
thời cơ tiến hành lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa. Thực tế chứng minh, chủ động tiến
công sẽ tạo thuận lợi giành thắng lợi trong chiến tranh nói chung và trong phòng chống
chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ của kẻ thù đối với nước ta nói riêng.

7
- Xây dựng tiềm lực mọi mặt vững mạnh của đất nước, tranh thủ sự ủng hộ của
nhân dân trong nước và quốc tế, kịp thời làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống
phá của kẻ thù đối với Việt Nam.
Trên thực tế kẻ thù thường cấu kết lực lượng phản động ở ngoài nước với
những phần tử cực đoan, chống đối ở trong nước bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và nham
hiểm. Do vậy, phải thường xuyên coi trọng xây dựng tiềm lực kinh tế, chính trị, quân
sự, văn hóa- xã hội, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về mọi mặt. Chú trọng
tuyên truyền giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân lao động hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn
cơ bản trong chiến lược “DBHB” mà kẻ thù sử dụng để chống phá sự nghiệp cách
mạng Việt Nam.
1.4. Những giải pháp phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo
loạn lật đổ ở Việt Nam hiện nay
1.4.1. Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế
Muốn ngăn chặn, đấu tranh đạt hiệu quả, làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn
trong chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ của kẻ thù đối với nước ta thì phải giữ vững
sự ổn định xã hội và làm cho đất nước ngày càng vững mạnh về mọi mặt. Tệ quan
liêu, tham nhũng được kẻ thù lợi dụng để khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, kích động nhân
dân lao động đứng lên biểu tình chống lại chính quyền địa phương, chống Đảng và
Nhà nước ta, gây mất ổn định xã hội. Do đó, việc đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng,
tiêu cực trong xã hội, giữ vững định hướng XHCN trên các lĩnh vực, chống nguy cơ
tụt hậu về kinh tế là giải pháp hữu hiệu để giữ vững và thúc đẩy yếu tố bên trong của
đất nước luôn ổn định.
1.4.2. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch,
nắm chắc mọi diễn biến không để bị động bất ngờ
Chủ động nắm địch, phát hiện kịp thời những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực
thù địch sử dụng để chống phá cách mạng nước ta có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Do
vậy phải giáo dục rộng rãi trong toàn xã hội để mọi người dân Việt Nam, mọi tổ chức
chính trị - xã hội đều nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “DBHB”
của kẻ thù chống phá cách mạng Việt Nam. Cần phải đấu tranh phê phán những biểu
hiện mơ hồ mất cảnh giác cách mạng trong một bộ phận nhân dân, sinh viên trước âm
mưu, thủ đoạn thâm hiểm trong chiến lược “DBHB” của kẻ thù chống phá cách mạng
nước ta hiện nay.
Mỗi người dân Việt Nam đều phải có tri thức, có bản lĩnh chính trị, có phương
pháp xem xét, phát hiện và báo cáo kịp thời thủ đoạn chống phá của kẻ thù cho cơ
quan chức năng xử lí, không để bất ngờ.
1.4.3. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân nhất là lớp trẻ
Đối với nước ta, bảo vệ Tổ quốc là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân. Hiện nay tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến
phức tạp, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mĩ và các thế lực thù địch lợi dụng
sự sụp đổ của XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố, tấn
công quyết liệt vào độc lập chủ quyền của các quốc gia, dân tộc, đặc biệt là các nước
XHCN trong đó có nước ta. Vì vậy, khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước,
nhân dân ta phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội và các thành quả cách mạng.

8
Giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN cho các tầng lớp nhân dân phải mang
tính toàn diện, nhưng tập trung vào: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần
cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù chống phá đất nước ta; quan điểm,
đường lối của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN trong giai đoạn cách mạng
mới, tinh thần sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc, quyết tử để Tổ quốc quyết sinh. Hình thức
giáo dục phải đa dạng phù hợp với từng đối tượng.
1.4.4. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt
Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh để bảo đảm cho chế độ xã hội
luôn ổn định, phát triển. Do vậy phải luôn luôn chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc vững mạnh. Theo quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay là
đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế,
mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng, mọi miền đất nước; đoàn kết trong Đảng và ngoài
Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, người trong nước và người đang
sinh sống ở nước ngoài.
Nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống của đảng
viên, năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng ở các cấp, nhất là ở cơ sở. Thực hiện tốt quy
chế dân chủ ở cơ sở, củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả, nề nếp hoạt động của các
tổ chức quần chúng. Duy trì nghiêm kỷ luật của Đảng ở các cấp, xử lí kịp thời những
đảng viên, tổ chức đảng có khuyết điểm, khen thưởng kịp thời những đảng viên, tổ
chức đảng và quần chúng thực hiện tốt đường lối, chủ trương, điều lệ đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
1.4.5. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh sẵn sàng chiến đấu
tốt
Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ, dự bị động viên phải rộng khắp ở tất cả
các làng, bản, phường, xã, thị trấn, các cơ quan, tổ chức và đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Bảo đảm triển khai thế trận phòng thủ ở các địa phương, cơ sở. Phải chú trọng
giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng, lấy chất lượng là chính.
Ở mỗi địa phương phải chú trọng phát động phong trào quần chúng bảo vê an
ninh Tổ quốc và xây dựng lực lượng vũ trang ở cơ sở. Quần chúng là nền tảng, là gốc
rễ của dân tộc, là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vì vậy quần
chúng cũng là đối tượng chính để kẻ thù lợi dụng mua chuộc nhằm thực hiện âm mưu,
thủ đoạn trong chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ để chống phá cách mạng nước ta.
1.4.6. Xây dựng và luyện tập các phương án, các tình huống chống “Diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của địch
Mỗi thủ đoạn, hình thức, biện pháp mà kẻ thù sử dụng trong chiến lược
“DBHB”, bạo loạn lật đổ cần có phương thức xử lí cụ thể, hiệu quả.
Khi mỗi tình huống bạo loạn xảy ra, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn
dân và của cả hệ thống chính trị, xử trí theo nguyên tắc nhanh gọn, kiên quyết, linh
hoạt, đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài. Từ đó xây dựng đầy đủ, luyện tập
các phương án sát với diễn biến từng địa phương, từng đơn vị, từng cấp, từng ngành.
Hoạt động xử lí bạo loạn phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính
quyền, các cơ quan ban ngành làm tham mưu theo chức năng, cơ quan quân đội, công
an làm trung tâm hiệp đồng.
1.4.7. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chăm
lo nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân lao động

9
Đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước theo định hướng XHCN thực chất
là để tạo ra cơ sở, vật chất, phát triển lực lượng sản xuất và từng bước hoàn thiện quan
hệ sản xuất XHCN; đồng thời là điều kiện để tăng năng xuất lao động của xã hội, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động, để tạo nên sức mạnh của thế
trận “lòng dân”.
Những giải pháp trên đây có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một chỉnh thể
thống nhất nhằm đấu tranh ngăn ngừa âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “DBHB”,
bạo loạn lật đổ của kẻ thù sử dụng để chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay. Vì
vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ này không thể coi nhẹ hoặc tuyệt đối
hóa một giải pháp nào.
Sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước, đồng thời cũng là một đối tượng mà
các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá nhằm làm suy thoái về đạo đức, lối sống và
phai nhạt niềm tin, lí tưởng XHCN. Vì vậy, mỗi người phải nỗ lực học tập và rèn
luyện để trở thành những công dân tốt, cống hiến cho đất nước, phải thường xuyên nêu
cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phát hiện và đấu tranh ngăn ngừa, đánh bại mọi âm
mưu, thủ đoạn của kẻ thù trong chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN

1. Âm mưu thủ đoạn “DBHB”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực thù địch sử dụng chống phá các nước XHCN như thế nào?
2. Chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay?
3. Phương hướng, giải pháp cơ bản phòng, chống “DBHB”, bạo loạn lật đổ?
Liên hê ̣ với vai trò, trách nhiê ̣m của sinh viên trong phòng chống “DBHB”, bạo loạn
lật đổ?

10
Chương 2
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO VÀ ĐẤU
TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ
DÂN TỘC TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

2.1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc


2.1.1. Một số vấn đề chung về dân tộc
2.1.1.1. Khái niệm:
Dân tộc là cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, tạo lập một quốc
gia, trên cơ sở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ quốc gia, kinh tế, ngôn ngữ, truyền
thống, văn hóa, đặc điểm tâm lý, ý thức về dân tộc và tên gọi của dân tộc 1. Khái niệm
được hiểu:
- Các thành viên cùng dân tộc sử dụng một ngôn ngữ chung (tiếng mẹ đẻ) để
giao tiếp nội bộ dân tộc. Các thành viên cùng chung những đặc điểm sinh hoạt văn hóa
vật chất, văn hóa tinh thần, tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.
- Dân tộc được hiểu theo nghĩa cộng đồng quốc gia dân tộc, là một cộng đồng
chính trị - xã hội, được quản lý, điều hành bởi một Nhà nước, thiết lập trên một lãnh
thổ chung như: dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa…
2.1.1.2. Tình hình quan hệ dân tộc trên thế giới:
Hiện nay trước sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu
hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ, làm cho quan hệ giai cấp, dân tộc diễn biến phức tạp,
khó lường. Như Đảng ta đã nhận định: Trên thế giới hòa bình, hợp tác phát triển vẫn là
xu thế lớn trong quan hệ giữa các dân tộc, toàn cầu hóa và các vấn đề toàn cầu làm cho
sự hiểu biết lẫn nhau và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc tăng lên, thúc đẩy xu
thế khu vực hóa. Đồng thời các dân tộc đề cao ý thức độc lập, tự chủ, tự lực tự cường,
chống can thiệp, áp đặt và cường quyền.
Mặt khác, quan hệ dân tộc, sắc tộc hiện nay trên thế giới vẫn diễn ra hết sức
phức tạp, nóng bỏng ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế mâu thuẫn xung đột
dân tộc, sắc tộc, xu hướng li khai, chia rẽ dân tộc, đang diễn ra ở khắp các quốc gia,
các khu vực, các châu lục trên thế giới…, đúng như Đảng ta nhận định:
Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo,
chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, li khai, hoạt động khủng bố, những
tranh chấp biên giới lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở
nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Vấn đề quan hệ dân tộc, sắc tộc đó gây nên
những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường cho các quốc
gia đe dọa hòa bình an ninh khu vực và thế giới.
2.1.1.3. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc
và giải quyết vấn đề dân tộc.
- Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc.
+ Vấn đề dân tộc là những nội dung nảy sinh trong quan hệ giữa các dân tộc
diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội tác động xấu đến mỗi dân tộc và quan hệ
giữa các dân tộc, các quốc gia dân tộc với nhau cần phải giải quyết.

11
Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự - Bộ Quốc phòng (2005), Từ điển Bách khoa quân sự Việt nam, Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội tr.300.
11
Thực chất của vấn đề dân tộc là sự va chạm, mâu thuẫn lợi ích giữa các dân tộc
trong quốc gia đa dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế
diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Bởi do dân số và trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc không đều
nhau, do sự khác biệt về lợi ích, do sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, tâm lý, do tàn
dư tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc, do thiếu sút, hạn chế trong
hoạch định, thực thi chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước cầm quyền; do sự thống
trị, kích động chia rẽ của các thế lực phản động đối với các dân tộc.
Vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề
dân tộc gắn kết chặt chẽ với vấn đề giai cấp. Giải quyết vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu
vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của V.I.Lênin.
Đó là các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên
hiệp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc.
Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng là các dân tộc không phân biệt lớn, nhỏ, trình
độ phát triển cao hay thấp, đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trên mọi lĩnh vực
trong quan hệ giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc
với nhau trong quan hệ quốc tế; xóa bỏ mọi hình thức áp bức, bóc lột dân tộc. Quyền
bình đẳng dân tộc phải được pháp luật hóa và thực hiện trên thực tế. Đây là quyền
thiêng liêng, là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết, xây dựng quan hệ hữu nghị
hợp tác giữa các dân tộc.
Các dân tộc được quyền tự quyết là quyền làm chủ vận mệnh của mỗi dân tộc:
quyền tự quyết định chế độ chính trị, con đường phát triển của dân tộc mình, bao gồm
cả quyền tự do phân lập thành quốc gia riêng và quyền tự nguyện liên hiệp với các dân
tộc khác trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, phù hợp với lợi ích chính đáng của các dân
tộc. Kiên quyết đấu tranh chống việc lợi dụng quyền tự quyết để can thiệp, chia rẽ, phá
hoại khối đoàn kết dân tộc.
Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là sự đoàn kết công nhân các dân tộc
trong phạm vi quốc gia và quốc tế và cả sự đoàn kết quốc tế của các dân tộc, các lực
lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân để giải quyết tốt vấn đề dân
tộc, giai cấp, quốc tế. Đây là nội dung vừa phản ánh bản chất quốc tế của giai cấp công
nhân, vừa phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai
cấp, đảm bảo cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh và khả năng để giành thắng lợi.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc.
Trung thành với quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin, bám sát thực tiễn cách
mạng, đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có quan điểm dân
tộc đúng đắn, góp phần cùng toàn Đảng, lãnh đạo nhân dân ta giải phóng dân tộc, xây
dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế của dân tộc Việt Nam. Tư
tưởng về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh về nội dung toàn diện,
phong phú, sâu sắc, khoa học và cách mạng đó là những luận điểm cơ bản chỉ đạo,
lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập
dân tộc, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt
Nam và giữa dân tộc Việt Nam với các quốc gia dân tộc trên thế giới.
Khi Tổ quốc bị thực dân Pháp xâm lược, đô hộ, Hồ Chí Minh đã tìm ra con
đường cứu nước, cùng Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo nhân dân đấu tranh
giải phóng dân tộc, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
12
Khi Tổ quốc được độc lập, tự do, Người đã cùng toàn Đảng lãnh đạo nhân dân
xây dựng mối quan hệ mới, tốt đẹp giữa các dân tộc: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp đỡ nhau cùng phát triển đi lên con đường ấm no, hạnh phúc. Người rất quan tâm
chăm sóc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Khắc phục tàn dư tư tưởng phân biệt, kỳ thị dân tộc, tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp
hòi. Người quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, lên án, vạch trần
mọi âm mưu thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết
của dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán,
Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu
Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau,
no đói giúp nhau. Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt
Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng các dân tộc
Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân chia nòi
giống, tiếng nói gì nữa. Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ
để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa1.
2.1.2. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam và quan điểm, chính sách dân tộc
của Đảng, Nhà nước ta hiện nay
Cả nước hiện có 54 dân tộc anh em. Trong số 54 dân tộc, có những dân tộc vốn
sinh ra và phát triển trên mảnh đất Việt Nam ngay từ thủa ban đầu, có những dân tộc
từ nơi khác lần lượt di cư đến nước ta. Do vị trí nước ta giao lưu hết sức thuận lợi nên
nhiều dân tộc ở các nước xung quanh vì nhiều nguyên nhân đã di cư từ Bắc xuống, từ
Nam lên, từ Tây sang, chủ yếu từ Bắc xuống, rồi định cư trên lãnh thổ nước ta. Những
đợt di cư nói trên kéo dài mãi cho đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thậm
chí có bộ phận dân cư còn chuyển đến nước ta sau năm 1945. Ðây là những đợt di cư
lẻ tẻ, bao gồm một số hộ gia đình đồng tộc.
Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân số giữa các dân tộc rất không đều
nhau, có dân tộc có số dân trên một triệu người như Tày, Thái... nhưng cũng có dân
tộc chỉ có vài trăm người như PuPéo, Rơ-măm, Brâu... Trong đó, dân tộc Kinh là dân
tộc đa số, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư nước ta, có trình độ phát triển cao hơn, là
lực lượng đoàn kết, đóng vai trò chủ lực và đi đầu trong quá trình đấu tranh lâu dài
dựng nước và giữ nước, góp phần to lớn vào việc hình thành, củng cố và phát triển
cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Tuy số dân có sự chênh lệch đáng kể, nhưng các dân tộc vẫn coi nhau như anh
em một nhà, quý trọng, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, cả khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn. Ở nước ta không có tình trạng dân
tộc đa số cưỡng bức, đồng hoá, thôn tính các dân tộc ít người, do đó cũng không có
tình trạng dân tộc ít người chống lại dân tộc đa số. Ngày nay, trước yêu cầu phát triển
mới của đất nước, các dân tộc anh em trên đất nước ta tiếp tục phát huy truyền thống
tốt đẹp, tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam độc lập,
thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi
lên chủ nghĩa xã hội.
Theo ngôn ngữ văn hoá, các dân tộc Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ
tộc người khác nhau. Đó là2:
- Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ.
11
Trang tin điện tử Ủy ban Dân tộc.
2
Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.
13
- Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày,
Thái.
- Nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ-ro, Co,
Cơ-ho, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ-đu,
Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.
- Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà thẻn.
- Nhóm Kađai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La Chí, La ha, Pu péo.
- Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai.
- Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu.
- Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà nhì, La hủ, Lô lô, Phù lá, Si la.
Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song
do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc
có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hoá với nhau, nhưng
các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình.
Các dân tộc ở nước ta được chia thành 2 nhóm: “Dân tộc thiểu số” và “Dân tộc
đa số”. Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên
phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dân tộc đa số là dân tộc
có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia 1.
Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2019, tổng số dân của nước ta
là 96.208.984 người. Trong 54 dân tộc sống trên đất Việt Nam, thì dân tộc đông nhất
là dân tộc Kinh, chiếm 86,2% dân số.
2.1.2.1. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam
- Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh dựng
nước và giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất2.
Các dân tộc có cùng nguồn gốc lịch sử, có nhiều điểm tương đồng là điều kiện
thuận lợi dễ gần gũi gắn bó với nhau. Song dù cùng hoặc không cùng một nguồn gốc
sinh ra, có sự khác nhau về tâm lý, phong tục, tập quán... thì đều là người trong một
nước, con trong một nhà, vận mệnh gắn chặt với nhau, các dân tộc nước ta luôn kề vai
sát cánh bên nhau, thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Nước ta ở khu vực địa lý có nhiều thuận lợi song điều kiện tự nhiên cũng rất
khắc nghiệt. Do nắng lắm mưa nhiều nên hàng năm thường bị hạn hán, lũ lụt. Do yêu
cầu tồn tại và phát triển ở một nước nông nghiệp, trồng lúa nước là chính, cư dân ở
Việt Nam phải liên kết nhau lại, hợp sức để khai phá đất hoang, chống thú dữ, xây
dựng các hệ thống thuỷ lợi (mương, phai), đê, đập, nhằm đảm bảo phát triển sản xuất.
Trải qua nhiều thế kỷ dựng nước và giữ nước, sự gắn bó, giúp đỡ nhau trong lao động
sản xuất của đồng bào các dân tộc đã được coi như một tiêu chuẩn đạo đức.
Ngày nay, trước những biến đổi bất lợi về khí hậu, thời tiết có tính toàn cầu,
càng đòi hỏi nhân dân các dân tộc nước ta chung lòng hợp sức phòng tránh, giảm nhẹ
thiên tai cũng như khắc phục hậu quả do bão lụt, hạn hán gây ra. Cuộc đấu tranh chinh
phục thiên nhiên vẫn đòi hỏi tiếp tục phát huy sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc và
thông qua cuộc đấu tranh đó, đại gia đình các dân tộc Việt Nam càng thêm gắn bó chặt
chẽ.

11
Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về Công tác dân tộc.
22
Trang tin điện tử Ủy ban Dân tộc.
14
Cùng với lịch sử chinh phục thiên nhiên, nhân dân ta còn có lịch sử chống giặc
ngoại xâm vô cùng oanh liệt. Ðất nước ta ở vào nơi thuận tiện trên trục đường giao
thông Bắc - Nam, Ðông - Tây của thế giới, có tài nguyên thiên nhiên phong phú và vị
trí địa lý - chính trị có tính chiến lược. Do đó, các thế lực bành trướng và xâm lược
luôn nhòm ngó và tìm cách thôn tính nước ta. Ðặc điểm nổi bật của lịch sử Việt Nam
là lịch sử chống ngoại xâm liên tục và nhiều lần, trong đó có nhiều cuộc đấu tranh
chống lại những thế lực thù địch hùng mạnh, giàu có và hung bạo nhất thế giới. Chính
vì vậy mà cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn sát cánh bên nhau, liên tục đứng lên
chống giặc ngoại xâm, đánh thắng quân xâm lược.
Ðoàn kết trong lao động và trong chiến đấu là truyền thống nổi bật nhất của các
dân tộc Việt Nam được hun đúc qua mấy ngàn năm lịch sử. Trong sự nghiệp cách
mạng do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, truyền thống đoàn kết dân tộc được phát
huy cao độ, là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước
ta.
Những thành tựu đạt được trong quá trình đổi mới rất to lớn và đáng tự hào cho
thấy khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta đã có tầm cao mới và chiều sâu mới, là động
lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của đất nước, làm cho thế và lực của cách mạng nước
ta ngày càng được tăng cường.
Tuy vậy, bên cạnh mặt đoàn kết là cơ bản, có nơi, có lúc vẫn xảy ra những va
chạm trong quan hệ dân tộc, còn có những biểu hiện mặc cảm, thành kiến dân tộc.
Chính vì thế ở một số nơi, các lực lượng thù địch đã lợi dụng để kích động chia rẽ dân
tộc. Do đó việc tăng cường đoàn kết, nâng cao cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm mưu
và hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ của mỗi người
dân Việt Nam.
- Các dân tộc ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ nhau1.
Ở một số vùng nhất định có dân tộc cư trú tương đối tập trung. Song nhìn chung
các dân tộc nước ta sống xen kẽ nhau, không có lãnh thổ riêng biệt như một số nước
trên thế giới. Ðịa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung
du; còn các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng cao, một số
dân tộc như Khơ me, Hoa, một số ít vùng Chăm sống ở đồng bằng. Các dân tộc thiểu
số có sự tập trung ở một số vùng, nhưng không cư trú thành những khu vực riêng biệt
mà xen kẽ với các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và các bản mường.
Cách đây chưa lâu (khoảng bốn, năm chục năm), Tây Nguyên nói chung, Ðắc Lắc nói
riêng, hầu hết cư dân vẫn là người tại chỗ, mỗi dân tộc đều có khu vực cư trú riêng,
ranh giới giữa các tộc người, giữa các bản làng còn rõ ràng thì nay tình hình đã khác
xa và xu hướng này còn tiếp tục gia tăng. Hiện nay dân tộc Kinh cư trú ở Ðắc Lắc
chiếm tỷ lệ khá lớn. Cùng với người Kinh, các dân tộc ít người miền Bắc gần đây cũng
di chuyển vào khu vực này ( kể cả di chuyển theo kế hoạch và không kế hoạch) với số
lượng khá lớn. Tới nay, ở miền núi hầu như không có tỉnh, huyện nào chỉ có một dân
tộc cư trú. Nhiều tỉnh có tới trên 20 dân tộc cư trú như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà
Giang, Tuyên Quang, Lâm Ðồng... Phần lớn các huyện có từ 5 dân tộc trở lên cư trú,
nhiều xã, bản có tới 3-4 dân tộc cùng sinh sống.
Tình trạng cư trú phân tán, xen kẽ giữa các dân tộc ở nước ta, một mặt có điều
kiện để tăng cường hiểu biết nhau, hoà hợp và xích lại gần nhau; mặt khác cần đề
phòng trường hợp do chưa thật hiểu nhau, khác nhau về phong tục tập quán nên xuất
hiện mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế, dẫn đến va chạm giữa
11
Trang tin điện tử Ủy ban Dân tộc.
15
những người thuộc các dân tộc cùng sống trên một địa bàn. Ngày nay, tình trạng cư trú
xen kẽ của các dân tộc chủ yếu dẫn tới sự giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các dân tộc
cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Do sống gần nhau, việc kết hôn giữa thanh niên
nam nữ thuộc các dân tộc khác nhau ngày càng phổ biến, càng có thêm điều kiện đoàn
kết và hoà hợp giữa các dân tộc anh em.
- Các dân tộc ít người ở nước ta chủ yếu cư trú trên các vùng rừng núi, có vị trí
quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái1.
Phần lớn các dân tộc ít người ở nước ta cư trú ở miền núi, chiếm 3/4 diện tích
cả nước. Ðây là khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn mà trước hết là tiềm lực
về tài nguyên rừng và đất rừng. Không những thế, miền núi còn có vai trò đặc biệt
quan trọng về môi trường sinh thái đối với cả nước như điều hoà khí hậu, điều tiết
nguồn nước, bảo vệ lớp đất màu trong mùa mưa lũ.
Vị trí chiến lược quan trọng của miền núi đã được thực tế lịch sử khẳng định.
Từ xưa đến nay, các thế lực thù địch bên ngoài đều sử dụng địa bàn miền núi để xâm
lược, xâm nhập, phá hoại sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Rừng núi đã từng là căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, Nhật,
Mỹ. Trong giai đoạn hiện nay, miền núi - biên giới là thành luỹ vững chắc của Tổ
quốc, là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh trong việc bảo vệ vững chắc chủ
quyền quốc gia, chống âm mưu xâm nhập, gây bạo loạn, lật đổ, bảo vệ sự nghiệp hoà
bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ở vùng biên giới, một số dân tộc có quan hệ đồng tộc với dân tộc của các nước
láng giềng, nên khách quan có nhu cầu thăm thân, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa
giữa các dân tộc ở hai bên biên giới. Bởi vậy, chính sách dân tộc của Ðảng và Nhà
nước ta không chỉ vì lợi ích các dân tộc ít người mà còn vì lợi ích của cả nước, không
chỉ là đối nội mà còn là đối ngoại, không chỉ về kinh tế -xã hội, mà cả về chính trị,
quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau2.
Do những nguyên nhân lịch sử, xã hội và hoàn cảnh tự nhiên nên các dân tộc ở
Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau. Các dân tộc sống ở
vùng thấp có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn các dân tộc ít người sống ở
vùng sâu, vùng xa, vùng cao.
Có những dân tộc ít người có đời sống kinh tế - xã hội còn thấp kém. Nhiều dân
tộc cư trú trên địa bàn có điều kiện tự nhiên hết sức khó khăn, khắc nghiệt. Ðiều kiện
canh tác nương rẫy không ổn định nên đời sống của đồng bào thường bấp bênh. Cuộc
sống du canh, du cư thường dẫn tới đói nghèo, bệnh tật.
Bên cạnh nguyên nhân lịch sử và hoàn cảnh tự nhiên, còn có nguyên nhân chủ yếu là
do hậu quả của sự áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến và đất nước phải liên tục
đối phó với chiến tranh xâm lược trong nhiều năm. Ðây là những nguồn gốc của sự không
bình đẳng giữa các dân tộc trên thực tế. Giải quyết hậu quả lịch sử này phải có quá trình phấn
đấu tích cực, bền bỉ, lâu dài mới làm cho các dân tộc từng bước tiến kịp trình độ chung.
- Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc
anh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng3.

11
Trang tin điện tử Ủy ban Dân tộc.
22
Trang tin điện tử Ủy ban Dân tộc.
3
Trang tin điện tử Ủy ban Dân tộc.
3

16
Cùng với nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có
một nền văn hoá mang bản sắc riêng từ lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử và niềm
tự hào dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần,
bao gồm tiếng nói, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm lý, tình cảm,
phong tục, tập quán, tín ngưỡng... được sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của
lịch sử. Sự phát triển rực rỡ bản sắc văn hoá mỗi dân tộc càng làm phong phú nền văn
hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Thống nhất trong đa dạng là nét riêng, độc
đáo của nền văn hoá các dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá
Việt Nam trong thời kỳ mới phải hướng vào việc củng cố và tăng cường sự thống nhất,
nhân lên sức mạnh tinh thần chung của toàn dân tộc. Ðồng thời phải khai thác và phát
triển mọi sắc thái và giá trị văn hoá của các dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần
ngày càng cao và nhu cầu phát triển từng dân tộc.
2.1.2.2. Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
- Quan điểm của Đảng về chính sách dân tộc
Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn có quan điểm nhất quán: “Thực
hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để
các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát
triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”1.
Công tác dân tộc ở nước ta hiện nay, Đảng, Nhà nước ta tập trung:
Khắc phục sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc;
nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
các dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, lợi
dụng vấn đề dân tộc để gây mất ổn định chính trị - xã hội, chống phá cách mạng; thực
hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc nhằm
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm cho tất cả các dân tộc ở Việt Nam đều phát
triển, ấm no, hạnh phúc.
Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về
công tác dân tộc xác định: “Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc. Phát
triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn
vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội,
thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm
lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc
văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng
đồng dân tộc Việt Nam thống nhất. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng
dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng,
xóa đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi
với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường
của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của trung ương và
sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước. Công tác dân tộc và thực hiện chính
sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành,
của toàn bộ hệ thống chính trị”.
Văn kiện Đại hội X chỉ rõ quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước
ta hiện nay là: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trị chiến lược lâu dài
trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình
đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
11
ĐCS Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, NXB Sự thật, Hà Nội, 1991.
17
Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa
đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng
nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách
mạng; làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới. Quy hoạch,
phân bổ, sắp xếp lại dân cư, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng,
củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu
số. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người dân
tộc thiểu số. Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu
phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống
các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc”.
- Chính sách dân tộc của nhà nước
Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về Công tác dân tộc quy định các
hoạt động về công tác dân tộc nhằm đảm bảo và thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn kết,
tương trợ giúp nhau cùng phát triển, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân
tộc cùng chung sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị
định 05/2011/NĐ-CP quy định chính sách dân tộc như sau:
+ Chính sách đầu tư và sử dụng nguồn lực:
1) Kinh phí thực hiện các chính sách dân tộc được bố trí từ nguồn ngân sách
nhà nước theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh
phí hợp pháp khác để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, xóa
đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa vùng dân tộc với các vùng khác.
2) Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý nguồn lao động là người
dân tộc thiểu số tại chỗ, có chế độ đãi ngộ hợp lý.
3) Khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vùng dân tộc thiểu số
và đầu tư trở lại phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
4) Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản
xuất nhằm nâng cao đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
+ Chính sách đầu tư phát triển bền vững:
1) Đảm bảo việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng thiết yếu
vùng dân tộc thiểu số; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, bảo
vệ môi trường sinh thái, phát huy tinh thần tự lực, tự cường của các dân tộc.
2) Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong
nước và nước ngoài đầu tư phát triển ở vùng dân tộc thiểu số; ưu tiên đặc biệt đối với
dân tộc thiểu số rất ít người và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt
khó khăn; chú trọng đào tạo nghề, sử dụng lao động là người tại chỗ, đảm bảo thu
nhập ổn định, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng khác.
3) Khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào
các dân tộc thiểu số, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.
4) Chủ đầu tư các dự án quy hoạch, xây dựng có ảnh hưởng tới đất đai, môi
trường, sinh thái và cuộc sống của đồng bào các dân tộc, phải công bố công khai và lấy
ý kiến của nhân dân nơi có công trình, dự án được quy hoạch, xây dựng quy định của
pháp luật; tổ chức tái định cư, tạo điều kiện để người dân đến nơi định cư mới có cuộc
sống ổn định tốt hơn nơi ở cũ.
Chính quyền ở nơi có người đến định cư có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu
tư đảm bảo định canh, định cư lâu dài, tạo điều kiện để đồng bào ổn định cuộc sống.
18
5) Thực hiện quy hoạch, sắp xếp các điểm dân cư tập trung một cách hợp lý đối
với những địa bàn khó khăn, đảm bảo cho đồng bào phát triển sản xuất phù hợp với
đặc điểm dân tộc, vùng miền.
6) Thực hiện các chương trình, đề án xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm,
giải quyết cơ bản vấn đề vốn, đất ở, đất sản xuất, công cụ sản xuất cho nông dân thiếu
đất, nhà ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ phát triển kinh tế, giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
ở vùng dân tộc thiểu số, chuyển dịch cơ cấu lao động, ngành nghề, theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững.
7) Tổ chức phòng, chống thiên tai và ứng cứu người dân ở vùng bị thiên tai, lũ
lụt.
8) Có chính sách hỗ trợ kịp thời những dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt để
ổn định và phát triển
+ Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo:
1) Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số theo chương trình chung quốc gia;
xây dựng chính sách giáo dục ở tất cả các cấp học phù hợp với đặc thù dân tộc.
2) Phát triển trường mầm non, trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội
trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập
cộng đồng, trường dạy nghề, trường dự bị đại học; nghiên cứu hình thức đào tạo đa
ngành bậc đại học cho con em các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh việc đào tạo nguồn
nhân lực phục vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
3) Quy định các điều kiện và biện pháp cụ thể, phù hợp để hỗ trợ cho học sinh,
sinh viên là người dân tộc thiểu số; giải quyết chỗ ở, học bổng và cho vay vốn trong
thời gian học tập phù hợp với ngành nghề đào tạo và địa bàn cư trú của sinh viên dân
tộc thiểu số.
Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được miễn học phí ở tất cả các cấp học,
ngành học.
4) Đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số
phù hợp với đặc điểm từng vùng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập Quốc tế.
5) Quy định việc hỗ trợ giáo viên giảng dạy tại các vùng có điều kiện kinh tế -
xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; đào tạo giáo viên là người dân tộc thiểu số và
giáo viên dạy tiếng dân tộc.
6) Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa
vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội
trú, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập
cộng đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp
với địa bàn vùng dân tộc.
7) Chính quyền địa phương, nơi có con em dân tộc thiểu số thi đỗ vào đại học,
cao đẳng và sinh viên được cử đi học hệ cử tuyển, có trách nhiệm tiếp nhận và phân
công công tác phù hợp với ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp.
+ Chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số:
1) Cán bộ người dân tộc thiểu số có năng lực và đủ tiêu chuẩn phù hợp quy
định của pháp luật, được bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý
các cấp.

19
Ở các địa phương vùng dân tộc thiểu số, nhất thiết phải có cán bộ chủ chốt
người dân tộc thiểu số.
2) Đảm bảo tỷ lệ hợp lý cán bộ người dân tộc thiểu số, ưu tiên cán bộ nữ, cán
bộ trẻ tham gia vào các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp.
3) Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,
bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.
+ Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số:
Người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng, tập huấn, được hưởng
chế độ đãi ngộ và các ưu đãi khác để phát huy vai trò trong việc thực hiện chính sách
dân tộc ở địa bàn dân cư, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
+ Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa:
1) Hỗ trợ việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt
Nam.
2) Hỗ trợ việc giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc có chữ viết. Các
dân tộc thiểu số có trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ
viết của dân tộc mình phù hợp với quy định của pháp luật.
3) Xây dựng, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia để bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống; hỗ trợ việc đầu tư, giữ gìn, bảo tồn các di tích lịch sử,
văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.
4) Đồng bào dân tộc thiểu số được ưu đãi, hưởng thụ văn hóa; hỗ trợ xây dựng,
khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở ở vùng đồng bào dân
tộc thiểu số.
5) Bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc,
định kỳ tổ chức ngày hội văn hóa - thể thao dân tộc theo từng khu vực hoặc từng dân
tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Chính sách phát triển thể dục, thể thao vùng dân tộc thiểu số:
1) Bảo tồn và phát triển các môn thể dục, thể thao truyền thống của các dân tộc.
2) Đầu tư xây dựng và hỗ trợ các hoạt động thể dục, thể thao, xây dựng sân vận
động, nhà thi đấu, trung tâm tập luyện thể dục thể thao ở vùng dân tộc thiểu số.
+ Chính sách phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số:
Tập trung hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch gắn với bảo vệ môi
trường, sinh thái; hỗ trợ quảng bá, đa dạng hóa các loại hình, các sản phẩm du lịch,
khai thác hợp lý các tiềm năng, danh lam thắng cảnh, phát triển du lịch.
+ Chính sách y tế, dân số:
1) Đảm bảo đồng bào các dân tộc thiểu số được sử dụng các dịch vụ y tế; thực
hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
theo quy định của pháp luật.
2) Tập trung xây dựng, củng cố, mở rộng cơ sở y tế, khám chữa bệnh; bảo đảm
thuốc phòng và chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
3) Hỗ trợ việc bảo tồn, khai thác, sử dụng những bài thuốc dân gian và phương
pháp chữa bệnh cổ truyền có giá trị của đồng bào các dân tộc đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền công nhận.

20
4) Bảo đảm nâng cao chất lượng dân số, phát triển dân số hợp lý của từng dân
tộc theo quy định của pháp luật.
5) Đẩy mạnh sự nghiệp xã hội hóa y tế, thực hiện chính sách ưu tiên đối với các
tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động đầu tư, phát triển y tế ở vùng dân tộc
thiểu số.
+ Chính sách thông tin - truyền thông:
1) Đầu tư phát triển thông tin - truyền thông vùng dân tộc thiểu số, cung cấp
một số phương tiện thiết yếu nhằm đảm bảo quyền tiếp cận và hưởng thụ thông tin.
2) Xây dựng, củng cố hệ thống thông tin tình hình dân tộc và tổ chức thực hiện
chính sách dân tộc.
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia về dân tộc; thực hiện chế độ
thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng,
thiên tai, lũ lụt ở vùng dân tộc thiểu số.
3) Áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng và tổ chức thực hiện trong hệ thống
cơ quan công tác dân tộc.
4) Tăng cường và nâng cao chất lượng sử dụng ngôn ngữ dân tộc trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
+ Chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý:
1) Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn được hưởng các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật.
2) Chính quyền các cấp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chương trình,
đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng và địa
bàn vùng dân tộc thiểu số.
3) Sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, đa dạng hóa các
hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào
dân tộc thiểu số.
+ Chính sách bảo vệ môi trường, sinh thái:
1) Sử dụng, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường,
sinh thái vùng dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
2) Bảo vệ, cải tạo và đảm bảo cho vùng có tài nguyên được đầu tư trở lại phù
hợp.
3) Tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào ở vùng có tài nguyên để nâng
cao nhận thức bảo vệ môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học.
+ Chính sách quốc phòng, an ninh:
1) Xây dựng, củng cố, quốc phòng, an ninh ở các địa bàn xung yếu, vùng sâu,
vùng xa, vùng biên giới, hải đảo gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh
chính trị và giữ vững trật tự an toàn xã hội ở vùng dân tộc thiểu số.
2) Cơ quan nhà nước, đồng bào các dân tộc ở vùng biên giới và hải đảo có trách
nhiệm cùng các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và chính quyền
địa phương bảo vệ đường biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội và
tăng cường quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước láng giềng ở vùng biên giới và
hải đảo theo quy định của pháp luật.

21
2.2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo
2.2.1. Một số vấn đề chung về tôn giáo
2.2.1.1. Khái niệm tôn giáo:
Theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, tôn giáo được hiểu là niềm tin của
con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ,
giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Trong đời sống xã hội, tôn giáo là một cộng đồng xã hội với các yếu tố: Hệ
thống giáo lí, giáo luật tôn giáo; lễ nghi tôn giáo; tổ chức tôn giáo; cơ sở vật chất phục
vụ cho hoạt động tôn giáo.
- Giáo lý: Là biểu thị chân lý cơ bản, bất di bất dịch, trong một tôn giáo hay
một trường phái triết học1.
- Giáo luật: Giáo luật là những qui định về nghĩa vụ và quyền lợi của các phần
tử trong Giáo hội mà mọi người phải tôn trọng theo lẽ công bằng để duy trì trật tự
trong đời sống cộng đoàn2.
- Lễ nghi (nghi lễ) tôn giáo: Là hình thức, phương tiện để chuyển tải niềm tin
tôn giáo. Bao gồm những biểu tượng mang tính thần thánh và những điều răn dạy,
kiêng kỵ. Trong hệ thống lễ nghi thì hoạt động thờ cúng là yếu tố cơ bản, là sự hiện
thực hóa ý thức tôn giáo3
- Tổ chức tôn giáo: Là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một
tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được nhà nước công nhận nhằm thực
hiện các hoạt động tôn giáo4.
2.2.1.2. Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan
- Tín ngưỡng: Là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi
gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho
cá nhân và cộng đồng5. 
- Mê tín dị đoan: Là những hiện tượng (ý thức, hành vi) cuồng vọng của con
người đến mức mê muội, trái với lẽ phải và hành vi đạo đức, văn hóa cộng đồng, gây
hậu quả tiêu cực trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của cá nhân, cộng đồng xã
hội6. Đây là một hiện tượng xã hội tiêu cực, phải kiên quyết bài trừ, nhằm lành mạnh
hóa đời sống tinh thần xã hội.
2.2.2. Tình hình Tôn giáo trên thế giới và quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin
về giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
2.2.2.1. Tình hình Tôn giáo trên thế giới
Trong những năm gần đây hoạt động của các tôn giáo khá sôi động, diễn ra theo
nhiều xu hướng. Các tôn giáo đều có xu hướng mở rộng ảnh hưởng ra toàn cầu; các
tôn giáo cũng có xu hướng dân tộc hóa, bình dân hóa, mềm hóa các giới luật lễ nghi để
thích nghi và tồn tại, phát triển trong từng quốc gia dân tộc; các tôn giáo cũng tăng các
hoạt động giao lưu, thực hiện thêm chức năng phi tôn giáo theo hướng thế tục hóa, tích
cực tham gia các hoạt động xã hội để mở rộng ảnh hưởng làm cho sinh hoạt tôn giáo
đa dạng, sôi động và không kém phần phực tạp.

11
Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
22
Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
33
Trần Đăng Sinh- Đào Đức Doãn, Giáo trình Tôn giáo học, Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm, Tháng 9- 2007
44
Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
55
Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
66
Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
22
Đáng chú ý là gần đây, xu hướng đa thần giáo phát triển song song với xu
hướng nhất thần giáo, tuyệt đối hóa, thần bí hóa giáo chủ đang nổi lên; đồng thời,
nhiều “hiện tượng tôn giáo lạ” ra đời, trong đó có không ít tổ chức tôn giáo là một
trong những tác nhân gây xung đột tôn giáo, xung đột dân tộc gay gắt trên thế giới
hiện nay. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiếp tục lợi dụng tôn giáo để
chống phá, can thiệp vào các quốc gia dân tộc độc lập.
Tình hình, xu hướng hoạt động của các tôn giáo thế giới có tác động, ảnh hưởng
không nhỏ đến sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam. Một mặt, việc mở rộng giao lưu giữa
các tổ chức tôn giáo Việt Nam với các tổ chức tôn giáo thế giới đó giúp cho việc tăng
cường trao đổi thông tin, góp phần xây dựng tin thần hợp tác hữu nghị, hiểu biết lẫn
nhau vì lợi ích của các giáo hội và đất nước; góp phần đấu tranh bác bỏ những luận
điệu sai trái, xuyên tạc, vu cáo của các thế lực thù địch với Việt Nam; góp phần đào
tạo chức sắc tôn giáo Việt Nam. Mặt khác, các thế lực thù địch cũng lợi dụng sự mở
rộng giao lưu đó để tuyên truyền, kích động đồng bào tôn giáo trong và ngoài nước
chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
2.2.2.2. Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa
Giải quyết vấn đề tôn giáo là một quá trình lâu dài gắn với quá trình phát triển
của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo
dục, khoa học công nghệ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo, cần thực hiện các vấn đề có tính nguyên tắc
sau:
Một là, giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, chỉ có thể giải phóng quần chúng khỏi ảnh
hưởng tiêu cực của tôn giáo bằng cách từng bước giải quyết nguồn gốc tự nhiên,
nguồn gốc xã hội của tôn giáo . Đó phải là kết quả của sự nghiệp cải tạo xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới một cách toàn diện. Theo đó, giải quyết vấn đề tôn giáo phải sử dụng
tổng hợp các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực nhằm xác lập được một thế giới hiện
thực không có áp bức, bất công, nghèo đói, dốt nát. Tuyệt đối không được sử dụng
mệnh lệnh hành chính cưỡng chế để tuyên chiến, xóa bỏ tôn giáo.
Hai là, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của
công dân, kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan.
Trong chủ nghĩa xã hội, tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân, còn tồn tại lâu dài. Bởi vậy, phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và
quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo của công dân.
Nội dung cơ bản của quyền tự do tín ngưỡng là : bất kì ai cũng được tự do theo
tôn giáo mà mình lựa chọn, tự do không theo tôn giáo, tự do chuyển đạo hoặc bỏ đạo.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa bảo đảm cho mọi công dân, không phân biệt tín ngưỡng
tôn giáo đều được bình đẳng trước pháp luật. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động
theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Mọi tổ chức và cá nhân đều phải tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo của công
dân. Tôn trọng gắn liền với không ngừng tạo điều kiện cho quần chúng tiến bộ mọi
mặt, bài trừ mê tín dị đoan, bảo đảm cho tín đồ, chức sắc tôn giáo hoạt động theo đúng
pháp luật.
Ba là, quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.
23
Tôn giáo có tính lịch sử, nên vai trò, ảnh hưởng của từng tôn giáo đối với đời
sống xã hội cũng thay đổi theo sự biến đổi của tồn tại xã hội. Bởi vậy, khi xem xét,
đánh giá, giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo cần phải quán triệt quan điểm
lịch sử, cụ thể, tránh giáo điều, máy móc, rập khuôn cứng nhắc. Những hoạt động tôn
giáo đúng pháp luật được tôn trọng, hoạt động ích nước lợi dân được khuyến khích,
hoạt động trái pháp luật, đi ngược lại lợi ích dân tộc bị xử lý theo pháp luật.
Bốn là, phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải
quyết vấn đề tôn giáo.
Trong xã hội, sinh hoạt tôn giáo tồn tại hai loại mâu thuẫn: Mâu thuẫn đối
kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp bóc lột và thế lực lợi dụng tôn giáo
chống lại cách mạng với lợi ích của nhân dân lao động, đó là mặt chính trị của tôn
giáo. Mâu thuẫn không đối kháng giữa những người có tín ngưỡng khác nhau hoặc
giữa người có tín ngưỡng và không có tín ngưỡng, đó là mặt tư tưởng của tôn giáo.
Cho nên, một mặt phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, mặt
khác phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động của các thế lực lợi dụng
tôn giáo. Việc phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn
giáo nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quần chúng nhân dân,
không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo; phát huy tinh thần yêu nước của những chức sắc
tiến bộ trong các tôn giáo; kiên quyết vạch trần và xử lý kịp thời theo pháp luật những
phần tử lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá cách mạng.
2.2.3. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà
nước ta hiện nay
2.2.3.1. Khái quát tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo và nhiều người tin theo các tôn giáo.
Đến thời điểm tháng 12/2020, có 16 tôn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam, bao gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo,
Hồi giáo, Tôn giáo Baha ’I, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Cơ đốc Phục lâm, Phật giáo
Tứ ân Hiếu nghĩa, Minh Sư đạo, Minh lý đạo - Tam Tông Miếu, Bà-la-môn giáo,
Mặc môn, Phật giáo Hiếu nghĩa tà lơn, Bữu Sơn Kỳ hương 1.
Trong những năm gần đây, các tôn giáo đẩy mạnh hoạt động nhằm phát triển tổ
chức, phát huy ảnh hưởng trong đời sống tinh thần xã hội. Các giáo hội đều tăng
cường hoạt động mở rộng ảnh hưởng, thu hút tín đồ; tăng cường quan hệ với các tổ
chức tôn giáo thế giới. Các cơ sở tôn giáo được tu bổ, xây dựng mới khang trang đẹp
đẽ; các lễ hội tôn giáo diễn ra sôi động ở nhiều nơi.
Tuy nhiên tình hình tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những
nhân tố gây mất ổn định. Vẫn còn có chức sắc, tín đồ mang tư tưởng chống đối, cực
đoan, quá khích gây tổn hại đến lợi ích dân tộc; vẫn còn các hoạt động tôn giáo xen lẫn
với mê tín dị đoan, còn các hiện tượng tà giáo hoạt động làm mất trật tự an toàn xã hội.
Các thế lực thù địch vẫn luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng
Việt Nam. Chúng gắn vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” với cái gọi là “tự do tôn giáo”
để chia rẽ tôn giáo, dân tộc; tài trợ, xúi giục các phần tử xấu trong các tôn giáo truyền
đạo trái phép, lôi kéo các tôn giáo vào những hoạt động trái pháp luật, gây mất ổn định
chính trị.
2.2.3.2. Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
11
Bộ Nội vụ, Danh mục các tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo tính đến
tháng 12/2020 (Kèm theo Công văn số 6955/BNV-TGCP ngày 28/12/2020 của Bộ Nội vụ)
24
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về
công tác tôn giáo chỉ rõ: “Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng
cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy
sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ
tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào
các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo
đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước
pháp luật.
           Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và
đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền
thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân.
Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng
thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động
trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân
tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.
Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
        Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp,
các ngành, các địa bàn. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống
chính trị do Đảng lãnh đạo. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công
tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần được củng cố và kiện toàn. Công tác quản lý
nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo để chống đối
chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng.
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp
theo quy định của pháp luật.
           Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật
và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà
tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của
mình theo đúng quy định của pháp luật.
           Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân
thủ hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt
động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ
chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các
quy định của hiến pháp và pháp luật.     
Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm
phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp
luật”.
25
2.3. Đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống
phá cách mạng Việt Nam.
2.3.1. Âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt
Nam của các thế lực thù địch.
Chống phá cách mạng Việt Nam là âm mưu không bao giờ thay đổi của các thế
lực thù địch. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc đang đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa
bình” chống Việt Nam với phương châm lấy chống phá về chính trị, tư tưởng làm
hàng đầu, kinh tế làm mũi nhọn, ngoại giao làm hậu thuẫn, tôn giáo, dân tộc làm ngòi
nổ, kết hợp với bạo loạn lật đổ, uy hiếp, răn đe, gây sức ép về quân sự.
Như vậy, vấn đề dân tộc, tôn giáo là một trong những lĩnh vực trọng yếu mà các
thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng, cùng với việc lợi dụng trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, tư tưởng để chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng với toàn xã hội, thực hiện âm mưu “không đánh mà
thắng”.
Để thực hiện âm mưu chủ đạo đó, chúng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo
nhằm các mục tiêu cụ thể sau:
Trực tiếp phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ dân tộc đa số với dân
tộc thiểu số với nhau, chia rẽ đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa
đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.
Kích động các dân tộc thiểu số, tín đồ chức sắc các tôn giáo chống lại chính
sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước; đối lập các dân tộc, các tôn
giáo với sự lãnh đạo của Đảng nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp
cách mạng Việt Nam; vô hiệu hóa sự quản lí của Nhà nước đối với các lĩnh vực đời
sống xã hội, gây mất ổn định chính trị - xã hội, nhất là vùng dân tộc, tôn giáo. Coi tôn
giáo là lực lượng đối trọng với Đảng, Nhà nước ta, nên chúng thường xuyên hậu
thuẫn, hỗ trợ về vật chất, tinh thần để các phần tử chống đối trong các dân tộc, tôn giáo
chống đối Đảng, Nhà nước, chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam.
Chúng tạo dựng các tổ chức phản động trong các dân tộc thiểu số, các tôn giáo
như Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Hội thánh Tin Lành Đề Ga, Nhà nước
Đề Ga độc lập, Mặt trận giải phóng Khơme Crôm, Mặt trận Chămpa để tiếp tục chống
phá cách mạng Việt Nam.
2.3.2. Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt
Nam của các thế lực thù địch
Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của
các thế lực thù địch rất thâm độc, tinh vi, xảo trá, đê tiện dễ làm cho người ta tin và
làm theo. Chúng thường sử dụng chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ”, “tự do”; những
vấn đề lịch sử để lại; những đặc điểm văn hóa, tâm lí của đồng bào các dân tộc, các tôn
giáo; những khó khăn trong đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc, các tôn giáo ;
những thiếu sót trong thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, chính sách dân tộc, tôn
giáo của Đảng, Nhà nước ta để chống phá cách mạng Việt Nam.
Thủ đoạn đó được biểu hiện cụ thể ở các dạng sau:
Một là, chúng tìm mọi cách xuyên tạc Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, mà trực tiếp là quan điểm, chính
sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Chúng lợi dụng những thiếu sót, sai lầm
trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo để gây mâu thuẫn, tạo cớ can thiệp vào
công việc nội bộ của Việt Nam.
26
Hai là, chúng lợi dụng những vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tư tưởng
dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, li khai; kích động, chia rẽ quan hệ lương - giáo và
giữa các tôn giáo hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ba là, chúng tập trung phá hoại các cơ sở kinh tế - xã hội; mua chuộc, lôi kéo,
ép buộc đồng bào các dân tộc, tôn giáo chống đối chính quyền, vượt biên trái phép,
gây mất ổn chính trị - xã hội, bạo loạn, tạo các điểm nóng để vu khống Việt Nam, đàn
áp các dân tộc, các tôn giáo vi phạm dân chủ, nhân quyền để cô lập, làm suy yếu cách
mạng Việt Nam.
Bốn là, chúng tìm mọi cách để xây dựng, nuôi dưỡng các tổ chức phản động
người Việt Nam ở nước ngoài; tập hợp, tài trợ, chỉ đạo lực lượng phản động trong các
dân tộc, các tôn giáo ở trong nước hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam như:
truyền đạo trái phép để “tôn giáo hóa” các vùng dân tộc, lôi kéo, tranh giành đồng bào
dân tộc, gây đối trọng với Đảng, chính quyền. Điển hình là các vụ bạo loạn ở Tây
Nguyên năm 2001, 2004, việc truyền đạo Tin Lành trái phép về các vùng dân tộc thiểu
số Tây Bắc, Tây Nguyên, vụ 178 Nguyễn Lương Bằng; 42 Nhà Chung Hà Nội...
Âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt
Nam của các thế lực thù địch rất nham hiểm. Tuy nhiên, âm mưu thủ đoạn đó của
chúng có thực hiện được hay không thì không phụ thuộc hoàn toàn vào chúng, mà chủ
yếu phụ thuộc vào tinh thần cảnh giác, khả năng ngăn chặn, sự chủ động tiến công của
chúng ta.
2.3.3. Giải pháp đấu tranh phòng, chống sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo
chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.
Để vô hiệu hóa sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam của các thế lực
thù địch thì giải pháp chung cơ bản nhất là thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế -
xã hội mà trực tiếp là chính sách dân tộc, tôn giáo, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân các dân tộc, các tôn giáo, củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hiện nay cần tập trung vào những giải pháp cơ bản,
cụ thể sau:
Một là, ra sức tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo
của Đảng, Nhà nước; về âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống
phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
Đây là giải pháp đầu tiên, rất quan trọng. Chỉ trên cơ sở nâng cao nhận thức, tư tưởng
của cả hệ thống chính trị, của toàn dân mà trực tiếp là của đồng bào các dân tộc, tôn
giáo về các nội dung trên, thì chúng ta mới thực hiện tốt chính sách dân tộc tôn giáo,
vô hiệu hóa được sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch.
Nội dung tuyên truyền giáo dục phải mang tính toàn diện, tổng hợp. Hiện nay
cần tập trung vào phổ biến sâu rộng các chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã
hội vùng dân tộc, tôn giáo, chính sách dân tộc, tôn giáo cho đồng bào các dân tộc, các
tôn giáo. Phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước,
khơi dậy lòng tự tôn tự hào dân tộc, truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thường xuyên tuyên truyền và giáo dục
để đồng bào hiểu rõ âm mưu thủ đoạn chia rẽ dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù
địch, để đồng bào đề cao cảnh giác không bị chúng lừa gạt lôi kéo lợi dụng. Vận động
đồng bào các dân tộc, tôn giáo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, thực hiện đúng
chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo.

27
Hai là, tăng cường xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững
ổn định chính trị - xã hội. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao
nội lực, tạo nên sức đề kháng trước mọi âm mưu thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù. Cần
tuân thủ những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải dựa trên
nền tảng khối liên minh công – nông – trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện
đại đoàn kết phải rộng rãi, lâu dài. Mở rộng, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân
dân, nâng cao vai trò của mặt trận và các đoàn thẻ nhân dân. Kiên quyết đấu tranh loại
trừ nguy cơ phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Riêng đối với vấn đề dân tộc, tôn giáo, trước tiên cần phải thực hiện tốt chính
sách dân tộc, tôn giáo. Thực hiện bình đẳng đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau giữa các
dân tộc, các tôn giáo. Chống kì thị chia rẽ dân tộc, tôn giáo, chống tư tưởng dân tộc
lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ti mặc cảm dân tộc, tôn giáo. Chủ động giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các vùng dân tộc, tôn giáo, bảo vệ chủ
quyền an ninh quốc gia. Đây là tiền đề quan trọng để vô hiệu hóa sự chống phá của kẻ
thù.
Ba là, chăm lo nâng cao đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc,
các tôn giáo. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng, xét đến cùng có ý
nghĩa nền tảng để vô hiệu hóa sự lợi dụng của kẻ thù. Khi đời sống vật chất, tinh thần
được nâng cao, đồng bào sẽ đoàn kết, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, thực hiện tốt
quyền lợi, nghĩa vụ công dân thì không kẻ thù nào có thể lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo để chống phá cách mạng Việt Nam.
Bởi vậy, phải đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả các chương trình, dự án ưu tiên
phát triển kinh tế - xã hội miền núi vùng dân tộc, vùng tôn giáo, tạo mọi điều kiện giúp
đỡ đồng bào các dân tộc, các tôn giáo nhanh chóng xóa đói giảm nghèo nâng cao dân
trí, sức khỏe, bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc. Khắc phục sự chênh lệch về phát
triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, các tôn giáo; sự kì thị, chia rẽ dân tộc, tôn giáo.
Thực hiện bình đẳng đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo phải bằng những hành động
thiết thực cụ thể như: ưu tiên đầu tư sức lực tiền của giúp đồng bào phát triển sản xuất.
Bốn là, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị; của những người có uy tín
trong các dân tộc, tôn giáo tham gia vào phòng chống sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch. Tích cực xây dựng hệ
thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc, vùng tôn giáo. Thực hiện chính sách ưu tiên
trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ cả cán bộ lãnh đạo quản lí và cán bộ
chuyên môn kĩ thuật, giáo viên là người dân tộc thiểu số, và người tôn giáo. Bởi đây là
đội ngũ cán bộ sở tại có rất nhiều lợi thế trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo.
Đổi mới công tác dân vận vùng dân tộc, tôn giáo theo phương châm: chân thành, tích
cực, thận trọng, kiên trì, vững chắc; sử dụng nhiều phương pháp phù hợp với đặc thù
từng dân tộc, từng tôn giáo.
Năm là, chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng làm thất bại mọi âm mưu thủ
đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch; kịp thời giải
quyết tốt các điểm nóng. Cần thường xuyên vạch trần bộ mặt phản động của kẻ thù để
nhân dân nhận rõ và không bị lừa bịp. Đồng thời, vận động, bảo vệ đồng bào các dân
tộc, tôn giáo để đồng bào tự vạch mặt bọn xấu cùng những thủ đoạn xảo trá của bọn
chúng. Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh
này.

28
Kịp thời chủ động giải quyết tốt các điểm nóng liên quan đến vấn đề dân tộc,
tôn giáo. Chủ động, kịp thời phát hiện, dập tắt mọi âm mưu, hành động lợi dụng vấn
đề dân tộc, tôn giáo kích động lôi kéo đồng bào gây bạo loạn. Khi xuất hiện điểm
nóng, cần tìm rõ nguyên nhân, biện pháp giải quyết kịp thời, không để lan rộng, không
để kẻ thù lấy cớ can thiệp; xử lí nghiêm minh theo pháp luật những kẻ cầm đầu, ngoan
cố chống phá cách mạng. Đồng thời, kiên trì thuyết phục vận động những người nhẹ
dạ, cả tin nghe theo kẻ xấu quay về với cộng đồng; đối xử khoan hồng, độ lượng, bình
đẳng với những người lầm lỗi đó ăn năn hối cải, phục thiện.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết vấn đề dân tộc?
2. Âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng
Việt Nam của các thế lực thù địch.
3. Những giải pháp cơ bản đấu tranh phòng chống sự lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.

29
Chương 3
PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

3.1. Nhận thức chung đối với vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
3.1.1. Khái niệm, vai trò và thực trạng của môi trường hiện nay
3.1.1.1. Khái niệm môi trường:
Tại khoản 1, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020 quy
định: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết
với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại,
phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên”1.
3.1.1.2. Vai trò của môi trường đối với con người
Để đảm bảo sự sống của con người thì môi trường là yếu tố đầu tiên và quan
trọng bậc nhất, bởi lẽ:
Thứ nhất, môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời
sống và sản xuất của con người. Rất dễ dàng nhận thấy mọi ngành sản xuất đều gắn
với các tài nguyên của người mẹ thiên nhiên như:
+ Trồng lúa cần có đất nông nghiệp, ngành xây dựng cần vật liệu xây dựng thô
như đất, đá và các vật liệu xây dựng qua chế biến như xi măng, sắt, thép...;
+ Rừng tự nhiên phục vụ chức năng cung cấp nước, gỗ, bảo vệ sự đa dạng sinh
học và thông qua đó cải thiện môi trường chung của hệ sinh thái;
+ Biển cung cấp các nguồn hải sản, nước... phục vụ nhu cầu sinh tồn của con
người....
+ Động vật và thực vật cung cấp nguồn lương thực dồi dào trực tiếp phục vụ
đời sống của con người.
+ Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió... là nguồn cung cấp điện năng,
sự sống trực tiếp cho con người.
Do vậy, có thể thấy rằng con người phụ thuộc trực tiếp và gián tiếp vào môi
trường. Không có môi trường sẽ không có sự sống của con người.
Thứ hai, môi trường cũng chính là nơi chứa đựng các chất phế thải do con
người tạo ra.
Trong quá trình sinh sống, con người gần như đảo thải tất cả các chất rác thải,
phế thải vào môi trường. Các chất này dưới tác động của các vi sinh vật sẽ phân hủy,
biến đổi theo các quá trình sinh địa hóa rất phức tạp khác nhau. Qua các quá trình biến
đổi tự nhiên các chất thải có thể tái sử dụng dưới các dạng thức khác nhau và một phần
tạo thành các độc tố gây hại cho môi trường sống.
Thứ ba, môi trường giữ chức năng lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con
người.
Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con
người. Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:
- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất
và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
11
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020), Luật bảo vệ môi trường.

30
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo
động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng
sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến
tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa...
- Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các
hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng
ngoạn và phát triển văn hoá.
Thứ tư, bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống
của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon
trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng
mặt trời.
Thực trạng môi trường hiện nay đang bị làm bẩn nghiêm trọng. Điều này gây ra
những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái cũng như sức khỏe của con
người. Nếu tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục kéo dài thì sẽ vô cùng nguy hiểm.
3.1.1.3. Thực trạng vấn đề môi trường hiện nay ở Việt Nam
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay cũng đã tác động rất lớn đến
sức khỏe của con người, đến hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, văn
hóa xã hội của đất nước… Cụ thể nó tác động lên 3 linh vực môi trường đó là:
- Ô nhiễm môi trường đất
- Ô nhiễm môi trường nước
- Ô nhiễm môi trường không khí
3.1.2. Vai trò và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
3.1.2.1. Vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường
Pháp luật có vai trò rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Môi
trường bị hủy hoại chủ yếu là do sự “tác động quá mức” của con người đối với các
thành phần cấu tạo nên môi trường tự nhiên. Chính con người trong quá trình khai thác
các yếu tố (thành phần) của môi trường đã làm mất sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm,
suy thoái thậm chí hủy hoại môi trường. Vì vậy, muốn bảo vệ môi trường trước hết
phải tác động đến con người bằng những chế tài nhất định. Pháp luật với tư cách là hệ
thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn
trong việc bảo vệ môi trường. Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường được thể
hiện qua những khía cạnh sau:
- Pháp luật quy định những quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai
thác và sử dụng các yếu tố (thành phần) của môi trường.
Môi trường vừa là điều kiện sống, vừa là đối tượng tác động hàng ngày của con
người. Sự tác động đó làm thay đổi rất nhiều hiện trạng của môi trường theo chiều
hướng làm suy thoái môi trường, chính vì lý do đó mà con người cần phải có ý thức
trách nhiệm trong việc khai thác, sử dụng các yếu tố (thành phần) của môi trường có
tính định hướng. Pháp luật với tư cách là công cụ điều tiết các hành vi của các thành
viên trong xã hội có tác dụng rất to lớn trong việc định hướng quá trình khai thác và sử
dụng môi trường. Các chế định hay điều luật cụ thể quy định những quy tắc xử sự
buộc mỗi cá nhân, tổ chức phải tuân theo những quy định đó.
- Pháp luật xây dựng hệ thống các quy chuẩn môi trường, tiêu chuẩn môi
trường để bảo vệ môi trường.
31
Các quy chuẩn môi trường, tiêu chuẩn môi trường này thực chất là những quy
chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật (dựa trên các thông số môi trường cụ thể đất, nước, không
khí,…) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành bằng các văn bản pháp lý nên
chúng trở thành tiêu chuẩn pháp lý (có tính bắt buộc áp dụng) mà các cá nhân, tổ chức
trong xã hội phải tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố (thành phần)
của môi trường. Các quy chuẩn môi trường, tiêu chuẩn môi trường là cơ sở pháp lý
cho việc xác định có vi phạm pháp luật về môi trường hay không, đồng thời cũng là cơ
sở cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính đối với những
hành vi vi phạm cụ thể về môi trường.
- Pháp luật quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính, dân sự buộc các
cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đòi hòi pháp luật trong việc khai
thác, sử dụng các yếu tố của môi trường.
Việc xây dựng và đưa ra các tiêu chuẩn để định hướng quá trình khai thác, sử
dụng các thành phần của môi trường có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế
không phải tất cả các quy tắc, các tiêu chuẩn được quy định đều được tuân thủ một
cách nghiêm túc và triệt để. Quá trình tham gia khai thác, sử dụng các thành phần của
môi trường, con người thường có xu hướng vi phạm vào các tiêu chuẩn đó ở các mức
độ khác nhau, tùy theo tính chất mức độ nhưng có xu hướng ngày càng đa dạng về
hành vi, nghiêm trọng về hậu quả tác hại, nếu ở đó có sự hiện diện mâu thuẫn giữa nhu
cầu bức bách của cuộc sống và yêu cầu bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, bằng các chế tài hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế… pháp luật đã
tác động đến những hành vi vi phạm. Các chế tài này hoặc cách ly những kẻ vi phạm
nguy hiểm ra khỏi đời sống xã hội (tội phạm) hoặc bị áp dụng những hậu quả vật chất,
tinh thần đối với họ. Những chế tài này được sử dụng trong lĩnh vực BVMT vừa có tác
dụng ngăn chặn các hành vi vi phạm vừa có tác dụng giáo dục công dân tôn trọng pháp
luật BVMT.
- Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân tham gia bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường là một công việc rất khó khăn và phức tạp, các thành phần
của môi trường rất phức tạp, có kết cấu đa dạng và phạm vi rộng mà một cơ quan, tổ
chức hay cá nhân không thể bảo vệ hoặc kiểm soát được mà đòi hỏi phải có một hệ
thống các cơ quan thích hợp. Pháp luật có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt
động hiệu quả cho các tổ chức bảo vệ môi trường. Cụ thể là thông qua pháp luật, nhà
nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức trong công tác bảo vệ
môi trường.
- Giải quyết các tranh chấp liên quan đến bảo vệ môi trường.
Trong quá trình khai thác, sử dụng các thành phần của môi trường thì giữa các
cá nhân, tổ chức có thể xảy ra những tranh chấp. Các tranh chấp đó có thể là giữa cá
nhân với cá nhân, cá nhân với doanh nghiệp; giữa cá nhân, doanh nghiệp với nhà
nước… và pháp luật với tư cách là “hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự”
sẽ giải quyết các tranh chấp đó trên cơ sở những quy định đã được ban hành.
3.1.2.2. Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Pháp luật về tổ chức, quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường
+ Hiến pháp (1980, 1992, 2013) quy định về công tác bảo vệ môi trường
+ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020), Luật bảo vệ môi
trường.
32
+ Luật, Pháp lệnh quy định về bảo vệ môi trường
+ Nghị định, Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
+ Các văn bản hướng dẫn của các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các
cấp về công tác bảo vệ môi trường
- Pháp luật xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
+ Xử lý hình sự
+ Xử lý vi phạm hành chính
+ Xử lý trách nhiệm dân sự trong bảo vệ môi trường
3.1.3. Khái niệm, dấu hiệu của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
3.1.3.1. Khái niệm
Vi phạm pháp luật về môi trường là một loại vi phạm pháp luật nói chung. Hiện
nay có nhiều quan điểm, góc độ tiếp cận khác nhau của các nhà khoa học khi nghiên
cứu vi phạm pháp luật về môi trường. Tuy nhiên, dưới góc độ tội phạm học và phòng
ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường được tiếp cận bao gồm cả tội
phạm về môi trường và vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Theo đó:
Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về bảo vệ
môi trường, xâm phạm đến các thành phần của môi trường làm thay đổi trạng thái, tính
chất của môi trường gây ảnh hưởng xấu tới sự tồn tại, phát triển con người và sinh vật,
mà theo quy định phải bị xử lý hình sự 1.
Như vậy, tội phạm về môi trường trước hết phải là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, có tác động tiêu cực và gây tổn hại ở mức độ đáng kể đến các yếu tố của môi
trường, tài nguyên gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài
sản của con người, đến sự sống của động vật, thực vật sống trong môi trường đó.
Tiếp theo, tội phạm về môi trường phải xâm hại đến các quan hệ được luật hình
sự bảo vệ. Đó là sự trong sạch, tính tự nhiên của các thành phần môi trường, sự cân
bằng sinh thái, tính đa dạng sinh học,… tạo nên điều kiện sống, tồn tại và phát triển
của con người và sinh vật.
Ngoài ra, để phân biệt tội phạm về môi trường với các loại tội phạm khác cần
dựa vào yếu tố môi trường. Sự khác biệt đó thể hiện, tội phạm về môi trường tác động
đến các thành phần của môi trường dẫn đến làm thay đổi trạng thái, tính chất của môi
trường hoặc xâm phạm đến quyền con người được sống trong môi trường trong lành.
3.1.3.2. Dấu hiệu vi phạm pháp luật về môi trường
- Dấu hiệu pháp lý của tội phạm về môi trường
Tội phạm về môi trường được quy định tại Chương 19 - Bộ luật Hình sự 2015
(sửa đổi, bổ sung 2017) bao gồm 12 tội danh được quy định từ Điều 235 đến điều 246.
Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm về môi trường được thể hiện dưới 4 yếu
tố cấu thành tội phạm sau đây:
+ Khách thể của tội phạm
Khách thể của các tội phạm về môi trường là sự xâm phạm vào các quy định
của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường, xâm phạm vào sự trong sạch, tính tự
nhiên của môi trường thiên nhiên vượt quá mức giới hạn cho phép, xâm phạm vào sự

11
Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Môi trường (tái bản lần thứ 4), Hà Nội.
33
ổn định của môi trường sống gây ảnh hưởng hoặc làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ
của con người và các loài sinh vật.
Đối tượng tác động của các tội phạm về môi trường chủ yếu là các thành phần
môi trường như đất, nước, không khí, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên
nhiên, các loài động vật, thực vật sống trong môi trường tự nhiên. Ngoài ra trong một
số tội danh, đối tượng tác động của tội phạm về môi trường còn trực tiếp xâm phạm
đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản như ‘‘Điều 237,
Điều 238 BLHS hiện hành”1
+ Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của các tội phạm về môi trường được thể hiện bởi những hành
vi nguy hiểm cho xã hội, được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Hầu hết các tội phạm về môi trường có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất.
Mặt khách quan của tội phạm về môi trường được thể hiện dưới các nhóm hành
vi cụ thể sau:
Nhóm các hành vi gây ô nhiễm môi trường (quy định tại các điều 235, 236, 237,
239 - Bộ luật Hình sự hiện hành): đây là các hành vi chôn, lấp, đổ, thải, xả thải trái
pháp luật các chất thải ra môi trường (đất, nước, không khí,…), cho phép chôn, lấp,
đổ, thải trái quy định của pháp luật về chất thải nguy hại, vi phạm quy định về phòng
ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam.
Nhóm các hành vi hủy hoại tài nguyên, môi trường (quy định tại các điều 238,
242, 243, 244, 245, 246 - Bộ luật hình sự hiện hành), bao gồm các hành vi:
Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng,
chống thiên tai, vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238), bao gồm các
hành vi: Xây nhà, công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê
điều, công trình phòng, chống thiên tai. Làm hư hỏng công trình thủy lợi, đê điều,
công trình phòng, chống thiên tai, công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc,
giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do
nước gây ra. Khoan, đào thăm dò, khảo sát, khai thác đất, đá, cát sỏi, khoáng sản, nước
dưới đất trái phép. Sử dụng chất nổ, gây nổ, gây cháy trong phạm vi bảo vệ công trình
thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai, công trình bảo vệ, khai thác, sử
dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu
quả tác hại do nước gây ra, trừ trường hợp có giấy phép hoặc trường hợp khẩn cấp do
luật định. Vận hành hồ chứa nước không đúng quy trình vận hành hồ chứa, quy trình
vận hành liên hồ chứa, vận hành công trình phân lũ, làm chậm lũ không đúng với quy
trình, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo quyết định
của người có thẩm quyền.
Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242), bao gồm các hành vi:
Sử dụng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện, ngư
cụ khác bị cấm để khai thác thuỷ sản hoặc làm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản.
Dùng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác, để khai thác thuỷ sản là hành vi
dùng các loại bom, mìn, thủ pháo, bộc phá, lựu đạn, thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột,
các chất hoá học vô cơ và hữu cơ để đánh bắt các loại thuỷ sản dưới nước như: dùng
mìn ném xuống biển làm cho cá chết, dùng thuốc trừ sâu đổ xuống sông làm cho cá
chết. Dùng dòng điện để khai thác thuỷ sản dùng dòng điện chạy qua nước để thủy sản
11
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Bộ luật hình sự (Sửa đổi năm 2017)

34
bị điện giật chết như: dùng bình ắc quy cho dòng điện chạy qua nước làm cho cá bị
điện giật chết, câu móc điện và cho dòng điện chạy qua nước để cá hoặc các loài thuỷ
sản bị điện giật chết. Khi dùng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác hoặc dùng điện để
đánh bắt thuỷ sản thường làm cho thủy sản chết hàng loạt không phân biệt loài nào,
lớn hay bé, có thể có loài nặng hàng chục ki-lô-gam, có loài chỉ nhỏ như con tép không
chỉ huỷ diệt nguồn thuỷ sản mà còn huỷ hoại cả môi trường thuỷ sản. Dùng các
phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thuỷ sản tuy không gây ra sự huỷ diệt như
dùng chất độc, chất nổ nhưng cũng gây tác hại lớn đối với nguồn lợi thuỷ sản như:
Nhà nước quy định chỉ được dùng lưới có mắt lưới 20cm x 20cm để đánh bắt cá ngoài
khơi nhưng ngư dân đã dùng lưới vét (loại lưới có mắt nhỏ) để đánh bắt cả loài thuỷ
sản nhỏ bé.
Khai thác thuỷ sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc
vào thời gian khác mà pháp luật cấm. (Để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Nhà nước quy
định một số khu vực cấm khai thác, cấm khai thác trong mùa sinh sản của một loài
thuỷ sản hoặc cấm khai thác vào những thời gian nhất định. Nếu đã có lệnh cấm và
biết đã bị cấm mà vẫn khai thác là vi phạm). Khai thác các loài thuỷ sản quý hiếm bị
cấm theo quy định của Chính phủ (Cùng với các động vật quý hiếm bị cấm săn bắt,
Nhà nước cũng quy định một số loài thuỷ sản không được khai thác vì đó là các loài
thủy sản quý hiếm nằm trong danh mục cấm). Các loài thủy sản quý hiếm bị cấm khai
thác do Chính phủ quy định ban hành kèm theo danh mục, nếu thuỷ sản mà ngư dân
đánh bắt được ngoài biển là loài hiếm chưa thấy bao giờ nhưng Chính phủ chưa quy
định đó là loài thủy sản quý hiếm bị cấm khai thác thì cũng không vi phạm.
Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thuỷ sản quý hiếm được bảo vệ theo quy định
của Chính phủ. (Bảo vệ nơi cư ngụ của các loài thủy sản quý hiếm cũng chính là bảo
đảm cho loài thuỷ sản quý hiếm có điều kiện tồn tại và phát triển, phá hoại nơi cư ngụ
của các loài thuỷ sản này cũng chính là hành vi huỷ hoại nguồn thủy sản). Vi phạm các
quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Vi phạm các quy định khác về bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản là ngoài hành vi sử dụng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác, dòng
điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thuỷ sản hoặc làm huỷ
hoại nguồn lợi thuỷ sản, khai thác thuỷ sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của
một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm, khai thác các loài thuỷ sản quý
hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ và phá hoại nơi cư ngụ của các loài thuỷ sản
quý hiếm được bảo vệ theo quy định của Chính phủ, thì bất cứ hành vi nào khác mà
huỷ hoại nguồn lợi thủy sản đều bị coi là hành vi phạm tội này).
Tội hủy hoại rừng (Điều 243), bao gồm các hành vi: Đốt rừng là dùng lửa hoặc
các hoá chất phát lửa làm cho rừng bị cháy, có thể cháy toàn bộ hoặc chỉ cháy một
phần. Hành vi đốt rừng làm rẫy của đồng bào ở vùng cao nếu được chính quyền cho
phép thì không coi là huỷ hoại rừng. Tuy nhiên, việc đốt rừng làm rẫy cho đến nay hầu
như không được phép. Phá rừng là chặt phá cây trong rừng hoặc khai thác tài nguyên
của rừng không được các cơ quan Nhà nước có  thẩm quyền cho phép như: khai thác
gỗ, khai thác các lâm sản trái phép v.v…. Hành vi khác hủy hoại rừng là ngoài hai
hành vi đốt rừng và phá rừng trái phép thì bất cứ hành vi nào làm cho rừng bị tàn phá
đều là hủy hoại rừng như: Dùng hoá chất độc phun hoặc rải xuống đất làm cho cây
rừng bị chết khô, thả gia súc vào rừng mới trồng để gia súc phá hoại cây rừng v.v…
Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244): Cá
nhân hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một hoặc một số hành vi sau đây:
Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh
35
mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Săn bắt động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm là dùng các loại vũ
khí hoặc phương tiện khác để bắt sống hoặc có thể bắn chết.
Giết là làm cho động vật nguy cấp, quý, hiếm hoang dã quý hiếm chết sau khi
đã bắt được.
Nuôi, nhốt là việc đưa (mang) động vật nguy cấp, quý, hiếm còn sống đem đi
giam cầm, nhốt giữ hoặc chăm nuôi mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép
hoặc cho phép nuôi, nhốt.
Vận chuyển động vật nguy cấp, quý, hiếm là hành vi dịch chuyển động vật
hoang dã quý hiếm từ này sang nơi khác bằng bất cứ phương tiện gì, không bao gồm
hành vi buôn bán, nếu người buôn bán động vật hoang dã quý hiếm đồng thời vận
chuyển động vật đó thì chỉ coi là buôn bán.
Buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý, hiếm là mua để bán động vật hoang
dã quý hiếm nhằm thu lợi nhuận. Nếu săn bắt được động vật hoang dã quý hiếm rồi
bán lại cho người khác thì không coi là buôn bán.
Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách
rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này.
Tàng trữ là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách
rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam, sừng tê giác có khối
lượng từ 0,05 kilôgam đến dưới 01 kilôgam.
Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh
mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc phụ lục I Công
ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không
thuộc loài quy định tại Điểm a khoản này với số lượng từ 03 đến 07 cá thể lớp thú, từ
07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 đến 15 cá thể động vật lớp khác.
Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể không thể tách rời sự
sống của từ 03 đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10
đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại Điểm c khoản này.
Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của động
vật có số lượng dưới mức quy định tại các Điểm c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này hoặc đã bị kết
án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Nhóm các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm (quy định tại các điều 240,
241- Bộ luật Hình sự hiện hành): bao gồm các hành vi cụ thể như làm lây lan dịch
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người là hành vi đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi
vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác
có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, đưa vào hoặc cho phép đưa
vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm
bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người hoặc có hành
vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. (Dịch bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm cho người là những bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng từ người này sang
người khác tại cộng đồng dân cư và được thể hiện qua các triệu chứng như gây chết
người nhanh chóng hoặc chết người hàng loạt hoặc những căn bệnh có khả năng gây
tổn hại nặng cho sức khỏe người bị nhiễm bệnh hay khó chữa trị như các bệnh dịch,
36
cúm, lao, bệnh lở mồm long móng, dịch tai xanh,...). Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm
cho động vật, thực vật là hành vi đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu
thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm
bệnh hoặc mang mầm bệnh, đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực
vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện
các quy định của pháp luật về kiểm dịch, hoặc có hành vi khác làm lây lan dịch bệnh
nguy hiểm cho động vật, thực vật.
+ Chủ thể của tội phạm:
Về cá nhân, đa số các tội phạm về môi trường được thực hiện bởi chủ thể là bất
kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo qui định của Bộ
luật Hình sự. Bên cạnh đó cũng có tội phạm được thực hiện bởi chủ thể đặc biệt là
người có chức vụ quyền hạn.
Về pháp nhân thương mại phải đảm bảo các quy định: được thành lập hợp pháp
theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan, có cơ cấu tổ chức theo quy
định của Bộ luật Dân sự, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một
cách độc lập, có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các
thành viên. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều
kiện: Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại, hành vi
phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại, hành vi phạm tội được
thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại, chưa
hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Bộ luật Hình sự.
+ Mặt chủ quan của tội phạm:
Các tội phạm về môi trường được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý.
Hầu hết tội phạm về môi trường thực hiện hành vi phạm tội dưới hình thức lỗi cố ý. Có
nghĩa là chủ thể thực hiện tội phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hội và sẽ gây ra hậu quả nhất định cho xã hội, nhưng vẫn thực hiện hành vi. Động
cơ, mục đích phạm tội đa dạng, nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành
tội phạm của các tội phạm về môi trường.
- Dấu hiệu của vi phạm hành chính về môi trường
+ Về chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính:
Bao gồm các cá nhân hoặc tổ chức có đủ điều kiện về chủ thể.
Đối với cá nhân, người vi phạm phải có khả năng nhận thức và điều khiển hành
vi, đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật.
Đối với tổ chức vi phạm phải có tư cách pháp nhân, nghĩa là các tổ chức này
được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ
chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập đó, đồng thời được nhân danh
mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
+ Về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Hành vi vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá
tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường.
Hành vi gây ô nhiễm môi trường; hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất

37
thải.
Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu
máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế
liệu, chế phẩm sinh học.
Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và
khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm,
suy thoái, sự cố môi trường.
Hành vi vi phạm về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững
hệ sinh thái tự nhiên.
Hành vi vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh
vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền.
Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, kiểm tra, phối hợp thanh tra, xử
phạt vi phạm hành chính.
Các vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường.
+ Hình thức lỗi: Các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm bởi lỗi cố ý hoặc vô ý.
Tuy nhiên, vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường chủ yếu được thực hiện dưới
hình thức lỗi cố ý. Các tổ chức, cá nhân nhận thức được hành vi của mình xâm phạm
đến môi trường nhưng vẫn cố ý thực hiện.
+ Hình thức xử lý: Hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường sẽ bị xử
lý theo quy định của pháp luật hành chính bao gồm phạt tiền, cảnh cáo, tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính khác.
3.1.4. Nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về môi trường
3.1.4.1. Nguyên nhân, điều kiện khách quan
Sự phát triển “quá nhanh” và “nóng” của kinh tế - xã hội không tính đến yếu tố
bảo vệ môi trường của các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội là một trong những
nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm môi trường và là mảnh đất tốt để tội
phạm môi trường phát triển.
- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách ưu đãi để
phát triển kinh tế mà không quan tâm đến bảo vệ môi trường.
Đất nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại
nhằm thu hút đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi, nhập khẩu máy móc, phương tiện,
thiết bị phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng công tác kiểm tra, kiểm soát và
quản lý xuất nhập khẩu chưa chặt chẽ để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật về môi trường.
Việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện phát triển cho các ngành
công nghiệp, khai thác khoáng sản, xuất nhập khẩu, sản xuất hàng hóa sẽ có điều kiện
phát triển, song cũng sẽ phải đối mặt với một thách thức đó là các hành vi gây ô
nhiễm, huỷ hoại môi trường, khai thác cạn kiệt tài nguyên môi trường, vi phạm các chế
38
độ về BVMT, đặc biệt đối với các hành vi vận chuyển chất thải nguy hại, phóng xạ trái
phép qua biên giới, xả thải không qua xử lý ra môi trường… với tính chất, mức độ
ngày càng phức tạp và đa dạng. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ lợi dụng những hạn
chế trong công tác quản lý môi trường, sơ hở của pháp luật, thiếu kinh nghiệm, non
kém về kiến thức khoa học - kỹ thuật hoặc lợi dụng những cán bộ thoái hóa biến chất
ký cấp phép các dự án mà không chú trọng các cam kết bảo vệ môi trường.
- Áp lực tăng trưởng kinh tế, các cơ quan ở địa phương mới chỉ quan tâm đến
lợi ích kinh tế trước mắt, chưa chú trọng đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường,
thậm chí nhận thức không đầy đủ về công tác BVMT đã kêu gọi đầu tư dàn trải, cấp
phép kinh doanh ồ ạt, không quan tâm đến việc thẩm định ảnh hưởng của các dự án
đối với môi trường. Bên cạnh đó, việc giải quyết “mâu thuẫn” giữa phát triển tăng
trưởng kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, an sinh xã hội với công tác BVMT là một
“bài toán” hết sức nan giải chưa thể giải quyết một sớm một chiều đối với nhiều cấp,
nhiều ngành.
- Công tác quản lý nhà nước về môi trường:
Việc phân định chức năng quản lý nhà nước và phân công trách nhiệm giữa các
Bộ, ban ngành trong công tác bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ các thành phần môi
trường nói riêng còn chồng chéo, trùng dẫm về chức năng nhiệm vụ hoặc mỗi một Bộ
lại quản lý một khâu, một hoạt động nên việc thống nhất quản lý xuyên suốt có sơ hở,
để cho các đối tượng lợi dụng thực hiện tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường.
Một số bất cập công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường:
+ Quản lý nhà nước đối với nước thải.
+ Quản lý nhà nước đối với chất thải rắn.
+ Quản lý nhà nước đối với môi trường không khí.
+ Thẩm định công nghệ môi trường.
+ Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường.
- Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường còn thiếu và chưa đồng bộ.
Văn bản pháp luật về môi trường hiện nay đang trong giai đoạn xây dựng, bổ
sung và hoàn thiện. Hệ thống các văn bản pháp luật về môi trường hiện nay “vừa thiếu
lại vừa thừa”. Thiếu những văn bản pháp quy mang tính thống nhất và có hiệu lực cao.
Nhiều văn bản pháp luật còn chồng chéo, trùng dẫm. Trong khi đó, thiếu các thông tư
hướng dẫn thực hiện dẫn đến khó khăn cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ.
3.1.4.2. Nguyên nhân, điều kiện chủ quan
- Nhận thức của một số bộ phận các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường chưa cao, ý thức BVMT của các cơ quan, doanh nghiệp và công dân còn kém,
chưa tự giác, vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm chú trọng đúng mức.
Chính quyền các cấp, các ngành chỉ chú trọng phát triển kinh tế chưa coi trọng công
tác bảo vệ môi trường, thực hiện các biện pháp thu hút đầu tư, cấp phép dự án nhưng
chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường, đầu tư hệ thống hạ
tầng đảm bảo cho công tác xử lý chất thải, rác thải.
- Các cơ quan chức năng chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong phòng,
chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đây là những thiếu sót thuộc về chủ quan của các ngành, các cấp trong toàn xã
hội dẫn đến vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có điều kiện còn tồn tại và phát
triển.

39
+ Trước hết đó là những tồn tại, thiếu sót của lực lượng trực tiếp phòng, chống
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đội ngũ cán bộ chiến sĩ trực tiếp đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường còn thiếu, chưa đủ biên chế ở các cấp công an, dẫn đến công tác
quản lý địa bàn, quản lý đối tượng có điều kiện, khả năng phạm tội về môi trường còn
có những thiếu sót, bất cập, một số địa bàn còn bỏ trống, đối tượng đi đâu, làm gì chưa
nắm bắt. Vì vậy, dẫn đến các hành vi vi phạm hành chính về môi trường ngay từ ban
đầu còn chưa kịp thời phát hiện, giải quyết triệt để đã trở thành tội phạm.
Bên cạnh đó, một số cán bộ trong lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống
còn yếu về năng lực nghiệp vụ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác
phòng, chống tội phạm môi trường thời kỳ hội nhập, thời kỳ CNH - HĐH. Phần lớn
cán bộ trong lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống còn thiếu các kiến thức
chuyên sâu về môi trường, đặc biệt là trong các lĩnh vực quản lý môi trường, công
nghệ môi trường, xử lý chất thải. Một số được tuyển dụng từ ngành ngoài vào có kiến
thức về môi trường song lại hạn chế về năng lực nghiệp vụ, dẫn đến những bất cập
trong phát hiện, xử lý các hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật về môi trường.
Công tác quản lý địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, quản lý đối tượng có biểu hiện
vi phạm pháp luật về môi trường của lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống còn
chưa tốt. Các đối tượng có biểu hiện vi phạm pháp luật về môi trường còn có điều kiện
để lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm.
Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống
còn chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn của công tác đấu tranh đòi hỏi như về
kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ phương tiện công tác cùng các điều
kiện làm việc chưa được đảm bảo... đây là các điều kiện yếu tố có tác động trực tiếp
đến sự tồn tại, phát sinh, phát triển của các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường
trong giai đoạn hiện nay.
+ Các cơ quan chức năng có liên quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm,
vi phạm pháp luật về môi trường như: Bộ Tài nguyên & Môi trường, Hải quan, Kiểm
lâm, quản lý thị trường, Thanh tra của ngành y tế, xây dựng,... còn chưa làm hết chức
năng của mình trong phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về môi
trường, còn cho đó là nhiệm vụ của cơ quan công an, chưa phát huy hết trách nhiệm
của mình trong phòng, chống vi phạm pháp luật về môi trường.
+ Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong phòng, chống tội phạm về môi trường
còn chưa tốt, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, việc phối hợp
chặt chẽ giữa các lực lượng chưa đồng bộ, chưa thường xuyên.
Những tồn tại, thiếu sót nêu trên của các cơ quan chức năng là những điều kiện
thuận lợi cho tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường tồn tại và phát triển. Do đó,
cần chăm lo xây dựng lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp
luật về môi trường vững mạnh, giỏi về pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn,
có mối quan hệ chặt chẽ với các lực lượng có liên quan sẽ có ý nghĩa quan trọng trong
công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn tội phạm, vi phạm pháp luật khác về môi
trường, góp phần quan trọng vào công tác đảm bảo an ninh trật tự và phát triển bền
vững của đất nước.
3.1.4.3. Nguyên nhân thuộc về phía đối tượng vi phạm
Vi phạm pháp luật về môi trường nói chung phần lớn đều có động cơ, mục đích
tư lợi cá nhân, đặc biệt là đối tượng phạm tội về môi trường. Hầu hết các tội phạm cụ

40
thể trong lĩnh vực môi trường đều có động cơ, mục đích vụ lợi, đều nhằm mục đích thu
lợi bất chính về kinh tế. Các đối tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong
từng lĩnh vực cụ thể nhằm mục đích làm sao để kiếm được nhiều lợi nhuận nhất và chi
phí bỏ ra ít nhất như trong các lĩnh vực gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Phần lớn
các đối tượng đều biết song do chi phí cho xử lý chất thải thường tốn kém nên giá
thành sản phẩm sẽ cao, không cạnh tranh được trên thị trường nên các đối tượng
không đầu tư, chấp nhận bị xử phạt còn rẻ hơn là đầu tư xử lý chất thải.
Ý thức coi thường pháp luật, sống thiếu kỷ cương không tuân thủ các quy tắc,
chuẩn mực xã hội cùng với việc ý thức sai lệch về cách thỏa mãn nhu cầu cá nhân là
yếu tố chủ quan dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các
đối tượng. Do đó, việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao
nhận thức cho mọi người về công tác bảo vệ môi trường, về ý thức tuân thủ pháp luật
cũng như những chuẩn mực của cuộc sống sẽ góp phần quan trọng vào phòng, chống
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhận thức đối với phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
3.2.1. Khái niệm, đặc điểm
3.2.1.1. Khái niệm
Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm cả tội phạm và vi phạm hành chính) là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ
biến trong xã hội, được nhìn nhận và đánh giá từ nhiều góc độ, phạm vi khác nhau.
Nhưng nhìn chung nó hàm chứa các nội dung liên quan đến các biện pháp nhằm loại
trừ các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác về bảo
vệ môi trường, phát hiện, ngăn chặn tội phạm, vi phạm pháp luật khác về bảo vệ môi
trường cũng như tiến hành điều tra, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật khác về bảo vệ
môi trường nhằm hạn chế hậu quả tác hại do các hành vi này gây ra cho xã hội.
“Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là hoạt động các cơ
quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng việc sử dụng tổng hợp các biện
pháp, phương tiện nhằm ngăn chặn, hạn chế tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường; phát hiện, loại trừ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường; khi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra thì hạn chế đến
mức thấp nhất hậu quả tác hại, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường”1
Từ nhận thức như trên có thể thấy: phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường cũng có đặc trưng chung của hoạt động phòng, chống các loại tội phạm, vi
phạm pháp luật khác nói chung, đó là tiến hành có hệ thống các biện pháp nhằm ngăn
chặn, hạn chế không để vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra, đảm bảo môi
trường không bị ô nhiễm, suy thoái, đồng thời đảm bảo kịp thời các hoạt động điều tra,
xử lý người có hành vi phạm tội hoặc vi phạm hành chính để giáo dục, cải tạo họ tiến
bộ, trở thành công dân có ích cho xã hội, tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc
sống xã hội chủ nghĩa.
Chủ thể tiến hành phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là cơ
quan, tổ chức xã hội và mọi công dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được phân công sẽ tác động vào các yếu tố làm phát sinh các hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn không để cho tội phạm
11
Vụ giáo dục quốc phòng và an ninh (2020), Tài liê ̣u tập huấn giáo viên Giáo dục quốc phòng và an
ninh, Hà Nô ̣i, tr.89.

41
và các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra cũng như tiến hành các
biện pháp điều tra, xử lý để răn đe, giáo dục và cảm hóa họ trở thành người có ích cho
xã hội.
3.2.1.2. Đặc điểm
- Chủ thể tiến hành tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường rất đa dạng. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hành được quy định trong
các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để tiến hành các
hoạt động phòng ngừa cũng như điều tra, xử lý phù hợp.
- Biện pháp tiến hành phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
được triển khai đồng bộ, có sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp phòng ngừa (phòng
ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn) với các biện pháp
điều tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (cả tội
phạm và vi phạm hành chính).
- Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan trực tiếp
đến việc sử dụng các công cụ phương tiện nghiệp vụ và ứng dụng tiến bộ của khoa học
công nghệ.
- Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có sự phối kết hợp chặt
chẽ giữa các chủ thể tham gia trên cơ sở chức năng, quyền hạn được phân công.
3.2.2. Nội dung, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường
3.2.2.1. Nội dung phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nắm tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nghiên cứu làm rõ
những vấn đề có tính quy luật trong hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng.
Trong phạm vi nhiệm vụ, các cơ quan chuyên môn cần nắm vững:
+ Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra trong từng thời gian (từng
quý, năm) trên từng địa bàn cụ thể gắn với lĩnh vực công tác chuyên môn.
+ Các loại vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra phổ biến (tội phạm vi
phạm hành chính, các hành vi vi phạm cụ thể về gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại tài
nguyên, môi trường, làm lây lan dịch bệnh,...).
+ Lĩnh vực xảy ra nhiều là những lĩnh vực nào.
+ Đối tượng gây ra các vụ vi phạm thuộc loại người nào trong xã hội quốc tịch,
dân tộc (nhân thân của đối tượng); các pháp nhân thương mại nào là chủ yếu (công ty
cổ phần, công ty TNHH, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có đăng ký pháp nhân,...).
+ Phương thức, thủ đoạn hoạt động, hậu quả, tác hại gây ra cho xã hội và cho
nhân dân…
- Xác định và làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường.
Tiến hành nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay và nguyên nhân, điều
kiện của từng loại vi phạm cụ thể, từng vụ việc vi phạm cụ thể. Xác định rõ các
nguyên nhân và điều kiện thuộc ngành nào, lĩnh vực nào cụ thể. Trên cơ sở đó, cần
kiến nghị với các ngành, các cấp và trực tiếp tiến hành bịt kín những sơ hở thiếu sót,
những hiện tượng tiêu cực làm phát sinh vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các kế hoạch, biện pháp, các giải pháp chủ động hạn chế các nguyên
nhân, khắc phục các điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
42
Nội dung này đòi hỏi các cơ quan, tổ chức phải xây dựng các phương án, các kế
hoạch cụ thể, những giải pháp để phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường. Trong đó phải xác định rõ những công việc phải làm trước mắt, những việc
phải làm lâu dài, các lực lượng tham gia hỗ trợ, các biện pháp cụ thể sẽ sử dụng,…
- Tổ chức lực lượng tiến hành các hoạt động khắc phục các nguyên nhân, điều
kiện của tội phạm về môi trường, từng bước kiềm chế, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường.
Đây là nội dung cụ thể đòi hỏi các lực lượng, cơ quan chuyên môn tổ chức thực
hiện các phương án, kế hoạch đã đề ra. Huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành,
các cấp, các đoàn thể, các tổ chức quần chúng tham gia vào cuộc đấu tranh. Trong đó
lực lượng Công an là lực lượng chủ công, nòng cốt, xung kích sử dụng đồng bộ các
biện pháp bao gồm các biện pháp chung của toàn xã hội và các biện pháp nghiệp vụ
chuyên môn của mình để đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực xã hội là nguyên nhân
nảy sinh vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở từng lĩnh vực, trên từng địa bàn
nhằm hạn chế sự gia tăng tội phạm về môi trường, tiến tới loại trừ vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường ra khỏi đời sống xã hội trong tương lai.
- Tiến hành các hoạt động điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Khi tội phạm về môi trường xảy ra, căn cứ vào tính chất mức độ, mức độ của
hành vi phạm tội mà các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền (Công an, Viện Kiểm
sát, Tòa án,...) sẽ tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Đối với các vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường tùy theo cơ quan chuyên
môn nào phát hiện (Công an, Thanh tra chuyên ngành, Quản lý thị trường, Hải Quan,
Kiểm lâm,...) sẽ tiến hành xử lý hành chính theo thẩm quyền.
3.2.2.2. Biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
- Các biện pháp phòng, chống chung:
+ Biện pháp tổ chức - hành chính: Xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức các cơ
quan quản lý nhà nước về môi trường, các chủ thể tham gia bảo vệ môi trường, nâng
cao năng lực các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần
chúng và nhân dân trong bảo vệ môi trường, thể chế hoá đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường...
+ Biện pháp kinh tế: Biện pháp này chủ yếu dùng các lợi ích vật chất để kích
thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, bảo vệ môi trường và
ngược lại xử lý, hạn chế lợi ích kinh tế của chủ thể vi phạm.
+ Biện pháp khoa học - công nghệ: Là ứng dụng các biện pháp khoa học công
nghệ vào giải quyết những vấn đề môi trường.
+ Biện pháp tuyên truyền, giáo dục: là giáo dục, tuyên truyền đường lối chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng vào
việc bảo vệ môi trường.
+ Biện pháp pháp luật là biện pháp xây dựng các quy phạm pháp luật và tổ chức
thực hiện, áp dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc bảo
vệ môi trường.
- Các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cụ thể:
+ Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan, ban ngành có liên
quan trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

43
Tham mưu là một chức năng quan trọng của các cơ quan, tổ chức khi tham gia
các hoạt động nói chung. Trong phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng có liên quan tới hoạt
động phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường mà các cơ quan, tổ chức
sẽ có các hoạt động tham mưu cụ thể khác nhau, nội dung, phương pháp khác nhau.
Nhìn chung, hoạt động tham mưu của các chủ thể bao gồm:
Một là, tham mưu về nội dung của công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường như trong việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội, phát
triển bền vững gắn với công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự trong lành của môi
trường sống, an sinh xã hội. Thể hiện ở các phương diện như: tham mưu cho các cơ
quan chức năng có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành hệ thống các văn bản pháp
luật về môi trường, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi
trường. Trong đó, tập trung nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm, nghĩa vụ, trách nhiệm
của cơ quan, đoàn thể và của công dân trong công tác bảo vệ môi trường, những
khuyến cáo cần thực hiện trong đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường.
Hai là, tham mưu cho các cơ quan chức năng có liên quan về phương pháp,
cách thức tổ chức các hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường, theo chức năng nhiệm vụ của ngành đó như: cách thức tổ chức các hoạt động
phòng ngừa, phương pháp huy động lực lượng, phương tiện tham gia vào công tác
phòng chống, các hình thức phát động quần chúng tham gia vào phòng, chống… gắn
với việc thực hiện các phong trào, công tác chuyên môn của các cơ quan ban ngành đó.
Ba là, phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành các hoạt động tuyên
truyền, giáo dục quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đây là một hoạt động mang
tính xã hội và mang tính chiến lược cơ bản, lâu dài có ý nghĩa quan trọng trong biện
pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Chỉ khi nào quần chúng
trong xã hội tự giác tham gia vào các hoạt động phòng, chống cụ thể thì khi đó hiệu
quả của công tác phòng ngừa cũng như điều tra khám phá tội phạm và vi phạm pháp
luật về môi trường mới được nâng cao, đáp ứng được với mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Để thực hiện tốt nội dung nêu trên các lực lượng có liên quan làm tốt những
nội dung cụ thể sau:
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân về ý thức trách nhiệm
trong công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Trên cơ sở đó đề xuất quần
chúng nhân dân tự giác tham gia vào phòng ngừa và đấu tranh.
Tuyên truyền cho quần chúng nhân dân thấy được hậu quả trước mắt cũng như
lâu dài do các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên
gây ra cho xã hội và cho nhân dân, những ảnh hưởng nặng nề cho đời sống xã hội hiện
tại và tương lai. Trên cơ sở đó để quần chúng nhân dân không có các hành vi phạm tội
và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tuyên truyền cho mọi người trong xã hội thấy được phương thức thủ đoạn hoạt
động của tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, để quần chúng nhân dân
cảnh giác không bị lôi kéo vào các hoạt động phạm tội; chủ động phát hiện và báo cho
cơ quan chức năng (Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra chuyên ngành, Kiểm
lâm, Hải quan,...) biết các hành vi vi phạm, đối tượng nghi vấn có liên quan đến tội
phạm và vi phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường, có biện pháp ngăn chặn, xử lý
kịp thời.
44
Tuyên truyền cho quần chúng nhân dân nắm được những kiến thức cơ bản về
bảo vệ môi trường và phòng, chống tội phạm về môi trường.
Về hình thức tuyên truyền, lực lượng Cảnh sát môi trường có thể trực tiếp tiến
hành các hoạt động tuyên truyền thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề hoặc qua
các hội nghị. Hình thức về chuyên đề bảo vệ môi trường có thể phối hợp với các cơ
quan thông tin đại chúng như đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, các loại báo viết,
… hoặc thông qua nhà trường để có các nội dung tuyên truyền phù hợp; có sự phối
hợp với các cơ quan văn hóa trong kẻ vẽ pano, áp phích. Hoặc tiến hành sân khấu hóa
các nội dung cần tuyên truyền. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về môi trường
cho các thành viên trong xã hội. Tùy theo từng đối tượng cụ thể mà có các nội dung
tuyên truyền, hình thức tuyên truyền cho phù hợp.
+ Phối hợp với các lực lượng, các ngành có liên quan để vận động quần chúng
tham gia tích cực vào hoạt động phòng, chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi
trường và bảo vệ môi trường.
Tội phạm và vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đều là các hiện tượng
tiêu cực xã hội, có nguyên nhân phát sinh bởi các nhân tố tiêu cực ngay trong xã hội.
Vì vậy, để đấu tranh loại trừ hiện tượng tiêu cực xã hội này cần phải huy động được
đông đảo lực lượng của toàn xã hội tham gia. Muốn vậy, các cơ quan chuyên môn cần
làm tốt công tác vận động quần chúng, tổ chức cho quần chúng tham gia một cách tự
giác vào các tổ chức phù hợp để đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội
về bảo vệ môi trường môi trường nhằm bảo vệ môi trường.
Nội dung tổ chức vận động quần chúng tham gia tích cực vào công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm về môi trường bao gồm:
Tổ chức cho quần chúng tham gia vào các tổ chức xã hội phù hợp với điều kiện
cụ thể của mỗi người, mỗi vùng để thông qua đó vận động quần chúng tham gia tích
cực vào công tác bảo vệ môi trường, có các hành vi xâm hại đến môi trường.
Vận động quần chúng tham gia phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp
luật, phạm tội về bảo vệ môi trường cho cơ quan công an và các cơ quan chức năng để
có biện pháp ngăn chặn, xử lý.
Vận động quần chúng tham gia vào việc quản lý, giám sát, giáo dục các đối
tượng có điều kiện, khả năng, có biểu hiện nghi vấn phạm tội về môi trường, tác động
để các đối tượng từ bỏ ý định phạm tội về môi trường trở thành người có ích cho xã
hội.
Vận động, tổ chức cho quần chúng tham gia trực tiếp vào công tác đấu tranh
với các hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội về môi trường phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh của mỗi người như: Tham gia vào công tác kiểm điểm, giáo dục đối tượng,
ngăn chặn hành vi phạm tội về môi trường.
Về hình thức tổ chức vận động quần chúng:
Phối hợp với các lực lượng có liên quan vận động quần chúng tham gia vào các
hoạt động phòng ngừa tội phạm môi trường ở tại địa bàn cơ sở, nơi cư trú, cam kết thi
đua giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, cam kết không vi phạm pháp luật về môi
trường. Sử dụng những người có uy tín trong dòng họ, thôn xóm, khu phố, già làng,
trưởng bản... để vận động quần chúng nhân dân ở địa bàn cơ sở tham gia vào công tác
bảo vệ môi trường và đấu tranh chống các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật về môi
trường.

45
Tổ chức cho quần chúng tham gia vào các tổ chức xã hội phù hợp như: Tổ dân
phố, các câu lạc bộ, các tổ chức của các học sinh trong các nhà trường để thực hiện các
hoạt động: xây dựng khu phố văn minh, đường phố, thôn xóm xanh, sạch, đẹp... góp
phần bảo vệ môi trường.
Sử dụng những người có uy tín để cảm hóa, giáo dục các đối tượng trong diện
quản lý, tổ chức cho quần chúng tham gia kiểm điểm, giáo dục các đối tượng vi phạm,
tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật về môi
trường đi cơ sở giáo dục, trại cải tạo trở về địa phương.
Phối hợp với lực lượng có liên quan xây dựng lực lượng nòng cốt ở cơ sở (thôn
xóm, khối phố, bản làng) để thực hiện nhiệm vụ xung kích trong bảo vệ môi trường ở
địa bàn cơ sở, giáo dục đối tượng thuộc diện giáo dục ở cơ sở, vận động đối tượng
phạm tội về môi trường ra đầu thú, ngăn chặn các hành vi xâm hại trực tiếp đến môi
trường.
Việc tổ chức vận động quần chúng tham gia vào công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm về môi trường, bảo vệ môi trường phải được tiến hành một cách
thường xuyên, phải được lồng ghép vào việc thực hiện các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương. Đặc biệt là phải gắn giữa phát triển bền vững với bảo vệ
môi trường. Bên cạnh đó phải căn cứ vào từng đối tượng cụ thể để có các hình thức tổ
chức vận động cụ thể phù hợp với điều kiện cụ thể của quần chúng, có như vậy mới
phát huy được hiệu quả công tác vận động quần chúng trong đấu tranh phòng, chống
tội phạm về môi trường.
+ Sử dụng các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn để phòng, chống vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường.
Các cơ quan chuyên môn như Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra
chuyên ngành, Kiểm Lâm, Hải Quan, Quản lý Thị trường,... trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ và thẩm quyền của mình được sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để tiến hành
các hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường một cách hiệu
quả.
3.2.3. Chủ thể và quan hệ phối hợp trong phòng, chống vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường
3.2.3.1. Chủ thể tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Phòng ngừa tội phạm và VPPL khác về môi trường là một bộ phận của công tác
BVMT có liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Do vậy, hoạt
động này không phải là trách nhiệm của riêng một cơ quan hay tổ chức nào mà là trách
nhiệm của toàn xã hội.
Trong Hiến pháp 2013, tại Điều 43, quy định: “Mọi người có quyền được sống
trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”, cũng tại Điều 63,
khẳng định: “Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng hiệu quả,
bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chủ
động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhà nước khuyến khích
mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái
tạo. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và
suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi
thường thiệt hại”1 Khoản 1, Điều 4, Luật BVMT 2014 quy định: “Bảo vệ môi trường

11
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
46
là trách nhiệm và nghĩa vụ mọi của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”2 Do
vậy, để công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về
bảo vệ môi trường đạt kết quả đòi hỏi phải có sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự tham
gia, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của các cấp, các ngành và toàn xã hội, trên cơ sở
phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể. Theo đó, các chủ thể có trách
nhiệm trong bảo vệ môi trường và phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường như sau:
- Đảng lãnh đạo Nhà nước, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và
quần chúng nhân dân tham gia vào phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường thông qua việc hoạch định các chủ trương, chính sách, ban hành các văn bản
hướng dẫn, nghị quyết, chỉ thị. Đảng lãnh đạo trực tiếp, nhiều mặt đối với các cơ quan
trực tiếp phòng, chống tội phạm về môi trường như Công an nhân dân, Viện kiểm sát
nhân dân, Toà án nhân dân... Kiểm tra, giám sát, kịp thời uốn nắn nhằm khắc phục
những sai sót, tồn tại, bất cập của công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường.
- Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp: Là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà
nước và từng địa phương. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ban hành và hoàn
thiện hệ thống pháp luật, ban hành các pháp lệnh, nghị quyết về công tác bảo vệ môi
trường trong đó có công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp: Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp
thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, ban hành
các nghị định, nghị quyết, quyết định,… về công tác bảo vệ môi trường. Trực tiếp tiến
hành:
+ Chỉ đạo và phân công, phân cấp cụ thể cho các Bộ, Ngành, các cơ quan đoàn
thể xã hội trong phòng ngừa tội phạm và VPPL về BVMT.
+ Đề ra các chế độ, chính sách, cung cấp kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho
các cơ quan tổ chức tiến hành hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường.
+ Sử dụng các cơ quan chuyên trách trực thuộc phạm vi quản lý tiến hành các
hoạt động phòng, chống tội phạm về môi trường (Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án,
…).
+ Chỉ đạo tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống tội
phạm, vi phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường của các cơ quan do mình quản lý,
kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cả về tổ chức và các văn bản đáp ứng yêu cầu
phòng, chống tội phạm.
+ Có chính sách, biện pháp nhằm động viên, huy động sức mạnh toàn dân tham
gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...
- Nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và môi trường: Bộ Tài nguyên và môi trường
chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ
môi trường và có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực, ban hành hệ thống quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia làm tiêu chuẩn đánh giá, xác định môi trường phục vụ công tác phòng, chống
vi phạm pháp luật về môi trường, trình Chính phủ quyết định chính sách, chiến lược,

22
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật bảo vệ môi trường.

47
kế hoạch quốc gia về bảo vệ môi trường, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nhiệm vụ của Bộ Xây dựng: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường trong phạm vi trách nhiệm được phân công. Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động xây dựng
cơ bản, xử lý chất thải rắn trong phạm vi trách nhiệm quản lý.
- Nhiệm vụ của Bộ Y tế: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường trong phạm vi trách nhiệm được phân công. Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra, ban hành quy chế quản lý chất thải y tế, công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở y
tế.
- Nhiệm vụ của Bộ Thông tin truyền thông: Thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi trách nhiệm được phân công. Trực tiếp chỉ
đạo các cơ quan chức năng thuộc Bộ phối hợp với các ngành liên quan thống nhất nội
dung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tội phạm và VPPL khác
về bảo vệ môi trường nói riêng và công tác bảo vệ môi trường nói chung.
- Bộ Tư pháp: Bộ Tư pháp nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản
pháp luật về BVMT trong lĩnh vực y tế, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, vững chắc phục
vụ công tác phòng ngừa VPPL môi trường.
- Bộ Tài chính: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trong phạm vi trách nhiệm được phân công. Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn Tổng cục
Hải Quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt
Nam có biểu hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và công dân: Các tổ chức xã hội
gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên như Tổng liên đoàn Lao
động Việt Nam, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Hội Phụ nữ, ... là cơ sở
chính trị vững chắc của Nhà nước có vị trí quan trọng trong công tác bảo vệ môi
trường nói chung, trong phòng, chống tội phạm và VPPL khác về môi trường nói
riêng. Những tổ chức này phối hợp, hỗ trợ cho chính quyền địa phương và các cơ quan
chuyên trách soạn thảo, tham gia xây dựng kế hoạch phòng, chống tội phạm và VPPL
khác về môi trường; trực tiếp tham gia thực hiện công tác phòng ngừa và tuyên truyền
pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm, VPPL khác về môi trường.
- Trách nhiệm hộ gia đình và công dân: thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ
công dân đã được Hiến pháp, pháp luật quy định về công tác bảo vệ môi trường; chủ
động phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; tham gia
cảm hoá giáo dục người phạm tội, giáo dục các thành viên trong gia đình mình có
trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường..., tích cực hợp tác, chia sẻ thông tin với
các cơ quan Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật trong phát hiện, điều tra, xử lý các tội
phạm về môi trường cũng như các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường...
- Các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Viện kiểm sát, Toà án,...): cần chủ
động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm về môi trường, tham mưu cho các
cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đề ra các chủ trương, chính sách phù hợp, kịp
thời để phòng ngừa tội phạm, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường, cụ thể là:
+ Nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình trạng tội phạm và VPPL khác về môi
trường; xác định nguyên nhân, điều kiện của nó, từ đó tham mưu, đề xuất, kiến nghị

48
trong việc hoạch định các chính sách, áp dụng các biện pháp hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường có hiệu quả.
+ Sử dụng các biện pháp theo luật định và các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn
theo chức năng cụ thể để trực tiếp tiến hành phòng, chống tội phạm về môi trường.
+ Làm lực lượng nòng cốt, xung kích trong việc phối hợp, hướng dẫn các cơ
quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trong quá
trình phòng, chống tội phạm về môi trường.
Theo quy định thì Bộ Công an có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng
ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các VPPL khác về BVMT; phối hợp xây
dựng các văn bản pháp luật về phòng ngừa tội phạm và BVMT; huy động lực lượng
ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác
BVMT trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý.
Trong các cơ quan bảo vệ pháp luật thì lực lượng CAND là lực lượng chính,
tham gia trực tiếp, toàn diện vào phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường. Là lực lượng nòng cốt, xung kích trong phòng, chống vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường.
Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân trong quá trình truy tố, xét xử phát
hiện ra nguyên nhân điều kiện của tội phạm về môi trường, từ đó đề xuất các giải pháp
khắc phục, phối hợp với lực lượng công an trong điều tra, truy tố, xét xử, giáo dục,
cảm hoá người phạm tội về môi trường.
3.2.3.2. Quan hệ phối hợp giữa các chủ thể trong phòng, chống vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định, các chủ
thể tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thường phối hợp
trên các nội dung cơ bản sau:
- Tham mưu, đề xuất trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội gắn
với công tác bảo vệ môi trường và phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường.
- Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật, các nội quy, quy định,
thiết chế về bảo vệ môi trường cũng như phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường trong từng giai đoạn, từng thời kỳ.
- Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các chính sách pháp luật về bảo vệ
môi trường và phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức và phối hợp tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi
trường và phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tiến hành vận động quần
chúng tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Phối hợp trong công tác nắm tình hình, trao đổi thông tin về tình hình tội
phạm, vi phạm pháp luật khác về môi trường; trong kiểm tra, xác minh các thông tin;
huy động lực lượng, phương tiện tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường.
- Phối hợp trong tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra, xử lý vi phạm; cảm
hóa, giáo dục đối tượng phạm tội về môi trường,...
- Phối hợp tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong phòng, chống tội phạm và
các VPPL về môi trường.

49
- Phối hợp trong các hoạt động hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm, vi phạm
pháp luật về môi trường có yếu tố nước ngoài, xuyên quốc gia.
- Thực hiện các yêu cầu phối hợp khác khi được phân công.
3.2.4. Trách nhiệm phòng, chống vi phạm pháp luật về môi trường của các
nhà trường
3.2.4.1. Trách nhiệm của nhà trường.
- Tổ chức học tập, nghiên cứu và tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, giảng viên
và sinh viên tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường và phòng, chống vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn như Ngành Tài nguyên và Môi trường,
Công an (Cảnh sát môi trường), Thông tin & Truyền thông,… tổ chức các buổi tuyên
truyền, toạ đàm trao đổi, các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường và phòng, chống
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tham gia tích cực và hưởng ứng các chương trình, hành động về bảo vệ môi
trường do Nhà nước, các Bộ ngành phát động.
- Xây dựng các phong trào bảo vệ môi trường như: “Vì môi trường xanh - sạch
- đẹp”, “Phòng, chống rác thải nhựa”,… và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi
trường và pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhà trường.
- Xây dựng đội tình nguyện vì môi trường, thành lập các câu lạc bộ vì môi trường
và tiến hành thu gom, xử lý chất thải theo quy định (rác thải, nước thải,…).
3.2.4.2. Trách nhiệm của sinh viên.
- Nắm vững các quy định của pháp luật phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường.
- Xây dựng ý thức trách nhiệm trong các hoạt động bảo vệ môi trường như sử
dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên (nước, năng lượng,…).
- Tham ra tích cực trong các phong trào về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng văn hóa ứng xử, ý thức trách nhiệm với môi trường như sống thân
thiện với môi trường xung quanh; tích cực trồng cây xanh; hạn chế sử dụng các
phương tiện giao thông cá nhân để bảo vệ môi trường không khí; tham gia thu gom rác
thải tại nơi sinh sống và học tập.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN


1. Khái niệm, vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường được thể
hiện như thế nào?
2. Nêu và phân tích Nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về môi
trường?
3. Phân tích những nội dung, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường?
4. Làm rõ Chủ thể và quan hệ phối hợp trong phòng, chống vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường?

50
Chương 4
PHÒNG CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN
TOÀN GIAO THÔNG

4.1. Nhận thức chung về vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao
thông
4.1.1. Các khái niệm và nội dung cơ bản về vi phạm pháp luật về bảo đảm
trật trật tự an toàn giao thông
4.1.1.1. Các khái niệm cơ bản
- An toàn giao thông
An toàn giao thông (ATGT) là sự an toàn, thông suốt và không bị xâm hại đối
với người và phương tiện tham gia giao thông khi hoạt động trên các tuyến đường bộ,
đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
An toàn giao thông phụ thuộc vào các yếu tố như: người tham gia giao thông,
phương tiện tham gia giao thông, kết cấu hạ tầng giao thông và môi trường.
Một trong những yếu tố này có sự bất bình thường đều có thể dẫn đến tai nạn
hoặc mất an toàn giao thông.
- Trật tự an toàn giao thông
Trật tự an toàn giao thông (TTATGT), bản chất của nó là trạng thái giao thông
công cộng ổn định, văn minh, không có sự cố đột xuất bất ngờ xảy ra đối với hoạt
động giao thông công cộng, được thiết lập và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT) công cộng mà mọi người tham gia giao
thông phải tuân theo, nhờ đó mà hoạt động giao thông được thông suốt, trật tự, an
toàn, hạn chế đến mức thấp nhất vi phạm, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, gây
thiệt hại về người và tài sản.
Quản lý TTATGT là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý Nhà nước
về TTATGT trong đó Cảnh sát giao thông (CSGT) là lực lượng nòng cốt, dựa trên cơ
sở hệ thống pháp luật về Giao thông vận tải (GTVT) của nhà nước để điều chỉnh quá
trình hoạt động GTVT và hành vi hoạt động của người tham gia giao thông nhằm duy
trì ổn định và phát triển các yếu tố cấu thành hoạt động giao thông theo mục tiêu đã đề
ra.
- Khái niệm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một bộ phận của hệ thống
pháp luật hành chính Nhà nước, bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do
Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ
chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước,
tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
4.1.1.2. Vai trò và nội dung cơ bản của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông
- Vai trò của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
+ Pháp luật về bảo đảm TTATGT là ý chí của Nhà nước để chỉ đạo và tổ chức
thực hiện bảo đảm TTATGT.

51
+ Pháp luật về bảo đảm TTATGT là cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng để thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo đảm TTATGT.
- Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
+ Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước do Quốc hội ban hành có
liên quan đến bảo đảm TTATGT.
+ Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính ở trung ương, địa
phương, các cơ quan liên ngành, liên bộ ban hành có liên quan đến bảo đảm TTATGT.
+ Các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành ban hành có liên quan
đến bảo đảm TTATGT.
Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có 2 dạng vi phạm: Vi
phạm hành chính và vi phạm hình sự (cấu thành các tội xâm phạm an toàn giao thông),
cụ thể như sau:
- Vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là
hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Vi phạm hình sự xảy ra trong lĩnh bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hành
vi những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an
toàn giao thông mà theo quy định của Bộ Luật hình sự phải bị xử lý hình sự.
4.1.1.3 Dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông:
+ Tính nguy hiểm cho xã hội.
+ Tính trái pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
+ Tính có lỗi.
+ Vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hành
vi bị xử phạt hành chính.
- Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông:
+ Khách thể của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông.
+ Chủ thể của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông.
+ Mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông.
+ Mặt chủ quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông.
4.2. Nhận thức về phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông
4.2.1. Khái niệm phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông.
4.2.1.1. Phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng
nhiều hình thức, biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi
phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm ngăn chặn, hạn chế làm
giảm và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ra
khỏi đời sống xã hội.
52
4.2.1.2, Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Là hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các
quy định của pháp luật, tiến hành tổng hợp các biện pháp theo quy định để chủ động
nắm tình hình, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông do cá nhân, tổ chức thực hiện, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý tương ứng
với mức độ của các hành vi vi phạm đó, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
4.2.2. Chủ thể và mối quan hệ phối hợp trong thực hiện phòng, chống vi
phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ động và kịp thời ban hành chỉ thị, nghị quyết
sát, đúng, lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan tổ chức thực hiện nghiêm túc và triệt để các
chủ trương, biện pháp phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT
- Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp chủ động, kịp thời ban hành các đạo
luật, nghị quyết, các văn bản pháp lý về phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm
TTATGT, làm cơ sở cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, mỗi công dân làm tốt
công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT
- Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp cụ thể hóa chỉ thị, nghị quyết của
Đảng, pháp luật của Nhà nước thành những văn bản pháp quy, hướng dẫn, tổ chức các
lực lượng phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT
- Các cơ quan bảo vệ pháp luật (Các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án).
Nghiên cứu, phân tích tình trạng vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT, xác định chính
xác những nguyên nhân, điều kiện vi phạm, soạn thảo đề xuất các biện pháp phòng, chống
thích hợp
- Các tổ chức xã hội và tổ chức quần chúng tự quản phối hợp hỗ trợ chính
quyền, các cơ quan chuyên môn, tuyên truyền cho hội viên, trực tiếp huy động các hội
viên tham gia đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT
- Các cơ quan quản lý kinh tế, giao thông, văn hóa, giáo dục, dịch vụ, du lịch cụ
thể hóa chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm TTATGT vào
lĩnh vực hoạt động của mình và duy trì thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc.
- Các công dân thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của công dân…Tích cực, chủ
động phát hiện mọi hoạt động vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT
4.2.3. Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự an toàn giao thông
4.2.3.1. Nghiên cứu xác định rõ các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng vi
phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT.
Thứ nhất, do sự tác động tiêu cực của các yếu tố môi trường xã hội đối với
người tham gia giao thông.
Môi trường xã hội có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng vi phạm hành chính
về TTATGT như: thói quen tùy tiện, cẩu thả, tự do của người tham gia giao thông, sự
xuống cấp của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, nhận thức lạc hậu của một bộ phận
không nhỏ dân cư, nhất là dân cư sinh sống hai bên đường giao thông đường bộ ở các
khu đô thi.
Thứ hai, sự không tương thích giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hoạt động giao
thông vận tải.

53
Hoạt động giao thông vận tải được cấu thành bởi ba yếu tố cơ bản là con người,
phương tiện và kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (hệ thống đường, cầu, cống, công
trình giao thông…)
Những năm gần đây, lượng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tăng quá
nhanh, trong điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông phát triển chưa đáp ứng được yêu
cầu của tình hình. Hiện nay kết cấu hạ tầng giao thông đã và đang được nâng cấp song
cơ bản mới chỉ tập trung cho các công trình quan trọng. Hành lang an toàn giao thông
đường bộ chưa được đảm bảo theo đúng quy định.
Thứ ba, do công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông còn bộc lộ
nhiều hạn chế, bất cập.
Hệ thống văn bản pháp luật nhà nước về đảm bảo TTATGT nhất là giao thông
đường bộ chậm được sửa đổi, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, nhiều nội dung đến nay
chưa thực sự phù hợp với thực tiễn công tác quản lý TTATGT gây khó khăn cho việc
tổ chức thực hiện của các lực lượng thực thi nhiệm vụ.
Việc phát hiện xử lý vi phạm về giao thông của các chủ thể có chức năng chính
trong phát hiện xử lý vi phạm về TTATGT chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Hoạt động quản lý TTATGT của các chủ thể này chưa thực sự phát huy hết vai trò của
mình.
4.2.3.2. Nghiên cứu, soạn thảo đề ra các chủ trương, giải pháp, biện pháp
nhằm từng bước không để tình trạng vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn
giao thông.
Tùy thuộc vào nguyên nhân điều kiện cụ thể của tình trạng vi phạm TTATGT ở
từng khu vực để soạn thảo đề xuất các biện pháp khắc phục tình trạng vi phạm về
TTATGT.
Nhà nước phải soạn thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là vấn
đề bảo đảm TTATGT đường bộ. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, sử
dụng đồng bộ các biện pháp để bảo đảm TTATGT.
Mỗi địa phương nhất là những địa phương nơi đô thị tùy thuộc vào tình hình
thực tế địa phương xây dựng chương trình biện pháp bảo đảm TTATGT cụ thể bảo
đảm thiết thực.
Mỗi công dân phải nhận thức rõ trách nhiệm nghĩa vụ của mình trong công tác
bảo đảm trật TTATGT.
Nhà nước, chính quyền các cấp phải thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, chấn
chỉnh kịp thời những sai phạm đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm những biểu hiện cố
tình sai phạm.
4.2.3.3. Tổ chức tiến hành các hoạt động không để xảy ra vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Các cấp các nghành, các tổ chức xã hội căn cứ vào chức năng nhiệm vụ cụ thể
của mình để có nội dung biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm TTATGT.
Chính quyền các cấp triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm khắc phục nguyên
nhân điều kiện của tình trạng gây mất TTATGT.
Từng hộ gia đình và mỗi cá nhân trực tiếp có những hoạt động thiết thực ý
nghĩa nhằm bảo đảm TTATGT trước hết là địa bàn mình sinh sống.
4.2.3.4. Tổ chức, tiến hành các hoạt động phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
54
Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ tiến hành phát hiện, xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm về bảo đảm TTATGT theo đúng quy định của pháp luật. Chủ
động phối kết hợp với chính quyền địa phương kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh những
biểu hiện vị phạm hành chính về bảo đảm TTATGT.
Tổ chức xử phạt hành chính và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về bảo
đảm TTATGT, nhất là những trường hợp đã được nhắc nhở mà không có biểu hiện
sửa sai, tiến bộ hay cố tình vi phạm.
4.3. Mục tiêu, nhiệm vụ biện pháp phòng chống vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự an toàn giao thông trong giai đoạn hiện nay
4.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự
an toàn giao thông
4.3.1.1. Tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta hiện nay.
Trong những năm gần đây thực hiện công cuộc đổi mới, cùng với những thành
tựu to lớn toàn diện về kinh tế xã hội; tình hình giao thông vận tải và bảo đảm
TTATGT ở nước ta đã được cải thiện và có bước phát triển đáng kể:
Trước hết, công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông được tăng cường, đáp ứng tường bước yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội; phương tiện giao thông hiện đại hơn và ý thức pháp luật của người tham gia
giao thông dần được cải thiện nâng lên.
Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật tạo hành lang
pháp lý khá đầy đủ cho thực hiện ATGT như Luật Giao thông đường bộ (2001), Luật
Giao thông đường thủy nội địa (2005), Luật Đường sắt (2005), Luật Hàng không dân
dụng Việt Nam (2006) cùng với hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật khác về
giao thông vận tải được ban hành và đã đi vào thực tiễn góp phần quan trọng nâng cao
chất lượng đảm bảo TTATGT.
Trước khi hệ thống pháp luật về GTVT và TTATGT được xây dựng, tình hình
tai nan giao thông và vi phạm TTATGT ở Việt Nam rất nhức nhối, số vụ tai nạn giao
thông liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Trước tình hình đó, thực hiện đường
lối chủ trương của Đảng, Quốc hội đã ban hành Luật Giao thông đường bộ năm 2008,
được đánh giá là cải cách mạnh mẽ so với Luật năm 2001 và đã thu được nhiều kết
quả tích cực, những thành quả về ATGT, TTATGT là không thể phủ nhận của cả hệ
thống chính trị và toàn thể nhân dân. Tuy nhiên đi sâu vào phân tích còn nhiều vấn đề
cần phải nỗ lực và quyết tâm nhiều hơn nữa thì tình hình đảm bảo TTATGT mới đáp
ứng được kỳ vọng của nhân dân. Một số vấn đề cần quan tâm:
Một là, kết quả kiềm chế làm giảm tai nạn giao thông chưa vững chắc, xu
hướng chung là giảm dần số người chết, số vụ tai nạn, vụ tai nạn nghiêm trọng có
những năm có sự đột biến không theo quy luật này. Số người chết và bị thương do tai
nạn giao thông vẫn rất cao, còn tiềm ẩn nhiều nhân tố mất ổn định, nguy cơ gia tăng tai
nạn giao thông, nhất là những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Hai là, trong số nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông ở Việt Nam, đa số là lực
lượng đang trong độ tuổi lao động (75% nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông là
những người trẻ tuổi - học sinh, sinh viên, lao động chính của gia đình).
Ba là, các hành vi vi phạm về TTATGT vẫn diễn ra phổ biến, người tham gia
giao thông chưa thực sự tự giác, còn hiện tượng đối phó thậm chí chống đối người thi
hành công vụ.

55
Bốn là, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, bất cập, còn
nhiều manh mối, tình trạng làm đường đến đâu, xây nhà đến đó, xây nhà ven quốc lộ,
vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ vẫn diễn ra gây ảnh hưởng lớn đến
việc đảm bảo TTATGT.
Năm là, Đảng, Nhà nước rất coi trọng vấn đề bảo đảm TTATGT với những
quyết tâm cao và nỗ lực lớn, nhưng thực tế công tác này chưa phát huy được hết sức
mạnh của toàn hệ thống chính trị và nhân dân. Một số cấp ủy, chính quyền, người
đứng đầu cơ quan, tổ chức chưa quan tâm đúng mức trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, huy
động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong lĩnh vực này.
Thiệt hại do tai nạn giao thông đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến những thành
quả tăng trưởng kinh tế và gây tổn thương cho hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa
bình, an toàn, thân thiện.
4.3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phương châm phòng chống vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Mục tiêu: Phát triển bền vững các giải pháp và chính sách an toàn giao thông,
nhất là giao thông đường bộ đáp ứng các yêu cầu hiện tại và tương lai, giảm tai nạn
giao thông và ùn tắc giao thông đường bộ một cách bền vững, tiến tới xây dựng một xã
hội có giao thông an toàn, văn minh, hiện đại, thân thiện và bền vững, phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải và bảo đảm an
toàn giao thông.
- Nhiệm vụ và phương châm phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm
TTATGT:
+ Một là, các bộ ngành tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về
bảo đảm TTATGT, chống ùn tắc giao thông.
+ Hai là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về
TTATGT, kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện môi trường cho
mọi tầng lớp nhân dân.
+ Ba là, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo đảm TTATGT
và hiệu lực, hiệu quả tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm.
+ Bốn là, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác đầu tư
xây dựng, nâng cao hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gắn với duy trì bảo đảm
ATGT và khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng hiện hữu và bảo vệ hành lang
ATGT.
+ Năm là, tiếp tục tập trung cải thiện chất lượng để nâng cao thị phần vận tải
thủy và vận tải ven biển để giảm lưu lượng vận tải hàng hóa bằng xe tải trên đường bộ.
+ Sáu là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đối với công tác quản
lý, điều hành GTVT và bảo đảm TTATGT.
+ Bảy là, thực hiện đồng bộ các giải pháp, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới
cá nhân, kiểm soát chặt điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các
phương tiện cơ giới, đặc biệt là trong các khu vực trung tâm đô thị.
+ Tám là, tiếp tục quản lý chặt chẽ công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch
xây dựng bảo đảm việc đầu tư, xây dựng mới hoặc điều chỉnh, sắp xếp các khu công
nghiệp, đô thị, các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện… trong các đô thị phù
hợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.

56
4.3.2. Một số nội dung biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông trong giai đoạn hiện nay
4.3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả quản
lý Nhà nước của chính quyền đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đây là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên của cả hệ thống chính trị, sự tham
gia tích cực của nhân dân. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
TTATGT của các ngành chức năng và chính quyền các cấp; tăng cường việc kiểm tra,
đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện.
Phát huy vai trò của cơ quan chuyên trách về duy trì bảo đảm TTATGT trong
việc tham mưu, đề xuất cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đề ra chủ trương, biện
pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phù hợp
với điều kiện thực tế ở từng địa phương cụ thể.
4.3.2.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông cho người dân.
Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT với nhiều hình thức và nội
dung phù hợp, nâng cao trách nhiệm và tính tự giác chấp hành pháp luật về giao thông,
thực hiện nếp sống “văn hóa giao thông”, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp
giảng dạy pháp luật về TTATGT. Để pháp luật giao thông thực sự đi vào đời sống của
nhân dân và trở thành “văn hóa giao thông” thì cần tăng cường công tác tuyên truyền
Luật giao thông, nhất là Luật giao thông đường bộ cho người tham gia giao thông dưới
nhiều hình thức khác nhau. Vấn đề tuyên truyền cho các cá nhân, tổ chức nghiêm
chỉnh chấp hành các quy định về bảo đảm TTATGT có ý nghĩa hết sức quan trọng,
giúp giảm số vụ việc vi phạm hành chính về TTATGT.
Tổ chức phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống vi phạm pháp
luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, gắn với vận động thực hiện phong trào
“Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đảm bảo huy động sức mạnh của cả hệ
thống chính trị, nhất là ở cơ sở tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông.
4.2.2.3. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực vi phạm về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Hiện nay hệ thống pháp luật về giao thông và bảo đảm TTATGT đặc biệt là xử
phạt hành chính trong lĩnh vực này cơ bản đã được quan tâm đúng mức. Song để tăng
cường hiệu quả của xử phạt vi phạm hành chính góp phần đảm bảo TTATGT nhằm
thực hiện mục tiêu kiềm chế và giảm tai nạn giao thông trong quá trình thực hiện cần
điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp như: Cần tăng cường cải cách hành chính
trong quá trình xử phạt của lực lượng cảnh sát giao thông; kiên quyết loại bỏ những
thủ tục không cần thiết trong quy trình xử phạt hành chính đồng thời xây dựng quy
trình xử phạt đơn giản,cụ thể,rõ ràng…; đổi mới phong cách làm việc của cán bộ,
chiến sỹ CSGT đồng thời ban hành và thực hiện có hiệu quả chế độ công tác, tiếp xúc
với nhân dân. Kiên quyết đấu tranh, lên án loại bỏ hành vi tiêu cực của cán bộ, chiến
sỹ CSGT khi làm công tác xử lý vi phạm hành chính về TTATGT.
4.2.2.4. Cần tăng cường quy chuẩn hóa đối với các chủ thể có chức năng xử
phạt vi phạm hành chính về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

57
Cùng với việc tổ chức bố trí lại lực lượng CSGT vấn đề ý nghĩa quyết định để
nâng cao hiệu quả công tác là phải xây dựng được tiêu chuẩn người CSGT có phẩm
chất đạo đước tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ.
Hiện nay một bộ phận trong lực lượng CSGT, trong đó có lực lượng làm nhiệm
vụ xử phạt vi phạm hành chính về đảm bảo TTATGT chưa được quy chuẩn hóa (về
đạo đức nghề nghiệp, về hình thể, về năng lực, trình độ); việc điều động cán bộ có lúc
chưa thực sự hợp lý, làm ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả công việc. Do đó, cần xây
dựng tiêu chuẩn CSGT làm nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT đường
bộ, tiêu chuẩn này có thể lồng ghép với tiêu chuẩn của cán bộ chiến sĩ tuần tra kiểm
soát để làm tiêu chí đánh giá, rà soát, sắp xếp bổ sung cán bộ chiến sĩ.
4.2.2.5. Tập trung các nguồn lực xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ
tầng giao thông, nâng cao năng lực vận tải, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết hội nghị Trung ương 4 khóa XI,
về “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Hoàn chỉnh quy hoạch giao
thông và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy hoạch đã được phê duyệt. Có cơ chế, chính
sách thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nước, quốc tế đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông.
4.2.2.6. nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự an toàn
giao thông.
Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật; đẩy mạnh
cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT. Xây dựng chiến lược
phát triển phương tiện giao thông phù hợp với phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Tăng cường quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động GTVT,
bảo đảm hợp lý, khoa học và phù hợp. Đổi mới tổ chức giao thông đường bộ bảo đảm
hợp lý, phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông và an toàn thuận lợi cho hoạt
động GTVT.
4.2.3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông trong nhà trường
4.2.3.1. Trách nhiệm của nhà trường.
Thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục của nhà trường về công tác an toàn
giao thông và bảo đảm TTATGT, nhất là những vấn đề về ATGT đường bộ. Tuyên
truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên trong chấp hành pháp luật khi
tham gia giao thông và các biện pháp bảo đảm TTATGT. Giáo dục cho sinh viên nêu
cao tính tự giác và nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông.
Giáo dục cho sinh viên nhận thức rõ tác hại, hậu quả của việc vi phạm pháp luật
về giao thông, bảo đảm trật TTATGT; phối hợp với các cơ quan chức năng, lãnh đạo,
chỉ đạo các tổ chức đoàn, hội phụ nữ đồng thời phối kết hợp với lực lượng chức năng
ở cơ sở, chính quyền địa phương và gia đình nhắc nhở, uốn nắn sinh viên khi có những
biểu hiện vi phạm bảo đảm TTATGT.
Làm cho sinh viên hiểu rõ ý nghĩa của việc bảo đảm TTATGT. Tổ chức cho
sinh viên đăng ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định và pháp luật về bảo đảm
TTATGT. Tổ chức các hoạt động thi tìm hiểu pháp luật, các văn bản của Đảng, Nhà
nước về bảo đảm TTATGT. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa văn hóa, văn nghệ, thể
thao kết hợp tuyên truyền xây dựng ý thức trách nhiệm chấp hành quy định và pháp
luật về bảo đảm TTATGT.
58
4.2.3.2. Trách nhiệm của sinh viên
- Nhận thức rõ hậu quả của việc vi phạm các quy định về bảo đảm TTATGT,
nêu cao ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông chấp hành nghiêm các quy định và
pháp luật về bảo đảm TTATGT. Xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh,
nghiêm túc.
- Không có các hành vi và biểu hiện vi phạm các quy định và pháp luật về bảo
đảm trật tự an toàn giao thông; cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật
khi tham gia giao thông.
- Có thái độ học tập nghiêm túc, có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các
hoạt động của nhà trường, nhất là ác hoạt động xung kích, tình nguyện kiểm soát bảo
vệ ký túc xá, bảo vệ nhà trường.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN


1. Làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật
tự an toàn giao thông ?
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn
giao thông hiện nay ?
3. Những biện pháp phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn
giao thông đoạn hiện nay ?

59
Chương 5
PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ LOẠI TỘI PHẠM XÂM HẠI DANH DỰ,
NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC

5.1. Nhận thức về tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người
khác
5.1.1. Khái niệm về nhân phẩm và danh dự
5.1.1.1. Khái niệm về nhân phẩm:
Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách
khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.
Người có nhân phẩm là người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần
lành mạnh, luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác, biết
tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ.
Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao và được kính trọng. Người thiếu
nhân phẩm hoặc tự đánh mất nhân phẩm sẽ bị xã hội đánh giá thấp, bị coi thường và
khinh rẻ, bị tố cáo và lên án.
Trong cuộc sống, đa số mọi người đều ý thức quan tâm giữ gìn nhân phẩm của
mình nhưng vẫn có những kẻ coi thường nhân phẩm của chính mình, của người khác,
có suy nghĩ và hành vi đi ngược lại với lợi ích của cộng đồng.
Để trở thành người có nhân phẩm, con người cần phải có lương tâm trong sáng,
nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức, thực hiện tốt
chuẩn mực đạo đức, tôn trọng nhân phẩm của chính mình cũng như của mọi người
xung quanh.
5.1.1.2. Khái niệm về danh dự
Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa
trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.
Khi con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những
giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có danh dự.
Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tế của con người đối với xã hội, với
người khác. Là con người, ai cũng đóng góp ít nhiều cho cuộc sống, cho xã hội, do đó,
ai cũng có danh dự. Tuy nhiên, mỗi chúng ta phải luôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của
mình và tôn trọng danh dự của người khác. Khi chúng ta biết giữ gìn danh dự của
mình, của các cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt, hướng chúng
ta đến điều thiện và tránh xa các điều xấu.
5.1.2. Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con
người
5.1.2.1. Khách thể của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người.
Khách thể của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người được thể
hiện ngay trong tên gọi của Chương. Đó là, các tội phạm này xâm phạm đến quyền
được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của con người. Đối tượng tác động của các tội
phạm này là con người cụ thể. Theo đó, con người phải là một cơ thể còn sống và có
thời điểm tính từ khi sinh ra cho đến khi chết. Điều này để nhằm phân biệt các tội xâm
phạm nhân phẩm, danh dự của con người với một số tội phạm cũng có những hành vi
phạm tội tương tự nhưng tác động tới đối tượng không phải là con người (người đã

60
chết…). Điều này cho thấy, không thể coi một con người đang còn sống khi chưa lọt
lòng mẹ (còn ở trong bào thai) hoặc khi người đó đã chết.
Nhân phẩm được hiểu là phẩm chất, giá trị của một con người cụ thể và được
pháp luật bảo vệ. Nhân phẩm là tổng hợp những phẩm chất mang tính đặc trưng của
mỗi cá nhân, những yếu tố đặc trưng này tạo nên giá trị một con người.
Danh dự là sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức
tốt đẹp và là cái nhằm mang lại danh dự, nhằm tỏ rõ sự kính trọng của xã hội, của tập
thể.
Hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là làm cho người đó bị
xúc phạm, bị coi thường, bị khinh rẻ trong gia đình, tập thể, trong nhân dân, trong xã
hội tùy thuộc vào vị thế, vai trò và nhiệm vụ, tuổi tác của người đó và mức độ của
hành vi phạm tội.
5.1.2.2. Mặt khách quan của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con
người.
Mặt khách quan của các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người thể
hiện ở những hành vi nguy hiểm cho xã hội (hành động hoặc không hành động) xâm
phạm trực tiếp tới nhân phẩm, danh dự của con người. Trong Chương XIV của Bộ luật
hình sự, đa số các hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bằng hành động phạm
tội như: sử dụng các công cụ, phương tiện khác nhau để gây nên sự tác động tới con
người cụ thể, gây ra những thiệt hại hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho con người
đó. Đối với hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người thường được thể
hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành vi phát tán… xâm phạm tới uy tín, danh dự, nhân phẩm
của người khác…
Mặt khách quan của tội phạm còn thể hiện ở hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm này là những thiệt hại về thể chất như
gây tổn hại về tinh thần như xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của con người. Phần
lớn các tội phạm thuộc Chương XIV Bộ luật hình sự đều có cấu thành vật chất, tức là
hậu quả là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm. Để truy cứu trách nhiệm hình sự về
các tội phạm này cần phải làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do
hành vi đó gây ra.
5.1.2.3. Chủ thể của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người.
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân
thương mại thực hiện. Tuy nhiên do phần Chung của Bộ luật hình sự quy định pháp
nhân thương mại chỉ có thể là chủ thể của một số tội phạm nhất định, trong đó không
có các tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự nên các tội phạm này chủ thể chỉ có
thể là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt một độ tuổi nhất định. Tuy
nhiên, đối với một số tội phạm, thì ngoài dấu hiệu chung, chủ thể của tội phạm còn
cần có các dấu hiệu đặc biệt như: người đang thi hành công vụ trong Điều 137; người
có chức vụ, quyền hạn hoặc có quan hệ nhất định đối với người bị lệ thuộc (Điều 130,
Điều 140).
5.1.2.4. Mặt chủ quan của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con
người phần lớn các tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Đối với một số tội, mục đích và động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong
cấu thành tội phạm. Ngoài ra, Bộ luật hình sự còn quy định động cơ hoặc mục đích
phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tăng nặng ở một số cấu thành tăng nặng
như động cơ đê hèn (điểm c khoản 2 các điều 151, 152, 153 - các tội mua bán, đánh
61
tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em); để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo, để đưa ra nước
ngoài (điểm b khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 150 - tội mua bán người, điểm h, e khoản
2 các Điều 151, 152, 153 - các tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em) Đối với
các tội khác, động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc.
5.1.3. Phân loại tội phạm xâm phạm danh dự nhân phẩm
5.1.3.1. Các tội xâm phạm tình dục:
Nhóm tội này gồm các tội sau: Tội hiếp dâm; tội cưỡng dâm; tội dâm ô với
người dưới 16 tuổi; tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích
khiêu dâm.
Theo Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) Việt Nam, các tội xâm
phạm tình dục bao gồm: Tội hiếp dâm (Điều 111); tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112); tội
cưỡng dâm (Điều 113); tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114); tội giao cấu với trẻ em (Điều
115); tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116). Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) đã bổ sung và quy định rõ thêm một số tội danh xâm phạm tình dục, đặc biệt đối
với tội danh xâm phạm tình dục đối với trẻ em: Tội hiếp dâm (Điều 141); tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi (Điều 142); tội cưỡng dâm (Điều 143); tội cưỡng dâm người từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144); tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145); tội dâm ô đối với người
dưới 16 tuổi (Điều 146); tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều
147).
5.1.3.2. Các tội mua bán người:
Nhóm tội này gồm: Tội mua bán người (chủ yếu là tội mua bán phụ nữ, trẻ em);
tội mua bán người dưới 16 tuổi; tội đánh tráo người dưới 1 tuổi; tội chiếm đoạt người
dưới 16 tuổi; tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.
Thực tế hiện nay ở nước ta, lợi dụng nhu cầu của những bệnh nhân cần thay thế
mộ bộ phận cơ thể, trong xã hội đã xuất hiện những nhóm người môi giới, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Điển hình như ngày
31/01/2019 Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an triệt phá đường dây buôn bán nội tạng
người với quy mô xuyên quốc gia, bắt giữ 05 đối tượng do Tôn Nữ Thị Huyền cầm
đầu (chỉ tính từ tháng 5/2017 đến tháng 01/2019 các đối tượng chủ yếu hoạt động mua
bán thận, mỗi lần bán thận thành công các đối tượng thu số tiền giao động từ 15.000
đến 17.000 USD).
Theo Bộ luật hình sự 1999 (Sửa đổi, bổ sung 2009) Việt Nam, các tội mua bán
người gồm: Tội mua bán người (Điều 119); tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ
em (Điều 120). Đến Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổ sung và
quy định rõ thêm một số tội danh mua bán người, gồm: Tội mua bán người (Điều
150); tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151); tội đánh tráo người dưới 01 tuổi
(Điều 152); tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153); tội mua bán, chiếm đoạt mô
hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154). 
5.1.3.3. Các tội làm nhục người khác:
Nhóm tội này gồm: Tội làm nhục ngươi khác; tội vu khống; tội hành hạ người
khác.
Theo Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) Việt Nam, các tội làm nhục
người khác gồm: Tội hành hạ người khác (Điều 110); tội làm nhục người khác (Điều

62
121); tội vu khống (Điều 122); đến Bộ luật hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017)
tiếp tục quy định các tội danh này tại Điều 140, Điều 155 và Điều 156.
5.1.3.4. Nhóm tội khác như: Tội lây truyền HIV cho người khác; tội cố ý truyền
HIV cho người khác; tội chống người thi hành công vụ.
Các hành vi phạm tội lây truyền HIV cho người khác và cố ý truyền HIV cho
người khác làm tổn thương đến sức khoẻ của người khác, bên cạnh đó, các hành vi
phạm tội này còn làm ảnh hưởng đến tinh thần của nạn nhân. Trên thực tế, nạn nhân
của những hành vi phạm tội này sẽ bị nhiễm HIV, vì thế họ mang tâm lý mặc cảm, lo
sợ người khác kỳ thị; khi bị cộng đồng, tập thể, gia đình phát hiện HIV, bản thân nạn
nhân khó chứng minh bản thân là nạn nhân của các hành vi phạm tội trên mà thường bị
quy chụp là “vi phạm các tệ nạn xã hội” (như quan hệ tình dục với người hành nghề
mại dâm hoặc sử dụng ma tuý). Chính những hệ luỵ của hành vi phạm tội này đã làm
cho nạn nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của bản thân họ. Cùng
với đó, hành vi chống người thi hành công vụ không những xâm phạm đến hoạt động
quản lý xã hội nói chung và hoạt động quản lý hành chính nói riêng của cơ quan Nhà
nước và nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của cán bộ trực
tiếp thi hành nhiệm vụ. Do đó, tội lây truyền HIV cho người khác; tội cố ý truyền HIV
cho người khác và tội chống người thi hành công vụ vẫn được xếp vào nhóm các tội
xâm phạm danh dự nhân phẩm của con người.
Nhằm đáp ứng yêu cầu phòng ngừa tội phạm nói chung, trong đó bao gồm cả
tội xâm phạm danh dự nhân phẩm của con người, ngày 22/10/2010, Bộ Chính trị đã
ban hành Chỉ thị số 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; ngày 31/12/2015, Chính phủ ban hành
Quyết định số 2546/QĐ-Tg về Phê duyệt chương trình phòng, chống mua bán người
giai đoạn 2016 - 2020 và ngày 14/4/2016, Chính phủ đã ban hành Quyết định số
623/QĐ-TTg về Phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 2016
- 2025 và định hướng đến năm 2030; ngày 24/10/2017, Chính phủ ban hành Chỉ thị
số 39/CT-TTg  về tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi
phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ. Trong đó nêu rõ:
- Đối với chỉ thị 48-CT/TW: Trong thời gian tới, công tác phòng, chống tội
phạm phải kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, nhất là tội phạm nghiêm trọng, tội
phạm mới; tạo ra môi trường lành mạnh, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh
tế, xã hội, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc và bình yên của nhân dân.
- Đối với chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020:
Giảm nguy cơ mua bán người; giảm tội phạm mua bán người; thực hiện có hiệu quả
công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.
5.1.4. Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội danh dự, nhân phẩm
Để phòng ngừa có hiệu quả tội phạm đòi hỏi các cơ quan chức năng phải xác
định chính xác những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm xây dựng chiến lược phòng
ngừa phù hợp. Những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm hiện nay bao gồm:
- Sự tác động bởi những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị
trường, bên cạnh những mặt ưu điểm cũng bộc lộ nhiều mặt trái trở thành những
nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, đó là:
+ Hình thành lối sống hưởng thụ xa hoa, trụy lạc của một bộ phận người trong
xã hội.
+ Đã làm xuống cấp nhiều mặt về văn hoá, đạo đức, lối sống làm mất đi truyền
63
thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
+ Đẩy mạnh tốc độ phân tầng xã hội, tạo ra sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc, một
bộ phận giàu lên nhanh chóng trong đó có một số người làm giàu bất chính từ đó dẫn đến
phạm tội, mặt khác không ít người không có tư liệu sản xuất phải ra thành phố, thị xã làm
thuê kiếm sống bị tác động bởi những hiện tượng tiêu cực dễ dẫn đến phạm tội.
- Tác động trực tiếp, toàn diện của những hiện tượng xã hội tiêu cực do chế độ
cũ để lại:
+ Hậu quả của chế độ thực dân, đế quốc cùng với chiến tranh kéo dài trong
nhiều năm đã phá hoại cơ sở vật chất, hình thành lối sống hưởng thụ, tư tưởng tham
lam, ích kỉ, sa đọa truy lạc trong một bộ phận nhân dân.
+ Tư tưởng trọng nam, coi thường phụ nữ; những tác động tiêu cực, tàn dư của
chế độ xã hội cũ còn tồn tại lâu dài tác động vào đời sống xã hội làm nảy sinh các hiện
tượng tiêu cực trong đó có tội phạm.
- Sự thâm nhập ảnh hưởng của tội phạm, tệ nạn xã hội của các quốc gia khác.
- Những sơ hở, thiếu sót trong các mặt công tác quản lí của Nhà nước, các cấp,
các ngành bao gồm: Sơ hở thiếu sót trong quản lí con người, quản lí văn hoá, quản lí
nghề nghiệp kinh doanh...
- Những thiếu sót trong giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ văn hoá
của người dân.
- Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, việc thực thi pháp luật kém hiệu quả, một
số chính sách về kinh tế, xã hội chậm đổi mới tạo sơ hở cho tội phạm hoạt động phát
triển. Sự chậm đổi mới chủ trương chính sách về kinh tế xã hội và pháp luật đã bộc lộ
những sơ hở khiến cho một số đối tượng lợi dụng để hoạt động phạm tội.
- Công tác đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan chức năng nói chung và của
ngành công an nói riêng còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu sót; thể hiện trên các mặt:
+ Trình độ nghiệp vụ, pháp luật của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu
thực tiễn dẫn đến hữu khuynh né tránh, thậm chí có một số cán bộ biến chất, tiếp tay
cho tội phạm, buông lỏng công tác đấu tranh trấn áp tội phạm.
+ Mối quan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thực sự đồng bộ, thiếu
thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, giáo dục, cải tạo phạm
nhân. Hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật còn chưa tốt.
+ Số vụ phát hiện, điều tra ít hơn so với thực tế tội phạm xảy ra, tội phạm ẩn
còn nhiều.
+ Hoạt động điều tra, xử lí tội phạm chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao, xử lí
chưa nghiêm minh.
+ Hệ thống tổ chức bộ máy, phân công chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan
bảo vệ pháp luật và trong nội bộ từng cơ quan chưa thực sự khoa học, hiệu quả vận
hành chưa cao.
- Công tác quản lí Nhà nước về an ninh trật tự còn bộc lộ nhiều sơ hở. Công tác
giáo dục cải tạo chưa xoá bỏ được tư tưởng phạm tội của các đối tượng, số đối tượng
phạm tội trở lại còn nhiều.
- Phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm ở một số nơi chưa
thực sự mạnh mẽ, chưa hiệu quả. Chưa phát huy được sức mạnh của quần chúng trong
công tác giáo dục, cải tạo và tái hoà nhập cộng đồng cho người phạm tội.

64
5.2. Nhận thức về công tác phòng, chống tội phạm xâm phạm danh dự,
nhân phẩm của người khác
5.2.1. Khái niệm phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của
người khác
Phòng ngừa tội phạm là việc các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã hội và
công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của
tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ
tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
- Phòng ngừa tội phạm là phương hướng chính, là tư tưởng chỉ đạo trong công
tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng ngừa không để tội phạm xảy ra.
- Phòng ngừa mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, làm tốt công tác phòng
ngừa giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của xã hội,
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, phẩm giá của mọi người dân.
- Làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc, tiết kiện
ngân sách Nhà nước, sức lao động của các nhân viên Nhà nước, của côrg dân trong các
hoạt động điều tra truy tố xét xử và giáo dục cải tạo người phạm tội, cũng như trong
việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến tội phạm.
Phòng chống tội phạm được tiến hành theo hai hướng cơ bản sau :
+ Hướng thứ nhất : Phát hiện, khắc phục, hạn chế và đi đến thủ tiêu các hiện
tượng xã hội tiêu cực là những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội và
phạm tội cụ thể. Đây là hướng mang tính cơ bản, chiến lược và lâu dài.
+ Hướng thứ hai: Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi tội phạm xảy
ra. Đây cũng là một hướng quan trọng không thể xem nhẹ, bởi trong thực tế những
nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm vẫn tồn tại, hoạt động phòng
ngừa tội phạm còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết nên tội phạm vẫn xảy ra. Hướng này đòi
hỏi các cơ quan chức năng phối hợp kịp thời phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội
phạm, cải tạo người phạm tội trở thành người công dân lương thiện.
- Phòng chống tội phạm mang tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối kết hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các công dân.
Mục đích của công tác phòng ngừa tội phạm là khắc phục, thủ tiêu các nguyên
nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm giảm từng bước
tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội.
5.2.2. Chủ thể và nguyên tắc phối hợp trong phòng, chống tội phạm xâm
phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
5.2.2.1. Chủ thể hoạt động phòng chống tội phạm
- Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tiến hành phòng ngừa tội phạm trên
các phương diện sau:
Chủ động, kịp thời ban hành các đạo luật, nghị quyết, các văn bản pháp lí về
phòng chống tội phạm, từng bước hoàn thiện pháp luật, làm cơ sở cho các cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội, mỗi công dân làm tốt công tác phòng chống tội phạm.
Thành lập các uỷ ban, các tiểu ban giúp cho Quốc hội soạn thảo ban hành các
văn bản pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh chống tội phạm nói chung (Uỷ
ban sửa đổi Hiến pháp, Pháp luật, Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội).
Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm của các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội.
65
Hội đồng nhân dân địa phương ra các nghị quyết về phòng chống tội phạm ở
địa phương mình.
- Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp. Chức năng chính của Chính phủ và Uỷ
ban nhân dân các cấp trong phòng chống tội phạm là quản lí, điều hành, phối hợp, đảm
bảo các điều kiện cần thiết, thế hiện:
Cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết của Đảng thành những văn bản pháp quy
hướng dẫn, tổ chức các lực lượng phòng chống tội phạm.
Sử dụng các cơ quan chuyên trách của Chính phủ tiến hành hoạt động phòng
chống tội phạm: Công an, Viện kiểm sát, Toà án.
Phối hợp tiến hành đồng bộ hoạt động giữa các chủ thể khác nhau thuộc cấp
mình quản lí theo kế hoạch thống nhất.
Đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt động phòng chống tội phạm: ngân
sách, phương tiện, điều kiện làm việc.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và phối hợp điều chỉnh hoạt động
phòng chống tội phạm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đề ra các biện pháp nhằm động viên, huy động sức mạnh của toàn xã hội tham
gia hoạt động phòng chống tội phạm: khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến.
Các cơ quan quản lí kinh tế, văn hoá, giáo dục, dịch vụ, du lịch trong phạm vi
tổ chức hoạt động chuyên môn.
Phát hiện những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh phát triển tội phạm thuộc
lĩnh vực mình quản lí.
Đề ra những quy định thích hợp, tham mưu cho Nhà nước ban hành các chủ
trương, chính sách đúng đắn góp phần khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của
tội phạm.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án phòng ngừa tội phạm trong phạm
vi cơ quan có hiệu quả.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, làm tốt công tác phòng chống trong
nội bộ, ngoài xã hội theo chương trình chung của Chính phủ.
- Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản.
Các tổ chức đoàn thể trên giữ vị trí vô cùng quan trọng trong công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm, cụ thể:
Phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn soạn thảo,
tham gia kế hoạch phòng ngừa tội phạm.
Tuyên truyền cho hội viên thấy được tính chất, thủ đoạn hoạt động của tội phạm
nâng cao ý thức cảnh giác.
Trực tiếp huy động các hội viên tham gia chương trình phòng chống tội phạm
của Chính phủ trong phạm vi địa phương, nội bộ hiệp hội của mình.
- Các cơ quan bảo vệ pháp luật: Công an, Viện kiểm sát, Toà án
Nghiên cứu, phân tích tình trạng phạm tội, xác định chính xác những nguyên
nhân, điều kiện của tội phạm, soạn thảo đề xuất các biện pháp phòng chống thích hợp.
Sử dụng các biện pháp luật định và các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn theo
chức năng, trực tiếp tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Đối với lực lượng công an phải trực tiếp tổ chức, triển khai các hoạt động
phòng ngừa tội phạm theo hai hướng: Tham gia phòng ngừa xã hội (phòng ngừa
66
chung) và trực tiếp tiến hành toàn diện hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ, điều tra tội
phạm.
Viện kiểm sát: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra,
xét xử, thi hành án, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân, giữ quyền công tố.
Toà án các cấp: Thông qua hoạt động xét xử các vụ án đảm bảo công minh,
đúng pháp luật; phát hiện những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm để Chính phủ,
các ngành, các cấp kịp thời có biện pháp ngăn chặn, loại trừ.
Bộ Tư pháp trực tiếp tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có
liên quan đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, khắc phục những sơ hở thiếu
sót là nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.
Công dân có nghĩa vụ và quyền lợi trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự. Công
dân với tư cách là chủ thể trong phòng chống tội phạm phải quán triệt:
Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của công dân đã được quy định trong Hiến
pháp, tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Tích cực, chủ động phát hiện mọi hoạt động của tội phạm và thông báo cho các
cơ quan chức năng.
Tham gia nhiệt tình vào công tác giáo dục, cảm hoá các đối tượng có liên quan
đến hoạt động phạm tội tại cộng đồng dân cư.
Phối hợp tham gia, giúp đỡ các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện tốt
“Chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm”. Thực hiện tốt các phong trào: “Toàn
dân tham gia phòng chống tội phạm, tố giác tội phạm, cảm hoá giáo dục người phạm
tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”, làm tốt công tác tái hoà nhập cộng đồng cho
người phạm tội khi trở về địa phương.
Trực tiếp làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm ngay trong phạm vi gia đình
(quản lí, giáo dục các thành viên trong gia đình).
5.2.2.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm.
- Nguyên tắc pháp chế: Mọi hoạt động phòng ngừa tội phạm của các cơ quan
nhà nước, tổ chức, các công dân phải hợp hiến và hợp pháp.
- Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa: mọi cơ quan tổ chức công dân đều có
thể tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm và nhà nước phải tạo mọi điều kiện cho
các chủ thể tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm được phát huy mọi nguồn lực
trong xã hội vào việc phòng ngừa tội phạm.
- Nguyên tắc nhân đạo trong phòng ngừa: các biện pháp phòng ngừa tội phạm
không được hạ thấp danh dự nhân phẩm con người mà phải nhằm khôi phục con người
và tạo điều kiện để con người phát triển.
- Nguyên tắc khoa học và tiến bộ trong phòng ngừa: các biện pháp phòng ngừa
tội phạm phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, các thành tựu khoa học nhất định,
phải ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ trong việc xây dựng các biện
pháp phòng ngừa tội phạm. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm luôn phải đảm bảo
cho mọi người có cơ hội phát triển bình đẳng, không được phân biệt chủng tộc, tôn
giáo, giới tính, thái độ chính trị.
- Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể trong công tác phòng ngừa tội
phạm: mỗi chủ thể khi tham gia phòng ngừa tội phạm trong phạm vi và nhiệm vụ
phòng ngừa ở từng địa phương, từng ngành mà mình quản lý đồng thời có sự phối hợp
chặt chẽ với các chủ thể khác để có thể thực hiện một cách tốt nhất hoạt động phòng
67
ngừa tội phạm.
- Nguyên tắc cụ thể hóa trong phòng ngừa tội phạm: biện pháp phòng ngừa tội
phạm luôn được nhận thức rõ ràng, chứa đựng các giải pháp khả thi và phù hợp với
điều kiện đặc thù về phòng chống tội phạm ở mỗi địa phương mỗi ngành mỗi lĩnh vực.
5.2.3. Nội dung hoạt động phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân
phẩm
- Tổ chức tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm:
+ Đổi mới và hoàn thiện thể chế, chính sách kinh tế, xã hội góp phần bảo đảm
an sinh xã hội, nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm
Gắn việc hoạch định, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội với
công tác phòng, chống tội phạm, khắc phục sơ hở, thiếu sót mà tội phạm có thể lợi
dụng hoạt động. Đặc biệt trong quá trình hoạch định, thực hiện các chính sách kinh tế
như: Góp vốn, cho vay vốn đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các dự án đầu tư
của nước ngoài, chính sách tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp, cổ phần hóa
doanh nghiệp cần công khai, minh bạch, có giám sát chặt chẽ của cơ quan tài chính,
kiểm toán để tránh tình trạng tài sản nhà nước bị thất thoát; cần có cơ chế, chính sách
quản lý chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại; thị trường vốn; thị trường
chứng khoán, bất động sản; đổi mới các chính sách tạm nhập, tái xuất; chính sách về
thuế, chính sách quản lý đất đai... Nghiên cứu đổi mới các chính sách xã hội liên quan
đến phòng, chống tội phạm, như: Chính sách giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động,
chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc, chính sách
giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi. Ban hành quy định việc thẩm định về bảo đảm yêu
cầu an ninh, trật tự đối với các dự án phát triển kinh tế, xã hội trọng điểm quốc gia.
Tăng cường công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, nhất
là kiến thức về phòng, chống tội phạm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân,
nhất là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy; coi trọng giáo dục đạo đức, pháp luật, văn hóa, lối
sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp, đưa chương trình
giáo dục phòng, chống tội phạm vào các nhà trường. Xây dựng môi trường giáo dục
lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tập trung nghiên cứu dự báo,
luật hóa kịp thời các hành vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện. Xây dựng, ban hành
kịp thời văn bản hướng dẫn thi hành sau khi các luật, bộ luật có hiệu lực.
Hoàn thiện chế độ, chính sách đặc thù đối với các cán bộ kiêm nhiệm và những
người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia công tác phòng, chống tội
phạm.
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong
từng thời kỳ; tập trung xây dựng và củng cố phong trào ở các địa bàn trọng điểm,
chiến lược, vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, vùng biên giới, biển đảo, khu công
nghiệp và các thành phố lớn; lồng ghép với các cuộc vận động, phong trào thi đua,
chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc, Ban, ngành, đoàn thể và địa phương, gắn kết thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ
sở, kịp thời phát hiện, giải quyết ngay tại cơ sở các vấn đề có liên quan đến lợi ích
chính đáng của người dân, hạn chế không để xảy ra “Điểm nóng” trong cộng đồng

68
dân cư, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ
quan bảo vệ pháp luật.
Thường xuyên cải tiến hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức trách nhiệm của nhân dân về phòng, chống tội phạm: Kết hợp nhiều hình
thức tuyên truyền, vừa rộng rãi, vừa mở đợt tập trung, vừa tuyên truyền cá biệt, tuyên
truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc họp của tổ chức Đảng, cơ
quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị, trường học, tổ dân
phố, cụm dân cư. Chú trọng hình thức tuyên truyền, vận động cá biệt đối với các đối
tượng có nguy cơ phạm tội, tái phạm và tại các địa bàn trọng điểm về trật tự, an toàn
xã hội. Thành lập trang thông tin điện tử phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự.
Đẩy mạnh công tác xây dựng mô hình, nhân điển hình tiên tiến trong phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các
mô hình tổ chức quần chúng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh, trật
tự ngay từ gia đình, cộng đồng dân cư, trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và
nhà trường, thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình
có hiệu quả cao, nghiên cứu xây dựng những mô hình mới phù hợp với tình hình đặc
điểm từng địa bàn. Tổ chức cho nhân dân, cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên
ký cam kết xây dựng khu dân cư, xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường “An
toàn về an ninh, trật tự”. Kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất
sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, có chính sách thỏa đáng đối với
những trường hợp bị thương, hy sinh hoặc thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng,
chống tội phạm.
Tăng cường nguồn lực cho công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc. Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
chuyên trách, bán chuyên trách, nhất là các lực lượng Công an xã, Dân quân tự vệ, Bảo
vệ dân phố, Bảo vệ chuyên trách các cơ quan, doanh nghiệp, phát huy vai trò Bí thư
chi bộ, Trưởng khu dân cư, Trưởng Ban công tác mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở,
những người có uy tín trong dòng họ; dân tộc, tôn giáo, các vị chức sắc tiêu biểu, các
điển hình... làm chỗ dựa cho nhân dân trong phòng, chống tội phạm ở cơ sở; đầu tư
ngân sách, cơ sở vật chất và Điều kiện bảo đảm phục vụ công tác xây dựng phong trào.
+ Quản lý, giáo dục cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng đối với người phạm tội,
vi phạm pháp luật và đối tượng có nguy cơ phạm tội.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giam giữ, quản lý, giáo dục cải tạo các
loại đối tượng; tập trung giáo dục cá biệt đối với số phạm nhân thường xuyên vi phạm
nội quy cơ sở giam giữ, giảm tỷ lệ phạm nhân cải tạo kém. Chủ động phát hiện và
chấn chỉnh kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong công tác giam giữ, quản lý, giáo dục
cải tạo và thực hiện chế độ, chính sách đối với các loại đối tượng giam giữ, quản lý
không để phát sinh bức xúc, phản ứng tiêu cực, gây rối, chống đối tập thể, gây mất an
ninh, an toàn cơ sở giam giữ, quản lý.
Chủ động thực hiện các biện pháp giúp phạm nhân chuẩn bị tái hòa nhập ngay
trong quá trình chấp hành án, đồng thời thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm
tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Tiếp tục đổi mới
công tác giáo dục dạy nghề, truyền nghề, tạo việc làm cho phạm nhân, trại viên, học
sinh. Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành
án, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Lồng ghép công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án
phạt tù với các chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và công
69
tác phòng, chống tội phạm ở từng địa phương. Cân đối, bố trí nguồn lực của Trung
ương và các địa phương, nguồn lực xã hội bảo đảm thực hiện có hiệu quả các biện
pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
Xác định trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, hiệu quả phối hợp của các
ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong quản lý và giám sát thi hành các hình phạt
ngoài hình phạt tù, các đối tượng được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn và các đối tượng có nguy cơ phạm tội trên địa bàn.
+ Tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước về trật tự xã hội, tập trung
quản lý nhà nước về cư trú, xuất cảnh, nhập cảnh, quản lý trong lĩnh vực công nghệ
thông tin, truyền thông, xuất bản... Đổi mới phương thức quản lý một số ngành nghề
kinh doanh có điều kiện không để tội phạm lợi dụng hoạt động, nhất là dịch vụ cầm
cố, thế chấp tài sản, vũ trường, quán bar, karaoke, game, bán hàng đa cấp.... Tăng
cường quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Đổi mới chính sách, biện pháp
quản lý và xử lý đối với các hoạt động tệ nạn xã hội (mại dâm, cờ bạc, nghiện ma túy).
+ Đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ.
Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các biện pháp công tác
nghiệp vụ, đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, thống kê
tội phạm, chủ động nắm diễn biến tình hình hoạt động của các loại tội phạm trên các
tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm; chủ động rà soát, lập hồ sơ quản lý đối với các đối
tượng có dấu hiệu hoạt động phạm tội “đâm thuê, chém mướn”, “bảo kê”, “xiết
nợ”, đòi nợ thuê, cho vay lãi nặng, cưỡng đoạt tài sản, tổ chức trái phép các hoạt động
cờ bạc, cá độ thể thao, các hoạt động chuyển giá, sở hữu chéo, các hoạt động lợi dụng
kinh doanh để phạm tội; các đường dây buôn lậu, mua bán và vận chuyển trái phép các
chất ma túy lớn.
Kịp thời lập hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và cơ
sở chữa bệnh bắt buộc; quản lý chặt chẽ những người bị áp dụng biện pháp giáo dục
tại cấp xã, người đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
Chú trọng bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã, tập trung số đối tượng nguy
hiểm, đặc biệt nguy hiểm. Xây dựng, nâng cao chất lượng các hoạt động tuần tra kiểm
soát kết hợp với các hoạt động nghiệp vụ chủ động phòng ngừa tội phạm trên các
tuyến giao thông, các địa bàn trọng điểm, địa bàn đô thị và giáp ranh.
Đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa tội phạm theo chức năng, nhiệm vụ của các
lực lượng trong Quân đội, Hải quan, Kiểm lâm, Thanh tra, Quản lý thị trường…, kịp
thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm; phát hiện những thiếu sót, sơ
hở của chính sách, cơ chế quản lý nhà nước từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện. Phát huy vai trò của các lực lượng Cảnh sát Biển, Bộ đội Biên phòng, Hải quan,
Công an, An ninh Hàng không trong phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm soát đường biên
giới trên đất liền, trên biển, đảo, đường Bưu điện, đường Hàng không.
- Tổ chức tiến hành các hoạt động phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.
Xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch chuyên đề đấu tranh với các
loại tội phạm nổi lên ở từng giai đoạn. Mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm
bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị, văn hóa của đất nước.
Thường xuyên rà soát xác định các địa bàn trọng điểm về trật tự, an toàn xã hội
để tập trung lực lượng chuyển hóa thành địa bàn không có tội phạm hoặc giảm tội
phạm đến mức thấp nhất.

70
Nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, kết hợp chặt
chẽ giữa hoạt động trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng hình sự; không để lọt tội
phạm; không làm oan người vô tội; đảm bảo điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, kịp
thời những vụ án lớn, dư luận xã hội quan tâm; tăng cường xét xử lưu động để răn đe
tội phạm và tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan điều tra với Viện Kiểm sát,
cơ quan Thanh tra của Chính phủ, Thanh tra của các Bộ, ngành, cơ quan Thuế và
Kiểm toán. Tập trung phát hiện, điều tra xử lý các vụ án về kinh tế, chức vụ và tham
nhũng; kịp thời xác minh, truy tìm tài sản bị chiếm đoạt, nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền, tài
sản bị chiếm đoạt.
Nghiên cứu xử lý, giải quyết thu hồi tài sản được thu giữ trong quá trình phát
hiện, điều tra, truy tố, xét xử có hiệu quả nhất, nhằm tránh hư hao, thất thoát, mất giá
trị khi thanh lý, đấu giá làm giảm thu cho ngân sách nhà nước.
5.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa các tội
phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
5.3.1. Các biện pháp về kinh tế - xã hội
Biện pháp kinh tế - xã hội là biện căn bản, có ảnh hưởng rất lớn về mặt xã hội
nhằm hạn chế và loại trừ dần những nguyên nhân làm phát sinh tội xâm phạm danh dự
nhân phẩm của con người, cho nên để phòng ngừa tội xâm phạm danh dự nhân phẩm
của con người ở các địa phương trong thời gian tới cần phải tập trung vào những nội
dung sau:
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn các tỉnh.
- Nâng cao dân trí, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội.
Các địa phương huy động, lồng ghép các nguồn lực xã hội để đẩy mạnh đầu tư ở vùng
dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn, nhằm giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo; thực
hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chế độ, chính sách với người có công, đối tượng bảo
trợ xã hội và hộ nghèo.
- Tăng cường mở các lớp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn ở các địa phương, đặc biệt ưu tiến đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người
dân ở vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp cần có chính sách xoá mù
chữ cho phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ hội học tập cho trẻ em thông qua các
biện pháp miễn giảm học phí, hỗ trợ cơ sở vật chất; mở các lớp tình thương cho trẻ em
mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong đó, đặc biệt chú trọng gắn kiến thức
văn hoá cho học sinh với giáo dục kỹ năng sống để trẻ em, phụ nữ tự bảo vệ mình
trước các nguy cơ bị xâm hại.
5.3.2. Các biện pháp về văn hoá - giáo dục
Trong thời gian qua, các vụ án xâm phạm danh dự nhân phẩm của con người
chủ yếu ở nhóm có trình độ dân trí còn thấp, trình độ học vấn còn thấp, có nhân thân
xấu hoặc có những đặc điểm đạo đức, tâm lý lệch chuẩn, cùng với, hủ tục của một số
đồng bào dân tộc thiểu trên địa bàn còn phổ biến (hủ tục này dẫn đến việc tảo hôn).
Ngoài ra, nhận thức của người dân (phụ huynh của nạn nhân hoặc bản thân nạn nhân)
về tội phạm nói chung và tội xâm phạm danh dự nhân phẩm của con người chưa đầy
đủ, có tâm lý e ngại, xấu hổ cho nên không dám tối giác tội phạm (đặc biệt tội xâm
phạm tình dục). Vì vậy, phòng ngừa tội xâm phạm danh dự nhân phẩm của con người
trong thời gian tới cần phải tập trung vào những nội dung sau:
71
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tội phạm và
vi phạm pháp luật nói chung, tội phạm và vi phạm pháp luật về xâm phạm danh dự
nhân phẩm nói riêng trong cộng đồng dân cư, xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên,
liên tục cần được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức, đa dạng, phong phú, có nội
dung, hình thức phù hợp với từng đối tượng, vùng miền và địa phương.
- Đổi mới hình thức, nội dung, biện pháp tuyên truyền phù hợp với từng vùng,
miền, từng đối tượng, coi trọng các biện pháp truyền thống như: Truyền miệng, in ấn
tờ rơi, pa nô, áp phích, tranh ảnh biếm họa, nhất là tuyên truyền qua hệ thống loa
truyền thanh của các thôn, bản, khu phố...
- Các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh, truyền hình tập trung tuyên truyền
về giá trị đạo đức, truyền thống gia đình, xóm, làng, truyền thống của dân tộc; lên án
mạnh mẽ những người có hành vi phản văn hóa, vi phạm pháp luật; tuyên truyền về
quyền và nghĩa vụ của người dân trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày như: Giải
quyết tranh chấp mâu thuẫn về dân sự, kinh tế, đất đai, hôn nhân và gia đình...; Bộ luật
Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra, Luật
thi hành tạm giữ, tạm giam, đặc biệt chú ý đến các điều luật quy định các tội xâm
phạm danh dự nhân phẩm.
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, dưới nhiều hình thức (băng zôn, khẩu hiệu,
phát thanh, truyền hình, phóng sự, kịch, sân khấu hóa....) về phương thức, thủ đoạn
hoạt động và hậu quả tác hại cũng như tính nghiêm khắc của chế tài xử lý hình sự đối
với các loại tội phạm, nhất là tội phạm xâm phạm danh dự nhân phẩm để nhân dân
hiểu rõ và chủ động phòng ngừa, đấu tranh.
- Nâng cao kỹ năng của mọi tổ chức, công dân trong phát hiện, phòng ngừa, xử
lý đối với những biểu hiện, hành vi và hậu quả tác hại của tội phạm xâm phạm danh dự
nhân phẩm đối với mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
- Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hoá, nếp sống văn minh ở các
cộng đồng dân cư ở các địa phương; xoá bỏ những hủ tục của người dân, đặc biệt của
các đồng bào dân tộc thiểu số.
Đối với mỗi gia đình phải thực hiện tốt việc xây dựng gia đình văn hoá, thực
hiện nếp sống văn hoá văn mình là hành lang để bảo vệ hạnh phúc bền vững cho các
gia đình; các thành viên gia đình thường xuyên chăm sóc, quan tâm đến nhau, con
cháu vâng lời ông bà, cha mẹ; ông bà, cha mẹ chăm sóc, giáo dục con cháu mình về
đạo đức, lễ phép, tác phong, phẩm hạnh theo triết lý “tiên học lễ, hậu học văn”; kiểm
soát chặt chẽ để con cháu không sử dụng những sản phẩm văn hoá phẩm đồi truỵ,
khiêu dâm, v.v…
Đối với cộng đồng phải thường xuyên phát động phong trào “toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, xoá bỏ những phong tục, tập quán không
còn phù hợp; thực hiện tốt phong trào “quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người lỗi lầm
tại cộng đồng, dân cư” và phong trào “quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”; v.v…
- Tăng cường giáo dục của gia đình, nhà nước và xã hội.
Đối với mỗi gia định cần phải quan tâm và có chiến lược giáo dục con cháu
hiệu quả, tạo nên một gia đình có truyền thống, nền nếp gia phong để con cháu phấn
đấu để xứng đáng với truyền thống của gia đình. Giáo dục bằng cách cách nêu gương
của cha mẹ, anh chị trong gia định của như lối sống, ứng xử đúng mực của mình người
xung quanh để từ đó con cái học tập, noi theo; cha mẹ phải gương mẫu trong mọi lời
nói, hành động, tránh xa các vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, v.v...

72
Bên cạnh việc yêu thương, giáo dục thương yêu con cháu, các gia đình cũng phải
nghiêm khắc để giúp con cháu nhận ra những sai phạm và sửa chữa và không mắc phải
những sai phạm đó sau này.
Đối với nhà trường cần chú trọng đến giáo dục cả đạo đức lẫn kiến thức; lồng
ghép nội dung giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản cho học sinh; giáo dục cho học
sinh (đặc biệt bé gái) biết cách phòng vệ và tránh những nguy cơ có thể dẫn đến các
hành vi xâm phạm tình dục và buôn bán người.
Đối với đoàn thể xã hội (Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân) tăng
cường các hình thức tuyên truyền, giáo dục để mọi người cảnh giác trước các hành vi
phạm tội xâm phạm danh dự nhân phẩm của con người. Trong đó, Đoàn thanh niên,
Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh tăng cường giáo dục hội viên và nhân
dân trên địa bàn, tình hình tội xâm phạm danh dự nhân phẩm của con người trên địa
bàn tỉnh; phổ biến những nội dung pháp luật liên quan đến tội xâm phạm danh dự nhân
phẩm của con người như Bộ luật Hình sự, để người dân nâng cao cảnh giác và từ đó
nhận thức rõ các hình thức, thủ đoạn của loại tội phạm này; Đoàn thanh niên tiếp tục
phát huy tốt tinh thần xung kích, tình nguyện; thông qua hình thức sân khấu hóa với
những tiểu phẩm về tuyên truyền phòng, chống tội phạm, trong đó đặc biệt tội xâm
phạm danh dự nhân phẩm của con người, từ đó nhằm nâng cao nhận thức của thanh
thiếu niên về các vấn đề pháp luật. Ngoài ra, trong bối cảnh phát triển khoa học, công
nghệ hiện nay, đặc biệt công nghệ thông tin, truyền thống, các đoàn thể nhân dân cần
tuyên truyền và hướng dẫn người dân những kỹ năng cần thiết khi sử dụng Internet,
Facebook, Mail, Twitter, Zalo, Instagram, v.v... để không mắc phải những sai sót đặc
biệt lộ thông tin cá nhân, để không bị đối tượng xấu lợi dụng, khống chế (đặc biệt liên
qua đến tội mua bán người và tội làm nhục người khác).
5.3.3. Trách nhiệm của nhà trường và sinh viên trong phòng chống tội phạm
xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác
5.3.3.1. Đối với nhà trường:
Thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục trong nhà trường về phòng chống tệ
nạn xã hội; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên trong phòng
chống các tệ nạn về tội phạm danh dự và nhân phẩm, phân định rõ mê tín dị đoan với
hoạt động tôn giáo, tự do tín ngưỡng của quần chúng nhân dân, giáo dục lối sông lành
mạnh, đấu tranh chống lối sống buông thả, lối sống truỵ lạc, sống gấp.
Xác định rõ hậu quả tác hại từng loại tệ nạn xã hội, nguyên nhân và con đường
lây lan, phối hợp các với các cơ quan chức năng, lãnh đạo chỉ đạo các tổ chức
Đoàn.Trong đấu tranh phòng tệ nạn xã hội, phối kết hợp với lực lượng công an cơ sở,
chính quyền địa phương và gia đình quản lý chặt chẽ sinh viên ngoại trú để chủ động
phát hiện các hành vi hoạt động ma tuý, mại dâm, cờ bạc, đồng bóng bói toán, … có
biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Nắm chắc tình hình sinh viên có hành vi hoạt động tệ nạn xã hội, cung cấp cho
lực lượng bảo vệ, cơ quan công ann những tụ điểm, tổ chức, đường dây hoạt động tệ
nạn xã hội, phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật. Phối hợp cùng quyền địa
phương, lực lượng bảo vệ văn hoá làm trong sạch địa bàn trường và khu vực xung
quanh.
Tổ chức cho sinh viên kí cam kết không tham gia các hoạt động tệ nạn xã hội,
xây dựng các nội quy, quy chế quản lý ký túc xá, xây dựng các tổ tự quản trong học
tập, rèn luyện, vui chơi. Tổ chức hoạt động thi tìm hiểu luật, pháp lệnh, các loại văn
bản của Đảng, Nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội, đặc biệt tệ nạn xâm hại về
73
danh dự, nhân phẩm đang có dấu hiệu tăng nhanh trong giới trẻ. Tổ chức hoạt động
văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao để thu hút sinh viên tham gia.
5.3.3.2. Đối với sinh viên:
Không xúc phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín, xâm phạm thân thể đối với nhà
giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và học sinh, sinh viên khác trong nhà
trường.
Không gian lận trong học tập, thi, kiểm tra và làm giả hồ sơ để hưởng các
chính sách đối với học sinh, sinh viên.
Không tự ý nghỉ học, nghỉ thực tập, thực hành khi chưa được sự đồng ý của
nhà trường.
Cấm sản xuất, mua bán, vận chuyển, phát tán, sử dụng, tàng trữ hoặc lôi kéo
người khác sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, ma túy, chất gây nghiện và
các loại chất cấm khác, các tài liệu, ấn phẩm có nội dung chứa thông tin phản động,
đồi trụy đi ngược với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc và các tài liệu cấm khác
theo quy định của Nhà nước, tổ chức, tham gia hoạt động, truyền bá mê tín dị đoan và
các hành vi vi phạm khác trong nhà trường.
Không đăng tải, bình luận, chia sẻ các bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục,
đồi trụy, bạo lực, phản động, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà
nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá
nhân trên mạng Intenet.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN


1. Nêu khái niệm về danh dự, nhân phẩm và mối quan hệ giữa danh dự và nhân
phẩm?
2. Phân tích nội dung công tác phòng chống tội phạm danh dự, nhân phẩm của
người khác?
3. Nêu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa các tội
phạm về danh dự, nhân phẩm?

74
Chương 6
AN TOÀN THÔNG TIN VÀ PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM
PHÁP LUẬT TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
6.1. THỰC TRẠNG AN TOÀN THÔNG TIN HIỆN NAY
6.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách và các biện pháp đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), gắn
liền với công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng. Nghị quyết
số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển
CNTT, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ “phải gắn
kết chặt chẽ việc ứng dụng, phát triển CNTT phải đi đôi với bảo đảm an toàn, an ninh
và bảo mật hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia”, đặc biệt cần “phát huy vai
trò các lực lượng chuyên trách bảo vệ an toàn, an ninh thông tin và bí mật Nhà nước.
Thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng công an, quân đội, ngoại giao,
cơ yếu, thông tin và truyền thông” để có các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật, sẵn sàng
đối phó với các cuộc chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng, bảo đảm chủ quyền quốc
gia, trật tự an toàn xã hội.
Theo Nghị định 64-2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng
CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước: “An toàn thông tin là an toàn kỹ thuật
cho các hoạt động của các cơ sở hạ tầng thông tin, trong đó bao gồm an toàn phần
cứng và phần mềm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật do Nhà nước ban hành; duy trì các
tính chất bí mật, toàn vẹn, sẵn sàng của thông tin trong lưu trữ, xử lý và truyền dẫn
trên mạng”.
Luật An toàn thông tin mạng được ban hành năm 2015 đã thể chế hóa các chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về an toàn thông tin, đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin, góp
phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền và lợi ích quốc gia trên không gian
mạng. Theo đó: “An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin
trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái
phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin”.
Ngày 12/6/2018, Luật An ninh mạng được Quốc hội khóa XIV thông qua với tỷ
lệ 86.86%, gồm 7 chương, 43 điều, quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh
mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý
hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy
định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Sự ra đời của Luật An ninh mạng là
bước đột phá trong lịch sử lập pháp của Việt Nam, đảm bảo quyền và nghĩa vụ công
dân trên không gian mạng. Theo đó: “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên
không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Khác với Luật An toàn
thông tin mạng 2015 với mục đích để bảo vệ sự an toàn thông tin trên 03 phương diện:
Tính nguyên vẹn của thông tin, tính bảo mật thông tin và tính khả dụng của thông tin;
Luật An ninh mạng 2018 quy định tập trung vào chống lại các thông tin độc hại, xâm
phạm đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá
nhân, tổ chức, cơ quan trên môi trường mạng.
Xét về khái niệm “Tội phạm sử dụng công nghệ cao”, hiện nay luật pháp của
nhiều nước trên thế giới như Australia, Mỹ, Anh đã có định nghĩa liên quan đến tội
75
phạm này như: Tội phạm công nghệ cao (high-tech crime), Tội phạm máy tính
(computer crime), Tội phạm liên quan đến máy tính (computer-related crime); tội
phạm mạng (cybercrime)... Trong Luật Hình sự của Australia, tội phạm công nghệ cao
(high-tech crime) được định nghĩa là “sự xâm nhập máy tính một cách trái phép; sự
sửa đổi trái phép dữ liệu bao gồm việc phá hủy dữ liệu; tấn công từ chối dịch vụ
(DoS); tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS); tạo ra và phân phối phần mềm độc
hại”.
Theo Từ điển luật học Black’s Law, tội phạm máy tính (computer crime) được
định nghĩa là: “tội phạm đòi hỏi về kiến thức công nghệ máy tính chẳng hạn như phá
hoại hoặc ăn cắp dữ liệu máy tính hay sử dụng máy tính để thực hiện một số tội phạm
khác”.
Tại Việt Nam, theo Khoản 1 điều 3 Nghị định số 25/2014/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 07 tháng 4 năm 2014 quy định: “Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ
cao”. Theo Khoản 1 Điều 3 của Luật Công nghệ cao năm 2008 quy định: “Công nghệ
cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất
lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò
quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa
ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”.
Theo Từ điển Nghiệp vụ Công an nhân dân Việt Nam (2019), “tội phạm sử dụng
công nghệ cao là loại tội phạm sử dụng những thành tựu mới của khoa học - kỹ thuật
và công nghệ hiện đại làm công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội một
cách cố ý hoặc vô ý, gây nguy hiểm cho xã hội. Chủ thể của loại tội phạm này thường
là những người có trình độ học vấn, chuyên môn cao, có thủ đoạn rất tinh vi, khó phát
hiện”.1
Giáo trình “Những vấn đề cơ bản về phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ
cao” của Học viện Cảnh sát nhân dân (2015) có đề cập đến khái niệm về tội phạm sử
dụng công nghệ cao. Theo đó, tội phạm sử dụng công nghệ cao là: “Tội phạm được
thực hiện bằng việc cố ý sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ
thông tin ở trình độ cao tác động trái pháp luật đến thông tin số được lưu trữ, xử lý,
truyền tải trong hệ thống máy tính, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại
lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân” 2.
Nghiên cứu các định nghĩa và khái niệm trên có thế thấy điểm chung trong nội
hàm của các khái niệm này đều chỉ các hành vi liên quan đến việc sử dụng máy tính,
thiết bị số, khai thác mạng máy tính, mạng viễn thông để gây tổn hại cho lợi ích của
các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Tội phạm sử dụng công nghệ cao là tội phạm sử
dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ ở trình độ cao tác động trái
pháp luật đến thông tin, dữ liệu, tín hiệu được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống
mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị số, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin,
gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá
nhân. Trong những hành vi phạm tội sử dụng công nghệ cao có những hành vi tác
động trực tiếp đến ba đặc điểm quan trọng nhất của an toàn thông tin (ATTT). ATTT
yêu cầu đảm bảo ba đặc điểm là: Tính bí mật (Confidentiality), tính toàn vẹn

“Từ điển Nghiệp vụ Công an nhân dân Việt Nam”, Hội đồng Lý luận Công an nhân dân, 2019.
11

22
“Giáo trình Những vấn đề cơ bản về phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao”, Học viện
Cảnh sát nhân dân, 2015.
76
(Integrity) và tính sẵn sàng (Availability) - được mô hình hóa gọi là tam giác bảo mật
CIA.

Hình 1. Tam giác bảo mật CIA


Một giải pháp an toàn bảo mật xây dựng cần nhằm đạt được cả ba mục tiêu cơ
bản trên. Cần phân biệt sự khác biệt giữa tính bí mật và tính toàn vẹn. Có những tấn
công phá vỡ tính toàn vẹn nhưng không phá vỡ tính bí mật và ngược lại. Nếu ta gửi
thông tin trên đường truyền mạng công cộng mà có kẻ bên ngoài xem được thông tin,
đó là tính bí mật đã bị vi phạm. Nếu kẻ gian can thiệp sửa đổi, dù chỉ một bit trên
những gói tin này và người nhận tin không phát hiện ra sự thay đổi đó, thì tính toàn
vẹn đã bị xâm phạm. Mặc dù ta không thể ngăn chặn việc sửa đổi khi các gói tin đi qua
các điểm trung gian không thuộc quyền kiểm soát, nếu ta phát hiện được sự thay đổi
trái phép, thì ta có thể yêu cầu phát lại. Như vậy tính toàn vẹn vẫn được coi là đảm
bảo. Các kỹ thuật mật mã là các công cụ cơ bản nhằm xây dựng dịch vụ đảm bảo tính
bí mật và tính toàn vẹn.
6.1.2. Thực trạng an toàn thông tin trong khu vực và trên thế giới
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thông tin là một dạng tài nguyên. Chính vì
thế, đảm bảo an ninh, ATTT là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Tuy nhiên hiện nay,
các mối đe dọa từ không gian mạng không ngừng tăng lên và thay đổi nhanh chóng. An
ninh mạng đang trở thành vấn đề nóng, đặt ra nhiều thách thức đối với tất cả các quốc
gia trên toàn thế giới. Tình hình ATTT mạng diễn biến phức tạp, liên tục xảy ra các vụ
tấn công, xâm nhập, đánh cắp dữ liệu trên hệ thống mạng của các cơ quan chính phủ,
các cơ sở an ninh quốc phòng, tập đoàn kinh tế, cơ quan truyền thông của nhiều quốc
gia, như các vụ tấn công vào hệ thống thư điện tử của Bộ Ngoại giao Mỹ, hệ thống máy
tính của Nhà trắng, Hạ viện Đức, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại và Cảnh sát liên bang
Australia,…
Các mục tiêu tấn công đã thay đổi, kỹ thuật trở nên phức tạp hơn, hướng tấn công
đa dạng hơn và công cụ tấn công được thiết kế chuẩn xác hơn. Những kẻ tấn công đã
nghiên cứu kỹ các nạn nhân để có những chiến lược tấn công phù hợp, nhằm tạo ra
những ảnh hưởng lớn nhất có thể.
Tài chính là mục tiêu lớn nhất thúc đẩy tin tặc hành động, với 73% số lượng các
cuộc tấn công mạng; chính trị, tình báo là mục tiêu lớn thứ hai, với 21% các cuộc tấn
công.
Các nhóm tội phạm mạng có tổ chức xuất hiện nhiều hơn. Chiến tranh mạng và
đội quân tác chiến mạng cũng được chú trọng hơn. Trong cuộc chạy đua vũ trang trên
không gian mạng toàn cầu, các quốc gia đang xây dựng các trung tâm chỉ huy không
gian mạng, nhằm củng cố hệ thống phòng thủ chống lại các cuộc tấn công mạng vào
các cơ quan và cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, sự phát triển và phổ biến của mạng xã hội
đã làm nảy sinh một nguy cơ ATTT nữa đó là việc lan truyền tin tức giả mạo thông
77
qua mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức, thậm chí là tình hình an ninh,
chính trị của cả một đất nước. Tiền ảo và các hành vi tội phạm liên quan đến tiền ảo
cũng đang tiếp tục phát triển, bao gồm lây nhiễm phần mềm độc hại đào tiền ảo tới
máy tính, máy chủ; lây nhiễm mã độc đào tiền ảo tới một trang web, sử dụng tài
nguyên thiết bị của người tải trang web; đánh cắp tiền từ giao dịch tiền ảo. Hình dưới
đây mô tả xu thế chung của tấn công mạng hiện nay.

Hình 2. Xu thế tấn công mạng hiện nay


6.1.3. Thực trạng an toàn thông tin ở Việt Nam
Tại Việt Nam, tình hình an toàn an ninh mạng tiếp tục diễn biến phức tạp, tồn tại
nhiều cơ sở gây nguy cơ bị tấn công, phá hoại hạ tầng mạng thông tin, ảnh hưởng tới an
ninh quốc gia. Báo cáo của hãng bảo mật Kaspersky và Symantec cho thấy, Việt Nam
đứng thứ 3 (3,96%) sau Nga (4%) và Ấn Độ (8%) về số người dùng di động bị mã độc
tấn công nhiều nhất trên thế giới; thứ 6 trên thế giới về số lượng địa chỉ IP trong nước
được dùng trong các mạng máy tính ma tấn công nước khác; thứ 7 trên thế giới về phát
tán tin nhắn rác và đứng thứ 12 trên thế giới về các hoạt động tấn công mạng. Đáng chú
ý là hoạt động tấn công mạng nhằm vào Việt Nam gia tăng về số lượng, gây nguy cơ bị
kiểm soát, khống chế hệ thống thông tin. Tin tặc nước ngoài thường xuyên lợi dụng các
điểm yếu về an ninh mạng của hệ thống thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của
Việt Nam để tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, chỉnh sửa nội dung.
Năm 2011 có trên 1.500 cổng thông tin Việt Nam bị tin tặc sử dụng mã độc gián
điệp dưới hình thức tập tin hình ảnh xâm nhập, kiểm soát, cài mã độc thay đổi giao
diện trang chủ. Trong năm 2012 - 2013, Bộ Công an đã phát hiện gần 6.000 lượt cổng
thông tin, trang tin điện tử của Việt Nam (trong đó có hơn 300 trang của cơ quan nhà
nước) bị tấn công, chỉnh sửa nội dung và cài mã độc. Năm 2014, Bộ Công an phát hiện
gần 6.000 trang bị tấn công, chiếm quyền quản trị, chỉnh sửa nội dung (có 246 trang
tên miền gov.vn). Đặc biệt, sau sự kiện giàn khoan HD 981 hạ đặt trái phép trong vùng
đặc quyền kinh tế Việt Nam, tin tặc nước ngoài đã tấn công hơn 700 trang mạng Việt
Nam và hơn 400 trang trong dịp Quốc khánh (2/9) để chèn các nội dung xuyên tạc chủ
quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa. Vào cuối năm 2014, tin tặc cũng đã mở
đợt tấn công vào trung tâm dữ liệu của VCCorp khiến nhiều tờ báo mà công ty này
đang vận hành kỹ thuật như Dân trí, Người lao động, Soha, VNEconomy, Kenh14…
bị tê liệt. Năm 2015 có trên 2.460 website của các cơ quan, doanh nghiệp bị xâm nhập.
Nguy cơ từ mã độc và Internet of Things (IoT) bùng nổ tạo “thị trường” lớn cho
hacker là hai trong số những nguy cơ an ninh mạng mà người dùng phải đối mặt. Cuối
năm 2016, thông tin hơn 73.000 camera IP, trong đó có gần 1.000 camera tại Việt
Nam có thể bị theo dõi được công bố rộng rãi. Nguyên nhân là do người dùng chưa có
thói quen quan tâm đến an ninh của những thiết bị này, không thay đổi mật khẩu mặc
định của hệ thống trước khi kết nối Internet. Bảo mâ ̣t các thiết bị IoT là rất quan trọng,
đặc biệt khi người dùng chưa có thói quen quan tâm đến an ninh cho các thiết bị này.

78
Hình 3. Màn hình thông tin thông báo chuyến bay bị thay đổi giao diện
Trong năm 2016, nổi bật là cuộc tấn công mạng vào một số màn hình hiển thị thông
tin chuyến bay tại khu vực làm thủ tục chuyến bay của các sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất,
Sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay Phú Quốc. Các màn hình của
sân bay đã bị chèn những hình ảnh và nội dung xuyên tạc về biển Đông. Hệ thống phát
thanh của sân bay cũng phát đi những thông điệp tương tự. Đồng thời website của
Vietnam Airlines cũng bị tấn công với 411.000 dữ liệu của hành khách đi máy bay đã bị
hacker thu thập và phát tán.
Năm 2017 mã độc tống tiền (ransomware) có tên là Wanna Cry trở thành mối
nguy hiểm của ngành công nghệ thông tin và nó lây nhiễm với tốc độ chóng mặt ở gần
100 quốc gia, hơn 100 nghìn máy tính. Tại Việt Nam, ghi nhận hơn 100 máy tính bị
nhiễm độc. Wanna Cry là một loại mã nhiễm độc tấn công vào máy nạn nhận qua tệp
tin đính kèm email hoặc đường link độc hại, như các dòng ransomware khác. Mối
nguy hiểm nhất ở mã độc này là nó có khả năng lây nhiễm trên các máy tính ngang
hàng. Cụ thể, Wanna Cry sẽ quét toàn bộ các máy tính trong cùng mạng để tìm kiếm
thiết bị chứa lỗ hổng của dịch vụ đọc và ghi file từ máy trạm yêu cầu đến máy chủ
trong hệ thống Windows. Từ đó, mã độc có thể lây lan vào các máy có lỗ hổng mà
không cần người dùng phải thao tác trực tiếp với file đính kèm hay link độc hại.

Hình 4. Màn hình thông tin đòi tiền chuộc khi nhiễm mã độc WannaCry
Năm 2018, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam đã lên
mức kỷ lục 14.900 tỷ đồng, tương đương 642 triệu USD, nhiều hơn 21% so với mức
thiệt hại của năm 2017. Đây là kết quả được đưa ra từ chương trình đánh giá an ninh
mạng do Tập đoàn công nghệ Bkav thực hiện tháng 12/2018. Trên phạm vi toàn cầu,
tội phạm mạng gây thiệt hại lên tới khoảng 600 tỷ USD mỗi năm, tương đương 0,8%
GDP toàn cầu. Trong đó, khu vực Đông Á thiệt hại ước tính từ 120 – 200 tỷ USD,
tương đương 0,53 – 0,89% GDP khu vực. Mức thiệt hại 642 triệu USD tương đương
0,26% GDP của Việt Nam tuy chưa phải cao so với khu vực và thế giới, nhưng cũng là
kỷ lục đáng báo động. 60% hệ thống mạng cơ quan, doanh nghiệp bị nhiễm mã độc
đào tiền ảo. Theo Bkav, có tới hơn 60% cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị nhiễm
mã độc đào tiền ảo. Trung bình cứ 10 cơ quan, doanh nghiệp, thì có 6 nơi bị mã độc
chiếm quyền điều khiển máy tính đào tiền ảo, gây mất an ninh thông tin.

79
Hình 5. Tình hình an toàn thông tin tại Việt Nam năm 2017 – 2018
Trong năm 2019, số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin Việt Nam có
chiều hướng giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2019, Bộ TT&TT ghi nhận 3.159 cuộc tấn
công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm 2.684 cuộc, tương đương
45,9% so với cùng kỳ năm 2018. Theo Cục ATTT (Bộ TT&TT) trong 4 tháng đầu
năm 2020 tổng cộng 1.056 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt
Nam dẫn đến sự cố (553 cuộc Phishing, 280 cuộc Deface, 223 cuộc Malware), đã giảm
51,4% với 4 tháng đầu năm 2019.
Đạt được những kết quả trên cho thấy việc nâng cao nhận thức, kỹ năng về đảm
bảo an toàn, an ninh mạng cho các cơ quan, tổ chức và người dùng, thông qua các hội
nghị, hội thảo cũng như các chương trình tập huấn, diễn tập. Bên cạnh đó, các quy
định, chế tài pháp luật đã đầy đủ và có tính răn đe hơn như sự ra đời của Luật An ninh
mạng có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Sự phối hợp và tuân thủ của các tổ chức Internet
lớn trên thế giới với luật pháp Việt Nam cũng tốt hơn. Đặc biệt, nhận thức về ATTT
của tổ chức, cá nhân đã được nâng cao, các biện pháp phòng vệ chủ động đã tốt hơn,
công tác đánh giá an toàn thông tin được thực hiện nhiều hơn.
Trong Chỉ thị 01 về định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2020, Bộ trưởng
Bộ TT&TT đã nhấn mạnh, an toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết để phát triển
Chính phủ điện tử và chuyển đổi số, do đó phải đi trước một bước. Chỉ thị 01 cũng nêu
rõ các chỉ tiêu cần đạt được trong năm 2020 của lĩnh vực an toàn, an ninh mạng như:
100% cơ quan, tổ chức tại Việt Nam triển khai bảo vệ an toàn, an ninh mạng theo mô
hình 4 lớp; 100% bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp điều hành, giám sát
an toàn, an ninh mạng, phòng chống mã độc tập trung, kết nối chia sẻ thông tin với
Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia của Bộ TT&TT...
6.2. CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
6.2.1. Tin rác (Spam), tin giả trên mạng xã hội, thư điện tử
6.2.1.1. Tin rác (Spam)
Spam hay còn gọi là tin rác, là viết tắt của Stupid Pointless Annoying Messages,
từ này có ý nghĩa là những thông điệp vô nghĩa và gây phiền toái cho người nhận,
được gửi đến nhiều người dùng với cùng một nội dung.
Thuật ngữ spam lần đầu xuất hiện vào năm 1978, khi một người đàn ông gửi thư
có nội dung y hệt nhau đến 393 người cùng lúc để quảng cáo sản phẩm mới của mình.
Ngày nay, spam xuất hiện trên nhiều phương tiện như spam chat, spam tin tức, spam
tin nhắn, spam trong forum, spam trên những mạng xã hội.

80
6.2.1.2. Tin giả
Theo định nghĩa của từ điển Collins, tin giả là “những thông tin sai sự thật,
thường là tin giật gân, được phát tán dưới vỏ bọc tin tức”1.
Tin giả được tạo ra bằng nhiều hình thức tinh vi. Đặc biệt, hiện nay nhiều đối tượng đã sử
dụng CNTT làm giả tiếng, giả hình, giả video để tạo ra tin giả.
- Giả hình: Công nghệ cắt ghép tạo hình ảnh người giả y như thật để tạo ra tin tức giả,
nhiều người nổi tiếng đã là nạn nhân. Và nguy hại hơn nếu họ cắt ghép với hình ảnh những
chính trị gia, người có uy tín cộng đồng để tạo dư luận giả.
- Giả tiếng: Sử dụng công nghệ TTP (công cụ chuyển văn bản thành tiếng nói -
text to speech) để tạo ra các cuộc gọi tự động với giọng robot thu sẵn. Từ nhiều năm
trước đã có những người sử dụng công nghệ này để thay họ đọc thông tin, tin tức do
họ "xào nấu" ra. Hiện nhiều người đang dùng công nghệ này cho các chương trình trên
YouTube.
- Giả video: Thực hiện bằng cách cắt ghép hình ảnh người dẫn chương trình lồng
vào dẫn bản tin giả. Clip giả nhưng có người dẫn chương trình sống động như thật.
Loại hình ảnh giả này "buộc" người xem nghĩ đó là những thông tin thật vì có hình ảnh
quen mặt của người dẫn chương trình truyền hình.
Tin giả có thể được tạo và lan truyền nhằm các mục đích sau:
- Chính trị: Tin giả được lợi dụng vào các âm mưu chính trị và làm rối loạn XH.
- Thương mại: Ngày càng nhiều người biết cách tận dụng công cụ hiện đại, những
nền tảng mạng xã hội để phát tán thông tin giả. Số lượng tin giả đối với doanh nghiệp,
kinh doanh cũng tăng lên tỷ lệ thuận với tin giả trong các lĩnh vực khác nói chung. Các
cách thức phát tán tin giả với doanh nghiệp phổ biến như, đối thủ cạnh tranh sử dụng tin
giả để tấn công phía bên kia, dùng những cách thức để bôi xấu về những sự cố đã từng
xảy ra trong quá khứ và khi một sự cố vừa xảy ra thì họ sẽ tìm mọi cách để họ nhân rộng
sự lên. Hay những tin giả hoàn toàn không có thật liên quan đến vấn đề kinh doanh, vấn
đề quan hệ cá nhân của những cán bộ cấp cao, vấn đề bằng cấp, đầu tư mờ ám, liên quan
đến nguồn tiền bất hợp pháp có rất nhiều cách thức để làm ảnh hưởng đến một doanh
nghiệp, đối thủ. Tin giả bịa đặt để gây bức xúc, tâm lý "tăng tương tác, tăng bán hàng" đã
khiến một bộ phận bán hàng trực tuyến chủ động tạo và lan truyền tin giả với mục đích
kinh tế hết sức rõ ràng.
6.2.1.3. Xử lý hành vi tạo và lan truyền tin giả:
Nghị định 15 có hiệu lực từ ngày 15-4-2020 thay thế cho Nghị định 174/2013/NĐ-
CP ngày 13-11-2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông,
công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Một nội dung đáng chú ý trong Nghị định 15
đó là quy định rõ hơn về hành vi vi phạm và trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội,
kèm theo là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi tung thông tin giả mạo,
gây hoang mang dư luận trên mạng XH.
- Điều 101, Nghị định 15 quy định phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi lợi
dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc,
vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung
cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác,
tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.

11
Vụ Giáo dục Quốc phòng và an ninh (2020), Tài liê ̣u tập huấn giáo viên Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hà
Nô ̣i, tr.9.
81
- Nghị định 15 quy định rất cụ thể các hành vi vi phạm về chống thư rác, tin nhắn
rác và cung cấp dịch vụ nội mạng. Mức phạt lên đến 80 triệu đồng đối với hành vi gửi
hoặc phát tán thư điện tử rác, tin nhắn rác, phần mềm độc hại (tăng cao so với mức xử
phạt được quy định tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP chỉ từ 40-50 triệu đồng). Riêng đối
với hành vi không ngăn chặn, thu hồi số thuê bao được dùng để phát tán tin nhắn rác thì
mức phạt tiền sẽ từ 180-200 triệu đồng.
Đối với các hành vi kể trên, ngoài phạt tiền còn bị áp dụng thêm các hình thức xử
phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như: đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ
từ 1-3 tháng; tước quyền sử dụng mã số quản lý, tên định danh từ 1-3 tháng; buộc thu
hồi đầu số, kho số viễn thông.
Ngoài phạt tiền, người vi phạm còn bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu
quả: gỡ bỏ thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do
thực hiện hành vi vi phạm.
Theo thông tin từ đại diện Bộ Công an tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ
tháng 1-2020, liên quan đến việc xử lý người dân đăng tin sai lệch về tình hình dịch
bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị,
địa phương vào cuộc đấu tranh, triệu tập các đối tượng, xử lý, yêu cầu cam kết gỡ bỏ,
căn cứ theo Khoản 3, Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt trong lĩnh vực bưu
chính, viễn thông và quy định trong việc loan tin đồn sai qua mạng, xử phạt vi phạm
hành chính khoảng 800 người.
6.2.2. Đăng tải các thông tin độc hại vi phạm ANQG, trật tự ATXH
6.2.2.1. Theo Điều 8 Luật An ninh mạng (2018), các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm
- Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây. Hành vi được quy định
tại Khoản 1 Điều 18 của Luật này. Cụ thể:
+ Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo,
huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc
+ Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt
động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người
thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác
+ Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô,
đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe
của cộng đồng
+ Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
- Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng;
gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn,
ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
- Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi
cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính,
hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát
tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet,
mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện
điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin,

82
hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người
khác.
- Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công,
vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
- Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ
quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
- Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.
6.2.2. 2. Theo Khoản 1, Điều 16. Thông tin trên không gian mạng có nội dung
tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
- Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
- Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa
các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;
- Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân,
anh hùng dân tộc.
6.2.2.3. Theo Khoản 2, Điều 16. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích
động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:
- Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang
hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân;
- Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống
người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an
ninh, trật tự.
6.2.3. Chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội
6.2.3.1. Một số hình thức, thủ đoạn được các đối tượng sử dụng để chiếm đoạt
mạng xã hội
- Hình thức Phishing: Đây là hình thức chiếm đoạt một tài khoản facebook phổ
biến nhất hiện nay và cho đến bây giờ nó vẫn là cách được hacker sử dụng nhiều nhất.
Không riêng gì facebook mà hầu hết các loại website nào mà có account đăng nhập
đều sử dụng được hình thức này. Sau đây là nguyên lý hoạt động:
+ Kẻ tấn công sẽ phát tán một đường link ở nhiều nơi và nhất là trên Facebook
với những tiêu đề gây sốc như: Click vào đây để xem xxx .... gây kích thích và sự tò
mò cho người xem.
+ Khi người dùng click vào đường dẫn sẽ được đưa đến một website có giao diện
giống 100% facebook và yêu cầu bạn đăng nhập tài khoản của mình. Đây không phải
là trang facebook mà chỉ là một website có giao diện giống facebook. Nếu người dùng
đăng nhập tài khoản facebook vào thì tất cả tài khoản, mật khẩu sẽ được gửi về email
hay sever của kẻ tấn công, như vậy các hacker đã dễ dàng lấy được nick facebook của
người dùng.
- Dò mật khẩu: Sau phishing facebook thì đây là một hình thức phổ biến tuy xác
xuất thành công không cao nhưng không thể không nói đến nó vì có nhiều người dùng
sử dụng những mật khẩu quá đơn giản kiểu như: 123456, matkhau, số điện thoại, họ
và tên.... Đây là những sai lầm ở phía người dùng khi đặt mật khẩu facebook. Hacker
sử dụng những phần mềmn chuyên dò pass để đi dò mật khẩu nick facebook của người
dùng. Với cách này bản chất nó không phải hack mà là mò pass facebook nhưng một
khi bị mất mật khẩu thì đồng nghĩa với việc bạn bị mất tài khoản.
83
- Sử dụng trojan, Keylog: Kẻ tấn công sẽ chèn một đoạn mã vào một ứng dụng,
tập tin nào đó rồi gửi thông qua inbox, comment trên facebook hay bất cứ đâu. Khi
người dùng click vào đường dẫn đó thì ứng dụng, tập tin đó sẽ được tự động tải về
máy, sau đó keylog sẽ ghi lại tất cả những thao tác trên bàn phím của người dùng rồi
gửi về cho kẻ tấn công.
- Sử dụng chương trình khuyến mãi - trúng thưởng hay Mini Game: Hacker sẽ giả
chương trình trúng thưởng - khuyến mãi trên danh nghĩa của Facebook (trúng thưởng xe
máy, ô tô, tiền mặt… có giá trị cao) và yêu cầu người dùng xác nhận bằng cách truy cập
vào đường link lạ. Các Mini game trên facebook như: "Bạn giống cầu thủ bóng đá nào?",
"Tương lai bạn sẽ kết hôn với ai?", "Ai là người quan tâm bạn nhất?",... Cũng được những
kẻ này sử dụng để chiếm lấy tài khoản facebook bằng cách buộc người chơi đăng nhập
mật khẩu trước khi tham gia.
- Lỗ hổng bảo mật facebook: Là hình thức tấn công nick facebook mạng tên “3
Friends”. Đây là hình thức lấy lại mật khẩu của facebook thông qua việc sử dụng 3 người
bạn facebook bất kì trong danh sách bạn bè. Ví dụ khi bạn quên mật khẩu thì bạn có thể
gửi yêu cầu để facebook gửi 3 mã code về cho 3 người bạn này.
6.2.3.2. Mục đích tấn công chiếm đoạt tài sản mạng xã hội
- Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
- Hack nick facebook vì những thù hằn của cá nhân.
6.2.4. Chiếm quyền giám sát Camera IP
Trong những năm gần đây, thị trường Camera IP wifi phát triển nhanh chóng do
nhu cầu sử dụng của người dân tăng mạnh. Những thiết bị này chủ yếu có nguồn gốc
xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan với giá thành rất rẻ. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là các
rủi ro và nguy cơ bảo mật. Đã có nhiều gia đình, cá nhân bị lộ clip riêng tư do camera
giám sát bị các đối tượng xấu chiếm quyền giám sát. Mô ̣t số thủ đoạn:
Cách thứ nhất: Tấn công trực tiếp vào thiết bị Camera bằng cách Quét (Scan) IP và
Port của Camera rồi sau đó Hacker tìm cách xâm nhập vào hệ thống để xem hình ảnh,
video trái phép. Cách này rất phổ biến, bởi đa số người dùng camera hiện tại thường sử
dụng Password mặc định của nhà cung cấp.
Cách thứ hai: Hacker sẽ dùng một phần mềm gián điệp cài trên Camera quan sát
để tạo thành một mạng Botnet sử dụng trong một hình thức tấn công nổi tiếng đó là
DDOS.
Ví dụ: Ngày 28/12/2019, video được đăng trên một trang web phim người lớn được
cho là quay lại cảnh sinh hoạt của ca sĩ Văn Mai Hương. Những video này được ghi lại từ
năm 2015 qua camera IP (camera giám sát) trong căn hộ của nữ ca sĩ.
6.2.5. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Kịch bản lừa đảo thông báo trúng thưởng với giải thưởng cực lớn đang quay trở
lại hoành hành trên Facebook. Sau khi chiếm đoạt tài khoản Facebook cá nhân, nhiều
đối tượng còn tung ra nhiều chiêu trò để lừa đảo khiến nhiều người dùng mất đi một
khoản tiền không hề nhỏ. Ngay sau khi có tài khoản đã được đánh cắp, đối tượng sẽ
thực hiện ngay việc chat với bạn bè/người thân hỏi thăm về sức khỏe, công việc và sau
đó nhờ nhận hộ một số tiền chuyển từ nước ngoài về. Nạn nhân không biết tài khoản
Facebook kia đã bị tấn công nên tin tưởng và sẵn sàng giúp đỡ.
Không chỉ vậy, nạn nhân còn có nguy cơ bị tấn công lấy tài khoản ngân hàng
thông qua hình thức tấn công phishing. Sau khi thống nhất số tiền sẽ chuyển, đối tượng
lừa đảo dùng một số điện thoại từ nước ngoài sẽ gửi 1 tin nhắn giả mạo thông báo từ
84
Western Union đến số điện thoại của nạn nhân với nội dung đề nghị truy cập đường
link trong tin nhắn SMS và xác nhận để có thể nhận được tiền Western Union.
Nạn nhân không biết đây là trang web phishing (một hình thức lừa đảo giả mạo
các tổ chức uy tín như ngân hàng) nên đã nhập các thông tin tài khoản, mật khẩu
internet banking vào trang web giả mạo rồi gửi đi và đối tượng lừa đảo sẽ nhận được.
Từ đó, đối tượng lừa đảo dùng thông tin internet banking vừa chiếm được từ nạn nhân
để thực hiện giao dịch qua cổng thanh toán trực tuyến VTC Pay và cổng thanh toán
VNPAY.
6.2.6. Web chìm (Deep web) và Web tối (Dark web)

Hình 10. Surface web, Deep web và Dark web


6.2.6.1. Web chìm (Deep web)
Thuật ngữ Internet và World Wide Web thường được sử dụng thay cho nhau,
nhưng thực ra chúng không phải là một. Internet đề cập đến một mạng lưới rộng lớn
của các mạng, hàng triệu kết nối máy tính trên khắp thế giới, nơi bất kỳ máy tính nào
cũng có thể giao tiếp với nhau, miễn là chúng được kết nối Internet. World Wide Web
là một mô hình chia sẻ thông tin, được xây dựng trên Internet, sử dụng giao thức
HTTP, các trình duyệt như Chrome, Firefox và các trang web để chia sẻ thông tin.
Web là một phần to lớn của Internet nhưng không phải là thành phần duy nhất. Ví dụ:
email, tin nhắn không phải là một phần của web nhưng là một phần của Internet.
Web trên bề mặt (tiếng Anh: Surface web): Theo tạp chí PC Magazine, web bề mặt là
một phần web có sẵn cho công chúng, hoàn chỉnh với những liên kết được công cụ tìm
kiếm lập chỉ mục. BrightPlanet, một dịch vụ web thông minh, xác định web bề mặt chỉ
chứa những trang web được lập chỉ mục và có thể được tìm kiếm bởi các công cụ tìm kiếm
phổ biến như Google, Bing, Yahoo. Đôi khi, chúng còn được gọi là web hữu hình. Web bề
mặt thường bao gồm những trang web có tên miền kết thúc bằng .com, .org, .net, .vn hoặc
các biến thể tương tự. Nội dung của các trang web này không yêu cầu bất kỳ cấu hình đặc
biệt nào để truy cập.
Web chìm (tiếng Anh: Deep web) hay còn gọi là web ẩn (invisible web,
undernet, hay hidden web) là từ dùng để chỉ các trang hoặc nội dung trên thế giới
mạng World Wide Web không thuộc về Web nổi (surface Web). Chúng gồm những
trang không được đánh dấu, chỉ mục (index) và không thể tìm kiếm được khi dùng các
công cụ tìm kiếm thông thường.
Web chìm bao gồm nhiều ứng dụng rất phổ biến như web mail và ngân hàng trực
tuyến nhưng nó cũng bao gồm các dịch vụ mà người dùng phải trả tiền và được bảo vệ
bởi một paywall, như video theo yêu cầu, một số tạp chí và báo chí trực tuyến, và nhiều
hơn nữa. Nó bao gồm email trong tài khoản Gmail, các bản kê ngân hàng trực tuyến,
mạng nội bộ, tin nhắn trực tiếp qua Twitter, hình ảnh được đánh dấu riêng tư khi tải lên
Facebook. Chính phủ, các nhà nghiên cứu và các công ty lưu trữ dữ liệu thô không thể
tiếp cận được với công chúng. Nội dung này được lưu trữ trên các trang web động (được
85
xây dựng dựa trên thông tin truy vấn) và những trang bị khóa, những trang cá nhân không
liên kết ra bên ngoài. Theo Trend Micro, một phần quan trọng của Deep Web là được
dành riêng cho những blog cá nhân hoặc chính trị, các trang tin tức, diễn đàn thảo luận,
các trang web tôn giáo và thậm chí đài phát thanh.
6.2.6.2. Web tối (Dark web)
Mỗi thiết bị được kết nối với Internet đều có địa chỉ IP (Internet protocol) duy
nhất. Tên và địa chỉ vật lý của một người có thể có được thông qua một nhà cung cấp
dịch vụ Internet với sự cho phép hợp pháp, còn IP cho phép bất cứ ai xác định vị trí
của máy tính được kết nối. Do đó, các bên liên quan sẽ dễ dàng tìm được một người sử
dụng Internet cụ thể.
Với mong muốn ẩn danh - đặc biệt là chính phủ khi tìm cách bảo vệ những thông
tin, mạng lưới tình báo nhạy cảm - đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của The Onion
Router (Tor) do đội ngũ nhân viên phòng thí nghiệm nghiên cứu Hải Quân Hoa Kỳ tạo
ra. Tên Onion (củ hành) bắt nguồn từ việc bạn phải lột ra nhiều "lớp vỏ" để có thể tìm
thấy danh tính thật sự của người dùng.
Tor, được phát hành miễn phí cho người dùng vào năm 2004, cung cấp sự riêng
tư bằng cách mã hóa và điều hướng lưu lượng truy cập thông qua một sê-ri "đường
hầm ảo (virtual tunnel)", phân phối các giao dịch qua nhiều máy tính ngẫu nhiên trên
Internet, do đó, không một máy tính nào liên kết người dùng đến cơ sở hoặc điểm đến
của họ. Không giống như những trang web bề mặt (kết thúc bằng .com, .org, .net hoặc
các biến thể tương tự), các trang Tor kết thúc bằng .onion và chỉ có thể được mở bằng
phần mềm Tor.
Dark web (tạm dịch: web tối) là những nội dung mạng World Wide Web không
thể truy cập bằng những cách thông thường mà phải sử dụng các phần mềm chuyên
biệt1. Dark web là một phần nhỏ của deep web, một thế giới mạng mà các công cụ tìm
kiếm như Google hay Bing không hiển thị ra.
Một số hoạt động thường thấy ở Dark Web:
- Chợ đen: Nhiều hoạt động thương mại bất hợp pháp diễn ra trên Dark web, ví dụ
như: buôn bán tiền giả, thẻ ngân hàng hay tài khoản mạng bị đánh cắp, súng, ma túy và
các chất kích thích, các sản phẩm không rõ nguồn gốc khác.
- Khủng bố: Vì tính ẩn danh cao, nhiều tổ chức tội phạm khủng bố như IS sử
dụng không gian Dark web để phát tán các nội dung đến người dùng. Nói đến khủng
bố thì không chỉ là IS mà còn có các tổ chức Mafia khác sử dụng mạng lưới này, đã
từng có trường hợp chúng nhận hợp đồng thanh toán một người và hợp đồng đó đã ở
trạng thái được thực thi.
- Khiêu dâm: Khiêu dâm trẻ em, ngược đãi hoặc làm tình với động vật, phát tán
video quay lén là những nội dung hiện hữu trên dark web. Các nội dung này đều bị các
tổ chức bảo vệ trẻ em cũng như các nước trên thế giới lên án và cố gắng dẹp bỏ
- Lừa đảo: Không hiếm những trường hợp lừa tiền hoặc thanh toán người khác
trên Dark Web được thực thi.
6.3. PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN KHÔNG GIAN
MẠNG
6.3.1. Cơ sở pháp lý

11
“Inside the Dark Web”, Erdal Ozkaya, Rafiqul Islam, 2019.
86
6.3.1.1. Bộ luật Hình sự năm 2015
- Hoàn cảnh ra đời:
Ngày 27/11/2015, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật
Hình sự. Ngày 20/6/2017, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13. BLHS số
100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã đánh dấu một bước tiến quan
trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu
quả; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy kinh
tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, tạo môi trường xã hội và môi
trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế của nước ta.
- Hiệu lực thi hành:
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (Gọi tắt là Bộ luật Hình
sự) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.
- Bố cục của Bộ luật Hình sự:
Bộ luật hình sự gồm 26 Chương và 526 Điều, bao gồm:
- Chương I. Điều khoản cơ bản (Điều 01 – Điều 04).
- Chương II. Hiệu lực của bộ luật hình sự (Điều 05 – Điều 07)
- Chương III. Tội phạm (Điều 8 – Điều 19).
- Chương IV. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (Điều 20– Điều
26).
- Chương V. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự
(Điều 27 – Điều 29).
- Chương VI. Hình phạt (Điều 30 – Điều 45).
- Chương VII. Các biện pháp tư pháp (Điều 46 – Điều 49).
- Chương VIII. Quyết định hình phạt (Điều 50 – Điều 59).
- Chương IX. Thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời
hạn chấp hành hình phạt (Điều 60 – Điều 68).
- Chương X. Xóa án tích (Điều 69– Điều 73).
- Chương XI. Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 74
– Điều 89).
- Chương XII. Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (Điều 90 –
Điều 107).
- Chương XIII. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Điều 108 – Điều 122).
- Chương XIV. Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự của con người (Điều 123 – Điều 156).
- Chương XV. Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân
chủ của công dân (Điều 157 – Điều 167).
- Chương XVI. Các tội xâm phạm sở hữu (Điều 168 – Điều 180).
- Chương XVII. Các tội phạm chế độ hôn nhân và gia đình (Điều 181 – Điều
187).

87
- Chương XVIII. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Điều 188 – Điều
234).
- Chương XIX. Các tội phạm về môi trường (Điều 235 – Điều 246).
- Chương XX. Các tội phạm về ma túy (Điều 247 – Điều 259).
- Chương XXI. Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Điều
260 – Điều 329).
- Chương XXII. Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính (Điều 330 – Điều
351).
- Chương XXIII. Các tội phạm về chức vụ (Điều 352 – Điều 366).
- Chương XXIV. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Điều 367– Điều 391).
- Chương XXV. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách
nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu (Điều
392– Điều 420).
- Chương XXVI. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến
tranh (Điều 421– Điều 426).
Trong đó các Điều khoản trong luật thực hiện với các hành vi vi phạm pháp luật
trên không gian mạng được quy định tại Mục 2. Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ
thông tin, mạng viễn thông Chương XII gồm các Điều 285 đến 294.
+ Điều 285. Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần
mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật.
+ Điều 286. Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng
máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
+ Điều 287. Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng
viễn thông, phương tiện điện tử.
+ Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn
thông.
+ Điều 289. Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc
phương tiện điện tử của người khác.
+ Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
+ Điều 291. Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép
thông tin về tài khoản ngân hàng.
+ Điều 292. Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông
+ Điều 293. Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích
cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh.
+ Điều 294. Tội cố ý gây nhiễu có hại.
6.3.1.2. Luật An toàn thông tin 2015
- Hoàn cảnh ra đời:
Hiện nay, mạng Internet đã trở thành công cụ trung tâm để phát triển nền kinh tế
và xã hội của mọi quốc gia. Đối với Việt Nam, mạng internet cũng được coi là công
cụ, phương tiện quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển mạnh trong một thế giới cạnh tranh và toàn cầu
hóa. Vì vậy, Việt Nam cần có các quy định pháp lý về an toàn thông tin để nội luật hóa
các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo
88
đảm ATTT, tạo môi trường bình đẳng cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động sản
xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
- Hiệu lực thi hành: Luật An toàn thông tin có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2016.
- Bố cục của Luật An toàn thông tin:
Luật An toàn thông tin mạng gồm 08 Chương và 54 Điều, bao gồm:
- Chương I. Những quy định chung (Điều 01 – Điều 08) Chương này quy định về
phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, nguyên tắc bảo đảm an toàn
thông tin mạng, chính sách của nhà nước, hợp tác quốc tế, những hành vi bị cấm trong
hoạt động an toàn thông tin mạng và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thông tin
mạng.
- Chương II. Bảo đảm an toàn thông tin mạng (Điều 09 – Điều 29) Chương này
quy định 04 mục: Bảo vệ thông tin mạng; Bảo vệ thông tin cá nhân; Bảo vệ hệ thống
thông tin; Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
- Chương III. Mật mã dân sự (Điều 30 – Điều 36) Chương này quy định các nội
dung liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và các hoạt động có liên quan
đến kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
- Chương IV. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng (Điều 37 – Điều
39) Chương này quy định các nội dung về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin
mạng; quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng và chứng nhận, công
bố hợp quy và đánh giá, kiểm định an toàn thông tin mạng.
Chương V. Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng (Điều 40 – Điều
48), gồm 02 mục: Giấy phép kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng; Quản lý
nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng.
Đây là lĩnh vực rất mới, hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh sản phẩm,
dịch vụ an toàn thông tin mạng còn chưa đầy đủ, nên Luật an toàn thông tin mạng
hướng tới việc hoàn thiện hành lang pháp lý đảm bảo thông thoáng, công bằng, phù
hợp với thông lệ quốc tế, thúc đẩy thị trường phát triển bền vững
- Chương VI. Phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng (Điều 49 – Điều
50). Chương này quy định về các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về an toàn
thông tin mạng, văn bằng, chứng chỉ đào tạo về an toàn thông tin mạng tại Việt Nam,
thể hiện đúng đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian vừa qua.
- Chương VII. Quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng (Điều 51 – Điều 52).
Hệ thống hoá thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, qua
đó giúp các cơ quan này có thể tham chiếu một cách hệ thống, cơ bản về các quyền
hạn và trách nhiệm của mình trong quá trình đảm bảo an toàn thông tin bên cạnh việc
xác định các nội dung cụ thể xoay quanh nội dung quản lý nhà nước về an toàn thông
tin mạng, bao gồm các hoạt động xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; hoạt
động xây dựng và hoàn thiện thể chế; tổ chức thực thi các văn bản; quản lý nhà nước
trên các lĩnh vực; hoạt động thanh tra kiểm tra; hợp tác quốc tế...
- Chương VIII. Điều khoản thi hành (Điều 53 – Điều 54) quy định về hiệu lực thi
hành.
6.3.1.3.Luật An ninh mạng 2018
- Hoàn cảnh ra đời:

89
Trước yêu cầu cấp bách của tình hình an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia,
bảo đảm trật tự an toàn xã hội; khắc phục những tồn tại, hạn chế cơ bản trong công tác
bảo vệ an ninh mạng; thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng về
an ninh mạng; bảo đảm sự phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con
người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 12/6/2018, Quốc hội khóa
XIV, kỳ họp thứ 5 đã thông qua dự thảo Luật An ninh mạng với 86,86% đại biểu đồng ý.
- Hiệu lực thi hành: Luật An ninh mạng có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2019.
- Bố cục của Luật An ninh mạng
Luật An ninh mạng gồm 07 Chương, 43 Điều. Bố cục của Luật cụ thể như
sau:
Chương I. Những quy định chung, gồm 9 điều, (từ Điều 1 đến Điều 9) quy
định về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; chính sách của Nhà nước về an ninh
mạng; nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng; biện pháp bảo vệ an ninh mạng; bảo vệ không
gian mạng quốc gia; hợp tác quốc tế về an ninh mạng; các hành vi bị nghiêm cấm về
an ninh mạng; xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
Chương II. Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về
an ninh quốc gia, gồm 6 điều (từ Điều 10 đến Điều 15), quy định về hệ thống thông
tin quan trọng về an ninh quốc gia; thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin
quan trọng về an ninh quốc gia; đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống
thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống
thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; giám sát an ninh mạng đối với hệ thống
thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối
với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Chương III. Phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, gồm 7 điều
(từ Điều 16 đến Điều 22), quy định về phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian
mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu
khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ thông
tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật
gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng; phòng, chống hành vi sử dụng
không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tấn công mạng; phòng, chống
khủng bố mạng; phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng; đấu tranh
bảo vệ an ninh mạng.
Chương IV. Hoạt động bảo vệ an ninh mạng, gồm 7 điều (từ Điều 23 đến Điều
29), quy định về triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng trong cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị ở trung ương và địa phương; kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống
thông tin của cơ quan, tổ chức không thuộc Danh mục hệ thống thông tin quan trọng
về an ninh quốc gia; bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc
gia; cổng kết nối mạng quốc tế; bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng;
nghiên cứu, phát triển an ninh mạng; nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng; bảo
vệ trẻ em trên không gian mạng.
Chương V. Bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh mạng, gồm 6 điều (từ Điều 30
đến Điều 35), quy định về lực lượng bảo vệ an ninh mạng; bảo đảm nguồn nhân lực
bảo vệ an ninh mạng; tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng;

90
giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ an ninh mạng; phổ biến kiến thức về an ninh
mạng; kinh phí bảo vệ an ninh mạng.
Chương VI. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gồm 7 điều (từ Điều
36 đến Điều 42), quy định về trách nhiệm của Bộ Công an; trách nhiệm của Bộ Quốc
phòng; trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông; trách nhiệm của Ban Cơ yếu
Chính phủ; trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trách nhiệm của
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, cá nhân sử dụng không gian mạng.
Chương VII. Điều khoản thi hành, gồm 01 điều (Điều 43), quy định về hiệu
lực thi hành.
6.3.2. Các biện pháp phòng chống
6.3.2.1. Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền quốc gia, các lợi ích
và sự nguy hại đến từ không gian mạng.
Ngày nay, quan niệm về lãnh thổ, chủ quyền, biên giới của một quốc gia không
chỉ là đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời, mà cả lãnh thổ không gian mạng, chủ
quyền không gian mạng. Theo đó, lãnh thổ không gian mạng là một bộ phận hợp thành
lãnh thổ quốc gia, nơi xác định biên giới mạng và thực thi chủ quyền quốc gia trên
không gian mạng.
Bảo vệ chủ quyền quốc gia còn là bảo vệ không gian mạng của quốc gia, bao
gồm, bảo vệ các hệ thống thông tin; các chủ thể hoạt động trên không gian mạng; hệ
thống dữ liệu, tài nguyên mạng; các quy tắc xử lý và truyền số liệu. Đảm bảo quyền
bình đẳng trong tham dự quản lý mạng Internet quốc tế; độc lập trong vận hành hạ
tầng cơ sở thông tin thuộc lãnh thổ quốc gia; bảo vệ không gian mạng quốc gia không
bị xâm phạm và quyền quản trị truyền tải cũng như xử lý số liệu của quốc gia.
Cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân cần nhận thức rõ các nguy cơ đến từ
không gian mạng như: tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng, tội phạm
mạng, đặc biệt là nguy cơ chiến tranh mạng đang là thách thức gay gắt về an ninh, và
bảo đảm an ninh mạng đang trở thành trọng tâm ưu tiên của quốc gia. Vì vậy, cần quán
triệt các quan điểm của Đảng về phát triển khoa học công nghệ và chiến lược bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới, các định hướng hành động của Việt Nam trong bảo vệ
chủ quyền và lợi ích quốc gia trên không gian mạng và nhận thức rõ rằng, đe dọa trên
không gian mạng là một trong những mối đe dọa thực tế và nguy hiểm nhất đối với an
ninh quốc gia hiện nay.
6.3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về quản lý
không gian mạng.
Phổ biến các điều khoản của Bộ luật Hình sự 2015 (Mục 2, Điều 285-294) liên
quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông; Nghị định số 72/2013/NĐ-
CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ và Thông tư số 09/2014/BTTTT ngày 19-8-2014
của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin
trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội, những hành vi bị nghiêm cấm trong sử
dụng mạng xã hội.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật An ninh mạng năm 2018. Luật An ninh mạng
được xây dựng nhằm bảo vệ người dùng hợp pháp trên không gian mạng; phòng ngừa,
đấu tranh, làm thất bại hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia,
chống Nhà nước, tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, kích động biểu tình,
phá rối an ninh trên mạng của các thế lực phản động. Phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó,
91
khắc phục hậu quả của các đợt tấn công mạng, khủng bố mạng và phòng, chống nguy cơ
chiến tranh mạng.
Tuyên truyền sâu rộng về những hành vi bị cấm trong Luật An ninh mạng, nhất
là các hành vi sử dụng không gian mạng để tuyên truyền chống Nhà nước; tổ chức,
hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người
chống Nhà nước; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng
tộc; thông tin sai sự thật; hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội; phá hoại thuần phong, mỹ
tục; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; thực hiện tấn công mạng, khủng
bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ
an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
Các hình thức giáo dục cần được vận dụng đa dạng, phong phú và linh hoạt như:
phối hợp giữa cơ quan chức năng với các cơ quan, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp,
cơ sở giáo dục tổ chức nói chuyện chuyên đề, phổ biến pháp luật; tuyên tuyền Luật An
ninh mạng; các cuộc thi tìm hiểu về an toàn thông tin; góp ý xây dựng chương trình
giáo dục an toàn thông tin mạng của các cơ sở giáo dục hoặc tham gia biên soạn các
tài liệu liên quan đến an toàn thông tin mạng.
6.3.2.3. Bồi dưỡng kỹ năng nhận diện các âm mưu, thủ đoạn tấn công mạng và
các hình thái phát sinh trên không gian mạng.
Hoạt động tấn công không gian mạng rất đa dạng và tinh vi như: làm mất kết nối
Internet, đánh sập các website của chính phủ, cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp;
giả mạo các website nhằm lừa đảo; cài gắm vào máy tính cá nhân hoặc lấy tài khoản và
mật khẩu; đánh cắp dữ liệu cá nhân (hình ảnh, file, video); tấn công bằng mã độc (theo tệp
đính kèm trong email hoặc ẩn trong quảng cáo Skype); tấn công ẩn danh bằng những
phần mềm độc hại (phần mềm diệt virus, các trình duyệt); tấn công qua usb, đĩa CD, địa
chỉ IP, server…
Ở mức độ cao hơn, các thế lực thù địch có thể thông qua block cá nhân lôi kéo, kích
động các phần tử bất mãn, tập hợp lực lượng, thành lập các tổ chức chống đối như Việt
Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, Thanh Niên Dân Chủ,… núp dưới vỏ bọc
các tổ chức “xã hội dân sự”, “diễn đàn dân chủ” để xuyên tạc cương lĩnh, đường lối, quan
điểm, nền tảng tư tưởng của Đảng.
Các thế lực thù địch còn lợi dụng báo điê ̣n tử, các website, dịch vụ thư điện tử,
mạng xã hội facebook, Zalo, Twitter, diễn đàn,... để phát tán các tài liệu, kêu gọi tuần
hành, biểu tình, gây mất ổn định an ninh chính trị, trâ ̣t tự an toàn xã hô ̣i, chống phá
chính quyền, chia rẽ mối đoàn kết giữa Đảng và Nhân dân hoặc sử dụng “khoảng trống
thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng; làm mới thông tin cũ, bịa đặt
thông tin mới để chống phá. Các trang mạng có nhiều nội dung thông tin xấu, độc như
Dân Làm Báo, Quan Làm Báo; Boxit, Dân Luận, Chân Dung Quyền Lực… 
6.3.2.4. Nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ và sử biện pháp kỹ thuật để khắc phục hậu
quả trong trường hợp bị tấn công trên không gian mạng.
Nêu cao ý thức chính trị, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ
không gian mạng quốc gia. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ an ninh mạng; kịp
thời cung cấp thông tin liên quan đến an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng và các
hành vi xâm phạm khác, thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền; giúp đỡ, tạo điều kiện cho người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp
bảo vệ an ninh mạng.
92
Mỗi người cần nghiên cứu và sử dụng tốt các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn
thông tin như bảo vệ tài khoản cá nhân bằng xác thực mật khẩu đa lớp; tạo thói quen
quét virus trước khi mở file; thực hiện sao lưu dự phòng trên ổ cứng ngoài, mạng nội
bộ hoặc trên các dịch vụ lưu trữ đám mây (Google Drive, OneDrive); kiểm tra lộ lọt
thông tin tài khoản cá nhân qua Trung tâm xử lý tấn công mạng Việt Nam.
Người dùng không nên vào những trang web lạ (hoặc trang web đen), những
email chưa rõ danh tính và đường dẫn đáng nghi ngờ; cập nhật bản trình duyệt, hệ điều
hành và các chương trình sử dụng; dùng những phần mềm diệt virus uy tín và được
cập nhật thường xuyên, không tắt chương trình diệt virus trong mọi thời điểm. Khi
phát hiện bị tấn công trên không gian mạng, nhanh chóng ngắt kết nối mạng; sử dụng
các công cụ giải mã độc; báo cho người có trách nhiệm qua đường dây nóng.
6.3.2.5. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách an ninh
mạng, lãnh đạo, quản lý các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường
trong giáo dục nâng cao ý thức làm chủ và bảo vệ không gian mạng.
Các cơ quan chuyên trách an ninh mạng (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội
phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an; Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng,
Bộ Quốc phòng; lực lượng bảo vệ an ninh mạng tại bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh,
cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia)
cung cấp đầy đủ thông tin về xu hướng phát triển, các nguy cơ từ không gian mạng;
các biện pháp phòng, chống tấn công trên không gian mạng.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng tăng cường cảnh báo
khả năng mất an ninh mạng do đơn vị mình cung cấp và hướng dẫn biện pháp phòng
ngừa; xây dựng các phương án xử lý với sự cố an ninh mạng; phối hợp, tạo điều kiện
cho lực lượng chuyên trách trong hoạt động bảo vệ an ninh mạng. Các cơ sở giáo dục
sớm đưa nội dung giáo dục bảo đảm an ninh không gian mạng quốc gia vào chương
trình dạy học phù hợp với ngành học, cấp học.
Lãnh đạo, quản lý các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường cần
nắm vững mọi hoạt động và tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên, quần chúng, có nội
dung giáo dục, định hướng, điều chỉnh nhận thức đúng đắn, kịp thời; có trách nhiệm trong
quản lý thông tin có liên quan tới cán bộ, đảng viên và quần chúng, có kế hoạch bảo vệ
chính trị nội bộ trên không gian mạng.
6.4. THÔNG TIN CẦN THIẾT CỦA BỘ CÔNG AN VỀ TIẾP NHẬN
THÔNG TIN TỐ GIÁC TỘI PHẠM
6.4.1.Đường dây nóng tố giác vi phạm pháp luật trên không gian mạng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể trực tiếp phản ánh thông tin đến đường dây điện
thoại nóng của Bộ Công an, theo số điện thoại: 069.234.2593
6.4.2. Điều kiện phản ánh thông tin tố giác vi phạm pháp luật trên không gian
mạng đến cơ quan chức năng
Thông tin phản ánh đến đường dây điện thoại nóng phải sử dụng bằng ngôn ngữ
Tiếng Việt và có nội dung cụ thể về họ tên, địa chỉ, số điện thoại của cơ quan, tổ chức, cá
nhân trực tiếp phản ánh thông tin đến đường dây điện thoại nóng.
Thông tin phản ánh đến đường dây điện thoại nóng có thể bị từ chối tiếp nhận khi
cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin không nêu rõ họ tên, địa chỉ, số điện
thoại liên hệ hoặc nội dung thông tin cung cấp không có cơ sở, căn cứ rõ ràng, không
đủ điều kiện để tiếp nhận, giải quyết; quá trình trao đổi cung cấp thông tin có lời lẽ,
thái độ lăng mạ, xúc phạm, không đúng mực.
93
6.4.3. Địa chỉ Văn phòng tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm
Địa chỉ Văn phòng tiếp nhâ ̣n, giải quyết tố giác tin báo về tô ̣i phạm:
- Số 47 Phạm Văn Đồng, Mai Dịch, Cầu Giấy, TP. Hà Nội (Điê ̣n thoại:
069.2345860)
- Số 497 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, TP. Hà Nội (Điê ̣n thoại: 069.2321667)
- Nhà C1, 358 Nguyễn Trãi, Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh (Điê ̣n
thoại: 069.3376809)
6.4.4. Địa chỉ tải biểu mẫu trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an
Các biểu mẫu có thể tải về từ Cổng thông tin điêṇ tử Bô ̣ Công an theo địa chỉ:
http://bocongan.gov.vn/vanban/Pages/van-ban-moi.aspx?ItemID=460

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN


1. Trình bày thực trạng an toàn thông tin ở Việt Nam từ năm 2011 đến nay ?
2. Nêu và phân tích hành vi đăng tải các thông tin độc hại vi phạm ANQG, trật
tự ATXH, chiếm đoạt tài sản ?
3. Nêu và phân tích các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trên không
gian mạng?

94
Chương 7
AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI
TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM

7.1. Nhận thức chung về an ninh phi truyền thống


7.1.1. Quan niệm về an ninh phi truyền thống
7.1.1.1. Quan niê ̣m an ninh phi truyền thống trên thế giới
Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu và nhiều khái niệm về
an ninh phi truyền thống được đưa ra, nhưng vẫn chưa có sự thống nhất về nội hàm.
Cho nên, các quốc gia thường dựa vào cách xác định, đánh giá của Liên hợp quốc làm
quy chuẩn.
Theo Liên hợp quốc, an ninh phi truyền thống gồm 7 lĩnh vực chủ yếu là: kinh
tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, xã hội, chính trị và văn hóa.
Bên cạnh đó, có một số quan điểm cho rằng, nó được biểu hiện trên 5 lĩnh vực
cơ bản là: kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị và văn hóa.
Có quan điểm khác lại khẳng định nó gồm 6 nhóm chính là: ô nhiễm môi
trường, tình trạng thiếu hụt tài nguyên, tội phạm xuyên quốc gia, nạn khủng bố, dịch
bệnh và thảm họa thiên tai...
Điều dễ nhận thấy, các quan điểm trên tuy không hoàn toàn thống nhất về phạm
vi, lĩnh vực quy chuẩn, nhưng đều có điểm chung là: An ninh phi truyền thống không
phải là an ninh quân sự, mà là an ninh tổng hợp, có thể do con người gián tiếp gây ra,
tác động xấu tới các lĩnh vực của đời sống xã hội và đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn
vong của con người ở một quốc gia, khu vực hoặc trên toàn thế giới.
7.1.1.2. Quan niê ̣m an ninh phi truyền thống ở Viê ̣t Nam.
Trước Đại hô ̣i IX, Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam tuy chưa chính thức sử dụng khái
niê ̣m an ninh phi truyền thống trong Văn kiê ̣n chính trị của mình nhưng đã từng chỉ ra
những dấu hiê ̣u, những vấn đề của an ninh phi truyền thống.
- Đại hô ̣i VIII (6-1996) cho rằng: Thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn
cầu (bảo vê ̣ môi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những
bệnh tâ ̣t hiểm nghèo...), không mô ̣t quốc gia nào có thể tự giải quyết, mà phải có sự
hợp tác đa phương
- Đại hô ̣i IX (tháng 01-2001) tiếp tục khẳng định các tinh thần của Đại hô ̣i VIII
và bổ sung thêm vấn đề chống tô ̣i phạm quốc tế vào nô ̣i dung này.
- Đại hô ̣i X bổ sung và phát triển: Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các
quốc gia và các tổ chức phối hợp giải quyết; khoảng cách chênh lêch ̣ giữa các nhóm
nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn; sự gia tăng dân số cùng với các luồng di cư;
tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiê ̣t tài nguyên, môi trường tự nhiên bị
hủy hoại; khí hâ ̣u diễn biến ngày càng xấu, kèm theo những thiên tai khủng khiếp; các
dịch bê ̣nh lớn, các tô ̣i phạm xuyên quốc gia có chiều hướng tăng
- Phải đến Đại hô ̣i XI của Đảng (tháng 4-2011) mới chính thức sử dụng khái
niê ̣m an ninh phi truyền thống với các vấn đề được chỉ ra, như: chống khủng bố, bảo
vê ̣ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hâ ̣u, hạn chế bùng nổ dân số, phòng ngừa
và hạn chế dịch bê ̣nh hiểm nghèo1
11
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội (tr.28).
95
- Đại hô ̣i XII Đảng ta chỉ rõ: “những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an
ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai,
dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp. Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng
quyết liệt hơn với các hình thức an ninh truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng và các
hình thái chiến tranh kiểu mới”2 với hàm ý khả năng chuyển hóa giữa an ninh phi
truyền thống và an ninh truyền thống.
- Có thể liê ̣t kê nhiều hơn nữa các quan niê ̣m rất phong phú, đa dạng của giới
nghiên cứu trong nước và quốc tế, nhưng tựu trung, các quan niệm nêu trên có thể xếp
theo hai trường phái:
+ Trường phái thứ nhất, quan niệm an ninh phi truyền thống là an ninh tổng
hợp, bao gồm an ninh quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường. An ninh phi
truyền thống không đối lập với an ninh truyền thống mà là mở rộng nội hàm của khái
niệm an ninh truyền thống vốn lấy an ninh quân sự làm trung tâm. Căn cứ xuất phát
của quan niệm này là do tính tương đối của an ninh phi truyền thống, một mối đe dọa
an ninh phi quân sự có thể chuyển hóa thành xung đột vũ trang, chiến tranh.
+ Trường phái thứ hai, quan niệm an ninh phi truyền thống đối lập với an ninh
truyền thống, không bao hàm an ninh quân sự. Trường phái thứ hai rõ ràng hơn về mặt
ngữ nghĩa, nhưng cũng thừa nhận, các vấn đề an ninh phi truyền thống có thể dẫn tới
xung đột, chiến tranh. Ở Việt Nam, quan điểm chính thống và quan niệm của hầu hết
các học giả theo cách tiếp cận của trường phái thứ hai, tức quan niệm an ninh phi
truyền thống là đối lập với an ninh truyền thống, tức không bao gồm các lĩnh vực an
ninh quân sự.
An ninh phi truyền thống là sự mở rộng an ninh trên nhiều lĩnh vực như kinh tế,
xã hội, môi trường, sức khoẻ, quyền con người... bên ngoài lĩnh vực quân sự, chính trị.
An ninh phi truyền thống hướng đến bảo đảm các giá trị sống còn của quốc gia, dân
tộc với trung tâm là con người với các giá trị truyền thống, sự hài hoà và ổn định của
các quan hệ dân tộc; sự toàn vẹn văn hoá, sự thịnh vượng kinh tế và các điều kiện sống
về môi trường, nguồn nước, lương thực... trước các mối đe dọa từ bên ngoài lẫn bên
trong, do con người lẫn tự nhiên, có thể đã từng xuất hiện từ rất lâu, gắn bó với lịch sử
phát triển con người hoặc mới xuất hiện. Có nhiều quan điểm khác nhau về an ninh phi
truyền, những khái quát nhất có thể hiểu: An ninh phi truyền thống là sự ổn định và
phát triển bền vững của các lợi ích quốc gia cơ bản, quan trọng mang tính phi quân
sự có mối liên hệ, tương tác chặt chẽ với an ninh, phát triển của khu vực và thế giới.
7.1.2. Đặc điểm chủ yếu của an ninh phi truyền thống
Một là, an ninh phi truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến an
ninh quốc gia và khó đối phó hay giải quyết đơn phương bằng biện pháp quân sự.
Hai là, có thể chia các vấn đề an ninh phi truyền thống thành hai nhóm: Nhóm
bạo lực phi quân sự và nhóm phi bạo lực, trong đó nhóm bạo lực phi quân sự bao gồm
khủng bố, tội phạm có tổ chức…; còn nhóm các hoạt động phi bạo lực bao gồm kinh
tế, văn hóa, môi trường và dịch bệnh…
Ba là, an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống là hai mặt của khái
niệm an ninh toàn diện. Do vậy, trong những điều kiện nhất định các mối đe dọa an
ninh phi truyền thống có thể bùng phát thành các vấn đề an ninh truyền thống. Chủ

22
Văn phòng Trung ương Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội (tr.72).
96
nghĩa khủng bố là một ví dụ tiêu biểu có cả hai mặt an ninh truyền thống và phi truyền
thống.
Bốn là, các vấn đề an ninh phi truyền thống đều mang tính xuyên quốc gia thậm
chí là xuyên khu vực.
Năm là, các vấn đề an ninh phi truyền thống ảnh hưởng và hủy hoại an ninh
quốc gia dần dần và lâu dài hơn so với các vấn đề an ninh truyền thống.
Như vậy các mối đe dọa an ninh truyền thống là nói đến nguy cơ xảy ra chiến
tranh xâm lược hoặc xung đột vũ trang về biên giới, lãnh hải; nguy cơ xảy ra đảo chính
quân sự nhằm lật đổ một chính quyền hoặc làm thay đổi thể chế chính trị của mỗi quốc
gia. Các mối đe dọa này thường mang tính cá biệt và có thể dễ dàng nhận biết. Trong
khi các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thường mang tính phổ biến rộng rãi, thậm
trí là toàn cầu và không phải bao giờ cũng dễ dàng nhận biết.
7.1.3. An ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống
7.1.3.1. Xác định an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.
An ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống đều nằm trong nhóm các vấn
đề an ninh, là hai mặt của khái niệm an ninh toàn diện. An ninh truyền thống và an ninh
phi truyền thống cùng tác động đến xây dựng chiến lược an ninh quốc gia, bảo đảm sự
ổn định và phát triển của quốc gia. Tuy nhiên, an ninh truyền thống nhấn mạnh tới việc
sử dụng các biện pháp quân sự để chống lại sự tấn công bằng quân sự nhằm uy hiếp,
xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. An ninh phi truyền thống sử dụng
các biện pháp phi vũ lực để phòng chống những uy hiếp có nguồn gốc phi quân sự liên
quan đến sự phát triển của con người và môi trường sống.
Về chủ thể: An ninh truyền thống có thể xác định được rõ ràng nhưng an ninh
phi truyền thống thì có vấn đề xác định được nhưng có vấn đề lại không xác định
được. An ninh truyền thống là sự xung đột giữa quân đội các nhà nước còn các mối đe
dọa an ninh phi truyền thống thường do các tác nhân tự nhiên hoặc do các tổ chức
ngoài nhà nước, nhóm người hoặc cá nhân tiến hành.
Về đối tượng đe dọa xâm phạm: Với an ninh truyền thống đó chính là chủ
quyền lãnh thổ quốc gia, dân tộc còn với an ninh phi truyền thống là sự tồn tại, phát
triển bền vững của con người, xã hội, môi trường sống… Các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống uy hiếp trực tiếp đến cá nhân con người hoặc cộng đồng, quốc gia - dân
tô ̣c; còn an ninh truyền thống uy hiếp trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia - dân
tô ̣c, uy hiếp an ninh quốc gia.
Về không gian và phạm vi của mối đe dọa xâm phạm: An ninh truyền thống chủ
yếu diễn ra giữa hai quốc gia, nhóm liên minh các quốc gia còn an ninh phi truyền
thống có thể xuất phát từ nội tại một hoặc nhiều quốc gia sau đó có thể lan tỏa ảnh
hưởng tới cả khu vực và thậm chí toàn thế giới.
7.1.3.2. Mối quan hệ giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống
An ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống là hai mặt của khái niệm an
ninh nhưng chúng lại có quan hệ đan xen với nhau, trong những điều kiện nhất định có
khả năng chuyển hóa cho nhau.
Thứ nhất, nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống là hậu quả trực tiếp của các
vấn đề an ninh truyền thống. (Chẳng hạn như vấn đề người tị nạn do chiến tranh).
Thứ hai, một số vấn đề an ninh truyền thống có thể phát triển thành các vấn đề
an ninh phi truyền thống. (Ví dụ, sự hình thành của chủ nghĩa khủng bố liên quan chặt
chẽ đến các vấn đề an ninh truyền thống như tâm lý đấu tranh gây ra bởi chủ nghĩa bá
97
quyền, xung đột và bởi các vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, và những vấn đề lịch sử hình
thành bởi mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo).
Thứ ba, một số vấn đề an ninh phi truyền thống cũng có thể gây ra mâu thuẫn và
xung đột trong an ninh truyền thống. Nếu các tổ chức khủng bố tìm kiếm các phương tiện
công nghệ cao như hạt nhân và hóa sinh, nó sẽ liên quan đến sự gia tăng vũ khí hủy diệt
hàng loạt. Sự tương tác giữa các mối đe dọa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền
thống tưởng như biệt lập, nhưng khi xét tới nguyên nhân, sự hình thành, thì chúng lại có
quan hệ tương hỗ lẫn nhau, bởi có cái này mà có cái kia và ngược lại.
7.1.4. Thách thức an ninh phi truyền thống đối với các nước trên thế giới và đối
với Việt Nam
7.1.4.1. Thách thức của an ninh phi truyền thống đối với các nước trên thế giới
Có một điểm cần nhấn mạnh là, không phải đến bây giờ, nhiều vấn đề được gọi
là mối đe dọa đối với an ninh phi truyền thống, như giá lương thực tăng cao, biến đổi
khí hậu, thiên tai, dịch bệnh…, mới gây cho con người những lo lắng về sự an nguy và
tồn vong của mình.
- Lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến những trận đói, nạn dịch khủng khiếp
cướp đi sinh mạng của hàng triệu con người. Tuy nhiên, trong bối cảnh bùng nổ cách
mạng khoa học công nghệ hiện đại, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ đã làm
cho biên giới địa lý giữa các quốc gia trở nên "mềm” hơn, dễ vượt qua hơn; mạng In-
tơ-nét đã tạo ra một "thế giới ảo” với các xa lộ thông tin toàn cầu, hoàn toàn không còn
biên giới ngăn cách.
- Cùng với đó là sự hủy hoại của con người đối với tự nhiên, môi trường; sự
phát triển kinh tế thiếu kiểm soát, chạy theo lợi nhuận thuần túy, lợi ích trước mắt; sự
chi phối của những tư tưởng chính trị cực đoan, sự tha hóa và suy thoái về đạo đức của
chính con người… đã làm cho những vấn đề mà ngày nay được gọi là an ninh phi
truyền thống trở nên trầm trọng hơn, phức tạp hơn, có quy mô lớn hơn rất nhiều. Phạm
vi tác động của vấn đề đã vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ và lợi ích an ninh quốc gia
dân tộc của một nước.
- Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh
chóng lan rộng tới nhiều nước, kéo cả nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái,
là một ví dụ.
- Vấn đề môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên, nguồn nước sạch, vấn đề biến
đổi khí hậu, nước biển dâng… đôi khi lại đe dọa nhiều hơn đối với cuộc sống của
người dân ở những quốc gia không phải là "thủ phạm” gây ra những biến đổi, cạn kiệt
đó.
- Các hoạt động tội phạm, khủng bố quốc tế, nhất là khủng bố bằng vũ khí sinh
học, hóa học, bệnh dịch…, có quy mô xuyên biên giới. Những mối đe dọa an ninh phi
truyền thống, vì thế, trở thành những thách thức mang tính toàn cầu.
- Tính chất nguy hiểm của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống không chỉ
biểu hiện ở mức độ hủy hoại, sự tàn phá của nó đối với cuộc sống của con người, mà
còn đặt ra nhiều thách thức đối với sự ổn định xã hội, sự tồn vong của cả cộng đồng,
hiệu quả thực tế của hợp tác và hội nhập toàn cầu; thậm chí còn làm nảy sinh các vấn
đề về an ninh quân sự.
- Các thảm họa thiên tai, động đất, sóng thần, bão lụt, dịch bệnh, cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên… ngày càng thách thức các thành tựu của khoa học, kỹ thuật hiện
đại và khả năng, nỗ lực của con người.
98
- Khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, những vấn đề
tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực… đang thử thách nghiệt ngã năng
lực điều hành của các chính phủ, sự vững chắc của các thể chế chính trị và các nền
kinh tế, kể cả nền kinh tế giàu mạnh nhất, cũng như tính khả thi, bền vững của các liên
kết quốc tế. 
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia tăng
lên, thế giới dường như trở nên nhỏ bé hơn, nhưng lại khó kiểm soát hơn, kém an toàn
hơn bởi các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có mức độ nguy hiểm cao hơn, sức
ảnh hưởng lớn hơn, tầm ảnh hưởng rộng hơn và tốc độ lây lan cũng nhanh hơn.
- Chính vì vậy, để giải quyết và đối phó với những vấn đề này đòi hỏi phải có
sự nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, sự cố gắng của mỗi cộng đồng, quốc gia, con
người, với những giải pháp và bước đi phù hợp, kết hợp tổng lực các biện pháp kinh
tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, pháp luật, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã
hội.
7.1.4.2. Thách thức an ninh phi truyền thống đối với Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có vị trí địa lý đặc thù, nằm trên dải khí hậu
xích đạo nhiệt đới, nên chịu tác động rất nặng nề từ an ninh phi truyền thống, nhất là những
mối hiểm họa từ thiên tai, bão lụt, sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, xâm nhập nước
mặn, các loại dịch bệnh (SARS, cúm gia cầm H5N1, AIDS, COVID-19…). Cùng với đó,
những vấn đề về buôn lậu, vận chuyển trái phép vũ khí, ma túy, cướp biển, tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia, khủng bố, nhập cư và di cư trái pháp luật, ô nhiễm môi trường,… đã
và đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Việt
Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, bên cạnh thời cơ,
thuận lợi, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức, trong đó có thách thức
từ an ninh phi truyền thống trên các lĩnh vực.
- Đối với lĩnh vực kinh tế:
Tác động xấu từ những hiểm họa của an ninh phi truyền thống làm cho nền
kinh tế nước ta suy thoái, kém phát triển, gây ra những hệ lụy nguy hiểm, khó lường.
Trong đó, biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ tăng, nước biển dâng,… là nguyên nhân,
“thủ phạm” gây nên các trận bão, lũ lớn, phá hoại mùa màng và các công trình giao
thông, công trình xã hội, cơ sở sản xuất, làm ô nhiễm môi trường, dịch bệnh,… chúng
ta phải tốn kém nhiều tiền của để khắc phục. Cũng do biến đổi khí hậu, các địa bàn
ven biển, nhất là khu vực thành phố Hồ Chí Minh, mực nước biển dâng cao, diện tích
canh tác, trồng trọt bị xâm mặn, ảnh hưởng lớn đến thu hẹp mục tiêu, quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó, thời tiết nhiều nơi, nhất là khu vực miền Trung,
thường xuyên nắng nóng, hạn hán kéo dài, dẫn đến khan hiếm nước ngọt phục vụ sinh
hoạt và sản xuất, làm cho mùa màng thất thu, đe dọa đến an ninh lương thực. Khi bùng
phát dịch bệnh, ví như đại dịch Covid-19 vừa qua đã tác động tiêu cực tới nhiều mặt
đời sống kinh tế - xã hội nước ta, nhất là hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp rất nhiều
khó khăn, thách thức... Tác động của an ninh phi truyền thống trong lĩnh vực kinh tế
để lại hậu quả rất nặng nề, nó làm cho giá cả các mặt hàng của đất nước ngày một leo
thang, nhân dân lao động phải đối mặt với nạn thất nghiệp, đói nghèo, tham nhũng, tội
phạm, dịch bệnh tràn lan, môi trường ô nhiễm,... nhà nước phải chi phí lớn về ngân
sách để khắc phục.
- Đối với lĩnh vực chính trị - xã hội:
Tác động của an ninh phi truyền thống làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và chính quyền các cấp, nhất là trong
99
việc thực hiện các chủ trương, quyết sách về phát triển kinh tế - xã hội, gây tâm lý
nhân dân hoang mang, hoài nghi, thiếu niềm tin đối với chế độ xã hội chủ nghĩa của
nước ta. Trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay là điều
kiện cho các luồng tư tưởng, văn hóa khác nhau của nước ngoài du nhập vào nước ta.
Vì thế, Việt Nam phải chịu tác động không nhỏ từ thứ văn hóa, đạo đức, lối sống độc
hại, không lành mạnh du nhập từ nước ngoài; thậm chí làm lệch chuẩn về tư tưởng,
phẩm chất đạo đức, lối sống của giới trẻ và biến dạng bản sắc văn hóa truyền thống
nghìn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam.
- Đối với lĩnh vực quốc phòng - an ninh:
Những tác động từ các hiểm họa của an ninh phi truyền thống đã ảnh hưởng lớn
đến nguồn lực tăng cường quốc phòng - an ninh, trực tiếp là xây dựng lực lượng, thế
trận, các công trình phòng thủ và các mặt bảo đảm cho hoạt động của lực lượng vũ
trang thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, bảo vệ Tổ quốc trong thời bình, hoạt
động tác chiến khi đất nước có chiến tranh, xung đột. Mặt khác, trong điều kiện bùng
phát của công nghệ thông tin, truyền thông, đang xuất hiện một loại tội phạm mới rất
nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới quốc phòng - an ninh quốc gia, đó là: tội phạm an ninh
mạng, tội phạm công nghệ cao. Các đối tượng này tìm cách đánh cắp các thông tin mật
về an ninh quốc gia, về quân sự, quốc phòng, đối ngoại của đất nước, gây tổn hại
nghiêm trọng đến quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế của ta đối với các quốc gia, khu
vực. Thậm chí, tội phạm an ninh mạng có thể sử dụng những loại vi-rút độc hại để phá
hủy, làm tê liệt hệ thống máy tính, trung tâm chỉ huy, điều hành, gây ảnh hưởng lớn
đến công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong hệ thống máy tính nối mạng ở các
cơ quan, đơn vị trọng yếu. Đặc biệt, một số quốc gia phát triển còn sử dụng lực lượng
“tình báo mạng”, ngoài việc xâm nhập đánh cắp thông tin còn có thể tiến hành tác
chiến mạng, tác chiến điện tử khi cần thiết.
An ninh phi truyền thống có thể tác động sâu sắc đến quốc phòng của đất nước
và khi các tác động đó lớn đến mức không thể kiểm soát được hoặc xử lý không hiệu
quả sẽ tạo thành nguy cơ cho quốc phòng. Sự tác động của an ninh phi truyền thống
cần được xem xét với 3 nguy cơ chính sau:
Thứ nhất, làm suy giảm sức mạnh quốc phòng của đất nước. Với tiềm lực
chính trị - tinh thần, nó tác động tạo tâm lý hoang mang, làm suy giảm ý chí, quyết tâm
và lòng tin của nhân dân đối với chế độ; đồng thời, có thể làm gia tăng mâu thuẫn xã
hội, nhất là giữa các tầng lớp dân cư. Với tiềm lực kinh tế, tác động từ an ninh phi
truyền thống sẽ làm kìm hãm, thậm chí phá hoại sự phát triển của nền kinh tế, gây khó
khăn trong việc kết hợp kinh tế với quốc phòng và mở rộng hợp tác quốc tế về kinh tế;
làm suy giảm đáng kể khả năng dự trữ và huy động cơ sở vật chất từ nền kinh tế cho
các nhiệm vụ quốc phòng cũng như khả năng đầu tư cho quốc phòng nói chung, cho
hiện đại hóa quân đội nói riêng. Tác động của an ninh phi truyền thống còn ảnh hưởng
không nhỏ đến khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào lĩnh vực
quốc phòng, chất lượng xây dựng lực lượng và thế trận quốc phòng cũng như xây
dựng các khu vực phòng thủ, công trình quốc phòng, nhất là sự tàn phá do thảm họa,
thiên tai gây ra.
Thứ hai, gây mất ổn định của quốc gia. Mục tiêu tập trung nhất của quốc
phòng Việt Nam là phải giữ vững hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất
nước. Thực tiễn cho thấy, mất ổn định đất nước do nhiều nguyên nhân; trong đó, tác
động từ an ninh phi truyền thống là một trong những nguyên nhân quan trọng, khó
lường. Hậu quả từ an ninh phi truyền thống có thể gây ra mất ổn định đất nước trên
100
nhiều lĩnh vực, như: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối
ngoại, v.v. Trong đó, tác động từ tình hình biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột sắc
tộc, tôn giáo, khủng bố và tội phạm ma túy,... sẽ có tác động trực tiếp làm kìm hãm
phát triển kinh tế, gia tăng đói nghèo. Ngoài ra, tác động của an ninh thông tin với các
biểu hiện là “chiến tranh thông tin”, “chiến tranh mạng” cũng tạo ra nguy cơ mất ổn
định đất nước. Đặc biệt hiện nay, an ninh thông tin có thể gây rối loạn hệ thống mạng
của đất nước, dẫn đến sự sụp đổ toàn bộ hệ thống điều khiển quốc gia; tạo ra các luồng
thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật, gây chia rẽ nội bộ lãnh đạo, làm mất lòng tin của
nhân dân, dẫn đến sai lệch định hướng của quốc gia. Lợi dụng điều đó, các thế lực thù
địch đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”, kích động gây rối, biểu tình, bạo loạn, làm mất ổn định đất nước, tạo cớ can
thiệp từ bên ngoài.
Thứ ba, tác động hình thành nguy cơ xung đột và chiến tranh. Xét về tổng thể,
nguy cơ xung đột và chiến tranh được hình thành từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan
và khách quan, cả bên trong và bên ngoài; trong đó có các nguyên nhân từ tác động
của an ninh phi truyền thống, nhất là từ khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, ma túy,
xung đột dân tộc, sắc tộc và khai thác tài nguyên, v.v. Vì vậy, ngăn chặn, đẩy lùi nguy
cơ xung đột và chiến tranh đến với nhiều quốc gia thực chất là ngăn chặn, đối phó với
các thách thức an ninh phi truyền thống. (Trên thực tế, hai cuộc chiến tranh tại I-rắc
năm 1991, 2003 xét cho cùng cũng có nguyên nhân từ nguồn lợi dầu lửa; chiến tranh
Nam Tư xảy ra từ xung đột dân tộc, sắc tộc; chiến tranh Áp-ga-ni-xtan xuất phát từ
chống khủng bố). Đối với Việt Nam, nguy cơ xung đột và chiến tranh từ tác động của
an ninh phi truyền thống có thể ít xảy ra nhưng không thể không dự báo. Hiện nay, các
loại tội phạm về an ninh mạng, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, tội rửa tiền và các
loại tội phạm trên lĩnh vực thương mại, đầu tư,... vẫn diễn biến phức tạp và là một
trong những nhân tố gây mất ổn định, nhất là trên các tuyến biên giới, có thể làm tổn
hại tới quan hệ với các nước. Điều đó cho thấy, nguy cơ từ an ninh phi truyền thống
tác động đến quốc phòng Việt Nam không chỉ từ các vấn đề trong nước mà còn từ các
vấn đề khu vực và thế giới, cần được coi trọng và kiểm soát có hiệu quả.
7.2. Nội dung của an ninh phi truyền thống
Mặc dù an ninh phi truyền thống mang tính xuyên quốc gia, tác động đến nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng khi xác định các mối đe dọa an ninh phi truyền
thống để cộng đồng quốc tế tập trung giải quyết thì mỗi quốc gia đều căn cứ vào lợi
ích của quốc gia mình để xác định. Chuyên đề này đề cập đến một số nội dung cơ bản
của an ninh phi truyền thống sau:
7.2.1. Biến đổi khí hậu
7.2.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu.
- Khí hậu là tổng hợp các điều kiện thời tiết trong một khu vực nhất định, được
xác định bằng những thông số ổn định và dài hạn. Khí hậu ổn định là điều kiện đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người.
- Biến đổi khí hậu là vấn đề có tính toàn cầu, tác động sâu sắc đến đời sống của
nhân loại, thách thức sự ổn định quốc gia, xâm hại đến tất cả các lĩnh vực an ninh:
năng lượng, lương thực, nguồn nước...
- Có thể hiểu biến đổi khí hậu là sự thay đổi có tính tiêu cực của trạng thái khí
hậu so với trung bình, do các quá trình tự nhiên hoặc do tác động của con người.

101
- Về bản chất biến đổi khí hậu thể hiện sự nhiễu loạn, thay đổi những quy luật
thông thường của hệ thống khí hậu với những biểu hiện như thay đổi nhiệt độ trung
bình của trái đất, xuất hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường, mực nước biển dâng,
xâm nhập mặn....
- Về nguồn gốc xảy ra biến đổi khí hậu: bên cạnh nguyên nhân từ quá trình tự
nhiên nhưng chủ yếu từ con người với các hoạt động tàn phá tự nhiên như xây dựng
các nhà máy thủy điện tràn lan, phá rừng...
- Về mức độ và hậu quả tác động: biến đổi khí hậu dù biểu hiện dưới hình thức
nào thì cũng mang tính tiêu cực, phá vỡ sự ổn định và tác động đến đời sống của con
người. Phạm vi tác động của khí hậu thường diễn ra trong phạm vi có thể trong một
khu vực, có thể diễn ra trên toàn thế giới.
7.2.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2007,
trong khoảng 100 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng 0,74°C, với tốc độ gia tăng
nhiệt độ của 50 năm sau gấp đôi so với 50 năm trước, nhiệt độ trung bình của Bắc cực
tăng 1,5%, ở đỉnh lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Bán cầu tăng 3ºC, mực nước biển trung
bình toàn cầu tăng 0,31m.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường xuất hiện với tần xuất ngày càng
tăng tại những thời điểm, không gian trái với quy luật bình thường về loại hình, thời
điểm, cường độ và các đặc tính khác như một số khu vực sa mạc Nam Mĩ rất hiếm xảy
ra mưa nhưng mấy năm gần đây đã xuất hiện mưa tuyết và băng đá...
Biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất đến loài người trong thế kỷ XXI. Tại hội
nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 23) ở Bom, Đức (11/2017), số liệu
thống kê cho thấy, thiên tai từ biến đổi khí hậu làm chết 520.000 người, thiệt hại về
kinh tế là 3.160 tỷ USD...
Biến đổi khí hậu xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bên cạnh các nguyên nhân
khách quan như sự thay đổi cường độ hoạt động và bức xạ của mặt trời, hoạt động của
núi lửa.. thì chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan. Con người khai thác và sử
dụng 50% nhiên liệu hóa thạch, góp phần làm gia tăng 50% nồng độ khí nhà kính
trong khí quyển. Hiện nay, có khoảng 25 - 30 tỉ tấn cacbonic thải vào môi trường khí
quyển mỗi năm. Cùng với đó, là sự suy giảm diện tích và chất lượng rừng do các hoạt
động phát triển của con người góp phần thúc đẩy biến đổi khí hậu.
7.2.1.3. Biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Việt Nam được đánh giá là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của
biến đổi khí hậu do có đường bờ biển dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm tăng, lượng
mưa có xu hướng biến động thất thường. Năm 2016, mùa khô nhiều nơi ở miền Nam
và miền Trung lượng nước thiếu 30 - 40%, tình - trạng xâm nhập mặn diễn ra sớm hơn
1 tháng, nhiều nơi đã vào sâu 80-100 km.
Từ năm 2005 đến 2014, trung bình hàng năm Việt Nam có khoảng 649 đợt
thiên tai như lũ lụt, hạn hán, mưa đá... trong đó lũ lụt xảy ra nhiều nhất chiếm 49% số
đợt thiên tai. Trung bình hàng năm, Việt Nam phải gánh chịu 469.526 ngôi nhà bị phá
hủy, 175.653 ngôi nhà bị hư hỏng, gây thiệt hại khoảng 5,2 tỷ USD, khoảng 3 triệu
người chịu tác động của thiên tai. Tính riêng năm 2007, thiên tai đã làm thiệt hại
11.600 tỷ đồng, 400 người chết, ngập và hư hại 113.800 ha lúa, phá hủy 1.300 công
trình đập, cống thủy lợi.

102
Theo các kịch bản về biến đổi khí hậu đối với Việt Nam, dự kiến đến cuối thế
kỷ XXI, 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long (là 1 trong 3 đồng bằng dễ bị tổn
thương nhất do nước biển dâng cùng với đồng bằng sông Nile, Ai Cập và đồng bằng
sông Ganges của Bangladesh), 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 35 diện tích
của các địa phương khác thuộc khu vực ven biển bị ngập mặn, đặc biệt thành phố Hồ
Chí Minh bị ngập trên 20% diện tích thành phố. Khi đó 10-12% dân số Việt Nam bị
tác động với tổn thất kinh tế khoảng 10% GDP.
7.2.2. An ninh tài chính tiền tệ
7.2.2.1. Khái niệm an ninh tài chính tiền tệ.
Thập niên 80 - 90 thế kỷ XX, kinh tế thế giới bước vào thời đại toàn cầu hóa,
tạo ra sự liên kết giữa các nền tài chính tiền tệ các quốc gia. Sau cuộc khủng hoảng tài
chính - tiền tệ Mexico năm 1994- 1995 và khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á năm
1997 - 1998 sau đó lan ra nhiều quốc gia khác khiến tình hình chính trị xã hội rối loạn,
các chính phủ mới thay đổi liên tục. Từ đó, an ninh tài chính tiền tệ trở thành mối đe
dọa an ninh phi truyền thống được các quốc gia đề cập và nghiên cứu sâu rộng. Hiện
nay, có nhiều quan điểm khác nhau về an ninh tài chính - tiền tệ giữa các quốc gia và
trong nội bộ các ngân hàng như Ngân hàng Dự trữ Úc (Reserve bank of Australia),
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (European Central Bank)... Các khái niệm này đều
hướng đến sự ổn định tài chính bắt nguồn từ các chức năng cơ bản của hệ thống tài
chính. Có thể hiểu: An ninh tài chính - tiền tệ là sự bảo đảm an toàn cho hệ thống tài
chính - tiền tệ, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội và ổn định an ninh quốc gia,
an ninh quốc tế.
An ninh tài chính - tiền tệ phải đảm bảo hệ thống tài chính thực hiện đầy đủ
chức năng, hoạt động ổn định, hiệu quả, an toàn, bền vững, có khả năng chống đỡ và
phục hồi trước những cú sốc kinh tế, các cuộc suy thoái, khủng hoảng. An ninh tài
chính - tiền tệ là một khái niệm có tính động.
An ninh tài chính - tiền tệ là một bộ phận cấu thành của an ninh kinh tế. Bảo vệ
an ninh tài chính - tiền tệ là việc thực hiện những nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh giữ
vững sự an toàn các hoạt động của hệ thống tài chính - tiền tệ. Ở mỗi nước, an ninh
kinh tế trong đó có an ninh tài chính - tiền tệ là thành tố quan trọng của an ninh quốc
gia, có mối quan hệ biện chứng với các lĩnh vực an ninh khác như an ninh quân sự, an
ninh chính trị...
7.2.2.2. Các mối đe dọa an ninh tài chính - tiền tệ
Các mối đe dọa đến an ninh tài chính - tiền tệ là những yếu tố tiêu cực làm hệ
thống tài chính không thực hiện được chức năng và tác động đến nền kinh tế, trong đó
như: khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng nợ, khủng hoảng tài
chính... Ở cấp độ cao nhất, mối đe dọa an ninh tài chính - tiền tệ là khủng hoảng với
bốn mô hình.
Mô hình khủng hoảng tài chính thế hệ thứ nhất được Krugman giới thiệu năm
1979 và được Flood và Garber hoàn thiện vào năm 1984. Thâm hụt ngân sách chính
phủ triền miên làm cạn kiệt nguồn dự trữ để ổn định tỷ giá và cuối cùng các quốc gia
phải từ bỏ chế độ tỷ giá cố định. Khi dự trữ ngoại tệ giảm, sự tấn công của đầu cơ vào
đồng nội tệ sẽ gây ra thâm hụt tài khóa và thâm hụt thương mại. Vì vậy, đòi hỏi chính
phủ bảo vệ tỷ giá đã được ấn định bằng nguồn dự trữ ngoại tệ. Mô hình khủng hoảng
tài chính thế hệ thứ hai xuất phát từ quan điểm của Obstfed (1986) mô tả chính xác
những diễn biến ngay trước khủng hoảng, phản ánh chủ yếu mang tính “tự phát”. Đặc
trưng của mô hình này là đánh giá quá cao sự kỳ vọng và hình thành các ngòi nổ bởi
103
làn sóng bi quan dẫn đến phá giá đồng tiền. Những thay đổi trong giá cả và các chỉ tiêu
kinh tế vĩ mô này nảy sinh từ sự thay đổi trong kỳ vọng vào việc suy đoán phản ứng
của chính phủ đối với những biến đổi của môi trường vĩ mô của các nhà đầu tư, xoay
vòng tạo ra cuộc khủng hoảng. Mô hình này thể hiện rất rõ tại cuộc khủng hoảng của
cơ chế tỷ giá Châu Âu năm 1992.
Mô hình khủng hoảng tài chính tiền tệ thứ ba được xây dựng sau cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á năm 1997. Cuộc khủng hoảng này là mô tả các bong
bóng đầu tư, nổ qua bong bóng đầu tư và tác động đến nền kinh tế. Đối tượng là các
nền kinh tế mở, vốn tự do chu chuyển, là cuộc khủng hoảng ngân hàng gắn với khủng
hoảng tiền tệ thông qua một khu vực tài chính dễ đổ vỡ như tháng 7 năm 1997 đồng
Banh bị tấn công bởi các đợt đầu cơ vào, buộc chính phủ Thái Lan phải sử dụng ngoại
tệ. Khi dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, chính phủ Thái Lan buộc thả trôi tỷ giá, phá giá đồng
nội tệ dẫn đến nhiều doanh nghiệp vay vốn bằng ngoại tệ phá sản, tạo ra khủng hoàng
ngân hàng, lan rộng ra các quốc gia khác.
Mô hình khủng khủng hoảng tài chính tiền tệ thứ tư được dự báo là cuộc khủng
hoảng được tích hợp từ nhiều vấn đề và giá các tài sản là ngòi nổ. So với các mô hình
khác, mô hình thức này xem xét các nhân tố thể chế là một yếu tố quan trọng gây ra
khủng hoảng.
7.2.2.3. An ninh tài chính tiền tệ tại Việt Nam
Giai đoạn trước năm 2007 là giai đoạn tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng
khoảng 7,88% mỗi năm. Từ sau năm 2007, kinh tế Việt Nam có sự bất ổn trong các
biến số kinh tế vĩ mô. Thâm hụt vãng lai tăng đột ngột vượt ngưỡng an toàn, đặc biệt
là năm 2008 xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ khủng hoảng nợ dưới
chuẩn của Mỹ. Tốc độ gia tăng nợ công tăng nhanh, ngân sách trung hạn thiếu bền
vững. Từ năm 2007 đến 2011, lạm phát tăng vọt, định điểm là năm 2008 và 2011. Tín
dụng nền kinh tế luôn ở mức cao chỉ có năm 2009 là giảm so với năm 2007.
Từ năm 2012 trở lại đây, kinh tế từng bước ổn định và phát triển, có thặng dư
thương mại, có thặng dư cán cân vãng lai, tăng dự trữ ngoại tệ tăng... Chính phủ nâng
cao hiệu quả trong quản lý các dự án đầu tư, kịp thời điều chỉnh chính sách như mua
bán ngoại hối, điều chỉnh lãi xuất...
7.2.3. An ninh năng lượng
7.2.3.1. Khái niệm an ninh năng lượng
Năng lượng được hiểu là tất cả các nguồn tài nguyên, nhiên liệu cung cấp, phục
vụ cho đời sống, sản xuất và các nhu cầu thiết yếu của con người.
An ninh năng lượng là một lĩnh vực quan trọng gắn với vấn đề an ninh và an
ninh quốc gia. Nội hàm của an ninh năng lượng thay đổi theo sự phát triển của nền
kinh tế xã hội. An ninh năng lượng được hiểu là: Sự đảm bảo cung ứng năng lượng
thường xuyên, ổn định, quản lý và sử dụng năng lượng an toàn, bền vững, đáp ứng đời
sống con người, sự ổn định và phát triển của quốc gia.
An ninh năng lượng phải đảm bảo về nguồn cung ứng năng lượng thường
xuyên và ổn định thông qua quá trình khai thác, nhập khẩu và tích trữ của mỗi quốc
gia, gắn với quản lý năng lượng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, phòng, chống ô
nhiễm môi trường. Việc sử dụng năng lượng lãng phí, không hiệu quả sẽ gây ra những
tác động tiêu cực cho cuộc sống con người và các quốc gia, đặc biệt trong điều kiện
hiện nay, trữ lượng tài nguyên năng lượng truyền thống như than đá, khí đốt, dầu lửa...
đang có xu hướng giảm.
104
Đảm bảo an ninh năng lượng phải hướng đến tìm kiếm và khai thác các nguồn
năng lượng mới, sạch và an toàn. Cần lưu ý rằng năng lượng tồn tại dưới nhiều dạng
khác nhau, phụ thuộc vào khả năng nhận biết, phát hiện và sử dụng của con người, đòi
hỏi các quốc gia đầu tư nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong
tìm kiếm, sử dụng, khai thác các nguồn năng lượng mới.
7.2.3.2. Các mối đe dọa an ninh năng lượng
Mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh năng lượng hiện nay là trữ lượng tài
nguyên năng lượng truyền thống đang có xu hướng giảm. Theo số liệu nghiên cứu của
văn phòng tổ chức kiểm soát năng lượng Anh (EWG) dưới lòng đất hiện nay còn
khoảng 1.255 tỉ thùng dầu, đủ để con người khai thác trong 42 năm. Trữ lượng than đá
còn khoảng 2.000 tỉ tấn, đủ dùng gần 100 năm và dữ trữ gas còn khoảng 187.300 tỷ
Mỹ đủ dùng trong 15 năm với mức tiêu thu hiện nay...
Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng năng lượng có xu hướng tăng. Theo Bộ năng lượng
Mỹ, năm 2025 nhu cầu dầu lửa thế giới sẽ tăng 35% và đến năm 2030 là 60% với mức
tiêu thụ 116 triệu thùng/năm so với 86 triệu thùng/năm như hiện nay. Nhưng với tốc
độ khai thác như hiện nay, thế giới chỉ sản xuất được 39 triệu thùng/ngày, không đủ
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trung bình 3,5 - 4% toàn cầu và dân số tăng lên 8,3
tỉ người. Trong các nước phát triển, nhu cầu về năng lượng của Trung Quốc và Ấn Độ
chiếm hơn 50%. Ấn Độ sẽ sớm trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 4 thế giới
sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản với 33% nhu cầu năng lượng và 65% lượng dầu
nhập khẩu.
Các nguồn năng lượng phi truyền thống như năng lượng hạt nhân, năng lượng
mặt trời gặp nhiều khó khăn trong ứng dụng trên phạm vi rộng. Sau sự cố Fukushima
tại Nhật Bản năm 2011, các quốc gia đang xem xét việc sử dụng năng lượng hạt nhân.
Đức tuyên bố bỏ sử dụng năng lượng hạt nhân vào năm 2022.
Để đảm bảo sự ổn định và phát triển, các quốc gia xây dựng chiến lược an ninh
năng lượng trong đó ưu tiên hàng đầu là đảm bảo nguồn cung ứng năng lượng ổn định
và an toàn. Các khu vực chiến lược về tài nguyên năng lượng như Trung Đông, Bắc
Phi... sẽ vẫn tiếp tục là “điểm nóng” của thế giới với nhiều cuộc xung đột, tranh chấp
tài nguyên.
7.2.3.3. An ninh năng lượng tại Việt Nam
Hệ thống năng lượng Việt Nam dựa trên ba trụ cột chính là dầu khí, than đá và
điện lực. Tuy nhiên, quy mô và hiệu quả ngành năng lượng còn thấp, an ninh năng
lượng chưa được đảm bảo (dữ trữ dầu quốc gia chưa đủ khả năng bình ổn giá khi xảy
ra khủng hoảng, điện không đủ cung ứng...). Trung bình mỗi năm, nhu cầu sử dụng
năng lượng tăng gấp 2 nhưng khả năng cung ứng trong nước chỉ đạt 60%; hiệu suất sử
dụng thấp, chỉ đạt 28-32%. Hiện nay, Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu năng lượng và
theo dự kiến thì đến năm 2020, nước ta phải nhập 20-30 triệu tấn than, 2.300 MW
điện...
Các nguồn năng lượng chủ yếu của Việt Nam chưa được đảm bảo. Trữ lượng
dầu lửa và khí đốt ở Biển Đông do nhiều nguyên nhân khách lẫn chủ quan sẽ ngày
càng khó khai thác. Trữ lượng than đá đang dần cạn kiệt, năm 2020, khả năng khai
thác chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu trong nước và đến năm 2035 là 34%. Các nguồn
năng lượng khác như năng lượng sóng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời... chưa
được sử dụng phổ biến. Kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân đã dừng triển khai.

105
7.2.4. An ninh môi trường
7.2.4.1. Khái niệm an ninh môi trường
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đến
sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Môi trường cần nhìn nhận dưới tư
cách là không gian sống của con người gồm hai loại là môi trường tự nhiên cung cấp
không khí để thở, đất để trồng trọt, khoáng sản để chế tạo các công cụ... Môi trường
nhân tạo là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện... do con người chế tạo phục
vụ đời sống.
Từ thập niên 1950 - 1960, một số nước phương tây bắt đầu quan tâm đến quan
hệ giữa vấn đề môi trường với phát triển kinh tế. Năm 1972, Liên hợp quốc tổ chức
Hội nghị môi trường con người ở Xtốckhom (Thụy Điển) và vấn đề an ninh môi
trường được đưa vào chương trình nghị sự. Đến đầu thập niên 1980, đưa ra khái niệm
“an ninh môi trường” và ngày càng được nâng tầm trong mối quan hệ với an ninh quốc
gia, là bộ phận của an ninh tổng hợp.
Có thể hiểu: An ninh môi trường là sự an toàn của trạng thái hệ thống môi
trường lành mạnh, đáp ứng điều kiện sống, sản xuất của con người, đảm bảo sự phát
triển của quốc gia.
Một hệ thống môi trường bị mất an ninh có thể do các nguyên nhân tự nhiên
(thiên tai), do hoạt động của con người (gây suy thoái môi trường, cạn kiệt tài
nguyên...) hoặc do phối hợp cả hai nguyên nhân trên. An ninh môi trường có đặc trưng
là các mối đe dọa tách biệt, cụ thể; đối tượng là “chính chúng ta”.
Suy thoái môi trường dẫn đến sự cố môi trường, thảm hoạ môi trường là một
quá trình diễn ra từ từ, có thể trong vài năm, hàng chục, hàng trăm hoặc hơn nữa. Các
mối đe dọa phi quân sự này thường ít được con người nhìn nhận rõ ràng và nếu như
không nhận ra thì điều nguy hại là đến một lúc nào đó khó có thể đảo ngược được tình
hình, ví như sự biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi trường, thủng tầng ôzôn, mưa axít...
7.2.4.2. Các mối đe dọa an ninh ninh môi trường
Thiên tai là những biến đổi của thiên nhiên làm thiệt hại đến con người và sản
xuất. Nguyên nhân xảy ra thiên tai ở một mức độ nào đó còn do hoạt động của con
người gây nên hoặc do chính con người dẫn tới như: Chặt phá rừng gây ra hạn hán, lũ
lụt...
Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên: Các tài nguyên không thể hồi đang
cạn dần. Theo ước tính của các chuyên gia Liên hợp quốc, giọt dầu cuối cùng của các
mỏ dầu đang hoạt động trên trái đất sẽ được hút lên vào năm 2045 đến 2050. Sau nguy
cơ về dầu mỏ, loài người đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ phổ biến là thiếu các
nguồn nước sạch cần thiết cho duy trì và phát triển đời sống kinh tế, xã hội của mình.
Nguy cơ này xuất phát từ các lý do: nước ngọt là nguồn tài nguyên có hạn và phân bố
không đều (chỉ có 2,53% tổng lượng nước trên trái đất là nước ngọt có thể dùng cho
sản xuất và sinh hoạt của con người); Sự ô nhiễm các nguồn nước đang có nguy cơ gia
tăng và nhu cầu tiêu dùng nước sạch cũng ngày càng tăng do sự gia tăng dân số và nhu
cầu phát triển kinh tế.
Các tài nguyên sinh học bị cạn kiệt và đa dạng sinh học bị suy giảm. Những
hoạt động gây ô nhiễm môi trường, thu hẹp, phá huỷ nơi sinh sống của các giống loài
và đặc biệt là sự khai thác, săn bắt quá mức có tính huỷ diệt (sử dụng mìn, xung điện,
chất độc...) làm cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh học và diệt chung các loài, làm mất đi
nguồn tài nguyên quan trọng cho nhiều ngành công, nông nghiệp trong đó có ngành
106
dược phẩm (80% dược phẩm trong các nước đang phát triển và 40% dược phẩm trong
các nước phát triển có nguồn gốc thiên nhiên) đồng thời tạo ra sự mất cân bằng sinh
thái dẫn đến suy thoái môi trường nghiêm trọng.
Ô nhiễm đất, nước, không khí, sinh học do các hoạt động sản xuất công, nông,
lâm nghiệp, y tế, giao thông vận tải... và sinh hoạt của con người như: Thay đổi cân
bằng loài; tạo ra và sử dụng các sinh vật biến đổi gen (GMO); vũ khí sinh học, các sự
cố của con người... Năm 2010, sự cố nổ giàn khoan của hãng dầu khí BP, ngoài biển
Louisiana, Mỹ gây ra vụ tràn 5 triệu thùng dầu vào khu vực vịnh Mexico gây ảnh
hưởng đến 400 loài sinh vật sống tại vùng biển, phá huy hệ sinh thái.
Sự khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên có thể gây tác động qua lại với các
nhân tố khác như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá và trí tuệ gây ra tình trạng bất ổn
định, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Sự bất ổn định có liên quan đến vấn đề
môi trường ngày càng có nhiều khả năng diễn ra ở các quốc gia chiến lược then chốt
hoặc dẫn đến tình trạng khẩn cấp, phức tạp về nhân quyền đi kèm làn sóng di cư ồ ạt.
Một số tranh chấp nổi nên và đang có những diễn biến phức tạp như: Tranh chấp tài
nguyên dầu mỏ. Tháng 8/1990, Irắc cho quân đội xâm lược Côoét để giành nguồn tài
nguyên dầu mỏ. Quân đội của nhiều nước đứng đầu là Mỹ trong 42 ngày của chiến
tranh vùng Vịnh đã đánh đuổi được quân Irắc về nước. Trước khi rút lui, quân Irắc đã
phá huỷ hơn 700 giếng dầu của Côoét gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng làm khí
hậu ở Bắc bán cầu thay đổi. Mới đây, xung đột sắc tộc giữa các nhóm ở Nigieria mà
nguyên nhân là do tranh dành dầu mỏ; Tranh chấp tài nguyên nước ngọt. Hiện nay,
trên thế giới có trên 200 con sông chính, hơn 70% trong số đó là do 2 hay nhiều nước
cùng sử dụng. Sự khan hiếm tài nguyên nước ngọt có thể là tiềm tàng dẫn đến những
xung đột quốc tế. Cuộc chiến tranh Israel-Arập (1967) là hậu quả của những căng
thẳng ngày càng tăng giữa hai nước sau cuộc tranh chấp nguồn nước từ năm 1965-
1966. Phần lớn các cuộc tranh chấp về quyền sử dụng và chất lượng của các nguồn
nước đã được giải quyết thông qua con đường ngoại giao như các cuộc tranh chấp giữa
Hungari và Cộng hoà Slovak; Cameroon và Nigieria, Burkina Faso và Mali; Sudan, Ai
cập và Ethiopia: Thổ Nhĩ Kỳ và Irắc...
7.2.4.3. An ninh môi trường tại Việt Nam
Với chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, Việt Nam đã thu hút được nhiều dự
án đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, chúng ta đã không dành
sự quan tâm đúng mức đến an ninh môi trường nên để lại nhiều hậu quá phức tạp về
môi trường.
Nạn khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép, săn bắt, buôn bán, vận chuyển
trái phép động, thực vật hoang dã, quý hiếm, tàn phá rừng diễn ra ở nhiều địa phương.
Trong vòng 30 năm qua, xuất hiện 40 loại bệnh tật mới có nguồn gốc từ ô nhiễm môi
trường, nhiều dịch bệnh nguy hiểm như H5N1, SARS...
Trong sản xuất công nghiệp, ô nhiễm môi trường diễn ra nghiêm trọng với
khoảng 60% lượng nước thải hàng ngày từ các khu, cụm công nghiệp được xả thẳng ra
nguồn tiếp cận không qua xử lý như vụ sự cố môi trường tại 4 tỉnh miền Trung (Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) do hành vi xả chất thải từ công ty
Formosa Hà Tĩnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100.000 người do không có việc làm
ổn định, thu nhập thấp và 176.285 người phụ thuộc, thiệt hại sản lượng hải sản khai
thác ven bờ và vùng lộng ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng; diện tích nuôi tôm bị chết
hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệu tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm

107
sắp đến kỳ thu hoạch; có trên 3.000 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đã thả
giống bị ô nhiễm nặng, hệ sinh thái biển ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tình trạng nhập khẩu trái phép rác thải công nghiệp, chất thải nguy hại, phế liệu
chưa được làm sạch vào Việt Nam diễn biến phức tạp. Từ năm 2003 đến nay, lực
lượng chức năng Việt Nam đã phát hiện gần 3.000 container chứa hàng chục nghìn tấn
ắc quy chì phế thải và chất thải công nghiệp các loại nhập trái phép vào các cảng.
7.2.5. An ninh thông tin
7.2.5.1. Khái niệm an ninh thông tin
An ninh thông tin là sự an toàn, ổn định và phát triển các loại hình thông tin
trước các hoạt động truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi và phá hoại nhằm
bảo đảm tính nguyên vẹn, bảo mật, kịp thời, khả dụng, chính xác.
Thông tin là một dạng tài sản quan trọng, được bảo vệ theo quy định của pháp
luật. Thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức: nói, viết, dưới dạng điện tử... có
ảnh hưởng đến đời sống xã hội, tác động đến nhận thức, tâm tư, tình cảm của con
người.
Thông tin chỉ có giá trị cao khi đảm bảo được đầy đủ các thuộc tính với nhiều
yêu cầu phức tạp đối với công tác quản lý, đặc biệt là đối với thông tin mạng do kỹ
thuật truyền nhận và xử lý thông tin ngày càng phát triển, mức độ rủi ro ngày càng lớn.
Quản lý an toàn và sự rủi ro được gắn chặt với quản lý chất lượng. Khi đánh giá độ an
toàn thông tin cần phải dựa trên phân tích các rủi ro, khả năng ứng phó, trình độ, năng
lực của các chủ thể... Các đánh giá cần hài hoà với đặc tính, cấu trúc hệ thống và quá
trình kiểm tra chất lượng.
7.2.5.2. Các mối đe dọa an ninh thông tin
Thời đại bùng nổ thông tin với nhiều loại hình thông tin qua Internet ra đời như:
Facebook, zalo, twiter, instagram... đã biến mỗi cá nhân trở thành những người cung
cấp tin cho đại chúng. Các nguồn tin đó chưa được kiểm duyệt nhưng lại có tốc độ lan
truyền nhanh, ảnh hưởng đến đời sống xã hội như tháng 4/2013 trên mạng xã hội
Twitter của hãng AP đăng tin “hai vụ nổ xảy ra ở Nhà Trắng và tổng thống Barack
Obama bị thương” đã lan truyền nhanh chóng, khiến Phố Wall mất khoảng 200 tỷ
USD trong vòng 3 phút. AP sau đó đã thông báo tài khoản bị đánh cắp và đính chính
lại thông tin.
Hiện nay, các đối tượng tội phạm tấn công mạng có xu hướng chuyển từ hành
động phá hoại, quấy rối sang tấn công nhằm vào các mục tiêu chứa đựng các thông tin
có giá trị. Theo cảnh sát hình sự quốc tế, có một số xu hướng mới sau: chuyển đổi mục
tiêu tấn công chủ yếu nhằm vào các hệ thống máy tính sử dụng hệ điều hành Windows
sang các hạng hệ nền tảng khác gồm cả điện thoại di động, máy tính bảng..., phát tán
và sử dụng phần mềm độc hại với các dạng chủ yếu là vi rút hay sâu máy tính để đánh
cắp dữ liệu... Thực tế cho thấy, các tập đoàn hàng đầu thế giới như: Sony, Honda,
Lockheed Martin... đã bị đánh cắp thông tin về sở hữu trí tuệ; CitiBank, Global
Payments... đã bị đánh cắp các tài khoản ngân hàng, tài chính... Theo thống kê của các
cơ quan an ninh mạng quốc tế, trong năm 2012, thiệt hại kinh tế cho tội phạm mạng
gây ra lên đến 388 tỷ USD.
7.2.5.3. An ninh thông tin tại Việt Nam
Tình trạng lộ, lọt thông tin bí mật nhà nước diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Một số cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước đã sử dụng máy tính có kết nối Internet để
soạn thảo và lưu giữ thông tin mật mà không có các biện pháp bảo vệ. Nhiều tài liệu
108
có độ mật cao về an ninh - quốc phòng đã bị lộ như các nghị quyết, kế hoạch, đề án,
dự án của khối cơ quan đảng, nhà nước, ban, ngành, chương trình làm việc của các
đồng chí lãnh đạo cấp cao...
Tình trạng tung tin giả trên các trang mạng xã hội diễn biến phức tạp. Riêng
năm 2016, bộ Thông tin và truyền thông đã xử phạt 4 trường hợp tung tin giả, tin đồn
thất thiệt. Nhiều vụ việc tung tin giả, tin đồn chỉ nhằm mục đích thu hút nhiều lượt
người theo dõi như Phạm Thị Mùi sử dụng Facebook tung tin đồn máy bay rơi tại Hà
Nội... Tuy nhiên, nhiều vụ việc diễn ra với mục đích gây mất ổn định về trật tự như
năm 2016, đối tượng Nguyễn Xuân Long (34 tuổi, thường trú tại Đồng Nai) cùng đồng
bọn đã tung tin Việt Nam sắp đổi tiền và kêu gọi mọi người ra ngân hàng rút tiền mua
vàng và đôla...
Các thế lực thù địch và đối tượng phản động gia tăng các hoạt động tuyên
truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tung tin, bịa đặt gây hoang mang dư
luận, kích động biểu tình, bạo loạn; đẩy mạnh các hoạt động tấn công vào cơ sở dữ
liệu của các cơ quan, tổ chức, tập đoàn kinh tế nhằm thu thập các thông tin, dữ liệu...
Ý thức bảo vệ thông tin của người dân còn thấp, dễ bị dụ dỗ, tin theo các thông
tin sai sự thật. Theo số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng của Bkav
cho thấy, 63% người dùng thường xuyên độc được tin tức giả mạo trên Facebook và
trong đó có 40% là nạn nhân hàng ngày.
7.2.6. An ninh nguồn nước
7.2.6.1. Khái niệm an ninh nguồn nước
Nước là sinh mệnh toàn cầu, là tài nguyên chiến lược quan trọng gắn liền với sự
sinh tồn, phát triển và phồn vinh của xã hội loài người. Với sự khai thác quá độ và sử
dụng một cách lãng phí, thiếu hiệu quả đã làm cho nguồn tài nguyên nước ngày càng
bị thiếu hụt, với sự ô nhiễm tài nguyên nước ngày càng nghiêm trọng.
An ninh tài nguyên nước là sự cung ứng, quản lý và sử dụng bền vững tài
nguyên nước, phục vụ đời sống con người và sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như
của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Vấn đề an ninh tài nguyên nước không những trở thành vấn đề môi trường sinh
thái ngày càng quan trọng, mà còn ngày càng trở thành vấn đề có tính tổng hợp quyết
định sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, sự sinh tồn và phồn vinh của xã hội
loài người. Vì thế, giải quyết vấn đề phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo an ninh
nguồn nước là yêu cầu có tính bắt buộc cần nghiên cứu, đánh giá và xác lập các chiến
lược có tính tổng hợp cao.
7.2.6.2. Các mối đe dọa an ninh nguồn nước
Theo báo cáo của WB, có hơn 80 quốc gia đối mặt với khủng hoảng tài nguyên
nước, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Theo tính toán có khoảng 20 quốc gia bị liệt
vào quốc gia thiếu nước, chủ yếu tập trung ở khu vực Bắc Phi, Trung Đông và Nam
Sahara. Đặc biệt là 3 nước Djibouti, Côoét, Manta. Bên cạnh đó, 20% tầng nước ngầm
của trái đất đang cạn kiệt, đến năm 2050 nhu cầu nước của toàn thế giới tăng lên 55%
và 40%, dân cư trái đất sống trong tình trạng khan hiếm, căng thẳng về nguồn nước.
Ô nhiễm nước ngày càng mở rộng. Hiện nay, hơn 90% dòng sông ao hồ trên
toàn cầu dùng để thoát nước thải công nghiệp và nước thải của đời sống thành thị.
Hàng năm, nước ô nhiễm thải ra dòng sông lên tới 400 nghìn tỉ tấn làm cho hơn 5.500
tỉ tấn nước ngọt bị ô nhiễm, tương đương với 14% tổng lượng nước các dòng sông
chảy trên thế giới. Theo thống kê của WHO, hiện có khoảng 1 tỷ người không có nước
109
sạch để dùng, 80% bệnh tật do uống nước không sạch gây ra, làm chết hơn 10 triệu
người mỗi năm.
Nguyên nhân hình thành việc uy hiếp an ninh tài nguyên nước là phức tạp, cụ
thế: Lượng nước tiêu thụ tăng trưởng chưa từng thấy; Ô nhiễm công, nông nghiệp trầm
trọng; Hiện tượng lãng phí nước nghiêm trọng; khai thác quá độ gây ra thảm họa hạn
hán lũ lụt. Nông, công nghiệp và thành thị là “3 hộ” lớn dùng nước, nhưng rất lãng
phí, đặc biệt là nông nghiệp, nước để tưới tiêu ruộng đồng thường có % lượng nước đã
bị thẩm thấu hoặc đã bị bốc hơi trước khi đến ruộng đồng…
Thế kỷ XX, đại đa số các nước trên thế giới với những mức độ khác nhau đều
tồn tại hiện tượng khai thác quá độ tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là chăn thả gia súc
và canh tác quá độ, chặt phá rừng tràn lan gây nên đất màu trôi đi thổ nhưỡng sa mạc
hóa. Chính là nạn chặt phá rừng thổ nhưỡng sa mạc hóa đã dẫn đến chuỗi sinh thái tự
nhiên bị phá hoại, thường gây ra tai họa tự nhiên như lụt lội hạn hán và lờ đất. Tình
hình hạn hán của đại lục Châu Phi nghiêm trọng, hiện tượng sa mạc hóa ngày càng đẩy
mạnh; khí hậu toàn cầu nóng lên hình thành hiệu ứng nhà kính. Do nhiệt độ không khí
tiếp tục tăng lên, thôi thúc tuần hoàn nước nhanh lên, khi nước từ đại dương tràn vào
lục địa bị khí hậu hanh khô của đại lục làm cho bay hơi, dẫn đến tài nguyên nước của
tầng nấc bề mặt trái đất ngày càng ít. Các nhà khoa học tính toán nhiệt độ bình quân
tăng lên thì vĩ độ ôn đới địa cầu lại xa thêm xích đạo, cũng có nghĩa là khu vực hạn
hán dần mở rộng hơn nữa.
7.2.6.3. An ninh nguồn nước tại Việt Nam
Việt Nam có hơn 2.360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên, 108 lưu vực
sống trong đó có 16 lưu vực sông với diện tích lưu vực lớn hơn 2.500km. Tổng lượng
nước mặt trung bình khoảng 830 tỷ/năm (nguồn nước dưới đất khoảng 63 tỷ/năm) và
tập trung chủ yếu trên một số lưu vực sông lớn. Tuy nhiên, khoảng 63% tổng dòng
chảy sông ngòi Việt Nam đến từ các nước láng giềng, riêng với khu vực sông Mê
Công, tỷ lệ này là 90% và lưu vực sông Hồng là hơn 50%. Từ đó, tạo sự bất lợi trong
chủ động ứng phó, giải quyết các mối đe dọa an ninh nguồn nước.
Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm các quốc gia thiếu nước (lượng nước bình
quân đầu người hiện là 3.850 m/người/năm thấp hơn ngưỡng 4.000 m/người/năm do
Hội tài nguyên nước quốc tế quy định). Cùng với đó, nhu cầu về nước có xu hướng gia
tăng. Năm 1990, nhu cầu nước cho dân dụng và công nghiệp khoảng 50 tỷ, năm 2000
là 65 tỷ, năm 2010 là 72 tỷ. Dự kiến năm 2020 là 80 tỷ và đến năm 2030 là khoảng 87-
90 m. Tuy nhiên, theo dự báo, nguồn nước Việt Nam giảm cả về số lượng lẫn chất
lượng, đến năm 2025, giảm 40 tỷ, tổng lượng nước mùa khô giảm đi khoảng 13 tỷ,
37% lượng nước hàng năm phát sinh ngoài lãnh thổ sẽ trở nên phức tạp khi diễn ra các
tranh chấp nguồn nước.
Theo thống kê của dự án “Các cuộc chiến tranh thế giới” của Viện Thái Bình
Dương (Mỹ), có 225 cuộc chiến tranh xung đột liên quan đến tài nguyên nước, trong
đó châu Đại Dương có 3 cuộc, châu Mỹ Latinh có 9 cuộc, Bắc Mỹ có 31 cuộc, Châu
Phi có 36 cuộc, châu Âu có 40 cuộc, châu Á có 46 cuộc, Trung Đông với 60 cuộc. Nếu
phân kỳ theo lịch sử thì thế kỷ XX có 100 cuộc xung đột. Từ năm 2000 đến nay có 69
cuộc xung đột.
7.2.7. Vấn đề dân tộc
7.2.7.1. Các mối đe dọa từ vấn đề dân tộc

110
Ở các nước đang phát triển, hậu di chứng của sự thống trị thực dân, đế quốc, sự
can dự của chủ nghĩa bá quyền đương đại, sự tác động của toàn cầu hóa, sự mất cân
bằng trong phát triển xã hội đều có thể trở thành nguyên nhân nảy sinh các vấn đề dân
tộc.
Chủ nghĩa dân tộc là hệ tư tưởng với chính sách đề cao, bảo vệ lợi ích, đặc
trưng, truyền thống của dân tộc mình, tách rời hoặc đối lập với các dân tộc khác. Nói
cách khác, đó là hệ tư tưởng chính trị và biểu hiện tâm lý đòi quyền lợi, độc lập, tự chủ
và phát triển của cộng đồng quốc gia dân tộc.
Chủ nghĩa dân tộc mang tính 2 mặt: Trong phong trào giải phóng dân tộc chống
lại chủ nghĩa đế quốc, cường quyền, bá quyền, bảo vệ chủ quyền quốc gia nó có tác
dụng tích cực hiệu triệu nhân dân, kích thích tự tôn dân tộc, tăng cường sức ngưng tụ.
Nhưng khi quá nhấn mạnh, khuyếch trương sẽ xuất hiện khuynh hướng chủ nghĩa dân
tộc lớn, gây ra áp bức dân tộc, dẫn đến đối kháng dân tộc nảy sinh trong nước. Chủ
nghĩa dân tộc còn mang tính tiêu cực hẹp hòi, chỉ theo đuổi lợi ích dân tộc của mình và
có tính bài ngoại. Điều đó đã khiến cho một số những người theo chủ nghĩa dân tộc đi
đến cực đoan không để ý đến hiện thực khách quan hoặc lợi ích toàn dân, có những
hành vi cản trở sự phát triển quốc gia thậm chí hại đến an ninh quốc gia, nảy sinh chủ
nghĩa dân tộc cực đoan hoặc chủ nghĩa chia rẽ dân tộc. Vì thế trào lưu tư tưởng chủ
nghĩa dân tộc nếu dẫn dắt không thỏa đáng thì vấn đề dân tộc khó giải quyến có thể
dẫn đến bùng nổ nội chiến thậm chí chia rẽ quốc gia khiến cho an ninh quốc gia sụp đồ
toàn diện.
“Ly khai” dân tộc là hiện tượng từ một dân tộc, tộc người, hay một nhóm dân
tộc, tộc người tách ra thành nhiều bộ phận riêng rẽ hoặc tách ra thành lập nhà nước
riêng. Ly khai dân tộc có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân như vấn đề lãnh thổ tộc
người, lợi ích văn hóa dân tộc.... Ly khai có thể là bước tiếp nối của tự trị dân tộc. “Tự
trị” dân tộc là hình thức giành cho một vùng, khu vực trong đó có một hay một nhóm
dân tộc, tộc người cư trú những quy chế riêng về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội...
Hiện nay, vấn đề “ly khai”, “tự trị” dân tộc là vấn đề phức tạp diễn ra phổ biến ở các
quốc gia đa dân tộc với nhiều cấp độ khác nhau như: Catalana ở Tây Ban Nha, Uyghur
tại Trung Quốc, Wales ở Vương quốc Anh...
Xung đột sắc tộc là hình thái phản ánh mâu thuẫn giữa các dân tộc (thường là
hai dân tộc), giữa một bên là dân tộc với bên kia là nhà nước hoặc giữa hai nhà nước
độc lập, có chủ quyền với nhau. Sự đấu tranh này thể hiện các bình diện khác nhau:
Xung đột giữa các tầng lớp, giai cấp trong nội bộ một dân tộc, xung đột giữa các dân
tộc trong một quốc gia đa dân tộc; hoặc là xung đột giữa các quốc gia với nhau. Cấp
độ của các xung đột dân tộc, sắc tộc rất đa dạng: Chiến tranh khu vực giữa các quốc
gia, ở cấp độ thấp đó là sự va chạm về sinh hoạt văn hóa, kinh tế - văn hóa giữa hai
dân tộc, giữa dân tộc với nhà nước hay ngay trong nội bộ một dân tộc. Xung đột sắc
tộc có thể dẫn đến chiến tranh, hình thành các quốc gia riêng biệt như: Nam Xudan,
Đông Timor...
7.2.7.2. Vấn đề dân tộc tại Việt Nam
Việt Nam là ngôi nhà chung của 54 dân tộc với nguồn gốc lịch sử khác nhau: có
dân tộc có nguồn gốc tại chỗ (dân tộc bản địa) như dân tộc Tày, dân tộc Mường, dân
tộc Thổ..., có dân tộc có nguồn gốc từ nơi khác đến như: dân tộc Thái, dân tộc Dao,
dân tộc Nùng... Các dân tộc Việt Nam chung sống hòa bình, đoàn kết, giúp đỡ lẫn
nhau trong quá trình phát triển.

111
Vấn đề dân tộc luôn bị các thế lực thù địch, đối tượng phản động lợi dụng nhằm
thực hiện các hoạt động chống phá cách mạng. Với chính sách “chia để trị”, thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ đẩy mạnh các hoạt động kích động, chia rẽ khối đoàn kết toàn
dân, tạo dựng các xứ, các vùng dân tộc tự trị giả hiệu, biến nhiều vùng dân tộc thiểu số
thành căn cứ phản cách mạng và lấy đó làm bàn đạp khống chế các khu vực xung
quanh, như thành lập “Xứ Tây Kỳ tự trị”, “Xứ Thái tự trị”, “Xử Nùng tự trị”, “Xứ
Mường tự trị”... Hiện nay, các thế lực thù địch, đối tượng phản động gia tăng các hoạt
động tuyên truyền các tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai, tự trị; kích động các hoạt
động bạo loạn, phá rối an ninh... phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt, ở
Tây Nguyên đã xảy ra 2 vụ bạo loạn vào năm 2001 và năm 2004.
7.2.8. Vấn đề tôn giáo
7.2.8.1. Khái niệm vấn đề tôn giáo
Theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, tôn giáo được hiểu là niềm tin của
con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ,
giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Trong đời sống xã hội, tôn giáo là một cộng đồng xã hội với các yếu tố: Hệ
thống giáo lí, giáo luật tôn giáo; lễ nghi tôn giáo; tổ chức tôn giáo; cơ sở vật chất phục
vụ cho hoạt động tôn giáo.
Tôn giáo là một loại ý thức xã hội ra đời, phát triển hàng ngàn năm và được lịch
sử loài người chứng minh là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ,
có khả năng lan rộng và tác động trên toàn thế giới.
7.2.8.2. Các mối đe dọa từ vấn đề tôn giáo
Hình thành chủ nghĩa tôn giáo cực đoan: Cuối thế kỷ XX, ở một số quốc gia
xuất hiện hiện tượng chủ nghĩa ly khai dân tộc phất ngọn cờ tôn giáo, lợi dụng chủ
nghĩa cực đoan tôn giáo mê hoặc quần chúng, áp dụng thủ đoạn khủng bố bạo lực,
thậm chí là đấu tranh quân sự hòng cưỡng bức ly khai, trực tiếp gây nguy hại đến chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chủ nghĩa tôn giáo cực đoạn kích động các tín đồ
thực hiện các hành vi chống phá đặc biệt là các đối tượng cuồng đạo.
Một số thế lực với những mưu đồ chính trị đã lợi dụng tầm ảnh hưởng của tôn
giáo đối với công dân các nước sở tại, câu kết với thế lực cực đoan tôn giáo để nhằm
kích động tình cảm tôn giáo, cổ vũ chính trị và tôn giáo hợp nhất hòng lấy tôn giáo
thay thế chính trị, cướp đoạt quyền lực cao nhất của quốc gia.
Thúc đẩy khủng bố, kích động xung đột giáo phái, gây rối ren xã hội. Phần từ
cực đoan trải qua sự “tẩy não” tư tưởng chủ nghĩa cực đoan tôn giáo thường sẽ áp
dụng thủ đoạn tàn bạo hơn so với phần tử khủng bố thế tục, tiến hành hoạt động khủng
bố đẫm máu giết hại dân thường, phá hủy cơ sở vật chất, trở thành nguy cơ đe dọa đối
với an ninh quốc gia.
7.2.8.3. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo và nhiều người tin theo các tôn giáo. Từ
ngàn xưa đến nay đã tồn tại nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng và phong
phú: từ hình thức tôn giáo sơ khai đến hiện đại, từ tôn giáo phương Đông cổ đại đến
tôn giáo phương Tây cận đại, từ tôn giáo thế giới, khu vực đến tôn giáo dân tộc. Đến
thời điểm tháng 12/2020, có 16 tôn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam, bao gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi
giáo, Tôn giáo Baha ’I, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Cơ đốc Phục lâm, Phật giáo Tứ ân

112
Hiếu nghĩa, Minh Sư đạo, Minh lý đạo - Tam Tông Miếu, Bà-la-môn giáo, Mặc
môn, Phật giáo Hiếu nghĩa tà lơn, Bữu Sơn Kỳ hương 1.
Trong những năm gần đây, các tôn giáo đẩy mạnh hoạt động nhằm phát triển tổ
chức, phát huy ảnh hưởng trong đời sống tinh thần xã hội. Các giáo hội đều tăng
cường hoạt động mở rộng ảnh hưởng, thu hút tín đồ; tăng cường quan hệ với các tổ
chức tôn giáo thế giới. Các cơ sở tôn giáo được tu bổ, xây dựng mới khang trang đẹp
đẽ; các lễ hội tôn giáo diễn ra sôi động ở nhiều nơi.
Tuy nhiên tình hình tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những
nhân tố gây mất ổn định. Vẫn còn có chức sắc, tín đồ mang tư tưởng chống đối, cực
đoan, quá khích gây tổn hại đến lợi ích dân tộc; vẫn còn các hoạt động tôn giáo xen lẫn
với mê tín dị đoan, còn các hiện tượng tà giáo hoạt động làm mất trật tự an toàn xã hội.
Các thế lực thù địch, đối tượng phản động thường lợi dụng các vấn đề tôn giáo
để chống phá cách mạng Việt Nam như tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam
“không có tự do tôn giáo, đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền”, phát triển tôn giáo
trái phép, kích động các hoạt động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, đưa ra các yêu
sách... nhằm tách tôn giáo ra khỏi hoạt động quản lý của Nhà nước, biến tôn giáo trở
thành lực lượng đối trọng với Đảng và Nhà nước. Cùng với đó, các đối tượng đẩy
mạnh quốc tế hóa vấn đề tôn giáo, tạo cớ để nước ngoài can thiệp vào công việc nội
bộ.
7.2.9. Chủ nghĩa khủng bố
7.2.9.1. Khái niệm chủ nghĩa khủng bố
Chủ nghĩa khủng bố đương đại là một vấn đề của an ninh phi truyền thống, là
một mối đe dọa đến an ninh của các quốc gia trên toàn thế giới. Chủ nghĩa khủng bố là
hệ tư tưởng tiêu cực, lấy phương thức bạo lực là phương thức chính trong đòi hỏi các
yêu sách, thỏa mãn các yêu cầu.
Chủ nghĩa khủng bố đương đại có một số đặc trưng sau:
- Tính chủ thể phi quốc gia. Cái khác biệt so với an ninh truyền thống của chủ
nghĩa khủng bố đối với an ninh quốc gia là không được cấu thành bởi quốc gia có chủ
quyền, mà là được tạo nên bởi chủ thể hành vi phi quốc gia bao gồm các tổ chức
khủng bố và các phần tử khủng bố.
Tính xuyên quốc gia. Một đặc điểm khác nữa của chủ nghĩa khủng bố đương
đại là tính xuyên quốc gia, tức là chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Các phần từ khủng bố
quốc tế “lập kế hoạch ở một nơi, thực thi ở một nơi khác”. Với đặc điểm này, chủ
nghĩa khủng bố quốc tế không chỉ là vấn đề pháp luật của nội bộ một quốc gia, mà nó
còn chịu sự ràng buộc của hệ thống pháp luật quốc tế.
- Tính nguy hại. Tấn công chủ nghĩa khủng bố quốc tế đương đại không giống
như tác chiến truyền thống, và cũng khác với chiến tranh du kích, sự nguy hại của nó
không chỉ biểu hiện ở số người thương vong lớn, mà nghiêm trọng hơn là nó gây nên
một không khí khủng bố, làm cho môi trường an ninh trên toàn cầu bị xấu đi, tăng
thêm mâu thuẫn trong nước và quốc tế, ảnh hưởng nặng nề đến an ninh chính trị và sự
yên ổn thường ngày của đời sống con người, làm giảm đi tinh thần an ninh xã hội.
Các loại hình chủ nghĩa khủng bố đương đại bao gồm: Chủ nghĩa khủng bố
mang sắc thái tôn giáo; Chủ nghĩa khủng bố cực hữu; Chủ nghĩa khủng bố tả; Chủ

11
Bộ Nội vụ, Danh mục các tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo tính đến
tháng 12/2020 (Kèm theo Công văn số 6955/BNV-TGCP ngày 28/12/2020 của Bộ Nội vụ)
113
nghĩa khủng bố chia rẽ dân tộc; Chủ nghĩa khủng bố kiểu xã hội đen; Chủ nghĩa khủng
bố quốc gia.
7.2.9.2. Các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố
Chủ nghĩa khủng bố được thể hiện thông qua các hoạt động khủng bố thể với
những hậu quả nghiêm trọng. Thông qua các kênh làm ăn phi pháp để vơ vết số lượng
tiền lớn, trực tiếp phá hoại nền kinh tế quốc gia; Gây thương vong lớn về người, thiệt
hại nguồn nhân lực; Tác động đến tâm lý con người khiến công dân mất niềm tin vào
chính phủ; truyền tải thông điệp của đối tượng khủng bố và gia tăng sự lan tràn của
chủ nghĩa khủng bố.
Theo thống kê từ năm 1975 đến 2015, trên toàn cầu xảy ra 24.774 vụ khủng bố,
làm thương vong hơn 300.000 người (trong đó 72.556 người chết, 231.320 người bị
thương). Riêng số tiền mà nước Mỹ bỏ ra cho đảm bảo an ninh sau sự kiện 11/9 là 100
tỷ USD.
Để tạo được mối liên hệ lẫn nhau giữa cá nhân và đoàn thể, các phần tử khủng
bố ra sức xây dựng “tư tưởng xuyên quốc gia” để khích lệ thực hiện các mục tiêu
khủng bố, lôi kéo thêm nhân lực. Tổ chức khủng bố quốc tế có sự phân bố theo mạng
lưới, giữa các cấp có mối liên hệ chặt chẽ và rộng khắp theo từng mắt xích, từng khâu
và từng bộ phận, sử dụng công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội là công cụ quan
trọng để tán phát, khuếch trương tư tưởng...
7.2.9.3. Chủ nghĩa khủng bố tại Việt Nam
Với âm mưu lật đổ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý xã hội của Nhà nước, các
thế lực thù địch gia tăng các hoạt động kích động các hoạt động khủng bố, tạo bất ổn
trong đời sống xã hội. Các đối tượng phản động người Việt tăng cường các hoạt động
chống phá. Hiện nay, ở nước ngoài có trên 300 tổ chức phản động người Việt lưu
vong, trong đó có 30 tổ chức có thực lực, 12 tổ chức đã tiến hành xâm nhập đối tượng
về nước chống phá, 06 tổ chức từng có hoạt động phá hoại, khủng bố Việt Nam như
“Chính phủ Việt Nam tự do”, “Biệt đoàn sao trắng” của Nguyễn Hữu Chánh, “Việt
Tân”...
Trong thời gian tới, Việt Nam có nguy cơ là đối tượng bị khủng bố quốc tế tấn
công và trên lãnh thổ nước ta có mục tiêu tấn công (người Mỹ và các cơ quan đại diện
Mỹ), các tổ chức khủng bố ở các nước láng giềng bị truy quét nên chạy sang nước ta...
7.3. Một số giải pháp cơ bản để phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an
ninh phi truyền thống ở Việt Nam
7.3.1. Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và của toàn dân về các
mối đe dọa an ninh phi truyền thống
- Đây là giải pháp có tính chiến lược, được Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh tại Đại
hội lần thứ XI “làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới, như: Chiến tranh bằng vũ khí công
nghệ cao, tranh chấp chủ quyền biển đảo, vùng trời, “diễn biến hòa bình”, bạo loạn
chính trị, khủng bố, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia...”.
- Nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống có nguồn gốc do chính con người tạo
ra một cách vô tình hoặc cố ý, rồi từ đó, các mối đe dọa tác động đến an ninh con
người, an ninh cộng đồng, an ninh quốc gia và rộng hơn là an ninh nhân loại. Vì vậy,
nâng cao nhận thức là nâng cao ý thức trách nhiệm đối với từng cá nhân và cộng đồng
xã hội thông qua các hành vi cụ thể trong đời sống hằng ngày, như tự ý thức trong bảo
vệ môi trường, tỉnh táo trước mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, thông thái
114
trong sử dụng thành tựu khoa học công nghệ, tôn trọng các giá trị khác biệt và chia sẻ
lợi ích giữa các nhóm cộng đồng với mức sống khác nhau trong xã hội...
- Công tác nâng cao nhận thức có thể được tiến hành bằng nhiều cách thức khác
nhau như đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên cả báo nói, báo hình, báo viết và mạng
Internet; lồng ghép trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,
bảo vệ môi trường sinh thái..., răn đe thông qua các chế tài xử lý bằng pháp luật...
- Để làm tốt công tác nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn dân
về các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp
sau:
+ Đưa các nội dung an ninh phi truyền thống vào chương trình giáo dục và áp
dụng linh hoạt, phù hợp với từng cấp học, ngành học trong hệ thống giáo dục quốc
dân.
+ Đẩy mạnh xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình, dự án phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái... gắn với chương trình, chiến
dịch tuyên truyền về an ninh phi truyền thống, các nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền
thống.
+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là các dự án luật có mức
phủ sóng cao trong đời sống xã hội.
7.3.2. Tăng cường tiềm lực quốc gia, xây dựng nền tảng kinh tế - xã hội
vững chắc, tập trung giải quyết các mâu thuẫn, xung đột xã hội
- Sức mạnh một quốc gia được xác định trên nền tảng an ninh tổng hợp với các
ưu thế trên từng lĩnh vực như kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học - kỹ thuật... trong đó
kinh tế là một trọng ưu thế hàng đầu.
- Để làm tốt công tác tăng cường tiềm lực, tạo nền tảng kinh tế - xã hội vững
chắc cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
+ Đảm bảo phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định
kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
+ Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng
cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh.
+ Phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; phòng, chống tham
nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
+ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm quyền tự do, dân
chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tuân thủ pháp luật.
+ Chủ động giải quyết các mâu thuẫn xã hội, xung đột xã hội, giảm thiểu chênh
lệch giàu nghèo...
7.3.3. Tăng cường công tác nghiên cứu, đánh giá tình hình, dự báo kịp thời
các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
- Mặc dù, an ninh phi truyền thống đã được nhiều học giả trong và ngoài nước
nghiên cứu, tuy nhiên với sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới, khu vực và
trong nước, đòi hỏi công tác nghiên cứu, đánh giá, nhận diện và dự báo phải chủ động,
kịp thời, đảm bảo giải quyết tận gốc các nguyên nhân, ngăn chặn từ xa, từ sớm, từ lúc
mới phát sinh là chính.
- Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu tổng kết thực tiễn, nhận
diện và dự báo kịp thời các mối đe doạ an ninh phim truyền thống, cần tập trung:

115
+ Phân định và tổ chức nghiên cứu các dự án có tính chiến lược, các vấn đề nổi
cộm trong xã hội.
+ Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nhân tài trong và ngoài nước tham gia
nghiên cứu, dự báo, đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống.
+ Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo, tập huấn chuyên sâu đặc biệt
là đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, dự báo.
+ Tăng cường công tác tổng kết lý luận, nghiên cứu khoa học trong các trường,
Học viện và các đơn vị công tác thực tiễn.
7.3.4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong ứng phó
với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Mặc dù ứng phó các mối đe dọa an ninh phi truyền thống là trách nhiệm chung
của cả hệ thống chính trị và toàn dân nhưng phải được đặt dưới sự quản lý thống nhất
của nhà nước. Các cơ quan nhà nước căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ để kiểm tra và
xử lý những vấn đề liên quan đến an ninh phi truyền thống như xâm nhập mặn, dịch
bệnh, khủng bố, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia,...
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và đảm bảo sự thống nhất
quản lý nhà nước trong xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống cần tập trung giải
quyết các biện pháp sau:
- Tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật, phân công, phân cấp rõ ràng trong
quản lý và xử lý các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
- Đẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo hướng tinh gọn,
hiệu quả; điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhiều đơn vị; tăng cường
công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị...
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà
nước nhất là thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp.
- Nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức và nhận thức của đội ngũ cán
bộ.
- Đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu và tổ chức triển khai các
kế hoạch phòng, chống các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

7.3.5. Phát huy các nguồn lực xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng
phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Trong thời gian tới, để phát huy các nguồn lực xã hội, tăng cường hợp tác quốc
tế trong ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống cần tập trung tổ chức
đồng bộ các biện pháp sau:
- Xây dựng cơ chế, chính sách rộng mở huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, tư
nhân, các tổ chức phi chính phủ vào quá trình ứng phó với các nguy cơ đe dọa an ninh
phi truyền thống.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân áp dụng các thành tựu khoa học kỹ
thuật nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Hợp tác đa phương trên lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, biến đổi khí hậu
toàn cầu...
- Hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm
xuyên quốc gia, khủng bố...

116
- Đối thoại với các quốc gia, tổ chức quốc tế về các vấn đề dân chủ, nhân
quyền.
- Chủ động giải quyết các tranh chấp, xung đột về chủ quyền biển đảo thông
qua đối thoại.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN


1. Nêu đặc điểm chủ yếu và mối quan hệ giữa an ninh truyền thống và an ninh
phi truyền thống?
2. Làm rõ những nội dung của an ninh phi truyền thống?
3. Một số giải pháp cơ bản để phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh
phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội (tr.16).
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (tr.121-122, tr.123).
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (tr.28).
4. Hội đồng Lý luận Công an nhân dân (2019), Từ điển Nghiệp vụ Công an
nhân dân Việt Nam (tr.35).
5. V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 12, Nxb Tiến bộ, Matxcơva (tr.169-170).
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp
Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật bảo vệ
Môi trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật An toàn
thông tin mạng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (tr.3).
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Bộ luật Hình sự
sửa đổi 2017, Điều 19, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Luật An ninh
mạng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (tr.4).
11. Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự - Bộ Quốc phòng (2005), Từ điển
Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội (tr.300, tr.303, tr.984).
12. Văn phòng Trung ương Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (tr.72).

117

You might also like