You are on page 1of 43

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


---------***--------

TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ KINH TẾ THẾ GIỚI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: ĐỊA LÝ KINH TẾ HÀN QUỐC

Nhóm thực hiện: Nhóm 3


Lớp tín chỉ: TMA201.4
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Ngô Hoàng Quỳnh Anh

Hà Nội, tháng 5 năm 2021


DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN

STT HỌ VÀ TÊN MSV ĐÁNH GIÁ

1 Phạm Thị Hằng 1911120039 100%

2 Trần Đoàn Ngọc Diệp 1911120021 100%

3 Đàm Thúy Hằng 1911120037 100%

4 Lường Anh Điệp 1911110082 100%

5 Nguyễn Thị Hồng Ngọc 1911110293 100%

6 Nguyễn Việt Hoàng 1911110163 100%

7 Ma Việt Hà 1911110122 100%

8 Đồng Minh An 1911110002 100%

9 Nguyễn Trung Kiên 1911110212 100%

10 Ngô Thị Quỳnh Như 1911110455 100%


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương 1: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 4
1. Vị trí địa lý 4
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 4
2.1.Điều kiện tự nhiên 4
2.2.Tài nguyên thiên nhiên 5
Chương 2: DÂN CƯ - XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ 6
1. Dân cư –xã hội 6
1.1. Dân cư 6
1.2. Văn hóa – xã hội 8
2. Chính trị 10
2.1.Thể chế chính trị 10
2.2.Tổ chức bộ máy Nhà nước 11
Chương 3: KINH TẾ HÀN QUỐC 15
1. Tổng quan nền kinh tế Hàn Quốc 15
1.1.Khái quát 15
1.2.Các chỉ số vĩ mô 15
1.3.Các chính sách kinh tế đang áp dụng 17
2. Các ngành kinh tế Hàn Quốc 19
2.1.Ngành nông nghiệp: 19
2.2.Ngành công nghiệp: 20
2.3.Ngành dịch vụ 22
3. Các trung tâm kinh tế 23
3.1.Seoul 23
3.2.Incheon 23
3.3.Daegu 24
3.4.Busan 24
3.5.Daejeon 25
3.6.Ulsan 25
3.7.Kwangju 25
4. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Hàn Quốc 26
Chương 4: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM - HÀN QUỐC 29
1. Hợp tác về chính trị 29
2. Hợp tác về kinh tế 29
3. Hợp tác về văn hóa – thể thao – du lịch 30
Chương 5: KẾT LUẬN CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ HÀN QUỐC 31
1. Điểm mạnh 31
2. Điểm yếu 31
3. Thách thức với nền kinh tế Hàn Quốc 32
4. Cơ hội với nền kinh tế Hàn Quốc 33
KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh thời kỳ mở cửa hội nhập tại Việt Nam ngày một diễn ra mạnh
mẽ, Hàn Quốc sớm đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của nước ta tại khu vực
Đông Bắc Á, chỉ sau Trung Quốc và Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ tư
của Hàn Quốc. Với những lợi thế sẵn có của mình, quan hệ giữa hai nước có nhiều tiềm
năng để mở rộng và đa dạng hóa thương mại song phương.

Hiện nay, cụm từ Hàn Quốc năng động đã trở thành một khẩu hiệu của người
Hàn Quốc khi nói về đất nước mình và đó cũng chính là hình ảnh mà Chính phủ Hàn
Quốc đang nỗ lực xây dựng và truyền bá đi khắp thế giới. Sự thành công của chiến lược
này dường như đang tạo nên một kỳ tích nữa cho đất nước này khi mà những hình ảnh
của đất nước Hàn Quốc xinh đẹp đang biến Hàn Quốc thành một địa chỉ thu hút trí tò
mò của du khách quốc tế và là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư cũng như một thị
trường đầy hứa hẹn cho các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới.

Trong thời gian tới, chúng ta sẽ đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức do
những thay đổi mang tính căn bản trên môi trường kinh tế quốc tế. Do vậy, bản thân các
cá nhân, tập thể, tổ chức phải ngày càng chủ động, tích cực tìm hiểu và khai thác các cơ
hội đầu tư, kinh doanh, mở rộng thị trường trong nhiều lĩnh vực và tại nhiều quốc gia.

Từ những lý do trên, chúng em - nhóm lớp Địa lý Kinh tế thế giới quyết định
chọn đất nước Hàn Quốc để tìm hiểu và nghiên cứu. Thông qua việc nghiên cứu này,
chúng em muốn tìm hiểu rõ hơn, sâu hơn về địa lý tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội
của Hàn Quốc, qua đó giúp mọi người có cái nhìn cụ thể hơn về đất nước này.

Bài tiểu luận của nhóm em chắc chắn không thể tránh khỏi vẫn còn những thiếu
sót do chưa vững vàng về kiến thức cũng như kinh nghiệm. Chúng em rất mong nhận
được sự chỉ dẫn, nhận xét và góp ý của các thầy, cô để bài nghiên cứu được hoàn thiện
hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Hàn Quốc, tên chính thức là Đại Hàn Dân Quốc, là quốc gia thuộc khu vực
Đông Á, nằm ở phía nam của Bán đảo Triều Tiên, ở giữa Nhật Bản, cực Đông của Nga
và Trung Quốc.  Đây được coi là trung tâm của Đông Bắc Á, có ý nghĩa chiến lược
quan trọng.

Bản đồ Hàn Quốc

Hàn Quốc ba mặt được bao bọc bởi biển, với 2.413 km đường bờ biển; phía tây
là biển Hoàng Hải, phía nam là biển Hoa Đông và phía đông là biển Nhật Bản. Quốc gia
duy nhất có biên giới đất liền với Hàn Quốc là Bắc Triều Tiên. Vì vậy, vùng đất của
Hàn Quốc rộng tới 100,032 km² nhưng bị 290 km² bị nước biển xâm lấn. 

Thủ đô Hàn Quốc là Seoul, nằm ở phía Tây Bắc đất nước. Sáu thành phố trực
thuộc trung ương gồm có Busan, Daegu, Incheon, Gwangju, Daejeon và Ulsan.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên


2.1. Điều kiện tự nhiên
Địa hình: Hàn Quốc chủ yếu là đồi núi (chiếm khoảng 70%), vùng đồng bằng
chiếm 30%. Đỉnh núi cao nhất ở Hàn Quốc là Hallasan (1,950 m), cũng chính là đỉnh
của núi lửa tạo thành Đảo Jeju. Ngoài ra, ba dãy núi lớn là dãy Taebaek, dãy Sobek và
núi Jiri. Hàn Quốc không có các vùng đồng bằng rộng lớn, vùng đất thấp là kết quả của
hoạt động xói mòn, thường tập trung ở các vùng biển hoặc lưu vực các con sông lớn.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc có tới 3200 hòn đảo nhỏ,  đảo lớn nhất là đảo Jeju-do có diện
tích 1.845 km². Các đảo quan trọng khác gồm Ulleung và Liancourt trong vùng Biển
Nhật Bản và Đảo Ganghwa ở cửa Sông Hán.

Khí hậu: Hàn Quốc có khí hậu ôn đới với bốn phân hóa rõ rệt. Mùa xuân và mùa
thu thường diễn ra ngắn chỉ trong khoảng 2 tháng, thời tiết dễ chịu. Mùa hè thường
nóng ẩm, với nhiệt độ vượt quá 30 °C ở hầu hết các vùng của đất nước. Mùa đông rất
lạnh với nhiệt độ thường xuyên dưới 0°C và tối thiểu xuống dưới −20 °C ở những vùng
nội địa do gió mùa mang không khí lạnh từ Siberia thổi tới. Đặc biệt, do ở phía nam và
bị biển bao bọc xung quanh, đảo Jeju có thời tiết ấm và dễ chịu hơn so với các vùng
khác của Hàn Quốc. Nhiệt độ trung bình trên đảo vào khoảng từ 2,5°C (36,5°F) trong
tháng 1 đến 25°C (77°F) trong tháng 7.

Sông ngòi: Hệ thống sông suối chằng chịt, các tuyến giao thông đường thủy
đóng vai trò rất quan trọng. Các con sông lớn chảy từ bắc tới nam hoặc đông sang tây và
chảy vào Hoàng Hải hoặc eo biển Triều Tiên. Sông  dài nhất là sông Nakdong (521km)
chảy qua các thành phố lớn như Daegu và Busan. Sông Hangang (481,7 km) chảy qua
thủ đô Seoul đóng vai trò là tuyến huyết mạch cho vùng trung tâm.

2.2. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên khoáng sản: Hàn Quốc vốn được biết đến là một đất nước nghèo tài
nguyên thiên nhiên. Một số loại khoáng sản chính là: than đá, chì, kẽm, than chì,
vonfram, mỏ sắt, đồng, vàng…Đặc biệt, nguồn đá vôi dồi dào dùng để chế biến xi măng
giúp Hàn Quốc phát triển ngành xây dựng cả trong và ngoài nước. 

Tài nguyên sông, biển: Các con sông lớn tạo tiềm năng cho ngành năng lượng
thủy điện ở Hàn Quốc. Do đất nước có 3 mặt giáp biển và có hơn 3000 hòn đảo nên tạo
sự phát triển cho một loạt các ngành nghề như đánh bắt thủy sản, công nghiệp đóng tàu.
Đường thủy phát triển với nhiều cảng lớn như cảng Busan, cảng Pohang, cảng
Incheon,...

Tài nguyên đất: Cũng giống như nhiều quốc gia Châu Á, nông nghiệp là một
ngành quan trọng của Hàn Quốc, song tài nguyên đất đai hạn hẹp đòi hỏi phải canh tác
đất đai một cách năng suất và hiệu quả.

Tài nguyên du lịch: Hàn Quốc có nhiều di tích được UNESCO công nhận là di
sản thế giới như: Cung Chang-đớc, một số địa danh đẹp nổi tiếng: tháp truyền hình
Namsan, Cánh đồng trà Boseong, Công viên sinh thái vịnh Suncheon, đảo Jeju,...Tạo
điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển.
Chương 2: DÂN CƯ - XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ
1. Dân cư –xã hội
1.1. Dân cư
Dân số hiện tại của Hàn Quốc là 51.301.473 người vào ngày 24/05/2021 theo số
liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Hàn quốc chỉ chiếm 0,64% tổng dân số của thế
giới và là quốc gia đứng thứ 28 trên bảng xếp hạng dân số và vùng lãnh thổ trên thế
giới.

Có thể thấy tỉ lệ gia tăng dân số hằng năm của Hàn Quốc luôn dương, nhưng tốc
độ năm sau sao với năm trước có xu hướng giảm dần. Đặc biệt vào năm 2020 dân số
Hàn Quốc giảm thấp hơn so với văn trước là do tỉ lệ sinh thấp hơn tỉ lệ tử dẫn đến hiện
tượng dân số giảm tự nhiên.

❖ Tình hình dân số Hàn Quốc 2020

Các nhà dự báo dân số đang lo ngại rằng trong tương lai có thể sẽ ghi nhận
trường hợp tăng trưởng âm ở Hàn Quốc.

Các chuyên gia của Hàn Quốc thông báo rằng sự gia tăng dân số Hàn quốc năm
2020 đã giảm xuống mức kỷ lục khi mà tuổi thọ của người dân Hàn Quốc ngày càng
cao trong khi số trẻ em được sinh ra lại ngày càng giảm.

Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc cho biết trong 2 năm trở lại đây dân số Hàn
Quốc chỉ tăng với một tỷ lệ rất nhỏ là 0,05%. Đó là mức tăng trưởng thấp nhất trong
lịch sử của xứ sở kim chi.
Một số nguyên nhân của hiện tượng này:

● Tỷ xuất sinh tại Hàn Quốc có xu hướng giảm mạnh trong những năm gần
đây, có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Năm 2018, tổng tỷ suất sinh (TFR)
của Hàn Quốc là 0,98. Đây là mức thấp nhất trên thế giới, đồng nghĩa với
việc Hàn Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên có mức TFR thấp hơn 1,0
(trung bình mỗi phụ nữ tại Hàn Quốc chưa sinh đến 1 con)
● Độ tuổi trung bình của Hàn Quốc ngày càng cao. Dấn số Hàn Quốc là
dân số già chiếm tỉ lệ lớn. Hiện nay xứ sở kim chi đang phải đối mặt với
tình trạng số người mất đi nhiều hơn số với số trẻ em được sinh ra kèm
theo đó là sự già đi của dân số. Điều này có nghĩa tình trạng gia tăng dân
số Hàn Quốc theo tự nhiên đang là âm và đây đang là vấn đề đau đầu với
chính phủ Hàn Quốc.

Hàn Quốc là quốc gia có tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh thấp nhất thế giới.
Theo một nghiên cứu vào năm 2018 tỉ lệ trẻ sơ sinh nam trên nữa rơi vào khoảng 106 bé
trai/100 bé gái- đạt mức thấp nhất thế giới.
Mật độ dân số Hàn Quốc

Với diện tích lãnh thổ là 97.236 km2 mặt đất, mật độ dân số của Hàn Quốc là
526 người/km2 là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao nhất thế giới cao hơn
đến 10 lần so với trung bình của thế giới. 

Đa phần dân số Hàn Quốc tập trung tại các khu đô lớn đặc biệt là khu đô thị
Seoul khi tại đây đã chiếm đến một nửa tổng dân số của Hàn Quốc. Điều nay xảy ra do
quá trình di dân ồ ạt từ nông thôn lên thành phố trong quá trình mở rộng phát triển kinh
tế nhanh chóng những năm từ 1970 đến 1980. Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc dân
cư Hàn Quốc tập trung đông đúc tại các thành thị đó là do địa hình đến 2/3 là núi của xứ
sở kim chi.

Một vấn đề nữa là những người trong độ tuổi lao động của Hàn Quốc cũng
không chiếm một tỷ trọng quá cao. Hiện nay nhóm tuổi này vẫn đảm bảo được lượng
lao động cần thiết cho quá trình sản xuất và phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong thời gian
không xa đây sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng.

❖ Dân tộc

Trong thành phần dân cư Hàn Quốc thì người Triều Tiên chiếm đại đa số. Dân
tộc thiểu số duy nhất là một bộ phận nhỏ người gốc Hoa.

1.2. Văn hóa – xã hội

Hàn Quốc là một đất nước sở hữu bề dày truyền thống đáng kinh ngạc. Trong
quá trình phát triển đất nước, những nét văn hóa vẫn được bảo tồn và hiện hữu trong đời
sống hàng ngày của người dân xứ sở kim chi. Trên cả đất ngước HÀn QUốc người dân
nói chung một ngôn ngữ.

❖ Quốc phục

 Nhắc đến hàn quốc người ta sẽ nhớ ngay đến bộ lễ phục truyền thống đó là
Áo hanbok của phụ nữ gồm có một váy dài kiểu Trung Quốc và một áo vét kiểu Bolero.
Áo nam giới gồm có một áo khoác ngắn jeogori và quần baji .

Cả hai bộ hanbok này đều có thể mặc với một áo choàng dài theo kiểu tương tự
gọi là durumagi . Ngày nay, người Hàn Quốc chủ yếu mặc hanbok vào các dịp lễ tết
(Tết Trung thu, Tết Nguyên Đán) hoặc các lễ kỷ niệm như ngày cưới hoặc tang lễ.

❖ Lối sống của người Hàn Quốc

Giống với văn hóa Việt ngày trước ở Hàn Quốc người con trai cả đảm nhận
trách nhiệm trụ cột trong gia đình, tâm lý trọng nam là tâm lý phổ biến của người Hàn
Quốc. Nhưng để giải quyết các vấn đề lien quan đến tâm lý trọng nam khinh nữ chính
phủ Hàn đã sửa đổi hầu hết các văn bản liên quan đến quan hệ gia đình nhằm đảm bảo
sự công bằng giữa nam và nữ về quyền kế thừa.

Trong hoạt động giao tiếp thông thường, người Hàn thường chào nhau bằng
cách cúi người hơi nghiêng so với trục thẳng đứng và gật đầu chào nhẹ nhàng hơi giống
với cách chào hỏi của người Nhật bản . Cách chào hỏi  này thường được dùng với người
cùng đẳng cấp, bạn bè hoặc người quen. Người Hàn Quốc sống rất lạc quan, khác với
những bộ phim bi lụy của Hàn mà chúng ta thường xem, bạn sẽ thấy những tính cách rất
thú vị và ngộ nghĩnh của người Hàn. Đó là tính cách sống hưởng thụ, xã hội Hàn ngày
nay hiện đại và đời sống thoải mái hơn xưa rất nhiều, dân Hàn sống phóng khoáng hơn,
ăn mặc trang điểm xinh đẹp hơn. Điều đáng chú ý, thanh niên hàn đại đa số đều có đi
phẫu thuật thẫm mĩ, họ cho rằng đẹp hơn thì sẽ thành công hơn trong cuộc sống và rất
nhiều người phong cho đất nước này là đất nước dao kéo.

Mặc dù vậy người dân Hàn Quốc cũng gặp phải không ít áp lực trong cuộc
sống. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của xứ sở kim chi trong 60 năm sau Chiến tranh
thế giới II đã kéo theo nhiều biến đổi xã hội lớn. Một trong số đó là tỉ lệ tự sát cao ở đủ
thành phần dân số, bao gồm thanh thiếu niên và người già. xuất phát từ một xã hội đầy
áp lực, thường xuyên được xếp vào nhóm cao nhất thế giới. những áp lực từ kinh tế, học
đường hay do mắc các bệnh tâm lý là những nguyên nhân dẫn đến nguyên sinh ở Hàn
Quốc.

Theo đó, trong năm 2018, số người tự tử tại Hàn Quốc là 13.670 người, tăng
9,7% so với năm 2017. Tỷ lệ người tự tử trên 100.000 dân là 26,6 người, tăng 9,5% so
với một năm trước và giảm 16,1% so với năm 2011, thời điểm số người tự tử cao kỷ lục
.

2. Chính trị
2.1. Thể chế chính trị
Nhà nước Đại Hàn Dân Quốc là mô hình nhất thể, hình thức cộng hòa lập hiến
tổng thống chế toàn phần mang tính chất lưỡng tính, theo đó, Tổng thống được xem là
người đứng đầu nhà nước (nguyên thủ quốc gia) nhưng bên cạnh Tổng thống vẫn tồn tại
Nội các gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng đóng vai trò tham mưu chính sách cho Tổng
thống do Tổng thống bổ nhiệm với sự thông qua của Quốc hội. Tuy nhiên, Tổng thống
cũng là người đứng đầu Nội các và có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, có quyền
phủ quyết dự luật mà Quốc hội ban hành nhưng không có quyền giải tán Quốc hội.

Thể chế chính trị của Hàn Quốc là dân chủ đại nghị và dân chủ trực tiếp, Quốc
hội và Tổng thống do dân bầu trực tiếp. Bản chất của nền dân chủ Hàn Quốc là nền dân
chủ tư sản.

❖ Hiến pháp

Hiến pháp năm 1987 của Hàn Quốc quy định những nguyên tắc cơ bản để tổ
chức nền kinh tế quốc dân. Theo bản Hiến pháp này, trật tự kinh tế mà Hàn Quốc theo
đuổi là một trật tự tôn trọng tự do của doanh nghiệp và của người dân, sáng kiến của
doanh nghiệp và các cá nhân trong hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, Nhà nước được quyền
điều tiết các hoạt động kinh tế để duy trì tăng trưởng và sự ổn định hài hòa của nền kinh
tế quốc dân; bảo đảm sự phân phối thu nhập công bằng; ngăn ngừa lũng đoạn thị trường
và lạm dụng quyền lực kinh tế; hướng tới mục tiêu dân chủ hóa nền kinh tế. Nhà nước
cam kết việc phát triển kinh tế vùng một cách cân đối, có chính sách bảo hộ và khuyến
khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có chính sách ổn định giá nông sản và bảo đảm ổn
định cung cầu các sản phẩm nông nghiệp. Nhà nước cũng cam kết tôn trọng quyền lợi
của người tiêu dùng, khuyến khích tiêu dùng hợp lý và khuyến khích các hoạt động cải
tiến chất lượng sản phẩm theo quy định của luật pháp. Nhà nước cũng cam kết khuyến
khích hoạt động ngoại thương mặc dù có quyền thực hiện điều tiết và điều phối hoạt
động ngoại thương. Doanh nghiệp tư nhân không bị quốc hữu hóa hoặc không bị buộc
phải chuyển nhượng quyền sở hữu cho chính quyền trừ trường hợp luật định để đáp ứng
các nhu cầu khẩn cấp về quốc phòng hoặc vì lợi ích của nền kinh tế. Nhà nước khuyến
khích phát triển khoa học, công nghệ, nguồn lực thông tin và nguồn lực con người để
thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trong nền kinh tế.

Trên cơ sở các quy định trên cùng với các án lệ của Tòa án Hiến pháp, nhiều
nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc cho rằng, mô hình phát triển kinh tế mà Hàn Quốc quy định
trong Hiến pháp thực chất là một nền kinh tế thị trường hỗn hợp hoặc là nền kinh tế thị
trường xã hội (social market economy), theo đó, hoạt động kinh tế thị trường có thể
được điều tiết để thúc đẩy phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, ngay cả sự điều tiết ấy cũng phải
tuân thủ nguyên lý về tính cân xứng – một thuộc tính của nhà nước pháp quyền tư sản,
theo đó, nhà nước trước hết tôn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân và doanh nghiệp.

2.2. Tổ chức bộ máy Nhà nước

Chính quyền trung ương của Nhà nước Đại Hàn Dân Quốc hoạt động dựa trên
nguyên tắc tam quyền phân lập, bao gồm 3 nhánh Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp.
Các nhánh Hành pháp và Lập pháp hoạt động chủ yếu ở cấp quốc gia, mặc dù hiện nay,
có nhiều Bộ trong lĩnh vực Hành pháp cũng thường thực hiện thêm một số chức năng ở
cấp độ địa phương. Nhánh Tư pháp hoạt động ở cả cấp trung ương và địa phương. Các
chính quyền địa phương là chính quyền bán tự trị, đồng thời cũng có các cơ quan Hành
pháp và Lập pháp riêng.

❖ Nhánh Lập pháp

Quốc hội Đại Hàn Dân Quốc là Quốc hội đơn viện với số ghế là 300 với nhiệm
kỳ 4 năm do dân bầu trực tiếp. Quốc hội có 16 Ủy ban chuyên môn làm việc thường
xuyên (về cơ bản tương ứng với các bộ trong Chính phủ). Quốc hội được giao một số
chức năng Hiến pháp, và chức năng quan trọng nhất là lập pháp, thảo luận và thông qua
các đạo luật. Những chức năng khác bao gồm quyền phê chuẩn việc bổ nhiệm một số
nhân sự quan trọng cấp quốc gia, phê chuẩn các hiệp định, phê duyệt về ngân sách quốc
gia, các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại, tuyên bố chiến tranh, việc cử lực
lượng vũ trang ra nước ngoài hoặc việc đóng quân của lực lượng quân sự nước ngoài tại
Hàn Quốc, việc thanh tra hoặc kiểm soát những vấn đề đặc biệt về đối nội và sự buộc
tội. Quốc hội có quyền luận tội Tổng thống và các thành viên Nội các. Quốc hội cũng có
thể kiến nghị Tổng thống bãi miễn hay bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên khác của
Chính phủ.

❖ Nhánh Hành pháp

Tổng thống Hàn Quốc, đầy đủ là Đại thống lĩnh Đại Hàn Dân quốc, là người
đứng đầu nhánh Hành pháp. Tổng thống được bầu cử trực tiếp bởi người dân, và là
thành viên duy nhất được bầu của Hành pháp quốc gia, phục vụ một nhiệm kỳ năm năm
và không được tái cử. Tổng thống Hàn Quốc nắm giữ 5 vai trò chủ yếu: Thứ nhất, Tổng
thống là nguyên thủ quốc gia, tượng trưng và đại diện cho toàn thể dân tộc trong hệ
thống Chính phủ và trong quan hệ đối ngoại. Thứ hai, Tổng thống là người điều hành
tối cao ban hành các bộ luật được Cơ quan Lập pháp thông qua, đồng thời ban bố các
lệnh và sắc lệnh để thực thi pháp luật. Thứ ba, Tổng thống cũng là Tổng tư lệnh các lực
lượng vũ trang. Thứ tư, Tổng thống là nhà ngoại giao đứng đầu và là người hoạch định
chính sách ngoại giao. Thứ năm, Tổng thống là người hoạch định chính sách đối nội và
người làm luật chủ yếu. Tổng thống không thể giải tán Quốc hội, nhưng Quốc hội có thể
buộc Tổng thống chịu trách nhiệm cuối cùng đối với Hiến pháp thông qua một quá trình
buộc tội.

Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm là Moon Jae-in, tại vị từ 10/5/2017, là
nhiệm kỳ tổng thống thứ 19 của Hàn Quốc.

Thủ tướng do Tổng thống chỉ định và được Quốc hội thông qua. Là người trợ lý
hành pháp chính cho Tổng thống, Thủ tướng giám sát các Bộ hành chính và quản lý Nội
các, phối hợp với chính sách của Chính phủ dưới sự chỉ đạo của Tổng thống. Thủ tướng
cũng có quyền thảo luận những chính sách lớn của quốc gia và tham dự các cuộc họp
của Quốc hội.

Thủ tướng Hàn Quốc đương nhiệm là Chung Sye-kyun, tại vị từ 14/1/2020.

Theo Hiến pháp, Tổng thống Hàn Quốc giữ chức Chủ tịch Nội các, còn Thủ
tướng giữ chức Phó Chủ tịch. Nội các Hàn Quốc hiện nay bao gồm 18 Bộ, là cơ quan
cao nhất có vai trò trong việc thảo luận và giải quyết chính sách ở nhánh Hành pháp.
Cần lưu ý rằng Nội các của Hàn Quốc thực hiện vai trò khác với các nước khác có cùng
hình thức. Cụ thể, Nội các Hàn Quốc thực hiện nghị quyết chính sách cũng như tham
vấn chính sách cho Tổng thống; điều đó phản ánh rằng Hàn Quốc về cơ bản là một nước
cộng hòa tổng thống. Các nghị quyết của Nội các không thể ràng buộc quyết định của
Tổng thống và do đó Nội các Hàn Quốc cũng giống như các hội đồng cố vấn ở các nước
cộng hòa tổng thống hoàn toàn.

❖ Nhánh Tư pháp

Nền Tư pháp Hàn Quốc là Hệ thống tòa án gồm Tòa án Tối cao, Tòa án Hiến
pháp, các Tòa án cấp cao (High Courts) ở 5 thành phố lớn và các Tòa án cấp
quận/huyện (District Courts). Tòa án Tối cao gồm 1 Chánh án có nhiệm kỳ 6 năm
không tái nhiệm do Tổng thống bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Quốc hội cùng 13 thẩm
phán có nhiệm kỳ 6 năm có thể tái nhiệm do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của
Chánh án và sự phê chuẩn của Quốc hội. Tòa án Hiến pháp độc lập với Tòa án Tối cao,
chịu trách nhiệm hoàn toàn với việc xem xét Hiến pháp và với các quyết định buộc tội
thành viên Hội đồng Nhà nước. Tòa án Hiến pháp gồm 1 chánh án và 8 thẩm phán,
trong đó 3 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, 3 thành viên do Quốc hội bổ nhiệm và 3
thành viên do Chánh án Tòa án tối cao bổ nhiệm, bảo đảm sự độc lập của thẩm phán là
nguyên tắc nền tảng của Tòa án Hiến pháp. Cơ quan Tư pháp từ trung ương đến địa
phương có chức năng bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của công dân, duy trì quyền lực
Nhà nước nhằm xây dựng một trật tự xã hội ổn định, đồng thời bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân.

❖ Tổ chức chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương Hàn Quốc là chính quyền bán tự trị, tổ chức theo hệ
thống Hội đồng - Thị trưởng. Thành viên của hệ thống này gồm có: Uỷ viên Hội đồng
địa phương và lãnh đạo cơ quan Hành pháp địa phương.

Hội đồng địa phương là cơ quan Lập pháp đại diện cho quyền lợi dân chúng ở
địa phương. Số lượng Uỷ viên Hội đồng địa phương thường là 11 người, với cách bầu là
10 trong số 11 uỷ viên được bầu bằng bỏ phiếu phổ thông, 1 uỷ viên còn lại được bầu
theo hệ thống thành phần đại diện. Nhiệm vụ của Hội đồng địa phương là:

- Xem xét các vấn đề về hoạt động của cơ quan Hành pháp địa phương;
- Thông qua các thông tư, dự án luật;

- Quyết định những chính sách quan trọng của chính quyền địa phương như:
ngân sách địa phương, đánh thuế người tiêu dùng, thu các loại thuế dịch vụ để tăng
cường phúc lợi ở địa phương;

- Thành lập và quản lý các loại quỹ;

- Nhận khiếu nại của người dân ở địa phương;

- Quản lý, phát triển công nghiệp, môi trường, giáo dục, nghệ thuật, văn hoá,...

Cơ quan Hành pháp địa phương điều hành các công việc hành chính trong phạm
vi pháp lý của chính quyền địa phương. Các thành viên của cơ quan này hoạt động theo
nhiệm kỳ. Cứ 4 năm được bầu lại một lần theo phương thức bầu cử phổ thông đầu
phiếu. Cơ quan Hành pháp địa phương có quyền phủ quyết các quyết định của Hội đồng
địa phương. Nhiệm vụ của cơ quan Hành pháp địa phương là:

- Lập và thực hiện các chính sách, vấn đề quản lý tài chính; lập và thực hiện các
chính sách về quản lý biên chế;

- Thực hiện các nhiệm vụ được giao trực tiếp từ chính quyền trung ương như:
định các loại giá; quản lý các phương tiện; quản lý tài sản công cộng,...

Mặc dù Hội đồng địa phương và cơ quan Hành pháp địa phương thực hiện các
nhiệm vụ khác nhau, song có tác động qua lại, có thể hỗ trợ và có quyền giám sát, kiểm
tra hoạt động của nhau trên cơ sở nguyên tắc cân bằng quyền lực pháp lý, không chồng
chéo chức năng nhằm hoạt động có hiệu quả.
Chương 3: KINH TẾ HÀN QUỐC
1. Tổng quan nền kinh tế Hàn Quốc
1.1. Khái quát
Kinh tế Hàn Quốc là một nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát
triển với kỹ thuật, công nghệ cùng mức độ công nghiệp hóa cao, đây là quốc gia châu
Á thứ hai trong lịch sử của châu lục này có nền kinh tế đạt tới ngưỡng phát triển chỉ
sau Nhật Bản. Hàn Quốc là một trong “Bốn con Rồng kinh tế” của châu Á cùng
với Hồng Kông, Đài Loan và Singapore đồng thời nền kinh tế nước này cũng đứng thứ
11 trên thế giới vào năm 2018. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc đang thuộc
hàng cao nhất thế giới hiện nay, khoảng 10% mỗi năm.

Thành phố thủ đô là Seoul cũng là thành phố lớn nhất và là trung tâm công
nghiệp  chính của đất nước. Nơi đây có cơ sở hạ tầng, thông tin truyền thông hiện đại
bậc nhất thế giới. Các công ty công nghệ cao, tập đoàn, công ty đa quốc gia lớn trên thế
giới cũng có trụ sở tại thành phố này. Seoul đứng thứ 7 trong nhóm các thành phố bền
vững nhất thế giới.

1.2. Các chỉ số vĩ mô

Từ một trong “Bốn con rồng châu Á”, tháng 12 năm 1996, Hàn Quốc trở thành
quốc gia thứ 29 gia nhập OECD, tổ chức bao gồm hầu hết các quốc gia phát triển.
Không chỉ là “con rồng châu Á”, Hàn Quốc đã được tái sinh trở thành con rồng thế
giới. 
Nền kinh tế Hàn Quốc sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1977
đã tiếp tục tăng trưởng vững chắc. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng gấp 3 lần từ
504,6 tỷ đô la vào năm 2001 lên 1.619,8 tỷ đô la vào năm 2018. Đây là quy mô kinh tế
lớn thứ 12 trên thế giới. Ngoại trừ giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Hàn Quốc cao mức 4 - 5 % mỗi năm. Đặc biệt, vào năm 2008, 2009 và cả
năm 2010, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng, Hàn Quốc vẫn đạt
được tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc là 6,3 %. Sự tăng trưởng này được các cơ quan
truyền thông nước ngoài đánh giá là một ví dụ điển hình (Textbook Recovery) để vượt
qua khủng hoảng.

Sản lượng xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng từ 32,82 triệu đô la vào năm 1960
lên 10 tỷ đô la vào năm 1977 và tiếp tục tăng mạnh lên 60,49 tỷ đô la vào năm 2018.
Vào thời điểm thành lập chính phủ năm 1953, thu nhập bình quân đầu người chỉ là 67
đô la, thế nhưng đến năm 2018, con số này đã tăng lên tới 31.349 đô la.
Hàn Quốc đã nhảy vọt lên trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 7 trên thế giới vào
năm 2010 và trong 4 năm liên tiếp từ 2011 đến 2014, Hàn Quốc liên tục ghi nhận thành
tích mậu dịch trên 1 nghìn tỷ đô la mỗi năm. Tuy thành tích này đã chững lại vào năm
2015 và 2016 nhưng đã phục hồi mức 1 nghìn tỷ đô la vào năm 2017. Năm 2018, Hàn
Quốc sở hữu 403,7 tỷ đô la ngoại hối và tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn là 31,4 %, nằm ở
mức trung bình trong số các nước G20. Hơn nữa, cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành
quả kinh tế này và xếp hạng tín dụng của Hàn Quốc vẫn đang duy trì mức độ ổn định. 4
năm liên tiếp từ 2011 đến 2014, Hàn Quốc liên tục ghi nhận thành tích mậu dịch trên 1
nghìn tỷ đô la mỗi năm. Tuy thành tích này đã chững lại vào năm 2015 và 2016 nhưng
đã phục hồi mức 1 nghìn tỷ đô la vào năm 2017. Năm 2018, Hàn Quốc sở hữu 403,7 tỷ
đô la ngoại hối và tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn là 31,4 %, nằm ở mức trung bình trong
số các nước G20. Hơn nữa, cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành quả kinh tế này và
xếp hạng tín dụng của Hàn Quốc vẫn đang duy trì mức độ ổn định.

1.3. Các chính sách kinh tế đang áp dụng

Ngành phụ trách kinh tế trong Chính phủ Hàn Quốc đã trình bày kế hoạch
chung, đặt “tăng trưởng đổi mới” và tạo ra các ngành công nghiệp mới làm trọng tâm
năm 2020. Trọng tâm trong chính sách kinh tế là tăng trưởng lấy thu nhập làm chủ đạo.
Kinh tế công bằng và tăng trưởng đổi mới là hai phương diện quan trọng để đạt mục
tiêu đó. Đến nay, Chính phủ đã tập trung chủ yếu vào chính sách kinh tế công bằng
thông qua các biện pháp hỗ trợ người lao động thu nhập thấp. Tuy nhiên, Chính phủ
nhận ra rằng khó có thể thúc đẩy kinh tế mà không dựa vào tăng trưởng sáng tạo. Nói
cách khác, có thể ví kinh tế công bằng như chân trái và tăng trưởng sáng tạo là chân
phải. Để theo đuổi chính sách tăng trưởng lấy thu nhập làm chủ đạo, hai chân cần song
hành tiến lên phía trước. Nếu chỉ thực thi chính sách kinh tế công bằng, nền kinh tế có
thể tiến thêm một bước, nhưng khó đi xa hơn. Do đó, Chính phủ đã lấy tăng trưởng sáng
tạo làm chính sách trọng tâm trong năm nay.

❖ Mục tiêu

● Tập trung vào công nghiệp dữ liệu, mạng nơ-ron, trí tuệ nhân tạo, chất bán
dẫn
Kinh tế Hàn Quốc đã và đang phụ thuộc chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế
tạo, nhưng các ngành này không thể tăng quy mô sản xuất mãi được. Trên thực tế,
ngành công nghiệp sản xuất đã bị khủng hoảng trong một thời gian dài nên Seoul cần
động lực tăng trưởng mới để thay thế. Chính phủ Hàn Quốc đã đề xuất kế hoạch thúc
đẩy ngành công nghiệp dữ liệu (data), mạng nơ-ron (neural) và trí tuệ nhân tạo (AI), gọi
tắt là DNA; và ba ngành công nghiệp mới, trong đó có chíp bán dẫn hệ thống và sức
khỏe sinh học. Nói về chíp bán dẫn, động lực tăng trưởng quốc gia, Hàn Quốc đã trở
thành cường quốc về chíp nhớ. Tuy nhiên, Hàn Quốc cần chuẩn bị cho kỷ nguyên hậu
bán dẫn (post-semiconductor) từ bây giờ. Một trong những kế hoạch của Chính phủ là
nuôi dưỡng lĩnh vực chíp bán dẫn hệ thống không có đặc tính nhớ.

● Phát triển công nghệ đẳng cấp thế giới

Bộ kế hoạch và tài chính Hàn Quốc đã đưa ra khẩu hiệu “một sự cất cánh mới,
một tương lai mới”, và chiến lược “4+1”. Bước đầu tiên là tìm kiếm đổi mới trong
ngành công nghiệp và thị trường truyền thống. Thứ hai là khai thác các ngành công
nghiệp và thị trường mới. Thứ ba là đảm bảo các công nghệ tiên tiến, thúc đẩy nghiên
cứu và phát triển (R&D). Và cuối cùng, Chính phủ sẽ nuôi dưỡng tài năng, thúc đẩy
tăng trưởng sáng tạo. Chính phủ cũng sẽ cải cách hệ thống và cơ sở hạ tầng để thực hiện
hiệu quả 4 sáng kiến này. Cụ thể, Chính phủ sẽ giới thiệu công nghệ thông minh trong
các ngành công nghiệp chủ chốt, tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế dữ liệu, tăng cường
hỗ trợ để thúc đẩy đầu tư mạng di động thế hệ thứ năm (5G), tăng quy mô đầu tư cho
nghiên cứu và phát triển lên 22 tỷ USD. Tất cả các kế hoạch này đều nhằm mục đích
đảm bảo các công nghệ đẳng cấp thế giới, phát triển động lực tăng trưởng cho tương
lai. 

● Các chính sách đưa ra

Để thúc đẩy tăng trưởng đổi mới hiệu quả, Chính phủ sẽ quyết liệt gỡ bỏ các
quy định cản trở phát triển các ngành công nghiệp mới. Công nghệ mới sẽ tạo ra các sản
phẩm, ngành công nghiệp mới, từ đó hình thành nên thị trường mới. Tuy nhiên, các
công nghệ mới có thể sẽ “đụng chạm” đến các sản phẩm hiện có. Chẳng hạn, khi ô tô
xuất hiện đã làm nảy sinh xung đột với xe ngựa, và rõ ràng cần nới lỏng các quy định
liên quan cản trở sự phát triển của ngành sản xuất ô tô. Nếu xung đột không được giải
quyết hợp lý, sẽ tốn nhiều thời gian hơn để đổi mới công nghệ và mở ra thị trường mới.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sáng tạo có thể bị kìm hãm, không thể tiến ra thị trường
toàn cầu. Chính vì thế, Chính phủ cần nới lỏng quy chế. Trong nỗ lực này, Chính phủ đã
đề xuất “mô hình một bước”, khuyến khích các ngành “lùi một bước” để đạt thỏa hiệp.
Để thúc đẩy tăng trưởng đổi mới, Chính phủ sẽ mở rộng cơ sở hạ tầng liên quan, tận
dụng triệt để ngân sách, thuế, tài chính và nhân lực. 

2. Các ngành kinh tế Hàn Quốc


2.1. Ngành nông nghiệp:
Trong những năm đầu tiên sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt, nông nghiệp
đóng góp gần 50% GDP của quốc gia, nhưng Hàn Quốc đã nhanh chóng chuyển nền
tảng kinh tế của mình sang lĩnh vực công nghiệp. Đóng góp của các ngành nông nghiệp
giảm xuống còn 15% vào năm 1980, giảm xuống dưới 10% vào cuối những năm 1980
và ở mức dưới 5% kể từ năm 1998. Ngành nông nghiệp, bao gồm các ngành như trồng
trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp cũng như săn bắn và đánh cá hiện chỉ sử dụng 4,73% dân số
và đóng góp một phần nhỏ khoảng 1,8% vào GDP tính đến năm 2019.

Một trong những vấn đề ảnh hưởng lớn nhất đến nông nghiệp chính là địa hình
hiểm trở của Hàn Quốc không có nhiều khả năng cũng như tác dụng cho canh tác nông
nghiệp, chỉ có 14,6% tổng diện tích đất là đất có thể trồng trọt. Do đó, quốc gia này phải
phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nông sản và nguyên liệu thô để chế biến.

Các sản phẩm chủ yếu từ ngành chăn nuôi ở Hàn Quốc là: Thịt bò, thịt lợn và
sữa. Lượng tiêu thụ các sản phẩm này ngày càng tăng. Tuy nhiên, số lượng các trang
trại chăn nuôi lại giảm dần từ những năm 1990 cho đến nay.

Đánh bắt cá từ lâu đã được coi là nguồn xuất khẩu quan trọng của Hàn Quốc vì
đây là thực phẩm giàu protein nên rất được ưa chuộng. Hàn Quốc đã trở thành một
trong những quốc gia lớn về đánh bắt cá ở vùng nước sâu trên thế giới. Thủy sản ven
biển và nuôi trồng thủy sản nội địa cũng phát triển rất tốt.

Với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và chi phí lao động tăng cao, người dân
Hàn Quốc đã dần bỏ lĩnh vực nông nghiệp. Các khu vực sản xuất, nuôi trồng nông
nghiệp nhỏ thì phải phụ thuộc chủ yếu vào trợ cấp của chính phủ và các chính sách bảo
hộ thương mại. Hàn Quốc hiện phải nhập khẩu ngũ cốc ,thức ăn chăn nuôi, đậu nành,
lúa mì và da sống để vận hành các ngành chăn nuôi, xay xát bột mì và các ngành định
hướng xuất khẩu như dệt may. 

2.2. Ngành công nghiệp:

Sự phát triển của ngành công nghiệp là động lực chính để phát triển nền kinh tế
ở Hàn Quốc. Năm 2019, các ngành công nghiệp chiếm khoảng 34% tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) và 25% lực lượng lao động.

Nhận được sự khuyến khích, đầu tư mạnh mẽ của chính phủ cũng như của các
nhà đầu tư nước ngoài, Hầu hết các ngành công nghiệp của Hàn Quốc đã đưa công
nghệ, máy móc hiện đại, tiên tiến để thay thế các cơ sở, thiết bị cũ từ đó gia tăng được
sản lượng và chất lượng của hàng hóa - đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu sang thị trường
nước ngoài. Việc áp dụng các công nghệ trong ngành công nghiệp đã giúp phát triển
nền kinh tế của đất nước, thu hút hàng triệu lao động làm việc tại các nhà xưởng, khu
công nghiệp, từ đó giải quyết vấn đề về việc làm.

❖ Công nghiệp điện tử

Năm 1987, Hàn Quốc được coi là một trong những nước sản xuất các thiết bị
điện tử lớn. Bao gồm các sản phẩm tiêu biểu như: tivi màu, máy ghi video, điện thoại di
động, đài, máy tính cá nhân, đồng hồ…. Năm 1988, ngành công nghiệp điện tử đạt 23 tỷ
USD (tăng 35% so với năm 1987), trở thành nước có nền công nghiệp điện tử lớn thứ
sáu thế giới. Tổng giá trị của các bộ phận và linh kiện (bao gồm cả chất bán dẫn) được
sản xuất năm 1988 đạt 9,7 tỷ USD, lần đầu tiên vượt qua sản phẩm điện tử tiêu dùng
(9,2 tỷ USD). 

Theo Báo cáo của Hiệp hội Điện tử Hàn Quốc, ngành công nghiệp điện tử của
nước này đạt giá trị 121,7 tỷ USD trong năm 2017, tăng 10,3% so với năm trước, đưa
nước này lên vị trí nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc
và Mỹ, chiếm 6,8% sản lượng toàn cầu.

❖ Công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô

Trên thực tế mâu thuẫn với tiềm lực của Hàn Quốc bấy giờ là khi thị trường nội
địa nhỏ, yếu kém về công nghệ, thiếu vốn, hạn chế nhân lực và các ngành công nghiệp
kém phát triển,.. Khi chi phí lao động tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Hàn
Quốc buộc phải vượt qua những hạn chế nguồn lực của mình để tiếp tục cạnh tranh với
các nước sản xuất ô tô lớn khác như Nhật Bản, Mỹ. 

Để bắt kịp với các nhà sản xuất hàng đầu thế giới chính phủ Hàn Quốc đã bắt
buộc các tập đoàn nước ngoài gia nhập thị trường thông qua con đường liên kết liên
doanh. Nhờ đó mà các tập đoàn ô tô Hàn Quốc từng bước nắm bắt công nghệ cao của
các quốc gia hàng đầu như Mỹ, Nhật và Châu Âu. KIA là sự liên kết của Kyeongseong
và Mazda năm 1964, còn Hyundai hợp tác với Ford năm 1968. 

Nhờ những kinh nghiệm và nguồn lực tài chính trong thời gian lắp ráp cho Ford,
Hyundai đã thiết kế được mẫu xe riêng của mình, sử dụng động cơ Mitsubishi và đặt tên
nó là Pony. Chiếc xe đầu tiên 100% xuất xứ tại Hàn Quốc và chính thức bán ra ở thị
trường nội địa Hàn Quốc từ năm 1976. Đây cũng đã đánh dấu một trang sử mới cho nền
công nghiệp ô tô của nước này.

Đến nay, công nghiệp ô tô Hàn Quốc đã lớn thứ năm thế giới theo doanh số.
Trong 11 tháng đầu năm 2011, tổng doanh số của Hyundai và Kia là 1.037.028 chiếc xe,
về cơ bản cao hơn tổng doanh số của VW, Audi, BMW, Mercedes và những thương
hiệu Châu Âu khác. Đó là thành tích đáng mừng trong thời kì suy thoái kinh tế.

❖ Công nghiệp thép

Chính phủ Hàn Quốc đã xác định ngành thép là một trong các ngành kinh tế cơ
sở quan trọng nhất, là một trong những ngành kinh tế thu hút một lượng vốn đầu tư lớn,
vừa đóng vai trò tập hợp vốn, kiến thức và công nghệ, vừa là nguồn của các sáng tạo
trong công nghệ. Năm 1989, Hàn Quốc là nhà sản xuất thép lớn thứ 10 thế giới, chiếm
2,3% sản lượng thép thế giới. Nhưng bằng sự nỗ lực của mình sản lượng thép Hàn Quốc
trong mười năm trở lại đây đã tăng lên xếp hạng thứ năm hoặc thứ sáu thế giới, với sản
lượng thép thô sản xuất tương ứng các năm 2014, 2015 và 2016 là 71.5 triệu tấn, 69.7
triệu tấn và 68.6 triệu tấn.. Nhu cầu trong nước chiếm 70% tổng nhu cầu về các sản
phẩm thép, chủ yếu là do sự gia tăng của các ngành tiêu thụ thép như ô tô, đóng tàu và
điện tử.

❖ Công nghiệp đóng tàu


Trong 10 nhà máy đóng tàu được xếp hạng đứng đầu trên thế giới, có sáu nhà
máy đóng tàu là của Hàn Quốc. Hàn Quốc là đất nước sở hữu 3 công ty đóng tàu lớn
nhất thế giới lần lượt là Hyundai, Samsung và Daewoo.

Năm 1993, lần đầu tiên Hàn Quốc trở thành nhà sản xuất tàu lớn nhất trên thế
giới, vượt qua cả Nhật Bản. 

Năm 2020, Trung Quốc dẫn trước Hàn Quốc về số lượng đơn hàng đóng tàu lũy
kế cho đến tháng 6, nhưng trong nửa cuối năm Seoul đã bứt phá vượt qua Bắc Kinh với
số lượng đơn hàng gấp đôi, lên giữ vị trí số một thế giới. Hàn Quốc có lợi thế cạnh tranh
về đơn hàng đóng tàu chở khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và các tàu chở dầu thô cỡ lớn
(VLCC), với đơn giá đóng mỗi loại tàu này lần lượt là 180 triệu USD và 80 triệu USD
cho một chiếc.

❖ Công nghiệp giải trí

Nhắc đến Hàn quốc, chắc chắn chúng ta không thể không nhắc đến ngành công
nghiệp giải trí của đất nước này. Làn sóng văn hóa thông qua âm nhạc, phim ảnh vẫn
đang xoay vần và lớn mạnh trong suốt 20 năm qua.

Với sự hình thành của các nhóm nhạc vào những năm 2000 như BIGBANG,
Super Junior, 2NE1 hay hiện tại là các nhóm đình đám như BTS, BLACKPINK… họ
có hàng triệu fan hâm mộ trên toàn thế giới. Từ đó Hàn Quốc rất dễ dàng quảng bá về
văn hóa, đất nước và con người nơi đây. Theo báo cáo năm 2017 của Cục Nội dung
Sáng tạo Hàn Quốc, quy mô ngành công nghiệp âm nhạc nước này đã lên tới 5 tỷ USD.
Làn sóng quảng bá văn hóa đã thực sự tạo ra nhiều cơ hội cho các công ty Hàn Quốc
trong mọi lĩnh vực. Họ có cơ hội tăng doanh thu, mở rộng hoạt động, thậm chí tấn công
sang thị trường mới. Các công ty nước ngoài cũng coi Hàn Quốc là thị trường tiềm năng
mới cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Những thành tựu nổi bật: Parasite - Ký sinh trùng của Hàn Quốc đã giành được
hạng mục Phim xuất sắc nhất tại Giải thưởng Oscar, ca khúc Gangnam Style của nam ca
sĩ Hàn Quốc - Psy trở thành hiện tượng trên toàn cầu, ca khúc "Dynamite" của BTS đạt
vị trí No.1 bảng xếp hạng Billboard Hot 100, hay bộ phim Hậu Duệ Mặt Trời làm mưa
làm gió khắp Châu Á năm 2016...
2.3. Ngành dịch vụ 

Hàn Quốc là quốc gia đi đầu trong ngành công nghiệp du lịch tại Châu Á nói
chung và trên thế giới nói riêng. Hàng năm lượng du khách đến tham quan đất nước này
không ngừng tăng lên, mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ khổng lồ, phát triển đất nước.
Có rất nhiều lí giải cho thành công này, một trong số đó chính là do sự phát triển của
nền công nghiệp điện ảnh rầm rộ trên khắp thế giới rong những năm gần đây. Hàn Quốc
tập trung vào việc sử dụng hình ảnh các nhóm nhạc, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng để quảng
bá văn hóa, cảnh đẹp, cũng như giới thiệu về con người Hàn Quốc. Chiến lược này đã
mang lại những kết quả thật sự ấn tượng, đưa Hàn Quốc đến với nhiều người hơn.

Năm 2018, dịch vụ đóng góp khoảng 57% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
của Hàn Quốc, đây là ngành có ảnh hưởng lớn nhất đến GDP của Hàn Quốc. 

Tuy nhiên, doanh thu của lĩnh vực dịch vụ trong năm 2019 đã giảm và chỉ đạt
2,188 triệu tỷ won (2.000 tỷ USD), tăng 2,2% so với năm trước đó. Đây là mức tăng
thấp nhất kể từ năm 2013. Nhu cầu trong nước suy yếu là nguyên nhân dẫn đến kết quả
này.

3. Các trung tâm kinh tế


3.1. Seoul
Là thủ đô của Hàn Quốc, Seoul đóng vai trò là một trung tâm phồn thịnh và phát
triển mạnh cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục. Seoul là một trong 10 thành phố
lớn nhất thế giới, một thành phố thuộc “đẳng cấp thế giới” về nhiều mặt. 

Sản xuất là một trong những ngành hàng đầu trong thành phố. Các ngành công
nghệ thông tin và điện tử đã và đang thay thế các ngành công nghiệp truyền thống như
sản xuất hàng dệt may, máy móc và hóa chất. Chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống,
xuất bản và in ấn cũng rất quan trọng.

Ngành dịch vụ chiếm tỉ lệ lực lượng lao động cao nhất thành phố. Các nhà tuyển
dụng lớn bao gồm nhiều tập đoàn thương mại và đa quốc gia có trụ sở chính tại Seoul,
các công ty tài chính và bảo hiểm, các công ty dịch vụ chuyên nghiệp và kinh doanh.
Seoul là trung tâm tài chính của đất nước. Trụ sở chính của các sàn giao dịch chứng
khoán và ngân hàng nằm ở các quận phía bắc và phía nam trung tâm thành phố và trên
đảo Yŏŭi, và thành phố là nơi tổ chức nhiều triển lãm thương mại hàng năm.
Là trung tâm của đời sống chính trị, văn hóa và kinh tế của Hàn Quốc, Seoul với
sự tập trung của các tiện nghi và di tích lịch sử là điểm đến du lịch hấp dẫn của đất
nước. Đây là địa điểm thường xuyên của các hội thảo quốc tế, đồng thời cũng làm việc
với nhiều tổ chức để phát triển cả lĩnh vực kinh doanh và du lịch giải trí.

3.2. Incheon

Thành phố Incheon hội tụ những lợi thế đặc trưng về vị trí - nằm giữa bán đảo
Hàn Quốc, trung tâm của biển Tây, gần nhiều thành phố quan trọng của Trung Quốc và
Nhật Bản - là điều kiện để hình thành mạng lưới giao thương hàng hải và hàng không
quốc tế, tháng 8/2003, Incheon được lựa chọn trở thành một trong ba đặc khu kinh tế
đầu tiên của Hàn Quốc.

Cách thủ đô Seoul 28 km về phía tây, đây là điều kiện thuận lợi để Incheon tiếp
cận với nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra Incheon còn có tiềm năng du lịch với
nhiều cảnh quan đẹp gồm các hòn đảo lớn nhỏ, những công viên xanh và di tích cổ. 

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, Hàn quốc đặt mục tiêu xây dựng
Incheon trở thành đô thị trung tâm của khu vực Đông Bắc Á. Những chính sách ưu đãi
đặc biệt đã được áp dụng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, chú trọng phát triển giáo dục,
xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo môi trường sống tiêu chuẩn quốc tế và tiếp
tục đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng hiện đại.

Từ năm 2013, Incheon đã được chính phủ bình chọn là “thành phố tốt nhất Hàn
Quốc”. Và mới đây, Viện nghiên cứu Economics của Anh đã đánh giá đây là thành phố
có tiềm năng phát triển lớn thứ hai thế giới cho tới năm 2025. Bài học thành công từ
Incheon chính là động lực thúc đẩy mạnh mẽ để chỉ 5 năm sau, chính phủ Hàn Quốc
quyết định tiếp tục thành lập thêm 3 đặc khu kinh tế mới là Yellow Sea, Saemangeum-
Gunsan và East Coast.

3.3. Daegu

Daegu là đô thị ở phía đông nam Hàn Quốc. Daegu là một trong những khu vực
đô thị lớn nhất của Hàn Quốc. Thành phố nằm trong một thung lũng được bao quanh
bởi những ngọn núi thấp có độ cao khoảng 3.500 feet (1.100 mét).

Các ngành công nghiệp dệt may của thành phố đặc biệt quan trọng, ngoài ra còn
có các ngành công nghiệp chế tạo máy và kim loại. Tuy nhiên, Daegu được biết đến
nhiều nhất bởi chất lượng của những cây táo được trồng ở khu vực xung quanh, được
xuất khẩu khắp Đông và Đông Nam Á. Ngành trồng táo ở địa phương bắt đầu phát triển
sau khi các nhà truyền giáo từ Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20 ghép cành giâm từ cây táo Mỹ
vào cây táo của khu vực

3.4. Busan

Busan là một đô thị của Hàn Quốc, nằm ở cực đông nam của bán đảo Triều
Tiên. Busan là cảng lớn nhất và là thành phố lớn thứ hai của đất nước. 

Ngành công nghiệp ở Busan rất phát triển. Các ngành công nghiệp nổi bật ở đây
bao gồm đóng tàu, ô tô, điện tử, thép, gốm sứ, hóa chất và giấy. Các khu công nghiệp
đang thu hút nhiều nhà sản xuất công nghệ cao. Ngoài ra, ngành du lịch ngày càng trở
nên quan trọng, Các khu nghỉ mát và suối nước nóng ở bãi biển Haeundae, các bãi biển
Songjeong và Gwangalli nằm ở phía đông của thành phố là những địa điểm du lịch
tuyệt vời.

3.5. Daejeon

Daejeon là đô thị nằm ở phía Tây Nam của Hàn Quốc. Các ngành công nghiệp
bao gồm sản xuất hàng dệt bông, máy móc, hóa chất và chế biến da sống. Daejeon là
trung tâm giáo dục của Hàn Quốc, ở đây có Đại học Quốc gia Chungnam và một số cơ
sở giáo dục đại học khác. Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc và Viện
Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử Hàn Quốc một trung tâm dành cho các trường đại
học, viện nghiên cứu khoa học và các doanh nghiệp công nghệ cao ở phía bắc thành phố
. Daejeon còn vinh dự là thành phố đăng cai tổ chức một số trận đấu tranh chức vô địch
World Cup 2002 của Hàn Quốc. 

3.6. Ulsan

Thành phố Ulsan là đô thị nằm phía đông nam Hàn Quốc. Đây là trung tâm
công nghiệp đặc biệt của đất nước và được gọi là Khu công nghiệp Ulsan.

Ulsan trước đây chủ yếu là thị trường của các sản phẩm nông nghiệp (đặc biệt là
lê) từ đồng bằng Ulsan và đồng bằng sông Taehwa. Vào cuối kế hoạch kinh tế 5 năm
đầu tiên (năm 1966), thành phố đã trở thành một cảng mở với các nhà máy sản xuất lớn,
và vào cuối thế kỷ 20, Ulsan trở thành một trong những trung tâm công nghiệp quan
trọng nhất của đất nước. Một khu thương mại tự do được thành lập tại Ulsan vào đầu thế
kỷ 21. Các ngành công nghiệp chính của thành phố là sản xuất ô tô, hóa dầu và đóng
tàu. 

3.7. Kwangju

Kwangju là cửa ngõ của Tây Nam Hàn Quốc. Kwangju nối liền với Seoul ở phía
bắc và Busan ở phía đông bằng đường hàng không, đường sắt và đường bộ. 

Kwangju cũng là một trung tâm văn hóa và nghệ thuật. Đại học Chosun (1946),
Đại học Quốc gia Chonnam (1952), và một số cơ sở đại học khác nằm ở đây. Thành phố
có nhiều di tích lịch sử, và có những ngôi đền cổ và lăng mộ trên những ngọn đồi xung
quanh. Bắt đầu từ năm 1995, Gwangju  nổi lên như một địa điểm tổ chức triển lãm nghệ
thuật đương đại và biểu diễn âm nhạc và khiêu vũ. Trong số các điểm thu hút khách du
lịch khác của thành phố có Bảo tàng Quốc gia Gwangju - bảo tàng dân gian nơi lễ hội
kim chi được tổ chức vào tháng 10 hàng năm. 

4. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Hàn Quốc

Từ tháng 12 năm 2019 đến nay, đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đã ảnh hưởng ít
nhiều đến nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế Hàn Quốc cũng không thoát khỏi ảnh
hưởng của Covid-19. Xuất khẩu bắt đầu giảm nhanh chóng trong quý đầu tiên của năm
2020 khi các quốc gia thực hiện khóa cửa để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Nhưng khi các nước điều chỉnh theo đại dịch trong nửa cuối năm, thương mại bắt đầu
phục hồi và Hàn Quốc đã có đủ năng lực để đáp ứng một số nhu cầu toàn cầu về đối phó
với đại dịch.

Xuất khẩu của Hàn Quốc giảm sút nhanh chóng khi đại dịch lây lan ra ngoài
Trung Quốc. Vào tháng 4 năm 2020, xuất khẩu đã giảm 24,3%, đánh dấu mức giảm
xuất khẩu trong tháng lớn nhất kể từ Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 11 năm trước
đó. Trong cả quý thứ hai, xuất khẩu hàng hóa giảm 11,5% và dịch vụ giảm 22,1%.

Xuất khẩu hàng hóa bắt đầu cải thiện trong nửa cuối năm do các thị trường xuất
khẩu chủ chốt bắt đầu phục hồi. Trong quý thứ ba, xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng trở lại
10,1%, với mức tăng tương tự hoặc mạnh hơn đối với Đài Loan, Đức và Canada. Trong
quý IV, xuất khẩu tăng trưởng trở lại với các đối tác chính ở Nam và Đông Nam Á như
Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan.
Bất chấp sự phục hồi nhanh chóng của Trung Quốc, xuất khẩu từ Hàn Quốc
sang Trung Quốc tương đối ổn định trong hầu hết năm. Trong quý thứ ba, xuất khẩu chỉ
tăng 2,2% và sau đó giảm 0,5% trong quý thứ tư.

Trước nhu cầu cách giãn xã hội, nhiều công ty đã chuyển sang làm việc từ xa và
các cuộc họp trực tuyến. Nhờ thế mạnh về chất bán dẫn và công nghệ thông tin, Hàn
Quốc đã có đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với máy tính xách tay
và máy tính để bàn khi ngày càng có nhiều công nhân chuyển sang làm việc tại nhà.

Vào cuối 2020, xuất khẩu chất bán dẫn của Hàn Quốc đã có sáu tháng tăng
trưởng và kết thúc năm tăng 19,62% trong quý IV. Xuất khẩu thiết bị điện, máy móc và
các bộ phận cho CNTT chuyển biến tích cực trong quý thứ ba và tăng 15% trong quý
thứ tư.

Với nhu cầu về điện thoại thông minh có dấu hiệu cải thiện vào cuối năm, Hàn
Quốc có thể kỳ vọng sẽ tiếp tục chứng kiến nhu cầu ngày càng tăng đối với các thành
phần quan trọng như chất bán dẫn, thành phần ngày càng thiếu nguồn cung và
màn hình di-ốt phát sáng hữu cơ

Hàn Quốc cũng tận dụng một số lĩnh vực tăng trưởng khác trong năm 2020. Bất
chấp doanh số bán ô tô toàn cầu nói chung giảm từ 74,9 triệu xe xuống ước tính 61,9
triệu xe, doanh số bán xe điện vẫn tiếp tục tăng vào năm 2020. Xuất khẩu xe điện của
Hàn Quốc tăng 65,9%, trong khi xuất khẩu pin lithium ion cần thiết để cung cấp năng
lượng cho xe điện tăng 4,3% trong nửa cuối năm 2020.

Thành công ban đầu của Hàn Quốc trong việc thử nghiệm và truy tìm nguồn gốc
đã mang lại lợi ích cho ngành y và dược phẩm. Xuất khẩu bộ dụng cụ xét nghiệm đã
tăng 758% với Ý, tiếp theo là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Đức và Tây Ban Nha là năm thị trường
xuất khẩu hàng đầu. Xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến bộ dụng cụ xét nghiệm cũng
tăng trưởng đáng kể. Xuất khẩu thuốc thử chẩn đoán được sử dụng trong bộ dụng cụ xét
nghiệm tăng 265%, trong khi xuất khẩu lọ và tăm bông để lấy mẫu xét nghiệm tăng
322%.

Xuất khẩu thiết bị bảo hộ cá nhân và các sản phẩm khử trùng cũng tăng mạnh.
Các lô hàng khẩu trang vải không có bộ lọc tăng 663%, găng tay phẫu thuật cao su tăng
2.797% và nước rửa tay tăng 3.700%.
Ngành công nghiệp dược phẩm đã chứng kiến xuất khẩu toàn bộ tăng 23,3%
vào năm 2020, trong khi các công ty sinh học của Hàn Quốc đã được AstraZeneca,
Novavax và Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (đồng phát triển vắc xin Sputnik V ) hợp tác
sản xuất vắc xin COVID-19 với tư cách là nhà sản xuất hợp đồng, và đang được xem
xét để sản xuất những sản phẩm khác.

Trong khi xuất khẩu hàng hóa bắt đầu phục hồi vào nửa cuối năm 2020, xuất
khẩu dịch vụ tiếp tục mức giảm hai con số trong phần còn lại của năm và giảm xuống
15,2%.

Cũng như các nước khác, sự suy thoái liên tục trong thương mại dịch vụ là do
việc đi lại, du lịch và vận tải giảm sút. Trong năm 2019, 17,5 triệu khách du lịch đã tạo
ra doanh thu ước tính 21,5 tỷ USD cho ngành du lịch Hàn Quốc. Tuy nhiên, đến tháng
11 năm 2020, khách du lịch đã giảm 84% trong năm. Với các hạn chế đi lại vẫn được áp
dụng do đại dịch, khách du lịch đến Hàn Quốc đã giảm gần 96% trong tháng 11 và
doanh thu từ khách du lịch trong tháng đã giảm 68,5%.

Đại dịch cũng đã ảnh hưởng đến các bộ phận khác của ngành dịch vụ. Với việc
không ai đến rạp phần lớn do đại dịch, ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc đã không
thể vươn lên dựa trên thành công của bộ phim "Parasite" tại Lễ trao giải Oscar năm
ngoái. Năm 2019, phim Hàn Quốc kiếm được 73,8 triệu USD ở nước ngoài, nhưng
doanh thu phòng vé toàn cầu dự kiến sẽ giảm 67% vào năm 2020.

Tuy nhiên, một số nhà cung cấp dịch vụ đã tìm ra những cách mới để tiếp cận
khách hàng của họ. Với việc các địa điểm hòa nhạc đóng cửa, các nghệ sĩ K-pop đã
chuyển sang hòa nhạc ảo để tiếp cận người hâm mộ. BTS đã hai lần lập kỷ lục về buổi
hòa nhạc ảo được xem nhiều nhất vào năm 2020 và buổi hòa nhạc MAP OF THE SOUL
ON: E đã thu về hơn 45 triệu USD doanh thu.

Sau khi GDP giảm 3,3% trong quý II, nền kinh tế Hàn Quốc kết thúc năm chỉ
giảm 1%, mức giảm nhỏ nhất so với bất kỳ thành viên nào của OECD. Những điểm yếu
vẫn tồn tại trong lĩnh vực dịch vụ và những đột biến trong tương lai của COVID-19 có
thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vào năm 2021, nhưng kết quả xuất khẩu hàng
hóa mạnh mẽ trong nửa cuối năm và khoản đầu tư tương ứng mà nó thúc đẩy, đã giúp
Hàn Quốc tránh được suy thoái sâu hơn vào năm 2020.
Chương 4: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM - HÀN QUỐC
Quan hệ Viê ̣t Nam – Hàn Quốc là mối quan hệ ngoại giao được thiết lập chính
thức giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc, hai quốc
gia tuy khác nhau về địa lý, thể chế chính trị cũng như ý thức hệ nhưng lại có nhiều nét
tương đồng về con người, lịch sử và văn hóa. Viê ̣t Nam và Hàn Quốc chính thức thiết
lập quan hệ ngoại giao ngày 22/12/1992.

Trải qua gần 30 năm, quan hệ giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng và đạt
được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực. 

1. Hợp tác về chính trị

Năm 2001, Viê ̣t Nam và Hàn Quốc đã nhất trí nâng cấp quan hê ̣ hợp tác hữu
nghị hai nước lên “Quan hê ̣ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI”. Mối quan hê ̣ giữa hai
bên tiếp tục được nâng cấp vào năm 2009 và trở thành quan hê ̣ “Đối tác hợp tác chiến
lược”. Đây là mô ̣t thành tựu to lớn trong quan hê ̣ hợp tác Viê ̣t – Hàn, chứng tỏ vị trí
quan trọng của Hàn Quốc trong chính sách đối ngoại của Viê ̣t Nam và ngược lại.

Trong những năm qua, các nhà lãnh đạo của hai quốc gia thường xuyên duy trì
những chuyến thăm và gă ̣p gỡ cấp cao hàng năm. Qua các chuyến thăm đó, nhiều hiê ̣p
định quan trọng được ký kết, sự hiểu biết và tin câ ̣y giữa hai bên ngày càng được tăng
cường.

2. Hợp tác về kinh tế

Trong gần 30 năm qua, quan hê ̣ hợp tác kinh tế giữa Viê ̣t Nam và Hàn Quốc đã
phát triển nhanh chóng. Hàn Quốc đã trở thành mô ̣t trong những đối tác kinh tế quan
trọng hàng đầu của Viê ̣t Nam. 

Về thương mại, năm 2019, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt
Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư và thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt
Nam.

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục là thành
phần quan trọng của nền kinh tế Viê ̣t Nam, đóng góp 30% vào tổng giá trị xuất khẩu
của Việt Nam. Tính đến tháng 10/2020, Hàn Quốc đã có khoảng 8.900 dự án còn hiệu
lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 70,4 tỷ đôla Mỹ, đứng thứ nhất về tổng vốn
đăng ký đầu tư và tổng số dự án đầu tư tại Việt Nam. Việt Nam hiện có 49 dự án đã đầu
tư sang Hàn Quốc với tổng số vốn đầu tư là 35,24 triệu đôla Mỹ.

Về viện trợ phát triển chính thức, Việt Nam tiếp tục là đối tác ưu tiên hàng đầu
mà Hàn Quốc cung cấp ODA (nhận khoảng 20% tổng viện trợ của Hàn Quốc). Gần đây,
tổng viện trợ của Hàn Quốc dành cho Việt Nam hàng năm đạt hơn 300 triệu USD. Hợp
tác phát triển Việt Nam – Hàn Quốc được ưu tiên cho những lĩnh vực: hạ tầng giao
thông, đô thị, y tế, giáo dục, môi trường, công nghệ thông tin…

Về hợp tác lao động, hiện có hơn 37.000 lao động đi theo Chương trình cấp
phép việc làm cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc (Chương trình EPS) trong 4 ngành
chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp.

3. Hợp tác về văn hóa – thể thao – du lịch

Về văn hóa, trong thời gian qua, hai nước đã có nhiều hoạt đô ̣ng giao lưu văn
hóa. Năm 2020, Lễ hô ̣i Văn hóa Viê ̣t – Hàn (KV – Culture Fair) đã được tổ chức thành
công. Ngoài ra, hai nước cũng có nhiều hoạt đô ̣ng hợp tác sản xuất nô ̣i dung, âm nhạc,
chiếu phim… 

Về du lịch, Hàn Quốc là thị trường lớn thứ hai đối với du lịch Viê ̣t Nam. Năm
2019, Việt Nam tiếp đón 4,3 triệu lượt khách Hàn Quốc, tăng 10 lần sau 10 năm. Ở
chiều ngược lại, lượng khách Việt Nam đến xứ sở kim chi năm 2019 đạt 523.000 lượt.

Về thể thao, Hàn Quốc đã giúp huấn luyện, tạo điều kiện cho nhiều vận động
viên Việt Nam tham gia thi đấu, tập huấn ở Hàn Quốc, như đội tuyển bóng đá nam và
đội tuyển bắn súng Việt Nam.

Ngoài các lĩnh vực chính trên, Hàn Quốc và Việt Nam cũng hợp tác chặt chẽ,
hiệu
quả trong các lĩnh vực như công nghiệp - năng lượng, hạ tầng - giao thông - xây dựng,
tài chính - ngân hàng, khoa học - công nghệ, thông tin - truyền thông, giáo dục, tài
nguyên - môi trường….
Chương 5: KẾT LUẬN CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ HÀN QUỐC

1. Điểm mạnh

Hàn Quốc dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển và đổi mới công  nghệ để
thúc đẩy tăng trưởng. Đổi mới công nghệ là yếu tố chính củng cố khả năng cạnh   tranh
xuất khẩu của Hàn Quốc và thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong những thập kỷ qua.  

Trên thực tế, Hàn Quốc hiện đang dành phần lớn GDP cho nghiên cứu và phát 
triển (R&D), thậm chí lớn hơn cả Hoa Kỳ và Nhật Bản, hai trong số các nhà lãnh đạo 
toàn cầu về đổi mới dựa trên cường độ R & D. Từ năm 1996 đến 2015, cường độ R&D
của Hàn Quốc đã tăng 88,5% (từ 2,24% năm 1996 lên 4,23% năm 2015), trong khi  Hoa
Kỳ chỉ tăng 14,4% (từ 2,44% năm 1996 lên 2,79% năm 2015).

Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có được sự duy trì tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, với mức tăng trưởng GDP bình quân
hằng năm là hơn 10% mỗi năm trong vòng gần một nửa thế kỷ.

2. Điểm yếu 

Xuất khẩu của Hàn Quốc đã sụt giảm trong 11 tháng liên tiếp kể từ tháng
12/2018,  một phần do sự sụt giảm của thị trường bán dẫn toàn cầu và căng thẳng
thương mại kéo  dài giữa Mỹ và Trung Quốc - các thị trường xuất khẩu lớn nhất của
Hàn Quốc. 

Dịch covid 19 không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng mà còn tác động 
tiêu cực đến nền kinh tế Hàn Quốc. Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 của 
Hàn Quốc đạt -1%, lần đầu tiên tăng trưởng âm sau 22 năm, kể từ cuộc khủng hoảng 
tiền tệ châu Á năm 1998 (-5,1%). 

Hàn Quốc bắt đầu bước vào xã hội già hóa năm 2000 (dân số già chiếm trên 7%
tổng dân số). Năm 2018, Hàn Quốc trở thành xã hội già hóa (dân số già chiếm trên 14%
tổng dân số). Nếu tiếp tục xu thế này, Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ bước vào xã hội siêu
già vào năm 2026, tức dân số già  chiếm trên 20% tổng dân số

KERI đã tiến hành phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ sinh, tốc độ già hóa dân số tới
tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy khi tỷ lệ sinh giảm 0,25 trẻ thì tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế giảm 0,9%. Còn tỷ lệ dân số già tăng 1% thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bị
tụt 0,5%.

Một phần đáng lo ngại khác là sự phân cực kinh tế trong nước. Khi tâm lý doanh
nghiệp được cải thiện, khoảng cách giữa các doanh nghiệp càng bị nới rộng. Theo một
số đánh giá về môi trường kinh doanh hiện nay, khoảng cách giữa các nhà xuất khẩu và
các doanh nghiệp chỉ tập trung vào thị trường nội địa, hay khoảng cách giữa tập đoàn
lớn và doanh nghiệp nhỏ đã trở nên lớn hơn bao giờ hết. Những người dân có thu nhập
thấp và người làm việc tự do bị ảnh hưởng do đại dịch cũng không cảm nhận được sự
phục hồi kinh tế. 

Phân cực xã hội không phải vấn đề mới xuất hiện gần đây. Song tình hình phân
cực dường như trở nên trầm trọng hơn trong đại dịch. 

3. Thách thức với nền kinh tế Hàn Quốc

Cho đến nay, ngành ô tô, đóng tàu, hóa chất vẫn dẫn dắt nền kinh tế Seoul,
nhưng tỷ trọng các ngành công nghiệp truyền thống trong nền kinh tế đang dần thu hẹp,
các  ngành công nghiệp mới đang phát triển biến các doanh nghiệp mới thành công ty
toàn  cầu. Theo các nhà quan sát thị trường, các ngành công nghiệp truyền thống cần
nâng  cao năng lực cạnh tranh, ứng dụng công nghệ thông tin. Theo đó, Chính phủ cần
có biện pháp hỗ trợ cần thiết và kiểm tra, cải cách các quy chế liên quan. 

Trong bối cảnh chính quyền mới của Mỹ chính thức ra mắt, thời đại tân Tổng
thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ có nhiều tác động lớn đến nền kinh tế Hàn Quốc. Việc
chính quyền Joe Biden đưa ra chính sách kích thích tiêu dùng nội địa dự kiến sẽ là tín
hiệu lạc quan cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, khi tỷ trọng xuất khẩu của
Hàn Quốc sang Mỹ chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, với chính sách
"người Mỹ dùng hàng Mỹ" của Chính phủ Joe Biden, và yêu cầu bảo hộ doanh nghiệp
của các công ty Mỹ, dự kiến Washington vẫn sẽ tiếp tục các biện pháp phòng vệ thương
mại bao gồm chống bán phá giá. Theo đó, Seoul cần có chiến lược phù hợp với doanh
nghiệp khi mở rộng đầu tư tại Mỹ.

Ngoài ra, xung đột thương mại Mỹ-Trung cũng là một vấn đề Hàn Quốc cần chú
ý. Có phân tích cho rằng Mỹ có khả năng sẽ mời Hàn Quốc tham gia vào cơ chế thương
mại đa phương mới mà không có Trung Quốc. Điều này có nghĩa là căng thẳng thương
mại giữa Washington và Bắc Kinh vẫn tiếp tục, trong khi Trung Quốc lại là đối tác xuất
khẩu lớn nhất của Hàn Quốc, nên nhiều khả năng Seoul tiếp tục chịu nhiều áp lực trong
cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Liên tục gặp phải những thách thức lớn, nhưng rào cản lớn nhất đối với Mỹ là
đại dịch COVID 19 với hậu quả không lường trước được, tốc độ lây lan chóng mặt, tạo
ra một cơn sóng lớn đánh vào nền kinh tế Hàn Quốc khi những ngành như vận tải, du
lịch, giải trí liên tục bị giảm hoạt động đáng kể. Xuất khẩu là đòn bẩy tăng trưởng quan
trọng của nền kinh tế Hàn Quốc, đang bị ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng của nền kinh tế
toàn cầu. Hàn Quốc đang chuyển hướng dần vào đầu tư vào các lĩnh vực có trong Korea
New Deal của Hàn Quốc gần đây, chẳng hạn như 5G, viễn thông và trí tuệ nhân tạo, sẽ
giúp thúc đẩy nền kinh tế dựa trên tri thức.

Những vấn đề tồn đọng trước đại dịch vẫn chưa được giải quyết triệt để, điển
hình là tốc độ già hóa dân số của Hàn Quốc trở nên chóng mặt, Hàn Quốc là quốc gia có
dân số già nhanh nhất trong OECD, với số người từ 65 tuổi trở lên được dự báo sẽ vượt
quá 80% dân số trong độ tuổi lao động vào năm 2060, tỷ lệ cao nhất trong OECD. Dân
số trong độ tuổi lao động thu hẹp sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP trong những thập
kỷ tới.

4. Cơ hội với nền kinh tế Hàn Quốc


Với chính sách "người Mỹ dùng hàng Mỹ" của Chính phủ Joe Biden, lĩnh vực
đầu tư trọng tâm mới mà Washington hướng đến là thân thiện với môi trường. Đây cũng
là một cơ hội tốt vì doanh nghiệp Hàn Quốc đang tập trung đầu tư vào các dự án xe ô tô
điện và năng lượng tái tạo mới. Dự kiến tăng trưởng xuất khẩu Hàn Quốc sẽ tăng thêm
tối đa 2,2%, tỷ lệ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng thêm tối đa 0,4%. 

Với Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào ngày 15/11/2020,
Seoul có thể xuất khẩu sang 15 nước mà không gặp phải rào cản thương mại. Đây thực
sự là một điều tốt lành cho nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu như Hàn Quốc.
Theo Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc (KERI), nếu xung đột thương mại Mỹ-Trung
kéo dài, xuất khẩu của Hàn Quốc dự đoán sẽ giảm 75% và nhập khẩu tăng 181%. Song,
khi RCEP chính thức ra mắt, mức giảm xuất khẩu sẽ dừng lại ở mức 22% trong khi
nhập khẩu sẽ được giữ nguyên như hiện tại. Thậm chí, xét về trung và dài hạn, GDP của
Hàn Quốc sẽ tăng thêm 1,1%, và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi 1,1 tỷ USD từ giảm
thuế. 

Là một trong những nước dẫn đầu trong công nghệ kỹ thuật số, Hàn Quốc mang
đến cơ hội rộng lớn để nâng cao năng suất của các công ty và cải thiện đời sống dân lao
động. Các chính sách cần hướng tới việc thúc đẩy sự phổ biến của công nghệ trong toàn
nền kinh tế và rút ngắn những khoảng cách về công nghệ kỹ thuật số. Đưa ra các cải
cách, dựa trên những kinh nghiệm gần đây với sandbox, cho phép từ bỏ một số nghĩa vụ
quy định để khuyến khích đổi mới sản phẩm hoặc mô hình kinh doanh, có thể thúc đẩy
tăng trưởng và cung cấp cho mọi người khả năng tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ có giá
trị, như được khám bằng y học từ xa trong cuộc khủng hoảng COVID-19.

Nhìn chung, Hàn Quốc đang chứng tỏ khả năng phục hồi mạnh mẽ trong giai
đoạn khủng hoảng mà nền kinh tế thế giới đang trải qua, mặc dù cuộc suy thoái toàn cầu
đang ảnh hưởng đến xuất khẩu. Hàn Quốc cũng có những quân bài mạnh để tận dụng
những cơ hội mới và giải quyết những thách thức dài hạn mà nước này đang phải đối
mặt.
KẾT LUẬN

Hàn quốc là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng và hội nhập, có bộ máy chính
trị phức tạp và có một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Hàn Quốc có thị trường kinh
doanh đầy tiềm năng và thu hút rất nhiều các nhà đầu tư trên thế giới, cùng với đó là sự
quan tâm đặc biệt của Hàn Quốc đối với việc nghiên cứu và phát triển công nghệ. Trên
thực tế Hàn Quốc là một nước với nền kinh tế cực phát triển với mực độ tăng trưởng
10% mỗi năm và là 1 trong “4 con rồng Châu Á”, Hàn Quốc đã và đang vươn xa tới là
con rồng của toàn thế giới. Đầu năm 2020, sự xuất hiện của Covid 19 đã làm chao đảo
toàn bộ nền kinh tế thế giới, khiến cho nhiều nền kinh tế trên thế giới đồng loạt rơi vào
suy thoái, nhưng vào nửa sau của năm nền kinh tế Hàn Quốc đã dần hồi phục.

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp, hai nước Việt
Nam và Hàn Quốc cần tiếp tục chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, tăng cường trao đổi,
hợp tác tại các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực, để giải quyết tốt các thách thức
mang tính toàn cầu, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, an toàn và tự do
hàng hải của khu vực cũng như trên thế giới dựa trên luật pháp quốc tế và các nguyên
tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
“Khái luận về kinh\ tế - chính trị Hàn Quốc” - Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc; Khoa
Đông Phương học, Trường ĐHKHXH&NV dịch.

Các trang web

https://vi.m.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba_l%C3%BD_H
%C3%A0n_Qu%E1%BB%91c?
fbclid=IwAR2bZLROI0vCBer8CaAebeL3cONg48kgbBUr9Nl5DegBPLtsEP1CmMq
_qQ#:~:text=H%C3%A0n%20Qu%E1%BB%91c%20kh%C3%B4ng%20c
%C3%B3%20c%C3%A1c,d%E1%BB%8Dc%20theo%20con%20s%C3%B4ng%20l
%E1%BB%9Bn

https://duhochanquoc.org/kham-pha-dac-diem-dia-ly-han quoc/?
fbclid=IwAR3Xi8ArQu9RHc0czavYHoHlBfGGPAI3QbDJZFa7A4RVkszt1CifFQZy
JjU

https://dangcongsan.vn/kinh-te/viet-nam-va-han-quoc-danh-dau-quan-he-doi-tac-
chien-luoc-toan-dien-568091.html

http://songoaivu.tiengiang.gov.vn/han-
quoc/-/asset_publisher/QSpp7P8RukDa/content/quan-he-viet-nam-han-quoc

https://baotintuc.vn/thoi-su/viet-han-tang-cuong-hop-tac-du-lich-van-hoa-the-thao-
20190627174450686.htm

https://thongtinhanquoc.com/han-quoc-hoa-rong/

https://m.korea.net/vietnamese/AboutKorea/Economy/The-Miracle-on-The-Hangang

You might also like