You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


---------***--------

TIỂU LUẬN
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU MẶT HÀNG


THỊT LỢN CỦA VIỆT NAM NĂM 2020

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thu Thủy 1912210224


Ngô Thị Hoài 1912210064
Nguyễn Thị Hồng Ngọc 1911110293
Thiều Thị Nhàn 1812210269
Võ Cẩm Chi 1713310021
Hà Phương Anh 1812210012

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Vũ Hoàng Việt

Hà Nội, tháng 6 năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................ 4
1. Tổng quan bối cảnh nhập khẩu thịt lợn năm 2020................................................... 4
1.1. Tình hình trên thế giới ...................................................................................... 4
1.2. Tình hình trong nước - Việt Nam ...................................................................... 4
2. Mã HS: ..................................................................................................................... 6
2.1. Khái niệm về mã HS.......................................................................................... 6
2.2. Mã HS với mặt hàng thịt lợn: ........................................................................... 6
3. Thuế ......................................................................................................................... 7
3.1. Cơ sở pháp lý về thuế cho mặt hàng thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam : ......... 7
3.2. Mức thuế đối với nhập khẩu thịt lợn ................................................................. 7
3.3. Cách tính thuế nhập khẩu thịt lợn .................................................................... 9
3.4. Quy trình thủ tục nộp thuế .............................................................................. 10
Chương 2: THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU THỊT LỢN ............................. 13
1. Cơ sở pháp lý: ........................................................................................................ 13
2. Thủ tục nhập khẩu thịt lợn: .................................................................................... 13
2.1. Xin giấy phép nhập khẩu thịt lợn .................................................................... 13
2.2. Kiểm dịch động vật ......................................................................................... 13
2.3. Mở tờ khai hải quan ........................................................................................ 15
2.4. Lấy mẫu kiểm dịch động vật và nộp chứng thư kiểm dịch động vật............... 18
2.5. Thông quan hàng hóa ..................................................................................... 18
Chương 3: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỚI MẶT HÀNG
THỊT LỢN................................................................................................................... 20
1. Cơ sở pháp lý ......................................................................................................... 20
2. Điều kiện nhập khẩu .............................................................................................. 20
Chương 4: ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
1. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 23
LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá, các quốc gia trên thế giới ngày càng giao lưu,
trao đổi nhiều hơn nữa trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, Văn hoá, … Do vậy, trong lĩnh vực kinh tế,
hoạt động xuất nhập khẩu cũng trở nên năng động, sôi nổi hơn bao giờ hết. Đặc biệt gần đây
Việt Nam có tham gia một số hiệp định thương mại với các quốc gia khác, điều đó cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương của nước ta.

Năm 2020 vừa qua, thịt lợn trở thành mặ hàng hot nhất đối với người tiêu dùng Việt
Nam về giá cả cũng như tình trạng kham hiếm hàng hóa. Trước bối cảnh đó, nhà nước cần có
những chính sách nhập khẩu hợp lý về mặt hàng này bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới giá cả, cung
cầu. Với những chính sách đó, quy trình nhập khẩu ra sao, sẽ gây ra những tác động như thế nào
đến thị trường. Là sinh viên ngành kinh tế, chúng em nghĩ mình cần nắm và hiểu được vấn đề
này. Chính vì vậy, nhóm 15 chúng em quyết định chọn đề tài “Chính sách nhập khẩu thịt lợn
của Việt Nam năm 2020” để nghiên cứu trong bài tiểu luận của mình.

Theo đó, tiểu luận được kết cấu thành bốn chương với những nội dung cơ bản như sau:

Chương I: Cơ sở lý thuyết
Chương II: Thủ tục hải quan nhập khẩu thịt lợn
Chương III: Chính sách quản lý chuyên ngành với mặt hàng thịt lợn
Chương IV:

Bài tiểu luận của nhóm em chắc chắn không thể tránh khỏi vẫn còn những thiếu
sót do chưa vững vàng về kiến thức cũng như kinh nghiệm. Chúng em rất mong nhận
được sự chỉ dẫn, nhận xét và góp ý của các thầy, cô để bài nghiên cứu được hoàn thiện
hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Tổng quan bối cảnh nhập khẩu thịt lợn năm 2020
1.1. Tình hình trên thế giới
Năm 2020, ngành chăn nuôi heo thế giới bị ảnh hưởng nặng bởi cả dịch tả heo
châu Phi và đại dịch COVID-19. Hai thị trường tăng mạnh nhất về thị phần trong nhập
khẩu thịt lợn của Việt Nam năm 2020 là Nga và Mỹ.

Theo USDA, nhập khẩu thịt heo trong năm 2020 của Nhật Bản ước giảm 4,6%
xuống gần 1,43 triệu tấn, với nhu cầu tiêu thụ cũng giảm nhẹ 1,45% xuống 2,71 triệu
tấn. Các quốc gia khác, gồm Mỹ, Brazil, Mexico, Hàn Quốc, Philippines, cũng được dự
báo nhu cầu tiêu thụ thịt heo trong năm ngoái giảm so với 2019. Cụ thể, nhu cầu tiêu
thụ thịt heo tại Philippines giảm mạnh nhất, giảm 21,2% xuống hơn 1,4 triệu tấn.
Theo sau là Brazil, giảm 6,1% xuống hơn 2,9 triệu tấn. Mexico, Hàn Quốc và Mỹ
được dự báo nhu cầu giảm ít hơn, khoảng 2 – 3% so với năm 2020. Ngược lại,
nhu cầu tiêu thụ tại Nga ước tăng 1,7% lên 3,42 triệu tấn. Nhu cầu giảm tại
Mexico, Hàn Quốc, Philippines và Mỹ khiến nhập khẩu trong năm 2020 của
những quốc gia này cũng được dự báo giảm lần lượt 2,5%, 17,9%, 32,4% và gần
8% so với năm trước đó. Tại Anh, khối lượng thịt heo nhập khẩu (gồm cả nội
tạng) vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019 trong tháng 10/2020. Trong 10 tháng
đầu năm 2020, khối lượng nhập khẩu đã giảm 12% so với năm ngoái, AHDB cho
biết.

1.2. Tình hình trong nước - Việt Nam


Tại Việt Nam, ngoài hai yếu tố này, ngành chăn nuôi trong nước còn bị thiệt hại
bởi bão, lũ lịch sử tại các tỉnh khu vực miền Trung, biến đổi cực đoan của thời tiết, khí
hậu gây ra.

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 141,14
nghìn tấn thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, trị giá 334,44 triệu USD. Như vậy, so
với năm 2019, thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam trong năm 2020 đã tăng tới 382,1% về
lượng và tăng 502,9% về trị giá. Brazil, Nga, Canada, Mỹ và Ba Lan là 5 thị trường lớn
nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam trong năm 2020. Trong đó, Brazil chiếm thị phần
lớn nhất với 24,52%. Thấp hơn một chút là Nga với 24,12%. Tiếp đó là Canada

4
(14,89%), Mỹ (13,71%) và Ba Lan (6,39%). Năm 2019, trong danh sách 5 nước xuất
khẩu thịt lợn nhiều nhất sang Việt Nam, Nga không có tên, nhưng năm 2020 đã nhảy
lên vị trí thứ 2 với thị phần xấp xỉ Brazil. Thị phần của thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ cũng
tăng từ 6,42% năm 2019 lên 13,71% năm 2020. Trong khi đó, thị phần của Brazil giảm
mạnh xuống còn 24,52% trong năm qua so với 40,63% của năm 2019.

5
2. Mã HS:
2.1. Khái niệm về mã HS
Mã HS (HS Code) là mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn
thế giới theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát
hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS – Harmonized
Commodity Description and Coding System). Dựa vào mã số này, cơ quan hải quan sẽ
áp thuế xuất nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp, đồng thời có thể thống kê được
thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.

Mục tiêu của Danh mục HS là đảm bảo phân loại hàng hóa có hệ thống; thống
nhất mã số áp dụng cho các loại hàng hóa ở tất cả các quốc gia, thống nhất hệ thống
thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan nhằm giúp mọi người dễ hiểu và đơn giản hóa công
việc của các tổ chức, cá nhân có liên quan; tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán các
hiệp ước thương mại cũng như áp dụng các hiệp ước; hiệp định này giữa cơ quan hải
quan các nước

2.2. Mã HS với mặt hàng thịt lợn:


Mã hàng Mô tả hàng hóa Ghi chú
203 • Thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh
• Thịt lợn tươi, ướp lạnh
0203.11.00 • Thị cả con và nửa con
0203.12.00 • Thịt mông đùi,thịt vai và các mảnh của chúng có xương
0203.19.00 • Loại khác
• Thịt lợn đông lạnh
0203.21.00 • Thị cả con và nửa con
0203.22.00 • Thịt mông đùi,thịt vai và các mảnh của chúng có xương
0203.29.00 • Loại khác

6
3. Thuế
3.1. Cơ sở pháp lý về thuế cho mặt hàng thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam :
- Căn cứ điều 5, Luật thuế xuất nhập khẩu 2016
- Theo thông tư số 82/2014/TT-BTC: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THUẾ GIÁ
TRỊ GIA TĂNG THEO DANH MỤC HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VIỆT NAM
- Theo Thông tư 182/2015/TT-BTC :. BAN HÀNH BIỂU THUẾ XUẤT KHẨU,
BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI THEO DANH MỤC MẶT HÀNG CHỊU
THUẾ
- Theo quyết định 45/2017/QĐ-TTg : QUYẾT ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
QUYẾT ĐỊNH SỐ 36/2016/QĐ-TTG NGÀY 01 THÁNG 9 NĂM 2016 CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VIỆC ÁP DỤNG THUẾ SUẤT
THÔNG THƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
- Theo nghị định 57/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất
khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối,
thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số
125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 122/2016/NĐ-CP
- Căn cứ theo các nghị định : 153/2017/NĐ-CP, 156/2017/NĐ-CP, 160/2017/NĐ-
CP, 155/2017/NĐ-CP, 157/2017/NĐ-CP, 158/2017/NĐ-CP, 159/2017/NĐ-CP,
149/2017/NĐ-CP, 154/2017/NĐ-CP,, 150/2017/NĐ-CP, 07/2020/NĐ-CP,
111/2020/NĐ-CP của Chính Phủ Việt Nam

3.2. Mức thuế đối với nhập khẩu thịt lợn


Theo thông tin từ Bộ Tài chính, từ cuối năm 2019 đến nay, giá thịt lợn luôn ở mức
cao, nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung thấp hơn cầu (do dịch tả lợn châu Phi gây ra).

Để góp phần bình ổn giá thịt lợn, đảm bảo đời sống nhân dân, đặc biệt trong bối
cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh giảm
thuế nhập khẩu mặt hàng thịt lợn đông lạnh.

Cụ thể, ngày 17/5/2020, Bộ Tài chính đã có công văn số 5521/BTC-CST gửi các
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp đề nghị có ý
kiến gửi trực tiếp về Văn phòng Chính phủ để Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo

7
Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung nội dung điều chỉnh thuế nhập khẩu thịt lợn đông
lạnh vào dự thảo Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và
Nghị định số 125/2017/NĐ-CP.

Mặt hàng được đề xuất giảm thuế nhập khẩu là thịt lợn đông lạnh thuộc phân nhóm
0203.2x (gồm các mã HS 0203.21.00; 0203.22.00; 0203.29.00) từ mức 15% xuống 10%
và áp dụng đến hết năm 2020, từ 01/01/2021 tiếp tục quay trở lại mức thuế suất 15%.

Thời hạn đề xuất giảm chỉ kéo dài đến hết năm 2020 do theo báo cáo của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thì hiện trong nước đã thực hiện tái đàn lợn, tốc độ tăng
đàn bình quân 3 tháng đầu năm 2020 là 6,2%, dự kiến cuối Quý II, đầu Quý III/2020 có
khả năng cân bằng được cung cầu thịt lợn. Do vậy mức thuế suất cần điều chỉnh lại từ
01/01/2021 về mức hiện hành (15%) là hợp lý để hỗ trợ sản xuất chăn nuôi trong nước
ổn định phát triển.

Biểu thuế nhập khẩu thịt lợn 2020:

Mã hàng 0203 02031100 02031200 02031900 02032100 02032200 02032900

Mô tả hàng Thịt - -- thịt cả con và -- thịt mông đùi, -- loại khác - -- thịt cả con và -- thịt mông đùi, -- loại khác
hóa lợn, tươi nửa con thịt vai và các đông nửa con thịt vai và các
tươi, hoặc mảnh của lạnh mảnh của
ướp ướp chúng, có chúng, có
lạnh lạnh xương xương
hoặc
đông
lạnh

VAT *,5 *,5 *,5 *,5 *,5 *,5

ACFTA 0 0 0 0 0 0

ATIGA 0 0 0 0 0 0

AJCEP 9 9 9 9 9 9

VJEPA 9 9 9 9 9 9

AKFTA 0 0 0 0 0 0

AANZFTA 0 0 0 0 0 0

AIFTA 9 9 9 9 9 9

VKFTA 0 0 0 0 0 0

VCFTA 16 16 16 14 12 9

8
VN-EAEU 0 0 0 0 0 0

CPTPP M:21,6 #: 18.9 M:21,6 #: 18.9 M:21,6 #: 18.9 M: 11.2 #:9,3 M: 11.2 #:9,3 M: 11.2 #:9,3

AHKFTA 20 20 29 12 12 12

VNCU

EVFTA 22,5 22,5 22,5 13,1 13,1 13,1

tHUẾ
TIÊU THỤ
ĐB

THUẾ XK

THUẾ
XKUD
CPTPP

THUẾ
XKUD
EVFTA

THUÊ
BVMT

Chính sách Thực phẩm Thực phẩm Thực phẩm Thực phẩm Thực phẩm Thực phẩm
mặt hàng đông lạnh kinh đông lạnh kinh đông lạnh kinh đông lạnh kinh đông lạnh kinh đông lạnh kinh
theo mã doanh TNTX có doanh TNTX có doanh TNTX có doanh TNTX có doanh TNTX có doanh TNTX có
HS ĐK ĐK ĐK ĐK ĐK ĐK
(69/2018/NDD- (69/2018/NDD- (69/2018/NDD- (69/2018/NDD- (69/2018/NDD- (69/2018/NDD-
CP) ; Kiểm dịch CP) ; Kiểm dịch CP) ; Kiểm dịch CP) ; Kiểm dịch CP) ; Kiểm dịch CP) ; Kiểm dịch
và kiểm tra an và kiểm tra an và kiểm tra an và kiểm tra an và kiểm tra an và kiểm tra an
toàn thực thẩm toàn thực thẩm toàn thực thẩm toàn thực thẩm toàn thực thẩm toàn thực thẩm
(15/2018/TT- (15/2018/TT- (15/2018/TT- (15/2018/TT- (15/2018/TT- (15/2018/TT-
BNNTPNT) BNNTPNT) BNNTPNT) BNNTPNT) BNNTPNT) BNNTPNT)

3.3. Cách tính thuế nhập khẩu thịt lợn


Thuế giá trị gia tăng VAT: Thuế Giá trị gia tăng đánh vào tất cả các loại hàng hóa,
dịch vụ từ sản xuất, nhập khẩu, lưu thông tới tiêu dùng nhưng chỉ tính trên phần giá trị
tăng thêm của hàng hóa. Ở đây áp dụng đối với hàng hóa chịu thuế GTGT ở khâu Nhập
khẩu mà thịt lợn có mã HS 0203 không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu nên không
tính thuế GTGT vào thuế nhập thịt lợn.

Thuế nhập khẩu thông thường: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc
các trường hợp được áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế suất thuế nhập khẩu
ưu đãi đặc biệt. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của
từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính
phủ căn cứ quy định thuế suất cụ thể.

9
Thuế nhập khẩu ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại
với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp
ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện quan hệ đối
xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ
từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập
khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập
khẩu vào thị trường trong nước Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh
thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt
Nam.

Căn cứ tính thuế nhập khẩu:


• Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải
quan;
• Giá tính thuế từng mặt hàng;
• Thuế suất từng mặt hàng;
• Tỷ giá tính thuế;
• Đồng tiền nộp thuế
• Công thức tính thuế nhập khẩu phải nộp:
Thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu x Trị giá tính thuế
trên mỗi đơn vị x Thuế suất thuế nhập khẩu

3.4. Quy trình thủ tục nộp thuế


Theo Thông tư số 172/1998/TT/BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 54/CP ngày
28/8/1993, số 94/1998/NĐ/CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ:

• Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu


Ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với cơ
quan Hải quan, được cơ quan Hải quan tiếp nhận và xác nhận đăng ký tờ khai hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu.

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, giá tính thuế, tỷ giá tại
ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hàng hóa XNK với cơ quan Hải quan. Quá 15
ngày (ngày theo lịch) kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu
cho cơ quan Hải quan nhưng đối tượng nộp thuế chưa có hàng hóa thực xuất khẩu hoặc

10
nhập khẩu thì tờ khai hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu đã đăng ký với cơ quan Hải
quan không có giá trị làm thủ tục Hải quan hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Khi có
hàng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu đối tượng nộp thuế phải làm lại thủ tục kê khai
và đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu với cơ quan Hải quan, thời điểm tính
thuế là ngày đăng ký tờ khai lần sau, được cơ quan Hải quan tiếp nhận và xác nhận đăng
ký tờ khai. Việc xác định ngày có hàng thực xuất khẩu, thực nhập khẩu thực hiện theo
quy định hiện hành của Tổng cục Hải quan.

• Thời hạn thông báo thuế


Trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu của đối tượng nộp thuế, cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục XNK, phải thông báo
chính thức cho đối tượng nộp thuế về số thuế phải nộp theo kê khai của đối tượng nộp
thuế.

Trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi cơ quan Hải quan kiểm hóa xong lô hàng
thực tế xuất khẩu, nhập khẩu, nếu có khác biệt về số thuế phải nộp so với thông báo
theo kê khai ban đầu, thì cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục XNK phải có quyết định
điều chỉnh số thuế phải nộp còn thiếu hoặc thừa so với số thuế đã thông báo theo kê
khai và thông báo ngay cho đối tượng nộp thuế biết để kịp thời nhận quyết định điều
chỉnh.

Đối với những trường hợp bắt buộc phải có giám định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất
lượng để đảm bảo chính xác cho việc tính thuế (như xác định tên mặt hàng, mã số tính
thuế theo danh mục Biểu thuế, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tình trạng cũ, mới của
hàng hóa nhập khẩu) thì thời gian ra quyết định điều chỉnh số thuế phải nộp được kéo
dài hơn nhưng tối đa không qúa 15 ngày làm việc.

Cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục, Hải quan hàng hóa XNK và thu thuế xuất nhập
khẩu khi kiểm hóa, tính thuế không thể xác định rõ ràng về mặt hàng, chất lượng, tiêu
chuẩn kỹ thuật, tình trạng cũ, mới làm căn cứ tính thuế có quyền yêu cầu giám định đối
với các trường hợp quy định tại điểm này, đồng thời phải thông báo lại cho đối tượng
nộp thuế biết lý do phải giám định. Kết quả giám định theo yêu cầu của cơ quan Hải
quan là kết quả để Hải quan căn cứ tính thuế và thu thuế xuất nhập khẩu.

• Thời hạn nộp thuế:

11
Các trường hợp áp dụng thời hạn nộp thuế là 15 ngày, 30 ngày, 275 ngày, (ngày
theo lịch được hiểu là 15 ngày, 30 ngày, 275 ngày kể cả ngày lễ và chủ nhật.

o Trường hợp hàng tiêu dùng phải nộp xong thuế nhập khẩu trước khi nhận hàng,
cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục Hải quan hàng hóa XNK căn cứ Danh mục hàng
tiêu dùng ban hành kèm theo Quyết định 1655/1998/QĐ - BTM ngày 25/12/1998
của Bộ Thương mại để ra thông báo thuế cho lô hàng nhập khẩu, thu thuế và giải
phóng hàng theo quy định.
o Trong trường hợp một lô hàng nhập khẩu nhưng có những mục đích khác nhau
(vừa để sản xuất hàng xuất khẩu, vừa để sản xuất tiêu thụ tại Việt Nam) hoặc cùng
một hợp đồng nhập khẩu nhưng có nhiều loại mặt hàng khác nhau (vừa có hàng
tiêu dùng, vừa có hàng là nguyên liệu, vật liệu ...) thì cơ quan Hải quan cho phép
đối tượng nộp thuế được tách riêng từng tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu theo
từng loại hình, mặt hàng nhập khẩu để làm thủ tục Hải quan và ra thông báo thời
hạn nộp thuế phù hợp với quy định tại mục III phần C Thông tư 172/1998/TT/BTC
của Bộ Tài chính.

12
Chương 2: THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU THỊT LỢN

1. Cơ sở pháp lý:
• Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư
38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan;
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu.
• Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
• Quyết định số 4755/QĐ-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công thương

2. Thủ tục nhập khẩu thịt lợn:


2.1. Xin giấy phép nhập khẩu thịt lợn
Trước khi nhập khẩu hàng về thì doanh nghiệp nhập khẩu cần sự cho phép nhập
khẩu của Cục Thú Y. Cụ thể mình sẽ xin giấy phép nhập khẩu trước khi cho hàng về.

Bộ hồ sơ để xin giấy phép nhập khẩu bao gồm : 1 bản sao y giấy Đăng ký kinh
doanh, 1 bản đơn đăng ký theo mẫu, 1 bản Health Certificate (của nước xuất khẩu).

Từ 5-7 ngày khi các bạn đã nộp hồ sơ cho Cục Thú Y thì nếu hồ sơ hợp lệ họ sẽ
gửi Email văn bản chấp thuận (khi này sẽ có số đăng ký), khi hồ sơ sai sót thì nộp bổ
sung thêm sẽ mất thêm thời gian.

Khi đã có văn bản các bạn sẽ cầm văn bản này lên Chi Cục Kiểm Dịch Động Vật
tại nơi mà các bạn sẽ nhập hàng để họ kiểm tra lại đóng mộc lên văn bản này. Khi có
dấu mộc lên văn bản thì các bạn có thể tự tin nhập hàng về rồi.

2.2. Kiểm dịch động vật


• Khái niệm
Là việc lấy mẫu để kiểm tra xét nghiệm xem động vật, hoặc sản phẩm nguồn gốc
động vật xem có đạt tiêu chuẩn theo quy định hay không. Mục đích là áp dụng các biện
pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng bị nhiễm dịch bệnh không
được vào Việt Nam.

Hàng sản phẩm động vật sản xuất tiêu dùng trong nước, cũng như hàng nhập khẩu
đều thuộc diện phải kiểm dịch.

13
Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT về kiểm dịch động vật trên cạn như bò, lợn,
gà... và các sản phẩm từ đó, như: thịt, trứng, sữa… Vì thế thịt lợn khi được nhập khẩu
phải qua kiểm dịch.

• Thủ tục kiểm dịch động vật nhập khẩu


o Đăng ký kiểm dịch với Cục thú y
Trước khi nhập khẩu, chủ hàng cần nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch cho Cục
thú y. Hình thức có thể là gửi qua đường bưu điện, hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ
sơ gốc hoặc nộp trực tiếp.

Theo điều 8.2 Thông tư 25, hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật trên cạn, ở đây là
thịt lợn gồm:

- Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch (theo mẫu)


- Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng phải có giấy phép)

Sau khi xét hồ sơ hợp lệ, và căn cứ vào tình hình dịch bệnh động vật của nước
xuất khẩu và trong nước, Cục thú y sẽ gửi qua email Văn bản đồng ý (hoặc từ chối) và
hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng và Chi cục kiểm dịch động vật tại cửa khẩu.

o Khai báo kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch cửa khẩu
Sau khi được Cục thú y chấp thuận, chủ hàng mới được làm hồ sơ khai báo kiểm
dịch với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu, chẳng hạn như:

• Hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật cần chuẩn bị


o Thông tin đăng ký (theo mẫu)
o Hóa đơn thương mại
o Vận đơn (có chi cục Thú y yêu cầu Vận đơn phải có dấu xác nhận của hãng vận
tải)
o Giấy kiểm dịch gốc nước xuất khẩu
o Giấy chứng nhận kho chủ hàng đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Trường hợp nhập khẩu sản phẩm động vật hoặc thủy sản không dùng làm thực
phẩm hoặc làm giống, mà để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (bột thịt xương,
bột lông vũ, bột cá...), hồ sơ còn cần bổ sung thêm giấy phép của cơ quan chuyên ngành,
nếu có.

14
Từ giữa năm 2018, một số nơi đã yêu cầu làm thủ tục trên Cổng thông tin một cửa
quốc gia (vnsw.gov.vn). Theo đó, doanh nghiệp phải đăng ký tài khoản, chọn cơ quan
(Bộ Nông nghiệp) và loại thủ tục liên quan (Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật
trên cạn). Sau đó khai báo hồ sơ online cho lô hàng.

Khi làm trực tuyến, cần đăng nhập vào Cổng thông tin rồi điền thông tin đăng ký
online (thay cho bản giấy trước đây), đính kèm file cần thiết: Hợp đồng mua bán,
Invoice, Packing List, Vận đơn, Giấy chấp thuận của Cục thú y… Sau đó nộp hồ sơ.

Bên chi cục kiểm dịch sẽ phản hồi nếu hồ sơ sai, thiếu, và sẽ duyệt nếu thông tin
đầy đủ, chuẩn chỉnh. Lúc này bạn sẽ đến cảng để làm thủ tục lấy mẫu kiểm dịch.

Mẫu đơn kiểm dịch

2.3. Mở tờ khai hải quan


• Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan là 1 form được thiết kế sẵn theo quy định của pháp luật hải quan,
trong đó người khai hải quan phải khai báo đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn tại Phụ
lục I Ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 Thay thế Phụ lục II
Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

• Quy trình

15
Bước 1: Khai và nộp tờ khai hải quan Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định.

Mẫu tờ khai hải quan


Bước 2: Lấy kết quả phân luồng

16
Khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai, hệ thống điện tử của hải quan sẽ tự động đối
chiếu thông tin trên tờ khai hải quan với các phân lớp nhóm tiêu chí nêu trên, kết hợp
với sử dụng 18 các thuật toán để phân luồng quyết định kiểm tra. Có hai nhóm căn cứ
chính dẫn đến việc phân luồng tờ khai:

• Nhóm 1: Đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp Việc đánh giá tuân thủ
pháp pháp luật của doanh nghiệp
• Nhóm 2: Quản lý rủi ro đối với hàng hóa Việc quản lý rủi ro đối với hàng hóa
Các kết quả phân luồng tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Tờ khai hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu có thể thuộc các một trong ba luồng:

• Luồng xanh: Hồ sơ chỉ cần tờ khai in từ trên phần mềm và tờ mã vạch in từ


website của Tổng cục hải quan, đem đến bộ phận hải quan giám sát làm nốt thủ
tục.
• Luồng vàng : Hồ sơ hải quan cho hàng nhập khẩu gồm:
1. Giấy giới thiệu của công ty
2. Tờ khai hải quan: 1 bản in từ phần mềm
3. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 1 bản chụp
4. Vận đơn (Bill of Lading): 1 bản chụp, có dấu doanh nghiệp + dấu hãng vận
chuyển biển (hãng tàu hoặc công ty forwarding)
5. Hóa đơn cước vận chuyển quốc tế (với điều kiện ExWork, hoặc FOB), hóa
đơn phụ phí CIC, vệ sinh, phí chứng từ: 1 bản chụp
6. Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): 1 bản gốc (nếu có)19
7. Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu hàng phải kiểm tra): 1 bản gốc có
dấu xác nhận của cơ quan chuyên ngành
8. Chứng từ khác (nếu có, tùy theo loại hàng): bản chụp Chứng nhận chất lượng
(Certificate of Quality - CQ), Chứng nhận phân tích (Certificate of Analysis -
CA), Chứng nhận sức khỏe (Health Certificate)...
• Luồng đỏ: Hải quan kiểm tra chứng từ: Chuẩn bị các giấy tờ giống với luồng
Vàng. Hải quan kiểm tra hàng (kiểm hóa): Chuẩn bị chứng từ để làm thủ tục
kiểm hóa tại cảng, hoặc kho và thêm : giấy giới thiệu và lệnh giao hàng (còn hạn)
đã lấy ở bước trên.

17
Bước 3: Lấy lệnh giao hàng: Lệnh giao hàng là Delivery order (D/O) dùng để yêu cầu
đơn vị lưu hàng ở cảng hoặc kho giao hàng cho chủ hàng hoá.
Bước 4: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan nhập hàng
Bước 5: Làm thủ tục đổi lệnh và chuyển hàng về kho

2.4. Lấy mẫu kiểm dịch động vật và nộp chứng thư kiểm dịch động vật
Sau khi mở tờ khai, doanh nghiệp mở container hàng tại cảng để Chi cục Thú y
đến lấy mẫu mang về kiểm nghiệm thịt lợn. Nếu đạt chất lượng, sau 4-5 ngày kể từ khi
lấy mẫu, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng thư.

Trong thời gian chờ chứng thư, doanh nghiệp được phép mang hàng về kho bảo
quản, nhưng chưa được phép sử dụng. Trên tờ khai hải quan sẽ xác nhận hàng tạm giải
tỏa chờ kết quả kiểm tra chất lượng.

2.5. Thông quan hàng hóa


Trong việc làm thủ tục thông quan Hải quan, đầu tiên, doanh nghiệp tiến hành lên
tờ khai Hải quan sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến.

Để thực hiện được bước này thì yêu cầu là doanh nghiệp đã có chữ số và đăng ký
chữ ký số đó với Tổng Cục Hải Quan Việt Nam. Ngoài ra, việc khai tờ khai hải quan
có thể được thực hiện trực tiếp trên hệ thống VNACCS của tổng cục Hải quan hoàn
toàn miễn phí. Nhưng thông thường các doanh nghiệp hiện nay thường mua phần mềm
khai báo hải quan từ các công ty tin học uy tín đã được xác nhận hợp chuẩn.

Sau khi truyền tờ khai bằng phần mềm, bạn cần in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy
để tới chi cục hải quan để đăng ký tờ khai, tùy theo kết quả phân luồng tờ khai là Luồng
xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ mà xác định công việc gồm những gì:

• Luồng xanh thì thông quan ngay chỉ cần hoàn thành nghĩa vụ thuế và tiến hành
lấy hàng về.
• Luồng vàng mang hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra,
• Luồng đỏ vừa kiểm tra hồ sơ giấy vừa kiểm tra thực tế hàng hóa. Sau khi hoàn
thành thì tiến hành lấy hàng về.
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều
16 thông tư 38/2015/TT-BTC).của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm
tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá

18
xuất khẩu, nhập khẩu có quy định về hồ sơ hải quan mà người khai hải quan phải nộp
và xuất trình như sau:

a) Tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính;


b) Hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng
các hình thức có giá trị tương đương văn bản: nộp 01 bản sao (tùy từng chi cục hải
quan, hiện tại hầu như ko phải nộp)
c) Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản sao.
d) Vận tải đơn: nộp 01 bản sao.
e) Phiếu đóng gói (Packing list): nộp 01 bản sao.
f) Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có: Bản gốc
g) Giấy đăng ký Kiểm dịch đã được duyệt: in từ Cổng thông tin 1 cửa (và Kết quả
Kiểm dịch, nộp bổ sung khi đã có)

19
Chương 3: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỚI MẶT HÀNG THỊT
LỢN

1. Cơ sở pháp lý
• Thịt lợn thuộc chuyên ngành Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
• Căn cứ Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 10 năm 2018, khi
nhập khẩu thịt lợn doanh nghiệp cần xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nếu thịt lợn nhập khẩu có mã HS thuộc phụ
lục I tại Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT .

2. Điều kiện nhập khẩu


Cụ thể, điều kiện và quy trình nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật từ các
nước vào Việt Nam phải theo đúng quy định của Việt Nam và Tổ chức Thú y thế giới
được quy định như sau:

Thứ nhất, để có thể xuất khẩu động vật và sản phẩm thịt động vật vào Việt Nam,
nước xuất khẩu cần cung cấp cho Cục Thú y các hồ sơ, tài liệu về tình hình dịch bệnh,
các chương trình và kết quả giám sát dịch bệnh, chương trình và kết quả kiểm tra an
toàn thực phẩm đối với động vật và sản phẩm thịt động vật muốn xuất khẩu, năng lực
chẩn đoán, xét nghiệm nhằm phục vụ việc đánh giá rủi ro nhập khẩu. Nếu kết quả đánh
giá rủi ro nhập khẩu cho thấy nước xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu về an toàn dịch bệnh
và an toàn thực phẩm của Việt Nam, Cục Thú y sẽ tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra thực
tế tại nước xuất khẩu, thống nhất điều kiện nhập khẩu, mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch
xuất khẩu động vật và sản phẩm thịt động vật vào Việt Nam.

Thứ hai, đối với sản phẩm thịt động vật, các nhà máy giết mổ, chế biến sản phẩm
động vật của các nước có nhu cầu xuất khẩu sang.Việt Nam phải được Cơ quan có thẩm
quyền của nước xuất khẩu kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, sau đó gửi hồ
sơ của từng nhà máy cho Cục Thú y để tổ chức thẩm định điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm. Nếu các nhà máy đạt yêu cầu mới được đưa vào danh sách được phép xuất khẩu
vào Việt Nam.

Thứ ba, việc kiểm dịch sản phẩm thịt động vật nhập khẩu được thực hiện theo quy
định tại Thông tư số 25/2016/TT BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư SỐ
35/2018/TT - BNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ NN - PTNT. Theo đó, tất cả các lô

20
hàng sản phẩm thịt động vật nhập khẩu vào Việt Nam đều được lưu giữ ở khu vực cửa
khẩu nhập và được các cơ quan thú cửa khẩu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ. Các Cơ quan
thú y cửa khẩu trực thuộc Cục Thú y sẽ lấy mẫu các lô hàng nhập khẩu theo quy định
để xét nghiệm các chỉ tiêu lý hóa, cảm quan, vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm và gây
bệnh theo quy định. Nếu kết quả xét nghiệm bảo đảm các yêu cầu mới được phép nhập
khẩu vào Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Thứ tư, theo kế hoạch định kỳ Cục Thú y sẽ chỉ đạo các cơ quan thú y tại các cửa
khẩu, cảng biển xây dựng kế hoạch giám sát, tổ chức lấy mẫu kiểm tra các chất tồn dư
trong sản phẩm thịt động vật nhập khẩu. Nếu phát hiện lô hàng nhập khẩu vi phạm quy
định của OIE và Việt Nam có thể yêu cầu tái xuất, tạm dừng nhập khẩu hoặc cấm nhập
khẩu. Cục Thú y nhấn mạnh, do động vật và sản phẩm thịt động vật là mặt hàng dùng
làm thực phẩm, hơn nữa một số loài động vật có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm cho
con người nên điều kiện và quy trình nhập khẩu sản phẩm thịt động vật từ các nước vào
Việt Nam phải tuân thủ đúng quy định của Việt Nam và Tổ chức Thú y thế giới nhằm
đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Cục Thú y cho biết thêm, trong các cuộc họp gần đây với các doanh nghiệp nhập
khẩu thịt lợn, các doanh nghiệp đều cho biết không có vướng mắc gì trong quy trình,
thủ tục kiểm dịch nhập khẩu nước vào Việt Nam. Thực tế, hiện nay mặt hàng thịt động
vật nhập khẩu vào Việt Nam không áp dụng hạn ngạch khi nhập khẩu mà doanh nghiệp
có quyền nhập Số lượng không hạn chế nếu thấy có thị trường và nguồn cung đáp ứng
đầy đủ các điều kiện kiểm dịch động vật theo quy định.

21
KẾT LUẬN

Như vậy, qua nghiên cứu tổng quan về “Chính sách nhập khẩu thịt lợn của Việt
Nam năm 2020” nhóm chúng em đã nắm rõ quy trình, thủ tục nhập khẩu thịt lợn cũng
như tác động của nó trước chính sách nhập khẩu năm 2020 về mặt hàng này. Thịt lợn
là một trong những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam, là sản phẩm quan trọng
và thiết yếu đối với người tiêu dùng nước ta song nó cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Chính vì vậy, thủ tục nhập khẩu mặt hàng này luôn phức tạp, gay gắt, thông qua nhiêu
bước khác nhau nhằm mang đến cho người dân Việt Nam những thực phẩm tốt, chất
lượng và nâng cao sức khỏe người tiêu dùng.

Trên đây là nội dung nghiên cứu của nhóm chúng em về đề tài. Đây là một vấn đề
có ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng như đại
dịch Covid 19 hiện nay. Với những hiểu biết còn hạn chế về kinh tế cũng như thời gian
có hạn nên trong bài viết còn nhiều vấn đề chưa chính xác, thiếu tính thời sự. Em mong
có được ý kiến đóng góp từ phía thầy để có thể chỉnh sửa bài tiểu luận một cách hoàn
hảo nhất.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cơ sở dữ liệu pháp lý <https://caselaw.vn/>, xem 18/6/2021
2. Thy Thảo (2020). Thủ tục nhập khẩu thịt lợn vào Việt Nam
<https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thu-tuc-nhap-khau-thit-lon-vao-viet-nam-
71251.htm>, xem 18/6/2021
3. Báo cáo thị trường Heo
<https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2021/1/20/bao-cao-thi-truong-heo-
nam-2020-161112877135843202104.pdf>, xem 18/6/2020
4. Hải quan Việt Nam
<https://www.customs.gov.vn/Lists/VanBanPhapLuat/ViewDetails.aspx?ID=1
1319>, xem 18/6/2020
5. Nhà chăn nuôi (2020). Điều kiện để nhập khẩu thịt lợn
<https://vbpharma.vn/blogs/tin-tuc/dieu-kien-de-nhap-khau-thit-lon>, xem
18/6/2021
6. Thủ tục kiểm dịch động vật nhập khẩu
<https://www.containertransportation.com/thu-tuc-kiem-dich-dong-vat-nhap-
khau.html?fbclid=IwAR26D970VrLSHYZ2koG0tYQImXQM98QZ7AmVaK5TmHd
QLWLFMhj_qnJSbVk>, xem 18/6/2021
7. Thông quan là gì? Hướng dẫn quy trình thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
https://nhapkhautrungquoc.net/thong-quan-la-gi.html/?fbclid=IwAR3sD924T-
kfBAwGGs2Rnwp-_bsUsQ8_ULExHvvWfAMnid7LWZzSxMq5oTI, xem
18/6/2021

23

You might also like