You are on page 1of 2

Câu 1: Khi so sánh thu ngân sách nhà nước giữa các quốc gia phát triển và đang

phát
triển thì tỷ lệ thuế nói chung / tổng ngân sách nhà nước của các nước công nghiệp phát
triển là cao hơn nhưng tỷ lệ thu thuế nhập khẩu / tổng thu thuế lại thấp hơn. Bạn có
nhận xét gì?
Trả lời:
Đối với các quốc gia đang phát triển, ngân sách của các quốc gia đến từ thuế, phí, lệ
phí và các khoản viện trợ, trong đó tổng thu thuế trên thu ngân sách chiếm tỉ lệ thấp ,
thu thuế nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu thuế. Trong khi các nước phát
triển thì ngược lại, tỷ lệ thu thuế cao nhưng thuế nhập khẩu thấp. Lý giải cho điều này,
có ba lý do như sau:
- Các nước công nghiệp phát triển nhập khẩu chủ yếu là hàng có giá trị thấp như
nguyên vật liệu, hàng thô sơ chế, nông sản. Chính vì vậy thuế nhập khẩu thấp
giúp cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp thấp, chi phí giảm sâu nhờ đó giá bán
sản phẩm trên thị trường nội địa giảm. Từ đó, EPR tăng, người tiêu dùng được
lợi, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng còn chính phủ tăng nguồn thu từ các nguồn
thuế và phí khác (thu từ thuế và phí nội địa) hiệu quả hơn, ví dụ như thuế giá trị
gia tăng, thuế doanh nghiệp, thuế tiêu dùng…
- Các nước công nghiệp đang phát triển nhập khẩu các mặt hàng có giá trị cao như
hàng thành phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị. Những mặt hàng này năng lực
sản xuất tại các nước đang phát triển là còn hạn chế, nên việc thu thuế nhập khẩu
cao giúp EPR tăng, chi phí không đổi, lợi nhuận doanh nghiệp tăng, người tiêu
dùng bị thiệt một phần nhưng chính phủ vẫn thu được thuế. Chính vì vậy tỷ lệ
thu thuế nhập khẩu trên tổng thu thuế vẫn còn cao.
- Thuế nhập khẩu cao giúp bảo vệ và thúc đẩy sản xuất tại các nước đang phát
triển: Để bảo hộ và thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước phát triển, các nước có
nền công nghiệp đang phát triển đánh thuế nhập khẩu cao để hạn chế tiêu dùng
hàng nhập khẩu, từ đó, tăng tiêu dùng nội địa, giúp cho nền sản xuẩt nội địa phát
triển.

Câu 2: Năm 2007, VN trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO. Nhiều
chuyên gia kinh tế Việt Nam thời kì đó lo ngại việc gia nhập WTO cùng cam kết về cắt
giảm thuế và mở cửa thị trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn thu ngân sách từ
thuế trong bối cảnh bội chi ngân sách hàng năm là 3% GDP. Biết răng, thu thuế từ hải
quan trong thời điểm 2007 chiếm 20% tổng thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, đến
2010, sau 4 năm gia nhập, thực tế cho thấy những lo ngại trên là không có cơ sở. Hãy
giải thích những lý do có thể
Trả lời:
Các lo ngại của các chuyên gia năm 2007 là có cơ sở vì nếu xét trong ngắn hạn, thuế nhập
khẩu chiếm 20% tổng thu NSNN, việc giảm thuế nhập khẩu khiến cho NSNN bị thiếu hụt
trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, tổng thu NSNN không bị ảnh hưởng do các tác
động có thể kể đến sau đây:
-Dịch chuyển cơ cấu thu NSNN: thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm, trong khi tỷ
trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN ngày càng tăng. Mức thu bình quân từ hoạt động
xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2006 đạt 258,75 nghìn tỷ đồng; sau khi gia nhập WTO
mức thu ngân sách cao nhất chỉ đạt 239 nghìn tỷ đồng vào năm 2014 và đến 2017, đạt
trên 297 nghìn tỷ đồng. Giảm thu thuế nhập khẩu từ các nguyên vật liệu đầu vào giúp làm
giảm chi phí, từ đó tăng sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nguồn thu nội địa tăng lên.
Cơ cấu thu NSNN từ năm 2007 đến nay chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thu nội
địa trong tổng thu NSNN, tạo nguồn thu bù đắp cho phần giảm thuế nhập khẩu hàng hóa.

-Giảm tỉ lệ thu thuế nhập khẩu nhưng tăng lượng thu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ
đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu: việc cắt giảm thuế tạo tác động trực
tiếp, làm giảm nguồn thu NSNN từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đồng thời cũng làm
giảm thu NSNN từ thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hàng
nhập khẩu do hai loại thuế này được xác định trên giá hàng hóa nhập khẩu đã tính đến
thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, xét theo chiều ngược lại thì thuế nhập khẩu giảm làm giảm
giá hàng hóa nhập khẩu, dẫn đến làm tăng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu, từ đó làm
tăng kim ngạch nhập khẩu và tăng nguồn thu từ thuế nhập khẩu, thuế GTGT và thuế
TTĐB hàng nhập khẩu. Vì thế, kể từ khi Việt Nam bắt đầu cắt giảm thuế quan đến năm
2011, số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu liên tục tăng, đặc biệt kể từ sau khi Việt Nam
gia nhập WTO vào năm 2007.

- Tăng thu ngân sách từ hàng sản xuất trong nước: việc cắt giảm thuế có thể ảnh
hưởng gián tiếp làm giảm thu NSNN từ thuế GTGT, thuế TTĐB hàng sản xuất trong
nước, do giá cả hàng nhập khẩu giảm, nhu cầu tiêu thụ hàng nhập khẩu tăng, dẫn đến nhu
cầu tiêu thụ hàng trong nước giảm xuống. Mặc dù vậy, nếu nhìn một cách tích cực, thuế
nhập khẩu giảm làm giá hàng hóa nhập khẩu giảm, các DN trong nước phải phấn đấu hạ
giá thành sản phẩm và giá cả hàng hóa, điều này có thể khuyến khích tiêu dùng hàng sản
xuất trong nước, giúp tăng nguồn thu từ thuế GTGT và thuế TTĐB đối với hàng sản xuất
trong nước.

You might also like