You are on page 1of 64

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA KINH TẾ
--- ---

MÔN HỌC: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ (MIS)

TIỂU LUẬN
CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA DOMINO’S PIZZA

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN VĂN ĐẠT


NHÓM HỌC: CHIỀU THỨ HAI TIẾT 8-12
MÃ HỌC PHẦN: MAIS430306

SINH VIÊN THỰC HIỆN:


1. Quách Quang Năng 22132096
2. Võ Quang Minh 22132088
3. Phạm Nhật Minh 22132085
4. Nguyễn Tuấn Kiệt 22132060
5. Nguyễn Thành Lợi 22132070

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT TP.HCM Đề thi môn: Hệ thống thông tin quản lý
KHOA KINH TẾ Mã môn học: MAIS430306
BỘ MÔN LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ Học kỳ: I / 2023-2024
CHUỖI CUNG ỨNG Ngày thi: /10/2023

Đề tiểu luận MIS: Chuyển đổi số của Domino’s pizza


I. THÔNG TIN CHUNG
1. Nhóm : 13
2. Danh sách sinh viên
STT Họ tên MSSV Nhiệm vụ
1 Quách Quang Năng 22132096 Nhóm trưởng
2 Phạm Nhật Minh 22132085 Nhóm viên
3 Võ Quang Minh 22132088 Nhóm viên
4 Nguyễn Tuấn Kiệt 22132060 Nhóm viên
5 Nguyễn Thành Lợi 22132070 Nhóm viên

II. NỘI DUNG ĐỀ THI TIỂU LUẬN


1. Phân tích những tác động ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số của một trong
các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh như tài chính, giáo dục, y tế…từ đó liên hệ đến 1
doanh nghiệp cụ thể trong hoặc ngoài nước để phân tích, đánh giá những thành tựu và
khó khăn của chuyển đổi số và dẫn chứng với số liệu minh họa cụ thể.
2. Tìm hiểu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số thành công
với trích dẫn đầy đủ và nêu ra các hàm ý chính sách quản lý an toàn dữ liệu.
3. Đề xuất 1 số giải pháp để doanh nghiệp có thể chuyển đối số thành công.
4. Tìm hiểu 1 hệ thống phần mềm ứng dụng trong một doanh nghiệp cụ thể: giới
thiệu sơ lược về hệ thống đó, ưu nhược điểm, giá thành. Mô phỏng 1 số tính năng cơ
bản bằng cách có ảnh chụp màn hình (phần demo không bắt buộc nhưng nếu có sẽ được
thêm điểm). Demo 1 số tính năng cơ bản bằng cách quay lại videos minh họa (phần
demo không bắt buộc nhưng nếu có sẽ được thêm điểm)
5. Kết luận
Tài liệu tham khảo
Ngày tháng 11 năm 2023

Bộ môn duyệt đề
PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO PROJECT
MÔN HỌC: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Nhóm : ………13……………………………………Lớp: …………
Điểm GVHD
Tiêu chí Yếu Trung bình Khá Giỏi
chấm
0 - 0,4 0,5 - 1,0 1,1 - 1,6 1,7 - 2,0
Rất ít phối hợp Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên
Thái độ
nhóm phối hợp phối hợp phối hợp nhóm
nhóm nhóm

0 – 0,2 0,3 -0,5 0,6 – 0,8 0,9 – 1,0


Không theo Theo hướng Theo hướng Theo hướng dẫn
đúng hướng dẫn của môn dẫn của môn của môn học
dẫn của môn học , nhưng học , còn một (không có lỗi chính
Hình thức
học (cấu trúc còn lỗi trong số lỗi chính tả tả trong văn bản,
trình bày
các chương, trình bày văn và văn phong. hình ảnh bảng biểu
đánh số các đề bản, chưa rõ ràng, văn phong
mục, font chữ, đánh số biểu trong sáng, không
cỡ chữ, giãn bảng, đồ thị có câu tối nghĩa…)
dòng…)
0 – 0,2 0,3 -0,5 0,6 – 0,8 0,9 – 1,0
Không liên Nêu được lý Nêu được đầy Nêu được trọn vẹn
quan đến nội do chọn đề tài đủ các nội các nội dung theo
dung bài báo nhưng chưa dung theo yêu yêu cầu, phân tích
cáo. trình bày được cầu nhưng có tính thuyết phục.
Phần mở
một số nội chưa thực sự
đầu
dung như: thuyết phục.
mục tiêu,
phạm vi và
phương pháp
nghiên cứu.
0 – 1,5 1,6 -3,0 3,1 – 4,5 4,6 – 5,5
Chỉ giới thiệu Giới thiệu về Mô tả trung Mô tả thực trạng
thông tin cơ project nhưng thực, đầy đủ, vấn đề nghiên cứu
Nội dung
bản về project chưa đầy đủ nhưng còn một cách trung
chính
(địa điểm, quá các nội dung một số nội thực, đầy đủ, logic,
trình hình theo yêu cầu. dung chưa chi và chi tiết. Nêu
thành phát Mô tả được tiết. được những mặt
triển) thực trạng mạnh, yếu của vấn
Chưa mô tả nhưng chưa Demo ít hơn 2 đề nghiên cứu,
được thực đầy đủ, thông kỹ thuật demo tốt.
trạng của vấn tin chưa cập Demo nhiều hơn 2
đề nghiên cứu. nhật. kỹ thuật hoặc demo
Chưa có sự 1 kỹ thuật phức tạp.
liên kết giữa Các phân tích, lập
các chương. luận logic, phù hợp
với thực trạng và
mục tiêu nghiên
cứu.
0 0,1 – 0,2 0,3 - 0,4 0,5
Kết luận Kết luận chưa Kết luận nêu Nêu tóm tắt những
không liên tổng quát hóa được những điểm nổi bật của
quan đến nội được vấn đề điểm nổi bật báo cáo, nêu những
Phần kết dung báo cáo. nghiên cứu. của báo cáo gì đã tìm hiểu, học
luận nhưng chưa hỏi được trong quá
chi tiết. trình làm project và
nêu được hướng
nghiên cứu tiếp
theo.
TỔNG CỘNG

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2023


Giảng viên chấm
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Họ và tên sinh Tỷ lệ hoàn


STT MSSV Nhiệm vụ
viên thành

Quách Quang Năng 22132096 Soạn dàn ý, tổng


1 100%
hợp.

Phạm Nhật Minh 22132085 Chương 1, Chương


2 100%
4

Nguyễn Thành Lợi 22132070 Chương 2, Chương


3 100%
4

Võ Quang Minh 22132088 Chương 1, Chương


4 100%
5

5 Nguyễn Tuấn Kiệt 22132060 Chương 3 100%


PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Dịch vụ giao đồ ăn qua app online
Hình 2: Logo của Domino’s Pizza ( từ năm 2012 đến nay)
Hình 3: Chatbot Dom tự động trên Facebook Messenger
Hình 4: Công nghệ AR lens filter giúp người dùng xem trước mẫu pizza
Hình 5. Báo cáo doanh thu của Domino’s qua các năm sau khi vừa chuyển đổi số
Hình 6: Ứng dụng BASE HRM+
Hình 7: Ứng dụng MISA AMIS
Hình 8: Ứng dụng FastWork
Hình 9: Ứng dụng ESO
Hình 10: Các ứng dụng của phần mềm quản lý doanh nghiệp Misa Amis
Hình 11: Giao diện quản lý nhân sự của FastWork trên di động
Hình 12: Các chức năng của phần mềm quản lý Base HRM+
Hình 13: Các ứng dụng quản trị thông tinh nhân sự
Hình 14: Các ứng dụng chấm công và tính lương
Hình 15: Các ứng dụng đào tạo và phát triển
Hình 16: các ứng dụng quản trị mục tiêu và đánh giá
Hình 17: Minh họa truy cập vào ứng dụng timeoff của phần mềm Base HRM+
Hình 18: Minh họa bước truy cập vào ứng dụng timeoff của phần mềm Base HRM+
Hình 19: Minh họa truy cập vào ứng dụng timeoff của phần mềm Base HRM+
Hình 20: Minh họa bước thiết lập các mẫu nghỉ phép cho nhân viên
Hình 21: Minh họa bước thiết lập các mẫu nghỉ phép cho nhân viên
Hình 22: Minh họa bước thiết lập các mẫu nghỉ phép cho nhân viên
Hình 23: Minh họa cho bước truy cập vào phần chính sách nghỉ phép
Hình 24: Minh họa cho bước xuất hiện các chính sách nghỉ phép do phần mềm đề xuất
Hình 25: Minh họa cho bước gán chính sách cho nhân viên
Hình 26: Minh họa cho bước chọn nhân viên để thêm chính sách nghỉ phép cho họ
Hình 27: Minh họa cho bước lựa chọn chính sách nghỉ phép cho nhân viên
Hình 28: Minh họa cho bước lưu lại sau khi nhập xong những thông tin cần thiết cho chính sách nghỉ
phép của nhân viên
Hình 29: Minh họa cho bước thêm chính nghỉ phép cho nhiều nhân viên cùng lúc
Hình 30: Minh họa cho bước xem danh sách các nhân viên và chính sách nghỉ phép của họ
Hình 31: Minh họa cho bước xem danh sách nhân sự của công ty
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................1

3. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................1

4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................2

5. Bố cục bài tiểu luận .............................................................................................2

PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................3

CHƯƠNG 1: CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHUYỂN ĐỔI


SỐ ĐỐI VỚI NGÀNH F&B NÓI CHUNG VÀ DOMINO’S PIZZA NÓI RIÊNG
......................................................................................................................................3

1.1. Tổng quan về chuyển đổi số .........................................................................3

1.2. Chuyển đổi số và ngành F&B ....................................................................10

1.3. Chuyển đổi số và Domino’s Pizza ............................................................. 15

CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
SỐ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÍ AN TOÀN DỮ LIỆU ............................ 22

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số thành công trong quá trình
chuyển đổi số…………………………….. ...........................................................22

2.2. Các chính sách quản lí an toàn dữ liệu .....................................................25

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ THỂ
CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG .......................................................................27

3.1. Giải pháp chuyển đổi số thành công đối với doanh nghiệp chưa chuyển
đổi
số………………………………………………………………………………….27

3.2. Giải pháp chuyển đổi số thành công đối với doanh nghiệp đã và đang
chuyển đổi số…………………………………………………………………….28
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TỪ CÁC DOANH NGHIỆP ĐÃ CHUYỂN ĐỔI SỐ
THÀNH CÔNG VÀ CÁC PHẦN MỀM CHUYỂN ĐỔI SỐ ............................... 33

4.1. Hai doanh nghiệp đang thành công với phần mềm hệ thống thông tin
chuyển đổi số trong quá trình chuyển đổi số ......................................................33

4.2. Giới thiệu về ứng dụng mà Domino’s có thể sử dụng để thành công trong
quá trình chuyển đổi số ........................................................................................37

KẾT LUẬN ..................................................................................................................51

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................52


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chuyển đổi số trong ngành F&B đang diễn ra mạnh mẽ, với sự ứng dụng
của các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán
đám mây (Cloud Computing), thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR),...
Tại Việt Nam, Domino's Pizza là một trong những doanh nghiệp tiên
phong trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Công ty đã triển
khai thành công các ứng dụng như Pizza Tracker, Pizza Mogul, Piece of the Pie,...
giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng doanh số và cải thiện hiệu quả vận
hành.
Nhờ chuyển đổi số, Domino's Pizza đã đạt được những thành công vượt
bậc, với doanh thu tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua. Năm 2022, doanh
thu của công ty đạt 7,2 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước đó. Có thể thấy,
chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của ngành F&B trong thời đại công nghệ 4.0
không chỉ ở Việt Nam mà ở toàn thế giới.
Vì thế, nhóm em lựa chọn đề tài Chuyển đổi số ở doanh nghiệp Domino’s
Pizza và ngành F&B để tìm hiểu các mà họ đã thành công với mô hình chuyển
đổi số của mình và rút ra bài học kinh nghiệm cũng như có nhận xét cho riêng
mình về vấn đề chuyển đổi số trong ngành F&B nói chung và Domino’s nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài luận nghiên cứu khái quát về quá trình chuyển đổi số, tầm quan trọng
của chuyển đổi số ở các ngành nghề sau đó phân tích những ảnh hưởng đến quá
trình chuyển đổi số trong lĩnh vực F&B. Từ đó liên hệ để phân tích quá trình
chuyển đổi số của công ty Domino’s Pizza và đánh giá các lợi ích, thách thức của
việc chuyển đổi số đối với Domino’s Pizza. Sau đó, đề xuất các giải pháp và
chiến lược để Domino’s thực hiện chuyển đổi số thành công hơn nữa và giới thiệu
một vài ứng dụng đã và đang thành công ở Việt Nam. Thông qua bài luận giúp
người đọc có thể hiểu hơn về quá trình chuyển đổi số và ảnh hưởng của nó đến
công ty Domino’s Pizza nói riêng và ngành F&B nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu

1
- Đối tượng nghiên cứu chính là Domino’s Pizza trong quá trình chuyển đổi số
và các lợi ích, thách thức của chuyển đổi số đồng thời cho thấy một số ứng
dụng có thể sẽ là giải pháp cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi
số.
- Phạm vi nghiên cứu sẽ tập trong vào Domino’s Pizza trong 2 giai đoạn trước
và sau khi chuyển đổi số.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích: dùng để phân tích quá trình chuyển đổi số của
Domino’s Pizza.
- Phương pháp thu thập thông tin: thu thập dữ liệu từ các nguồn chính, như tài
liệu nội bộ của Domino’s Pizza, tham khảo các tài liệu nghiên cứu trước đây
về chuyển đổi số trong ngành F&B.
- Phương pháp tổng hợp: Từ các thông tin thu thập được, chọn lọc và tổng hợp
để đưa vào bài tiểu luận.
5. Bố cục bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận được kết cấu thành 4 chương,
bao gồm:
- Chương 1: Chuyển đổi số và tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với ngành
F&B nói chung và Domino’s Pizza nói riêng.
- Chương 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số và các chính
sách quản lí an toàn dữ liệu.
- Chương 3: Một số giải pháp đối với các doanh nghiệp có thể chuyển đổi số
thành công.
- Chương 4: Giải pháp từ các doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công và các
phần mềm chuyển đổi số.

2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHUYỂN
ĐỔI SỐ ĐỐI VỚI NGÀNH F&B NÓI CHUNG VÀ DOMINO’S PIZZA NÓI
RIÊNG
1.1. Tổng quan về chuyển đổi số
1.1.1 Khái niệm của chuyển đổi số

Ngày nay, với sự bùng nổ của Internet đã làm thay đổi mạnh mẽ sự tương tác
giữa doanh nghiệp, khách hàng và sản phẩm. Sự ra đời của nhiều công nghệ kỹ thuật số
như mạng xã hội, điện thoại di động và dữ liệu lớn,…đã thúc đẩy các doanh nghiệp
trong hầu hết các lĩnh vực bắt đầu tìm hiểu và ứng dụng những hiệu quả và tiện ích to
lớn của những công nghệ kỹ thuật số mang lại. Quá trình này cần phải trải ra nhiều qua
nhiều giai đoạn bao gồm: chuyển đổi cách vận hàng doanh nghiệp, đổi mới quy trình
sản xuất và phân phối sản phẩm, tái cấu trúc tổ chức một cách tinh gọn. Mỗi quy trình
trong công cuộc ứng dụng cộng nghệ vào cách vận hành của doanh nghiệp, các nhà
nghiên cứu và ứng dụng cho rằng nó diễn ra theo từng giai đoạn, tất cả giai đoạn chuyển
đổi có liên kết chặt chẽ với nhau, chuyển đổi sau chỉ được thực hiện khi chuyển đổi đầu
diễn ra và bao hàm chuyển đổi trước. Các nhà nghiên cứu và ứng dụng đã tiến hàng
phân biệt sự khác nhau giữa các quá trình chuyển đổi bằng những khái niệm sau: số hóa
(digitisation), ứng dụng kĩ thuật số (digitialistion) và chuyển đổi số (digital
transformation)

Quá trình chuyển đổi đầu tiên là quá trình số hóa, được hiểu đơn giản là quá trình
chuyển đổi các tín hiệu số. Quá trình này sẽ chuyển hóa các thông tin dưới dạng vật lý
sang các thông tin số được thế hiện bằng ngôn ngữ máy, để máy tính có thể hiểu và xử
lý thôn tin dễ dàng. Ví dụ về chuyển đổi số, tạo ra các đặt hàng công việc bằng kỹ thuật
số để thay thế công việc trên giấy hoặc quét một bức thư để tạo ra một bản sao kỹ thuật
số của một bức thư. Việc chuyển đổi số hóa sẽ đưa ra nhiều dữ liệu, nhưng chỉ một phần
nhỏ dữ liệu mang giá trị và được máy tính xử lý, mỗi dữ liệu đều có nguồn, kích thước,
thông số và tốc độ khác nhau. Dữ liệu cần phải được đảm bảo chất lượng về tính dầy
đủ, độ tin cậy, truyền dữ liệu và quản trị dữ liệu. Quy trình này đòi hỏi doanh nghiệp
phải có đội ngũ có kỹ thuật chuyên môn xử lý để đảm bảo.
3
Tiếp theo, quá trình ứng dụng kỹ thuật số hóa là quá trình công nghệ xã hội hóa,
tận dụng các sản phẩm hoặc hệ thống được số hóa để phát triển các quy trình tổ chức,
mô hình kinh doanh hoặc dịch vụ thương mại mới. Quá trình ứng dụng ứng dụng kỹ
thuật số hóa được thực hiện sau khi quá trình số hóa diễn ra, tuy nhiên thuật ngữ “ số
hóa” và “ ứng dụng kỹ thuật số hóa” có thể thay thế lẫn nhau, mặc dù cả hai quá trình
mang các khái niệm khác nhau. Trong khi quá trình số hóa được hiểu là chuyển đổi dữ
liệu analog sang dữ liệu sốm thì quá trình ứng dụng kỹ thuật số hóa là việc sử dụng
những thông tin đã được mã hóa trong quá trình số hóa để các ứng dụng công nghệ phân
tích, tổng hợp dữ liệu điện tử, phục vụ cho các quy trình tự động hóa. Ở cấp độ cao hơn
của số hóa, quá trình ứng dụng kỹ thuật số hóa sẽ áp dược các công nghệ kỹ thuật số
làm tăng tính tự động hóa cho quy trình. Máy móc được số hóa áp dụng vào mô hình
kinh doanh, giúp người quản lý dễ dàng giám sát sản phẩm của họ tại hiện trường, giảm
thiểu rủi ro gặp phải do phải đảm bảo máy móc hoạt động liên tục để duy trì được hiệu
sức làm việc. Ngoài ra, họ cũng có thể giám sát tình trạng hoạt động máy móc và khắc
phục kịp thời khi xảy ra hủ hỏng. Trong doanh nghiệp quá trình số hóa đóng vai trò quan
trọng và khó có thể tách rời được, vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến quy trình tổ chức và vi
mô kinh doanh của doanh nghiệp

Cuối cùng là quá trình “ digital transformation”, được hiểu là quá trình chuyển
đổi số, là quá trình các doanh nghiệp thích ứng với các hình thức tổ chức mới trong thời
kỳ chuyển đổi số. Theo các nhà nghiên cứu thì chuyển đổi số là việc có doanh nghiệp sẽ
thúc đẩy chiến lực kinh doanh của công ty bằng cách ứng dụng công nghệ. Khác với các
quá trình trước, thì quá trình chuyển đổi số mang tính xã hội hơn, khi nó là việc ứng
dụng công nghệ để tương tác với con người, các doanh nghiệp có áp dụng công nghệ kỹ
thuật để trao quyền cho mọi người, tăng mức độ tự động hóa của của các quy trình và
hệ thống tổ chức để xác định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc chuyển đổi
số còn là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số, như phương tiện truyền thông xã hội, thiết
bị di dộng, phân tích hoặc thiết bị nhúng, để cải tiến kinh doanh như nâng cao trải nghiệm
khách hàng, hợp lý hóa hoạt động kinh doanh hoặc tạo mô hình kinh doanh mới. Như
vậy, chuyển đổi số là quy trình chuyển đổi chỉ số hóa tài nguyên và dẫn đến giá trị và
doanh thu được tạo ra từ tài sản kỹ thuật số

4
1.1.2 Tầm quan trọng của việc chuyển đổi số

Bước vào thời đại số, chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng mà còn là một
sự cần thiết quan trọng đối với doanh nghiệp và tổ chức trong môi trường kinh doanh
ngày nay. Việc áp dụng công nghệ số không chỉ đem lại lợi ích về hiệu suất và năng suất
mà còn mở ra cánh cửa cho nhiều cơ hội mới và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
Tầm quan trọng của việc chuyển đổi số không chỉ là vấn đề kinh doanh mà còn ảnh
hưởng sâu rộng đến các khía cạnh của xã hội và môi trường. Hãy cùng nhìn vào những
khía cạnh quan trọng của việc chuyển đổi số và tầm ảnh hưởng to lớn mà nó mang lại.

Lợi ích của chuyển đổi số:

Chuyển đổi số đang tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi người tiếp cận dịch vụ và tri
thức, giúp thu hẹp khoảng cách số thông qua sự phát triển của chính phủ số, kinh tế số
và xã hội số.

- Chính phủ số: Sử dụng dữ liệu và công nghệ số giúp chính phủ hiểu rõ hơn về
người dân, cung cấp dịch vụ tốt hơn và chăm sóc người dân hiệu quả hơn. Tính
đến 2023 đã có hơn 79,5 triệu thẻ CCCD gắn chip điện tử được cấp, rất nhiều nơi
như Hà Nội, Hà Nam, Bình Phước… đã đạt 100% dân số được cấp căn cước công
dân.
- Kinh tế số: Mỗi người dân với một chiếc điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình
một đường cáp quang là có thể trở thành một doanh nghiệp, là có thể tiếp cận cả
thế giới. Thương mại điện tử mở ra toàn cầu hóa thị trường cho mỗi người dân.
Người ta không chỉ bán hàng cho một nhóm nhỏ người trong vùng địa lý hạn chế,
mà còn có thể tiếp cận hàng triệu người trên toàn thế giới. Theo dữ liệu số quốc
gia: tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh trên 80%.
- Xã hội số: Công nghệ số thúc đẩy sự thay đổi ở mọi mặt của xã hội. Nó không
chỉ là về chính phủ và kinh tế, mà còn là về việc biến người dân thành công dân
số và thúc đẩy văn hóa số, mở ra cơ hội tiếp cận kiến thức và cơ hội kinh doanh
đến mọi người.Theo dữ liệu số quốc gia: tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp
quang băng rộng trên 85%.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số:

5
Chuyển đổi số mang lại lợi ích lớn cho Nhà nước, điều đó đang làm thay đổi cách
nhìn của các nhà lãnh đạo và người có quyền quyết định. Bộ máy chính phủ của nhiều
quốc gia đã nhận ra tầm quan trọng của việc chuyển đổi số để cải thiện và tối ưu hóa
dịch vụ công cộng, để giải quyết hiệu quả các vấn đề an sinh xã tăng cường hiệu suất
và bảo đảm an ninh quốc gia. Điều này đã thúc đẩy họ tham gia một cuộc đua mới trong
việc thúc đẩy chuyển đổi số. Ví dụ, việc thay thế Chứng minh nhân dân bằng Thẻ căn
cước công dân (CCCD) gắn chip và sự phát triển vượt bậc của những ứng dụng thanh
toán điện tử trong và sau dịch covid là những minh chứng điển hình cho sự hiệu quả của
chuyển đổi số trong quản lý và cung cấp dịch vụ Nhà nước.

Chuyển đổi số mang lại những lợi ích rõ rệt cho doanh nghiệp, bao gồm giảm chi
phí vận hành, mở rộng thị trường tiếp cận khách hàng, quyết định nhanh chóng và chính
xác dựa trên hệ thống báo cáo hiệu quả, và tối ưu hóa năng suất lao động. Tất cả những
điều này góp phần tăng cường hiệu suất và cạnh tranh của tổ chức, nâng cao khả năng
hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Microsoft cho thấy, năm 2017, tác động
của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào khoảng 15%, đến năm 2020,
con số này là 21%. Và tại năm 2023, chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp tăng năng
suất lao động lên từ 30-40%, đóng góp đến 20-30% tăng trưởng GDP.

Đối với mỗi người, cuộc sống ngày nay đã thúc đẩy sự thay đổi trong cách chúng
ta tiếp cận học tập và công việc. Vì thế, việc thích nghi và quen thuộc với chuyển đổi số
trở thành điều quan trọng, tạo điều kiện tiên quyết cho sự hòa nhập dễ dàng vào xã hội
và thế giới hiện đại.

Tận dụng các nền tảng công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện được nhiều
lĩnh vực và hướng đến 5 mục đích cuối cùng của chuyển đổi số, đó là: Tăng tốc độ ra
thị trường; Tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường; Thúc đẩy tăng trưởng doanh
thu; Tăng năng suất của nhân viên; Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng.

Qua những lợi ích trên, ta có thể thấy chuyển đổi số không chỉ giúp doanh nghiệp
nâng cao hiệu quả và phát triển mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa
và công nghiệp hóa đất nước. Đây là một yếu tố then chốt ảnh hưởng đến cả cơ quan
Nhà nước và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.

6
1.1.3 Các lĩnh vực cần chuyển đổi số

Ngày nay chuyển đổi số đang đóng một vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực, nó
đã trở thành một phần không thể thiếu nhằm tối ưu hóa thời gian thực hiện công việc,
cắt giảm chi phí, đồng thời cũng nâng cao hiệu suất công việc. Có rất nhiều lĩnh vực đã
được thực hiện chuyển đổi số, nhưng tiêu biểu là trong những lĩnh vực sau đây:

Y tế: Việc áp dụng chuyển đổi số trong ngành y tế nhằm thay đổi phương thức
của những hoạt động chăm sóc sức khỏe. Người dân sẽ có thể được hổ trợ chuẩn đoán
bệnh từ xa giúp không chỉ giảm thời gian đi lại mà còn giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn
chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo. Người dân sẽ đảm bảo được tư
vấn, hỗ trợ nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác và nhanh chóng. Nhờ áp dụng
chuyển đổi số vào lĩnh vực y tế chúng ta sẽ dần thay đổi được phương thức tiếp cận
truyền thống sang nền tảng công nghệ số, góp phần đẩy mạnh việc cung cấp và tiếp cận
dịch vụ y tế nhanh chóng, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra chuyển đổi số còn hỗ trợ
lĩnh vực y tế như sau:

- Big Data: Để sắp xếp đủ nhân sự trong mỗi ca trực, bệnh viện cần sử dụng tới
công nghệ Big Data để sắp xếp lực lượng, đảm bảo chất lượng dịch vụ khách
hàng tốt mà không tốn thêm chi phí lao động không cần thiết.
- AI – Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence): Trên thực tế, cứ mỗi 3 năm, khối
lượng tri thức y khoa khổng lồ của nhân loại lại tăng gấp đôi và được tổng hợp
thông qua dữ liệu lớn. Nhờ sự phân tích dựa trên các thuật toán, công nghệ máy
tính của AI, các dữ liệu tạo ra công cụ hỗ trợ giúp đỡ các y bác sĩ chăm sóc bệnh
nhân nhanh chóng, hiệu quả và chính xác hơn.

Bởi những tính năng to lớn mà chuyển đổi số mang lại, nhà nước ta đã khích lệ
những hệ thống bênh viện tích cực áp dụng chuyển đổi số và đạt được những kết quả
đáng mừng: 100% bệnh viện triển khai tin học hóa, số hóa dịch vụ khám chữa bệnh và
quản lý bệnh viện hết năm 2019, 99,5% cơ sở y tế trên toàn quốc đã kết nối liên thông
với hệ thống giám định của bảo hiểm xã hội trong 2 năm, 1500 cơ sở y tế sử dụng nền
tảng khám chữa bệnh kết nối từ xa. Nhưng quá trình này cũng gặpmột số khó khăn như
chiến dịch chuyển đổi số rời rạc và nhỏ lẻ. Chỉ 7% tổ chức y tế đã thực hiện quy trình

7
chuyển đổi số toàn diện, chủ yếu là bệnh viện tư nhân lớn ở khu đô thị loại I và các bệnh
viện công tuyến trung ương.

Giáo dục: Với sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của công nghệ hiện đại, nhiều
ứng dụng, phần mềm hỗ trợ giáo dục cũng đã được ra đời. Nhiều nền tảng học trực tuyến
cũng ngày càng phổ biến hơn, thay đổi hoàn toàn việc tiếp cận giáo dục truyền thống,
học sinh/sinh viên sẽ không cần phải đến trường để học, chỉ cần một chiếc điện thoại
thông minh hoặc máy tính là đã có thể tham gia việc học. Nhiều tài liệu, giáo trình cũng
được cập nhật trên những trang dạy học số, học sinh/sinh viên sẽ dễ dàng được tiếp cận
đến nguồn tài liệu khổng lồ. Áp dụng chuyển đổi số trong công tác giảng dạy cũng tạo
sự mới mẻ, sinh động hơn với một lớp học truyền thống. Do đó sẽ kích thích được khả
năng tập trung, sáng tạo của học sinh/ sinh viên hơn.

Thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT
đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ ứng
dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Qua đó đã đạt một số thành quả quan trọng
như:

- Đã số hóa, gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ sơ học sinh (số hóa thông tin về
lý lịch, quá trình học tập, rèn luyện, sức khỏe…), hơn 1,5 triệu hồ sơ giáo viên,
nhân viên và cán bộ quản lý (hồ sơ, trình độ chuyên môn, đánh giá theo chuẩn)
từ 53 nghìn trường học và thông tin về cơ sở vật chất, nhà vệ sinh trường học.
- Ứng dụng CNTT phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT và công tác tuyển sinh đại học
được triển khai đồng bộ, triệt để. Từ đăng ký dự thi, nguyện vọng xét tuyển đến
nộp phí xét tuyển và xác nhận nhập học đều được thực hiện theo hình thức trực
tuyến đối với tất cả thí sinh.

Ứng dụng CNTT trong dạy học được tăng cường triển khai với toàn ngành. Bộ
GD&ĐT đã ban hành hướng dẫn về xây dựng học liệu số và khoá học trực tuyến. Kho
học liệu số toàn ngành được xây dựng và đóng góp vào Hệ tri thức Việt số hóa hơn 7.000
bài giảng điện tử E-learning có chất lượng và hơn 2.000 bài giảng trên truyền hình.

Tài chính-ngân hàng: Chuyển đổi số trong tài chính – ngân hàng tập trung vào
việc cung cấp dịch vụ ngân hàng số; giao dịch điện tử; số hóa các giao dịch, quy trình;

8
ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán.
Việc ứng dụng chuyển đổi số trong ngành tài chính-ngân hàng sẽ đảm bảo thông tin
được bảo mật, tăng khả năng tiếp cận của những khách hàng ở những vùng xa xôi và sẽ
giảm bớt khó khăn, chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch.

Việt Nam hiện đang giữ tâm thế đổi mới và cởi mở trong các chính sách và cơ
chế thử nghiệm để kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính để vượt qua khó khăn, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng.

Đến tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước cho biết ngành ngân hàng đã rót vốn
đầu tư tới 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số và đưa Việt Nam trở thành một
trong những quốc gia ứng dụng ngân hàng số hàng đầu (với tỷ lệ tăng trưởng 40%/năm
về thanh toán số trong 3-4 năm qua). Nhiều ngân hàng hiện đang có chiến lược rót vốn
vào hàng loạt công nghệ mới như ứng dụng API, xây dựng hệ sinh thái ngân hàng mở.

Cụ thể, ngân hàng BIDV đã đầu tư nguồn lực để xây dựng hạ tầng hiện đại dành
cho Open API – BIDV SmartConnect vào tháng 9/2022, mỗi giây có thể hoàn thành tới
5.000 giao dịch, đồng thời thực hiện kết nối, chia sẻ, bảo mật nhiều cấp độ. Vào tháng
8/2022, ngân hàng Agribank đã ra mắt công chúng thành công mô hình Ngân hàng số –
Agribank Digital.

Giao thông vận tải- Logistics: Chuyển đổi số giúp những nhà cung cấp tìm kiếm,
phát triển hệ thống giao thông thông minh, tập trung vào các hệ thống giao thông đô thị,
các đường cao tốc, quốc lộ. Chuyển đổi các hạ tầng logistics (như cảng biển, cảng thủy
nội địa, hàng không, đường sắt, kho vận…). Phát triển các nền tảng kết nối giữa các chủ
hàng, các nhà giao vận và khách hàng để phát triển thành một hệ thống một cửa để cho
phép chủ hàng có thể tìm ra phương tiện tối ưu trong việc vận chuyển hàng hóa và tìm
các kho bãi chính xác cũng như hỗ trợ việc đóng gói và hỗ trợ đăng ký, hoàn thiện các
quá trình xử lý các văn bản hành chính liên quan. Việc áp dụng chuyển đổi số trong lĩnh
vực Logistics không chỉ giúp nhà cung cấp lên kế hoạch cho từng công đoạn dễ dàng
hơn, họ cũng sẽ dễ dàng kiểm soát tiến độ đơn hàng đã được xuất đi. Tối ưu hóa được
chi phí cũng là một trong những thành tưu chuyển đổi số mang lại cho lĩnh vực này.

9
Trong năm 2022 ngành giao thông vận tải đã cung cấp 289 dịch vụ công trực
tuyến; trong đó có 264 dịch vụ mức độ 4 và 25 dịch vụ mức độ 3. Ngành đã tiếp nhận
và xử lý 253.617 hồ sơ, tăng 26,6% so với năm 2021. Bộ đã hoàn thành 4 chỉ tiêu Chính
phủ giao về cung cấp dịch vụ công.

Về thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực
điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030
(Đề án 06), lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, đối với việc kết nối, chia sẻ dữ liệu
giấy phép lái xe, dữ liệu đăng kiểm phương tiện với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư,
đã hoàn thành kết nối hơn 35 triệu giấy phép lái và hơn 4,6 triệu dữ liệu đăng kiểm
phương tiện ô tô. Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cấp đổi, cấp lại giấy
phép lái xe, Cục Đường bộ Việt Nam đã hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu giấy phép lái
xe với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và vận hành chính thức dịch vụ công trực tuyến
mức độ 4 cấp đổi giấy phép lái xe trên Cổng dịch vụ công Quốc gia từ ngày 14/11/2022.

Ngoài bốn lĩnh vực đã kể trên, cũng có một số lĩnh vực khác đã và đang bắt đầu
việc áp dụng chuyển đổi số vào quá trình hoạt động của mình. Bởi những người chủ
doanh nghiệp đã nhận ra được những lợi ích to lớn mà chuyển đổi số có thể mang lại,
để một doanh nghiệp có thể phát triển vững mạnh hơn nữa và đủ khả năng đương đầu
với những doanh nghiệp cạnh tranh khác trước xu thế công nghệ số đang phổ biến như
hiện nay, điều này yêu cầu bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải có sự đổi mới để có thể
bắt kịp xu thế thời đại, và giải pháp chính là áp dụng chuyển đổi số.

1.2. Chuyển đổi số và ngành F&B


1.2.1 Quá trình chuyển đổi số trên thế giới ở thế giới
1.2.1.1. Thực trạng

Trước thời kì huy hoàng của chuyển đổi số, ngành F&B vẫn giữ nguyên cách làm
việc truyền thống với các quy trình kinh doanh, giải pháp quản lý và bán hàng cổ điển.

Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ 4.0, ngành dịch vụ ăn uống F&B đã
không còn xa lạ gì với khái niệm “chuyển đổi số”. Với xu hướng người tiêu dùng chuyển
sang ưa chuộng mua sắm không tiền mặt, Nhiều nhà hàng, quán ăn đã bắt kịp xu hướng,
nhanh chóng liên kết với các nền tảng thanh toán trực tuyến, app đặt đồ ăn, nhằm mục

10
đích thu hút và giữ chân khách hàng của mình lâu dài nhất có thể. Theo số liệu của
Statista, thị trường giao đồ ăn toàn cầu được dự đoán sẽ tăng từ 135,1 tỷ $ năm 2021
đến 223,7 tỷ $ vào năm 2027. Thời đại số hóa là một đòn bẩy dành cho các doanh nghiệp
F&B tự khẳng định vị thế của mình đối với các đối thủ cạnh tranh “yếu thế” hơn. Ngoài
ra, các doanh nghiệp F&B trên thế giới chuyển đổi số tạo tiền đề để các nước khác như
Việt Nam học theo và áp dụng.

Hình 1: Dịch vụ giao đồ ăn qua app online

1.2.1.2. Ảnh hưởng

Chuyển đổi số trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) đã mang lại nhiều hiệu
quả tích cực trên toàn thế giới. Chuyển đổi số đã cho phép các nhà hàng và quán bar có
thể nhận đơn hàng trực tuyến và tăng cường dịch vụ giao hàng tận nơi. Điều này cho
phép họ tiếp cận đến khách hàng từ xa và tăng doanh thu. Không chỉ thế, số hóa trong
ngành F&B tăng cường trải nghiệm khách hàng. Công nghệ đã cho phép F&B tạo ra các
ứng dụng di động, menu số hóa và các công cụ truyền thông xã hội để tăng cường trải
nghiệm khách hàng. Khách hàng có thể tra cứu thông tin sản phẩm, đặt chỗ trước và
tương tác với thương hiệu thông qua các ứng dụng này. Ví dụ như Starbucks với ứng
dụng Starbucks Reward giúp khách hàng theo dõi điểm tích lũy mua hàng của mình
Starbucks với phương châm “Mua nhiều, thưởng nhiều”, tạo bước ngoặt lớn trong việc
khuyến khích người tiêu dùng sử dụng dịch vụ của mình cũng như đổi mới phương thức
mua hàng cổ điển. Ngoài ra, trong ngành F&B, bảo mật thông tin khách hàng và giao

11
dịch là rất quan trọng. Chuyển đổi số đảm bảo rằng dữ liệu cá nhân và tài chính của
khách hàng được bảo vệ chặt chẽ và tuân thủ các quy định quyền riêng tư.

1.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng


- Công nghệ:

Công nghệ là yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Ngành F&B cần sử
dụng các công nghệ mới như IoT, trí tuệ nhân tạo, blockchain, VR/AR, CGI,… để cải
thiện quy trình sản xuất và quản lý. Một ví dụ rõ nhất của yếu tố này là KFC đã mô
phỏng hình ảnh của nhà sáng lập công ty KFC ông Harland Sanders bằng công nghệ
CGI vào năm 2019 để nhằm mục đích tạo ra các Influencers đời đầu của ngành quảng
cáo. Đến năm 2020, vì hình ảnh chủ sáng lập đã bị dễ dàng ăn cắp để tạo giả thương
hiệu, KFC quyết định tạo luôn một kho ảnh của Harland Sanders ngay trên
Chickenstock.net để một mặt là kéo thêm nhiều người muốn “sử dụng” hình ảnh của
doanh nghiệp một mặt vì không muốn tốn thời gian pháp lý kiện tụng.

- Đào tạo nhân viên:

Việc đào tạo đội ngũ nhân viên bắt kịp với xu hướng công nghệ cao luôn là một vấn
đề quan trọng mà bất kể doanh nghiệp nào chuyển đổi số cũng phải thực hiện không chỉ
riêng ngành F&B. Trong ngành F&B, nền tảng công nghệ và ứng dụng di động đã thay
đổi cách thức kinh doanh. Nhân viên cần được đào tạo để sử dụng các phần mềm quản
lý bàn, đặt chỗ trực tuyến, thanh toán điện tử và các công nghệ khác để cải thiện hiệu
suất làm việc và tương tác với khách hàng. Không chỉ thế, với việc sử dụng công nghệ,
việc đảm bảo an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu là rất quan trọng. Khâu đào tạo nhân
lực về phòng ngừa các cuộc tấn công mạng, xử lý thông tin cá nhân của khách hàng một
cách an toàn và tuân thủ các quy định về bảo mật sẽ giúp khách hàng luôn vững tin với
dịch vụ.

- Khách hàng:

Khách hàng là yếu tố quan trọng trong quyết định sử dụng dịch vụ và sản phẩm của
ngành F&B. Các chiến lược quảng cáo và marketing cần tập trung vào việc tạo ra trải
nghiệm khách hàng tốt hơn trên nền tảng kỹ thuật số. 4. Quy trình: Ngành F&B cần điều

12
chỉnh lại quy trình của mình để phù hợp với quá trình chuyển đổi số. Việc sử dụng các
công nghệ mới cần được tích hợp vào quy trình sản xuất và quản lý.

- Đối thủ cạnh tranh:

Ngành F&B đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ khác. Các
doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi và cải tiến quy trình của mình
để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường.

1.2.2 Quá trình chuyển đổi số của ngành F&B ở Việt Nam
1.2.2.1. Thực trạng

Với công cuộc chuyển đổi số toàn cầu, ngành F&B ở Việt Nam cũng không tránh
khỏi vấn đề chuyển đổi số hóa trong doanh nghiệp. Thay vì đầu tư nâng cấp và mở rộng
chi nhánh các chuỗi nhà hàng, các hãng F&B ở Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt
nhịp đầu tư vào các thiết bị máy móc và nền tảng công nghệ nhằm thích ứng với xu
hướng chuyển đổi số toàn cầu kể từ năm 2022. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn những rào
cản trong việc áp dụng công nghệ vào kinh doanh F&B đã và đang làm “chậm bước”
của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo số liệu từ Báo Thanh niên của tác giả Thành Luân (2023), có gần 83% doanh
nghiệp F&B tại Việt Nam thực hiện chuyển đổi số. Việt Nam có xấp xỉ 338.600 nhà
hàng/quán cà phê tính đến hết năm 2022 tập trung nhiều ở TP.HCM (39,78%) gấp 3 lần
so với Hà Nội. Quy mô doanh thu của ngành F&B trong cùng năm 2022 ước tính gần
610.000 tỉ đồng trong đó 333.690 tỉ đồng đến từ thị trường ăn ngoài. Ngoài ra, vẫn còn
46,5% doanh nghiệp F&B chưa bán hàng trục tuyến nhưng hầu hết vì đại dịch Covid-
19, 82,8% doanh nghiệp đã đánh dấu cho mình những bước chân đến hành trình chuyển
đổi số áp dụng phần mềm bán hàng, quản trị tồn kho, kế toán, quản trị khách hàng,….

Trong đại dịch Covid-19, thị trường F&B Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ linh
hoạt chuyển đổi số. Theo thông tin từ trang báo TTĐN Đối ngoại (2022), qua nền tảng
thanh toán Payoo cho thấy doanh thu của ngành F&B tăng gấp rưỡi tính từ quý 1/2022,
tổng số lượng giao dịch tăng 24% so với quý 4/2021. Cụ thể, theo thống kê từ Gojek
TP.HCM và Hà Nội, do đại dịch nên xu hướng đặt đồ ăn qua Gofood là vô cùng phổ
biến tăng gấp đôi so với quý 1/2021, tần suất đặt món tăng 20% so với cùng kỳ năm
13
trước, trung bình mỗi khách cứ 5 ngày là đặt một đơn đồ ăn GoFood. Ngoài ra, các
doanh nghiệp F&B đã triển khai “thanh toán không tiếp xúc” nhằm gỡ lại những yếu
điểm trong đại dịch. Các thương hiệu như Haidilao, Jollibee và Highlands Coffee,
Gongcha,…chấp nhận mọi thanh toán thông qua nền tảng Payoo.

1.2.2.2. Dự báo

Theo báo Công nghiệp Công nghệ cao, Payoo dự báo xu hướng tăng trưởng trong
ngành thực phẩm và đồ uống và kỳ vọng ngành này sẽ đạt được mức tăng trưởng cao
hơn nữa trong quý 2 năm 2023 vì hai lý do: Thứ nhất, nhiều tỉnh, thành phố đã kiểm
soát thành công dịch bệnh và tâm lý người dân, phục hồi sau thời gian dài. Sau khi chia
tay, họ mạnh dạn đi ăn tối hơn bao giờ hết. Thứ hai, nhờ chính sách kích cầu của Chính
phủ, ngành du lịch đang bắt đầu có nhiều dấu hiệu tích cực. Điều này được tiết lộ từ số
liệu của Tổng cục Thống kê. Lượng khách du lịch nội địa 3 tháng đầu năm nay ước đạt
26,1 triệu lượt. Vì vậy, ngành F&B, một trong những ngành đầu tiên được hưởng lợi từ
du lịch, đã nhanh chóng phục hồi. Và trên thực tế, dữ liệu doanh thu ngành thực phẩm
và đồ uống nửa đầu tháng 4 năm 2022 phản ánh phần nào xu hướng này, với tốc độ tăng
trưởng quý 1 năm 2022 đạt gần 40% so với cùng kỳ và tăng gấp đôi so với cùng kỳ quý
4/2021. Nhiều tổ chức trong nước và quốc tế cũng dự đoán ngành F&B có tiềm năng
tăng trưởng đáng kể. Mordor Intelligence, một trong những công ty nghiên cứu thị
trường hàng đầu thế giới, dự đoán ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ đạt tốc độ
tăng trưởng kép hàng năm lên tới 8,65% từ năm 2021 đến năm 2026. Hơn nữa, VNDirect
cũng kỳ vọng ngành thực phẩm đồ uống sẽ phục hồi và đạt tốc độ tăng trưởng cao 10-
12% so với cùng kỳ từ năm 2022, chủ yếu nhờ việc mở cửa trở lại các cửa hàng. Phục
hồi nhu cầu lương thực và tiêu dùng trong nước.

14
1.3. Chuyển đổi số và Domino’s Pizza
1.3.1 Tổng quan về Domino’s Pizza

Hình 2: Logo của Domino’s Pizza ( từ năm 2012 đến nay)

- Trụ sở chính: Domino Farms Office Park tại xã Ann Arbor, Quận Washtenaw,
Michigan, Hoa Kỳ, gần Ann Arbor, Michigan.
- Chi nhánh TP.HCM: 117 Nguyễn Đức Cảnh, khu phố Mỹ Đức, phường Tân
Phong, Quận 7, TP.HCM.
- Lĩnh vực hoạt động: F&B chuyên về phân phối bánh Pizza
- Điện thoại: 19006099
- Website: www.dominos.com

Domino's Pizza được Tom Monaghan thành lập vào 10/6/1960. Sau hơn 50 năm phát
triển, Domino's Pizza hiện là chuyên gia phân phối Pizza hàng đầu thế giới với hơn
11000 cửa hàng trên 75 quốc gia. Từng đế bánh của Domino's Pizza được nhào nặn thủ
công bằng bột tươi thay vì bột đông lạnh, nước sốt cà chua tươi nguyên chất, 100% phô
mai Mozzarella ngoại nhập và các nguyên liệu chất lượng hảo hạng phủ trên mặt bánh.

Domino's Pizza gồm 3 dòng bánh chính: Favourite, Premium và Signature với hơn
18 hương vị khác nhau. Với phương châm giao hàng trong vòng 30' trong suốt hơn 50
năm qua, Domino's đã trở thành chuẩn mực cho cả ngành công nghiệp bánh pizza. Hiện
nay, Domino's Pizza đã có mặt tại 2 thành phố lớn là HN và TP.HCM.

Hiện Domino’s Pizza là hãng giao hàng pizza lớn nhất trên thế giới. Tổng giá trị của
Domino’s hiện nay vào khoảng 9 tỷ USD. Bản thân Tom Monaghan cũng trở thành tỷ
phú vào năm 1998 khi đã ngoài 50 tuổi sau quyết định bán lại 93% cổ phần doanh nghiệp
cho Công ty Bain Capital với giá 1 tỷ USD, dành phần lớn thời gian của mình cho các
hoạt động từ thiện.

15
1.3.2 Domino’s Pizza trước khi chuyển đổi số

Trước khi có thể tiếp cận và áp dụng những công nghệ kỹ thuật cao vào mô hình kinh
doanh của Domino’s Pizza để đạt được nhiều thành công như hiện nay, thì Domino’s
Pizza đã trải qua giai đoạn khó khăn về nhiều mặt, bao gồm khó khăn đối với hoạt động
doanh nghiệp, đối với thị trường, cũng như khó khăn về lợi ích kinh tế:

Đối với hoạt động doanh nghiệp: Năng suất làm việc không cao; cần phải chậm rãi
trong quá trình xử lý công việc để đảm báo sự chắc chắn và cẩn thận, tuy nhiên chất
lượng công việc vẫn không được cải thiện, tỷ lệ xuất hiện sai sót vẫn còn cao, do con
người dù cầu toàn đến mấy cũng không thể xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng nhưng
vẫn đảm bảo tính chính xác cao như các máy móc công nghệ đã được lập trình sẵn.
Doanh nghiệp phải sử dụng thêm nhiều nguồn lực để công việc được thực hiện một cách
kỹ lưỡng và đầy đủ; không đảm bảo được tính minh bạch để bảo vệ thông tin quan trọng
của Domino’s Pizza. Trong hệ thống quản trị của công ty không duy trì được sự ổn định,
thường xuyên xảy ra những vấn đề không kiểm sót, nguyên nhân là do khó khăn trong
việc truyền tải và đảm bảo tính xác thực của thông tin từ ban lãnh đạo xuống nhân viên,
phản ánh từ nhân viên lên lãnh đạo, tương tác giữa nhân viên với nhân viên và giữa
doanh nghiệp domino pizza với khách hàng.

Đối với thị trường: Domino Pizza không có sự tương tác cao đối với thị trường và
khách hàng. Chậm chạp trong việc nắm bắt thông tin về thị trường thức ăn nhanh, cũng
như là phản ánh của khách hàng chất lượng thức ăn và dịch vụ của Domino’s Pizza.
Trong giai đoạn này, phần lớn khách hàng đều không hài lòng với chất lượng sản phẩm
mà Domino's mang lại. Những phàn nàn của họ đã được ghi chép và gửi đến công ty,
tuy nhiên, quá trình xử lý lại diễn ra chậm chạp, không đáp ứng đúng mức độ mong đợi
của khách hàng. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh số bán hàng của
Domino's, vì khách hàng không cảm thấy họ có tác động tích cực đối với công ty. Những
ý kiến tiêu cực về chất lượng sản phẩm không chỉ tác động đến sự hài lòng của khách
hàng mà còn đặt ra thách thức lớn đối với uy tín và hình ảnh của thương hiệu. Sự chậm
trễ trong xử lý phản hồi khiến cho khách hàng cảm thấy bị bỏ qua và không được quan
tâm đúng mức. Điều này làm suy giảm lòng tin và sự trung thành của khách hàng, một

16
vấn đề mà Domino's cần phải ưu tiên giải quyết để khôi phục và nâng cao trải nghiệm
của khách hàng.

Về lợi ích kinh tế: Chi phí vận hành hành cao và tốn kém, Domino’s Pizza gặp nhiều
bất lợi khi cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành, do chiến lược marketing kém hiệu
quả. Nguyên nhân một phần là do chiến lược truyền thông trong giai đoạn này không
đạt được kết quả mong muốn. Ngoài ra, sự mất niềm tin của khách hàng vào sản phẩm
của thương hiệu cũng góp phần đáng kể vào tình trạng này. Những phản hồi và phàn
nàn của khách hàng không chỉ không được giải quyết mà còn không nhận được sự phản
hồi tích cực từ phía công ty, đó là một trong những nguyên nhân chính khiến chiến lược
truyền thông trở nên không hiệu quả. Hậu quả mà Domino’s Pizza nhận về từ sự kém
hiệu quả trong các chiến lược marketing và truyền thông là sự suy giảm đáng kể về lợi
nhuận và doanh thu cho doanh nghiệp.

1.3.3 Quá trình chuyển đổi số của Dominos’s Pizza

Từ sau những vấn đề có ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp của mình,
Domino’s Pizza đã bắt tay vào việc xây dựng một chiến lược chuyển đổi số để tạo ra
một xu thế mới trong ngành đồ ăn Pizza. Mở đầu là những đổi mới về sử dụng định vị
GPS, vào năm 2008, dưới sự lớn mạnh của thiết bị công nghệ, Domino’s Pizza đã cho
ra mắt Domino’s Tracker giúp khách hàng có thể theo dõi tiến trình của đơn hàng mà
mình đặt. Đây chính là cột mốc cách mạng nâng tiếng tăm của Domino’s Pizza vượt xa
các thương hiệu pizza khác như Pizza Hut khi mà Uber vẫn chưa xuất hiện tại thời điểm
này. Cuộc cách mạng đã nâng cao trải nghiệm khách hàng và đóng góp khá nhiều vào
khâu logistics, vứt bỏ nỗi lo khi phải chờ đợi pizza và suy nghĩ “Pizza của tôi đang ở
đâu?”. Ngoài ra, Domino’s còn thêm 150.000 địa điểm giao hàng thuận tiện cho khách
hàng có thể đặt hàng ở bất cứ đâu họ muốn.

Cùng với những đổi mới về công nghệ định vị, nhà Domino’s tiếp tục đưa ra các
sáng kiến chuyển đổi số quy trình giao hàng. Cụ thể vào năm 2015, doanh nghiệp đã
đầu tư vào phương tiện giao hàng tự động như xe điện và xe tự lái. 25/8/2016, Domino’s
lại một lần nữa khẳng định sự độc đáo của mình khi công bố ý tưởng giao pizza bằng
máy bay không người lái ở New Zealand vượt mặt Amazon, Google. Domino’s Pizza
đã hợp tác với Flirtey – công ty chuyên về máy bay không người lái ở Mỹ với hy vọng
17
giúp Công ty học hỏi công nghệ mới và tiếp cận khách hàng ở nông thôn và hơn hết là
tận dụng triệt để công nghệ GPS với lịch sử hơn 55 tuổi của Domino’s. “Việc sử dụng
máy bay không người lái làm phương tiện giao hàng được thiết kế để vận hành song
song với các phương thức giao hàng hiện nay và sẽ được sáp nhập hoàn toàn vào hệ
thống đặt hàng trực tuyến, cùng hệ thống định vị GPS toàn cầu”- theo thông tin chính
thức từ website của Domino’s Pizza. Năm 2019, Domino lại hợp tác với hãng xe Ford
ra mắt xe giao hàng không người lái mang tên Nuro R2 có thể di chuyển với vận tốc
40km/h. Ngoài ra sự kết hợp với thương hiệu xe đạp nổi tiếng tại Seattle, Mỹ - Rad
Power Bikes giúp giảm thời gian giao hàng ở Seattle. Ông Greg Keller trong một cuộc
họp báo đã phát biểu: “Xe đạp điện chính là cách mà chúng tôi thay đổi cuộc chơi, và
chúng tôi đã sử dụng phương tiện này trong suốt ba năm rồi…” cho thấy doanh nghiệp
Domino đã có cái nhìn sâu xa trong cuộc chiến với các đối thủ cạnh tranh khác.

Hình 3: Chatbot Dom tự động trên Facebook Messenger

Domino’s đã tiếp tục đưa ra các giải pháp đặt hàng đa nền tảng. Năm 1996,
Domino’s đã chạy nền tảng website của riêng mình khi internet vừa mới đang phát triển,
họ đã áp dụng phương thức đặt hàng gọi là AnyWare Ordering. Khách hàng giờ đây có
thể đặt hàng qua tweet, Smart TV, văn bản, hệ thống Ford SYNC AppLink, smartwatch,
và cả trí tuệ nhân tạo. Theo đó, năm 2014, Domino’s ra mắt Dom – Bot đặt hàng giúp
người dùng có thể order bằng giọng nói một cách nhanh chóng, thuận tiện và Dom có
thể dựa trên dữ liệu khách hàng từ quá khứ để đặt hộ cho người dùng. Dom đã đẩy trải
nghiệm của khách hàng lên một tầm cao mới. Cũng trong cùng năm, công ty đã tung ra
chiến dịch Pizza Mogul, được xem là một bước tiến tuyệt vời ở mảng Marketing và trải
nghiệm của khách hàng. Pizza Mogul là ứng dụng cho phép người sử dụng tự thiết kế

18
pizza của mình và chia sẻ với mọi người, càng nhiều người thấy nó thì sẽ càng nhiều
người muốn mua song lợi nhuận tất nhiên sẽ được san sẻ với khách hàng như một khoản
“hoa hồng”. Chiến dịch cho thấy sự đóng góp của khách hàng đến quy trình bán hàng
của Domino’s và khách hàng đã hưởng ứng vô cùng mạnh mẽ với chiến dịch này. Đến
năm 2016, Dom hỗ trợ cho nền tảng Amazon Echo và Alexa, Facebook Messenger và
Google Home. Cũng trong thời gian này, nhà Domino’s lại tiếp tục cho ra mắt Zero
Click – đặt hàng chỉ với một chạm vào màn hình smartphone tiết kiệm thời gian cho
người sử dụng. Ngày 28/07/2018, với sự hợp tác với ứng dụng Snapchat, người dùng có
thể lựa chọn mẫu bánh phù hợp công nghệ AR lens filter tích hợp trên camera. Filter áp
dụng cho camera trước và sau, cung cấp một mô hình 3D của chiếc pizza mà khách hàng
muốn sau đó có thể nhanh chóng đặt hàng chỉ với một cú click.

Hình 4: Công nghệ AR lens filter giúp người dùng xem trước mẫu pizza

1.3.4 Những khó khắn của Domino’s Pizza trong việc chuyển đổi số

Chính nhờ vào tài nắm bắt xu hướng công nghệ, Domino đã gặt hái cho mình
những thành tựu nhất định, giúp thương hiệu có những bước phát triển và những con số
tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Đầu tiên, doanh thu của của chuỗi cửa hàng Domino’s Pizza đã tăng đáng kể.
Năm 2015,nhờ chuyển đổi số bức tốc và hiệu quả, một nữa doanh thu của Domino đến
từ kênh bán hàng trực tuyến. Những tiện ích của việc đặt hàng online và cải thiện dịch
vụ qua di động đã khiến doanh số tăng lên nhanh chóng, đóng góp giúp thị phần chiếm
tới 31% toàn thị trường Mỹ. Cũng tại Hoa Kỳ, ngày 10/9/2017, doanh thu của Domino’s
Pizza tăng 8,4%. Theo một báo cáo, từ năm 2010 đến 2018, tốc độ tăng trưởng kép hàng
năm đạt xấp xỉ 11% từ hơn 1,5 tỷ USD lên hơn 2 lần khoảng 3,4 tỷ USD. Trong giai

19
đoạn dịch Covid, nhờ những chiến lược chuyển đổi số trong khâu giao hàng, Domino’s
vẫn không thể bị cản phá khi đạt doanh thu 3,61 tỷ USD chiếm hơn 65% tổng doanh số
khách hàng và trở thành chuỗi thức ăn nhanh lớn thứ 8 và đứng nhất bảng của chuỗi
thức ăn pizza năm 2019. Trong khi đó, giá cổ phiếu của công ty Domino’s (DPZ) tăng
phi mã 3200% gấp 32 lần so với đà tăng S&P Index trong giai đoạn 2010 – 2018.

Hình 5. Báo cáo doanh thu của Domino’s qua các năm sau khi vừa chuyển đổi số

Theo CNBC, doanh thu hàng năm của Domino’s tăng 13,78% so với năm 2019
tức xấp xỉ 4,11 tỷ USD. Năm 2020, 15 tỷ USD là con số biểu thị mức vốn hóa thị trường
của Domino’s Pizza. Giá cổ phiếu thị trường trong cùng năm chạm mức đỉnh kỷ lục 433
USD/ cổ phiếu, cao hơn 81% so với năm 2019.

Ngoài ra, sau công cuộc chuyển đổi số Domino’s Pizza đã mở rộng hơn 15000
cửa hàng trên 85 quốc gia khác nhau. Nhờ vào các phát kiến như phương tiện giao hàng
không người lái mà Domino’s đã tạo ra những trải nghiệm độc lạ cho khách hàng. Năm
2020, Các chiến dịch marketing của nhà Domino’s thúc đẩy mức độ hiệu quả của
Marketing, làm tăng mức độ tương tác của khách hàng, nâng mức tăng trưởng doanh số
bán hàng lên 3.9%.

1.3.5 Những thành tựu của Domino’s Pizza qua việc chuyển đổi số

20
Những thành công trên mặt trận chuyển đổi số của Domino’s Pizza là điều không
thể phủ nhận, nhưng người ta thường nói: “Không ai thành công mà chưa từng thất bại”.
Đằng sau lớp ngoài của sự thành công vẻ vang ấy, Domino’s đã phải vượt qua những
rào cản ngán đường một cửa tiệm pizza ven đường thành thương hiệu pizza nổi tiếng
nhất thế giới.

Trước khi có những bước tiến đổi mới trong việc hợp tác giao hàng, Domino’s
Pizza chỉ tập trung vào các cuốc vận chuyển thay vì kết hợp với các đối tác như các đối
thủ cạnh tranh Pizza Hut và Papa John’s. Nếu trước kia Domino’s được biết đến với
khẩu hiệu “30 phút hoặc miễn phí” thì thời đại ngày nay được coi là sự đi lùi. Trong khi
đó các đối thủ cạnh tranh thì tìm cách hợp tác với các hãng giao hàng lớn khiến nỗ lực
trở thành đơn vị xuất sắc nhất của Domino’s trở nên dư thừa. Theo số liệu từ trang MISA
cukcuk, mức bình quân tăng trưởng của Domino’s chỉ đạt 2,4% so với kỳ vọng 6,3%
cùng kỳ và sự tăng trưởng có dấu hiệu chững lại trong quý III năm 2019.

Domino’s Pizza tuy đã có được danh tiếng ở đất nước mẹ đẻ là nước Mỹ nhưng
khi nhượng quyền sang quốc gia khác lại là một thách thức cực lớn. Cụ thể, Ý - cái nôi
của pizza đã khiến Domino’s Pizza phải phá sản, đóng cửa tất cả cửa hiệu ở đất nước
này chỉ trong 7 năm ra mắt. Thất bại ở Ý đến từ vấn đề thu hút khách hàng kém vì vốn
họ chỉ dành sự quan tâm đến các nhà hàng ở địa phương nên khi Domino’s muốn lan
rộng thì chịu sự từ chối từ người dân Ý. Mặt khác, việc Domino’s thất bại ở Ý là không
cạnh tranh được các ứng dụng giao đồ ăn đến từ Glovo, Just Eat và Deliveroo. Theo tờ
Milano Today, công ty nhận nhượng quyền Domino’s tại Ý EPizza SpA, đã nộp đơn bảo
hộ phá sản vào tháng 4/2022 vì không đạt đủ doanh số trong 2 năm – thời điểm đại dịch
Covid vẫn đang hoành hành tại Ý.

Từ sau những thất bại đó, Domino’s đã có cho mình những bài học đắt giá, đòi
hỏi công ty phải luôn nắm bắt xu hướng và có chiến lược số hóa thích hợp với thời thế.
Tuy những thành công hiện nay là không thể phủ nhận nhưng cũng cho thấy được mức
độ đào thải mạnh mẽ các thương hiệu trong môi trường cạnh tranh gay gắt ở lĩnh vực
dịch vụ và thực phẩm F&B dù cho công nghệ có giúp doanh nghiệp thành công bao
nhiêu ở vùng này nhưng chắc chắn nó sẽ không tương thích với địa điểm khác.

21
CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN
ĐỔI SỐ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÍ AN TOÀN DỮ LIỆU
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số thành công trong quá
trình chuyển đổi số
2.1.1. Đối với tất cả doanh nghiệp

Việc chuyển đổi số sẽ do nhiều yếu tố tác động dẫn đến sự thành công hay thất
bại của mỗi doanh nghiệp khi áp dụng kỹ thuật số. Sau đây là những yếu tố chính ảnh
hưởng đến việc chuyển đổi số mà các doanh nghiệp cần tập trung trong quá trình số hóa:

Việc chuyển đổi số sẽ do nhiều yếu tố tác động dẫn đến sự thành công hay thất
bại của mỗi doanh nghiệp khi áp dụng kỹ thuật số. Sau đây là những yếu tố chính ảnh
hưởng đến việc chuyển đổi số mà các doanh nghiệp cần tập trung trong quá trình số hóa:

Thứ nhất, Nhận thức con người

- Duy trì cho phù hợp với nhu cầu: Doanh nghiệp cần liên tục điều chỉnh góc nhìn
theo quan điểm của khách hàng để duy trì sự phù hợp và đổi mới theo nhu cầu
thay đổi của họ. Tuy nhiên, việc cải tiến phải phù hợp với các tiêu chuẩn cơ bản
của doanh nghiệp, bao gồm nguồn lực nhân sự, tài chính, văn hóa và sứ mệnh.
Ví dụ, sau khi dịch Covid-19 lan rộng, nhu cầu của khách hàng đã thay đổi, khiến
họ mong muốn sự thay đổi trong cách thức kinh doanh để phù hợp với cuộc sống
hiện tại.
- Văn hóa và sáng tạo đổi mới: Ngoài việc liên tục học hỏi và nâng cao kiến thức,
mỗi người cũng nên tìm ra cách tiếp cận sáng tạo, tạo ra điểm khác biệt. Điều này
giúp doanh nghiệp cũng như xã hội không bị tụt hậu so với các quốc gia khác
trên thế giới. Khuyến khích sự sáng tạo trong doanh nghiệp giúp tìm ra những ý
tưởng mới, cải tiến hơn trong quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, trong quá trình
này, mặc dù có nhiều thay đổi trong tổ chức, những nhà lãnh đạo vẫn cần giữ
vững DNA (văn hóa và chiến lược), tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức.
- Tạo ra tầm nhìn tốt đẹp truyền tải đến mọi người: Trước khi bắt đầu quá trình
chuyển đổi số, những nhà lãnh đạo trong tổ chức cần tổ chức cuộc họp, gặp gỡ
22
nhân viên để truyền đạt sự cảm hứng. Điều này giúp nhân viên hiểu rõ mục tiêu
lý tưởng của việc chuyển đổi số và tạo động lực cho họ khi đối mặt với thách
thức và thất bại trong quá trình đạt được mục tiêu đó. Đây là một bước quan trọng
để quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình chuyển đổi số.

Thứ hai, Năng lực đội ngũ

Theo khảo sát về Nghiên cứu Xu hướng & Ưu tiên CNTT Toàn cầu từ Red Hat,
yếu tố lớn nhất cản trở việc chuyển đổi số của tổ chức là con người. Điểm đáng chú ý là
sự thiếu hụt kiến thức và kỹ năng của con người khi kỹ thuật số phát triển quá nhanh.
Để đạt được sự thành công trong việc chuyển đổi số, các nhà lãnh đạo cần tập trung vào
việc phát triển kỹ năng kỹ thuật số cho nhân viên bằng cách xác định những năng lực
cốt lõi cần thiết cho tương lai. Điều này sẽ hỗ trợ trong việc lập kế hoạch tuyển dụng và
đào tạo phù hợp. Đồng thời, cần đặc biệt quan tâm đến việc tìm hiểu về những kỹ năng
cần thiết để có thể đưa ra các giải pháp cải thiện, cũng như khuyến khích sự sáng tạo và
đổi mới của nhân viên. Điều này giúp chuyển đổi số trở nên thuận lợi hơn. Nhà quản lý
cần tìm hiểu và thúc đẩy bốn nhóm năng lực cốt lõi sau cho đội ngũ nhân viên.

- Năng lực xử lý thông tin, dữ liệu: Bao gồm các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm
về việc tìm kiếm, đánh giá, khai thác thông tin ở dạng số, dạng biểu đồ hay đồ
thị,...
- Năng lực đổi mới, sáng tạo và giải quyết vấn đề: Thông qua các phương tiện về
kỹ thuật số, cần biết được đó là những kỹ thuật nào và hiểu cách thức vận hành
cũng như đưa ra những ý tưởng độc đáo mới để quá trình chuyển đổi số diễn ra
nhanh chóng hơn.
- Năng lực giao tiếp: Giao tiếp với các cá nhân/tập thể thông qua các nền tảng công
nghệ kỹ thuật tiên tiến.
- Năng lực học tập, tiếp thu và phát triển: Đây là việc sử dụng các trang sàn thông
tin điện tử để có thể theo dõi xu hướng phát triển mới của xã hội cũng như khai
thác được triệt để tài nguyên kỹ thuật số.

Thứ ba, Công nghệ kỹ thuật số

23
- Nhận thức về công nghệ, Điều này phụ thuộc vào việc người quản lý có tiếp cận
và theo dõi xu hướng công nghệ toàn cầu hay không. Nếu họ không hiểu rõ về
xu hướng công nghệ hiện đại, họ sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội cạnh tranh với các doanh
nghiệp đang theo đuổi xu hướng công nghệ toàn cầu.
- Hạ tầng, Lãnh đạo các quốc gia đều thừa nhận rằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng
mạnh mẽ là bước quan trọng, là nền tảng cho quá trình chuyển đổi số. Ví dụ,
trong đại dịch Covid-19, nhờ có cơ sở hạ tầng hiện đại, nhiều quốc gia đã có khả
năng làm việc từ xa, tham gia các hoạt động trực tuyến như học trực tuyến...
không chỉ giúp kiểm soát dịch bệnh mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế số. Vì vậy,
một tổ chức cần có một cơ sở hạ tầng vững chắc để liên tục thích nghi với sự thay
đổi trong nhu cầu sử dụng công nghệ của con người.

Tóm lại, việc chuyển đổi số là ưu tiên cần được tập trung của các doanh nghiệp,
cùng việc liên tục cập nhật xu hướng công nghệ toàn cầu để không tụt lại phía sau. Con
người đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi số - họ là người thực hiện, quyết
định và hưởng lợi từ sự chuyển đổi này.

2.1.2. Đối với riêng Domino’s pizza


- Đầu tư có tổ chức từ trên xuống dưới, đây là một yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng
quyết định đến thành công của một chiến dịch. Trong năm 2012, Kelly và Dennis
Maloney, hai chuyên gia kỹ thuật hàng đầu, đã tổ chức cuộc họp với Hội đồng quản
trị để đánh giá và nêu rõ các rủi ro mà doanh nghiệp đang đối mặt. Đồng thời, họ đề
xuất một chiến lược phát triển mới, chuyển đổi công ty thành một "Doanh nghiệp
thương mại điện tử bán bánh pizza". Đề xuất này không chỉ đạt được sự ủng hộ từ
CEO và Hội đồng quản trị mà còn được hậu thuẫn về vốn đầu tư để triển khai chiến
lược công nghệ mới. Điều này không chỉ thể hiện sự nhạy bén trong quyết định mà
còn chứng tỏ khả năng tư duy chiến lược và thấu hiểu sâu sắc về tình hình thị trường
từ phía đội ngũ quản lý cấp cao.
- Quan tâm đến mối quan hệ giữa tiếp thị và công nghệ, Một khía cạnh quan trọng
khác là mối quan hệ tương hỗ giữa lĩnh vực tiếp thị và công nghệ trong quá trình
chuyển đổi số. Đối với Domino’s Pizza, việc này không chỉ bao gồm việc kết nối với
khách hàng thông qua thông tin về các sản phẩm kỹ thuật số mới mà còn bao gồm

24
triển khai các kênh liên lạc hai chiều trong nội bộ công ty. Theo Kelly, việc thúc đẩy
không gian làm việc chung là quan trọng. Nơi mà bộ phận tiếp thị và bộ phận công
nghệ thông tin có thể hợp tác một cách đồng bộ và thiết lập chiến lược chung một
cách hiệu quả.
- Sự tận tâm trong công việc, Một yếu tố quan trọng khác trong quá trình chuyển đổi
số của Domino’s Pizza là sự tận tâm. Để đảm bảo rằng các giải pháp công nghệ đáp
ứng và phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp phải thể hiện sự lắng nghe
và tiến hành nghiên cứu một cách chặt chẽ. Domino’s không ngừng thực hiện các
bài thử nghiệm để đo lường kết quả, đảm bảo rằng các giải pháp công nghệ được
triển khai với hiệu suất tối đa và đáp ứng đúng mong đợi của khách hàng.

Có thể thấy, điều quan trọng để phát triển là phải thiết lập được một văn hóa doanh
nghiệp tốt. Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ và ủng hộ không chỉ từ cấp quản lý cao nhất mà
còn từ toàn bộ tổ chức. Một ví dụ rõ ràng là chiến lược của Domino’s, nơi họ sử dụng
tầm nhìn "Doanh nghiệp thương mại điện tử chuyên bán pizza" như một công cụ quảng
bá để thu hút nhân tài. Điều này đã góp phần vào việc kết nối tinh thần của đội ngũ và
đảm bảo rằng công việc được triển khai một cách có tổ chức và có hệ thống, tuân thủ từ
cấp lãnh đạo đến tất cả các tầng lớp trong tổ chức. Điều này không chỉ tạo nên một môi
trường làm việc tích cực mà còn giúp tăng cường sự hiệu quả và sự linh hoạt trong các
hoạt động kinh doanh.

2.2. Các chính sách quản lí an toàn dữ liệu


2.2.1. Một số cơ chế an toàn trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database
Management System - DBMS)
- Xác thực (Authentication): Là quá trình xác minh danh tính của người dùng hoặc
thiết bị trước khi cho phép truy cập vào dữ liệu. Xác thực có thể sử dụng các phương
tiện như mật khẩu, mã PIN, mã OTP, vân tay, khuôn mặt hoặc mã thẻ.
- Uỷ quyền (Authorization): Là quá trình xác định quyền và vai trò của người dùng
hoặc thiết bị đối với dữ liệu. Uỷ quyền có thể sử dụng các phương tiện như danh
sách kiểm soát truy cập (Access Control List - ACL), nhóm người dùng, vai trò người
dùng hoặc chính sách truy cập.

25
- Kiểm toán (Auditing): Là quá trình ghi lại và theo dõi các hoạt động lý dữ liệu của
người dùng hoặc thiết bị. Kiểm toán có thể sử dụng các phương tiện như nhật ký hệ
thống (system log), báo cáo hoạt động (activity report) hoặc công cụ giám sát
(monitoring tool).
2.2.2. Các chính sách an toàn quản lý dữ liệu
- Xác định phạm vi liên quan đến hệ thống an toàn thông tin.
- Phân loại thông tin từ các định nghĩa, nội dung của nhà lãnh đạo cung cấp.
- Mục tiêu quản lý rõ ràng trong quản lý và xử lý, ví dụ các nghĩa vụ pháp lý, quy định
và hợp đồng đới với việc đảm bảo an ninh.
- Bối cảnh của tổ chức phải cụ thể khi làm rõ nội dung.
- Có tài liệu hỗ trợ giúp hệ thống an toàn thông tin được hoạt động hiệu quả, ví dụ như
thủ tục, hướng dẫn, cách khắc phục và ứng phó sự cố…
- Hướng dẫn cụ thể bao gồm các phương pháp về an ninh cho hệ thống nội bộ, bảo
mật khi sử dụng Internet. Tất cả quyền truy cập vào bất kỳ hệ thống máy tính đều
phải yêu cầu xác minh danh tính và xác thực, không chia sẻ cơ chế cho xác thực cá
nhân.
- Tổ chức cần đưa ra những trách nhiệm cụ thể được xác lập.
- Hậu quả bao gồm các hậu quả cho sự không tuân thủ theo chính sách an toàn thông
tin của tổ chức, ví dụ sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc,…

26
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ
THỂ CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG
3.1. Giải pháp chuyển đổi số thành công đối với doanh nghiệp chưa chuyển đổi số

Theo báo cáo năm 2023 chỉ có 6,2% doanh nghiệp đã hoàn thành xác định mục tiêu
chuyển đổi số và chỉ 7,6% đã từng bước xây dựng kế hoạch trong ngắn và dài hạn để
chuyển đổi số. Ngoài ra, hầu hết doanh nghiệp được khảo sát thực hiện chuyển đổi số
mang tính khá rời rạc, nhằm quản lý từng chức năng hoạt động riêng rẽ mà thiếu đi sự
kết nối mang tính đồng bộ…Đối với hầu hết các doanh nghiệp chưa chuyển đổi số hiện
nay, khó khăn lớn nhất trong quá trình chuyển đổi số là vấn đề về nhân lực, về cơ sở
hạ tầng và nhận thức của doanh nghiệp.

- Vấn đề con người, quá trình chuyển đổi số yêu cầu nguồn nhân lực dồi dào và
phải được trang bị kiến thức về các công nghệ mới hiện đại. Đây là khó khăn mà
nhiều doanh nghiệp nhỏ đang mắc phải. Một doanh nghiệp có nguồn nhân lực
đảm bảo cả về chất lượng lẫn số lượng sẽ là nguồn tài nguyên quý báu giúp ích
cho công ty rất nhiều trong phát triển và vươn mình ra biển lớn. Chính vì vậy cần
phải đảm bảo chất lượng nhân lực, để có thể nâng cao chuyên môn phục vụ cho
công cuộc chuyển đổi số, doanh nghiệp cần phải đưa ra những chương trình đào
tạo nguồn nhân lực sẵn có trong công ty, đồng thời cần phải đưa ra những phần
thưởng khen tặng nhân viên xuất xắc trong công ty và một số chính sách về lương
nhằm thu hút, giữ chân những nhân tài.
- Cơ sở hạ tầng, hạ tầng công nghệ số được coi là một trong những yếu tố quan
trọng hàng đầu khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên hệ quả của
chi phí đầu tư cao có thể dẫn đến việc thiếu hụt cơ sở hạ tầng cần thiết để doanh
nghiệp thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả và toàn diện. Nhiều doanh
nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đầu tư vào hệ thống vật chất do tiềm lực chưa
đủ, trong khi hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh
doanh không thể hiện rõ trong thời gian ngắn hạn. Do vậy, cần có giải pháp về
giải quyết nguồn vốn đầu tư. Giải pháp được nhóm đề ra là như sau: trước mắt
doanh nghiệp cần tập trung ngân sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững bởi vì
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc là đầu tư có lợi trong tương lai, có thể

27
bây giờ vẫn chưa có hiệu quả đặc biệt nhưng chắc chắn trong tương lai đấy sẽ là
nền móng vững chắc cho doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể đưa
ra nhiều chính sách mới nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài vào, khi đó doanh
nghiệp sẽ có nguồn vốn để đầu tư.
- Nhận thức của doanh nghiệp, thực tế chỉ ra rằng chuyển đổi số chỉ có thể thành
công khi chúng ta có nhận thức đúng đắn về chuyển đổi số, cũng như có kiến thức,
kỹ năng, sẵn sàng thích ứng và nắm bắt cơ hội. Dẫu biết là vậy nhưng vẫn còn đó
một số doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng mà chuyển đổi
số mang lại. Việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi số
và nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên lại rất tốn kém, trong khi đó hiệu quả
của chuyển đổi số là cả một quá trình dài không phải ngày một ngày hay. Do đó
những doanh nghiệp có sự lo lắng, e sợ, sợ rằng sự đầu tư lớn sẽ không mang lại
lợi ích cho họ, thậm chí còn có thể khiến doanh nghiệp phá sản. Tại hội thảo
“Chuyển đổi số cùng Tanca - Lark Suite 2023” ngày 23-6, nhận định về thực trạng
chuyển đổi số tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, ông Lê Minh Chiến, văn
phòng chuyển đổi số, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho
rằng: “Doanh nghiệp dành 5 - 7 tỉ cho chuyển đổi số là điều xa xỉ”. Chính vì vậy,
cần phải thay đổi suy nghĩ của từng người một, từng thành viên trong công
ty,…Nếu mỗi một người có được nhận thức đúng đắn thì ta sẽ có được một biển
người, doanh nghiệp sẽ dần thay đổi, phải chú trọng truyền thông, nâng cao nhận
thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số.
3.2. Giải pháp chuyển đổi số thành công đối với doanh nghiệp đã và đang
chuyển đổi số
3.2.1. Tổng quát đối với tất cả doanh nghiệp

Các doanh nghiệp đã và đang chuyển số ngày nay đều có điểm chung cụ thể với
nhau. Họ đầu tư, phát triển và sử dụng các phần mềm quản trị vào trong quá trình hoạt
động. Những phần mềm hệ thống thông tin quản lý mang lại hiệu suất làm việc cực kỳ
cao, bảo mật thông tin và khắc phục được nhược điểm về chi phí. Những phần mềm này
chính là giải pháp mà các doanh nghiệp lựa chọn trong quá trình chuyển đổi số nhằm
đảm bảo tối đa hóa lợi ích nhưng vẫn đảm bảo tối ưu về chi phí lâu dài. Dưới đây là một
vài phần mềm quản trị mà các doanh nghiệp đã sử dụng thành công:
28
- Base HRM+, đây là phần mềm quản lý quy trình và công việc toàn diện, nó cho
phép người sử dụng dễ dàng giao việc và theo dõi tiến độ của từng nhân viên.
Đồng thời cho phép lên kế hoạch cho hàng trăm quy trình cụ thể để người sử dụng
xem xét, theo dõi và lựa chọn. Phần mềm khá linh hoạt khi có thể sử dụng trên
laptop, mobile và tablet. Hơn 8000 doanh nghiệp đã tin tưởng và sử dụng ứng
dụng và đạt được hiệu quả nhất định.

Hình 6: Ứng dụng BASE HRM+

- Misa Amis, là một trong số ít những phần mềm có khả năng cung cấp đầy đủ chức
năng mà người quản trị cần thiết. Nó cung cấp đầy đủ chức năng trong các lĩnh
vực từ Tài chính - Kế toán, Marketing – Bán hàng. Misa Amis tích hợp các phần
mềm riêng lẽ một cách chặt chẽ và tối ưu hóa mọi hoạt động, tối thiểu hóa chi phí.
Misa tự hào mang tới hiệu quả vượt trội cho hơn 250.000 khách hàng tổ chức.

29
Hình 7: Ứng dụng MISA AMIS

- FastWork, thêm một phần mềm quản lý toàn diện nữa phải kể đến là FastWork.
Phần mềm được hơn 3500 doanh nghiệp lớn, nhỏ tin tưởng và sử dụng. FastWork
cung cấp cho doanh nghiệp khả năng quản lý tiền lương, kế hoạch, hệ thống thông
tin hồ sơ và nổi bật hơn hết chính là khả năng chấm công cho nhân viên một cách
nhanh chóng, tiện lợi. Với khả năng tích hợp và mở rộng không giới hạn cùng với
khả năng tối ưu hóa được chi phí, FastWork hứa hẹn chắc chắn sẽ thu hút được
nhiều doanh nghiệp sử dụng hơn nữa trong tương lai.

Hình 8: Ứng dụng FastWork

- ESO, đây là phần mềm hứa hẹn sẽ giúp bạn quản lý công ty theo đúng quy trình
hiệu quả với mục tiêu đề ra là tiết kiệm 40% thời gian và tăng 60% lợi nhuận. Và
cũng như các phần mềm quản trị khác, ESO giúp bạn quản lý được từng khâu
trong công việc, sắp xếp, lên kế hoạch. Bên cạnh đó còn hỗ trợ thu thập thông tin
phản hồi từ khách hàng để có những thay đổi phù hợp với mong mỏi của họ.

30
Hình 9: Ứng dụng ESO

3.2.2. Đối với các doanh nghiệp F&B nói chung và Domino's pizza nói riêng

Đối với các doanh nghiệp F&B nói chung và Domino’s pizza nói riêng, việc áp
dụng các phần mềm quản trị cũng đã đem đến những thành công nhất định. Những doanh
nghiệp này thường ưu tiên những phần mềm chuyên về quản lý sản phẩm, theo dõi đơn
hàng và phản hồi của khách hàng cho nên các doanh nghiệp F&B sẽ có sự lựa chọn khác
so với tổng thể các doanh nghiệp khác. Và trong ngành F&B, những phần mềm hệ thống
được áp dụng rộng rãi và mang lại thành công nhất phải kể đến như sau:

- Viindoo: Hệ thống quản lý nhà hàng Viindoo bao gồm toàn bộ các ứng dụng hỗ
trợ trong việc quản trị, giám sát, báo cáo… các hoạt động kinh doanh. Đặc biệt,
phần mềm này còn có thể hỗ trợ số hóa và tối ưu tất cả các quy trình quản lý trên
một nền tảng duy nhất.
- PosApp: PosApp chính là giải pháp bán hàng, tính tiền tối ưu hàng đầu cho các
nhà hàng và quán ăn. Với nhiều tính năng hữu ích, phần mềm này sẽ giúp cho
người dùng tiết kiệm được nhiều công sức khi quản lý.
- Cukcuk: Vấn đề lớn nhất khi bắt đầu kinh doanh các quán ăn nhỏ hoặc các nhà
hàng thường gặp phải là chi phí quản lý trong việc vận hành và quản lý doanh thu.
Dù là với mức độ quy mô lớn, nhỏ, kinh doanh đơn lẻ hay vận hành chuỗi nhà
hàng lớn, phần mềm quản lý quán ăn CukCuk đều có thể đáp ứng được các vấn
đề thường gặp phải.

Về phần Domino’s pizza kể từ khi áp dụng thành công chuyển đổi số đã có sự


vươn mình mạnh mẽ, Domino’s pizza không ngừng đầu tư và công nghệ mới lạ, hiện
31
đại nhằm tạo ra sự thích thú cho khách hàng, đồng thời tối ưu hóa được thời gian cũng
như là chi phí đáng kể. Họ đã phát triển nên ứng dụng “Pizza tracker” cho phép khách
hàng có thể đặt hàng và theo dõi vị trí đơn hàng của mình. Không ngừng tại đó, Domino’s
pizza tiếp tục phát triển hơn nữa ứng dụng của mình bằng cách tích hợp công nghệ AI
hỗ trợ tương tác, đặt hàng bằng giọng nói, tự động xử lý thông tin khách hàng. Những
cải tiến không ngừng về chuyển đổi số đã góp phần xây dựng nên một đế chế Domino’s
pizza như hiện tại.

32
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TỪ CÁC DOANH NGHIỆP ĐÃ CHUYỂN ĐỔI
SỐ THÀNH CÔNG VÀ CÁC PHẦN MỀM CHUYỂN ĐỔI SỐ
4.1. Hai doanh nghiệp đang thành công với phần mềm hệ thống thông tin
chuyển đổi số trong quá trình chuyển đổi số
4.1.1. Công ty Cổ phần Hữu Nghị Xuân Cương
Công ty Cổ phần Hữu Nghị Xuân Cương là một trong những doanh nghiệp hàng
đầu về đầu tư, khai thác và kinh doanh dịch vụ bến bãi, dịch vụ hậu cần logistics tại
Lạng Sơn, Công ty Cổ phần Hữu Nghị Xuân Cương đang tiên phong đầu tư mạnh
cho chuyển đổi số để tạo tiền đề bứt phá tăng trưởng trong tương lai. Sự uy tín và
thương hiệu mạnh của Công ty Xuân Cương, cũng như tất cả những thành quả đạt
được đến ngày hôm nay, đều là kết quả của yếu tố con người. Đây là sự kết hợp giữa
mô hình công ty hiện đại và ban lãnh đạo có trình độ cao, giàu kinh nghiệm và tận
tâm, cùng với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo và nhiệt huyết. Tuy nhiên,
việc quản lý quy mô trên 1000 nhân sự đã tạo ra những khó khăn đối với bản thân
phòng nhân sự và cũng như ban quản lý và ban điều hành. Để giải quyết vấn đề đặt
ra, công ty CP Hữu Nghị Xuân Cương đã trải qua quá trình tìm kiếm, lựa chọn và
đánh giá kĩ lưỡng kéo dài 2 tháng để tìm ra phần mềm phù hợp với nhu cầu và quy
mô của doanh nghiệp, và cuối cùng phần mềm được công ty tin tưởng lựa chọn là
phần mềm quản lý Misa Amis – được đánh giá là toàn diện nhất, do Công ty Cổ
phần Misa phát hàng. Qua quá trình sử dụng của doanh nghiệp, phần mềm quản lý
Misa Amis là lựa chọn phù hợp nhất đầy đủ các khía cạnh liên quan đến nghiệp vụ,
kỹ thuật, tốc độ, tiện lợi, và đặc biệt là sự phù hợp với văn hóa và mục tiêu mà công
ty CP Xuân Cương đặt ra trong quá trình chuyển đổi số.
Misa Amis là một trong số ít các đơn vị có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu
quản trị toàn diện của doanh nghiệp, từ lĩnh vực Tài chính - Kế toán, Marketing -
Bán hàng cho đến Nhân sự, Công việc, Quy trình, Văn phòng số và nhiều lĩnh vực
khác. Misa Amis đảm bảo tích hợp các phần mềm một cách chặt chẽ, giúp doanh
nghiệp giải quyết các vấn đề khi sử dụng các phần mềm riêng lẻ và tối ưu hóa mọi
hoạt động. Việc tích hợp các phần mềm giúp doanh nghiệp loại bỏ những rào cản và
khó khăn trong quá trình sử dụng, đồng thời tăng cường hiệu suất làm việc, tiết kiệm
chi phí và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Ngoài ra, tích hợp giữa các phần
33
mềm còn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Misa Amis mang
đến sự toàn diện và đáng tin cậy trong việc cung cấp các giải pháp quản trị doanh
nghiệp, từ các khía cạnh quan trọng như tài chính, kế toán, marketing, bán hàng,
nhân sự, quy trình cho đến văn phòng số. Sự tích hợp chặt chẽ giữa các phần mềm
trong hệ thống Misa Amis giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa tiềm năng và năng lực
của mình, đồng thời tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và gia tăng sự cạnh
tranh trên thị trường.

Hình 10: Các ứng dụng của phần mềm quản lý doanh nghiệp Misa Amis
So với các phần mềm quản lý hệ thống doanh nghiệp khác, Misa Amis có những
ưu điểm nổi bật hơn như sau:
Misa Amis cung cấp đầy đủ các phân hệ để giúp doanh nghiệp quản lý tổng thể, bao
gồm Tài chính - Kế toán, Nhân sự (Tuyển dụng - Tiền lương - Bảo hiểm), Bán hàng
và Marketing (CRM), Truyền thông nội bộ, Quy trình - Quy định, Tài sản, Quản lý
công việc và nhiều hệ thống khác.
Hệ thống tạo kết nối chặt chẽ giữa các phòng ban bên trong như Kế toán, Bán
hàng, Nhân sự và kết nối với các phần mềm hóa đơn điện tử, chữ ký số, kế toán, giúp
xây dựng quy trình thống nhất. Thông tin đầu ra của một bộ phận hoặc công việc trở
thành đầu vào của bộ phận hoặc công việc khác, giúp tiết kiệm thời gian nhập liệu,
giảm sai sót và tăng hiệu suất làm việc của nhân viên.
Hệ thống cũng kết nối với các nền tảng bên ngoài doanh nghiệp như Thuế, Ngân
hàng, sàn TMĐT, Logistics và liên kết dữ liệu giữa các chi nhánh, cửa hàng. Tất cả

34
dữ liệu của doanh nghiệp được tổng hợp và liên thông giữa các bộ phận để phục vụ
việc điều hành và ra quyết định kịp thời.
Sự phối hợp chặt chẽ và trơn tru giữa các bộ phận giúp nâng cao trải nghiệm của
khách hàng và nhân viên, tăng năng suất làm việc, tối ưu hóa chi phí và nguồn lực,
cũng như nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hệ thống cung cấp báo cáo đa chiều và chính xác, tạo ra một bức tranh hoàn
chỉnh để CEO có thể điều chỉnh kịp thời.
Misa Amis hoạt động trên nền tảng Cloud, cho phép nhân viên và quản lý làm việc
mọi lúc mọi nơi. CEO có thể xem báo cáo theo thời gian thực trên điện thoại di động,
kế toán viên có thể kê khai thuế qua mạng ngay khi làm việc tại nhà.
Giao diện của Misa Amis thân thiện, dễ sử dụng và phù hợp với nhân sự ở mọi trình
độ.
4.1.2. Công ty TNHH Thương mại Hồng Ký Mì Gia
Công ty TNHH Thương mại Hồng Ký Mì Gia là một đơn vị chuyên nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực cung cấp và phục vụ các món ăn theo phong cách Trung Hoa.
Đặc trưng của Hồng Ký Mì Gia không chỉ nằm ở hương vị độc đáo của các món ăn
mà còn ở không gian nhà hàng thoáng mát, gọn gàng và sạch sẽ, mang đậm chất
Trung Quốc. Dù mới chỉ được thành lập từ năm 2017, thế nhưng bằng những uy tín
và nỗ lực của mình, Hồng Ký Mì Gia đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm
và ủng hộ từ phía khách hàng.
Bên cạnh việc duy trì chất lượng thực đơn, chất lượng phục vụ nhất quán ở tất cả
nhà hàng, ban lãnh đạo Hồng Ký Mì Gia cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề vận hành
tinh gọn khi mở rộng kinh doanh theo mô hình chuỗi nhà hàng, kết hợp nhượng
quyền thương hiệu. Tuy nhiên, câu chuyện làm sao để tổ chức vận hành 8 nhà hàng
như một 1, không có lỗ hổng trong quản lý, kiểm soát tốt nhân sự, tối ưu nguồn lực,
giảm được chi phí… luôn là một vấn đề nan giải đối với doanh nghiệp nay đã được
giải quyết bới phần mềm quản lý doanh nghiệp FastWork.
Theo đó từ năm 2022, phần mềm FastWork đã được sử dụng để chấm công - tính
lương tại tất cả các chi nhánh của nhà hàng Hồng Ký Mì Gia.

35
Hình 11: Giao diện quản lý nhân sự của FastWork trên di động

Phần mềm Fastwork đã được Hồng Ký Mì Gia tin tưởng và áp dụng trong giai
đoạn tăng trưởng nóng của họ. Trong việc quản lý nhân sự tập trung và chấm công,
Fastwork đã đóng vai trò là một giải pháp mới thay thế hệ thống máy vân tay đặt tại
8 nhà hàng của họ.
Phần mềm của Fastwork cho phép nhân viên chấm công hoàn toàn trên ứng dụng
di động. Điều này đồng nghĩa với việc nhân viên có thể chấm công bằng cách sử
dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt Face ID, kết hợp với GPS/IP Wifi để quản lý
chấm công tại từng cửa hàng. Điều này mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho nhân
viên, đồng thời giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục phức tạp và tiết kiệm thời gian
trong việc quản lý chấm công. Với Fastwork, Hồng Ký Mì Gia đã tìm thấy một giải
pháp hiệu quả để quản lý nhân sự và chấm công trong giai đoạn tăng trưởng của họ.
Bằng cách áp dụng công nghệ tiên tiến như nhận diện khuôn mặt và kết nối GPS/IP
Wifi, họ có thể đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong quá trình chấm công
của nhân viên.
Fastwork là giải pháp chấm công trực tuyến mà Hồng Ký Mì Gia đã áp dụng để
quản lý và chấm công nhân sự trong quá trình mở rộng nhà hàng trên toàn quốc. Lợi
thế của Fastwork nằm ở việc không giới hạn số người và số chi nhánh, đáp ứng nhu
cầu mở rộng của doanh nghiệp. Qua đó, Hồng Ký Mì Gia có thể quản lý nhân sự và

36
chấm công một cách linh hoạt và hiệu quả từ bất kỳ địa điểm nào trên toàn quốc.
Đồng thời, tính chính xác và tính nhất quán trong quá trình chấm công cũng được
đảm bảo, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tình hình làm việc của các chi
nhánh và nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng và quản lý hiệu quả của
Hồng Ký Mì Gia.
4.2. Giới thiệu về ứng dụng mà Domino’s có thể sử dụng để thành công
trong quá trình chuyển đổi số
4.2.1. Tổng quan về Base HRM+

Base HRM+ là phần mềm quản trị nhân sự (HRM) toàn diện, được phát triển bởi
Công ty Base Enterpise. Phần mềm này được thiết kế để kết nối với các ứng dụng quản
trị nhân sự khác trong bộ sản phẩm, đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ và cập nhật
nhất trên smartphone của từng nhân sự. Với Base HRM+, nhân sự có thể truy cập và
quản lý thông tin cá nhân, bao gồm hồ sơ, lịch sử làm việc, bảng lương, quyền lợi và
các thông tin khác. Ứng dụng này cung cấp một giao diện thân thiện và dễ sử dụng, cho
phép nhân sự cập nhật thông tin cá nhân của mình, xem thông báo từ công ty và thực
hiện các nhiệm vụ quản lý nhân sự khác.

Hình 12: Các chức năng của phần mềm quản lý Base HRM+

Hiện nay, Base đã trở thành nền tảng SaaS uy tín cho các doanh nghiệp Việt Nam,
với hơn 1.500 khách hàng ở nhiều lĩnh vực từ Tài chính – ngân hàng, Thương mại điện
tử – Logistic, F&B, Giáo dục cho đến Bất động sản…

4.2.2. Các ứng dụng của Base HRM+

Phần mềm Base HRM+ cung cấp cho doanh nghiệp 13 ứng dụng với các chức năng
khác nhau, để tạo ra sự thuận lợi cho việc quản lý nhân sự của công ty. Trong số 13 ứng
37
dụng, được chia thành 4 nhóm chính: Quản trị thông tin nhân sự, Chấm công và tính
lương, Đào tạo và phát triển, Quản trị mục tiêu và đánh giá.

Hình 13: Các ứng dụng quản trị thông tinh nhân sự

Hình 14: Các ứng dụng chấm công và tính lương

Hình 15: Các ứng dụng đào tạo và phát triển

38
Hình 16: các ứng dụng quản trị mục tiêu và đánh giá

4.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm Base


- Ưu điểm:

Lối thiết kế hiện đại, gọn gàng và khoa học: Base được thiết kế với giao diện người
dùng hiện đại và trực quan, giúp người dùng dễ dàng sử dụng và tìm hiểu các tính năng
của nền tảng. Giao diện được tối ưu hóa để đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt nhất.

Khả năng tích hợp dễ dàng với ứng dụng bên thứ ba: Base cho phép tích hợp với các
ứng dụng bên thứ ba một cách dễ dàng, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và tương tác
với các công cụ và dịch vụ khác mà doanh nghiệp sử dụng.

Tương tác và chia sẻ thông tin qua nhóm chat và cuộc họp trực tuyến: Base cung cấp
tính năng nhóm chat và cuộc họp trực tuyến, giúp người dùng tương tác, trao đổi thông
tin và làm việc cùng nhau một cách thuận tiện và hiệu quả.

Hỗ trợ đa nền tảng: Các ứng dụng của Base có khả năng hoạt động trên nhiều hệ điều
hành máy tính và điện thoại di động, bao gồm Windows, macOS, iOS và Android. Điều
này cho phép người dùng truy cập và sử dụng nền tảng từ các thiết bị khác nhau một
cách linh hoạt.

Những ưu điểm này giúp Base trở thành một nền tảng quản trị hiệu quả và linh hoạt,
giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc và tăng cường sự tương tác và chia sẻ
thông tin trong tổ chức.

39
- Nhược điểm:

Chi phí: Sử dụng đầy đủ các phần mềm trong hệ thống Base có thể đòi hỏi doanh
nghiệp phải trả một số chi phí. Điều này có thể gồm việc mua các gói dịch vụ, cấp phép
sử dụng hoặc các khoản phí liên quan khác. Chi phí này có thể là một yếu tố đáng xem
xét cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc có nguồn lực hạn chế.

Quản lý tài chính: Base không cung cấp các tính năng quản lý tài chính đầy đủ. Điều
này có nghĩa là doanh nghiệp có thể cần sử dụng một phần mềm riêng biệt khác để hỗ
trợ quản lý tài chính, bao gồm việc tính toán lương, quản lý thu chi, hoặc xử lý các vấn
đề tài chính khác.

Phù hợp với doanh nghiệp lớn: Base được thiết kế để phục vụ các doanh nghiệp lớn,
đặc biệt là tập đoàn hoặc tổng công ty có nhiều phòng ban và khối lượng công việc dày
đặc. Điều này có nghĩa là nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ hoặc có quy mô nhỏ hơn,
Base có thể không phù hợp hoặc quá phức tạp cho nhu cầu của bạn.

4.2.4. Phần mềm Base HRM+ đối với quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp
Domino’s Pizza

Giải pháp cơ bản của công ty khi áp dụng Base HRM+:

Phần mềm Base HRM+ có các tính năng quan trọng để hỗ trợ quản lý nhân sự và
các hoạt động liên quan trong doanh nghiệp. Dưới đây là các lợi ích mà phần mềm này
có thể mang lại:

Phần mềm Base HRM+ cung cấp cho doanh nghiệp tính năng quản lý tuyển dụng
và hội nhập để giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ quy trình tuyển dụng và giúp nhân
viên hòa nhập vào môi trường làm việc một cách hiệu quả. Đối với quy trình tuyển dụng,
phần mềm này cho phép doanh nghiệp đăng tuyển công việc, sàng lọc hồ sơ ứng viên
và lên lịch phỏng vấn một cách thuận tiện. Nó cung cấp các công cụ để đánh giá và chọn
lựa ứng viên phù hợp, giúp công ty tiết kiệm thời gian và nỗ lực trong quá trình lựa chọn
nhân viên. Ngoài ra, Base HRM+ cũng hỗ trợ quá trình hội nhập nhân viên mới, cung
cấp thông tin và tài liệu liên quan đến môi trường làm việc, quy trình công việc, chính
sách và quy định của công ty, giúp nhân viên mới nhanh chóng làm quen và hòa nhập

40
vào môi trường làm việc. Nó cũng hỗ trợ việc lên kế hoạch và theo dõi quá trình đào tạo
và hướng dẫn cho nhân viên mới, giúp họ nắm bắt công việc một cách hiệu quả.

Phần mềm quản lý nhân sự Base HRM+ cung cấp tính năng quan trọng để theo
dõi và kiểm soát thông tin nhân viên. Nó cho phép doanh nghiệp lưu trữ và quản lý
thông tin cá nhân, thông tin hợp đồng lao động và tài sản của nhân viên một cách hiệu
quả. Qua phần mềm này, doanh nghiệp có thể tạo một cơ sở dữ liệu nhân viên tổng quát,
nơi mà thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, ngày sinh và số điện thoại được lưu trữ một
cách an toàn và bảo mật. Thông tin hợp đồng lao động, bao gồm các điều khoản và điều
kiện, cũng được ghi lại và quản lý trong cùng một hệ thống. Ngoài ra, phần mềm cũng
cho phép quản lý lưu trữ và theo dõi tài sản của nhân viên, bao gồm các thiết bị công
nghệ, xe cộ hoặc các tài sản khác mà nhân viên sử dụng trong quá trình công việc. Thông
qua việc lưu trữ thông tin này, công ty có thể dễ dàng kiểm soát và quản lý tài sản, bao
gồm việc ghi nhận việc cấp phát, bàn giao và thu hồi tài sản khi cần thiết.

Base HRM+ mang giải pháp quản lý đào tạo nhân sự và nhiều tính năng quan
trọng để tối ưu hóa quá trình đào tạo nhân viên cho doanh nghiệp. Đầu tiên, phần mềm
này cho phép doanh nghiệp lập kế hoạch đào tạo chi tiết, từ việc xác định các khóa học
và hoạt động đào tạo phù hợp cho từng nhân viên, đến lên lịch thời gian linh hoạt. Điều
này giúp đảm bảo rằng mục tiêu đào tạo được xác định rõ ràng và nhân viên được đặt
vào các chương trình phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ. Tiếp theo, Base HRM+
cung cấp tính năng ghi nhận tiến độ đào tạo, giúp doanh nghiệp theo dõi việc hoàn thành
các khóa học và đánh giá tiến bộ của từng nhân viên. Base HRM+ cũng cho phép doanh
nghiệp đánh giá kết quả đào tạo thông qua các hoạt động đánh giá, bài kiểm tra hoặc
đánh giá phản hồi từ người tham gia. Điều này giúp đánh giá hiệu quả và chất lượng của
chương trình đào tạo, từ đó điều chỉnh và cải thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo
của nhân viên.

Base HRM+ cung cấp tính năng quản lý chấm công, lương bổng và nghỉ phép,
giúp doanh nghiệp tự động hóa các quy trình liên quan và đem lại nhiều lợi ích quan
trọng. Đầu tiên, phần mềm cho phép công ty dễ dàng chấm công nhân viên một cách tự
động. Thay vì sử dụng các phương pháp chấm công thủ công, Base HRM+ giúp doanh
nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực bằng cách tự động ghi nhận thông tin chấm công
41
từ các thiết bị như máy chấm công hoặc ứng dụng di động. Phần mềm tính toán lương
một cách tự động dựa trên các thông tin chấm công và quy tắc lương được thiết lập
trước. Điều này giúp giảm thiểu sai sót trong quá trình tính toán lương và đảm bảo tính
chính xác và công bằng. Ngoài ra, Base HRM+ cung cấp tính năng quản lý nghỉ phép,
giúp công ty dễ dàng theo dõi và quản lý các yêu cầu nghỉ phép của nhân viên. Nhân
viên có thể yêu cầu nghỉ phép thông qua phần mềm, và quản lý có thể xem xét, duyệt và
ghi nhận các yêu cầu nghỉ phép một cách hiệu quả. Điều này giúp đảm bảo rằng quy
trình nghỉ phép được thực hiện một cách mạch lạc và công bằng, đồng thời đáp ứng
được nhu cầu của nhân viên.

Base HRM+ cung cấp cho doanh nghiệp tính năng thiết lập mục tiêu công việc
và đánh giá KPI (Chỉ số hiệu suất chính) cho từng nhân viên. Tính năng thiết lập mục
tiêu công việc trong Base HRM+ cho phép doanh nghiệp xác định mục tiêu cụ thể cho
từng nhân viên, phần mềm giúp đảm bảo rằng mục tiêu công việc được thiết lập một
cách rõ ràng và có liên quan đến mục tiêu của doanh nghiệp. Đồng thời, Base HRM+
cung cấp công cụ đánh giá hiệu suất và đo lường KPI. Doanh nghiệp có thể xác định các
chỉ số hiệu suất quan trọng và đo lường tiến độ hoàn thành công việc dựa trên các mục
tiêu đã được thiết lập. Việc đánh giá KPI trong Base HRM+ không chỉ giúp doanh nghiệp
đo lường hiệu suất của từng nhân viên mà còn tạo cơ sở để cung cấp phản hồi và hỗ trợ
phát triển cá nhân. Nhân viên có thể theo dõi tiến độ của mình, nhận thông tin phản hồi
và điều chỉnh hướng làm việc để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

4.2.5. Một số giải pháp cụ thể sử dụng phần mềm Base HRM+ cho doanh nghiệp
Domino Pizza

Cách quản lý nghỉ phép và vắng mặt của nhân viên

- Bước 1: Truy cập vào ứng dụng Timeoff của phần mềm Base HRM+

Truy cập vào đường dẫn: timeoff.base.vn.

42
Hình 17: Minh họa truy cập vào ứng dụng timeoff của phần mềm Base HRM+

Sau khi truy cập sẽ xuất hiện những đề xuất đơn xin nghỉ phép của nhân viên:

Hình 18: Minh họa bước truy cập vào ứng dụng timeoff của phần mềm Base HRM+

Có thể theo dõi lịch biểu để biết được người nhân viên nghỉ vào ngày nào hoặc
theo dõi lịch nghỉ của bản thân.

43
Hình 19: Minh họa truy cập vào ứng dụng timeoff của phần mềm Base HRM+

- Bước 2: Thiết lập các mẫu nghỉ phép

Truy cập vào phần cài đặt

Hình 20: Minh họa bước thiết lập các mẫu nghỉ phép cho nhân viên

Chọn vào phần tạo mới nhóm, sau đó phần mềm sẽ xuất hiện bảng như sau:

Doanh nghiệp có thể tạo ra một mẫu nghỉ phép cho nhân viên bằng điền, lựa chọn
các thông tin cần thiết vào các mục sau:

+ Tên nhóm.

+ Người phê duyệt.

44
+ Loại phép.

+ Yêu cầu phê duyệt từ quản lý.

+ Quy trình phê duyệt.

+ Giới hạn số ngày đề xuất nghỉ phép được tạo

Có thể thêm những thông tin khác bằng cách nhấn vào “Cài đặt nâng cao”.

Sau đó nhấn vào “Tạo nhóm” → tạo được một mẫu đề xuất xin nghỉ phép đơn
giản cho nhân viên.

Hình 21: Minh họa bước thiết lập các mẫu nghỉ phép cho nhân viên

Người quản lý có thể thêm các trường thông tin khác nếu công ty yều cầu, cần
nhân viên phải thực hiện trước khi nghỉ phép bằng cách: nhấn vào nút “thêm” tại mục
các trường tùy chỉnh.

Hình 22: Minh họa bước thiết lập các mẫu nghỉ phép cho nhân viên

45
- Bước 3: Thiết lập ngày phép và chính sách nghỉ phép cho từng nhân sự.

Truy cập vào đường dẫn: hrm.base.vn → nhấn vào mục “nghỉ phép”.

Hình 23: Minh họa cho bước truy cập vào phần chính sách nghỉ phép

Sau đó giao diện phần mềm xuất hiện những chính sách được Base HRM+ đề
xuất, như: Standrad PTO, First- year PTO, Pending PTO và Theo thâm niên. Doanh
nghiệp cũng có thể tùy chỉnh cơ chế của từng chính sách sao cho phù hợp với công ty.

Hình 24: Minh họa cho bước xuất hiện các chính sách nghỉ phép do phần mềm đề xuất

Doanh nghiệp có thể thêm chính sách nghỉ phép khác ngoài các chính sách phần
mềm đề xuất: nhấn vào “tạo mới” → chọn “thêm chính sách nghỉ phép”.

Sau đó doanh nghiệp sẽ thực hiện gán chính sách phù hợp cho từng nhân viên
trong công ty như sau: nhấn vào “tạo mới” → chọn “ thêm người tham gia”.

46
Hình 25: Minh họa cho bước gán chính sách cho nhân viên

Chọn nhân viên cần thêm chính sách:

Hình 26: Minh họa cho bước chọn nhân viên để thêm chính sách nghỉ phép cho họ

Lựa chọn chính sách nghỉ phép hàng năm cho nhân viên đã chọn. Có thiết lập các
thông tin nhưng: ngày có hiệu lực, phép tồn, phép trong năm, phép thâm niên, nghỉ bù
và có thể thêm các ghi chú nếu cần:

47
Hình 27: Minh họa cho bước lựa chọn chính sách nghỉ phép cho nhân viên

Sau khi thực hiện thêm chính sách cho nhân viên xong ấn vào nút “lưu lại” →
thực hiện xong thao tác thêm chính sách nghỉ phép cho một nhân viên. Hàng tháng, phần
mềm sẽ tự động trừ ngày phép nếu nhân viên đấy có nghỉ phép năm, hàng năm người
đó sẽ tự được cộng ngày phép theo đúng chính sách của công ty và cộng này phép theo
chính sách thâm niên.

Hình 28: Minh họa cho bước lưu lại sau khi nhập xong những thông tin cần thiết cho chính sách nghỉ
phép của nhân viên

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thực hiện thêm chính sách nghỉ phép cho động loạt
nhiều nhân viên cùng một lúc bằng cách: chọn mục “tạo mới” → chọn “import danh
sách” → dowload file excel → tạo danh sách nhân viên và chính sách nghỉ phép cho
từng nhân viên đó, theo mẫu có sẵn của phần mềm đưa ra → đăng tải tệp lên phần mềm
→ nhấn vào nút “tiếp tục”.
48
Hình 29: Minh họa cho bước thêm chính nghỉ phép cho nhiều nhân viên cùng lúc

Doanh nghiệp có thể xem toàn bộ nhân viên và chính sách của họ ở mục “Người
tham gia”.

Hình 30: Minh họa cho bước xem danh sách các nhân viên và chính sách nghỉ phép của họ

Người quản lỷ có thể quản lý tất cả các ngày phép của nhân viên ở mục “Danh
sách nhân sự”. Khi người nhân viên gửi đề xuất nghỉ phép và được duyệt thì phần mềm
sẽ tự động trừ ngày nghỉ phép của nhân viên.

49
Hình 31: Minh họa cho bước xem danh sách nhân sự của công ty

50
KẾT LUẬN
Công cuộc chuyển đổi số của thương hiệu Domino’s Pizza vẫn sẽ luôn là vấn đề
được các chuyên gia quan tâm và nghiên cứu. Qua những nội dung trên, chúng ta có thể
thấy sự ảnh hưởng của chuyển đổi số đến toàn thế giới cũng như những bước đi lịch sử
của Domino’s trong công cuộc “số hóa” doanh nghiệp. Những bước đi đó không chỉ
mang lại một tiếng tăm cho một thương hiệu pizza nhỏ trở thành ông lớn của ngành
F&B pizza, song vẫn tồn tại một số hạn chế làm cản bước Domino’s Pizza cạnh tranh
với các đối thủ khác. Từ những ưu, nhược điểm về chuyển đổi số của Domino’s Pizza,
nhóm đã chỉ ra các yếu tố gây ảnh hưởng đến cả ngành F&B nói chung và Domino’s
Pizza nói riêng, trong đó đầu tư có tổ chức từ trên xuống dưới là đóng vai trò quan trọng
nhất. Hơn nữa, việc đề ra giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp chưa và đang
chuyển đổi chính là việc cấp thiết ảnh hưởng đến tính “sống còn” của doanh nghiệp.
Cùng với đó là sự góp mặt của hai hệ thống ứng dụng thông tin quản lý của doanh nghiệp
khác và Domino’s Pizza, đặc biệt là Base HRM+ hỗ trợ Domino’s quản trị nhân công
và các ưu, nhược điểm của nó đến chất lượng chuyển đổi số.
Đây chính là đề tài được nhiều người nghiên cứu rất nhiều bài báo và tạp chí cung
cấp các số liệu thiết thực và sát với hiện tại nhất để nhóm chúng em làm hoàn thành đề
tài. Ngoài ra, dựa vào nền tảng dữ liệu thứ cấp, nhóm cũng đã cung cấp những cái nhìn
mới về chuyển đổi số của doanh nghiệp Domino’s Pizza với hy vọng bài viết có thể trở
thành một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu sau này.

Lời cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Đạt – giảng
viên bộ môn Hệ thống thông tin quản lý (MIS) đã hỗ trợ nhóm trong quá trình làm thực
hiện đề tài này. Tuy vẫn còn nhiều hạn chế trong kiến thức và còn tính chủ quan, nhóm
chúng em luôn tích cực đón nhận những ý kiến đóng góp từ giảng viên để đề tài được
hoàn thiện hơn.

Chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anh Ngọc (2023). Cách hãng pizza lớn nhất thế giới trở thành ‘công ty công nghệ
đi bán pizza’. Truy cập tại: https://cafebiz.vn/cach-hang-pizza-lon-nhat-the-gioi-tro-
thanh-cong-ty-cong-nghe-di-ban-pizza-176230122154616278.chn

2. Báo tài nguyên môi trường (2020). “Công ty TNHH Xuân Cương: Điểm sáng
logistics vùng cửa khẩu Lạng Sơn”. Truy cập tại:
https://baotainguyenmoitruong.vn/cong-ty-tnhh-xuan-cuong-diem-sang-logistics-
vung-cua-khau-lang-son-311428.html

3. Base HRM+. Giải pháp quản trị & phát triển nhân sự toàn diện. Truy cập tại:
https://signup.base.vn/google-search-hrm

4. Bộ kế hoạch và đầu tư cục phát triển doanh nghiệp (2021). Rào cản và khó khăn
của doanh nghiệp khi chuyển đổi số. Truy cập tại:
https://digital.business.gov.vn/2153-2/

5. Brands Vietnam (2020). Câu chuyện xây dựng đế chế Domino’s Pizza. Truy cập
tại: https://www.brandsvietnam.com/20963-Cau-chuyen-xay-dung-de-che-Domino-
s-Pizza

6. Cổng thông tin điện tử chính phủ (2023). Chuyển đổi số trong giáo dục: chủ động
bắt nhịp, tạo bước đột phá. Truy cập tại:
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/chuyen-doi-so-trong-giao-duc-chu-dong-bat-
nhip-tao-buoc-dot-pha-119230518114547454.htm

7. Cục tin học hoá - Bộ Thông tin và Truyền thông ( 2023). Chuyển đổi số trong từng
ngành, lĩnh vực như thế nào. Truy cập tại: https://dx.mic.gov.vn/docs/chuyen-doi-so-
trong-tung-nganh-linh-vuc-nhu-the-nao/

8. Điệp Vũ (2022). Cố gắng bán pizza ở Italy, chuỗi nhà hàng Mỹ Domino’s hứng
thất bại thảm hại. Truy cập tại: https://vneconomy.vn/co-gang-ban-pizza-o-italy-
chuoi-nha-hang-my-dominos-hung-that-bai-tham-hai.htm

52
9. Đức thiện (2023). Gần 50% doanh nghiệp dùng giải pháp chuyển đổi số chưa phù
hợp. Tuổi trẻ online. Truy cập tại: https://tuoitre.vn/gan-50-doanh-nghiep-dung-giai-
phap-chuyen-doi-so-chua-phu-hop-2023062315494651.htm

10. ESO. Phần mềm giúp bạn quản lý công ty theo đúng quy trình và hiệu quả. Truy
cập tại: https://eso.vn/

11. Fastdo (2023). “Phần mềm Base là gì? Đánh giá nền tảng Base có tốt không?”.
Truy cập tại: https://fastdo.vn/phan-mem-base/

12. FastWork. Nền tảng quản trị và điều hành doanh nghiệp toàn diện. Truy cập tại:
https://fastwork.vn/

13. FSI (2023). Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng và chiến lược phát triển đột
phá năm 2023. Truy cập tại: https://fsivietnam.com.vn/chuyen-doi-so-trong-ngan-
hang/

14. Hà Anh (2022). Case study: Domino’s Pizza chuyển đổi số: thay đổi để dẫn đầu.
Truy cập tại: https://nhahangso.com/dominos-pizza-chuyen-doi-so.html

15. Hà Anh (2022). Từng trên bờ vực phá sản, nhờ chuyển đổi số Domino’s pizza đã
vươn lên, trở thành một trong những chuỗi pizza lớn nhất thế giới. Nhahangso. Truy
cập tại: https://nhahangso.com/dominos-pizza-chuyen-doi-so.html

16. Mai Thảo (2016). CEO Domino: Ý tưởng giao pizza bằng máy bay không người
lái. Truy cập tại: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/ceo-domino-y-tuong-giao-
pizza-bang-may-bay-khong-nguoi-lai-post143513.html

17. Misa Amis. Misa Amis hỗ trợ quản trị điều hành, nâng cao hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp. Truy cập tại: https://amis.misa.vn/amis-ke-toan/

18. Misa CukCuk (2019). Sự sụt giảm của Domino’s pizza: người đứng đầu cũng có
lúc dừng chân. Truy cập tại: https://www.cukcuk.vn/6092/thuong-hieu-dominos-
pizza/

53
19. Nguyễn Minh (2023). Chuyển đổi số y tế: nắm bắt xu hướng và xây dựng giải
pháp. Sở y tế tỉnh Ninh Bình. Truy cập tại: https://soyte.ninhbinh.gov.vn/chuyen-doi-
so/chuyen-doi-so-y-te-nam-bat-xu-huong-va-xay-dung-giai-phap-314464

20. PACE. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Vai trò, lợi ích & giải pháp. Truy cập
tại: https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/chuyen-doi-so-trong-doanh-
nghiep#giai-phap-ve-nguon-nhan-luc

21. Quang Toàn (2023). Ngành giao thông đón bắt cơ hội từ chuyển đổi số. Nhịp sống
kinh doanh. Truy cập tại: https://nhipsongkinhdoanh.vn/nganh-giao-thong-don-bat-
co-hoi-tu-chuyen-doi-so-post3106601.html

22. Quốc Hội Việt Nam (2023). Nâng cao nhận thưc cho thanh niên về chuyển đổi số
và tầm quan trọng của năng lực số. Truy cập tại: https://nghisitre.quochoi.vn/nang-
cao-nhan-thuc-cho-thanh-nien-ve-chuyen-doi-so-va-tam-quan-trong-cua-nang-luc-
so-195230914182518843.htm

23. Tạp chí Advantech Việt Nam (2021). “Sự khác biệt giữa "Digitization",
"Digitalization" và "Digital Transformation" trong sản xuất”. Truy cập tại:
https://www.advantech.com/en/resources/industry-focus/su-khac-biet-digitization-
digitalization-digital-transformation

24. Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp (2020). “Case study: Cuộc chuyển số của Domino
Pizza”. Truy cập tại: https://diendandoanhnghiep.vn/case-study-cuoc-chuyen-doi-so-
cua-domino-pizza-173382.html

25. Thủy Nguyễn (2023). Case Study: Chiến lược "bán pizza qua app" đã giúp
Domino phát triển thần kỳ như thế nào?. Truy cập tại:
https://bizfly.vn/techblog/chien-luoc-ban-pizza-qua-app-cua-domino.html

26. Tiến Luật (2022). Domino đã trở thành một "công ty công nghệ đi bán pizza" như
thế nào? Truy cập tại: https://cafebiz.vn/domino-da-tro-thanh-mot-cong-ty-cong-
nghe-di-ban-pizza-nhu-the-nao-20220410111043921.chn

27. Tú Như (2023). Hành trình của Domino's Pizza: Từng bị ngân hàng từ chối vì
không có khả năng vực dậy sau phá sản đến "đế chế" 17.000 cửa hàng tiên phong

54
dịch vụ food delivery toàn cầu. Truy cập tại: https://advertisingvietnam.com/hanh-
trinh-cua-dominos-pizza-tung-bi-ngan-hang-tu-choi-vi-khong-co-kha-nang-vuc-day-
sau-pha-san-den-de-che-17000-cua-hang-tien-phong-dich-vu-food-delivery-toan-
cau-p22468

28. Tuệ Nguyễn (2023). 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số chưa chắc bạn đã biết.
SAVVYCOM. Truy cập tại: https://savvycom.vn/blog/8-linh-vuc-uu-tien-chuyen-doi-
so-chua-chac-ban-da-biet/

29. Tyler. C (2021). Domino’s Pizza CEO says phone ordering is near obsolete as
digital sales continue to climb. Truy cập tại:
https://www.cnbc.com/2021/04/29/dominos-ceo-says-digital-sales-continue-to-
climb-pandemic.html

30. Viindoo. 7 phần mềm quản lý nhà hàng F&B miễn phí giá tốt nhất hiện nay. Truy
cập tại: https://viindoo.com/vi/blog/quan-tri-doanh-nghiep-3/phan-mem-quan-ly-
nha-hang-544

55

You might also like