You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

ĐỀ CƯƠNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỌN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỦA SINH VIÊN

Sinh viên thực hiện: 1. Đặng Thị Mỹ Hằng (Nhóm trưởng)


2. Huỳnh Thị Thanh Loan
3. Trương Nguyễn Tuấn Kiệt
Lớp: D22MKTG02 Khoa: Kinh tế
Chương trình: CQ.052
Người hướng dẫn: Ngô Linh Ly

i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
PHÒNG KHOA HỌC

PHIẾU CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN + VẤN ĐÁP


Tên học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học.
Học kỳ: II Năm học: 2022 - 2023
Họ tên sinh viên:
1. Đặng Thị Mỹ Hằng Lớp: D22MKTG02 MSSV: 2223401150029
2. Huỳnh Thị Thanh Loan Lớp: D22MKTG02 MSSV: 2223401150618
3. Trương Nguyễn Tuấn Kiệt Lớp: D22MKTG02 MSSV: 2223401150671

Điểm CBCK
TT Nôi dung Tiêu chí
tối đa T
I. PHẦN TIỂU LUẬN
Tên đề tài cô đọng , xúc tích, câu từ chặt
0.5
chẽ, khoa học
1 Tên đề tài 1.0
Đối tượng, phạm vi, Khách thể nghiên
0.5
cứu
Bối cảnh; Lý luận; Thực tiễn. Lí do phải nêu được
2 Lí do chọn đề tài tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề, tính cấp thiết 1.0
của đề tài
Tổng quan 5 tài liệu: luận giải các công trình đã làm
Lịch sử nghiên
3 được, đề tài được nghiên cứu hay nghiên cứu chưa 1.5
cứu vấn đề
sâu, còn những nội dung chưa làm rõ,…
Mục tiêu nghiên
4 Đúng động từ, đúng nội dung đề tài hướng đến. 0.5
cứu
Phương pháp Liệt kê 0.25
5 0.5
nghiên cứu Nêu cách thực hiện 0.25
Câu hỏi nghiên Đặt 2 câu hỏi 0.5
6 cứu và giải thuyết 1.0
Giả thuyết nghiên cứu 0.5
nghiên cứu

ii
Đối tượng nghiên
7 Cụ thể, rõ ràng 0.25
cứu
Không gian 0.25
Phạm vi nghiên
8 Thời gian 0.25 0.75
cứu
Chủ thể 0.25
Bố cục rõ ràng, dàn ý đầy đủ, chia thành từng
9 Nội dung 1.0
chương, phần, mục,…
Tài liệu tham 5 tài liệu trở lên, trích dẫn theo đúng quy định hiện
10 0.5
khảo hành
Tổng điểm Tiểu luận 8.0
II. PHẦN THUYẾT TRÌNH (VẤN ĐÁP)
Cấu trúc bài thuyết trình cô đọng, rõ ràng, dễ theo
Nội dung thuyết 0.5
11 dõi.
trình
Bao hàm đầy đủ các thông tin chính của Tiểu luận. 0.5
Phong thái tự tin. Thuyết trình một cách suôn sẻ,
0.5
Kỹ năng thuyết mạch lạc.
12
trình Trình bày bài thuyết trình theo đúng thời gian quy
0.5
định
Tổng điểm thuyết trình: 2.0
Tổng công: 10
Điểm trung bình

Cán bô chấm kiểm tra 1 Cán bô chấm kiểm tra 2

iii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...............................................................................................vi
THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI .......................................................................... 1
1. Tên đề tài: ..................................................................................................................... 1
2. Loại hình nghiên cứu: ..................................................................................................1
3. Lĩnh vực nghiên cứu: ....................................................................................................1
4. Thời gian thực hiện: ......................................................................................................1
5. Đơn vị quản lý về chuyên môn: ................................................................................... 1
6. Giáo viên hướng dẫn: ................................................................................................... 1
7. Nhóm sinh viên thực hiện đề tài: ................................................................................. 1
8. Tính cấp thiết của đề tài: .............................................................................................. 2
9. Mục tiêu đề tài: ............................................................................................................. 3
9.1 Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................................3
9.2 Mục tiêu nghiên cứu: ..........................................................................................3
10. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: .............................................. 3
10.1 Khái niệm: ........................................................................................................ 3
10.2 Các nghiên cứu đi trước: .................................................................................. 4
10.2.1 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại
học mở Tp. HCM của Nguyễn Minh Hà, Huỳnh Gia Xuyên & Huỳnh Thị
Kim Tuyết (2011). ............................................................................................ 4
10.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định quyết định chọn trường Đại học
của học sinh phổ thông trung học của Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009). .. 5
10.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học
sinh THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi của Nguyễn Thị Minh Hương
(2021). ...............................................................................................................5
10.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học
sinh trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu của Nguyễn Thị Ánh Hoa,
Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2019). ...................................................................... 6
10.2.5 Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Yên của Nguyễn Thị Phúc Hậu,
Nguyễn Võ Tuyết Trinh (2022). ...................................................................... 6

iv
10.3 Phát biểu giả thuyết: ......................................................................................... 9
10.3.1 Mối quan hệ của “Yếu tố về cá nhân” và “Quyết định chọn trường”: .9
10.3.2 Mối quan hệ của “Đặc điểm cố định của trường đại học” và “Quyết
định chọn trường”: ............................................................................................9
10.3.3 Mối quan hệ của “Công việc trong tương lai” và “Quyết định chọn
trường”: ...........................................................................................................10
10.3.4 Mối quan hệ của “Nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học
sinh sắp tốt nghiệp THPT” và “Quyết định chọn trường”: ........................... 10
10.4 Thang đo cho các biến: ...................................................................................10
11. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: .........13
11.1 Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................13
11.2 Đối tượng khảo sát:13
11.3 Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................13
11.4 Số lượng mẫu: ................................................................................................ 13
11.5 Cách tiếp cận: ................................................................................................. 14
11.6 Phương pháp nghiên cứu: ...............................................................................14
11.6.1 Trong phương pháp nghiên cứu định tính: ................................................. 14
11.6.2 Trong phương pháp nghiên cứu định lượng: .............................................. 15
12. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện: ..............................................................15
12.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 15
12.2. Tiến độ thực hiện ...........................................................................................16
13. Sản phẩm và khả năng ứng dụng: ............................................................................ 17
13.1 Sản phẩm: ....................................................................................................... 17
13.2 Khả năng ứng dụng: ....................................................................................... 17
14. Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 17

v
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 10.1 Tổng hợp các yếu tố từ công trình nghiên cứu

10.4 Thang đo cho các biến

10.5 Bảng câu hỏi để đi khảo sát:

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 10.2 Mô hình nghiên cứu lý thuyết

vi
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI


…………………………………………………………………………………………
Năm học 2022-2023

1. Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường Đại học Thủ Dầu Một của
sinh viên.
(Thuộc chủ đề: Việc chọn trường Đại học).
2. Loại hình nghiên cứu: Cơ bản Ứng dụng Triển khai
3. Lĩnh vực nghiên cứu:
Khoa học Xã hội và Nhân văn Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Kinh tế Khoa học Tự nhiên
Khoa học Giáo dục
4. Thời gian thực hiện: 3 tháng.
Từ tháng 2 năm 2023 đến tháng 5 năm 2023.

5. Đơn vị quản lý về chuyên môn:


Khoa: Kinh tế Bộ môn: Marketing

6. Giáo viên hướng dẫn:


Họ và tên: Ngô Linh Ly Học vị: Thạc sỹ
Đơn vị công tác (Khoa, Phòng): Khoa Kinh tế
Địa chỉ nhà riêng: Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Điện thoại nhà riêng:
Di động: E-mail: lynl@tdmu.edu.vn
7. Nhóm sinh viên thực hiện đề tài:
Sinh viên chịu trách nhiệm chính:
Họ tên: Đặng Thị Mỹ Hằng.
Email: 2223401150029@student.tdmu.edu.vn
Điện thoại: 0375634664.
Các thành viên tham gia đề tài (không quá 03 sinh viên):

1
TT Họ và tên Lớp, Khóa Chữ ký

1 Trương Nguyễn Tuấn Kiệt D22MKTGO2

2
Đặng Thị Mỹ Hằng D22MKTG02
3

Huỳnh Thị Thanh Loan D22MKTG02

8. Tính cấp thiết của đề tài:


Hiện nay, vấn đề chọn trường đại học không chỉ của người học hay phụ huynh mà
nó còn được các cơ sở đào tạo giáo dục đại học hết sức quan tâm vì nó ảnh hưởng đến
sự tồn tại và phát triển của nhà trường.

Theo số liệu thống kê tại kenhtuyensinh, tính đến năm 2022 trên địa bàn Bình
Dương có 5 trường đại học, 2 trường sĩ quan. Qua mỗi năm, số lượng các trường đại
học ngày càng gia tăng, đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép một
số trường tự do tuyển sinh theo phương pháp tuyển sinh riêng (xét học bạ), nên mức
độ cạnh tranh tuyển sinh giữa các trường càng trở nên mạnh mẽ. Vì thế, mức độ được
đặt ra là các trường đại học phải nỗ lực nhiều hơn trong công tác nâng cao chất lượng
giảng dạy, đào tạo, cơ sở vật chất, cơ hội việc làm,... để thu hút thí sinh lựa chọn
trường mình.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2020 có khoảng 93.4% học sinh
tốt nghiệp THPT đăng ký dự thi Đại học, Cao đẳng và Trung cấp. Trong kỳ thi tốt
nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học năm 2020, tỷ lệ học sinh không đăng kí ký
xét tuyển ĐH là 26%. Thực tế cho thấy, học sinh đã có những bước chuyển biến tích
cực trong việc lựa chọn ngành nghề và hướng đi phù hợp của các em trong tương lai.
Đây chính là thử thách cho các trường Đại học, cần có những chính sách tuyển sinh
phù hợp hơn.

Việc các trường đại học đi đến các trường học THPT để tư vấn, hướng nghiệp cho
học sinh cho thấy được các trường đại học rất quan tâm đến các yếu tố chọn trường
của học sinh cuối cấp. Qua các buổi tư vấn, hướng nghiệp ấy trường thu thập các câu

2
hỏi để có thể xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của học sinh, sau cùng
có những giải pháp nâng cao xác suất của mình trong việc lựa chọn của học sinh. Xây
dựng một chiến lược nhằm thu hút được người học đòi hỏi phải thỏa mãn được mong
muốn của họ, đồng thời các trường cần hiểu rõ vị thế của trường mình so với đối thủ
cạnh tranh.

Nhiều nghiên cứu đi trước đã kết luận, học sinh chịu tác động bởi nhiều yếu tố khi
quyết định chọn trường, đó có thể là đặc điểm cố định của trường, các yếu tố khách
quan bên ngoài, hay bị ảnh hưởng bởi chính bản thân người học,... Tuy nhiên những
nghiên cứu này vẫn chưa xác định được học sinh sử dụng yếu tố nào khi lựa chọn
trường đại học Thủ Dầu Một và yếu tố nào quan trọng nhất trong tâm trí của họ khi ra
quyết định chọn trường.

9. Mục tiêu đề tài:


9.1 Câu hỏi nghiên cứu:
1) Việc chọn trường Đại học của sinh viên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
2) Để hoàn thiện và nâng cao khả năng chọn trường Đại học Thủ Dầu Một thì cần có
những đề xuất và biện pháp nào được khuyến nghị?

9.2 Mục tiêu nghiên cứu:


- Hệ thống hóa các nghiên cứu về việc chọn trường Đại học.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên trog việc chọn trường
Đại học Thủ Dầu Một
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ý định cho học sinh lựa chọn trường đại học
Thủ Dầu Một.

10. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
10.1 Khái niệm:
Chọn trường đại học được định nghĩa là một “quá trình phức tạp và đa giai đoạn
trong đó một cá nhân phát triển từ nguyện vọng tiếp tục theo học đại học sau khi tốt
nghiệp THPT, cuối cùng là quyết định được xác lập bằng hành động cụ thể hướng đến
chọn trường đại học, cao đẳng hoặc quá trình đào tạo của một tổ chức hướng nghiệp
tiên tiến” (Hossler và cộng sự, 1989). Theo Nguyễn Thị Kim Chi, quyết định lựa chọn
trường đại học của học sinh THPT được hiểu là “khả năng hay dự định thực

3
hiện quyết định lựa chọn một trường đại học”. Quyết định lựa chọn trường đại học
được xem xét ở khía cạnh là ý định lựa chọn một trường đại học nào đó để ghi danh
của học sinh THPT.Tổng hợp từ những khái niệm trên, trong nghiên cứu này, quyết
định lựa chọn trường đại học của sinh viên được hiểu là kết quả của sự lựa chọn các cơ
sở giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu của người học sau khi cân nhắc, tính toán từ các
nguồn thông tin khác nhau.

10.2 Các nghiên cứu đi trước:


10.2.1 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học
mở Tp. HCM của Nguyễn Minh Hà, Huỳnh Gia Xuyên & Huỳnh Thị Kim Tuyết
(2011).
Mẫu nghiên cứu 1894 sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy, sử dụng phân tích
nhân tố EFA tạo thành 7 nhân tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học
Mở TP.HCM: (1) Nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp
THPT; (2) Khả năng vào được trường; (3) Chất lượng dạy – học; (4) Công việc trong
tương lai; (5) Đặc điểm của bản thân sinh viên; (6) Người thân trong gia đình; (7)
Người thân ngoài gia đình. Ngoài ra, kết quả kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình
của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập cho thấy: những sinh viên có hộ khẩu
thường trú tại tỉnh đánh giá “việc tham dự các buổi giới thiệu về trường” quan trọng
hơn những sinh viên có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM, sinh viên đăng ký thi vào
trường nguyện vọng 1 đánh giá “khả năng vào được trường” quan trọng hơn sinh viên
đăng ký thi vào trường nguyện vọng 2, sinh viên học khối ngành “Kinh tế - QTKD”
(Kinh tế - Quản trị kinh doanh) đánh giá “công việc trong tương lai” quan trọng hơn
sinh viên học khối ngành “KHKT” (Khoa học kỹ thuật) và “KHXHNV” (Khoa học xã
hội nhân văn).
Mặc dù nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề ra, tuy nhiên trong nghiên cứu này
số lượng phiếu khảo sát còn hạn chế và chưa đồng đều giữa các trường THPT trên địa
bàn tỉnh, chủ yếu là các trường THPT ở thành phố mà chưa tập trung nhiều đến các
trường ở huyện, thị xã; cũng như cần chú trọng hơn nữa trong việc khảo sát học sinh ở
các trường chuyên THPT, nên cần khắc phục trong các nghiên cứu tiếp theo.

4
10.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh
phổ thông trung học của Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009).
Mẫu phân tích 227 bảng trả lời của học sinh lớp 12 năm học 2008- 2009 của 5
trường THPT tại Quảng Ngãi phản ánh cho thấy 5 yếu tố bao gồm: (1) yếu tố cơ hội
việc làm trong tương lai; (2) yếu tố đặc điểm cố định của trường đại học; (3) yếu tố về
bản thân cá nhân học sinh; (4) yếu tố về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học
sinh và (5) yếu tố về thông tin có săn ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học.
Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã khẳng định mối quan hệ giữa 5 yếu tố trên với
quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT với các giả thuyết được ủng hộ ở
mức ý nghĩa 5%.
Hạn chế thuộc về mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện, dữ
liệu thu thập được có thể bị ảnh hưởng một phần bởi mẫu chưa mang ý nghĩa tổng quát
cao khi chỉ thực hiện tại 5 trường THPT tại Quảng Ngãi. Kích thước mẫu còn nhỏ so
với quy mô nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu còn hẹp do chỉ lấy mẫu ở khu vực tỉnh
Quảng Ngãi và nhiều yếu tố chưa được đưa vào khảo sát trong nghiên cứu này
10.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh
THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi của Nguyễn Thị Minh Hương (2021).
Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 340 học sinh lớp 12 của 5 trường
THPT tại Quảng Ngãi năm học 2019-2020. Sử dụng các phương pháp phân tích định
lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường
đại học của học sinh THPT tại Quảng Ngãi, được xếp từ cao đến thấp gồm: (1) Danh
tiếng trường đại học, (2) Hoạt động truyền thông, (3) Điều kiện học tập, (4) Yếu tố
thuộc về bản thân học sinh, (5) Các cá nhân có ảnh hưởng.
Do giới hạn về nguồn lực nên trong nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích định
lượng vào một số yếu tố cụ thể. Nghiên cứu chỉ mới triển khai thực hiện tại 5 trường
THPT tại Quảng Ngãi nên mẫu chưa mang tính tổng quát cao. Đồng thời, nghiên cứu
chưa có điều kiện đưa vào hết các tài liệu tham khảo đã triển khai thực hiện trên các
vùng miền.

5
10.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh
trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu của Nguyễn Thị Ánh Hoa, Nguyễn
Thị Hồng Hạnh (2019).
Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi quy tuyến tính với cỡ mẫu là
156, kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường
Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (BVU) của học sinh THPT tại tỉnh Bà Riạ Vũng Tàu:
chương trình đào tạo (β = 0,19), định hướng cá nhân (0,222) và bản thân cá nhân
(0,385). Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đưa ra hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả
công tác tuyển sinh của trường đại học Bà Rịa Vũng Tàu.
Do đây là dạng nghiên cứu ứng dụng được nhóm thực hiện dành riêng cho
trường đại học tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nên không thể so sánh kết quả với các nghiên
cứu đã công bố. Ngoài ra, có thể do hạn chế về thông tin, không gian và thời gian thực
hiện nên nghiên cứu chỉ có thể nhận diện và tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố có
ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học.
10.2.5 Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung
học phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Yên của Nguyễn Thị Phúc Hậu, Nguyễn Võ
Tuyết Trinh (2022).
Mẫu dữ liệu khảo sát từ 588 học sinh THPT vào tháng 4/2022, thông qua bảng
câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ, bài viết sử dụng mô hình hồi quy đa biến và
phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 4 nhân tố gồm: (1) đặc
điểm nhà trường, (2) đặc điểm người học, (3) công tác truyền thông của nhà trường và
(4) ý kiến của những cá nhân có tác động cùng chiều đến quyết định chọn trường ĐH
của học sinh THPT tỉnh Phú Yên.
Mặc dù nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề ra, tuy nhiên trong nghiên cứu này
số lượng phiếu khảo sát còn hạn chế và chưa đồng đều giữa các trường THPT trên địa
bàn tỉnh, chủ yếu là các trường THPT ở thành phố mà chưa tập trung nhiều đến các
trường ở huyện, thị xã; cũng như cần chú trọng hơn nữa trong việc khảo sát học sinh ở
các trường chuyên THPT, nên cần khắc phục trong các nghiên cứu tiếp theo.

6
Bảng 10.1 Tổng hợp các yếu tố từ công trình nghiên cứu:

STT Tên biến Nghiên cứu được rút ra


1 Nỗ lực của nhà Nguyễn Minh Hà, Huỳnh Gia Xuyên & Huỳnh Thị Kim
trường để đưa Tuyết (2011)
thông tin đến học Nguyễn Thị Minh Hương (2021)
sinh sắp tốt Nguyễn Thị Phúc Hậu, Nguyễn Võ Tuyết Trinh (2022)
nghiệp THPT
2 Khả năng vào Nguyễn Minh Hà, Huỳnh Gia Xuyên & Huỳnh Thị Kim
được trường Tuyết (2011)
3 Chất lượng dạy – Nguyễn Minh Hà, Huỳnh Gia Xuyên & Huỳnh Thị Kim
học Tuyết (2011)
Nguyễn Thị Minh Hương (2021)
4 Công việc trong Nguyễn Minh Hà, Huỳnh Gia Xuyên & Huỳnh Thị Kim
tương lai Tuyết (2011)
Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009)
Nguyễn Thị Ánh Hoa, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2019)
5 Đặc điểm của bản Nguyễn Minh Hà, Huỳnh Gia Xuyên & Huỳnh Thị Kim
thân sinh viên Tuyết (2011)
Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009)
Nguyễn Thị Ánh Hoa, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2019)
Nguyễn Thị Phúc Hậu, Nguyễn Võ Tuyết Trinh (2022)
6 Người thân trong Nguyễn Minh Hà, Huỳnh Gia Xuyên & Huỳnh Thị Kim
gia đình Tuyết (2011)
7 Người thân ngoài Nguyễn Minh Hà, Huỳnh Gia Xuyên & Huỳnh Thị Kim
gia đình Tuyết (2011)
8 Đặc điểm cố định Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009)
của trường đại Nguyễn Thị Minh Hương (2021)
học Nguyễn Thị Phúc Hậu, Nguyễn Võ Tuyết Trinh (2022)
9 Thông tin có săn Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009).

7
10 Yếu tố về cá nhân Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009)
Nguyễn Thị Minh Hương (2021)
Nguyễn Thị Ánh Hoa, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2019)
Nguyễn Thị Phúc Hậu, Nguyễn Võ Tuyết Trinh (2022)
11 Các cá nhân có Nguyễn Thị Minh Hương (2021)
ảnh hưởng

(Nguồn : Tổng hợp của tác giả)


Từ bảng tổng hợp 10.1 thì có 11 yếu tổ ảnh hưởng đến việc chọn trường Đại
học của học sinh / sinh viên (ở Việt Nam, trường Đại học mở Tp. HCM, Quãng Ngãi,
Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Yên). Tuy nhiên, xét theo không gian phạm vi, chưa có nghiên
cứu nào đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường Đại học Thủ Dầu
Một của sinh viên. Trong nghiên cứu này, kế thừa các nghiên cứu trên, nhóm tác giả
đã thảo luận cùng nhóm chuyên gia và khảo sát 120 sinh viên từ lớp D22MKT, lựa
chọn 04 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường Đại học Thủ Dầu
Một của sinh viên gồm: (1) Yếu tố về cá nhân, (2) Đặc điểm cố định của trường đại
học, (3) Công việc trong tương lai, (4) Nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học
sinh sắp tốt nghiệp THPT.

Hình 10.2: Mô hình nghiên cứu lý thuyết


(Nguồn tác giả tổng hợp)

8
10.3 Phát biểu giả thuyết:
10.3.1 Mối quan hệ của “Yếu tố về cá nhân” và “Quyết định chọn trường”:
Theo D.W.Chapman (1981), các yếu tố của tự thân cá nhân học sinh là một
trong những nhóm yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn trường của bản thân
họ.Yếu tố về năng lực và sở thích của bản thân học sinh là 2 yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn trường đại học rõ nhất.
Theo S.G. Washburn và cộng sự (2000) khảo sát các đặc điểm học sinh cho các
yếu tố ảnh hưởng trong quá trình lựa chọn trường đại học và đưa ra kết luận “sự rộng
lớn và đa dạng của các đặc tính tác động đến lựa chọn trường đại học của học sinh”.
Điều này cũng phù hợp với lý thuyết về hành vi dẫn đến quyết định chọn trường; đa số
các nghiên cứu cho rằng học sinh sẽ có xu hướng chọn trường đại học phù hợp với
điều kiện kinh tế, tính cách, sở thích và năng lực cá nhân.
Vì vậy tác giả đặt giả thuyết H1: Yếu tố về cá nhân có ảnh hưởng cùng chiều
đến quyết định chọn trường Đại học của sinh viên. Nghĩa là, trường đại học có ngành
học phù hợp với tính cách, sở thích, khả năng học tập, điều kiện kinh tế của học sinh
thì quyết định chọn trường đại học đó của học sinh càng cao.
10.3.2 Mối quan hệ của “Đạc điểm cố định của trường đại học” và “Quyết định
chọn trường”:
Trong nghiên cứu của mình, D.W.Chapman (1981) cho rằng các yếu tố cố định
của trường đại học như học phí, vị trí địa lý, chính sách hỗ trợ về chi phí hay môi
trường ký túc xá sẽ có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh.
M.J. Burns và các cộng sự (2009) đã bổ sung thêm một số các yếu tố về đặc
điểm của trường đại học có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh. Cụ
thể hơn, yếu tố về học bổng, sự an toàn trong điều kiện ký túc xá Science &
Technology Development, Vol 12, No.15 - 2009 Trang 90, chất lượng của sinh viên
tại trường, mức độ nổi tiếng và uy tín của trường, tỷ lệ chọi đầu vào, điểm chuẩn của
trường và mức độ hấp dẫn của ngành học sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn trường của học sinh.
Vì vậy tác giả đặt giả thuyết H2: Đặc điểm cố định của trường đại học càng tốt,
xu hướng lựa chọn trường đại học đó càng cao.

9
10.3.3 Mối quan hệ của “Công việc trong tương lai” và “Quyết định chọn trường”:
Theo Cabera và La Nasa (2000), được trích bởi M.J.Burns (2006), ngoài mong
đợi về học tập trong tương lai thì mong đợi về công việc trong tương lai cũng là một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh.
S.G.Washburn và các cộng sự (2000) còn cho rằng sự săn sàng của bản thân
cho công việc và cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp cũng là những yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh.
Vì vậy tác giả đặt giả thuyết H3: Cơ hội có việc làm thu nhập cao của sinh viên
sau khi tốt nghiệp của các ngành ở một trường đại học nào đó cao hơn những trường
khác, học sinh chọn trường đại học đó nhiều hơn.
10.3.4 Mối quan hệ của “Nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp
tốt nghiệp THPT” và “Quyết định chọn trường”:
Truyền thông là sự truyền tải thông tin, ý tưởng, thái độ hoặc cảm xúc từ một
người hoặc nhóm người đến người hoặc nhóm người chủ yếu thông qua biểu tượng.Về
tính chất ảnh hưởng, hoạt động truyền thông của trường đại học hấp dẫn, thu hút thì sẽ
ảnh hưởng tích cực đến quyết định chọn trường đại học của học sinh. Điều này đã
được kiểm định trong nghiên cứu của D.W. Chapman (1981), L. Lay & J. Maguire
(1981), G.A. Jackson (1982), Kee Ming (2010) cùng nhiều nghiên cứu khác.
Vì vậy tác giả đặt giả thuyết H4: Nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến
học sinh có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường đại học của học sinh.
Nghĩa là, trường đại học có nhiều hoạt động truyền thông thì quyết định chọn trường
đại học đó của học sinh càng cao.

10.4 Thang đo cho các biến:

Mã hóa Thang đo Tác giả


Nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp THPT
(NLNT)
NLNT1 Hoạt động tư vấn tuyển sinh của các trường
đại học
NLNT2 Tìm hiểu qua mạng xã hội và internet
NLNT3 Thông qua các phương tiện truyền thông Nguyễn Thị Minh Hương

10
NLNT4 Thông qua hoạt động tuyên truyền của các (2021)
trường đại học
NLNT5 Tham quan khuôn viên nhà trường
Công việc trong tương lai (CVTL)
CVTL1 Ngành học có thu nhập cao khi ra trường Nguyễn Minh Hà, Huỳnh
CVTL2 Hy vọng được tuyển dụng vào vị trí cao Gia Xuyên & Huỳnh Thị
trong cơ quan, công ty, doanh nghiệp Kim Tuyết (2011)
CVTL3 Cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp
Đạc điểm cố định của trường đại học (DDT)
DDT1 Trường đại học có danh tiếng, thương
hiệu
DDT2 Chương trình đào tạo chất lượng
DDT3 Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm,
chất lượng cao Nguyễn Thị Minh Hương
DDT4 Đội ngũ cán bộ, giảng viên nhiệt huyết, (2021)
thân thiện
DDT5 Cơ hội kiếm được việc làm sau khi
tốt nghiệp
DDT6 Cơ hội kiếm được việc làm có thu
nhập cao
DDT7 Cơ hội có địa vị xã hội trong tương lai
Yếu tố về cá nhân (CN)
CN1 Điểm chuẩn phù hợp, cơ hội trúng
tuyển cao Nguyễn Thị Minh Hương
CN2 Ngành đào tạo phù hợp với sở thích, (2021)
năng lực cá nhân
CN3 Học phí, phí sinh hoạt phù hợp với khả
năng tài chính của gia đình
Quyết định chọn trường (CT)
CT1 Tôi sẽ theo học trường đại học Thủ Dầu Một
trong tương lai gần Nguyễn Thị Minh Hương
CT2 Tôi quyết định chọn trường đại học Thủ Dầu (2021)

11
Một để học tập, nghiên cứu
CT3 Trường đại học Thủ Dầu Một sẽ là lựa chọn
của tôi

10.5 Bảng câu hỏi để đi khảo sát:


Anh/chị vui lòng cho biết đánh giá của anh/chị về các phát biểu dưới đây. Đối
với mỗi phát biểu, anh/chị hãy đánh dấu (X) vào một trong số các con số từ 1 đến 5;
theo quy ước số càng lớn là anh/chị càng đồng ý. 1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không
đồng ý 3: Bình thường 4: Đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý.

Mã hóa Yếu tố Mức đô dánh giá


Nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến 1 2 3 4 5
học sinh sắp tốt nghiệp THPT
NLNT1 Hoạt động tư vấn tuyển sinh của các trường đại
học
NLNT2 Tìm hiểu qua mạng xã hội và internet
NLNT3 Thông qua các phương tiện truyền thông
NLNT4 Thông qua hoạt động tuyên truyền của các
trường đại học
NLNT5 Tham quan khuôn viên nhà trường
Công việc trong tương lai (CVTL) 1 2 3 4 5
CVTL1 Ngành học có thu nhập cao khi ra trường
CVTL2 Hy vọng được tuyển dụng vào vị trí cao trong
cơ quan, công ty, doanh nghiệp
CVTL3 Cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp
Đạc điểm cố định của trường đại học (DDT) 1 2 3 4 5
DDT1 Trường đại học có danh tiếng, thương
hiệu
DDT2 Chương trình đào tạo chất lượng
DDT3 Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm,
chất lượng cao
DDT4 Đội ngũ cán bộ, giảng viên nhiệt huyết,

12
thân thiện
DDT5 Cơ hội kiếm được việc làm sau khi
tốt nghiệp
DDT6 Cơ hội kiếm được việc làm có thu
nhập cao
DDT7 Cơ hội có địa vị xã hội trong tương lai
Yếu tố về cá nhân (CN) 1 2 3 4 5
CN1 Điểm chuẩn phù hợp, cơ hội trúng
tuyển cao
CN2 Ngành đào tạo phù hợp với sở thích,
năng lực cá nhân
CN3 Học phí, phí sinh hoạt phù hợp với khả
năng tài chính của gia đình
Quyết định chọn trường (CT) 1 2 3 4 5
CT1 Tôi sẽ theo học trường đại học Thủ Dầu Một
trong tương lai gần
CT2 Tôi quyết định chọn trường đại học Thủ Dầu
Một để học tập, nghiên cứu
CT3 Trường đại học Thủ Dầu Một sẽ là lựa chọn
của tôi

11. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
11.1 Đối tượng nghiên cứu:
Việc chọn trường Đại học và các yếu tố tác động đến nó

11.2 Đối tượng khảo sát:


Sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một

11.3 Phạm vi nghiên cứu:


Trường Đại học Thủ Dầu Một

11.4 Số lượng mẫu:


- Theo Hair và cộng sự (2006), công thức giúp xác định kích thước mẫu tối thiểu là:
N=5xm (m là số câu hỏi trong bảng khảo sát).

13
- Do bảng khảo sát có tổng cộng 18 câu hỏi đo lường, vì thế khi áp dụng công thức xác
định kích thước mẫu của Hair và các cộng sự (2006), thì tỉ lệ 5:1 sẽ là: N=5x18=90
quan sát. Để đạt được tính chính xác cao khi loại bỏ các bảng khảo sát không hợp lệ,
tác giả sẽ thực hiện khảo sát 180 quan sát.

11.5 Cách tiếp cận:


Đề tài dựa trên các dữ liệu, số liệu thu thập được từ các trang thống kê về kinh
tế. Thông qua các cơ sở lý thuyết được thực hiện trong các nghiên cứu trước liên quan
đến đề tài. Tham khảo các bài nghiên cứu trước để hình thành cơ sở lý thuyết và mô
hình nghiên cứu để xây dựng thang đo sơ bộ. Tiếp theo sẽ thực hiện nghiên cứu định
tính để hoàn chỉnh thang đo (phỏng vấn tay đôi). Sau đó, sẽ tiến hành khảo sát sinh
viên thông qua bảng câu hỏi khảo sát và phân tích dữ liệu (Nghiên cứu định lượng).
Dựa trên kết quả phân tích tác giả sẽ thông qua ý kiến của chuyên gia để đề xuất các
giải pháp nhằm nhằm hoàn thiện và nâng cao việc chọn trường Đại học Thủ Dầu Một.

11.6 Phương pháp nghiên cứu:


Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu là
phương pháp định tính và định lượng.
11.6.1 Trong phương pháp nghiên cứu định tính:
Được thực hiện thông qua phỏng vấn nhóm, đối tượng phỏng vấn là 120 sinh
viên khóa D22MKT trường Đại học Thủ Dầu Một. Sử dụng dàn bài thảo luận nhóm
được lập ra dựa vào mô hình quyết định chọn trường và các nghiên cứu trước, đưa ra
thảo luận các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để xem xét giữ lại, loại
bỏ hay thêm mới nhân tố để phù hợp vấn đề nghiên cứu, từ đó, thảo luận đưa ra các
câu hỏi hợp lý cho bảng khảo sát.
Trong quá trình thảo luận nhóm giải thích ý nghĩa của từng biến, và yêu cầu
sinh viên đánh giá mức độ quan trọng của từng biến, có cần loại bỏ biến nào hay thêm
biến khác vào trong mô hình. Mục đích của cuộc phỏng này nhằm khám phá, điều
chỉnh và bổ sung các biến quan sát của thang đo quyết định chọn trường Đại học Thủ
Dầu Một.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác xuất: Phương pháp chọn mẫu thuận
tiện: Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối
tượng, ở những nơi mà bạn điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Cụ thể

14
nhóm sẽ tiến hành sau: Nhóm sẽ chọn đối tượng là các sinh viên ngành marketing. Vì
đây là nhóm đối tượng dễ tiếp cận và dễ trao đổi trong quá trình khảo sát.
11.6.2 Trong phương pháp nghiên cứu định lượng:
Nhóm chúng tôi thực hiện xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, tiến hành khảo sát
sinh viên đã và đang học tập tại Đại học Thủ Dầu Một bằng hình thức khảo sát trực
tuyến. Đối tượng khảo sát là những sinh viên đã và đang học tập tại Đại học Thủ Dầu
Một. Điều này đảm bảo rằng sinh viên có đủ điều kiện để cảm nhận và đánh giá hết
các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đảm bảo cho bảng khảo sát được chính xác
và khách quan.
Số phiếu khảo sát hợp lệ sẽ được đưa vào xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần
mềm SPSS để phân tích và đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng nhân tố ảnh hưởng.
Thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp khảo sát bằng phương pháp chọn mẫu thuận
tiện - phi xác suất, Chọn mẫu theo Hair & ctg (2006) - chúng tôi tiến hành khảo sát
180 sinh viến đã và đang học tập tại trường Đại học Thủ Dầu Một.

12. Nôi dung nghiên cứu và tiến đô thực hiện:


12.1. Nôi dung nghiên cứu (trình bày dưới dạng đề cương nghiên cứu chi tiết)
 MỞ ĐẦU
- Tính cấp thiết của đề tài
- Câu hỏi nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát
- Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
- Khái niệm về “Quyết định chọn trường”.
- Các công trình nghiên cứu liên quan
- Mô hình nghiên cứu
- Giả thuyết nghiên cứu:
+ Mối quan hệ của “Yếu tố về cá nhân” và “Quyết định chọn trường”
+ Mối quan hệ của “Đặc điểm cố định của trường đại học” và “Quyết định chọn
trường”

15
+ Mối quan hệ của “Công việc trong tương lai” và “Quyết định chọn trường”
+ Mối quan hệ của “Nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt
nghiệp THPT” và “Quyết định chọn trường”
- Thang đo nghiên cứu
- Bảng câu hỏi
 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Mẫu và cỡ mẫu
- Quy trình nghiên cứu
- Xử lý và phân tích dữ liệu
+ Phân tích thống kê mô tả
+ Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha
+ Phân tích nhân tố khám phá EFA
+ Phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính

12.2. Tiến đô thực hiện

Thời gian Các nôi dung, công


Sản phẩm
(bắt đầu- việc Người thực hiện
kết thúc) thực hiện

27/2/2023
Nghiên cứu các tài liệu Nghiên cứu các tài
-
có liên liệu có liên
13/3/2023

13/3/2023
Khảo sát, lấy dữ liệu Bảng câu hỏi và câu
- Đặng Thị Mỹ Hằng
trả lời khảo sát.
27/3/2023 Huỳnh Thị Thanh Loan
Trương Nguyễn Tuấn Kiệt

Ứng dụng SPSS để


27/3/2023
chạy mô Hoàn thành chương
-
hình. Phân tích kết quả 3+4
10/4/2023 chạy mô hình.

16
10/4/2023 Xem xét, bổ sung
Hoàn thành bài báo
- những nội dung còn
cáo
26/4/2023 thiếu

13. Sản phẩm và khả năng ứng dụng:


13.1 Sản phẩm: File word báo cáo
13.2 Khả năng ứng dụng: Giúp cho trường Đại học Thủ Dầu Một có thể tham khảo
hoạch định chiến lược từ đó đưa ra những cải thiện hay các chính sách mới phù hợp
với sinh viên từ đó làm tăng quyết định chọn trường Đại học của học sinh, sinh viên.

Ngày …… tháng …… năm 201… Ngày …… tháng …… năm 201…


Giáo viên hướng dẫn đề tài Sinh viên
(Ký, ghi rõ họ tên ) chịu trách nhiệm chính
(Ký, ghi rõ họ tên)

14. Tài liệu tham khảo


[1] Tcct. (2022, July 25). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học
của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Công Thương.
Retrieved March 29, 2023, from https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-yeu-to-
anh-huong-den-quyet-dinh-chon-truong-dai-hoc-cua-hoc-sinh-trung-hoc-pho-
thong-tai-thanh-pho-da-nang-<>.htm

[2] Danh sách trường đại học - cao đẳng Việt Nam. Danh sách tất cả các trường đại
học cao đẳng thuộc tỉnh thành Bình Dương. (n.d.). Retrieved March 29, 2023, from
https://kenhtuyensinh.vn/danh-sach-truong-dai-hoc-cao-dang-binh-duong

[3] Võ, N. T. P. H. N., & Trinh, T. (2022). Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường đại học của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Tạp chí
Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, 246, 26-31.
[4] Hoa, N. T. Á., & Hạnh, N. T. H. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường Đại học của học sinh trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tạp chí khoa
học Yersin – chuyên đề Khoa học & Công nghệ, 6, 67-70.

17
[5] Hương, N. T. M. (2021). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học
của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Bản B của Tạp chí Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, 63(4), 1-5.
[6] Quí, T. V., & Thi, C. H. (2009). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định quyết định
chọn trường Đại học của học siinh phổ thông trung học. Science & Technology, 12(15-
2009), 87-93.

[7] Hà, N. M., Xuyên, H. G., & Tuyết, H. T. K. (2011). Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở Tp. HCM. Tạp chí Khoa học Đại
học Mở thành phố Hồ Chí Minh - Khoa học xã hội, 6(2), 107-117.

[8] Hossler, D., Braxton, J., & Coopersmith, G. (1989). Understanding student college
choice. Higher education: Handbook of theory and research, 5, 231-288.

[9] Chi, N. T. K. (2018). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
trường đại học của học sinh THPT-Trường hợp Hà Nội. Luận án tiến sĩ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
[10] S.G. Washburn, B.L. Garton, and P.R. Vaughn (2000), “Factors influencing
college choice of agriculture students College-Wide compared with students majoring
in Agricultural Education”, University of Florida.
[11] Chapman, D. W. (1981). A model of student college choice. The Journal of
Higher Education, 52(5), 490-505.
[12] Washburn, S. G., Garton, B. L., & Vaughn, P. R. (2002, December). Factors
influencing college choice of agriculture students college-wide compared with
students majoring in agricultural education. In Proceedings of the 24 th national
agricultural education research conference. Las Vegas, NV (Vol. 24, pp. 327-333).
[13] Burns, M. J. (2006). Factors influencing the college choice of African-American
students admitted to the college of agriculture, food and natural resources (Doctoral
dissertation, University of Missouri--Columbia).
[14] Cabrera, A. F., & La Nasa, S. M. (2000). Understanding the college‐choice
process. New directions for institutional research, 2000(107), 5-22.
[15] Lay, R., & Maguire, J. (1981). Coordinating market and evaluation research on
the admissions rating process. Research in Higher Education, 71-85.

18
[16] Jackson, G. A. (1982). Public efficiency and private choice in higher education.
Educational evaluation and policy analysis, 4(2), 237-247.
[17] Ming, J. S. K. (2010). Institutional factors influencing students' college choice
decision in Malaysia: A conceptual framework. International Journal of Business and
Social Science, 1(3).
[18] Hair, J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L., & Black, W. C. Multivariate Data
Analysis with Readings, 2006.

19

You might also like