You are on page 1of 58

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
………….0O0………….

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CẢNG SÀI GÒN

GVHD: Ths. Cao Thị Diệu


Hương
SVTH: Lê Thị Diễm
LỚP: 11DHKT7

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 12/2023


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan luận văn “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ Phần Cảng
Sài Gòn” là kết quả của quá trình làm bài nghiêm túc, nỗ lực nghiên cứu, phân tích của
riêng bản thân em trong khoảng thời gian tìm hiểu vừa qua dưới sự hướng dẫn của
Ths.Cao Thị Diệu Hương. Khóa luận chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên
cứu nào. Mọi thông tin và số liệu trong khóa luận này đều trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng, xuất phát từ thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Cảng Sài Gòn.
Em xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của khóa luận tốt nghiệp.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023


Sinh viên thực hiện
Lê Thị Diễm
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy/cô Trường Đại học Công
Thương TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là khoa Kế toán - Tài chính đã tận tình giảng dạy cho
em trong suốt quá trình học tại trường và tạo điều kiện cho em có cơ hội được đi thực tập
để cho em có thêm kiến thức, kỹ năng làm khóa luận.
Để có thể hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này là nhờ sự giúp đỡ và chỉ bảo
tận tình của cô Ths. Cao Thị Diệu Hương. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến cô.
Trong quá trình làm và hoàn thành đề tài, tuy em đã có nhiều cố gắng nhưng cũng
không thể tránh khỏi các sai sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến từ quý thầy/cô để khóa
luận tốt nghiệp hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN


DÀNH CHO GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giảng viên hướng dẫn: Ths. Cao Thị Diệu Hương
Họ và tên sinh viên: Lê Thị Diễm
A. Thang điểm từng phần:
Góp ý và
Nội Điểm Điểm của
Tiêu chuẩn chấm điểm nhận xét của
dung tối đa GV
GV
1 Điểm hình thức 2.5
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp viết đúng chính
1.1 tả, trình bày đúng về font, cỡ chữ, 0.5
canh lề, đánh số trang, in ấn
Báo cáo tuân thủ quy định đánh số tiểu mục
1.2 trong mục lục, danh mục bảng, 0.5
biểu, hình vẽ, danh mục chữ viết tắt
Báo cáo tuân thủ theo quy định trích
1.3 0.5
dẫn tài liệu tham khảo
Chuyên cần, thái độ sinh viên thực hiện báo
1.4 0.5
cáo
Báo cáo được nộp đúng thời hạn theo
1.5 0.5
quy định
2 Điểm nội dung 4.5
Phần đặt vấn đề, giới thiệu phù hợp với nội
2.1 0.5
dung của đề tài
Phần mô tả số liệu và phương pháp
2.2 2
phân tích phù hợp với nội dung của đề tài

Nội dung phân tích đề tài có chiều sâu, có
2.3 2
tính logic

3 Phần nhận xét, Kiến nghị và kết luận phù hợp 2


với nội dung của đề tài
Phần nhận xét, kiến nghị phù hợp, có tính
3.1 1.5
logic và sáng tạo

3.2 Phần kết luận phù hợp 0.5

Tổng cộng: 10

B. Đánh giá chung:


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
C. Kết luận:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TP.HCM, ngày…… tháng ….. năm 20…
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN


DÀNH CHO GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN HỘI ĐỒNG
Họ và tên giảng viên phản biện:
Họ và tên sinh viên: Lê Thị Diễm
A. Thang điểm từng phần:
Góp ý và
Nội Điểm Điểm của
Tiêu chuẩn chấm điểm nhận xét của
dung tối đa GV
GV
1 Điểm hình thức 2.5
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp viết đúng chính
1.1 tả, trình bày đúng về font, cỡ chữ, 0.5
canh lề, đánh số trang, in ấn
Báo cáo tuân thủ quy định đánh số tiểu mục
1.2 trong mục lục, danh mục bảng, 0.5
biểu, hình vẽ, danh mục chữ viết tắt
Báo cáo tuân thủ theo quy định trích
1.3 0.5
dẫn tài liệu tham khảo

1.4 Đề tài khóa luận phù hợp 1.0

2 Điểm nội dung 4.5


Phần đặt vấn đề, giới thiệu phù hợp với nội
2.1 0.5
dung của đề tài
Phần mô tả số liệu và phương pháp
2.2 2
phân tích phù hợp với nội dung của đề tài

Nội dung phân tích đề tài có chiều sâu, có
2.3 2
tính logic
Phần nhận xét, Kiến nghị và kết luận phù hợp
3 2
với nội dung của đề tài
3.1 Phần nhận xét, kiến nghị phù hợp, có tính 1.5
logic và sáng tạo

3.2 Phần kết luận phù hợp 0.5

Tổng cộng: 10

B. Đánh giá chung:


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
C. Kết luận:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TP.HCM, ngày…… tháng ….. năm 20…
GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BCTC: Báo cáo tài chính


DN: Doanh nghiệp
CĐKT: Cân đối kế toán
KQHĐKD: Kết quả hoạt động kinh doanh
LCTT: Lưu chuyển tiền tệ
KNTT: Khả năng thanh toán
TSCĐ: Tài sản cố định
GTGT: Giá trị gia tăng
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu Hương
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Báo cáo tài chính vừa là sản phẩm cuối cùng của kế toán tài chính, vừa cung cấp
thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền lưu chuyển của doanh
nghiệp tại một thời kỳ nhất định. Vì vậy, khi coi BCTC ta có thể thấy tổng quan về tình
hình tài chính lẫn sức mạnh của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định. Nhưng vấn
đề là, các con số biểu hiện trên BCTC mặc nhiên không mang nhiều ý nghĩa được mà
phải liên kết với những con số khác để so sánh các thời kỳ hoạt động với nhau qua việc sử
dụng các công cụ phân tích tài chính. Vì vậy, phân tích BCTC là việc không thể thiếu của
doanh nghiệp, bởi nó sẽ cho các đối tượng khác thấy rõ hơn về thực trạng tài chính, cũng
như nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn là đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Hàng hải
Việt Nam ("VIMC"), tiền thân là Công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn được chuyển đổi từ
Công ty TNHH Một Thành Viên (100% vốn Nhà nước) theo Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp số 0300479714 đăng ký lần đầu do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ
Chí Minh cấp ngày 23 tháng 01 năm 2008. Từ ngày 01 tháng 10 năm 2015, Công ty
chuyển đổi hình thức hoạt động từ Công ty TNHH Một Thành Viên sang mô hình Công
ty Cổ phần theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0300479714 sửa đổi lần thứ
bảy (07) do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 14 tháng 03 năm
2022. Cổ phiếu của Công ty được phê duyệt giao dịch trên thị trường giao dịch chứng
khoán của các Công ty đại chúng chưa niêm yết vào ngày 25 tháng 04 năm 2016 với mã
chứng khoán SGP. Mỗi năm, Công ty luôn công khai Báo cáo tài chính đến các nhà đầu
tư nhưng những con số đó chỉ là những số liệu tài chính cơ bản.Tuy nhiên, việc phân tích
báo cáo tài chính của Công ty chưa được chú trọng quan tâm. Nhưng hiện tại, Công ty Cổ
phần Cảng Sài Gòn là cảng quốc tế hàng đầu Việt Nam. Là cửa hàng hải thông thương
quan trọng bậc nhất của nước ta với các nước khác. Có vai trò quan trọng trong việc phục
vụ nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, góp phần thúc đẩy gia tăng sản xuất tại các doanh
nghiệp trong khu vực các tỉnh miền Nam và khu vực lân cận. Cảng được Nhà nước trao
tặng nhiều giải thưởng danh giá bởi những đóng góp to lớn giúp thúc đẩy nền kinh tế
nước nhà đi lên từng ngày. Hơn hết, để hoàn thiện chất lượng và hiệu quả dịch vụ cao
hơn, các ban ngành quản lý và điều hành cảng luôn sẵn sàng ghi nhận đóng góp từ khách
hàng.

1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu Hương
Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của Cảng
Sài Gòn nói riêng và vai trò của cảng biển nói chung, nên em đã chọn đề tài nghiên cứu
về lĩnh vực cảng biển: “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quan: Dựa trên những dữ liệu tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Sài
Gòn để đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại Công ty, chỉ rõ ưu và nhược điểm về
tình hình hoạt động tài chính tại Công ty. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động tài chính tại Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn.
 Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
+ Nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần
Cảng Sài Gòn.
+ Đề xuất một số giải pháp và đưa ra kiến nghị nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động tài
chính của Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


 Đối tượng nghiên cứu: Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần.
 Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn.
+ Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập trong phạm vi từ năm
2020-2022.

4. Phương pháp nghiên cứu


 Phương pháp thu thập số liệu: Là phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo
tài chính của công ty như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
Thuyết minh báo cáo tài chính… trong năm 2020-2022
 Phương pháp xử lý số liệu: Tiến hành thu thập thông tin, trích xuất những số liệu từ Báo
cáo tài chính, Báo cáo thường niên để phục vụ nhu cầu nghiên cứu và phân tích. Thu thập
các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành cảng biển từ các website về chứng khoán để so
sánh với Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn.
 Phương pháp phân tích dữ liệu: Thông qua số liệu Báo cáo tài chính, tác giả sử dụng
phương pháp so sánh, phương pháp phân tích chi tiết các chỉ tiêu để tính toán, nghiên cứu

2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu Hương
và đánh giá các khoản mục tài sản, nguồn vốn, các hệ số về khả năng thanh khoản, khả
năng sinh lời.
5. Đóng góp của đề tài
 Về lý luận: Đề tài phần nào góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân
tích báo cáo tài chính của Công ty.
 Về thực tiễn: Trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Cảng Sài
Gòn, có thể chỉ ra những ưu và nhược điểm cũng như đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
năng lực tài chính của Công ty.

6. Kết cấu của đề tài


Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung của khóa luận được kết cấu gồm … chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chương 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CẢNG SÀI GÒN
Chương 3: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ

3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1. Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính


1.1.1. Khái niệm về phân tích BCTC
Phân tích BCTC là quá trình thu thập thông tin xem xét, đối chiếu, so sánh số
liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ của DN, giữa đơn vị và chỉ tiêu bình
quân ngành. Để từ đó có thể xác định được thực trạng tài chính và tiên đoán cho tương
lai về xu hướng tiềm năng kinh tế của DN nhằm xác lập một giải pháp kinh tế, điều
hành, quản lý khai thác có hiệu quả, để được lợi nhuận như mong muốn.
Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả
những việc tương tự đều hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và
kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình
hình tài chính tương lai của DN, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và
hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương
lai.

1.1.2. Ý nghĩa của phân tích BCTC


Với mục đích cung cấp thông tin giúp cho những người sử dụng đánh giá chính
xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lợi và triển vọng cũng như những rủi ro trong
tương lai của DN, phân tích BCTC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản lý. Có thể
khái quát ý nghĩa của phân tích BCTC qua các điểm sau:
 Cung cấp thông tin về tình hình tài chính của DN tại thời điểm báo cáo cùng
với những kết quả hoạt động mà DN đạt được trong hoàn cảnh đó;
 Đánh giá chính xác thực trạng và an ninh tài chính, khả năng thanh toán của
DN, tính hợp lý của cấu trúc tài chính... Từ đó, các nhà quản lý có căn cứ tin cậy, khoa
học để đề ra các quyết định quản trị đúng đắn;
 Nắm bắt được sức mạnh tài chính, khả năng sinh lợi, dự báo được nhu cầu tài
chính và triển vọng phát triển trong tương lai của DN;
 Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế – tài chính cần thiết giúp cho việc kiểm tra,
đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống tình hình kết quả và hiệu quả hoạt động
kinh doanh, tình hình thực hiện các chi tiêu kinh tế – tài chính chủ yếu của DN, tình
hình chấp hành các chế độ kinh tế tài chính của DN;

4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
 Cung cấp các thông tin và căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế
- kỹ thuật, tài chính của DN, để ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường
quản trị của DN, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho DN.

1.1.3. Yêu cầu đối với thông tin có trên BCTC


Các BCTC do các công ty niêm yết công bố trên thị trường chứng khoán có ý
nghĩa rất quan trọng với các nhà đầu tư, vì đó là phương tiện chủ yếu giúp họ đánh giá
mức độ sinh lời và triển vọng của công ty trước khi họ quyết định có nên đầu tư hay
không. Nếu thiếu thông tin, có thể quyết định của họ có thể phải trả giá đắt. Vì vậy để
cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các nhà quản lý trong và ngoài đơn vị, bảo vệ
quyền lợi cho các nhà đầu tư, xây dựng thị trường chứng khoán an toàn, công khai và
hiệu quả, cơ quan quản lý chứng khoán của Nhà nước đặt ra những yêu cầu về thông
tin trong các báo cáo tài chính trên thị trường chứng khoán như sau:
 Tính minh bạch
Yêu cầu về tính minh bạch là cần thiết và quan trọng đối với công ty muốn niêm
yết trên thị trường chứng khoán; do đó các công ty muốn được phép niêm yết trên thị
trường chứng khoán thì phải được kiểm toán từ các tô chức kiểm toán độc lập từ bên
ngoài. Vì vậy, các BCTC cũng như các báo cáo khác của công ty được lập theo các
chuẩn mực chung, có chất lượng và độ chính xác cao.
Công ty niêm yết phải luôn tuân thủ chế độ công bố thông tin trên thị trường
chứng khoán về các hoạt động của công ty liên quan đến lợi ích của người đầu tư, do
đó việc thông báo các vấn đề về tiêm năng, cũng như chiến lược phát triển của công ty
được dễ dàng, nhanh chóng hơn và đạt được mức độ chấp nhận cao hơn từ phía các
NĐT hoặc những tổ chức cho vay.
 Tính trung thực và chính xác
BCTC phải trình bày một cách trung thực, hợp lý và chính xác về tình hình tài
chính, tình hình và kết quả kinh doanh, các dòng tiền của DN. Để đảm bảo được yêu
cầu này, các BCTC phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế
toán, chế độ kế toán và các qui định có liên quan hiện hành.
Người đầu tư bao giờ cũng có nhu cầu được cung cấp thông tin trung thực,
chính xác về tổ chức phát hành để có thể ra quyết định đầu tư một cách có cơ sở. NĐT

5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
thường chỉ chọn mua chứng khoán của những tổ chức phát hành làm ăn nghiêm chỉnh,
có khả năng phát triển.
Vì vậy các công ty niêm yết phát hành chứng khoán ra công chúng phải thực
hiện công bố thông tin trước và sau khi phát hành một cách thường xuyên, có đầy đủ
chữ ký của những người có liên quan; có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị; đồng thời
các thông tin này phải đáp ứng được nhu cầu mà NĐT mong muốn.
 Tính đầy đủ và kịp thời
Các thông tin trên BCTC cần phải đầy đủ và công bố kịp thời ra công chúng, có
như vậy các NĐT mới có thể phân tích, từ đó hiểu đúng tình hình công ty mà họ muốn
đầu tư chứng khoán.
Các chỉ tiêu phản ánh trên BCTC phải thống nhất về số liệu của cùng một chỉ
tiêu, thống nhất về cách trình bày để có thể đảm bảo tính so sánh được, số liệu trên
BCTC phải rõ ràng, đáng tin cậy và dễ hiểu nhằm đảm bảo cho những người sử dụng
báo cáo đạt được mục đích của họ,
Đối tượng và phạm vị áp dụng: Nội dung, phương pháp tính toán hình thức trình
bày các thông tin trên BCTC đều được qui định thống nhất cho các DN thuộc mọi loại
hình, mọi lĩnh vực và thành phân kinh tế, kể cả công ty cổ phần. Do đó hệ thống thông
tin kế toán giữ một vai trò đặc biệt quan trọng.

1.1.4. Các thành phần của hệ thống BCTC doanh nghiệp


Các BCTC của DN là một bộ bao gồm nhiều loại báo cáo tài chính mà DN phải
lập và báo cáo cho các tổ chức có liên quan theo qui định.
Ở Việt Nam, theo qui định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp phải lập báo cáo tài
chính theo định kì có thể là theo quí hoặc năm và chủ yếu là 4 báo cáo sau:
 Bảng cân đối kế toán (Balance sheet)
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income statement)
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of cash flows)
 Thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to the Financial Statements).

1.1.4.1. Bảng cân đối kế toán


Bảng CĐKT là bảng thể hiện tình hình tài chính, phản ánh tổng quát tình hình
tài sản và nguồn hình thành tài sản của DN tại một thời điểm cụ thể. Thời điểm báo cáo
thường được chọn là thời điểm cuối quí hoặc cuối năm.

6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
Hay nói cách khác, bảng CĐKT là một phương pháp kế toán, là một báo cáo tài
chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình
thành tài sản đó của DN tại một thời điểm nhất định.
 Khoản mục Tài sản:

Tài sản được biều hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết
bị, vật tư, hàng hoá hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng
sáng chế nhưng phái thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát
của doanh nghiệp.
Tài sản được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần. tài sản được phản ánh
theo giá trị ghi sổ. Tài sản bao gồm:
Tài sản ngắn hạn
Là những tài sản có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn trong vòng 12 tháng
hoặc 1 chu kỳ kinh doanh bình thường của DN và thường xuyên thay đổi hình thái giá
trị trong quá trình sử dụng.
Tài sản dài hạn
Là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi dài
(hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) và ít khi thay đổi hình thái giá trị
trong quá trình kinh doanh.
 Khoản mục Nguồn vốn
Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị có thể khai thác
hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản cho đơn vị. Nguồn vốn cho biết
tài sản của đơn vị do đâu mà có và đơn vị phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý
gì đối với tài sản đó. Dựa theo nguồn gốc hình thành, nguồn vốn chia làm 2 loại:
Nợ phải trả
Là nghĩa vụ hiện tại của DN, phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện đã qua
mà DN phải có trách nhiệm thanh toán bằng nguồn lực của mình. Nợ phải trả là nguồn
vốn sử dụng có thời gian kèm theo nhiều ràng buộc, như phải có thế chấp, phải có lãi....
Vốn chủ sở hữu
Là nguồn vốn ban đầu do chủ DN bỏ ra để phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh hoặc lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở
hữu là nguồn sử dụng dài hạn, không cam kết phải thanh toán.

7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
1.1.4.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo KQHĐKD phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh của DN phát sinh trong một kỳ kế toán. Bao gồm các thành phần chủ yếu:
 Doanh thu
 Chi phí
 Lợi nhuận
Thời điểm báo cáo thường được chọn là năm hoặc quí hoặc tháng.
Đặc điểm chung của báo cáo KQHĐKD là cung cấp dữ liệu thời kì về tình hình
doanh thu, chi phí và lợi nhuận của DN. Như vậy, báo cáo KQHĐKD là BCTC tổng
hợp về tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập qua một thời kì kinh doanh.
Ở Việt Nam, báo cáo thu nhập còn có thêm phần kê khai tình hình thực hiện
nghĩa vụ của DN đối với ngân sách Nhà nước.
Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả
(lãi / lỗ) trong một kì hoạt động của doanh nghiệp:
LÃI (LỖ) = DOANH THU – CHI PHÍ
Từ nội dung báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, người đọc có thể rút ra:
Tình hình doanh thu của DN trong kì báo cáo, chú ý doanh thu ròng. Doanh thu
từ hoạt động kinh doanh và các khoản thu nhập khác đạt được trong một kì hoạt động
góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Các khoản doanh thu và thu nhập này khá đa dạng,
phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và qui mô hoạt động của DN.
Tình hình chỉ phí của DN trong kì báo cáo: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,
chi phí quản lí DN, chi phí khác... các khoản chi phí này tương ứng phát sinh theo các
khoản doanh thu mà DN đạt được.
Tình hình thu nhập của DN trong kì báo cáo: doanh thu từ hoạt động sản xuất
kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, thu nhập khác... Thông qua Báo cáo kết
quả kinh doanh, người sử dụng biết được thu nhập ròng hay lợi nhuận chưa phân phối;
kết quả thu nhập ròng khi doanh thu lớn hơn chi phí và kết quả lỗ ròng khi doanh thu
nhỏ hơn chi phí.
Người đọc cần sử dụng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để phân tích cùng
Bảng cân đối kế toán thì sẽ có được nhiều thông tin và đánh giá sâu sắc hơn tình hình
tài chính của DN.

8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
1.1.4.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo LCTT phản ánh lượng tiền hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh,
tình hình các dòng tiền thu vào, chi ra và tình hình số dư tiền mặt cuối kì trong kỳ báo
cáo của DN (khả năng tạo ra tiền và sử dụng tiền của DN).
Báo cáo LCTT giúp phản ánh bổ sung tình hình tài chính của DN mà bảng
CĐKT và báo cáo KQHĐKD chưa phản ánh hết được. Báo cáo cho biết: Tiền được
nhận vào, được chi ra như thế nào, từ đâu; tại sao số dư tiền cuối kỳ chênh lệch với số
dư tiền đầu kỳ.
Tiền gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền.
Dòng tiền vào  Dòng tiền ra = Dòng tiền thuần trong kỳ
 Mục đích của báo cáo ngân lưu
 Chỉ ra mối quan hệ giữa lợi nhuận và dòng ngân lưu.
 Dự đoán dòng ngân lưu trong tương lai.
 Đánh giá cách tạo ra tiền và sử dụng tiền của nhà quản trị.
 Đánh giá khả năng trả lãi vay, cổ tức và trả nợ khi đến hạn....
 Báo cáo ngân lưu bao gồm 3 hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt
động đầu tư và hoạt động tài chính.
Hoạt động kinh doanh:
 Dòng tiền vào
 Thu tiền khách hàng.
 Thu khác từ hoạt động kinh doanh…
 Dòng tiền ra
 Chi trả người bán.
 Chi trả lương.
 Chi trả lãi vay, thuế.
 Chi khác cho hoạt động kinh doanh...
Hoạt động đầu tư
 Dòng tiền vào
 Thanh lý tài sản cố định cũ.
 Thu lãi vay và cổ tức, năm
 Bán chứng khoán đầu tư.
 Thu nợ cho vay...
 Dòng tiền ra
9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
 Mua sắm tài sản cố định mới
 Mua chứng khoán đầu tư
 Cho vay...
Hoạt động tài chính
 Dòng tiền vào
 Vay tiền
 Phát hành và bán cổ phiếu
 Phát hành và bán trái phiếu...
 Dòng tiền ra
 Trả nợ vay
 Mua lại cổ phiếu, trái phiếu
 Chi trả cổ tức...
 Phương pháp tính dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh
Có hai phương pháp tính dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh:
Phương pháp trực tiếp: tính ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh bằng cách
lấy những dòng thực thu trừ (-) cho những dòng thực chi, một cách trực tiếp.
Phương pháp gián tiếp: điều chỉnh từ lợi nhuận ròng để tính dòng ngân lưu ròng
từ hoạt động kinh doanh.
Dù phương pháp nào, dòng ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh cũng cho kết
quả như nhau.

1.1.4.4. Thuyết minh BCTC


Thuyết minh BCTC là một phần thiết yếu của BCTC. Báo cáo này cung cấp
những thông tin bổ sung về tình hình tài chính của DN.
Bản thuyết minh BCTC của DN phải trình bày những nội dung dưới đây:
Các thông tin theo sở lập và trình bày BCTC và các chính sách kế toán cụ thể
được chọn và áp dụng đối với các giao dịch các sự kiện quan trọng;
Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được
trình bày trong các BCTC khác (Các thông tin trọng yếu);
Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các BCTC khác, nhưng
lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của DN.

10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
1.2. Tổng quan về hoạt động phân tích BCTC trong DN
1.2.1. Cơ sở dữ liệu phân tích BCTC
1.2.1.1. Thông tin chung
 Các thông tin chung về kinh tế: chính sách thuế, tiền tệ, lãi suất,
 Các thông tin về ngành kinh doanh của công ty: đặc thù ngành, tính chất sản
phẩm, quy trình công nghệ, độ lớn thị trường, triển vọng phát triển ngành..
 Các thông tin về pháp lý, kinh tế đối với công ty...
1.2.1.2. Thông tin về môi trường hoạt động
 Các thông tin tổng hợp
Đầu vào: giá cả nguyên vật liệu, hàng hóa mua vào, tính ổn định của nguồn
cung cấp...
Đầu ra: quy mô thị trường, thu nhập của khách hàng, xu hướng tiêu dùng...
Tình hình hoạt động của các đối thủ cạnh tranh. Do vậy nhà phân tích tài chính
phải nắm được tình hình chung để lý giải đúng đắn các vấn để phân tích.
 Các chỉ tiêu tài chính trung bình trong ngành nhằm đánh giá những công ty
hoạt động quá tệ hoặc quá tốt so với mức bình thường.
1.2.1.3. Các thông tin về công ty
Thông qua các báo cáo thường niên, bao gồm:
 Lịch sử hoạt động của công ty
Những sự kiện quan trọng như quá trình thành lập, chuyển đổi chủ sở hữu, niêm
yết...
Quá trình phát triển: Ngành nghề kinh doanh, tình hình hoạt động.
Định hướng phát triển: Các mục tiêu chủ yếu, chiến lược trung và dài hạn.
 Báo cáo của Hội đồng quản trị
Những nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm (lợi nhuận, tình hình tài
chính tại thời điểm cuối năm....).
Tình hình thực hiện so với kế hoạch.
Những thay đổi chủ yếu trong năm (những khoản đầu tư lớn, chiến lược kinh
doanh, sản phẩm vào thị trường mới...).
Triển vọng và kế hoạch trong tương lai.
 Báo cáo của Ban Giám đốc
Báo cáo tình hình tài chính: khả năng sinh lời, những biến động về vốn cổ đông,
số chứng khoán theo từng loại, cổ tức.

11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: phân tích thực hiện so với kế
hoạch, nêu rõ nguyên nhân và trách nhiệm của ban giám đốc nếu công ty lỗ.
Những tiến bộ công ty đã đạt được: những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách
quản lý, các biện pháp kiểm soát...
Kế hoạch phát triển trong tương lai.
 Các báo cáo tài chính
Bao gồm các báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo qui định của pháp luật:
 Bảng cân đối kế toán.
 Báo cáo kết quả kinh doanh.
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
 Thuyết minh báo cáo tài chính.
 Bản giải trình báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán
Kiểm toán độc lập: Đơn vị kiểm toán độc lập, ý kiến kiểm toán độc lập, các
nhận xét đặc biệt.
Kiểm toán nội bộ: Ý kiến kiểm toán nội bộ, các nhận xét đặc biệt.
 Các công ty có liên quan
 Công ty nắm giữ trên 50% vốn cổ phần của công ty.
 Công ty nắm giữ trên 50% vốn cổ phần của công ty khác.
 Tình hình đầu tư vào các công ty có liên quan.
 Tóm tắt về hoạt động và tình hình tài chính của các công ty có liên quan.
 Tổ chức và nhân sự
 Cơ cấu tổ chức.
 Tóm tắt lý lịch của các cá nhân trong ban điều hành.
 Thay đổi giám đốc (tổng giám đốc) điều hành trong năm.
 Số lượng cán bộ, nhân viên và chính sách đối với người lao động.
 Thay đổi thành viên hội đồng quản trị.
 Thông tin cổ đông và quản trị công ty
Hội đồng quản trị và ban kiểm soát: Thành phần, khả năng thực hiện trách
nhiệm và quyền lợi của hội đồng quản trị, việc bầu lại ít nhất 1/3, tỷ lệ sở hữu cổ phần
và những thay đổi trong tỷ lệ nắm giữ cổ phần.
Các dữ liệu thống kê về cổ đông, Cơ cấu cổ đông, giao dịch của các cổ đông
lớn, số cổ đông ngoài công ty và số lượng cổ phần nắm giữ.

12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
1.2.2. Các phương pháp phân tích BCTC
1.2.2.1. Phân tích theo chiều ngang
Phân tích theo chiều ngang là phương pháp so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu kỳ
của từng khoản mục, bao gồm cả số tuyệt đối và số tương đối, qua đó nhằm giúp các
NĐT nắm được mức độ biến động tăng, giảm của từng ảnh hưởng tới quá trình sinh lời
và tình hình tài chính của công ty.
Công thức áp dụng:
Mức tăng (giảm) = Số cuối kỳ - Số đầu kỳ (cùng 1 chỉ tiêu)
Tỷ lệ tăng (giảm) = Mức tăng (giảm) / Số đầu kỳ

1.2.2.2. Phân tích theo chiều dọc


Phân tích theo chiều dọc là phương pháp so sánh tỷ trọng của từng chỉ tiêu so
với tổng số. Trong đó, mỗi khoản mục được liệt kê dưới dạng tỷ lệ phần trăm giúp cho
việc so sánh giữa các công ty cũng như các ngành trở nên dễ dàng hơn, cũng như các
NĐT có cái nhìn tổng thể và những biến động của DN.
Công thức áp dụng:
%Tỷ trọng từng chỉ tiêu = Chỉ tiêu / Tổng số

1.2.2.3. Phương pháp so sánh


So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế
nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt
hay những đặc trưng riêng vốn có và tìm ra xu hướng, quy luật biến động của đối
tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các chủ thể quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định
lựa chọn. Khi sử dụng phương pháp so sánh, các nhà phân tích cần chú ý một số vấn đề
sau đây:
Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu
Chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh được phải đảm bảo thống nhất về nội dung
kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo
lường.
Gốc so sánh
Gốc so sánh được lựa chọn có thể là gốc về không gian hay thời gian, tuỳ thuộc
vào mục đích phân tích. Về không gian, có thể so sánh đơn vị này với đơn vị khác, bộ
phận này với bộ phận khác, khu vực này với khu vực khác, ... Việc so sánh về không
gian thường được sử dụng khi cần xác định vị trí hiện tại của DN so với đối thủ cạnh
13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
tranh, so với số bình quân ngành, bình quân khu vực, ... Cần lưu ý rằng, khi so sánh về
mặt không gian, điểm gốc và điểm phân tích có thể đổi chỗ cho nhau mà không ảnh
hưởng đến kết luận phân tích. Về thời gian, gốc so sánh được lựa chọn là các kỳ đã qua
(kỳ trước, năm trước) hay kế hoạch, dự toán, ... Cụ thể:
Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích, gốc so sánh
được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước (năm
trước). Lúc này sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với trị số chỉ tiêu ở các kỳ
gốc khác nhau;
Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, gốc so sánh là trị số
kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so sảnh giữa trị số thực tế với trị số
kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu.
Khi đánh giá vị thế của DN trong ngành, đánh giá năng lực cạnh tranh thường
so sánh chỉ tiêu thực hiện của DN với bình quân chung của ngành hoặc so với chỉ tiêu
thực hiện của đối thủ cạnh tranh.
Các dạng so sánh
Các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt
đối, so sánh bằng số tương đối.
 So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so
sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về qui mô của
chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.
 So sánh bằng số tương đối: Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương
đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hê, tốc độ phát triển, xu hướng
biến động, quy luật biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Trong phân tích tài chính, các
nhà phân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau:
Số tương đối động thái
Dùng để phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ biến động của chỉ tiêu và
thường dùng dưới dạng số tương đối định gốc [cố định kỳ gốc: y i/y0 (i = 1, n)] và số
tương đối liên hoàn [thay đổi kỳ gốc: y(i+1)/yi (i = 1, n)].
Số tương đối điều chỉnh
Số tương đối điều chỉnh phản ánh mức độ, xu hướng biến động của mỗi chỉ tiêu
khi điều chỉnh một số nhân tố nhất định trong từng chỉ tiêu phân tích về cùng một thời
kỳ nhằm đưa phạm vi so sánh hẹp hơn, giảm được sự khập khiễng của phương pháp so
sánh. Ví dụ: khi đánh giá sự biến động của doanh thu bán hàng điều chỉnh theo số

14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
lượng tiêu thụ thực tế, đánh giá xu hướng biên động của giá trị sản lượng tính theo giá
cố định của 1 năm nào đó …

1.2.2.4. Phương pháp phân tích nhân tố


Phân tích nhân tố là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu, xem xét các chỉ
tiêu kinh tế tài chính trong mọi quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng thông qua việc xác
định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và phân tích thực chất ảnh hưởng của các
nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Là phương pháp được sử dụng để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng cụ
thể của từng nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu nghiên cứu. Có nhiều phương
pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố, sử dụng phương pháp nào tuỳ thuộc vào mối
quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng. Các phương pháp xác định
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu còn gọi là
phương pháp loại trừ bởi vì đề nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố phải loại trừ ảnh
hưởng của nhân tố khác. Đặc điểm của phương pháp này là luôn đặt đối tượng phân
tích vào các giả định khác nhau. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với
các nhân tố ảnh hưởng mà sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số
chênh lệch hay phương pháp cân đối.
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng
nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ
phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số
của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu chưa có biến đổi của nhân tố cần xác
định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Đặc điểm và điều kiện áp dụng
phương pháp thay thế liên hoàn như sau:
Xác định chi tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu;
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu;
Mối quan hệ giữa chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu với các nhân tố ảnh
hưởng thể hiện dưới dạng tích số hoặc thương số;
Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu
phản ánh đối tượng nghiên cứu theo thứ tự nhân tố số lượng được xác định trước rồi
mới đến nhân tố chất lượng; trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hoặc nhiều nhân tố
chất lượng thì xác định nhân tố nguyên nhân trước, nhân tố kết quả sau;

15
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ảnh đối tượng
nghiên cứu một cách lần lượt. Cần lưu ý là có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu
lần và nhân tố nào đã thay thế thì được giữ nguyên giá trị đã thay thế (kỳ phân tích)
cho đến lần thay thế cuối cùng, nhân tổ nào chưa thay thế vẫn giữ nguyên giá trị ở kỳ
gốc;
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố và so với số biến động của chỉ tiêu phản
ánh đối tượng nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc để kiểm tra quá trình tính
toán.
Phương pháp thay thế liên hoàn có thể được khái quát như sau:
Chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu là Q và Q chịu ảnh hưởng của các nhân
tố a, b, c, d. Các nhân tố này có quan hệ với Q và được sắp xếp theo thứ tự từ nhân tố
số lượng sang nhân tố chất lượng, chẳng hạn Q = abcd. Nếu dùng chỉ số 0 để chỉ giá trị
của các nhân tố ở kỳ gốc và chỉ số 1 để chỉ giá trị của các nhân tố ở kỳ phân tích thì Q 1
= a1b1c1d1 và Q0 = a0b0c0d0. Gọi ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d đến sự biến động
giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Q (ký hiệu là ∆ Q) lần lượt là ∆ a, ∆ b, ∆ c, ∆
d, với giả định các nhân tố biến đổi lần lượt từ a đến d, ta có:
∆ Q = Q 1 - Q0 = ∆ a + ∆ b + ∆ c + ∆ d
Trong đó:
∆ a = a1b0c0d0 – a0b0c0d0
∆ b = a1b1c0d0 – a1b0c0d0
∆ c = a1b1c1d0 – a1b1c0d0
∆ d = a1b1c1d1 – a1b1c1d0
Phương pháp số chênh lệch
Là phương pháp cũng được dùng để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự
biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Điều kiện, nội dung và trình tự
vận dụng của phương pháp số lệch cũng giống như phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ
khác nhau ở chỗ để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số
chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỷ gốc của nhân tố đó (thực chất là thay thế
liên hoàn rút gọn áp dụng trong trường hợp chỉ tiêu phản ảnh đối tượng nghiên cứu có
quan hệ tích số với các nhân tố ảnh hưởng). Dạng tổng quát của số chênh lệch như sau:
∆ Q = Q 1 - Q0 = ∆ a + ∆ b + ∆ c + ∆ d
Trong đó:
∆ a = (a1 – a0)b0c0d0
∆ b = (b1 – b0)a1c0d0
16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
∆ c = (c1 – c0)a1b1d0
∆ d = (d1 – d0)a1b1c1
Phương pháp cân đối
Phương pháp cân đối là phương pháp được sử dụng để xác định mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu nếu chỉ tiêu phản
ánh đối tượng nghiên cứu có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu.
Xác định mức độ ảnh hưởng nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích, bằng phương pháp
cân đối người ta xác định chênh lệch giữa thực tế với kỳ gốc của nhân tố ấy. Tuy nhiên
cần để ý đến quan hệ thuận, nghịch giữa nhân tố ảnh hướng với chỉ tiêu phản ánh đối
tượng nghiên cứu (thực chất là hình thúc rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn
khi các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu phân tích có quan hệ dạng tổng, hiệu).
Phương pháp cân đối có thể khái quát như sau:
Chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu là M chịu ảnh hưởng nhân tố ab,c thể
hiện qua công thức: M = a + b - c
Nếu dùng chỉ số 0 để chỉ giá trị của các nhân tố ở kỷ gốc và chỉ số 1 để chỉ giá
trị của các nhân tố ở kỷ phân tích thì M1 = a1 + b1 - c1 và M0 = a0 + b0 – c0. Gọi ảnh
hưởng của các nhân tố a, b, c đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ
tiêu M (ký hiệu là ∆ M) lần lượt là ∆ a, ∆ b, ∆ c ta có: ∆ M = M1 – M0 = ∆ a +∆ b +∆ c
Trong đó:
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Da = a1 – a0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b:
Db = b1 – b0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c:
Dc = – (c1 – c0)
Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích, đánh giá sự thay đổi của các
khoản mục/chỉ tiêu thông qua việc sử dụng báo cáo tài chính của nhiều năm liên tiếp:
Phân tích sự thay đổi qua thời gian 2 đến 3 năm cả về số tuyệt ) tương đối của
các chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính. đối và số
Phân tích xu hướng dài hạn, trên cơ sở so sánh số liệu của các năm sau so với
năm gốc. Từ đó đưa ra nhận định về chiều hướng, tốc độ, khuynh hướng xu hướng của
các khoản mục/chỉ tiêu qua các năm so với năm gốc.
Ưu điểm của phương pháp so sánh: Đơn giản, dễ vận dụng, có thể rút ra được
tính xu thế của các chỉ tiêu; tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là không đánh giá
được chất lượng của thông tin sử dụng để phân tích.

17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
Phương pháp so sánh được chia làm 2 phương pháp: So sánh theo chuỗi thời
điểm (time – series) và so sánh chéo (cross – sectional) thời gian (time – series) và so
sánh theo thời điểm (cross – sectional).
Phương pháp so sánh theo thời gian là phương pháp sử dụng các chi tiêu của
doanh nghiệp tính tại thời điểm phân tích so sánh với chính chỉ tiêu đó trong quá khứ
theo năm hoặc theo tháng. Việc lựa chọn các thời điểm để so sánh phụ thuộc vào mục
đích phân tích báo cáo tài chính của các nhà phân tích.
Phương pháp so sánh chéo theo thời điểm (cross - sectional analysis)
Trong phương pháp này, người ta thường xuyên sử dụng kết quả các chỉ tiêu tỷ
số của DN đang xem xét để so sánh với chính chỉ tiêu đó của trung bình ngành hoặc
của DN cạnh tranh tại cùng một thời điểm.
Phương pháp phân tích kết hợp (combined analysis)
Sau khi so sánh tỷ số theo thời gian và trung bình ngành, các nhà phân tích thường kết
hợp hai phương pháp trên để đưa ra kết luận về các tỷ số phân tích.
1.2.2.5. Phương pháp tỷ số
Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính là
phương pháp tỷ số. Phương pháp tỷ số là phương pháp trong độ các tỷ số được sử dụng
để phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác.
Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được
bổ sung và hoàn thiện.
Bởi lẽ, thứ nhất, nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung
cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc
đánh giá một tỷ số của một doanh nghiệp nay một nhóm doanh nghiệp; thứ hai, việc áp
dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán
hàng loạt các tỷ số thứ ba, phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có
hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời
gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
Về nguyên tắc, với phương pháp tỷ số, cần xác định được các ngưỡng, các tỷ số
tham chiếu. Để đánh giá tình trạng tài chính của một DN cần so sánh các tỷ số của DN
với các tỷ số tham chiếu. Như vậy, phương pháp so sánh luôn được sử dụng kết hợp
với các phương pháp phân tích tài chính khác. Khi phân tích, nhà phân tích thường so
sánh theo thời gian (so sánh kỳ này với kỳ trước) để nhận biết xu hướng thay đổi tình
hình tài chính của DN, theo không gian (so sánh với mức trung bình ngành) để đánh
giá vị thế của DN trong ngành.
18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương

1.2.2.6. Phương pháp dự báo


Một vài phương pháp thông dụng và có độ tin cậy cao thường được sử dụng
trong dự báo:
Phương pháp số học
Phương pháp bình quân số học là phương pháp xác định số dự trù bình quân
hàng năm để tính nhu cầu tương lai.
Phương pháp này có thể dùng đổi với doanh thu quá khứ không biến đổi lớn
hàng năm, nó có xu hướng tăng dần và không cách biệt xa quá.
Phương pháp xác định doanh thu tương lai dựa vào tốc độ tăng bình quân
hàng năm.
Theo phương pháp này, trước hết cần phải xác định tỷ lệ phát triển bình quân
hàng năm của nhu cầu quá khứ, trên cơ sở đó xác định nhu cầu tương lai.
Phương pháp này có thể sử dụng khi những biến động ở quá khứ của doanh thu
có sự biến động lớn.
Phương pháp thống kê
Các phương pháp thường áp dụng trong thống kê khá phức tạp nhưng độ chính
xác cao. Có thể có nhiều phương pháp khác nhau, những trong thực tế thường áp dụng
phương pháp thông dụng sau:
Hồi quy tương quan tuyến tính
DT = aX + b
Trong đó:
X: trị số ta cho hay số tính từ năm ở khoảng giữa những năm trong quá khứ.
a, b: Tham số được tính theo công thức sau:

a=
∑ XY b=
∑Y
2
X n

Trong đó:
n: số năm trong quá khứ.
Y: Doanh thu thực tế ở quá khứ.

Phương pháp bình phương nhỏ nhất


Theo phương pháp này, để xác định doanh thu trong tương lai ta dùng phương
trình tương tự như phương pháp hồi quy tuyến tính.
19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
DT = aX + b
Với a, b được tính theo công thức sau:
n ∑ XY −∑ X ∑ Y
a=
n ∑ X −( ∑ X )
2 2

b=
∑ X ∑ Y −∑ X ∑ XY
2

2
n ∑ X 2− ( ∑ X )

Phương pháp này dựa trên doanh thu quá khứ để dự trù nhu cầu tương lai. Chúng ta có
phương trình sau:
DT=aX² + bX + c

Các tham số a, b, c được tính như sau:


n ∑ X Y −∑ X ∑Y
2 2
a= 2
n ∑ X −( ∑ X 2 )
4

b=
∑ XY
∑ X2
c=( ∑ X 4 ) ¿ ¿

Thẩm tra phương pháp tính toán để chọn phương pháp xác định doanh thu
tương lai hợp lý.
Như đã giới thiệu ở trên, có nhiều phương pháp dự toán doanh thu tương lai
song mỗi phương pháp dự toán đều cho một kết quả khác nhau. Vấn đề đặt ra là nên
lấy kết quả của phương pháp nào làm căn cứ để định doanh thu cho tương lai? Để trả
lời câu hỏi này người ta có thể tiến hành thẩm tra các phương pháp tính từ đó chọn
phương pháp phù hợp nhất. Muốn vậy người ta cần phải tiến hành so sánh giữa doanh
thu tương kai với doanh thu quả khứ của các phương pháp. Để tiến hành thẩm tra
phương pháp tính toán thích hợp nhất, người ta tính độ lệch chuẩn và giá trị tuyệt đối
của độ lệch tuyệt đối trung bình hàng năm. Phương pháp nào có độ lệch chuẩn và giá
trị tuyệt đối của độ lệch tuyệt đối trung bình hàng năm càng nhỏ thì phương pháp đó
càng chính xác, nên ta chọn phương pháp đó dự trù cho doanh thu tương lai.
Độ lệch chuẩn:

δ=
√ ∑ ( DT-Y )2
n
20
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
Trong đó:
DT: Doanh thu tương lai
Y: Doanh thu quá khử
n : số năm trong quá khứ

Về phương diện thống kê chúng ta nên chọn phương pháp hồi quy tuyến tính
hoặc phương pháp bình phương nhỏ nhất để xác định nhu cầu dự trù tương lai.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm thực tế khi chọn phương pháp dự trù tương lai,
người ta cần phải xem xét mức độ biến thiên của nhu cầu quá khứ sản phẩm dự án dự
kiến sản xuất. Chẳng hạn, nếu nhu cầu quá khứ của sản phẩm dự định trong dự án đầu
tư gia tăng hàng năm tương đối đều đặn thì nên dùng phương pháp hồi quy tuyến tính.
Nếu nhu cầu quá khử giá tăng khá nhanh hoặc giảm rồi tăng thì nên dùng phương pháp
Parabol.
Tuy nhiên, muốn chọn phương pháp nào thì khi thẩm tra để chọn phương pháp
thích hợp cần thiết phải tính độ lệch chuẩn và độ lệch tuyệt đối trung bình hàng năm để
trắc nghiệm lại.
Ngoài những phương pháp trên, dự toán tài chính còn sử dụng các phương pháp:
Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu; Phương pháp phân tích đường hồi quy và
phương pháp chỉ tiêu kế hoạch.

1.2.3. Nội dung phân tích BCTC của DN


1.2.3.1. Phân tích nội dung và cách thức ghi nhận các chỉ tiêu cơ bản theo từng
hoạt động
a. Các chỉ tiêu thuộc hoạt động kinh doanh
 Doanh thu được ghi nhận khi Công ty có khả năng nhận được các lợi ích kinh tế
có thể xác định một cách chắc chắn. Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của
các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (nếu
có).
Doanh thu cung cấp dịch vụ
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện
sau:
 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
 Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

21
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
 Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán;
 Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch
cung cấp dịch vụ đó.
Phần công việc cung cấp dịch vụ đã hoàn thành được xác định theo phương pháp
đánh giá công việc hoàn thành.
 Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chỉ phí thuế TNDN hiện hành và Chi phí thuế TNDN hoãn lại
 Chi phí thuế TNDN hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế
trong kỳ và thuế suất thuế TNDN trong năm tài chỉnh hiện hành.
 Chỉ phí thuế TNDN hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm thời
được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế TNDN.
 Không bù trừ chi phí thuế TNDN hiện hành với chi phí thuế TNDN hoãn lại.
Thuế suất thuế TNDN hiện hành
Tại Công ty mẹ và các công ty con hiện đang áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là
20% đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế TNDN cho năm
tài chính kết thúc ngày 31/12/2022.
b. Các chỉ tiêu thuộc hoạt động đầu tư
 Tiền và các khoản tương đương tiền
 Tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn.
 Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi
không quá 03 tháng kể từ ngày đầu tư, có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển
đổi dễ dàng thành các lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi
thành tiền.
 Các khoản nợ phải thu
 Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đối tượng phải
thu, loại nguyên tệ phải thu và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của Công ty. Các
khoản phải thu được phân loại là ngắn hạn và dài hạn trên Báo cáo tài chính hợp nhất
căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải thu tại ngày báo cáo.
 Dự phòng nợ phải thu khó đòi được trích lập cho các khoản: nợ phải thu quá hạn
thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, cam kết hợp đồng hoặc
cam kết nợ và nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng khó có khả năng thu hồi.
Trong đó, việc trích lập dự phòng nợ phải thu quá hạn thanh toán được căn cứ vào thời
gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa
22
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
các bên và nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng
phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.
 Hàng tồn kho
 Hàng tồn kho được ghi nhận ban đầu theo giá gốc bao gồm: chỉ phí mua, chỉ
phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khắc phát sinh để có được hàng tồn kho
ở địa điểm và trạng thái tại thời điểm ghi nhận ban đầu. Sau ghi nhận ban đầu, tại thời
điểm lập báo cáo tài chính nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
thấp hơn giá gốc thì hàng tồn kho được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện
được.
Năm 2020, giá trị hàng tồn kho quy định chung xác định theo phương pháp
bình quân gia quyền
 Năm 2021 và 2022, giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp
riêng biệt cho từng công ty:
 Tại Công ty mẹ: Giá trị hàng tồn kho tại Văn phòng Công ty và các Chỉ nhánh
khác được xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước. Riêng đối với Chi nhánh
Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn - Xí nghiệp Xây dựng Công trình Căng, giá trị hàng
tồn kho được xác định theo phương pháp đích danh.
 Tại các Công ty con: Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp
bình quân gia quyền.
 Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
 Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ đối với hoạt động xây
lắp: Chi phí sản xuất kinh doanh đỡ đang được tập hợp theo từng công trình chưa hoàn
thành hoặc chưa ghi nhận doanh thu, tương ứng với khối lượng công việc còn dở dang
cuối kỳ.
 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh
lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Cơ sở
để xác định Giá trị thuần có thể thực hiện là giá bán theo các Hợp đồng đã ký kết sau
niên độ, đối với trường hợp trong năm đã ký được hợp đồng và xác định được giá bán
thì lấy theo giá đã ký kết trừ (-) các chi phí để bán được hàng/ đơn vị sản phẩm.
 Tài sản cố định
 Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận ban đầu theo
giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cổ định hữu hình, tài sản cố định vô hình
được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.

23
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
 Khấu hao tài sản cố định được trích theo phương pháp đường thẳng với thời
gian khấu hao được ước tính như sau:
 Nhà cửa, vật kiến trúc 05-50 năm
 Máy móc, thiết bị 05-20 năm
 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 06-15 năm
 Thiết bị, dụng cụ quản lý 05-08 năm
 Quyền sử dụng đất Khấu hao theo thời gian sử dụng
 Phần mềm quản lý 03-20 năm
 Tài sản cố định khác 02-21 năm
c. Các chỉ tiêu thuộc hoạt động tài chính
 Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi
nhuận được chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận khi
thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:
 Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Cổ tức, lợi nhuận được chia được ghi nhận khi Công ty được quyền nhận cổ tức
hoặc được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.
 Các khoản nợ phải trả
Các khoản nợ phải trả được theo dõi theo kỳ hạn phải trả, đối tượng phải trả,
loại nguyên tệ phải trả và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của Công ty. Các khoản
phải trả được phân loại ngắn hạn và dài hạn trên báo cáo tài chính hợp nhất căn cứ theo
kỳ hạn còn lại của các khoản phải trả tại ngày báo cáo.
 Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ sở hữu,
Chênh lệch đánh giá lại tài sản được phản ánh trong các trường hợp: khi có
quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản, khi thực hiện cổ phần hóa doanh
nghiệp Nhà nước, và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau
thuế thu nhập doanh nghiệp và tỉnh hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của Công
ty. Việc phân phối lợi nhuận được thực hiện khi Công ty có lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối không vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Báo cáo tài
chính hợp nhất sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của các khoản lãi do ghi nhận từ giao
24
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
dịch mua giá rẻ. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có thể được chia cha các nhà đầu
tư dựa trên tỷ lệ góp vốn sau khi được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt và sau khi đã
trích lập các quỹ theo Điều lệ Công ty và các quy định của pháp luật Việt Nam.
Công ty trích lập các quỹ sau từ lợi nhuận thuần sau thuế thu nhập doanh nghiệp
của Công ty theo đề nghị của Hội đồng quản trị và được các cổ đông phê duyệt tại Đại
hội đồng cổ đông thường niên:
 Quỹ đầu tư phát triển: Quỹ này được trích lập nhằm phục vụ việc mở rộng
hoạt động hoặc đầu tư chiều sâu của Công ty.
 Quỹ khen thưởng, phúc lợi và Quỹ khen thưởng Ban điều hành: Quỹ này được
trích lập để khen thưởng, khuyến khích vật chất, đem lại lợi ích chung và nâng cao
phúc lợi cho công nhân viên và được trình bày như một khoản phải trả trên Bảng cân
đối kế toán.
Cổ tức phải trả cho các cổ đông được ghi nhận là khoản phải trả trên Bảng Cân
đối kế toán của Công ty sau khi có thông bảo chia cổ tức của Đại hội đồng Cổ đông
Công ty và thông báo ngày chốt quyền nhận cổ tức của Trung tâm Lưu ký chứng khoán
Việt Nam.

1.2.3.2. Quy trình phân tích tài chính DN

BƯỚC 2
BƯỚC 1 BƯỚC 3 BƯỚC 4 BƯỚC 5
Xác định
Xác định Thu thập Xử lí dữ Tổng hợp
nội dung
mục tiêu dữ liệu liệu phân kết quả
cần phân
phân tích phân tích tích phân tích
tích

Diễn giải quy trình


Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích. Đây là công việc quan trọng quyết định
tới chất lượng của báo cáo phân tích và tác động tới mức độ hài lòng của các đối tượng
sử dụng. Việc xác định mục tiêu phân tích phụ thuộc vào mục đích ra quyết định của
đối tượng sử dụng BCTC.
Bước 2: Sau đó, nhà phân tích sẽ xác định các nội dung cần phân tích để đạt
được các mục tiêu đó. Nếu mục tiêu phân tích là đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng
vốn lưu động thì cần phân tích tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nói chung, tốc độ
25
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
luân chuyển từng hạng mục tài sản ngắn hạn quan trọng (hàng tồn kho, nợ phải thu
khách hàng), vốn hoạt động thuần và độ dài của chu kì hoạt động của DN. Việc xác
định đúng nội dung cần phân tích (không thừa, không thiếu) sẽ đảm bảo cung cấp
những thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng để ra các quyết định hợp lí.
Bước 3: Căn cứ từ nội dung cần phân tích, nhà phân tích sẽ tiến hành thu thập
dữ liệu phân tích. Các dữ liệu phân tích có thể ở bên trong hoặc bên ngoài DN, có thể
thu thập được một cách dễ dàng hoặc khó khăn. Không ai có thể chắc chắn rằng nhà
phân tích luôn thu thập được đầy đủ các dữ liệu cần thiết sẽ dẫn tới hạn chế của kết quả
phân tích. Việc không thu thập được đầy đủ các dữ liệu cần thiết sẽ dẫn tới hạn chế của
kết quả phân tích. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho tính hữu ích của dữ liệu thu thập được,
nhà phân tích cần kiểm tra tính tin cậy của dữ liệu. Nhà phân tích nên tiếp cận các dữ
liệu có nguồn hợp pháp để nâng cao mức độ tin cậy của dữ liệu.
Bước 4: Sau khi thu thập dữ liệu, các nhà phân tích sẽ sử dụng các phương pháp
hợp lí để xử lí dữ liệu theo các nội dung phân tích đã xác định. Dữ liệu sau khi được xử
lí sẽ là nguồn thông tin hữu ích để nhà phân tích nhận định tổng quát cũng như chỉ tiết
thực trạng vấn đề phân tích, lí giải nguyên nhân cho thực trạng đó và đề xuất kiến nghị
cho các đối tượng sử dụng.
Bước 5: Tổng hợp các kết quả phân tích kết thúc quá trình phân tích BCTC.
Trong bước này, nhà phân tích viết báo cáo về kết quả phân tích gửi các đối tượng sử
dụng. Các hạn chế của kết quả phân tích cũng cần được công bố trong báo cáo.

1.2.3.3. Phân tích các chỉ số tài chính của DN


BCTC là cơ sở để các nhà phân tích tài chính hiểu được xu hướng kinh doanh,
đồng thời để các nhà đầu tư và chủ DN nắm được tình hình tài chính của DN. Tuy
nhiên, rất khó để sử dụng những số liệu đó để đánh giá hiệu quả kinh doanh theo thời
gian và so sánh với các công ty khác vì mỗi công ty có những đặc điểm khác nhau. Vì
vậy, ta sử dụng các chỉ số tài chính thay vì các thông số trong báo cáo tài chính để có
thêm thông tin phù hợp và hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các yếu tố (ví dụ: thu nhập
ròng và doanh thu, ..) của BCTC để đánh giá kết quả hoạt động.
Phân tích BCTC tập trung chủ yếu vào 5 nhóm tỷ số chính sau:
1/ Nhóm tỷ số phân tích khả năng thanh toán
2/ Nhóm tỷ số về cơ cấu nguồn vốn
3/ Nhóm tỷ số phân tích hiệu quả sử dụng vốn
4/ Nhóm tỷ số phân tích khả năng sinh lợi
26
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
5/ Nhóm tỷ số phân tích cổ phiếu
Để hiểu về nhóm tỷ số trên, ta cần tìm hiểu chuyên sâu về từng nhóm tỷ số.

1.2.3.3.1. Nhóm tỷ số phản ánh tính thanh khoản (Liquidity Ratios)


Các tỷ số thuộc nhóm này được dùng để đo lường khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn của DN. Các tỷ số thuộc nhóm này bao gồm:
a. Tỷ số thanh toán hiện hành (Current Ratio)
Đây là một trong những nhóm tài chính thường được sử dụng nhất để đo lường
KNTT các khoản nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện hành ( R c ) =
Nợ ngắn hạn
Tỷ số Rc phản ánh cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành
tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hay còn nói tỷ số này đo
lường khả năng trả nợ của công ty.

b. Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio)


Thông thường, trong tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho là là loại tài sản chuyển đổi
thành tiền chậm nhất. Vì vậy, công việc đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
DN mà không cần bán hàng tồn kho là điều cần thiết. Khả năng này được thể hiện qua
tỉ số thanh toán nhanh.
Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh ( Rq ) =
Nợ ngắn hạn
Tỷ số Rq được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng
chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là “Tài sản có tính thanh khoản”. Mà
“Tài sản có tính thanh khoản” là bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho.

1.2.3.3.2. Nhóm tỷ số hoạt động (Activity Ratios)


Nhóm tỉ số hoạt động thường được dùng để đo lường hiệu quả quản lý và sử
dụng tài sản của DN. Các tỉ số này giúp DN xem xét vấn đề: “từng loại tài sản hiện nay
có phù hợp với hoạt động của DN hay không”. Bởi vì nếu tài sản của DN thừa, sử dụng
kém hiệu quả chi phí sử dụng vốn sẽ cao và làm lợi tức giảm. Ngược lại, nếu tài sản
không đủ cho hoạt động sức cạnh tranh của DN sẽ bị sụt giảm và cũng gây tác động
xấu đến thu nhập trong tương lai.
a. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (Iventory Turnover)

27
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho
của mình hiệu quả như thế nào.

b. Kỳ thu tiền bình quân (Average collection period)


Kỳ thu tiền bình quân là một tỉ số rất hữu ích trong việc đánh giá chính sách tín
dụng thương mại cũng như chính sách thu nợ của một doanh nghiệp và được tính như
sau:
Tài khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bán nợ trong năm / 360

Tài khoản phải thu × 360


¿
Doanh thu bán nợ trong năm

c. Kỳ thanh toán bình quân (Averrage Payable Period)


Nhà cung cấp bao giờ cũng muốn biết thông số “Kỳ thanh toán bình quân” của
khách hàng, nhất là đối với những khách hàng mới, tỉ số này được tính như sau :
Các khoản phải trả
Kỳ thanh toán bình quân=
Giá trị hàng mua bình quân mỗi ngày

Các khoản phải trả ×360


=
Giá trị hàng mua trong năm

Khi các thông tin về giá trị hàng mua trong không có sẵn, người ta thường dùng
“giá vốn hàng bán” cho mẫu số của tỉ số này hoặc ước tính giá trị hàng mua trong năm
theo một tỉ lệ với giá vốn hàng bán (tùy trường hợp mà chọn tỉ lệ cho thích hợp, ví dụ:
một doanh nghiệp sản xuất có chỉ phí khấu hao tài sản cố định chiếm một tỉ trọng lớn
trong giá vốn hàng bán thì tỉ lệ được chọn để tính toán phải thấp). Ngoài ra, người ta
còn đánh giá khả năng khách hàng có thanh toán đúng hạn hay không.

d. Vòng quay của tài sản cố định (Fixed Asset Turnover)


Vòng quay của tài sản cố định là tỷ số dùng để đo lường hiệu suất sử dụng tài sản
cố định của một DN. Tỷ số này được tính như sau:

28
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
Doanh thu thuần
Vòng quay tài sản cố định=
Giá trị còn lại của tài sản cố định
Một vấn đề cần quan tâm khi phân tích vòng quay tài sản cố là tài sản cố định được
ghi chép theo giá quá khứ và lạm phát làm cho giá trị nhiều tài sản cố định được phản
ảnh trong sổ sách kế toán dựa giá trị thực. Vì vậy, nếu chúng ta so sánh tỷ số này giữa
hai DN, một DN có lượng tài sản được mua sắm cách đây nhiều năm và một DN có
lượng tài sản cố định vừa mới đơn mua sắm nó sẽ có khuynh hướng cao hơn nhiều ở
DN có lượng tài sản cố định cũ" so với DN còn lại.
Vì vậy đây là điểm chúng ta cần phải cẩn trọng khi thực hiện phân tích chéo. Ngoài
ra tỷ số này quá thấp hoặc quá cao so với số liệu bình quân ngành cũng đòi hỏi 1 sự tìm
hiểu kỹ, bởi vì nhiều khi DN đầu tư thừa về tài sản cố định, chi phí sử dụng vốn sẽ rất
lời làm DN giảm sức cạnh tranh. Ngược lại, nếu đầu tư và không đủ sự thiệt hại trong
tương lai (mất khách hàng tiềm năng, chỉ phí phát sinh do đình trệ sản xuất) sẽ không
tránh khỏi.

e. Vòng quay tổng tài sản (Total Asset Turnover)


Vòng quay của tổng tài sản được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản
thuần của doanh nghiệp. Nó được tính như sau:
Doanh thu thuần
Vòng quay tổng tài sản=
Tổng tài sản thuần
Tổng tài sản thuần bằng tổng tài sản trở đi khẩu hao lũy kế của tài sản cố định
của tài sản cố định.
Vòng quay này cũng nên được so sánh giữa các DN trong cùng một ngành bởi vì nó
biển động rất nhiều giữa các ngành. Vi dụ, vòng quay tổng tài sản của những ngành
công nghiệp nặng đòi hỏi vốn lớn như luyện kim, sản xuất ô tô ..thường là 1, nhưng lại
có thể lớn hơn 10 trong ngành bán lẻ, Đồng thời nó còn bị tác động bởi phương thức
thuê tài sản. Đối với những Dn thuê tài sản theo phương thức thuê hoạt động, tỉ số này
có khuynh hướng cao hơn so với những DN thuê tài sản theo phương thức thuê tài
chính.
Hơn nữa, cũng giống như lúc phân tích vòng quay tài sản cố định, cần chú ý nếu giá
trị của tỉ số này quá chênh lệch so với số liệu bình quân của ngành.

f. Vòng quay vốn chủ sở hữu (Equity Turnover)

29
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
Một trong những tỉ số hữu dụng được được dùng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp là vòng quay vốn chủ sở hữu. Nó được tính như sau:
Doanh thu thuần
Vòng quay v ố n ch ủ s ở h ữ u =
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu bao gồm cổ phần ưu đãi, cổ phần thưởng, thặng dư vốn cổ
phần, lợi nhuận giữ lại. So với vòng quay tổng tải sản, tỉ số này khác ở chỗ nợ ngắn và
dài hạn đã được loại ra khỏi mẫu số. Bởi vậy khi phân tích mẫu số này, ta cần lưu ý
đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, bởi vì nó có thể tăng lên đơn giản bằng cách tăng tỉ
lệ nguồn tài trợ nợ.

1.2.3.3.3. Nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính (Finalcial Leverage Ratios)


Mức độ một DN sử dụng vốn vay (còn gọi là đàn bởi tài chính) có ba ý nghĩa
sau:
1/ Bằng cách đáp ứng nhu cầu về ngân quỹ thông qua vốn vay, các cổ đông vẫn duy
trì được quyền kiểm soát công ty mà không cần đầu tư thêm.
2/ Các chủ nợ xem vốn cổ phần như một khoản biên an toàn. Nếu vốn cổ phần chỉ
chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn tài trợ, rủi ro. của DN chủ yếu do các chủ nợ
gánh chịu.
3/ Nếu tỷ suất sinh lợi trên tài sản của DN lớn hơn tỉ suất đi vay, tỷ suất sinh lợi
trên vốn cổ phần sẽ được tăng lên.
Đòn bẩy tài chính đem đến cho các DN sử dụng nợ với tỉ trọng cao trong tổng
nguồn vốn cơ hội để khuyếch đại ROE khi điều kiện thuận lợi xảy ra nhưng nó cũng
mang lại cho DN này nhiều rủi ro trong điều kiện xấu. Vì vậy, việc chọn lựa chọn một
tỷ lệ nợ cho phù hợp với doanh nghiệp trong từng điều kiện cụ thể là điều rất quan
trọng và sẽ được bản luận kỳ trong phần cấu trúc vốn ở những chương sau. Trong phần
này, chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ phân tích tỉ trọng nợ so với các nguồn tài trợ khác,
khả năng thanh toán lãi, khả năng thanh toán các khoản định phí.
a. Tỷ số nợ trên tài sản (Debt to asset ratio)
Tỷ số này được dùng để đo lường tỷ lệ của tài sản được tài bằng nợ vay. Tỷ số này
được tính như sau:
Tổng nợ
Tỷ số nợ=
Tổng tài sản
Tổng nợ bao gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

30
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
Nếu chúng ta so sánh tỉ số nợ giữa những DN cùng một ngành, ta sẽ thu được nhiều
thông tin hữu ích. Ví dụ, đòn bẫy tài chính có phù hợp với rủi ro kinh doanh của ngành
hay không, mức độ nợ của DN có thể vay thêm hay giảm bớt .....

b. Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần (Long – term debt to Equity)


Tỷ số này cho ta thấy mối quan hệ giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần. Tỷ số và thường
được dùng để đo lường mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của một DN.
Nợ dài hạn
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần=
Vốn cổ phần
Thông thường, các DN sở hữu nhiều tài sản cố định, hoặc tạo ra được những
dòng tiền ổn định thường sử dụng đòn bẩy tài chính với mức độ cao, trong khi các DN
ít đầu tư vào tài sản cố định, hoặc tạo ra những dòng tiền không ổn định sẽ có khuynh
hướng sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức thấp.
Có hai điểm chúng ta cần quan tâm khi phân tích các tỉ số nợ:
1/ Nếu doanh nghiệp thường sử dụng vốn vay ngắn hạn để tài trợ các dự án dài hạn,
tử số của những tỉ số nợ nên là tổng nợ hoặc tổng nợ phải trả lãi (bao gồm vay ngắn và
dài hạn) để phản ánh đúng mức độ đòn bẩy tài chính doanh nghiệp đang sử dụng.
2/ Đôi khi sẽ rất hữu ích nếu sử dụng giá trị thị trường để tính các tỷ số nợ thay vì
giá trị sổ sách.
c. KNTT lãi vay (Times – interest – earned)
Tỷ số này được xác định bằng cách lấy thu nhập trước lãi và thuế (EBIT) chia cho lãi
vay.
EBIT
KNTT lãi vay=
Lãi vay
KNTT lãi vay được dùng để đo lường mức độ thu nhập trước lãi và thuế của DN có
thể suy giảm trước khi DN không đủ khả năng trả các khoản lãi vay. Vì vậy, tỷ số này
càng cao, KNTT lãi vay càng lớn. Tuy nhiên, EBIT của DN rất dễ biến động và suy
giảm mạnh nếu gặp lúc suy thoái kinh tế, kết quả là hai DN có thể có tỷ số này tương
đương nhau, lại được các nhà phân tích đánh giá về mức độ rủi ro khác nhau.

d. KNTT các chi phí cố định (Total Fixed charge coverages)


Tỷ số này được dùng để đo lường KNTT các chi phi cố định như lãi vay, chi phí
thuê tài sản, cổ tức của cổ phần ưu đãi

31
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
EBIT + Chi phí thuê tài sản
KNTT các khoản định phí =
Lãi vay + Chi phí thuê tài sản +
[Cổ tức cổ phần ưu đãi 1-T]
Trong đó: T là thuế thu nhập của DN
Chúng ta cần lưu ý phép toán: [(cổ tức cổ phần ưu đãi)/(1-T)] được thực hiện nhằm
mục đích điều chỉnh số cổ tức này về trước thuế để phù hợp với các khỏan mục còn lại
trong công thức.
Tỷ số này đo lường rủi ro cho cả những người chủ nợ lẫn cổ đông. Vì nếu DN không
đủ khả năng chi trả cho các khoản định phí, nó có thể lâm vào tình trạng phá sản. Tỷ số này
càng cao, rủi ro càng thấp và ngược lại.

1.2.3.3.4. Tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi (Profitability Ratios)


Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi bao gồm những tỉ số đo lường thu nhập
của DN trong mối tương quan với doanh thu, tải sản, vốn cổ phần.
Đối với những tỷ số đo lường khả năng sinh lợi tương quan với doanh thu, một
công cụ phổ biến và hữu hiệu thường được sử dụng là bảng báo cáo thu nhập được
chuẩn hóa theo số phần trăm (common size income statement). Trên báo cáo này, mỗi
chi tiết được tính bằng 1 con số phần trăm (%) trên doanh thu. Vì vậy các nhà quản trị
dễ dàng và nhanh chóng hơn khi nghiên cứu khuynh hướng biến động của chỉ phí, thu
nhập và so sánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp qua những năm khác nhau.
a. Tỷ số lãi gộp trên doanh thu (Gross profit margin)
Tỷ số này dùng để đo lường % lãi gộp trên 1$ doanh thu (Lãi gộp = doanh thu
thuần - giá vốn hàng bán) nó được tính như sau:
Lãi gộp
Lãi gộp trên doanh thu=
Doanh thu thuần
Khi so sánh tỷ số này giữa các DN cùng ngành tại cùng một thời điểm hay với
chính DN đó qua từng thời kỳ khác nhau ta sẽ thu được rất nhiều thông tin hữu ích.
Cần chú ý đi sâu và phân tích nếu giá trị tỉ số quá thấp so với số bình quân của ngành.
b. Tỷ số lãi hoạt động trên doanh thu (Operating Profit margin)
Tỷ số lại hoạt động được dùng để đo lường phần trăm lại trên doanh thu thuần sau
khi đã trừ mọi chi phí hoạt động (chưa kể đến lãi vay và thuế thu nhập).
EBIT
Lãi gộp hoạt động trên doanh thu=
Doanh thu thuần
Tỷ số này khi được so sánh với tỉ số bình quân của ngành hoặc với chính DN qua
từng thời kỳ cũng cung cấp cho nhà phân tích tài chính nhiều thông tin có giá trị. Từ
32
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
đó, họ sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn. Đôi khi các nhà phân tích tài chính
thích cộng thêm khấu hao vào EBIT để tính thu nhập trước lãi, thuế và chi phí khấu
hao của DN (EBITDA) điều này thích hợp khi phân tích hoạt động của các DN sản
xuất với chi phí khấu hao lớn.

c. Tỷ số lãi thuần trên doanh thu (Net Profit Margin)


Tỷ số này cho ta thấy phần trăm lãi thuần trên doanh thu sau khi đã trừ hết các chi
phí (bao gồm lãi vay và thuế).
Lãi thuần sau thuế
Lãi thuần trên doanh thu=
Doanh thu thuần
Các tỷ số khả năng sinh lợi nên được tính toán dựa trên doanh thu và thu nhập của
những khu vực còn tiếp tục hoạt động trong DN bởi vì các nhà phân tích luôn tìm kiếm
những thông tin hữu ích để giúp họ đưa ra những thông tin dự báo về DN. Số liệu của
những khu vực đã ngưng hoạt động sẽ không thích hợp cho quá trình phân tích.

d. Tỷ số lãi trên tổng số tài sản (Return on Assets)


Tỷ số lãi trên tổng tài sản được dùng để đo lường một cách tổng quát hiệu quả sử
dụng tài sản trong quá trình tạo ra thu nhập của DN.
Lãi thuần sau thuế
Lãi trên tổng tài sản (ROA)=
Tổng tài sản
Chúng ta cần so sánh tỷ số của DN với tỷ số bình quân của ngành để có nhận xét
hợp lý. Nếu nó quá thấp, cần phân tích kỹ những nhân tố tác động để tìm ra giải pháp
khắc phục.
e. Tỷ số lãi trên vốn cổ phần (Return equity)
Tỷ số lãi trên vốn cổ phần được dùng để đo lường lãi suất thu được khi các cổ đông
(bao gồm cả cổ đông giữ cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi) đầu tư vào DN.
Lãi sau thuế
Lãi trên vốn cổ phần ( ROE ) =
Vốn cổ phần

Trong trường hợp nếu bạn chỉ muốn tính lãi trên vốn cổ phần đối với cổ đông
thường công thức tính như sau:
Lãi sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi
Lãi trên vốn cổ phần thường=
Vốn cổ phần thường

f. Tỷ số lãi trên tổng vốn (Return on total capital)


33
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
Tỷ số này cho thấy cứ 1$ vốn đầu tư vào DN sẽ sinh ra bao nhiêu $ lãi. Nó được
tính như sau:
Lãi thuần sau thuế+Lãi vay
Lãi trên tổng vốn=
Tổng nguồn vốn

Chúng ta cũng nên phân tích sâu hơn nếu tỷ số của DN quá thấp so với ngành.
Đồng thời, nếu DN phần lớn sử dụng các tài sản cố định dưới hình thức thuê hoạt
động, giá trị hiện tại (PV) của những tài sản này nên được bổ sung vào bảng cân đối kế
toán (Bên hợp tài sản cố định, bên các nợ dài hạn) để kết quả phân tích được chính xác
hơn.
Nhóm tỷ số giá trị của thị trường (Market Value Ratios)
Những tỷ số trên nhóm này cung cấp cho nhà quản trị DN các chỉ dẫn về sự đánh
giá của nhà đầu tư đối với kết quả hoạt động vừa qua cũng như dự đoán của họ về
tương lai DN. Nhóm tỷ số giá thị trường bao gồm:
a. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earing per share)
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu là tỷ số được dùng để đo lường mức thu nhập khi nhà
đầu tư mua cổ phiếu thường, đây là một trong những nhân tố tác động mạnh đến giá trị
cổ phiếu của các DN.
Lãi sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)=
Số lượng cổ phiếu thường đã phát hành

b. Giá thị trường trên thu nhập (Price / Earning ratio)


Tỷ số này cho thấy nhà đầu tư sẵn lòng trả bao nhiêu tiền cho mỗi $ thu nhập của cổ
phiếu thường.
Giá thị trường trên mỗi cổ phiếu thường
Giá thị trường trên thu nhập ( P E ) =
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường
Tỷ số P/E chịu tác động của các nhân tố nhờ tiềm lực tăng trước cũng như rủi ro
của DN. Nếu các nhân tố khác không DN nào có tiềm lực tăng trưởng cao hoặc rủi ro
thấp thì tỷ số P/E sẽ tăng và ngược lại.

c. Giá thị trường trên thư giá (Market / Book Ratio)


Tỷ số giá thị trường trên thư giá cũng là một chỉ tiêu cho thấy các nhà đầu tư đánh
giá thế nào về DN. Tỷ số này được tính như sau:
Giá thị trường trên mỗi cổ phiếu thường
Giá thị trường trên thư giá (M B)=
Thư giá mỗi cổ phiếu thường
34
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương

Trong đó:
Giá thị sổ sách trên cổ phiếu thường
Thư giá mỗi cổ phiếu thường=
Số cổ phiếu thường đã phát hành
Nếu một DN hoạt động có hiệu quả, suất sinh lợi trên tài sản thấp, tỷ số M/B sẽ giảm.

1.3. Các chỉ số ảnh hưởng đến phân tích tài chính DN
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
Chất lượng thông tin sử dụng
Đây là nhân tố quyết định ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính, là đầu vào
của quá trình phân tích. Từ nhừng thông tin trực tiếp từ bên trong phản ánh tình hình
tài chính DN cho đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động
của DN, người phân tích có thể hình dung được tình hình tài chính DN trong quá khứ
và hiện tại cũng như đưa ra dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai.
 Trình độ nhân viên phân tích
Khi có được những thông tin bên trong lẫn bên ngoải phù hợp, đáng tin cậy và
chính xác nhưng để để đưa ra kết quả phân tích tài chính có chất lượng, thì cần tập hợp
và xử lý thông tin đó như thế nào là điều hoàn toàn không đơn giản. Để đạt được mong
muốn mang lại một kết quả phân tích chất lượng cao thì còn phụ thuộc rất nhiều vào
trình độ của nhân viên thực hiện phân tích. Từ các thông tin thu thập được, các nhân
viên phân tích phải chọn lựa được phương pháp phân tích phù hợp, hiểu và nắm rõ các
nội dung và quy trình phân tích. Nhiệm vụ của người phân tích là phải tạo lập, gắn kết
mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về hoàn cảnh và điều kiện cụ
thể của DN để giải thích tình hình tài chính của DN, xác định được điểm mạnh, điềm
yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Chính tầm quan trọng và sự phức
tạp trong phân tích tài chính, đòi hỏi nhân viên phân tích không ngừng phải có trình độ
chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc về kế toán tài chính DN, kỹ năng phân tích mà còn
phải có kinh nghiệm lập báo cáo, đưa ra các kiến nghị vả định hướng, cũng như hiếu
biết rộng và phẩm chất đạo đức tốt là điều không thể thiếu.
 Cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác phân tích
Công tác phân tích đòi hỏi số liệu phải được thu thập nhiều, nguồn thu thập phải
đa dạng, đáng tin cậy, khối lượng tính toán nhiều, phức tạp vì vậy nếu tính toán theo
phương thức thủ công thì tốc độ sẽ chậm và không đáp ứng kịp thời nhu cầu ra quyết
định nhanh chóng của các nhà quản trị. Do đó, các phần mềm, công nghệ sử dụng cho
35
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
phân tích tài chính mới cung cấp được phân tích tài chính một cách chính xác, kịp thời
và đáp ứng nhu cầu về quản lý tài chính.
1.3.2. Các nhân tố khách quan về môi trường kinh tế
Vài yếu tố kinh tế có ảnh hưởng lớn đến các DN như: lãi suất ngân hàng, cán
cân thanh toán, biến động của tỷ giá hối đoái, lạm phát,.. .Ngoài ra, chính sách kinh tế
tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp như chính sách thuế, chính sách nhập
khẩu xuất khẩu, chính sách khuyến khích đầu tư,...cũng là yếu tố tác động lớn đến các
vấn đề tài chính các DN.
 Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành
Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN không thể tách rời với hoạt động chung
của ngành. Cho nên, nếu có sự tổn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành thì việc
phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ, đáng tin cậy và có ý nghĩa hơn. Đây là cơ sở tham
chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích, tạo ra cái nhìn tổng quan, cũng như xác định
được vị thế của DN so với các công ty cùng hoạt động trong ngành và tránh được việc
đánh giá một cách chủ quan. Có thế đánh giá các chỉ tiêu tài chính của một DN là tốt
hay xấu, cao hay thấp khi đem so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của các DN khác
trong cùng lĩnh vực kinh doanh có cùng đặc thù sản xuất và hoàn cảnh kinh doanh
tương tự, cụ thể ở đây chính là chỉ tiêu trung bình ngành. Từ việc so sánh với hệ thống
chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản trị DN nắm rõ được vị thế của DN mình. Qua đó,
đưa ra đánh giá về thực trạng tài chính DN và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN
mình.

36
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan về hệ thống BCTC, tổng quan về hoạt động
phân tích BCTC trong DN cũng như là nêu lên các chỉ số ảnh hưởng đến phân tích tài
chính DN. Việc tìm hiểu các nội dung trên giúp ta hiểu sâu thêm về nội dung BCTC
cũng như biết được BCTC có vai trò quan trọng như thế nào đối với công ty, DN,
NĐT… Từ đó, giúp ta có thêm thông tin cần thiết, kiến thức căn bản khi tiến hành
phân tích BCTC. Phân tích BCTC được tiến hành như thế nào sẽ được tìm hiểu khi qua
Chương 2.

37
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CẢNG SÀI GÒN
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn
2.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn
2.1.1.1. Thông tin chung về Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn
 Tên công ty: Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn
 Tên quốc tế: SaiGon Port Join Stock Company
 Tên viết tắt: SaiGon Port
 Mã số thuế: 0300479714
 Địa chỉ trụ sở chính: 3 Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam
 Người đại diện pháp luật: Huỳnh Văn Cường, Nguyễn Lê Chơn Tâm
 Ngày hoạt động: 23/01/2008
 Quản lý bởi: Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh
 Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần ngoài nhà nước
 Vốn điều lệ của Công ty là: 2.162.949.610.000 VND tương đương 216.294.961 cổ
phần. Mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 VND.

2.1.1.2. Lịch sử hình thành


 Trước 1863
 Từ thế kỷ 18: Bắt đầu xất hiện nhiều tàu nước ngoài vào buôn bán.
 1835: Vua Minh Mạng hạ lệnh: “Lệ tàu phương Tây đậu ở cửa Đà Nẵng, còn
các cửa biển khác không được tới buôn bán..."
 1860: Sau khi chiếm Gia Định được một năm, Pháp tiến hành đưa ra công bố
mở cửa thương cảng Sài Gòn.
 Năm 1863
 Sau khi Hòa ước Nhâm Tuất được Vua Tự Đức ký vào tháng 4 năm 1863 tại
Huế, thì dưới sự cai quản của người Pháp thương cảng Sài Gòn chính thức hoạt động,
có quy mô bậc nhất tại Đông Dương và nhanh chóng phát triển trở thành hải cảng đứng
thứ 7 trên các hải cảng của Pháp về phương diện mặt khối lượng lưu thông.
 Năm 1911

38
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
 Ngày 05 tháng 6, từ thương cảng Sài Gòn người thanh niên yêu nước mang
tên Nguyễn Tất Thành (sau này tên là Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc ra đi tìm
đường cứu nước trên con tàu Amiral Latouche Tréville.
 Thể theo tình cảm và nguyện vọng của cán bộ công nhân viên, Đại hội Đảng
bộ Cảng Sài Gòn lần thứ 2, năm 1980 đã ra nghị quyết lấy ngày 5/6 hàng năm làm
“Ngày truyền thống Công nhân Cảng Sài Gòn”
 Giai đoạn 1975
 1955: Sau khi thực dân Pháp thất bại tại Việt Nam, thương cảng Sài Gòn được
bàn giao cho chính quyền Miền Nam Việt Nam quản lý với tên gọi mới là Nha Thương
cảng Sài Gòn.
 1975: Sau ngày thống nhất đất nước, có tên gọi mới là Cảng Sài Gòn.
 1993: Là DN nhà nước Cảng Sài Gòn.
 1996: Chuyển thành Công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn.
 1996: Được phong tặng danh Hiệu "Anh hùng Lao động".
 Giai đoạn 2000
 2000: Hoàn thành được việc nâng cấp công suất khai thác thác cảng hàng năm
lên đến 16 triệu tấn hàng hóa thông qua.
 2009: Sản lượng thông qua đạt kỷ lục mới với 14 triệu tấn. Tiến hành khởi
công xây dựng Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước.
 2009, 2010: Bắt đầu tiến hành đưa vào khai thác các cảng liên doanh, liên kết
tại khu vực Bà Rịa với tổng cộng 1.800 mét chiều dài cầu cảng, có thể tiếp nhận tàu lên
đến 165.000 DWT, năng lực xếp dỡ hơn 3,5 triệu TEU/năm, với tổng mức đầu tư là
750 triệu USD.
 Giai đoạn 2020
 2015: Chuyển thành Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn cho đến nay sau khi DN
được cổ phần hóa.
 2019: 3 cầu cảng của Khu bến Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước được đưa vào khai
thác với tổng chiều dài 800 mét, 2 bến phao cho phép tiếp nhận tàu có trọng tải từ
30.000 DWT đến 50.000 DWT.
 2021: Tiến hành triển khai nghiên cứu, xây dựng, đưa ra đề xuất hàng loạt dự
án quan trọng nhăm nhanh chóng phát triển Cảng Sài Gòn xứng tầm với bề dày thương
hiệu và tiềm lực đang có.
 Hiện nay
39
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
 2022: Tổng sản lượng hàng hóa thông qua đạt hơn 9 triệu tấn, doanh thu hợp
nhất đạt hơn 1.200 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất đạt hơn 240 tỷ đồng.
 2023: Tập trung toàn trí lực, phối hợp tốt với các đối tác, cơ quan, ban ngành,
nhất là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - VIMC triển khai, thực hiện đúng với tiến độ
Dự án Cảng trung chuyển quốc tế của ngõ Sài Gòn tại Cần Giờ.

2.1.1.3. Quá trình phát triển


Cảng Sài Gòn, hay là Nha thương cảng Sài Gòn trước đây, có hành trình hơn
150 năm hình thành và phát triển gắn với lịch sử vùng đất Sài Gòn  Gia Định xưa, hay
nay là TP. Hồ Chí Minh năng động và xinh đẹp. Qua bao chặng đường phát triển, cho
đến nay Cảng Sài Gòn tự hào là đơn vị “Anh hùng thời kỳ đổi mới”, là thương hiệu
quốc tế trong ngành Hàng hải Việt Nam, là cảng cửa ngõ phục vụ cho Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam.
Cảng Sài Gòn trải dài dọc tuyến sông Sài Gòn, Nhà Bè, Soài Rạp, Thiềng Liềng
với tổng chiều dài cảng trên 3,2km (21 cầu), 27 bến phao thì Cảng Sài Gòn mang trong
mình sứ mệnh quan trọng phục vụ nhu cầu trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa
bằng đường biển đến các cảng trên toàn thế giới và luân chuyển hàng hóa nội địa khắp
cả nước với tổng sản lượng hàng hóa bốc xếp hàng năm hơn 10 triệu tấn, chiếm 50%
thị phần hàng tổng hợp trong khu vực. Trong đó, sắt thép chiếm 65% thị phần và phân
bón chiếm 93% thị phần khu vực TP.Hồ Chí Minh. Trong hệ thống cảng biển của
ngành Hàng hải Việt Nam, Cảng Sài Gòn nằm trong số các cảng có sản lượng và năng
suất xếp dỡ hàng đầu của quốc gia.
Với điều kiện vị trí địa lý thuận lợi, gần các trung tâm logistics, khu công
nghiệp cũng như khu công nghệ cao kèm theo đó là sự ủng hộ, tin tưởng của khách
hàng, Cảng Sài Gòn cùng với các bến cảng trên sông Sài Gòn, sông Soài Rạp và cảng
nước sâu Cái Mép - Thị Vải, hiện đang phục vụ đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội khu vực rộng lớn gồm cả TP.Hồ Chí Minh, các vùng Đông Nam Bộ và Đồng
bằng sông Cửu Long. Cảng Sài Gòn tự tin đủ năng lực cung cấp các dịch vụ khai thác
cảng và logistics cho khách hàng tại cầu cảng, bến phao, phục vụ xuất nhập khẩu các
loại hàng sắt thép, thiết bị, hàng rời, container,...; các dịch vụ lai dắt cứu hộ, sửa chữa
cơ khí, giao nhận kho vận và cho thuê kho ngoại quan. Theo như báo cáo tại cuộc họp
Đại hội đồng cổ đông ngày 26/4/2019, ông Võ Hoàng Giang, Tổng Giám đốc Cảng Sài

40
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
Gòn cho biết thông tin rằng năm 2018 vừa qua, sản lượng thông qua Cảng Sài Gòn đạt
trên 9 triệu tấn, doanh thu đạt trên 1.000 tỷ đồng.
2.1.1.4. Định hướng phát triển
Cảng Sài Gòn sẽ tiếp tục đầu tư và hoàn thiện các dự án được triền khai tại ba
khu vực chính trong giai đoạn 10 năm từ năm 2020 đến năm 2030, đó là khu vực Quận
4, khu vực Nhà Bè Quận 7 và khu vực tân cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải. Mục tiêu
của cảng là đồng hành với TP HCM trong việc giảm áp lực giao thông tại các khu vực
cảng và ICD, đồng thời đảm bảo cung câp nguồn hàng phục vụ tốt hơn. Cảng sẽ cung
cấp nhiều lựa chọn cho tuyến vận tải khu vực nội châu Á, kết nối với các cảng tại TP.
HCM và cảng nước sâu quốc tế Cái Mép - Thị Vải.
Cảng cũng sẽ phục vụ tốt hơn các khách hàng có nhu cầu về xuất nhập khẩu, các
khu công nghiệp ở phía Nam và các tỉnh Ởở miền Đông và TNB nhằm giảm thiểu chi
phí cung ứng logistics cũng như thời gian vận chuyển trong nội địa cho khách hàng.
Với tư duy chiến lược hiện đại của đội ngũ ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm cùng với sự
quyết tâm cao của toàn bộ nhân viên và cán bộ, Cảng Sài Gòn đang hướng tới mục tiêu
trở thành nhà cảng cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hiện đại hàng đầu tại khu
vực miền Nam.

2.1.1.4. Các chứng nhận và danh hiệu tiêu biểu của Công ty Cổ phần Cảng Sài
Gòn
Với lịch sử hơn 150 năm, có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển kinh
tế đất nước, Cảng Sài Gòn đã được Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng
Lao động về những thành tích xuất sắc từ năm 1986 đến năm 1995, đóng góp một phần
vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Ngoài ra, công ty còn được nhận đươc huân huy chương và nhiều giải thưởng
cáo quý khác, tiêu biểu: Cúp vàng thương hiệu Việt, …

2.1.2. Ngành nghề hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn
 Hoạt động chính của Công ty là:
 Đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác biển. Cho thuê cơ sở hạ tầng cảng biển.
Bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển;
 Kinh doanh kho bãi cảng; kinh doanh dịch vụ logistics, kinh doanh vận tải đa
phương thức quốc tế, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng Ôtô;

41
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
 Dịch vụ giao nhận, bảo quản, đóng gói hàng hóa. Xếp dỡ, giao nhận, vận
chuyển hàng siêu trường, siêu trọng;
 Dịch vụ đại lý vận tải đường biển. Đại lý tàu biển. Môi giới hàng hải, lai dắt
tàu biển. Cứu hộ hàng hải;
 Sửa chữa tàu biển tại cảng; Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa, dịch vụ vệ sinh tàu
biển, cung ứng tàu biển;
 Quản lý, khai thác, cho thuê cầu cảng; Kho bãi chứa hàng, phao neo, thiết bị
xếp dỡ, phương tiện vận tải thủy bộ và các thiết bị chuyên dùng ngành hàng hải; Dịch
vụ khai thuế hải quan, mua bán máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu ngành hàng
hải, giao thông, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, cơ khí; Dịch vụ trung chuyển
Container tại cảng biển;
 Đóng mới và sửa chữa sà lan, cano tàu kéo (trừ thiết bị phương tiện vận tải);
Sản xuất và sửa chữa thiết bị xếp dỡ, phương tiện vận tải thủy bộ và các thiết bị chuyên
ngành hàng hải; Tư vấn xây dựng (trừ thiết kế công trình, khảo sát xây dựng, giảm sát
thi công); thi công xây dựng hệ thống cầu, đường thủy lợi, cấp thoát nước;
 Thi công xây dựng, duy tu, sửa chữa các công trình giao thông thủy, công
trình giao thông đường bộ, cầu tàu bến bãi, nhà cửa, công trình dân dụng, công nghiệp;
San lấp nền, mặt bằng cơ sở hạ tầng, nạo vét phao neo, cầu cảng;
 Sản xuất, mua bán thiết bị vật liệu xây dựng (không sản xuất tại trụ sở công
ty);
 Kính doanh dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế; kinh doanh bất động sản, kinh
doanh khách sạn - chế biến và mua bản than mỏ (không hoạt động tại trụ sở công ty);
 Đại lý kinh doanh xăng dầu, mua bán chế biến hàng nông sản lương thực, thực
phẩm (không chế biến tại trụ sở công ty);
 Tư vấn quản lý doanh nghiệp, tư vấn đầu tư (trừ tư vấn tài chính, kế toán,
pháp luật);
 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ (trừ hóa lỏng khí để vận
chuyển).

2.1.3. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn
Các chính sách kế toán công ty áp dụng
 Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 53/2016/TT-BTC
42
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
ngày 21/03/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 200/2014/TT-BTC và Thông tư số 202/2014/TT-BTC hướng dẫn Phương pháp lập
và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất.
 Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Kỳ kế toán năm của Công ty theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết
thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng
Việt Nam (VND).
 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
Chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 53/2016/TT-BTC
ngày 21/03/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 200/2014/TT-BTC và Thông tư số 202/2014/TT-BTC hướng dẫn Phương pháp lập
và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất.
Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán
Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn
Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các Báo cáo tài chính được lập và trình bày
theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn
mực và Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành đang áp dụng.
 Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp:
- Tại Công ty mẹ: Giá trị hàng tồn kho tại Văn phòng Công ty và các Chi nhánh
khác được xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước. Riêng đối với Chi nhánh
Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn - Xí nghiệp Xây dựng Công trình Cảng, giá trị hàng
tồn kho được xác định theo phương pháp đích danh.
- Tại các Công ty con: Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp
bình quân gia quyền.
 Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
 Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ đối với hoạt động
xây lắp: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được tập hợp theo từng công trình chưa
hoàn thành hoặc chưa ghi nhận doanh thu, tương ứng với khối lượng công việc còn dở
dang cuối kỳ.
 Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ theo giá gốc và phương pháp khấu hao TSCĐ
theo phương pháp đường thẳng.
 Phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ.
43
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương

2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị


Cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức phòng kế toán được biểu hiện qua sơ
đồ sau:

44
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương

Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn


45
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
 Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty quyết định
những vấn đề thuộc Pháp luật và điều lệ công ty quy định.
 Hội đồng quản trị: Được bầu thông qua hội đồng cổ đông để điều chỉnh Công
ty, HĐQT đề ra các quy chế, hình thức hoạt động và giao nhiệm vụ cho các giám đốc
Công ty thực hiện, có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến quyền lợi và
nghĩa vụ của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
 Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát công tác điều
hành sản xuất kinh doanh của HĐQT và Ban Giám đốc của Công ty.
 Ban kiểm toán nội bộ: Ban kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong việc quản lí, điều hành hoạt động kinh
doanh, ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của Công ty.
 Thư ký công ty: Do hội đồng quản trị tiến hành họp để biểu quyết và ra quyết
định về việc bổ nhiệm thư ký công ty. Thư ký công ty giúp cho hoạt động quản trị điều
hành Công ty được trôi chảy, hiệu quả, mà còn có thể giúp dung hòa được các xung đột
trong quản trị, điều hành Công ty.
 Tổng Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của công ty, người đứng ra chịu trách
nhiệm và thực hiện các chỉ đạo của HĐQT. Người trực tiếp điều hành nhân sự, có trách
nhiệm lãnh đạo các phòng ban cấp dưới thực hiện.
 Phó tổng Giám đốc: Các Phó tổng giám đốc điều hành DN theo sự phân công
và ủy quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ
được Tổng giám đốc phân công và ủy quyền.
 Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ
chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán. Bên cạnh đó, Kế toán Trưởng
chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
 Phòng chức năng: Bao gồm các phòng ban sau:
+ Phòng Nhân sự & Pháp chế:
Phòng nhân sự có nhiệm vụ tuyển dụng nhân viên, phụ trách và chăm lo cho
nhân viên đời sống nới công sở cũng như đưa ra các quyết định liên quan đến quyền lợi
của người lao động.
Phòng pháp chế của công ty là bộ phận chịu trách nhiệm thực thi pháp luật. Họ
phải thường đối mặt liên quan đến các thủ tục giấy tờ hợp pháp của Nhà nước. Kiểm
soát các hoạt động trong và ngoài nhằm đảm bảo cho công ty hoạt động một cách trơn
46
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Cao Thị Diệu
Hương
tru. Điều này, đòi hỏi sự đề cao cảnh giác với những chiêu trò của đối tác không lành
mạnh.
+ Phòng tổng hợp: Có chức năng tham mưu và giúp Công ty quản lý, tổ chức
thực hiện các công tác đa lĩnh vực do Công ty giao.
+ Phòng Tài chính Kế toán: Đảm bảo công tác hạch toán, thống kê, lập báo cáo
kế toán của Công ty tuân thủ các quy định nội bộ và quy định pháp luật Nhà Nước có
liên quan. Ngoài ra, phải kiểm soát được các rủi ro trong hoạt động kế toán của công
ty.
+ Phòng kế hoạch thị trường: Bộ phận này có vai trò hỗ trợ Công ty kịp thời ứng
biến với các yếu tố bất định hay các thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài
Công ty.
+ Phòng Kỹ thuật công nghệ & An toàn: Là bộ phận có nhiệm vụ thiết lập, vận
hành và quản trị cũng như đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống kỹ thuật của Công ty.
+ Phòng dự án công trình: Giữ vai trò quan trọng trong việc giúp Công ty hoàn
thành mục tiêu của dự án công trình. Bộ phận này đảm bảo các công việc liên quan đến
dự án được thực hiện theo đúng yêu cầu, hoàn thành đạt chất lượng trong phạm vi thời
gian và ngân sách được duyệt. Đồng thời giữ cho các hạng mục công việc thuộc phạm
vi dự án không đổi.
 Chi nhánh: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Công ty, có nhiệm vụ thực hiện
toàn bộ hoặc một phần chức năng của Công ty kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
 Công ty liên doanh liên kết: Là công ty có mối quan hệ kinh doanh giữa các
công ty. Trong mối quan hệ này, các bên hợp tác để thành lập một công ty mới hoặc
thực hiện một dự án cụ thể mà mỗi bên đóng góp một phần vốn và tài sản. Công ty liên
doanh liên kết thường có mục tiêu cụ thể, và mỗi bên có quyền và trách nhiệm riêng
biệt trong quá trình hoạt động của nó.
 Công ty con: Là công ty trong đó một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ do một
công ty khác (gọi là công ty mẹ) nắm giữ và bị công ty đó kiểm soát chiến lược kinh
doanh.

47

You might also like