You are on page 1of 34

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lớp học phần: DHMK17KTT

MSHP: 422000362336

Nhóm: 6

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

STT HỌ TÊN MSSV


1 Trần Tuyết Nhi 21123211
2 Hồ Phi Anh 21122991
3 Nguyễn Nhật Linh Nhi 21126021
4 Ngô Diễm Quỳnh 21112751
5 Lê Thanh Trúc 21120891

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

TỔ GIÁO DỤC HỌC

BẢN CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

(ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU)

Học kỳ 2 năm học 2022-2023

Lớp học phần: 422000362336 - DHMK17KTT

Nhóm: 6

Đề tài: Nghiên cứu thực trạng thói quen đọc sách của sinh viên Trường Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Điểm tiểu luận nhóm

CLOs Nội dung Nhận xét Điểm


Lý do chọn đề tài /0.50
Mục tiêu nghiên cứu /0.50
Phần mở đầu Câu hỏi nghiên cứu /0.25
(2đ) Đối tượng/ phạm vi nghiên cứu /0.25
Ý nghĩa khoa học /0.25
Ý nghĩa thực tiễn /0.25
Tổng quan tài Dàn ý của phần TQTL /0.25
liệu (1.5đ) Nội dung /1.25
Phương pháp Thiết kế nghiên cứu /0.25
nghiên cứu Chọn mẫu /0.25

CLO2 (2.5đ) Phương pháp nghiên cứu /1.00


Bảng khảo sát /0.75
Hình thức Diễn đạt/ Chính tả /0.25
(0.5đ) Hình thức trình bày /0.25
Trích dẫn và Paraphrasing /0.75
CLO4 tài liệu tham Ghi nguồn đầy đủ cho các trích dẫn trong bài /0.25
khảo Trình bày trích dẫn trong bài /0.25
(2đ) Số lượng/ chất lượng tài liệu tham khảo /0.25
Trình bày danh mục TLTK /0.50
Tổng điểm (a) /8.50

Điểm của các thành viên


Xếp loại, Điểm Điểm Điểm
CLO STT Họ và Tên đánh giá đánh giá quy tổng kết
của nhóm của GV đổi (b) (a+b)

1 Trần Tuyết Nhi /1.5


2 Hồ Phi Anh /1.5
CLO4 3 Nguyễn Nhật Linh Nhi /1.5
4 Ngô Diễm Quỳnh /1.5
5 Lê Thanh Trúc /1.5
MỤC LỤC

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................2

2.1. Mục tiêu chính.......................................................................................................2

2.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................2

3. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................................2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................2

4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2

4.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.........................................................................3

5.1. Ý nghĩa khoa học...................................................................................................3

5.2. Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................................3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................4

1. Các khái niệm...............................................................................................................4

1.1. Khái niệm “Sinh viên”...........................................................................................4

1.2. Khái niệm “Trường Đại học”.................................................................................4

1.3. Khái niệm “Đọc sách”............................................................................................4

1.4. Khái niệm “Thói quen”..........................................................................................4

1.5. Tổng quan về Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.................5

2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài................................................................................5

3. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................................8

4. Những vấn đề còn chưa nghiên cứu.............................................................................9

PHẦN III: NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................10


1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................................................10

2. Chọn mẫu...................................................................................................................10

3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................11

3.1. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................11

3.2. Quy trình phân tích dữ liệu..................................................................................13

3.3. Mô hình nghiên cứu.............................................................................................14

4. Công cụ thu thập thông tin.........................................................................................14

4.1. Công cụ thu thập thông tin...................................................................................14

4.2. Quy trình thiết kế công cụ thu thập thông tin......................................................15

CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN....................................................................17

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU..................................................................18

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................20

PHỤ LỤC.........................................................................................................................22

PHỤ LỤC A...................................................................................................................22

PHỤ LỤC B...................................................................................................................26


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Với sự phát triển không ngừng của xã hội ngày nay, đọc sách đóng một vai trò quan
trọng trong việc nhận thức và phát triển kiến thức của con người, đặc biệt là đối với sinh
viên. Thế nên, vấn đề về thói quen đọc sách của sinh viên luôn là chủ đề có sức ảnh
hưởng và luôn được nhắc đến trong nền giáo dục, chúng đã tồn tại từ lâu và kéo dài đến
thời điểm bây giờ. Theo Bashir và Mattoo (2012), ngoài những kiến thức có được từ
giảng viên trực tiếp truyền đạt thì thói quen của việc đọc sách đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong việc cung cấp cho sinh viên một nguồn tri thức to lớn. Greene (2001) cũng đã
từng nêu lên quan điểm của mình rằng thói quen đọc sách được hình thành và có khả
năng phát triển một cách tốt nhất là ở độ tuổi đi học của con người, chính điều đó có thể
kéo dài suốt cuộc đời của họ cùng với những giá trị lợi ích to lớn.

Xã hội không ngừng vận động và phát triển, các kiến thức vì vậy cũng có những
thay đổi. Điều đó đòi hỏi các sinh viên phải tự học, tự đọc, tự cập nhật thêm những kiến
thức mới cho bản thân để chuẩn bị tốt cho công việc trong tương lai. Thế nên việc đọc
thường xuyên như vậy sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên (Nguyễn Phương Anh &
Phạm Thị Ngọc Hà, 2021). Việc đọc sách giúp sinh viên nâng cao được kiến thức chuyên
ngành, bên cạnh đó nó còn mang lại lợi ích cho sinh viên trong việc hiểu thêm về bản
thân, trau dồi các kỹ năng mềm, cập nhật thêm các thông tin về kinh tế, xã hội, chính
trị… và sở dĩ ở độ tuổi của sinh viên, các kiến thức chuyên ngành và các kiến thức về kỹ
năng mềm từ việc đọc sách có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy, xử lý vấn đề, nắm
bắt công việc khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường và sau khi đã tốt nghiệp.

Dù đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để khảo sát về yếu tố ảnh hưởng đến thói
quen đọc sách của sinh viên. Thế nhưng vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào được thực
hiện rõ về những yếu tố tác động đến thói quen đọc sách của sinh viên mà đối tượng
hướng đến là các sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM. Vì
vậy đề tài khảo sát các yếu tố tác động đến thói quen đọc sách của sinh viên Đại học
Công Nghiệp TP.HCM chính là một khía cạnh nghiên cứu mang tính cấp thiết và cần
được thực hiện triển khai. Từ những lí do trên, nhóm 6 quyết định lựa chọn đề tài “Khảo

1
sát các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh viên Đại học Công Nghiệp
TP.HCM”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chính

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách sinh viên Đại học Công
Nghiệp TP.HCM.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu thói quen đọc sách của sinh viên Đại học Công Nghiệp TP.HCM.

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh viên Đại học Công
Nghiệp TP.HCM.

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh viên Đại học Công
Nghiệp TP.HCM.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Sinh viên Đại học Công Nghiệp TP.HCM có thói quen đọc sách như thế nào?

Các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh viên Đại học Công Nghiệp
TP.HCM là gì?

Các yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến thói quen đọc sách của sinh viên Đại học
Công Nghiệp TP.HCM?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của Trường Đại học Công Nghiệp
TP.HCM.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ tháng 04/2023 đến 04/2024.

Để thực hiện được đề tài, nhóm tiến hành khảo sát các bạn sinh viên trên phạm vi
Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM, gồm các sinh viên khóa: K18, K17, K16, K15.

2
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

5.1. Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến việc đọc sách của sinh viên Trường Đại
học Công nghiệp TP.HCM thể hiện được nhiều khía cạnh tác động dẫn đến việc đọc sách
của sinh viên. Qua đó, tìm ra và hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng tác động và tầm ảnh
hưởng của các yếu tố đó đối với sinh viên Đại học Công nghiệp TP.HCM trong việc đọc
sách. Từ đó, đề xuất định hướng và có những đóng góp nhất định vào hệ thống tri thức và
hoàn thiện cơ sở khoa học về thói quen đọc sách của sinh viên Việt Nam nói chung, sinh
viên Đại học Công nghiệp TP.HCM nói riêng.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu giúp nhận thấy được những khía cạnh mới, bản chất và các yếu tố ảnh
hưởng đến thói quen đọc sách của sinh viên. Dựa vào kết quả nghiên cứu để đưa ra các
giải pháp phù hợp, khả thi hơn cho các hoạt động học tập và đọc sách một cách có hiệu
quả nhất của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.

3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Các khái niệm

1.1. Khái niệm “Sinh viên”

Theo Luật Giáo dục đại học thì sinh viên là những người tham gia vào việc học tập,
đào tạo tại cơ sở giáo dục theo chương trình đại học hoặc cao đẳng qua việc học tập và
nghiên cứu khoa học tại đó (Quốc hội, 2012).

1.2. Khái niệm “Trường Đại học”

Trường đại học là một tổ chức cao hơn trường học, có thẩm quyền cấp bằng trong
các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau và có chương trình giảng dạy hệ thống, được nghiên
cứu bài bản. Mục đích thành lập trường đại học nhằm đào tạo cho sinh viên những kỹ
năng và kiến thức cần thiết để phục vụ cho công việc sau khi ra trường, chuẩn bị cho họ
những hành trang để bước vào cuộc sống mới. Bên cạnh đó còn chuẩn bị cho sinh viên
tham gia lực lượng lao động, tạo ra các công nghệ đổi mới, ươm mầm các dự án kinh
doanh và khám phá, sáng tạo khoa học mang tính hữu ích cho chính phủ hoặc ngành công
nghiệp (Goetze, 2019).

1.3. Khái niệm “Đọc sách”

Đọc sách là quá trình phức tạp nhằm tiếp thu những kiến thức, hình ảnh bằng mắt
và vận dụng trí óc để hiểu, sử dụng những thông tin có được để khi tìm hiểu thông tin
mới và giải mã thông tin dựa trên bài đọc dựa trên sự liên kết của nhóm từ ngữ, câu, quan
hệ giữa các câu, sự liên kết giữa các đoạn, sự giống và khác giữa toàn văn bản,…Từ đó
hình thành nghĩa cũng như nhận thức về các yếu tố hình ảnh như nhận dạng về chữ cái,
hình thức và từ (Arı, 2014a).

1.4. Khái niệm “Thói quen”

Thói quen đề cập đến hành vi thông thường dựa trên việc tiếp xúc lặp đi lặp lại với
cùng loại tín hiệu môi trường. Những tín hiệu này dẫn đến sự liên kết tự động với phản
xạ của chúng ta và hình thành nên những hành vi tuân theo bất kể mục tiêu mong muốn
có đạt được hay không. Do đó, khi các hành động được lặp đi lặp lại đủ thường xuyên,
chúng có xu hướng trở thành thói quen, điều này đưa chúng ra khỏi ánh đèn sân khấu của

4
sự phản xạ có ý thức. Điển hình như thói quen ăn uống của người châu Á khác người
châu Âu do họ tiếp xúc với các tín hiệu môi trường khác nhau. Các thói quen có thể được
dạy một cách rõ ràng hoặc được học ngầm nhưng thường có sự kết hợp của cả hai loại
kết hợp này và chúng có thể thay đổi theo thời gian nhưng thường rất khó vì đã in sâu
vào tâm trí của chúng ta như một một phản xạ tự nhiên đối với môi trường (Gronow,
2016).

1.5. Tổng quan về Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, còn được gọi với cái tên là
trường đại học Công nghiệp 4 là ngôi trường trực thuộc Bộ Công Thương, trường có định
hướng ứng dụng và thực hành, chuyên đào tạo các nhóm ngành về kỹ thuật công nghiệp
và kinh tế công nghiệp. Trụ sở chính của trường nằm ở địa chỉ: 12 Nguyễn Văn Bảo, P.4,
Q. Gò Vấp, TP.HCM. Hiện nay có hơn 30.000 sinh viên đang theo học tập tại trường
(IUH - Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, n.d.).

2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Dilshad, Adnan, và Akram (2013) đã có nghiên cứu nhằm khám phá sự khác biệt về
giới tính trong thói quen đọc sách của sinh viên Đại học ở Pakistan. Dữ liệu được thu
thập thông qua một bảng câu hỏi từ 1050 sinh viên nam và nữ của ba trường đại học ở
tỉnh Punjab. Kết quả nghiên cứu cho thấy giới tính là yếu tố chính ảnh hưởng đến thói
quen đọc sách của sinh viên. Theo khảo sát bảng câu hỏi có thể thấy sinh viên nữ (36,6%)
tỏ ra tích cực và thích việc đọc sách hơn so với sinh viên nam (34,93%) ở bậc đại học.
Ngoài ra, sinh viên nữ (27,47%) ủng hộ ý tưởng đọc sách vào buổi tối nhiều hơn sinh
viên nam (23,77%). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lượng thời gian dành cho việc
đọc sách giáo khoa của sinh viên nam (40,4%) nhiều hơn so với sinh viên nữ (39,73%).

Eijansantos-Remanente (2015) đã có nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thói
quen đọc sách học thuật của sinh viên Quản trị khách sạn. Và nghiên cứu thực hiện khảo
sát trên 95 sinh viên quản trị khách sạn. Kết quả nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng
đến xu hướng đọc của sinh viên bao gồm: gia đình và bạn bè; có môi trường thuận lợi
cho việc đọc. Cụ thể 64% nam và 53% nữ sinh tham gia khảo sát cho biết cha mẹ và anh
chị em của họ luôn và thường xuyên khuyến khích họ đọc. Ngoài ra, 68% nam sinh và
52% nữ sinh cho biết họ có bạn thân trong trường người thường xuyên đọc. Đối với sinh

5
viên nam có tỷ lệ phần trăm cao hơn có nghĩa là họ nhận được nhiều sự khuyến khích đọc
từ gia đình và bạn bè hơn so với các sinh viên nữ. Ngược lại, nhiều nữ sinh (64%) so với
nam sinh (55%) cho biết họ luôn và thường có một nơi yên tĩnh ở nhà, đó là điều kiện
thuận lợi cho việc đọc sách.

Skenderi và Ejupi (2017) đã nghiên cứu về chủ đề thói quen đọc sách của sinh viên
Đại học ở Tây Bắc Macedonia. Nghiên cứu áp dụng phương pháp khảo sát dựa trên bảng
câu hỏi bao gồm 13 câu hỏi. Tổng số sinh viên tham gia khảo sát là 149 sinh viên đến từ
khoa Ngữ Văn và bảng câu hỏi được gửi cho họ trực tuyến. Kết quả nghiên cứu cho thấy
sự hài lòng cá nhân là lý do chính khiến sinh viên đọc sách (34,9% sinh viên tham gia
bình chọn). Tiếp theo là nghĩa vụ ở trường được 20,1% trong tổng số họ chọn. Kết quả
cũng chỉ ra yếu tố chính ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của các sinh viên Macedonia
là đọc sách để lấy kiến thức (41,6%). Trong khi đó yếu tố đến từ sự thúc ép của cha mẹ
chỉ chiếm 3,4%.

Baba và Affendi (2018) đã nghiên cứu về thói quen đọc và thái độ của sinh viên đối
với việc đọc. Nghiên cứu này sử dụng áp dụng khảo sát bằng bảng câu hỏi trên 80 sinh
viên trong Khoa Giáo dục tại UITM Puncak Alam. Kết quả nghiên cứu đề xuất 4 yếu tố
ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh viên bao gồm: thành viên gia đình, giáo viên,
sự sẵn có của các thư viện, thành tích học tập. Cụ thể, 72,5% số học sinh được khảo sát
thừa nhận rằng thói quen đọc sách của họ có liên quan trực tiếp đến thành tích học tập và
đây cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến họ, 56,2% đồng ý rằng các thành viên gia
đình của họ đóng một vai trò trong việc ảnh hưởng họ đọc. 65% trả lời rằng giáo viên
cũng là yếu tố tác động đến thói quen đọc. Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra có 11
người (13,7%) đồng ý rằng họ không đọc vì họ không có quyền truy cập vào các thư viện
công cộng.

Subramanian và Sawant (2018) đã có nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường gia
đình đối với việc đọc ở sinh viên nữ vị thành niên. Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát
bằng bảng câu hỏi trên 90 sinh viên năm nhất của trường Cao đẳng Khoa học Gia đình
dành cho phụ nữ ở ngoại ô Mumbai. Kết quả cho thấy các thành viên trong gia đình là
yếu tố ảnh hưởng đến ngôn ngữ sách và thể loại sách của sinh viên. Mà cụ thể trong đó,
34 sinh viên khảo sát cho rằng người mẹ chính là thành viên có ảnh hưởng lớn nhất đến

6
thói quen đọc sách của họ, 15 sinh viên khẳng định anh chị em ruột là thành viên ảnh
hưởng nhiều nhất, người cha (6 ý kiến) và ông bà cũng chính là thành viên có tác động
đến thói quen đọc sách của sinh viên với 5 kết quả thu được từ khảo sát. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra sự ảnh hưởng từ thầy cô (8 ý kiến) và bạn bè (13 ý kiến) cũng gây
ảnh hưởng đáng kể đến thói quen đọc sách của nhóm sinh viên tham gia khảo sát.

Akhtar và Khan (2019) đã có nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sở
thích đọc của những độc giả từ xa. Tổng số 1100 sinh viên tham gia khảo sát dựa trên
phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi và mối
tương quan giữa cơ sở vật chất và sở thích đọc đã được đo lường. Dữ liệu được phân tích
với sự trợ giúp của SPSS. Phân tích dữ liệu của 1100 sinh viên tiết lộ rằng có một số yếu
tố ảnh hưởng đến hứng thú đọc sách của học sinh. Chúng bao gồm các yếu tố như chỉ đọc
để vượt qua các kỳ thi. Chưa đến 20% học sinh đọc để tăng khả năng tri thức và tương tự
19 % học sinh đọc để phát triển nhân cách. Chỉ có 4% sinh viên đọc sách để nghiên cứu.

Fernando và Weerakoon (2021) đã nghiên cứu về thói quen đọc và các yếu tố ảnh
hưởng đến thói quen đọc của học sinh lớp nâng cao. Các yếu tố này được kiểm định với
120 học sinh năm nhất và năm hai lớp nâng cao của Trường Quốc tế Á Châu bằng
phương pháp sử dụng bảng câu hỏi. Số liệu được phân tích bằng phương pháp Thống kê
mô tả trên phần mềm MS Excel 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thúc đẩy
học sinh đọc sách. Trong đó yếu tố bổ sung thông tin cho bản thân xếp hạng cao nhất với
66.25%, tiếp theo sau là khuyến nghị từ bạn bè chiếm 65% và bài tập ở trường 41.25%.
Lời khuyên từ giáo viên và bố mẹ với 22.5% và 20%. Ngoài ra còn một số các yếu tố ảnh
hưởng khác chiếm tỷ lệ khá nhỏ (7.5%) cũng tác động đến việc đọc sách của học sinh.

Orewere và cộng sự (2022) đã có nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng thói quen đọc
đến kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng Lâm nghiệp JOS. Nghiên cứu sử dụng
thiết kế điều tra mô tả, kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng đã được áp dụng để chọn
57 sinh viên từ năm khoa của trường đại học. Dữ liệu thu được từ khảo sát được trình bày
bằng cách sử dụng bảng tần suất và tỷ lệ phần trăm đơn giản. Kết quả của nghiên cứu này
cho thấy yếu tố của Bài tập và khóa học được xếp hạng cao nhất với 49.12% số sinh viên
tham gia khảo sát hoàn toàn đồng ý ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của họ. Tiếp sau
đó là Mục đích kiểm tra (44%), Phát triển bản thân (36.84%), Cải thiện kỹ năng tiếng

7
Anh (36.84%) và Niềm vui và thư giãn (35.08%) cũng được xếp hạng từ cao đến trung
bình. Tuy nhiên, việc gây ấn tượng với cha mẹ và thời gian rảnh được cho là yếu tố ảnh
hưởng thấp nhất tới thói quen đọc sách của sinh viên với số phần trăm hoàn toàn đồng ý
lần lượt là 15.79% và 8.77%.

3. Tình hình nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Võ Hoàng Duy (2013) đã có nghiên cứu về các yếu
tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách chuyên ngành của sinh viên Trường Đại học Bách
Khoa TP.HCM. Nghiên cứu này thực hiện qua 2 phần gồm: nghiên cứu định lượng và
nghiên cứu định tính qua đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách.
Nhóm tác giả đã tiến hành phương thức khảo sát bằng bảng hỏi và thực hiện khảo sát trên
503 sinh viên của Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM. Từ kết quả phân tích hồi quy
cho thấy rằng thói quen đọc sách bị tác động nhiều nhất bởi yếu tố môi trường xã hội
(β=0.164 ). Bên cạnh đó yếu tố từ các môi trường khác cũng có tác động lớn đến thói

quen đọc sách chuyên ngành của sinh viên Bách Khoa TP.HCM được thể hiện qua môi
trường ở nhà (β=0.099), môi trường ở trường (β=0.041). Kết quả nghiên cứu còn cho
thấy các yếu tố từ con người cũng gây ra ảnh hưởng đến thói quen đọc sách như từ tác
động phía giảng viên (β=0.122) , sinh viên (β=0.147). Và cuối cùng là yếu tố đặc điểm
tài liệu (β=0.020).

Nguyễn Hoàng Vĩnh Vương (2020) đã nghiên cứu về thói quen đọc cho mục đích
học tập và yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ.
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi và khảo sát trên
402 sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ. Phân tích tương quan Pearson cho thấy
nhiều yếu tố xuất phát từ nhà trường là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc làm cho
sinh viên dành nhiều thời gian đọc cho mục đích học tập được thể hiện qua mối tương
quan giữa các yếu tố và thời gian đọc cho học tập của sinh viên: Đạt được bằng cấp
(r=0,158**, mức tin cậy 99%); học đúng ngành yêu thích (r=0.104*, mức độ tin cậy
95%); giảng viên yêu cầu đọc (r=0,140*, mức ý nghĩa tin cậy 95%); thiết bị thư viện tiện
nghi (r=0,148**, mức tin cậy 99%); tài liệu trong thư viện sẵn sàng (r=0,103*, mức tin
cậy đạt 95%). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố liên quan đến gia đình có ảnh
hưởng đến thói quen đọc học tập của sinh viên được thể hiện qua việc cha mẹ yêu thích

8
đọc (r = 0,139**,độ tin cậy 99%) và sinh viên ở nhà có không gian đọc (r=113*, độ tin
cậy 95%).

4. Những vấn đề còn chưa nghiên cứu

Vấn đề thói quen đọc sách của sinh viên luôn là một trong những khía cạnh được
quan tâm hàng đầu trong ngành giáo dục. Vì vậy, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có
nhiều nghiên cứu thực hiện nhằm khảo sát về các yếu tố có ảnh hưởng đến thói quen đọc
sách của sinh viên. Thực tế là có rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành ở các quốc gia
khác, song tại Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế và số lượng bài báo
thực hiện cũng rất ít.

Ngoài ra, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu cụ thể về các
yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh viên tại Trường Đại học Công Nghiệp
TP.HCM. Do đó, việc thực hiện một nghiên cứu khảo sát về các yếu tố tác động đến thói
quen đọc sách của sinh viên Đại học Công Nghiệp TP.HCM là một phương diện quan
trọng trong quá trình nghiên cứu và đây cũng là một hướng phát triển tiềm năng cho các
đề tài nghiên cứu trong tương lai.

9
PHẦN III: NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu định lượng. Vì đây là
phương pháp khoa học và hợp lý với nghiên cứu của nhóm. Nhóm sử dụng phương pháp
thu thập dữ liệu định lượng thông qua bảng khảo sát nhằm thu được các thông tin dựa
trên cơ sở các số liệu thu được. Bên cạnh đó, dữ liệu định lượng xác định được các khía
cạnh của quá trình điều tra nghiên cứu bằng cách thống kê số liệu và dựa trên các nguyên
tắc toán học.

Nghiên cứu định lượng đưa ra kết quả có độ tin cậy cao và tính đại diện cao nên kết
quả nghiên cứu định lượng có thể khái quát hóa lên cho tổng thể mẫu. Đồng thời, nghiên
cứu định lượng phù hợp để kiểm định các giả thiết được đặt ra. Các phần mềm phân tích
cũng giúp việc xử lý lượng lớn dữ liệu một cách chính xác và nhanh. Bên cạnh đó, hạn
chế tối thiểu những lỗi kỹ thuật phát sinh do yếu tố con người trong lúc xử lý số liệu.

Đối với phương pháp thu thập thông tin định tính để thực hiện cần tốn rất nhiều thời
gian, chi phí và thông tin thu thập được có thể chỉ mang tính chất cá nhân, khó khái quát
cho toàn bộ sinh viên được. Ngược lại, đối với phương pháp định lượng “Khảo sát bằng
bảng câu hỏi” nhóm sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian khảo sát và thu được một lượng
thông tin lớn, không những thế những thông tin thu được có thể mang tính khái quát cho
toàn bộ sinh viên. Vì thế nhóm đã thống nhất chọn thu thập dữ liệu theo phương pháp
khảo sát bằng bảng hỏi.

2. Chọn mẫu

Nghiên cứu được tiến hành thực hiện tại Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM.
Đây là một trong những trường đại học có số lượng sinh viên đang theo học đông nhất ở
Việt Nam hiện nay với các ngành đào tạo đa dạng gồm 34 ngành thuộc chương trình đại
trà, 19 ngành thuộc hệ đào tạo chất lượng cao và 8 ngành thuộc chương trình liên kết
quốc tế. Trong đó hệ đào tạo đại học chính quy có số lượng sinh viên đang tham gia học
lên đến gần 30.000 sinh viên thuộc các khóa học K15, K16, K17, K18.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất: Chọn mẫu ngẫu nhiên theo
cụm. Đây là phương pháp chọn mẫu khả thi và phù hợp nhất đối với đề tài nghiên cứu. Vì

10
nó mang lại hiệu quả trong việc tiết kiệm được thời gian lấy mẫu, có thể tiếp cận được
nhiều đối tượng hơn so với các phương pháp khác, đồng thời không tiêu tốn nhiều chi phí
trong suốt quá trình lấy mẫu. Và kết quả kết luận từ mẫu nghiên cứu có khả năng dùng để
khái quát cho toàn bộ sinh viên đang theo học Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM.

Đầu tiên, nhóm thực hiện xác định kích thước mẫu bằng cách chia nhóm số sinh
viên nghiên cứu thành các cụm theo các khoa mà sinh viên theo học: khoa Quản trị kinh
doanh, khoa Kế toán kiểm toán, khoa Ngôn Ngữ, khoa Công nghệ thông tin,…Sau đó
chọn ra ngẫu nhiên 7 khoa trong tổng số các khoa trường đào tạo. Tiếp theo đối với mỗi
khóa (K15, K16, K17, K18) của 7 khoa trên vừa chọn tiến hành chọn ngẫu nhiên ra 3 lớp
để thực hiện khảo sát.

Kích cỡ mẫu được xác định dựa trên nghiên cứu của Cochran (1977):

Công thức tính:

z∗p∗(1− p)
n=
e2

Trong đó: n: kích cỡ mẫu

z: giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn. Với độ tin cậy= 99%, z= 2,576

p: tỷ lệ mẫu dự kiến được chọn, p=0,5

e: sai số cho phép, e= 0,05

2,576∗0 , 5∗(1−0 ,5)


n= ≈258
0 , 052

Từ phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm đã nêu trên. Nhóm nghiên cứu
quyết định tiến hành lấy mẫu khảo sát trên 258 sinh viên của Trường Đại học Công
Nghiệp TP.HCM để khái quát kết quả nghiên cứu cho toàn bộ sinh viên đang tham gia
học tập tại trường.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu 1: Tìm hiểu thói quen đọc sách của sinh viên Đại học Công nghiệp
TP.HCM

11
Phương pháp quan sát khoa học (phục vụ cho mục tiêu thứ nhất): Phương pháp này
có thể cung cấp các thông tin về thói quen đọc sách của sinh viên Đại học Công nghiệp
TP.HCM một cách khách quan, các số liệu thu được thể hiện được sự sống động và
phong phú về đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, với số lượng sinh viên của trường khá
đông nên phương pháp này mang lại sự tiện lợi trong việc quan sát, dễ dàng thực hiện và
tiết kiệm được chi phí nghiên cứu.

Quy trình thu thập thông tin: Thực hiện 4 buổi quan sát thói quen đọc sách kéo
dài từ 02/09/2023 đến ngày 02/10/2023 tại các địa điểm lớp học, thư viện nơi đọc sách
của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM nhằm tìm hiểu thêm về thói quen
đọc sách của các bạn sinh viên, bổ sung thông tin về khách thể nghiên cứu.

Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh viên Đại
học Công nghiệp TP.HCM

Phương pháp điều tra cơ bản - Khảo sát bằng bảng hỏi (phục vụ mục tiêu thứ hai):
Sử dụng phiếu khảo sát đối với sinh viên Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM để khai
thác những thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh viên cũng
như thu được kết quả nghiên cứu một cách chính xác, đáng tin cậy. Phương pháp này thu
thập được một khối lượng lớn thông tin nhưng không mất nhiều thời gian, ít tốn kém. Do
thực hiện trên số đông sinh viên Đại học Công nghiệp TP.HCM, kết quả nghiên cứu có
thể sử dụng để khái quát hóa cho dân số nghiên cứu.

Mục tiêu 3: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh viên Đại
học Công nghiệp TP.HCM.

Phương pháp điều tra cơ bản - Khảo sát bằng bảng hỏi (phục vụ mục tiêu thứ ba):
tương tự như ở mục tiêu thứ hai, nhóm cũng sử dụng phiếu khảo sát đối với sinh viên
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM ở mục tiêu này nhằm đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến thói quen đọc sách của sinh viên cũng như thu được kết quả nghiên cứu một
cách chính xác, đáng tin cậy. Đồng thời, vì phương pháp này hỗ trợ cho nhóm nghiên cứu
thu thập được nhiều thông tin trong một khoảng thời gian ngắn nên nó có thể giúp nhóm
thu thập và đánh giá tốt nhất mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thói quen đọc của
sinh viên Đại học Công nghiệp TP.HCM.

12
Quy trình thu thập thông tin của mục tiêu 2 và 3:

Bước 1: Tiến hành thu thập dữ liệu từ ngày 02/09/2023 đến ngày 02/11/2023.

Bước 2: Nhóm nghiên cứu gửi bảng câu hỏi đến các sinh viên được chọn ngẫu
nhiên của Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM thông qua mạng xã hội.

Bước 3: Thời gian dự kiến khoảng 5 phút/1 lần khảo sát. Sau khi điền xong câu trả
lời, sinh viên tham gia khảo sát gửi lại thông tin cho nhóm nghiên cứu.

Bước 4: Quy trình được lặp lại cho đến khi người khảo sát thu thập đủ số lượng
mẫu đặt ra.

3.2. Quy trình phân tích dữ liệu

Mục tiêu 1: Tìm hiểu thói quen đọc sách của sinh viên Đại học Công Nghiệp
TP.HCM

Thống kê mô tả: ước lượng tỷ lệ trung bình số sinh viên có thói quen đọc sách ở Đại
học Công Nghiệp TP.HCM. Tính phần trăm, số lượng của mẫu đến từ các khóa nào của
năm học.

Thống kê suy luận -phương pháp t-test: so sánh chung giữa các khóa và giữa người
có thói quen đọc sách và không có thói quen đọc sách.

Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh viên Đại
học Công Nghiệp TP.HCM

Thống kê mô tả: tính tần số xuất hiện của các biến yếu tố trong bảng khảo sát để xác
định các yếu tố có ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh viên Đại học Công nghiệp
TP.HCM (ảnh hưởng cao, trung bình, thấp và không ảnh hưởng).

Mục tiêu 3: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh viên Đại
học Công Nghiệp TP.HCM

Thống kê suy luận- sử dụng các phương pháp lý thuyết và logic để đưa ra những
đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh viên:

 Dùng phương pháp T-test: để so sánh trung bình giữa các yếu tố (yếu tố nào
cao nhất, thấp nhất,…).

13
 Dùng phương pháp tính Multiple Linear Regression: để kiểm định mối quan
hệ giữa các yếu tố có ảnh hưởng như thế nào đến thói quen đọc sách của sinh
viên.

3.3. Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu đề xuất về các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của
sinh viên của nhóm tác giả Baba và Affendi (2020).

Giả thuyết H1: Các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng đến thói quen đọc sách
của sinh viên.

Giả thuyết H2: Giáo viên có ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh viên.

Giả thuyết H3: Sự tồn tại của các thư viện tốt có ảnh hưởng đến thói quen đọc sách
của sinh viên.

Giả thuyết H4: Thành tích học tập có ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh
viên.

14
4. Công cụ thu thập thông tin

4.1. Công cụ thu thập thông tin

Nghiên cứu này sử dụng bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến để thu thập thông tin
nhiều hơn vì tính năng của bảng câu hỏi linh hoạt, dễ dàng quản lý và thực hiện nhanh
gọn trong quá trình khảo sát. Bên cạnh đó, nó còn tối đa tiết kiệm được chi phí và tổng
hợp được các dữ liệu khảo sát một cách nhanh nhất trong thời gian ngắn thực hiện. Và
hơn nữa, bảng câu hỏi còn không phụ thuộc vào vị trí hay thời gian của đối tượng đang
tiến hành khảo sát giúp quá trình khảo sát trở nên đơn giản hơn mà vẫn đảm bảo hiệu quả
tối đa nhất. Nhóm tiến hành thực hiện cho các bạn sinh viên khảo sát trực tuyến trên các
nhóm, trang, bạn bè thuộc những sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Công
Nghiệp TP.HCM và hỗ trợ hướng dẫn trực tiếp với các bạn sinh viên đang tham gia khảo
sát một cách thuận tiện nhất.

4.2. Quy trình thiết kế công cụ thu thập thông tin

Bước 1: Xác định các mục tiêu cụ thể để nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết sẽ kiểm
tra nếu có.

- Mục tiêu 1: Tìm hiểu thói quen đọc sách của sinh viên Đại học Công nghiệp
TP.HCM

- Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh
viên Đại học Công nghiệp TP.HCM

- Mục tiêu 3: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh
viên Đại học Công nghiệp TP.HCM.

Bước 2: Đối với từng mục tiêu, câu hỏi, giả thuyết, liệt kê tất cả câu hỏi liên quan
nhà nghiên cứu muốn trả lời trong nghiên cứu của mình. Nhà nghiên cứu có thể đặt các
câu hỏi sau:

- Mục tiêu 1:

 Những nơi nào mà sinh viên Đại học Công nghiệp TP.HCM thường xuyên đọc
sách?

15
 Tần số đọc sách ở thư viện của sinh viên Đại học Công nghiệp TP.HCM là bao
nhiêu lần/ tuần?
 Sinh viên Đại học Công nghiệp TP.HCM đã dành bao nhiêu thời gian trong một
ngày để đọc sách?

- Mục tiêu 2:

 Những yếu tố nào ngoài xã hội có tác động đến thói quen đọc sách của sinh viên
Đại học Công nghiệp TP.HCM?
 Những yếu tố nào trong gia đình và trường học ảnh hưởng đến thói quen đọc sách
của sinh viên Đại học Công nghiệp TP.HCM?

- Mục tiêu 3:

 Yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến thói quen đọc sách của sinh viên Đại học
Công nghiệp TP.HCM?
 Các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách mang lại lợi ích gì cho sinh viên Đại
học Công nghiệp TP.HCM?

Bước 3: Thực hiện liệt kê tất cả các thông tin cần thiết để trả lời các câu hỏi trong
bảng khảo sát.

Bước 4: Thiết kế bảng khảo sát với các câu hỏi nghiên cứu cụ thể mà nhóm muốn
hỏi người tham gia khảo sát để thu thập thông tin cần thiết.

Bước 5: Tiến hành kiểm tra thử bảng câu hỏi và câu trả lời sao cho phù hợp đối
tượng khảo sát. Sau đó khảo sát với một nhóm nhỏ có đặc điểm tương tự với dân số
nghiên cứu trước khi sử dụng bảng câu hỏi để chính thức thu thập dữ liệu.

16
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

Cấu trúc dự kiến của đề tài nghiên cứu gồm 3 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh
viên Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

1.1. Các khái niệm cơ bản về sinh viên, trường đại học, đọc sách, thói quen

1.2. Tìm hiểu tổng quan Đại học Công nghiệp TP.HCM

1.3. Tìm hiểu thói quen đọc sách hiện nay của sinh viên

1.4. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh viên Đại học
Công nghiệp TP.HCM

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Phân tích tác động của những yếu tố đến thói quen đọc sách của sinh viên
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

3.2. Kết quả nghiên cứu

3.3. Thảo luận: so sánh kết quả nghiên cứu với kết quả của các nghiên cứu đã được
thực hiện trước đó.

Chương 4: Kết luận và kiến nghị

4.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

4.2. Kiến nghị

4.3. Hạn chế của nghiên cứu

4.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

4.5. Kết luận

17
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

Thời gian 12 tháng


STT Nội dung Từ tháng 4/2023 đến 4/2024
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 Chọn đề tài nghiên cứu
và tìm tài liệu liên quan
2 Tổng quan tài liệu

3 Viết đề cương nghiên


cứu
4 Thiết kế bảng câu hỏi
khảo sát
5 Tiến hành thực hiện
khảo sát
6 Xử lý và phân tích số
liệu thu được
7 Viết luận văn

8 Bảo vệ luận văn trước


hội đồng

STT Nội dung công việc Thời gian Người thực hiện Ghi
thực hiện chú

1 Chọn đề tài nghiên cứu và tìm 01/04/2023- Tất cả thành viên


tài liệu liên quan 01/07/2023

2 Tổng quan tài liệu 01/06/2023- Tất cả thành viên


01/07/2023

18
3 Viết đề cương nghiên cứu 01/06/2023- Tất cả thành viên
01/08/2023

4 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 01/07/2023- Hồ Phi Anh


01/09/2023
Nguyễn Nhật Linh Nhi

5 Tiến hành thực hiện khảo sát 02/09/2023- Lê Thanh Trúc


02/11/2023
Ngô Diễm Quỳnh

6 Xử lý và phân tích số liệu thu 02/10/2023- Trần Tuyết Nhi


được 02/12/2023

7 Viết luận văn 03/12/2023- Tất cả thành viên


03/03/2024

8 Bảo vệ luận văn trước hội Tháng Tất cả thành viên


đồng 04/2024

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(n.d.). Retrieved from IUH - Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM: https://iuh.edu.vn/

Akhtar, N., & Khan, M. A. (2019). Các yếu tố ảnh hưởng đến sở thích đọc của học viên
từ xa. Pakistan Journal of Distance and Online Learning, 5(1), 123-136.

Anh, N. P., & Hà, P. T. N. (2021). Thực trạng đọc của sinh viên khoa công tác xã hội,
học viện phụ nữ Việt Nam. vwajs-vn, 2020(4), 71-80.

Arı, G. (2014a). Ảnh hưởng của các chiến lược đọc ASOAT và YO-DE được học sinh
lớp năm sử dụng đối với khả năng hiểu. Eğitimde Kuram ve Uygulama, 10(2),
535-555.

Baba, J., & Affendi, F. R. (2020). Thói quen đọc và thái độ của sinh viên đối với việc
đọc: Nghiên cứu sinh viên khoa Giáo dục UiTM Puncak Alam. Asian Journal of
University Education, 16(1), 109-122.

Basantes, F. C., & Basantes, I. C. (2023). Thói quen đọc trong giáo dục đại học. Revista
Iberoamericana de la Educación, 7(2), 01-15.

Bashir, I., & Mattoo, N. H. (2012). Nghiên cứu về thói quen học tập và kết quả học tập
của thanh thiếu niên (14-19 ) tuổi. International Journal of Social Science
Tomorrow, 1(5), 1-5.

Dilshad, M., Adnan, A., & Akram, A. (2013). Khác biệt giới tính trong thói quen đọc
sách của sinh viên đại học: Bằng chứng từ Pakistan. Pakistan Journal of Social
Sciences, 33(2), 311-320.

Eijansantos-Remanente, M. C. (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách học
thuật của sinh viên ngành Quản trị Khách sạn.

Fernando, S.R. & Weerakoon, W.R.W.M.A.U. (2021). Thói quen đọc và các yếu tố ảnh
hưởng đến thói quen đọc của học sinh lớp nâng cao: Một nghiên cứu tình huống.
Proceeding of the Open University Research Sessions (OURS 2021), 01-06.

Goetze, T. S. (2019). Khái niệm về trường đại học: lý thuyết, thực tiễn và xã hội. Danish
Yearbook of Philosophy, 52(1), 61-81.

20
Greene, B. (2001). Kiểm tra đọc hiểu văn nghị luận lý thuyết với cloze. Journal of
Research in Reading, 24(1), 82-98.

Gronow, A. J. (2016). Thói quen. In Oxford Bibliographies in Sociology. Oxford


University Press.

Loan, N. T. Q., & Duy, V. H. (2013). Các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách
chuyên ngành của sinh viên: Trường hợp tại Trường Đại học Bách Khoa Thành
phố Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh-Kinh tế
và Quản trị Kinh doanh, 8(1), 86-101.

Orewere, E., Ogenyi, R. A., Dogun, O., Ibrahim, I., Ameh, M. A., Chomini, E. A., ... &
Henry, U. I. (2022). Các yếu tố ảnh hưởng thói quen đọc đến kết quả học tập của
sinh viên trường Cao đẳng Lâm Nghiệp tiểu bang Jos Plateau. Nigerian Online
Journal of Educational Sciences and Technology, 4(2), 142-150.

Quốc hội. (2012). Luật Giáo dục Đại học. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.

Skenderi, L., & Ejupi, S. (2017). Thói quen đọc sách của sinh viên đại học Macedonia.
Knowledge-International Journal, 20(6), 2835-2839.

Subramanian, V., & Sawant, S. (2018). Ảnh hưởng của môi trường gia đình đến việc đọc
sách ở học sinh nữ vị thành niên. Knowledge Librarians, 7, 98-105.

Vương, N. H. (2020). Thói quen đọc cho mục đích học tập và yếu tố ảnh hưởng đến thói
quen đọc của sinh viên trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng
Tháp, 10(2), 13-20.

21
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC A

Thực hiện điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen đọc sách của sinh viên đại
học Công Nghiệp TP.HCM theo bảng hỏi của nhóm tác giả Basantes và Basantes (2023)
có điều chỉnh.

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT VỀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÓI QUEN
ĐỌC SÁCH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM

Phần 1: Thông tin cá nhân của anh/chị

1. Họ và tên:
2. Giới tính của anh chị là:
 Nam
 Nữ
 Khác
3. Sinh viên khóa:
 K15
 K16
 K17
 K18
4. Ngành học:
 Marketing
 Quản trị kinh doanh
 Khác: …………

Phần 2: Nội dung khảo sát

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc đọc sách của sinh viên Trường Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh:

5. Theo bạn, đọc sách có tầm quan trọng như thế nào?
 Rất quan trọng
 Quan trọng
22
 Ít quan trọng
 Không quan trọng
6. Bạn có đọc sách vào thời gian rảnh không?
 Có
 Không
7. Bạn dành bao nhiêu thời gian để đọc sách?
 Hàng ngày
 Vài ngày/ tháng
 Vài lần/ năm
 Không bao giờ
8. Bạn bắt đầu đọc sách từ khi nào?
 Tiểu học
 THPT
 Đại học
 Khác
9. Tại sao bạn đọc sách?
 Giải trí
 Cải thiện các kỹ năng
 Học tập
 Công việc
 Khác
10. Bạn có tham gia câu lạc bộ đọc sách không?
 Có
 Không
11. Đâu là đối tượng thúc đẩy việc đọc của bạn?
 Gia đình
 Giảng viên
 Bạn bè
 Khác
12. Địa điểm bạn thường đọc sách?
23
 Nhà, phòng ngủ
 Thư viện
 Nhà sách
 Khác
13. Số lượng sách bạn từng đọc trong khoảng thời gian học đại học?
 1 cuốn
 2 – 4 cuốn
 5 – 10 cuốn
 11 – 15 cuốn
 Khác
14. Bạn có đọc sách liên quan đến chương trình học ở đại học không?
 Luôn luôn đọc
 Thỉnh thoảng
 Hầu như rất ít
 Không
15. Bạn thường đọc thể loại sách nào ngoài sách chuyên ngành?
 Tiểu thuyết, truyện tranh
 Sách khoa học công nghệ - kinh tế
 Sách văn hóa xã hội lịch sử
 Sách văn học nghệ thuật
 Khác
16. Bạn có cho rằng giảng viên đại học khuyến khích bạn đọc sách?
 Chắc chắn có
 Thỉnh thoảng
 Hầu như rất ít
 Không
17. Việc đọc sách chuyên môn có giúp bạn hiểu được bài giảng của giảng viên không?
 Chắc chắn có
 Thỉnh thoảng

24
 Hầu như rất ít
 Không
18. Thời gian bạn giành để đọc bài có đủ để giúp bạn thi các môn học ở chương trình
đại học?
 Chắc chắn có
 Thỉnh thoảng
 Hầu như rất ít
 Không
19. Đọc sách có giúp bạn tăng kiến thức chuyên môn?
 Chắc chắn có
 Thỉnh thoảng
 Hầu như rất ít
 Không
20. Những lợi ích của việc đọc sách ngoài tăng kiến thức chuyên môn?
 Giải trí
 Kích thích khả năng suy luận và trí nhớ
 Cải thiện tư duy sáng tạo
 Nâng cao khả năng ngôn ngữ
 Khác

25
PHỤ LỤC B

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TPHCM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Lớp: DHMK17KTT
Nhóm: 6

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

1. Phân công công việc

STT Họ và tên MSSV Vai trò Công việc được phân


công
1 Trần Tuyết Nhi 21123211 Nhóm trưởng I. Phần mở đầu:
+Viết lý do chọn đề tài
II. Phần tổng quan tài
liệu:
+Viết tóm tắt nghiên cứu
ngoài nước
+Viết phần các vấn đề
chưa nghiên cứu
III. Phần nội dung-
phương pháp:
+Viết phần chọn mẫu
-Làm bảng kế hoạch
thực hiện nghiên cứu
-Làm Phụ lục B
2 Hồ Phi Anh 21122991 Thành viên I. Phần mở đầu
+Viết ý nghĩa nghiên cứu
II. Phần tổng quan tài
liệu:
+Viết các khái niệm

26
+Viết tóm tắt nghiên cứu
trong nước
III. Phần nội dung-
phương pháp:
+Viết phương pháp
nghiên cứu
-Làm phần Phụ lục A
3 Nguyễn Nhật Linh Nhi 21126021 Thành viên I. Phần mở đầu
+Viết lý do chọn đề tài
II. Phần tổng quan tài
liệu
+Viết tóm tắt nghiên cứu
ngoài nước
III. Phần nội dung-
phương pháp:
+Viết thiết kế nghiên cứu
+Viết phương pháp
nghiên cứu
-Làm phần Phụ lục A
4 Ngô Diễm Quỳnh 21112751 Thành viên I. Phần mở đầu:
+Viết mục tiêu nghiên
cứu
+Câu hỏi nghiên cứu
+Đối tượng /phạm vi
nghiên cứu
II. Phần tổng quan tài
liệu:
+Viết tóm tắt nghiên cứu
ngoài nước
III. Phần nội dung-
phương pháp:

27
+Viết phần công cụ thu
thập thông tin
5 Lê Thanh Trúc 21120891 Thành viên II. Phần tổng quan tài
liệu:
+Viết các khái niệm
+Viết tóm tắt nghiên cứu
ngoài nước
III. Phần nội dung-
phương pháp:
+Viết phương pháp
nghiên cứu
- Thiết kế cấu trúc dự
kiến của luận văn

2. Kết quả đánh giá đồng đẳng nhóm

STT MSSV Họ và Tên Điểm do nhóm đánh giá


Xếp loại Quy đổi
1 21123211 Trần Tuyết Nhi A 1
2 21122991 Hồ Phi Anh A 1
3 21126021 Nguyễn Nhật Linh Nhi A 1
4 21112751 Ngô Diễm Quỳnh A 1
5 21120891 Lê Thanh Trúc A 1
Các thành viên trong nhóm 6 đồng ý với kết quả trên

STT Họ và tên MSSV Chức vụ Chữ ký


1 Trần Tuyết Nhi 21123211 Nhóm trưởng
2 Hồ Phi Anh 21122991 Thành viên
3 Nguyễn Nhật Linh Nhi 21126021 Thành viên
4 Ngô Diễm Quỳnh 21112751 Thành viên
5 Lê Thanh Trúc 21120891 Thành viên

28

You might also like