You are on page 1of 28

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

Đề Tài:
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI GIAN LẬN
TRONG THI CỬ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Môn học: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Lớp học phần: DHHTTT16A
Mã học phần: 420300319856
Tên nhóm: NHÓM 10

TIỂU LUẬN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

Đề Tài:
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI GIAN LẬN
TRONG THI CỬ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Môn học: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Lớp học phần: DHHTTT16A
Mã học phần: 420300319856
Tên nhóm: NHÓM 10

STT HỌ VÀ TÊN MSSV Chữ ký

1 Hoàng Khắc Hưng 20080601

2 Lê Huỳnh Ngọc Hân 20029941

3 Nguyễn Phi Long 20004271

4 Phạm Thị Hồng Thắm 20044841

5 Ninh Thị Hồng Hạnh 19511721

6 Nguyễn Thúy Vy 19519381

TIỂU LUẬN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
TỔ GIÁO DỤC HỌC
BẢN CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
(ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU)
Học kỳ 1 năm học 2020 - 2021
Lớp: DHHTTT16A Nhóm: 10
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng tới hành vi gian lận trong thi cử tại trường Đại Học Công
Nghiệp TP.Hồ Chí Minh.
Điểm tiểu luận nhóm
CLOs Nội dung Nhận xét Điểm
Lý do chọn đề
/0.50
tài
Mục tiêu
/0.50
nghiên cứu
Câu hỏi nghiên
/0.25
Phần cứu
mở đầu Đối tượng/
(2) phạm vi nghiên /0.25
cứu
Ý nghĩa khoa
/0.25
học
CL 2 Ý nghĩa thực
/0.25
tiễn
Tổng Dàn ý /0.25
quan tài
liệu Nội dung /1.25
(1.5)
Thiết kế
Phương /0.25
nghiên cứu
pháp
Phương pháp
nghiên /1.25
nghiên cứu
cứu
Chọn mẫu /0.50
(3)
Bảng khảo sát /1.00
Diễn đạt/
Hình /0.25
Chính tả
thức
Hình thức trình
(0.5) /0.25
bày
Paraphrasing /0.75
Ghi nguồn đầy
đủ cho các
/0.25
Trích trích dẫn trong
dẫn và bài
tài liệu Trình bày trích
CL 4 /0.25
tham dẫn trong bài
khảo Số lượng/ chất
(2) lượng tài liệu /0.25
tham khảo
Trình bày danh
/0.50
mục TLTK
Tổng điểm (a) /9.00

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

Điểm quy đổi Điểm tổng


CLO STT Họ và Tên Xếp loại
(b) kết (a+b)
1 Hoàng Khắc Hưng /1.0
2 Lê Huỳnh Ngọc Hân /1.0
3 Nguyễn Phi Long /1.0
CLO 4
4 Phạm Thị Hồng Thắm /1.0
5 Ninh Thị Hồng Hạnh /1.0
6 Nguyễn Thúy Vy /1.0

GV chấm bài 1 GV chấm bài 2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ______________________________________________________ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài _____________________________________________1
2. Mục tiêu nghiên cứu ________________________________________________ 2
3. Câu hỏi nghiên cứu _________________________________________________ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu _____________________________________3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ________________________________ 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU _______________________________________________ 5
1. Các khái niệm _____________________________________________________ 5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái niệm6
3. Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó __9
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP _________________________________________11
1. Thiết kế nghiên cứu _______________________________________________ 11
2. Chọn mẫu _______________________________________________________ 11
3. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát _______________________________________11
4. Mô hình nghiên cứu, biến số và thang đo ______________________________ 12
5. Phương pháp nghiên cứu ___________________________________________13
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN _________________________________14
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ______________________________________15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ______________________________________________ 16
PHỤ LỤC ___________________________________________________________ 17
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI GIAN LẬN TRONG THI
CỬ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau những năm 1945, khi đất nước đã được tự do thì trên cả nước có trên 90% dân
số cả nước bị mù chữ, chính bắt đầu từ lúc này vai trò của nền giáo dục càng được khẳng
định khi giáo dục lúc này được xem là đòn bẩy để chúng ta gầy dựng lại đất nước sau một
thời gian dài chống giặc ngoại xâm. “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,
dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”- (Hồ Chí Minh).
Không quá đáng nếu như nói giáo dục là công cụ để xây dựng đất nước, xây dựng nề kinh
tế - xã hội, giúp cho đất nước phát triển. Đặt biệt là trong thời đại hội nhập, công nghệ phát
triển mạnh như hiện nay thì giáo dục được xem là điều tất yếu, là cơ sở để thúc đẩy công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Cũng theo nghiên cứu của E. Hanushek , L.
Woessmann đã chỉ ra rằng những nước có nhiều người có trình độ học vấn cao thì trình độ
phát triển của những quốc gia đó càng vượt trội [1]. Qua đó ta có thể thấy được tầm quan
trọng của nền giáo dục đối với mỗi cá nhân, mỗi tổ chức.
Mặc dù vậy, nhưng đi đôi với tầm quan trọng đó thì ngày nay nền giáo dục của nước
ta bị xuống cấp trầm trọng bởi những hành vi gian lận, thiếu trung thực trong học tập, trong
thi cử của học sinh, sinh viên hiện nay. Hành vi gian lận trong thi cử được biết dưới nhiều
hình thức như: sử dụng tài liệu trong khi thi; quay cóp; trao đổi, chép bài bạn; thi hộ; sao
chép luận án, luận văn; xin điểm; mua điểm; mua bằng,… Theo báo cáo tổng kết thanh tra
thi tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì từ năm 2005 – 2008 liên tiếp xảy ra những
trường hợp gian lận trong thi cử và bị đình chỉ thi; cụ thể năm 2005-2006 Hội đồng coi thi
bổ túc trung học phổ thông Trừ Văn Thố, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang ghi nhận 536 thí
sinh có bài thi giống hệt nhau, phải hủy kết quả. Đến năm 2006 – 2007 lại tiếp tục ghi nhận
hơn 2000 (cụ thể là 2.525) thí sinh bị đình chỉ thi vì lí do mang tài liệu vào phòng thi và 8
thí sinh đi thi hộ; chưa dừng lại ở đó đến năm 2007 – 2008 BGD và ĐT lại tiếp tục ghi
nhận 1.809 thí sinh mang tài liệu vào phòng thi và bị đình chỉ thi ngay sau đó, số thí sinh
đi thi hộ cũng tăng lên 293 người trên cả nước; trong đó thì riêng tỉnh Nghệ An tại đợt thi
1
lần 2 đã chiếm 151 thí sinh đi thi hộ (Trần Đức Viên, báo Tia Sáng 25/12/2019) [2]. Ngày
nay khi công nghệ khoa học phát triển thì những hình thức gian lận càng trở nên tinh vi
hơn khi các học sinh/ sinh viên dùng các thiết bị công nghệ như điện thoái, máy ghi âm,..
vào phòng thi. Những hành vi thiếu trung thực trong học tập, thi cử còn trở thành qui mô
lớn hơn khi việc gian lận không chỉ được thực hiện bởi những học sinh/ sinh viên mà nó
còn được thực hiện bởi những người chấm điểm, nhập điểm với mục đích vụ lợi cá nhân,
kiếm tiền. Vụ việc gian lận điểm ở kì thi THPT năm 2018 [3], với 12 nhân viên công chức
lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nâng điểm cho học sinh và nhận hối lộ là một trong những
tảng băng nổi được công bố cho người dân cả nước biết. Có thể nói những thông tin chúng
ta có thể tìm thấy trên báo, đài, internet chỉ là những mặt nổi, sẽ còn những vấn đề chưa
được công bố với báo chí. Tại trường đại học nổi tiếng số 1 thế giới Đại học Harvard
(Harvard University) tháng 8 năm 2012 cũng đã xảy ra vụ viện 125 sinh viên bị nghi ngờ
đã cùng nhau làm bài thi cuối khóa mặc dù là nội quy quy định việc làm bài phải được thực
hiện bởi từng cá nhân [4].
Có thể thấy rằng vấn đề gian lận trong thi cử của học sinh/ sinh viên luôn là vấn đề
nhức nhối đối với mọi người. Nó xảy ra ngày càng nhiều với những hình thức ngày càng
tinh vi hơn hay xảy ra ở bất cứ một trường học nào. Cùng với tấm quan trọng của nền giáo
dục thì chúng ta có thể thấy vấn đề gian lận trong thi cử có thể được xem là một vấn nạn
hết sức nghiêm trọng. Đối với trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thì
vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đầu ra của trường, vì vậy nghiên cứu
“Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận trong thi cử tại trường Đại học Công Nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh” là hết sức cần thiết. Đề tài này sẽ làm rõ những yếu tố, nguyên
nhân dẫn đến thực trạng sinh viên gian lận trong thi cử, từ đó giúp sinh viên và nhà trường
giải quyết được bài toán được đặt ra.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chính:
- Tìm hiểu hiện tượng gian lận trong thi cử tại Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Khảo sát thực trạng gian lận trong thi cử tại trường đại học Công Nghiệp TP.HCM.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi gian lận trong thi cử tại trường Đại Học
Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.

2
- Đề xuất một số biện pháp để hạn chế, khắc phục tình trạng gian lận trong thi cử tại
trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện tượng gian lận trong thi cử tại Trường Đại Học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh
hiện nay như thế nào?
- Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng gian lận trong thi cử tại Trường Đại
Học Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh là gì?
- Giải pháp nào có thể giúp hạn chế dần tình trạng gian lận trong thi cử tại Trường Đại
Học Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
- Thực trạng gian lận trong thi cử tại trường đại học Công Nghiệp TP.HCM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Công Nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng khảo sát: 180 sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Công Nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian thực hiện: Từ 9/8/2021 đến 2/12/2021.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài:
- Hướng nghiên cứu về vấn đề gian lận trong thi cử tại trường Đại Học Công Nghiệp
Thành Phố Hồ Chí Minh là một vấn đề thời sự mà ngành giáo dục đang rất quan tâm đến.
Nó giúp phát triển sâu và rộng hơn về nhận thức của con người, giúp cho mọi người nhận
thức được tác hại của việc gian lận. Nó sẽ ảnh hưởng không chỉ riêng cá nhân người gian
lận mà còn ảnh hưởng cả một tương lai của thế hệ mai sau. Việc gian lận trong thi cử sẽ
dẫn đến hiện tượng hỏng kiến thức ở học sinh, sinh viên. Nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng
đến chất lượng đào tạo của học sinh, sinh viên.
- Nghiên cứu này sẽ đưa ra được những biện pháp giúp cho cá nhân cũng như gia
đình sẽ có biện pháp giáo dục từ nhỏ, giúp cá nhân mỗi người có một đạo đức tốt cũng như
suy nghĩ tích cực, đúng đắn của việc thi cử. Về phía nhà trường sẽ có biện pháp tổ chức
cuộc thi một cách công bằng nhất. Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và trình độ văn
minh của nền xã hội hiện tại.
3
- Một đất nước có một vài cá nhân gian lận thi cử liệu kiến thức của họ có chất lượng
như tấm bằng đại học họ đã đỗ được. Hướng nghiên cứu này nhằm chặn đứng lại những
suy thoái như thế để không ảnh hưởng đến nền kinh tế hiện tại cũng như mai sau của đất
nước.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học này giúp nâng cao về trình độ văn hóa. Đây cũng
là bước cơ bản giúp hoàn thiện con người, đưa xã hội phát triển lên một trình độ văn mình
hơn.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp ngành giáo dục nói chung, cũng như các trường Đại học
nói riêng hiểu rõ hơn về nguyên nhân tình trạng gian lận. Việc xác định được nguyên nhân
gian lận sẽ giúp tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Nhằm đảm bảo chất lượng kiến
thức và điểm số của học sinh, sinh viên.

4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các khái niệm
- Theo tác giả Zafar Iqbal, Muhammad Anees, Dr Rahim Khan, Dr. Iffat Ara
Hussain, Shagufta Begum, Abdur Rashid, Dr. Abdulwadood, Dr. Farooq Hussain (2021)
gian lận trong học tập được định nghĩa là sự tham gia của học sinh vào các hoạt động
đạo văn, sao chép và dán, nguy tạo dữ liệu, sử dụng trái phép tài liệu học tập và một số
phương tiện vô đạo đức khác để nhận được lợi ích học tập. [5]
- Theo tác giả Stephen F. David, Patrick F. Drinan, Tricia Bertram Gallant (2011)
“Gian lận có thể được định nghĩa là lừa dối, gây hiểu lầm hoặc đánh lừa người khác”.
Từ đó khi nhắc đến gian lận của học sinh, gian lận trong học tập hoặc hành vi sai trái
trong học tập là những hành vi được thực hiện bởi các học sinh lừa dối, đánh lừa giáo
viên của mình rằng những công việc học tập được làm bởi chính họ. Hành vi gian lận
này làm cho giáo viên khó có thể đánh giá được năng lực các học sinh.
Cũng theo nhóm tác giả những hành vi phổ biến của học sinh khi gian lận là:
+ Làm việc với những người khác để đưa ra câu trả lời cho bài tập về nhà khi giáo
viên mong đợi rằng học sinh sẽ suy nghĩ, làm bài độc lập
+ Sao chép hoặc diễn giải các từ hoặc ý tưởng của người khác (bất kể phương tiện
nào mà các từ hoặc ý tưởng được truyền đạt) mà không gán nguồn.
+ Nhờ người khác viết bài, hoàn thành bài tập về nhà của mình
+ Đăng bài kiểm tra của giáo viên lên một trang wed hoặc một phần mềm giải bài
tập và chưa được sự cho phép của giáo viên [6]
Nhóm chúng tôi đã dựa vào những định nghĩa của những tác giả trên để định nghĩa
gian lận trong thi cử như sau:
Gian lận trong thi cử là hành vi lừa dối của học sinh/ sinh viên khi thực hiện
các hoạt động như: sao chép diễn giải những từ ngữ hoặc ý tưởng của người khác
mà không trích dẫn (đạo văn); sử dụng tài liệu khi không được cho phép (chép
phao, trao đổi với người khác, chép bài bạn,..) trong phòng thi khi không được cho
phép; nhờ người thi hộ; hay những hành vi không được cho phép trong quy định
thi. Với mục đích nâng cao điểm số, kết quả quả học tập.

5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo khung khái
niệm
Vấn đề các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận trong thi cử ở học sinh sinh
viên dường như chưa được nghiên cứu ở phạm vi trong nước nên nhóm chúng em không
sử dụng nguồn tài liệu trong nước.
2.1. Nghiên cứu của Nathan W.Pino, William L.Smith (2003)
Nghiên cứu của Nathan W.Pino, William L.Smith (2003) đã thực hiện nghiên cứu
sự thiếu trung thực trong học tập của sinh viên đại học tại một trường đại học công lập
quy mô trung bình để khảo sát về hành vi của họ đối với việc học tập như thế nào. Khảo
sát được thực hiện với 345 sinh viên với những yếu tố: (1) Giới tính, (2) điểm trung
bình, (3) chủng tộc, (4) tầng lớp xã hội, (5) thành viên của các CLB/đội/nhóm, (6)
chuyên ngành. Kết quả của nghiên cứu cho thấy phân loại của một người càng cao thì
càng nhiều khả năng thiếu trung thực trong học tập, thi cử càng cao; sinh viên càng tham
gia nhiều CLB/đội/nhóm, xem tivi càng nhiều,.. thì càng có khả năng thực hiện các hành
vi thiếu trung thực trong học tập. [7]
2.2. Nghiên cứu của Sutarimah Ampuni , Naila Kautsari, Meyrantika Maharani
, S. Kuswardani , Sukmo Bayu Suryo Buwono (01/12/2020)
Tác giả Sutarimah Ampuni, Naila Kautsari, Meyrantika Maharani, S. Kuswardani,
Sukmo Bayu Suryo Buwono (01/12/2020) đã thực hiện nghiên cứu sự thiếu trung thực
trong học tập của sinh viên giữa các trường Đại học ở Indonesia qua các khía cạnh khác
nhau về đạo đức. Nghiên cứu đã được thực hiện dựa trên dữ liệu từ một khảo sát trực
tuyến với 574 sinh viên từ nhiều khóa tại một số trường đại học tại Indonesia trong đó
có 175 sinh viên nam và 399 sinh viên nữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ thiếu
trung thực trong học tập bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như: (1) Giới tính; (2) nguồn
gốc Đại học; (3) trình độ học tập. Từ đó các hồi quy xác nhận sự thiếu trung thực trong
học tập có liên quan đến tính trung thực đạo đức và mức độ buông thả đạo đức. [8]
2.3. Nghiên cứu của Randy Genereux, Beverly A. McLeod (1995)
Tác giả Randy Genereux, Beverly A. McLeod (1995) đã thực hiện nghiên cứu
bằng cách lập bảng hỏi đánh giá niềm tin và hành vi liên quan đến hành vi gian lận trong
thi cử của sinh viên đại học. Nghiên cứu được thực hiện cho 365 sinh viên đại học và
phân tích về những yếu tố dẫn đến việc sinh viên gian lận có kế hoạch như: (1) Khó
khăn/hậu quả tiêu cực của gian lận, (2) áp lực, (3) tính cách của người hướng dẫn. (4)
chuẩn mực xã hội và sự quan tâm đến việc học. Nghiên cứu đã chỉ ra được những nguyên
6
nhân cơ bản dẫn đến việc sinh viên gian lận trong thi cử, cách thức gian lận phổ biến và
tỉ lệ giới tính, điểm trung bình mục tiêu của sinh viên đại học với tỉ lệ gian lận ở đại học.
Kết quả nghiên cứu hợp lí và chỉ ra được những hoàn cảnh xung quanh việc gian lận
trong thi cử của sinh viên đại học. [9]
2.4. Nghiên cứu của H.Dodeen ( 2012 )
- Tác giả H.Dodeen (2012) đã thực hiện nghiên cứu bằng cách trả lời bản câu hỏi
tự báo cáo với 928 sinh viên từ UAEU (trong đó sinh viên nam chiếm 33%; sinh viên
nữ chiếm 67%) với những yếu tố bao gồm: (1) tỷ lệ gian lận phổ biến; (2) các phương
pháp gian lận phổ biến; (3) lí do gian lận, (4) lí do không gian lận và (5) các loại kì thi
có tỉ lệ gian lận nhiều nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 37% sinh viên thừa nhận
mình đã gian lận trong các kì thi, khi so sánh về giới tính thì có 65% trong đó là nam và
24% là nữ; kết quả cũng cho thấy thành tích của học sinh càng tăng thì tỉ lệ gian lận
càng giảm và tuổi tác không phải là yếu tố đáng kể dẫn đến tình trạng gian lận. Hình
thức gian lận nhìn bài bạn; sử dụng hệ thống tín hiệu; viết phao trê tay, bàn là ba hình
thức gian lận phổ biến. Những lí do gian lận trong thi cử thuyết phục nhất được rút ra là
vì môn khó, kỳ thi khó, áp lực thời gian, cải thiện cơ hội của một người sợ thất bại;
những lí do không gian lận mà sinh viên đưa ra là niềm tin tôn giáo, đạo đức, lòng tự
hào, sự vô dùng của gian lận và sợ xấu hổ khi bị bắt quả tang. Cuối cùng, cuộc khảo sát
cho thấy sinh viên gian lận trong các kì thi trắc nghiệm nhiều hơn so với các bài thi mở
và nhiều hơn trong các bài kiểm tra trắc nghiệm so với kỳ thi giữa kì, cuối kì. [10]
2.5. Nghiên cứu của R. Comas, T. Lancaster, Alina Calvo-Sastre, J. Sureda-
Negre (1/10/2021 )
Tác giả R. Comas, T. Lancaster, Alina Calvo-Sastre, J. Sureda-Negre (1/10/2021)
đã thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu mới nổi là phân tích dữ liệu công
cụ tìm kiếm để điều tra mức độ sinh viên tìm kiếm thông tin để gian lận trong các kì thi
online ở Tây Ban Nha. Kết quả cho thấy sự gia tăng đáng kể các yêu cầu cung cấp thông
tin gian lận của các học sinh, sinh viên trong bối cảnh các kỳ thi trực tuyến diễn ra do
tình hình dịch bệnh Covid-19. [11]
2.6. Nghiên cứu của Alexander Amigud, T. Lancaster ( 01/06/2019)
Tác giả Alexander Amigud, T. Lancaster (01/06/2019) đã thực hiện nghiên cứu
bằng cách sử dụng phân tích diễn ngôn, dựa vào những ảnh chụp nhanh về các hành vi
của học sinh từ thời điểm họ thông báo ý định thuê người làm bài hộ để phân tich các lí
do đi kèm với việc thuê người làm bài hộ. Các lí do được phân thành những yếu tố: (1)
7
năng khiếu học tập; (2) sự kiên trì; (3) các vấn đề cá nhân; (4) mục tiêu cạnh tranh và
(5) tính tự giác. Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh có một ngưỡng chủ quan trong
học tập khá lớn khi họ sẵn sàng bỏ ra một khoảng nhất định để thuê người hoàn thành
bài thi của mình. [12]
Từ những kết quả nghiên cứu trên nhóm chúng em đưa ra được 4 yếu tố dẫn tới
tình trạng gian lận:
+ Giới tính
+ Áp lực từ các yếu xung quanh
+ Trình độ học tập
+ Chuyên ngành học tập
2.3. Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện
+ Các biểu hiện của việc gian lận trong thi cử;
+ Gian lận không chỉ dừng lại trong học đường mà có cả trong các lĩnh khác của
xã hội;
+ Gian lận trong thi cử bắt nguồn từ những tư tưởng thiếu ý thức của một bộ phận
con người trong xa hội làm ảnh hưởng đến tương lai của đất nước;
+ Ý thức của tầng lớp học sinh sinh viên trong việc học của chính bản thân;
+ Tình hình về việc gian lận xảy ra trên Thế giới nói chung và Nhật Bản nói
riêng;
+ Nghiên cứu những giải pháp để giảm thiểu tình trạng gian lận.
- Những trường phái lý thuyết đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này
Các trường phái lý thuyết được sử dụng để nghiên cứu về vấn đề “Gian lận trong
thi cử” là:
Positivism = naturalistic hoặc objectivist: theo chủ nghĩa khách quan
- Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng:
+ Phương pháp luận;
+ Phương pháp định tính;
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết;
+ Phương pháp điều tra;
+ Phương pháp thống kê.
- Những kết quả nghiên cứu chính:
+ Những hậu quả nặng nề mà việc gian lận thành thói quen ảnh hưởng đến cuộc sống
xã hội;
8
+ Tạo thành một thói quen xấu cho chính bản thân mình và từ đó trở nên trì trệ, bê
bối;
+ Dối lừa với chính bản thân mình, tạo nên một tiền đề xấu cho sự phát triển của
chính bản thân nói riêng và cho xã hội nói chung;
+ Hình thành nên một nếp sống thiếu ý thức cho thế hệ sau này;
+ Tình hình gian lận trong thi cử diễn ra ở các quốc gia trên thế giới còn rất phức tạp
và chưa có nhiều bước chuyển cụ thể nào là mạnh mẽ trong việc chống gian lận trong
thi cử.
* Từ những thực trạng của những bài báo nêu ra, việc gian lận trong thi cử xuất
phát từ những vấn đề cơ bản sau:
- Nỗi sợ điểm thấp khiến bản thân bất chấp để đạt điểm cao;
- Quá trình giảng dạy của giảng viên chưa được hiệu quả với sinh viên;
- Sự ảnh hưởng từ việc sinh hoạt hằng ngày của sinh viên;
- Sự lười biếng bắt nguồn từ chính bản thân sinh viên;
- Ganh đua thành tích với người khác.
Những nguyên nhân nêu trên cần được giải quyết kịp thời để tình trạng gian lận
trong thi cử được hạn chế bớt đi. Muốn đạt được điều đó thì ngay ở chính bản thân sinh
viên và nhà trường cần có những giải pháp để điều chỉnh kịp thời. Bản thân sinh viên
cũng nhận thức lại việc làm của mình để phát triển tương lai sau này. Nhà trường cần
phải thay đổi phương thức giảng dạy mới để giảm thiểu tình trạng sinh viên gian lận
trong kì thi kết thúc môn.
3. Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước
đó
Gian lận trong thi cử hiện nay luôn tồn đọng và hiện hữu trong tư tưởng của nhiều
thế hệ bạn học sinh, sinh viên. Mặc dù biết đây là hành động sai lệch chuẩn mực đạo
đức, tạo thành tích ảo và gây ra hệ lụy về lỗ hỏng kiến thức là vô cùng lớn nhưng nhiều
bạn sinh viên vẫn gian lận thậm chí còn tinh vi hơn. Song đã có nhiều nghiên cứu về đề
tài này, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu còn rộng và mang tính tổng quát, không thể hiểu
rõ được nguyên nhân, cách thức gian lận mà các bạn sinh viên đã thực hiện trong quá
trình thi. Vì thế những biện pháp đưa ra vẫn chưa giải quyết được vấn đề gian lận trong
thi cử.

9
Vì vậy để có được một bài nghiên cụ thể được vấn đề nghiên cứu, mức độ tin cậy
và những phương pháp đưa ra để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn thì nhóm em đã chọn
phạm vi nghiên cứu là sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM

10
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP
1. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm chọn thiết kế nghiên cứu hỗn hợp:
- Nghiên cứu thu thập, phân tích thông tin các số liệu thu thập được thông qua bảng
khảo sát.
- Dữ liệu thu thập được có thể phân tích nhanh chóng dựa vào các phần mềm phân
tích giúp cho việc phân tích dữ liệu 1 cách nhanh chóng và chính xác.
- Thực hiện trên số đông, kết quả nghiên cứu có thể khái quát hoá cho dân số
nghiên cứu, thu thập được một khối lượng lớn thông tin nhưng không mất nhiều thời
gian.
2. Chọn mẫu
- Dựa theo tiêu chuẩn 5:1 của Hair Anderson, Tatham và Black (1998). Để đảm
bảo cho việc phân tích dữ liệu chính xác thì cần 5 ý kiến cho 1 biến cố đo lường. Với 25
biến quan sát nghiên cứu cần đảm bảo kích thước mẫu tối thiểu là 25*5 = 125. Nhóm
chúng tôi quyết định lấy 180 mẫu để đề phòng trường hợp sai số.
- Cỡ mẫu: 180 sinh viên của trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí
Minh theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
- Cách tiếp cận dân số nghiên cứu: tìm kiếm thông tin trường Đại Học Công Nghiệp
Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Chiến lược chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
 Nhóm chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Do số lượng sinh viên
của trường quá nhiều. Chọn phương pháp này sẽ giúp cho việc thu thập thông tin thuận
tiện, ít thời gian và chi phí.
3. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Ưu điểm: Thu thập được một khối lượng lớn thông tin nhưng không mất nhiều thời
gian, ít tốn kém.
Nhược điểm:
- Độ tin cậy của thông tin thu được từ điều tra qua phiếu câu hỏi có thể bị ảnh
hưởng do người tham gia không đưa ra câu trả lời trung thực, hoặc không điền phiếu
một cách nghiêm túc.

11
- Do khối lượng thông tin thu thập được khá lớn, việc xử lý thông tin mất nhiều
thời gian và đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có khả năng phân tích và diễn giải các số liệu
thống kê.
Nhóm chúng tôi thiết kế bảng câu hỏi theo cấu trúc gồm có 3 phần:
a) Lời chào, giới thiệu
b) Phần thông tin tổng quan
Gồm các thông tin về người trả lời khảo sát như sinh viên năm mấy, giới tính,
quan tâm tới hiện tượng gian lận,từng gian lận hay chưa. Sử dụng thang đo định danh
để khảo sát định tính về sinh viên.
c) Phần nội dung chính
Sử dụng câu hỏi định lượng, trả lời theo dạng thang đo Likert nêu cảm nhận của
sinh viên với các câu khẳng định được cho sẵn. Bảng câu hỏi được phân thành 5
nhóm. Bảng câu hỏi được chia thành 2 phần:
+ Phần bên trái: nội dung các biến quan sát.
+ Phần bên phải: là thang đo gồm 5 mức (1 - Hoàn toàn không đồng ý, 2 - Không
đồng ý, 3 - Không có ý kiến, 4 - Đồng ý, 5 - Hoàn toàn đồng ý).
Bảng câu hỏi được thiết kế thông qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thảo luận giữa các thành viên trong nhóm đưa ra những câu hỏi cần
khảo sát.
Giai đoạn 2: Sau khi thống nhất các câu hỏi cần khảo sát trong nhóm. Tiến hành chỉnh
sửa và hoàn tất bảng câu hỏi để tiến hành điều tra.
Bảng câu hỏi của nhóm dùng để khảo sát được trình bày trong phần phụ lục.
4. Mô hình nghiên cứu, biến số và thang đo
-Yếu tố ảnh hưởng tới hành vi gian lận

Áp lực học tập của mỗi cá nhân

Nền tảng kiến thức còn yếu

Ý thức học tập Hành vi gian lận thi cử

Muốn có thành tích cao

Sức ép của gia đình người thân


12
Hình 1: Yếu tố dẫn đến hành vi gian lận trong thi cử
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Quy trình thu thập dữ liệu
- Số liệu thứ cấp: những tài liệu của sách báo về các nhân tố ảnh hưởng tới hành
vi gian lận trong thi cử.
- Số liệu sơ cấp: Nghiên cứu khảo sát 180 sinh viên trường Đại Học Công Nghiệp
Thành Phố Hồ Chí Minh
* Bảng khảo sát:
- Tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu đưa ra bảng câu hỏi.
- Tiếp theo, tiến hành làm phiếu khảo sát online. Phiếu khảo sát được dùng để khảo
sát sinh viên của trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh theo phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
- Sau khi thu được kết quả khảo sát từ các bảng khảo sát nhóm sẽ tổng hợp thống
kê kết quả, phân loại, phân tích, xử lý số liệu thu thập được.
- Sau khi có được những yếu tố ảnh hưởng đến việc gian lận trong thi cử của sinh
viên trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh. Nhóm sẽ đề xuất giải pháp
hạn chế tình trạng gian lận thi cử tại trường góp phần thức đẩy cho nền giáo dục hiện
nay.
5.2. Xử lý dữ liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi: khảo sát sinh viên ở trường Đại Học Công
Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích mô tả: phân tích các thuộc tính: sinh năm nào, giới tính…
- Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA: Kiểm định
và đánh giá thang đo.
- Phân tích hồi quy

13
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Chương 1. Cơ sở lí thuyết của đề tài
1.1 Khái niệm cơ bản của đề tài: Gian lận, gian lận thi cử
1.2 Khái niệm liên quan tới gian lận, gian lận thi cử
1.3 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi gian lận
Chương 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1 Tổng quan về thực trạng gian lận
2.2 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thi cử
2.3 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong việc gian lận thi cử
Chương 3. Một số giải pháp nhằm hạn chế sự gian lận trong thi cử của sinh viên
3.1 Giải pháp của sinh viên
3.2 Giải pháp của nhà trường
3.3 Giải pháp của gia đình

14
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Bảng mô tả phân tích công việc

Kí Thời gian bắt Độ dài thời


Nội dung công việc
hiệu đầu gian (ngày)
Thành lập nhóm, họp nhóm A Ngay từ đầu 1
Tìm kiếm thông tin đề tài B Sau A 7
Tìm đọc tài liệu C Sau B 30
Tổng hợp nội dung D Sau C 30
Tiến hành làm work, powerpoint E Sau D 9
Đánh giá thành viên F Sau E 7
Tiến hành báo cáo G Sau F 22

- Nội dung kế hoạch nghiên cứu trình bày theo sơ đồ Gantt

NGƯỜI THỰC THỜI GIAN


STT CÔNG VIỆC
HIỆN 19/8 26/8 26/9 26/10 4/11 11/11 2/12
1 Nhóm A
2 Nhóm B
3 Nhóm C
4 Nhóm D
5 Nhóm E
6 Nhóm F
7 Nhóm G

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Tiếng Việt
2. Viên, T.Đ., Gian lận và thi cử: Lo âu về một ngày mai. 25/12/2019
3. Hà, V., Gian lận thi năm 2018 - Kỳ 1: Từ hoài nghi về 11 thí sinh tốp đầu.
24/06/2019.
2. Tài liệu Tiếng Anh
1. Hanushek, E.A. and L. Woessmann, The Role of Education Quality for Economic
Growth. Development Economics, 2007.
4. Berrett, D., Harvard cheating scandal points out the ambiguities of
collaboration. Chronicle of Higher Education, 2012. 59(3): p. 7.
5. Iqbal, Z., M. Anees, and D.R. Khan, Cheating during examinations: prevalence,
consequences, contributing factors and prevention. 2021.
6. Davis, S.F., P.F. Drinan, and T.B. Gallant, Cheating in school: What we know
and what we can do. 2011: John Wiley & Sons.
7. Pino, N.W. and W.L. Smith, College Students and Academic Dishonesty. College
student journal, 2003. 37: p. 490.
8. Ampuni, S., et al., Academic Dishonesty in Indonesian College Students: an
Investigation from a Moral Psychology Perspective. Journal of Academic Ethics,
2019. 18: p. 1-23.
9. Genereux, R. and B.A. McLeod, Circumstances surrounding cheating: A
questionnaire study of college students. Research in Higher Education, 1995. 36:
p. 687-704.
10. Dodeen, H.M. Undergraduate Student Cheating in Exams. 2012.
11. Comas-Forgas, R., et al., Exam cheating and academic integrity breaches during
the COVID-19 pandemic: An analysis of internet search activity in Spain.
Heliyon, 2021. 7.
12. Amigud, A. and T. Lancaster, 246 reasons to cheat: An analysis of students'
reasons for seeking to outsource academic work. Comput. Educ., 2019. 134: p.
98-107.

16
PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1

BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VỀ HIỆN TƯỢNG GIAN


LẬN TRONG THI CỬ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Xin chào các bạn, hiện tại nhóm sinh viên chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu về
“Hiện tượng gian lận trong thi cử ở trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí
Minh”. Sự trả lời khách quan của các bạn sẽ góp phần quyết định đến sự thành công của
công trình nghiên cứu này. Tất cả các câu trả lời của từng cá nhân sẽ được giữ kín, chúng
tôi chỉ công bố kết quả tổng hợp. Cảm ơn sự hợp tác của các bạn.

Phần I: Thông tin tổng quan.

1. Bạn là sinh viên:


❑ Năm nhất ❑ Năm thứ hai
❑ Năm thứ ba ❑ Năm thứ tư
2. Giới tính:
❑ Nam ❑ Nữ
3. Bạn có quan tâm đến tình trạng gian lận ở trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố
Hồ Chí Minh không?
❑ Có ❑ Không
4. Bạn đã từng gian lận thi cử chưa?
❑ Có ❑ Chưa
5. Nếu bạn đã từng gian lận trong thi cử thì bạn gian lận khi thi tự luận hay trắc nghiệm?
❑ Khi thi tự luận
❑ Khi thi trắc nghiệm
❑ Tôi chưa từng gian lận
6. Bạn có tham gia CLB/ Đội/ Nhóm nào của trường không ?
❑ Có ❑ Không

17
7. Điểm trung bình trong học kì vừa rồi của bạn ( nếu là năm nhất thì dùng điểm học kì
năm 12 của bạn )
❑ 4 – 5.4
❑ 5.5 – 6.9
❑ 7.0 – 8.4
❑ 8.5 – 10

Phần II: Đánh giá mức độ nhận biết về các hiện tượng gian lận ở trường Đại Học Công
Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.

Xin vui lòng cho biết mức độ đồng


ý của bạn đối với phát biểu dưới Thang điểm

đây bằng cách đánh dấu vào ô


chứa các con số tương ứng
STT 1. Hoàn toàn không đồng ý
2. Không đồng ý 1 2 3 4 5
3. Không có ý kiến
4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý
Hiểu biết của bạn về cách thức gian lận
Viết lên bàn hay lên tay các loại tài liệu
1
có trong thi
2 Sử dụng điện thoại để tra tài liệu
3 Hỏi bài qua lại trong quá trình thi
Trong quá trình làm tiểu luận online thì
4 chia sẻ đề thi cho mọi người nhờ làm
giúp
Đạo văn: sử dụng các tài liệu có sẵn sao
5
chép lại
Cảm nhận của bạn về hiện trạng gian lận
Gian lận hiện nay có nhiều hình thức
6
tinh vi hơn

18
Gian lận ngày càng phổ biến trong thi
7
cử
Mua bán đáp án đề thi ngày càng phổ
8
biến
Nhà trường chủ quan trong quá trình
9
đưa ra đề thi
Gian lận hay xảy ra với các môn xã hội,
10 môn học thuộc với 1 lượng kiến thức
lớn phải học thuộc
Tỉ lệ gian lận ngày càng cao trong các
11
kì thi
Cảm nhận của bạn về các yếu tố dẫn tới gian lận
12 Gian lận giúp điểm cao hơn
13 Gian lận vì lượng kiến thức quá nhiều
Gian lận do giáo viên giảng dạy khó
14 hiểu không tiếp thu được kiến thức,
không quan tâm tới sinh viên
Gian lận ít khi bị phát hiện, hình phạt
15
không cao cho các hành vi gian lận
Có thời gian học nhưng không muốn
16
học
Môn học không quan trọng với ngành
17
mình học
Muốn có điểm cao, để bằng bạn bằng
18

Người khác sử dụng tài liệu mình cũng
19
sử dụng cho công bằng
Cảm nhận của bạn về hậu quả của việc gian lận
Tạo ra những suy nghĩ tiêu cực muốn
20
đạt được điểm cao mà bất chấp tất cả
Tạo ra tính xấu chỉ biết nhờ vả vào
21
người khác không biết tự mình nỗ lực

19
cho bản thân
22 Mất đi ý thức học tập của bản thân
23 Không đủ kiến thức khi ra trường
Tạo lên thói quen chỉ biết gian lận
24
không biết tự mình làm
25 Đánh mất đi sự công bằng trong học tập

Theo bạn, nhà trường cần có những biện pháp gì để loại bỏ các hành vi gian lận trong
các hình thức thi cử online và thi trực tiếp tại lớp?

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

CUỐI CÙNG, XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN VỀ SỰ HỢP TÁC CỦA CÁC
BẠN!

20
2. Phụ lục 2

Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Lớp: DHHTTT16A Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nhóm: 10

Bảng đánh giá kết quả làm việc nhóm

1. Phân công công việc:

Công việc được


TT Họ và tên MSSV Vai trò trong nhóm
phân công
Phân chia công việc
cho các thành viên,
viết nội dung đề
cương, làm
powerpiont, viết
1 Hoàng Khắc Hưng 20080601 Trưởng nhóm
biên bản làm việc
nhóm, bản kế hoạch
thực hiện đề tài, làm
bảng khảo sát, tìm
tài liệu tham khảo.
Làm phần mở đầu,
phần tổng quan tài
2 Lê Huỳnh Ngọc Hân 20029941 Thư ký liệu, làm bảng khảo
sát, tìm tài liệu tham
khảo, làm word.
Làm phần tổng quan
tài liệu, làm bảng
3 Nguyễn Phi Long 20004271 Thành viên
khảo sát, tìm tài liệu
tham khảo
Làm phần cấu trúc
4 Phạm Thị Hồng Thắm 20044841 Thành viên
luận văn, làm bảng

21
khảo sát, tìm tài liệu
tham khảo
Làm phần cấu trúc
luận văn, tìm tài liệu
5 Ninh Thị Hồng Hạnh 19511721 Thành Viên
tham khảo, làm bảng
khảo sát.
Làm phần tổng quan
tài liệu, làm bảng
6 Nguyễn Thúy Vy 19519381 Thành viên
khảo sát, tìm tài liệu
tham khảo.

Kết quả đánh giá


Mức Mức Chất
Mức
độ độ lượng Nhận xét, góp
TT Họ và tên đánh
tham đóng đóng ý của nhóm
giá
gia góp góp
1 Hoàng Khắc Hưng A A A A
2 Lê Huỳnh Ngọc Hân A A A A
3 Nguyễn Phi Long A B B B
4 Phạm Thị Hồng Thắm A B B B
5 Ninh Thị Hồng Hạnh A B B B
6 Nguyễn Thúy Vy A B B B

Các thành viên đồng ý với kết quả đánh giá trên.

- Họ tên và chữ ký của Nhóm trưởng

- Họ tên và chữ ký của Thư ký

- Họ tên và chữ ký của Thành viên 1

- Họ tên và chữ ký của Thành viên 2

22
- Họ tên và chữ ký của Thành viên 3

- Họ tên và chữ ký của Thành viên 4

23

You might also like