You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÍ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHỐI NGÀNH
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ:
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở TP HỒ CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn:TS. Nguyễn Thị Thanh Thảo


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Nhựt Bảo
MSSV: 2128501010125
Lớp: D21QLMT01
Khóa: 2022-2023

Bình Dương, ngày 26 tháng 6 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
PHÒNG KHOA HỌC
PHIẾU CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN + VẤN ĐÁP
Tên học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học.
Học kỳ: HK3 Năm học: 2023-2024.
Họ tên sinh viên: Nguyễn Nhựt Bảo
Lớp: D21QLMT01 MSSV: 2128501010125

Điểm CBCKT CBCKT


TT Nội dung Tiêu chí
tối đa 1 2

PHẦN TIỂU LUẬN

Tên đề tài cô đọng , xúc tích,


0.5
câu từ chặt chẽ, khoa học
1 Tên đề tài 1.0
Đối tượng, phạm vi, Khách thể
0.5
nghiên cứu

Bối cảnh; Lý luận; Thực tiễn. Lí do phải


Lí do chọn đề
2 nêu được tầm quan trọng, ý nghĩa của 1.0
tài
vấn đề, tính cấp thiết của đề tài

Tổng quan 5 tài liệu: luận giải các công


Lịch sử nghiên trình đã làm được, đề tài được nghiên
3 1.5
cứu vấn đề cứu hay nghiên cứu chưa sâu, còn
những nội dung chưa làm rõ,…

Mục tiêu Đúng động từ, đúng nội dung đề tài


4 0.5
nghiên cứu hướng đến.

Phương pháp Liệt kê 0.25


5 0.5
nghiên cứu
Nêu cách thực hiện 0.25

Câu hỏi Đặt 2 câu hỏi 0.25


nghiên cứu và
6 0.5
giải thuyết
Giả thuyết nghiên cứu 0.25
nghiên cứu

Đối tượng
7 Cụ thể, rõ ràng 0.2
nghiên cứu

Không gian 0.1


Phạm vi
8 Thời gian 0.1 0.3
nghiên cứu
Chủ thể 0.1

Bố cục rõ ràng, dàn ý đầy đủ, chia thành


9 Nội dung 1.0
từng chương, phần, mục,…

Sản phẩm Nêu đúng các loại sản phẩm của đề tài
10 0.5
nghiên cứu nghiên cứu.
Tài liệu tham 5 tài liệu trở lên, trích dẫn theo đúng
11 0.5
khảo quy định hiện hành (APA)

Hình thức Đúng quy định, trình bày rõ ràng, sạch


12 0.5
trình bày đẹp

Tổng điểm Tiểu luận 8.0

II. PHẦN THUYẾT TRÌNH (VẤN ĐÁP)

Cấu trúc bài thuyết trình cô đọng, rõ


ràng, dễ theo dõi. Bao hàm đầy đủ các 0.5
Nội dung thông tin chính của Tiểu luận.
11
thuyết trình
Trả lời câu hỏi rõ ràng, đạt yêu cầu nội
1.0
dung.

Phong thái tự tin. Thuyết trình một cách


0.25
Kỹ năng suôn sẻ, mạch lạc.
12
thuyết trình Trình bày bài thuyết trình theo đúng
0.25
thời gian quy định.

Tổng điểm thuyết trình: 2.0

Tổng cộng: 10

Điểm trung bình

Cán bộ chấm kiểm tra 1 Cán bộ chấm kiểm tra 2

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Thanh Thảo
là giáo viên đã giảng dạy bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học khối ngành tài
nguyên và môi trường. Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Phương pháp
nghiên cứu khoa học khối ngành tài nguyên và môi trường, em đã nhận được sự giúp
đỡ, hướng dẫn tận tình, chu đáo từ cô Nguyễn Thị Thanh Thảo. Cô đã giúp em tích
lũy thêm nhiều kiến thức để có thể làm bài tốt hơn. Từ những kiến thức mà thầy đã
truyền tải. Qua đó em dần hiểu rõ tầm quan trọng của bộ môn Phương pháp nghiên
cứu khoa học khối ngành tài nguyên và môi trường trong việc vận dụng các kỹ năng
thực tế để giải quyết các vấn đề xã hội.

Bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học khối ngành tài nguyên và môi trường
là một môn học rất thú vị và vô cùng bổ ích. Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ năng
và thời gian ngiên cứu về đề tài tiểu luận giữa kỳ này của môn học còn hạn chế. Do
đó, bài tiểu luận của em khó tránh khỏi những sai xót. Kính mong cô xem xét và góp ý
giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn và mong thầy có thể giúp đỡ và hỗ trợ
góp ý em khỏi những sai sót trong tương lai.

Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................
Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................................
1. Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận.......................................................................................
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................
3. Phương pháp nghiên cứ........................................................................................................
4. Ý nghĩa đề tài.......................................................................................................................
5. Giả thuyết nghiên cứu..........................................................................................................
6. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................................................
7. Thuyết minh đề cương..........................................................................................................
8. Bố cục đề tài.........................................................................................................................
9. Bảng tiến độ thực hiện công việc.........................................................................................
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU TIỂU LUẬN........................................................................................................
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới.......................................................................................
1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.......................................................................................
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Ở TP. HỒ CHÍ MINH...................................................................................................................
1. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh.................................................................................
2. Định nghĩa về môi trường......................................................................................................
3. Ô nhiễm môi trường là gì?.....................................................................................................
4. Vai trò của tài nguyên nước...................................................................................................
5. Các nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt................................................................................
6. Các hợp chất có trong nước thải............................................................................................
pH...........................................................................................................................................
DO (Oxy hòa tan )..................................................................................................................
COD (Nhu cầu oxy hóa học)..................................................................................................
BOD (Nhu cầu oxy hóa).........................................................................................................
Amoniac (NH4+)....................................................................................................................
Coliform.................................................................................................................................
CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC.................................
3.1 Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước hiện nay..................................................
3.1.1 Nguyên nhân do tự nhiên..............................................................................................
3.1.2 Nguyên nhân do con người..........................................................................................
3.1.3 Ô nhiễm nguồn nước do quá trình tăng dân số.............................................................
3.1.4 Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt..........................................................
3.1.5 Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế............................................................................
3.1.6 Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp..............................................................................
CHƯƠNG 4. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC............................................
4.1 Đới với con người................................................................................................................
4.2 Đối với sinh vật....................................................................................................................
4.3 Đối với cảnh quan thiên nhiên.............................................................................................
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIÚP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC Ở TP. HỒ CHÍ MINH.......................................................................................................
5.1 Trách nhiệm đảm bảo thực hiện việc bảo vệ môi trường.....................................................
5.2 Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước................................................................
a. Bộ tài nguyên và môi trường..............................................................................................
b. Các cấp địa phương............................................................................................................
5.3 Tăng cường công tác kiểm tra..............................................................................................
5.4 Đẩy mạng công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường........
5.5 Xây dựng các điểm thu gom, tập kết rác nâng cấp hệ thống xử lý nước thải.....................
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ & SẢN PHẨM...................................................................................
PHIẾU THẢO SÁT VỀ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở TP. HỒ CHÍ
MINH.............................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM THẢO..............................................................................................................
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời điểm hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia
tăng lên mức đáng báo động. Không những thế, thực trạng ô nhiễm môi trường ngày
càng lan rộng không những ở vùng nông thôn mà hiện nay chúng còn xuất hiện ở các
thành phố lớn. Phần lớn là do ý thức con người ngày càng đi xuống dẫn đến tình trạng
ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên.

1. Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận


Phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường của xã hội hiện nay. Thông qua bài nghiên
cứu nêu ra các nguyên nhân, tác hại của việc ô nhiễm môi trường gây ra, đồng thời
phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và đề ra các biện pháp nhằm khắc
phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam nói chung và ô nhiễm môi trường
nước ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: người dân đang sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh, đặc
biệt là những người dân sinh sống gần với khu vực có sông, rạch bị ô nhiễm.
Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian: từ năm 2020 đến năm 2022
Lĩnh vực nghiên cứu: Môi trường.

3. Phương pháp nghiên cứ


Trách nhiệm đảm bảo thực hiện việc bảo vệ môi trường: Bộ phận các cấp
lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương của thành phố cần phải quán triệt, thực hiện
nghiêm các Nghị quyết của đảng và các chính pháp luật Nhà nước ban hành xuống từ
địa phương về bảo vệ môi trường.
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước: Rà soát, sửa đổi, bổ sung
đề xuất lên Thủ tướng Chính Phủ để khắc phục được những điểm bất cập trong quá
trình triển khai chính sách và thực thi chính sách được hiệu quả hơn.
Tăng cường công tác kiểm tra: Cần tăng cường kiểm tra xử lý các hành vi gây
ô nhiễm môi trường nước đô đốc các cơ sở, doanh nghiệp thực hiện theo đúng qui
định nhà nước về bảo vệ môi trường nước để từ đó việc thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường nước diễn ra một cách hiệu hiệu quả hơn.
Đẩy mạng công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi
trường: Tăng cường giao lưu, trao đổi với người dân về hậu quả ô nhiễm môi trường
7
nước cũng như lợi ích môi trường nước đem lại cho con người từ đó nâng cao nhận
thức của người dân về việc bảo vệ môi trường nước.
Xây dựng các điểm thu gom, tập kết rác nâng cấp hệ thống xử lý nước thải:
Xây dựng điểm thu gom tập kết rác đúng nơi quy định. Đề xuất nâng cấp hệ thống xử
lý nước thải.
4. Ý nghĩa đề tài
Về mặt thực tiễn: Đề tài nghiên cứu này giúp cho cá nhân con người nhận thấy
được tầm quan trọng của môi trường nước đối với con người. Đồng thời cũng nhận
thấy được sự nghiêm trọng của việc ô nhiễm môi trường nước. Góp phần nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường nước của mỗi con người để tránh hậu quả do ô nhiễm môi
trường nước gây ra.

Về mặt khoa học: Giúp góp phần hoàn thiện các phương pháp khoa học để khắc
phục và bảo vệ môi trường nước, thông qua việc tìm ra các yếu tố gây suy giảm chất
lượng môi trường nước, để từ đó xây dựng bảo vệ môi trường nước được tốt hơn.

5. Giả thuyết nghiên cứu


Giả thuyết thứ 1: Nghiên cứu cho rằng tình hình ô nhiễm môi trường nước ở
Thành phố Hồ Chí Minh đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây do tăng
dân số và cùng với sự phát triển công nghiệp và việc quản lý môi trường chưa thực sự
được hiệu quả.

Giả thuyết thứ 2: Nghiên cứu cho rằng việc áp dụng các giải pháp xử lý ô
nhiễm môi trường nước sẽ giảm thiểu tác động của ô nhiễm đến sức khỏe con người
và động vật, bảo vệ nguồn tài nguyên nước sạch cho các hoạt động sản xuất và sinh
hoạt.

6. Câu hỏi nghiên cứu


Câu hỏi 1: Đề tài này góp phần vào việc làm giảm trình trạng ô nhiễm môi trường
nước ở Tp Hồ Chí Minh?

Câu hỏi 2: Tình hình ô nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hồ Chí Minh như thế
nào và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của người dân?

Câu hỏi 3: Các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước hiệu quả và bền vững cho
Thành phố Hồ Chí Minh là gì?

7. Thuyết minh đề cương


a. Giới thiệu đề tài

8
Ô nhiễm môi trường nước là một vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra ở nhiều nơi
trên thế giới, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh. Để giải
quyết vấn đề này, đề tài nghiên cứu tình hình và giải pháp khắc phục ô nhiễm môi
trường nước ở Thành phố Hồ Chí Minh được đưa ra.

b. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường nước tại Thành
phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại
Thành phố Hồ Chí Minh.

c. phương pháp nghiên cứu


Thu thập dữ liệu về tình hình ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Hồ Chí
Minh từ các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Phân tính, đánh giá, tổng hợp dữ liệu để có thể xác định mức độ ô nhiễm ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu các biện pháp giúp làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất các giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước.
d. Các kết quả dự kiến
Xác định được tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hồ Chí Minh

Đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Thành
phố Hồ Chí Minh để giảm thiểu các tác động xấu đến sức khỏe con người cũng như
cảnh quan đô thị và đảm bảo phát triển bền vững của thành phố.

Có thể đóng góp một số ý kiến và đề xuất giải pháp cho cho cơ quan ban ngành
để thực hiện các giải pháp đề xuất.

e. Đóng góp của đề tài


Đề tài nghiên cứu tình hình và giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đóng góp vào việc thực hiện nghiên cứu và đề xuất giải
pháp thực hiện giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nước và góp phần bảo vệ
môi trường cũng như sức khỏe người dân đồng thời đảm bảo tính phát triển bền vững
của thành phố.

9
8. Bố cục đề tài
Chia thành 5 chương như sau:
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU TIỂU LUẬN
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Ở TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
CHƯƠNG 4. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIÚP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC Ở TP. HỒ CHÍ MINH

9. Bảng tiến độ thực hiện công việc

Thời gian (từ… Các nôi dung thực


Sản phẩm Người thực hiện
đến…) năm 2023 hiện
-Xây dựng đề cương -Thuyết minh đề
1/6/ đến 4/6 Tác giả
nghiên cứu cương
-Tìm kiếm, thu thập dữ -Những bài báo cáo
liệu, bài báo cáo cũng trong và ngoài nước
như luận văn trong và có liên quan đến đề
tài ô nhiễm môi
5/6 đến 8/6 ngoài nước có liên quan Tác giả
trường nước ở Tp Hồ
về đề tài ô nhiễm môi Chí Minh.
trường nước ở TP Hồ
Chí Minh
-Thống kê, rà soát thẩm -Những bài báo cáo
định tài liệu, nôi dung cũng như những bài
đã thu thập có liên quan luận văn có độ đáng
đến đề tài và lược bỏ tin cậy cao liên quan
9/6 đến 11/6 những tài liệu, nôi dung đến đề tài ô nhiễm Tác giả
không liên quan, không môi trường nước ở
có độ chính xác cao về Tp Hồ Chí Minh.
đề tài.

-Phân tích tài liệu đã thu -Thu thập được


thập được có liên quan những nội dung và số
đến đề tài. liệu cụ thể qua từng
12/6 đến 16/6 năm có độ tin cậy cao Tác giả
và có thể sử dụng để
thực hiện đề tài của
tác giả.
-Viết bài báo cáo -Bài báo cáo tổng kết
nghiên cứu phương nghiên cứu khoa học
17/6 đến 22/6 pháp khoa học về thực về đề tài ô nhiễm môi Tác giả
hiện đề tài trường nước ở Tp Hồ
Chí Minh.

10
-Làm bài thuyết trình -Sản phẩm là
trình bày ngắn gọn về PowerPoint về đề tài
23/6 đến 27/6 đề tài lên thầy, cô. ô nhiễm môi trường Tác giả
nước ở Tp Hồ Chí
Minh.

11
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TIỂU LUẬN

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới


Khái niệm ô nhiễm môi trường ra đời từ những năm 1960 (britannica) khi các
nhà khoa học và nhà quản lý môi trường bắt đầu chú ý đến tình trạng ô nhiễm môi
trường và tác động của nó đến với con người và đến với môi trường tự nhiên.

Khái niệm ô nhiễm môi trường nước xuất hiện khá lâu trong lịch sử loài người,
tuy nhiên việc nhận thức được về tình trạng ô nhiễm môi trường nước và các tác động
của nó đến sức khỏe con người chỉ được quan tâm rộng rãi từ những năm 1960 đến
1970 ( HISTORY, 2009).

Haoran Yang, Li Lin và Xiaocang Xu, ( 2022). “Effects of Water Pollution on


Human Health and Disease Heterogeneity: A Review” Frontiersin.

Thomas Münzel, (2022). “Soil and water pollution and human health: what
should cardiologists worry about?” Academic.

Junjie Ge, Jun Bi, Shi Wang and Bing Zhang, (2023). “Water Enviorment
Managenment and Intergrated Governance Policies in China” Ide.

Armando Campos-Rodríguez, Walter M. Warren-Vega and Luis A. Romero-


Cano, (2023). “A Current Review of Water Pollutants in American Continent: Trends
and Perspectives in Detection, Health Risks, and Treatment Technologies” Paul B.
Tchounwou.

Mridul Dharwal, (2022). “Water pollution: Effects on health and environment of


Dala LGA, Nigeria” Science Direct.

1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam


Tại Việt Nam khái niệm ô nhiễm môi trường được hiểu là sự biến đổi tính chất
vật lý, sinh học, hóa học của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn
và kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự
nhiên được thể hiện ở khoản 2 Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2020
(72/2020/QH14, 2020) và nó được trở nên phổ biến rộng rãi cùng với sự phát triển của
nền kinh tế đã kéo theo những hệ lụy không tưởng về ô nhiễm môi trường.

Ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nghiên trọng
nhiều sông ngồi, kênh rạch chảy chảy trong trung tâm thành phố Hồ Chí Minh bị ô

12
nhiễm do ngập tràn rác thải, nước có màu đen và gây ra mùi hôi khó chịu và làm các
thực vật sống dưới nước chết. Hiện mỗi ngày có khoản 1,54 triệu m 3 nước thải đô thị
(Thành Nam, Quan Sơn, 2022). Trong đó có khoảng 90% nước chưa qua xử lý cùng
với hệ thống kênh, rạch tiêu thoát nước và nhà máy xử lý nước thải còn quá cũ và ít
nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải. Qua đó ta có thể thấy lượng nước
thải hằng ngày ở thành phố Hồ Chí Minh là quá lớn khó mà xử lý được. Chính vì thế
thành phố Hồ Chí Minh đang tiến hành triển khai biện pháp trong đó có việc thu phí
nước thải và đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống nhà máy xử lý nước thải để đáp
ứng nhu cầu xử lý nước thải hằng ngày.

Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh ông Phan Văn Mãi đã kí Quyết định số
3709/QĐ-UBND cùng với kế hoạch triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người dân
thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường kênh và rạch, vì Thành phố xanh, sạch
và thân thiện môi trường giai đoạn từ năm 2022-2025.

Trong lĩnh vực học thuật, bảo vệ môi trường nước đã có một số công trình đề cập như:

 Nguyễn Đình Hòe, “ Môi trường và Phát triển bền vững” trong Khoa
học, Công nghệ và Quản lý Môi trường Quốc gia. Nhà xuất bản Khoa
học và Công nghệ Hà Nội, 2000.
Công trình trên được chia thành sáu phần, tương ứng với sáu chủ đề nghiên
cứu. Trong phần đầu, tác giả trình bày "Giới thiệu các khái niệm cơ bản về môi
trường; các vấn đề môi trường trong toàn cầu và Việt Nam ngày nay".Những
phương nghiên cứu tác giả đã sử dụng trong bài là phương pháp nghiên cứu và
phân tích kết hợp với minh họa bằng biểu đồ và số liệu.Đã nghiên cứu những
lý luận cơ bản, các yếu tố cấu thành, nhân tố ảnh hưởng, phân tích các số liệu
cụ thể. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng nên tác giả chỉ cung cấp tổng
quan về số liệu tài nguyên và môi trường nước, chưa thực hiện các phân tích,
nghiên cứu sâu và toàn diện về vấn đề này.

 Đỗ Thị Hường, Luận án Tiến Sĩ “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi
trường nước ở Việt Nam hiện nay”. Hà Nội, 2020.

Công trình trên được chia thành 4 phần tương ứng với bốn nội dung được
nghiên cứu. Tác giả trình bày tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến
hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước, Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp
luật về bảo vệ môi trường nước, Thực trạng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi
trường nước ở Việt Nam hiện nay, Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật

13
về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay. Những biện pháp nghiên cứu
mà tác giả đã sử dụng trong bài là phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
cụ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu này vãn còn các hạn chế như hiên nay chúng ta đã
có một hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nước khá đồ sộ nhưng
thực tế các quy định này còn khá chung chung và chưa rõ ràng. Quy định về
phân định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong công tác bảo
vệ môi trường chưa rõ ràng. Và còn nhiều quy định của pháp luật chưa phù hợp
với thực tế hoặc chưa bao quát hết những vướng mắc hiện nay trong thực tiễn
gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc áp dụng pháp luật.

 Trần Anh Tuấn, Luận văn Thạc Sĩ xã hội học “Ý kiến của người dân
về hành vi ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh
Tiền Giang”. Hà Nội, 2018.

Công trình trên được chia thành 3 phần, tương ứng với ba nội dung
nghiên cứu. Tác giả trình bày về nội dung “Cơ sở lý luận đề tài; Thực trạng ô
nhiễm môi trường ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; Hiện biết, đánh giá và
thái độ của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường”. Những biện pháp nghiên
cứu mà tác giả đã sử dụng trong bài là phương pháp luận kết hợp với nghiên cứu
và phương pháp phân tích tài liệu. Đã cho thấy đây là đề tài nghiên cứu độc lập
trên địa bàn huyện nhằm đánh giá về cơ sở lý luận cũng như thực trạng, từ đó
đưa ra các giải pháp, phương hướng cụ thể để thực hiện có hiệu quả việc đánh
giá sự tác động tích cực của ý kiến người dân đối với điều chỉnh hành vi gây ô
nhiễm ô nhiễm môi trường, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo
vệ môi trường, cộng đồng, xây dựng trách nhiệm xã hội của người dân, doanh
nghiệp trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường môi trường

 Phạm Khánh Vinh, Luận văn tốt nghiệp “ Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi
trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi
trường của sinh viên khoa hóa, trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh” thành phố Hồ Chí Minh, 2013

Công trình được chia thành 7 phần tương ứng với 7 nội dung nghiên cứu. Tác
giả trình bày tổng quan về môi trường; môi trường thủy quyển; môi trường nước toàn
cầu; môi trường nước ở Việt Nam; môi trường nước ở Tp Hồ Chí Minh; thiết kế bài
trắc nghiệm về đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên về vấn đề môi trường (Đất,
nước và không khí); kết luận và đề xuất. Về phướng pháp nghiên cứu đề tài, tác giả sử
dụng phương pháp lịch sử tìm hiểu và thu thập dữ liệu thông qua các bài báo cáo,

14
công trình nghiên cứu, luận văn của các tác giả nghiên cứu, Phương pháp logic: Sử
dụng các luận điểm khoa học xem xét, nghiên cứu, khái quát, lý giải ô nhiễm nước,
môi trường nước. Từ đó đánh giá và rút ra kết luận, chỉ ra khuynh hướng gây ra ô
nhiễm môi trường nước. Đề tài này tác giả đã đề cập một cách tổng quát về hiện trạng
ô nhiễm môi trường nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam, Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng. Thu thập được những thông tin số liệu, báo cáo, hình ảnh, về tình
trạng ô nhiễm nước ở trên thế giới và ở Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, giúp
cho người xem có được cái nhìn tổng quát về tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đưa
ra các thông tin cơ bản về thực trạng ô nhiễm nước hiện nay để xây dựng giải pháp
thích hợp. Đã thiết kế hệ thống được bài kiểm tra trắc nghiệm để khảo sát kiến thức về
môi trường của sinh viên trường đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh, qua đó nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường của sinh viên. Điểm hạn chế của đề tài, do giới hạn về điều
kiện tìm kiếm thông tin (trên internet) nên chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu về thông tin,
số liệu cũng như hình ảnh cụ thể về tình trạng ô nhiễm môi trường nước cũng như
mức độ kiểm chứng tin cậy của nguồn thông tin, nên tác giả chỉ tìm được những số
liệu chưa qua công bố công khai, một số thông tin phải mua bản quyền nên khó tiếp
cận với những thông tin ấy.

15
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG NƯỚC Ở TP. HỒ CHÍ MINH

1. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích hơn 2.095 km 2, Có mật độ dân số 9.166.800
người. Thành phố được chia thành 19 quận và 5 huyện với 322 phường – xã và thị
trấn. Vị trí tiếp giáp:

 Phía bắc giáp tỉnh Bình Dương


 Phía tây bắc giáp tỉnh Tây Ninh
 Phía đông và đông bắc giáp tỉnh Đồng Nam
 Phía đông nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
 Phía tây và tây nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang

2. Định nghĩa về môi trường

“Môi trường là bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên” Theo Điều 1 Luật Bảo vệ Môi trường của
Việt Nam (72/2020/QH14, 2020). Được hiểu là môi trường là nơi con người sinh
sống, môi trường có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển cũng như hoạt động đời
sống, sản xuất của con người.

Dựa theo chức năng mà ta chia làm hai loại môi trường:

Môi trường tự nhiên: Dùng để chỉ các yếu tố tồn tại ngoài ý muốn của con
người, không trực tiếp chịu tác động từ con người, cũng có ít nhiều tác động nhỏ
(Dương, 2022). Môi trường tự nhiên chính là nơi để tất cả chúng ta có thể hít thở khí
oxi, xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi và khai thác tài nguyên để làm nguyên vật
liệu sản xuất ra các nhu yếu phẩm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của con người, cung
cấp cho ta cảnh vật đẹp để cuộc sống trở nên phong phú hơn.

Môi trường xã hội: Dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người với con người.
Môi trường xã hội đóng vai trò kết nối để tạo nên sức mạnh tập thể, làm nên sự khác
biệt giữa con người với quần thể động vật, giúp hình thành một khuôn khổ nhất định
về đạo đức và ý thức cho con người (quangnamcdc, 2020). Có thể hiểu đó là những
luật lệ, quy định, thể chế,… Ví dụ như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia,
tổ chức đoàn thể, nhóm. Môi trường xã hội định hướng hoạt động con người một qui

16
định, một khuôn khổ, thể chế nhằm tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát
triển đất nước hoặc quốc gia.

Môi trường nhân tạo: Ngoài hai môi trường kể trên ta còn có thêm môi trường
nhân tạo, môi trường nhân tạo là những thứ do con người tạo ra để làm cho cuộc sống
con người trở nên đầy đủ và tiên nghi hơn như xe máy, oto, máy bay, nhà ở, khu mua
sắm, công viên rừng nhiệt đới, sở thú…

Tóm lại môi trường theo nghĩa rộng bao gồm yếu tố tự nhiên và xã hội đó chính là
những nhu cầu thiết cho sinh hoạt, sản xuất và giao tiếp của con người cũng như tài
nguyên thiên nhiên, đất, nước, không khí ánh sáng, cảnh vật và những mối quan hệ xã
hội.

3. Ô nhiễm môi trường là gì?


Tại Việt Nam khái niệm ô nhiễm môi trường được hiểu là sự biến đổi tính chất
vật lý, sinh học, hóa học của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn
và kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự
nhiên được thể hiện ở khoản 2 Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2020
(72/2020/QH14, 2020). Các dạng của ô nhiễm môi trường gồm có ô nhiễm không khí,
ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất,…

4. Vai trò của tài nguyên nước


Tài nguyên nước là thành phần môi trường gắn liền với sự tồn tại, phát triển mọi
sự sống trên địa cầu. Nước có vai trò to lớn đối với đời sống con người. Trong cuộc
sống hằng ngày, con người khai thác, sử dụng và có tác động to lớn tới tài nguyên
nước. tuy nhiên, hiện trạng tài nguyên nước đang ngày một xấu đi, trước tình hình đó
đặt ra yêu cầu phải bảo vệ tài nguyên nước. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về khái niệm
tài nguyên nước, vai trò cũng như hiện trạng sử dụng tài nguyên nước ngày nay.

5. Các nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt


Nguồn nước ngầm: Nước ngầm tạo thành bởi nước mưa rơi trên mặt đất, thấm
qua các lớp đất, được lọc sạch à giữ lại trong các lớp đất chứa nước, giữa các lớp cản
nước. Lớp đất giữ nước thường là cát, sỏi, cuội hoặc lẫn lộn các thứ trên với các cỡ
hạt và thành phần khác nhau. Lớp đất cản nước thường là đất sét, đất thịt v.v… Ngoài
ra nước ngầm có thể còn do nước thấm từ đáy, thành sông hoặc hồ tạo ra.
Đôi khi nước ngầm còn gọi là nước mạch từ các sườn núi hoặc thung lũng chảy
lộ thiên ra ngoài mặt đất đó là do các kẽ nứt thông với các lớp đất chứa nước gây ra.
Nước ngầm có ưu điểm là rất trong sạch (hàm lượng cặn chỏ, ít vi trùng…), xử lý đơn
giản nên giá thành rẻ có thể xây dựng phân tán nên đường kính ống nhỏ và đảm bảo
17
an toàn cấp nước. Nhược điểm của nó là thăm dò lâu, khó khan, đôi khi chứa nhiều săt
và bị nhiễm mặn nhất là các vùng ven biển, khi đó việc xử lý tương đối khó khăn và
phức tạp (Hạnh, 2023).
Nguồn nước mặt: Nước mặt chủ yếu cũng do nước mưa cung cấp, ngoài ra có
thể là do tuyết tan trên các triền núi cao ở thượng nguồn chảy xuống. Nước mặt có thê
chia ra các loại sau đây:
Nước sông: là loại nước mặt chủ yếu để cung cấp nước. Nước sông có lưu
lượng lớn, dễ khai thác, độ cứng và hàm lượng sắt nhỏ. Tuy nhiên, nó thường có hàm
lượng cặn cao, độ nhiễm bẩn về vi trùng lớn nên giá thành xử lý thường đắt. Nước
sông có sự thay đổi lớn theo mùa về độ đục, lưu lượng, mức nước và nhiệt độ
Nước suối: mùa khô rất trong, lưu lượng nhỏ, mùa lũ lưu lượng lớn, nước đục,
có nhiều cát soi, mức nước lên xuống đột biến
Nước hồ, đầm: tương đối trong, trừ ở ven hồ đục hơn do bị ảnh hưởng của
sóng. Nước hồ, đầm thường có độ màu cao do ảnh hưởng của rong rêu và các thủy
sinh vật, nó thường bị nhiễm bẩn, nhiễm trùng nếu không được bảo vệ cẩn thận.
Nguồn nước mặt ở nước ta khá phong phú vì nước ta mưa nhiều và mạng lưới
sông, suối phân bố khắp noi. Nó là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các đô thị,
nhất là cho các khu công nghiệp lớn (Hạnh).
6. Các hợp chất có trong nước thải
pH
Hàm lượng ion H+ là một chỉ tiêu quan trọng trong nước và nước thải. Đây là
một yếu tố rất quan trọng trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học
và phương pháp sinh học. Giống như nước, nước thải có thể được chia thành nước
trung tính, nước mang tính axit hoặc kiềm phụ thuộc vào độ pH của dòng thải:

pH = 7: dòng thải trung tính

pH > 7: dòng thải mang tính kiềm

pH < 7: dòng thải mang tính axit

Trong đó dòng thải công nghiệp thường có pH > 5 hoặc pH < 10. Thông thường,
trước khi xử lý nước thải, người ta thường dùng các loại hóa chất xử lý nước để điều
chỉnh pH về mức ổn định, thuận lợi cho các bước xử lý kế tiếp.

18
DO (Oxy hòa tan )
Oxy hòa tan trong nước cần thiết cho quá trình hô hấp của các sinh vật dưới
nước hô hấp và tự làm sạch của nước. Oxy hòa tan được tạo ra bởi quá trình hòa tan
của oxy khí quyển vào nước và nhờ quá trình quang hợp của tảo và các loài thực vật
thủy sinh (Vũ Hoàng , 2023). Nồng độ DO phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ,
áp suất khí quyển, tốc độ dòng chảy và đặc biệt là sự có mặt của các chất hữu cơ và vi
sinh vật. Khi DO thấp, các loài thủy sinh giảm hoạt động hoặc chết. Do vậy, DO là
một chỉ số quan trọng để đánh giá độ ô nhiễm của nước.
Trên thực tế, độ oxy hòa tan có ảnh hưởng nhiều đến đặc tính của nước thải. Nếu
dòng nước thải có DO quá thấp thường có mùi hôi thối, và sẫm mầu (thường có màu
đen).

COD (Nhu cầu oxy hóa học)


COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa tất cả các chất hữu cơ và tạo thành CO2
và H2O. COD phản ánh đầy đủ tổng lượng chất hữu cơ bao gồm các chất hữu cơ chưa
bị oxy hóa và chất hữu cơ đang phân hủy tham gia vào quá trình hình thành tế bào
mới (Thúy, 2019).
COD thường được sử dụng trong việc đánh giá chất lượng các nguồn nước như
nước sinh hoạt, nước thải và nước mặt. Hàm lượng COD quá cao phản ánh mức độ
nghiêm trọng của ô nhiễm.

BOD (Nhu cầu oxy hóa)


BOD là hàm lượng oxy cần thiết để vi sinh vật cần để tiêu thụ và oxy hóa các
chất hữu cơ trong điều kiện thích hợp về thời gian và nhiệt độ thích hợp. Hàm lượng
BOD là chỉ tiêu chí đánh giá quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ và phản ánh
mức độ ô nhiễm của nguồn nước (BOD càng cao thì mức độ ô nhiễm càng cao và
ngược lại) (Thúy, 2019).

Amoniac (NH4+)
Amoniac thường có nhiều trong nước thải chế biến sửa, thực phẩm, hóa chất và
nước thải từ các hộ dân cư, nếu hàm lượng NH4+ vượt quá ngưỡng qui định cho phép
thì sẽ dễ gây độc cho sinh vật.
Coliform
Đây là nhóm vi khuẩn gồm Coliform, Fecal coliform, Fecal streptococcim,…
Chúng mang nhiều mầm bệnh truyền nhiễm, chúng có mặt ở khắp mọi nơi và lây
truyền qua đường tiêu hóa. Thức ăn và đặc biệt qua nước sử dụng trực tiếp hằng ngày.

19
CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

3.1 Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước hiện nay

3.1.1 Nguyên nhân do tự nhiên

Bất cứ hiện tượng nào làm suy giảm chất lượng nguồn nước đều xem là nguyên
nhân ô nhiễm nguồn nước. ô nhiễm nước do lũ lụt, gió bão, mưa,... Hoặc do các hoạt
động sống của sinh vật, xác chết của chúng. Sinh vật cây cối chết đi, chúng sẽ bị vi
sinh vật phân hủy thành chất hưu cơ. Một phần sẽ ngấm vào đất, ăn sâu vào nguồn
nước ngầm làm ô nhiễm. Lũ lụt có thể làm cho nước mất đi sự trong sạch khuấy
động chất dơ có trong hệ thống cống rãnh, đem theo nhiều chất thải độc hại từ nơi
đổ rác, cuốn theo các loại hóa chất độc hại. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hóa chất
sử dụng trong công nghiệp hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Mà công
nhân khu dọn lân cận ở các công trường bị lũ lụt có thể bị tác hại bởi nước bị ô nhiễm
hóa chất.

Ô nhiễm nguồn nước do các yếu tố tự nhiên có thể kể đến như (núi lủa, lũ lụt,
xói mòn,…). Có thể làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng, nhưng không phải là nguyên
nhân chính gây ra suy giảm chất lượng môi trường nước. Bên cạnh đó xác chết động
vật,sinh vật, lá cây,...cũng bị phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng
đất, rồi sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa
vào dòng lớn. Lũ lụt có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ
trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ bãi rác thải và cuốn
theo các loại hoá chất độc hại. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong
nông nghiệp.

3.1.2 Nguyên nhân do con người


3.1.3 Ô nhiễm nguồn nước do quá trình tăng dân số
Bùng nổ dân số trở thành nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước. Đặc biệt
ở Thành phố Hồ Chí Minh có dân số hơn 9 triệu dân sinh sống và làm việc ở 19 quận
và 5 huyện. Trong khi đó Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích hiện tại 2.061 Km 2
(trinamda , 2023). Qua đó cho thấy diện tích Thành phố Hồ Chí Minh quá nhỏ so với
mực độ dân số như hiện nay.

3.1.4 Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt

Hiện nay, mỗi ngày hệ thống kênh, rạch cũng như sông ngồi trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh phải hứng chịu 40 tấn rác và 70.000m 3 nước thải từ các hoạt động
sản xuất và sinh hoạt của người dân chưa qua xử lý thải trực tiếp xuống
20
(moitruonghopnhat, 2022). Rác thải có sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến cả nguồn nước
mặt và nước ngầm, rác do người dân đổ trực tiếp xuống hoặc bị cuốn trôi theo nước
mưa xuống ao, hồ, cống rãnh… Lượng rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực
tiếp đến chất lượng nước mặt hoặc nước ngầm, nó làm cho nguồn nước ở đó bị ô
nhiễm, chuyển sang màu đen và có mùi hôi khó chịu không những thế nó còn làm cho
các thực dưới dưới không thể sống và phát triển được, làm mất mỹ quan đô thị.

3.1.5 Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế


Phần lớn nước thải trong bệnh viện là từ các khu vệ sinh, khu rửa dụng cụ,
nước thải phẫu thuật, điểu trị, khám, chữa bệnh, xét nghiệm, giặt giũ, vệ sinh của
người bệnh, nhân viên y tế,… Ngoài ra, tuy chiếm một phần nhỏ nhưng hoạt động
chụp X- quang, chất phóng xạ lỏng và mẫu bệnh phẩm là loại nước thải nguy hiểm
chứa nhiều chất độc hại với hàm lượng cao, kháng sinh và vi khuẩn gây bệnh cao.
Nếu không được xử lý triệt để khi thải ra môi trường sẽ dẫn đến mất cân bằng hệ
sinh thái nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, gây nguy cơ
ô nhiễm, lây lan dịch bệnh cho cộng đồng.

Theo thống kê của Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Tp. Hồ Chí Minh
(Citenco) trong 6 tháng đầu năm 2022, có khoảng 30 đến 40 tấn chất thải y tế độc hại
từ các bệnh viện trong đó chiếm 90% rác thải ý tế nguy hại, 10% là chất thải y tế phát
sinh do dịch bệnh Covid 19) (Tùng, 2022).

3.1.6 Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp


Tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được thành
lập nhiều hơn. Do đó lượng rác thải do các hoạt động sản xuất trong công nghiệp ngày
càng tăng và chưa được xử lý triệt để thải trức tiếp ra ngoài môi trường hay các con
sông, kênh rạch gây ảnh hướng đến môi trường nước, bên cạnh đó một phần do lỗi
của của bộ phận cơ quan ban ngành thiếu sự kiểm tra và rà soát những cơ sở hoạt
động xả thải trên địa bàn nên dẫn đến tình trạng xả thải như trên. Đặc biệt các nhà
máy sản xuất thuộc về hóa chất, phân bón, khai thác và chế biến khoáng sản và chế
biến lương thực thực phẩm,… là những đơn vị sản xuất có lượng chất thải rất lớn và
chứa nhiều độc hại như: chất rắn lửng, chất axit, chất hữu cơ, kim loại năng, kiềm, các
hợp chất hóa học Phenol được Clo hóa,… Đặc biệt chúng càng nguy hiểm hơn khu
nguồn nước này được xả thải trực tiếp vào sông, hồ, kênh rạch.

21
CHƯƠNG 4. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
4.1 Đới với con người
Ô nhiễm nước làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người, việc tiếp xúc
trực tiếp với nước hằng ngày làm cho con người dễ mắc bệnh cấp và mãn tính như
bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy…, hơn thế nữa con người có thể mặc những
bệnh như viêm da nặng hơn thì bị ung thư.
Ô nhiễm nước làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người, nước bị ô
nhiễm có thể chứa đựng các chất độc hại như kim loại nặng, hóa chất độc hại, vi
khuẩn và virus gây bệnh. Việc sử dụng nước ô nhiễm có thể gây ra các bệnh như tiêu
chảy, đau bụng, đau đầu, dị ứng, ung thư, và các bệnh về tim mạch và thần kinh.

4.2 Đối với sinh vật


Việc xả chất thải chưa qua xử lý xuống ao, hồ, kênh rạch làm cho môi trường
sống của các sinh vật bị ô nhiễm nghiên trọng dẫn đến các sinh vật sống dưới nước
chết dần vì môi trường sống bị ảnh hưởng trực tiếp. Các hóa chất độc hại và vi khuẩn
tồn tại trong nước khiến cho các sinh thực vật chết dần chết mòn và làm mất cân bằng
hệ sinh thái dưới nước. Hiện nay có rất nhiều cá tự nhiên trên kênh Nhiêu Lộc - Thị
Nghè, Tân Hóa - Lò chết và số lượng có thể lên đến hàng tấn (Phong, 2021).

4.3 Đối với cảnh quan thiên nhiên


Việc xả nước thải chưa qua xử lý và người dân tự ý đổ rác xuống các sông, hồ,
kênh rạch ở Thành phố Hồ Chí Minh đã làm cho các kênh rạch ở đây bị ô nhiễm trầm
trọng không những thế nó còn có mùi hôi rất khó chịu và gây mất mỹ quan đô thị từ
đó sẽ mất đi hình ảnh đẹp trong mắt khách du lịch từ các nước khác đến du lịch ở
Thành phố Hồ Chí Minh.

22
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIÚP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔI
TRƯỜNG NƯỚC Ở TP. HỒ CHÍ MINH

5.1 Trách nhiệm đảm bảo thực hiện việc bảo vệ môi trường
Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước
chú trọng quan tâm và chỉ đạo, nó được xem là một trong ba trụ cột phát triển bền
vững. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang tiếp tục gia tăng, xảy ra
nhiều sự cố ô nhiễm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt hằng
ngày của người dân (25/CT-TTg, 2016). Nguyên nhân là do nhận thức và ý thức trách
nhiệm của người dân và một số bộ phận doanh nghiệp sản xuất nhỏ lẽ trên địa bàn
tỉnh chạy theo lợi ích kinh tế mà bỏ qua việc bảo vệ môi trường. Chính vì thế bộ phận
các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương của thành phố cần phải quán triệt,
thực hiện nghiêm các Nghị quyết của đảng và các chính pháp luật Nhà nước ban hành
xuống từ địa phương về bảo vệ môi trường. Không cho phép đầu tư các hình thức sản
xuất và trang thiết bị công nghê lạc hậu không đảm bảo việc bảo vệ môi trường.
Các Bộ, Ngành, các cấp địa phương phải hợp đồng bộ chặt chẽ trong công tác
bảo vệ môi trường từ khâu phê duyệt, kiểm định đến lúc triển khai thực hiện dự án.
Chủ đầu tư, cơ quan quyết định, phê duyệt đầu tư, thẩm định công nghệ sản xuất, phê
duyệt báo đánh giá tác động mội trường phải chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường
của dự án. Chủ tịch Uỷ bản nhân dân các cấp chịu trách nhiệm hoàn toàn về các vấn
đề có liên quan đến môi trường trên địa bàn. Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra,
hướng dẫn, theo dõi, chỉ đạo việc thực pháp luật về bảo vệ môi trường của các Bộ,
ngành, địa phương.
5.2 Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước
a. Bộ tài nguyên và môi trường
Rà soát, sửa đổi bổ sung trình Thủ tướng, Chính phủ các quy định chi tiết về thi
hành luật Bảo vệ môi trường, khắc phục những điểm bất cập trong quá trình thực thi
chính sách, nhất là các công cụ cũng như biện pháp quản lý nhà nước, biện pháp giảm
sát và kiểm soát các hoạt động xử và xả thải của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thường xuyên cập nhật điều chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật môi trường phù hợp với
điều kiện thực tế trong và ngoài nước (Hiển, 2016).

b. Các cấp địa phương


Bộ, ngành, các cấp địa phương tập trung rà soát, đề xuất sửa đổi hoặc bổ sung
các quy định về bảo vệ môi trường theo hướng ngăn chặn các doanh nghiệp sản xuất

23
có mô hình và trang thiết bị sản xuất lạc hậu có nguy cơ gây ô nhiễm không đảm bảo
các tiêu chí về bảo vệ môi trường (Mai, 2022).

5.3 Tăng cường công tác kiểm tra

Cần tăng cường cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có
hành vị chây ỳ, chậm trễ trong việc thực hiện theo đúng ý kiến kết quả xử lý ô nhiễm
triệt để các cơ sở gây ô nhiễm của Công văn số 647/VPCP-NN (Thuyết, 2022). Để từ
đó xử lý thật mạnh tay các công ty, nhà máy sản xuất chưa xử lý chất thải mà đã thải
ra ngoài môi trường. có thể thực hiện tước giấy phép sản xuất doanh nghiệp và tiến
hành kiểm tra thẩm định và đền bù thiệc hại do công ty đó gây ra và trả lại hiện trạng
lúc ban đầu của nó.

5.4 Đẩy mạng công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi
trường

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về bảo vệ môi trường nước là
việc rất quan trọng để nâng cao nhận thức và ý thức của người dân về vấn đề môi
trường nước, từ đó đưa giúp cho người dân thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường
nước một cách có hiệu quả hơn.
Để thực hiện công tác này ta cần có các biện pháp sau:
 Xây dựng các chương trình tuyên truyền, thông tin về tình trạng môi trường
nước và những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, hậu quả của ô
nhiễm nước đối với sức khỏe của con người và đời sống sản xuất, sinh hoạt của
người dân.
 Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo chí,
internet, chẳng hạn như phương tiện truyền thông đại chúng nổi tiếng hiện nay
được nhiều người sử dụng đó la Facebook và TikTok. Khi ta khai thác từ hai
ứng dụng mạng xã hội này chúng ta sẽ tiếp cận nhiều hơn với mọi người nhất
là các bạn trẻ. Và từ đó truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường, nâng cao nhận
thức bảo vệ môi trường nói chung nước nói riêng đến các thế hệ trẻ.
 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, những buổi hội thảo và giao lưu để giáp
đáp thắc mắc và thảo gỡ những khó khắc có liên quan đến việc bảo vệ mô
trường nước
 Kết hợp giữa các tổ chức cơ quan và địa phường, trường học, cộng đồng để
thực hiện các hoạt dộng tuyên truyền có một các có hiệu quả nhất.
 Đưa ra các giải pháp, hướng dân cụ thể để người dân có thể thực hiện hành
động bảo vệ môi trường nước một cách đúng đắng và có hiệu quả.

24
Bên cạnh đó cần đưa vấn đề này vào bộ môn giảng dạy ở trường lớp. Qua
đó học sinh có thể trao đổi với nhau để nhận thức rõ ảnh hưởng, tác động tiêu
cực của sự ô nhiễm môi trường nước, và từ đó góp phần nâng cao ý thức, trách
nhiệm của con người trong việc bảo vệ và giữa gìn môi trường nước. Bên cạnh
đó Tuyên truyền cho người dân bảo vệ môi trường nước là một công việc không
chỉ có tác động tích cực đến môi trường nước mà còn giúp nâng cao nhận thức
và ý thức của người dân về moi trường và sức khỏe con người.
5.5 Xây dựng các điểm thu gom, tập kết rác nâng cấp hệ thống xử lý nước thải
Xây dựng các điểm thu gom, tập kết rác thải và nâng cấp hệ thống xử lý nước
thải là một trong những giải pháp quan trọng để cái thiện môi trường sống và bảo vệ
sức khở khỏe cộng đồng. Để thực hiện công tác này , chúng ta có thể áp dụng các biện
pháp như sau:
 Xây dựng hệ thống thu gom rác, tập kết rác thải tại các khu vực đông dân cư,
khu công nghiệp, khu vực bệnh viện, khu vực thương mại và bệnh viện, các tòa
chung cưng, khu phố.
 Nâng cấp hệ thông xử lý nước thải của các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, các
tòa nhà chung cư để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
 Tăng cường giám sát và kiểm soát việc xử lý rác thải và nước thải ở các khu
vực nên trên, đảm bảo an toàn cho môi trường sống cũng như sức khỏe người
dân.
 Đào tạo và nâng cao năng lực cho các bộ quản lý môi trường về các phương
pháp xử lý rác thải và nước thải an toàn, hiệu quả.
 Hợp tác với các đối tác, các tổ chức các cơ quan chức năng để huy động nguồn
lực và kinh phí để triển khai các dự án xây dựng và nâng cấp hệ thống thu gom
và tập kết rác và xử lý nước thải.

25
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ & SẢN PHẨM
Kết luận

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề
nghiêm trọng. Nguồn nước bị ô nhiễm đặc biệt là các sông hồ, kênh rạch, hệ thống
đường thoát nước, khiến cho nước không đảm bảo được chất lượng sử dụng cho mục
đích sinh hoạt và công nghệp. Điều này gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe
con người, đời sống con người, động thực vật sống dưới nước, gây thiệt hại kinh tế,
môi trường và tình trạng này này ngày càng gia tăng. Đề tài này sẽ giúp xác định được
tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Hồ Chí Minh. Để từ đó đề xuất các
giải pháp khắc phục phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn thành phố.

Kiến nghị

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Hồ Chí Minh, chúng
ta cần có các giải pháp khắc phục hiệu quả. Đầu tiên, cần tăng cường công việc quản
lý và giám sát công việc xử lý và xả thải nguồn nước đặc biệt là ở các con sông, hồ,
kênh rạch. Đồng thời, cần tnawg cường giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng
người dân về tác hại của ô nhiễm môi trường nước gây và cách bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, cần tăng cường sự tham gia các tổ chức, các cá nhân trong việc đóng
góp vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước. Các tổ chức, doanh nghiệp
cần phải nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường, đồng thời ủng hộ các chính sách và
các hoạt động của chính quyền, địa phương về việc bảo vệ môi trường.

Cuối cùng, cần đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng các công nghệ tiên tiến trong
việc xử lý nước thải và các chất gây ô nhiễm khác. Đây được xem là một trong những
giải pháp vô cùng quan trọng để giảm thiểu tính trạng ô nhiễm môi trường nước, bên
cạnh đó cần phải có khung pháp luật, hình phạt thật nặng đối với các hành vi gây ô
nhiễm môi trường nước.

Sản phẩm

Sau khi hoàn thành đề tài, đề tài này sẽ được dùng làm thông tin số liệu phục vụ
cho hoạt động giảng dạy học tập bên cạnh đó còn đề tài này sẽ được xem là thông tin,
nội dung có liên quan đến việc ô nhiễm môi trường nước cho các nhà nghiên cứu sau
dùng để làm thông tin cho các hoạt động nghiên cứu về ô nhiễm môi trường nước.

26
PHIẾU THẢO SÁT VỀ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Ở TP. HỒ CHÍ MINH

Phần 1: Thông tin bản thân


Họ và tên: .............................................................................................. Nam/Nữ
Ngày tháng năm sinh:..............................................................................................
Số điện thoại:..........................................................................................................
Nghề nghiệp:...........................................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................
Phần 2: Thông tin cần thảo sát
Câu 1: Bạn có quan tâm đến ô tình trạng ô nhiễm môi trường nước không?
A. Có B. Không
Câu 2: Bạn có thấy môi trường nước ở xung quanh bạn có bị ô nhiễm không?
A. Có B. Không
Câu 3: (Nếu có) thì nó có ô nhiễm ở mức nào?
A. Nặng B. Nhẹ C. Không đáng kể
Câu 4: Vấn đề ô nhiễm môi trường nước có làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt
hằng ngày của bạn không?
A. Có B. Không
Câu 5: Theo bạn nguyên nhân gây ô nhiễm là do đâu?
A. Do hoạt động công nghiệp
B. Do rác thải sinh hoạt
C. Do hoạt động nông nghiệp
D. Tất cả các ý trên
Câu 6: Các cơ quan thanh tra các cấp có thường xuyên kiểm tra xử phạt các hành vi
gây ô nhiễm môi trường nước không?
A. Có B. Không
Câu 7: Các chính quyền địa phương có thường hay giao lưu tuyên truyền người dân
bảo vệ môi trường không?
A. Có B. Không

27
Câu 8: Các cấp chính quyền địa phương có đề ra các phương án bảo vệ môi trường
không?
A. Có B. Không
Câu 9: Các cấp chính quyền ở địa phương bạn đã có những biện pháp nào giúp giảm
tình trạng ô nhiễm môi trường nước chưa?
A. Chưa có B. Đã có
Câu 10: (Theo bạn) các phương án đó có hiện đang được thực một cách có hiệu quả
hay chưa?
A. Bình thường C. Trung bình D. Tốt
Câu 11: Ngoài ra, bạn có muốn đề xuất giải pháp nào để góp phần làm giảm tình
trạng môi trường nước không?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Người nhận đơn thảo sát Chữ kí người làm thảo sát
Bảo A
Nguyễn Nhựt Bảo Nguyễn Văn A

TÀI LIỆU THAM THẢO

28
HISTORY. (2009, 11 6). HISTORY. Retrieved from https://www.history.com/:
https://www.history.com/topics/natural-disasters-and-environment/water-and-air-
pollution
25/CT-TTg. (2016, 8 31). VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CẤP BÁCH VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG. hà nội .
72/2020/QH14. (2020). BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. Hà Nội.
72/2020/QH14. (2020, 11 17). LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
britannica. (n.d.). britannica. Retrieved from britannica.com:
https://michiganintheworld.history.lsa.umich.edu/environmentalism/exhibits/show/
main_exhibit/origins/-environmental-crisis--in-the-
Dương, N. V. (2022, 10 16). Luât Dương Gia. Retrieved from https://luatduonggia.vn/:
https://luatduonggia.vn/moi-truong-tu-nhien-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-moi-
truong-tu-nhien/
Hạnh, H. (2023). Thư viện tài liệu . Retrieved from thuvientailieu.vn.
Hạnh, H. (2023). Thư viện tài liệu . Retrieved from thuvientailieu.vn.
Hiển, T. B. (2016). Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường để bảo đảm phát triển bền
vững . Tạp chí cộng sản .
Mai, N. (2022). Hoàn thiện quy định pháp luật bảo vệ môi trường. Bộ tài nguyên và môi
trường.
moitruonghopnhat. (2022, 7 7). moitruonghopnhat. Retrieved from moitruonghopnhat.com:
https://moitruonghopnhat.com/thuc-trang-tinh-hinh-o-nhiem-nuoc-o-tphcm-hien-nay-
2400.html
Phong, L. (2021). TP HCM: Cá chết hàng loạt đến bao giờ? Người Lao Động. Retrieved from
https://nld.com.vn/ban-doc/ca-chet-hang-loat-den-bao-gio-20210405215623463.htm
quangnamcdc. (2020, 7 21). Quảng Nam CDC. Retrieved from quangnamcdc.gov.vn:
https://quangnamcdc.gov.vn/index.php/giao-duc-suc-khoe/moi-truong/m%C3%B4i-tr
%C6%B0%E1%BB%9Dng-l%C3%A0-g%C3%AC-ph%E1%BA%A3i-l%C3%A0m-
g%C3%AC-%C4%91%E1%BB%83-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-m
%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng#:~:text=M%C3%B4i%20tr
%C6%B0%E1%BB%9Dng%20x%C3%
Tùng, T. (2022). TP.HCM: Tồn tại nhiều bấp cập trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất
thải y tế. Kinh tế môi trường. Retrieved from https://kinhtemoitruong.vn/tp-hcm-ton-
tai-nhieu-bap-cap-trong-viec-thu-gom-van-chuyen-xu-ly-chat-thai-y-te-69147.html
Thành Nam, Quan Sơn. (2022). Rốt ráo xử lý nước thải đô thị. Nhân Dân. Retrieved from
https://nhandan.vn/rot-rao-xu-ly-nuoc-thai-do-thi-post694826.html
Thúy, P. (2019). Tổng hợp các chất có trong nước thải .

29
Thuyết, Đ. (2022). Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường. Tạp chí thanh tra Việt Nam.
trinamda . (2023, 1 7). trinamda . Retrieved from trinamda .edu.vn:
https://trinamda.edu.vn/dan-so-tphcm-theo-do-tuoi/
Vũ Hoàng . (2023). Đặc tính cơ bản của nước thải.

30

You might also like