You are on page 1of 25

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC GIA


ĐÌNH ĐẾN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ
EM

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Lớp học phần: DHVC15


Mã học phần: 420300319828
Tên nhóm: Nhóm 9

GVHD: PGS.TS Trần Nguyễn Minh Ân


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC GIA


ĐÌNH ĐẾN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ EM

Môn: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học


Lớp học phần: DHVC15
Mã học phần: 420300319828
Tên nhóm: Nhóm 9

STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN

1 Lê Minh Hy 20057201

2 Nguyễn Lê Thanh Bình 20034751

3 Nguyễn Thị Thanh Thúy 20124031

4 Nguyễn Vân Anh 20066241

5 Võ Trọng Đức 20061541


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
TỔ GIÁO DỤC HỌC

BẢN CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA


(ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU)
Học kỳ II năm học 2022 - 2023
Lớp: DHVC15 Nhóm: 9

Đề tài: Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến phát triển tâm lý của trẻ em

Điểm tiểu luận nhóm

CL
Os Nội dung Nhận xét Điểm
CL Lý dó chọn đề
0,50
2 tài
Mục tiêu
0,50
nghiên cứu
Câu hỏi nghiên
Phần 0,25
cứu
mở đầu
Đối tượng/
phạm vi nghiên 0,25
(2)
cứu
Ý nghĩa khoa
0,25
học
Ý nghĩa thực
0,25
tiễn
Tổng Dàn ý 0,25
quan
tài liệu Nội dung 1,25
(1.5)
Phươ Thiết kế nghiên
0,25
ng cứu
pháp Phương pháp 0,50
nghiên nghiên cứu
Chọn mẫu 1,00

cứu Bảng khảo sát 0,75


(3)
Diễn đạt/
Hình 0,25
Chính tả
thức
Hình thức trình
(0.5) 0,25
bày
Trích đoạn 0,75
Ghi nguồn đầy
Tríc đủ cho các trích 0,25
h dẫn dẫn trong bài
và tài Trình bày trích
CL 0,25
liệu dẫn trong bài
4
tham Số lượng/ chất
khảo lượng tài liệu 0,25
(2) tham khảo
Trình bày danh
0,50
mục TLTK
Tổng điểm
8,50
(a)
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

Điểm
CL S Xếp Điểm quy
Họ và tên tổng kết
O TT loại đổi (b)
(a+b)
1 Lê Minh Hy /1.0
2 Nguyễn Lê Thanh Bình /1.0
CLO
3 Nguyễn Thị Thanh Thúy /1.0
4
4 Nguyễn Vân Anh /1.0
5 Võ Trọng Đức /1.0

GV chấm bài 1 GV chấm bài 2


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài/ tính cấp thiết của đề tài..............................................1
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................1
2.1 Mục đích chính.....................................................................................1
2.2 Mục đích cụ thể....................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................2
4.1 Đối tượng..............................................................................................2
4.2 Phạm vi nghiên cứu..............................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...............................................2
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................4
1. Các khái niệm.........................................................................................4
III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP...............................................................7
1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................7
2.Chọn mẫu................................................................................................7
3.Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................8
4.1 Quy trình thu thập dữ liệu....................................................................8
4.2 Xử lý dữ liệu.........................................................................................9
IV. CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN.............................................10
1. Cơ sở lí luận về ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới phát triển tam lý
trẻ em............................................................................................................10
2. Nội dung – phương pháp......................................................................10
3. Kết quả và thảo luận.............................................................................10
4. Đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề thuyết trình...........................10
5. Kết luận và kiến nghị............................................................................10
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI........................................................11
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................12
VII. PHỤ LỤC................................................................................................14
Phụ lục 1...................................................................................................14
Phụ lục 2...................................................................................................16
BIÊN BẢN HỌP..........................................................................................................16
Tác động của bạo hành gia đình đến phát....................................................................16
triển tâm lý của trẻ em..................................................................................................16
1. Thành phần tham dự:....................................................................................16
2. Nội dung cuộc họp:......................................................................................16
3. Biểu quyết (nếu có):.....................................................................................17
4. Kết luận cuộc họp.........................................................................................17
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BẠO HÀNH GIA ĐÌNH ĐẾN
SỰ PHÁT TRIỂN VỀ TÂM LÝ CON TRẺ

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài/ tính cấp thiết của đề tài


Từ xưa đến nay, bạo hành gia đình là vấn nạn khó khăn cấp thiết của nhân loại, ảnh
hưởng vô cùng tiêu cực và những sự việc ấy cũng gây ra hậu quả đáng tiếc cho con
người, cụ thể phải kể đến là phái nữ và trẻ em. Vấn đề này hiện đang được dư luận vô
cùng quan tâm và bàn tán rất nhiều. Tại Việt Nam, trong thời gian vừa qua vấn nạn
bạo hành gia đình vô cùng rắc rối và gây ảnh hưởng to lớn đến tâm lý trẻ đã và đang
xảy ra rộng rãi thường xuyên trên khắp các tỉnh thành đòi hỏi Chính quyền nhà nước
cũng như các tổ chức về quyền trẻ em cần can thiệp để chấm dứt triệt để vấn đề này.
Ngoài Việt Nam, còn có rất nhiều các quốc gia ở khắp mọi nơi trên Trái Đất không
những nhằm với vấn đề này và điều đó vẫn đang ngày càng tăng lên đang là điều vô
cùng đáng lo ngại cho cả thế giới.
Đối với riêng từng hộ gia đình, việc xảy ra bạo hành thường xuyên đã gây ảnh
hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển về thể chất, hành vi, nhận thức, cảm
xúc, tư duy tâm lý trẻ và từ đó sẽ gây ra rất rất nhiều hậu quả hệ lụy về sau, hơn nữa
còn tác động đến sự phát triển phồn thịnh của đất nước.
Vậy nên việc nghiên cứu về bạo hành gia đình tác động đến phát triển tâm lý con
trẻ cần được chú trọng nhiều hơn nữa để đề ra được các biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi
vấn đề này, từ đó góp phần phát triển sự hiểu biết của mọi người về nạn bạo hành sẽ
gây ra những tiêu cực đến nữ giới và trẻ nhỏ, cũng đồng thời sẽ hạn chế, phòng chống
được tình trạng bạo hành gia đình trong thời gian sắp tới. Nhóm đã quyết định lấy đề
tài: “Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến phát triển tâm lý của trẻ em”

2. Mục đích nghiên cứu

2.1 Mục đích chính

Việc khám phá ảnh hưởng vấn nạn bạo hành gia đình ảnh hưởng tâm lý trẻ nhỏ sẽ
làm cho tất cả mọi người có cái nhìn khách quan về những mặt tiêu cực bởi bạo hành

1
gia đình gây nên và đặt ra những giải pháp phòng chống hành vi bạo hành gia đình
một cách triệt để nhất.

2.2 Mục đích cụ thể

Để đạt được mục đính đã đặt ra, nhóm đã tra cứu, tìm tòi để đề ra các mục đích như
sau:
- Tác động do vấn nạn bạo hành gia đình đến tâm lý trẻ em.
- Tìm ra các căn nguyên dẫn đến nạn bạo hành trẻ em hiện nay ở gia đình.
- Đề xuất giải pháp để phòng tránh bạo lực gia đình.

3. Câu hỏi nghiên cứu


- Tâm lý của trẻ phát triển như thế nào trong hoàn cảnh bị bạo hành?
- Nguyên do nào gây ra nạn hành hạ trẻ em?
- Các biện pháp nào với mục đích phòng chống nạn bạo hành?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng

“Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến phát triển tâm lý của trẻ em” mà nhóm đã đề
ra, nhóm đã tiến hành khảo sát các hộ gia đình ở quận Gò Vấp, Tp.HCM. Do đó, đối
tượng cần đánh giá chính là tác động của việc bạo hành gia đình đến sự phát triển
hành vi tâm lý của con trẻ.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Các hộ gia đình ở quận Gò Vấp, Tp.HCM.


Thời gian: Khoảng 30 ngày, từ tháng 10/2022 và cho đến tháng 11/2022.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học của đề tài

Hiện nay, các tổ chức khoa học xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính phủ
trong và ngoài nước vẫn đang tiếp tục tìm tòi, tìm hiểu về chủ đề nạn bạo lực trên cơ
sở và địa phương nơi ở của người dân Việt Nam. Đào sâu hơn ở giai đoạn này sẽ giúp
làm đa dạng thêm các lý thuyết khoa học xã hội, đặc biệt hơn là nâng tầm ý thức của

2
xã hội về phòng ngừa tự hủy hoại chính mình, bạo lực, dựng xây gia đình và xã hội
vững bền trên cơ sở giới vào thế kỷ XXI (Hoàng Thị Hoa, 2012).
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Sinh viên của các trường Đại học và Cao đẳng dùng luận văn này làm tài liệu tham
khảo học tập. Luận văn được đề cập dưới dạng tài liệu công khai về bạo lực cho các
tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước và những
người quan tâm về chủ đề bạo hành gia đình ở Việt Nam và trên Trái Đất (Hoàng Thị
Hoa, 2012).

3
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Các khái niệm

1.1 Khái niệm gia đình

Gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống và có các mối quan hệ gắn bó
mật thiết với nhau bởi các mối quan hệ về tình cảm, qun hệ hôn nhân, quan hệ huyết
thống, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ về giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và
đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.

1.2 Khái niệm bạo lực

Khái niệm bạo lực là các hành vi sử dụng vũ lực của một người hoặc nhóm người
này tác động vật lý, tấn công một người hoặc một nhóm người khác (Hoa Thị Lệ
Quyên, 2020).
Theo góc độ chính trị học là thường là cách hiểu của bạo lực. Tuy vậy, bạo hành
không những mang nghĩa thu hẹp theo chuyên ngành chính trị học mà nó còn được
hiểu như sau: "Bạo lực là việc đe dọa hay dùng quyền lực, sức mạnh thể chất đối với
người khác hoặc một nhóm người, một cộng đồng gây ra hoặc làm tăng khả năng tổn
thương, ảnh hưởng đến sự phát triển, tổn hải về mặt tâm lý, tử vong, gây ra sự mất
mát" (Hoàng Thị Hoa, 2012).

1.3 Khái niệm bạo hành gia đình

Bạo hành gia đình là những tác động và hành vi mang lại những giá trị xấu, tiêu
cực về sức khoẻ, kinh tế và tinh thần giữa các thành viên trong gia đình với nhau
(Hoàng Thị Hoa, 2012).
Bạo lực gia đình là “hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại
hoặc đe dọa gây tổn hại với các thành viên khác. Đó là một trong những dạng bạo
hành xã hội, nơi mà cộng đồng người chung sống cùng nhau lấy vũ lực để giải quyết
vấn đề của họ (Nguyễn Phước Trung, 2014).

1.4 Khái niệm trẻ em

Mọi người đều biết là trẻ em là một phần rất quan trọng và hơn thế nữa trẻ em là
một phần không thể thiếu của mỗi mái ấm, bởi vì đây là “lớp măng non” quyết định

4
tương lai của đất nước, được coi như những lớp “mầm non” và cũng được coi là “tiềm
năng” của thế giới. Con trẻ như một phiên bản được thu bé lại của người trưởng
thành, chúng có cảm nhận, suy nghĩa và cách nhìn nhận, bên cạnh đó con trẻ như một
“phiên bản” phát triển chưa đầy đủ về tinh thần, trí tuệ, thể chất, đạo đức và xã hội.
Do đó, trẻ em không thể nào có thể tự chăm sóc và chăm lo cho chính bản thân mình,
nên chúng rất cần được sự bảo vệ, quan tâm và ân cần chăm lo từ các bậc cha mẹ.

1.5 Khái niệm tâm sinh lý của trẻ

Sự phát triển tâm lý của trẻ nhỏ như một con đường đang tiến về nhận thức xã hội
văn hóa của con người, là kết quả hoạt động của bản thân cùng các đồ vật do con
người tạo ra. Trẻ em không lớn lên một mình trong môi trường. Họ còn sống nhưng
chỉ có thể tiếp thu những bài học chân lí qua tư vấn và giáo dục của người lớn
(Nguyễn Đức Chữ, 2009).
Tổng quan tình hình trong nước và ngoài nước.
Theo các nhà báo Hà Nội nghiên cứu được thì số trẻ phiêu bạt khắp nơi ở Hà Nội
kiếm sống vì bố mẹ bị đổ vỡ, chứng kiến người thân đánh đập nhau đã chiếm khoảng
41% - một tỉ lệ không nhỏ trong số các cháu được hỏi. Cùng với việc còn nhỏ và cơ
thể yếu, không có sức mạnh như người lớn nên các em luôn trở thành chỗ trút giận,
làm “bao cát” cho người bạo hành mỗi khi xảy ra xung đột. Và các bé hoàn toàn
không có khả năng bảo vệ bản thân trong trowngf hợp bị bạo hành hoặc chứng kiến
cha hoặc mẹ bị bạo hành (Lê Thị Quý, 2015).
Theo thống kê từ Bộ Công An, tầm 2 đến 3 ngày thì sẽ có người gặp vấn đề bạo
hành. Theo hồ sơ của Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy từ 2009 - 2012 toàn
quốc có 178.847 vụ bạo hành gia đình. Riêng năm 2009 có 53.152 vụ, 2010 có 53.863
vụ, 2011 có 46.449 vụ và 25.383 vụ là 6 tháng đầu năm 2012. Đồng thời, đối phái nữ
có 106.520 vụ chiếm 64,3%, còn con trẻ có 23. 346 vụ chiếm 14,08 %, người già là
16.148 vụ chiếm 9,7%. (Trần Thị Sáu, 2015).
Một khảo sát được thực hiện năm 2012 ở Ai Cập có hành vi bạo hành với thai phụ
khá cao chiếm 44,1%, đồng thời bạo hành thể xác trong khi mang thai chiếm 15,9%,
bạo hành tình dục chiếm 10% và bạo hành tinh thần chiếm 32,6%. Dựa vào nghiên
cứu đã khác thác được mối quan hệ của bạo hành đối với thai phụ và tác động của nó
đến thai nhi. Khảo sát ở các thai phụ tại Iran (2010) chỉ ra rằng nguy cơ sinh non bị
bạo lực tăng gấp 2 lần nguy cơ sinh con nhẹ cân sơ sinh gấp 3 lần (Nguyễn Hoàng
Thanh, 2019).

5
Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó
Các yếu tố được đề cập đến trong các luận văn:
- Sự kì vọng .
- Mối quan hệ với người thân.
- Các yếu tố phát triểm tâm lý.
- Sự căng thẳng, sợ hãi, ngại tiếp xúc.
- Xu hướng gây bạo lực ngoài xã hội.
Các yếu tố tác động đến tâm lý của em nhỏ khi ở trong gia đình xuất hiện bạo lực là
một chủ đề cần chú trọng, khai thác và xử lí nhanh chóng. Nhóm đã bàn luận và tìm
ra nguyên nhân và “chìa khóa” khắc phục cho vấn đề nghiên cứu với các nội dung:
- Bệnh tự kỷ
- Sự căng thẳng, sợ hãi, ngại tiếp xúc.
- Sự kì vọng của gia đình.
- Xu hướng gây bạo lực ngoài xã hội.
- Phát triển tâm lý của trẻ.
- Tính cách của trẻ con khi lớn.

6
III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP

1. Thiết kế nghiên cứu


Thiết kế định lượng là loại thiết kế nghiên cứu được lựa chọn sử dụng trong nghiên
cứu này. Việc hướng đến lối nghiên cứu này là vì: các yếu tố gây ra tình trạng bạo lực
gia đình ảnh hưởng đến tâm lý trẻ lại thường xuyên xảy như vậy ở khắp các tỉnh thành
Việt Nam. Đây là một chủ đề đáng lo ngại, cần được xã hội chú trọng nhiều hơn nữa
bởi có rất nhiều yếu tố chi phối dẫn đến nạn bạo lực gia đình xảy ra thường niên như
vậy, từ những tác nhân bên ngoài (khách quan) cho đến yếu tố bên trong (chủ quan).
Sử dụng nghiên cứu định lượng như một cách hiệu quả và khác thác nhiều thông tin
mang tính cấp bách. Mặc dù chỉ thực hiện tại một số hộ gia đình nhưng nó có thể khái
quát được toàn bộ nội dung nghiên cứu này.
Hơn nữa, hướng đến nghiên cứu định lượng sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí và kết
quả nhận lại thì bao quát toàn bộ, cách thực hiện dễ, nhanh và không quá tốn kém. Do
đó, chính là lí do mà nhóm chọn nghiên cứu định lượng cho đề tài nghiên cứu cũng
như phương pháp thu thập dữ liệu là khảo sát bằng bảng hỏi.

2.Chọn mẫu
Quận Gò Vấp, TP.HCM là nơi tiến hành nghiên cứu, sử dụng phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên đối với đề tài trên theo cụm để chọn mẫu khảo sát. Chia dân số thành
cụm đặt tên phường 1, 2, 3. Lấy 5 cung đường trong những phường để khảo sát, từng
cung đường lấy 40 hộ dân để khảo sát.
Phương pháp này để chọn mẫu khảo sát. Bởi vì khung mẫu nghiên cứu không có
vậy nên nhóm biểu quyết chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm là phương pháp chọn mẫu
khả thi nhất tiết kiệm thời gian, chi phí và dễ tiếp cận được đối tượng hơn.
Kích cỡ mẫu được xác định theo công thức Tabachick và Fidell (1996).
Công thức: n = 50 + 8*m
Trong đó: m là biến quan sát, n là kích cỡ mẫu.
Theo công thức ta có thể nhận thấy rằng nếu kích cỡ mẫu càng lớn thì kết quả
nghiên cứu xác thực và thuyết phục. Đồng thời cũng chọn 200 hộ dân tại các phường
đã được đề cập ở trên (Chọn mẫu) dựa trên thời gian, điều kiện kinh phí để nhóm
nghiên cứu thực hiện. Với số lượng mẫu, nhóm sẽ chọn ngẫu nhiên 1 phường.

3.Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

7
Gồm 20 câu hỏi, trong đó bao gồm 55 mục hỏi. Trừ các câu hỏi về bản thân thì chủ
yếu bảng hỏi về vấn đề tác động của bạo hành gia đình đến phát triển tâm lý trẻ. Kết
hợp câu hỏi ở dạng đóng và dạng mở. Nhóm dựa trên các mục đích đặt ra để thiết kế
bảng hỏi.

4. Phương pháp nghiên cứu


Nhóm chọn ra 3 mục tiêu chính. Và hoàn thành mục tiêu của nghiên cứu, nhóm tiến
hành nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong bảng dưới đây sẽ trình bày cụ thể phương
pháp cho từng mục tiêu.

Bảng 1: Phương pháp nghiên cứu đối với từng mục tiêu

Phương pháp thu thập dữ Phương pháp xử lí dữ


Mục đích
liệu liệu

Khảo sát tác động của


bạo hành gia đình đến Khảo sát bằng giấy có chứa Sử dụng thống kê mô
phát triển tâm lý của trẻ bảng câu hỏi cho các gia đình tả, sử dụng t - test
em

Khám phá nhân tố Khảo sát bằng giấy có chứa


Sử dụng thống kê mô tả
gây ra bạo lực gia đình bảng câu hỏi cho các gia đình

Đề xuất giải pháp


Khảo sát bằng giấy có chứa
nhằm hạn chế bạo hành Suy luận logic
bảng câu hỏi cho các gia đình
gia đình

4.1 Quy trình thu thập dữ liệu

- Khảo sát bằng phiếu câu hỏi tiết kiệm, dễ làm, có thể lấy được nhiều thông tin
trong thời gian ngắn.
- Từ ngày 20/10/2022 đến 03/11/2022.
- Cử người đại diện để đến từng nhà khảo sát, hoặc mở một cuộc họp nhỏ và cho
mọi người điền phiếu khảo sát sẽ tiết kiệm được thời gian.
- Nếu đến từng nhà khảo sát thì một người sẽ mất khoảng 20-30p, còn điền phiếu
khảo sát sẽ mất khoảng 5-10p.
- Sau khi điền phiếu xong thì người khảo sát thu phiếu lại. Tiếp tục đến nhiều địa
phương để khảo sát đến khi đã đủ mục tiêu đưa ra.

8
4.2 Xử lý dữ liệu

 Mục tiêu 1
Sử dụng các phép tính thống kê mô tả: tính phần trăm trẻ em đang bị bạo lực; tính
số lượng được hiện trẻ em bị bạo hành; bên cạnh đó sẽ tính được số trẻ em đang bị
hiện nay theo tỉ lệ giới tính (Nam/Nữ).
Sử dụng phép tính so sánh trung bình t – test để so sánh các nhóm trẻ em trong mẫu
nghiên cứu (theo tỉ lệ giới tính).
 Mục tiêu 2
Để xác định các yếu tố tác động đến bạo hành gia đình đối với trẻ em, sử dụng
thống kê mô tả.
 Mục tiêu 3
Rút ra được nhiều yếu tố chính tác động đến bạo hành gia đình đối với trẻ em, dùng
các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và các phép suy luận logic. Qua đó đưa ra cách
phòng chống thích hợp để hạn chế tình trạng hiện nay.

9
IV. CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

Bài luận tổng cộng có 5 chương bao gồm các nội dung:

1. Cơ sở lí luận về tác động của bạo hành gia đình tới phát triển tâm lý trẻ em
Tổng quan các tài liệu về tác động của bạo hành gia đình tới phát triển tâm lý trẻ
em và các cách ngăn chặn và giảm bớt tình trạng trên.

2. Nội dung – phương pháp


Sử dụng phương pháp mô tả quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và các dữ
liệu được thu thập và phân tích để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu.

3. Kết quả và thảo luận


Đưa ra kết quả phân tích dữ liệu và nghiên cứu. So sánh các kết quả nghiên cứu và
phát hiện ra những cái mới, điểm mạnh, điểm yếu của đề tài nghiên cứu.

4. Đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề thuyết trình


Đề nhiều cách xử lí nhằm giảm thiểu bạo hành gia đình tác động đến phát triển tâm
lý của trẻ con.

5. Kết luận và kiến nghị


Đưa ra những kết quả nghiên cứu ý nghĩa, khuyên răn và hạn chế bạo hành gia đình
tránh ảnh hưởng tới phát triển tâm lý của trẻ.

10
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Bắt đầu từ tháng 10/2022 và kết thúc vào tháng 11/2022.

STT Công việc thực hiện Thời gian Thành viên thực hiện Chú thích

Bao quát và tổng hợp


1 Ngày 03/11/2022 Lê Minh Hy
chỉnh sửa tài liệu

2 Thiết kế câu hỏi khảo sát 20/10/2022 Nguyễn Lê Thanh Bình

3 Tiến hành khảo sát 23/10/2022 Nguyễn Thị Thanh Thúy

4 Xử lí và phân tích dữ liệu 27/10/2022 Nguyễn Vân Anh

Viết đoạn văn và chuẩn bị


5 29/10/2022 Võ Trọng Đức
báo cáo

11
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt


- Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý. (2009). Gia đình học. NXB Chính trị - hành
chính, Hà Nội.
- Hoàng Thị Hoa (2012 Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay từ góc độ
triết học, Luận Văn Thạc sĩ triết học, Trường ĐH KHXH và Nhân Văn, ĐH QG
Tp.HCM.
- Hoa Thị Lệ Quyên (2020) Ảnh hưởng của bạo giới trong gia đình đối với việc
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luận Văn Thạc sĩ triết học, Trường ĐH KHXH
và Nhân Văn, ĐH QG Tp.HCM.
- Lê Thị Quý. (2015). Bạo lực gia đình và ảnh hưởng của nó đến tâm lí và việc
hình thành nhân cách của trẻ em, Tạp chí Tâm lý học, 3, 32-39.
- Lã Văn Bằng. (2019). Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em ở Việt Nam hiện
nay.Tóm tắt luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị QG Tp.HCM
- Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (2001). Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm.
Sách cao đẳng sư phạm, NXB Giáo dục.
- Nguyễn Đức Chữ (2009). Tâm lí lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. Giáo án tâm lý
học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ.
- Nguyễn Hoàng Thanh. (2019). Bạo lực gia đình và sức khỏe của thai phụ, trẻ sơ
sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2014-2015. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường
Đại học Y Hà Nội.
- Nguyễn Phước Trung (2014) Phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ qua
thực tiễn tại Nông Sơn, Quảng Nam. Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành dân sự,
Trường Đại học Huế.
- Trần Thị Sáu (2015). Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình đối với việc bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.Tạp chí khoa học, 3, 2-3, Trường Đại học Quảng
Bình.
- Tăng Thị Thu Trang. (2016). Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam
hiện nay. Luận án tiến sĩ luật học, Học viên Khoa học Xã hội.
- Tạp chí Tâm lý học của tác giả Lê Thị Quý 
số 3 - 6/2000 (29-07-2015)

Tài liệu tiếng Anh

12
Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (1996). Using Multivariate Statistics (3rd ed.).
New York: Harper Collins.

13
VII. PHỤ LỤC

Phụ lục 1
Anh/chị vui lòng đánh × vào ô trả lời với sự lựa chọn của bản thân, tương ứng với
mức độ đánh giá (chỉ chọn 1 phương án duy nhất).
Câu 1: Theo Anh/Chị lứa tuổi nào có thể coi là bị bạo lực gia đình nhiều nhất?
Ho
àn
Lứa tuổi bị bạo toàn Hoàn
T Không Phân Đồng
hành gia đình nhiều khôn toàn
T đồng ý vân ý
nhất g đồng ý
đồng
ý
1 Phụ nữ
2 Trẻ em
3 Trẻ vị thành niên
4 Người cao tuổi

Câu 2: Theo Anh/Chị, trong các hình thức bạo lực đối với người trong gia
đình dưới đây, hình thức nào là bạo lực gia đình?
Là hình thức
T Các hình thức bạo lực đối với Không là hình
bạo hành gia
T những thành viên trong gia đình thức bạo hành
đình
1 Tát, cấu, véo, túm tóc
2 Đấm/đá/đạp
3 Mắng chửi, đe dọa
Không cho/hạn chế gặp gỡ, tiếp
4
xúc với mọi người
5 Lăng mạ/sỉ nhục
Bắt phải đưa tiền/đồ vật có giá trị
6
để đem bán
7 Đuổi ra khỏi nhà
8 Không cho ăn, bỏ đói

14
15
Câu 3: Anh/Chị có đồng ý với các quan điểm dưới đây không?
Ho
Hoàn
Các quan điểm àn
T toàn Phân Không
về bạo hành gia toàn Đồng ý
T không vân đồng ý
đình đồng
đồng ý
ý
Bạo hành gia
1
đình là do nghèo đói
Bạo hành gia
2 đình là do thiếu giáo
dục
Bạo hành gia
3 đình là hành vi vi
phạm pháp luật
Bạo hành gia
4 đình là do mất cân
bằng về quyền lực
Bạo hành gia
5 đình là chuyện
thường ngày
Mọi hành vi bạo
hành gia đình đều là
6
tội ác, cần chấm dứt
ngay

16
Phụ lục 2
Trường ĐH Công nghiệp CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TP.HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP.HCM, ngày 30 tháng 10 năm 2022

BIÊN BẢN HỌP


Tác động của bạo hành gia đình đến phát
triển tâm lý của trẻ em.

Hôm nay, đúng 9h, ngày 30 tháng 10 năm 2022


Ở: Thư viện trường ĐHCN TPHCM
Diễn ra cuộc họp với nội dung:
+ Bàn bạc, tìm kiếm ý tưởng để thực hiện chủ đề làm việc nhóm.
+ Phân công nhiệm vụ.

1. Thành phần tham dự:

+ Chủ trì: Lê Minh Hy. Chức vụ: Nhóm trưởng.


+ Thư ký: Nguyễn Vân Anh. Chức vụ: Thư ký.
+ Thành phần khác:
+ Nguyễn Lê Thanh Bình.
+ Nguyễn Thị Thanh Thúy.
+ Võ Trọng Đức.

2. Nội dung cuộc họp:

- Các thành viên trong nhóm đóng góp và thảo luận ý tưởng và chia sẻ công việc
để thực hiện chủ đề làm việc nhóm:
+ Trọng Đức và Minh Hy đảm nhiệm phần thuyết trình.
+ Minh Hy đảm nhiệm nhiệm vụ lập biên bản hoạt động nhóm.
+ Thanh Bình đảm nhiệm việc làm bảng khảo sát.
+ Vân Anh và Thanh Thúy đảm nhiệm làm powerpoint.
+ Tất cả 5 thành viên đều đóng góp ý kiến và ý tưởng để hoàn thiện powerpoint nói
chung và cả bài tiểu luận nói riêng.

17
3. Biểu quyết (nếu có):

- Thành viên tán thành: 5 phiếu, chiếm 100%.


- Thành viên không tán thành: 0 phiếu, chiếm 0%.

4. Kết luận cuộc họp

- Sau khi bàn bạc, cả nhóm quyết định chọn đưa ra hạn nộp bài là ngày 3 tháng 11
năm 2022.
Biên bản được các thành viên thống nhất và có hiệu lực kể từ ngày ký.

THƯ KÝ CHỦ TỌA


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Anh Hy
Nguyen Van Anh Le Minh Hy

18

You might also like