You are on page 1of 36

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài:
ĐÁNH GIÁ CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM VỀ THỰC
TRẠNG VÀ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNH VI ỨNG
XỬ THIẾU VĂN HÓA TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Lớp học phần: DHKQ16ATT


Nhóm: 05
GVHD: ThS. Phạm Thị Oanh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài:
ĐÁNH GIÁ CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM VỀ THỰC
TRẠNG VÀ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNH VI ỨNG
XỬ THIẾU VĂN HÓA TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Lớp học phần: DHKQ16ATT


Nhóm: 05

STT HỌ VÀ TÊN MSSV CHỮ KÝ


1 Đỗ Thị Hồng Diễm 20009961
2 Nguyễn Thị Cẩm Duyên 20008371
3 Trần Thị Mỹ Huyền 20057831
4 Ngô Thị Kim Liên 18043761
5 Trần Tú Trinh 20019401
6 Trần Cẩm Tú 20030771
7 Nguyễn Đình Tỷ 19430291

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
TỔ GIÁO DỤC HỌC

BẢNG CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA


(ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU)
Học kỳ 1 năm học 2021 – 2022
Lớp: DHKQ16ATT Nhóm: 05
Đề tài: “Đánh giá của giới trẻ Việt Nam về thực trạng và mức độ ảnh hưởng của hành vi ứng xử
thiếu văn hóa trên mạng xã hội”.

Điểm tiểu luận nhóm

CLOs Nội dung Nhận xét Điểm

Lý do chọn đề tài /0.50


Mục tiêu nghiên cứu /0.50
Phần Câu hỏi nghiên cứu /0.25
mở đầu
Đối tượng/
(2)
phạm vi nghiên cứu /0.25
Ý nghĩa khoa học 0.0 /0.25
Ý nghĩa thực tiễn /0.25
Tổng
quan tài Dàn ý /0.25
CLO
2 liệu 1.0
(1.5) Nội dung /1.25

Phương Thiết kế nghiên cứu /0.25


pháp
nghiên Phương pháp nghiên cứu /1.00
cứu Chọn mẫu /0.50
(3)
Bảng khảo sát /0.75
Hình
Diễn đạt/ Chính tả /0.25
thức
(0.5)
Hình thức trình bày /0.25
Paraphrasing /0.75
Trích Ghi nguồn đầy đủ cho
dẫn và các trích dẫn trong bài /0.25
CLO tài liệu Trình bày trích dẫn trong
4 tham bài /0.25
khảo Số lượng/ chất lượng tài
(2) liệu tham khảo /0.25
Trình bày danh mục
TLTK /0.50
Tổng điểm (a) 8.0 /8.50

1
Điểm của các thành viên
CLO STT Họ và Tên Xếp loại Điểm quy đổi Điểm tổng kết (a+b)
(b)
1 Đỗ Thị Hồng Diễm A /1.5 9.5
1.5
2 Nguyễn Thị Cẩm Duyên A 1.0 /1.5 9.0
3 Trần Thị Mỹ Huyền B 0.5 /1.5
8.5
CLO 3 4 Ngô Thị Kim Liên A 1.5 /1.5
9.5
5 Trần Tú Trinh A 1.0 /1.5 9.0
6 Trần Cẩm Tú A 1.5 /1.5 9.5
7 Nguyễn Đình Tỷ C 0 /1.5 7.5

GV chấm bài 1 GV chấm bài 2

2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài .........................................................................................................5
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................6
2.1. Mục tiêu chính ......................................................................................................6
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................6
3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................6
4. Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................................7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................7
5.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................7
5.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................7
6.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................7
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................8
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................................................8
1. Các khái niệm .............................................................................................................8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................................................8
3. Những khía cạnh chưa được đề cập trong lịch sử nghiên cứu ............................14
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP .....................................................................................15
1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................15
2. Định nghĩa vận hành khái niệm..............................................................................15
3. Biến số - Cách đo ......................................................................................................15
4. Chiến lược chọn mẫu ...............................................................................................18
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................19
5.1. Quy trình thu thập dữ liệu ...................................................................................19
5.2. Quy trình xử lý dữ liệu........................................................................................20
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................21
❖ Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng
xã hội. ............................................................................................................................21
1.1. Tổng quan về hành vi ứng xử thiếu văn hóa .......................................................21
1.2. Đặc điểm của hành vi ứng xử thiếu văn hóa.......................................................21
1.3. Mức độ ảnh hưởng của hành vi ứng xử thiếu văn hóa .......................................21

3
❖ Chương 2: Thực trạng hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội ở
Việt Nam. ......................................................................................................................21
2.1. Thực trạng ...........................................................................................................21
2.2. Đánh giá thực trạng .............................................................................................21
❖ Chương 3: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hành vi ứng xử thiếu văn hóa
trên mạng xã hội đối với giới trẻ Việt Nam. ..............................................................21
3.1. Ảnh hưởng đến cá nhân ......................................................................................21
3.2. Ảnh hưởng đến xã hội .........................................................................................21
❖ Chương 4: Nguyên nhân của hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã
hội..................................................................................................................................21
4.1. Nguyên nhân khách quan ....................................................................................21
4.2. Nguyên nhân chủ quan .......................................................................................21
4.3. Đánh giá các nguyên nhân ..................................................................................21
❖ Chương 5: Giải pháp khắc phục hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã
hội..................................................................................................................................21
5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.......................................................................................21
5.2. Giải pháp .............................................................................................................21
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ...............................................................................22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................23
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT: ............................................................................................23
TÀI LIỆU TIẾNG ANH: ............................................................................................24
TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN: .........................................................................................24
PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ...................................................................25

4
ĐÁNH GIÁ CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM VỀ THỰC TRẠNG VÀ MỨC ĐỘ ẢNH
HƯỞNG CỦA HÀNH VI ỨNG XỬ THIẾU VĂN HÓA TRÊN MẠNG XÃ HỘI

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin
và thiết bị điện tử trên thế giới kèm theo đó là sự ra đời của rất nhiều mạng xã hội khác
nhau như Facebook, Yahoo, Instagram, Myspace… đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống con người. Nhìn chung, mạng xã hội đang trở thành một công cụ không thể thiếu
đối với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực thì mạng xã
hội cũng mang không ít mặt tiêu cực. Hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội là
một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà chúng ta phải đối mặt.
Tại một số nước trên thế giới, các hành vi ứng xử như dùng ngôn từ để công kích,
tấn công, xúc phạm vượt quá giới hạn một hay nhiều người được gọi là hành vi bạo lực
ngôn từ. Để bảo vệ các cá nhân không bị tấn công bởi các hành vi ứng xử và bạo lực
ngôn từ trên mạng xã hội, các nước như Hoa Kỳ, các nước trong Liên minh châu Âu
(Đức, Hà Lan, Pháp...) đã thông qua và ban hành các Bộ Luật, Bộ Quy tắc về văn hóa
ứng xử và bạo lực ngôn từ.
Tại Việt Nam, theo thống kê của VNETWORK đầu năm 2020, có hơn 65 triệu
người đang sử dụng internet, và chiếm gần 70% dân số. Trong đó, 95% người dùng truy
cập internet thông qua smartphone và họ dành không ít thời gian vào mạng xã hội. Từ đó
cho thấy, mạng xã hội tuy ảo nhưng tác động tới đời sống thật ngày càng lớn. Trong đó,
văn hóa ứng xử trên thế giới ảo này đang là vấn đề nhức nhối được nhiều người quan tâm
khi mà kì thị dân tộc, kì thị giới tính, vu khống bịa đặt thông tin và đặc biệt là nói xấu,
phỉ báng, bôi nhọ danh dự là những hành vi đang rất phổ biến trên mạng xã hội hiện nay.
Theo một số nghiên cứu khoa học và một số bài báo khác trên các phương tiện thông tin
đại chúng, các tác giả đã phản ánh thực trạng và nguyên nhân dẫn đến các hành vi ứng xử
thiếu văn hóa trên mạng xã hội như do tâm lý bốc đồng, thích thể hiện hay tác động từ
các cách ứng xử của mọi người trên mạng xã hội. Mặt khác, mạng xã hội còn là nơi để
thể hiện các khía cạnh khác của bản thân mà không bị ai biết đến thông qua một tài khoản
ảo. Từ các hành vi ứng xử trên đã gây ra các hệ quả khó lường về nhân sinh quan của

5
giới trẻ, làm ảnh hưởng đến tương lai của họ. Thậm chí, có những trường hợp các bạn trẻ
vì không chịu đựng nổi áp lực của cộng đồng mạng đã tìm tới cái chết để giải thoát.
Nhận thức rõ đây là một vấn đề đáng báo động. Tuy nhiên nhận thức của giới trẻ
còn rất kém, chưa thực sự quan tâm đúng mức đến hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên
mạng xã hội và những hệ lụy do nó gây ra. Từ đó, nhóm em quyết định chọn đề tài
nghiên cứu “Đánh giá của giới trẻ Việt Nam về thực trạng và mức độ ảnh hưởng của
hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội” để tìm hiểu và đề xuất một số giải
pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức của giới trẻ, xây dựng nền văn hóa ứng xử lành
mạnh, tốt đẹp.

2. Mục tiêu nghiên cứu


2.1. Mục tiêu chính
Nghiên cứu đánh giá của giới trẻ Việt Nam về thực trạng và mức độ ảnh hưởng của
hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát thực trạng các hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội hiện nay.
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội.
- Đánh giá những ảnh hưởng của hành vi thiếu văn hóa trên mạng xã hội đối với giới
trẻ Việt Nam.
- Đề xuất một số biện pháp để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của hành vi ứng xử
thiếu văn hóa trên mạng xã hội đối với giới trẻ Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu


- Thực trạng hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội hiện nay như thế nào?
- Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội?
- Những hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội có ảnh hưởng như thế nào
đến giới trẻ Việt Nam?
- Giải pháp nào nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực của hành vi ứng xử thiếu văn
hóa trên mạng xã hội đối với giới trẻ Việt Nam?

6
4. Giả thuyết nghiên cứu
- H1: Thực trạng hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội hiện nay đang diễn
ra theo chiều hướng gia tăng.
- H2: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội xuất
phát từ đặc điểm tâm lý lứa tuổi còn bốc đồng, đặc biệt là đặc tính mong muốn được
thể hiện cái tôi không đúng cách.
- H3: Những hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội có ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đạo đức và chuẩn mực xã hội của giới trẻ Việt Nam.
- H4: Mỗi người tự chủ, xây dựng văn hóa ứng xử, có phương pháp và định hướng
sử dụng mạng xã hội phù hợp là giải pháp cần được giới trẻ phát huy để tránh ảnh
hưởng tiêu cực của hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá của giới trẻ Việt Nam về thực trạng và mức độ ảnh hưởng của hành vi ứng
xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Mạng xã hội Facebook.
- Thời gian: 6 tháng (từ tháng 8 – tháng 2 năm 2022).

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


6.1. Ý nghĩa khoa học
- Tổng quát, đánh giá của giới trẻ về thực trạng chung, về mức độ ảnh hưởng của
hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội đến đạo đức và chuẩn mực xã hội của giới
trẻ Việt Nam.
- Thống kê một cách khái quát đánh giá của giới trẻ về những nguyên nhân chính
dẫn đến tình trạng ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội.
- Đề xuất của giới trẻ về các định hướng và giải pháp cụ thể để hạn chế hành vi ứng
xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội.

7
- Là cơ sở lý luận phục vụ cho những nghiên cứu sau này về vấn đề hành vi ứng xử
thiếu văn hóa trên mạng xã hội, đặc biệt là nghiên cứu đánh giá của giới trẻ về thực trạng
và mức độ ảnh hưởng của hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp cho giới trẻ những kiến thức cơ bản về hành vi ứng xử thiếu văn hóa
trên mạng xã hội và những hệ lụy của nó, qua đó nhằm nâng cao ý thức của giới trẻ trong
việc hạn chế hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội.
- Thống kê các giải pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa những ảnh hưởng của hành
vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội và đề xuất các giải pháp mới có thể áp dụng đối
với giới trẻ để giảm thiểu hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội ở Việt Nam nói
riêng và các quốc gia khác nói chung.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1. Các khái niệm
1.1. “Ứng xử là có thái độ, hành động, lời nói thích hợp trong việc xử sự”.
(Trích dẫn từ: Nguyễn Thị Ngọc Dung, 2019)
1.2. “Văn hóa ứng xử là thế ứng xử, là sự thể hiện triết lý sống, các lối sống, lối suy
nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết những mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ vi mô (gia đình) đến vĩ mô (nhân
gian)”.
(Trích dẫn từ: Phạm Kim Thoa, 2014)
1.3. Giới trẻ là cách gọi chỉ những người thuộc tầng lớp thanh thiếu niên trong xã hội.
(Trích dẫn từ: Đỗ Thùy Trang, 2018)
1.4. Mạng xã hội là “dịch vụ kết nối các thực thể truyền thông trên internet với nhau
thành những cụm bạn nhỏ hơn theo sự liên kết tự nguyện không phân biệt thời gian,
không gian”.
(Trích dẫn từ: Nguyễn Lan Nguyên, 2020)

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


Cùng với sự phát triển của internet là sự ra đời của rất nhiều mạng xã hội khác nhau
đang thu hút số lượng người tham gia và truy cập ngày càng lớn, ứng xử thiếu văn hóa
trên mạng xã hội đang là vấn đề nhạy cảm và là mối e ngại của cộng đồng xã hội. Nhận

8
thức rõ đây là vấn đề đáng báo động gây ảnh ảnh hưởng về nhiều mặt, nên đã có rất nhiều
tác giả trong và ngoài nước đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này.
Về thực trạng các hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội, trong công trình
nghiên cứu “Văn minh đô thị Việt Nam nhìn từ thái độ, hành vi ứng xử của người sử
dụng mạng xã hội trước những thông tin liên quan đến COVID-19”, nhóm tác giả đã
đánh giá rằng trước sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong thời đại bùng phát của
mạng xã hội thì vấn đề thái độ và hành vi ứng xử của cư dân đô thị đang là vấn đề cấp
bách. Từ kết quả khảo sát cho thấy, có rất nhiều thói quen ứng xử thiếu văn hóa khác
nhau như đăng tải hay chia sẻ các bài viết có nội dung không đúng sự thật, vô văn hóa
hoặc bạo lực và kích động người khác chia sẻ theo; livestream những vụ việc ảnh hưởng
xấu đến uy tín, danh dự và nhân phẩm của người khác; bình luận thể hiện sự ủng hộ của
mình với các cá nhân, tổ chức có quan điểm, hành vi chống đối. Đồng thời, nhóm tác giả
cũng đã cho thấy rằng những người tham gia mạng xã hội đã lan truyền, cộng hưởng
nhau vô tình cung cấp những thông tin sai liên quan đến đại dịch COVID-19, mức độ lan
truyền của các thông tin này ngày một tăng đến mức báo động (Lê Hoàng Việt Lâm và
Nguyễn Phước Thạnh, 2020). Còn theo tác giả của nghiên cứu “Behavior on Social
Networks Affects the Behavioral Culture of Students”, dựa trên phương pháp nghiên cứu
bằng bảng hỏi đã cho ra các kết quả sau đây. Thời gian trung bình người Việt Nam dành
để sử dụng internet trên các thiết bị điện tử tới 237 phút mỗi ngày trong khi chỉ dành 91
phút để xem TV. Hai mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam là Facebook và Zalo.
Trong đó sinh viên sử dụng mạng xã hội để học tập, tương tác với bạn bè và tìm kiếm
việc làm. Tuy nhiên một bộ phận khác lại dùng mạng xã hội để phát tán thông tin không
chính xác, truyền bá các thông tin gây hại cho cộng đồng và mang tính chống phá nhà
nước. Việc mạng xã hội chưa được cơ quan liên quan kiểm soát nên một số người lợi
dụng để nói xấu, bôi nhọ, vu khống, bịa đặt thông tin, phân biệt giới tính, kỳ thị người
khuyết tật, kỳ thị tôn giáo xảy ra rất nhiều. Ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội rất hỗn
tạp, giới trẻ thích sử dụng các từ ngữ càng ngày càng lạ khiến cho nhiều người nếu không
bắt kịp sẽ không hiểu được ý người viết. Sự trong sáng của Tiếng Việt đang dần bị mất đi
(Nguyen Ngoc Ha, 2020). Trong nghiên cứu “Teens, kindness and cruelty on social
network sites”, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn với các chuyên gia, bảy
nhóm tập trung với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, và một cuộc khảo
sát điện thoại quay số ngẫu nhiên đại diện trên toàn quốc về thanh thiếu niên và phụ
9
huynh. Từ kết quả khảo sát, có tới 88% thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội đã chứng
kiến người khác xấu tính hoặc tàn nhẫn trên các trang mạng xã hội, khoảng 15% người
dùng mạng xã hội tuổi teen đã từng bị quấy rối trong 12 tháng. Ngoài ra, 95% thanh thiếu
niên sử dụng mạng xã hội đã nhìn thấy những người khác phớt lờ hành vi tàn ác trên các
trang web, 67% thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội đã chứng kiến những người khác
tham gia vào hành vi quấy rối (Amanda Lenhart and associates, 2011).
Tóm lại, các tác giả đã có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu về
thực trạng các hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội hiện nay. Các tác giả đã
nghiên cứu trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau như làm rõ các hành vi ứng xử
thiếu văn hóa trên mạng xã hội hiện nay như thế nào. Hầu như các công trình nghiên cứu
của các tác giả đều cho thấy rằng mức độ ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội đã và
đang là vấn đề báo động. Các công trình nghiên cứu đã định hướng về cơ sở lý luận và
phục vụ cho đề tài nghiên cứu của nhóm chúng tôi.
Về nguyên nhân dẫn đến các hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội. Trong
nghiên cứu “Giáo dục lối sống - văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Phú
Yên”, tác giả đã đề cập nguyên nhân gây ra sự hạn chế trong giao tiếp của sinh viên.
Nguyên nhân dẫn đến những hành vi lệch chuẩn trong lối sống và văn hóa giao tiếp, ứng
xử của sinh viên đến từ cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Theo đó,
nguyên nhân chủ quan là do sinh viên còn thiếu các kiến thức cơ bản về giao tiếp chiếm
85,7%, vốn ngôn ngữ còn hạn chế và thiếu từ ngữ biểu đạt chiếm tỷ lệ 78,9%, chiếm
65,7% là do đặc điểm tính cách và các thuộc tính tâm lý của sinh viên. Nguyên nhân
khách quan bao gồm môi trường và tính chất học ở đại học có các đặc điểm riêng chiếm
tỷ lệ 54,2%, 45,4% là môi trường giao tiếp hạn chế vì mới vào môi trường mới chưa quen
biết nhiều bạn bè (Nguyễn Thế Dân, 2014). Theo góc nhìn của nghiên cứu “Nhận thức
và thái độ về các mạng xã hội của học sinh hệ Trung cấp Chuyên nghiệp Trường Trung
cấp Đông Dương tại Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2013, tác giả đã nghiên cứu về
nguyên nhân học sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp tham gia mạng xã hội. Khảo sát cho
ra các kết quả về nguyên nhân như sau: tham gia mạng xã hội để thỏa mãn nhu cầu kết
bạn và mở rộng mối quan hệ; muốn giải tỏa nỗi cô đơn, sự cô lập và sự thiếu quan tâm
của gia đình, bạn bè; bắt chước bạn bè tham gia; lên mạng để thoát khỏi sự buồn chán
của cuộc sống; tham gia để giết thời gian; thể hiện giá trị bản thân mà ngoài đời chưa
từng thể hiện. Qua các nguyên nhân được đưa ra có thể thấy rằng tâm lý của các học sinh
10
hệ Trung cấp chuyên nghiệp đang ở mức cần được quan tâm, chú ý tới. Ngoài ra các
nguyên nhân trên còn chỉ ra việc cuộc sống của các học sinh cũng đang gặp vấn đề không
giải quyết được. Các nguyên nhân trên khiến việc các học sinh tham gia vào mạng xã hội
với một thái độ tiêu cực nhiều hơn tích cực. Việc tham gia với thái độ tiêu cực sẽ khiến
các học sinh khó kiềm chế và điều khiển bản thân trước những thông tin trên mạng xã hội
(Bùi Thị Ngọc Hân, 2013).
Tóm lại, các tác giả đã có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu về
nguyên nhân gây ra ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội. Hầu hết ở mỗi công trình
nghiên cứu, các tác giả đã cho thấy những nguyên nhân xuất phát từ tâm lý hay thiếu các
kiến thức cơ bản trong giao tiếp cũng như vốn ngôn ngữ còn hạn chế và một vài nguyên
nhân khác. Các nghiên cứu của các tác giả đã góp phần không nhỏ trong việc đưa ra cơ
sở lý luận thực tiễn và định hướng cho nghiên cứu của nhóm chúng tôi.
Về ảnh hưởng của ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội, trong công trình nghiên
cứu “Văn minh đô thị Việt Nam nhìn từ thái độ, hành vi ứng xử của người sử dụng mạng
xã hội trước những thông tin liên quan đến COVID-19”, tác giả đã đề cập về việc phần
lớn người dùng mạng xã hội ở Việt Nam đều nghĩ rằng văn minh đô thị nước ta đều đang
bị ảnh hưởng bởi những thói quen sử dụng mạng xã hội. Điều này được chứng minh qua
viêc có đến 393/463 người được khảo sát cho rằng việc “Tiến hành livestream các vụ
việc ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác” là đang ảnh hưởng rất
lớn đến văn minh đô thị nước ta. Ngoài ra, có đến 370/463 người được khảo sát cho rằng
hành vi “Cổ súy, kích động người khác đăng tải/chia sẻ các bài viết có nội dung bạo lực,
vô văn hóa” đang khiến văn minh đô thị bị tác động xấu. Từ đó cho thấy, những thói
quen xấu của người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam được thể hiện qua các hành vi trên
cũng chỉ vì các mục đích khác nhau, tuy nhiên những thói quen này đã gây ra những tác
động và ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc xây dựng văn minh đô thị dù là trên mạng xã
hội hay trong đời thực (nhóm tác giả Lê Hoàng Việt Lâm và Nguyễn Phước Thạnh,
năm 2020). Còn trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook
đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay”, tác giả đã cho thấy việc luận giải chuyên
sâu về tầm ảnh hưởng của mạng xã hội nói chung, cụ thể là Facebook là một việc làm cấp
thiết. Tác giả đã chỉ ra Facebook có tác động đáng kể đến khả năng học tập của sinh viên
và các mối quan hệ với gia đình và bạn bè của họ. Theo tác giả Facebook làm cho sinh
viên mất tập trung trong giờ học; nhiều sinh viên thường xuyên đi ngủ muộn vì lướt
11
Facebook dẫn đến sức khỏe bị ảnh hưởng và lãng phí rất nhiều thời gian của chính họ;
ngoài ra việc dành quá nhiều thời gian để sử dụng Facebook khiến sinh viên trở nên thờ
ơ, sống lạnh nhạt với các mối quan hệ ngoài thực tế; dần dần hình thành nên những giá trị
lệch chuẩn,… Theo tác giả, Facebook mặc dù đóng vai trò tích cực về nhiều mặt nhưng
nó vẫn còn nhiều hạn chế và cho thấy việc phát triển các mối quan hệ giữa sinh viên, gia
đình và bạn bè trong cuộc sống thực là vô cùng quan trọng. Kết quả này tác giả dùng
phương pháp trưng cầu điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu. Trước sự
ảnh hưởng quá lớn của mạng xã hội và sự xâm nhập sớm của giới trẻ Việt Nam, hiện
tượng mạng xã hội diễn ra khá phổ biến, dẫn đến thực trạng và ảnh hưởng của những
hành vi ứng xử thiếu văn hóa của giới trẻ trên mạng xã hội. Đây là một thực trạng gây
chấn động mạng xã hội trong những năm trở lại đây (Nguyễn Lan Nguyên, năm 2020).
Trong nghiên cứu “Behavior on Social Networks Affects the Behavioral Culture of
Students”, tác giả đã nghiên cứu về ảnh hưởng hành vi giao tiếp, ứng xử vô văn hóa trên
mạng xã hội và kết quả cho thấy rằng hành vi ứng xử lệch lạc văn hóa trên mạng xã hội
không đơn thuần chỉ là vi phạm thuần phong mỹ tục mà còn ảnh hưởng xấu đến đời sống
lành mạnh ngày nay. Số lượng người từ bỏ cuộc sống thực, lãng phí quá nhiều thời gian
và tinh thần cho việc online mạng xã hội là rất lớn, thậm chí có cả những trường hợp bị
ảo giác, cô đơn, trầm cảm, áp lực…Kết quả này tác giả dùng phương pháp nghiên cứu tài
liệu (Nguyen Ngoc Ha, 2020).
Tóm lại, thông qua các công trình nghiên cứu, các tác giả đã cho thấy rằng ứng xử
thiếu văn hóa trên mạng xã hội đã có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đời sống của chúng ta.
Nó không những đi ngược với thuần phong mỹ tục mà còn ảnh hưởng xấu đến đời sống
lành mạnh của xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn chỉ ra ảnh hưởng của
mạng xã hội đối với con người sẽ dẫn đến thực trạng và ảnh hưởng của những hành vi
ứng xử thiếu văn hóa của giới trẻ trên mạng xã hội Các công trình nghiên cứu đã đưa ra
những định hướng phục vụ cho công trình nghiên cứu của nhóm chúng tôi.
Về biện pháp, tác giả đã đưa ra một số biện pháp để tránh những ảnh hưởng tiêu
cực của hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội đối với giới trẻ Việt Nam. Cụ thể,
theo tác giả Nguyễn Thế Dân, 2014 trong nghiên cứu “Giáo dục lối sống – văn hóa giao
tiếp cho sinh viên Trường Đại học Phú Yên”, tác giả đã đưa ra một số biện pháp giáo dục
lối sống và văn hóa giao tiếp cho sinh viên Trường Đại học Phú Yên. Thứ nhất, tác giả đã
đưa ra một số biện pháp giáo dục ý thức về lối sống, văn hóa giao tiếp: trong quá trình
12
dạy học, nhà trường, các khoa quản lý sinh viên cần nghiên cứu để đưa những học phần
về giao tiếp, giao tiếp sư phạm, kỹ năng giao tiếp... vào trong chương trình chính khóa;
gia đình cần trang bị cho các em khả năng phân biệt giữa cái xấu và cái tốt, nhận biết
được những cái xấu, cái tiêu cực đang tác động vào cuộc sống của các em; mỗi sinh viên
tự đánh giá được những ưu nhược điểm của bản thân, biết lựa chọn cho mình một lối
sống phù hợp, biết tự kiềm chế, tự kiểm soát, biết làm chủ bản thân, tự bảo vệ được
mình trước những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường xã hội. Thứ hai, tác giả đã đưa ra
một số biện pháp giáo dục thái độ về lối sống, văn hóa giao tiếp: nhận thức đúng là cơ sở
để hình thành tình cảm, thái độ, niềm tin cho sinh viên, niềm tin là động lực, là sức mạnh
để chuyển hóa ý thức thành hành vi; xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp lành mạnh
thông qua sự gương mẫu của cán bộ, giảng viên, trong đánh giá sinh viên cần công bằng,
khách quan, chính xác, kịp thời tạo cho sinh viên có thái độ đúng và niềm tin vững chắc
vào các lực lượng giáo dục trong nhà trường; gia đình cần quan tâm đến lối sống, quan
hệ, cách ứng xử của con em mình. Thứ ba, tác giả đã đưa ra một số biện pháp giáo dục kỹ
năng văn hóa giao tiếp - ứng xử: trong dạy học, giảng viên có thể đưa ra các tình huống
giao tiếp ứng xử tạo cơ hội cho sinh viên tập luyện, hình thành kỹ năng giao tiếp, ứng xử
có văn hóa; mỗi giảng viên phải thực sự là tấm gương tốt trong lối sống, hành vi giao tiếp
- ứng xử để sinh viên noi theo; giảng viên khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong
học tập, thi cử, nhắc nhở, uốn nắn, xử lý nghiêm những sinh viên vi phạm những quy
định chung của nhà trường; bản thân mỗi sinh viên cần nhận thức rõ sự cần thiết của văn
hóa giao tiếp, tự giác kiên trì rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu không ngừng để hoàn hiện
nhân cách của bản thân đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Theo nhóm tác giả Lê Hoàng Việt Lâm và Nguyễn Phước Thạnh,
2020 trong nghiên cứu “Văn minh đô thị Việt Nam nhìn từ thái độ, hành vi ứng xử của
người sử dụng mạng xã hội trước những thông tin liên quan đến COVID-19”, nhóm tác
giả đã đưa ra một số nội dung quan trọng. Đó là đã đưa ra giải pháp để giảm thiểu sự
thiếu văn minh, những thông tin không chính xác trên mạng xã hội Việt Nam trong đại
dịch COVID và một số biện pháp để tránh việc người dùng đưa những thông tin sai lệch
lên mạng xã hội: việc nhận thức chưa đúng hay do bị ảnh hưởng bởi những thông tin
không chính xác dẫn đến hành vi đăng tải, chia sẻ và bình luận những thông tin sai lệch
hay có những việc làm nghiêm trọng dẫn đến vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt nghiêm
minh hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Luật An ninh mạng; cần lên
13
tiếng, phản đối, tố cáo những thông tin mà bạn cho là sai lệch, không được thờ ơ với
thông tin không chính xác. Mỗi người cần có nhận thức rõ ràng để nhận ra thông tin sai
lệch, tránh bị ảnh hưởng bởi những thông tin xấu gây hoang mang, lo lắng cho bản thân.
Bản thân mỗi cá nhân cần biết nhận thức và lựa chọn những thông tin cần thiết và chính
xác. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc, tuyên truyền và hướng dẫn
người dùng mạng xã hội để có sự lựa chọn thông tin đúng và chính xác nhất cũng như
trong việc chọn những “trang web, fanpage chính thống của các tổ chức chính trị xã hội”
hay của những cá nhân thật sự có uy tín để theo dõi; tránh việc người dùng mạng xã hội
bị “ngộ độc thông tin”. Các hành vi cung cấp những thông tin sai lệch trên mạng xã hội
phải được đưa ra nhiều biện pháp, chế tài để xử lý, đặc biệt là các thông tin không chính
xác về COVID-19. Để cho những người sử dụng mạng xã hội tích cực lên tiếng phản đối
các thông tin không chính xác cũng cần có các chính sách để khuyến khích, cổ vũ họ
nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa ứng xử tốt đẹp của nước ta trên không gian mạng
trong thời đại 4.0 hiện nay.
Nhìn chung, các tác giả đã có những đóng góp quan trọng trong việc đưa ra những
giải pháp nhằm giảm thiểu ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội. Các giải pháp được
các tác giả đề xuất một cách cụ thể, chi tiết. Các công trình nghiên cứu đã có những đóng
góp rất lớn trong việc khắc phục thực trạng ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội đồng
thời các công trình nghiên cứu còn là tiền đề, cơ sở lý luận phục vụ cho công trình nghiên
cứu của nhóm chúng tôi.

3. Những khía cạnh chưa được đề cập trong lịch sử nghiên cứu
Tuy đã có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về thực trạng và ảnh hưởng của hành vi
ứng xử thiếu văn hóa, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào nói về đánh giá của giới trẻ về
thực trạng và ảnh hưởng của hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội một cách cụ
thể.
Tính mới của đề tài: Bổ sung cho lịch sử nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu đi vào
đối tượng cụ thể là giới trẻ. Cụ thể, nhằm đánh giá thực trạng và mức độ ảnh hưởng của
hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội đối với giới trẻ một cách rõ hơn. Từ đó
chỉ ra nguyên nhân cũng như đưa ra những biện pháp hiệu quả để hạn chế tình trạng ứng
xử thiếu văn hóa của giới trẻ trên mạng xã hội. Chính vì thế nhóm chúng tôi đã quyết

14
định nghiên cứu về đề tài “Đánh giá của giới trẻ Việt Nam về thực trạng và mức độ ảnh
hưởng của hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội”.

NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP


1. Thiết kế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu hỗn hợp (định tính kết hợp phân tích dữ liệu định lượng).
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (tiến hành đọc, phân tích tài liệu thông
qua các đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án, tài liệu nước ngoài).
+ Nghiên cứu định tính: tiến hành đọc và phân tích tài liệu tham khảo dưới
dạng tường thuật, mô tả.
+ Nghiên cứu định lượng: tiến hành đọc và phân tích tài liệu tham khảo dưới
dạng số hoặc định danh.
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc sử dụng bảng hỏi, tiến
hành khảo sát bằng bảng hỏi trực tuyến trên mạng xã hội.
+ Nghiên cứu định lượng: lượng hóa các biến số của 4 mục tiêu nghiên cứu để
đưa vào bảng hỏi khảo sát: thực trạng, ảnh hưởng, nguyên nhân, giải pháp.
- Sử dụng thang thang đo Likert 5 mức để đo lường các biến số.
- Phương pháp tổng hợp các bảng hỏi, các tài liệu để phục vụ cho nghiên cứu.

2. Định nghĩa vận hành khái niệm


- Giới trẻ: là giới trẻ có độ tuổi từ 16 đến 30.
- Hành vi ứng xử thiếu văn hóa: là tình trạng xuống cấp trong lối giao tiếp ứng xử.
- Mạng xã hội: thực trạng và ảnh hưởng của hành vi ứng xử thiếu văn hóa nhiều
nhất ở Facebook.

3. Biến số - Cách đo

Khái niệm Chỉ số Biến số Thang đo

Thực trạng hành Biểu hiện - Ngôn ngữ thô tục, chửi thề, không Thang đo
vi ứng xử thiếu trong sáng. Likert 5
văn hóa trên - Loang truyền thông tin sai sự thật. mức độ

15
mạng xã hội. - Có thái độ phân biệt đối xử, kỳ thị,
tẩy chay.
- Lợi dụng mạng xã hội để trục lợi.
- Livestream bôi nhọ, đánh giá người
khác.
- Xúc phạm lẫn nhau.
- Đăng và chia sẻ các video có hại,
nhạy cảm.
- Quấy rối người khác.

Tuổi - Từ 16-22 tuổi.


- Từ 22-30 tuổi.
- Từ trên 30 tuổi.

Nguyên nhân Chủ quan - Ý thức sử dụng mạng xã hội chưa Thang đo
dẫn đến các hành tốt. Likert 5
vi ứng xử thiếu - Tâm lý bốc đồng, thích thể hiện cái mức độ
văn hóa trên tôi, tạo sự chú ý.
mạng xã hội. - Đạo đức xuống cấp.
- Vốn từ ngữ hạn chế.
- Thiếu kiến thức giao tiếp.

Khách quan - Ảnh hưởng từ môi trường sống


không tốt.
- Thiếu sự quan tâm của gia đình.
- Sự hạn chế của công tác giáo dục ở
trường.
- Tác động từ người nổi tiếng.
- Tác động từ những người tham gia
mạng xã hội.
- Thiếu sự kiểm soát, chế tài răn đe.

Ảnh hưởng của Mức độ ảnh - Đạo đức: Thang đo

16
hành vi thiếu văn hưởng ở góc độ • Chỉ nghĩ đến bản thân. Likert 5
hóa trên mạng xã cá nhân • Thiếu tôn trọng người khác. mức độ
hội đối với giới • Vi phạm pháp luật.
trẻ Việt Nam. - Hành vi ứng xử:
• Gây xung đột, cãi vã, bạo lực.
• Ăn nói xấc xược, hỗn láo.
• Mất khả năng kiểm soát hành
vi.
- Tâm lý, tình cảm:
• Bị trầm cảm.
• Mất phương hướng, không biết
phân biệt đúng sai.
• Khó hòa nhập, giao tiếp với
cộng đồng.
• Bị cô lập, xã hội xa lánh.

Mức độ ảnh - Văn hóa:


hưởng ở góc độ • Hành vi, lời nói không đúng
xã hội chuẩn mực bùng phát ảnh
hưởng đến thế hệ trẻ.
• Đi ngược thuần phong mỹ tục.
• Phá vỡ những giá trị văn hóa
truyền thống.
- Lối sống:
• Sống nhanh, sống gấp, khó
kiểm soát chọn lựa của người
trẻ.
• Vô cảm.
• Thiếu sự tương tác lành mạnh.
• Kém văn minh, phát triển.

Biện pháp hạn Cá nhân - Nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội. Thang đo

17
chế những ảnh - Mỗi người tự chủ, xây dựng văn hóa Likert 5
hưởng tiêu cực ứng xử, có phương pháp và định mức độ
của hành vi ứng hướng sử dụng mạng xã hội phù hợp.
xử thiếu văn - Biết làm chủ và kiểm soát được các
hóa trên mạng xã hành vi của bản thân.
hội đối với giới - Chấp hành theo Luật và Bộ quy tắc
trẻ Việt Nam. ứng xử.

Gia đình - Chú ý, quan tâm đến các bạn trẻ.


- Góp ý, điều chỉnh cách ứng xử.
- Gương mẫu trong hành vi ứng xử.

Nhà trường - Đưa những học phần giao tiếp vào


chương trình chính khóa.
- Có hệ thống giáo dục bài bản, linh
hoạt.
- Tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh
mạng.

Xã hội - Có những chế tài xử phạt nghiêm


minh hành vi sai trái.
- Tuyên dương những hành động đẹp.
- Sử dụng các giải pháp về công nghệ
hỗ trợ xây dựng văn hóa ứng xử trên
mạng xã hội.

4. Chiến lược chọn mẫu


- Điều tra dân số: giới trẻ Việt Nam từ 16 đến 30 tuổi đang sử dụng mạng xã hội.
- Lựa chọn tính mẫu theo công thức Cochran (1977), do không thể biết số lượng
chính xác của dân số nghiên cứu vì số lượng dân số nghiên cứu ở đây rất lớn.
- Tiến hành tính kích cỡ mẫu:
𝑧 2 𝑝(1−𝑝) 2
1,96 ×0,5×(1−0,5)
𝑛= = 2 = 384 (làm tròn kích cỡ mẫu lên 400 mẫu)
𝑒2 0,05

18
Trong đó: - Độ tin cậy: 95% => z = 1,96.
- Tỷ lệ mẫu được chọn p = 0,5.
- Sai số cho phép e = 5% = 0.05.
- Tiến hành phân tầng mẫu trên khách thể:
Giới tính Nam Nữ
Số phiếu 200 phiếu 200 phiếu

5. Phương pháp nghiên cứu


5.1. Quy trình thu thập dữ liệu

Dữ liệu Phương pháp nghiên cứu Cách tiến hành

- Phân tích lý thuyết: phân - Tiến hành theo các bước:


tích các tài liệu để đưa vào ● Tìm kiếm thông tin: tìm kiếm các tài liệu
bảng tóm. liên quan đến đề tài nghiên cứu, các tài liệu
- Phân loại lý thuyết: theo 4 đó có thể là luận văn, luận án, các tạp chí
mục tiêu nghiên cứu. khoa học.
- Tổng hợp lý thuyết: để viết ● Chọn lọc thông tin phù hợp với mục tiêu
lịch sử nghiên cứu. nghiên cứu của đề tài.
Thứ - Hệ thống hóa lý thuyết: viết ● Đọc và xử lý thông tin: tóm tắt tài liệu
cấp tổng quan nghiên cứu. (luận điểm, luận cứ, luận chứng).
● Phân loại tài liệu theo 4 mục tiêu nghiên
cứu: thực trạng, ảnh hưởng, nguyên nhân,
giải pháp.
● Viết lịch sử nghiên cứu theo từng mục tiêu.
● Hệ thống thành cơ sở lý luận và đưa ra
nhận xét, đánh giá .
● Lập danh mục tài liệu tham khảo.
+ Sử dụng thang thang đo - Tiến hành theo các bước:
Likert 5 mức để đo lường các ● Đo các biến số theo 4 mục tiêu nghiên cứu.
Sơ cấp biến số về 4 mục tiêu nghiên ● Dựa vào biến số làm bảng hỏi khảo sát
cứu. theo thang đo likert 5 mức.
+ Khảo sát bằng bảng hỏi (sử ● Xác định dân số nghiên cứu.

19
dụng bảng hỏi trên google ● Áp dụng công thức Cochran để tính kích
form, tiến hành khảo sát trực cỡ mẫu. 400 mẫu phân tầng theo giới tính.
tuyến). ● Tiến hành khảo sát giới trẻ từ 16-30 tuổi
đang sử dụng mạng xã hội để thu thập thông
tin cho 4 mục tiêu nghiên cứu.
- Lựa chọn khảo sát bằng bảng hỏi vì:
+ Lượng hóa các biến số cho 4 mục tiêu
nghiên cứu, giúp thu thập được khối lượng
lớn thông tin mà tiết kiệm được nhiều thời
gian và ít tốn kém.
+ Giúp xác định được mức độ, độ lớn, số
lượng của đối tượng nghiên cứu, cụ thể hoá
mục đích nghiên cứu.
+ Thông qua đó, đề ra những hướng nghiên
cứu cụ thể hay tìm ra những khía cạnh khác
nhau của vấn đề được nghiên cứu.

5.2. Quy trình xử lý dữ liệu


- Dữ liệu thứ cấp:
● Chọn lọc các tài liệu tham khảo có thể sử dụng và hữu ích
● Đọc và tóm tắt kết hợp sử dụng kiến thức và tư duy của người nghiên cứu
● Viết lịch sử nghiên cứu
● Hệ thống thành cơ sở lý luận, đưa ra nhận xét
● Lập danh mục tài liệu tham khảo
- Dữ liệu sơ cấp:
● Tổng hợp các bảng hỏi khảo sát
● Chọn lọc và xử lý các bảng hỏi: nhằm đảm bảo dữ liệu đã được thu thập đúng
cách, khách quan và theo đúng mục tiêu nghiên cứu ban đầu, cần xem xét và đánh giá giá
trị của các phiếu, từ đó chọn các phiếu có giá trị, loại bỏ các phiếu không đúng với yêu
cầu đã đề ra.
● Nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu: sử dụng phần mềm Excel
● Phân tích dữ liệu thống kê: sử dụng phần mềm SPSS
20
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn sẽ gồm các chương với những nội dung sau:
❖ Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã
hội.
1.1. Tổng quan về hành vi ứng xử thiếu văn hóa
1.2. Đặc điểm của hành vi ứng xử thiếu văn hóa
1.3. Mức độ ảnh hưởng của hành vi ứng xử thiếu văn hóa
❖ Chương 2: Thực trạng hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội ở Việt
Nam.
2.1. Thực trạng
2.2. Đánh giá thực trạng
❖ Chương 3: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên
mạng xã hội đối với giới trẻ Việt Nam.
3.1. Ảnh hưởng đến cá nhân
3.2. Ảnh hưởng đến xã hội
❖ Chương 4: Nguyên nhân của hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội.
4.1. Nguyên nhân khách quan
4.2. Nguyên nhân chủ quan
4.3. Đánh giá các nguyên nhân
❖ Chương 5: Giải pháp khắc phục hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội.
5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
5.1.1. Lý thuyết
5.1.2. Thực tiễn
5.2. Giải pháp
5.2.1. Từ gia đình, nhà trường, xã hội
5.2.2. Từ cơ quan chức năng
5.2.3. Từ ý thức giới trẻ

21
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu sẽ được tiến hành từ:

THỜI GIAN (THÁNG)


STT CÔNG VIỆC
1 2 3 4 5 6

Tìm đọc, hệ thống tài liệu tham


1
khảo

2 Thiết kế nghiên cứu

3 Viết đề cương

4 Thu thập xử lý dữ liệu nghiên cứu

5 Viết luận văn

6 Bảo vệ luận văn

22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:
1. Phạm Kim Thoa, 2014. Khảo sát thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên trường
Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên. Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, số 15, tập 06, trang 181-186.
2. Lê H. V. Lâm và Nguyễn P. Thạnh, 2020. Văn minh đô thị Việt Nam nhìn từ thái
độ, hành vi ứng xử của người sử dụng mạng xã hội trước những thông tin liên quan
đến Covid-19. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, số 15, tập
06, trang 119-127.
3. Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái, 2014. Sử dụng mạng xã hội trong sinh
viên Việt Nam. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8, tập 81, trang 50-61.
4. Nguyễn Ngọc Bích Trâm và Nguyễn Thị Mai Trang, 2015. Các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook tại Việt Nam. Tạp chí phát triển Khoa
học và Công nghệ, tập 18, 90-103.
5. Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái, 2015. Các loại hình hoạt động trên
mạng xã hội của sinh viên và những yếu tố ảnh hưởng. Tạp chí Khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội, tập 31, số 2, trang 1-10.
6. Nguyễn Lan Nguyên, 2020. Tác động của mạng xã hội facebook đến sinh viên hiện
nay: Thực trạng và đề xuất chính sách. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà
Nội: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, tập 36, số 2, trang 90-99.
7. Bùi Thị Ngọc Hân, 2013. Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh hệ
Trung cấp Chuyên nghiệp Trường trung cấp Đông Dương tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh.
8. Nguyễn Lan Nguyên, 2020. Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội facebook
đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay. Luận án Tiến sĩ Xã hội học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
9. Nguyễn Thế Dân, 2014. Giáo dục lối sống – văn hóa giao tiếp cho sinh viên
Trường Đại học Phú Yên. Tạp chí Khoa học, số 7, trang 17-24.
10. Đỗ Thùy Trang, 2018. Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông. Luận án
Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.

23
11. Lê Thi, 2015. Văn hóa ứng xử của người Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học xã
hội Việt Nam, số 11, trang 89-93.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH:
1. Amanda Lenhart and associates, 2011. Teens, kindness and cruelty on social
network sites. Pew Research Center.
2. Nguyen Ngoc Ha, 2020. Behavior on Social Networks Affects the Behavioral
Culture of Students. South Asian Research Journal of Humanities and Social
Sciences, Volume-2, Issue-5, Pages 379-384.
3. Kaplan and associates, 2010. Users of the world, unite! The challenges and
opportunities of Social Media. Business Horizons magazine, Volume-53, Issue-1,
Pages 59-68.
4. Dr. K .R. Subramanian, 2017. Influence Of Social Media In Interpersonal
Communication. International Journal Of Scientific Progress And Research,
Issue-109, Volume-38, Number-02, Pages 70-75.
TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN:
1. Báo điện tử Dân trí, Ứng xử thiếu văn hóa của giới trẻ trên mạng xã hội,
https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/ung-xu-thieu-van-hoa-cua-gioi-tre-tren-mang-
xa-hoi-1414887139.htm, truy cập 04/11/2021.
2. Báo điện tử VTV News, Những hành xử kém văn minh trên mạng xã hội,
https://vtv.vn/chuyen-dong-24h/nhung-hanh-xu-kem-van-minh-tren-mang-xa-hoi-
20200320142254296.htm, truy cập 04/11/2021.
3. Trang thông tin điện tử về gia đình, Mạng xã hội và vấn đề ứng xử văn hóa: Thực
trạng và giải pháp, http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/mang-xa-hoi-va-van-de-ung-xu-
van-hoa-thuc-trang-va-giai-phap/, truy cập 04/11/2021.

24
PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

PHIẾU KHẢO SÁT


VẤN ĐỀ HÀNH VI ỨNG XỬ THIẾU VĂN HÓA CỦA GIỚI TRẺ
VIỆT NAM TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Kính chào anh/ chị:
Nhóm chúng tôi đến từ Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Như
anh/chị đã biết, hiện nay, hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội đang là một
trong những vấn đề nhức nhối được nhiều người quan tâm. Hành vi ứng xử thiếu văn hóa
trên mạng xã hội đang diễn ra ngày càng có xu hướng gia tăng, biểu hiện rõ nhất ở giới
trẻ. Nó không những gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với cá nhân các bạn trẻ mà
còn ảnh hưởng tới toàn xã hội. Nhận thức rõ đây là một vấn đề đáng báo động và cần
được giải quyết nhanh chóng, nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu
“Đánh giá của giới trẻ Việt Nam về thực trạng và mức độ ảnh hưởng của hành vi ứng xử
thiếu văn hóa trên mạng xã hội”. Rất mong anh/chị hãy dành chút thời gian của mình
hoàn thành phiếu khảo sát của chúng tôi. Những đóng góp ý kiến của anh/chị là những
thông tin vô cùng quan trọng để chúng tôi hoàn thành đề tài. Chúng tôi đảm bảo các
thông tin cá nhân trong phiếu khảo sát này hoàn toàn được bảo mật và chỉ được sử dụng
phục vụ nhu cầu nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
I. NỘI DUNG KHẢO SÁT:
Anh/chị vui lòng tô đậm vào câu trả lời của các câu hỏi dưới đây. Câu hỏi khảo sát được
đánh giá theo thang đo Likert 5 mức với các giá trị:
➀: Hoàn toàn không đồng ý ➁: Không đồng ý

➂: Phân vân ➃: Đồng ý


➄: Hoàn toàn đồng ý

PHẦN 1: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

Câu 1: Theo anh/chị, giới trẻ Việt Nam sử dụng nhiều nhất là mạng xã hội nào?
1. Facebook ➀➁➂➃➄

25
2. Instagram ➀➁➂➃➄

3. Youtube ➀➁➂➃➄
4. Twitter ➀➁➂➃➄
5. WhatApp ➀➁➂➃➄

6. Zalo ➀➁➂➃➄
Câu 2: Theo anh/chị, đang có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa nào trên mạng
xã hội ?
1. Ngôn ngữ thô tục, chửi thề, không trong sáng ➀➁➂➃➄

2. Xúc phạm lẫn nhau ➀➁➂➃➄


3. Loang truyền thông tin sai sự thật ➀➁➂➃➄
4. Có thái độ phân biệt đối xử, kỳ thị, tẩy chay ➀➁➂➃➄

5. Lợi dụng mạng xã hội để trục lợi ➀➁➂➃➄


6. Livestream bôi nhọ, đánh giá người khác ➀➁➂➃➄

7. Đăng và chia sẻ các video có hại, nhạy cảm ➀➁➂➃➄


8. Quấy rối người khác ➀➁➂➃➄
Câu 3: Theo anh/chị, hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội nhiều nhất ở
độ tuổi nào ?
1. Từ 16-22 tuổi ➀➁➂➃➄

2. Từ 22-30 tuổi ➀➁➂➃➄


3. Từ trên 30 tuổi ➀➁➂➃➄

PHẦN 2: KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN

Câu 1: Theo anh/chị, tác nhân nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến các
hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội?
1. Ý thức sử dụng mạng xã hội chưa tốt ➀➁➂➃➄

2. Tâm lý bốc đồng, thích thể hiện cái tôi, tạo sự chú ý ➀➁➂➃➄
3. Đạo đức xuống cấp ➀➁➂➃➄
4. Vốn từ ngữ hạn chế ➀➁➂➃➄
26
5. Thiếu kiến thức giao tiếp ➀➁➂➃➄
Câu 2: Theo anh/chị, tác nhân nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến các
hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội?
1. Ảnh hưởng từ môi trường sống không tốt ➀➁➂➃➄
2. Thiếu sự quan tâm của gia đình ➀➁➂➃➄
3. Sự hạn chế của công tác giáo dục ở trường. ➀➁➂➃➄
4. Tác động từ người nổi tiếng ➀➁➂➃➄

5. Tác động từ những người tham gia mạng xã hội ➀➁➂➃➄

6. Thiếu sự kiểm soát, chế tài răn đe ➀➁➂➃➄

PHẦN 3: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG

Câu 1: Theo anh/chị, hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội đang ảnh
hưởng đến những mặt nào đối với cá nhân giới trẻ và xã hội?
1. Đạo đức giới trẻ ➀➁➂➃➄

2. Hành vi ứng xử của giới trẻ ➀➁➂➃➄

3. Tâm lý, tình cảm của giới trẻ ➀➁➂➃➄

4. Văn hóa của xã hội ➀➁➂➃➄


5. Lối sống của xã hội ➀➁➂➃➄
Câu 2: Theo anh/chị, đạo đức của giới trẻ bị ảnh hưởng như thế nào bởi các hành vi
ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội?
1. Chỉ nghĩ đến bản thân ➀➁➂➃➄

2. Thiếu tôn trọng người khác ➀➁➂➃➄


3. Vi phạm pháp luật ➀➁➂➃➄
Câu 3: Theo anh/chị, hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội sẽ ảnh hưởng
đến hành vi ứng xử trong xã hội của giới trẻ như thế nào?
1. Gây xung đột, cãi vã, bạo lực ➀➁➂➃➄

2. Ăn nói xấc xược, hỗn láo ➀➁➂➃➄

3. Mất khả năng kiểm soát hành vi ➀➁➂➃➄

27
Câu 4: Theo anh/chị, tâm lý giới trẻ bị ảnh hưởng như thế nào bởi các hành vi ứng
xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội ?
1. Bị trầm cảm ➀➁➂➃➄

2. Mất phương hướng, không biết phân biệt đúng sai ➀➁➂➃➄
3. Khó hòa nhập, giao tiếp với cộng đồng ➀➁➂➃➄
4. Bị cô lập, xã hội xa lánh ➀➁➂➃➄
Câu 5: Theo anh/chị, hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội có tác động gì
đến văn hóa của xã hội?
1. Hành vi, lời nói không đúng chuẩn mực bùng phát ➀➁➂➃➄
ảnh hưởng đến thế hệ trẻ
2. Đi ngược thuần phong mỹ tục ➀➁➂➃➄

3. Phá vỡ những giá trị văn hóa truyền thống ➀➁➂➃➄


Câu 6: Theo anh/chị, lối sống xã hội sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi những hành vi
ứng xử thiếu văn hóa?
1. Sống nhanh, sống gấp, khó kiểm soát chọn lựa ➀➁➂➃➄
của người trẻ
2. Vô cảm ➀➁➂➃➄

3. Thiếu sự tương tác lành mạnh ➀➁➂➃➄

4. Kém văn minh, phát triển ➀➁➂➃➄

PHẦN 4: KHẢO SÁT GIẢI PHÁP

Câu 1: Theo anh/chị, biện pháp tốt nhất để cá nhân có thể tự khắc phục những
hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội là gì?
1. Nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội ➀➁➂➃➄

2. Mỗi người tự chủ, xây dựng văn hóa ứng xử, có ➀➁➂➃➄
phương pháp và định hướng sử dụng MXH phù hợp
3. Biết làm chủ và kiểm soát được các hành vi của bản thân ➀➁➂➃➄

4. Chấp hành theo Luật và Bộ quy tắc ứng xử ➀➁➂➃➄

28
Câu 2: Theo anh/chị, gia đình cần có biện pháp gì để giúp giới trẻ tránh những hành
vi ứng xử thiếu văn hóa?
1. Chú ý, quan tâm đến các bạn trẻ ➀➁➂➃➄

2. Góp ý, điều chỉnh cách ứng xử ➀➁➂➃➄


3. Gương mẫu trong hành vi ứng xử ➀➁➂➃➄
Câu 3: Theo anh/chị, nhà trường cần làm gì để khắc phục tình trạng ứng xử thiếu
văn hóa của giới trẻ?
1. Đưa những học phần giao tiếp vào chương trình chính khóa ➀➁➂➃➄
2. Có hệ thống giáo dục bài bản, linh hoạt ➀➁➂➃➄

3. Tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng ➀➁➂➃➄


Câu 4: Theo anh/chị, xã hội nên có những biện pháp nào sau đây để hạn chế hành vi
ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội ?
1. Có những chế tài xử phạt nghiêm minh hành vi sai trái ➀➁➂➃➄

2. Tuyên dương những hành động đẹp ➀➁➂➃➄

3. Sử dụng các giải pháp về công nghệ hỗ trợ xây dựng ➀➁➂➃➄
văn hóa ứng xử trên mạng xã hội

II. KHẢO SÁT THÔNG TIN CÁ NHÂN:


Anh/chị vui lòng đánh dấu (x) hoặc điền câu trả lời vào các câu hỏi bên dưới.
1. Giới tính của anh/chị:
◻ Nam ◻ Nữ
2. Độ tuổi của anh/chị hiện tại:
◻ Từ 16 – 22 tuổi ◻ Từ 22 – 30 tuổi ◻ Trên 30 tuổi
3. Anh/chị hiện tại đang công tác trong ngành nghề:
...........................................................................................................................

29
CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ ANH, CHỊ

30
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Lớp: DHKQ16ATT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Nhóm: 05
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

1. Phân công công việc:


Vai trò
STT Họ và tên MSSV Phân công công việc
trong nhóm
- Phân chia nhiệm vụ cho
các thành viên.
- Tìm tài liệu tham khảo
- Tóm tắt 2 tài liệu tham
khảo
- Hoàn thành các mục
sau của đề cương: lý do
chọn đề tài, giả thuyết
nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, ý
nghĩa khoa học, ý nghĩa
thực tiễn, lịch sử nghiên
cứu, những khía cạnh
chưa được đề cập trong
1 Đỗ Thị Hồng Diễm 20009961 Nhóm trưởng
lịch sử nghiên cứu, thiết
kế nghiên cứu, định
nghĩa vận hành khái
niệm, biến số - cách đo,
chiến lược chọn mẫu,
quy trình thu thập dữ
liệu, quy trình xử lý dữ
liệu, cấu trúc dự kiến của
đề tài, kế hoạch thực
hiện, bảng hỏi khảo sát.
- Tổng hợp bài làm và
chỉnh sửa.
- Trình bày và hoàn
thành word.
- Tìm tài liệu tham khảo
- Tóm tắt 2 tài liệu tham
Nguyễn Thị Cẩm
2 20008371 Thành viên khảo
Duyên
- Hoàn thành các mục
sau của đề cương: mục

31
tiêu nghiên cứu, các khái
niệm, lịch sử nghiên cứu,
định nghĩa vận hành khái
niệm, bảng hỏi khảo sát.
- Tìm tài liệu tham khảo
- Tóm tắt 2 tài liệu tham
khảo
- Hoàn thành các mục
sau của đề cương: lý do
3 Trần Thị Mỹ Huyền 20057831 Thành viên
chọn đề tài, câu hỏi
nghiên cứu, các khái
niệm, lịch sử nghiên cứu,
định nghĩa vận hành khái
niệm, bảng hỏi khảo sát.
- Tìm tài liệu tham khảo
- Tóm tắt 2 tài liệu tham
khảo
- Hoàn thành những mục
sau của đề cương: lý do
4 Ngô Thị Kim Liên 18043761 Thành viên
chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, các khái
niệm, lịch sử nghiên cứu,
định nghĩa vận hành khái
niệm, bảng hỏi khảo sát.
- Tìm tài liệu tham khảo
- Tóm tắt 2 tài liệu tham
khảo
- Hoàn thành các mục
sau của đề cương: giả
5 Trần Tú Trinh 20019401 Thành viên
thuyết nghiên cứu, các
khái niệm, lịch sử nghiên
cứu, định nghĩa vận hành
khái niệm, bảng hỏi khảo
sát.
- Tìm tài liệu tham khảo
- Tóm tắt 2 tài liệu tham
khảo
6 Trần Cẩm Tú 20030771 Thành viên - Hoàn thành các mục
sau của đề cương: mục
tiêu nghiên cứu, các khái
niệm, lịch sử nghiên cứu,

32
định nghĩa vận hành khái
niệm, biến số - cách đo,
quy trình thu thập dữ
liệu, bảng hỏi khảo sát.
- Tìm tài liệu tham khảo
- Tóm tắt 2 tài liệu tham
khảo
7 Nguyễn Đình Tỷ 19430291 Thành viên - Hoàn thành các mục
sau của đề cương: mục
tiêu nghiên cứu, bảng hỏi
khảo sát.

2. Kết quả đánh giá:

Chất
TT Mức độ Mức độ lượng Nhận xét,góp ý của Tổng
Họ và Tên
tham gia đóng góp đóng nhóm điểm
góp
Hoàn thành tốt
nhiệm vụ nhóm
trưởng và công việc
1 Đỗ Thị Hồng Diễm A A A A
của nhóm, hỗ trợ
mọi người chỉnh sửa
và hoàn thiện bài.
Có đóng góp ý kiến
nhóm, chủ động
Nguyễn Thị Cẩm
2 A A B trong nhiệm vụ của A
Duyên
mình, hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
Có đóng góp ý kiến
nhóm, hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
3 Trần Thị Mỹ Huyền A B B B
Tuy nhiên, bài làm
còn sai sót nhiều,
cần làm tốt hơn.
4 Ngô Thị Kim Liên A A A Có đóng góp ý kiến A

33
nhóm, hoàn thành
bài tốt, chất lượng.
Có đóng góp ý kiến
nhóm, chủ động
5 Trần Tú Trinh A A B trong nhiệm vụ của A
mình, hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
Có đóng góp ý kiến
nhóm, hoàn thành
6 Trần Cẩm Tú A A A nhiệm vụ được giao, A
có hỗ trợ nhóm
trưởng khi cần.
Có đóng góp ý kiến
nhóm. Tuy nhiên,
không tham gia đầy
đủ các công việc của
7 Nguyễn Đình Tỷ B C C C
nhóm, bài làm còn
sai sót, có nhiệm vụ
còn chưa hoàn
thành.

Các thành viên đồng ý với kết quả đánh giá trên.
Họ tên và chữ ký của Nhóm trưởng…………………………………..
Họ tên và chữ ký của Thành viên 1 …………………………………
Họ tên và chữ ký của Thành viên 2 …………………………………..
Họ tên và chữ ký của Thành viên 3 …………………………………..
Họ tên và chữ ký của Thành viên 4 …………………………………..
Họ tên và chữ ký của Thành viên 5 …………………………………..
Họ tên và chữ ký của Thành viên 6…………………………………...

34

You might also like