You are on page 1of 36

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

ẢNH HƯỞNG CỦA VẤN ĐỀ KẸT XE ĐỐI VỚI


NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Môn học: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Lớp học phần: DHKT16M
Mã học phần: 420300319807
Tên nhóm: NHÓM 10

TIỂU LUẬN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

ẢNH HƯỞNG CỦA VẤN ĐỀ KẸT XE ĐỐI VỚI


NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Môn học: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Lớp học phần: DHKT16M
Mã học phần: 420300319807
Tên nhóm: NHÓM 10

STT HỌ VÀ TÊN MSSV Chữ ký


1 Trần Anh Tuấn 20001801

2 Nguyễn Ngọc Thanh Trúc 20029561

3
Cao Nguyễn Khánh Duy 20113251

4 Trần Thị Kim Huyền 20005881

5 20028971
Nguyễn Thị Ngọc Hân

6 Nguyễn Thị Thái Huyền 20068011


TIỂU LUẬN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
TỔ GIÁO DỤC HỌC

BẢN CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA


(ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU)
Học kỳ 2 năm học 2022 - 2023
Lớp: DHKT16M Nhóm 10

Đề tài: Nghiên cứu nguyên nhân, thực trạng giải pháp giảm tải tình trạng kẹt xe
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Điểm tiểu luận nhóm

CLOs Nội dung Nhận xét Điểm


Lý do chọn đề tài
/0.50
Mục tiêu nghiên
cứu /0.50
Phần Câu hỏi nghiên cứu /0.25
mở đầu Đối tượng/
(2) phạm vi nghiên cứu
/0.25
Ý nghĩa khoa học
/0.25
Ý nghĩa thực tiễn
/0.25
Tổng Dàn ý
quan tài /0.25
CL 2 liệu Nội dung
(1.5) /1.25
Thiết kế nghiên
Phương cứu /0.25
pháp Phương pháp
nghiên nghiên cứu /1.25
cứu Chọn mẫu
/0.50
(3)
Bảng khảo sát
/1.00
Diễn đạt/ Chính tả
Hình
/0.25
thức
(0.5) Hình thức trình bày
/0.25
Paraphrasing
/0.75
Ghi nguồn đầy đủ
Trích cho các trích dẫn
dẫn và trong bài /0.25
tài liệu Trình bày trích dẫn
CL 4 trong bài /0.25
tham
khảo Số lượng/ chất
(2) lượng tài liệu tham
khảo /0.25
Trình bày danh
mục TLTK /0.50
Tổng điểm (a)
/9.00

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM


CLO STT Họ và Tên Xếp loại Điểm quy đổi Điểm tổng kết
(b) (a+b)
1 Trần Anh Tuấn A /1.0
2 Nguyễn Ngọc Thanh Trúc A /1.0
3 Cao Nguyễn Khánh Duy A /1.0
CLO 4
4 Trần Thị Kim Huyền A /1.0
5 Nguyễn Thị Ngọc Hân A /1.0
6 Nguyễn Thị Thái Huyền A /1.0

GV chấm bài 1 GV chấm bài 2


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................7

1. Lí do chọn đề tài/tính cấp thiết của đề tài....................................................................7

2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................8

2.1. Mục tiêu chính....................................................................................................8

2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................8

3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................9

4.1. Đối tượng.............................................................................................................9

4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................9

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................................9

5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài...............................................................................9

5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................................................10

TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................................10

1. Các khái niệm............................................................................................................10

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước theo khung khái niệm.........................11

3. Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó......13

NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP...................................................................................14

1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................14

2. Chọn mẫu..................................................................................................................15

3. Thiết kế câu hỏi khảo sát...........................................................................................16

4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................19

4.1. Quy trình thu thập dữ liệu...............................................................................19

4.2. Xử lý số liệu.......................................................................................................19

CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN..................................................................20

5
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI..............................................................................21

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................23

PHỤ LỤC......................................................................................................................24

PHỤ LỤC 1...................................................................................................................24

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN............................................................................24

PHIẾU KHẢO SÁT................................................................................................25

PHỤ LỤC 2...................................................................................................................28

BIÊN BẢN HOẠT ĐỘNG NHÓM........................................................................28

6
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN, THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP GIẢM TẢI
TÌNH TRẠNG KẸT XE TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài/tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay tình trạng kẹt xe là một vấn đề nan giải mà bất kể các quốc gia đang
phát triển nào cũng đặc biệt rất quan tâm. Riêng Việt Nam đặc biệt tại Thành phố Hồ
Chí Minh giải quyết tình trạng kẹt xe là một vấn đề gây rất nhiều vấn đề tranh cãi và
gặp nhiều khó khăn.
Hàng chục ngàn người tại Thành phố Hồ Chí Minh phải chôn chân bởi kẹt xe.
Trên những tuyến đường ngày thường ngày đi chỉ mất khoảng mươi đến mười lắm
phút nhưng khi tình trạng kẹt xe xảy ra kéo dài hơn cả giờ đồng hồ vẫn chưa vượt qua
được. Tình trạng kẹt xe làm cho người dân hết sức bức xúc, ảnh hưởng đến công việc,
cuộc sống của ngườ dân nơi đây.
Kẹt xe là một tình trạng xảy ra khi phương tiện tham gia giao thông tăng, dẫn
đến việc tốc độ tham gia giao thông chậm hơn, thời gian của chuyến đi dài và xe cộ
nối đuôi nhau ngày càng tăng,... Khi nhu cầu của con ngươi tham gia giao thông lớn,
sẽ làm tốc độ lưu thông chậm đị, gây ra tình trạng tắc nghẽn. [1]
Kẹt xe có thể do một số nguyên nhân như: điều kiện thời tiết, tai nạn giao thông,
thắng phanh gấp hay công trình đang thi công,... đều có thể tạo thành tình trạng kẹt
xe.
Một số địa điểm kẹt xe tại Thành phố Hồ Chí Minh như: Tại khu vực vòng xoay
Cây Gõ (quận 11) lúc nào cũng ùn tắc giao thông kéo dài hàng giờ đồng hồ. Hàng
ngàn người dân đi làm, học sinh đi học dường như dậm chân tại chỗ tại đường 3 tháng
2, Minh Phụng, Hồng Bàng (nối dài). Tình hình trở nên căng thẳng hơn khi các tuyến
xe buýt từ các nơi tiến về khu vực bến xe miền Tây và bến xe Chợ Lớn.
Tại các tuyến đường chính bị kẹt từ đường nhỏ, đường nhánh, đến các ngõ hẻm
cũng bị kẹt theo. Điển hình như trên tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 10),
Trường Chinh (quận Tân Bình),… khi giao thông bị ùn tắc thì lập tức các tuyến
đường nhỏ ngay khu vực đó như: Xuân Hồng (quận Tân Bình), Nguyễn Thái Bình,
Tô Hiến Thành, Thành Thái,… cũng không thoát khỏi tình trạng tương tự.

7
Với lượng phương tiện giao thông tăng đột biến, đặc biệt là xe máy, tình trạng
ùn tắc và kẹt xe diễn ra hàng giờ đồng hồ. Hậu quả gây ảnh hưởng đến thời gian di
chuyển, sức khỏe và sự tiện lợi của người dân và công cộng. Đặc biệt, tình trạng kẹt
xe cũng làm tăng chi phí vận chuyển, dẫn tới tình trạng ô nhiễm không khí tăng cao,
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và giảm năng suất làm việc, thành phố phát
triển chậm dần. Theo các chuyên gia về môi trường cho biết bình thường chỉ số
CO2, bụi và khí độc ở nội thành đã ở mức báo động nồng độ CO2 tăng lên rất nhiều
so với binh thường. Thời gian kẹt xe càng lâu, lượng khí độc càng tăng cao sẽ làm
cho sức khỏe con người ngày một suy giảm và có thể dẫn đến nguyên nhân phát sinh
những bệnh như ho, ung thư, nan y,…
Thực tế, vấn đề kẹt xe không còn lạ với chúng ta, tuy đã có nhiều biện pháp
nhằm giải quyết tình trạng kẹt xe nhưng cho đến hiện nay tình trạng này vẫn chưa có
dấu hiệu giảm bớt mà ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó giải quyết hơn..
Vì vậy, việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề kẹt xe ở thành phố Hồ Chí Minh
là rất cần thiết. Giải pháp làm giảm thiểu mức độ kẹt xe không chỉ giúp cải thiện
cuộc sống của người dân, mà còn góp phần phát triển bền vững của thành phố và
khu vực lân cận. Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình
giao thông và các nguyên nhân chính cho vấn đề kẹt xe ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ đó, có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tình trạng kẹt xe, bao
gồm cả các giải pháp ngắn hạn và dài hạn. Đó là lý do, nhóm chọn đề tài “Nghiên
cứu tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. Từ kết quả nghiên
cứu phần nào đó giúp cho người dân ý thức hơn trong việc tham gia giao thông
đế tránh tình trạng kẹt xe, giảm mức độ về vấn đề trên một cách đáng kể nhất.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chính
- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, phân tích và đề xuất các biện pháp khắc phục.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát tình trạng kẹt xe trên các tuyến đường của thành phố Hồ Chí Minh
- Tìm ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt xe của người dân thành phố Hồ
Chí Minh

8
- Tìm hiểu sự ảnh hưởng của việc kẹt xe đối với người dân thành phố Hồ Chí
Minh
- Đưa ra các đề xuất và biện pháp để giải quyết tình trạng kẹt xe của người dân
thành phố Hồ Chí Minh
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình trạng kẹt xe đã gây ra ảnh hưởng gì đối với người dân thành phố Hồ Chí
Minh?
- Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh?
- Làm sao để có thể hạn chế tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh?
- Đề xuất những biện pháp để có thể hạn chế tình trạng kẹt xe ở Thành phố Hồ
Chí Minh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Nghiên cứu dự kiến được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm
2023.
- Nghiên cứu được lên kế hoạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, do thời
gian và nguồn lực không nhiều nên nhóm chỉ có thể thực hiện thu thập thông tin khảo
sát online trên các nền tảng mạng xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu những khó khăn mà tình trạng kẹt xe gây ra
cho người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Khảo sát về khó khăn trong việc “kẹt xe” của người dân thành phố Hồ Chí
Minh, cho thấy thực trạng chung về những cản trở của việc kẹt xe. Bên cạnh đó là cách
giải quyết những khó khăn của việc kẹt xe. Kết quả của nghiên cứu này sẽ đóng góp
vào hệ thống kiến thức hiện có ở Việt Nam và tài liệu quốc tế về tình trạng kẹt xe của
người dân, tạo nền tảngg cho việc nghiên cứu và triển khai các dự án trong những thời
gian sắp tới.

9
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Hiểu đuợc những khó khăn trong vấn đề kẹt xe của người dân thành phố Hồ
Chí Minh. Giúp chúng ta nhận thấy sâu hơn về những tác động tiêu cực của việc kẹt
xe. Từ đó, đưa ra một số biện pháp giúp hạn chế những khó khăn và hỗ trợ người dân
như: quy hoạch đô thị thông minh, phát triển cơ sở hạ tầng, đưa ra chính sách hỗ trợ
giảm kẹt xe, đổi mới công nghê và tối ưu hoá tài nguyên,...
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các khái niệm
Dưới đây là một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài "Ảnh hưởng của vấn
đề kẹt xe đối với người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ":
1.1. Kẹt xe: là một tình trạng xảy ra trong mạng lưới giao thông khi lưu lượng
phương tiện gia tăng, thường được đặc trưng bởi các yếu tố như tốc độ tham gia giao
thông chậm hơn, thời gian thực hiện chuyến đi dài hơn và xe cộ nối đuôi nhau ngày
một đông. Khi nhu cầu tham gia giao thông đủ lớn, sự tương tác giữa các phương tiện
sẽ làm chậm tốc độ của dòng lưu thông, gây ra tắc nghẽn. [1]
1.2. Lưu lượng giao thông: Số lượng phương tiện giao thông đi qua một đoạn
đường trong một khoảng thời gian nhất định. [2]
1.3. Tuyến đường giao thông: Một lộ trình có thể phân biệt giữa các địa điểm.
Con đường có thể được láng nhựa, trải bê tông hay làm theo cách nào đó để giúp việc
di chuyển được dễ dàng. [3]
1.4. Điểm nút giao thông: Nơi giao nhau giữa các tuyến đường. [4]
1.5. Mật độ giao thông: Số lượng phương tiện giao thông trên một đoạn đường
trong một khoảng thời gian nhất định.
1.6. Độ phân cấp đô thị: Cấp độ quản lý đô thị của một khu vực, được xác định
dựa trên số lượng và tính chất các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực đó.
[5]
1.7. Giải pháp giảm kẹt xe: Các biện pháp và hành động để giảm thiểu tình
trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố HCM, có thể bao gồm tăng cường giao thông công
cộng, xây dựng hạ tầng giao thông, giải pháp quản lý và phân luồng giao thông...
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước theo khung khái niệm
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

10
- Đại diện Sở GTVT thông tin tại hội nghị [6], các chỉ số về giao thông tại
TP.HCM nằm trong khoảng 25-30% của cả nước. Ví dụ, lượng hàng hóa thông qua
cảng biển khoảng 170 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 26% cả nước. Lưu lượng hành
khách qua sân bay Tân Sơn Nhất là 41,1 triệu lượt/năm, đạt khoảng 25% cả nước.
Lượng đăng ký phương tiện giao thông khoảng 8,7 triệu tương đương 26% cả nước…
Các chỉ số chiếm tới 1/4 của cả nước nên áp lực đối với lĩnh vực giao thông tại địa
phương rất lớn.
- Ước tính, với tình trạng ùn tắc giao thông như hiện nay, TP.HCM thiệt hại
khoảng 6 tỷ USD/năm (hơn 138.000 tỷ đồng) [6]. Dẫu vậy, Sở GTVT cũng cho biết,
qua rà soát trong 400 thành phố ùn tắc lớn trên thế giới thì không có TP.HCM và Hà
Nội. Hạ tầng giao thông tuy phát triển không theo mong muốn, quy hoạch nhưng các
giải pháp của TP đã cơ bản giải quyết được tình trạng ùn tắc.
- Theo TS Nguyễn Hữu Nguyên [7], những giải pháp mới đều tham gia vào
việc làm dịu đi tình trạng quá tải giao thông của TP.HCM nhưng mức độ tác động nhỏ,
chưa đủ để thay đổi căn bản tình hình giao thông đô thị. Cụ thể, tỷ lệ đường giành cho
giao thông vẫn đang ở mức rất thấp so với nhu cầu. Mạng lưới xe buýt hiện ngay cả
khi khôi phục hoàn toàn cũng chưa thể đáp ứng thêm nhu cầu đi lại của người dân,
giống như khi trước dịch. Các hình thức GTCC mới chỉ đang dừng ở bước đầu tiên,
giai đoạn để người dân tiếp cận, làm quen. Việc làm sao để họ từ làm quen chuyển
thành lựa chọn, thay đổi dần thói quen đi lại, là cả một bài toán khó.
2.2 Thực trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn nhất Việt Nam với
mật độ dân cư đông đúc và lưu lượng phương tiện giao thông lớn. Do đó, tình trạng
kẹt xe trên địa bàn thành phố là vấn đề đang gặp phải trong thời gian gần đây.
- Tình trạng kẹt xe diễn ra rất thường xuyên và trở nên nghiêm trọng trong giờ
cao điểm. Nhiều tuyến đường trung tâm như đại lộ Đông Tây, đường Nguyễn Văn
Linh, đường Cộng Hòa và các cửa ngõ vào thành phố thường xuyên bị ùn tắc giao
thông. Khiến cho việc di chuyển của người dân trở nên khó khăn, mất thời gian và cảm
giác khó chịu. Đi kèm với tình trạng kẹt xe là ô nhiễm môi trường và tiếng ồn gây ảnh
hưởng đến sức khỏe của người dân.
- Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kẹt xe là do lưu lượng phương tiện
tăng cao không đồng bộ với việc mở rộng hạ tầng giao thông và sự phát triển đô thị.

11
Các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy chiếm đa số, cộng với sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ gọi xe, giao hàng đến cửa, điện tử thương mại, dẫn đến sự tăng
lượng xe trên đường. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông như đường, cầu, bến xe chưa
đáp ứng được sự tăng lượng này.
2.3 Các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh
- Để giảm thiểu tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, có một
số giải pháp có thể được thực hiện:
+ Xây dựng thêm hạ tầng giao thông: Điều này bao gồm việc mở rộng đường,
xây dựng cầu, bến xe, đường cao tốc và hệ thống đường sắt để giảm thiểu tình trạng
kẹt xe. Việc đầu tư hạ tầng giao thông này sẽ giúp tăng sức chứa cho lưu lượng xe và
giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông.
+ Đẩy mạnh phát triển phương tiện công cộng: Thành phố Hồ Chí Minh cần
tăng cường đầu tư vào các phương tiện công cộng như tàu điện ngầm, tàu cao tốc, xe
buýt, tàu hỏa, taxi công nghệ để giảm sự phụ thuộc vào xe cá nhân. Điều này sẽ giúp
giảm lượng xe trên đường và giúp người dân di chuyển dễ dàng hơn.
+ Tăng cường quản lý và kiểm soát phương tiện giao thông: Thành phố cần
tăng cường quản lý và kiểm soát việc đăng ký, cấp giấy phép lái xe và các biện pháp
xử lý vi phạm giao thông để giảm tình trạng xe không đảm bảo an toàn, hạn chế xe
lạng lách, tạt đầu xe khác, đỗ xe trái phép.
+ Khuyến khích sử dụng xe đạp: Sử dụng xe đạp là một giải pháp giảm thiểu
lượng xe trên đường và cũng là cách để khích lệ người dân tập thể dục, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường. Thành phố có thể đầu tư vào các dự án xây dựng các đường xe đạp,
đóng góp vào các chương trình khuyến khích sử dụng xe đạp cho cả người dân và du
khách.
+ Hỗ trợ và khuyến khích điều chỉnh thời gian làm việc linh hoạt: Thành phố có
thể hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hình thức làm việc linh hoạt, giảm thiểu lượng
người đi lại vào giờ cao điểm, tăng khả năng phân tán lưu lượng xe trên đường.
3. Những vấn đề/ khía cạnh còn chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó
- Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng kẹt xe ở thành phố HCM, tuy
nhiên, vẫn còn một số khía cạnh chưa được nghiên cứu đầy đủ hoặc chưa được tập

12
trung chú ý. Dưới đây là một số khía cạnh mà có thể cần nghiên cứu thêm về tình trạng
kẹt xe ở thành phố HCM:
+ Tác động của kẹt xe đến các khu vực ngoại ô: Nhiều nghiên cứu về kẹt xe tập
trung vào các khu vực trung tâm thành phố, trong khi các khu vực ngoại ô cũng đang
gặp phải vấn đề kẹt xe ngày càng tăng. Nghiên cứu về tình trạng kẹt xe ở các khu vực
ngoại ô của HCM có thể cung cấp cái nhìn chi tiết hơn về đặc thù và nguyên nhân gây
ra kẹt xe ở các khu vực này, đồng thời đề xuất các giải pháp phù hợp để giảm bớt tình
trạng kẹt xe và cải thiện hoạt động giao thông tại các khu vực này.
+ Tác động của công nghệ và đổi mới trong giải quyết vấn đề kẹt xe: Công
nghệ và đổi mới có thể đóng vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề kẹt xe. Tuy
nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của công nghệ và đổi mới trong giải
quyết vấn đề kẹt xe ở thành phố HCM. Nghiên cứu về việc áp dụng công nghệ, hệ
thống quản lý thông minh, hệ thống giao thông thông minh, hoặc các ứng dụng di
chuyển thông minh trong giải quyết vấn đề kẹt xe ở thành phố HCM có thể đưa ra các
giải pháp hiệu quả để giảm bớt tình trạng kẹt xe và cải thiện hoạt động giao thông
trong thành phố.
+ Tác động của thay đổi dân số và phát triển kinh tế: Tình trạng kẹt xe ở thành
phố HCM cũng có thể liên quan đến thay đổi dân số và phát triển kinh tế trong khu
vực. Nghiên cứu về sự phát triển dân số, tăng trưởng kinh tế, thay đổi cơ cấu kinh tế,
và đô thị hóa có thể cung cấp thông tin quan trọng để hiểu rõ hơn về tác động của
những yếu tố này đến tình trạng kẹt xe, đồng thời đề xuất các chính sách phù hợp để
giảm bớt tình trạng kẹt xe trong tương lai.
+ Tác động của văn hóa và xã hội: Nghiên cứu về văn hóa và xã hội địa
phương, như thói quen di chuyển, định kiến về việc sử dụng phương tiện công cộng, ý
thức xử lý rác thải giao thông, và sự hiểu biết về tình trạng kẹt xe cũng là một khía
cạnh quan trọng. Nếu những thay đổi văn hóa và xã hội có thể được đưa vào tác động,
chẳng hạn thông qua các hoạt động giáo dục, truyền thông, và tuyên truyền, có thể
giúp thay đổi thái độ và hành vi của cộng đồng địa phương đối với tình trạng kẹt xe.
+ Tác động của biến đổi khí hậu đối với tình trạng kẹt xe, chẳng hạn như tác
động của biến đổi khí hậu lên môi trường và hệ thống giao thông, sự gia tăng của các
hiện tượng thời tiết cực đoan, đường ngập nước, ảnh hưởng đến hệ thống giao thông

13
và gây ra tình trạng kẹt xe tạm thời hoặc lâu dài. Nghiên cứu này có thể đưa ra các giải
pháp phòng ngừa hoặc ứng phó với tình trạng kẹt xe liên quan đến biến đổi khí hậu.
+ Tác động của kinh tế: Tình trạng kẹt xe có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế địa
phương và quốc gia. Nghiên cứu về tác động của kẹt xe đối với năng suất kinh tế,
thương mại, đầu tư, và hoạt động sản xuất, cũng như ảnh hưởng đến các ngành công
nghiệp, dịch vụ và doanh nghiệp, có thể cung cấp thông tin quan trọng để đánh giá tác
động kinh tế của tình trạng kẹt xe và đề xuất các giải pháp kinh tế để giảm bớt tình
trạng này.

NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP

1. Thiết kế nghiên cứu


- Nghiên cứu này sử dụng thiết kế nghiên cứu hỗn hợp bao gồm thiết.kế nghiên
cứu định lượng và định.tính.
- Về thiết.kế nghiên cứu định lượng, nhóm đã áp dụng phương pháp khảo sát /
phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Lý do sử dụng phương pháp này là: Các nhà nghiên cứu
có thể thu thập một lượng lớn thông tin mà không tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu được thực hiện trên một số lượng lớn người nên có thể
khái quát cho đối tượng nghiên cứu cách chính xác nhất đối với vấn đề kẹt xe trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Về thiết kế của nghiên cứu định tính, nhóm đã dùng phương pháp phỏng vấn /
thảo luận nhóm. Sở dĩ nhóm áp dụng phương pháp này vì nó giúp phát hiện ý kiến,
thái độ và suy nghĩ của người tham gia nghiên cứu về chủ đề tình trạng kẹt xe trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp chi tiết, đa dạng, và nhiều thông tin.
- Với việc đưa ra chủ đề nghiên cứu đó là khó khăn của tình trạng kẹt xe trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Dùng dạng thang đo quãng, thang đo thứ tự, thang
đo định danh để đo lường các biến số.
2. Chọn mẫu
- Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

❖ Dân số điều tra

- Các cư dân hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

❖ Cách tiếp cận dân số

14
- Nhóm nghiên cứu sẽ tạo ra cuộc khảo sát online nhằm mục đích tìm hiểu, thu
thập được các thông tin cần thiết và đưa ra các giải pháp hiểu quả trong việc
giảm tình trạng kẹt xe ở thành phố Hồ Chí Minh.

❖ Cỡ mẫu

- Dựa trên hệ số z và sai số cho phép


Công thức:

- Trong đó:
+ n: kích cỡ mẫu
+ z: là giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn
+ p: tỷ lệ mẫu dự kiến được chọn
+ e: sai số cho phép
-Vận dụng công thức trên ta có:
+ Độ tin cậy là 95%
+ z= 1,96
+ p= 0,5
+ e= 0,05
2 2
z ∗p∗(1− p) 1, 96 ∗0 , 5∗(1−0 ,5)
n= = =384,16
e2 0 , 05 2
-Như vậy nhóm chọn cỡ mẫu là 385 cư dân để tiến hành khảo sát nghiên cứu
- Cỡ mẫu: 385 cư dân hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh.

❖ Chiến lược chọn mẫu

- Nhóm nghiên cứu chọn chiến lược chọn mẫu ngẫu nhiên theo mẫu. Vì:
+ Phương pháp này có thể cho ta chọn mẫu có khả năng đại diện cho tổng
thể một cách tốt nhất. Các cụm có thể được tạo ra dựa trên các cơ sở gần gũi về
mặt địa lí hay có các đặc tính chung có tương quan với các biến số chính của
nghiên cứu. Và ta có thể tính được các sai số khi chọn mẫu, nhờ đó ta áp dụng

15
các phương pháp ước lượng thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê trong xử lý
dữ liệu để cho ra các kết quả trên mẫu cho tổng thể chung
+ Ngoài ra, với việc chọn mẫu ngẫu nhiên sẽ giúp cho việc tìm hiểu, thu thập
thông tin được diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng vì các đối tượng nghiên
cứu đã được nhóm lại. Tiết kiệm được các chi phí phát sinh và thời gian và đảm
bảo chất lượng thông tin và số liệu cần cho quá trình nghiên cứu.
3. Thiết kế câu hỏi khảo sát
- Chủ đề này có 3 mục đích nghiên cứu cụ thể. Để đáp ứng các mục tiêu dưới
đây, các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu với từng
mục đích và được thể hiện trong bảng dưới đây:
Mục tiêu Phương pháp thu thập Phương pháp xử lý số
dữ liệu liệu
Khảo sát thực trạng kẹt xe - Phương pháp thu thập - Thống kê mô tả.
trên địa bàn Thành phố Hồ thông tin, phân tích và - Phân tích và suy luận
Chí Minh tổng hợp lý thuyết logic
- Thảo luận và phỏng vấn
nhóm trên số dân cư trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Khảo sát bằng câu hỏi.
Tìm hiểu những khó khăn - Khảo sát bằng bảng câu - Thống kê mô tả
của người dân mà tình hỏi trên số dân cư đã gặp - Phân tích hồi quy
trạng kẹt xe gây ra trên tình trạng kẹt xe. - Phân tích và suy luận
địa bàn Thành phố Hồ Chí - Phương pháp thu thập logic
Minh thông tin, phân tích và
tổng hợp lý thuyết.
- Phương pháp thảo luận/
phỏng vấn nhóm.
Đề xuất những giải pháp - Phương pháp thu thập - Phân tích và suy luận
để khắc phục những khó thông tin, phân tích và logic
khăn của tình trạng kẹt xe tổng hợp lý thuyết.
trên địa bàn Thành phố Hồ - Kết quả bảng khảo sát.

16
Chí Minh

3.1 Khảo sát bằng bảng câu hỏi


- Khảo sát online bằng bảng câu hỏi được tạo trên Google Form với đối tượng
là 385 người dân đang làm việc và sinh sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Khi đã thu được kết quả sẽ đưa ra thông tin xử lí dữ liệu phù hợp với đề tài và đánh
giá, nhận xét.

❖ Ưu điểm

- Thu thập thông tin phong phú, đa dạng.


- Không tốn kém nguồn nhân lực, chi phí và thời gian.
- Kết quả có thể khái quát hóa cho dân số.

❖ Nhược điểm

- Một số câu trả lời thiếu trung thực hoặc người tham gia khảo sát không
nghiêm túc, từ đó làm giảm độ tin cậy.
- Vì thông tin quá nhiều và quá lớn nên cần có một khoảng thời gian dài để xử
lý, lọc lại thông tin chính xác và yêu cầu nhà nghiên cứu cần phải có những kỹ
năng như phân tích, diễn giải số liệu.
Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng nhằm khai thác thông tin về thực trạng kẹt
xe và những khó khăn mà nó đem lại cho người dân trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.
Phần A: Thông tin cá nhân.
Phần B: Nội dung
Trong nội dung sẽ bao gồm:
Phần I: Khai thác thông tin về thực trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Phần II: Khai thác thông tin về những khó khăn mà thực trạng kẹt xe gây ra cho
người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Phần III: Khai thác thông tin về những giải pháp làm giảm tình trạng kẹt xe trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

17
❖ Ưu điểm:

- Tiết kiệm ngân sách và thời gian.


- Dữ liệu thứ cấp đến từ nhiều nguồn khác nhau, phong phú, đa dạng.

❖ Nhược điểm:

- Dữ liệu thứ cấp có độ tin cậy không cao và khó đánh giá độ chuẩn xác của dữ
liệu.
- Dữ liệu thứ cấp được thu thập cho các mục đích điều tra khác ngoài ra mục
tiêu đó có thể không liên quan đến câu hỏi nghiên cứu.
- Khó phân loại dữ liệu thứ cấp. Ngoài ra, các biến và đơn vị đo lường có thể
khác nhau.
- Thông tin có thể theo ý kiến cá nhân của tác giả, điều này làm giảm tính khách
quan và chính xác của thông tin.
3.2. Phương pháp phỏng vấn/ thảo luận nhóm.
- Phương pháp thảo luận nhóm hoặc phỏng vấn nhóm là một trong những
phương pháp nghiên cứu chính để khảo sát về tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh. Phương pháp này cho phép nghiên cứu viên thu thập thông tin từ nhiều
người cùng một lúc, giúp hiểu rõ hơn về quan điểm và cảm nhận của người dân về vấn
đề kẹt xe.
- Các bước thực hiện phương pháp này bao gồm:
+ Xác định mục đích và nội dung của thảo luận nhóm hoặc phỏng vấn nhóm.
+ Lựa chọn nhóm tham gia thảo luận hoặc phỏng vấn, đảm bảo số lượng người
tham gia đủ để đại diện cho các đối tượng khác nhau (ví dụ: người đi bộ, người đi xe
đạp, người lái ô tô, người đi xe buýt).
+ Chuẩn bị kịch bản, câu hỏi hoặc chủ đề để thảo luận hoặc phỏng vấn.
+ Thực hiện thảo luận hoặc phỏng vấn nhóm, ghi nhận lại các câu trả lời và ý
kiến của từng người tham gia.
+ Phân tích dữ liệu thu thập được từ thảo luận hoặc phỏng vấn, đưa ra kết luận
và giải pháp giảm thiểu tình trạng kẹt xe.
- Phương pháp thảo luận nhóm hoặc phỏng vấn nhóm là một phương pháp
nghiên cứu định tính, cho phép thu thập thông tin chi tiết về các ý kiến và quan điểm
của người dân về vấn đề kẹt xe trên thành phố Hồ Chí Minh.
18
❖ Ưu điểm

- Hiểu rõ hơn về quan điểm và cảm nhận của người dân về vấn đề kẹt xe.
- Thu thập dữ liệu chi tiết và đa dạng.
- Thực hiện định tính và định lượng.

❖ Nhược điểm

- Mất nhiều thời gian và tài nguyên.


- Khó khăn trong việc tìm kiếm mẫu ngẫu nhiên.
- Có thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác.
- Khó khăn tỏng việc phân tích dữ liệu.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Quy trình thu thập dữ liệu
- Nhóm nghiên cứu sẽ xác định mục tiêu và phạm vi nghiên cứu và thiết kế
bảng câu hỏi khảo sát.
- Hình thức: khảo sát online bằng câu hỏi được tạo trên GoogleForm
- Nhóm sẽ đưa phiếu khảo sát online trên các nền tảng mạng xã hội để mọi
người có thể khảo sát.
- Khi thu thập đủ dữ liệu mà nhóm cần, bảng khảo sát sẽ được đóng lại.
- Nhóm sẽ lựa chọn những phương pháp nghiên cứu phù hợp để thu thập thông
tin đã nghiên cứu.
4.2. Xử lý số liệu
- Sử dụng phân tích thống kê mô tả: Tính tỷ lệ % số người được chọn khảo sát
và có bao nhiêu người tham gia khảo sát.
- Sử dụng phân tích hồi quy: Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng kẹt xe
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Sử dụng phân tích chuỗi thời gian: Xác định xu hương thay đổi của dữ liệu
theo thời gian từ đó đánh giá sự biến động của tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh theo các chu kỳ khác nhau.
- Sử dụng phân tích định tính: Phân tích các yếu tố các ảnh hưởng đến tình
trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

19
20
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

Luận văn bao gồm 04 chương:


Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài: Kẹt xe
1.2 Cơ sở lý luận
1.3 Các khía cạnh chưa được đề cập
Chương II: Một số khó khăn mà tình trạng kẹt xe gây ra cho người dân trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh
2.1 Thực trạng kẹt xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
2.2 Những khó khăn mà tình trạng kẹt xe gây ra cho người dân trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh
Chương III: Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng kẹt xe trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh
Chương IV: Kết luận và kiến nghị
1.1 Kết luận
1.2 Kiến nghị
1.3 Hạn chế của nghiên cứu

21
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Nghiên cứu sẽ được tiến hành từ


ST NGƯỜI THỰC HIỆN
CÔNG VIỆC THỜI GIAN (THÁNG)
T
1 2 3 4 5 6 7
Phần mở đầu
Trần Anh Tuấn

Cao Nguyễn Khánh


1 Duy - Lý do chọn đề tài

Trần Thị Kim Huyền

Tất cả thành viên trong - Mục tiêu nghiên


nhóm cứu
2
- Câu hỏi nghiên
cứu
Tất cả thành viên trong - Đối tượng và
3 nhóm phạm vi nghiên
cứu
Tài liệu tham khảo
Trần Anh Tuấn
- Tìm kiếm tài
4 Cao Nguyễn Khánh liệu, báo cáo khoa
Duy học

Tổng quan tài liệu


Nguyễn Ngọc Thanh - Tìm hiểu các
5 Trúc khái niệm liên
Trần Thị Kim Huyền quan
6 Cao Nguyễn Khánh - Tìm hiểu nội
dung, phương
22
Duy
pháp của các tài
Nguyễn Thị Ngọc Hân
liệu

Các thành viên trong - Những khía cạnh


7 nhóm chưa đề cập trong
tài liệu
Nội dung – Phương pháp
Nguyễn Thị Ngọc Hân - Thiết kế nghiên
8
cứu
Các thành viên trong - Chọn mẫu
nhóm
9
- Phương pháp
nghiên cứu
Trần Thị Kim Huyền
Nguyễn Ngọc Thanh - Quy trình thu
Trúc thập dữ liệu
10
Nguyễn Thị Ngọc Hân
Cao Nguyễn Khánh - Xử lý số liệu
Duy
Các thành viên trong - Cấu trúc dự kiến
11
nhóm của luận văn
Cao Nguyễn Khánh
- Chỉnh sửa hoàn
12 Duy
chỉnh trên word
Trần Anh Tuấn
Nguyễn Ngọc Thanh
Trúc
13 Nguyễn Thị Thái - Làm PowerPoint
Huyền
Nguyễn Thị Ngọc Hân
14 Nguyễn Thị Thái - Thuyết trình
Huyền

23
Trần Thị Kim Huyền
Trần Anh Tuấn

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] MInhTriND, “[Bạn có biết] Kẹt xe là gì?,” tinhtevn, p. 1, 29/07/2017.


[2] Wikipedia, "Lưu lượng," Wikipedia.
[3] “Khái niệm đường bộ và cấu tạo đường giao thông,” ATN - Nhà cung cấp giải
pháp an toàn giao thông, 2018.
[4] H. Duy, “Nút giao thông (Road Junction) là gì? Qui hoạch và thiết kế nút giao
thông,” Vietnambiz, p. 1, 20/12/2019.
[5] L. s. N. T. Nhung, “Đô thị là gì ? Cách phân loại đô thị theo quy định pháp luật,”
LUẬT MINH KHUÊ, pp. 1-5, 16/05/2022.
[6] T. Chung, "Nạn kẹt xe khiến TP.HCM mất hơn 138.000 tỷ/năm," vietnam.net,
12/07/2022.
[7] H. Mai, "TP.HCM lại lo tắc đường," thanh niên, 10/05/2022.
[8] N. P. Toàn, “Ùn tắc giao thông ở TP Hồ Chí Minh vẫn chưa được cải thiện,”
Nhân Dân, pp. 1-5, 11/04/2023.
[9] T. Trang, “Ùn tắc giao thông gây hại cho sức khỏe mà bạn không hề biết!,”
hellobacsi, pp. 4-6, 28/07/2020.
[10] “Giao thông thông minh giải quyết nạn kẹt xe của các thành phố,”
xekhachnamhai, 22/04/2017.
[11] T. Tùng, "Chuyện kẹt xe," Tuổi trẻ online, 04/11/2007.
[12] Đ. Mười, “Áp lực kẹt xe kinh khủng ở trung tâm Sài Gòn,” thanhnien.vn,
13/11/2016.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

A. THÔNG TIN CÁ NHÂN


25
1. Bạn sống ở đâu?.........................................................
2. Nghề nghiệp của bạn là gì? .........................................................
( Hãy chia sẻ những trải nghiệm của bạn khi bị kẹt xe cho nhóm để có thêm thông
tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu)
B. NỘI DUNG
I. Thực trạng kẹt xe của người dân:
1. Bạn đến trường/công ty bằng phương tiện giao thông nào?
................................................................................................................................
2. Bạn thường phải di chuyển trên đường nào vào giờ cao điểm?
................................................................................................................................
3. Bạn đã gặp phải tình trạng kẹt xe trên đường đi trong thời gian gần đây không?
................................................................................................................................
4. Bạn đánh giá mức độ kẹt xe trên đường đi của bạn như thế nào?
................................................................................................................................
5. Bạn có ý kiến gì khác về vấn đề kẹt xe trên đường đi của mình không?
................................................................................................................................
6. Bạn thường sử dụng phương tiện giao thông nào để di chuyển trong thành phố?
(Xe máy, ô tô, xe buýt, tàu điện ngầm, vv.)
................................................................................................................................
II. Những khó khăn của tình trạng kẹt ra gây ra cho người dân:
1. Bạn đã từng bị kẹt xe trong vòng 6 tháng qua không? Nếu có, bạn thường bị kẹt
xe ở những thời điểm nào trong ngày và ở những địa điểm nào trên đường?
................................................................................................................................
2. Bạn đánh giá mức độ kẹt xe trên tuyến đường mà bạn thường đi là thế nào?
(Đánh giá từ 1 đến 5, với 1 là không kẹt xe và 5 là kẹt xe nặng)
................................................................................................................................
3. Những khó khăn mà bạn đã bị ảnh hưởng khi tình trạng kẹt xe diễn ra?
................................................................................................................................
III. Đề xuất các giải pháp để giảm thiểu tình trạng kẹt xe trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh

26
1. Bạn sẵn sàng thay đổi phương tiện giao thông của mình để giảm thiểu tình trạng
kẹt xe không? Nếu có, bạn sẵn sàng sử dụng phương tiện giao thông công cộng hơn
không?
................................................................................................................................
2. Bạn có ý kiến gì về các giải pháp giảm thiểu tình trạng kẹt xe như tăng cường hạ
tầng giao thông, ưu tiên giao thông công cộng, và khuyến khích sử dụng phương
tiện giao thông thân thiện với môi trường?
................................................................................................................................
3. Bạn có bất kỳ ý kiến hay góp ý nào khác về vấn đề kẹt xe và các giải pháp giảm
thiểu tình trạng này không?
................................................................................................................................

PHIẾU KHẢO SÁT


A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Bạn bao nhiêu tuổi?
o Dưới 18 tuổi
o Từ 18 đến 25 tuổi
o Từ 26 đến 35 tuổi
o Từ 36 đến 45 tuổi
o Từ 46 đến 55 tuổi
o Trên 55 tuổi
2. Giới tính?
o Nam
o Nữ
3. Nghề nghiệp:
o Sinh viên
o Nhân viên văn phòng
o Kỹ sư
o Kinh doanh
o Giáo viên
o Công nhân
o Khác (vui lòng ghi rõ):.....................................................
4. Địa điểm sống:
o Thành phố
o Nông thôn

27
B. NỘI DUNG
I. Tình trạng kẹt xe
5. Bạn có phải là người thường xuyên đi lại trên các tuyến đường trong thành phố
không?
o Có
o Không
6. Bạn có bị mắc kẹt xe thường xuyên khi di chuyển trên đường không?
o Có
o Không
7. Bạn đã từng bị kẹt xe trong khoảng thời gian nào trong ngày?
o Buổi sáng
o Buổi trưa
o Buổi chiều
o Buổi tối
o Không nhớ
8. Bạn đã từng bị kẹt xe trong khoảng thời gian nào trong tuần?
o Thứ hai - Thứ sáu
o Thứ bảy - Chủ nhật
o Không nhớ
9. Bạn thường phải mất bao lâu để di chuyển từ nhà tới nơi làm việc (hoặc trường
học)?
o Dưới 15 phút
o Từ 15 đến 30 phút
o Từ 30 đến 60 phút
o Trên 60 phút
10. Bạn cho rằng tình trạng kẹt xe ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?
Rất ảnh hưởng
o Ảnh hưởng
o Không ảnh hưởng
II. Các giải pháp giảm thiểu tình trạng kẹt xe
11. Bạn có đồng ý với ý kiến rằng việc sử dụng các phương tiện công cộng có thể
giảm thiểu tình trạng kẹt xe?
o Đồng ý
o Không đồng ý
o Không chắc chắn
28
12. Bạn có thường sử dụng các phương tiện công cộng để đi lại trong thành phố
không?
o Có
o Không
13. Bạn có đồng ý với ý kiến rằng việc xây dựng thêm các đường cao tốc có thể giảm
thiểu tình trạng kẹt xe?
o Đồng ý
o Không đồng ý
o Không chắc chắn
14. Bạn có đồng ý với ý kiến rằng việc thúc đẩy việc sử dụng xe đạp và đi bộ có thể
giảm thiểu tình trạng kẹt xe?
o Đồng ý
o Không đồng ý
o Không chắc chắn
15. Bạn có đồng ý với ý kiến rằng việc giảm số lượng xe ô tô trên đường có thể giảm
thiểu tình trạng kẹt xe?
o Đồng ý
o Không đồng ý
o Không chắc chắn
III. Đánh giá về các biện pháp giảm thiểu tình trạng kẹt xe
16. Bạn cho rằng biện pháp nào sau đây có thể giảm thiểu tình trạng kẹt xe hiệu quả
nhất?
o Xây dựng thêm các đường cao tốc
o Thúc đẩy sử dụng phương tiện công cộng
o Thúc đẩy sử dụng xe đạp và đi bộ
o Giảm số lượng xe ô tô trên đường
o Tất cả các ý trên
o Khác (vui lòng ghi rõ):........................................................
17. Bạn có đánh giá gì về việc chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp giảm
thiểu tình trạng kẹt xe hiện nay?
o Thực hiện tốt
o Thực hiện chưa tốt
o Không biết
18. Bạn có đánh giá gì về ý thức của người dân trong việc giảm thiểu tình trạng kẹt xe?
o Có ý thức
29
o Chưa có ý thức
o Không biết
19. Bạn có ý kiến đóng góp gì về các biện pháp giảm thiểu tình trạng kẹt xe?
o Có( ghi rõ đóng góp)............................................................
o Không
Xin chân thành cảm ơn các bạn đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khảo sát này

PHỤ LỤC 2

BIÊN BẢN HOẠT ĐỘNG NHÓM

Lớp học phần: 420300319807


Nhóm: 10
1. Phân công công việc

❖ Buổi họp online:

- Thời gian bắt đầu: 19.30pm ngày 5/4/2023


- Thời gian kết thúc: 9.00pm ngày 5/4/2023
- Chủ trì: Trần Anh Tuấn
- Thư ký: Nguyễn Ngọc Thanh Trúc
- Thành phần tham gia:
Qua cuộc.họp, nhóm đã thảo .luận và cùng nhau trao đổi về chủ đề thực hiện
bài.tiểu luận cuối kỳ môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Được.sự thống
nhất của tấtcả các thành viên.trong nhóm, nhóm. trưởng đã phân.công công việc
cho các thành viên.như sau:

ST HỌ VÀ TÊN MSSV VAI TRÒ PHÂN CÔNG


T
1 Trần Anh Tuấn 20001801 Nhóm - Phân công, giám sát
trưởng thành viên
- Tìm kiếm tài liệu, báo
cáo khoa học
- Hoàn thiện tài liệu
Word
2 Nguyễn Ngọc Thanh 20029561 Thư ký - Tìm hiểu các khái niệm
Trúc
30
liên quan
- Quy trình thu thập dữ
liệu
- Xử lý số liệu
- Làm PowerPoint
3 Cao Nguyễn Khánh 20113251 Thành viên - Tìm hiểu các khái niệm
Duy liên quan
- Quy trình thu thập dữ
liệu
- Xử lý số liệu
- Hoàn thiện tài liệu
Word
4 Trần Thị Kim 20005881 Thành viên - Lý do chọn đề tài
Huyền - Tìm hiểu các khái niệm
liên quan
- Quy trình thu thập dữ
liệu
5 Nguyễn Thị Ngọc 20028971 Thành viên - Tìm hiểu nội dung,
Hân phương pháp của các tài
liệu
- Thiết kế nghiên cứu
- Quy trình thu thập dữ
liệu
- Xử lý số liệu
6 Nguyễn Thị Thái 20068011 Thành viên - Tìm kiếm tài liệu, báo
Huyền cáo khoa học
- Hoàn thiện tài liệu
Word

2. Kết quả đánh giá


STT Họ và tên Mức độ Mức độ Chất Nhận xét, Điểm
tham gia đóng góp lượng góp ý của tổng

31
kịp thời đóng nhóm cộng
mọi yêu góp
cầu
1 Trần Anh Tuấn A A B Tham gia A
đẩy đủ các
hoạt động
của nhóm
và hoàn
thành khá
tốt các
công việc
được giao
2 Nguyễn Ngọc Thanh A A B Tham gia A
Trúc đẩy đủ các
hoạt động
của nhóm
và hoàn
thành khá
tốt các
công việc
được giao
3 Cao Nguyễn Khánh A A B Tham gia A
Duy đẩy đủ các
hoạt động
của nhóm
và hoàn
thành khá
tốt các
công việc
được giao
4 Trần Thị Kim A B A Tham gia A
Huyền đẩy đủ các

32
hoạt động
của nhóm
và hoàn
thành khá
tốt các
công việc
được giao
5 Nguyễn Thị Ngọc A B A Tham gia A
Hân đẩy đủ các
hoạt động
của nhóm
và hoàn
thành khá
tốt các
công việc
được giao
6 Nguyễn Thị Thái A A B Tham gia A
Huyền đẩy đủ các
hoạt động
của nhóm
và hoàn
thành khá
tốt các
công việc
được giao
Nhóm trưởng tự đánh giá
3. Các thành viên đồng ý với kết quả đánh giá
ST HỌ VÀ TÊN MSSV VAI TRÒ CHỮ KÝ
T
Trưởng nhóm
1 Trần Anh Tuấn 20001801

33
Nguyễn Ngọc Thanh Thư ký
2 20029561
Trúc
Cao Nguyễn Khánh Thành viên
3 20113251
Duy
Trần Thị Kim Thành viên
4 20005881
Huyền
Nguyễn Thị Ngọc Thành viên
5 20028971
Hân
Nguyễn Thị Thái Thành viên
6 20068011
Huyền

34

You might also like