You are on page 1of 54

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ

NỘI
THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Hình thức thi: Bài tập thực hành

Tên học phần: Phong cách học tiếng Việt Ngành


học: Ngữ văn
Khóa: K70

Cơ sở phối hợp đào tạo:

………………………………….. Chủ đề: Phép so sánh trong

thành ngữ dân gian Việt Nam

THANG ĐIỂM, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Tên học phần: Phong cách học tiếng Việt

Ngành học: Ngữ văn

Chủ đề: Phép so sánh trong thành ngữ dân gian Việt Nam

Nội Tiêu chí đánh giá Điểm


dung tối đa

Nội dung 9,0

Nội dung
1
Nội dung
2

Nội dung
3

……….

Hình thức trình bày 1,0

Quy cách trình bày được quy định, lỗi chính


tả,…

TỔNG ĐIỂM 10

BÀI TẬP THỰC HÀNH KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn học: Phong cách học tiếng Việt

Tên chủ đề/ Phép so sánh trong thành ngữ dân gian Việt Nam
vấn đề bài
tập thực
hành

SỐ PHÁCH ĐIỂM Ngày chấm:

Giảng viên chấm Giảng viên chấm


1 (Kí, ghi rõ họ, tên) 2 (Kí, ghi rõ họ, tên)

Bằng
số:
Bằng
chữ:

✂---------------------------------------------------------------------------------------------

Môn học: Phong cách học tiếng Việt

Tên chủ đề/ vấn đề Phép so sánh trong thành ngữ dân gian Việt
bài Nam
tập thực
hành

SỐ PHÁCH Họ và tên học viên: Đỗ Vân Anh

Mã số sinh viên: 705601013

Lớp: CLC

Ngày nộp: 5/1/2023

Dưới đây là kết quả đã check Turnitin bao gồm toàn bộ nội dung bài làm ngoại
trừ: bìa, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo. Nếu có sai phạm tôi xin chịu
trách nhiệm về bài làm của mình.
Mẫu bìa (không được in bằng bìa cứng mà in bằng giấy A4 thông thường)

BÀI TẬP THỰC HÀNH KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn học: ……….

Tên chủ
đề/ vấn đề
bài tập thực
hành
SỐ ĐIỂM Ngày chấm:
PHÁCH
Giảng viên chấm Giảng viên chấm
1 2
(Kí, ghi rõ họ, (Kí, ghi rõ họ,
tên) tên)
Bằng số:

Bằng chữ:
------------------------------------------------------------------------------------------
---

Môn học: ……….

Tên chủ
đề/ vấn đề
bài tập thực
hành
SỐ Họ và tên học
PHÁCH viên:
Mã số sinh viên:
Lớp:
Ngày nộp:

THANG ĐIỂM, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Tên học phần: Phong cách học tiếng Việt


Ngành học: Sư phạm Ngữ văn – Chất lượng cao
Chủ đề: PHÉP SO SÁNH TRONG THÀNH NGỮ DÂN GIAN VIỆT
NAM

Điểm
Nội dung Tiêu chí đánh giá
tối đa

Nội dung 9,0

Nội dung 1
Nội dung 2

……….

Hình thức trình bày 1,0

Quy cách trình bày được quy định, lỗi chính tả,…

TỔNG ĐIỂM 10
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài....................................................................................1

2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................1

3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................1

Nội Dung...........................................................................................................2

I. Cơ sở lí thuyết............................................................................................2

1. Khái niệm Thành ngữ.........................................................................2

2. Phép so sánh.......................................................................................3

II.Thực hành phân tích..................................................................................5

1. Các hình thức của phép so sánh trong thành ngữ dân gian Việt Nam 5

2. Các kết cấu so sánh trong thành ngữ dân gian Việt Nam.................10

2.1. Kết cấu so sánh đơn.......................................................................10

2.2. Kết cấu so sánh kép, so sánh trùng điệp........................................11

3. Cấu trúc vế so sánh – cái được so sánh (Vế B)...................................11

4. Đặc điểm ngữ nghĩa của so sánh trong thành ngữ dân gian Việt Nam13

4.1. Nghĩa đen và nghĩa bóng của thành ngữ dân dan.............................13

4.2. Các trường nghĩa của thành ngữ dân gian........................................13

5. Đặc trưng văn hóa và tư duy được phản ánh.......................................15

KẾT LUẬN.....................................................................................................18

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................19

PHỤ LỤC........................................................................................................20
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.

Văn học dân gian là một tài sản tinh thần phong phú, để lại cho thế hệ sau
những bài học kinh nghiệm quý giá. Thành ngữ dân gian là nơi thể hiện cách
nói, cách nghĩ của người Việt, thấm đượm trong đó cái “nôm na mách qué” của
đời sống thường ngày, cái thâm thúy mỉa mai, để người ta phải nhớ. Đặc biệt
trong thành ngữ dân gian, một phương tiện nghệ thuật góp phần cấu tạo nên rất
nhiều các thành ngữ chính là phép so sánh.
Trong văn học, so sánh là một phương tiện tu từ hiệu quả, giàu giá trị thẩm
mỹ, và khả năng biểu đạt. Văn học là địa hạt của trí tưởng tưởng, tạo cơ hội cho
những hình dung, liên tưởng được thể hiện phong phú, vì vậy so sánh như một
cây cầu bắc đến những vùng nhận thức mới, bồi đắp những năng lực thẩm mĩ.
Phép so sánh trong thành ngữ dân gian Việt Nam là một đề tài thú vị, để phân
tích, tìm hiểu những đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa của thành ngữ dân gian do
phép so sánh mang lại.
2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích


- Phương pháp thống kê
3. Phạm vi nghiên cứu

Cuốn từ điển thành ngữ Việt Nam của giáo sư Nguyễn Lân. Phạm vi 647
thành ngữ có phép so sánh trong cuốn từ điển thành ngữ.

1
Nội Dung
I. Cơ sở lí thuyết
1. Khái niệm Thành ngữ
Thành ngữ là một tài sản tinh thần quý giá trong kho tàng văn học dân gian
Việt Nam. Thành ngữ được sử dụng phổ biến trong lời ăn tiếng nói hằng ngày
của nhân dân. Đó là cách nói ví von, ưa thích hình ảnh, lại rất thấm thía và sâu
sắc, ngắn gọn, súc tích mà lại truyền tải được nhiều thống điệp, đúc kết kinh
nghiệm của người xưa.
Theo đó, thành ngữ là “cụm từ hay ngữ cố định có tính nguyên khối về ngữ
nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa
của các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một
từ riêng biệt”. Theo cách hiểu truyền thống, thành ngữ là những cụm từ cố định
có kết cấu lớn hơn từ nhưng mang chức năng của từ, có hình ảnh và giàu màu
sắc biểu cảm. Thành ngữ trở thành đối tượng nghiên cứu của phong cách học
bởi sự sinh động và màu sắc tu từ phong phú. Mỗi thành ngữ có thể xem như là
một bức tranh nhỏ nhất về hiện thực khách quan. Nhân dân sử dụng thành ngữ
không chỉ với vốn sẵn có mà luôn thay đổi và sáng tạo theo một mô hình nào đó.
Một số thành ngữ có thể mang màu sắc trung tính như: an phận thủ thường,
an cư lạc nghiệp, ăn ngon mặc đẹp, ăn ra làm nên...Nhưng đa phần là các thành
ngữ mang sắc thái xấu, một số thành ngữ có ý nghĩa tốt, khi dùng, tùy vào
trường hợp, ngữ cạnh, giọng điệu của người nói để lựa chọn cách hiểu cho phù
hợp. Dùng thành ngữ cũng có thể điều chỉnh linh hoạt, có thể dùng nguyên vẹn,
cả cụm từ hoàn chỉnh hoặc chỉ gợi ra một vài yếu tố để gợi nhắc đến thành ngữ
đó. Ví dụ với thành ngữ, dai như đỉa, có thể có nhiều biến thể như: dai như tổ
đỉa, dai như đỉa đói.

2
2. Phép so sánh
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong Giáo trình Việt ngữ quan niệm “So sánh là
định nghĩa sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm trong ngôn ngữ nghệ thuật thông
qua sự so sánh chúng với hiện thực hoặc khái niệm có cùng dấu hiệu chung.
Mục đích so sánh là để cụ thể hóa những sự vật trừu tượng, để người đọc dễ
hiểu, dễ tưởng tượng hơn.” Trong các công trình nghiên cứu sau này, tác giả tiếp
tục củng cố, bổ sung cho quan niệm của mình: “So sánh tu từ là một biện pháp
tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế
khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau
nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng.”
Trong giáo trình “Phong cách học tiếng Việt”, nhóm tác giả Đinh Trọng Lạc,
Nguyễn Thái Hoà đã nhìn nhận phép so sánh mang một tầm khái quát hơn khi
xếp so sánh vào các phương tiện tu từ “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ
khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét
tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong
nhận thức của người đọc, người nghe.” [tr.190]. Còn tác giả Cù Đùng Tú thì
đưa ra ý kiến “so sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng
cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách
hình ảnh đặc điểm của một đối tượng.”
Như vậy, so sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu
với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra
hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người
nghe.
So sánh tu từ phân biệt với so sánh logic dựa trên cơ sở về tính hình tượng,
tính biểu cảm và tính dị loại (khác loại, thể hiện sự sáng tạo, nhận thức mới mẻ)
ở sự vật. Ví dụ so sánh logic Lan cao hơn Hoa, cô ấy không giỏi bằng anh
trai...dựa trên tính chất cùng loại, cùng phạm trù so sánh, đối chiếu hai sự vật
trong cùng một phạm vi, mức độ. Trong đời sống, so sánh trở nên phổ biến bởi

3
tính hữu dụng, khi muốn cho người nghe hình dung dễ dàng đến đối tượng đang
được nói đến thì so sánh với những sự vật cụ thể, sẽ làm tăng khả năng biểu đạt,
nhận diện vấn đề. Trong văn chương, so sánh là một biện pháp tu từ nằm làm
tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Cấu trúc đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố: cái so sánh (A), cơ
sở so sánh (x), Từ so sánh (y) và cái được so sánh (B).
Thông thường, không phải lúc nào thành ngữ cũng ở dạng đầy đủ, một số
thành ngữ có thể khuyết các yếu tố như cái so sánh, cơ sở so sánh, thậm chí là cả
hai.
Chẳng hạn như bớt cơ sở thuộc tính so sánh
Cái so sánh Cơ sở so sánh Từ so sánh Cái được so
sánh
Ản như Quỷ phá nhà
chay
Bối rối như Bà sư đẻ

Thay đổi từ so sánh, dùng “là” làm từ so sánh, ví dụ “con là nợ, vợ là oan
gia” hay “người ta là hoa đất”…
Khi so sánh khuyết đi cơ sở so sánh sẽ tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng
rãi hơn. Theo đánh giá của Đinh Trọng Lạc: “Nó kích thích sự làm việc của trí
tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được những nét giống nhau giữa
hai đối tượng ở hai vế và từ đó nhận ra đặc điểm của đối tượng miêu tả” [43, tr.
155].
Phân loại so sánh có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, như xét trên mục
đích so sánh, tác giả Đào Thản nhìn nhận so sánh ở mặt nội dung và phân chia
dựa vào mục đích so sánh. Theo đó, tác giả đã đưa ra 8 kiểu so sánh: so sánh để
giải thích; so sánh để miêu tả, so sánh để đánh giá, so sánh để biểu lộ tình cảm,
so sánh liên tiếp, so sánh phát triển, so sánh hơn kém, so sánh đặc biệt. Ngoài ra

4
còn một số cách phân chia cũng khá phổ biến, chia thành hai loại, so sánh ngang
bằng và so sánh hơn kém.
II.Thực hành phân tích
1. Các hình thức của phép so sánh trong thành ngữ dân gian Việt Nam
Khảo sát 645 thành ngữ so sánh tiếng Việt (trong phạm vi cuốn Từ điển thành
ngữ Việt Nam của giáo sư Nguyễn Lân) chủ yếu có hai hình thức so sánh là
dạng so sánh đầy đủ cả 4 yếu tố và thứ 2 là hình thức so sánh không đầy đủ
(trong đó chủ yếu là bớt cái so sánh, và bớt cơ sở so sánh).
1.1. So sánh dạng đầy đủ
Dựa trên giáo trình Phong cách học tiếng Việt do Đinh Trọng Lạc chủ biên,
một cấu trúc so sánh dạng đầy đủ bao gồm 4 yếu tố: cái so sánh (A), cơ sở so
sánh (x), từ so sánh (y) và cái được so sánh (B). Từ đó, người đọc người nghe
qua viêc tiếp nhận đặc tính tồn tại của B sẽ nhận diện được đặc trưng về nét
tương đồng của A.
Hình thức so sánh đầy đủ có … thành ngữ, một số ví dụ tiêu biểu:
1.Cái so sánh 2.Cơ sở so 3. Từ so sánh 4. Cái được so
(A) sánh (y) sánh (B)
(x)
Chết Đứng như Trời trồng
Chết Đứng Như Từ Hải
Dâu Năng hái như Gái năng tô
Dâu Vào nhà Như Gà bỏ rọ
Gái gần trai như trâu gần mạ
Gái Có hơi trai Như Khoai có hơi
quốc
Người Không học như Ngọc không
mài

5
Nói dai như Chó nhai giẻ
rách
nói nhấm nhẳng Như Cẳng bò thui
Trai Có vợ như Rợ buộc chân

Với kiểu cấu trúc so sánh này, tác giả dân gian đã nêu ra một sự vật có thuộc
tính của nó (A -x) để so sánh với một sự vật khác loại là B. Hình thức so sánh
này nêu được đầy đủ cả thuộc tính của A tương tự với thuộc tính của B, trong đó
B là sự vật mang yếu tố biểu cảm, đánh giá, thể hiện màu sắc tu từ nhiều hơn. Ví
dụ như câu thành ngữ “gái gần trai như trâu gần mạ”, gái gần trai thì sẽ tìm
cách lân la bắt chuyện, tỏ tình, như trâu gần mạ non thì thèm thuồng, tìm cách
để ăn. So sánh như vậy đã tăng sức biểu đạt, nhấn mạnh được đặc điểm của A
qua việc tiếp nhận một đặc tính thường tồn tại ở B.
1.2. So sánh dạng không đầy đủ
Tuy nhiên hình thức so sánh không đầy đủ chiếm số lượng áp đảo hơn cả
(….), điều này có thể lí giải bởi cấu tạo của một thành ngữ thường ngắn gọn, cô
đọng súc tích. Trong đó 2 dạng so sánh không đầy đủ xuất hiện nhiều hơn cả, là
bớt đi cái so sánh (A) và bớt đi cơ sở so sánh (x). Do thành ngữ chưa phải một
câu hoàn chỉnh như tục ngữ, nó được sử dụng như một từ nguyên khối, hoạt
động như một từ riêng biệt.
1.2.1. Bớt yếu tố cái so sánh: x-y-B
Cấu trúc này, cái so sánh sẽ vắng mặt trong cấu trúc phep so sánh, chỉ còn lại:
cơ sở so sánh (x), từ so sánh (y) và cái được so sánh (B). Hình thức so sánh khi
cái so sánh (A) được bớt đi, để tùy từng ngữ cảnh, người nói sẽ thêm chủ ngữ,
cái so sánh phù hợp để sử dụng thành ngữ đó. Cấu trúc này sẽ nhấn mạnh nhiều
hơn đến việc miêu tả đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật, hiện tượng.

6
Do đứng ở vị trí đầu nên trong cấu trúc này, yếu tố (x) có thể bị nhầm lẫn với
yếu tố A trong dạng thức A -y -B. Tuy nhiên có thể phân biệt yếu tố (x) với yếu
tố (A) dựa trên căn cứ về mặt từ loại. Những trường hợp từ đứng đầu là động từ,
tính từ, thì trường hợp này là cấu trúc so sánh A-y-B, còn trong trường hợp đứng
đầu là tính từ thì mô hình cấu trúc so sánh khi ấy là x-y-B. Khi danh từ và động
từ đứng ở đầu của thành ngữ, thì ngay sau vị trí đứng đầu đó, ta có thể đưa thêm
các tính từ miêu tả để dễ dàng phân biệt.
Ví dụ của các thành ngữ bớt cái so sánh:
Cơ sở so sánh Từ so sánh Cái được so sánh
(x) (y) (B)
ác như quỷ
co ro như mo phải nắng
dễ như trở bàn tay
nhung nhúc như rươi tháng chín
bắng nhắng như nhặng vào chuồng
tiêu
bầy nhầy như thịt bụng
bối rối như bà sư đẻ
Lờ đờ như gà ban hôm
Lù đù như đống dấm trời mưa
Lúng túng như Gà mắc thóc
Lảo đảo như Người lên đồng
Nhanh như sóc
Nhạt như nước lã ao bèo
Lẩm cẩm Như Xẩm đi đường
cong
Lấp ló Như Chó tháng bảy

7
1.2.2. Bớt yếu tố cơ sở so sánh (A-y-B)
Trong cấu trúc này, yếu tố cơ sở so sánh (x) được lược bỏ.
Một số ví dụ:
.Cái so sánh Từ so sánh (y) Cái được so
(A) sánh
(B)
Chữ như Trấu trát
Chửi như Hát hay
Người như Con nhái bén
Ăn như mèo
Chạy như bay
Chuyện như pháo rang
Chữ như gà bới

1.2.3. Bớt yếu tố cái so sánh, cơ sở so sánh (y-B)


Một số trường hợp, thành ngữ khuyết cả cái so sánh (A), cơ sở so sánh (x), để
chỉ còn từ so sánh (y) và cái được so sánh (B), những thành ngữ như vậy thường
được sử dụng để gợi ra, dẫn ra ý của thành ngữ đó, người dùng có thể tùy ý thay
đổi, lắp ghép vế cái so sánh hay cơ sở so sánh vào ngữ cảnh hay mục đích mình
cần biểu thị.
Từ so sánh Cái được so sánh
(y) (B)
như bát nước đầy
như bắt được vàng
như bò thấy nhà táng
như bóng với hình

8
như chó ăn vụng bột
như cá với nước
như chó cắn ma

Có thể thấy rằng, các thành ngữ chỉ còn (y) và (B) chính là những thành ngữ
từ dạng đầy đủ, hay từ dạng khuyết cái so sánh và khuyết cơ sở so sánh rút gọn
về dạng ngắn gọn nhất, thành ngữ khi đó được biến đổi linh hoạt trong lời ăn
tiếng nói hằng ngày của nhân dân, vế (A) và (x) được tự do sáng tạo, sử dụng.
Điều này cũng thể hiện tính đặc trưng trong việc sử dụng thành ngữ, có thể dùng
nguyên vẹn hoặc chỉ dùng một vài yếu tố để gợi. Đặc biệt khi bớt đi cái so sánh
hay cơ sở so sánh, để cái được so sánh (B) phát huy tối đa công dụng, từ đặc
điểm thuộc tính của cái được so sánh, mà từ đó kết nối sự tương đồng, hiểu được
vế cái so sánh, và lĩnh hội ý cả thành ngữ đó. Đồng thời từ đó cũng kích thích
việc chủ động sử dụng, sáng tạo thành ngữ của người dân, theo thời gian, sự
biến đổi của xã hội, nhiều thành ngữ mới cũng từ đó mà ra đời.

Bảng tổng kết số lượng các dạng so sánh đầy đủ và không đầy đủ
Các dạng Số lượng Phần
thành ngữ trăm
(tổng
647)
So sánh đầy đủ 16 2.48%
A-x-y-B
So sánh không đầy đù
A-y-B 235 36.32%
x-y-B 352 54.4%
y-B 44 6.8%

9
Dựa trên kết quả thống kê trên, số lượng thành ngữ không đầy đủ với hai dạng
là bớt yếu tố cái so sánh (54.5%) và bớt yếu tố cơ sở so sánh (36.32%)chiếm số
lượng áp đảo. Một sự vật có thể có nhiều phương diện có thể lựa chọn để so
sánh, nên việc bớt đi cơ sở so sánh kích thích người đọc phát hiện, tìm hiểu
thuộc tính đặc điểm của yếu tố cái được so sánh (B) để từ đó tiếp nhận đặc điểm
gợi ra từ vế A (cái so sánh). Gía trị so sánh từ đó cũng được tăng lên. Đồng thời
trong thành ngữ dân gian Việt Nam, số lượng thành ngữ, bớt đi cái so sánh (A),
chỉ còn cơ sở so sánh (x), từ so sánh (y) và cái được so sánh (B) cũng chiếm ưu
thế bởi thành ngữ là những lời ăn tiếng nói hằng ngày, cần có sự linh hoạt tùy
vào từng ngữ cãnh phát ngôn, hơn nữa người Việt ưa cách nói cụ thể, sử dụng
những tính từ là những từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng cường hiệu
quả diễn đạt, nhấn mạnh hay miêu tả rõ nét cái so sánh trong trường hợp đó.
Chính điều này cũng tạo nên sự phong phú cho kho tàng thành ngữ, mang tính
ứng dụng cao.
1.3. So sánh ngang bằng và so sánh hơn kém
Phân loại so sánh ngang bằng vẫn chiếm số lượng áp đảo, với các từ biểu thị
quan hệ so sánh như, là. Bên cạnh đó, một số phép so sánh có cấu trúc so sánh
hơn kém với các từ biểu thị quan hệ so sánh như: hơn, không tày, không bằng...
Ví dụ: nóc nhà xa hơn kẻ chợ, nói hay hơn hay nói, rậm người hơn rậm của,
tốt danh hơn tốt áo, trứng khôn hơn vịt, vảy cá còn hơn lá rau, xấu đều hơn tốt
lỏi, Nói trăm thước không bằng bước một gang, nói hay không tày làm tốt, Làm
ruộng ba năm không bằng chăm tằm một lứa, Bà con xa không bằng láng giềng
gần...
Thành ngữ so sánh hơn kém thường nghiêng về phương diện đánh giá của
người nói, đúc kết kinh nghiệm trong quá trình sống, lao động, sản xuất.

10
2. Các kết cấu so sánh trong thành ngữ dân gian Việt Nam.
2.1. Kết cấu so sánh đơn
Kết cấu so sánh đơn là cấu trúc duy trì một mệnh đề trung tâm, kết cấu so
sánh đơn có thể bao gồm cả so sánh dạng đầy đủ và so sánh dạng không đầy đủ,
số lượng của kết cấu đơn vẫn chiếm số lượng áp đảo so với kết cấu so sánh kép.
Ví dụ: Nói như trạng, ỏn ẻn như quan thị, Rành rành như hành nấu thịt, Rỗ
như tổ ong bầu...
2.2. Kết cấu so sánh kép, so sánh trùng điệp
So sánh kép là loại kết cấu có hai mệnh đề, kết hợp phép điệp cấu trúc để tạo
ra một kết cấu so sánh sóng đôi, có thể cùng tương đồng về mặt từ loại, trật tự vị
trí các từ. So sánh trùng điệp là phép tăng tiến từ, nhân lên thêm mệnh đề, vẫn
duy trì một trật tự các từ thông qua phép điệp cấu trúc.
Ví dụ:
So sánh kép: Anh em rể như ghế va chân, chị em gái như trái cau non; Ăn
như thợ ngõa, làm như ả chơi trăng; Ăn như phát tấu, làm như trấu vãi; Nói
như pháo, làm như lão; Đàn bà cạn lòng như đĩa, đàn ông bạc nghĩa như vôi;
Gái phải hơi trai như thài lài gặp cứt chó, Trai phải hơi gái như cò bợ gặp trời
mưa; Nói thì như mây như gió, cho thì thằng mõ không xong
So sánh trùng điệp: Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa

3. Cấu trúc vế so sánh – cái được so sánh (Vế B)


Vế B- cái đươc so sánh là vế ghi nhận nhiều nhất sự biến đổi, với những cấu
trúc đa dạng, phong phú về từ loại. B là về không thể thiếu trong cấu trúc so
sánh, có tác dụng làm rõ nghĩa cho vế A – cái so sánh. Tại đây cũng xuất hiện
nhiều motif khi vế A cái so sánh, hay (x) – cơ sở so sánh được giữ nguyên và chỉ
biến đổi vế B.
Ví dụ: Nói như vẹt, nói như khướu, nói như trạng...

11
Nhanh như bay, nhanh như cắt, nhanh như điện, nhanh như sóc, nhanh như
thổi...
Lôi thôi như cá trôi sổ ruột, lôi thôi như cứt trôi đầu hè, lôi thôi như xôi với
thịt...
Khi đó, vế B càng xuất hiện với sự đa dạng, cấu tạo của vế B cũng phát triển
từ một từ đơn, đến một cụm từ, hay cả một mệnh đề.
Vế B là một từ có 112 thành ngữ.
Ví dụ: ăn như mèo, bạc như vôi, bắn như mưa, cay như gừng, cay như ớt,
chát như sung, chạy như bay, lặng như tờ….
Vế B là một cụm từ có 328 thành ngữ.
Ví dụ: Ăn như thần trùng; Bắn như vãi đạn; Béo như con bò mộng; Cạn như
lòng bàn tay; Chạy như chạy lí trưởng; Chễm chệ như rể bà góa...
Vế B là một mệnh đề có 207 thành ngữ.
Ví dụ: Ăn như tằm ăn rỗi, Ăn như quỷ phá nhà chay; Bắng nhắng như nhặng
vào chuồng tiêu; Biến đi như cá chui sóng; Bơ vơ như chó lạc nhà; Bỡ ngỡ như
bợ vào rừng; Buồn như đĩ về già...
Bảng số lượng các cấu tạo vế B của thành ngữ
Cấu tạo vế B Là một từ Là một cụm từ Là một mệnh
đề
Số lượng 112 328 207
Phần trăm 17,3% 50,7% 32,0%

Dựa theo số liệu của bảng trên, ta có thể thấy về B là cụm từ chiến số lượng
áp đảo với 50,7% trên tổng số thành ngữ so sánh. Thành ngữ là cụm từ chiếm
17,3% và thành ngữ là mệnh đề chiếm 32,0% . Trong vế B là từ, danh từ chiếm
số lượng lớn, các danh từ xuất hiện trong các thành ngữ thường gọi tên những
đồ vật, con vật quen thuộc với làng quê Việt Nam. Điều này cũng phản ánh
những đặc trưng về lối sinh hoạt, cách nghĩ, của người Việt từ xưa đến nay. Và

12
từ đó cũng hé mở những cơ sở để khám phá đặc điểm về ngữ nghĩa của thành
ngữ dân gian Việt Nam.

4. Đặc điểm ngữ nghĩa của so sánh trong thành ngữ dân gian Việt Nam
4.1. Nghĩa đen và nghĩa bóng của thành ngữ dân dan
Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là tạo ra những diễn đạt sinh động, giàu
sức gợi hình, gợi cảm. Vì vậy mà nó càng được ưa chuộng trong các thành ngữ
dân gian. Cấu tạo ngữ nghĩa của so sánh trong thành ngữ dân gian bao gồm kết
cấu bề mặt, hay còn gọi là nghĩa đen, nghĩa trên câu chữ và kết cấu bề sâu, hay
còn gọi là nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn, nghĩa biểu tượng. Trong đó, kết cấu nghĩa
bề sâu được hình thành trên kết quả của phần nghĩa bề mặt. Nghĩa bóng được
suy ra từ nghĩa đen. Qua đó, nó cũng phản ánh những đặc điểm về văn hóa,
phong tục tập quán, nếp nghĩa của người Việt. Nhiều thành ngữ để hiểu được nó,
người đọc, người nghe cần có một kiến thức nền tảng về những hình ảnh, từ ngữ
được sử dụng, lớp văn hóa ẩn chứa phía sau. Ví dụ như thành ngữ “đẹp như Tây
Thi”, người đọc người nghe cần biết có nền tảng văn hóa để biết rằng Tây Thi là
một trang giai nhân tuyệt sắc trong lịch sử Trung Hoa.
Tuy nhiên, đa phần các thành ngữ so sánh, có thể hiểu trực tiếp theo lớp nghĩa
đen, để từ đó dễ dàng đi được đến ý nghĩa của thành ngữ đó, ví dụ đen như than,
đen như củ tam thất, đen như cột nhà cháy...trực tiếp nói về màu sắc của đối
tượng đang được miêu tả. Hay những thành ngữ: đẹp như mộng, đẹp như tiên
giáng thế, đẹp như người trong tranh... chỉ người con gái rất đẹp.
4.2. Các trường nghĩa của thành ngữ dân gian.
Khi xem xét các lớp nghĩa trong vế B (cái được so sánh), sự vật hiện tượng
xuất hiện phong phú, dưới đây là bảng thống kê số lượng các thành ngữ tương
ứng với các trường nghĩa:

13
Trường nghĩa của các thành ngữ Số
lượng
Thành ngữ có vế B liên quan đến con người 109
Thành ngữ có vế B liên quan đến các đồ vật quen thuộc 118
Thành ngữ có vế B liên quan đến con vật 205
Thành ngữ có vế B liên quan đến thực vật 110
Thành ngữ có vế B liên quan đến món ăn 34
Thành ngữ có vế B chỉ các tôn giáo, tín ngưỡng 45
Thành ngữ có vế B liên quan đến các điển tích, lịch sử văn 11
hóa
Thành ngữ có về B liên quan đến hiện tượng tự nhiêm 15
Có thể nhận thấy, số lượng vế B là danh từ chỉ tên các loài vật chiếm một số
lượng ưu thế. Trong 647 thành ngữ so sánh, có 205 thành ngữ có vế B liên quan
đến các con vật, đặc điểm của con vật làm vế được so sánh (B). Những con vật
ấy đều gần gũi với người Việt, hay xuất hiện trong công việc đồng áng, vườn
tược. Tiếp đến là những thành ngữ gọi tên đồ Bên cạnh đó, là các thành ngữ
nhắc đến các sự vật liên quan đến các đồ vật quen thuộc, từ những vật dụng
hàng ngày cho đến những dụng cụ trong lao động. Tiếp đến là những thành ngữ
có vế B liên quan đến các từ chỉ thực vật, gắn với những loài cây quen thuộc của
đất nước, xuất hiện trên nương rẫy, đồng ruộng, con đường ngõ xóm…Bên cạnh
đó là các thành ngữ có vế B liên quan đến con người, những hoạt động đặc điểm
trạng thái của con người hay các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo…
Một số ví dụ minh hoạ:
Vế B chỉ các hiện tượng tự nhiên: bắn như mưa, chỉ như sơn, tiến như núi,
mạnh như vũ bão...
Vế B chỉ các loài thực vật: cay như gừng, chát như sung, cay như ớt, buồn
như hoa bí buồi chiều, ngọt như mía lùi...
Vế B có liên quan đến động vật: ác như hùm, chậm như sên, Ác như cá sấu
Vũng Gấm, ăn như mèo...
Vế B chỉ các sự kiện nhân vật liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng: Ăn như
thần trùng; Ăn như quỷ phá nhà chay; Béo như ông Di lặc

14
Vế B liên quan đến các điển tích, lịch sử văn hóa: nợ như chúa Chổm, lẩy bẩy
như Cao Biền dạy non, chết đứng như Từ Hải, nóng như Trương Phi, giàu
như Thạch Sùng....
· Vế B liên quan đến các món ăn, đồ ăn: chán như cơm nếp nát, chua như mẻ,
rành rành như hành nấu thịt...
Vế B liên quan đến các đồ vật quen thuộc: bình chân như vại, chân như ống
đồng, cao như hạc thờ...
Sự phong phú, đa dạng trong các yếu tố của cái được so sánh ở thành ngữ dân
gian chính là lăng kính phản chiếu những đặc điểm về địa lí tự nhiên, đời sống
sinh hoạt, lao động của người Việt. Đó là những biểu hiện gần gũi, thân thương,
là hồn quê hương, là vẻ đẹp chân chất, giản dị, dân dã của con người Việt Nam.
Tất cả những ảnh hướng của môi trường sống, khí hậu đã thể hiện rõ nét trong
những thành ngữ dân gian, in đậm nhận thức của người Việt, phản ánh một cách
sinh động, phong phú, và đầy đủ nhất những cách nghĩ, cách nhìn, lối nói của
con người đất Việt.
5. Đặc trưng văn hóa và tư duy được phản ánh
Phép so sánh trong thành ngữ dân gian Việt Nam đã góp phần phản ánh đặc
điểm về môi trường sống, các thành ngữ có liên quan đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp, môi trường sống gần gũi, gắn bó với tự nhiên. Việt Nam là một đất
nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng mưa thất thường, nhiều hiện tượng tự
nhiên đã trở nên quen thuộc. Từ đó, những thành ngữ ra đời từ chính việc sống
chung với các hiện tượng tự nhiên đó.
Ví dụ: mưa như trút nước, bắn như mưa, mạnh như vũ bão, nhanh như gió,
như vịt nghe sấm...
Qua mỗi hình ảnh so sánh, ta nhận ra những dấu ấn của một đất nước nông
nghiệp với những vật dụng quen thuộc trong công việc đồng áng như: Lơ láo
như bù nhịn ruộng dươi, Nặng như cùm, như đinh đóng cột...Đó còn là hình ảnh
của những món ăn dân dã, bình dị của làng quê Việt Nam: Rành rành như canh

15
nấu hẹ, Rành rành như hành nấu thịt, To như chuối hột...Những hình ảnh thân
thương của loài quả, trái cây gần gũi với bao kí ức tuổi thơ: rụng như sung; đen
như củ tam thất, trắng như bông, cay như ớt,, hiền như củ khoai, ngọt như mía
lùi, rối như canh hẹ, mỏng như lá lúa, ...Những con vật gắn liền với nhà nông,
con trâu đầu cơ nghiệp, con chó giữ nhà, con mèo mom mem cũng rất tự nhiên
mà đi vào những thành ngữ dân gian: khoẻ như trâu, dốt như bò, lạch bạch như
vịt bầu, chữ như gà bới, chắc như cua gạchyếu như sên, ăn như mèo, đắt như
tôm tươi,
Những hình ảnh so sánh trên đã phần nào thể hiện được đặc trưng văn hoá của
người Việt Nam, đó là nét đẹp trong đời sống tinh thần, phong tục tập quán.
Bóng dáng của đạo Phật trong những thành ngữ dân gian: hiền như bụt, những
biểu hiện của tín ngưỡng thờ thần giữ như thầy giữ ấn, những hình ảnh ở những
nơi đền đài, miếu mạo: to như hộ pháp,...Tất cả trở thành một bộ phận không thể
thiếu trong thành ngữ nói chung và thành ngữ so sánh nói riêng.
Khảo sát 647 thành ngữ so sánh tiếng Việt, số lượng những thành ngữ được
dùng để khen há hiếm hoi, chỉ một số lác đác như: đẹp như tiên, đẹp như tranh,
đẹp như Tây Thi...Một số thành ngữ mang sắc thái trung tính: chạy như gió, dễ
như chơi...Và số lượng áp đảo là những thành ngữ với hàm ý mỉa mai, chê bai.
Đặc biệt, có những thành ngữ so sánh mà người Việt dùng với thái độ chê trách
rất mạnh bạo không hề nói giảm nói tránh như: ngu như bò, dốt như lợn, Lồng
lên như trâu điên...
Đồng thời những thành ngữ cũng thể hiện đặc điểm về tư duy của người Việt,
linh hoạt mềm dẻo trong cách sử dụng, đa dạng các hình thức, kết cấu, các biến
thể, phù hợp với từng môi trường giao tiếp, hoàn cảnh khác nhau. Nhiều thành
ngữ còn phản ánh được mối quan hệ gia đình, xã hội. Tư duy người Việt thiên về
kinh nghiệm, nó được hình thành một cách trực tiếp trong quá trình lao động
thực tiếp. Mỗi cá nhân bằng kinh nghiệm caủa mình, dần dần góp phần cho sự
phong phú trong kho tàng thành ngữ dân gian.

16
Một điểm nữa thể hiện đặc trưng tư duy của người Việt trong thành ngữ dân
gian là lối nói phóng đại, khoa dụ, kết hợp trong hình ảnh so sánh. Sự phóng đại
quy mô, tính chất của đối tượng sẽ tạo được hiệu quả diễn đạt, nó được biểu
hiện trong nhiều yếu tố của so sánh.
Ví dụ: dốt như bò tót, khỏe như hùm, lạnh như băng, tiêu tiền như rác...
Đặc điểm tiếp theo của lối tư duy người Việt thể hiện trong thành ngữ so sánh
là thường thiên những hình ảnh trực quan. Tư duy trực quan là đặc điểm chung
của con người. Nó thể hiện khả năng tri nhận và biểu đạt các hình ảnh thu được
từ đời sống xung quanh. Yếu tố cái được so sánh (B) trong phép so sánh thường
là những hình ảnh có thể liên tưởng dễ dàng, hình dung cụ thể.
Cuối cùng, một nét đặc trưng về tư duy người Việt thể hiện trong thành ngữ
dân gian là việc sử dụng những hình ảnh tục, mang đậm tính khẩu ngữ, bởi
thành ngữ cũng chính là những lời ăn tiếng nói hằng ngày. Tính tục thể hiện ở
việc sử dụng những từ theo cách dùng của từng vùng, không cần tránh né cảm
giác thô tục:
Ví dụ: Lôi thôi như cứt trôi đầu hè, chua như cứt mèo; Gái phải hơi trai như
thài lài gặp cứt chó; Giấu như mèo giấu cứt, buồn như đĩ về già...

17
KẾT LUẬN
Phép so sánh trong thành ngữ dân gian Việt Nam phong phú cả về cấu tạo và
ngữ nghĩa, giá trị biểu hiện. Những yếu tố của cấu trúc so sánh, từ cái so sánh
(A), cơ sở so sánh (B), từ so sánh (y) cho đến cái được so sánh (B) đều mang
những nét đặt trưng của văn hóa dân gian. Cấu tạo của phép so sánh ghi nhận sự
đa dạng về các dạng thức, cấu trúc đầy đủ, cấu trúc không đầy đủ, những motif
so sánh hình thành, từ đó giữ nguyên hay thay đổi linh hoạt phụ thuộc vào mục
đích, nhu cầu sử dụng của nhân dân. Đặc điểm ngữ nghĩa cũng là một phương
diện thể hiện những đóng góp tích cực trong khả năng vô tận khi biểu thị ý
nghĩa, từ lớp nghĩa đen cho đến nghĩa bóng, và đa dạng các trường nghĩa, phạm
vi biểu thị, thành ngữ ngày càng thể hiện tính ưu việt của mình, hiện diễn trong
các lĩnh vực của giao tiếp hằng ngày.
Trong Chương trình sách giáo khoa 2018 của môn Ngữ văn, thành ngữ là đơn
vị kiến thức thuộc phần tiếng Việt đã được quan tâm chú ý đan lồng trong các
bài học lớn. Thiết nghĩ đây chính là cơ sở để giáo viên bộ môn Ngữ Văn ở các
trường phổ thông nắm bắt, trau dồi vốn tiếng Việt, khả năng vận dụng linh hoạt
ngôn ngữ mẹ đẻ, mà thành ngữ, hay rộng hơn, cả tục ngữ, ca dao dân ca chính là
những lời ăn tiếng nói dân gian gần gũi nhất với mọi người. Tuy nhiên với đối
tượng tiếp cận là các em học sinh, những thành ngữ có yếu tố so sánh tục, cũng
không nên khuyến khích sử dụng một cách rộng rãi. Củng cố thêm ở đó là khả
năng lĩnh hội những ý nghĩa, hàm ý trong các thành ngữ dân.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), (2022) Phong cách học tiếng Việt, nxb Giáo
dục Việt Nam
2. Hà Quang Năng, (2020), Đặc điểm vế so sánh trong thành ngữ so sánh
tiếng Việt, trên trang:
http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u/Ng
%C3%B4n-ng%E1%BB%AF/p/dac-diem-ve-so-sanh-trong-thanh-ngu-so-
sanh-tieng-viet-759
3. Hà Thị Chuyên (2020), So sánh trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân
tộc Tày, ĐHSP Thái Nguyên
3. Nguyễn Lân, Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam, nxb Văn học
4. Nguyễn Thiện Giáp (2005), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
5. Phúc Hải (tuyển chọn) (2023) Thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam, nxb
Hồng Đức
6. Vũ Dung (Chủ biên), (2000), Từ điển Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam,
nxb Văn hóa – Thông tin.

19
PHỤ LỤC

STT Thành ngữ so sánh


1 Ác như hùm
2 Ác như beo
3 Ác như cá sấu Vũng Gấm
4 Anh em rể như ghế va chân
chị em gái như trái cau non
5 Ăn như hủi ăn thịt mỡ
6 Ăn như hùm đổ đó
7 Ăn như tằm ăn rỗi
8 Ăn như thần trùng
9 Ăn như mèo
10 Ăn như mỏ khoét
11 Ăn như thợ đấu
12 Ăn như phát tấu, làm như trấu vãi
13 Ăn như thợ ngõa, làm như ả trăng
14 Ăn như quỷ phá nhà chay
15 Ăn như Thủy Tế đánh vực
16 Ăn như rồng cuốn, làm như cà cuống lội ngược
17 Ăn như vạc
18 Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa
19 Ăn ở như bát nước đầy
20 Ăn ở với nhau như bát nước đầy
21 Bà con xa không bằng láng giềng gần
22 Bạc như rận

20
23 Bạc như vôi
24 Bắn như vãi đạn
25 Bắn như vãi trấu
26 Bình chân như vại
27 Bắn như mưa
28 Bắng nhắng như nhặng vào chuồng tiêu
29 Bầy nhầy như thịt bụng
30 Bé như bàn tay
31 Bé như dãi khoai
32 Béo như chim ra giàng
33 Béo như con bò mộng
34 Béo như con trâu trương
35 Béo như con cun cút
Cun cút: chim nhỏ cùng họ với gà, đuôi cộc, chân ngắn, lông xám,
sống ở đồi cỏ, lủi tấ nhanh trong bụi cây, béo tròn lẳn và thấp lùn
36 Béo như ông Di lặc
37 Biến đi như cá chui
38 Bình chân như vại
39 Bo bo như thần giữ của
40 Bóp như bà cô bóp con cháu
Bà cô, ông mãnh là những người chết trẻ nên con cháu thường hay
bỏ giỗ, hễ gặp được con cháu nào hợp thì hành hạ bắt họ phải cúng
giỗ, theo mê tín. Bòn rút vơ vét đến cùng kiệt làm người ta khổ sở
41 Bối rối như tơ vò
42 Bối rối như bà sư đẻ
43 Bơ vơ như chó lạc nhà
44 Bơ vơ như gà con lạc mẹ

21
45 Bơ vơ như nhạn lạc đàn
46 Bơ bải như bà vãi lên chùa
*Vãi: người đàn bà theo đạo Phật, ở giúp việc cho nhà chùa =>hấp
tấp vội vàng
47 Bỡ ngỡ như bợ vào rừng
*bợ: cò bợ, cò sống ở đồng bằng, có cổ và ngực màu nâu thẫm,
thường có dáng ủ rũ.) Ngơ ngác, lúng túng vì chưa quen.
48 Bỡ ngỡ như chim chích lạc rừng
49 Bụng như tang trống
50 Buồn như cha chết
51 Buồn như đĩ về già
52 Buồn như đưa đám
53 Buồn như hoa bí buổi chiều
54 Buồn như trấu cắn
55 Buốt như kim châm
56 Cạn như lòng bàn tay
57 Cao như núi, rộng như bể
58 Cao như hạc thờ
59 Cao như sào đứng
60 Cao như sếu vườn
61 Cau cảu như chó cắn ma
62 Cay như gừng
63 Cay như ớt
64 Cần bất như chuyên
65 Chai như đít khỉ
66 Chán như cơm nết nát
67 Chạo rạo như thầy đạo đọc kinh

22
68 Chát như sung
69 Cháy như cây đình liệu
70 Chạy như bay
71 Chạy như chạy chánh tổng
72 Chạy như cờ lông công
73 Chạy như chạy lí trưởng
74 Chạy như chó phải lói
75 Chăm như chăm con mọn
76 Chắc như bắt cua bỏ giỏ
77 Chắc như gạo bỏ hũ
78 Chậm như rùa
79 Chậm như sên
80 Chân như ống sậy
81 Chân như ống đồng
82 Chật như nêm cối
*Nêm: mảnh gỗ gỗ hoặc tren cứng, nhỏ dùng để chêm cho chặt.
83 Chấp chới như thầy bói cúng thánh
84 Chấp cha chấp chới như quạ vào chuồng lợn
85 Chễm chệ như rể bà góa
86 Chết đứng như Từ Hải
87 Chết đứng như trời trống
88 Chết như ngả rạ
89 Chết như sung rụng
90 Chết vinh còn hơn sống nhục
91 Chỉ như sơn, tiến như phong
92 Chị em gái như cái nhân sâm
93 Chiều như chiều vong

23
94 Cho nhau vàng không bằng trỏ đàng đi buôn
95 Chồng như giỏ, vợ như hom
96 Chua như cứt mèo
97 Chua như giấm
98 Chua như mẻ
99 Chủng chẳng như cẳng bò thui
100 Chữ như rồng bay phượng múa
101 Chuyện như pháo ran
102 Chuyện như khướu
103 Chữ như trấu trát
104 Chữ như gà bới
105 Chữ như cua bò sàng
106 Chửi như hát hay
107 Chửi người vắng như mắng người chết
108 Chửi như chó ăn vã mắm
109 Chửi như vặt thịt
110 Coi mạng người như ngóe
111 Coi đồng tiền như cái bánh xe
112 Coi người như cái rơm cái rác
113 Con là nợ vợ là oan gia
114 Cửu đại hơn ngoại nhân
115 Dai như giẻ rách
116 Dai như kẹo kéo
117 Dai như đỉa
118 Dài dãi hơn người
119 Dại đàn còn hơn khôn độc
120 Dại như cầy

24
121 Dày như mo nang
122 Dày như ván xẻ
123 Dày như da voi
124 Dại như chó
125 Dễ như bỡn
126 Dễ như chẻ tre qua đốt
127 Dễ như chơi
128 Dễ như trở bàn tay
129 Dốt như bò tót
130 Dốt như bò
131 Dốt như con lợn
132 Dốt như con lừa
133 Dốt đặc còn hay hơn chữ lóng
134 Dấm dẳng như cẳng bò thu
135 Dấm dẳng như chó cắn ma
136 Dâu năng hái như gái năng tô
137 Dẫn như dẫn cưới
138 Dâu hiền là báu trong nhà, khác nào như gấp thêu hoa rõ ràng
139 Dâu vào nhà như gà bỏ rọ
140 Dính nhau như vợ chồng sam
141 Dính như keo
142 Dính như nhựa
143 Dính như sam cặp
144 Dính như sơn
145 Dỗ như dỗ tà (dỗ vong)
146 Dơ dáy như cáy vào hang cua
147 Dở như cám hấp

25
148 Dụng nhân như dụng mộc
149 Đàn bà cạn lòng như đĩa, đàn ông bạc nghĩa như vôi
150 Đàn ông là nhà, đàn bà là cửa
151 Đàn ông như con dao pha
152 Đánh như đánh dê tế đền
153 Đánh như đập đất
154 Đánh như đòn thù
155 Đánh như gãi ngứa
156 Đánh như két
157 Đánh như táo đổ mặt mâm
158 Đau như dao cắt ruột
159 Đau như dần
160 Đau như hoạn
161 Đau như thiến
162 Đau như xé ruột xé gan
163 Đau như bò cạp đốt
164 Đắng cay như ngậm bồ hòn
165 Đắt như tôm tươi
166 Đắt như vàng mười
167 Đầu gà hơn đuôi trâu
168 Đầu như búa bổ
169 Đầu như quạ đánh
170 Đầu như tráu ké
171 Đầu óc như bã đậu
172 Đen như bồ hóng
173 Đen như củ súng
174 Đen như cột nhà cháy

26
175 Đen như củ tam thất
176 Đen như cuốc
177 Đen như than
178 Đen như trôn chảo
179 Đẹp như rồng bay phượng múa
180 Đẹp như Tây Thi
181 Đẹp như ả Chức giáng trần
182 Đẹp như tiên giáng thế
183 Đẹp như hạt ngọc
184 Đẹp như mộng
185 Đẹp như tiên non Bồng
186 Đẹp như người trong tranh
187 Đẹp như tranh
188 Đểnh đoảng như canh cần nấu suông
189 Đi lại như mắc cửi
190 Đi như đi chợ
191 Đi như gái đẻ
192 Đi như lôi ngồi như buộc
193 Đi như nước chảy
194 Đỏ như đồng hun
195 Đỏ như gấc
196 Đỏ như hoa vông, đông như miếng tiết
197 Đỏ như mắt cá chày
198 Đỏ như quả bồ quân
 Màu đỏ ứng của má người con gái
199 Đỏ như râu ngô
=>màu đỏ hoe hoe vàng ở tóc

27
200 Đỏ như son
201 Đùa như giặc
202 Đùa như ngụy
203 Đùa như quỷ
204 Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông
205 Đủn đởn như con đĩ đánh bồng
206 Đực mặt như ngỗng ỉa
207 E thẹn như con gái mới về nhà chồng
208 Gà ăn hơn công ăn
209 Gãi như gãi ghẻ
210 Gái có chồng như chông như mác
Gái không chồng như rác như rơm
211 Gái có chồng như gông đeo cổ
Gái không chồng như phản gỗ long đanh
212 Gái dậy như hoa quỳ mới nở
213 Gái có chồng như rồng có vây
Gái không chồng như cối xay chết ngõng
214 Gái có chồng như sông có nước,
gái không chồng như lược gãy răng
215 Gái có ốn như bồ hòn có rễ
Gái không con như bè ngổ trôi sông
216 Gái có hơi trai như khoai có hơi cuốc
217 Gái không chồng như nhà không nóc
Trai không vợ như cọc long chân
218 Gái không chồng như thuyền không lái
Trai không vợ như ngựa không cương
219 Gái lớn trong nhà như ma chưa cất

28
220 Gái phải hơi trai như thài lài gặp cứt chó
Trai phải hơi gái như cò bợ gặp trời mưa
*thài lài: cây thân cỏ, mọc hoang ở những nơi ẩm, hoa màu xanh
lam, gặp cứt chó thì rất tươi tốt
*cò bợ: cò có cổ và ngực màu nâu thẫm, thường có dáng ủ rũ nhất
là khi gặp trời mưa
221 Gan như cóc tía
222 Gắt như mắm tôm
223 Gầy đét như con mắm
224 Gầy như con cò (con cò hương)
225 Gầy như con nhái bén
226 Gầy như hạc
227 Gầy như mai
228 Gầy như ống sậy
229 Gầy như que củi
230 Gầy như que đóm
231 Gật như chày máy
232 Giàu như Thạch Sùng
233 Giàu người bằng mười giàu của
234 Giãy lên như bị ong châm
235 Giãy lên như giẫm phải tổ kiến
236 Giãy lên như phải bỏng
237 Giãy lên như đỉa phải vôi
238 Giãy như cá lóc bị giập đầu
239 Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng
240 Giậm giật như chó tháng bảy
241 Giấu như mèo giấu cứt

29
242 Giọt máu đào hơn ao nước lã
243 Giống như đổ khuôn
244 Giống như đúc
245 Giống như hai giọt nước
246 Giống như in
247 Giống như lột
248 Giống như tác
249 Giữ nhau như miếng mộc
250 Giữ như giữ mả tổ
*mả tổ: mà người đầu tiên của dòng họ, theo quan niệm truyền
thống, có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần và ảnh hưởng đế sự
hưng thịnh của con cháu sau này
251 Giữ như giữ sơn
252 Giữ như ông thầy giữ ấn
253 Giữ tiếng chẳng bằng giữ miếng
254 Hay chữ không bằng dữ đón
255 Hí hửng như bắt được vàng
256 Hiếm như râu rồng
257 Hiếm như vàng mười
258 Hiền như củ khoai
259 Hiền như đất
260 Hiền như bụt
261 Hiền như phật
262 Hò như hò đò
263 Hót như khướu
264 Hôi như cú
265 Hôi như chuột chù

30
266 Hung hăng như nhặng vào chuồng tiêu
267 Hùng hục như trâu húc mả
268 Im ỉm như bà cốt uống thuốc
*bà cốt: người đàn bà làm nghề đồng bóng, bà cốt lấy việc thánh
nhập vào người để trị bệnh cho thiên hạ, nay lai phải uống thuốc thì
phải lặng lẽ để không ai biết)
269 Im ỉm như gái ngồi phải cọc
270 Im lặng như tờ
271 Im như thóc
272 Kêu như dê tế đền
273 Kêu như cháy đồi
274 Kêu như vạc
275 Khinh khỉnh như chĩnh mắm thối
276 Khinh người như mẻ
277 Khinh người như rác
278 Khó như giữ đóm đêm mưa
279 Khó như vo cát thành cục
280 Khóc như cha chết
281 Khóc như mưa
282 Khóc như ri
283 Khỏe như hùm
284 Khỏe như trâu
285 Khỏe như trương phi
286 Khỏe như vâm
287 Khô như củi
288 Khô như ngói
289 Khôn như tiên không tiền cũng chịu

31
290 Kín như bưng
291 Kín như hũ nút
292 Kín tranh hơn lành gió
293 Lác đác như cuối mùa
294 Làm tớ người khôn hơn làm thầy kẻ dại
295 Làm như ả chơi trăng
296 Làm như cáo, ăn như hổ
297 Làm như chó ỉa vãi
298 Làm như mèo mửa
299 Làm như đánh vật
300 Làm như thịt trâu toi
301 Làm ruộng ba năm không bằng chăm tằm một lứa
302 Lang thang như chó cái chốn con
303 Lang thang như chó phải dùi đục
304 Lang thang như thành hoàng làng khó
305 Lanh chanh như hành không muối
306 Lành như bụt
307 Lành như cục đất
308 Lạo xạo như gạo trộn khoai
309 Lát xát như bát vỡ
310 Lạnh như băng
311 Lạnh như tiền
312 Lạnh như đồng
313 Lao đao như thuyền gặp bão
314 Lảo đảo như người lên đồng
315 Lào xào như cào mào mổ dom
316 Lảo đảo như người lên đồng

32
317 Lạy như chạy máy
318 Lạy như tế sao
319 Lăn lóc như cóc bôi vôi
320 Lăng xăng như thằng mất khố
321 Lằng nhằng như cưa rơm
322 Lằng nhằng như hai thằng một khố
323 Lặng ngắt như tờ
324 Lặng như nhà thánh tế rồi
325 Lầm lầm như chó ăn vụng bột
326 Lầm lì như chì đổ khuôn
327 Lầm rầm như đĩ khấn tiên sư
328 Lầm rầm như thầy bói nhẩm quẻ
329 Lẩm cẩm như xẩm đi đường cong
330 Lấm lét như chuột ngày
331 Lấm lét như rắn mồng năm
332 Lấm như ma vùi
333 Lấm như trâu đầm
334 Lần như ma lần mồ
335 Lần như thầy bói lần quẻ
336 Lẩn như chạch
337 Lấp ló như chó tháng bảy
338 Lập cập như xa đập ống vải
339 Lật đật như ma vật ống vải
340 Lật mặt như trở bàn tay
341 Lầu lầu như cháo chảy
342 Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non
343 Le te như ghe lộn ngược

33
344 Len lét như quạt tháng mười
345 Len lét như rắn mồng năm
346 Léo nhéo như mõ réo quan viên
347 Lên như diều gặp gió
348 Lênh đênh như bè nứa trôi sông
349 Lì lì như đì anh hàng thịt
350 Lì lì như đồng tiền chì hai mặt
351 Lò dò như cò bắt tép
352 Lò dò như cò phải bão
353 Lò dò như cua bò đất cát
354 Lo như bò thấy nhà táng
355 Lòng người như bể khôn dò
356 Lôi thôi như cá trôi sổ ruột
357 Lôi thôi như cứt trôi đầu hè
358 Lôi thôi như đoi bà cốt
359 Lôi thôi như xôi với thịt
360 Lộng thừng lộn chão quá như trâu lộn cày
361 Lông bông như ngựa chạy ngoài đường
362 Lông nhông như chó dái
363 Lồng cồng như mẹ chồng xới xôi
364 Lồng lên như ngưa vía
365 Lồng lên như trâu điên
366 Lơ xơ như ông thầy mất sớ điệp
367 Lờ đờ như chuột chù phải khói
368 Lờ đờ như gà ban hôm
369 Lờ đờ như mặt chó giấy
370 Lơ láo như bù nhịn ruộng dươi

34
371 Lơ láo như chó thấy thóc
372 Lờ mờ như đom đóm đục
373 Lơ láo như thằng ngáo lên chùa
374 Lơ thơ như chợ chiều
375 Lớn nhanh như thổi
376 Lù đù như bụt mọc
377 Lù đù như đống dấm trời mưa
378 Lủi như cuốc
379 Lù đù như mu mới mọc
380 Lủi thủi như hủi đi chợ trưa
381 Lung lay như răng bà lão
382 Lúng búng như ngập hạt thịt
383 Lúng túng như cá vào xiếc
384 Lúng túng như gà mắc tóc
385 Lúng túng như thợ vụng mất kim
386 Lừa nhau như miếng mộc
387 Mạnh như vũ bão
388 Lười như hủi
389 Mặn như chườm
390 Mắng như tát nước vào mặt
391 Mắng như té tát
392 Mặt nặng như đá đeo
393 Mẹ già như chuối ba hương
394 Mưa như trút nước
395 Mê như điếu đổ
396 Miệng bà đồng như lồng chim khướu
397 Mỏng như lá lúa

35
398 Mỏng như tờ
399 Mong như hạn mong mưa
400 Mong như mong mẹ về chợ
401 Một giọt máu đào hơn ao nước lã
402 Nát như tương Bần
403 Nặng như chì
404 Nặng như cùm
405 Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa
406 Ngang như cua
407 Ngẩn ngơ như chim chích vào rừng
408 Nghịch như quỷ sứ
409 Ngọt như múa lùi
410 Ngốn như bò ngốn rơm
411 Ngốn như xa cán ngốn bông
412 Người không học như ngọc không mài
413 Người như con nhái bén
414 Người ta là hoa đất
415 Nhai như bò nhai trấu
416 Nhanh như bay
417 Nhanh như cắt
418 Nhanh như điện
419 Nhanh như hươu vượt đồng nội
420 Nhanh như sóc
421 Nhanh như tên bắn
422 Nhanh như thổi
423 Nháo nhác như gà con lạc mẹ
424 Nháo nhác như gà phải cáo

36
425 Nhát như cáy
426 Nhát như cheo
427 Nhát như thỏ đế
428 Nhạt như canh nấu suông
429 Nhạt như nước lã ao bèo
430 Nhạt như nước ốc
431 Nhăn như chuột chù mút giấm
432 Nhăn nhó như nhà khó hết ăn
433 Nhăn như bị
434 Nhăn như khỉ ăn gừng
435 Nhẵn như cầu hàng thịt
436 Nhẵn như đít bụt
437 Nhăng nhẳng như chó cắn ma
438 Nhẹ như bấc
439 Nhẹ như lông hồng
440 Nhẹ tựa hồng mao
441 Nhí nhảnh như con đĩ đánh bồng
442 Nheo nhéo như mõ réo quan viên
443 Nhòm như cú nhòm nhà bệnh
444 Nhớ như chôn vào ruột
445 Nhớ như in
446 Nhớ nhác như quạ vào chuồng lợn
447 Nhũn như con chi chi
448 Nhung nhúc như rươi tháng chín
449 Như bát nước đầy
450 Như bắt được vàng
451 Như bò thấy nhà táng

37
452 Như bóng với hình
453 Như buồm gặp gió
454 Như cá gặp nước
455 Như cá với nước
456 Như cát sông Hằng
457 Như chị dâu em chồng
458 Như chim lạc bầy (đàn)
459 Như chó ăn vụng bột
460 Như chó cắn ma
461 Như chó đói thấy mồi
462 Như chó với mèo
463 Như chuột đút miệng voi
464 Như chuồn chuồn lẹo nước
465 Như con dao pha
466 Như con Điêu Thuyền
467 Như cờ gặp gió
468 Như cờ mất xe
469 Như cú dòm nhà bệnh
470 Như diều gặp gió
471 Như hình với bóng
472 Như hổ về rừng
473 Như hùm mọc cánh
474 Như hùm thêm cánh
475 Như ma xó
476 Như mặt giăng mặt giời
477 Như mây gặp rồng
478 Như mèo thấy mỡ

38
479 Như mở cờ trong bụng
480 Như muỗi đốt chân voi
481 Như muối bỏ bể
482 Như ngồi đống lửa
483 Như nước với lửa
484 Như rết thêm chân
485 Như rồng gặp mây
486 Như tằm ăn rỗi
487 Như trứng để đầu đẳng
488 Như tù giam lỏng
489 Như vịt nghe sấm
490 Như xẩm sờ gậy
491 Nóc nhà xa hơn kẻ chợ
492 Nói đúng như gãi chỗ ngứa
493 Nói dai như chó nhai giẻ rách
494 Nói dai như thừng
495 Nói dối như cuội
496 Nói đúng như gãi vào chỗ ngứa
497 Nói hay không tày làm tốt
498 Nói hay hơn hay nói
499 Nói như pháo, làm như lão
500 Nói như rót vào tai
501 Nói như thánh phán
502 Nói nhấm nhẳng như cẳng bò thui
503 Nói như đinh đóng cột
504 Nói như đấm vào tai
505 Nói như khướu

39
506 Nói như ông Bảnh Tổ
507 Nói như trạng
508 Nói như vẹt
509 Nói trăm thước không bằng bước một gang
510 Nói với người say như vay không trả
511 Nói thì như mây như gió, cho thì thằng mõ không xong
512 Nóng như lửa
513 Nóng như rang
514 Nóng như Trương Phi
515 Nợ như Chúa Chổm
516 Oai oái như nhái phải rắn
517 Oai oái như phủ Khoái xin cơm
518 Oai oái như rắn bắt nhái
519 Oan như oan thị Kính
520 Oan như oan thị Màu
521 ỏn ẻn như cô đồng
522 ỏn ẻn như quan thị
523 Oang oang như lệnh vỡ
524 Õng ẹo như đồng cô
525 ồn ào như chợ vỡ
526 Phận bạc như vôi
527 Phận gái như cái bầu, sa đâu ấm đấy
528 Phận mỏng như tờ
529 Quan pháp như lôi
530 Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ
531 Quay như chong chóng
532 Quằm quặm như con ác mỏ

40
533 Quần quật như Nam Hạ vác đất
534 Quấy như quỷ quấy nhà chay
535 Rách như tàu lá chuối
536 Rách như tổ đỉa
537 Rách như xơ mướp
538 Rành rành như canh nấu hẹ
539 Rành rành như hành nấu thịt
540 Rát như phải bỏng
541 Rát ruột như bào
542 Rậm người hơn rậm cỏ
543 Rậm người hơn rậm của
544 Rẻ như bào
545 Râu rĩ như đĩ về già
546 Róc ria như cá long tong
547 Rình như cú rình nhà bệnh
548 Rình nhau như miếng mộc
549 Rình như mèo rình chuột
550 Rối như ruột tằm
551 Rỗ như tổ ong bầu
552 Rối như canh hẹ
553 Rối như mớ bòng bong
554 Rối như tơ lộn guồng
555 Rối như tơ vò
556 Rộng như áo tế
557 Rụng như sung
558 Run như dẽ
559 Run như cầy sấy

41
560 Run như thằn lằn đứt đuôi
561 Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng
562 Ruột gan như lửa đốt
563 Ruột xót như bào
564 Ruột rát như cào
565 Ruột xót như muối
566 Sáng như ban ngày
567 Say như điếu đổ
568 Sắc như dao cau
569 Sắc như mác
570 Sắc như nước
571 Săn sóc chẳng bằng góc ruộng
572 Sờ như xẩm sờ gậy
573 Sướng như tiên
574 Thế như chẻ tre
575 Thì thầm như làm bạc giả
576 Thì thụt như chuột ngày
577 Thấp như vịt
578 Thở như trâu hạ đỉa
579 Thuộc như cháo chảy
580 Thuộc như lòng bàn tay
581 Thuộc như Thổ công thuộc bếp
582 Tiêu tiền như ăn gỏi
583 Tiêu tiền như rác
584 To như chuối hột
585 To như có giỗ
586 To như Hộ pháp

42
587 Tối như đêm ba mươi
588 Tối như hũ nút
589 Tối như bưng
590 Tốt danh hơn tốt áo
591 Trai có vợ như giỏ có hom
592 Trai có vợ như rợ buộc chân
593 Trai thất gái lạ như quạ thấy gà con
594 Trăm hay không bằng tay quen
595 Trắng như trứng gà bóc
596 Trắng như ngó cần
*ngó cần: mầm non của cây rau cần
597 Trắng như bông
598 Trắng như cước
599 Trắng như ngà
600 Trong như hổ phách
601 Trong như lọc
602 Trong như pha phê
603 Trong như thạch
604 Trơ như đá vững như đồng
605 Trơ như đầu chó đá
606 Trơ như mặt thớt
607 Trơ như phỗng sành
608 Trơ như tượng đất
609 Trơ trơ như thủ lợn nhìn thầy
610 Trở mặt như bàn tay
611 Trơn như cháo chảy
612 Trơn như đổ mỡ

43
613 Trứng khôn hơn rận
614 Trứng khôn hơn vịt
615 Trụn trện như voi leo cao
616 Tuổi già như ngọn đèn trước gió
617 Tuổi già như trái chín cây
618 Tưng hửng như mèo bị cắt tai
619 ủ rũ như cò bợ phải trời mưa
620 ủ rũ như diều hâu tháng chạp
621 ủ rũ như gà phải trời mưa
622 ủ rủ như gà rù
623 Uốn như sâu đo
624 Ư ử như chó nằm bếp
625 Ướt như chuột lột
626 Vảy cá còn hơn lá rau
627 Vắt như vắt chanh
628 Vênh như bánh đa phải lửa
629 Vênh váo như bố vợ cậu ấm
630 Vênh váo như khố rợ phải lấm
631 Vênh vố như bố vợ phải đấm
632 Voi không nài như trai không vợ
633 Vuông như bánh chưng tám góc
634 Vững như bàn thạch
635 Vững như cột cái chống đình
636 Vững như đồng
637 Vững như kiềng ba chân
638 Xác như vờ, xơ như nhộng
639 Xanh như tàu lá

44
640 Xấu đều hơn tốt lòi
641 Xấu như ma
642 Xấu như quỷ
643 Xoay như chong chóng
644 Xoi xói như thầy bói múc canh
645 Xo ro như chó tiền rưỡi
646 Xung săng như thằng mới đến
Trụm trệu như đứa ở đầy mù
647 Xúng xính như a

45

You might also like