You are on page 1of 8

TRIẾT HỌC MÁC LENIN - SSH1111

HUST
CHỐNG TRƯỢT

Có 7 trang thôi, học mất 2 ngày

Full câu 4 điểm + 1 điểm khái niệm câu 6 điểm =)))

1
Câu 1: Tại sao mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết
học?

- Định nghĩa các vấn đề cơ bản của triết học:


Theo Angen: vấn đề cơ bản lớn nhất của mọi triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại.
- Nội dung của các vấn đề cơ bản của triết học:
Gồm 2 mặt:
o Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
Trả lời cho câu hỏi: giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước cái nào có sau. Để trả lời cho câu
hỏi này, ta có 3 trường phái:
§ Chủ nghĩa duy vật
§ Chủ nghĩa duy tâm
§ Các nhà triết học trường phái nhị nguyên
o Con người có nhận thức được vật chất hay không:
Có 2 trường phái:
§ Các nhà triết học khả tri: cho rằng con người hoàn toàn có khả năng nhận biết được vật
chất.
§ Các nhà triết học bất khả tri: cho rằng con người không có khả năng nhận biết được vật
chất, hoặc chỉ nhận biết được mặt bên ngoài mà không nắm được bản chất bên trong.
- Phân tích các trường phái
o Chủ nghĩa duy vật:
§ Đặc điểm:
• Vật chất được sinh ra trước và quyết định ý thức, không thừa nhận sự sáng thế của
các thế lực siêu nhiên.
• Là thế giới quan của giai cấp bị trị và các lực lượng tiến bộ.
• Liên hệ mật thiết với khoa học tự nhiên
§ Các hình thức:
• Chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại: Quan điểm mang tính chất phác, nhưng đã
lấy tự nhiên để giải thích thế giới.
• Chủ nghĩa duy vật siêu hình: Quan niệm thế giới như một cỗ máy khổng lồ, các
bộ phận biện lập tĩnh lại, hạn chế được siêu hình nhưng đã chống lại duy tâm.
• Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Khắc phục hạn chế của các chủ nghĩa duy vật
trước, triệt để về mọi mặt, kà công cụ đúng để nhân thức và cải tạo thế giới.
o Chủ nghĩa duy tâm:
§ Đặc điểm:
• Ý thức có trước và quyết định vật chất, thừa nhận sự sáng chế của các thế lực siêu
nhiên.
• Là thế giới quan của giai cấp thống trị.
• Liên hệ mật thiết với tôn giáo
• Chống lại chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên.
§ Hình thức
• Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Ý thức siêu tự nhiên có trước, sinh ra và quyết
định thế giới vật chất.
• Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Ý thức các nhân có trước, sinh ra và quyết định thế
giới vật chất.
o Các nhà triết học trường phái nhị nguyên:
§ Đặc điểm:
• Cho rằng ý thức và vật chất tồn tại độc lập, không cái nào quyết định cái nào.
• Bản nguyên vật chất sinh ra các sự vật vật chất, bản nguyên tinh thần sinh ra các
hiện tượng tinh thần.
2
• Muốn xoá ranh giới giữa duy vật và duy tâm.
• Bản chất vẫn là chủ nghĩa duy tâm.
o Khả tri: Con người có khả năng nhận thức được vật chất:
§ Duy vật: Nhận thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào bộ óc con người, sự phản ánh
này càng chi tiết, sắc sảo thì con người càng hiểu được bản chất thế giới
§ Duy tâm: Nhận thức là sự tự phản ánh của ý thức.
o Bất khả tri: Con người không có khả năng nhận thức thế giới, hoặc chỉ nhận biết được mặt bên
ngoài, còn không nắm được bản chất.
o Hoài nghi luận: Nghi ngờ tri thức đã đạt được và cho rằng con người không bao giờ có thế đạt
được tri thức khách quan.
- Lý do:
o Đây là vấn đề nảy sinh sớm nhất trong lịch sử nhân loại
o Là tri thức đặc thù của triết học, chỉ có triết học mới đặt ra và giải quyết mối quan hệ này.
o Là vấn đề xuyên suốt lịch sử triết học, triết học mọi thời kì đều đặt ra và giải quyết mối quan hệ
này.
o Là vấn đề mà mọi nhà triết học đề phải giải quyết.
o Là cơ sở nền tảng đề giải quyết các vấn đề khác của triết học.
o Là tiêu chí phân chia triết học thành các khuynh hướng, trường phái khác nhau.
o Thế giới nhìn chung chia thành 2 lĩnh vực có quan hệ biện chứng với nhau là vật chất và ý thức.
Nhiệm vụ cơ bản của triết học là giải quyết thích quan hệ này.

Câu 2: Phân biệt giữa hoạt động có ý thức của con người (A)và hoạt động bản năng của động vật (B) và
hoạt động của người máy (rô bốt)

- Bản chất của ý thức:


o Ý thức là hình ảnh về hiện thực khách quan trong bộ óc con người. Nội dung phản ánh là khác
quan, hình thức phản ánh là chủ quan.
o Ý thức là sự phản ánh sáng tạo, năng động và tích cực gắn liền với thực tiễn xã hội.
§ Khả năng hoạt động tâm sinh lý (tiếp nhận, chọn lọc, xử lý, lưu trữ).
§ Khả năng tạo ra tri thức mới (xây dựng học thuyết, lý thuyết) và vận dụng vào thực tiễn
§ Tưởng tượng ra thứ không có thật
§ Tiên đoán, dự báo.
o Ý thức mang bản chất lịch sử, xã hội: ý thức được quy định bởi điều kiện lịch sử và quan hệ xã
hội
§ Ra đời, tồn tại gắn liền với thực tiễn và chịu sự chi phối của lịch sử - xã hội.
§ Sáng tạo theo nhu cầu thực tiễn.
- Phân biệt:
o Người với con vật:
§ Hoạt động có ý thức của con người phản ánh thế giới khách quan thông qua lao động và
cải tạo thế giới theo nhu cầu của con người, còn hoạt động bản năng của con vật do tính
chất và quy luật sinh học chi phối.
§ Con người biết chế tạo, sử dụng và pháy triển công cụ lao động, con người không chỉ sử
dụng các vật liệu có sẵn trong tự nhiên mà còn sản xuất ra vật chất và tinh thần. Con vật
tồn tại nhờ vật phẩm sẵn có trong tự nhiên.
§ Hoạt động có ý thức của con người là hoạt động có mục đích, sáng tạo, có kế hoạch ....
còn hoạt động bản năng của con vật phụ thuộc vào tự nhiên, thụ động không có sự sáng
tạo.
o Người với robot:
§ Ý thức mang bản chất xã hội (trách nhiệm, tình cảm, tinh thần,...), đây là sự khác biệt cơ
bản.

3
§ Người máy hoạt động theo nguyên tắc và chương trình do con người xây dựng. Bản thân
máy móc không hiểu được kết quả hoạt động của nó có ý nghĩa gì.
§ Máy không thể phản ánh sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần như hoạt động ý thức
của con người. Người máy chỉ là công cụ giúp con người hoạt động ngày càng có hiệu
quả hơn trong hoạt động thực tiễn.

Câu 3: Phân tích sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình và ý nghĩa của hai
phương pháp tư duy đó.

- Phương pháp biện chứng:


o Sơ lược lịch sử hình thành:

Phương pháp biện chứng phát triển cùng với sự phát triển tư duy con người. Quan điểm biện
chứng cho phép chủ thể nhận thức không chỉ thấy những sự vật riêng biệt mà còn thấy cả mối
liên hệ giữa chúng, không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự sinh thành, phát triển
và tiêu vong của sự vật; không chỉ thấy trạng thái tĩnh của sự vật mà còn thấy cả trạng thái động
của nó.

o Nội dung:
§ Nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ phổ biến vốn có của nó. Đối tượng và các
thành phần của đối tượng luôn trong sự lệ thuộc, ảnh hưởng nhau, ràng buộc, quy định
lẫn nhau. Vừa có tính độc lập, vừa có tính phổ biến.
§ Nhận thức đối tượng ở trạng thái luôn vận động, có khuynh hướng phát triển. Quá trình
vận động này thay đổi cả về lượng và cả về chất của các đối tượng. Nguồn gốc của sự
vận động, thay đổi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn nội tại trong
bản thân sự vật.
o Ý nghĩa:

Phương pháp phản ánh đúng hiện thực, phương pháp khoa học, nhận thức, cải tạo thế giới.

- Phương pháp siêu hình:


o Sơ lược lịch sử:

Phương pháp siêu hình có cội nguồn hợp lý của nó từ trong khoa học cơ học cổ điển. Muốn nhận
thức bất kỳ một đối tượng nào, trước hết con người phải tách đối tượng ấy ra khỏi những liên hệ
nhất định và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác
định. Đó là phương pháp được đưa từ toán học và vật lý học cổ điển vào các khoa học thực
nghiệm và vào triết học.

o Nội dung:
§ Nhận thức đối tượng ở trạng thái độc lập, tách rời, nếu có liên hệ chỉ là tạm thời, bên
ngoài. Coi các mặt đối lập với nhau có ranh giới tuyệt đối.
§ Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại, bất biến, nếu có thay đổi thì chỉ thay đổi hướng,
không thay đổi chất, nguồn gốc phát triển ngoài sự vật. Nguyên nhân sự biến đổi được
coi nằm bên ngoài đối tượng.
o Ý nghĩa:

Phương pháp phản ánh được một trạng thái của hiện thực, nên nó có ý nghĩa trong một phạm vi,
giới hạn nhất định (như trong cơ học cổ điển). Nhưng nếu tuyệt đối hóa PP siêu hình thì là sai
lầm (trích lời).

4
Câu 4: Có thể đồng nhất chất của sự vật với thuộc tính của sự vật được không? Tại sao?

- Định nghĩa
o Chất: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng,
đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, nói
lên sự vật, hiện tượng đó là gì, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác.
o Thuộc tính: là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật. Đó là những cái
vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát
triển của nó. Tuy nhiên những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ được bộc lộ ra thông
qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác.
- Tại sao không thể đồng nhất chất và thuộc tính của sự vật:
o Chất không bao hàm tất cả các thuộc tính: Chất của sự vật được biểu hiện qua thuộc tính. Nhưng
không phải bất kì TT nào cũng biểu hiện chất.
o Chất chỉ bao hàm thuộc tính cơ bản: những TT cơ bản được tổng hợp tạo thành chất sự vật.
Chính chúng quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi
hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi (ΣTTCB=chất).
o TT sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với sự vật khác. Do vậy, sự phân chia bên trên
cũng mang tính tương đối. Trong mối liên hệ cụ thể này, TT này là TT cơ bản thể hiện chất của
sự vật. Trong mối liên hệ cụ thể khác sẽ có thêm TT khác hay TT khác là TT cơ bản, nên sự vật
có nhiều chất, tùy từng mối liên hệ cụ thể.
o Chất của sự vật không chỉ quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà còn quy định bởi
phương thức liên kết giữa những yếu tố tạo thành (nghĩa là kết cấu liên kết).
o Sự thay đổi chất của sự vật phụ thuộc cả vào sự thay đổi giữa các yếu tố cấu thành sự vật lẫn sự
thay đổi phương thức liên kết giữa các sự vật đó.

Câu 5: Tại sao nói, trong các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn, hoạt động sản xuất vật chất đóng
vai trò quyết định nhất?

- Định nghĩa:

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người.

- Tính chất:
o Là hoạt động có tính cộng đồng xã hội.
o Mang tính lịch sử - xã hội
o Là hoạt động có tính sáng tạo, có mục đích cải tạo tự nhiên, hoàn thiện con người.
- Các hình thức:
o Hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động đầu tiên và căn bản nhất, là phương thức tồn tại của
con người và xã hội loài người. VD: Hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động của các công
nhân trong các nhà máy, xí nghiệp
o Hoạt động chính trị - xã hội: là hoạt động nhằm biến đổi các quan hệ xã hội mà đỉnh cao nhất là
biến đổi các hình thái kinh tế - xã hội. VD: hoạt đồng của đoàn thanh niên, hội sinh viên.
o Hoạt động thực nghiệm khoa học: Là quá trình mô phỏng hiện thực khách quan trong phòng thí
nghiệm để hình thành chân lý. VD: Hoạt động nghiên cứu để tìm ra vắc xin phòng ngừa bệnh
mới.
- Tại sao:
o SXVC là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
o SXVC là cơ sở hình thành nên các quan hệ xã hội.
o SXVC là cơ sở sáng tạo ra toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.
o SXVC là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người.

5
o SXVC là cơ sở cho sự tồn tại của các hình thức TT khác cũng như các hoạt động sống khác của
con người.

Câu 6: Trong kết cấu của LLSX yếu tố nào giữ vai trò quyết định nhất? Tại sao?

Người lao động là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất.

LLSX:

- Định nghĩa: Toàn bộ năng lực thực tiễn của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên để tạo ra của
cải vật chất. Biểu hiện mối quan hệ con người với tự nhiên và phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của
con người trong một giai đoạn.
- Kết cấu:
o Người lao động (năng lực, kỹ năng, tri thức, …).
o Tư liệu sản xuất
§ Tư liệu lao động (Công cụ lao động, Phương tiện lao động).
§ Đối tượng lao động.
o Khoa học.
- Tại sao người lao động lại giữ vai trò quan trọng nhất:
o NLĐ là lực lượng cơ bản sáng tạo ra công cụ lao động và trực tiếp sử dụng công cụ lao động để
tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
o Các giá trị và hiệu qua thực tế của công cụ lao động phụ thuộc vào trình độ thực tế sử dụng và
sáng tạo của NLD.
o NLĐ là chủ thể của quá trình sản xuất, quyết định tới mục đích, nhiệm vụ, phương hướng, quy
mô, trình độ, năng suất, hiệu quả ... của quá trình sản xuất.
o NLĐ sử dụng và phát triển các yếu tố của LLSX như khoa học - công nghệ, đối tượng lao động,
tư liệu lao động...
o Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và kỹ năng lao động của con người ngày càng
tăng lên, đặc biệt là hàm lượng trí tuệ và làm cho họ trở thành yêu tố quyết định của LLSX xã
hội.
- Ý nghĩa: Luôn luôn cần chú trọng vào việc phát triển yếu tố con người.

Câu 7: Trong kết cấu của LLSX yếu tố nào động nhất, cách mạng nhất? Tại sao?

LLSX:

- Định nghĩa: Toàn bộ năng lực thực tiễn của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên để tạo ra của
cải vật chất. Biểu hiện mối quan hệ con người với tự nhiên và phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của
con người trong một giai đoạn.
- Kết cấu:
o Người lao động (năng lực, kỹ năng, tri thức, …).
o Tư liệu sản xuất
§ Tư liệu lao động (Công cụ lao động, Phương tiện lao động).
§ Đối tượng lao động.
o Khoa học.
- Yếu tố công cụ lao động động nhất, cách mạng nhất
o Khái niệm CCLĐ: là những vật thể/ tổ hợp vật thể mà người lao động sử dụng nó để tác động
vào giới tự nhiên tạo ra của cải vật chất.
o CCLĐ là yếu tố mà con người luôn tìm cách cải tiến và phát minh mới không ngừng, tạo ra
những cuộc cách mạng về CCLĐ: Từ thủ công, thô sơ đến cơ khí và tự động hóa.

6
- Phân tích nguyên nhân sự biến đổi của CCLĐ: Do nhu cầu của con người trong sản xuất và đời sống xã
hội: Tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao động, giảm công sức lao động, tăng chất lượng sản
phẩm... (Tăng năng chất, giảm thời công).
- Vai trò sự phát triển CCLĐ: Sự phát triển của CCLĐ -> LLSX phát triển không ngừng -> thay đổi
QHSX -> thay đổi PTSX -> tiến bộ xã hội.
- Ý nghĩa: Cần liên tục cải tiến, phát triển CCLĐ.

Câu 8: Tại sao khoa học là LLSX trực tiếp của xã hội hiện nay? Cho ví dụ ?

LLSX:

- Định nghĩa: Toàn bộ năng lực thực tiễn của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên để tạo ra của
cải vật chất. Biểu hiện mối quan hệ con người với tự nhiên và phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của
con người trong một giai đoạn.
- Kết cấu:
o Người lao động (năng lực, kỹ năng, tri thức, …).
o Tư liệu sản xuất
§ Tư liệu lao động (Công cụ lao động, Phương tiện lao động).
§ Đối tượng lao động.
o Khoa học.
- Tại sao:
o KH trực tiếp sản xuất ra các loại hàng hoá đặc biệt, như phát minh, sáng chế, quy trình công
nghệ và trở thành ngành sản xuất với đầu tư ngày càng tăng.
o Hiện nay, khoảng cách từ phát minh, sáng chế đến ứng dụng vảo sản xuất đã được rút ngắn làm
cho năng suất lao động, của cải xã hội tăng nhanh.
o KH kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, yêu cầu do sản xuất đặt ra.
o KH có khả năng “vượt trước” và thâm nhập ngày càng sâu vào mọi thành tố của LLSX, trở thành
mắt khâu bên trong của quá trình sản xuất. Tri thức KH được kết tinh, “vật hóa” vào người lao
động, người quản lý, CCLĐ và đối tượng lao động, là nguyên nhân của mọi biến đổi trong sản
xuất.
o KH đi vào hợp lý hoá quá trình tổ chức, quản lý sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
o Phát minh KH làm xuất hiện những ngành sản xuất mới, những máy móc thiết bị mới, công nghệ
mới, nguyên vật liệu mới, năng lượng mới.
o Tri thức KH giúp phát triển trí lực của người lao động hiện đại, tạo ra những năng lực lao động,
kỹ xảo lao động và tri thức quản lý cho người lao động.
o Sự phát triển của KH đã kích thích sự phát triển năng lực làm chủ sản xuất của con người.
o Ngày nay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển, tạo ra nền kinh tế tri thức. Đó
là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, sử dụng, phổ cập và sử dụng tri thức của con người đóng vai
trò quyết định nhất đối với sự phát triển. Đặc trưng của kinh tế tri thức là công nghệ cao, CNTT,
trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống xã hội. LLSX phát triển trong
mối quan hệ với QHSX.
- Ví dụ:
o Với sự giúp đỡ của robot, năng suất lao động và độ chính xác tăng lên gấp nhiều lần.
o Nhờ có mạng xã hội và các trang thương mại điện tử, việc kết nối người bán người mua thuận
tiện hơn, đẩy nhanh hoạt động kinh tế.
o Nhờ việc áp dụng KHKT vào hoạt động lai tạo, giúp cho ra những giống lúa ngon hơn, năng suất
hơn.

Câu 9: Tính vượt trước của ý thức xã hội so với Tồn tại xã hội? Ý nghĩa của nó trong việc xây dựng đời
sống tinh thần ở Việt Nam hiện nay?

7
- Khái niệm:
o Tồn tại xã hội: Là sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội trong 1 giai đoạn.
§ Yếu tố cơ bản: PTSX, môi trường tự nhiên và dân số.
§ TTXH luôn vận động, biến đổi, PT.
o Ý thức xã hội: Toàn bộ đời sống tinh thần của XH, được hình thành từ TTXH và phản ánh
TTXH trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
§ Yếu tố cơ bản: bao gồm các quan điểm, tư tưởng, phong tục, tập quán, truyền thống của
XH về thế giới.
- Tính vượt trước:
o Trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định, tư tưởng con người, đặc biệt là tư tưởng tiên tiến
khoa học có thể vượt trước sự phát triển tồn tại xã hội, dự báo tương lai, có tác dụng tổ chức chỉ
đạo hoạt động thực tiễn.
o Sự vượt trước của YTXH chỉ có tác dụng khi nó phản ánh đúng những mối liên hệ bản chất, tất
yếu, khách quan của TTXH.
o YTXH có khả năng vượt trước TTXH là do YTXH có tính độc lập tương đối, có khả năng phát
huy tính sáng tạo trong quá trình phản ánh TTXH.
- Ý nghĩa:
o YTXH mới đòi hỏi phát huy tính năng động, sáng tạo, tích cực của YTXH, phát huy nhân tố con
người.
o Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện, Đảng ta chủ trương: lấy việc phát huy nguồn lực làm yếu tố
cơ bản cho sự phát triển bền vững. Khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, tài
trí,...
o Tính vượt trước của YTXH đòi hỏi khắc phục triệt để bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực thụ
động, thiếu sáng tạo trong cuộc sống.

Câu 10: Tại sao ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội? Cho ví dụ chứng minh?

- Khái niệm:
o Tồn tại xã hội: Là sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội trong 1 giai đoạn.
§ Yếu tố cơ bản: PTSX, môi trường tự nhiên và dân số.
§ TTXH luôn vận động, biến đổi, PT.
o Ý thức xã hội: Toàn bộ đời sống tinh thần của XH, được hình thành từ TTXH và phản ánh
TTXH trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
§ Yếu tố cơ bản: bao gồm các quan điểm, tư tưởng, phong tục, tập quán, truyền thống của
XH về thế giới.
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nhưng ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, ý thức xã hội
thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội vì:
o Ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên nó có sau tồn tại xã hội.
o Do sức mạnh của phong tục, tập quán, truyền thống cũng như do tính bảo thủ của một số hình
thái ý thức xã hội. Mặt khác tồn tại xã hội có tính biến đổi nhanh, ý thức xã hội không thể phán
ánh kịp.
o Ý thức xã hội luôn gắn bó với lợi ích của những giai cấp nhất định. Vì vậy, những tư tưởng lạc
hậu thường được các lực lượng xã hội phản động lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực
lượng xã hội tiến bộ.
- Ví dụ:
o Ý thức tư tưởng phong kiến, phản ánh xã hội phong kiến, nhưng khi xã hội phong kiến đã thay
đổi thì ý thức vẫn chưa thay đổi kịp. Thời nay khoa học phát triển mạnh nhưng vẫn còn nhiều
phong tục tập quán lạc hậu như: “Trọng nam khinh nữ”, “ép duyên”, “gia trưởng’’.
- Ý nghĩa: Chống bảo thủ, phát triển khoa học, giáo dục...

You might also like