You are on page 1of 11

NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở BỆNH NHÂN

SUY THẬN MẠN THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN HỮU
NGHỊ VIỆT NAM CU BA ĐỒNG HỚI (2021)
Trần Thái Anh *, Trần Ngọc Việt
Tóm tắt
Nghiên cứu trên 98 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn chạy thận nhân tạo chu
kỳ đang điều trị tại khoa nội Thận – Tiết niệu bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cuba
Đồng Hới. Đánh giá tình trạng rối loạn giấc ngủ dựa vào chỉ số Pittsburgh Sleep
Quality Index (PSQI). Kết quả cho thấy có 60,2% chất lượng giấc ngủ kém PSQI
≥ 5. Nhóm bệnh nhân có chỉ số PSQI trung bình 7,7 ±0,4. Nhóm bệnh nhân có tình
trạng khó thở về đêm, ngứa, có tình trạng rối loạn giấc ngủ cao hơn nhóm bệnh
nhân không có các tình trạng trên (p<0,05). Có sự tương quan thuận giữa thời gian
lọc máu và rối loạn giấc ngủ với hệ số tương quan 0,307, p<0,05. Có sự tương
quan nghịch giữa nồng độ Hemoglobin máu và rối loạn giấc ngủ với r = – 0,295,
p<0,05.
Từ khoá: rối loạn giấc ngủ, suy thận mạn, lọc máu chu kỳ.
ABSTRACT

A study was conducted on 98 patients with end-stage renal disease undergoing hemodialysis trea
Keywords: Sleep disorders, chronic kidney disease, hemodialysis.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn là một bệnh mạn tính, tiến triển qua nhiều giai đoạn trong một
thời gian dài, vì vậy nó có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống
của người bệnh [1]. Theo báo cáo của trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ năm
2019 có khoảng 15% người trưởng thành khoảng 37 triệu người mắc bệnh thận
mạn, trong đó bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp là những nguyên nhân chính
gây ra bệnh thận mạn [2].
Chạy thận nhân tạo chu kỳ có xu thế được lựa chọn và cũng là phương pháp
phổ biến nhất. Tại Mỹ, những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối 90% được điều trị
bằng phương pháp chạy thận nhân tạo chu kỳ [3].
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ có
tỉ lệ rối loạn giấc ngủ cao. Nghiên cứu DOPPS, một nghiên cứu rất lớn với 11.351
bệnh nhân ở 308 trung tâm chạy thận nhân tạo ở đa quốc gia cho thấy tỷ lệ bệnh
nhân có giấc ngủ kém chiếm 49%, tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân có giấc ngủ
kém cao hơn 16% [4]. Có nhiều chỉ số lượng giá rối loạn giấc ngủ, trong đó chỉ số
chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (Pittsburgh Sleep Quality Index - PSQI) được dịch
và lượng giá phổ biến nhất trên thế giới. Tại Việt Nam năm 2014, thang điểm
PSQI được dịch ra phiên bản tiếng Việt và chứng mình có tính tin cậy và giá trị
cao [5].
Số bệnh nhân suy thận mạn ở Việt Nam ngày càng tăng, do đó số lượng bệnh
nhân suy thận mạn giai đoạn cuối cần được lọc máu cũng tăng theo.Vấn đề rối loạn
giấc ngủ đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, chất lượng sống
của người bệnh phải chạy thận nhân tạo chu kỳ, tới kinh tế toàn xã hội. Chính vì
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát tỉ lệ rối loạn giấc ngủ và các
yếu tố liên quan trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối thận nhân tạo chu kỳ.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo
chu kỳ tại khoa Nội Thận Tiết niệu - Lọc máu bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam -
Cuba - Đồng Hới từ tháng 4/2021 đến tháng 10/2021.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
-Bệnh nhân có tiền sử bệnh thận, tăng creatinin máu từ 3 tháng trở lên và có
mức lọc cầu thận< 15ml/phút (ước tính theo Cockcroft- Gault).
- Đang chạy thận nhân tạo chu kỳ.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân nghiện chất: rượu, ma túy, các dạng thuốc phiện.
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh tâm thần, di chứng tổn thương não.
- Những bệnh nhân không biết đọc, biết viết, không trả lời hết câu hỏi trong
thang điểm PSQI
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu và tự bỏ tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện, liên tục.
2.2.2. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ nghiên cứu mô tả lâm sàng
n = Z2(1-α/2)p(1-p)/d2
Với Z(1-α/2) = 1,96 (hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% α = 0,05), d=0,1, p =
0,49 (tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở nghiên cứu S. J. Elder và cộng sự năm 2008 [6].
Như vậy số bệnh nhân tối thiểu cần để nghiên cứu là 96 bệnh nhân.
2.2.2. Thu thập dữ liệu
Những bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn và đồng ý tham gia sẽ được đưa vào nghiên
cứu. Nghiên cứu viên phỏng vấn bệnh nhân dựa theo bộ câu hỏi soạn sẵn, kết hợp
với xem hồ sơ bệnh án để hoàn thành phiếu thu thập số liệu bao gồm: tuổi, giới,
học vấn, chiều cao, cân nặng, thời gian lọc máu, huyết áp, tình trạng ngứa, khó thở
về đêm, các bệnh lý đi kèm, chỉ số sinh hóa huyết học, thang điểm PSQI.
2.3. Các biến số trong nghiên cứu
- Chẩn đoán bệnh thận mạn: Theo hội Thận học Hoa Kỳ 2012 (NKF/KDIGO
2012), bệnh nhân được xác định là bị bệnh thận mạn khi có bất thường cấu trúc
hoặc chức năng thận kéo dài bệnh nhân bị bệnh thận mạn có mức lọc cầu thận
GFR<60ml/phút/1,73 m2 da [7].
- Đánh giá 7 yếu tố thành phần trong thang điểm PSQI
+ Yếu tố 1: viêc sử dụng thuốc ngủ
+ Yếu tố 2: khoảng thời gian để đi vào giấc ngủ.
+ Yếu tố 3: độ dài giấc ngủ
+ Yếu tố 4:hiệu quả giấc ngủ
+ Yếu tố 5: các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ
+ Yếu tố 6: những bất thường về hoạt động trong ngày ảnh hưởng đến thời
gian và giấc ngủ trong ngày
+ Yếu tố 7: chất lượng giấc ngủ chủ quan
Điểm tổng chung về chất lượng giấc ngủ. Điểm càng cao thì chất lượng giấc
ngủ càng kém.
+ PSQI 5 cht lng gic ng tt.
+ PSQI > 5 chất lượng giấc ngủ kém.
- Tuổi: đối tượng được tính dựa vào năm dương lịch.
- Giới: quan sát. Nam và nữ.
- Phân nhóm BMI được phân thành 4 nhóm theo phân loại BMI dùng chẩn đoán
béo phì cho người châu Á trưởng thành [8]: Gầy: BMI < 18,5; Bình thường: 18,5 ≤
BMI < 23; Thừa cân: 23 ≤ BMI < 25; Béo phì khi BMI ≥ 25.

- Thời gian lọc máu (tháng) = (tháng, năm điều tra nghiên cứu) - (tháng, năm bắt
đầu lọc máu chu kỳ).
- Phân loại tăng huyết áp dựa vào hiệp hội tim mạch hoa kỳ ACC/AHA 2017.
- Đặc điểm thiếu máu :HC, Hb, Hct, MCHC, MCV,
- Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu: Theo WHO và KDIGO 2012 thiếu máu được
xác định khi nồng độ Hemoglobin < 13g/dl ở nam và <12 g/dl ở nữ [8].
2.4. Phân tích dữ liệu
Thông tin thu thập sẽ được xử lý theo phương pháp thốn kê y học; sử dụng
phần mềm thống kê SPSS 20 và chương trình Excel 2010.
Các số liệu được trình bày dưới dạng % kiểm định sự khác biệt thống kê
bằng phép kiểm định Chi- square ; các số liệu định lượng trình bày dưới dạng trung
bình cộng (X), và độ lệch chuẩn (SD) kiểm định sự khác biệt thống kê bằng phép
kiểm định Student (T- test) và mức ý nghĩa thống kê <0,05.
III. KẾT QUẢ
Nghiên cứu này thu nhận được 98 bệnh nhân thỏa điều kiện chọn mẫu trong
thời gian nghiên cứu.
Tuổi trung bình là 50,3 ± 1,6 (tuổi), trong đó nam giới chiếm tỷ lệ 48%; nữ
giới chiếm 52%. Thời gian lọc máu trung bình là 4,4 ± 3,1 năm. Số lượng bệnh
nhân gầy và bình thường chiếm tỷ lệ cao ( 32,7% và 54,1%). Số lượng bệnh nhân
thiếu máu trung bình chiếm tỷ lệ cao (45.9%).
3.1. Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ
Bảng 1: Chỉ số PSQI
Chỉ tiêu Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
PSQI 5 39 39,8
PSQI > 5 59 60,2
Tổng 98 100
X ± SD 7,7 ± 0,4
Bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ chiếm 60,2 %; chỉ có 39,8% bệnh nhân có giấc
ngủ tốt, chỉ số trung bình PSQI trong nhóm nghiên cứu là 7,7 ±0,4 Bảng 1.
3.2. Rối loạn giấc ngủ và các yếu tố liên quan
Bảng 2: Kết quả phân tích đơn biến mối liên quan giữa rối loạn giấc và các yếu tố
liên quan (n=98).
Biến số Rối loạn giấc ngủ Không rối loạn p
(n=59) giấc ngủ (n=39)

n % n %

Nhóm tuổi <20 0 0 0 0 p>0,05

20 – 39 16 57,1 12 42,9

49 – 59 22 61,1 14 38,9

60 21 61,8 13 38,2

Giới Nam 30 63,8 17 36,2 >0,05

Nữ 29 56,9 22 43,1

Khó thở về Có 32 76,2 10 23,8 < 0,05


đêm
Không 27 48,2 29 51,8

Tình trạng Có 38 74,5 13 25,5 <0,05


ngứa
Không 21 44,7 26 55,3

BMI Thiếu cân 19 59,4 13 40,6 p>0,05

Bình thường 32 60,4 21 39,6

Thừa cân 5 62,5 3 37,5


Béo phì 3 60,0 2 40,0

Qua phân tích đơn biến chúng tôi nhận thấy rối loạn giấc ngủ có liên quan với các
biến số gồm: tình trạng khó thở về đêm, khó thở (p<0,05) Bảng 2.

Y= - 1,39x + 89,2
r = -0,295; P <0,05

Hình 1. Phân tích hồi quy đơn biến mối liên quan giữa rối loạn giấc
ngủ và nồng độ hemoglobin.
Có sự tương quan nghịch giữa nồng độ Hemoglobin máu và chỉ số PSQI với
hệ số tương quan – 0,295, p<0,05 Hình 1.

Y= 0,75x – 1,25
r= 0,307, p<0,05
Hình 2. Phân tích hồi quy đơn biến mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ và thời
gian lọc máu.

Có sự tương quan thuận giữa thời gian lọc máu và chỉ số PSQI với hệ số
tương quan 0,307, p<0,05 Hình 2.
IV. BÀN LUẬN
Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburght là một phương pháp chủ quan đánh
giá chất lượng và yếu tố liên quan đến giấc ngủ được các nhà thận học sử dụng
rộng rãi trên bệnh nhân thận mạn tính nói chung và suy thận mạn tính nói riêng.
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy: Bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ chiếm 60,2
%; chỉ có 39,8% bệnh nhân có giấc ngủ tốt.
Kết quả này của chúng tôi thấp hơn tác giả Lê Việt Thắng và cộng sự (2009)
[9] gặp 95,15% bệnh nhân có PSQI ≥ 5 trong một nghiên cứu 200 bệnh nhân. Tuy
nhiên, kết quả của chúng tôi lại gần tương đương với Kusleilaite và cộng sự (2005)
[10] gặp 66,7 % bệnh nhân có PSQI ≥ 5 trong 1 nghiên cứu 81 bệnh nhân; Pai MF
và cộng sự (2007) [11] nghiên cứu 245 bệnh nhân có 74,4% bệnh nhân có chỉ số
PSQI ≥ 5. Chúng tôi cho rằng, điều kiện kinh tế càng tăng, sự phát triển công nghệ
thông tin, trình độ hiểu biết của bệnh nhân ngày càng tăng nó ảnh hưởng phần nào
làm thay đổi kết quả theo hướng tốt lên so với nghiên cứu của tác giả Lê Việt
Thắng. Ngoài ra chất lượng buổi lọc máu ngày càng tốt lên. Tuy nhiên tỷ lệ rối
loạn giấc ngủ trong các nghiên cứu đều rất cao.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa tình trạng rối loạn giấc ngủ với
các yếu tố: ngứa, khó thở về đêm, thiếu máu, thời gian lọc máu mối liên quan có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).
Ngứa do tăng ure máu là triệu chứng phổ biến hay gặp ở bệnh nhân chạy
thận nhân tạo chu kỳ, Nghiên cứu DOPPS cho thấy có 44% bệnh nhân có biểu hiện
ngứa vừa phải, tỷ lệ bệnh nhân ngứa nghiêm trong là 24,5% trong số 16.672 bệnh
nhân chạy thận nhân tạo. Ngứa tăng lên vào ban đêm và kéo dài hàng tháng đến
hàng năm. Đặc điểm chung ở nhóm bệnh nhân này là chất lượng lọc máu thấp,
viêm gan C, protein phản ứng C cao, Canxi photpho huyết thanh cao, albumin
huyết thanh thấp, feritin cao, tuổi cao hơn và hay gặp ở nam giới [6].
Thừa dịch và rối loạn chức năng hô hấp là 2 cơ chế chính gây ra rối loạn
giấc ngủ ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Thừa dịch có thể tích tụ lại đường hô hấp
khi bệnh nhân đi ngủ, gây tắc nghẽn đường thở và khó thở. Ở bệnh nhân chạy thận
nhân tạo, tình trạng thừa dịch mạn tính dẫn đến tích tụ dịch ở phần thấp. Khi bệnh
nhân ngủ dịch được di chuyển lên phổi gây ứ huyết phổi, khó thở [12].
Ngiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự tương quan thuận giữa thời gian lọc
máu và chỉ số PSQI với r = 0,307, có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Có nghĩa bệnh
nhân càng lọc máu lâu dài thì càng dễ rối loạn giấc ngủ. Trong nghiên cứu của Mei
Fen Pai và cộng sự (2007) cũng cho rằng chạy thận càng lâu thì tích tụ độc chất
càng nhiều, càng rối loạn giấc ngủ hay do tình trạng kinh tế khó khăn khi kéo dài,
tâm lý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của họ [11].
Thiếu máu là một biểu hiện thường xuyên của suy thận mạn và không hồi phục.
Thận càng suy thiếu máu càng nặng, thường xuấ hiện khi mức lọc cầu thận
<25mml/ph. Đến giai đoạn cuối hồng cầu chỉ còn khoảng 1,5 tera/lít, huyêt sắc tố
còn khoảng 50- 60 g/l, hematocrit< 0,20l/l. Lý do thận không sản xuất đủ
erythropoietin, chất kích thích tạo hồng cầu. Ngoài ra còn do các nguyên nhân:
giảm đời sống hồng cầu, do mất máu, do ức chế quá trình tạo hồng cầu, thiếu
nguyên liệu tạo hồng cầu. Vì vậy, thiếu máu là hậu quả tất yếu của suy thận mạn
[13]. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự tương quan nghịch giữa
nồng độ Hemoglobin và chỉ số PSQI với hệ số r = -0,295, có ý nghĩa thống kê với
p<0,05. Chứng tỏ thiếu máu càng nhiều thì càng dễ bị rối loạn giấc ngủ. Trong
nghiên cứu của Mei Fen Pai và cộng sự (2007), đã nghiên cứu trên 245 bệnh nhân
suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ cho thấy thiếu máu gây ra tình trạng mất ngủ ở
nhóm đối tượng này [11]. Thiếu máu mạn tính càng nặng thì càng gây ra thiếu oxy
ở các cơ quan não, tim, cơ… gây ra các triệu chứng khó thở, mệt mỏi nên bệnh
nhân khó đi vào giấc ngủ, đồng thời làm giảm thời gian và chất lượng giấc ngủ.
V. KẾT LUẬN
Rối loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
chạy thận nhân tạo chu kỳ và rối loạn giấc ngủ có liên quan với các yếu tố: ngứa,
khó thở về đêm, thiếu máu, thời gian lọc máu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Đỗ Gia Tuyển (2007) "Suy thận mạn", Bài giảng bệnh học nội khoa tập 1,
Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học- Hà Nội tr 428-445.
2. Centers for Disease Control and Prevention. Chronic Kidney Disease in the
United States, 2019.
3. D'Onofrio G , Simeoni M , Rizza P, et al (2017), “Quality of life, clinical
outcome, personality and coping in chronic hemodialysis patients”, Ren Fail, 39
(1), 45-53.
4. Elder S. J ,Pisoni R. L, Akizawa T, et al (2008), “Sleep quality predicts quality
of life and mortality risk in haemodialysis patients: results from the Dialysis
Outcomes and Practice Patterns Study (DOPPS)”. Nephrol Dial Transplant, 23 (3),
998-1004.
5. Tô Minh Ngọc, Nguyễn Đỗ Nguyên, Phùng Khánh Lâm và cộng sự (2014).
“Thang đo chất lượng giấc ngủ PITTSBURGH phiên bản tiếng việt”, Y học thành
phố Hồ Chí Minh, 6 (18), 664-668.
6. Elder S. J ,Pisoni R. L, Akizawa T, et al (2008), “Sleep quality predicts quality
of life and mortality risk in haemodialysis patients: results from the Dialysis
Outcomes and Practice Patterns Study (DOPPS)”. Nephrol Dial Transplant, 23 (3),
998-1004.
7. KDIGO. (2013) "“KDIGO clinical practice guideline for the evaluation and
management of chronic kidney disease”. Kidney Int Suppl. 3,". 1-150.
8. KDIGO (2012), "clinical practice guideline for anemia in chronic kidney
disease", Kidney international, 2, pp. 279.
9. Lê Việt Thắng (2012), “Ảnh hưởng của tăng huyết áp lên tình trạng rối loạn giấc
ngủ bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ”, y học thực hành, 3, 803.
10. N. Kusleikaite, I. A. Bumblyte, L. Razukeviciene và cộng sự (2005). “Sleep
disorders and quality of life in patients on hemodialysis”. Medicina (Kaunas), 41
Suppl 1, 69-74.
11. PAI MF (2007), “Sleep disturbance in chronic hemodialysis patients: the
impact of depression and anaemia”, Ren Fail, 29, 673-677.
12. Ogna A, Forni Ogna V, Mihalache A, et al (2015), “Obstructive Sleep Apnea
Severity and Overnight Body Fluid Shift before and after Hemodialysis”, Clin J
Am Soc Nephrol, 10 (6), 1002-1010.
13. Bộ môn Nội Đại học Y Hà Nội (2007), "Suy thận mạn", Bài giảng Bệnh học
Nội khoa , Tập 1, 1(428-445).

Liên hệ: email: dranhcuba@gmail.com.

You might also like