You are on page 1of 8

SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

TRƯỚC VÀ SAU KHI THAM GIA TƯ VẤN, XÉT NGHIỆM TẠI CÁC PHÒNG TƯ
VẤN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG, NĂM 2020
Đỗ Ngọc Điệp1, Võ Thị Trà My2, Thạch Thị Mỹ3
Trung tâm Y tế thành phố Thuận An
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhằm tìm hiểu về sự thay đổi chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân đái tháo
đường type 2 qua đó nâng cao hiệu quả tư vấn của các phòng tư vấn đái tháo đường trong việc
cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Mục tiêu: Xác định điểm trung bình chất lượng cuộc sống trước và 3 tháng sau khi tham gia xét
nghiệm và tư vấn tại phòng tư vấn đái tháo đường và các yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi dọc trong thời gian 3 tháng tại các phòng tư
vấn đái tháo đườn, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. 108 bệnh nhân đái tháo đường được đưa
vào nghiên cứu. Chất lượng cuộc sống được đánh giá qua bộ câu hỏi SF36.
Kết quả: Điểm số trung bình thang đo SF 36 là 63,2±20,5. Trong đó, điểm trung bình chất
lượng cuộc sống lĩnh vực hoạt động xã hội là cao nhất 74,3±20, thấp nhất là lĩnh vực đánh giá
sức khỏe (50±18,5). Sau 3 tháng tham gia tư vấn – xét nghiệm điểm trung bình chất lượng cuộc
sống SF-36 tăng (3,1±7,6).
Kết luận: Điểm số trung bình thang đo SF 36 là 63,2±20,5. Các yếu tố: Nhóm tuổi, tình trạng
đi làm, hôn nhân, hoạt động thể lực, thời gian mắc bệnh, kiểm soát đường huyết đói ảnh hướng
đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2014 có 8,5% người trưởng
thành từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh đái tháo đường. Năm 2016, bệnh đái tháo đường là nguyên
nhân trực tiếp của 1,6 triệu ca tử vong và năm 2012 đường huyết cao là nguyên nhân của 2,2
triệu ca tử vong khác[9]. Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp đái tháo đường là một trong năm bệnh
không lây ảnh hưởng đến toàn cầu, trong đó đái tháo đường típ 2 là chủ yếu chiếm tỉ lệ 85-90%
[7]. Theo Liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF) thì đang ảnh hưởng đến hơn 425 triệu người,
trong đó một phần ba là những người trên 65 tuổi. Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống thông qua các biến chứng và bệnh lý kèm theo làm tăng thêm gánh nặng bệnh
tật của bệnh đái tháo đường [8].
Chăm sóc và quản lý bệnh nhân đái tháo đường tại nhà đóng vai trò quan trọng trong
việc điều trị bệnh và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Chính vì vậy dự án
phòng chống Đái tháo đường tỉnh Bình Dương đã triển khai chương trình tầm soát đái tháo
đường trên địa bàn thị xã Thuận An vào năm 2010, và tiếp tục duy trì hoạt động này bằng việc
thành lập 3 phòng tư vấn và xét nghiệm đái tháo đường miễn phí cho người dân. Các đối tượng
tham gia chủ yếu vào dự án là những người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường type 2, và
các bệnh nhân đái tháo đường type 2 trên địa bàn đến xét nghiệm - tư vấn và theo dõi sức khỏe.
Nhằm tìm hiểu về sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường type 2 qua đó
nâng cao hiệu quả tư vấn của các phòng tư vấn đái tháo đường trong việc cải thiện chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường type 2, đó chính là lý do chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Xác định điểm số thay đổi chất lượng cuộc sống trước và 3 tháng
sau khi tham gia xét nghiệm và tư vấn tại phòng tư vấn đái tháo đường và các yếu tố liên quan.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi dọc
Đối tượng nghiên cứu: Người dân bị Đái tháo đường type 2 mới lần đầu tham gia tư vấn và xét
nghiệm tại các phòng tư vấn.

1
2
3

1
Cỡ mẫu: Cỡ mẫu cho nghiên cứu, áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu trước – sau
trên một nhóm người bệnh

Trong đó: n = cỡ mẫu nghiên cứu; α = 0,05 (độ tin cậy 95%), xác suất sai sót loại II (β) = 0,8;
C = (Zα/2 + Zβ)2, với α = 0,05, β = 0,8, tra bảng phân phối chuẩn C= 7,85; r = hệ số tương quan
giữa hai đo lường, giả định giao động trong khoảng từ 0,6 đến 0,8. Trong nghiên cứu này giả
định hệ số tương quan = 0,75; ES = là hệ số ảnh hưởng, được tính dựa theo nghiên cứu của
Nguyễn Thanh Sơn [3]. Cỡ mẫu tính được n=80. Dự trù mất mẫu 20% cỡ mẫu cần thiết cho
nghiên cứu là 96 đối tượng.
Thời gian thực hiện: từ 02/2020 đến tháng 06/2020.
Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn bao gồm 4 phần:
thông tin nền, thông tin liên quan đến bệnh, bộ câu hỏi về chất lượng cuộc sống và thói quen
sinh hoạt
Kỹ thuật phân tích: Dữ liệu được mã hóa và nhập bằng phần mềm Epidata 3.1. Phân tích số
liệu bằng phần mềm Stata 14.0.
Y đức: Nghiên cứu được Hội đồng khoa học kỹ thuật Trung tâm Y tế Thuận An chấp thuận
thực hiện. Mọi thông tin của bệnh nhân đều được giữ bí mật, không ảnh hưởng đến sức khỏe
người bệnh.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Điểm SF36, sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần trước và sau 3 tháng(n=108)
T0 T3
Thông số T3-T0 P
n = 108 n = 108
Sức khỏe thể chất 62,4±22,7 65,2±22,2 2,8±7,1 <0,001*
Sức khỏe tinh thần 64±19,6 67,5±18,8 3,5±10,7 0,001*
Điểm sf – 36 63,2±20,5 66,3±19,9 3,1±7,6 <0,001*
* Kiểm định t bắt cặp
- Thời điểm ban đầu điểm số trung bình CLCS về sức khỏe thể chất thấp hơn so với điểm
số trung bình CLCS về sức khỏe tinh thần của người đái tháo đường type 2. Điểm trung bình
CLCS về hoạt động xã hội cao nhất và thấp nhất là lĩnh vực đánh giá sức khỏe.
Bảng 2: Điểm trung bình CLCS theo từng lĩnh vực SF-36 trước và sau tư vấn-xét nghiệm
(n=108)
Điểm số CLCS P
Thành phần Lĩnh vực T0 T3
T3-T0
n = 108 n = 108
Hoạt động chức 80 (60-90) 85 (65-90)
72,4±25,4 3,7 ±11,8 0,002*
năng** 76,1±24,5

100(0-100)
Sức Giới hạn chức năng** 100(25-100)
62,3±43,4 3,7 ± 22,6 0,09*
khỏe 66,0±42
thể
chất Cảm nhận đau đớn 63,3±28,3 68,2±27,8 4,9±14,6 <0,01*

Đánh giá sức khỏe 50±18,5 49,9±18,1 -0,1 ± 7,8 0,85*


Sức Cảm nhận sức sống 63,8±18,1 65,6±19,1 1,8 ± 10,4 0,08*
khỏe
tinh Hoạt động xã hội 74,3±20 79,2±20,2 4,8 ±16,6 0,003*
thần
Giới hạn tâm lý** 66,6 (33,3-100) 66,6 (66,6-100)

2
61,7±40,0 70,1±35,6 8,3 ±33,2 0,01*
Tâm thần tổng quát 70,2±18,2 72,8 ± 19,4 2,6±11 0,01*
* Kiểm định t bắt cặp; **Phân phối không bình thường
Kết quả bảng 1 cho thấy:
- Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của thang đo SF-36, sức khỏe thể chất, sức khỏe
tinh thần tăng lên sau 3 tháng tham gia tư vấn – xét nghiệm và sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p<0,05.
- Trong từng lĩnh vực của thang đo SF-36, điểm trung bình hầu hết đều tăng sau 3 tháng
tham gia tư vấn xét nghiệm, chỉ có lĩnh vực đánh giá sức khỏe là giảm sau 3 tháng tư vấn và xét
nghiệm tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Các lĩnh vực hoạt động chức năng,
cảm nhận đau đớn, hoạt động xã hội, giới hạn tâm lý, tâm thần tổng quát tăng sau 3 tháng tham
gia tư vấn xét nghiệm và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.

Bảng 3. Mối liên quan giữa các yếu tố dân số xã hội với sự thay đổi điểm số CLCS (n=108)
Đặc tính Chỉ số tăng về Sức Chỉ số tăng về Sức Chỉ số tăng về
khỏe thể chất khỏe tinh thần Điểm SF 36
TB ± ĐLC TB ± ĐLC TB ± ĐLC
Tuổi
<60 tuổi 3,3±7,1 4,4±9 3,8±6,8
≥ 60 tuổi 2,3±7,1 2,7±12 2,5±8,2
Giá trị p 0,49* 0,42** 0,38*
Giới tính
Nữ 3,5±7,4 4,2±10,7 3,8±7,9
Nam 1,6±6,5 2,3±10,7 2,0±7,0
Giá trị p 0,2* 0,37* 0,22*
Trình độ học vấn
< cấp 2 2,7±7,0 3,1±11,7 2,9±8,2
≥ cấp 2 2,8±7,2 3,7±10,1 3,3±7,2
Giá trị p 0,92* 0,76* 0,79*
Tình trạng đi làm
Đi làm 2,3±6,2 3,6±8,7 2,9±6,1
Không đi làm 3,2±7,7 3,4±12,0 3,3±8,6
Giá trị p 0,52* 0,92** 0,8**
Hôn nhân
Đang có vợ/ chồng 2,6±6,8 4,2±10,6 3,4±7,5
Khác (độc thân, góa 3,5±8,2 1,0±10,8 2,3±7,6
vợ/chồng, ly dị/ly thân)
Giá trị p 0,59* 0,2* 0,52*

* Kiểm định t với phương sai đồng nhất


** Kiểm định t với phương sai không đồng nhất
- Các yếu tố dân số xã hội tăng lên từ 1,6 đến 3,5 điểm ở lĩnh vực về sức khỏe thể chất.
Chưa tìm thấy sự khác biệt giữa điểm số thay đổi sức khỏe thể chất với các yếu tố nhóm tuổi,
giới tính, trình độ học vấn, tình trạng đi làm, hôn nhân.
- Điểm số về lĩnh vực sức khỏe tinh thần được cải thiện ở các yếu tố dân số xã hội từ 1,0
đến 4,4. Chưa tìm thấy sự khác biệt giữa điểm số thay đổi sức khỏe tinh thần với các yếu tố
nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng đi làm, hôn nhân.
- Điểm số về điểm SF36 được cải thiện ở các yếu tố dân số xã hội từ 2,0 đến 3,8. Chưa tìm
thấy sự khác biệt giữa điểm số thay đổi sức khỏe tinh thần với các yếu tố nhóm tuổi, giới tính,
trình độ học vấn, tình trạng đi làm, hôn nhân.

3
Bảng 4. Mối liên quan giữa các bệnh kèm theo với sự thay đổi điểm số CLCS (n=108)
Chỉ số tăng về Sức Chỉ số tăng về Chỉ số tăng về
Đặc tính khỏe thể chất Sức khỏe tinh Điểm SF 36
TB ± ĐLC thần TB ± ĐLC
TB ± ĐLC
Tình trạng dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng -1,9 ± 8,6 1,4 ± 12,6 -0,26 ± 9,6
Bình thường 2,2 ± 8,1 3,2 ± 11,2 2,7 ± 8,7
Thừa cân 2,8 ± 6,2 4,9 ± 10,0 3,9 ± 7,1
Béo phì 4,2 ± 6,5 2,6 ± 10,9 3,4 ± 6,5
Giá trị P 0,38** 0,81** 0,75**
Béo bụng
Có 3,3 ± 6,8 3,7 ± 10,3 3,5 ± 7,2
Không 0,5 ± 8,1 2,6 ± 12,6 1,5 ± 9,2
Giá trị P 0,94* 0,68* 0,31*
Tăng huyết áp
Có 2,2 ± 6,9 4,9 ± 9,2 3,5 ± 7,0
Không 3,8 ± 7,4 1,3 ± 12,6 2,5 ± 8,6
Giá trị P 0,25* 0,11*** 0,51*
Tim mạch
Có 2,2 ± 6,4 3,8 ± 9,5 3,0 ± 7,0
Không 3,1 ± 7,5 3,4 ± 11,3 3,2 ± 7,9
Giá trị P 0,56* 0,85* 0,89*
Thận
Có 6,2 ± 6,4 7,7 ± 6,4 6,9 ± 6,1
Không 2,7 ± 7,1 3,4 ± 10,8 3,0 ± 7,6
Giá trị P 0,4* 0,49* 0,39*
Mắt
Có 1,9 ± 10,7 4,7 ± 8,3 3,3 ± 8,2
Không 2,9 ± 6,4 3,3 ± 11,1 3,1 ± 7,5
Giá trị P 0,72*** 0,64* 0,93*
Thần kinh ngoại biên
Có 2,6 ± 12,0 4,1 ± 8,1 3,3 ± 7,8
Không 2,8 ± 6,5 3,4 ± 11,0 3,1 ± 7,6
Giá trị P 0,95* 0,85* 0,94*
Loét bàn chân/cắt cụt chi
Có 2 5,3 3,7
Không 2,8 ± 7,1 3,5 ± 10,7 3,1 ± 7,6
Giá trị P - - -
Khác
Có 3,1 ± 7,1 2,5 ± 12,2 2,8 ± 7,9
Không 2,6 ± 7,2 3,9 ± 10,0 3,3 ± 7,5
Giá trị P 0,76* 0,54* 0,78*
* Kiểm định t với phương sai đồng nhất
**Kiểm định Anova
*** Kiểm định t với phương sai không đồng nhất
- Điểm số về lĩnh vực sức khỏe thể chất được cải thiện ở các bệnh kèm theo từ 0,5 đến 6,2
chỉ có bệnh nhân ĐTĐ type 2 có tình trạng dinh dưỡng suy dinh dưỡng có điểm số thay đổi bị
giảm 1,9 điểm. Chưa tìm thấy sự khác biệt giữa thay đổi điểm số sức khỏe thể chất với các bệnh
kèm theo.
- Điểm số về lĩnh vực sức khỏe tinh thần được cải thiện ở các bệnh kèm theo từ 1,3 đến
7,7. Không có sự khác biệt giữa thay đổi điểm số sức khỏe tinh thần với các bệnh kèm theo.

4
- Điểm số về SF36 được cải thiện ở các bệnh kèm theo từ 1,5 đến 6,9 chỉ có bệnh nhân
ĐTĐ type 2 có tình trạng dinh dưỡng suy dinh dưỡng có điểm số thay đổi bị giảm 0,26 điểm.
Chưa tìm thấy sự khác biệt giữa thay đổi điểm số SF36 với các bệnh kèm theo.
Bảng 5. Mối liên quan giữa các yếu tố về tuân thủ điều trị, tình trạng ĐTĐ, thói quen sinh
hoạt với sự thay đổi điểm số CLCS (n=108)
Đặc tính Chỉ số tăng về Chỉ số tăng về Sức Chỉ số tăng về
Sức khỏe thể khỏe tinh thần Điểm SF 36
chất TB ± ĐLC TB ± ĐLC
TB ± ĐLC
Tuân thủ điều trị
Có 2,6 ± 7,0 4,0 ± 10,8 3,3 ± 7,5
Không 3,5 ± 7,9 1,3 ± 10,3 2,4 ± 8,3
Giá trị p 0,65* 0,32* 0,63*
Hút thuốc lá
Có 3,7 ± 8,9 0,6 ± 12,8 2,1 ± 8,4
Không 2,7 ± 6,9 3,9 ± 10,3 3,3 ± 7,5
Giá trị p 0,62* 0,27* 0,59*
Uống rượu
Có 1,2 ± 5,3 -0,4 ± 3,3 0,4 ± 8,5
Không 3,0 ± 7,3 4,1 ± 10,4 3,6 ± 7,4
Giá trị p 0,36* 0,15* 0,15*

Hoạt động thể lực:


Hoạt động thể lực nhẹ 3,2 ± 7,0 4,3 ± 11,9 3,8 ± 7,9
Hoạt động thể lực vừa phải 1,8 ± 7,6 1,5 ± 9,5 1,7 ± 7,2
Hoạt động thể lực nặng 3,3 ± 6,8 4,5 ± 9,7 3,9 ± 7,6

0,65** 0,43** 0,4**


Giá trị p
Thời gian mắc bệnh (năm)
<5 năm 2,8 ± 6,5 4,3 ± 9,5 3,5 ± 7,1
≥ 5 năm 2,8 ± 7,9 2,4 ± 12,2 2,6 ± 8,3
Giá trị p 0,99* 0,37* 0,53*
Kiểm soát đường huyết đói
Tốt -2,4±5,6 -2,7±8,4 -2,6±6,8
Chấp nhận được 3,9±6,4 5,2±12,7 4,5±8,8
Kém 2,9±7,3 3,6±10,2 3,2±7,1
Giá trị p 0,11** 0,23** 0,09**

* Kiểm định t với phương sai đồng nhất


**Kiểm định Anova
- Điểm số về lĩnh vực sức khỏe thể chất được cải thiện từ 1,2 đến 3,9 ở các yếu tố về tuân
thủ điều trị, tình trạng ĐTĐ, thói quen sinh hoạt. Ngoại trừ bệnh nhân có mức kiểm soát đường
huyết tốt giảm 2,4 điểm. Không có sự khác biệt giữa thay đổi điểm số sức khỏe thể chất với tuân
thủ điều trị, tình trạng ĐTĐ, thói quen sinh hoạt.
- Điểm số về lĩnh vực sức khỏe tinh thần được cải thiện từ 0,6 đến 5,2 các yếu tố về tuân
thủ điều trị, tình trạng ĐTĐ, thói quen sinh hoạt. Ngoại trừ bệnh nhân có uống rượu bia CLCS
giảm 0,4 điểm, bệnh nhân có mức kiểm soát đường huyết tốt giảm 2,7 điểm. Không có sự khác
biệt giữa thay đổi điểm số sức khỏe tinh thần với tuân thủ điều trị, tình trạng ĐTĐ, thói quen
sinh hoạt.

5
- Điểm số về SF36 được cải thiện từ 0,4 đến 4,5. Ngoại trừ bệnh nhân có mức kiểm soát
đường huyết tốt giảm 2,6 điểm. Không có sự khác biệt giữa thay đổi điểm số SF36 với tuân thủ
điều trị, tình trạng ĐTĐ, thói quen sinh hoạt.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu theo dõi dọc thực hiện tại 2 thời điểm, lần đầu là ngay khi bệnh nhân đồng ý
tham gia nghiên cứu, lần thứ hai cách lần đầu ba tháng nhằm đánh giá sự thay đổi chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường type 2 trước và sau khi đến tư vấn và xét nghiệm tại
các phòng tư vấn trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Có tổng cộng 112 đối tượng
đồng ý tham gia. Sau lần phỏng vấn thứ nhất có 4 đối tượng không đồng ý tham gia trong lần
phỏng vấn tiếp theo. Những đối tượng này được loại khỏi nghiên cứu nên tỷ lệ mất mẫu là 4% ,
cuối cùng cỡ mẫu thu được trong nghiên cứu gồm 108 bệnh nhân đái tháo đường type 2. Theo
đó, kết quả đề tài nghiên cứu được phân tích dựa trên 108 người đái tháo đường type 2 đến tư
vấn và xét nghiệm tại các phòng tư vấn trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Nghiên cứu cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống ở lĩnh vực hoạt động xã hội
cao nhất và thấp nhất là điểm trung bình CLCS lĩnh vực đánh giá sức khỏe ở cả 2 lần khảo sát.
Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Tuấn[10] điểm trung bình
chất lượng cuộc sống của người ĐTĐ type 2 thấp nhất là lĩnh vực đánh giá sức khỏe, cao nhất là
điểm trung bình lĩnh vực hoạt động thể chất. Nghiên cứu Cindy Li Whye Ng và cộng sự [36] tại
Singapore cho thấy kết quả điểm trung bình CLCS trong 8 lĩnh vực thấp nhất đánh giá sức khỏe
và cao nhất là giới hạn tâm lý. Nghiên cứu của Yao Yu và cộng sự [49] tại Trung Quốc kết quả
nghiên cứu cho thấy điểm trung bình CLCS của 54 bệnh nhân ĐTĐ trong 8 lĩnh vực theo thang
đo SF36 cao nhất là lĩnh vực hoạt động chức năng và thấp nhất là lĩnh vực giới hạn chức năng.
Nghiên cứu cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống do cá nhân tự đánh giá có
điểm trung bình trong 2 lần khảo sát dao động từ 49,9 đến 79,2. Trong đó điểm trung bình chất
lượng cuộc sống ở lĩnh vực hoạt động xã hội cao nhất và thấp nhất là điểm trung bình chất
lượng cuộc sống lĩnh vực đánh giá sức khỏe ở cả 2 lần khảo sát. Kết quả này khá tương đồng
với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Tuấn[2] điểm trung bình chất lượng cuộc sống của
người đái tháo đường type 2 dao động từ 43,07 đến 64,86. Trong đó thấp nhất là lĩnh vực đánh
giá sức khỏe, cao nhất là điểm trung bình lĩnh vực hoạt động thể chất. Nghiên cứu Cindy Li
Whye Ng và cộng sự[5] tại Singapore cho thấy kết quả điểm trung bình chất lượng cuộc sống
trong 8 lĩnh vực dao động từ 54,5 đến 84,4 điểm, thấp nhất đánh giá sức khỏe và cao nhất là giới
hạn tâm lý. Nghiên cứu của Yao Yu và cộng sự [10] tại Trung Quốc kết quả nghiên cứu cho
thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống của 54 bệnh nhân đái tháo đường trong 8 lĩnh vực
theo thang đo SF36 dao động từ 46,12 đến 70,12 ; cao nhất là lĩnh vực hoạt động chức năng và
thấp nhất là lĩnh vực giới hạn chức năng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi điểm số chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
trước và sau khi tham gia tư vấn – xét nghiệm tại các phòng từ vấn. Trong đó điểm trung bình
chất lượng cuộc sống hầu hết đều tăng từ 1,8 đến 8,3 điểm ; ngoại trừ lĩnh vực đánh giá sức
khỏe giảm 0,1. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống tăng cao nhất ở lĩnh vực giới hạn tâm lý,
và thấp nhất ở lĩnh vực cảm nhận sức sống. Kết quả cải thiện này thấp hơn so với nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Thanh Sơn[3] nghiên cứu của tác giả điểm trung bình chất lượng cuộc sống
trên 8 lĩnh vực đều tăng từ 2,12 đến 9,56. Lĩnh vực được cải thiện chất lượng cuộc sống cao nhất
là giới hạn tâm lý, và thấp nhất là lĩnh vực hoạt động thể lực. Có thể do nghiên cứu của tác giả là
nghiên cứu can thiệp và theo dõi , chăm sóc bệnh nhân tại nhà nên mức độ cải thiện điểm trung
bình chất lượng cuộc sống của nghiên cứu chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả.

Theo kết quả nghiên cứu tuổi có ảnh hướng đến điểm số CLCS về hoạt động chức năng.
Người có tuổi từ 60 tuổi trở lên có điểm số thấp hơn so với nhóm tuổi dưới 60 tuổi. Sự khác biệt
này phù hợp với đặc điểm sinh lý của con người, tuổi càng cao thì các hoạt động chức năng sẽ
càng giảm. Những người còn đi làm có điểm trung bình CLCS về hoạt động chức năng cao hơn
so với người không đi làm. Có thể những người đi làm là những người còn sức khỏe tốt hơn so
với những người không còn đi làm. Những người đang có vợ hoặc chồng có điểm CLCS về hoạt

6
động chức năng cao hơn so với người độc thân, góa vợ hoặc chồng, ly dị hoặc ly thân. Kết quả
này hợp lý vì đối với các bệnh nhân ĐTĐ lớn tuổi việc quan tâm chăm sóc từ bạn đời là yếu tố
ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của bệnh nhân và qua đó cải thiện CLCS cho người bệnh.
Bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng béo phì, các bệnh đi kèm như bệnh thận, bệnh mắt,
bệnh thần kinh ngoại biên có điểm trung bình CLCS thấp hơn so với nhóm còn lại. Kết quả này
phù hợp với đặc điểm sức khỏe con người đồng thời phù hợp với các nghiên cứu khác cũng cho
thấy kết quả tương tự nghiên cứu của Nguyễn Đình Tuấn tìm ra được các yếu tố giới tính, nhóm
tuổi, biến chứng bệnh ĐTĐ ảnh hưởng đến CLCS của bệnh nhân ĐTĐ type 2 [10]. Nghiên cứu
của Nguyễn Thanh Sơn cũng cho kết quả những người có các biến chứng của bệnh ĐTĐ ảnh
hưởng đến điểm số hoạt động chức năng của người bệnh[9].
Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dưới 5 năm có điểm trung bình CLCS về giới hạn chức
năng cao hơn so với người mắc bệnh từ 5 năm trở lên. Có thể do những bệnh nhân có thời gian
mắc bệnh ngắn có tình trạng sức khỏe thể chất tốt hơn so với bệnh nhân mắc lâu năm do đó làm
ảnh hưởng đến CLCS của bệnh nhân. Mức kiểm soát đường huyết đói có ảnh hưởng đến điểm
số về hoạt động chức năng của người bệnh, các bệnh nhân có mức kiểm soát đường huyết tốt và
chấp nhận được có điểm số cao hơn so với người bệnh có kiểm soát đường huyết kém. Kết quả
phù hợp với đặc điểm sinh lý của người bệnh và tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thanh
Sơn cho kết quả người bệnh ở nhóm kiểm soát glucose máu tốt và chấp nhận được có điểm hoạt
động thể lực cao hơn nhóm người bệnh kiểm soát glucose máu kém[9].
Điểm số CLCS về sức khỏe thể chất được cải thiện từ 1,2 đến 3,9 ở các yếu tố về tuân thủ
điều trị, tình trạng ĐTĐ, thói quen sinh hoạt. Ngoại trừ bệnh nhân có mức kiểm soát đường
huyết tốt giảm 2,4 điểm. Không liên quan giữa sự thay đổi điểm số CLCS về sức khỏe thể chất
với các yếu tố dân số xã hội, các bệnh kèm theo, tuân thủ điều trị, tình trạng ĐTĐ, thói quen
sinh hoạt. Có thể bệnh nhân được các nhân viên tư vấn sức khỏe dựa theo tình trạng sức khỏe
thể chất của bệnh nhân nên sự cải thiện CLCS không có sự khác biệt với các yếu tố dân số xã
hội, các bệnh kèm theo, tuân thủ điều trị, tình trạng ĐTĐ, thói quen sinh hoạt.
Điểm số CLCS về sức khỏe tinh thần được cải thiện từ 0,6 đến 5,2 các yếu tố về tuân thủ
điều trị, tình trạng ĐTĐ, thói quen sinh hoạt. Ngoại trừ bệnh nhân có uống rượu bia CLCS giảm
0,4 điểm, bệnh nhân có mức kiểm soát đường huyết tốt giảm 2,7 điểm. Không liên quan giữa sự
thay đổi điểm số CLCS về sức khỏe tinh thần với các yếu tố dân số xã hội, các bệnh kèm theo,
tuân thủ điều trị, tình trạng ĐTĐ, thói quen sinh hoạt. Có thể bệnh nhân được các nhân viên tư
vấn sức khỏe dựa theo tình trạng sức khỏe tinh thần của bệnh nhân nên sự cải thiện CLCS
không có sự khác biệt với các yếu tố dân số xã hội, các bệnh kèm theo, tuân thủ điều trị, tình
trạng ĐTĐ, thói quen sinh hoạt.
Điểm số CLCS SF36 được cải thiện từ từ 0,4 đến 4,5. Ngoại trừ bệnh nhân có mức kiểm
soát đường huyết tốt giảm 2,6 điểm. Không liên quan giữa sự thay đổi điểm số CLCS SF 36 với
các yếu tố dân số xã hội, các bệnh kèm theo, tuân thủ điều trị, tình trạng ĐTĐ, thói quen sinh
hoạt. Có thể bệnh nhân được các nhân viên tư vấn sức khỏe dựa theo tình trạng sức khỏe thể
chất và sức khỏe tinh thầncủa bệnh nhân nên sự cải thiện CLCS không có sự khác biệt với các
yếu tố dân số xã hội, các bệnh kèm theo, tuân thủ điều trị, tình trạng ĐTĐ, thói quen sinh hoạt.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Điểm trung bình CLCS ở người ĐTĐ type 2 ở thời điểm ban đầu tại các phòng tư vấn đái
tháo đường: điểm số trung bình thang đo SF 36 là 63,2±20,5. Trong đó, điểm trung bình CLCS
lĩnh vực hoạt động xã hội là cao nhất 74,3±20, tiếp theo là điểm trung bình CLCS lĩnh vực hoạt
động chức năng (72,4±25,4) và có 50% bệnh nhân có điểm CLCS là từ 80 điểm trở lên, tiếp
theo là điểm trung bình CLCS lĩnh vực tâm thần tổng quát (70,2±18,2), điểm trung bình CLCS
lĩnh vực cảm nhận sức sống (63,8±18,1), điểm trung bình CLCS lĩnh vực cảm nhận đau đớn
(63,3±28,3), điểm trung bình CLCS lĩnh vực giới hạn chức năng (62,3±43,4) và có 50% bệnh
nhân có điểm CLCS là 100 điểm, điểm trung bình CLCS lĩnh vực giới hạn tâm lý (61,7±40) và
có 50% bệnh nhân có điểm CLCS là từ 66,6 điểm trở lên. điểm trung bình CLCS thấp nhất là
lĩnh vực đánh giá sức khỏe (50±18,5).

7
Các yếu tố liên quan đến điểm trung bình chất lượng cuộc sống: Nhóm tuổi, tình trạng đi
làm, hôn nhân, hoạt động thể lực, thời gian mắc bệnh, kiểm soát đường huyết đói
Trong chăm sóc y tế cần quan tâm CLCS của người đái tháo đường đặc biệt là lĩnh vực
đánh giá sức khỏe. Trong hoạt động của phòng tư vấn quan tâm các yếu tố xã hội (nhóm tuổi,
tình trạng đi làm, hôn nhân), khuyến khích bệnh nhân vận động thể lực vừa phải. Tuyên truyền,
vận động người dân tham gia tư vấn – xét nghiệm tại các phòng tư vấn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thị Tuyết Nhi (2018) Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái
tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai năm 2018, khóa
luận tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh,
2. Nguyễn Đình Tuấn (2013) chất lượng cuộc sống bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị
ngoại trú tại bệnh viện Lê Lợi - Thành phố Vũng Tàu năm 2013, đại học y dược tp Hồ
Chí Minh,
3. Nguyễn Thanh Sơn (2017) Chất lượng cuộc sống và hiệu quả giải pháp quản lý, chăm sóc
người bệnh đái tháo đường type 2 tại nhà, tỉnh thái bình, Trường đại học Y dược Thái
Bình,
4. Gholami A., Azini M., Borji A., Shirazi F., Sharafi Z., Zarei E. (2013) "Quality of Life in
Patients with Type 2 Diabetes: Application of WHOQoL-BREF Scale". Shiraz E-Med J,
14 (3), 162-171.
5. Ng C. L., Tai E. S., Goh S. Y., Wee H. L. (2011) "Health status of older adults with Type 2
diabetes mellitus after aerobic or resistance training: a randomised trial". Health Qual
Life Outcomes, 9, 59.
6. Nilsen V., Bakke P. S., Rohde G., Gallefoss F. (2014) "Predictors of health-related quality of
life changes after lifestyle intervention in persons at risk of type 2 diabetes mellitus".
Qual Life Res, 23 (9), 2585-93.
7. Ogurtsova K., da Rocha Fernandes J. D., Huang Y., Linnenkamp U., Guariguata L., Cho N.
H., Cavan D., Shaw J. E., Makaroff L. E. (2017) "IDF Diabetes Atlas: Global estimates
for the prevalence of diabetes for 2015 and 2040". Diabetes Res Clin Pract, 128, 40-50.
8. Wändell Per E (2004) "Quality of life of patients with diabetes mellitus An overview of
research in primary health care in the Nordic countries". Scandinavian Journal of
Primary Health Care, 68-74.
9. WHO (2018) Diabetes https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/diabetes.,
21/5/2019.
10. Yu Y., Feng L., Shao Y., Tu P., Wu H. P., Ding X., Xiao W. H. (2013) "Quality of life and
emotional change for middle-aged and elderly patients with diabetic retinopathy". Int J
Ophthalmol, 6 (1), 71-4.

You might also like