You are on page 1of 7

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở

BỆNH NHÂN TÂM THẦN TẠI THỊ XÃ THUẬN AN NĂM 2017


Đỗ Ngọc Điệp, Lê Nguyễn Minh Nguyệt , Nguyễn Thị Hương
Trung tâm Y tế thị xã Thuận An
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, vài năm trở lại đây bệnh nhân tâm
thần được phát hiện và quản lý trên địa bàn có chiều hướng ngày càng tăng gây ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống của người bệnh tâm thần cũng như cộng đồng xã hội, là gánh nặng bệnh tật toàn
cầu. Chương trình sức khỏe tâm thần cộng đồng được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia thể
hiện tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần trong cộng đồng. Bên cạnh đó, vấn đề chăm lo chất lượng
cuộc sống bệnh nhân tâm thần cần được quan tâm nhiều hơn nữa, nhằm giúp đỡ cho người bệnh có
chất lượng cuộc sống tốt và có thể hòa nhập vào môi trường sống của chính bản thân họ.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tâm
thần tại thị xã Thuận an năm 2017.
Phương pháp: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: - Điểm chất lượng cuộc sống trung bình: sức khỏe thể chất (69,1 điểm), hạn chế do
sức khỏe thể chất (53,3 điểm),hạn chế do sức khỏe tâm thần (54,2 điểm), sức sống(39,5 điểm), sức
khỏe tâm thần (50,7 điểm), hoạt động xã hội (51,9 điểm), sự đau đớn (63,9 điểm), sức khỏe tổng quát
(31,8 điểm), tự đánh giá sự thay đổi sức khỏe (69,9 điểm).
Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm tổng hợp thể chất với giới tính (p<0,001), nhóm
tuổi (p=0,015), nhóm bệnh tâm thần(p=0,001).
Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm tổng hợp tâm thần với giới tính (p<0,001), nhóm
tuổi (p=0,042), tình trạng gia đình (p=0,001), nhóm bệnh tâm thần (p<0,05).
Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sức khỏe thể chất với các yếu tố nghề nghiệp,
trình độ văn hóa, tình trạng gia đình. Và không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sức khỏe
tâm thần với nghề nghiệp, trình độ văn hóa.
Kết luận:. Điểm số chất lượng cuộc sống trung bình kém có 2 nhóm (sức sống, sức khỏe tổng
quát). Còn lại nằm trong mức điểm trung bình khá (sức khỏe thể chất, hạn chế do sức khỏe thể chất,
hạn chế do sức khỏe tâm thần, sức khỏe tâm thần, hoạt động xã hội, sự đau đớn, tự đánh giá thay đổi).
Tăng cường công tác tuyên truyền cộng đồng, phối hợp các ban ngành đoàn thể hỗ trợ kinh tế và tinh
thần cho người bệnh có thể hòa nhập cộng đồng.
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Bệnh tâm thần, Rối loạn tâm thần hoặc rối loạn tinh thần là hình thức tâm lý hoặc hành
vi cá biệt được cho là gây ra đau khổ, mất khả năng cư xử cũng như phát triển bình thường [5].
Rối loạn tâm thần là bệnh mãn tính phổ biến. Theo ICD-10 các rối loạn tâm thần được chia
làm: rối loạn tâm thần thực thể, rối loạn tâm thần hành vi, tâm thần phân liệt, rối loạn khí sắc,
loạn thần kinh, chậm phát triển tâm thần,…là một số rối loạn tâm thần phổ biến ngày nay.
Tuy nhiên, dù người bệnh thuộc nhòm đối tượng nào thì cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của họ.
Chất lượng cuộc sống, đó là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung nhất về các
mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội, cũng như đánh
giá mức độ hài long về sức khỏe thể chất, tinh thần, các mối quan hệ xã hội và môi trường
sống[5].
Trên thế giới cứ 3 người là có một người mắc bệnh tại một thời điểm nào đó trong đời
họ. Ở Hoa Kỳ 46% thỏa tiêu chí của một bệnh tâm thần tại cùng một thời điểm [3]. Một cuộc
khảo sát đang diễn ra cho thấy rối loạn lo âu là phổ biến nhất trong tất cả các quốc gia trừ một
quốc gia, theo sau là rối loạn tâm trạng trừ 2 quốc gia, trong khi rối loạn chất và rối loạn kiểm
soát ít phổ biến[6]. Các tỉ lệ thay đổi theo khu vực. Một đánh giá về các khảo sát rối loạn lo âu
ở nhiều đất nước khác nhau cho thấy khả năng xuất hiện trung bình trong đời họ ước tính
16,6%, ở nữ có khả năng cao hơn trung bình [7]. Đánh giá về các khảo sát rối tâm trạng ở
những quốc gia khác nhau cho thấy tỉ lệ tuổi thọ là 6,7% đối với rối loạn trầm cảm chính (cao
hơn một số nghiên cứu, và ở nữ) và 0,8% rối với rối loạn lưỡng cực[6] .
Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới,vài năm trở lại đây bệnh nhân tâm thần
được phát hiện và quản lý trên địa bàn có chiều hướng ngày càng tăng gây ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của người bệnh tâm thần cũng như cộng đồng xã hội,là gánh nặng bệnh
tật toàn cầu.Chương trình sức khỏe tâm thần cộng đồng được đưa vào chương trình mục tiêu
quốc gia thể hiện tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần trong cộng đồng.Bên cạnh đó,vấn đề
chăm lo chất lượng cuộc sống bệnh nhân tâm thần cần được quan tâm nhiều hơn nữa,nhằm
giúp đỡ cho người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt và có thể hòa nhập vào môi trường sống
của chính bản thân họ.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống
bệnh nhân trong chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng và các yếu tố liên quan
trên địa bàn thị xã Thuận An năm 2017.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát : Xác định điểm số chất lượng cuộc sống trung bình và các yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tâm thần tại thị xã Thuận An năm 2017.
Mục tiêu cụ thể :
- Xác định điểm số trung bình chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tâm thần tại thị xã
Thuận An năm 2017.
- Xác định mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với đặc tính mẫu và các yếu tố
khác (giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, nhóm bệnh tâm thần, tình trạng gia
đình) .
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 03/2017 đến 9/2017
Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân tâm thần đang quản lý và điều trị tại Thị xã Thuận An
năm 2017
Phương pháp chọn mẫu: Toàn bộ bệnh nhân tâm thần trên địa bàn thị xã Thuận An đến
khám và điều trị tại TTYT Thuận An.
Tiêu chí chọn mẫu :
Tiêu chuẩn chọn vào:
+ Các đối tượng được chẩn đoán có rối loạn tâm thần theo tiêu chuẩn ICD-10, bao gồm
tất cả các nhóm bệnh tâm thần.
+ Đang được quản lý hồ sơ tại TTYT TX Thuận An trong năm 2017.
+ Từ 18 tuổi trở lên và có đủ năng lực nhận thức để trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Bị bệnh nặng, hạn chế giao tiếp không thể trả lời phỏng vấn.
Công cụ nghiên cứu:
+ Bộ câu hỏi phỏng vấn gồm 2 phần: thông tin chung, thang đo SF-36 gồm 5 phần nhỏ
nhằm đánh giá cuộc sống của người bệnh tâm thần chia theo từng lĩnh vực, tính điểm cho
từng câu hỏi như sau:
Bảng 1: Thang điểm cho từng câu hỏi
Số thứ tự câu hỏi Đáp án lựa chọn Điểm số
1 0
3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 2 50
3 100
1 0
2 25
2, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 24,
3 50
25, 28, 29, 31, 32, 33, 35
4 75
5 100
1 100
2 80
3 60
21
4 40
5 20
6 0
1 100
2 75
1, 20, 22, 23, 26, 27, 30, 34, 36 3 50
4 25
5 0
Bước 2: Tính điểm trung bình cho từng lĩnh vực
Bảng 2 : Tính điểm cho từng nhóm điểm

Nhóm điểm Số câu hỏi Số thứ tự câu hỏi

Sức khỏe thể chất 10 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12


Hạn chế do sức khỏe thể chất 4 13, 14, 15, 16
Hạn chế do sức khỏe tâm thần 3 17, 18, 19
Sức sống 4 23, 27, 29, 31
Sức khỏe tâm thần 5 24, 25, 26, 28, 30
Hoạt động xã hội 2 20, 32
Sự đau đớn 2 21, 22
Sức khỏe tổng quát 5 1, 33, 34, 35, 36
Tự đánh giá sự thay đổi sức khỏe 1 2

Điểm của mỗi bệnh nhân sẽ là trung bình cộng của sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh
thần. Cách đánh giá mức độ được qui định như sau:
Từ 0 - 25: Chất lượng cuộc sống kém.
Từ 26 - 50: Chất lượng cuộc sống trung bình kém.
Từ 51 - 75: Chất lượng cuộc sống trung bình khá.
Từ 76 - 100: Chất lượng cuộc sống khá, tốt.
- Điểm Tổng hợp Thể chất (ĐTHTC) được tính bằng trung bình cộng của 4 nhóm điểm:
Sức khỏe thể chất, Hạn chế do sức khỏe thể chất, Sự đau đớn, Sức khỏe tổng quát.
- Điểm Tổng hợp về Tâm thần (ĐTHTT) được tính bằng trung bình cộng của 4 nhóm
điểm Sức sống, Hạn chế do sức khỏe tâm thần, Hoạt động xã hội, Sức khỏe tâm thần.
Xử lý số liệu:Các số liệu được nhập bằng Epidata và xử lý bằng Stata 12.0.
6. Kết quả
Bảng 1. Đặc tính mẫu nghiên cứu (n=153 )
Đặc tính Tần số (n=153) Tỷ lệ(%)
Giới tính
Nam 104 68.0
Nữ 49 32.0
Nhóm tuổi
<40 82 53.6
≥40 71 46.4
Nghề nghiệp
Có nghề nghiệp 67 43.8
Không có nghề nghiệp 86 56.2
Trình độ văn hóa
< Cấp 2 88 57.5
≥Cấp 2 65 42.5
Nhóm bệnh tâm thần
Động kinh 117 76.5
Tâm thần phân liệt 21 13.7
Rối loạn khác 15 9.8
Tình trạng gia đình
Sống 1 mình 11 7.2
Sống với người thân 108 70.6
Sống với vợ/chồng 34 22.2
Nghiên cứu được tiến hành trên 153 bệnh nhân tâm thần đang được điều trị trên địa
bàn thị xã Thuận An, có 68% là nam giới, nhóm tuổi < 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn với 53,6%,
đa số là không có nghề nghiệp ổn định và trình độ văn hóa thường dưới cấp 2. Bệnh nhân
chung sống với người thân chiếm tỷ lệ khá cao 70,6%. Bảng 2: điểm số chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân tâm thần tại thị xã Thuận An năm 2017 (n=153)
Giá trị lớn
Trung bình ± Trung vị nhất
Điểm số CLCS độ lệch
chuẩn (Khoảng tứ phân vị) Giá trị nhỏ
nhất
Sức khỏe thể chất 69.1±19.6 70(60.0-85.0) 15-100
Hạn chế do sức khỏe thể chất 53.3±16.2 50(43.8-62.5) 18.8-87.5
Hạn chế do sức khỏe tâm thần 54.2±17.2 50(41.7-66.7) 16.7-91.7
Sức sống 39.5±13.9 37.5(31.3-50.0) 12.5-68.8
Sức khỏe tâm thần 50.7±10.9 50(45.0-60.0) 20-70
Hoạt động xã hội 51.9±21.6 50(37.5-62.5) 0-100
Sự đau đớn 63.9±24.3 55(45.0-87.5) 10-100
Sức khỏe tổng quát 31.8±13.8 40(25.0-50.0) 5-65
Tự đánh giá sự thay đổi sức
69.9±17.5 75(50-75) 25-100
khỏe
Điểm số chất lượng cuộc sống trung bình kém có 2 nhóm (sức sống, sức khỏe tổng
quát). Còn lại nằm trong mức điểm trung bình khá (sức khỏe thể chất, hạn chế do sức khỏe
thể chất, hạn chế do sức khỏe tâm thần, sức khỏe tâm thần, hoạt động xã hội, sự đau đớn, tự
đánh giá thay đổi).
Bảng 3: Mối liên quan giữa điểm tổng hợp chất lượng cuộc sống với các biến nhị giá
theo phân phối bình thường(n=153)
Đặc tính mẫu ĐTHTC ĐTHTT
Giới
Nam 59.8±11.6 51.8±11.4
Nữ 47.4±11.1 43.6±11.1
giá trị p <0.001 <0.001
Nhóm tuổi
<40 58.2±11.8 51.0±10.6
≥40 53.2±13.3 47.1±13.0
giá trị p 0.015 0.042
Nghề nghiệp
Có nghề nghiệp 55.5±13.3 50.6±12.2
Không có nghề nghiệp 56.2±12.4 48.0±11.6
giá trị p 0.73 0.18
Trình độ văn hóa *
< Cấp 2 57.1±10.4 50.0±11.0
≥Cấp 2 54.2±15.3 48.0±13.1
giá trị p 0.18 0.32
* 2 phương sai không bằng nhau
Có khác biệt và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, nhóm tuổi với
ĐTHTC và ĐTHTT (p<0,05). Không có sự khác biệt về nghề nghiệp cũng như trình độ văn
hóa ảnh hưởng đến ĐTHTC và ĐTHTT với p>0,05.
Bảng 4: Mối liên quan giữa điểm tổng hợp chất lượng cuộc sống với các biến thứ tự và
danh định(n=153)
Đặc tính mẫu ĐTHTC ĐTHTT
Tình trạng gia đình
Sống 1 mình 64.3±8.1 53.0±4.2
Sống với người thân 56.5±13.2 48.7±12.9
Sống với vợ/chồng 51.1±10.8 49.4±9.9
giá trị p 0.098 0.001
Nhóm bệnh tâm thần
Động kinh 57.0±12.0 49.3±11.8
Tâm thần phân liệt 56.4±17.4 48.8±15.9
Rối loạn khác 46.4±6.3 48.5±5.1
giá trị p 0.001 <0.05
Có mối liên quan giữa ĐTHTT và tình trạng gia đình. Tuy nhiên không có sự liên
quan giữa tình trạng gia đình và ĐTHTC. Cả 3 nhóm bệnh chúng tôi đưa ra đều có mối liên
quan đến ĐTHTC và ĐTHTT.
BÀN LUẬN
Tỷ lệ phân bố giới tính trong nghiên của chúng tôi là nam: nữ tương ứng là 68% và
32%, mẫu nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nam cao gấp 2 lần nữ có điểm tương đồng với
nghiên cứu của Trần Văn Trường (2005) với 173 bệnh nhân thì có 113 bênh nhân là nam giới,
tỷ lệ nam mắc Bệnh cao gấp 2 lần nữ.
Về nhóm tuổi theo nghiên cứu của chúng tôi thì nhóm tuổi <40 và >=40 có tỷ lệ gần
ngang nhau tuy nhiên ở nhóm tuổi < 40 tuổi vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn với 53,6% điều này cũng
tương tự như nghiên cứu của Trần Văn Trường (2005) với tỷ lệ bệnh nhân chiếm cao nhất là
từ 21-39 tuổi và theo Haro J.M và cs (2006) lứa tuổi trung bình mắc bệnh là 40 tuồi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có tới 56,2% bệnh nhân tâm thần không có nghề
nghiệp Điều này nói lên sự khó khăn của bệnh nhân tâm thần trong việc học nghề và tìm cho
mình một công việc thích hợp. Theo các nghiên cứu dịch tễ học thì số bệnh nhân tâm thần
phát bệnh trước 6 tuổi chiếm 60 %, đồng thời khoảng 85 % bệnh nhân tâm thần ở các nước
đang phát triển không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách [1]. Chính hai yếu tố nói trên
ảnh hưởng đến khả năng học tập của của người bệnh, bệnh tiến triển càng lâu thì khả năng
học tập càng kém, nhân cách thay đổi do vậy khi bước vào tuổi lao động đa số bệnh nhân tâm
thần đều không có nghề nghiệp, có chăng chỉ là những công việc mang tính chất giản đơn và
thời vụ.
Điểm số chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tâm thần thay đổi theo từng phần rõ rệt,
tuy nhiên nhìn chung điểm số chất lượng cuộc sống trên nghiên cứu chúng tôi cao hơn rất
nhiều so với nghiên cứu của Ths.BS. Tô Xuân Lan của BV tâm thần trung ương 2 năm 2013 “
đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tâm thần đang điều trị nội trú tại bệnh viện tâm
thần trung ương 2” [2], vì đặc tính nghiên cứu chúng tôi là trên bệnh nhân ngoại trú nên điều
kiện sinh hoạt cũng như sự hòa nhập trong cộng đồng trên bệnh nhân cũng dễ dàng hơn.
Có sự khác biệt về nhóm tuổi của bệnh nhân tâm thần và ĐTHTC và ĐTHTT (bảng
3). Tương tự, nghiên cứu của Dora A và cs (2004) cũng cho thấy mối tương quan có ý nghĩa
thống kê giữa điểm SKTC và SKTT được đánh giá bằng công cụ SF-36 với tuổi của các bệnh
nhân tâm thần. Bệnh tâm thần là bệnh mạn tính không có khả năng điều trị khỏi, việc phải đi
khám định kỳ thường xuyên và kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống
của các bệnh nhân lớn tuổi.
Có mối liên quan giữa tình trạng gia đình và ĐTHTC và ĐTHTT (bảng 4). Theo
nghiên cứu của chúng tôi, chưa tìnm thấy mối liên quan giữa tình trạng gia đình và ĐTHTC.
Tuy nhiên lại tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng gia đình và ĐTHTT. Người bệnh tâm
thần sống cùng gia đình và sống với vợ/chồng có ĐTHTT thấp hơn người bệnh sống một
mình, điều này có thể do người bệnh sống chung với người thân phải chịu nhiều áp lực từ gia
đình, cũng như trong quá trỉnh chăm sóc người bệnh đem lại khó khăn trong sinh hoạt cũng
như giao tiếp không nhỏ cho gia đình người bệnh tâm thần, dẫn đến sức khỏe tinh thần người
bệnh giảm thấp.
Có mối liên quan giữa nhóm bệnh tâm thần và ĐTHTT, ĐTHTC(bảng 4). Trong các
nhóm bệnh tâm thần thì động kinh và tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ cao nhất, vì thế hai nhóm
bệnh này có ĐTHTT và ĐTHTC cao hơn cả so với các rối loạn tâm thần khác.
KẾT LUẬN
Điểm số chất lượng cuộc sống trung bình kém có 2 nhóm (sức sống, sức khỏe tổng
quát). Còn lại nằm trong mức điểm trung bình khá (sức khỏe thể chất, hạn chế do sức khỏe
thể chất, hạn chế do sức khỏe tâm thần, sức khỏe tâm thần, hoạt động xã hội, sự đau đớn, tự
đánh giá thay đổi).
Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm tổng hợp thể chất với giới
tính(p<0,001), nhóm tuối(p=0,015), nhóm bệnh tâm thần(p=0,001).
Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm tổng hợp tâm thần với giới
tính(p<0,001), nhóm tuổi(p=0,042), tình trạng gia đình (p=0,001), nhóm bệnh tâm thần
(p<0,05).
Qua khảo sát nhận thấy chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tâm thần cộng đồng còn
thấp đặc biệt là sức sống và sức khỏe tổng quát. Do đó cần đẩy mạnh công tác truyền thông
tránh phân biệt đối xử, phối hợp với các ban ngành đoàn thể tăng cường công tác chăm lo sức
khỏe thể chất cũng như tinh thần cho các bệnh nhân tâm thần đang điều trị tại cộng đồng. Bên
cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ kinh tế nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho
bệnh nhân tâm thần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình quốc gia chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng (2001), Chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng
đồng cho các bệnh loạn thần nặng mạn tính, tr. 69 - 72.
2. Tô Xuân Lan (2013) “ đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tâm thần đang điều trị nội trú tại bệnh
viện tâm thần trung ương 2”, Bệnh viên tâm thần trung ương 2, tr. 50-70.
3. Demyttenaere, Koen; Bruffaerts, Ronny; Posada-Villa, Jose; Gasquet, Isabelle; Kovess, Viviane; Lepine, Jean
Pierre; Angermeyer, Matthias C.; Bernert, Sebastian; de Girolamo, Giovanni (2004). “Prevalence, Severity, and
Unmet Need for Treatment of Mental Disorders in the World Health Organization World Mental Health
Surveys”. JAMA 291 (21): 2581–90. doi:10.1001/jama.291.21.2581. PMID 15173149.
4. Doria A, Rinaldi S., Ermani M., et al (2004). Top 10 Recent Developments in Health-related Quality of Life
in Patients with mental health. Rheumatology 43, 1574-1579
5. Galuppi A. et al. (2010), "Schizophrenia and quality of life: how important are symptoms and
functioning?". International Journal of Mental Health Systems, pp. 4 - 31.
6. Somers, Julian M; Goldner, Elliot M; Waraich, Paul; Hsu, Lorena (2006). “Prevalence and Incidence Studies
of Anxiety Disorders: A Systematic Review of the Literature”. Canadian Journal of Psychiatry 51 (2): 100–
13. PMID 16989109.
7. Waraich, Paul; Goldner, Elliot M; Somers, Julian M; Hsu, Lorena (2004). “Prevalence and Incidence Studies
of Mood Disorders: A Systematic Review of the Literature”. Canadian Journal of Psychiatry 49 (2): 124–
38. PMID 15065747.

You might also like