You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.

 HỒ CHÍ MINH  ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC/ HỌC PHẦN 
  HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2021 - 2022 
KHOA ĐIỀU DƯỠNG – KỸ THUẬT Y HỌC  
 
Đề thi 25 %
Tên môn học/ học phần: SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG – NÂNG CAO SỨC
KHỎE                      – HÀNH VI CON NGƯỜI 
Mã môn học/ học phần: 61002030 - Số tín chỉ/ Số ĐVHT (số tiết): 2 (30) 
Lớp: PHCN, KTHA, XN 2020 
Thời gian làm bài:  từ 13.00 ngày 10/12/2021 – đến 13.00 ngày 13/12/2021    
(HS-SV được sử dụng tài liệu) 
Họ và tên: ỪNG KIM HẠNH. MSSV: 611208777. Lớp: XN20. Tổ: 30. STT:31.

Tên đề tài: Tình trạng sức khỏe tâm thần ở công nhân nhà máy sản xuất da giầy tại miền Nam,
Việt Nam bằng bộ câu hỏi DASS 21.

Link bài báo nghiên cứu số 2: http://vnniosh.vn/chitiet_NCKH/id/33826/Tinh-trang-suc-khoe-


tam-than-o-cong-nhan-nha-may-san-xuat-da-giay-tai-mien-Nam-Viet-Nam-bang-bo-cau-hoi-
DASS-21

Stt Nội dung  Trình bày Điểm 


nội dung  đạt 

1. Mục đích của bài nghiên cứu  10  

2. Dân số nghiên cứu   10  

3. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng  10  

4. Tên các số liệu được thu thập  10  

5. Các kết quả chính của nghiên cứu   15  

6. Vấn đề sức khỏe được đề cập trong bài nghiên cứu  15  

7. Đề xuất các biện pháp can thiệp để cải thiện vấn đề sức khoẻ (tham  20  
khảo thêm tài liệu khác) 

8. Trình bày ít nhất 3 vai trò của nhân viên y tế để can thiệp vấn đề s 10  
ức khoẻ (tham khảo thêm tài liệu khác) 

TỔNG CỘNG  100  

Bài làm:

1.Mục đích của bài nghiên cứu:


- Nghiên cứu và đánh giá rối loạn tâm lý tâm thần ở người lao động và các yếu tố nguy cơ tại nơi
làm việc, nhất là từ môi trường lao động trong ngành công nghiệp sản xuất da giầy tại miền Nam,
Việt Nam bằng bộ câu hỏi DASS 21.
- Từ đó, các nhà quản lý sức khỏe có thể xây dựng các chương trình nâng cao sức khỏe tâm lý
tâm thần nhằm bảo vệ dân số có nguy cơ, và cải thiện sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.

2. Dân số nghiên cứu:

- Dân số mục tiêu: Các công nhân nhà máy sản xuất da giầy tại miền Nam, Việt Nam.

- Dân số chọn mẫu: Toàn bộ 425 công nhân trong độ tuổi 18 đến 53 của các phân xưởng thuộc
nhà máy giầy tại thành phố Hồ Chí Minh.

3. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng:

- Theo phương pháp điều tra mô tả cắt ngang. Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp dựa vào
bảng câu hỏi DASS 21, để thu thập thông tin về các triệu chứng tâm thần ở 425 công nhân da
giầy tại miền Nam.

- Thu thập thông tin và tính tỉ lệ hiện mắc các triệu chứng tâm lý tâm thần bao gồm stress, trầm
cảm và rối loạn lo âu ở công nhân; và các biến số khác như tuổi, giới tính, …

- Biến số về sức khỏe tâm lý tâm thần được thu thập bằng phỏng vấn sàng lọc ở công nhân bằng
bộ câu hỏi DASS 21 được chuẩn hóa tiếng Việt. DASS 21 đo đạc mức độ về trầm cảm, rối loạn
lo âu, và stress trên cộng đồng, là những dấu hiệu xuất hiện trong tuần trước khi được phỏng vấn,
gồm 4 mức độ điểm tương ứng từ nhẹ đến nặng với các mức độ rối loạn mà người được hỏi cảm
nhận:
+ Trầm cảm được ghi nhận về sự tuyệt vọng, mất ý nghĩa cuộc sống, giảm khả năng, và cạn kiệt
năng lượng.

+ Rối loạn lo âu được đánh giá qua các hoạt động thể chất, các triệu chứng thực thể có liên quan
đến hoạt động tự nhiên của cơ thể về sinh lý học như khó thở, ra mồ hôi tay, …

+ Stress cũng được đo kiểm qua các dấu hiệu mãn tính như trãi qua sự căng thẳng, mất khả năng
kiểm soát, hoặc bối rối lo sợ.

4. Tên các số liệu được thu thập:

- Tỉ lệ, tần số hiện mắc các triệu chứng rối loạn sức khỏe tâm thần ở công nhân tham gia nghiên
cứu: triệu chứng tâm thần chung, stress, trầm cảm, rối loạn lo âu.

- Các số liệu về đặc điểm dân số: tuổi, giới tính (nam, nữ), tình trạng gia đình (độc thân, kết hôn,
li dị, góa), trình độ học vấn (mù chữ, cấp 1,2,3, cao đẳng).

5. Các kết quả chính của nghiên cứu:

- Trên 425 công nhân có độ tuổi trung bình là 32 ± 8,2 trong khoảng tuổi từ 18 đến 53 bao gồm
93,88% công nhân nữ và 6,12% công nhân nam, cùng với 57,69% công nhân đã lập gia đình.

- Tỉ lệ công nhân có các triệu chứng về rối loạn tâm lý tâm thần chiếm 20,3%, bao gồm công
nhân có triệu chứng trầm cảm chiếm 9,9%, có triệu chứng rối loạn lo âu chiếm 17,9%, có triệu
chứng stress chiếm 7,3%.

- Công nhân ở nhóm tuổi trên 40 có tỉ lệ xuất hiện các triệu chứng tâm thần cao hơn nhóm công
nhân từ 18-40 tuổi. Những người lao động có trình độ học vấn cấp 1 hay đã kết hôn thì có các
triệu chứng tâm thần cao hơn các nhóm lao động khác.

- Kết quả nghiên cứu của họ có tỉ lệ trầm cảm ở công nhân cao hơn so với nghiên cứu tại Hoa kỳ
với tỉ lệ trầm cảm từ 7% đến 9,9%.

 Tỉ lệ trầm cảm, stress và rối loạn lo âu ở công nhân ngành công nghiệp da giầy trong nghiên
cứu này cao hơn ước tính trong dân số chung tại Việt Nam là khoảng 5%.

6. Vấn đề sức khoẻ được đề cập trong bài nghiên cứu:


Tình trạng sức khỏe tâm thần ở công nhân nhà máy sản xuất da giầy tại miền Nam, Việt Nam.
Cụ thể là những vấn đề sức khỏe về tâm lí, tâm thần của người lao động như: stress, trầm cảm, rối
loạn lo âu, ...

7. Đề xuất các biện pháp can thiệp để cải thiện vấn đề sức khoẻ:

- Bảo đảm an toàn cho công nhân: đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý:

+ Đào tạo, hướng dẫn, nắm vững, thực hành đúng quy trình công việc cho công nhân để đảm bảo
an toàn trong quá trình làm việc.

+ Cung cấp đầy đủ các công cụ, thiết bị làm việc (phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định, quy
trình của các biện pháp bảo vệ…) để đảm bảo an toàn cho người lao động khi làm việc.

+ Phương tiện phúc lợi đảm bảo an toàn cho người lao động: cơ sở vật chất, khu vực nghỉ
ngơi,nhà vệ sinh, nhà tắm…

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân để giúp họ phát hiện sớm các bất thường về sức
khỏe.

- Xây dựng các chương trình nâng cao sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc, chẩn đoán sớm các
triệu chứng tâm lý tâm thần cho công nhân theo định kỳ, nhằm phát hiện và điều trị sớm cho
người lao động.

- Người quản lý, cấp trên nên khích lệ, khen thưởng nhằm tạo tinh thần hăng hái trong công việc,
đồng thời cũng nên tạo mối quan hệ tốt với cán bộ công nhân viên.

- Phối hợp với ngành y tế triển khai các chương trình sức khỏe tại nơi làm việc, tuyên truyền vận
động làm cho mỗi người lao động hiểu và tự giác tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại
gia đình và cộng đồng.

- Khuyến khích nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc,
bằng cách khuyến khích chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất trong công nhân, nâng
cao sức khỏe gia đình và tâm thần tại nơi làm việc.
- Cung cấp một số địa chỉ hỗ trợ, số điện thoại của các chuyên gia tâm lý (nhân viên y tế) để
người lao động có thể liên hệ khi gặp những triệu chứng liên quan đến bệnh tâm lý.

- Công đoàn công ty cần có sự quan tâm đến đời sống tinh thần, vật chất cho công nhân, tương
trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc hằng ngày. Đặc biệt chú ý đến những công nhân có dấu hiệu
mắc chứng bệnh về tâm lý để có thể giúp đỡ kịp thời.

- Phối hợp với cơ sở làm việc tổ chức các buổi nói chuyện với các chuyên gia về tâm lí để công
nhân có thể mạnh dạn bày tỏ những vấn đề sức khỏe của bản thân.

- Xây dựng các chương trình nâng cao sức khỏe để cải thiện tâm lí, tâm thần tại nơi làm việc như:
văn nghệ, du lịch, các buổi sinh hoạt tập thể cho công nhân.

- Tạo ra 1 môi trường làm việc lành mạnh, có mức hỗ trợ lao động và đãi ngộ tốt, nhiệm vụ rõ
ràng, có chính sách về sức khỏe phù hợp.

8. Trình bày ít nhất 3 vai trò của nhân viên y tế để can thiệp vấn đề sức khoẻ:

-Vai trò tư vấn:

+ Tư vấn cho nhà máy về kế hoạch dinh dưỡng, xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp cho
công nhân (ăn trưa, nghỉ trưa, tăng ca thích hợp, …).

+Tư vấn, giúp đỡ người bệnh nhận biết và đương đầu với những stress về tâm lý hoặc những vấn
đề xã hội, để cải thiện các mối quan hệ giữa người với người và thúc đẩy sự phát triển của mỗi
người. Hỗ trợ về tình cảm, tri thức và tâm lý, tập trung vào giúp cho người bệnh phát triển những
thái độ, tình cảm và các hành vi tích cực.

+ Sử dụng kiến thức chuyên ngành kết hợp với những kinh nghiệm thực tế để tư vấn cho người
nhà về cách chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tốt nhất. Qua đó giúp rút ngắn thời gian phục hồi.

- Vai trò chăm sóc sức khỏe:

+ Thực hiện công việc chăm sóc sức khỏe cho công nhân mắc chứng bệnh về tâm lí.

+ Khám chữa các bệnh về rối loạn tâm lý tâm thần cho công nhân.
+ Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chương trình về sức khỏe, y tế cho công nhân tại nơi
làm việc.

+ Kịp thời đưa ra các phác đồ liệu pháp điều trị phù hợp cho từng đối tượng.

- Vai trò giao tiếp với người bệnh, người nhà bệnh nhân: Nhân viên y tế sẽ trực tiếp an ủi, động
viên và có khả năng thuyết phục người bệnh an tâm điều trị tâm lý. Không chỉ vậy, họ còn giúp
an ủi người nhà bệnh nhân để họ vững tâm qua giai đoạn khó khăn, nhất là những ca bệnh nặng.

- Vai trò thông tin: Nhân viên y tế thông tin với đồng nghiệp và các thành viên khác trong nhóm
chăm sóc về kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch chăm sóc cho người bệnh. Từ đó, phối hợp với
nhau để đưa ra giải pháp khắc phục tốt nhất cho bệnh chứng tâm lý của người bệnh.

- Vai trò tuyên truyền, giáo dục:

+ Tuyên truyền và vận động, phổ biến thông tin đến công nhân về các hiểu biết xung quanh vấn
đề rối loạn các triệu chứng tâm thần, lo âu, stress.

+ Thực hiện giáo dục sức khỏe cho người bệnh, truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho người bệnh về
thay đổi thái độ và hành vi.

+ Thúc đẩy hành vi và suy nghĩ tích cực đối với những đối tượng có nguy cơ mắc các triệu chứng
về sức khỏe tâm thần.

+ Giáo dục cho công nhân trong nhà máy sản xuất da giầy về những dấu hiệu, triệu chứng rối
loạn tâm thần và những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lí. Từ đó, công nhân có thể hạn chế được
những việc làm, suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lí.

You might also like