You are on page 1of 2

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1. Hoàn thành câu sau: “Ngữ âm học âm học nghiên cứu …….”.
A. bình diện vật lý của âm thanh tiếng nói con người. B. bình diện sinh lý của âm thanh tiếng nói con người.
C. bình diện xã hội của âm thanh tiếng nói con người
2. Những tiêu chí phân loại nguyên âm nào được thể hiện trong hình thang nguyên âm quốc tế?
A. Độ nâng của lưỡi, vị trí của lưỡi, hình dáng của môi.
B. Độ nâng của lưỡi, tính thanh, hình dáng của môi.
C. Độ nâng của lưỡi, vị trí của lưỡi, trường độ.
3. Hoàn thành câu sau: “Trong tiếng Việt, các âm [i], [e], [ɛ] thuộc nhóm nguyên âm ……….”.
A. hàng trước B. hàng giữa C. hàng sau
4. Từ nào sau đây còn thiếu trong cách diễn đạt khái niệm: “..... là đơn vị cấu âm - thính giác nhỏ nhất của lời nói” ?
A. âm vị B. âm tố C. âm tiết
5. Phụ âm nào sau đây trong tiếng Việt có các thuộc tính ngữ âm: tắc, răng, vô thanh?
A. [c]. B. [ɲ]. C. [t].
6. Nguyên âm nào sau đây trong tiếng Việt có thuộc tính ngữ âm: hàng trước, hẹp, không tròn môi?
A. [ɛ]. B. [ɔ]. C. [i].
7. Nguyên âm nào sau đây trong tiếng Việt có phẩm chất: hàng sau, rộng vừa, tròn môi?
A. [ɔ]. B. [e]. C. [o].
8. Hoàn thành câu sau: “..... là đơn vị cấu âm - thính giác nhỏ nhất của lời nói”.
A. âm vị B. âm tố C. âm tiết
9. Tiêu chí nào được dùng để phân loại phụ âm thành: phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh?
A. tính thanh B. phương thức cấu âm C. vị trí cấu âm
10. Tiêu chí nào được dùng để phân loại nguyên âm thành: nguyên âm hàng trước, hàng giữa và hàng sau?
A. vị trí của lưỡi B. vị trí cấu âm C. độ nâng của lưỡi
11. Tiêu chí nào được dùng để phân loại phụ âm thành: phụ âm tắc, xát, tắc - xát, rung?
A. phương thức cấu âm B. vị trí cấu âm C. tính thanh
12. Xét về vị trí cấu âm, trong tiếng Việt các âm [m], [p], [b] được xếp vào nhóm phụ âm nào?
A. phụ âm môi B. phụ âm tắc C. phụ âm hữu thanh
13. Dựa vào tiêu chí nào mà nguyên âm được phân loại thành nguyên âm rộng, hẹp, hơi rộng, hơi hẹp?
A. độ mở của miệng B. vị trí của lưỡi C. hình dáng của môi
14. Hoàn thành nhận định sau: “Các phụ âm được dán nhãn phụ âm môi, phụ âm răng hay phụ âm ngạc là dựa vào việc xác
định …….”
A. cách khắc phục sự cản trở luồng hơi từ phổi đi lên.
B. bộ phận nào trong bộ máy phát âm gây ra sự cản trở luồng hơi.
C. lưỡi tiếp xúc với bộ phận nào trong khoang miệng.
15. Phụ âm nào sau đây là phụ âm tắc, đầu lưỡi-lợi, hữu thanh?
A. [d], [n] B. [t], [th ] C. [f], [v]
16. Hoàn thành câu sau: “Xét về vị trí cấu âm, các phụ âm [c], [ɲ] trong tiếng Việt là …….”
A. phụ âm ngạc B. phụ âm tắc C. phụ âm mạc
17. Khi phát âm, bộ phận nào sau đây tạo ra nguồn âm?
A. Dây thanh. B. Môi. C. Lưỡi.
18. Bộ phận nào sau đây hoạt động nhiều nhất trong khoang miệng?
A. Dây thanh. B. Môi. C. Lưỡi.
19. Bộ phận nào sau đây không thuộc khoang miệng?
A. Lưỡi. B. Yết hầu. C. Lợi.
20. Trong tiếng Việt, những phụ âm nào sau đây thuộc nhóm phụ âm tắc mạc?
A. [c], [ɲ]. B. [k], [ŋ]. C. [t], [d].
21. Trong tiếng Việt, âm [k] mang tính môi hóa xuất hiện trong bối cảnh nào?
A. Đứng sau các nguyên âm hàng sau tròn môi [u], [o], [ɔ].
B. Đứng sau các nguyên âm hàng trước không tròn môi [i], [e], [εˇ].
C. Đứng sau các nguyên âm [ɤˇ], [ă], [ɯ].
22. Câu nào sau đây thể hiện nội dung khái niệm của âm vị?
A. Âm vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa.
B. Âm vị là chùm các nét khu biệt và không khu biệt.
C. Âm vị là chùm các nét khu biệt được thể hiện đồng thời.
23. Câu nào sau đây thể hiện nội dung của khái niệm âm tiết?
A. Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói.
B. Âm tiết là tổng thể (chùm) những nét khu biệt được thể hiện đồng thời.
C. Âm tiết là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có chức năng khu biệt nghĩa của từ.
24. Hoàn thành câu sau: “Đỉnh của âm tiết bao giờ cũng là ………”
A. Nguyên âm. B. Phụ âm. C. Bán âm.
25. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Âm vị nằm trong âm tiết. B. Âm vị nằm trong âm tố.
C. Âm vị bao hàm âm tố.

You might also like