You are on page 1of 3

CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2

Bài 1. Chọn đáp án đúng.


1. Bộ môn ngữ âm học nghiên cứu cách thức, nguyên lý tạo âm của ngôn ngữ được gọi là
……….
A. bộ môn ngữ âm học âm học.
B. bộ môn ngữ âm học cấu âm.
C. bộ môn ngữ âm học thính giác.
2. Nghiên cứu bản chất sóng âm của ngôn ngữ được con người tạo ra là nhiệm vụ của
……….
A. bộ môn ngữ âm học âm học.
B. bộ môn ngữ âm học cấu âm.
C. bộ môn ngữ âm học thính giác.
3. Các đặc trưng cao độ, cường độ, trường độ trong âm thanh ngôn ngữ của con người
thuộc bình diện nào của ngữ âm?
A. Bình diện sinh vật học.
B. Bình diện vật lí học.
C. Bình diện chức năng xã hội.
4. Trong khoang miệng, bộ phận nào hoạt động nhiều nhất khi chúng ta nói?
A. Môi. B. Lưỡi. C. Răng.
5. Bộ phận nào không thuộc khoang miệng?
A. Lưỡi con. B. Ngạc cứng. C. Lợi.
6. Âm tố [j] trong “yes” (tiếng Anh) và [j], [w] trong “tai”, “tay”, “tao”, “tau” (tiếng Việt)
thuộc loại âm tố nào?
A. Phụ âm. B. Nguyên âm. C. Bán âm.
7. Các nguyên âm được miêu tả và phân loại theo những tiêu chí cơ bản nào?
A. Độ nâng của lưỡi, hình dáng của môi.
B. Hình dáng của môi, độ tiến/lui của lưỡi.
C. Độ nâng của lưỡi, độ tiến/lui của lưỡi, hình dáng của môi.
8. Nguyên âm cao là những nguyên âm khi phát âm ……… .

1
A. lưỡi nâng cao, độ mở của miệng hẹp
B. lưỡi hạ thấp, độ mở của miệng rộng
C. lưỡi hạ thấp, miệng khép vừa
9. [i], [e], [ε] trong tiếng Việt thuộc nhóm các nguyên âm nào?
A. Hàng sau. B. Hàng trước. C. Hàng giữa.
10. Trong tiếng Việt, âm nào khi phát âm lưỡi hạ thấp nhất, độ mở của miệng rộng nhất?
A. [o]. B. [a]. C. [ɤ].
11. Âm /t/ trong từ nào nào có đặc trưng tròn môi?
A. Ti. B. Tê. C. Tu.
12. Trong tiếng Việt, nguyên âm nào khi phát âm lưỡi nhích về phía trước nhiều nhất, độ
mở của miệng hẹp nhất?
A. [i]. B. [ε]. C. [e].
13. Các nguyên âm [u], [ɯ] phân biệt với nhau theo tiêu chí nào?
A. Độ tiến/ lui của lưỡi.
B. Độ cao/ thấp của lưỡi.
C. Hình dáng của môi.
14. Việc phân loại phụ âm thành âm tắc, âm xát, âm rung được dựa theo tiêu chí nào?
A. Vị trí cấu âm.
B. Phương thức cấu âm.
C. Tính thanh.
15. Xét theo phương thức cấu âm, sự khác nhau giữa phụ âm xát và phụ âm tắc là gì?
A. Phụ âm xát thì luồng hơi từ phổi đi lên không bị cản trở còn phụ âm tắc luồng hơi từ
phổi đi lên bị cản trở tại một vị trí nào đó của bộ máy phát âm.
B. Phụ âm xát luồng hơi từ phổi đi lên chỉ bị cản trở một phần còn phụ âm tắc luồng hơi
từ phổi đi lên bị cản trở hoàn toàn tại một vị trí nào đó của bộ máy phát âm.
C. Phụ âm xát luồng hơi từ phổi đi lên bị cản trở hoàn toàn còn phụ âm tắc luồng hơi từ
phổi đi lên bị cản trở một phần.
16. Trong tiếng Việt, nhóm phụ âm nào thuộc nhóm phụ âm tắc mũi?
A. [m], [n], [ŋ]. B. [t], [d], [t’]. C. [k], [ŋ].

2
17. Trong tiếng Việt, nhóm phụ âm nào thuộc nhóm phụ âm xát môi răng?
A. [v], [f]. B. [χ], [ɣ]. C. [s], [z].
18. Nhóm âm tiết nào thuộc nhóm âm tiết hơi mở?
A. To, tô, tê. B. Sau, sai, say. C. Bọc, tập, cốt.
19. Những âm tiết nào thuộc nhóm âm tiết mở?
A. Tủ, bố, kê. B. Sau, sai, say. C. Hộc, cấp, bột.
20. Đỉnh của âm tiết bao giờ cũng là ……… .
A. nguyên âm B. phụ âm C. bán âm
Bài 2. Hoàn thành các câu sau.
1. ………. có nhiệm vụ nghiên cứu bộ máy phát âm của con người, cách thức, nguyên lý
tạo âm của ngôn ngữ, miêu tả các âm về mặt cấu âm trong bộ máy phát âm.
2. Cơ quan phát âm ………. là những cơ quan không vận động được, giữ vai trò hỗ trợ, là
điểm tựa để các cơ quan chủ động hướng tới khi cấu âm.
3. Âm tố là đơn vị ………. nhỏ nhất của âm thanh lời nói.
4. Nói đến ………. là nói đến vị trí mà luồng hơi từ phổi đi lên bị cản trở bởi sự tiếp xúc
của những bộ phận nào trong bộ máy phát âm.
5. Âm vị ………. là loại âm vị không thể hiện theo nguyên tắc kế tiếp nhau theo dòng thời
gian và không có tính chất khúc đoạn mà thường được thể hiện cùng âm tiết hoặc chuỗi
âm tiết.
6. ………. là tổng thể (chùm) những nét khu biệt được thể hiện đồng thời.
8. ………. là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói, cấu trúc gồm có nguyên âm
(đỉnh âm tiết) và các phụ âm bao quanh.
9. Nói đến cao độ, cường độ, trường độ của âm thanh tiếng nói con người là nói đến các đặc trưng
………. của ngữ âm.
10. Ngữ âm học gồm các phân môn ………. .

You might also like