You are on page 1of 101

DẪN LUẬN

NGÔN NGỮ
HỌC
NGỮ ÂM
& VĂN TỰ
Chương 5-6-7-8 Giáo trình
NỘI DUNG CHƯƠNG 2

KHÁI NIỆM NGỮ ÂM VÀ NGỮ ÂM HỌC

BỘ MÁY PHÁT ÂM

ÂM TỐ - PHÂN LOẠI ÂM TỐ

ÂM VỊ - BIẾN THỂ ÂM VỊ

ÂM TIẾT

CHỮ VIẾT
1
Khái niệm Ngữ âm
và Ngữ âm học
1. Khái niệm Ngữ âm và Ngữ âm học

1. Ngữ âm là gì?
2. Ngữ âm học là gì?

www.themegallery.com
Ngữ âm là gì?

- Là mặt âm thanh của ngôn ngữ;


- Là toàn bộ hệ thống các âm của ngôn ngữ
mà con người nói ra
- Là “vỏ vật chất” của ngôn ngữ.
 Thông qua hệ thống ngôn ngữ, con người
giao tiếp với nhau.

www.themegallery.com
Ngữ âm học là gì?
Chuyên ngành ngôn ngữ học nghiên cứu về ngữ âm.

Ngữ âm
Ngữ âm Ngữ âm
học
học cấu học âm
thính
âm học
giác

www.themegallery.com
Ngữ âm học cấu âm

- Tìm hiểu bộ máy phát âm của con người


- Tìm hiểu cách thức tạo âm của ngôn ngữ
- Miêu tả các âm về mặt cấu âm

Bộ môn quan trọng nhất của ngữ âm học

www.themegallery.com
Ngữ âm học âm học

- Tìm hiểu bản chất sóng âm của ngôn ngữ con người
- Tìm hiểu cách thức tạo sóng âm
- Sử dụng thiết bị kỹ thuật để nghiên cứu

Ứng dụng dịch máy


hoặc nhận dạng tự động tiếng nói

www.themegallery.com
Ngữ âm học thính giác

Tìm hiểu cách thức con người tri nhận âm


thanh của tiếng nói.
Ví dụ: Tìm hiểu vì sao và bằng cách nào người nghe
nhận thức được âm <p’> (âm p bật hơi - pen) khác
với âm <p> (âm p không bật hơi - top) (tiếng Anh).

www.themegallery.com
Cách ghi âm

- Bảng kí hiệu phiên âm được quy ước


thống nhất toàn cầu.
-Kí hiệu phiên âm âm tố: [ ]
-Kí hiệu phiên âm âm vị: / /

www.themegallery.com
2

Bộ máy phát âm
2. Bộ máy phát âm

1. Bộ máy phát âm gồm những bộ phận


nào?
2. Các âm được tạo ra như thế nào?/
Luồng hơi tạo ra các âm như thế nào?

www.themegallery.com
Bộ máy phát âm gồm những bộ phận nào?

- Khoang miệng, khoang yết hầu, khoang mũi


- Phổi: nguồn chính tạo ra luồng hơi

www.themegallery.com
Luồng hơi tạo ra am thanh như thế nào?

- Luồng hơi từ phổi đi lên  đi qua bộ máy


phát âm ở trạng thái được “sắp đặt”, “uốn nắn”
theo những hình dạng, kích thước khác nhau,
thích ứng với việc phát ra từng âm khác nhau
 thoát ra ngoài qua đường miệng /& đường
mũi theo những cách khác nhau

www.themegallery.com
Bộ
máy
phát
âm
Dây thanh
● Mỗi người có 2 dây thanh (thanh đới), là 2 cơ
mỏng, nằm song song trong thanh quản.
● Thanh quản là một hộp sụn nằm phía trên
khí quản, nhô ra phía trước cổ. Phía sau hộp
sụn này hở, nhưng dưới có 1 mảnh sụn hình
nhẫn xoay mặt về phía sau để cùng ghép với
nhau tạo thành 1 khoang như cái hộp. Phía
trong hộp sụn có 1 miếng sụn hình chóp
(nắp thanh quản) giúp điều khiển các dây
thanh hoạt động.
● Dây thanh là hai màng cơ mỏng, nằm ngang,
có thể mở ra hoặc khép lại, căng lên hoặc
chùng xuống, và có thể rung động.
● Khe hở giữa 2 dây thanh được gọi là thanh
môn.
Dây thanh
● Khi thanh môn khép lại, áp suất luồng hơi
trong khí quản tăng lên.
● Khi áp suất tăng lên đủ mạnh, thanh môn mở
ra để luồng hơi đi lên thoát ra ngoài.
● Lúc này thanh môn đóng lại và chu kỳ tiếp
theo diễn ra.
● Quá trình đóng – mở thanh môn liên tục theo
nhau như vậy làm cho luồng hơi từ phổi đi
lên, thoát ra một cách đều đặn, lần lượt, tạo
thành sóng âm.
● Nếu luồng hơi thoát ra không bị cản trở,
sóng âm dao động, điều hoà thì tạo ra tiếng
thanh.
● Nếu luồng hơi thoát ra bị cản trở thì tạo ra
tiếng động.
Khoang miệng & khoang yết hầu
● Đóng vai trò như hộp cộng hưởng trong
các nhạc cụ bộ hơi hoặc các ống trong đàn
organ.
● Khoang miệng gồm 2 phần: phần phía
trước gọi là ngạc (ngạc cứng), phần phía
sau gọi là mạc (khẩu mạc, ngạc mềm).
● Phần trong cùng gọi là khoang yết hầu
(ngăn cách với khoang miệng khi lưỡi
nâng lên).
● Khoang yết hầu có lưỡi con làm nhiệm vụ
đóng kín đường thông từ khoang này lên
khoang mũi.
● Lưỡi, 2 môi và răng cửa hàm trên phối hợp
hoạt động làm thay đổi hình dáng, thể tích
của khoang miệng, thay đổi lối thoát và
cách thoát của luồng hơi tạo âm hoặc làm
thay đổi âm sắc của âm thanh.
Khoang mũi

● Khoang mũi cũng đóng vai


trò như hộp cộng hưởng.
● Trong quá trình phát âm, có
những âm mũi, do luồng hơi
đi qua mũi, tạo ra bản sắc
riêng ([m], [n]…)
Các kiểu tạo âm

Tạo âm bằng luồng hơi Tạo âm bằng luồng hơi


1 ở phổi 2 ở họng

Tạo âm bằng luồng hơi


3 ở mạc (ngạc mềm) 4 Tạo âm bằng hình dạng
của thanh môn
1. Tạo âm bằng luồng hơi ở phổi
- Luồng hơi từ phổi đi lên bị chặn hoàn
toàn, khiến bộ máy phát âm căng lên, làm
tăng áp lực của luồng hơi đến mức đủ để
thắng được lực cản chặn đó, thoát ra
ngoài.
- Âm được tạo bằng cách này gọi là âm nổ
hoặc tắc-nổ.
- Vd: [p], [m]…
2. Tạo âm bằng luồng hơi ở họng
Cách 1:
- Khối hơi được đẩy ra.
- Thanh môn đóng lại, thanh hầu nhích lên phía cao
hơn, có tác dụng như một pit tông đẩy khối hơi ở
họng (phía trên nó) lên khoang yết hầu.
- Khối hơi này được đẩy vào khoang yết hầu và bị
chặn lại ở một chỗ nào đó, khiến nó phải thắng
được lực cản đó để thoát ra, tạo thành âm.
- Vd: Khi khối hơi bị chặn ở mạc rồi được thoát ra, ta
phát được một âm tắc-mạc [k’]
2. Tạo âm bằng luồng hơi ở họng
Cách 2:
- Khối hơi đi vào.
- Luồng hơi từ phổi đang đi ra, có phần nào tràn qua
khe thanh và duy trì sự chấn động của dây thanh
thì thanh hầu hạ thấp, làm cho phần hơi ở họng
không đi ra mà đi vào.
- Chính sự chấn động của dây thanh và cách cấu âm
như trên tạo thành những âm gọi là âm đóng.
- Vd: âm [b], âm [d] trong tiếng Việt.
3. Tạo âm bằng luồng hơi ở mạc (ngạc mềm)
- Âm được tạo thành là âm tắc.
- Chỗ tắc chính (chỗ luồng hơi bị cản) là ở mặt lưỡi
hoặc môi răng.
- Chỗ tắc phụ khởi đầu.
- Âm mặt lưỡi được phát theo cách này nghe giống
như tiếng tặc lưỡi của người Việt.
- Âm môi được phát theo cách này nghe như tiếng
người Việt “bập bập” bằng môi.
- Âm được tạo thành theo kiểu này gọi là âm mút,
có trong một số ngôn ngữ châu Phi.
4. Tạo âm bằng hình dạng của thanh môn
- Hoạt động đóng, mở của dây thanh làm thay đổi
hình dạng của thanh môn sẽ tạo nên những âm có
chất giọng (voice quality) khác nhau.
(a) Thanh môn mở - đóng liên tục, 2 dây thanh rung
động, mở ra đóng vào liên tục  tạo tiếng thanh
(voice).  Phụ âm được tạo thành mà có tiếng thanh
thì gọi là âm hữu thanh (voiced).
(b) Thanh môn mở rộng, hai dây thanh không mở -
đóng liên tục, tức là không rung động, thì luồng hơi đi
ra tự do, không tạo nên tiếng thanh, mà chỉ có tiếng
động.  Tạo âm vô thanh (voiceless)
3
Âm tố
Phân loại âm tố
3. Âm tố và phân loại âm tố

1. Âm tố là gì?
2. Chúng ta nhận biết âm tố như thế nào?
3. Hệ thống âm tố của các ngôn ngữ có giống nhau không?
4. Có mấy loại âm tố? Là những loại nào?

www.themegallery.com
Âm tố là gì?

Âm tố là đơn vị cấu âm – thính giác nhỏ nhất.


Đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo âm thanh
Có thể nghe thấy được.

www.themegallery.com
Nhận biết âm tố như thế nào?

(1) Nghe một chuỗi lời nói liên tục, ví dụ “ba ba”
 nhận ra 2 khúc đoạn âm thanh … ba… ba …  2 đơn vị
phát âm tự nhiên nhỏ nhất mà chúng ta nhận ra được.
(2) Phát âm < ba > và < be >, rồi < ba > và < ma >,
 < ba > = b + a  b và a không đồng chất với nhau
 Mỗi thành phần không đồng chất mà chúng ta nhận ra
được về mặt cấu âm – thính giác chính là một âm tố.

www.themegallery.com
ÂM TỐ

ÔNG BÀ
hai khúc đoạn âm thanh: ÔNG - BÀ
ÔNG có thể chia cắt thành: Ô – NG ÂM TỐ
BÀ có thể chia cắt thành: B – A – (thanh huyền)

Âm tố là đơn vị cấu âm – thính giác nhỏ nhất


Hệ thống âm tố của các ngôn ngữ có giống nhau không?

Mỗi ngôn ngữ có hệ thống âm tố riêng.


Vd: - Tiếng Việt, các âm [x], [ŋ] được ghi bằng chữ < kh >,
< ng >  không có trong tiếng Anh.
kh [x] ng [ŋ]
- Tiếng Anh, tiếng Việt có âm [ v ] (very, view, vui
vẻ,…), âm [ f ] (fat, father, phố, phở,…)  tiếng Nhật
không có.

www.themegallery.com
Có những loại âm tố nào?

Nguyên âm Phụ âm

www.themegallery.com
Nguyên âm

www.themegallery.com
Nguyên âm 1. Nguyên âm là gì ?
2. Các ngôn ngữ có số lượng nguyên âm giống nhau hay
khác nhau?
3. Tiếng Việt có bao nhiêu nguyên âm?
4. Nguyên âm có những đặc trưng gì?
5. Xác định nguyên âm theo các tiêu chí gì?
6. Các nguyên âm chuẩn là gì?
7. Lược đồ nguyên âm chuẩn?
8. Hình thang nguyên âm quốc tế?
9. Nguyên âm đôi là gì?
10. Bán nguyên âm là gì?
Nguyên âm là gì ?

- Là những âm được tạo thành khi luồng hơi từ phổi đi lên - qua
khoang miệng (với hình dạng khác nhau của môi + vị trí khác nhau
của lưỡi)  không bị cản trở  thoát ra ngoài tự do
Ví dụ: a, e, o, u, i
- Bản chất âm học: tiếng thanh.

Các ngôn ngữ có số lượng nguyên âm giống nhau hay khác nhau?
- Khác nhau

www.themegallery.com
Tiếng Việt có bao nhiêu nguyên âm?

-Tiếng Việt:13 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi: [i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ,


ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo]
Chữ viết: i, ê, e, ơ, ơ ngắn (â), a, ư, a ngắn (ă), u, ô, o, o ngắn, e
ngắn, iê, ia, ya, ươ, ưa, uô, ua
 Tiếng: mì, êm, em, phở, lấy, cam, chữ, ăn-tay [tăi] – tai [tai], bún,
tôm, bò, sóc, canh, mía, miến, khuya, mưa, mượn, muốn, mua

www.themegallery.com
Nguyên âm có những đặc trưng gì?
Các nguyên âm phân biệt với nhau bởi 3
đặc trưng:
(a) Vị trí của lưỡi (cao - thấp)
(b) Vị trí của lưỡi (trước - sau)
(c) Hình dạng của môi (tròn – không tròn)
* Một số đặc trưng khác của nguyên âm
- Độ căng: nguyên âm căng và nguyên âm lơi
+ Nguyên âm căng có độ căng về cơ miệng mạnh hơn, duy trì lâu hơn, vị trí của lưỡi và cao độ
căng hơn nguyên âm lơi.
Vd: tiếng Anh: nguyên âm xuất hiện trong âm tiết mở có trọng âm là nguyên âm căng (bee, bay,
saw, two,…); nguyên âm xuất hiện trong âm tiết kết thúc bằng âm cuối [ŋ] là nguyên âm lơi (sing,
sang, long,…)
- Trường độ: nguyên âm dài và nguyên âm ngắn
+ Nguyên âm dài: quá trình phát âm kéo dài hơn.
Vd: bát, cơm (tiếng Việt); sheep (tiếng Anh)
+ Nguyên âm ngắn: quá trình phát âm ngắn hơn.
Vd: bắt, câm (tiếng Việt); ship (tiếng Anh)
- Mũi hoá: có thể xảy ra với tất cả các kiểu loại nguyên âm.
+ Luồng hơi vừa thoát ra miệng vừa thoát ra mũi
Vd: Tiếng Pháp, tiếng Ailen, Hindu,…
Nguyên âm cao
(Lưỡi nâng cao, miệng mở hẹp)

Nguyên âm cao vừa


(Lưỡi nâng cao vừa, miệng mở
Độ hẹp vừa)
cao
của
Nguyên âm thấp vừa
lưỡi
(Lưỡi hạ thấp vừa, miệng mở
rộng vừa)

Nguyên âm thấp
(Lưỡi hạ thấp, miệng mở rộng)
Nguyên âm trước
(Lưỡi tiến về trước)

Độ
tiến
hoặ Nguyên âm sau
c đô (Lưỡi co về giữa)
lùi
của
lưỡi
Nguyên âm sau
(Lưỡi lùi về sau)
Hình Nguyên âm tròn môi
dạng
tròn
của
môi Nguyên âm không tròn môi

Nguyên âm tròn môi Nguyên âm không tròn môi


Xác định nguyên âm theo các tiêu chí gì?

(a) Lưỡi cao hay thấp Ngoài ra:


(b) Lưỡi về trước hay về sau -độ căng/lơi
-trường độ ngắn/dài
(c) Môi tròn hay không tròn
-tính chất mũi hoá

Dựa vào 3 tiêu chí để xác định nguyên âm:


- Đặc trưng về vị trí lưỡi cao – thấp: có 4 nhóm nguyên âm
- Đặc trưng về vị trí lưỡi trước sau: có 3 nhóm nguyên âm
- Đặc trưng về hình dáng của môi (tròn – không tròn): có 2 nhóm nguyên
âm
Nguyên âm cao (nguyên âm khép) [ i ] - i, [ u ] - u
(1) vị trí lưỡi
Nguyên âm cao vừa (nguyên âm khép vừa) [e] - ê, [o]- ô
cao – thấp
Nguyên âm thấp vừa (nguyên âm mở vừa) [ε] - e
Nguyên âm thấp (nguyên âm mở) [a] - a
Nguyên âm trước [i] - i, [ε] - e
(2) vị trí lưỡi
Nguyên âm giữa [ɯ] - ư, [ɤ] - ơ, [a]-a
trước - sau
Nguyên âm sau [u] - u, [o] - ô, [ɔ] - o

Nguyên âm tròn môi [ u ] - u, [ o ] - ô, [ ɔ ] - o


(3) Hình dáng môi
tròn – không tròn Nguyên âm không tròn môi
[ i ] - i, [ ε ] - e, [ɯ ] - ư, [ɤ ] - ơ, [ a ] - a
Các nguyên âm chuẩn là gì?

- Không phải bao giờ các tiêu chí cũng biểu hiện rõ ràng
- Nhà nghiên cứu lựa chọn một số nguyên âm tiêu biểu, có nét đặt
trưng điển hình, định vị chúng trên một lược đồ  lấy đó làm căn cứ
so sánh, phân tích, miêu tả, xác định nguyên âm.
- Lược đồ định vị nguyên âm chuẩn là một tứ giác mà điểm cao nhất
của góc trái biểu thị nguyên âm cao nhất và trước nhất, còn điểm cực
thấp của góc phải biểu thị nguyên âm thấp nhất và sau nhất. Hai góc
còn lại biểu thị những phẩm chất cực đoan của nguyên âm.
Lược đồ nguyên âm chuẩn
1. [ i ] [ u ] 8.

2. [ e ] [ o ] 7.

3. [ ε ] [ ɔ ] 6.

4. [ a ] [ ꭤ ] 5.

Nguyên âm 1:
- Độ nâng của lưỡi cao nhất
- Lưỡi nhích về phía trước nhiều nhất Nguyên âm 6,7,8: nguyên âm hàng sau
- Môi không tròn (môi dẹt) Nguyên âm 8:
- Độ mở của miệng hẹp nhất hàng - Độ nâng của lưỡi cao nhất
- Nguyên âm 2,3,4: nguyên âm hàng trước - Lưỡi nhích về sau nhiều nhất
Nguyên âm 5: - Môi tròn
- Độ nâng của lưỡi thấp nhất - Độ mở của miệng hẹp nhất
- Lưỡi nhích về sau nhiều nhất
- Môi không tròn
- Độ mở của miệng rộng nhất
Hình thang nguyên âm quốc tế

- 3 vạch đứng biểu thị 3 hàng nguyên âm: hàng trước, hàng giữa, hàng
sau.
- Nguyên âm bên trái mỗi vạch đứng: không tròn môi; nguyên âm bên
phải: tròn môi
- Chiều cao từ trên xuống dưới: từ nguyên âm cao đến nguyên âm thấp, từ
nguyên âm khép nhất đến nguyên âm mở nhất
Nguyên âm đôi là gì ?

- Là những nguyên âm có sự thay đổi phẩm chất trong quá trình


phát âm một âm tiết.
- Là sự kết hợp của hai nguyên âm hoặc 1 nguyên âm + 1 âm lướt :
Ví dụ: [ie] (yê,iê,ia,ya), [uo] (uô, ua) [ɯɤ] (ưa, ươ)
(tiền, quyển, kia, khuya, muốn, mua, mưa, trường)

www.themegallery.com
Bán nguyên âm là gì ?

Là những âm:
- Không phải là nguyên âm chân chính.
- Được tạo nên bằng cách cho luồng hơi từ phổi đi lên, chuyển
động qua miệng và/hoặc mũi với 1 tiếng xát cực nhẹ.
- Về mặt cấu âm: giống nguyên âm
- Về chức năng: giống phụ âm (ở vị trí cuối âm tiết)
Ví dụ: [w] (u,o), [j] (i, y)
Sau, hào, tay, tai, …

www.themegallery.com
Phụ âm

www.themegallery.com
Phụ âm 1. Phụ âm là gì?
2. Phụ âm được phân loại theo những tiêu chí nào?
3. Theo vị trí cấu âm, có những phụ âm nào?
4. Theo phương thức cấu âm, có những phụ âm nào?
5. Theo tính thanh, có những phụ âm nào?
6. Bảng kí hiệu ngữ âm quốc tế?
Phụ âm là gì ?

Là những âm:
- Được tạo thành khi luồng hơi từ phổi đi lên  qua bộ
máy phát âm
- Bị cản trở hoàn toàn hoặc một phần tại một vị trí nào
đó
- Luồng hơi phải tăng áp lực để thắng lực cản và thoát
ra ngoài  tạo nên tiếng động (tiếng nổ nhẹ, tiếng xát)
Vd: b, m, t, v

www.themegallery.com
Các tiêu chí phân loại phụ âm

Vị trí cấu âm

Phụ
Phương thức cấu âm
âm

Tính thanh
Theo vị trí cấu âm, có những phụ âm nào ?

a) Phụ âm môi
b) Phụ âm răng
c) Phụ âm lợi
d) Phụ âm quặt lưỡi
e) Phụ âm ngạc
f) Phụ âm mạc
g) Phụ âm lưỡi con
h) Phụ âm yết hầu
i) Phụ âm thanh hầu

www.themegallery.com
Phụ âm (theo vị trí cấu âm)

a. Phụ âm môi: luồng hơi bị cản trở ở môi.


a1. Phụ âm môi-môi: 2 môi khép lại, cản trở hoàn toàn luồng hơi rồi lại
mở ra đột ngột và nhanh, tạo tiếng động như tiếng nổ nhẹ. Vd: [b], [m],
[p]
a2. Phụ âm môi-răng: môi dưới và răng cửa hàm trên khép lại, tạo thành
khe hẹp làm cho luồng hơi thoát qua khó khăn. Vd: [ f ], [v]
b. Phụ âm răng: đầu lưỡi tiếp xúc với mặt trong của răng cửa hàm trên để
cản trở luồng hơi. Vd: [ t ]
c. Phụ âm lợi: đầu lưỡi tiếp xúc với phần chân lợi của hàm răng trên để
cản trở luồng hơi. Vd: [ d ], [ n ]
Phụ âm (theo vị trí cấu âm)

d. Phụ âm quặt lưỡi: Đầu lưỡi nâng cao và uốn quặt về phía sau để mặt dưới của
lưỡi tiếp xúc với phần giữa lợi của hàm răng trên, tạo nên vật cản luồng hơi.
Vd: [ ş ], [ ʈ ] (sẽ, sau, trà, trẻ)
e. Phụ âm ngạc: Mặt lưỡi trước tiếp xúc với ngạc cứng để tạo thành vật cản luồng
hơi.
Vd: [ c ], [ ɲ ], [ z ] (chạy, nhẹ , giòn)
f. Phụ âm mạc: Mặt lưỡi sau tiếp xúc với mạc (ngạc mềm) để tạo nên vật cản luồng
hơi.
Vd: [ k ], [ ŋ ] (cót két, ngần ngừ)
Phụ âm (theo vị trí cấu âm)

g. Phụ âm lưỡi con: Phần sau của mặt lưỡi nâng lên, lùi về lưỡi con tạo nên
vật cản luồng hơi (vd: tiếng Pháp)
h. Phụ âm yết hầu: Nắp họng nhích lui về phía sau tới vách sau của yết
hầu, tạo thành vật cản luồng hơi (vd: tiếng Ả Rập)
i. Phụ âm thanh hầu: Khe thanh (thanh môn) đóng hoặc thu hẹp lại tạo ra
vật cản luồng hơi. Vd: [ h ] (hoa hồng), [ ? ] (ăn uống)
Theo phương thức cấu âm, có những phụ âm nào?

Phụ âm tắc

Phụ
Phụ âm xát
âm

Phụ âm rung
a) Phụ âm tắc

- Phương thức cấu âm tắc: cản trở hoàn toàn *Phối hợp với đặc điểm về
luồng hơi từ phổi đi lên tại một vị trí nào đó vị trí cấu âm:
của bộ máy phát âm (trong khi lưỡi con co lên, Tiếng Việt:
bịt kín đường thông lên mũi), sau đó buông lơi + Âm tắc hai môi [ b ], [ m]
đột ngột để nó thoát ra, phát thành âm nghe + Âm tắc mặt lưỡi [ c ], [ ɲ ]
+ Âm tắc thanh hầu [ ? ]
như một tiếng nổ nhẹ.
+ Âm tắc đầu lưỡi [ t ], [ d ],
- Phụ âm tắc là phụ âm được cấu âm bằng [ t’ ]
phương thức tắc. + Âm tắc mạc [ k ], [ ŋ ]
Ví dụ: [ k ], [ b ], [ m ], [ t ], [ d ] (tiếng Việt)
b) Phụ âm xát • Phối hợp với đặc điểm về
vị trí cấu âm:
- Phương thức cấu âm xát: Phương thức cản Tiếng Việt:
trở một phần, làm cho luồng hơi từ phổi đi lên + Âm xát môi răng: [ f ], [ v ]
phải thoát qua một khe hở hẹp tại một vị trí phai - vai
nào đó của bộ máy phát âm để đi ra ngoài.  + Âm xát đầu lưỡi quặt: [ ş ], [ r ]
Luồng hơi lách qua khe hẹp, cọ xát vào thành sâu – râu
+ Âm xát đầu lưỡi bẹt: [ s ], [ z]
khe hẹp, tạo ra âm nghe như tiếng xát.
xa – da
- Phụ âm xát là phụ âm được cấu âm bằng + Âm xát gốc lưỡi: [ χ ], [ ɣ ]
phương thức xát. khà – gà
Ví dụ: [ f ], [ v ], [ s ], [ ş ], [ χ ], [ h ], [ z ], [ ɣ ] + Âm xát thanh hầu: [ h ]
(tiếng Việt) hoa hồng
c) Phụ âm rung

- Phương thức cấu âm rung: Phương thức cản trở luồng hơi từ phổi đi
lên tại vị trí nào đó của bộ máy phát âm, nhưng luồng hơi thoát qua,
rồi tiếp đó lại bị chặn lại, rồi lại thoát qua,… cứ như thế liên tục, làm
cho lưỡi hoặc lưỡi con rung liên tục trong quá trình cấu âm.
- Phụ âm rung là phụ âm được cấu âm bằng phương thức rung.
Ví dụ: [ r ] (tiếng Việt: rực rỡ, rõ ràng,…)
Theo tính thanh, có những phụ âm nào?

Phụ âm hữu thanh

Phụ
âm

Phụ âm vô thanh
c) Phụ âm hữu thanh & phụ âm vô thanh
- Tính thanh là gì?
Tính thanh là một nét đặc trưng của âm, có được khi luồng hơi từ phổi đi lên, làm cho
hai dây thanh rung động, tạo ra tiếng thanh.
- Phân loại phụ âm theo tính thanh: âm hữu thanh & âm vô thanh

Phụ âm vô thanh Phụ âm hữu thanh


[ s ] – xa [ z ] - da
[ t ] – ta [ d ] – đa
[ f ] – phai [ v ] – vai
… …
Bảng kí hiệu ngữ âm quốc tế

- Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế (viết tắt IPA từ tiếng


Anh : International Phonetic Alphabet) là hệ thống các ký
hiệu ngữ âm được các nhà ngôn ngữ học tạo ra và sử dụng
nhằm thể hiện các âm trong mọi ngôn ngữ của nhân loại một
cách chuẩn xác và riêng biệt.
- Được phát triển bởi Hội ngữ âm quốc tế với mục đích trở
thành tiêu chuẩn phiên âm cho mọi thứ tiếng trên thế giới.

www.themegallery.com
Bảng kí hiệu ngữ âm quốc tế

• Nguyên tắc của IPA: Cung cấp một ký hiệu độc nhất cho mỗi âm,
tránh việc âm đơn được viết bằng cách kết hợp hai mẫu tự khác
nhau (như th và ph trong Tiếng Việt) và tránh những trường hợp có
hai cách đọc đối với cùng một cách viết.
• Theo nguyên tắc này, mỗi mẫu tự trong bảng chỉ có duy nhất một
cách đọc và không phụ thuộc vào vị trí của nó trong từ.
• Do đó, hệ thống này đòi hỏi rất nhiều mẫu tự khác nhau.
• Để học cách sử dụng hệ thống này thường phải qua một khóa đào
tạo chuyên sâu về IPA từ các trường Đại học lớn trên thế giới.

www.themegallery.com
4
Âm vị
Biến thể âm vị
Âm vị
1. Vì sao nói hệ thống âm thanh của ngôn ngữ là
một hệ thống có tổ chức?
2. Âm vị là gì? Âm vị có đặc điểm gì?
3. Phân biệt âm tố và âm vị như thế nào?
4. Có thể phân loại âm vị thế nào?
5. Nét khu biệt là gì?
6. Cách xác định âm vị và các biến thể của âm vị?
Âm vị

Vì sao nói hệ thống âm thanh của ngôn ngữ là một hệ thống có


tổ chức?
-Âm thanh lời nói đa dạng và vô hạn, nhưng cộng đồng bản ngữ
chỉ tri nhận và quy về để sử dụng một số lượng âm hữu hạn.
Hệ thống âm thanh của ngôn ngữ được tổ chức quy củ để
thực hiện chức năng làm mặt biểu hiện vật chất.
Âm vị là gì?

Vd1. Vì sao chúng ta biết trong tu, to, tô, tê… có âm [ t ]?


-Đối chiếu tu, to, tô, tê,… nhận biết trong âm tiết tu có âm [ t ] 
thành phần đồng chất cùng có mặt ở một vị trí trong tu, to, tô, tê,…
-Đối chiếu tu với đu  nhận biết trong tu có âm [ u ],  thành phần
đồng chất cùng có mặt ở một vị trí trong thu, đu, du,…
Mặt âm thanh của tu có 2 âm kết hợp với nhau:
- tạo nên tu
- phân biệt tu với các âm tiết khác
Âm vị là gì?

Vd2. Thử phát âm liên tục và luân phiên “ki… cô…ki… cô…”
-Âm [ k ] trong cô : vị trí cấu âm ở gốc lưỡi
-Âm [ k ] trong ki : lưỡi nhích về trước (ngạc cứng)
Lí do :
-Khi phát âm cô, nguyên âm [ o ] là nguyên âm tròn môi, hàng sau; [ k
] vốn là âm gốc lưỡi  lưỡi lùi về sau và giữ nguyên vị trí cấu âm [ k ]
ở gốc lưỡi.
-Khi phát âm ki, nguyên âm [ i ] là nguyên âm hàng trước, không tròn
môi  do ảnh hưởng của việc phát âm [ i ], lưỡi nhích về phía trước
 Trong cảm thức ngôn ngữ của người Việt, người ta chỉ tri nhận 1
âm [ k ], không phải 2 âm [ k ].
Âm vị là gì?

Các âm có chức năng cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các từ,
được khái quát hoá từ vô số lần phát ra (nói ra) cụ thể từ những
người cụ thể được gọi là những âm vị (phoneme).

* Âm vị có đặc điểm gì?


-Âm vị là đơn vị trừu tượng của hệ thống âm thanh của ngôn ngữ.
-Âm vị là đơn vị chức năng, mang tính xã hội, không của riêng cá
nhân nào.
-Kí hiệu âm vị: / t /, / u /
Phân biệt âm vị và âm tố như thế nào?

-Âm tố: hình thức cụ thể của âm vị ở mỗi lần phát âm khác nhau, mỗi
tình huống phát âm khác nhau  là những âm được người nói phát ra
và được người nghe nhận ra bằng thính giác.
-Âm vị là cái được khái quát hoá, trừu tượng hoá từ vô số các biến thể -
âm tố khác nhau
Người nói phát âm ra âm tố (không phải âm vị)
Người nghe nghe thấy âm tố (không phải âm vị)
-Những âm tố cùng thể hiện một âm vị được gọi là biến thể của âm vị
đó (vừa giống nhau vừa khác nhau).
 Chúng ta nói ra và nghe thấy âm tố và tri nhận âm vị.
-Âm vị thuộc ngôn ngữ, âm tố thuộc lời nói.
Phân loại âm vị

Biến thể tự do & Biến thể kết hợp

Âm vị

Âm vị đoạn tính & Âm vị siêu đoạn tính


Biến thể âm vị tự do
Hiện diện một cách tự do, không bị chi phối bởi nhân tố khác, không
phụ thuộc nhân tố khác
 Xuất hiện “tuỳ tiện” theo cá nhân, không thể đoán trước bối cảnh
xuất hiện.
Vd: “em”  “iem”, “nhé”  “nhớ”

Biến thể âm vị kết hợp


Bắt buộc phải biến đổi tuỳ theo âm kết hợp.
Vd: Âm đầu [ ŋ ] trong nghi, nghiêng,… bắt buộc lưỡi nhích về trước
(vì kết hợp với nguyên âm hàng trước); trong ngu, ngô,… bắt buộc
tròn môi (vì đứng trước các nguyên âm tròn môi).
Âm vị đoạn tính
Được phân đoạn về mặt thời gian (hiện diện trên ngữ lưu theo trật
tự thời gian trước, sau, không hiện diện đồng thời.)
Vd: đoạn = đ – o – a – n – thanh nặng

Âm vị siêu đoạn tính


Không được phân đoạn về mặt thời gian (là những hiện tượng ngữ
âm có chức năng khu biệt từ giống như phụ âm, nguyên âm, nhưng
khó định vị chúng trong âm tiết  hiện diện đồng thời với các âm vị
khác trong âm tiết).
Vd: trọng âm, thanh điệu
Vd: đoạn = đ – o – a – n – thanh nặng
Nét khu biệt

- Mỗi âm tố gồm nhiều đặc trưng cấu âm – âm học khác nhau.


- Vai trò và giá trị của các đặc trưng ấy đối với việc phân biệt các âm không đồng
đều như nhau. Vd: /t/ /d/
- Đầu lưỡi - Đầu lưỡi
- Tắc - Tắc
- Ồn - Ồn
- Không bật hơi - Không bật hơi
- Vô thanh - Hữu thanh

/t/ /v/
- Đầu lưỡi - Môi
- Tắc - Xát
- Ồn - Ồn
- Vô thanh - Hữu thanh
Nét khu biệt

- Nét khu biệt: Những đặc trưng cấu âm – âm học đảm nhận chức năng xã
hội, phân biệt âm vị này với âm vị khác.  đặc trưng quan yếu về mặt âm
vị.
- Những đặc trưng cấu âm - âm học không đảm nhận chức năng xã hội,
không có giá trị phân biệt âm vị này với âm vị khác được gọi là đặc trưng
không quan yếu về mặt âm vị.
- Toàn bộ những nét khu biệt của một âm vị làm thành nội dung âm vị học
của âm vị đó.
- Mỗi âm vị là một chùm các nét khu biệt được thể hiện đồng thời.
Phân biệt Nét khu biệt & Âm vị

- Các nét khu biệt có thể xuất hiện đồng thời;


- Các âm vị là đơn vị ở bậc cao hơn, không xuất hiện đồng thời.
- Khi miêu tả cấu trúc ngữ âm của ngôn ngữ, nhà nghiên cứu phải sử dụng
bộ các nét khu biệt.
+ Nguyên âm: trước/ sau; tròn môi/không tròn môi; (độ nâng của lưỡi)
cao/thấp.
+ Phụ âm: môi/lưỡi, tắc/ xát; hữu thanh/vô thanh; bật hơi/không bật hơi
5
Âm tiết
Các hiện tượng siêu đoạn tính
1. Âm tiết là gì?
Âm tiết 2. Âm tiết có cấu trúc như thế nào?
3. Người ta phân loại âm tiết dựa vào cơ sở gì?
4. Có những nhóm âm tiết nào?
5. Hiện tượng siêu đoạn tính là gì?
6. Thanh điệu là gì ?
7. Có những loại thanh điệu nào?
8. Trọng âm là gì ?
9. Trọng âm có chức năng gì?
10. Ngữ điệu là gì ?
11. Ngữ điệu có chức năng gì?
Âm tiết là gì?

-Khi giao tiếp bằng lời, người ta không nói ra từng âm tố kế tiếp nhau  phát ra những
tổ hợp âm có quy tắc  đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất (âm tiết)
* Âm tiết:
- Là đơn vị của lời nói
- Bao gồm ít nhất một nguyên âm làm hạt nhân và/hoặc một phụ âm (hoặc một tổ hợp
phụ âm) đứng trước hoặc đứng sau, hoặc vừa đứng trước vừa đứng sau hạt nhân đó.
Ví dụ: các âm tiết: a, ai, cô, học…trong tiếng Việt, stop, bank, go,… trong tiếng Anh.
- Mỗi từ trong các ngôn ngữ có thể gồm 1,2,3,4,5… âm tiết.
Ví dụ:
Tiếng Việt: cây, nói, vui vẻ, bất thình lình,…
Tiếng Anh: good, con-sists, sy-lla-ble, a-ny-bo-dy, re-spon-si-bi-li-ty,…
Xác định ranh giới âm tiết

- Các ngôn ngữ biến hình (tiếng Anh, tiếng Nga,…) khó xác định ranh giới âm tiết.
Vd: meet/ meeting
- Các ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, tiếng Hán) dễ xác định ranh giới âm tiết:
 Vì sao?
+ Các âm tiết được phát âm tách rời nhau
+ Chữ viết thể hiện từng âm tiết tách biệt nhau rõ ràng
Cấu trúc của âm tiết

● Mỗi âm tiết bao gồm một hoặc hơn


Âm tiết
một âm tố.
● Âm tiết gồm hai phần: âm đầu và vần.
● Phần vần: bao gồm hạt nhân (đỉnh) Vần
Âm đầu
của âm tiết kết hợp với âm cuối
+ đỉnh âm tiết: thường là nguyên âm; đôi
Hạt nhân
khi là phụ âm vang (phụ âm mũi, vd [ n ] và âm tiết
Âm cuối
các âm lỏng [ r ], [ l ]
+ âm cuối: thường là phụ âm hoặc bán
nguyên âm
Phân loại âm tiết
Dựa vào cách kết thúc âm tiết.

a) Âm tiết kết thúc bằng nguyên âm được gọi là âm tiết mở.


Tiếng Việt: bố, mẹ, cá, nhà
Tiếng Anh: go, here, she
Tiếng Nhật: a-na-ta, wa-ta-shi
b) Âm tiết kết thúc bằng phụ âm được gọi là âm tiết khép (đóng).
Tiếng Việt: tốt, chắc, hộp,…
Tiếng Anh: stop, get, cook,…
• Tiếng Việt:
- Âm tiết nửa mở (kết thúc bằng bán nguyên âm, vd: sao, đây, này…)
- Âm tiết nửa khép (kết thúc bằng phụ âm vang [ m ], [ n ], vd: nam, tiên, đang,…)
Siêu đoạn tính là gì?

- Khi giao tiếp bằng lời, người ta không nói ra từng âm tố mà nói ra những âm
tiết và các hiện tượng âm thanh như trọng âm, thanh điệu, ngữ điệu.
-Trọng âm, thanh điệu, ngữ điệu  hiện tượng siêu đoạn tính (có tính ngôn
điệu/ điệu tính):  Đặc điểm?
+ Không phải là hiện tượng ngữ âm riêng của từng âm tố
+ Không gắn liền với từng âm tố
+ Trải dài trên toàn bộ những khúc đoạn lời nói lớn hơn 1 âm tố (âm tiết, từ,
cụm từ/ngữ đoạn, câu):
- Thanh điệu bao trùm toàn bộ âm tiết
- Trọng âm thuộc phạm vi âm tiết/ từ
- Ngữ điệu trải dài trên cụm từ/câu
Thanh điệu là gì?

- Là cao độ và sự biến đổi cao độ của giọng nói khi phát âm âm tiết hoặc từ.  Dùng
để phân biệt nghĩa của từ.
- Những ngôn ngữ nào có thanh điệu?
Tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái Lan, một số ngôn ngữ ở Tây châu Phi, Trung Mỹ,….
- Số lượng các thanh điệu trong ngôn ngữ có giống nhau không?
Không giống nhau.
- Tiếng Việt có 6 thanh điệu. Tiếng Thái Lan có 5 thanh. Phương ngữ Bắc Kinh của
tiếng Hán có 4 thanh. Phương ngữ Quảng Châu (Quảng Đông) của tiếng Hán có 9
thanh.
- 6 thanh điệu tiếng Việt biểu thị trên chữ viết như thế nào?
Khi biểu thị trên chữ viết, 6 thanh của tiếng Việt được ghi bằng năm dấu: huyền, ngã,
hỏi, sắc, nặng và một thanh biểu thị bằng cách không ghi gì (để trống).
Phân loại thanh điệu

(1) Các thanh điệu chỉ khác nhau về cao độ


của giọng nói.  thanh điệu âm vực (chỉ
phân biệt nhau về âm vực).
(2) Các thanh điệu phân biệt với nhau bằng
sự chuyển biến cao độ từ thấp lên cao hoặc
từ cao xuống thấp. Loại thanh điệu này
được gọi là thanh điệu hình tuyến.
Trọng âm là gì?

Sự phát âm nhấn mạnh vào một âm tiết hay một từ nào đó hơn những âm tiết
hoặc từ khác trong cùng chuỗi lời nói ra để làm nổi bật nó lên.

Chức - Dùng để khu biệt từ.


năng Ví dụ: Tiếng Anh: ’import (nhập khẩu) và im’port (từ tương ứng)
- Dùng để phân biệt ranh giới các từ:
của
Trọng âm luôn luôn được nhấn vào một âm tiết cố định nào đó của
trọng từ.  Trọng âm cố định
âm  Nhận diện và phân biệt ranh giới các từ
Vd. Trong tiếng Pháp, trọng âm được nhấn vào âm tiết cuối:
Montag’ne (núi), mai’sion (ngôi nhà), université (trường đại học).
Ngữ điệu là gì?

- Sự biến đổi cao độ của giọng nói và tiết tấu của lời nói ra.
- Được tạo ra theo những mô hình nhất định.

a. Dùng để thực hiện chức năng ngữ pháp.


Chức Một câu được nói ra với một ngữ điệu nhất định có thể là câu trần
năng thuật, câu nghi vấn hay câu cảm thán,…
của Ví dụ: Tiếng Anh: - Ready? – Ready.
ngữ b. Dùng để thực hiện chức năng ngữ dụng.
điệu Một câu nói ra có thể kèm theo một ngữ điệu có khả năng thể hiện thái
độ của người nói đối với điều được nói tới.
Ví dụ: told

I you so.
 Thể hiện sự khó chịu của người nói.
c. Dùng để thực hiện chức năng ngữ nghĩa
Những ngữ điệu khác nhau có thể biểu hiện những nghĩa khác nhau
Chức của câu có cùng một kết cấu cú pháp.
năng
của any
ngữ
điệu
Don’t give it to body
(Đừng đưa cái đó cho ai cả.)
Don’t any

give it to body
(Đừng đưa cái đó cho tất cả mọi người – Chỉ đưa cho một vài người thôi.)
6

Chữ viết
Chữ viết
1. Chữ viết là gì?
2. Vai trò của chữ viết?
3. Nguồn gốc và tiến trình phát triển của chữ viết
4. Các loại hình chữ viết trên thế giới?
Chữ viết là gì?

Tập hợp những hệ thống kí hiệu bằng hình nét, có thể


nhìn thấy được, dung để ghi lại (biểu hiện cho) một
mặt nào đó (âm / ý) của những đơn vị (yếu tố) của
ngôn ngữ.
-Chữ viết bù đắp những hạn chế về mặt không gian và thời gian của
Chữ ngôn ngữ (khoảng cách địa lý, khoảng cách thế hệ,…)
viết có -Chữ viết là phương tiện giao tiếp bổ sung dựa trên kênh nhận thức
vai trò tri giác  khi không nói và nghe được nhau, người ta có thể giao
thế tiếp thông qua chữ viết.
nào? -Chữ viết giúp giảm thiểu tối đa công sức, nhân lực, tiền của,… trong
việc truyền bá kiến thức, phát tán thông tin (so với lời nói trực tiếp).
-Chữ viết tăng cường tối đa hiệu quả và phạm vi các thông tin và
kiến thức được truyền bá.
-Chữ viết làm công cụ thúc đẩy sự hình thành ngôn ngữ văn hoá,
hình thành nền văn học viết của các dân tộc, góp phần thống nhất
và hình thành ngôn ngữ dân tộc, xác định chuẩn ngôn ngữ của ngôn
ngữ các dân tộc.
-Đầu tiên: các hình vẽ mô tả những sự vật cụ thể.
Nguồn
-Sau đó: các hình vẽ cụ thể tượng trưng cho các hiện tượng, tính
gốc và
chất, trạng thái, khái niệm trừu tượng (theo quy ước nhất định).
tiến
-Tiếp theo: phối hợp các hình vẽ với nhau để truyền tải thông điệp
trình
phức tạp hơn.
phát
-Các hình vẽ, kí hiệu:
triển
+ đơn giản hoá dần về cấu trúc hình thức
của
+ phức tạp dần về nội dung ý nghĩa
chữ
+ được sắp xếp thành hệ thống có tổ chức.
viết
Các loại hình chữ viết trên thế giới

Chữ ghi ý

Chữ
viết
Chữ ghi âm tiết

Chữ ghi âm vị
-Là hệ thống chữ viết dùng mỗi chữ ghi trọn vẹn một từ hay một
khái niệm.
-Ưu điểm: với người đã thuần thục hệ thống chữ viết này, tốc độ tiếp
Chữ nhận (đọc) kí hiệu văn bản sẽ nhanh, vì khi đọc bằng mắt, người ta
ghi ý nhận diện và tiếp thu cả khối chữ (ứng với từ), không cần đánh vần.
(chữ -Nhược điểm: số kí hiệu chữ viết phải tương ứng với số lượng từ
ghi khác nhau cần được ghi  hệ thống cồng kềnh, phức tạp, khó học.
từ) + Khó phân biệt các từ đồng âm khác nghĩa (phải dung nhiều từ
khác nhau để ghi cùng một âm).
+ Các phương ngữ khác nhau có cách phát âm khác nhau đối với
cùng một chữ nhưng không có cách giải quyết.
Vd: chữ Hán, chữ Kanji (Nhật Bản)
-Là hệ thống chữ viết mà trong đó mỗi chữ
Chữ thể hiện trọn vẹn một âm tiết chứ không phải
ghi là từng âm tố.
âm Vd: chữ Hiragana, Katakana (Nhật Bản)
tiết
-chữ cái Latinh của các ngôn ngữ Ấn Âu (tiếng Anh, Đức, Pháp, Việt,
Chữ Tày, Nùng, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ);
ghi -chữ Hy Lạp, chữ Cyrill (tiếng Nga, Ucraina, Bungaria, Secbi, Mông
âm Cổ);
vị -chữ Ả Rập (tiếng Ả Rập, Persic, Urdu, Malay, Chăm);
-chữ Devanagari (tiếng Sanscrit, Hindu, Thái, Lào, Khmer)
Xin cảm ơn!

You might also like