You are on page 1of 1

CHƯƠNG 2

1. Hoàn thành câu sau: “Ngữ âm học âm học nghiên cứu …….”.
A. bình diện sinh lý của âm thanh tiếng nói con người. B. bình diện vật lý của âm thanh tiếng nói con người.
C. bình diện xã hội của âm thanh tiếng nói con người
2. Những tiêu chí phân loại nguyên âm nào được thể hiện trong hình thang nguyên âm quốc tế?
A. Độ nâng hạ của lưỡi, vị trí tiến lui của lưỡi, hình dáng của môi. B. Độ nâng hạ của lưỡi, tính thanh, hình dáng của miệng.
C. Vị trí tiến lui của lưỡi, trường độ, cường độ.
3. Hoàn thành câu sau: “Trong tiếng Việt, các âm [i], [e], [ɛ] thuộc nhóm nguyên âm ……….”.
A. hàng sau B. hàng giữa C. hàng trước
4. Hoàn thành câu sau: “..... là đơn vị cấu âm - thính giác nhỏ nhất của lời nói”.
A. Âm vị B. Âm tố C. Âm tiết
5. Phụ âm nào sau đây trong tiếng Việt có các thuộc tính ngữ âm: tắc, răng, vô thanh?
A. [c]. B. [ɲ]. C. [t].
6. Nguyên âm nào sau đây trong tiếng Việt có thuộc tính ngữ âm: hàng trước, hẹp, không tròn môi?
A. [ɛ]. B. [ɔ]. C. [i].
7. Nguyên âm nào sau đây trong tiếng Việt có phẩm chất: hàng sau, rộng vừa, tròn môi?
A. [ɔ]. B. [e]. C. [o].
8. Tiêu chí nào được dùng để phân loại phụ âm thành: phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh?
A. Tính thanh. B. Phương thức cấu âm. C. Vị trí cấu âm.
9. Tiêu chí nào được dùng để phân loại nguyên âm thành: nguyên âm hàng trước, hàng giữa và hàng sau?
A. Vị trí của lưỡi. B. Hình dáng của môi. C. Độ nâng của lưỡi.
10. Tiêu chí nào được dùng để phân loại phụ âm thành: phụ âm tắc, xát, tắc - xát, rung?
A. Phương thức cấu âm. B. Vị trí cấu âm. C. Tính thanh.
11. Dựa vào tiêu chí nào mà nguyên âm được phân loại thành nguyên âm rộng, hẹp, hơi rộng, hơi hẹp?
A. Độ mở của miệng. B. Vị trí của lưỡi. C. Hình dáng của môi.
12. Nhóm phụ âm nào sau đây là phụ âm tắc, đầu lưỡi-lợi, hữu thanh?
A. [d], [n] B. [t], [th ] C. [f], [v]
13. Hoàn thành câu sau: “Xét về vị trí cấu âm, các phụ âm [c], [ɲ] trong tiếng Việt là …….”.
A. phụ âm ngạc B. phụ âm tắc C. phụ âm mạc
14. Trong tiếng Việt, những phụ âm nào sau đây thuộc nhóm phụ âm tắc mạc?
A. [c], [ɲ]. B. [k], [ŋ]. C. [t], [d].
15. Câu nào sau đây thể hiện nội dung khái niệm của âm vị?
A. Âm vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa. B. Âm vị là chùm các nét khu biệt và không khu biệt.
C. Âm vị là chùm các nét khu biệt được thể hiện đồng thời.
16. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Âm vị nằm trong âm tiết. B. Âm vị nằm trong âm tố. C. Âm vị bao hàm âm tố.

You might also like