You are on page 1of 2

CÂU HỎI TỰ KTĐG CHƯƠNG 4

1. Hoàn thành nhận định sau: “Theo quan điểm truyền thống, khái niệm ngữ pháp được hiểu là ………”
A. những quy tắc cấu tạo văn bản trong một ngôn ngữ.
B. những quy tắc cấu tạo câu trong một ngôn ngữ.
C. những quy tắc cấu tạo từ và cấu tạo câu trong một ngôn ngữ.
2. Ngữ pháp có đặc trưng gì?
A. Có tính cụ thể, biến động nhiều. B. Có tính lâm thời.
C. Có tính khái quát cao và ổn định.
3. Hoàn thành nhận định sau: “Trong ngữ pháp học, bình diện cú pháp nghiên cứu ………”
A. quy tắc kết hợp từ thành ngữ đoạn và câu. B. quy tắc cấu tạo từ.
C. quy tắc biến hình từ.
4. Hoàn thành nhận định sau: “Ý nghĩa riêng của từng từ, gắn liền với việc phản ánh khái niệm về sự
vật, hành động, thuộc tính, quá trình được gọi tên bằng hình thức ngữ âm của từ đó được gọi là
………”
A. ý nghĩa từ vựng. B. ý nghĩa ngữ pháp. C. ý nghĩa ngôn ngữ.
5. Câu nào dưới đây thể hiện nội dung của khái niệm ý nghĩa ngữ pháp?
A. Ý nghĩa khái quát, thể hiện những đặc điểm ngữ pháp được quy ước chung cho hàng loạt đơn vị ngôn ngữ
và được thể hiện bằng những phương tiện ngữ pháp nhất định.
B. Ý nghĩa riêng của từng từ, gắn liền với việc phản ánh khái niệm về sự vật, hành động, thuộc tính, quá
trình được biểu thị bằng hình thức ngữ âm của từ.
C. Ý nghĩa có được do quan hệ giữa đơn vị ấy với đơn vị khác trong hoạt động ngôn ngữ.
6. Hoàn thành nhận định sau: “Ý nghĩa ngữ pháp chỉ xuất hiện trong một số dạng thức của đơn vị
ngôn ngữ được gọi là ………”
A. ý nghĩa ngữ pháp tự thân. B. ý nghĩa ngữ pháp lâm thời.
C. ý nghĩa ngữ pháp quan hệ.
7. Hoàn thành nhận định sau: “Ý nghĩa ngữ pháp có được do quan hệ giữa đơn vị ấy với đơn vị khác
trong hoạt động ngôn ngữ đưa lại được gọi là ………”
A. ý nghĩa ngữ pháp tự thân. B. ý nghĩa ngữ pháp lâm thời.
C. ý nghĩa ngữ pháp quan hệ.

8. Hoàn thành nhận định sau: “Phương thức ngữ pháp biến tố bên trong được hiểu là ………”
A. phương thức hay đổi hẳn vỏ ngữ âm của căn tố bằng một căn tố khác
B. phương thức dùng các loại phụ tố nối kết vào căn tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp cho căn tố.
C. phương thức biến đổi một bộ phận của căn tố bằng những quy luật ngữ âm nhất định để biểu thị ý nghĩa
ngữ pháp cho căn tố.
9. Phạm trù ngữ pháp nào là phạm trù ngữ pháp của động từ?
A. Phạm trù dạng, thức. B. Phạm trù số. C. Phạm trù cách.
10. Trong câu Anh ấy nhờ tôi trông nhà, từ nhờ có quan hệ ngữ pháp với nhóm từ nào?
A. Tôi, nhà. B. Anh ấy, nhà. C. Anh ấy, tôi, trông nhà.
11. Trong câu Chờ tớ ăn đã, từ đã KHÔNG CÓ quan hệ ngữ pháp với từ nào sau đây?
A. Tớ. B. Ăn. C. Chờ.
12. Câu nào có chứa 1 tiểu cú?
A. Cô ấy chỉ cười. B. Mùa này thời tiết ở đây rất dễ chịu. C. Cô ấy được sếp rất ưu ái.

You might also like