You are on page 1of 27

TỐNG XUÂN TÁM (Chủ biên)

TRẦN HOÀNG ĐƯƠNG – NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN


NGUYỄN TẤN LÊ – PHẠM ĐÌNH VĂN

CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP

SINH HỌC
SÁCH GIÁO VIÊN

11
2
LỜI NÓI ĐẦU
Sách giáo viên Chuyên đề học tập Sinh học 11 (Chân trời sáng tạo) được
biên soạn nhằm giúp giáo viên tổ chức hiệu quả các hoạt động dạy học theo
từng bài học trong sách Chuyên đề học tập Sinh học 11.
Sách là tài liệu tham khảo dành cho giáo viên thiết kế bài giảng dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Do đó, sách tập trung hướng dẫn
giáo viên các nội dung sau:
− Viết mục tiêu cho từng bài giảng phù hợp với mục tiêu của bài học
trong sách Chuyên đề học tập Sinh học 11. Mục tiêu được xây dựng dựa trên
Chương trình môn Sinh học, theo hướng dẫn của Công văn 5512 và Công văn
2613 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
− Thiết kế và tổ chức các hoạt động trong sách Chuyên đề học tập Sinh học 11
phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực hiện.
− Phương pháp và kĩ thuật dạy học phát triển năng lực học sinh, hướng dẫn
chi tiết cách thức tổ chức cho học sinh thảo luận các nội dung cụ thể theo
yêu cầu trong sách Chuyên đề học tập Sinh học 11.
− Phương pháp hoặc hướng dẫn trả lời các câu hỏi và nhiệm vụ thảo luận,
luyện tập, vận dụng và bài tập cuối mỗi bài học trong sách Chuyên đề học tập
Sinh học 11.
Bên cạnh đó, đối với một số nội dung kiến thức trong sách Chuyên đề học tập
Sinh học 11 không tổ chức thành các hoạt động riêng lẻ mà được gom lại thành
một nội dung lớn để hướng dẫn cho giáo viên tổ chức hoạt động học tập thông
qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, nhờ đó, giúp hoạt động học
tập trở nên hấp dẫn hơn.
Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã nỗ lực hết mình để có những gợi
ý tốt nhất cho giáo viên khi thiết kế bài giảng. Dù vậy, sách vẫn không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Các tác giả rất mong nhận được những góp ý từ
quý thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy ở các trường Trung học phổ thông để sách
ngày càng hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
CÁC TÁC GIẢ

3
MỤC LỤC
Lời nói đầu................................................................................................................................3
Chuyên đề 1. DINH DƯỠNG KHOÁNG – TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH
Bài 1. Khái quát về nông nghiệp sạch...............................................................................5

Bài 2. Biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng để tăng năng suất
cây trồng và tạo nền nông nghiệp sạch ............................................................10

Bài 3. Thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp sạch ................................... 18

Bài 4. Thực hành: Chứng minh tác dụng của phân bón đối với sinh trưởng,
phát triển và năng suất cây trồng ....................................................................23

Bài 5. Dự án: Điều tra sử dụng phân bón ở địa phương


hoặc thực hành: Trồng cây với các kĩ thuật bón phân phù hợp ..............27

Ôn tập Chuyên đề 1 ............................................................................................................. 31

Chuyên đề 2. MỘT SỐ BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG


Bài 6. Một số bệnh dịch phổ biến ở người ................................................................. 35

Bài 7. Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người ................................................... 45

Bài 8. Các biện pháp phòng chống bệnh dịch ở người ......................................... 50

Bài 9. Dự án: Điều tra một số bệnh dịch phổ biến ở người và tuyên truyền
phòng chống .............................................................................................................57

Ôn tập Chuyên đề 2 ........................................................................................................... 65

Chuyên đề 3. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM


Bài 10. Vệ sinh an toàn thực phẩm ................................................................................ 70

Bài 11. Ngộ độc thực phẩm ...............................................................................................79

Bài 12. Dự án: Điều tra về hiện trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm
tại địa phương ....................................................................................................... 90

Ôn tập Chuyên đề 3 ........................................................................................................... 99

4
CHUYÊN ĐỀ 2
MỘT SỐ BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG

BÀI MỘT SỐ BỆNH DỊCH PHỔ BIẾN


6 Ở NGƯỜI
(5 tiết)

I. MỤC TIÊU

PHẨM CHẤT,
YÊU CẦU CẦN ĐẠT MÃ HOÁ
NĂNG LỰC
1. Về năng lực
a. Năng lực sinh học
Nêu được các khái niệm bệnh, bệnh truyền nhiễm,
SH 1.1.1
bệnh dịch và dịch.
Nhận thức sinh học Kể tên được một số bệnh dịch phổ biến ở người. SH 1.1.2
Kể tên được một số tác nhân gây bệnh dịch ở
SH 1.1.3
người.
Vận dụng được kiến thức về bệnh dịch để giải
Vận dụng kiến thức, thích được ảnh hưởng tiêu cực của bệnh dịch
SH 3.1
kĩ năng đã học đến sức khoẻ con người và thiệt hại cho nền
kinh tế – xã hội.
b. Năng lực chung
Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công
việc của bản thân trong học tập về các bệnh TCTH 1
dịch phổ biến ở người.

Tự chủ và tự học Xác định được hướng phát triển phù hợp sau cấp
Trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn
học các môn học phù hợp với định hướng nghề TCTH 5.3
nghiệp liên quan đến phòng chống bệnh và bảo
vệ sức khoẻ con người.
Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các
Giao tiếp và hợp tác loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên GTHT 1.4
quan đến các bệnh dịch phổ biến ở người.

35
2. Về phẩm chất
Tích cực tìm tòi và sáng tạo, có ý chí vượt qua
Chăm chỉ CC 1.2
khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và
Trách nhiệm TN 1.3
hành động của bản thân.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
‒ Dạy học trực quan.
‒ Dạy học theo trạm, theo góc.
‒ Phương pháp hỏi – đáp.
‒ Kĩ thuật KWL, think – pair – share.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
‒ Hình ảnh về các tác nhân gây bệnh dịch ở người, triệu chứng của một số
bệnh dịch phổ biến ở người.
‒ Các câu hỏi liên quan đến bài học.
‒ Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
‒ Bảng trắng, bút lông.
‒ Biên bản thảo luận nhóm.
‒ Giấy A4.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Khởi động
GV đặt vấn đề theo gợi ý trong SCĐ. GV có thể sử dụng kĩ thuật KWL và yêu
cầu HS nêu những điều đã biết về các bệnh dịch theo ý kiến cá nhân. Sau khi HS
trình bày, GV dẫn dắt HS vào bài học.

K W L
… … …
Hình thành kiến thức mới
1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH BỆNH
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về dịch bệnh
a. Mục tiêu
SH 1.1.1; TCTH 1; GTHT 1.4; TN 1.3.
b. Tổ chức thực hiện
GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu
nội dung trong SCĐ.

36
1. Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh dịch.
Bệnh truyền nhiễm là các bệnh có khả năng lây truyền từ cá thể này sang cá
thể khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua trung gian truyền bệnh (nước,
thức ăn, động vật,…).
Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan mạnh trong cộng đồng và tạo thành
dịch, gây những tổn hại lớn về sức khoẻ, kinh tế – xã hội sẽ được gọi là bệnh dịch.
2. Khi nào một bệnh truyền nhiễm trở thành dịch, đại dịch?
Khi bệnh truyền nhiễm xuất hiện với số người mắc bệnh vượt quá số người
mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu
vực nhất định sẽ trở thành dịch. Nếu dịch lây lan sang các châu lục khác hoặc
trên toàn thế giới thì sẽ trở thành đại dịch.
Qua hoạt động 1, GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như ý (1) và (2) SCĐ
trang 41.
2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác nhân gây bệnh dịch ở người
a. Mục tiêu
SH 1.1.2; TCTH 1; TCTH 5.3; GTHT 1.4; CC 1.2; TN 1.3.
b. Tổ chức thực hiện
GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan và dạy học theo góc để
hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SCĐ.
GV chia lớp học thành bốn góc, các góc học tập đều thực hiện nội dung tìm
hiểu tác nhân gây bệnh dịch ở người nhưng với các yêu cầu khác nhau theo sơ
đồ ở Hình 6.1.

1. 2.
Góc quan sát Góc trải nghiệm

4. 3.
Góc áp dụng Góc phân tích

Hình 6.1. Sơ đồ các góc học tập

GV chia HS thành bốn nhóm, phổ biến nhiệm vụ ở mỗi góc và sơ đồ di chuyển
khi HS thực hiện nhiệm vụ ở các góc.
‒ Góc quan sát: GV chuẩn bị hình ảnh của các tác nhân gây bệnh dịch phổ biến
ở người, các hình ảnh được đánh số thứ tự từ 1 đến n. HS quan sát hình và phân
loại các tác nhân quan sát được vào các nhóm vi khuẩn, nấm, virus, kí sinh trùng.
‒ Góc trải nghiệm: HS kể tên những tác nhân đã từng gây nên bệnh dịch ở địa
phương, cho biết những hậu quả khi bệnh dịch đó xảy ra, bản thân và gia đình
HS đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi bệnh dịch đó.

37
‒ Góc phân tích: HS nghiên cứu nội dung trong SCĐ và cho biết khả năng gây
bệnh ở người của các tác nhân gây bệnh, từ đó giải thích vì sao một khi dịch
bùng phát lại gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với con người và xã hội.
‒ Góc áp dụng: HS so sánh khả năng gây bệnh của các tác nhân và cho biết
vì sao đa số bệnh dịch ở người là do virus gây ra.
Khi tham gia các góc học tập, HS có thể bắt đầu từ các góc số 1 hoặc 2 hoặc
3 rồi lần lượt di chuyển sang các góc còn lại để thực hiện nhiệm vụ. Thời gian HS
thực hiện nhiệm vụ ở mỗi góc không quá 10 phút. HS ghi nhận kết quả thực hiện
nhiệm vụ theo mẫu phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP Ở GÓC ………


Họ và tên thành viên: ..............................................................................................................
Lớp: ..............................................................................................................................................
Nhiệm vụ học tập
STT
Nội dung nhiệm vụ Kết quả thực hiện
1 … …
… … …

3. Đọc thông tin ở các Bảng 6.1, 6.2, 6.3 và 6.4, hãy kể tên những tác nhân đã
từng gây nên bệnh dịch ở địa phương em.
HS tự nêu những tác nhân đã từng gây bệnh dịch ở nơi mình sinh sống.
Luyện tập
* Vì sao đa số bệnh dịch ở người là do virus gây ra?
Do virus có cấu tạo đơn giản (chỉ gồm lõi nucleic acid và vỏ protein, một số có
thêm lớp vỏ ngoài) nên chúng dễ bị biến đổi dẫn đến phát sinh các chủng mới;
một số virus có thể gây đột biến gene khi hệ gene của virus được tích hợp vào
hệ gene của tế bào chủ.
Qua hoạt động 2, GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như ý (3) SCĐ
trang 41.
3. MỘT SỐ BỆNH DỊCH PHỔ BIẾN Ở NGƯỜI
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số bệnh dịch phổ biến ở người
a. Mục tiêu
SH 1.1.3; SH 3.1; TCTH 1; TCTH 5.3; GTHT 1.4; CC 1.2; TN 1.3.
b. Tổ chức thực hiện
GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan và dạy học theo trạm để
hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SCĐ.
GV tổ chức lớp học theo hình thức vòng tròn học tập mở, trong đó, gồm có
bốn trạm học tập. Mỗi HS phải tham gia đủ bốn trạm học tập:
‒ Trạm 1: Bệnh lao phổi.
‒ Trạm 2: Bệnh dịch tả.

38
‒ Trạm 3: Bệnh sốt rét.
‒ Trạm 4: Bệnh sởi.
‒ Trạm 5: Bệnh sốt xuất huyết.
‒ Trạm 6: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
‒ Trạm 7: Bệnh cúm.
‒ Trạm 8: Bệnh Covid-19.

Hình 6.2. Sơ đồ các trạm học tập


Thời gian HS tham gia mỗi trạm không quá 10 phút. GV có thể thiết kế thêm
các trạm chờ (tuỳ theo không gian lớp học).
Tại mỗi trạm, GV chuẩn bị nội dung theo gợi ý trong SCĐ, tăng cường sử dụng
hình ảnh, sơ đồ, video,… có liên quan đến thông tin ở mỗi trạm. Nhiệm vụ của
HS ở mỗi trạm là trả lời các câu hỏi thảo luận trong SCĐ.
GV có thể thiết kế phiếu học tập ở mỗi trạm theo mẫu sau:
PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM ………
Họ và tên thành viên: ..............................................................................................................
Lớp: ..............................................................................................................................................
Nhiệm Nhiệm vụ học tập
vụ Nội dung câu hỏi Trả lời
1 … …
… … …

4. Vì sao người mắc bệnh lao phổi thường có triệu chứng ho kéo dài?
Người mắc bệnh lao phổi trước hết bị tổn thương các tế bào ở phổi và đường
hô hấp gây nên các triệu chứng ho kéo dài hơn ba tuần (ho khan, ho có đờm,
ho ra máu).
5. Vi khuẩn Vibrio cholerae gây bệnh dịch tả bằng cách nào? Khi mắc bệnh sẽ
gây ra những hậu quả gì?
Vi khuẩn tả liên kết với thụ thể trên bề mặt tế bào nhờ các protein cố định trên
thành tế bào của chúng, giúp chúng có khả năng bám dính với ruột non, phát

39
triển và tiết ra độc tố. Độc tố sinh ra gắn vào tế bào niêm mạc ruột làm cho các
tế bào này tiết các chất điện giải vào ruột, dẫn đến mất nước và giảm huyết áp.
Đặc biệt, người mắc bệnh tả bị mất nhiều bicarbonate và potassium nên làm
giảm pH máu  nguy cơ tử vong cao.
6. Quan sát Hình 6.8, hãy cho biết trùng sốt rét gây bệnh như thế nào.
Trùng sốt rét gây bệnh ở người bằng cách phá vỡ tế bào gan, phóng thích vào
máu rồi xâm nhập vào các tế bào hồng cầu. Tại đây, chúng phân chia với tốc độ
rất nhanh, sau đó phá vỡ các tế bào hồng cầu để phóng thích ra ngoài.
7. Bệnh sốt rét gây ra những hậu quả gì đối với người bệnh?
Sự phá vỡ các tế bào hồng cầu theo chu kì 48 hoặc 72 giờ gây hiện tượng sốt
rét cách nhật (có biểu hiện rét run và sốt cao), tuỷ xương bị ức chế, thiếu máu,
huyết áp giảm,… Bệnh có thể biến chứng thành sốt rét ác tính dẫn đến suy hô
hấp, thiếu máu nặng, giảm pH máu, gây rối loạn chức năng của các cơ quan, suy
đa tạng dẫn đến tử vong.
8. Tại sao trong giai đoạn đầu của bệnh sởi, bệnh nhân có hiện tượng suy giảm
miễn dịch tạm thời?
Sau khi vào cơ thể, virus sởi sẽ nhanh chóng xâm nhiễm vào các tế bào biểu
mô và tế bào bạch cầu ở đường hô hấp, tăng sinh và phóng thích vào máu.
Trong máu, virus xâm nhập vào các tế bào bạch cầu gây tổn thương và giảm
chức năng của các tế bào bạch cầu  bệnh nhân có hiện tượng suy giảm miễn
dịch tạm thời.
9. Ở trẻ bị thiếu hụt tế bào lympho T, khi nhiễm virus sởi sẽ gây nguy hiểm
như thế nào? Giải thích.
Hiện tượng phát ban sởi khi virus xâm nhập vào cơ thể là do cơ chế đáp ứng
miễn dịch qua trung gian tế bào được kích hoạt để làm tăng độ nhạy cảm của
cơ thể đối với virus và đào thải virus ra khỏi cơ thể. Ở trẻ em bị thiếu hụt tế bào
lympho T, khi nhiễm virus sởi sẽ không gây được đáp ứng miễn dịch  virus sẽ
gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể và làm xuất hiện nhiều biến chứng
khác, trường hợp mắc sởi nặng có nguy cơ tử vong rất cao.
10. Quan sát Hình 6.12, hãy nhận xét về thực trạng mắc bệnh sốt xuất huyết trong
những năm gần đây. Vì sao bệnh có sự gia tăng vào mùa mưa?
HS tự nhận xét về thực trạng mắc bệnh.
Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua vật chủ trung gian là muỗi vằn Aedes aegypti
hoặc muỗi vằn Aedes albopictus. Các loài vật chủ trung gian này thường sinh
sống ở những nơi có nước đọng, ẩm thấp và tối trong nhà hoặc xung quanh nhà.
Mùa mưa là điều kiện thích hợp cho các loài muỗi này sinh sản và phát triển 
bệnh sốt xuất huyết có sự gia tăng vào mùa mưa.
11. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phát ban ở bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất
huyết là gì?

40
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus gây nên tình trạng tăng tính thấm, tổn
thương thành mạch máu dẫn đến xuất huyết và rối loạn đông máu. Vị trí xuất
huyết có thể ở da và mô dưới da gây nên hiện tượng phát ban.
12. Sức khoẻ của người nhiễm HIV thường có biểu hiện như thế nào?
Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của bệnh mà sức khoẻ của người nhiễm
HIV có biểu hiện khác nhau:
– Giai đoạn sơ nhiễm (thời kì cửa sổ): cơ thể thường không xuất hiện triệu chứng
hoặc biểu hiện triệu chứng nhẹ như sốt, phát ban, viêm hạch.
– Giai đoạn không triệu chứng: cơ thể không biểu hiện triệu chứng của bệnh.
– Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: xuất hiện triệu chứng của các bệnh nhiễm
trùng cơ hội (viêm niêm mạc thực quản, viêm phổi, viêm màng não, tổn thương
hệ thần kinh trung ương,…) hoặc các bệnh ác tính (như ung thư) và có thể dẫn
đến cái chết.
13. Quan sát Hình 6.14 và kiến thức đã học, hãy mô tả quá trình nhân lên của HIV
trong tế bào lympho T.
Khi vào trong cơ thể người, HIV xâm nhập vào các tế bào lympho T nhờ
sự liên kết giữa gai glycoprotein của virus với thụ thể CD4+ trên màng tế bào
lympho T. Sau khi xâm nhập vào trong tế bào, enzyme phiên mã ngược tiến hành
tổng hợp DNA của virus từ RNA của chúng, DNA được tạo thành sẽ tích hợp vào
DNA của tế bào lympho T và nhờ các enzyme trong tế bào để tiến hành phiên
mã, dịch mã để tổng hợp các protein của virus; cuối cùng các thành phần của
virus lắp ráp lại với nhau để tạo thành virus hoàn chỉnh và phóng thích ra khỏi
tế bào nhờ nảy chồi.
14. Quan sát Hình 6.15, hãy giải thích mối quan hệ giữa nồng độ tế bào lympho T
hỗ trợ và nồng độ HIV tương đối trong cơ thể người nhiễm HIV không được
điều trị.
Trong năm đầu tiên, khi HIV vừa xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch phát hiện
và hoạt hoá các tế bào lympho T để tiêu diệt virus  cả nồng độ tế bào lympho T và
virus đều tăng. Tuy nhiên, HIV là virus có khả năng “lẩn trốn” hệ miễn dịch, chúng
xâm nhiễm vào các tế bào lympho T nhờ thụ thể CD4+, DNA của virus tích hợp
vào hệ gene của tế bào nhưng không hoạt động  virus không bị phát hiện bởi
hệ miễn dịch. Trong giai đoạn này, chỉ có DNA của virus nhân lên nhờ sự phân
chia của các tế bào lympho T, nồng độ tương đối của HIV trong máu giảm 
nồng độ tế bào lympho T cũng giảm. Khi DNA của virus tiến hành tổng hợp các
thành phần của virus và tạo thành virus hoàn chỉnh rồi phóng thích ra khỏi tế
bào nhờ nảy chồi, kết quả làm cho hàng loạt tế bào lympho T bị phá vỡ dẫn đến
nồng độ HIV tăng dần còn nồng độ tế bào lympho T giảm mạnh.
15. Hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong các trường hợp sau. Giải thích.
a) Một chủng virus cúm ở động vật bị biến đổi gene dẫn đến có khả năng
lây truyền từ người sang người.

41
Nếu bị biến đổi gene, virus cúm A ở gia cầm (H5N1) có thể lây truyền từ người
sang người sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng vì virus cúm A sẽ có tốc độ lây lan
nhanh chóng qua đường hô hấp, bệnh nhanh bùng phát thành dịch và đại dịch
(như Covid-19).
b) Một chủng virus cúm ở người có khả năng tổ hợp vật chất di truyền với
virus cúm ở động vật.
Virus cúm A ở người còn có khả năng tổ hợp vật chất di truyền với virus cúm A ở
động vật như lợn, chồn, ngựa, đặc biệt là chim hoang dã, gia cầm và tạo ra một
dạng virus mới có kháng nguyên khác với các kháng nguyên ban đầu  chúng
có tốc độ lây nhiễm nhanh, phổ vật chủ rộng  gây hại cho động vật và người,
đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm cho con người.
16. Tại sao bệnh Covid-19 có khả năng lây lan nhanh chóng khắp toàn cầu chỉ
trong một thời gian ngắn?
SARS-CoV-2 có khả năng lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp.
Bất kì ai cũng có khả năng nhiễm virus và mắc bệnh.
17. Tại sao người bị nhiễm SARS-CoV-2 lại có nguy cơ tử vong rất cao?
SARS-CoV-2 xâm nhập vào các đại thực bào, tế bào bạch cầu ở phổi, kích
thích các tế bào này giải phóng cytokine là tín hiệu để kích hoạt các tế bào đáp
ứng miễn dịch. Cytokine được sản sinh ra nhanh chóng phát tán khắp cơ thể,
kích hoạt nhiều tế bào bạch cầu khác tiết một lượng lớn cytokine gây nên “cơn
bão cytokine”. Điều này dẫn đến phản ứng viêm quá mức diễn ra khắp nơi trong
cơ thể, kết quả là nhiều cơ quan khác nhau (tim, gan, thận, hệ thần kinh,…) bị tổn
thương gây suy đa tạng; các tế bào nội mạc mạch máu bị tổn thương gây rối loạn
quá trình đông máu; bệnh chuyển biến ngày càng nặng và cuối cùng là tử vong.
Luyện tập
* Tại sao nói: “Người nhiễm HIV không chết vì HIV mà chết vì các loại virus hoặc
sinh vật gây bệnh khác”?
Khi HIV xâm nhập vào cơ thể người, chúng sẽ phá huỷ các tế bào bạch cầu
lympho T, làm suy giảm miễn dịch ở người. Do đó, người bệnh sẽ mất khả năng
đề kháng. Lúc này, các loài vi sinh vật cơ hội xâm nhập gây ra các bệnh khác
nhau, do hoạt động của hệ miễn dịch bị suy giảm không thể tiêu diệt các tác
nhân này nên bệnh ngày càng nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
* Tại sao việc theo dõi nồng độ bão hoà oxygen trong máu (SpO2) đóng vai trò rất
quan trọng đối với các bệnh nhân mắc Covid-19?
Khi số lượng virus tăng cao, chúng gây tổn thương các tế bào ở phổi dẫn đến
sự rò rỉ dịch từ các mạch máu nhỏ trong phổi, các dịch này tích trữ trong phổi
hoặc phế nang làm cản trở sự vận chuyển oxygen vào phổi gây hiện tượng khó
thở, suy hô hấp. Do đó, cần theo dõi nồng độ bão hoà oxygen trong máu để xác
định khả năng vận chuyển oxygen vào phổi và vào máu.

42
Thông tin bổ sung

Cấu trúc của virus SARS-CoV-2


Cấu trúc của SARS-CoV-2 có bốn loại protein chủ yếu:
– Protein S: tham gia cấu tạo nên gai glycoprotein của virus, có vai trò gắn
vào thụ thể của tế bào vật chủ giúp virus xâm nhập vào tế bào.
– Protein N: tồn tại trong nucleocapsid, có chức năng tham gia đóng gói
bộ gene của virus.
– Protein M: nằm trên màng lipid, giúp ổn định hình dạng của virus.
– Protein E: nằm ở lớp vỏ ngoài, đóng vai trò chính trong việc lắp ráp và
giải phóng virus. Ngoài ra, virus còn có các loại protein khác (hemagglutinin
esterase – HE) có vai trò tăng cường cho sự xâm nhập của virus vào tế bào chủ.

Hình 6.3. Chu trình nhân lên của SARS-CoV-2 trong tế bào người
SARS-CoV-2 bám lên thụ thể trên bề mặt các tế bào niêm mạc ở đường
hô hấp (mũi, họng) nhờ các protein S của gai glycoprotein, qua đó, xâm nhập
vào tế bào vật chủ. Sau khi xâm nhập, phân tử RNA (+) của virus được giải
phóng và dùng làm khuôn để tổng hợp các protein và enzyme polymerase
của virus. Các enzyme polymerase có vai trò xúc tác cho quá trình nhân đôi
và phiên mã nên các bản sao RNA từ RNA (+) của virus.

43
Trước hết, phân tử RNA (+) của virus được dùng làm khuôn để tổng hợp
nên các phân tử RNA (–) thông qua quá trình nhân đôi. Các phân tử RNA (–)
được tạo ra, một mặt tiến hành quá trình nhân đôi tạo ra các phân tử RNA
(+) là hệ gene của các thế hệ virus mới; mặt khác, phiên mã thành các phân
tử RNA làm khuôn cho quá trình dịch mã tạo ra các protein N của vỏ capsid
(ở bào tương), protein S của gai glycoprotein và các protein E, M của lớp vỏ
ngoài (ở lưới nội chất và bộ máy Golgi). Protein N liên kết với RNA (+) tạo
phức hệ nucleocapsid; các protein S, E, M được vận chuyển trong các túi
trung gian đến kết hợp với nucleocapsid tạo virus trưởng thành. Cuối cùng,
virus mới được hình thành phóng thích ra khỏi tế bào chủ nhờ nảy chồi
và tiếp tục xâm nhiễm vào các tế bào lành hoặc theo dịch tiết ra ngoài
môi trường.

Vận dụng
* Hãy kể tên một số bệnh dịch do virus cúm A gây ra ở địa phương em. Hậu quả của
những bệnh đó là gì? Tại sao virus cúm A là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức
khoẻ con người và thiệt hại cho nền kinh tế – xã hội?
HS tự kể tên bệnh dịch do virus cúm A gây ra và hậu quả của bệnh dịch đó ở
địa phương.
Cho đến hiện nay, nhiều loại virus cúm A có khả năng gây bùng phát dịch
mạnh nhất, chúng có thể lây truyền từ động vật sang động vật (đặc biệt ở các
loài chim) và từ động vật sang người; gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ
của con người. Khi dịch bùng phát, con người phải tiêu huỷ số lượng lớn gia cầm
 làm suy giảm nguồn thực phẩm cho con người, ảnh hưởng đến hoạt động
chăn nuôi  thiệt hại cho nền kinh tế – xã hội.
Sau các nội dung thảo luận ở hoạt động 3, GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức
trọng tâm như ý (4) SCĐ trang 41.

44
DỰ ÁN: ĐIỀU TRA MỘT SỐ
BỆNH DỊCH PHỔ BIẾN Ở NGƯỜI
BÀI
VÀ TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG
9
(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
PHẨM CHẤT,
YÊU CẦU CẦN ĐẠT MÃ HOÁ
NĂNG LỰC
1. Về năng lực
a. Năng lực sinh học

Trình bày được một số bệnh dịch phổ biến ở người. SH 1.2.1

Nhận thức sinh học Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai khi
đưa ra các phương án nghiên cứu và khi thực SH 1.7
hiện dự án nghiên cứu.
Xây dựng được khung logic nội dung về một số
bệnh dịch phổ biến ở người; lựa chọn phương SH 2.3
án phù hợp và triển khai thực hiện dự án.
Thu thập dữ liệu từ kết quả điều tra một số bệnh
dịch phổ biến ở người; đánh giá tính nghiêm
Tìm hiểu thế giới sống
trọng của mỗi bệnh dịch đó. Đề xuất được ý SH 2.4
kiến khuyến nghị về việc tuyên truyền phòng
chống bệnh dịch.
Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu
SH 2.5
bảng để báo cáo kết quả dự án.
Vận dụng kiến thức, Đề xuất được một số biện pháp tuyên truyền
SH 3.2
kĩ năng đã học phòng chống các bệnh dịch phổ biến ở người.
b. Năng lực chung
Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài
liệu về một số bệnh dịch phổ biến ở người phù
TCTH
Tự chủ và tự học hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập. Ghi chép
6.2
thông tin bằng nhiều hình thức phù hợp, thuận
lợi cho việc sử dụng để thực hiện sản phẩm dự án.

57
Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và
hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu
TCTH
khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng phương
6.3
pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những
tình huống khác.
Phân tích được các công việc cần thực hiện
trong quá trình thực hiện dự án để hoàn thành GTHT 4
nhiệm vụ của nhóm.
Đánh giá được khả năng hoàn thành công việc
của từng thành viên trong nhóm để đề xuất
GTHT 5
Giao tiếp và hợp tác điều chỉnh phương án phân công công việc và
tổ chức hoạt động hợp tác.
Đánh giá được mức độ đạt mục đích của cá
nhân, của nhóm và nhóm khác; rút kinh nghiệm
GTHT 6
cho bản thân và góp ý được cho từng người
trong nhóm.
Biết lựa chọn giải pháp phù hợp trong thảo luận
Giải quyết vấn đề
với các thành viên trong nhóm để hoàn thành VĐST 4
và sáng tạo
nhiệm vụ học tập.
2. Về phẩm chất
Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và
TN 1.3
hành động của bản thân trong khi thực hiện dự án.
Trách nhiệm Chủ động, tích cực tham gia và vận động người
khác tham gia các hoạt động chăm sóc và bảo TN 4.2
vệ sức khoẻ.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
‒ Dạy học theo nhóm nhỏ.
‒ Dạy học theo dự án.
‒ Phương pháp đóng vai.
‒ Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
‒ Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi – đáp.
‒ Kĩ thuật think – pair – share, phòng tranh.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
‒ Hình ảnh về các bệnh dịch phổ biến ở người; poster hoặc áp phích có nội dung
về tuyên truyền phòng chống bệnh.
‒ Máy tính, máy chiếu.

58
2. Đối với học sinh
‒ Giấy A4.
‒ Kế hoạch thực hiện, biên bản họp nhóm.
‒ Bảng trắng, bút lông, sổ ghi chép, máy ảnh.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Khởi động
GV giới thiệu mục tiêu và nội dung dự án.
Hình thành kiến thức mới
1. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN
Hoạt động 1: Phân chia nhóm và nội dung đề tài
‒ GV tiến hành chia lớp thành năm nhóm, mỗi nhóm sẽ lựa chọn một trong
các đề tài sau bằng hình thức bốc thăm (hoặc hình thức khác):
+ Đề tài 1: Tìm hiểu bệnh cúm.
+ Đề tài 2: Tìm hiểu bệnh dịch tả.
+ Đề tài 3: Tìm hiểu bệnh sốt xuất huyết.
+ Đề tài 4: Tìm hiểu hội chứng AIDS.
+ Đề tài 5: Xây dựng cơ sở dữ liệu (website, blog, trang mạng xã hội,…) để
tra cứu các thông tin liên quan đến một số bệnh dịch phổ biến hiện nay (ở địa
phương, ở Việt Nam).
‒ Đối với các đề tài từ 1 đến 4, trong mỗi đề tài, cần trình bày dựa trên các
mục được gợi ý sau đây:
+ Khái niệm, nguồn gốc, tác nhân, phương thức truyền bệnh và cơ chế
gây bệnh.
+ Thực trạng mắc bệnh (tỉ lệ người mắc bệnh, đối tượng mắc bệnh,…).
+ Triệu chứng bệnh, các giai đoạn diễn biến và tác hại của bệnh.
+ Các biện pháp phòng chống bệnh đã được thực hiện tại địa phương.
+ Có thể thu thập thêm thông tin từ việc phỏng vấn người dân, cán bộ y tế
thông qua mẫu phiếu điều tra gợi ý trong SCĐ. GV có thể hướng dẫn cho HS
thực hiện phỏng vấn trực tiếp bằng mẫu giấy hoặc tiến hành khảo sát trực tuyến
bằng Google Form, Microsoft Form,…
+ Đối với nội dung tuyên truyền phòng chống bệnh, GV có thể yêu cầu HS xây
dựng một tiểu phẩm để truyền tải các thông tin tuyên truyền đến cộng đồng.
– Đối với đề tài 5, cần trình bày dựa trên các mục được gợi ý sau đây:
+ Trang mở đầu: giới thiệu về nhóm thực hiện (tên thành viên, lớp, trường,…),
mục đích, lời cảm ơn,…
+ Các trang nội dung: các bệnh dịch phổ biến hiện nay (ở địa phương, ở Việt
Nam). Có thể dùng các thông tin ở các đề tài từ 1 đến 4 để làm dữ liệu xây dựng.
+ Trang hỗ trợ: cung cấp thông tin liên hệ của nhóm khi cần hỗ trợ, các cơ sở
y tế tại địa phương trong trường hợp cần thiết, một số thông tin hỗ trợ (cách xử
lí/sơ cứu sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh/người nhiễm bệnh; biện pháp bảo vệ
bản thân khi đến những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao;...).

59
‒ Tuỳ theo điều kiện của nhà trường và địa phương mà GV có thể tổ chức cho
HS một buổi gặp gỡ các bác sĩ, chuyên gia,… để thu thập thông tin cho dự án.
Hoạt động 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án
a. Mục tiêu
SH 2.3; GTHT 4; GTHT 5.
b. Tổ chức thực hiện
‒ GV lập kế hoạch về tiến độ thực hiện dự án. Dựa trên kế hoạch này, GV sẽ
thông báo, nhắc nhở và kiểm tra tiến độ của HS. GV có thể lập kế hoạch theo
mẫu gợi ý sau:
THỜI PHƯƠNG PHÁP NGƯỜI
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
GIAN THỰC HIỆN THỰC HIỆN

‒ Thông báo kế hoạch.


‒ Chia các nhóm học tập,
chọn nội dung và tiến ‒ Họp nhóm để
hành thực hiện. thống nhất các 1. Nhóm trưởng: …
Tuần 1
‒ Các nhóm tiến hành lập vấn đề chung: lập 2. Thư kí: …
từ .../.../...
kế hoạch thực hiện dự án kế hoạch, phân 3. Thành viên: …
đến .../.../...
và sản phẩm dự kiến của công nhiệm vụ,…
mỗi tuần. Nộp lại kế hoạch ‒ Thời gian: …
thực hiện cho GV vào đầu
tuần 2.

‒ Các nhóm nộp kế hoạch


thực hiện cho GV.
‒ Tổ chức buổi tham quan
Tuần 2 và học tập tại khu công
từ .../.../... nghệ cao hoặc viện nghiên … …
đến .../.../... cứu tế bào gốc (tuỳ tình
hình thực tế).
‒ Các nhóm tiến hành
thực hiện sản phẩm dự án.

‒ Tất cả các nhóm nộp


bài đợt 1 cho GV góp ý để
chỉnh sửa, cụ thể:
Tuần 3
+ Khung nội dung của đề tài.
từ .../.../... … …
+ Ý tưởng thiết kế tập san.
đến .../.../...
‒ Mỗi nhóm nhận lại bài
và chỉnh sửa theo góp ý
của GV.

60
Tuần …
từ .../.../... … … …
đến .../.../...

Tuần …
từ .../.../... Báo cáo và tổng kết dự án. … …
đến .../.../...
‒ GV hướng dẫn cho HS lập kế hoạch thực hiện dự án theo mẫu trong SCĐ.
– GV đưa ra yêu cầu thực hiện sản phẩm, phổ biến quy trình đánh giá, giới thiệu
một số sản phẩm mẫu để định hướng nghiên cứu cho HS.
– GV hướng dẫn hình thức tự đánh giá và HS nhận các bảng biểu đánh giá.
– GV cung cấp tư liệu hỗ trợ (sau khi HS đã chọn sản phẩm), giới thiệu trang
web (nếu có), tạo nhóm liên lạc để trao đổi thông tin, thảo luận.
– HS nghiên cứu tài liệu, nêu được mục đích nghiên cứu, phác thảo những
công việc trong dự án và đề xuất phương án thực hiện.
– Sau mỗi tuần, mỗi nhóm báo cáo lại cho GV những nội dung đã và chưa
thực hiện được. Những nội dung chưa thực hiện được thì nêu rõ lí do và đề xuất
phương án giải quyết.
Hoạt động 3: Thực hiện sản phẩm dự án
a. Mục tiêu
SH 1.2.1; SH 1.7; SH 2.4; SH 2.5; SH 3.2; TCTH 6.2; VĐST 4; TN 1.3; TN 4.2.
b. Tổ chức thực hiện
– HS tiến hành thu thập dữ liệu và thông tin liên quan đến nội dung đã lựa
chọn, phân tích và đánh giá tài liệu thu thập được qua ưu điểm, hạn chế, tính
khả thi của phương pháp.
– HS tiến hành làm bài thuyết trình và tập san theo hướng dẫn trong SCĐ, sử dụng
các kĩ năng nghiên cứu.
– GV cập nhật tiến độ thực hiện của từng nhóm để đánh giá mức độ tiếp thu
và mức độ hoàn thành công việc của mỗi nhóm, kịp thời khích lệ và chỉnh sửa
các sai sót của mỗi thành viên hoặc cả nhóm.
– Các nhóm trưởng thường xuyên phản hồi tiến độ công việc của các thành
viên trong nhóm đã thực hiện, qua đó mỗi cá nhân và nhóm sẽ luôn tự đánh giá
lại công việc đã thực hiện, tự điều chỉnh lại những sai sót, tự chỉnh sửa kế hoạch
để đạt kết quả tốt hơn.

61
2. BÁO CÁO DỰ ÁN
Hoạt động 4: Báo cáo dự án
a. Mục tiêu
SH 1.2.1; SH 1.7; SH 2.4; SH 2.5; SH 3.2; VĐST 4; TN 1.3; TN 4.2.
b. Tổ chức thực hiện
– Trước khi buổi báo cáo diễn ra, GV có thể cho HS tiến hành báo cáo thử để
điều chỉnh những sai sót giúp HS hoàn thiện bài báo cáo của mình.
– Mỗi nhóm báo cáo sản phẩm dự án trong khoảng thời gian khoảng 15 phút.
Bài báo cáo gồm ba nội dung:
+ Giới thiệu quá trình thực hiện dự án của nhóm (có thể trình bày bằng một
đoạn phim ngắn trong khoảng 3 phút)
+ Nội dung đề tài về một số bệnh dịch phổ biến ở người.
+ Giới thiệu về tập san, poster và website (cần trình bày về hướng dẫn sử dụng
website).
– Sau khi mỗi nhóm báo cáo, cả lớp tiến hành tổ chức thảo luận, tranh luận
về những vấn đề có liên quan đến nội dung bài được đặt ra từ GV hoặc từ các
thành viên khác trong khoảng thời gian khoảng 5 phút.
– Các nhóm chỉnh sửa, hoàn thiện và nộp bài báo cáo theo yêu cầu của GV.
– GV cho các nhóm làm một bài thu hoạch sau dự án để HS ghi nhận sự phát
triển về phẩm chất và năng lực.
– Một số câu hỏi gợi ý cho bài thu hoạch:
+ Những điều gì em đã làm được và chưa làm được sau dự án?
+ Em tâm đắc nhất nội dung nào của dự án nhóm em và nhóm bạn? Hãy trình
bày quan điểm cá nhân về lợi ích và sự ảnh hưởng của dự án đó đến con người
và xã hội.
+ Sau dự án, em đã thu nhận được cho bản thân mình những điều gì về
phẩm chất và năng lực?
+ Em cần thay đổi gì khi tham gia những dự án tiếp theo?
3. ĐÁNH GIÁ VÀ TỔNG KẾT DỰ ÁN
Hoạt động 5: Đánh giá dự án
a. Mục tiêu
SH 1.7; TCTH 6.3; GTHT 5; GTHT 6; TN 1.3.
b. Tổ chức thực hiện
– GV tổ chức và hướng dẫn HS tiến hành đánh giá dự án thông qua đánh giá
thành viên và đánh giá nhóm.
– GV có thể xây dựng Rubrics chấm điểm sản phẩm dự án của HS theo gợi ý sau:

62
Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3
Đầy đủ các mục Đầy đủ các mục Chưa đầy đủ các
theo yêu cầu, theo yêu cầu, lượng mục, thiếu nội
lượng thông tin thông tin hợp lí, dung hoặc ít thông
Nội dung
hợp lí, nội dung có nội dung chưa tin, nội dung chưa
kiến thức chính xác được chính xác chính xác
(3,5 – 4 điểm) (2,5 – 3 điểm) (0,5 – 2 điểm)

Bố cục dễ nhìn, Bố cục dễ nhìn, Bố cục chưa được


màu sắc hài hoà, màu sắc hài hoà, hợp lí, màu sắc
có hình ảnh và có hình ảnh và chưa có sự hài
video minh hoạ rõ video minh hoạ hoà, thiếu hình
Trình bày
ràng, có tính sáng nhưng tính sáng ảnh và video minh
tạo cao tạo chưa cao hoạ, chưa có sự
(2 điểm) (1,5 điểm) sáng tạo
(0,5 – 1 điểm)

Trình bày lưu loát, Trình bày lưu loát, Trình bày ngập
rõ ràng, tự tin, rõ ràng, tự tin, ngừng, thiếu
có giao tiếp với chưa có sự giao tự tin, chưa có
Tác phong
người nghe tiếp với người sự giao tiếp với
(2 điểm) nghe người nghe
(1,5 điểm) (0,5 – 1 điểm)

Nộp sản phẩm Nộp sản phẩm Nộp sản phẩm


đúng kế hoạch, đúng kế hoạch, sự chưa đúng kế
có sự hợp tác tốt hợp tác giữa các hoạch, chưa có sự
Thái độ giữa các thành thành viên trong hợp tác tốt giữa
viên trong nhóm nhóm chưa tốt các thành viên
(2 điểm) (1,5 điểm) trong nhóm
(0,5 – 1 điểm)

– Đánh giá thành viên:


+ Các thành viên trong nhóm đánh giá lẫn nhau về công việc được giao theo
một trong bốn mức độ: hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành và
không hoàn thành.
+ Sau khi nhận được điểm từ GV, các thành viên trong nhóm sẽ thảo luận để
chia điểm. Lưu ý, chia điểm dựa trên mức độ hoàn thành công việc, không dựa

63
trên số lượng công việc. Mức độ hoàn thành công việc xem xét dựa trên các tiêu
chí: nộp bài đúng hạn, chất lượng sản phẩm (về nội dung, về hình thức), thái độ
làm việc và hợp tác,… GV có thể chuẩn bị phiếu chia điểm theo mẫu sau:

PHIẾU CHIA ĐIỂM CÁ NHÂN


Nhóm: ………………… Lớp: …………………
Đề tài: ………………… Tổng điểm GV chấm: …………………

STT HỌ VÀ TÊN CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH ĐIỂM

†
†Hoàn thành xuất sắc
†
†Hoàn thành tốt
… … … …
†
†Hoàn thành
†
†Không hoàn thành

†
†Hoàn thành xuất sắc
†
†Hoàn thành tốt
… … … …
†
†Hoàn thành
†
†Không hoàn thành

… … … … …
– Đánh giá nhóm:
+ Mỗi nhóm nhận xét, đánh giá chéo hai sản phẩm học tập của các nhóm
khác về mặt ưu điểm, nhược điểm, nội dung cần điều chỉnh (nếu có) và chấm
điểm theo thang điểm do GV hướng dẫn.
+ GV có thể tổ chức cho HS hoạt động bình chọn sản phẩm dự án trong phạm
vi lớp học, trường học hoặc trong cộng đồng (trên mạng xã hội,...) để từ đó có
thể kết nối và lan toả nội dung học tập đến mọi người cũng như thu nhận được
nhiều nguồn ý kiến giúp HS có thể tự hoàn thiện.
– GV tổng kết dự án.

64
ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 2
(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

PHẨM CHẤT,
YÊU CẦU CẦN ĐẠT MÃ HOÁ
NĂNG LỰC
1. Về năng lực
a. Năng lực sinh học
Tìm được từ khoá và sử dụng được thuật ngữ
khoa học để kết nối thông tin theo logic có ý
nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hoá SH 1.8.1
kiến thức về một số bệnh dịch ở người và cách
Nhận thức sinh học phòng chống.

Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt


khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập SH 1.8.2
Chuyên đề 2.
Vận dụng những hiểu biết về một số bệnh dịch
Vận dụng kiến thức,
ở người để giải thích được những hiện tượng SH 3.1
kĩ năng đã học
thường gặp trong đời sống.
b. Năng lực chung
Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót,
hạn chế của bản thân trong quá trình học tập
TCTH
Tự chủ và tự học các nội dung về một số bệnh dịch ở người; biết
6.3
tự điều chỉnh cách học tập môn Sinh học cho
phù hợp.
Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để
Giao tiếp và hợp tác GTHT 3
hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Nêu được ý tưởng mới trong việc hệ thống hoá
Giải quyết vấn đề
kiến thức về một số bệnh dịch ở người và cách VĐST 3
và sáng tạo
phòng chống.

65
2. Về phẩm chất
Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của
Chăm chỉ bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học tập về một CC 1.1
số bệnh dịch ở người và cách phòng chống.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC


‒ Phương pháp dạy học theo nhóm.
‒ Kĩ thuật sơ đồ tư duy.
‒ Phương pháp trò chơi.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
‒ Sơ đồ hệ thống hoá kiến thức Chuyên đề 2.
‒ Bộ câu hỏi có nội dung về một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống
(nếu GV thiết kế trò chơi).
‒ Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
‒ Bảng trắng, bút lông.
‒ Giấy roki khổ A0.
‒ Thiết bị (máy tính, điện thoại) có kết nối internet.
‒ Biên bản thảo luận nhóm.
‒ Nội dung trả lời các câu hỏi trong bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức
a. Mục tiêu
SH 1.8.1; TCTH 6.3; GTHT 3; VĐST 3; CC 1.1.
b. Tổ chức thực hiện
GV hướng dẫn HS tham gia một số trò chơi có tính tổng hợp như Ai là
triệu phú?, Vui để học, Rung chuông vàng,… hoặc chia nhóm để thi thiết kế áp
phích về chủ đề “Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống” hoặc “Giải pháp
cho sức khoẻ con người”.

66
Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập
a. Mục tiêu
SH 1.8.2; SH 3.1; TCTH 6.3; GTHT 3; VĐST 3; CC 1.1.
b. Tổ chức thực hiện
GV gợi ý, định hướng, tổ chức cho HS hoạt động nhóm để làm bài tập vận
dụng của chủ đề, đồng thời phát triển phẩm chất, năng lực của HS. GV có thể

67
tổ chức theo hình thức thi đua giữa các nhóm để tiết học trở nên sinh động hơn.
Hướng dẫn giải:
1. a. Sai. Nhiều tác nhân gây bệnh có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác
nhau. Ví dụ: HIV có thể lây nhiễm qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ
sang con.
b. Đúng. Tiêm chủng có nhiều vai trò quan trọng như: giảm nguy cơ mắc các
bệnh nguy hiểm, đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể (đặc biệt là trẻ
em), bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, tiết kiệm chi phí điều trị bệnh, phát triển nguồn
nhân lực của quốc gia, giảm thiểu gánh nặng kinh tế cho xã hội,…
c. Sai. Con đường giúp cho tác nhân gây bệnh nhanh nhất là đường hô hấp.
d. Sai. Các tác nhân muốn gây bệnh thì ngoài con đường lây nhiễm thích hợp
còn phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể, có độc lực đủ mạnh và điều kiện
môi trường phù hợp.
2. Nhận xét này đúng. Tác nhân gây bệnh dịch ở người rất đa dạng, có thể do
virus, vi khuẩn, nấm hoặc kí sinh trùng. Tác nhân gây bệnh có tính đặc hiệu,
nghĩa là mỗi tác nhân chỉ gây một bệnh truyền nhiễm nhất định. Ví dụ:
SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, nấm Trichophyton mentagrophytes gây bệnh hắc
lào, vi khuẩn Vibrio cholerae O1 gây bệnh tả,…
3. (1) tử vong, (2) cơ hội, (3) lympho T, (4) chức năng miễn dịch.
4. a. Vi khuẩn tả liên kết với thụ thể trên bề mặt tế bào nhờ các protein cố định
trên thành tế bào của chúng, giúp chúng có khả năng bám dính với ruột non,
phát triển và tiết ra độc tố. Độc tố sinh ra dù không gây tổn thương tế bào nhưng
khi gắn vào tế bào niêm mạc ruột làm cho các tế bào này tiết các chất điện giải
vào ruột, dẫn đến mất nước và giảm huyết áp  người mắc bệnh tả bị mất nhiều
bicarbonate và potassium nên làm giảm pH máu  có nguy cơ tử vong.
b. Sau khi một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, phần lớn sẽ bị tiêu
diệt do pH acid ở dạ dày, đây là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể để chống
lại vi khuẩn tả; một phần nhỏ vi khuẩn sống sót và di chuyển đến ruột non.
Trường hợp này, do độc lực không đủ mạnh nên người nhiễm vi khuẩn tả sẽ
không mắc bệnh.
c. Để điều trị kịp thời cho những bệnh nhân mắc dịch tả, yếu tố quan trọng
nhất là cho bệnh nhân uống dung dịch bù nước và điện giải oresol (ORS) có chứa
glucose và chất điện giải, qua đó thúc đẩy quá trình tái hấp thu sodium nhằm cải
thiện tình trạng mất nước.
5. a. Các biện pháp không được dùng để xử lí vết thương:
(3) Khâu hoặc băng kín vết thương vì nếu vết thương chưa được xử lí bằng
dung dịch sát khuẩn phù hợp thì các tác nhân gây bệnh sẽ phát triển gây nhiễm
trùng, tổn thương các tế bào; nếu băng kín vết thương sẽ ức chế quá trình hô
hấp của các tế bào.
(4) Sử dụng kháng sinh để ngăn vết thương không bị nhiễm trùng vì mỗi loại
kháng sinh có một tác dụng nhất định và chỉ tác dụng lên vi khuẩn, không có tác
dụng lên virus, nấm và các vi khuẩn không có thành tế bào. Bên cạnh đó, nên hạn
chế sử dụng kháng sinh khi chưa biết chính xác mình bị nhiễm loại vi khuẩn nào.
b. Người này có nguy cơ nhiễm các loại virus có khả năng lây nhiễm qua
đường máu như HIV, virus viêm gan B,… Có thể xác định sự có mặt của virus

68
trong cơ thể bằng cách xét nghiệm máu, xét nghiệm ELISA để xác định sự có
mặt của kháng nguyên hoặc kháng thể hoặc xét nghiệm PCR để xác định sự có
mặt của nucleic acid của virus.
c. Người này cần:
– Tìm hiểu thông tin về loại virus bị nhiễm ở các nguồn tin cậy.
– Chủ động đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để theo dõi sức khoẻ thường
xuyên, nghe tư vấn và thực hiện các biện pháp theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Không quan hệ tình dục, không sử dụng chung các vật dụng cá nhân, không
tham gia hiến máu,... để tránh lây lan virus cho người khác.
– Trường hợp cần sử dụng thuốc thì phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, thường xuyên
tập thể dục để tăng cường sức khoẻ.
6. Nếu dùng kháng sinh thông qua đường uống, một phần kháng sinh bị ảnh
hưởng bởi acid dạ dày và các enzyme dẫn đến mất chức năng, nhiều loại protein
kháng sinh có kích thước phân tử lớn nên khó vận chuyển vào tế bào biểu mô
ruột và vào máu.
Bệnh tả có triệu chứng ban đầu gồm đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy nên
kháng sinh có thể bị nôn ra hoặc không được giữ lại trong cơ thể.
Sự tác động của chất độc do vi khuẩn tả tiết ra làm khả năng hấp thụ kháng sinh
của các tế bào niêm mạc ruột giảm.
Khi tiêm trực tiếp vào máu, kháng sinh sẽ được vận chuyển đến hầu hết các
cơ quan của cơ thể, trong đó có cả nơi sinh sống của vi khuẩn tả  tăng hiệu
quả tiêu diệt vi khuẩn.
7. Một số phương án để ngăn chặn sự xâm nhiễm và nhân lên của HIV:
Phương án Mục đích
Can thiệp trực tiếp vào quá trình nhân Ức chế sự nhân lên của virus trong tế
lên của HIV bằng các nucleotide hoặc bào chủ nhằm hạn chế sự tăng sinh và
các protein chống virus. phá huỷ các tế bào bạch cầu lympho T.
Tiêu diệt HIV ngay khi chúng xâm nhập
Cảm ứng gây chết HIV ngay trong
vào trong tế bào nhờ các chất có tác
tế bào chủ.
dụng phá huỷ hệ gene của virus.
Tăng cường miễn dịch bằng cách đưa
Bắt giữ và tiêu diệt virus trong máu hoặc
gene hoặc các chất chống virus vào
phá huỷ các tế bào đã bị lây nhiễm.
cơ thể.
Tạo các tế bào hồng cầu có thụ thể Khi HIV xâm nhiễm vào các tế bào này
T-CD4+ trên màng tế bào. thì chúng không thể nhân lên được.
8. Một số ngành nghề có vai trò trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm và
dịch bệnh: bác sĩ, y sĩ, nhân viên y tế, kĩ thuật viên xét nghiệm, điều dưỡng,…
Biện pháp hạn chế khả năng lây nhiễm mầm bệnh: thường xuyên theo dõi
và kiểm tra sức khoẻ, vệ sinh môi trường làm việc, rửa tay thường xuyên (nhất
là sau khi tiếp xúc với bệnh nhân), đeo khẩu trang khi giao tiếp với người bệnh,
tiêm phòng vaccine,…

69

You might also like