You are on page 1of 23

(BÌA CHÍNH)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TÌM HIỂU SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHÉP BIỆN CHỨNG

DUY TÂM VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC; LIÊN HỆ VỚI VIỆC PHÒNG, CHỐNG

DỊCH BỆNH COVID-19 HIỆN NAY

Tiểu luận cuối kỳ


Môn học: Triết học Mác - Lênin

MÃ SỐ LỚP HP: LLCT130105_45


GVHD: Đặng Thị Minh Tuấn
NHÓM THỰC HIỆN: CDDC
HỌC KỲ: I – NĂM HỌC: 2021 - 2022

TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 1 /NĂM 2022


BÌA PHỤ

Họ tên sinh viên thực hiện đề tài:

1. Bùi Hoàng Phúc - 21950027


2. Phạm Tấn Pháp - 21950026
3. Nguyễn Ngọc Hoàng Hoa - 21950020
4. Văn Lê Khánh Vy - 21950018
5. Đỗ Thị Kim Ngân - 21950012

ĐIỂM:

NHẬN XÉT CỦA GV:

GV ký tên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 1
3. Phương pháp thực hiện đề tài 1
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC 2
1.1. Khái niệm về phép biện chứng 2
1.1.1. Sơ lược về phép biện chứng duy tâm 2
1.1.2. Sơ lược về phép biện chứng duy vật 2
1.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa phép biện chứng duy vật
và phép biện chứng duy tâm trong lịch sử triết học 3
CHƯƠNG 2: VIỆC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 HIỆN NAY 5
2.1. Sơ lược về dịch bệnh Covid-19 5
2.1.1. Thời gian bùng phát dịch bệnh 5
2.1.2. Mức độ bùng phát của dịch bệnh 5
2.2. Sơ lược về tình hình dịch bệnh Covid-19 đối với thế giới 7
2.2.1. Tình hình dịch bệnh Covid-19 đối với thế giới về sức khỏe 7
2.2.2. Tình hình dịch bệnh Covid-19 đối với thế giới về kinh tế 9
2.3. Cách đối phó với Covid-19 của các nhà nước trên thế giới 11
2.3.1. Cách đối phó với Covid-19 của các nhà nước trên thế giới
trong lúc dịch bệnh còn mới phát sinh 11
2.3.2. Cách đối phó với Covid-19 của các nhà nước trên thế giới hiện nay 13
2.4. Những giải pháp về vận dụng pháp biện chứng trong
phòng, chống covid-19 15
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các học thuyết đều đi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học đó là mối liên hệ
giữa vật chất và ý thức. Chắc hẳn những ai đã và đang học Triết học đều biết đến
thuật ngữ “ duy tâm” và “ duy vật”. Hơn nữa, không chỉ ở giảng đường đại học,
mà ngay từ khi còn học phổ thông, ai cũng đã được học về “ chủ nghĩa duy vật”
và “ chủ nghĩa duy tâm”. Có thể nói đây là chủ đề phổ biến và quen thuộc nhất
trong lĩnh vực triết học. Hiểu được sự khác nhau giữa phép biện chứng duy vật và
phép biện chứng duy tâm, ta có thể liên hệ để giải quyết những vấn đề thực tiễn
trong cuộc sống, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đang nóng bỏng những ngày gần
đây. Vì vậy, nhóm sinh viên chọn chủ đề: Tìm hiểu sự khác nhau giữa phép biện
chứng duy tâm và phép biện chứng vật trong lịch sử triết học; liên hệ với việc
phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay làm đề tài tiểu luận của chúng em.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu và nhiệm vụ của bài tiểu luận này là tìm hiểu về sự khác nhau
giữa phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật trong lịch sử triết học;
liên hệ với việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
Để đạt được mục tiêu này, tiểu luận tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Phân tích và chỉ ra sự khác nhau giữa phép biện chứng duy tâm và phép
biện chứng duy vật trong lịch sử triết học.
- Trình bày khái quát về tình hình Covid-19 hiện nay và sức ảnh hưởng cũng
như hậu quả của nó đối với thế giới. Từ đó, tìm hiểu những giải pháp trong việc
phòng, chống Covid-19.
3. Phương pháp thực hiện đề tài
Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của phép biện
chứng trong lịch sử triết học, kết hợp với một số phương pháp cụ thể như: lịch sử
-logic, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch…

Trang 1
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
1.1. Khái niệm về phép biện chứng
Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ phổ biến
vốn có của nó. Đối tượng và các thành phần của đối tượng luôn trong sự lệ thuộc,
ảnh hưởng, ràng buộc và quy định lẫn nhau. Phương pháp biện chứng nhận thức
đối tượng ở trạng thái luôn vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng phổ quát
là phát triển. Quá trình vận động này thay đổi cả về lượng và chất của các sự vật,
hiện tượng. Nguồn gốc của sự vận động, thay đổi đó là sự đấu tranh giữa các mặt
đối lập của mâu thuẫn nội tại trong bản thân sự vật. Quan điểm biện chứng cho
phép chủ thể nhận thức không chỉ thấy những sự vật riêng biệt mà còn thấy cả
mối liên hệ giữa chúng; không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự
sinh thành, phát triển và tiêu vong của sự vật; không chỉ thấy trạng thái tĩnh mà
còn thấy cả trạng thái động của sự vật. Có ba hình thức của phép biện chứng, tuy
nhiên trong bài tiểu luận này chỉ phân tích về hai phép biện chứng đó chính là
phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
1.1.1. Sơ lược về phép biện chứng duy tâm
Phép biện chứng duy tâm được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, người
khởi đầu là Kant và người hoàn thiện là Hegel. Có thể nói đây là lần đầu tiên trong
lịch sử phát triển tư duy của con người, các nhà triết học có thể nghiên cứu và
trình bày một cách hoàn thiện về phép biện chứng. Theo các nhà triết học Đức,
quá trình sống của con người từ khi sinh ra đến khi mất đi đều gắn với tinh thần.
Thế giới hiện thực chỉ là sự phản ánh biện chứng của ý niệm, nên phép biện chứng
của các nhà triết học cổ điển Đức được gọi là phép biện chứng duy tâm.
1.1.2. Sơ lược về phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật được thể hiện trong triết học của C.Mác và
Ph.Ăngghen, sau này đã được V.Lênin kế thừa và tiếp tục phát triển. C.Mác và

Trang 2
Ph.Ăngghen đã có những đóng góp to lớn trong việc bác bỏ tính thần bí và vô lí
của các nhà triết học cổ điển Đức, đồng thời hai người cũng kế thừa tính hợp lí
trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng nên phép biện chứng duy vật.
1.2. Sự giống nhau và khác nhau giữa phép biện chứng duy vật và phép
biện chứng duy tâm trong lịch sử triết học
Về điểm giống nhau, cả hai phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy
vật đều là những phép biện chứng. Chúng đều xem xét những sự vật, hiện tượng
trong mối quan hệ biến đổi và phát triển không ngừng. Tất cả mọi sự vật, hiện
tượng đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu như một sự vật biến đổi sẽ dẫn
đến sự thay đổi về chất và lượng của sự vật, hiện tượng khác. Một sự vật, hiện
tượng không chỉ được xem xét ở một phía hay một thời điểm, mà nó được xem
xét ở nhiều góc độ và xuyên suốt từng thời kì khác nhau.
Về điểm khác nhau, giữa phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy
vật có hai điểm khác nhau cơ bản bao gồm nguồn gốc và quan điểm.
- Về nguồn gốc: phép biện chứng duy tâm xuất phát ban đầu từ các nhà triết
học cổ điển Đức, người khởi đầu là Kant và người hoàn thiện là Hegel. Còn về
phép biện chứng duy vật, nó được khởi phát ban đầu từ C.Mác và Ph.Ăngghen,
sau đó được V.Lênin và các nhà hậu thế phát triển.
- Về quan điểm:
Chủ nghĩa duy tâm triết học cho rằng ý thức, tinh thần là cái có trước và
sản sinh ra giới tự nhiên. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại khách
quan của hiện thực, khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những
cảm giác. Ngược lại, Chủ nghĩa duy tâm khách quan coi đó là thứ tinh thần khách
quan có trước và tồn tại độc lập với con người. Thực thể tinh thần khách quan này
thường được gọi bằng những cái tên khác nhau như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý
tính thế giới, v.v..
Ngược lại, những người theo chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất, giới tự
nhiên là cái có trước và quyết định ý thức của con người. Học thuyết của họ hợp

Trang 3
thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật, giải thích mọi hiện tượng
của thế giới này bằng các nguyên nhân vật chất - nguyên nhân tận cùng của mọi
vận động của thế giới này là nguyên nhân vật chất. Với sự kế thừa tinh hoa của
các học thuyết triết học trước đó và sử dụng khá triệt để thành tựu của khoa học
đương thời, ngay từ khi mới ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục
được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu
hình và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật
biện chứng không chỉ phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà
còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo
hiện thực ấy.

Trang 4
CHƯƠNG 2: VIỆC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19
HIỆN NAY
2.1. Sơ lược về dịch bệnh Covid-19
Covid-19 với tác nhân là virus SARs-CoV-2 là một căn bệnh truyền nhiễm
gây viêm đường hô hấp cấp tính. Người mắc phải chủng virus này thường có triệu
chứng chủ yếu là sốt, ho và khó thở với mức độ từ nhẹ như cảm cúm thông thường,
đến nghiêm trọng như suy hô hấp, có nguy cơ dẫn đến tử vong.
2.1.1. Thời gian bùng phát dịch bệnh
Cuộc bùng phát nổ ra vào khoảng cuối năm 2019 với điểm nóng là thành
phố Vũ Hán, một trong những thành phố uy nghi sầm uất của Trung Quốc. Tuy
nhiên cho đến hiện nay vẫn không có câu trả lời cho câu hỏi nguồn gốc của sự
bùng phát virus corona và ai là ‘bệnh nhân số không’,thuật ngữ dùng để chỉ người
đầu tiên nhiễm bệnh, của ổ dịch này. Chỉ biết được ca bệnh chính thức được xác
định tại Trung Quốc là hồi đầu tháng 12/2019 và bệnh nhân đầu tiên của Covid-
19 là người đàn ông 55 tuổi ở Hồ Bắc, nhiễm bệnh từ ngày 17-11-2019.
2.1.2. Mức độ bùng phát của dịch bệnh
Covid-19 lây lan qua 2 con đường. Đầu tiên là tiếp xúc thân cận. Nghĩa là
lây qua các giọt bắn từ người bị nhiễm bệnh văng vào mũi, miệng, tay, mắt trong
vòng bán kính 2m với tâm là người bệnh. Thậm chí những tiếp xúc gần như bắt
tay, dùng chung phòng, nhà vệ sinh,... cũng có khả năng mắc bệnh vì các hành vi,
vật liệu này dễ bị dính các giọt bắt từ người bệnh. Thứ hai là tùy thuộc vào điều
kiện môi trường và mật độ người bệnh đủ nhiều. Nhất là trong thời điểm mùa
đông xuân, con người dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm.
Về tốc độ lây nhiễm của loại virus này, có thể hiểu tốc độ trung bình của 1
người nhiễm bệnh có thể lây cho 2,5 đến 3 người. Đến biến chủng mới có thể lây
sang 4 đến 5 người với tốc độ nhanh gấp đôi. Bên cạnh đó, tùy vào yếu tố ngoại
cảnh cũng có thể làm tăng tốc độ và khả năng lây nhiễm.

Trang 5
Cho đến đầu năm 2022, đã có những biến chủng nguy hiểm xuất hiện và
liên tục. Có thể kể đến như biến thể Mu, biến thể Lambda, biến thể Eta, biến thể
Kappa, biến thể Iota, biến thể Alpha, biến thể Beta, biến thể Gamma, biến thể
Delta, và gần nhất là biến thể Omicron. 1
Chủng Omicron lần đầu phát hiện ở Nam Phi vào đầu tháng 11 năm 2021.
Thế giới đã ghi nhận hơn 10 triệu ca nhiễm- một con số khổng lồ, chứng tỏ mức
độ lây lan khủng khiếp của nó.
Riêng Mỹ, quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca
nhiễm tại Mỹ đến nay là hơn 56 triệu người với gần 1 triệu ca tử vong. Theo thông
tấn xã Việt Nam, chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ Anthony Fauci cho rằng nước
này đang chứng kiến tổng số ca mắc Covid-19 ‘gần như thẳng đứng’.
Châu Á cũng đang vật lộn đối mặt với làn sóng lây nhiễm do chủng Omicron
gây ra. Ở Úc, số ca nhiễm Covid-19 lần đầu chạm mốc hơn 116000 ca, tăng hơn
ngày trước đó tận 78000 ca. Philippines cũng ghi nhận con số 26500 ca trong ngày
8/1/2022, trong khi 2 tuần trước con số chỉ dừng ở mức 200 ca/ ngày.
Tuy nhiên, nhìn chung, chủng Omicron gây ra triệu chứng ít nghiêm trọng
hơn chủng Delta. Theo nhiều chuyên gia dự đoán, Omicron có thể thay thế Delta
trở thành biển chủng thống trị toàn cầu trong thời gian ngắn sắp tới. Đồng thời, tỉ
lệ tiêm vaccine ở các nước trên thế giới dần bao phủ, tính riêng Việt Nam, tỉ lệ
người trên 18 tuổi được tiêm 1 mũi là 99,6%, 2 mũi là 90,6%; người từ 12 đến 17
1 mũi là 85,6%, 2 mũi là 57% và đang đặt mua vaccine tiêm cho trẻ em từ 5 đến
11 tuổi.

1
Thu Hằng, “toàn cảnh 5 biến chủng COVID-19 “đáng quan tâm’ và 4 biến
chủng ‘đáng lo ngại’”, Báo tin tức,
Toàn cảnh 5 biến chủng COVID-19 “đáng quan tâm’ và 4 biến chủng ‘đáng lo
ngại” | baotintuc.vn
Trang 6
2.2. Sơ lược về tình hình dịch bệnh Covid-19 đối với thế giới
2.2.1. Tình hình dịch bệnh Covid-19 đối với thế giới về sức khỏe
Kể từ khi bùng phát vào cuối năm 2019, đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều
tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe vật lý cũng như sức khỏe tâm lý của mỗi
người.
Cụ thể, về sức khỏe vật lý, kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay, đã có hơn
347 triệu ca nhiễm, tuy nhiên, chỉ có khoảng hơn 5 triệu ca khỏi bệnh, số ca nhiễm
bệnh tử vong lên đến hơn 276 triệu ca.2 Theo số liệu vừa nêu trên, có thể nói tỷ lệ
sống sót sau khi bị mắc Covid-19 nói chung chỉ có khoảng 20%, ngược lại, tỷ lệ
tử vong sau khi mắc lên đến khoảng 80%. Về cơ bản, Covid-19 là bệnh viêm phổi
cấp, vì vậy, đối với người bị nhiễm bệnh, phổi là nơi bị vi rút tàn phá nặng nề
nhất. Triệu chứng viêm phổi thường xuất hiện vào tuần thứ hai sau khi bệnh nhân
dương tính với bệnh, lúc này, vi rút sẽ tấn công vào vùng tế bào phổi, gây suy
giảm chức năng phổi khiến cho việc cung cấp oxy cho hồng huyết cầu có trong
máu bị cản trở dẫn đến việc cả cơ thể bị thiếu oxy trầm trọng. Do đó, lúc đầu
người bệnh sẽ có những biểu hiện nhẹ như sốt, ho, cảm cúm,.. Sau đó, bệnh sẽ
chuyển biến sang viêm phổi cấp, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, hoặc thậm
chí là không thể thở do phổi lúc này đã bị vi rút tàn phá nặng nề dẫn đến suy hô
hấp. Đối với bệnh nhân đã có tuổi hay người có bệnh nền, lại càng tạo thuận lợi
cho covid tàn phá cơ thể do hệ miễn dịch của họ đã suy yếu. Nếu không can thiệp
y tế kịp thời, có thể tử vong hoặc nếu dù có may mắn hơn, cơ quan hô hấp vẫn bị
tổn hại nặng nề. Triệu chứng thứ hai của bệnh là hệ thần kinh cảm giác bị suy
giảm chức năng, cụ thể hơn là mất vị giác, khứu giác. Đây có thể nói là triệu chứng
rõ ràng nhất xuất hiện sớm của bệnh vì nó ảnh hưởng rất nhiều đối với đời sống
sinh hoạt hàng ngày của con người. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như

2
Bộ y tế, CỔNG THÔNG TIN CỦA BỘ Y TẾ VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19,
Bộ Y tế - Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19 (covid19.gov.vn)
Trang 7
đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, mệt mỏi,... thường xuyên trong suốt quá
trình nhiễm bệnh.3
Về sức khỏe tâm lý, dịch bệnh Covid-19 với những triệu chứng chết người,
với những biến thể bất ngờ nhằm kháng lại vaccine, cùng với việc kéo dài liên tục
chưa đến hồi kết cộng hưởng với việc chính phủ ra quyết định giãn cách xã hội,
cách ly cộng đồng và tại nhà đã gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đối với sức
khỏe tinh thần của toàn xã hội trên khắp thế giới. Cụ thể, đối với các bệnh nhân
dương tính với Covid-19, với sức khỏe bị yếu đi, phải chịu đựng sự “hành hạ” của
căn bệnh mỗi ngày, họ lo lắng cho số phận vì chưa có thuốc chữa trị hiệu quả,
cộng thêm việc người thân không thể viếng thăm vì lo lắng sẽ lây bệnh cho người
thân và sẽ tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, những người bệnh lại
càng cô đơn hơn. Người đi cách ly tập trung thì lo sợ bị nhiễm bệnh, sợ không
được tiêm vaccine bởi số lượng vaccine nhập về có hạn, họ nhớ nhà, nhớ người
thân, và hoang mang, rối loạn tinh thần, cảm xúc. Đối với học sinh các cấp thì lo
sợ cách ly một mình, việc thiếu đi sự tương tác giữa người giáo viên và học sinh
làm họ thu mình lại, ít nói đi, và làm cho lứa tuổi này lo lắng về kết quả học tập.
Và cũng trong tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, không ít các em đã phải
chứng kiến cảnh tượng người thân qua đời trong khi các em chỉ mới ở tuổi ăn,
tuổi học, điều này gây ảnh hưởng nặng nhất đối với tâm sinh sinh lý của các em,
và khiến cho tâm lý các em bị tổn thương sâu sắc. Người cao tuổi và người có
bệnh nền thì lo sợ vì họ là nhân tố dễ bị tổn thương bởi hệ miễn dịch bị suy giảm
chức năng, cộng thêm việc nhiều triệu chứng bệnh khác gây khó chịu, họ bị khó
khăn trong đi lại, sợ không tiêm được vaccine, và đối với người già, họ có cảm
giác như bị bỏ rơi do họ không còn gì để cống hiến cho xã hội.

3
ThS. BSNT Trần Tiến Tùng, “COVID-19 tác động đến cơ thể con người như
thế nào và những điều cần biết”, BỆNH VIỆN ĐA KHOA MEDLATEC,
COVID-19 tác động đến cơ thể con người như thế nào và những điều cần biết |
Medlatec
Trang 8
Cuối cùng, nhân viên y tế ở tuyến đầu vùng dịch thì bị áp lực trong công
việc, lo sợ bị lây nhiễm, nhớ gia đình, người thân, kiệt sức vì số lương công việc
quá tải dẫn đến trầm cảm, suy sụp. Đau buồn nhất chính là cảm giác hết lòng, tâm
huyết, cố gắng hết sức nhưng cuối cùng lại phải chứng kiến bệnh nhân của mình
ra đi mãi mãi, điều này càng làm cho sức khỏe tinh thần của nhân viên y tế, bác
sĩ tuyến đầu vùng dịch trở nên trầm trọng hơn.4
2.2.2. Tình hình dịch bệnh Covid-19 đối với thế giới về kinh tế
Liên Hợp Quốc cảnh báo, Covid-19 không chỉ là một cuộc khủng hoảng về
sức khỏe, mà còn tác động đến các mặt của đời sống xã hội và nền kinh tế toàn
cầu. Mức độ ảnh hưởng có thể khác nhau ở các quốc gia, song dịch bệnh sẽ làm
gia tăng nghèo đói và bất bình đẳng ở quy mô toàn cầu, khiến việc đạt được các
mục tiêu phát triển bền vững càng trở nên cấp thiết. Và nếu không có các phản
ứng khẩn cấp, khủng hoảng toàn cầu sẽ leo thang, gây nguy hiểm cho đời sống và
sinh kế của người dân trong nhiều năm tới.
Tại Diễn đàn của Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc năm 2021,
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc - Antonio Guterres - từng nhấn mạnh rằng, thế giới
đang đối mặt cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe toàn cầu tồi tệ nhất trong 90
năm qua. Theo Báo cáo Kinh tế thế giới của Liên Hợp Quốc, nền kinh tế toàn cầu
năm 2020 suy giảm tới 4,3%, cao gấp hơn hai lần số mức suy giảm được ghi nhận
trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Theo dự đoán của Liên Hợp
Quốc, mức phục hồi 4,7% vào năm 2021 vẫn khó bù đắp cho những thiệt hại của
năm trước.
Cũng theo Liên Hợp Quốc, trong năm 2020, thế giới có thêm 131 triệu người
sống dưới mức nghèo khổ, trong đó có nhiều phụ nữ, trẻ em và thành viên thuộc
các thành phần dễ bị tổn thương nhất của xã hội. Phụ nữ chiếm hơn 50% lực lượng

4
GS.TS. Đặng Nguyên Anh, “Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe
tinh thần”, HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG,
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe tinh thần (hdll.vn)
Trang 9
lao động trong các ngành có mức độ biến động cao trong đại dịch, như bán lẻ,
khách sạn, du lịch. Nhiều người trong số họ có rất ít hoặc không được tiếp cận với
bảo trợ xã hội.
Sự chênh lệch rõ rệt về quy mô của các gói cứu trợ kinh tế dẫn tới mức độ
phục hồi khác nhau ở các nước phát triển và đang phát triển. Chi tiêu của chính
phủ cho mục đích phục hồi tính theo bình quân đầu người ở các nước phát triển
trong năm 2020 cao hơn gần 580 lần so với mức chi ở các nước kém phát triển
nhất, mặc dù thu nhập bình quân tính theo đầu người ở các nước phát triển chỉ cao
hơn 30 lần so mức thu nhập ở các nước nghèo.
Việc tài trợ cho các chương trình của chính phủ những nước phát triển và
đang phát triển nhằm kích thích nền kinh tế đã dẫn đến các khoản vay nợ lớn kỷ
lục, làm tăng nợ công trên toàn thế giới lên 15%. Sự gia tăng nợ lớn như vậy sẽ
đặt gánh nặng lên vai các thế hệ tương lai. Nhiều quốc gia có thu nhập trung bình
và thấp hiện đang rất cần thanh khoản để tránh vỡ nợ.
Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế liên tục kêu gọi đầu tư cho một tương
lai lành mạnh, bền vững, trong đó con người được đặt ở vị trí trung tâm của toàn
bộ mô hình kinh tế - xã hội của thế giới hiện đại. Sự bất bình đẳng rõ rệt đang chỉ
ra sự cần thiết phải hợp tác quốc tế chặt chẽ hơn, bao gồm cả xóa nợ cho nhóm
các quốc gia dễ bị tổn thương nhất.5
Theo Ngân hàng đầu tư Mỹ JPMorgan Chase, tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
toàn cầu đã giảm 15,6% trong 6 tháng đầu năm 2020, lớn gấp 4 lần so với năm
2008. Mặc dù suy giảm đã được phục hồi, nhưng Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo sự
tăng trưởng của nền kinh tế thế giới sẽ giảm khoảng 4,9% trong năm 2020, kể cả
khi các chính phủ bắt đầu đưa ra các chương trình hỗ trợ. GDP ở khu vực đồng

5
Đinh Trường, “kinh tế thế giới dưới tác động của đại dịch”, Báo Nhân Dân,
https://nhandan.vn/baothoinay-hosotulieu/kinh-te-the-gioi-duoi-tac-dong-cua-
dai-dich-666135/

Trang 10
tiền chung châu Âu (Eurozone) và Anh được dự báo giảm khoảng 10,2% trong
năm 2020, trong khi nền kinh tế Mỹ giảm khoảng 8% (2). Nếu giai đoạn đầu của
cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 đã lắng xuống do những biện pháp đóng
cửa biên giới, thì trong những tháng tới có thể khó khăn đối với các ngành công
nghiệp như vận tải, du lịch, giải trí, bán lẻ do những hạn chế của các chính phủ.
Nhiều chuyên gia ở Ngân hàng Anh và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB)
cho rằng, sản lượng toàn cầu sẽ không thể hồi phục như giai đoạn trước khủng
hoảng cho đến cuối năm 2021 và nếu tiếp tục có một làn sóng lớn lan rộng virus
SARS Cov-2 vào mùa đông này, thì tất cả những thành quả của sự phát triển đều
có khả năng tiêu tan”.6
2.3. Cách đối phó với Covid- 19 của các nhà nước trên thế giới
2.3.1. Cách đối phó với Covid-19 của các nhà nước trên thế giới trong lúc
dịch bệnh còn mới phát sinh
Ở Phương Tây, các nước thực hiện phương pháp miễn dịch cộng đồng, có
thể được hiểu là cho người dân nhiễm bệnh, từ đó tự họ phát triển hệ miễn dịch,
đủ kháng thể để chống lại dịch bệnh. Họ không thực hiện cách ly, ngược lại, họ
đầu tư vào số lượng giường bệnh, nhân sự, thiết bị y tế. Ở Đức, một loạt giường
bệnh được lắp đặt ở trung tâm triển lãm lớn nhất ở Berlin để sẵn sàng ứng cứu khi
bệnh viện quá tải. Với hơn 12.300 ca, Đức trở thành một trong 3 nước có nhiều
người dương tính với Covid-19 nhất thế giới, cùng Italy và Tây Ban Nha. Tuy
nhiên, Đức không cách ly người bệnh khỏi cộng đồng. Tổng thống Mỹ Donald
Trump đã công bố kế hoạch 15 ngày để làm chậm các ca nhiễm mới ở Hoa Kỳ,
bao gồm các khuyến nghị nghiêm ngặt hơn về việc người ho và sốt ở nhà và tránh

6
Nhật Minh, “kinh tế thế giới trước dịch bệnh COVID-19”, Tạp chí Cộng Sản,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-
/2018/820140/kinh-te-the-gioi-truoc-dich-benh-covid-19.aspx
Trang 11
các nhóm từ mười người trở lên, bên cạnh các biện pháp khác. Như EU, Mỹ cũng
không cách ly người dương tính.7
Ở Phương Đông, nhiều quốc gia đã phản ứng nhanh chóng với dịch bệnh
ngay từ khi dịch Covid-19 còn chưa lây lan rộng rãi, điển hình có thể kể đến như
Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore,... Hàn Quốc và Singapore đã
phát triển công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, có điểm mạnh về y tế, khoa học
kỹ thuật đã có thể truy vết, xét nghiệm người dân trên diện rộng mọi lúc, mọi nơi,
người được phát hiện dương tính sẽ được đưa vào khu cách ly, sau đó sẽ truy vết
tiếp xúc. Các chính phủ quốc gia các nước còn chỉ đạo thực hiện giãn cách xã hội
là ưu tiên, cấp thiết và quyết liệt, chỉ dẫn nơi làm việc, học tập, sinh hoạt để tránh
dịch bệnh lây lan không kịp thời kiểm soát. Họ yêu cầu đóng cửa các địa điểm
công cộng, nơi đông người, ngừng các hoạt động sân bay, ngừng cấp visa và thậm
chí đóng cửa biên giới.8
Ở Việt Nam: Ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận vào ngày 23 tháng 1 năm
2020. Chính phủ Việt Nam nhanh chóng ban hành chính sách cách ly bệnh nhân
và những người có tiếp xúc gần trong vòng 14 ngày. Làn sóng thứ 1 trải từ tháng
3/2020 đến tháng 4/2020, đạt đỉnh ngày 2/4/2020. Ngày 1/5/2020, 100 ngày sau
va chạm với đại dịch, Việt Nam chỉ xác nhận 270 ca và không có ca lây nhiễm
cộng đồng từ ngày 15/4/2020. Việt Nam sau đó đã nới lỏng giãn cách và khôi
phục du lịch nội địa. Nhìn chung, nhà nước ta luôn coi trọng việc cách ly xã hội,
ngăn sông cấm chợ, dừng du lịch, đóng cửa nhà hàng và các hoạt động dịch vụ
giải trí, test trên diện rộng, đồng thời, đẩy mạnh việc bao phủ vaccine cho người
dân. Thế giới đã khen ngợi và học hỏi nhiều bài học từ thành công chống Covid-

7
Tư Giang, “Phương Đông, Phương Tây và cuộc chiến chống virus nCoV”, Báo
VietNamNet,
Phương Đông, Phương Tây và cuộc chiến chống virus nCoV - VietNamNet
8
Tư Giang, “Phương Đông, Phương Tây và cuộc chiến chống virus nCoV”, Báo
VietNamNet,
Phương Đông, Phương Tây và cuộc chiến chống virus nCoV - VietNamNet
Trang 12
19 của Việt Nam trong 2 làn sóng đầu. Có thể kể đến như việc đầu tư vào cơ sở
vật chất cho ngành y tế; những hành động kịp thời và nhanh chóng; kiên quyết
truy vết nguồn lây lan; chủ động cách ly chỉ dựa trên tiếp xúc, chưa kể đến xuất
hiện triệu chứng; nâng cao ý thức nhân dân với những chỉ thị rõ ràng; và cuối
cùng là tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
2.3.2. Cách đối phó với Covid-19 của các nhà nước trên thế giới hiện nay
Ở Phương Tây, các quốc gia áp dụng chính sách phòng dịch đối ngược,
dường như họ đã chấp nhận sự lây lan của biến thể Omicron và coi đây là một
bước đi hướng tới xã hội, người dân sống chung với dịch Covid-19.Từ khi phát
hiện ca nhiễm Omicron đầu tiên tới nay, số bệnh nhân dương tính có chuyển biến
nặng đến mức phải sử dụng máy thở đã giảm đi hơn 75% so với đỉnh điểm ghi
nhận được vào tháng 1/2021. Tại Nam Phi, nơi được cho là có ca nhiễm Omicron
đầu tiên trên thế giới, có tỷ lệ sống sót sau khi mắc bệnh do chủng Omicron gây
ra đã tăng lên 70% so với chủng Delta. Kể từ khi biến thể Omicron xuất hiện,
nhiều nước đã vô cùng cảnh giác trước sự phức tạp của dịch bệnh, họ thậm chí
đóng cửa cả biên giới vì lo ngại biến thể Omicron sẽ nguy hiểm hơn Delta – biến
thể được cho là nguy hiểm nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, hiện nay, biến thể
Omicron đã thể hiện rằng mức độ nguy hiểm thấp dẫn đến việc các nước phương
Tây đã nới lỏng biên giới, các quy định về phòng chống dịch. Ở Úc, Thủ tướng
Scott Morrison ngày 3/1/2022 tuyên bố kết thúc giai đoạn phong tỏa ở nước này,
trong khi giới chức địa phương cũng nới lỏng quy định xét nghiệm và cách ly để
giải quyết tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh gián đoạn.
Thủ tướng Anh - Boris Johnson - vào ngày 5/1 cũng bày tỏ hy vọng đất nước này
sẽ “vượt qua” làn sóng lây nhiễm Omicron hiện tại mà không cần áp dụng thêm
hạn chế.9

9
Phan An, “Biến thể Omicron cho thấy sự khác biệt trong chính sách chống
dịch COVID-19 của các nước châu Á và phương Tây”, Thông tấn xã Việt Nam,
Trang 13
Ở Phương Đông, hiện nay tình hình chống Covid-19 ở châu Á nói riêng và
cả thế giới nói chung đang khá bi quan. Đa số các nước vẫn đang dùng những biện
pháp khoa học như cách ly, khẩu trang, và vaccine. Tuy nhiên, vào giữa năm 2021,
điểm nóng Ấn Độ thu hút sự chú ý của thế giới bằng việc tham dự lễ cầu nguyện
‘Diệt trừ’ Covid-19. Tại đây hàng ngàn người đổ xô tụ tập ra đường. Những người
này thậm chí không tuân thủ quy tắc giãn cách và không đeo khẩu trang. Lý do
họ trả lời cho hành vi này là do ‘thần linh nổi giận’ nên đã gián cơn đại dịch này
xuống thế gian. Hay vào năm 2020, 1 người đàn ông đạo Hindu ở bang Orissa đã
phạm tội giết người vì ông nằm mơ thấy rằng thần truyền bảo phải hiến tế người
sống mới chấm dứt được đại dịch. Và đương nhiên, 2 thí dụ trên đây chỉ cho thấy
sự cuồng tín, và không dẫn ra được bất cứ lợi ích nào, thậm chí còn đem đến rắc
rối. Hiện tại, theo ghi nhận ngày 8/1/2021, Ấn Độ ghi nhận xấp xỉ 142000 ca mắc
mới, cao nhất kể từ tháng 6/2021 với sự thống trị của chủng Omicron. Qua đó ta
thấy được, bên cạnh việc căng mình chống với Covid-19, Ấn Độ còn phải giải
quyết vấn đề sùng đạo thái quá của người dân.
Ở Việt Nam, bệnh nhân Omicron đầu tiên sau khi nhập cảnh đã được đã
được cách ly, quản lý kịp thời. Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình
hình dịch cũng như biến chủng mới Omicron tại Việt Nam. Bộ Y tế cho biết, họ
đã yêu cầu các địa phương, đơn vị tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình
dịch do chủng mới Omicron gây ra; đồng thời thường xuyên trao đổi với Tổ chức
Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này.
Bộ cũng chỉ đạo các địa phương, các đơn vị tăng cường hệ thống giám sát ca bệnh
có diễn biến, đặc điểm bất thường như số mắc, diễn biến nặng hoặc nhập viện, tử
vong tăng bất thường theo thời gian, khu vực địa lý, đối tượng cụ thể,... Trên cơ

Biến thể Omicron cho thấy sự khác biệt trong chính sách chống dịch COVID-19
của các nước châu Á và phương Tây (vnanet.vn)
Trang 14
sở đó chủ động, phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur lấy mẫu giám sát,
nghiên cứu phát hiện biến thể mới, phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh.10
2.4. Những giải pháp về vận dụng pháp biện chứng trong phòng, chống
Covid-19
- Giải pháp 1: Cơ sở để đảng ta đề ra đề xuất đường lối mới
* Kinh nghiệm tiến hành đổi mới : Vận dụng đúng quy luật khách quan về quan
hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, phải đổi mới phương thức quản lý kinh tế, cơ
cấu lại các thành phần, loại hình kinh tế trong các ngành nghề để phát triển sản
xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế - xã hội
* Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Nhờ nắm vững
phép biện chứng duy vật mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đề ra đường lối
cách mạng đúng đắn nhờ vào cuộc Cách mạng tháng Tám thành công lập nên Nhà
nước dân chủ cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á (năm 1945) Qua 9 năm kháng
chiến chống thực dân Pháp, cuộc chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lập lại hòa
bình ở phía miền Bắc nước ta. Trải qua 30 năm kiên trì kháng chiến, bằng chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử thống nhất đất nước và trở thành một nước xã hội chủ
nghĩa.
- Giải pháp 2: Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong lịch sử đổii mới
Về lý luận: Nhiệm vụ xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội của Đảng được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (năm 1991). Chủ nghĩa Mác
- Lênin là một học thuyết khoa học và cách mạng. Chủ nghĩa xã hội là lý tưởng
cao đẹp mà hướng tới cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động tìm thấy con
đường cách mạng, biến ước mơ đó trở thành hiện thực.

10
Võ Thu, “Cập nhật sức khoẻ ca nhiễm Omicron đầu tiên phát hiện ở Việt
Nam”, Báo Sức khỏe & Đời sống,
tin covid hà nội hôm nay: Cập nhật sức khoẻ ca nhiễm Omicron đầu tiên phát
hiện ở Việt Nam (suckhoedoisong.vn)
Trang 15
Về thực tiễn: Sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thực tế chỉ là sự
sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa hiện thực dẫn tới hệ thống các nước xã
hội chủ nghĩa trên thế giới bị tan rã chỉ là nhất thời. Do vậy, không thể đồng nhất
chủ nghĩa Mác - Lênin với mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông
Âu và rất dễ tan rã vì không hiểu theo đường lối.
- Giải pháp 3: Giải quyết những mối quan hệ biện chứng trong cuộc đổi
mới
Trong công cuộc đổi mới hiện nay thì việc nghiên cứu, vận dụng phép biện chứng
duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cách
mạng đặt ra vừa là một khoa học và là một nghệ thuật. Để hiệu quả và đòi hỏi các
thế hệ cách mạng hiện nay phải nắm được bản chất của phép biện chứng duy vật
thì chúng ta không ngừng học tập và rèn luyện mới có thể vận dụng một cách
đúng đắn phương pháp biện chứng duy vật vào giải quyết những vấn đề cần để
thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Trang 16
KẾT LUẬN
Qua bài học trên chúng ta nhìn nhận ra được sự quan trọng của phép biện
chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật trong lịch sử này, liên hệ thực tế về
phòng chống bệnh Covid-19 đối với giáo dục ở Việt Nam chúng ta đã thấy rằng
không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất mà cả sức khỏe tinh thần
của người dân. Học sinh, sinh viên là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng
nhiều nhất. Thực tế cho thấy, bên cạnh lo lắng về sự an toàn trong bối cảnh dịch
bệnh, việc học tập trực tuyến kéo dài, thiếu sự tương tác với môi trường bên ngoài
là những vấn đề mà học sinh, sinh viên cảm thấy áp lực nhất. Những tác động tiêu
cực của dịch bệnh dễ tạo nên cho các em biểu hiện căng thẳng tâm lý.
Là một sinh viên trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, và có cho mình những
kiến thức và kĩ năng mềm. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ
quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh. Mỗi chúng ta
cần phải cố gắng không chỉ vì tương lai của mình mà còn để xây dựng, phát triển
ngôi trường đại học thân yêu mà chúng ta sẽ phải gắn bó nhiều năm giàu đẹp xứng
đáng với những gì được hưởng. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay,
chúng em chỉ có một ước muốn rằng, Việt Nam ơi, hãy chiến thắng đại dịch và
đưa chúng tôi trở về trạng thái bình thường mới. Vì thế các cơ sở giáo dục cũng
như trường ta nên có những biện pháp phù hợp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho
sinh viên có một cuộc sống tâm thần tốt. Trong đó, cần khai thác tốt những dịch
vụ chăm sóc đời sống tâm thần cho sinh viên; triển khai nhanh chính sách hỗ trợ
tài chính, gia hạn và tặng học bổng nhằm tạo điều kiện cho sinh viên gặp khó
khăn; tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến, chương trình học thuật để sinh
viên có điều kiện giao lưu, học tập, rèn luyện. Mặt khác, cần tuyên truyền, khuyến
khích sinh viên tham gia hoạt động cộng đồng để khắc phục và giảm thiểu hậu
quả tâm thần do đại dịch gây ra. Đối với đối tượng già và trẻ thì càng hết sức chú
ý đến, tránh trường hợp bị tổn thương phổi trầm trọng dẫn đến những mất mát đau
buồn. Thực tế cho thấy, dù là đã tiêm ngừa nhưng vẫn có thể tái diễn và mắc phải,

Trang 17
càng nguy hiểm hơn chính là xuất hiện nhiều loại biến chủng mới và đe dọa nguy
hiểm cao hơn trong đời sống chúng ta. Trên đây là một số hiểu biết của về sự khác
nhau giữa phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật trong lịch sử triết
học và liên hệ với việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay, nhưng có lẽ
kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại
những hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình làm bài tiểu luận,chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Nhóm chúng em rất mong nhận được những
góp ý, phản hồi tích cực từ cô và bộ môn để bài làm của chúng em được hoàn
thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

Trang 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ y tế, CỔNG THÔNG TIN CỦA BỘ Y TẾ VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19,
Bộ Y tế - Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19 (covid19.gov.vn)
[2] Đinh Trường, “kinh tế thế giới dưới tác động của đại dịch”, Báo Nhân Dân,
https://nhandan.vn/baothoinay-hosotulieu/kinh-te-the-gioi-duoi-tac-dong-cua-
dai-dich-666135/
[3] Giáo trình triết học Mác-Lênin ( dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý
luận chính trị), NXB Chính trị Quốc gia- Sự Thật, Hà Nội.
[4] GS.TS. Đặng Nguyên Anh, “Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe
tinh thần”, HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG,
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe tinh thần (hdll.vn)
[5] Nhật Minh, “kinh tế thế giới trước dịch bệnh COVID-19”, Tạp chí Cộng Sản,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-
/2018/820140/kinh-te-the-gioi-truoc-dich-benh-covid-19.aspx
[6] Phan An, “Biến thể Omicron cho thấy sự khác biệt trong chính sách chống
dịch COVID-19 của các nước châu Á và phương Tây”, Thông tấn xã Việt Nam,
Biến thể Omicron cho thấy sự khác biệt trong chính sách chống dịch COVID-19
của các nước châu Á và phương Tây (vnanet.vn)
[7] ThS. BSNT Trần Tiến Tùng, “COVID-19 tác động đến cơ thể con người như
thế nào và những điều cần biết”, BỆNH VIỆN ĐA KHOA MEDLATEC,
COVID-19 tác động đến cơ thể con người như thế nào và những điều cần biết |
Medlatec
[8] Thu Hằng, “toàn cảnh 5 biến chủng COVID-19 “đáng quan tâm’ và 4 biến
chủng ‘đáng lo ngại’”, Báo tin tức,
Toàn cảnh 5 biến chủng COVID-19 “đáng quan tâm’ và 4 biến chủng ‘đáng lo
ngại” | baotintuc.vn
[9] Tư Giang, “Phương Đông, Phương Tây và cuộc chiến chống virus nCoV”,
Báo VietNamNet,
Phương Đông, Phương Tây và cuộc chiến chống virus nCoV - VietNamNet
[10] Võ Thu, “Cập nhật sức khoẻ ca nhiễm Omicron đầu tiên phát hiện ở Việt
Nam”, Báo Sức khỏe & Đời sống,
tin covid hà nội hôm nay: Cập nhật sức khoẻ ca nhiễm Omicron đầu tiên phát hiện
ở Việt Nam (suckhoedoisong.vn)
[11] Xuân Tùng/Thông tấn xã Việt Nam, “Việt Nam là 1 trong 6 nước có tỷ lệ
bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới”, BNEWS,
Việt Nam là 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới
(bnews.vn)

You might also like