You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI PHÂN HIỆU TẠI TP.

HCM
KHOA: KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

TÊN ĐỀ TÀI: Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giải quyết vấn đề
dịch bệnh COVID-19 tại tỉnh Bình Dương
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Triết học Mác – Lênin

Mã phách: ……………………………

TP. Hồ Chí Minh - 2021


MỞ ĐẦU..................................................................................................................................2
1.Lý do chọn đề tài...................................................................................................................2
2.Mục đích nghiên cứu.............................................................................................................2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................................3
4.Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................3
5.Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.......................................................................................3
NỘI DUNG
Chương 1:Cơ sở lý luận về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả theo quan điểm duy vật
chứng........................................................................................................................................4
1.1. Khái niệm, tính chất cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả..............................................4
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.....................................................6
Tiểu kết chương 1.....................................................................................................................8
Chương 2: Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân- kết quả trong việc giải quyết dịch bệnh COVID-19
ở BD..........................................................................................................................................9
2.1. Thực trạng về tình hình dịch bệnh COVID-19 ở tỉnh Bình Dương hiện
tại..............................................................................................................................................9
2.2. Nguyên nhân dịch bệnh COVID-19 tại Bình Dương........................................................10
2.3 .Giải pháp phòng chống và khắc phục tình trạng dịch bệnh COVID-19 ở tỉnh Bình
Dương......................................................................................................................................13
Tiểu kết chương 2....................................................................................................................17
KẾT LUẬN.............................................................................................................................19

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
-Trong quá trình vận động của thế giới vật chất nói chung, mối quan hệ giữa nguyên nhân
và kết quả là mối liên hệ có tính khách quan nhất và là phổ biến nhất. Bởi trong sự vận
động của hiện thực, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ được lặp đi lặp lại nhiều lần nhất,
phổ biến nhất. Chúng ta nói rằng, phạm trù là kết quả của những quá trình phản ánh
những mối liên hệ được lặp đi lặp lại của đời sống, và trong trường hợp này, phạm trù
nguyên nhân và kết quả là những phạm trù chứng minh cho quan niệm đó. Mối liên hệ
nguyên nhân và kết quả, hay gọi tắt là mối liên hệ nhân - quả là mối liên hệ vốn có của thế
giới vật chất. Nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chính những tác
động của các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất, nó được phản ánh ở trong nguyên
lý về mối liên hệ phổ biến đã làm cho thế giới vận động, sự tác động đó nếu đặt trong mối
quan hệ với kết quả thì đó là nguyên nhân. Vì vậy, bất kỳ một sự vận động nào ở trong
thế giới vật chất suy cho cùng đều là những mối liên hệ nhân quả, xét ở những phạm vi
khác nhau, những thời điểm khác nhau và những hình thức khác nhau. Trước tình hình
dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay trên thế giới thì Việt Nam
chúng ta đang chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng về kinh tế, đời sống,
thậm chí cũng đã có rất nhiều ca liên quan đến tính mạng. Chúng ta phải ý thức được tầm
nguy hiểm của dịch bệnh nó như thế nào để từ đó chung tay phòng chống, đẩy lùi dịch
bệnh trả lại ngày tháng yên bình của trước kia.Từ những lý do trên, em đã chọn đề tài
“Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong giải quyết vấn đề dịch bệnh
COVID-19 tại tỉnh Bình Dương.” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: làm rõ và vận dụng được cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả để
giải quyết vấn đề phòng chống dịch bệnh COVID-19 ở tỉnh Bình Dương một cách hợp lý
và rõ ràng nhất.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: làm rõ được cặp phạm trù nguyên nhân kết quả và vận dụng nó
vào để giải quyết tình hình dịch bệnh COVID-19, chỉ ra được sự nghiêm trọng mà dịch
bệnh đem lại. Từ đó nêu cao tinh thần và các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả
tại địa bàn tỉnh Bình Dương.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu : người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Phạm vi nghiên cứu : trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
4. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp thu thập số liệu cụ thể qua các số liệu cụ thể đã được thống kê về tình hình
dịch bệnh của tỉnh Bình Dương thời gian vừa qua.
- Phương pháp lịch sử: là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh,
quá trình phát triển của dịch bệnh từ đó thấy được hậu quả mà dịch bệnh đem lại, từ đó đề
ra các biện pháp hiệu quả để phòng, chống dịch COVID-19.
5.Ýnghĩa của việc nghiên cứu đề tài.
- Kết quả thông qua nghiên cứu đề tài sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về cặp phạm trù nguyên nhân
kết quả sẽ có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự vật, hiện tượng nào
trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong
thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ
không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc con người, tách rời với thế giới hiện thực. Từ
đó đưa vào thực tiễn để tìm ra nguyên nhân, hậu quả mà dịch bệnh đem lại để có những
phương pháp phòng ,chống, ứng phó kịp thời để đẩy lùi dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.

3
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả theo quan điểm
duy vật chứng.
1.1.Khái niệm, tính chất cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả.
1.1.1Khái niệm, bản chất của phạm trù.
- Khái niệm: Phạm trù là một trong những phương tiện nhận thức thế giới dùng trong
nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội. Khái niệm phạm trù được xuất hiện
trong quá trình hình thành triết học. Trong vô vàn những sự vật, hiện tượng, quá trình
hỗn loạn của thế giới xung quanh.
- Bản chất: Phạm trù thực ra không phải là một loại khái niệm nào cả. Phạm trù và khái
niệm là hai loại công cụ tư duy mang hai bản chất hoàn toàn khác nhau. Khái niệm
chỉ là một hệ thống tri thức khái quát hay hình ảnh chủ quan về từng đối tượng hay
mỗi loại đối tượng cụ thể tồn tại trong thế giới khách quan. Còn phạm trù chính là cái
đối tượng hay loại đối tượng cụ thể thực sự tồn tại trong thế giới khách quan đã được
con người nhận thức thông qua những khái niệm tương ứng. Như vậy, phạm trù là cái
xuất hiện đồng thời với khái niệm tương ứng với nó, nhưng nó không đồng nhất với
khái niệm tương ứng ấy. Nói một cách khác, khái niệm chỉ là công cụ tư duy để chúng
ta nhận biết và phân biệt các phạm trù. Còn phạm trù mới chính là công cụ tư duy để
chúng ta nhận thức, hiểu biết sâu hơn về bản chất, quy luật và mối liên hệ phổ biến
của các sự vật trong thế giới khách quan.Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể
xây dựng một định nghĩa mới về “Phạm trù” với nội dung như sau :Phạm trù là cái
thực sự tồn tại trong thế giới khách quan đã được con người nhận biết và phân biệt
trên cơ sở những khái niệm tương ứng. Phạm trù và khái niệm tuy mang hai bản chất
hoàn toàn khác nhau, nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ phản ánh. Trong mối quan
hệ phản ánh đó, khái niệm là cái phản ánh, còn phạm trù là cái được phản ánh. Về
nguyên tắc, nếu không có cái được phản ánh thì không có nội dung để cái phản ánh
thực hiện sự phản ánh. Nội dung của sự phản ánh trước hết do cái được phản ánh quy
định. Vì thế, nếu chúng ta không nhận thức đầy đủ về cái được phản ánh, tức không
có sự hiểu biết nhất định về phạm trù, thì chúng ta không thể diễn tả một cách rõ ràng
4
cái phản ánh nó, do đó nội dung của khái niệm không thể phản ánh đúng về phạm trù
mà nó phản ánh. Vì vậy, muốn có một khái niệm đúng, thì chúng ta phải có những tri
thức nhất định về cái phạm trù mà khái niệm đó phản ánh. Mặt khác, nếu không có cái
phản ánh thì cũng không có sự phản ánh. Hơn nữa, không phải bất cứ cái phản ánh
nào cũng phản ánh chính xác và đầy đủ các đặc điểm, tính chất của cái được phản
ánh. Nói một cách khác, nội dung của khái niệm cũng có thể bị chi phối, làm nó phản
ánh méo mó, thậm chí không đúng với chính cái mà nó phản ánh. Vì thế trong thực tế
cuộc sống, rất nhiều khái niệm tuy đã được hình thành, nhưng nội dung của chúng lại
phản ánh không đúng, không đầy đủ nội dung của phạm trù mà nó phản ánh. Do vậy,
với một số khái niệm đã có, chúng ta vẫn cần phải chỉnh sửa, mài sắc, gọt giũa và bổ
xung thêm những nội dung mới hay thậm chí thay thế nội dung cũ bằng một nội dung
hoàn toàn khác để chúng phản ánh chính xác và đầy đủ hơn bản chất của phạm trù mà
chúng phản ánh.

1.1.2.Phân tích khái niệm nguyên nhân, kết quả.

- Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật với nhau, gây ra
một biến đổi nhất định nào đó. Ví dụ : nguyên nhân của việc sạt lỡ đất là do hút cát
trái phép.
- Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ, điều kiện : Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra
ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với
kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất. Điều kiện là tổng hợp
những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng có tác dụng đối với việc
sinh ra kết quả. Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên
nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.
- Khái niệm kết quả: Kết quả những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các
yếu tố trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: kết quả
của việc chăm chỉ học tập là thành tích học sinh giỏi.

1.1.3.Tính chất mối liên hệ nhân quả.

5
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính
phổ biến, tính tất yếu.
-Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự
vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết hay không biết, thì
các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định.
Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động và những biến đổi, tức
là mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của
hiện thực từ trong đầu mình. Quan điểm duy tâm không thừa nhận mối liên hệ nhân
quả tồn tại khách quan trong bản thân sự vật. Họ cho rằng, mối liên hệ nhân quả là do
Thượng đế sinh ra hoặc do cảm giác con người quy định.
-Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội
đều có nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên
nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Không nên
đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại
của mối liên hệ đó trong hiện thực.
-Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện
giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật
nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do vậy tính tất
yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: Nguyên nhân tác động
trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng
gây ra càng giống nhau bấy nhiêu. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết
quả.
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.
1.2.1 Sự tác động biện chứng của nguyên nhân đối với kết quả.
- Nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, được sản sinh ra trước kết quả. Còn kết quả
chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân sinh ra nó đã xuất hiện. Mối liên hệ nhân quả
không đơn thuần là sự kế tiếp nhau về mặt thời gian. Ngoài sự kế tiếp nhau về thời
gian, mối quan hệ nhân quả còn là mối quan hệ sản sinh, trong đó nguyên nhân là cái
đẻ ra (cái sản sinh), là cái sinh ra kết qua (cái phái sinh). Nguyên nhân sinh ra kết quả
rất phức tạp, bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Cùng
6
một nguyên nhân trong điều kiện hoàn cảnh khác nhau sẽ gây nên những kết quả khác
nhau. Một kết quả có thể do một hay nhiều nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ
hay tác động cùng một lúc. Ngược lại, một nguyên nhân lại dẫn đến nhiều kết quả.
Khi các nguyên nhân tác động cùng một lúc lên sự vật thì hiệu quả tác động của từng
nguyên nhân tới sự hình thành kết quả sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào hướng tác động và
cường độ tác động của nó. Nếu nhiều nguyên nhân tác động cùng chiều sẽ thúc đẩy và
tăng cường kết quả, nếu nguyên nhân tác động ngược chiều thì nguyên nhân này làm
suy yếu, tiêu diệt tác dụng của nguyên nhân kia làm hạn chế và kìm hãm kết quả.
1.2.2.Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.
- Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả, nhưng sau khi kết quả xuất hiện, kết quả
không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân mà nó có ảnh hưởng tác động trở lại
nguyên nhân sinh ra nó. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân có thể
diễn ra theo hai chiều hướng: hoặc là tác động tích cực thúc đẩy hoạt động của nguyên
nhân, hoặc là tác động tiêu cực làm cản trở hoạt động của nguyên nhân.
1.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân
và kết quả.
- Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối liên hệ hết sức phức tạp, đa chiều:
một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả (chính, phụ...) ngược lại, một kết quả có
thể do nhiều nguyên nhân (chính, phụ...). Kết quả là cái xãy ra sau nguyên nhân,
nhưng khi kêt quả đã xuất hiện thì kết quả này lại có thể tác động trở lại các nhân tố là
tác nhân sản sinh ra nó; đồng thời nó cũng có thể lại trở thành nguyên nhân tạo ra
nhưng biến đổi mới. Đó cũng chính là mối quan hệ chuyển hóa biện chứng của quan
hệ nhân-quả. Vì vậy, không thể đơn giản hóa việc phân tích và giải quyết các mối
quan hệ nhân -quả trong thực tế; mặt khác cũng có thể sử dụng tính phức tạp này để
lựa chọn phương án tối ưu trong thực tiễn.
- Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và có tính phổ biến, nghĩa là không có sự
vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Không phải con
người sẽ nhận thức được tất cả nguyên nhân, cho nên nhiệm vụ của nhận thức khoa
học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy
để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế
7
giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ
không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực.
Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng
nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó
xuất hiện. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này
có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn
chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ
yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên
nhân khách quan... Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên
nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích
cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực. Kết
quả có tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần
phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên
nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích.

Tiểu kết chương 1

- Mối liên hệ nguyên nhân và kết quả, hay gọi tắt là mối liên hệ nhân - quả là mối liên
hệ vốn có của thế giới vật chất. Nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
người. Chính những tác động của các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất, nó
được phản ánh ở trong nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã làm cho thế giới vận
động, sự tác động đó nếu đặt trong mối quan hệ với kết quả thì đó là nguyên nhân. Vì
vậy, bất kỳ một sự vận động nào ở trong thế giới vật chất suy cho cùng đều là những
mối liên hệ nhân quả, xét ở những phạm vi khác nhau, những thời điểm khác nhau và
những hình thức khác nhau. người ta không thể nhìn quan hệ nhân quả như là sự đứt
đoạn mà là trong sự vận động biến đổi liên tục của thế giới vật chất, của sự tác động
qua lại lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng. Trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần
phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên
nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách
quan... Đồng thời phải nắm được các chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ

8
đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến
hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.

9
Chương 2: Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong việc giải
quyết vấn đề dịch bệnh COVID-19 ở tỉnh Bình Dương.
2.1. Thực trạng về tình hình dịch bệnh COVID-19 ở tỉnh Bình Dương hiện tại.
- Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Vốn gắn liền với Gia Định, Đồng Nai xưa, tức là miền Đông Nam Bộ ngày
nay, cư dân Bình Dương là một bộ phận cư dân miền Đông Nam bộ, nhưng đồng thời
Bình Dương là vùng đất được bao bọc bởi sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, có những
điều kiện sinh thái đặt biệt nên cư dân Bình Dương có những đặc điểm riêng từ lịch sử
hình thành đến kỹ năng nghề nghiệp. Vùng đất Bình Dương từ lâu đã được biết đến
với hình ảnh nhộn nhịp của sự giao thương và hội tụ từ nhiều vùng miền trong cả
nước. Dưới thời thuộc địa của Pháp, như cách gọi của người đương thời, đó là tỉnh lỵ
của một “tỉnh miệt vườn” thuần nông, chỉ có hai trục giao thông chính là sông Sài
Gòn và Quốc lộ 13, dân số chỉ vài vạn người, chủ yếu là nông dân nhưng những năm
trở về đây Bình Dương đã trỗi dậy với chủ trương đổi mới được cụ thể hóa bằng
những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của địa phương. Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường
đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, dòng vốn đầu tư trong
và ngoài nước ồ ạt chảy về Bình Dương, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực
bốn phương quy tụ về... Kinh tế - xã hội của Bình Dương bắt đầu đạt những thành tựu
đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ -
nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét. Bình Dương vươn lên trở
thành khu công nghiệp trọng điểm phía Nam thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp
nước ngoài và nguồn lao động phong phú từ các nơi tập trung về.
- Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay, Việt Nam ghi nhận rất
nhiều ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày. Trong đó Bình Dương cũng là một tỉnh ghi
nhận số ca mắc mỗi ngày càng cao. Tính đến nay ngày 7/8/2021 Bình Dương ghi nhận
24.418 ca mắc bệnh và ca tử vong lên tới 145 ca. Bình Dương cũng đang vận dụng
các trường học làm khu cách ly tập trung để điều trị các bệnh nhân mắc bệnh trước
tình trạng quá tải ở các bệnh viện. Bình Dương là một trong những tỉnh thành có tốc
độ phát triển nhanh và có GDP lớn thứ 3 cả nước. Hàng loạt cụm và khu công nghiệp
10
mọc lên góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Cư dân đổ về Bình Dương ngày càng
nhiều vì nhu cầu việc làm , tính tới nay đã có 48 cụm và khu công nghiệp tại Bình
Dương. Song song với việc nhiều khu công nghiệp như vậy thì số lượng công nhân,
người lao động đổ về Bình Dương cũng là một con số rất lớn mang đến nguy cơ lây
dịch bệnh nhanh ở các công ty, xí nghiệp. Đến thời điểm hiện nay căn bản các ổ dịch
xuất hiện trong cộng đồng cơ bản được kiểm soát. Trước diễn biến phức tạp của dịch
bệnh, số ca mắc mới tăng nhanh liên tục, tỉnh Bình Dương triển khai giải pháp trực
chiến cao nhất. Siết chặt quản lý từng địa bàn, các địa phương tăng cường tuần tra,
kiểm tra, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết không để "chặt ngoài,
lỏng trong" ở các khu phong tỏa, cách ly. Các công ty, doanh nghiệp được phép hoạt
động phải đảm bảo phương án sản xuất "3 tại chỗ" hoặc thực hiện phương án "1 cung
đường, 2 điểm đến".Thực hiện chiến lược giảm ca mắc mới, tỉnh Bình Dương quyết
liệt thực hiện Chỉ thị 16; từ 0 giờ ngày 2/8, người dân trên địa bàn tỉnh không được ra
đường 24/24 giờ, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định.Với quan điểm chỉ đạo xuyên
suốt "bóc tách nhanh F0 ra khỏi cộng đồng, hạn chế số ca tăng nhanh, giảm thiểu ca
tử vong", Bình Dương thần tốc hơn nữa trong công tác xét nghiệm diện rộng, điều tra
dịch tễ, truy vết, cách ly, lấy mẫu. Những nơi đã xét nghiệm sàng lọc phải khóa chặt,
kiểm soát người ra vào.Do đó, để đảm bảo năng lực đáp ứng phòng, chống dịch trong
thời gian tới, tỉnh Bình Dương thực hiện phương châm "4 tại chỗ", tuyệt đối không
được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; tăng cường tuyên truyền để mọi người nêu cao
tính chủ động, tinh thần trách nhiệm thực hiện biện pháp phòng, chống dịch. Các lực
lượng nâng lên 50.000 chỗ cách ly tập trung, mở rộng lên 100.000 chỗ; mở rộng lên
30.000 giường điều trị; khẩn trương thực hiện ngay các gói mua sắm bổ sung các vật
tư, trang thiết bị y tế, test, sinh phẩm và thuốc điều trị COVID-19...
2.2. Nguyên nhân dịch bệnh COVID-19 tại Bình Dương.
- Người nhiễm COVID-19 có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, có thể diễn
biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong; đặc biệt ở những người
lớn tuổi, người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.Thời gian ủ bệnh là 14 ngày tức
là từ lúc nhiễm tới lúc phát bệnh là 14 ngày mới có biểu hiện lâm sàng. Điều này
khiến cho các biện pháp kiểm soát hiện nay rất khó phát hiện.
11
- Bình Dương có rất nhiều khu công nghiệp nên nguồn lao động để đáp ứng rất đông.
Trước tình hình dịch bệnh này thì các doanh nghiệp đã lên phương án ‘3 tại chổ’. Tuy
nhiên nguy cơ bùng phát dịch trong công nhân lao động là rất lớn, nhất là tại các khu
công nghiệp. Do đây là nơi có mật độ công nhân tập trung lớn, di chuyển rộng, công
nhân lao động lại ở cùng nhau hoặc gần nhau nên khi xuất hiện các ca bệnh F0 tốc độ
lây lan sẽ càng nhanh. Có khả năng sẽ có thêm các ca dương tính trong số các F1 đã
cách ly, cũng có thể có ca dương tính ngoài số đã cách ly.
- Dịch COVID-19 thường bị nhầm lẫn với các biểu hiện của bệnh cúm thông thường,
người mắc bệnh cúm thông thường chỉ phát triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước
mũi. Còn đối với COVID-19 , người bệnh sẽ có các biểu hiện như ho, ho khan, ho dai
dẳng, sốt… nhưng không sổ mũi và thời gian ủ bệnh lên tới 14 ngày nên khó có thể
phát hiện sớm nên người mắc có thể không biết mình đang bị bệnh nên đã không báo
cơ quan y tế để cách ly dẫn đến tình trạng làm lây lang dịch bệnh cho những người
xung quanh.
- Thực tế cho thấy tại nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn có tâm lý chủ quan, lơ là,
mất cảnh giác, không thực hiện đúng các quy định về phòng chống dịch, nhất là trong
khâu quản lý, giám sát y tế trong và sau cách ly tập trung đối với bệnh nhân bị nhiễm
COVID-19 làm lây lan dịch bệnh.
2.3. Ảnh hưởng của dịch bệnh đối với cuộc sống của người dân và tình hình phát
triển của Bình Dương.
- Các lĩnh vực đã bị dịch bệnh COVID-19 làm ảnh hưởng lớn từ năm 2020, nay lại
càng chịu tác động sâu hơn. Điều này khiến đời sống người lao động càng ngày càng
khó khăn, nhất là các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, giao thông, du lịch…Đợt dịch lần
thứ 4 đang xâm nhập vào khu vực công nghiệp, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động
ở Bình Dương gây ra tình trạng người lao động thất nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao. Theo
báo cáo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, tính đến ngày
2/8/2021, đã có 20.722 lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự
do) và các đối tượng thất nghiệp khác. Đại dịch COVID-19 đã và đang đe dọa nghiêm
trọng an toàn và sức khỏe của nhân dân ta. Xã hội bị xáo trộn, kinh tế bị ảnh hưởng

12
nặng nề, đặc biệt là với những người dân nghèo. Rất nhiều gia đình đã mất việc làm,
hoặc thu nhập rơi vào tình trạng hết sức bấp bênh rất khó khăn...
- Nhiều người đang trải qua sự đau buồn trong đại dịch COVID-19. Đau buồn vì phải
rời xa gia đình vì miếng cơm manh áo không thể trở về bên cạnh người thân trước
tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện nay, đau buồn vì không thể tiếp tục sống
trong cảnh đủ mặc như trước mà phải đang đối diện với cảnh thiếu thốn cái ăn trong
thời gian dịch bệnh sắp tới.... Nhưng nổi đau buồn nhất mà dịch bệnh đem lại tàn nhẫn
nhất là cướp đi người thân, nhìn cảnh người thân ra đi mà không thể ở cạnh họ,gặp
mặt họ lần cuối được thì còn gì đau lòng hơn. Dịch bệnh COVID-19 đã gây ra nhiều
ca tử vong trên địa bàn tỉnh Bình Dương làm mọi người cảm nhận được sự mất mác
và sự nguy hiểm khi đang phải đối mặt, sống chung với dịch bệnh mỗi ngày.
-Hơn 3 tháng qua, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều người trong tuyến đầu
phòng chống dịch bệnh như :ngành y tế, quân đội, công an... đã rời xa gia đình và
người thân, hy sinh hạnh phúc riêng tư để bám trụ nơi tuyến đầu chống dịch. Không ít
người đã kiệt sức, ngất xỉu sau cả ngày làm việc trong bộ đồ bảo hộ kín mít. Thậm
chí, có người khi người thân qua đời, vì nhiệm vụ chống dịch cấp bách, họ cũng
không thể về nhà để thọ tang người thân....còn gì đau lòng hơn sự mất mát này nữa.
- Tại Bình Dương, một số doanh nghiệp triển khai phương án “3 tại chỗ” hay “1 cung
đường, 2 điểm đến” nhưng một số doanh nghiệp không bảo đảm an toàn, lúng túng
trong khâu kiểm soát dịch bệnh ,để dịch bệnh xuất hiện, lây lan ,phải dừng sản xuất.
Tuy vậy, hiện gần 3.500 doanh nghiệp của tỉnh này vẫn duy trì được sản xuất. Trong
tháng 7, sản xuất công nghiệp của Bình Dương bị ảnh hưởng nên đã giảm 2,8% so với
tháng 6.
- Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại giai đoạn trước dịch bệnh xuất
hiện tạo nên một sự cộng hưởng các yếu tố dẫn đến những biến động sâu rộng trên
nền kinh tế toàn cầu, kể cả thị trường hàng hóa, dịch vụ và tài chính toàn cầu; tác
động tiêu cực từ các biện pháp ngăn chặn đại dịch. Hai yếu tố này tác động rất lớn đến
kinh tế toàn cầu, làm gián đoạn chuỗi cung ứng, quan hệ cung - cầu, giảm nhu cầu,
dẫn đến sản xuất đình trệ, kéo theo nguy cơ vỡ nợ, phá sản của doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian sắp tới.
13
- Dự báo trong thời gian tới, số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 có thể sẽ tăng rất
nhanh ,khó kiểm soát. Tình hình dịch bệnh COVID-19 đã lan vào các khu nhà trọ, lây
lan vào các nhà máy/công ty có số lượng công nhân đông (lên đến cả chục ngàn
người); dịch bệnh đang lan rộng và khó kiểm soát nên rất khó khăn cho ngành y tế.
2.3. Giải pháp phòng chống và khắc phục tình trạng dịch bệnh COVID-19 ở tỉnh
Bình Dương.
2.3.1. Giải pháp hiện tại.
- Bình Dương cần chuyển đổi phù hợp cơ chế kiểm tra, giám sát từ tiền kiểm sang hậu
kiểm, gắn với minh bạch hoá các chế tài xử lý có đủ mức độ răn đe; giảm số lượng,
tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Kiên quyết xử lý nghiêm, kịp
thời các trường hợp vi phạm làm lây lan dịch bệnh COVID-19.
- Nhiệm vụ cấp bách của tỉnh là tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế,
chính sách phù hợp, nhất là về tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân,
doanh nghiệp, người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó
khăn của đại dịch COVID-19, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện chính sách miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối
tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19 trong năm 2021 đầy thách thức
này.
- Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng , Tỉnh
ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh
thực hiện đồng bộ, linh hoạt, nhằm thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép" vừa phòng,
chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã
hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội trong năm 2021.
- Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Ban Chỉ đạo tỉnh kêu gọi người dân, tổ
chức chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID- 19; chỉ đạo xã, phường huy động cả hệ
thống chính trị vào cuộc phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; tất cả các lực lượng túc
trực 24/24 tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp tuân thủ thông điệp 5K
của Bộ Y tế và thực hiện nghiêm chỉnh tinh thần chỉ đạo về công tác phòng, chống
dịch bệnh COVID-19 của UBND tỉnh Bình Dương. Bình Dương tiến hành lấy mẫu
14
xét nghiệm trên diện rộng trên các xã phường thuộc “vùng đỏ” cho các công nhân
người lao động và các hộ dân trên địa bàn.
- Bình Dương thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh trong 14 ngày, kể từ
0 giờ ngày 19/7/2021 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng
Chính phủ. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự
cần thiết như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu; làm việc tại nhà máy,
cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (phải có thẻ công chức,
viên chức hoặc giấy chứng minh nơi làm việc) và các trường hợp khẩn cấp khác do Sở
Y tế hướng dẫn; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 02 mét khi giao tiếp;
không tập trung quá 02 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi
công cộng.
- Bình Dương thực hiện “nội bất xuất, ngoại bất nhập” trước tình hình diễn biến phức
tạp của dịch bệnh những ngày qua, từ những thông tin tuyên truyền, vận động của
chính quyền địa phương các cấp công nhân lao động sẽ ở lại Bình Dương vì nếu về
quê lúc này rất có thể mang theo mầm bệnh trong người, nguy cơ lây nhiễm bệnh cho
người thân. Trong khi đó, ở lại có gặp khó khăn chị được các cấp chính quyền, đoàn
thể hỗ trợ nhu yếu phẩm và được tiêm vaccine phòng COVID-19. Chủ tịch Liên đoàn
Lao động tỉnh Bình Dương cho biết, hiện có khoảng 500.000 công nhân lao động ở lại
Bình Dương. Các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể và Liên đoàn Lao động tỉnh đã
triển khai nhiều kế hoạch chăm lo công nhân lao động, đặc biệt là những công nhân
lao động ở các khu vực bị phong tỏa, cách ly. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh
cho biết, nhằm góp phần động viên công nhân, người lao động đang bị mất việc,
ngừng việc ở các khu trọ không bị hoang mang ,an tâm sống chung với dịch từ đó
chấp hành tốt Chỉ thị 16 và chung sức cùng tỉnh thực hiện tốt công tác phòng, chống
dịch, mỗi lao động đang ở trọ sẽ được hỗ trợ 500.000 đồng, gồm một phần quà là các
nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày trị giá 300.000 đồng và
tiền mặt.
- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức
thực hiện hoàn thành chương trình năm học 2020-2021 bằng các hình thức phù hợp
(trực tuyến) để ứng phó phù hợp với tình hình dịch bệnh phức tạp kéo dài.
15
- Công an tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập một
số chốt kiểm soát dịch bệnh cố định, kiểm soát lưu động trên các tuyến đường huyết
mạch, liên tỉnh. Đối với các tuyến đường huyện, xã, UBND cấp huyện căn cứ tình
hình cụ thể để thành lập tổ kiểm tra, kiểm soát lưu động, đồng thời thành lập những
chốt cố định trên những tuyến đường thuộc phạm vi phù hợp với tình hình diễn biến
phức tạp của dịch bệnh.
- Thời gian dịch bệnh hiện nay các nhà hảo tâm cùng các bạn tình nguyện viên chung
tay hổ trợ các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh, phát những phần cơm ,những
phần quà cho những cụ già, những cô lao công, chú xe ôm.... bị ảnh hưởng của dịch
bệnh không thể lao động được. Những món quà giá trị không cao nhưng đổi lại là sự
ấm áp cùng nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
- Ngành Y tế đã tham mưu, trình Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề nghị tăng cường
lực lượng chi viện từ trên 10 tỉnh/thành bạn song song với việc huy động các nguồn
lực, nhân lực tại chỗ để phòng, chống dịch. Tuy nhiên với đội ngũ y bác sĩ, nhân viên
y tế hiện tại thì vẫn còn thiếu so với nhu cầu hiện tại dịch bệnh phức tạp nên Bình
Dương đã kêu gọi các cán bộ Y tế đã nghỉ công tác, nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh cùng
chung tay, chia sẻ, tự nguyện góp sức, trí tuệ hỗ trợ ngành y tế ở thời điểm khó khăn
trong công tác phòng, chống dịch, điều trị COVID-19 hiện nay.
- Những ngày qua đã có rất nhiều bạn tình nguyện viên tham gia phòng chống dịch tại
địa phương của mình thể hiện tinh thần đoàn kết, thể hiện được bản lĩnh, ý chí vững
vàng mỗi khi đương đầu chống lại với dịch bệnh nguy hiểm. Các bạn không quản
nắng mưa, ngày đêm túc trực tại các chốt, các khu cách ly trong bộ đồ bảo hộ nóng
bức, khó chịu. Chỉ mong sao góp phần công lao của mình vào sự nghiệp chống dịch
toàn dân, sớm đem lại những ngày bình yên trở lại cho mọi người.
- Trong đợt dịch này nhận biết được sự khó khăn của người dân nên một lần nữa tinh
thần đoàn kết dân tộc được thể hiện qua sự giúp đỡ của các địa phương, các tỉnh thành
khác từ mọi miền đất nước hướng về Bình Dương. Hỗ trợ về lương thực,hỗ trợ nhân
lực, thực phẩm thiết yếu...trong đó có những món quà rất quý báu và đầy nghĩa tình là
các sản vật của từng địa phương, để góp thêm sức mạnh vật chất và tinh thần giúp
người dân Bình Dương chống dịch..
16
- Để chung tay góp phần phòng chống dịch, hơn bao giờ hết, mỗi người trong chúng
ta cùng nhau lan tỏa hơn nữa tinh thần “lá lành đùm lá rách” giúp đỡ nhau cùng vượt
qua giai đoạn khó khăn này. Người có công góp công, người có của góp của, người
chưa có điều kiện thì cố gắng thực hiện tốt các quy định để phòng, chống dịch theo
Bộ y tế. Dù có khó khăn như thế nào đi chăng nữa chỉ cần sự đồng lòng, đoàn kết của
toàn dân thì sẽ sớm đẩy lùi được dịch bệnh, trả lại những ngày tháng yên bình của
trước kia mà thôi.
2.3.2. Giải pháp về lâu dài.
- Thời gian tới tỉnh Bình Dương cần phải đẩy mạnh cải cách, đơn giản hoá thủ tục
hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tập trung giải quyết các điểm
nghẽn, bất cập, tạo điều kiện thông thoáng cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Đẩy nhanh
xây dựng khung chính sách, pháp luật, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho các mô hình
kinh doanh mới, ứng dụng chuyển đổi số.
- Phục hồi và ổn định sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và
xuất khẩu phù hợp, hiệu quả, thích ứng với tình hình mới; củng cố, nâng cao năng lực
phòng, chống dịch bệnh. Tập trung phục hồi và phát triển mới chuỗi cung ứng, chuỗi
giá trị; đa dạng hóa, tránh phụ thuộc vào một thị trường cả xuất khẩu và nhập khẩu;
tăng cường xuất khẩu.
- Bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với xu
thế mới. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, giải quyết việc
làm, tạo điều kiện cho người lao động Bình Dương sớm quay trở lại thị trường, bảo
đảm đủ lực lượng lao động khi bước vào giai đoạn tăng cường sản xuất, kinh doanh
sau dịch. Tập trung hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, đào tạo lại người lao động
đáp ứng yêu cầu mới.
- Bình Dương cần phải có những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát huy sức sáng tạo và khả năng thích ứng, tận
dụng các cơ hội, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo việc làm cho người lao động.
Chủ động, có cơ chế, chính sách, hoàn thiện hạ tầng cơ sở, cung ứng các dịch vụ hỗ
trợ nhằm thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, bảo đảm chất lượng, hiệu
quả và bảo vệ môi trường, sinh thái, nhất là từ các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc
17
gia có công nghệ cao, tiềm lực mạnh, đứng đầu hoặc chi phối các mạng sản xuất,
chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.

18
Tiểu kết chương 2

- Dịch bệnh COVID-19 là một loại bệnh hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng
và sức khỏe của chúng ta rất nhiều. Trong thời gian qua nó đã ảnh hưởng đến đời sống
của người dân, ảnh hưởng kinh tế, sức khỏe ,tính mạng của những người thân yêu của
chúng ta. Chúng cần nhận biết dịch COVID-19 là một loại bệnh hết sức nguy hiểm và
rất dễ lây lan qua các đường tiếp xúc thông thường. Sự bùng phát dịch COVID-19 đã
mang lại những thách thức chưa từng có, được dự báo sẽ có những tác động đáng kể
đến sự phát triển nền kinh tế của Bình Dương trong năm nay.

19
KẾT LUẬN
- Trong sự vận động của hiện thực, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ được lặp đi lặp
lại nhiều nhất, phổ biến nhất. Do đó có thể nói, mối liên hệ nhân quả là một trong
những mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào trong đầu óc của con người.
Chúng ta nói rằng, phạm trù là kết quả của những quá trình phản ánh những mối liên
hệ được lặp đi lặp lại của đời sống. Các tác động của các sự vật hiện tượng này lên
những sự vật hiện tượng khác gây ra những biến đổi nằm ngoài ý muốn chủ quan của
con người và tuân theo những quy luật vốn có của thế giới vật chất. Mối quan hệ này
được diễn ra ở rất nhiều phạm vi, trong tất cả các phương thức tồn tại của thế giới vật
chất và thường đưa lại cho chúng ta những hiểu biết về sự tác động qua lại và chuyển
hóa giữa các bộ phận của thế giới khách quan. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên
nhân và kết quả là những cơ sở lý luận rất quan trọng giúp cho chúng ta rút ra những
bài học kinh nghiệm trong quá trình hoạt động thực tiễn. Những hoạt động thực tiễn là
cơ sở để cho chúng ta nhận thức được về đặc trưng của mối quan hệ nhân - quả và
những đặc trưng này với tư cách là thành quả của nhận thức lại sẽ tiếp tục chỉ đạo cho
con người trong hoạt động thực tiễn để có thể gặt hái được những thành công to lớn
hơn. Chúng ta có thể nhận thấy mối liên hệ nhân quả tồn tại ở khắp mọi nơi, trong cả
tự nhiên, xã hội và trong cả tư duy của con người. Không có một hiện tượng nào
không có nguyên nhân, nhưng vấn đề là ở chỗ nguyên nhân đó đã được nhận thức hay
chưa mà thôi.
- Bình Dương hiện nay ngày nào cũng có hàng nghìn ca bệnh liên quan đến dịch
COVID-19, số người tử vong cũng ngày một tăng. Một người nhiễm COVID-19 có
thể xuất hiện các triệu chứng đầu tiên sau thời gian ủ bệnh khoảng 2-14 ngày, trung
bình là 5 ngày. Trong thời gian ủ bệnh, nó vẫn có thể lây lan nhanh chóng. Bình
Dương hiện nay tập trung rất nhiều công nhân lao động nên công cuộc phòng chống
dịch gặp nhiều khó khăn, nhất là khi dịch bệnh bùng phát ở công ty, xí nghiệp và các
dãy trọ. Dịch bệnh làm người dân lâm vào cảnh thất nghiệp ,ngày càng khó khăn. Về
kinh tế cũng bị ảnh hưởng rất nhiều ,nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng trì tệ, phá
sản. Hiện nay Bình Dương thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính
phủ kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời
20
sống, y tế để người dân an tâm "ai ở đâu ở đấy". Tuyệt đối không để người dân di
chuyển khỏi nơi cư trú (địa bàn tỉnh Bình Dương) trừ những trường hợp được chính
quyền cho phép. Đồng thời, tổ chức hỗ trợ cung cấp kịp thời, đủ lương thực, thực
phẩm cho tất cả những người lao động nghèo, mất thu nhập; không để bất kỳ người
dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc; hỗ trợ y tế cần thiết cho mọi người dân, nhất là người
dân tại các khu phong tỏa; tăng cường chăm lo động viên tinh thần, đảm bảo phương
tiện phòng hộ, hỗ trợ vật chất đối với lực lượng y tế và các lực lượng trực tiếp chống
dịch COVID-19. Trong công tác phòng chống dịch bệnh, Bình Dương đã thực rất tốt
bằng các biện pháp cấp bách để sớm có thể kiểm soát được dịch COVID-19 để đưa
Bình Dương trở về cuộc sống như trước kia. Để mọi người dân có thể đoàn tụ cùng
với gia đình, tiếp tục sản xuất kinh tế, tiếp tục trở về những ngày tháng yên bình, hạnh
phúc trước kia.

21
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
[1]. Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả trong triết học Mác – Lenin.
[2]. “Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm
2015. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2015.
[3]. https://dangcongsan.vn/xa-hoi/tac-dong-kinh-te-xa-hoi-cua-dai-dich-covid-19-tai-viet-nam-
569640.html
[4]. https://vnvc.vn/virus-corona-2019/
[5]. https://www.binhduong.gov.vn/
[6]. https://vov.vn/xa-hoi/binh-duong-cham-trong-cong-tac-phong-dich-covid-19-875493.vov

22

You might also like