You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TIỂU LUẬN CNXH KH


Đề tài:

PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ TƢ DUY BIỆN CHỨNG- SỰ VẬN DỤNG CỦA


LÝ THỊ KIM ĐỨC LỚP MARKETING 63B

Tác giả: Lý Thị Kim Đức

Mã sinh viên: 11217235

Mã học phần: LLNL1105_26

Lớp chuyên nghành: Marketing 63B

Khoa: Marketing

GVHD: TS. Lê Ngọc Thông

Lạng Sơn,tháng 12, năm 2021


1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

I.PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG

1. Khái niệm biện chứng, phép biện chứng

2. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng

II.PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1.Phép biện chứng duy vật

2.Những đặc trƣng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật

3. Những nội dung chính của phép biện chứng duy vật

III. TƢ DUY BIỆN CHỨNG

1,Khái niệm

2,Các hình thức và các quy luật của tƣ duy

IV.VAI TRÒ VÀ SỰ VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ TƢ DUY BIỆN


CHỨNG VÀO HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN

1, Vai trò của phép biện chứng và tƣ duy biện chứng

2, Sự vận dụng vào thực tiễn của bản thân

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, xu hƣớng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ,
với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức, cùng với sự chuyển đổi từ cơ
chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trƣờng, đòi hỏi sinh viên cần
phải không ngừng nâng cao năng lực bản thân, không những giỏi về chuyên
môn mà còn đòi hỏi khả năng vận dụng tri thức khoa học vào giải quyết những
vấn đề trong đời sống thực tiễn một cách tối ƣu và đạt hiệu quả nhất. Phép biện
chứng duy vật và năng tƣ duy biện chứng có vai trò to lớn đối với nhận thức và
hoạt động của sinh viên nói riêng và toàn nhân loại nói chung. Việc nghiên cứu
phép biện chứng và nâng cao năng lực tƣ duy biện chứng cho sinh viên là vấn
đề quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, giúp sinh viên có tƣ duy
khoa học trong quá trình học tập và làm việc sau này. Cụ thể là, nó giúp sinh
viên khắc phục lối tƣ duy siêu hình, phiến diện… nhìn nhận, xem xét sự việc
một cách đúng đắn, lý trí, tránh sự phỏng đoán thiếu cơ sở khoa học và nguy cơ
rơi vào ảo tƣởng; nhìn nhận đối tƣợng một cách khách quan và khoa học,đồng
thời giúp việc học tập và nghiên cứu các môn khoa học khác có hiệu quả hơn và
có khả năng gắn kết lý luận với việc học tập thực tiễn. Vì vậy việc nghiên cứu
chủ đề “ Phép biện chứng và tư duy biện chứng – sự vận dụng của Lý Thị Kim
Đức lớp Marketing 63B” sẽ phần nào giúp sinh viên xây dựng đƣợc năng lực tƣ
duy, nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách toàn diện hơn.

Do còn thiếu kinh nghiệm nên khó tránh khỏi còn nhiều thiếu xót em rất mong
sẽ nhận đƣợc sự nhận xét và góp ý của thầy để em rút kinh nghiệm cho những
lần sau.

Em xin cảm ơn thầy!

3
I,PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA
PHÉP BIỆN CHỨNG
1. Khái niệm biện chứng, phép biện chứng

Biện chứng là khái niêm dùng để chỉ những mối liên hệ, tƣơng tác,
chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tƣợng, quá
trình trong tự nhiên, xã hội và tƣ duy. Biện chứng bao gồm biện chứng khách
quan và biện chứng chủ quan.

*Biện chứng khách quan( Biện chứng tự nhiên): là biện chứng của
bản thân thế giới tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con ngƣời

* Biện chứng chủ quan( Tư duy biện chứng):Là biện chứng của tƣ
duy, sự phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời sống ý thức của con
ngƣời.

Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế
giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống
các nguyên tắc phƣơng pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Với nghĩa nhƣ
vậy, phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan, đồng thời nó cũng đối lập
với phép siêu hình – phƣơng pháp tƣ duy về sự vật, hiện tƣợng của thế giới
trong trạng thái cô lập và bất biến.

2. Lịch sử phát triển của phép biện chứng

Phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức cơ bản

(1) Phép biện chứng tự phát thời cổ đại.

Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện
chứng trong lịch sử triết học. Nó là một nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống
triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Tiêu biểu cho những tƣ
tƣởng biện chứng của triết học Trung Quốc là “biến dịch luận” và “ngũ hành
luận” của Âm dƣơng gia. Trong triết học Ấn Độ, biểu hiện rõ nét nhất của tƣ
tƣởng biện chứng là triết học phật giáo, với các phạm trù “vô ngã”, “vô
thƣờng”, „nhân duyên”… Đặc biệt, triết học Hy Lạp cổ đại đã thể hiện một cách
sâu sắc tinh thần của phép biện chứng tự phát.. Tuy nhiên, những tƣ tƣởng biện
chứng đó về căn bản vẫn còn mang tính ngây thơ, chất phác, tự phát và trừu
tƣợng.

4
Phép biện chứng chất phác cổ đại nhận thức đúng về tính biện chứng nhƣng
bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác, ngây thơ, không phải dựa
trên những thành tựu phát triển của khoa học tự nhiên.

Từ cuối thế kỷ XV, khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển mạnh, đi sâu vào phân
tích, nghiên cứu từng yếu tố riêng biệt của thế giới tự nhiên, dẫn tới sự ra đời
của phƣơng pháp siêu hình. Đến thế kỷ XVIII, phƣơng pháp siêu hình trở thành
phƣơng pháp thống trị trong tƣ duy triết học và nghiên cứu khoa học. Tuy
nhiên, khi khoa học tự nhiên chuyển từ việc nghiên cứu đối tƣợng riêng biệt
sang nghiên cứu quá trình thống nhất của các đối tƣợng đó trong mối liên hệ thì
phƣơng pháp tƣ duy siêu hình không còn phù hợp mà phải chuyển sang một
hình thức tƣ duy mới cao hơn là tƣ duy biện chứng.

(2) Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức.

Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức đƣợc khởi đầu từ Kant và hoàn thiện ở
Hégel. Các nhà triết học cổ điển Đức đã trình bày những tƣ tƣởng cơ bản nhất
của phép biện chứng duy tâm một cách có hệ thống.

Trong triết học nhị nguyên của Kant, tƣ tƣởng biện chứng cơ bản là tƣ tƣởng về
sự thống nhất giữa các mặt đối lập, theo đó, sự thống nhất và thâm nhập lẫn
nhau của các mặt đối lập (lực hút và lực đẩy) là động lực của sự vận động, phát
triển và động lực đó có trƣớc vật chất; vận động tách rời vật chất. Trong triết
học duy tâm chủ quan của Phíchtơ, tƣ tƣởng biện chứng cơ bản là tƣ tƣởng cho
rằng, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự phát triển. Mâu thuẫn và phát triển chỉ tồn
tại trong ý thức, mâu thuẫn thể hiện sự vận động tiến bộ của tƣ duy trong quá
trình nhận thức. Trong triết học duy tâm khách quan của Sêlinh, tƣ tƣởng biện
chứng cơ bản là tƣ tƣởng về mối liên hệ phổ biến, về sự thống nhất và về sự
phát triển; tƣ tƣởng về sự thống nhất biện chứng của tự nhiên, về sự đấu tranh
giữa các mặt đối lập trong tự nhiên.

Về hình thức, phép biện chứng của Hêghen đã bao quát cả ba lĩnh vực, bắt đầu
từ các phạm trù lôgíc đến lĩnh vực tự nhiên, tinh thần và kết thúc bằng biện
chứng của toàn bộ quá trình lịch sử. Tính chất duy tâm trong triết học Hégel
biểu hiện ở chỗ ông coi biện chứng là quá trình phát triển khởi đầu của “ý niệm
tuyệt đôí”, coi biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan. Theo
Hégel, “ý niệm tuyệt đối” là điểm khởi đầu của tồn tại, tự “tha hóa” thành giới
tự nhiên và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh thần. “Tinh thần, tƣ tƣởng, ý
niệm là cái có trƣớc, còn thế giới hiện thực chỉ là một bản sao chép của ý niệm”.
Các nhà triết học duy tâm Đức, mà đỉnh cao nhất là Hégel, đã xây dựng phép
5
biện chứng duy tâm với hệ thống phạm trù, qui luật chung, có logic chặt chẽ của
ý thức, tinh thầnỞ Hégel, phép biện chứng bị lộn ngƣợc đầu xuống đất. Chỉ cần
dựng nó lại là sẽ phát hiện đƣợc cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái vỏ
thần bí của nó”.

Sự cống hiến của phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức là họ đã
áp dụng phép biện chứng vào nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau của đời sống
xã hội và qua đó đã xây dựng đƣợc hệ thống phạm trù, quy luật có lôgíc chặt
chẽ của nhận thức tinh thần, và trong một ý nghĩa nào đó, là của cả hiện thực
vật chất. Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức đã tạo ra bƣớc
quá độ chuyển biến về thế giới quan và lập trƣờng từ chủ nghĩa duy vật siêu
hình sang thế giới quan khoa học duy vật biện chứng.

Tính chất duy tâm trong phép biện chứng cổ điển Đức, cũng nhƣ trong triết học
Hégel là hạn chế cần phải vƣợt qua. Mác và Ăngghen đã khắc phục hạn chế đó
để sáng tạo nên phép biện chứng duy vật. Đó là giai đoạn phát triển cao nhất của
phép biện chứng trong lịch sử triết học, là sự kế thừa trên tinh thần phê phán đối
với phép biện chứng cổ điển Đức.

(3) Phép biện chứng duy vật.

Tính chất duy tâm trong phép biện chứng cổ điển Đức, cũng nhƣ trong triết học
Hêghen là hạn chế cần phải vƣợt qua. C.Mác và Ph. Ăngghen đã khắc phục ,
loại bỏ đi những tính chất thần bí và giữ lại những ƣu điểm của phép biện
chứng duy tâm cổ điển Đức để hình thành nên nên phép biện chứng duy vật
ngày nay. Đó là giai đoạn phát triển cao nhất của phép biện chứng trong lịch sử
triết học, là sự kế thừa trên tinh thần phê phán đối với phép biện chứng cổ điển
Đức.Ngoài ra sự ra đời của phép biện chứng duy vận còn là sự kế thừa những
yếu tố tích cực của các lĩnh vực khoa học khác nhƣ trong lịch sử học, xã hội
học. Phép biện chứng duy vật đƣợc Các Mác và Anghen xây dựng và sau đó
đƣợc Lê-nin phát triển.

II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT


1. Khái niệm phép biện chứng duy vật

Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ăngghen cho rằng: “Phép
biện chứng…là môn khoa học về những qui luật phổ biến của sự vận động và sự
phát triển của tự nhiên, của xã hội loài ngƣời và của tƣ duy”

6
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac-Lênin còn có một số định nghĩa khác về
phép biện chứng duy vật.

Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ăngghen đã định
nghĩa: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”.

Trong khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển Lênin đã khẳng
định: “Trong số những thành quả đó thì thành quảchủ yếu là phép biện chứng,
tức là học thuyết về sự phát triển, dƣới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và
không phiến diện, học thuyết về tính tƣơng đối của nhận thức của con ngƣời,
nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng”…

2. Những đặc trƣng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật

Xét từ góc độ kết cấu nội dung, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa
Mac-Lênin có hai đặc điểm cơ bản sau đây:

- Phép biện chƣng duy vật của chủ nghĩa Mac-Lênin là phép biện chứng
đƣợc xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học.

=> Với đặc trƣng này, phép biện chứng duy vật chẳng những có sự khác
biệt căn bản với phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức, đặc biệt là với phép
biện chứng của Hégel mà còn có sự khác biệt về trình độ phát triển so với nhiều
tƣ tƣởng biện chứng đã từng có trong lịch sử triết học từ thời cổ đại

- Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac-Lênin có sự thống
nhất giữa nội dung thế giới quan và phƣơng pháp luận, do đó, nó không dừng lại
ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế
giới. Mỗi nguyên lý, qui luật trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac-
Lênin không chỉ là sự giải thích đúng đắn về tính biện chứng của thế giới mà
còn là phƣơng pháp luận khoa học của việc nhận thức và cải tạo thế giới. Trên
cơ sở khái quát các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, những qui luật phổ
biến của các quá trình vận động, phát triển của tất thảy mọi sự vật, hiện tƣợng
trong tự nhiên, xã hội và tƣ duy, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac-
Lênin cung cấp những nguyên tắc phƣơng pháp luận chung nhất cho quá trình
nhận thức và cải tạo thế giới, đó không chỉ là nguyên tắc phƣơng pháp luận
khách quan mà còn là phƣơng pháp luận toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể,
phƣơng pháp luận phân tích mâu thuẫn nhằm tìm ra nguồn gốc, động lực cơ bản
của các quá trình vận động phát triển,…

7
=> Với tƣ cách đó, phép biện chứng duy vật chính là công cụ vĩ đại để
giai cấp cách mạng nhận thức và cải tạo thế giới.

Với những đặc trƣng cơ bản đó mà phép biện chứng duy vật giữ vai trò là
một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phƣơng pháp luận triết
học của chủ nghĩa Mac-Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ
nghĩa Mac-Lênin, đồng thời nó cũng là thế giới quan và phƣơng pháp luận
chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

3, Những nội dung chính của phép biện chứng duy vật.

Phép biện chứng duy vật đã đề ra ba mối liên hệ chủ yếu trong phép biện chứng
duy vật là:

+Mối liên hệ cùng tồn tại và phát triển

+ Mối liên hệ thâm nhập lẫn nhau

+ Mối liên hệ chuyển hóa vận động và phát triển

Các mối liên hệ này đã đƣợc làm rõ hơn trong hai nguyên lý cơ bản của phép
biện chứng duy vật là:

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến;

- Nguyên lý về sự phát triển

Ngoài ra những mối liên hệ trên còn đƣợc cụ thể hóa bằng những quy luật căn
bản :

* Khái niệm quy luật: Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất
nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi
sự vật, hiện tƣợng hay giữa các sự vật, hiện tƣợng.

-Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lƣợng thành những thay đổi về
chất và ngƣợc lại:

- Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

- Quy luật phủ định của phủ định

Các nguyên lý và quy luật trên của thế giới khách quan không chỉ đƣợc khái
niệm khái quát hóa mà nó còn đƣợc các nhà triết học nghiên cứu đƣa ra những
tiền đề lý luận và các các tính chất, ý nghĩa phƣơng pháp luận của chúng để làm

8
rõ hơn những mối liên hệ đó. Ngoài những nguyên lý về các quy luật đƣợc rút
ra từ những mối liên hệ này các nhà triết học còn phát triển và đặt ra sáu các
cặp phạm trù đó là :

Phạm trù: Phạm trù là những khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những
thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật, hiện tƣợng
thuộc một lĩnh vực nhất định.

Sáu cặp phạm trù: Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả ;Cặp phạm trù cái riêng
cái chung; cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên; cặp phạm trù nội dung- hình
thức ; cặp phạm trù bản chất- hiện tƣợng và cặp phạm trù khả năng và hiện
thực.

Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, lý luận nhận thức (hay nhận thức luận) là
một nội dung cơ bản của phép biện chứng. Đó là lý luận nhận thức duy vật biện
chứng, tức là học thuyết về khả năng nhận thức của con ngƣời đối với thế giới
khách quan thông qua hoạt động thực tiễn; lý giải bản chất, con đƣờng và quy
luật chung của quá trình con ngƣời nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực
khách quan nhằm phục vụ hoạt động thực tiễn của con ngƣời.

III. TƢ DUY BIỆN CHỨNG


1,Định nghĩa:

Tư duy biện chứng là một hệ thống các nguyên tắc, các yêu cầu nền tảng
đƣợc rút ra từ phép biện chứng mà trƣớc hết là biện chứng của tƣ duy. Sự vân
động của tƣ duy thƣờng đƣợc xét bởi các hình thức và quy luật của tƣ duy.

2,Các hình thức và các quy luật của tƣ duy

a, Các hình thức của tƣ duy: Tƣ duy có ba hình thức cơ bản:

Tư duy: Là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem
những cảm giác của ngƣời ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật
chất, làm cho ngƣời ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với
nó.

Phán đoán: Phản ánh về sự tổn tại hay không tổn tại của một thuộc tính hay một
mối liên hê nào đó. Về thực chất, phán đoán đƣợc hình thành trên cơ sở liên kết

9
các khái niêm với nhau để khẳng định hay phủ định sự tổn tại của đối tƣợng,
thuộc tính hay những mối liên hê của nó.

Suy lí: Rút ra một phán đoán mới (gọi là kết luận) từ một hay nhiều phán đoán
sẵn có (gọi là tiền đề)

b, Các quy luật của tƣ duy:

Quy luật đồng nhất: Phản ánh tính ổn định, xác định của tƣ duy. Điều này có
nghĩa là, trong quá trình hình thành , một tƣ tƣởng (khái niệm, phán đoán, lý
thuyết, giả thuyết, …) có thể thay đổi, nhƣng khi đã hình thành xong thì không
đƣợc thay đổi nữa. Đó là điều kiện cần thiết cho mọi quá trình tƣ duy.Nội dung
của quy luật đồng nhất gồm hai yêu cầu sau:

+ Một từ chỉ đƣợc dùng trong suy luận với một nghĩa duy nhất. Không
đƣợc phép dùng một từ hoặc một biểu thức ngôn ngữ nói chung với hai hoặc
nhiều nghĩa khác nhau trong cùng một suy luận. Có nghĩa là trong nhiều quá
trình tƣ duy khác nhau có thể dùng một từ với nghĩa khác nhau tuy nhiên trong
một quá trình tƣ duy thì từ đó chỉ đƣợc mang một nghĩa duy nhất.

+ Những từ ngữ khác nhau nhƣng có nội dung nhƣ nhau, những tƣ tƣởng
tƣơng đƣơng với nhau về mặt logic, nghĩa là bao giờ cũng có giá trị chân lý nhƣ
nhau, phải đƣợc đồng nhất với nhau trong quá trình suy luận.

VD: Quang Trung và Nguyễn Huệ là cùng một ngƣời, tuy nhiên nếu ta không
đồng nhất Quang Trung và Nguyễn Huệ thì ngƣời khác sẽ nhầm tƣởng là hai
ngƣời khác nhau.

Quy luật không mâu thuẫn: Hai phán đoán, nhận định mâu thuẫn nhau, trái
ngƣợc nhau không thể nào cùng đúng. Trong hai phán đoán, nhận định nhƣ vậy
có ít nhất là một phán đoán, nhận định sai.Phản ánh tính chất không mâu thuẫn
của quá trình tƣ duy. Trong quá trình tƣ duy không thể chứa mâu thuẫn trực tiếp
hay gián tiếp.Việc rèn luyện tƣ duy sẽ giúp ta nâng cao khả năng phát hiện ra
những mâu thuẫn trong suy luận của mình cũng nhƣ của ngƣời khác.

VD: Trong câu hỏi “ Cái áo này màu xanh hay màu cam?” bạn A và B trả lời
mỗi ngƣời một đáp án khác nhau nên trong hai câu trả lời đó nhất định sẽ có
một câu trả lời sai.

10
Quy luật triệt tam: Một phán đoán, nhận định chỉ có thể đúng hoặc sai chứ
không thể có một giá trị nào khác.Tuy nhiên nó không cho ta biết phán đoán
đấy là đúng hay sai.

VD: “Còn có những nền văn minh khác ngoài trái đất” phán đoán không cho ta
biết rằng nó đúng hay sai nhƣng nó chỉ có thể hoặc đúng hoặc sai.

Quy luật lí do đầy đủ: Một tƣ tƣởng chỉ có giá trị khi nó có đầy đủ các cơ sở.
Quy luật lý do đầy đủ dựa trên một quy luật rất cơ bản của tự nhiên là quy luật
nhân - quả: Mọi sự vật và hiện tƣợng đều có nguyên nhân của nó. Trong cùng
một điều kiện, một nguyên nhân sẽ dẫn đến cùng một kết quả.

IV. VAI TRÒ VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG


VÀ TƢ DUY BIỆN CHỨNG TRONG HỌC TẬP VÀ HOẠT
ĐỘNG THỰC TIỄN
1,Vai trò của phép biện chứng và tƣ duy biện chứng.

Phép biện chứng và tƣ duy biện chứng có vai trò rất quan trọng trong việc vận
dụng vào các hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn , cụ thể:

Có thể nói phép biện chứng duy vật là đỉnh cao của phƣơng pháp tƣ duy
khoa học và đã trở thành phƣơng pháp luận chung nhất để hiểu và cải tạo thế
giới bởi nó giúp chúng ta nghiên cứu một cách kỹ lƣỡng sự vận động và sự phát
triển của sự vật hiện tƣợng để nâng cao khả năng tƣ duy biện chứng.

Hiểu rõ về phép biện chứng giúp tăng khả năng tiếp thu và vận dụng
nhuần nhuyễn, linh hoạt các nguyên lí, phạm trù và quy luật của phép biện
chứng một cách hiệu quả nhất vào những vấn đề nhận thức và thực tiễn đặt ra.

Tƣ duy biện chứng giúp chúng ta khắc phục đƣợc tƣ tƣởng bảo thủ, phiến
diện và siêu hình, ...; Biết cách xem xét, đánh giá chặt chẽ, toàn diện những vấn
đề khách quan. Không thể chỉ nhìn nhận vấn đề từ một phía mà phải xem xét
nhiều mặt khác nhau. Đồng thời tránh đƣợc những mâu thuẫn trong quá trình tƣ
duy.

Tƣ duy biện chứng giúp cho chúng ta vƣợt qua những suy nghĩ định kiến
với những cái mới, những tƣ duy bảo thủ, trì trệ . Tránh khỏi những sai lầm khi

11
nhận thức các vấn đề, không sa vào duy tâm, siêu hình, hiểu rằng sự phát triển
chính là sự giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật và hiện tƣợng.

Tƣ duy biện chứng giúp chúng ta tránh những sai lầm, suy đoán không có
cơ sở khoa học và những nguy cơ rơi vào ảo tƣởng. Khi chƣa có kiến thức hoặc
chƣa thật sự hiểu về phép biên chứng đồng thời chƣa có năng lực tƣ duy biện
chứng , nhất là nguyên tắc lịch sử cụ thể, chúng ta thƣờng nhìn nhận và đánh giá
sự vật một cách bao quát chung chung, hoặc áp dụng máy móc những kết luận
đó mà không xem xét nó có phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn
xã hội cụ thể hay không,điều đó khiến cho ta dễ rơi vào tình trạng thụ
động,không có sự sáng tạo trong học tập và hoạt động thực tiễn.

Nhận thức đúng các quy luật của tƣ duy góp phần rèn luyện tƣ duy chính
xác, giúp quá trình tƣ duy mạch lạc, có tính xác định và chặt chẽ hơn.Giúp rèn
luyện bản thân về khả năng nói, viết, lập luận hoặc triển khai văn bản trong các
bài luận.

Thiếu nguyên lí khách quan của tƣ duy biện chứng duy vật, việc tiếp thu
kiến thức trong học tập và nghiên cứu của sinh viên sẽ gặp nhiều hạn chế và khó
khăn. Trong học tập và nghiên cứu, có những ngƣời mắc bệnh chủ quan, lƣời
biếng, không có sự tìm tòi luôn tuyệt đối hóa nhận thức của bản thân,dẫn đến tƣ
duy xa rời thực tiễn. Do vậy việc nâng cao năng lực tƣ duy và kiến thức là vô
cùng quan trọng.

Tƣ duy biện chứng duy vật còn giúp sinh viên có khả năng học tập và
nghiên cứu các môn khoa học khác một cách hiệu quả hơn.

Khi năng lực tƣ duy biện chứng duy vật bị hạn chế, việc học tập và
nghiên cứu khoa học của sinh viên sẽ không đạt đƣợc hiệu quả cao, dễ rơi vào
tình trạng mất phƣơng hƣớng, không có định hƣớng khoa học, tƣ duy sẽ phát
triển không hoàn thiện, khả năng nhìn nhận bị hạn chế.

2. Sự vận dụng vào hoạt động thực tiễn của bản thân.

Bản thân là một sinh viên trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân sau khi hiểu
rõ về phép biện chứng và tƣ duy biện chứng bản thân em đã vận dụng đƣợc vào
trong quá trình học tập và hoạt động thực tiễn của mình nhƣ sau:

Tìm đƣợc phƣơng pháp học phù hợp, khoa học giúp tiếp nhận tri thức
một cách đầy đủ, sáng tạo đồng thời tìm ra đƣợc các giải pháp giải quyết đúng
đắn các vấn đề gặp phải trong quá trình học tập biết cách chủ động tìm tòi,

12
nghiên cứu bài học linh hoạt bằng nhiều hình thức nhƣ hỏi thầy cô,bạn bè,
nghiên cứu sách,báo, internet,...chính vì vậy việc tiếp nhận nguồn tri thức mới
cũng nhƣ phƣơng pháp dạy học mới trở nên dễ dàng hơn, biết chọn lọc tri thức
giúp bản thân em có cái nhìn toàn diện hơn phân biệt đƣợc đúng, sai để phát
triển tri thức một cách đúng đắn, Ví dụ nhƣ các nguồn tài nguyên trên mạng có
rất nhiều tuy nhiên không phải nguồn nào chính xác nên phải biết tiếp cận
những nguồn tài liệu chính quy.

Nâng cao năng lực tƣ duy logic từ đó giúp em có thể ghi nhớ, tái hiện,
khái quát tri thức đã đƣợc tiếp thu từ giảng viên tại các buổi học và sau đó em
có thể vận dụng tri thức đó một cách linh hoạt và sáng tạo nhất vào trong quá
trình học tập.

Giúp em học tập và nghiên cứu tốt hơn, đánh giá sự vật, hiện tƣợng, phân
tích những vấn đề một cách chính xác nhất từ đó giúp em có đƣợc tƣ duy khoa
học, sáng tạo, linh hoạt, nhìn nhận một cách đầy đủ nhất đặc biệt đảm bảo đƣợc
tính thực tế trong các hoạt động nghiên cứu cũng nhƣ học tập.

Rút ra đƣợc những nguyên tắc cơ bản làm công cụ nâng cao trình độ
nhận thức, trình độ tƣ duy biện chứng, phát triển khả năng vận dụng giúp ích rất
nhiều trong quá trình học tập, tránh đƣợc những sai lầm chủ quan, có phƣơng án
rõ ràng trong giải quyết đạt hiệu quả công việc trong quá trình học tập. Giúp em
có những quan điểm đúng đắn, tránh đƣợc những mâu thuẫn trong quá trình tƣ
duy để tiếp thu các môn học khác một cách hiệu quả.

Biết cách học tập, nghiên cứu một cách khoa học đúng đắn không áp
dụng máy móc những kiến thức khoa học đã có trong mọi hoàn cảnh, luôn bổ
sung tri thức mới phù hợp với sự vận động của thực tiễn của quá trình học tập.
Hiểu sâu sắc hơn các vấn đề đã đƣợc học tập, khắc phục tình trạng học máy
móc, chỉ học vẹt, học thuộc lòng câu chữ.

Không chỉ hình thành cho mình nguyên tắc, phƣơng pháp nhận thức
khoa học mà còn có khả năng vận dụng tri thức chuyên môn vào cuộc sống, biết
tu dƣỡng, rèn luyện bản thân để phát triển toàn diện.

Có thái độ nghiêm túc trong học tập, biết cách ghi chép khoa học, hiệu
quả, loại bỏ tƣ tƣởng dựa dẫm, thụ động, đổ lỗi, thiếu nghiêm túc trong kiểm
tra, đánh giá.

13
Ngoài việc vận dụng phép biện chứng và tƣ duy biện chứng vào hoạt
động học tập, nghiên cứu em còn vẫn dụng chúng vào cuộc sống hằng ngày một
cách linh hoạt giúp em nhận thức và giải quyết các vấn đề gặp phải một cách
đúng đắn hơn và có những định hƣớng phát triển bản thân khoa học hơn. Khi
gặp khó khăn thì luôn phải bình tĩnh tìm nguyên nhân và giả quyết, không bị
hoang mang, mất phƣơng hƣớng.

Có nhận thức chính xác về sự vận động và phát triển của thế giới,rời khỏi
lối tƣ tƣởng bảo thủ, biết sâu chuỗi vấn đề phát hiện sự liên hệ giữa chúng chứ
không đánh giá sự vật, hiện tƣợng một cách rời rạc, lẻ tẻ và bỏ qua các mỗi liên
hệ đa dạng vốn có, từ đó tìm ra đƣợc bản chất và mối liên hệ cơ bản nhất để tập
trung giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách có hiệu quả. Ví dụ nhƣ
biết tìm hiểu nguyên nhân khi gặp mâu thuẫn chứ không đánh giá nó một cách
phiến diện, không đổ lỗi cho ngƣời khác mà cần phải nhận ra những nguyên
nhân từ hai phía.

14
KẾT LUẬN
Qua những nghiên cứu và vận dụng trên cho thấy phép biện chứng và tƣ
duy biện chứng đóng vai trò vô cùng quan trong và có mối liên hệ chặt chẽ đối
với hoạt động thực tiễn của con ngƣời đặc biệt là đối với sinh viên, vậy nên việc
trau dồi kiến thức về phép biện chứng và nâng cao năng lực tƣ duy biện chứng
là vô cùng cần thiết, mục đích giúp cho con ngƣời có những nhận thức chính
xác hơn về thế giới đồng thời biết cách vận dụng những tri thức vào hoạt động
thực tiễn một cách linh hoạt hơn, đặc biệt là trong thời kỳ thế giới đang trong
giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Mỗi sinh viên cần có ý thức tự giác tìm hiểu, nghiên cứu để hiểu sâu hơn
về phép biện chứng và tƣ duy biện chứng giúp cho ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của
việc nghiên cứu là gì cũng nhƣ tìm ra đƣợc ý nghĩa phƣơng pháp luận của nó
giúp ích cho công việc học tập và nghiên cứu các môn khoa học khác cũng nhƣ
phát triển tƣ duy của bản thân tạo hứng thú học tập, giải quyết và nhận thức các
vấn đề thực tiễn một cách chính xác và hiệu quả nhất đồng thời mỗi sinh viên sẽ
trở thành những ngƣời có tƣ tƣởng khoa học, tiến bộ không bài xích những cái
mới mà biết tiếp nhận đồng thời loại bỏ những cái lạc hậu, không tốt của cái cũ
phát huy những thế mạnh của bản thân giúp xây dựng và giữ gìn quê hƣơng đất
nƣớc

Cuối cùng em xin cảm ơn thầy Lê Ngọc Thông đã tận tình giảng dạy và hƣớng
dẫn em trong quá trình học tập cũng nhƣ làm bài tiểu luận.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Bộ Giáo dục
và Đào tạo. NXB Chính trị quốc gia. H, 2011.

2,Giáo trình Triết học Mác – Lênin. Bộ Giáo dục và Đào tạo. NXB Chính trị
quốc gia. H, 2006.

3, https://luatminhkhue.vn/phan-tich-lich-su-phat-trien-cua-bien-chung;-ban-
luan-ve-sieu-hinh-va-bien-chung.aspx

4, Tài liệu về tƣ duy biện chứng:triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/phan-


khoa-triet-hoc/logic-hoc/cac-quy-luat-co-ban-cua-tu-duy_234.html

16

You might also like