You are on page 1of 23

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu kỹ năng phòng chống một số bệnh thường
gặp của giáo viên mầm non trường mầm non Ánh Sao.........................................3
1.2. Lý luận về kỹ năng phòng chống một số bệnh thường gặp của giáo viên
mầm non trường mầm non Ánh Sao......................................................................4
1.2.1. Khái niệm chung về kỹ năng.....................................................................4
1.2.2. Khái niệm chung về phòng chống bệnh thường gặp.................................5
1.2.3. Cách rèn luyện kỹ năng phòng chống một số bệnh thường gặp ở trẻ cho
giáo viên..............................................................................................................5
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng phòng chống một số bệnh thường gặp
ở trẻ của giáo viên...............................................................................................6
1.3. Vị trí, vai trò nội dung rèn luyện kỹ năng phòng chống một số bệnh thường
gặp cho giáo viên....................................................................................................7
1.3.1. Một số bệnh thường gặp............................................................................7
1.3.2. Cách nhận biết...........................................................................................9
1.3.3. Cách xử lý bệnh.......................................................................................13
1.3.4. Phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh....................................................16
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG, BIỂU HIỆN, NGUYÊN NHÂN VÀ MỨC ĐỘ
KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LỨA TUỔI NHÀ
TRẺ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TRƯỜNG MẦM NON ÁNH SAO
2.1. Thực trạng nhận thức rèn luyện kỹ năng phòng chống một số bệnh thường
gặp ở lứa tuổi 4 – 5 tuổi cho giáo viên trường mầm non Ánh Sao......................17
2.2. Kỹ năng phòng chống một số bệnh thường gặp ở lứa tuổi 4 – 5 của giáo viên
trường mầm non Ánh Sao biểu hiện ở mức độ....................................................18
2.3. Nguyên nhân ảnh hưởng tới việc rèn luyện kỹ năng phòng chống một số
bệnh thường gặp ở lứa tuổi 4 – 5 cho giáo viên mầm non trường mầm non Ánh
Sao........................................................................................................................18

1
CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÒNG
CHỐNG MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LỨA TUỔI NHÀ TRẺ CHO
GIÁO VIÊN
3.1. Tạo môi trường học tập sạch sẽ.....................................................................19
3.2. Tạo điều kiện thuận lợi giúp giáo viên tham gia được các hoạt động rèn
luyện kỹ năng phòng chống một số bệnh thường gặp tại trường.........................21
3.3. Tổ chức các hội thi, các lớp tập huấn, phát tài liệu tự học để nâng cao kỹ
năng phòng chống một số bệnh thường gặp cho giáo viên..................................21
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận............................................................................................................22
2. Kiến nghị..........................................................................................................23

2
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu kỹ năng phòng chống một số bệnh
thường gặp của giáo viên mầm non trường mầm non Ánh Sao
Với trẻ mầm non tất cả những gì xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn trẻ, kích thích sự
tò mò, khám phá của trẻ. Trẻ tích cực hoạt động với các đồ dùng đồ chơi ở trường
lớp mầm non. Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân, việc phòng chống
dịch bệnh. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu. Môi trường
học tập, vui chơi của trẻ thường tập trung nhiều trẻ khác. Tất cả những yếu tố trên
rất dễ dẫn đến trẻ em mắc phải một số bệnh thường gặp. Chính vì vậy, người lớn
cần phải có hiểu biết về tầm quan trọng của việc làm tốt công tác phòng chống
bệnh cho trẻ và hình thành ở trẻ những thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, ý thức
phòng chống bệnh thường gặp.
Nghề giáo viên mầm non là một lĩnh vực hoạt động lao động trong hệ thống giáo
dục quốc dân. Sau khi được đào tạo ở các trường, khoa sư phạm, sinh viên có được
những tri thức và kỹ năng nhất định để có thể trở thành giáo viên và có thể tham
gia vào giáo dục trẻ em ở độ tuổi mầm non (từ 0- 6 tuổi). Ngoài việc giáo dục học
sinh những kỹ năng cần thiết, những kiến thức nền tảng cho việc học ở các cấp bậc
học tiếp theo, giáo viên mầm non còn thực hiện các hoạt động chăm sóc nuôi
dưỡng giáo dục như ăn, ngủ, vệ sinh,… phải xử lý những tình huống bất ngờ như
trẻ khóc, trẻ nôn ọe, trẻ đánh bạn, trẻ nuốt những vật lạ,… Trẻ ở lứa tuổi này có
sức đề kháng yếu nên thường xuyên mắc các bệnh lý phổ biến như cảm cúm, sốt.
Vậy nên hiện nay sinh viên ngành giáo dục mầm non đã được trang bị những kỹ
năng cần thiết để phòng chống một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non.
Tất cả giáo viên trong trường đều chăm sóc giáo dục trẻ theo kế hoạch của ban
giám hiệu nhà trường đưa ra và lồng gép vệ sinh trẻ trong các giờ hoạt động học
tập cũng như trong các hoạt động vui chơi giáo viên chỉ chú trọng vào cách dạy trẻ
chưa có những biện pháp cụ thể để tạo môi trường phòng tránh các bệnh. Trong
các giờ hoạt động ngoài trời các cô chỉ đứng quan sát tránh tình trạng trẻ bị tai nạn
còn những kiến thức tuyên truyền đến phụ huynh về cách chăm sóc nuôi dưỡng và
phòng bệnh cho trẻ chưa đạt hiệu quả cao và chưa có hướng khắc phục nhằm giúp
trẻ phát triển toàn diện giữa chơi và học một cách hài hòa.

3
1.2. Lý luận về kỹ năng phòng chống một số bệnh thường gặp của giáo viên
mầm non trường mầm non Ánh Sao
Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có các nguồn thông tin phong phú, khuyến
khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Môi trường cho trẻ hoạt động hiểu
theo nghĩa hẹp, chủ yếu là hoàn cảnh cụ thể của lớp và xung quanh lớp, những yếu
tố tạo điều kiện cho trẻ tìm hiểu và khám phá.
Để đảm bảo cho trẻ được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần thì
nhiệm vụ cần thiết đối với giáo viên mầm non, các nhà chuyên môn và cả các bậc
cha mẹ là phải hiểu biết về các đặt điểm sinh lí, bệnh lí và tâm vận động của các
thời kì phát triển cơ thể của trẻ em, ứng dụng vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo
vệ sức khỏe cho trẻ.
Các giáo viên mầm non cần được trang bị những kiến thức, kĩ năng cơ bản về
bệnh của trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ để từ đó có thể áp dụng vào công tác tổ chức
phòng bệnh, đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn, biết phát hiện sớm, xử lí bước
đầu và chăm sóc khi trẻ ốm, bị tai nạn. Ngoài ra, cần phải cung cấp kiến thức và kĩ
năng về giáo dục phòng bệnh, đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non, đáp ứng với việc
đổi mới chương trình chăm sóc và giáo dục mầm non vì vậy việc xây dựng môi
trường phòng bệnh và an toàn cho trẻ là một yêu cầu cần thiết trong ngành học
mầm non.
1.2.1. Khái niệm chung về kỹ năng
Kỹ năng là khả năng thực hiện một hành động với kết quả được xác định thường
trong một khoảng thời gian cùng năng lượng nhất định hoặc cả hai. Kỹ năng là khả
năng áp dụng kiến thức và hiểu biết của con người để thực hiện một cái gì đó, có
thể là công việc kỹ thuật, tình cảm, chuyên môn, giao tiếp, sinh tồn, v.v.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa kỹ năng. Tuy nhiên nhìn chung,
kỹ năng là việc vận dụng khả năng/ năng lực của một người để giải quyết một hay
nhiều việc nhằm tạo ra kết quả như mong muốn.
Người sở hữu kỹ năng thuần thục sẽ giải quyết vấn đề hiệu quả và nhận được nhiều
thành tựu nổi bật trong lĩnh vực, chuyên môn của mình.

4
Các kỹ năng thường có thể được chia thành các kỹ năng mềm chung và chuyên
biệt. Ví dụ: trong lĩnh vực công việc, một số kỹ năng chung sẽ bao gồm quản lý
thời gian, làm việc theo nhóm và lãnh đạo, tự tạo động lực và những người khác,
trong khi các kỹ năng dành riêng cho miền chỉ được sử dụng cho một công việc
nhất định. Kỹ năng thường đòi hỏi các kích thích và tình huống môi trường nhất
định để đánh giá mức độ kỹ năng được thể hiện và sử dụng.
Theo L. Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có
kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn
và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”
1.2.2. Khái niệm chung về phòng chống bệnh thường gặp
Bảo vệ sức khỏe gồm 4 khâu: tăng cường sức khỏe, phòng ngừa, chữa bệnh và
phục hồi chức năng. Ngành Giáo dục Mầm non có trách nhiệm trực tiếp chăm sóc
sức khỏe trẻ em, trong đó việc tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật là
quan trọng.
Phòng ngừa bệnh là tổ chức và thực hiện các biện pháp dự phòng cho trẻ không
mắc các bệnh lý thường gặp như : nuôi dưỡng đầy đủ, tiêm chủng, luyện tập sức
khỏe, vệ sinh môi trường. Muốn vậy, cần cung cấp kiến thức cho các bậc cha mẹ,
cách chăm sóc giáo dục sức khỏe cho trẻ. Đó là theo dõi sự phát triển của trẻ, phát
hiện bệnh sớm, cải thiện cuộc sống, tổ chức sinh hoạt tinh thần thoải mái, hạn chế
trẻ hư hỏng, những trẻ bị tật nguyền hội nhập được với xã hội. Không ngừng nâng
cao kỹ thuật, chất lượng dịch vụ y tế chăm sóc, xử lí cấp cứu tại các trường mầm
non để giảm bớt tỉ lệ tử vong và di chứng, đem lại hạnh phúc cho trẻ em, gia đình
và xã hội.
1.2.3. Cách rèn luyện kỹ năng phòng chống một số bệnh thường gặp ở trẻ cho
giáo viên
Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho trẻ em, học sinh đóng vai trò rất quan
trọng trong sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần của thế hệ trẻ.
Trẻ em, học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, sức khoẻ của học sinh hôm nay
chính là sức khỏe của dân tộc ta mai sau. Hiện nay, toàn quốc có trên 15.000
trường mầm non (bao gồm nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non) và trên

5
15.000 cơ sở giáo dục mầm non độc lập (bao gồm nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo
độc lập và lớp mầm non độc lập). Bên cạnh sự quan tâm về giáo dục, trẻ em cần
được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật hay gặp. Vì
vậy, muốn cho thế hệ tương lai khoẻ mạnh phải chăm sóc cho các em ngay từ sớm
và phải có những cách rèn luyện kỹ năng phòng chống một số bệnh thường gặp ở
trẻ em như sau :
Xây dựng kế hoạch công tác hoạt động y tế trường học hàng năm, trình lãnh đạo
Nhà trường xem, phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Tổ chức thực hiện khám sức khỏe cho học sinh định kỳ, quản lý hồ sơ sức khỏe
cho học sinh và giáo viên, công nhân viên.
Chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu và xử lý ban đầu các trường hợp ốm đau, tai nạn
thương tích khi xảy ra ở trường học
Tham mưu cho lãnh đạo Nhà trường tổ chức thực hiện các biện pháp vệ sinh học
đường, vệ sinh môi trường trong trường học, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh
khu vực nội trú, bán trú theo các quy định đã ban hành của Bộ y tế, Bộ Giáo dục và
Đào tạo, nội quy của nhà trường góp phần xây dựng môi trường “ xanh, sạch, đẹp”.
Kiểm tra vệ sinh, môi trường xung quanh, các khu nhà vệ sinh, bếp ăn tập thể,
căntin. Thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, phòng bệnh, phòng
dịch theo lịch hoạt động của Nhà trường và phối hợp tốt với y tế của địa phương
Quản lý sổ khám sức khỏe và tủ thuốc,các vật dụng liên quan đến công tác y tế
trường học, tham gia đánh giá tình hình sức khỏe của học sinh, thông báo Phụ lục
10 6 cụ thể cho phụ huynh học sinh biết về tình hình sức khỏe của học sinh để phối
hợp với Nhà trường trong việc điều trị bệnh cho học sinh.
Đánh giá sơ kết, tổng kết công tác y tế trường, báo cáo thống kê y tế trường theo
định kỳ đúng thời gian quy định.
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng phòng chống một số bệnh thường gặp
ở trẻ của giáo viên
Thực tế cuộc sống và nhiệm vụ giáo dục giai đoạn mới đặt ra yêu cầu đối với các
nhà trường, cả mầm non và phổ thông, phải quan tâm công tác truyền thông giáo

6
dục sức khỏe cho học sinh, giúp các em có kiến thức, kỹ năng chủ động phòng
chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội. Vì vậy, ngoài sự vững vàng về năng lực thực
hành, nhân viên y tế trường học còn phải có kiến thức, phương pháp truyền thông
để truyền tải, giáo dục học sinh về những vấn đề khá phức tạp và không dễ đề cập
như giới tính, bệnh truyền nhiễm, an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân…
Do cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị của nhà trường và đồ dùng dạy học cho
cô và trẻ, đồ chơi còn chưa được phong phú , tủ thuốc và sách cách phòng bệnh
cho trẻ chưa được trang bị một cách khoa học và đồng bộ . Ở trường không đủ có
kinh phí để đáp ứng nhu cầu đầy đủ cho cô và trẻ như các trường trọng điểm mà
chủ yếu là đồ dùng làm bằng phế liệu tự tạo của địa phương mà giáo viên cố gắng
sáng tạo.
Giáo viên chưa phát huy hết tính tích cực. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
giáo viên ở trường có đạt chuẩn so với yêu cầu đề ra nhưng chưa có điều kiện đi
học hỏi kinh nghiệm của trường bạn và chưa được cung cấp các kiến thức tuyên
truyền về cách phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ.
1.3. Vị trí, vai trò nội dung rèn luyện kỹ năng phòng chống một số bệnh
thường gặp cho giáo viên
1.3.1. Một số bệnh thường gặp
 Bệnh suy dinh dưỡng, còi xương
Bệnh suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất
dinh dưỡng.
Nguyên nhân :
Do việc chăm sóc và sai lầm trong trong cách nuôi con như : không cho trẻ bú sữa
non, không cho trẻ bú sữa non, không nuôi con bằng sữa mẹ hoặc chưa tận dụng
sữa mẹ để nuôi con trong 3 – 4 tháng đầu.
Do trẻ em sống trong những ngôi nhà chật chội, thiếu ánh sáng do tập quán lạc
hậu, trẻ không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
 Bệnh tiêu chảy cấp
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đai tiện phân lỏng hoặc tóe nước 3 lần trong 24 giờ.
7
Nguyên nhân :
Do dinh dưỡng không tốt dẫn đến tiêu chảy, tiêu chảy là nguyên nhân gây suy dinh
dưỡng, suy dinh dưỡng lại làm tiêu chảy tăng lên.
 Bệnh giun ở trẻ em
Những loại giun thường sống ký sinh ở người bao gồm giun kim, giun đũa, giun
móc, sán ...
Nguyên nhân :
Do trẻ hay đưa đồ chơi vào miệng, chưa biết vệ sinh đúng cách khiến chất bẩn
chứa trứng giun chui vào miệng và kí sinh trong ruột.
 Bệnh sâu răng
Nguyên nhân :
Do bẩm sinh, do cấu tạo hình thể của răng
Vi khuẩn ở men răng do liên cầu mutans
Chế độ ăn nhiều đường, vệ sinh răng miệng kém, thiếu sự giáo dục nha khoa
 Bệnh viêm kết mạc cấp tính ( bệnh đau mắt đỏ )
Nguyên nhân :
Do vi khuẩn và vi rút : Bệnh lây lan thành dịch ở các trường mầm non, những khu
dân cư đông người, lây qua chất tiết của mắt và lây qua các đồ dùng chung như
khăn mặt, chăn, màn, gối, qua ruồi nhặng đậu vào mắt trẻ bị bệnh sang trẻ lành.
 Bệnh viêm phổi ở trẻ em
Nguyên nhân
Do vi khuẩn và virut có sẵn trong vùng họng như phế cầu, liên cầu, tụ cầu... hoặc
do các virut cúm, sởi, thủy đậu...
Biểu hiện có thể xảy ra thứ phát sau khi trẻ mắc các bệnh cấp tính khác
Dễ mắc khi vào mùa lạnh, nhất là khi thay đổi thời tiết, điều kiện sinh hoạt vệ sinh
kém

8
 Bệnh béo phì ở trẻ em
Trẻ em béo phì gặp những nguy cơ có hại cho sức khỏe như tăng tỉ lệ mắc bệnh
tim mạch, tiểu đường.
Trẻ gặp những khó khăn khủng hoảng về tâm lý xã hội, chập chạp trong việc vận
động và học tập
 Bệnh sởi
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp. Bệnh có đặc
điểm là sốt, phát ban chủ yếu gặp ở trẻ em. Bệnh có miễn dịch bền vững.
Nguyên nhân :
Do virut sởi lây từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp.
Thời gian lây bệnh từ 7 đến 10 ngày sao khi tiếp xúc và kéo dài 5 ngày sau khi ban
sởi xuất hiện.
1.3.2. Cách nhận biết
 Bệnh suy dinh dưỡng, còi xương
* Suy dinh dưỡng độ 1:
Cân nặng còn 70% – 80%
Lớp mỡ dưới da bụng mỏng
Trẻ vẫn thèm ăn và chưa có biểu hiện rối loạn tiêu hóa
* Suy dinh dưỡng độ 2:
Cân nặng còn 60% - 70%
Mất lớp mỡ dưới da bụng, mông và các chi
Rối loạn tiêu hóa từng đợt
* Suy dinh dưỡng độ 3:
Thể teo tét
Cân nặng còn dưới 80%

9
Trẻ gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt như cụ già do mất toàn bộ lớp mỡ dưới da bụng,
mông, chi và má
Cơ nhão làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Tinh thần mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh, trẻ hay quấy khóc, không chịu chơi
Trẻ có thể thèm ăn hoặc kém ăn, thường xuyên rối loạn tiêu hóa, phân sống
Gan hơi to hoặc bình thường
 Bệnh tiêu chảy cấp
* Hệ tiêu hóa
Tiêu chảy đột ngột: trẻ đại tiện phân lỏng nhiều nước, đi trên 3 lần/ngày. Trường
hợp do lị phân có thể nhầy máu hoặc mũi.
Nôn. Trẻ biếng ăn
Trong tiêu chảy kéo dài, trẻ đại tiện phân lỏng từ 2 tuần trở lên thường dẫn đến suy
dinh dưỡng
* Hệ thần kinh
Trẻ quấy khóc, vật vã, co giật, có khi mệt lả, li bì, hôn mê, ngoài ra trẻ có thể bị sốt
do nhiễm khuẩn
* Dấu hiệu mất nước
Mất nước nhẹ
Mất nước vừa
Mất nước nặng
 Bệnh giun ở trẻ em
Đau bụng vùng rốn ở trẻ em, bụng ỏng, gầy yếu, trẻ có thể nôn ra giun, đi đại tiện
ra giun. Đau bụng giun thường tái đi tái lại nhiều lần.
Trẻ nhiễm giun thường khó ngủ, đôi khi đái dầm, hay quấy khóc do ngứa hậu môn
vào ban đêm

10
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc lúc lỏng, có thể nhìn thấy giun kim ở hậu
môn.
Trẻ khó chịu, thay đổi trong hoạt động hàng ngày. Có biểu hiện thiếu hụt vitamin
và khoáng chất.
Khi ấu trùng di chuyển đến phổi có thể gây ra những triệu chứng: ho, đau ngực, ...
các triệu chứng thường mất nhanh.
 Bệnh sâu răng
Men răng
Sâu ở ngà răng
Đau răng, đau tự phát hoặc đau xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng
 Bệnh viêm kết mạc cấp tính ( bệnh đau mắt đỏ )
* Triệu chứng cơ năng
Trẻ có cảm giác cộm, rát như có cát trong mi mắt do kết mạc bị phù nên cương tụ
và viêm lớp biểu mô kết mạc
Sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng thị lực vẫn bình thường
* Khám
Hai mi mắt sưng, dử dính chặt vào hai mi mắt
Vạch mi thấy rõ kết mạc màu đỏ tươi, phù nề, đội lên cao làm mắt nhắm không
khít. Gai máu tăng sinh, kết mạc xù xì có màu đỏ, đó là những mạch máu nổi lên.
Có một lớp màng giả mỏng, màu trắng dễ bóc tách
 Bệnh viêm phổi ở trẻ em
Triệu chứng nhiễm khuẩn: sốt cao, nôn trớ, mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu, da xanh,
môi khô, lưỡi bẩn
Triệu chứng hô hấp: khó thở, nhịp thở nhanh, nông, có khi thở không đều, cánh
mũi phập phồng.... nghe phổi có âm to, nhỏ hạt, ran rít, ran ngáy.

11
Triệu chứng khác: mạch nhanh, tim đập nhanh, nhỏ, yếu, có thể rối loạn tiêu hóa
nặng hoặc các triệu chứng thần kinh như co giật hoặc ngủ li bì không đánh thức
được.
 Bệnh béo phì ở trẻ em
Tăng cân nhanh, nhiều so với bình thường.
Lớp mỡ dưới da dày
Chỉ số BMI của trẻ cao hơn 20% so với mức tiêu chuẩn
Mỡ tích tụ nhiều tại một số vùng trên cơ thể như cằm, hai bên ngực, cánh tay, đùi
Trẻ có biểu hiện thèm ăn, ăn nhiều đồ ngọt, khẩu phần ăn mỗi bữa ngày càng tăng
 Bệnh sởi
* Thời kì ủ bệnh
Trung bình từ 10 - 12 ngày, thời kì này đã có vi rút trong cơ thể nhưng chưa có
biểu hiện triệu chứng gì.
* Thời kì khởi phát hay còn gọi là thời kì viêm long
Thời kì này bệnh dễ lây nhất và kéo dài từ 4 - 5 ngày. Sốt cao từ 38 - 39 độ C hoặc
hơn, kèm theo mệt mỏi, đau cơ khớp.
Viêm long: Là triệu chứng trung thành của bệnh sởi.
Chảy nước mắt, nhiều dử, kết mạc đỏ, trẻ sợ ánh sáng, mi mắt sưng phù. Hắt hơi,
khàn tiếng, ho có đờm, đôi khi có viêm thanh quản rít về đêm.
Trẻ bị tiêu chảy, phân lỏng, ăn kém.
Khám họng: họng đỏ, thấy dấu hiệu Koplik, là dấu hiệu đặc trưng của sởi, xuất
hiện nhanh và mất đi nhanh trong một vài ngày. Đó là những chấm trắng nhỏ
đường kính khoảng 1 mm, có thể từ vài nốt đến vài chục, vài trăm nốt, mọc ở niêm
mạc má (lót ở trong miệng), ngang với rằng hàm thứ nhất. Xung quanh hạt Koplik
niêm mạc má xung huyết đỏ rực.
* Thời kì toàn phát (còn gọi là thời kì sởi mọc)

12
Tại chỗ: ban sởi mọc vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 6. Ban màu hồng, nhạt, mịn, ấn
vào biến mất và mọc thành từng mảng, xen kẽ có những khoảng da lành. Ban xuất
hiện đầu tiên ở sau tai rồi lan dần ra 2 má, cổ, ngực, bụng, chi trên sau lan ra lưng,
hông và chi dưới. Thời gian từ 2 đến 3 ngày ban mọc khắp thân mình. Khi đó sốt
giảm, nếu có sốt cao phải nghĩ đến biến chứng.
Toàn thân: trước khi ban sởi mọc trẻ sốt rất cao, mệt hơn. Khi ban mọc đến chân,
sốt giảm dần rồi hết. Nếu ban sởi mọc đến chân mà trẻ vẫn sốt cao thường do biến
chứng.
Kèm theo với phát ban còn có thể nổi hạch ở cổ, hàm, có rối loạn tiêu hóa, viêm
phế quản, viêm tai giữa.
* Thời kì lui bệnh (còn gọi là thời kì sởi bay)
Sau 5 - 6 ngày ban sởi bay theo trình tự như khi mọc, để lại vết thâm trên mặt da,
còn gọi là vết hằn da hổ, sau 1 tuần thì hết. Bệnh nhi ăn ngủ tốt, toàn thân trẻ hồi
phục dần.
* Thời kì lại sức
Thường kéo dài, thời kì này sức đề kháng của trẻ thường giảm nên dễ bị bội nhiễm
1.3.3. Cách xử lý bệnh
 Bệnh suy dinh dưỡng, còi xương
Cần chữa khỏi các bệnh trẻ đang mắc
Suy dinh dưỡng thể nhẹ và trung bình chủ yếu xem xét và điều chỉnh chế độ ăn
hợp lý hoặc nâng khẩu phần ăn cả về số lượng và chất lượng.
Suy dinh dưỡng thể nặng phải xem như một bệnh cấp cứu, tỷ lệ tử vong của trẻ suy
sinh dưỡng nặng cao hay thấp phụ thuộc vào sự chăm sóc trẻ và cần đưa ngay trẻ
đến bệnh viện.
Chủ yếu cho trẻ tắm nắng và uống vitamin D theo đơn của bác sĩ.
 Bệnh tiêu chảy cấp
Điều trị mất nước và điện giải (dùng ozesol và nước cháo muối).

13
Chế độ dinh dưỡng : Không nên cho trẻ ăn kiêng
Trẻ đang bú mẹ thì vẫn cho bú bình thường. Trẻ ăn sữa bò nên pha loãng sữa với
nước cháo, số lần ăn tăng hơn bình thường.
Khi trẻ ăn thức ăn bổ sung: cho trẻ ăn lỏng, thức ăn nấu nhừ, ít chất xơ, đủ chất
dinh dưỡng, tăng lượng Pr, L và nên dùng dầu thực vật. Số lượng thức ăn một bữa
ít hơn nhưng số lần ăn trong ngày tăng lên.
Không nên dùng cháo để thay thế bữa ăn.
Thuốc dùng trong tiêu chảy : Thuốc kháng sinh , sử dụng thuốc chữa triệu chứng
như thuốc hạ sốt, thuốc chống co giật.
 Bệnh giun ở trẻ em
Tẩy giun cho trẻ nếu xét nghiệm phân có nhiều trứng giun hoặc khi trẻ có biểu hiện
đi ngoài ra giun, nôn ra giun, ngứa hậu môn.
Nên tẩy giun bằng các loại thuốc có tác dụng với nhiều loại giun, ít độc và ít tác
dụng phụ. Khi dùng thuốc tẩy giun không cần bắt trẻ nhịn ăn. Nên tẩy giun định kỳ
cho trẻ trên 2 tuổi, tẩy giun 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần. Hiện nay, trẻ em trên 1 tuổi
đã có thể tẩy giun định kỳ rồi. Thậm chí, có loại thuốc có thể dùng cho trẻ trên 6
tháng tuổi. Các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể hơn.
Để phòng ngừa nhiễm giun, các thành viên trong gia đình cần rửa tay sạch bằng xà
phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, tiểu tiện, thực hiện ăn chín, uống sôi,
không đi chân đất để tránh ấu trùng giun móc chui qua da, không để trẻ bò lê dưới
đất, không cho trẻ cắn móng tay.
 Bệnh sâu răng
Lấy hết các tổ chức tổn thương làm sạch lỗ sâu, điều trị viêm tủy nếu có, sau đó
hàn lỗ sâu.
 Bệnh viêm kết mạc cấp tính ( bệnh đau mắt đỏ )
Cách ly trẻ đau mắt đỏ để tránh lây lan sang trẻ khác. Nếu không có điều kiện cách
ly phải cho trẻ nghỉ ở nhà.

14
Rửa mắt cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng nước muối sinh lý. Khăn mặt của trẻ
phải được giặt riêng bằng xà phòng, luộc rồi phơi nắng.
Hằng ngày, nhỏ các loại thuốc mắt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc
 Bệnh viêm phổi ở trẻ em
Phát hiện sớm trẻ bị bệnh và nhất là khó thở để kịp thời cấp cứu cho trẻ.
Chế độ chăm sóc: cho trẻ nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa, nới rộng quần áo, tã
lót, hút đờm rãi, nhỏ thuốc mũi cho trẻ, nếu sốt cao đắp khăn ướt lên trán.
Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, với trẻ bú mẹ nên dùng thìa tránh gây khó thởi vì
ăn.
Thuốc: Dùng kháng sinh sớm và liều cao, các thuốc trợ hô hấp, trợ tim mạch, hạ
sốt
 Bệnh béo phì ở trẻ em
Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cho trẻ ăn đa dạng món ăn những cần cân
đối hợp lý.
Tập cho trẻ ăn đúng giờ, một ngày có thể ăn nhiều bữa để không đói, không no.
Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo có hại và đường như: bánh kẹo, chè, nước
ngọt có ga, đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh chế biến sẵn...
Xây dựng thực đơn nhiều rau xanh, các loại chất béo và protein có lợi.
Nếu cân nặng vượt quá mức xử lý cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn.
Thường xuyên trao đổi liên lạc giữa gia đình và nhà trường để có chế độ ăn uống,
sinh hoạt, rèn luyện thể lực phù hợp với trẻ để đề phòng bệnh thừa cân, béo phì.
 Bệnh sởi
* Chế độ chăm sóc
Tất cả trẻ em bị sởi đều được cách li cho đến khi hết khả năng lây bệnh (15 ngày
kể từ khi bắt đầu mắc bệnh).
Vệ sinh răng miệng, da, mắt: dùng nước ấm, tại nơi kín gió, lau rửa răng miệng, da
cho trẻ. Dùng thuốc nhỏ mắt. Tránh bị thêm các nhiễm khuẩn.
15
Chế độ dinh dưỡng: Cần cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, thức ăn dễ tiêu.
Không nên kiêng quá mức, tránh cho trẻ khỏi bị suy dinh dưỡng và thiếu vitamin
A.
Cặp nhiệt độ cho trẻ thường xuyên để phát hiện biến chứng kịp thời. Khi có biến
chứng phải cho trẻ đến bệnh viện để điều trị ngay.
* Điều trị triệu chứng
Dùng thuốc hạ nhiệt, giảm ho để hạ sốt và chống ho (chưa có thuốc điều trị đặc
hiệu).
Khi có biến chứng phải dùng kháng sinh. Tùy theo biến chứng mà có khả năng
thích hợp.
1.3.4. Phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát
triển của nhân cách con người. Chăm sóc giáo dục trẻ ở tuổi mầm non là việc làm
hết sức quan trọng và cần thiết; công việc đó đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ
giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tạo ra một môi trường giáo dục thống nhất
và thuận lợi, đây cũng là một nguyên tắc cơ bản được quán triệt trong quá trình
chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
Giáo viên phối hợp với nhà trường và phụ huynh tạo cho trẻ môi trường an toàn về
thể chất và tâm thần.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non phải luôn được chăm sóc, trông coi của người có trách
nhiệm.
Giáo viên phải có kiến thức về phòng và xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp.
Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cho
cha mẹ và y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ.
Giáo dục về an toàn cho trẻ: những đồ vật gây nguy hiểm và những nơi nguy hiểm
không được đến gần. Giáo viên cần nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh thực
hiện các biện pháp an toàn cho trẻ đề phòng những tai nạn có thể xảy ra tại gia
đình, khi trẻ đến trường hoặc đón trẻ từ trường về nhà.

16
Giáo viên hướng dẫn phụ huynh cách giáo dục nhằm hình thành những thói quen
tốt về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, biết tự chăm sóc sức khỏe và an toàn
cho bản thân ( ăn nhiều loại thức ăn, không kiêng khem, mặc ấm, đi tất khi trời rét,
đội mũ khi ra nắng, không chơi ở khu vực nguy hiểm .....)
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG, BIỂU HIỆN, NGUYÊN NHÂN VÀ MỨC ĐỘ
KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LỨA TUỔI NHÀ
TRẺ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TRƯỜNG MẦM NON ÁNH SAO
2.1. Thực trạng nhận thức rèn luyện kỹ năng phòng chống một số bệnh
thường gặp ở lứa tuổi 4 – 5 tuổi cho giáo viên trường mầm non Ánh Sao.
Thời gian gần đây, thường xuyên xuất hiện những trường hợp giáo viên, bảo mẫu
bạo hành trẻ khiến cho cái nhìn của xã hội về nghề giáo mầm non ngày càng kém
đi, làm ảnh hưởng xấu đến niềm tin của phụ huynh về việc chăm sóc và giáo dục
trẻ ở các trường mầm non. Những sự việc đó đa phần là do người giáo viên không
chịu được áp lực của công việc mình đang làm. Khi được hỏi đến tại sao lại có thể
hành động như thế đối với các bé thì phần lớn câu trả lời đều bảo là do trẻ không
chịu ăn, do trẻ quấy khóc, do trẻ nghịch phá, do áp lực công việc… các câu trả lời
đều xoay quanh việc nuôi dạy trẻ quá vất vả nên mới dẫn đến việc không kiềm chế
mà có những hành động trái với đạo đức nghề nghiệp.
Tất cả giáo viên trong trường đều chăm sóc giáo dục trẻ theo kế hoạch của ban
giám hiệu nhà trường đưa ra và lồng gép vệ sinh trẻ trong các giờ hoạt động học
tập cũng như trong các hoạt động vui chơi giáo viên chỉ chú trọng vào cách dạy trẻ
chưa có những biện pháp cụ thể để tạo môi trường phòng tránh các bệnh. Trong
các giờ hoạt động ngoài trời các cô chỉ đứng quan sát tránh tình trạng trẻ bị tai nạn
còn những kiến thức tuyên truyền đến phụ huynh về cách chăm sóc nuôi dưỡng và
phòng bệnh cho trẻ chưa đạt hiệu quả cao và chưa có hướng khắc phục nhằm giúp
trẻ phát triển toàn diện giữa chơi và học một cách hài hòa.
Y tế học đường trong trường mầm non chưa được đi chuyên sâu vào chuyên
nghành của mình mà vẫn mang tính chất kiêm nhiệm nhiều các công việc khác ở
các trường mầm non, các tài liệu về phòng chống và chữa bệnh cho trẻ chưa được
phong phú đa dạng về chủng loại .

17
2.2. Kỹ năng phòng chống một số bệnh thường gặp ở lứa tuổi 4 – 5 của giáo
viên trường mầm non Ánh Sao biểu hiện ở mức độ
Nhà trường đã bồi dưỡng kiến thức chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và phòng
chống dịch bệnh cho giáo viên, nhân viên toàn trường : Mời giáo viên về trường
giảng theo định kỳ hàng năm, nhất là những đợt dịch. Cập nhật kịp thời và tìm hiểu
kiến thức trong sách, báo, tạp chí, trên mạng Internet…Thực hiện tốt công tác phối
kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và với các cơ quan hữu quan : Sở y tế,
trung tâm y tế quận , trung tâm y tế phường .
Có y tế học đường chăm sóc sức khoẻ và hỗ trợ cân đo, làm sổ sách theo quy định
chung của ngành. Trường đã thực hiện một số biện pháp có hiệu quả tốt trong công
tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non và phòng chống bệnh dịch tạo môi trường
an toàn cho trẻ ở lứa tuổi 4 – 5.
Giáo viên có kiến thức y tế về cách điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non
và đồng thời thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ đề phòng những trường hợp
xấu có thể xảy ra.
Về chất lượng :100% trẻ phát triển đồng đều tích cực trong các hoạt động giáo dục
một cách tích cực sáng tạo. trong đó có 70% trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt,
30% trẻ ít bị nhiễm bệnh và có ý thức trong giữ gìn vệ sinh cá nhân và đã tạo được
năng khiếu, sáng tạo của trẻ trong việc thực hiện tốt các yêu cầu của cô. hầu hết trẻ
đều hứng thú, thoải mái trong các hoạt động giáo dục đó là nền tảng quý báu để cô
giúp trẻ phát triển toàn diện .
2.3. Nguyên nhân ảnh hưởng tới việc rèn luyện kỹ năng phòng chống một số
bệnh thường gặp ở lứa tuổi 4 – 5 cho giáo viên mầm non trường mầm non
Ánh Sao
Tình trạng quá tải số lượng trẻ tính trên 1 giáo viên đang là vấn đề gây áp lực nhất
tới các giáo viên mầm non. Việc quản lý quá nhiều trẻ nhỏ, từ việc soạn giáo án,
chăm lo, tổ chức trò chơi, lên bảng theo dõi quá trình học tập, để ý tới tâm lý từng
bé khiến các cô luôn phải bận bịu suốt cả ngày, áp lực về thời gian và trách nhiệm
là vô cùng lớn.

18
Nhiều người nghĩ rằng làm nghề giáo viên mầm non thoải mái và tự do, nhưng
thực tế hoàn toàn không phải như vậy, để lo cho từng bữa ăn giấc ngủ của trẻ, giáo
viên mầm non phải chịu rất nhiều áp lực. Người giáo viên mầm non cũng là người
phải xử lý trực tiếp những tình huống hay gặp của trẻ nhỏ độ tuổi từ 4 - 5 như quấy
phá, lười ăn, hay mắc dấu hiệu của bệnh tự kỷ.....
Làm việc trong môi trường nhiều trẻ nhỏ, các giáo viên phải chấp nhận việc mình
thường xuyên mắc bệnh lây từ cả cô lẫn trò. Nên việc thường xuyên phải xin nghỉ
làm vì ốm hay các con phải nghỉ một thời gian dài cũng không còn là điều xa lạ.
Những hạn chế, bất cập về cơ sở vật chất và đặc biệt là chi phí để đào tạo, tổ chức
tập huấn cho các giáo viên vẫn là một vấn đề cấp thiết chưa được giải quyết.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÒNG
CHỐNG MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LỨA TUỔI NHÀ TRẺ CHO
GIÁO VIÊN
3.1. Tạo môi trường học tập sạch sẽ
Một đứa trẻ thông minh một phần nhỏ là bẩm sinh, phần còn lại là môi trường giáo
dục. Việc mang đến cho trẻ sự tự do trong môi trường giáo dục sẽ giúp các con
cảm thấy bản thân được tôn trọng về những điều mình muốn, mình nói và mình
làm.
Điều này sẽ càng kích thích trẻ phát triển tư duy sáng tạo từ nền tảng trí tuệ bẩm
sinh cũng như chủ động sáng tạo trong học tập và vui chơi để làm mới mình.
Qua đó, trẻ có thể tự trau dồi những kỹ năng quan trọng của một công dân toàn cầu
như: Tư duy phản biện, tư duy phân tích, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác linh
hoạt…
Tính sáng tạo của trẻ bộc lộ một cách tự nhiên khi trí thông minh của trẻ được hình
thành thông qua việc tương tác với một môi trường được chuẩn bị sẵn sàng.
Nó được tích lũy qua quá trình phát triển nhận thức của trẻ ngay từ thời điểm trẻ
tiếp nhận thực tế một cách khách quan.
Do đó, một môi trường có tính thẩm mỹ, trật tự và có tính thực tế sẽ thôi thúc cá
tính sáng tạo của trẻ bộc lộ và phát triển.

19
Một môi trường học tập sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học phù hợp,
thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ, mà còn
thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động
tích cực, sáng tạo.
Với vai trò hết sức to lớn của môi trường học đối với sự phát triển của trẻ em thì
một môi trường học sáng tạo là hết sức cần thiết để nhà trường và phụ huynh có
thể đáp ứng với nhu cầu sáng tạo của trẻ em hiện này.
Có thể nói, môi trường học tập sáng tạo sẽ tạo ra không gian để trẻ chủ động học
tập, vui chơi và tạo ra nhiều ý tưởng mới, sáng tạo đa dạng hơn, liên tục thử
nghiệm và hoàn thiện.
Trẻ có thể cùng nhau chia sẻ ý tưởng, cùng hợp tác trên các dự án và tiếp thu, học
hỏi từ chính bạn bè của mình để cùng nhau phát triển.
Khi làm việc trên các dự án mà mình quan tâm, các em sẽ làm việc chăm chỉ và
bền bỉ hơn, sẽ kiên trì khi đối mặt với các thử thách và sẽ học hỏi, khám phá được
nhiều hơn trong quá trình này.
Với chương trình học sáng tạo được học tại phòng học sáng tạo sẽ là sự bổ trợ rất
hữu ích, tạo cảm hứng, khơi nguồn cảm xúc sáng tạo để trẻ được chủ động trải
nghiệm, tư duy logic, sắp xếp, lên ý tưởng để tạo hình, nghiên cứu những chủ đề
của từng bài học về đời sống, khoa học, toán học, mỹ thuật...
Việc học tập và vui chơi tại môi trường học sáng tạo chắc chắn giúp trẻ em cảm
thấy hứng thú bởi trẻ coi đó là không gian đặc biệt để các con được thỏa sức sáng
tạo ra vô vàn những tác phẩm thể hiện được suy nghĩ, tình cảm của mình.
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục sáng tạo trong trường mầm non là
thực sự cần thiết và quan trọng.
Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ
nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của
trẻ được hình thành và phát triển toàn diện hơn trong tương lai.

20
3.2. Tạo điều kiện thuận lợi giúp giáo viên tham gia được các hoạt động rèn
luyện kỹ năng phòng chống một số bệnh thường gặp tại trường
Nhất thiết giáo viên mầm non phải có chương trình, nội dung phát triển thông qua
các hoạt động hướng đến các mục tiêu phát triển cụ thể cả về thể chất, nhận thức,
ngôn ngữ và giao tiếp cho giáo viên nâng cao các kỹ năng cần thiết.
Hoạt động trải nghiệm có sự tương tác xã hội và khoa học để giáo viên có thể học
hỏi, trợ giúp lẫn nhau.
Tham gia học hỏi gắn với các hoạt động trải nghiệm là cách kết nối kiến thức, kỹ
năng với thực tiễn cuộc sống phong phú. Hoạt động rèn luyện không chỉ giúp hình
thành kiến thức mới mà quan trọng là khám phá ra cách lĩnh hội tri thức mới, hình
thành kỹ năng mới.
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú đặc
biệt là hình thức bồi dưỡng tại cơ sở, tại trường góp phần xây dựng tinh thần cộng
tác, làm việc theo tổ, nhóm trong nhà trường.Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chỉ thật
sự mang lại hiệu quả cao khi nó trở thành nhu cầu và có sự tự nguyện, tự giác của
mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Hiệu trưởng các trường cần đánh giá đúng thực trạng năng lực chuyên môn của đội
ngũ giáo viên mầm non trường mình. Mỗi giáo viên mầm non tự xác định yêu cầu
bồi dưỡng của bản thân về nội dung cần bồi dưỡng, mức độ cần đạt, thời gian hoàn
thành. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường
gồm các mặt: (Nội dung bồi dưỡng; Đối tượng bồi dưỡng tương ứng với từng nội
dung; Kết quả cần đạt sau khi bồi dưỡng; Thời gian tiến hành; Người chỉ đạo bồi
dưỡng; Phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng của hiệu trưởng; Tổ
chức bồi dưỡng với những hình thức linh hoạt, đa dạng, phong phú )
3.3. Tổ chức các hội thi, các lớp tập huấn, phát tài liệu tự học để nâng cao kỹ
năng phòng chống một số bệnh thường gặp cho giáo viên.
Nâng cao nhận thức và năng lực cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trong việc quy
hoạch, thiết kế xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù
hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, lớp, địa phương.

21
Huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc xây dựng môi
trường và tổ chức hoạt động cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Thông qua cuộc thi nhằm tôn vinh, đề xuất giải pháp nhân rộng các điển hình và kế
hoạch tiếp tục thực hiện xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn
tiếp theo.
Tham gia tập huấn, các giáo viên không chỉ được lắng nghe, chia sẻ, thảo luận về
những kiến thức, phương pháp mà còn được thực hành trải nghiệm, tương tác trực
tiếp với giảng viên và các bạn . Ngoài ra, giảng viên còn giúp cho các giáo viên
hiểu rõ hơn việc ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến trong tổ chức các hoạt
động giáo dục sẽ tạo cơ hội cho giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, hình
thức, thời gian tổ chức các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt dựa vào nhu cầu,
khả năng và hứng thú của trẻ.
Nâng cao nhận thức và năng lực cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trong việc qui
hoạch, thiết kế xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù
hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, lớp, địa phương.
Nhằm trang bị kiến thức sơ cấp cứu cho giáo viên, rèn luyện các kỹ năng chuyên
môn, đảm bảo sẵn sàng phòng ngừa, ứng phó, xử lý kịp thời các bệnh thường gặp
cho học sinh trong sinh hoạt và học tập tại trường.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Cha mẹ và gia đình có trách nhiệm đầu tiên trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ và
tạo mọi điều kiện để giúp trẻ lớn lên và phát triển về mọi mặt ngay từ những tháng
đầu đời.
Do vậy, một mặt cần khuyến khích các gia đình cho con đến nhóm lớp mầm non,
chú trọng việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ngay từ khi còn trong bào thai, mặt khác
đẩy mạnh việc giáo dục kiến thức, kĩ năng thực hành cho cha mẹ và những người
trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình.
Qua quá trình tổ chức thực nghiệm sư phạm cho thấy: Trong môi trường an toàn
cho trẻ từ đó trẻ có sức khỏe tốt thì sự học của trẻ cũng sôi động và trẻ rất hứng

22
thú, tích cực tư duy tìm tòi, sáng tạo từ đó trẻ lĩnh hội được nhiều kiến thức theo
một hệ thống khoa học hiện đại. Trẻ có thể vận dụng những kiến thức ở trường
mầm non vào trong thực tiễn đời sống hằng ngày của trẻ, ngoài ra trong việc xây
dựng môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non là rất phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ và phù hợp với chương trình giáo dục mầm non
mới.Từ đó làm cơ sở để hình thành nhân cách, phát triển các quá trình tâm lí: Tư
duy, trí nhớ, tưởng tượng, ngôn ngữ... Giúp trẻ phát triển toàn diện.
2. Kiến nghị
Trong quá trình dài tôi đã tìm tòi và học hỏi sáng tạo ra những biện pháp xây dựng
môi trường phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ đã tận dụng tất cả những kiến
thức cũng như những cơ sỡ dữ liệu của trường. Bên cạnh đó cũng rất cần sự hỗ trợ
của phòng giáo dục và phụ huynh học sinh trong các công tác tuyên truyền cũng
như trong sự đầu tư cơ sở vật chất của trường để đảm bảo cho trẻ môi trường học
tập vui chơi thoải mái và an toàn.
Đối với sở và phòng giáo dục mở thêm các lớp kĩ năng về cách phòng bệnh và an
toàn cho trẻ để tất cả giáo viên có được những kiến thức và cách chăm sóc trẻ một
cách tốt nhất.

23

You might also like