You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

KHOA CÁC KHOA HỌC GIÁO DỤC


*****************
BỘ MÔN GIÁO DỤC MẦM NON

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

GIÁO DỤC AN TOÀN CHO TRẺ MẦM NON

Đề cương học phần: Giáo dục an toàn cho trẻ mầm non thuộc chương trình đào tạo
cử nhân ngành Giáo dục mầm non được phê duyệt theo Quyết định số 64/QĐ-ĐHQGHN,
Quyết định về việc ban hành chương trình và giao nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học ngày
09 tháng 01 năm 2020 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hà Nội, 202
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
GIÁO DỤC AN TOÀN CHO TRẺ MẦM NON
Safety education for preschool children
1. Mã học phần: PSE3073
2. Số tín chỉ: 2 tín chỉ
3. Học phần tiên quyết: PSE3002; PSE3004
4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
5. Giảng viên: TS. Trần Thị Kim Yến, Khoa Các KHGD, Trường ĐHGD.
Ths. Lê Thủy Tiên, Khoa Các KHGD, Trường ĐHGD.
6. Mục tiêu của học phần
Học phần cung cấp cho phần tập trung hướng dẫn sinh viên nghiên cứu một số
vấn đề lí luận về giáo dục an toàn cho trẻ mầm non; các nguyên tắc xây dựng môi trường
giáo dục an toàn cho trẻ ở trường mầm non; nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
hoạt động giáo dục an toàn cho trẻ; thực hành lập kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo
dục an toàn cho trẻ mầm non.
7. Chuẩn đầu ra của học phần
a) Kiến thức:
Hệ thống một số vấn đề lí luận về giáo dục an toàn cho trẻ mầm non;
Hệ thống một số nguy cơ mất an toàn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ ở
trường mầm non;
Biết đánh giá nguy cơ, xử lý tình huống mất an toàn trong công tác chăm sóc và
giáo dục trẻ mầm non;
Hiểu và vận dụng nguyên tắc thiết lập môi trường giáo dục an toàn cho trẻ ở trường
mầm non;
Biết cách thức tổ chức một số hoạt động tích hợp giáo dục an toàn phù hợp với trẻ
mầm non.
b) Kĩ năng:
Khảo sát, phân tích nguy cơ mất an toàn trong chăm sóc và giáo dục trẻ;
Tìm hiểu thực tiễn môi trường lớp học và trường học mầm non;
Thực hành đánh giá an toàn trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non;
Đề xuất giải pháp xây dựng môi trường lớp học, trường học an toàn cho trẻ;
Thực hiện các nguyên tắc chăm sóc và giáo dục trẻ trong môi trường an toàn.
Lập kế hoạch và tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục an toàn cho trẻ mầm non.
Các kĩ năng bổ trợ: Tự học, tự nghiên cứu; làm việc nhóm; thuyết trình; ứng dụng
công nghệ thông tin trong học tập và nghiên cứu.
c) Thái độ
Chủ động ý thức đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non; xử lý kịp thời và phản ứng
nhanh trong các tình huống có nguy cơ mất an toàn trong chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường
mầm non.
8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá

Hoạt động đánh giá Nội dung và cách thức đánh giá Tỷ trọng Ghi
điểm chú
Chuyên cần Tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp và các hoạt 10%
động học tập trực tuyến mà giảng viên yêu cầu (Tối
thiểu 80% thời gian/số lượt truy cập, thảo luận…)
Bài tập giữa kì Bài tập lớn, tiểu luận hoặc bài kiểm tra 30%
Bài thi kết thúc học Tự luận 60%
phần

9. Giáo trình bắt buộc


Tài liệu bắt buộc
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non (bản hợp nhất), 2017
2. Điều lệ trường mầm non, Quyết định công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn và
chuẩn quốc gia
Tài liệu tham khảo
3. http://www.wikihow.com/Provide-a-Safe-Environment-at-Preschool
4. http://www.gov.mb.ca/fs/childcare/pubs/equipment_preschool_en.pdf
5. http://childcareaware.org/child-care-providers/program-planning/indoor-and-
outdoor-environment
6. https://www.naeyc.org/toys
7. Nguyễn Thị Mỹ Dung (2020), Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
10. Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo dục an toàn cho trẻ mầm non;
Nghiên cứu nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ mầm non
Nghiên cứu nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục
an toàn cho trẻ mầm non.
Thực hành thiết kế và tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục an toàn cho trẻ mầm non
theo từng độ tuổi.
11. Nội dung chi tiết của học phần:
1. Nội dung chi tiết học phần
Thời Mục tiêu Nội dung Thời
gian lượng
(GTC)
Tuần 2.Sinh viên hiểu CHƯƠNG 1: Một số vấn đề chung về giáo
1,2,3 được về luật trẻ dục an toàn cho trẻ mầm non
em, các loại hình 1.1.Một số vấn đề chung về quyền trẻ em
không đảm bảo 1.1 .1. Bối cảnh Quốc tế
1.1.2. Bối cảnh Việt nam
an toàn cho trẻ
1.1.3. Công ước liên hợp quốc về quyền
(bạo hành/lạm trẻ em
dụng/ngược đãi 1.1.4. Luật trẻ em Việt Nam
). 1.2. Nhận biết các dấu hiệu trẻ có nguy cơ
mất an toàn
Nhận ra được
1.2.1 Dấu hiệu trẻ bị bạo hành; lạm dụng;
Dấu hiệu trẻ bị
ngược đãi.
bạo hành/lạm
1.2.2.Các dấu hiệu có nguy cơ mất an toàn
dụng/ngược đãi,
khác
cách phối hợp hỗ
1.3. Cách phối hợp với các bên liên quan
trợ cho trẻ trong
trong đảm bảo an toàn cho trẻ em
hoàn cảnh bị bạo
hành/lạm
dụng/ngược đãi.
Tuần 1.SV hiểu rõ tạo Chương 2: Đảm bảo môi trường an toàn 12
4,5,6,7,8 môi trường an cho trẻ mầm non
toàn cho trẻ về 2.1.Môi trường đảm bảo cho trẻ về chế độ
thể lực sức khỏe, sinh hoạt một ngày tại trường Mầm non và
tâm lý, tính cách xử lý.
mạng trẻ. 2.1.1 Môi trường an toàn giờ chơi
2.1.2 Môi trường an toàn giờ học
2.Sinh viên biết 2.1.3. Môi trường an toàn giờ ăn, ngủ, vệ
được các tình sinh
huống có thể xảy 2.1.4 Môi trường an toàn Giờ đón và trả trẻ
ra tai nạn cho trẻ 2.1.5 Môi trường an toàn cho trẻ tham quan
khi ở trường và ngoại khóa
khi ở trường về 2.2. Một số tình huống có thể xảy ra tai
nhà và nhà đến nạn cho trẻ từ nhà đến trường và từ
trường, cách xử trường về nhà – Cách xử lý
lý 2.2.1 Giao thông
2.2.2 Ngã
2.3.3 Đuối nước
2.3.4. Động vật cắn
2.3.5 Trẻ đi lạc và nạn bắt cóc.
9,10,11,1 3.Sinh viên nắm Chương 3: Nội dung, phương pháp, hình
thức tích hợp giáo dục an toàn cho trẻ
2,13,14,1 được các nội
mầm non
5 dung, phương 3.1. Nguyên tắc giáo dục an toàn ở trường
pháp, hình thức mầm non
3.1.1.Đảm bảo trẻ tham gia chủ động tích
trong quá trình
cực
dạy trẻ về giáo 3.1.2.Đảm bảo tính trực quan
dục an toàn trong 3.1.3.Đảm bảo tính khoa học, hiệu quả
trường học. 3.1.4.Đảm bảo huy động tối đa sự hỗ trợ của
Sinh viên biết cộng đồng
cách thực hành 3.2. Nội dung giáo dục an toàn cho trẻ
mầm non
tích hợp lồng
3.2.1 An toàn về mặt tâm lý
ghép các hoạt
3.2.2. An toàn về thể lực
động giáo dục 3.2.3.An toàn về tính mạng
đảm bảo an toàn 3.2.4. An toàn với thực phẩm
cho trẻ vào các 3.3.5. An toàn với người lạ
hoạt động một 3.3.6. An toàn khi tham gia giao thông
3.3.7. An toàn giới tính
cách có hiệu quả 3.3.8. An toàn với các thiết bị, vật liệu, đồ
dùng, đồ chơi nguy hiểm.
phù hợp với độ
3.3. Phương pháp giáo dục an toàn cho trẻ
tuổi của trẻ. mầm non
3.3.1 Phương pháp dùng tình cảm
3.3.2 Phương pháp dùng lời nói ( trò chuyện,
kể chuyện, giải thích)
3.3.3 Phương pháp trực quan – minh họa
3.3.4 Phương pháp thực hành
3.3.5 Phương pháp đánh giá nêu gương
3.4. Hình thức tích hợp giáo dục an toàn
cho trẻ mầm non
3.4.1. Hoạt động học
3.4.2 Hoạt động vui chơi
3.4.3 Hoạt động mọi lúc mọi nơi ( Đón, trả
trẻ, ăn, ngủ....)
3.4.4. Hoạt động các ngày lễ, ngày hội, dã
ngoại.
3.5. Thực hành lập kế hoạch tổ chức hoạt
động tích hợp giáo dục an toàn cho trẻ ở
trường mầm non

CHỦ NHIỆM KHOA CHỦ NHIỆM BỘ MÔN


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

You might also like