You are on page 1of 10

1. Bản chất xã hội của ngôn ngữ là gì?

2. Ngôn ngữ có những chức năng nào?


3. Bản chất xã hội của ngôn ngữ có gì đặc biệt so
với những hiện tượng xã hội khác?
4. Hãy chứng minh “Ngôn ngữ là một phương tiện
giao tiếp quan trọng nhất của con người”.
5. Ngôn ngữ và tư duy là một thể thống nhất nhưng
không đồng nhất. Sự không đồng nhất ấy thể hiện
ở những điểm nào?
6.Năm 1970 người ta phát hiện một đứa bé bị giam cầm trong một căn
nhà từ lúc 18 tháng tuổi đến năm 14 tuổi. Khi được đưa về xã hội, đứa
bé không biết nói và cũng không hiểu bất cứ ngôn ngữ nào. Ví dụ trên
cho thấy bản chất xã hội nào của ngôn ngữ?
7.Trình bày về chức năng làm phương tiện diễn đạt tư duy của ngôn ngữ.
8.Vì sao nói ngôn ngữ không đồng nhất với tiếng kêu động vật?
9.Năm 1920 người ta phát hiện hai đứa bé được chó sói nuôi dưỡng
trong một khu rừng ở Ấn Độ. Cả hai đều không biết tiếng người và có
những tập tính của chó sói như gầm gừ, bò bằng 2 chân và 2 tay, cất
tiếng sủa vào ban đêm. Ví dụ trên cho thấy bản chất xã hội nào của
ngôn ngữ?
10.Vì sao nói ngôn ngữ tồn tại và phát triển không tuân theo quy luật của
tự nhiên?
11.Vì sao nói ngôn ngữ không mang tính di truyền
hay bẩm sinh? Hãy cho hai ví dụ.
12.Vì sao nói ngôn ngữ không phải là hiện tượng cá
nhân.
13.Trình bày thuyết thần thụ về nguồn gốc ngôn ngữ.
14.Trình bày thuyết tượng thanh về nguồn gốc ngôn
ngữ.
15.Trình bày thuyết cảm thán về nguồn gốc ngôn
ngữ.
16.Trình bày thuyết tiếng kêu trong lao động về nguồn gốc
ngôn ngữ.
17.Trình bày thuyết khế ước xã hội về nguồn gốc ngôn
ngữ.
18.Trình bày thuyết ngôn ngữ cử chỉ về nguồn gốc ngôn
ngữ.
19.Thuyết nhân tạo về nguồn gốc của ngôn ngữ là gì? Kể
5 cách giải thích khác nhau về nguồn gốc ngôn ngữ.
20.Quy luật phát triển của ngôn ngữ có những tính chất
đặc biệt nào?
21.Hãy giải thích vì sao trong 3 bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp, từ vựng biến đổi nhanh chóng và rõ rệt, tiếp đến là ngữ
âm còn ngữ pháp biến đổi chậm nhất.
22.Trình bày các nhân tố bên ngoài ngôn ngữ từ phía xã hội đã
tác động đến sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ.
23.Nội dung chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước VN có
những chủ trương nào?
24.Vì sao thuyết tượng thanh và thuyết cảm thán không phải là
nguồn gốc chân chính của ngôn ngữ?
25.Vì sao thuyết tiếng kêu trong lao động, thuyết khế ước xã hội
và thuyết ngôn ngữ cử chỉ không phải là nguồn gốc chân
chính của ngôn ngữ?
26.Toàn bộ quá trình phát triển của ngôn ngữ trải qua mấy
bước? Kể ra.
27.Chính sách ngôn ngữ là gì? Nó tập trung giải quyết
những lĩnh vực nào?
28.Thế nào là hệ thống? Ngôn ngữ có phải là hệ thống
không? Tại sao?
29.Hệ thống ngôn ngữ có các đơn vị nào? Các đơn vị của
ngôn ngữ phân biệt nhau nhờ vào cái gì?
30.Thế nào là quan hệ kết hợp và quan hệ đối vị? Giữa
chúng có gì giống và khác nhau?
31. Hãy xác định quan hệ ngôn ngữ trong các trường hợp sau:
1. Quan hệ giữa âm vị /c/ và hình vị /chợ/
2. Quan hệ giữa các từ “mẹ”, “nấu” và “cơm” trong câu “Mẹ nấu cơm”.
3. Quan hệ giữa từ “slowly” trong câu “She always walks slowly” và từ “quickly” không xuất
hiện trong câu đó.
4. Quan hệ giữa các âm vị /k/, /ʌ/ và /m/ trong từ “come”
32. Hãy xác định quan hệ ngôn ngữ trong các trường hợp sau:
1. Quan hệ giữa hình vị “trường” và từ “trường học”.
2. Quan hệ giữa các hình vị “hợp”, “tác” và “xã” trong từ “Hợp tác xã”.
3. Quan hệ giữa từ “xe đạp” trong câu “Nó đi học bằng xe đạp” và các từ “xe máy” “xe buýt”
không xuất hiện trong câu đó.
4. Quan hệ giữa từ “come” và câu “Come quicky”
33. Vận dụng bản chất võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ để lí giải trường hợp đồng sở chỉ của các từ
khác nhau sau đây: đen, mực, thâm, ô, huyền, mun, than.
34. Xác lập quan hệ đối vị của các từ “mẹ”, “đang”, “làm”, “cơm” trong câu “Mẹ đang làm cơm”.
Yêu cầu: mỗi từ nêu ra ít nhất 4 từ có quan hệ đối vị.
35. Xác lập quan hệ đối vị của các từ “tôi”, “đã”, “tặng”, “xe đạp” trong câu “Tôi đã tặng anh ấy
chiếc xe đạp”. Yêu cầu: mỗi từ nêu ra ít nhất 4 từ có quan hệ đối vị.
36. Trình bày các bản chất của tín hiệu ngôn ngữ.
37. Vì sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc
biệt.
38. Hãy trình bày về quan hệ tôn ti của ngôn ngữ.
39. Mặt biểu đạt và mặt được biểu đạt của tín hiệu ngôn
ngữ là gì? Trường hợp nào hai tín hiệu ngôn ngữ
khác nhau trùng nhau cả về mặt biểu đạt và mặt
được biểu đạt? Vì sao?
40. Các từ đa nghĩa, các từ đồng âm, các từ đồng nghĩa
đã thể hiện bản chất gì của tín hiệu ngôn ngữ?
41. Vì sao khi xác định quan hệ cội nguồn của ngôn ngữ phải
dựa vào lớp từ vựng cơ bản? Hãy kể 4 lớp từ thuộc lớp từ
vựng cơ bản của ngôn ngữ và cho ví dụ.
42. Tiếng Việt có quan hệ họ hàng với tiếng Khmer, tiếng Trung
Quốc không? Vì sao?
43. Hãy chứng minh tiếng Anh là ngôn ngữ thuộc loại hình hòa
kết.
44. Hãy chứng minh tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc loại hình đơn
lập.
45. Loại hình ngôn ngữ là gì? Kể tên các loại hình ngôn ngữ
phân loại theo hình thái.
46. Thế nào là ngữ hệ (họ ngôn ngữ), ngữ tộc (dòng ngôn
ngữ), ngữ chi (nhánh ngôn ngữ)? Lấy ví dụ về ngữ hệ,
ngữ tộc và ngữ chi của một ngôn ngữ.
47. Phương pháp so sánh - lịch sử là gì? Những lưu ý khi
sử dụng phương pháp này.
48. Phương pháp so sánh - loại hình là gì? Bằng phương
pháp này chúng ta có thể phân biệt được những thuộc
tính nào của mỗi ngôn ngữ?
49. Sử dụng lược đồ ma trận phân biệt âm vị /p/ và /ph/.
50. Sử dụng lược đồ ma trận phân biệt âm vị /t/ và /d/.

You might also like