You are on page 1of 107

CHƯƠNG 4: NGỮ PHÁP

1. Ý NGHĨA NGỮ PHÁP

2. PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP

3. PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP

4. QUAN HỆ NGỮ PHÁP

5. ĐƠN VỊ NGỮ PHÁP


Mar-21 Designer Thanh Ngọc 1
1. Ý nghĩa ngữ pháp

a. Khái niệm

b. Đặc điểm của ý nghĩa ngữ pháp

c. Phân loại ý nghĩa ngữ pháp


a. Khái niệm

Ý nghĩa ngữ pháp là những ý nghĩa


khái quát, thể hiện những đặc điểm
ngữ pháp được quy ước chung cho
hàng loạt đơn vị của ngôn ngữ và
được thể hiện bằng những phương
tiện vật chất nhất định của ngôn ngữ.

Ví dụ: Ý nghĩa về thời, số, ngôi,.....


b. Đặc điểm của ý nghĩa ngữ pháp

Đặc điểm 1
Tính khái quát và trừu tượng thể hiện
những đặc điểm ngữ pháp được quy ước
chung cho hàng loạt đơn vị.

Đặc điểm 2

Thể hiện bằng những phương tiện vật


chất nhất định. (Các hình vị ngữ pháp)
c. Phân loại ý nghĩa ngữ pháp

c2. Ý nghĩa
c1. Ý nghĩa c3. Ý nghĩa
không
thường trực quan hệ
thường trực
c1. Ý nghĩa thường trực
Là ý nghĩa luôn tồn tại
một cách thường trực trong
mọi dạng thức của đơn vị
ngôn ngữ.

Ví dụ: Ý nghĩa về giống và ý nghĩa về thể trong


tiếng Nga.
c2. Ý nghĩa không thường trực

Là ý nghĩa không tồn tại


một cách thường trực
mà chỉ xuất hiện, tồn tại
trong một số dạng thức
của đơn vị ngôn ngữ.

Ví dụ: Ý nghĩa về ngôi, về số trong Anh và tiếng


Nga.
c3. Ý nghĩa quan hệ

Là ý nghĩa có được do quan hệ


giữa đơn vị ấy với các đơn vị,
các yếu tố khác trong hoạt động
ngôn ngữ đưa lại.

Ví dụ: Từ “hòa bình” trong tiếng Việt. Ở các ngữ


cảnh khác nhau thì có ý nghĩa là chủ ngữ, hay vị
ngữ, bổ ngữ.
2. Phạm trù ngữ pháp

a. Khái niệm

b. Điều kiện để ngôn ngữ có phạm trù


ngữ pháp

c. Một số phạm trù ngữ pháp thường gặp


a. Khái niệm

Phạm trù ngữ pháp là một loại ý nghĩa


ngữ pháp khái quát bao gồm những
khía cạnh ý nghĩa đối lập, được thể
hiện ra bằng những dạng thức,
phương tiện ngữ pháp đối lập nhau
theo hệ thống.

Ví dụ: Ý nghĩa về thời, số, ngôi,.....


b. Điều kiện để ngôn ngữ có phạm trù
ngữ pháp

Điều kiện 1
Phải có ít nhất hai ý nghĩa ngữ pháp bộ
phận đối lập nhau

Điều kiện 2

Sự đối lập giữa các bộ phận đó phải được


thể hiện ra một cách có hệ thống, bằng
những phương tiện ngữ pháp
c. Một số phạm trù ngữ pháp thường gặp

c1. Phạm trù giống

c2. Phạm trù số

c3. Phạm trù cách

c4. Phạm trù ngôi


Mar-21 Designer Thanh Ngọc 12
c. Một số phạm trù ngữ pháp thường gặp
(cont.)

c5. Phạm trù thời

c6. Phạm trù thể

c7. Phạm trù dạng

c8. Phạm trù thức


Mar-21 Designer Thanh Ngọc 13
c1. Phạm trù giống

Giống là phạm trù ngữ pháp của


danh từ, quy các danh từ thành những
lớp khác nhau dựa vào đặc điểm
biến hình và đặc điểm hợp dạng
của chúng.
c1. Phạm trù giống (cont.)

Ví dụ: Phạm trù giống trong tiếng


Nga
Danh từ trong tiếng Nga được chia
thành 3 lớp: Giống đực, giống cái, giống
trung.
- Các danh từ giống cái biểu thị bằng
phụ tố: a, я,… như: книгa (quyển sách),
стpaнa (đất nước), ceмья (gia đình),…
c1. Phạm trù giống (cont.)
Ví dụ:
- Các danh từ giống đực biểu thị bằng
phụ âm như: nucameль (nhà văn),
coлбam (người lính), cтoл (cái bàn),…
- Các danh từ giống trung biểu thị
bằng phụ tố: o, e như: nepo (ngòi bút),
oзepo (cái hồ), noлe (cánh đồng),…
c2. Phạm trù số

Số là phạm trù ngữ pháp biểu thị ý


nghĩa số lượng ít hay nhiều của
sự vật do danh từ biểu thị.
c2. Phạm trù số (cont.)

Ví dụ:
The cat is big.
Two cats are big.
Tiếng Việt ý nghĩa số ít đối lập với
số nhiều thể hiện bằng phương thức
hư từ.
c3. Phạm trù cách

Cách là phạm trù ngữ pháp của danh từ


biểu thị những quan hệ ngữ pháp của
danh từ trong câu và vai trò, chức năng
mà nó đảm nhiệm trong câu.
c3. Phạm trù cách (cont.)
Ví dụ:Tiếng Nga có 6 cách
Cách 1: Danh cách, giữ chức năng làm chủ
ngữ.
Cách 2: Sinh cách, chỉ sở hữu.
Cách 3: Tặng cách, chỉ đối thể bị tác động
tới.
Cách 4: Đối cách/ tân cách, chỉ bổ ngữ.
Cách 5: Công cụ cách
Cách 6: Giới cách
c3. Phạm trù cách (cont.)
Ví dụ:Tiếng Nga có 6 cách, tiếng Đức
có 4 cách, tiếng Anh có 3 cách và chỉ
đánh dấu ở đại từ:
Danh cách: I, you, he, she, we, they, it,
who.
Đối cách: me, us, you, him, her, it, them,
whom.
Sinh cách: my, our, your, his, her, its,
their, whose.
Các ngôn ngữ không biến hình ý nghĩa
cách thể hiện bằng từ công cụ và/ hoặc
trật tự từ.
c4. Phạm trù ngôi

Là phạm trù ngữ pháp của động từ


thể hiện và phân biệt chủ thể (người,
vật thực hiện) của hành động.
c4. Phạm trù ngôi (cont.)

Ví dụ
- Ngôi thứ nhất: Người nói (viết) là
người thực hiện hành động.
- Ngôi thứ hai: Người nghe là người
thực hiện hành động.
- Ngôi thứ ba: Người thực hiện hành
động là người thứ ba.
c5. Phạm trù thời

Là phạm trù ngữ pháp của động từ,


biểu thị tương quan về thời gian giữa
hành động, trạng thái do động từ
thể hiện với thời điểm được nói tới.
c5. Phạm trù thời (cont.)

Ví dụ: Trong tiếng Anh


Ba thời: Hiện tại, Quá khứ, Tương lai.
Sử dụng: Hư từ, Phương thức phụ tố hoặc kết
hợp cả hai.
He is going to school.
He went to school.
He will go to school.
Trong tiếng Việt, để biểu thị ý nghĩa thời gian,
người ta dùng hư từ hoặc thực từ có ý nghĩa
thời gian.
c6. Phạm trù thể

Thể là phạm trù ngữ pháp của động từ,


biểu thị trạng thái của hành động do
động từ biểu thị như: đã hoàn thành hay
chưa hoàn thành, tiếp diễn hay không
tiếp diễn… tại thời điểm được nói tới.
c6. Phạm trù thể (cont.)

a. Thể hoàn thành

b. Thể chưa hoàn thành

c. Thể tiếp diễn

d. Thể thường xuyên


Mar-21 Designer Thanh Ngọc 27
c6. Phạm trù thể (cont.)

a. Thể hoàn thành: Thể hiện ý


nghĩa đến thời điểm mốc quy
chiếu, hành động đã thực hiện
xong, đã hoàn tất.

Ví dụ: He read a book.


c6. Phạm trù thể (cont.)

b. Thể chưa hoàn thành:


Thể hiện ý nghĩa đến thời
điểm mốc quy chiếu, hành
động chưa hoàn tất.

Ví dụ: He has read a book.


c6. Phạm trù thể (cont.)

c. Thể tiếp diễn: Thể hiện ý nghĩa


đến thời điểm mốc quy chiếu, hành
động đang diễn ra, nó diễn ra
trong khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ:They are working


They have been working here for
two months.
c6. Phạm trù thể (cont.)

d. Thể thường xuyên:


Biểu hiện ý nghĩa lặp đi
lặp lại như một tập quán
bình thường.

Ví dụ: He goes to school.


c6. Phạm trù thể (cont.)

Trong tiếng Việt, có thể được coi là


biểu thị ý nghĩa hoàn thành là:
từng, vừa, xong, rồi,… ý nghĩa
chưa hoàn thành các từ:
chưa, đang.
c7. Phạm trù dạng

Là phạm trù ngữ pháp của động từ


biểu thị quan hệ giữa động từ với
các danh từ làm chủ ngữ, bổ ngữ
trong câu.
c7. Phạm dạng (cont.)

a. Dạng chủ động

b. Dạng bị động

Mar-21 Designer Thanh Ngọc 34


c7. Phạm trù dạng (cont.)

a. Dạng chủ động


Chủ thể hành động đồng
thời là chủ ngữ của câu,
đối thể của hành động là
bổ ngữ của câu.

Ví dụ: Hội đồng phê bình anh ấy.


c7. Phạm trù dạng (cont.)

b. Dạng bị động: Đối thể của


hành động giữ vai trò làm chủ ngữ
của câu.

Ví dụ: Anh ấy bị hội đồng phê bình


c8. Phạm trù thức

Thức là phạm trù ngữ pháp của động


từ, thể hiện qua những đối lập về
hình thái của động từ để biểu thị thái
độ của người nói (viết) đối với điều
được nói tới.
c8. Phạm trù thức (cont.)

a. Thức trần thuật

b. Thức mệnh lệnh

c. Thức giả thuật/ giả định


Mar-21 Designer Thanh Ngọc 38
c8. Phạm trù thức (cont.)

a. Thức trần thuật: Biểu thị


thái độ của người nói khẳng
định hay phủ định sự tồn tại
của hành động, sự kiện
trong thực tại.

Ví dụ: She is writting a letter. (Cô ấy đang viết


thư)
c8. Phạm trù thức (cont.)

b. Thức mệnh lệnh: Biểu thị thái độ


của người nói là mong muốn, yêu
cầu người nghe thực hiện hành động.

Ví dụ:Open the door!


Be quick!
c8. Phạm trù thức (cont.)

d. Thức giả thuật/ giả định:


Biểu thị thái độ của người nói là
mong ước, khát khao, hoặc
nuối tiếc .... về sự chưa xảy ra,
không xảy ra của hành động,
sự kiện mà đáng lẽ nó đã có
thể diễn ra hoặc phải diễn ra.

Ví dụ:: If I were you, I’d go there.


c8. Phạm trù thức (cont.)
Tiếng Việt có các ý nghĩa về trần thuật,
mệnh lệnh, giả định nhưng không thể
hiện bằng sự biến đổi dạng thức mà
dùng hư từ và/ hoặc bằng ngữ điệu.
Ví dụ: Mở hộ cái cửa!
Học đi!
Giá bây giờ là mùa hè thì tôi sẽ đi biển.
3. Phương thức ngữ pháp

3.1. Khái niệm

3.2. Phương thức ngữ pháp cơ bản (08)


3.1. Khái niệm

Phương thức ngữ pháp là biện pháp,


(cách) sử dụng những phương tiện
ngữ pháp để thể hiện ý nghĩa
ngữ pháp.
3.2. 8 phương thức ngữ pháp cơ bản

a. Phương thức phụ tố

b. Phương thức luân chuyển ngữ âm

c. Phương thức thay thế căn tố

d. Phương thức trọng âm


Mar-21 Designer Thanh Ngọc 45
c. 8 phương thức ngữ pháp cơ bản (cont.)

e. Phương thức lặp

g. Phương thức hư từ

h. Phương thức trật tự từ

i. Phương thức ngữ điệu


Mar-21 Designer Thanh Ngọc 46
a. Phương thức phụ tố

Dùng các loại phụ tố nối kết vào


đơn vị ngôn ngữ là yếu tố chính
để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
(của yếu tố chính).
a. Phương thức phụ tố (cont.)

Ví dụ:
Dùng hậu tố -s để biểu thị số nhiều
của danh từ: cats, tables, cars, rooms,
books,…
Dùng hậu tố -ed để thể hiện thời quá
khứ của động từ: worked, watched,
booked,…
a. Phương thức phụ tố (cont.)
Phân biệt
work + er → worker
un + happy → unhappy
im + possible → impossible
và work + ed → worked
cat + s → cats

Đây là phương thức sử dụng rộng rãi


trong các ngôn ngữ biến hình.
b. Phương thức luân chuyển ngữ âm

Là phương thức biến đổi


nội bộ/ biến tố bên trong.
Biến đổi một bộ phận của
chính tố bằng những quy
luật biến đổi ngữ âm
nhất định.
b. Phương thức luân chuyển ngữ âm
(cont.)
Ví dụ:
tooth (cái răng) → teeth
man (người đàn ông) → men
sing (hát) → sang
drink (uống) → drank
Đây là phương thức sử dụng phổ
biến trong các ngôn ngữ biến
hình.
c. Phương thức thay thế căn tố

Là phương thức thay chính tố.


Thay đổi hẳn vỏ ngữ âm của đơn
vị ngôn ngữ (thay thế từ căn của
đơn vị vốn có bằng một căn tố
khác).
c. Phương thức thay thế căn tố
(cont.)

Ví dụ:
go → went
good → better
bad → worse
Các cặp dạng thức trên có thể
được coi là hai căn tố khác nhau.
d. Phương thức trọng âm

Là phương thức thay đổi


vị trí của trọng âm để biểu
thị và phân biệt ý nghĩa
ngữ pháp của đơn vị
ngôn ngữ.
d. Phương thức trọng âm (cont.)
Ví dụ:
record (n) và record (v)
present (n, adj) và present (v)
complement (n) và complement (v)
Đây là phương thức phổ biến cho các
ngôn ngữ biến hình.
e. Phương thức lặp

Là phương thức lặp lại toàn


phần hoặc một phần vỏ ngữ âm
của chính tố để biểu thị
ý nghĩa ngữ pháp.
e. Phương thức lặp (cont.)
Ví dụ:
người → người người
nhà → nhà nhà
ngày → ngày ngày
ngành → ngành ngành
e. Phương thức lặp (cont.)
Phân biệt
xanh → xanh xanh
nhỏ → nho nhỏ
vội → vội vàng

và nhà → nhà nhà

Đây là phương thức sử dụng rộng rãi


trong các ngôn ngữ đơn lập.
g. Phương thức hư từ

Là phương thức dùng hư từ (từ


công cụ ngữ pháp) kết hợp với
từ để thể hiện ý nghĩa ngữ
pháp. Đây là phương thức ngữ
pháp sử dụng phương tiện
ngoài từ.
g. Phương thức hư từ (cont.)

Ví dụ: Trong tiếng Việt


Số nhiều của danh từ, dùng hư từ
“những”.
Thời gian, dùng hư từ: “đã”,
“đang”, “sẽ”, “sắp”.
Sở hữu, dùng hư từ: “của”.
g. Phương thức hư từ (cont.)
Ví dụ: Trong tiếng Anh
Thời gian, dùng “will”, “shall”.
Sở hữu, dùng hư từ: dùng “of”.
Dùng phổ biến và hoạt động đắc
lực trong các ngôn ngữ đơn lập.
h. Phương thức trật tự từ

Là phương thức dùng


các trật tự từ khác nhau
để biểu thị ý nghĩa
ngữ pháp.
h. Phương thức trật tự từ (cont.)
Ví dụ:
Bộ phim này chiếu lúc nào?
Lúc nào chiếu bộ phim này?
Tôi yêu họ.
Họ yêu tôi.
Đây là phương thức quan trọng của
các ngôn ngữ đơn lập
i. Phương thức ngữ điệu

Là phương thức dùng các


ngữ điệu khác nhau để biểu
thị ý nghĩa ngữ pháp
(ý nghĩa tình thái).
h. Phương thức ngữ điệu (cont.)
Ví dụ:
You are a student.

You are a student.

Phương thức được sử dụng phổ biến


trong các ngôn ngữ biến hình. Các
ngôn ngữ đơn lập được sử dụng dưới
hình thức khác.
4. Quan hệ ngữ pháp

4.1. Khái niệm

4.2. Cách nhận biết quan hệ cú pháp


trong câu

4.3. Các loại quan hệ cú pháp

4.4. Phân biệt các loại quan hệ cú pháp


Mar-21 Designer Thanh Ngọc 66
4.1. Khái niệm quan hệ cú pháp

Quan hệ cú pháp là quan hệ giữa


các thành tố tạo nên ngữ đoạn và câu.
Đây là quan hệ giữa các yếu tố đồng
thời có mặt. Quan hệ này cấp cho đơn vị
một chức năng nào đó, với tư cách là
một giá trị lâm thời.
4.1. Khái niệm quan hệ cú pháp
(cont.)
Ví dụ: Từ “sách” có chức năng
ngữ pháp khác nhau:
1. Nó đọc sách.
2. Sách là tập hợp một số lượng nhất
định những tờ giấy có chữ in, đóng
gộp lại thành quyển.

3. Công việc nhà chồng chị ấy lo liệu tất


cả.
4.1. Khái niệm quan hệ cú pháp
(cont.)

Phân biệt quan hệ cú pháp với


quan hệ tôn ti, quan hệ đối vị
trên trục đối vị (trục liên tưởng).
4.2. Cách nhận biết quan hệ cú pháp
trong câu
02 điều kiện để hai từ (ngữ đoạn = cụm từ)
có quan hệ cú pháp với nhau
Điều kiện 1
Có thể được xem là dạng rút gọn của
một kết cấu phức tạp hơn.

Điều kiện 2
Có ít nhất một thành tố có thể được
thay thế bằng từ nghi vấn.
4.2. Cách nhận biết quan hệ
cú pháp trong câu (cont.)
Ví dụ:
1. Tất cả những sinh viên mới đều rất
chăm chỉ.
2. Tất cả những sinh viên mới đều rất
chăm chỉ.
3. Tất cả những sinh viên mới đều rất
chăm chỉ.
4.3. Các loại quan hệ cú pháp

a. Quan hệ đẳng lập

b. Quan hệ chính phụ

c. Quan hệ chủ vị
a. Quan hệ đẳng lập

Là quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp


giữa các yếu tố với nhau.
a. Quan hệ đẳng lập (cont.)

Sự bình đẳng thể hiện:


Thứ nhất 1

Chúng có vai trò như nhau trong việc


quyết định đặc điểm ngữ pháp của cả
tổ hợp.
Thứ 2

Chúng có khả năng như nhau để làm


đại diện cho toàn bộ tổ hợp trong quan
hệ với yếu tố bên ngoài tổ hợp.
a. Quan hệ đẳng lập (cont.)
Có 4 kiểu quan hệ đẳng lập:
- Quan hệ liệt kê
VD: Thày giáo và cô giáo, Cơm nước, chợ búa, (tôi chán
lắm rồi)…
- Quan hệ lựa chọn
VD: Anh hay tôi?, Xe đạp hoặc xe máy,…
- Quan hệ giải thích
VD: Bạn Lan, lớp trưởng lớp tôi, (học rất giỏi).
- Quan hệ qua lại
VD: Tuy thông minh nhưng lười, Vì lười nên kết quả học
tập không tốt,…
b. Quan hệ chính phụ

Là quan hệ giữa những yếu tố không


bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp,
theo đó, có thành tố đóng vai trò chính
và có thành tố đóng vai trò phụ.

VD: Tất cả những sinh viên ngồi cuối


lớp ấy/ đều rất chăm chỉ.
b. Quan hệ chính phụ (cont.)

Sự không bình đẳng thể hiện:


Một là

Thành tố chính quy định đặc điểm ngữ


pháp của toàn bộ tổ hợp.

Hai là

Chỉ có thành tố chính mới có khả năng


đại diện cho toàn bộ tổ hợp trong quan
hệ với yếu tố ở bên ngoài tổ hợp.
b. Quan hệ chính phụ (cont.)
Cách nhận biết thành tố chính, phụ:
- Đối với ngôn ngữ biến hình: Hình thái của
thành tố chính chi phối hình thái của
thành tố phụ.
- Đối với ngôn ngữ đơn lập:
+ Thực từ + hư từ
+ Thực từ + thực từ
c. Quan hệ chủ - vị

Là quan hệ cú pháp giữa hai thành tố


phụ thuộc vào nhau. Đây là quan hệ
thường được thấy giữa hai thành tố
làm nên nòng cốt câu đơn theo ngữ
pháp truyền thống.

VD: Em bé ngủ, Xe máy hỏng,…


c. Quan hệ chủ - vị (cont.)
- Các ngôn ngữ biến hình: Quan hệ
chủ - vị được biểu thị thông qua sự
phù ứng về ngôi, số, giống,... giữa hai
thành tố.
- Các ngôn ngữ đơn lập: Quan hệ
chủ - vị được biểu thị trước hết bằng
trật tự từ.
4.4. Phân biệt các loại quan hệ
cú pháp
3 tiêu chí phân biệt
a. Tiêu chí về khả năng đại diện

b. Tiêu chí về chức năng cú pháp

c. Tiêu chí về cách đặt câu hỏi


a. Tiêu chí về khả năng đại diện
Đối với tổ hợp đẳng lập
Cả hai thành tố đều có tư cách đại diện

VD: Em và anh// thông minh và chăm chỉ.


a. Tiêu chí về khả năng đại diện
(cont.)
Đối với tổ hợp chính - phụ
Chỉ có thành tố chính mới có tư cách đại diện.

VD: Những sinh viên mới ấy // đều rất


chăm chỉ.
a. Tiêu chí về khả năng đại diện
(cont.)
Đối với tổ hợp chủ - vị
Không có thành tố nào đủ tư cách đại diện.

VD: Sinh viên // chăm chỉ


b. Tiêu chí về chức năng cú pháp
Đối với tổ hợp đẳng lập
Được xác định khi ta đặt toàn bộ tổ hợp
vào một kết cấu phức tạp hơn.

VD1: Em và anh// thông minh và chăm chỉ.


CN VN

VD2: Thông minh và chăm chỉ// là yếu tố để thành


công.
CN VN
b. Tiêu chí về chức năng cú pháp
(cont.)
Đối với tổ hợp chính - phụ
Chức năng của thành tố phụ có thể xác lập
ngay, chức năng thành tố chính được xác định
khi đặt tổ hợp vào một kết cấu phức tạp hơn.

VD1: Những sinh viên mới ấy// đều rất chăm chỉ.
CN VN
VD2: Chúng tôi dạy// những sinh viên mới ấy.
CN BN
b. Tiêu chí về chức năng cú pháp
(cont.)

Đối với tổ hợp chủ - vị


Chức năng cú pháp được xác định mà không
cần đặt tổ hợp vào trong kết cấu phức tạp hơn.

VD: Sinh viên // chăm chỉ


c. Tiêu chí về cách đặt câu hỏi
Đối với tổ hợp đẳng lập
Có thể đặt câu hỏi giống nhau.

VD1: Em và anh
VD2: Thông minh và chăm chỉ
c. Tiêu chí về cách đặt câu hỏi
(cont.)

Đối với tổ hợp chính - phụ


Chỉ có thể đặt câu hỏi cho thành phần phụ.

VD: bàn gỗ
VD: từ điển tiếng Anh
c. Tiêu chí về cách đặt câu hỏi
(cont.)
Đối với tổ hợp chủ - vị
Có thể đặt câu hỏi khác nhau cho
các thành tố.

VD: Sinh viên // chăm chỉ


5. Đơn vị ngữ pháp

Theo cách hiểu truyền thống đơn vị


ngữ pháp của ngôn ngữ là những
đơn vị như: hình vị, từ, ngữ đoạn
và câu.
5.1. Hình vị

Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa


và/ hoặc có giá trị (chức năng)
về mặt ngữ pháp.
5.1. Hình vị (cont.)

Hình vị được coi là đơn vị trực tiếp


dùng để cấu tạo nên từ hoặc để
biến đổi hình thái của từ. Một từ có
thể gồm một hoặc gồm nhiều hơn
một hình vị.
5.2. Từ

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có


nghĩa, có khả năng hoạt động độc
lập trong câu nói.
5.2. Từ (cont.)

Từ vừa là đơn vị nghiên cứu của


từ vựng học và ngữ pháp học,
ngữ pháp quan tâm đến từ loại
(từ pháp) và hoạt động của từ
trong câu (cú pháp).
5.2. Từ (cont.)

Từ loại là việc phân loại từ căn cứ


vào đặc điểm ngữ pháp. Mỗi từ
loại sẽ bao gồm những từ có đặc
điểm ngữ pháp giống nhau.
5.2. Từ (cont.)

Từ đi vào hoạt động trong câu nói,


đảm nhiệm những chức năng
ngữ pháp khác nhau, kết hợp
với nhau để tạo thành các
ngữ đoạn khác nhau.
5.3. Ngữ đoạn

Ngữ đoạn là đơn vị ngữ pháp do


một nhóm từ kết hợp với nhau mà
thành, để đảm nhiệm một chức
năng cú pháp nào đó trong câu.

Ví dụ: Hôm nay/ mẹ tôi/ vừa đến.


5.3. Ngữ đoạn (cont.)

Ngữ đoạn gồm một số từ nhưng


trong trường hợp tối giản ngữ đoạn
chỉ gồm một từ. Đối với khả năng
đảm nhiệm chức năng ngữ pháp
trong câu là ngữ đoạn chứ
không phải là từ.
5.3. Ngữ đoạn (cont.)
Căn cứ vào quan hệ cú pháp giữa các từ
trong ngữ đoạn, chúng ta có thể phân biệt:
- Ngữ đoạn đẳng lập
- Ngữ đoạn chính phụ
- Ngữ đoạn chủ - vị
5.4. Câu

a. Khái niệm câu

Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất có khả


năng thông báo, được dùng
trong giao tiếp.
5.4. Câu (cont.)
b. Phân loại câu
- Phân loại câu theo cấu trúc
- Phân loại câu theo mục đích giao tiếp
- Câu và phát ngôn
5.4. Câu (cont.)
b1. Phân loại câu theo cấu trúc: Lấy kết
cấu chủ - vị làm đơn vị cú pháp cơ bản và
dùng nó làm tiêu chí để phân loại câu.
- Câu đơn
- Câu ghép
- Câu phức
- Câu đặc biệt
5.4. Câu (cont.)
b1. Phân loại câu theo cấu trúc
Ví dụ: Nó đọc sách.
Nó đọc sách còn tôi viết thư.
Tôi biết việc anh đang làm.
Đọc.
Thư.
5.4. Câu (cont.)
b2. Phân loại câu theo mục đích giao tiếp
- Câu trần thuật
- Câu cầu khiến
- Câu nghi vấn
- Câu cảm thán
5.4. Câu (cont.)
b3. Câu và phát ngôn
Câu được hiện thực hóa trong ngữ
cảnh giao tiếp cụ thể, được gọi là
phát ngôn.
Ví dụ: Câu “Anh thì thông minh.”
“Anh im đi không?”
Anh/ chị hãy nêu các phương thức
ngữ pháp được sử dụng trong đoạn văn trên
1) What is a kiss? Have you ever thought about
it? Have you ever thought about all the
different kisses you might give, or someone
give you?
2) There are three main kinds of kisses. First,
there are kisses between parents and children.
For children kisses should be short, non-
sexual, and on appropriate places like heads
and hands. These kisses help children
understand they are special and loved.

You might also like