You are on page 1of 14

Bài 1

1.1. Khái niệm văn bản:


- Là một phần liên tục của ngôn ngữ nói hoặc viết, một phần riêng biệt có thể nhận ra sự mở đầu và sự kết
thúc
1.2. Văn bản và diễn ngôn
a. Diễn ngôn: là sản phẩm viết hoặc nói, dài hay ngắn, tạo nên một thể thống nhất có chức năng giao tiếp
xác định
b. Quan điểm 1: Văn bản = Diễn ngôn
Quan điểm 2: Văn bản là sản phẩm, diễn ngôn là quá trình tạo ra sản phẩm
Quan điểm 3: Văn bản là một phần của ngôn ngữ có những mục địch có thể nhận diện được, tiếp cận văn
bản sẽ nhanh chóng dẫn tới việc phân loại chúng thành một số loại khác nhau về mục đích và đặc trưng
ngôn ngữ
Quan điểm 4: Văn bản là một sự trừu tượng hóa mà diễn ngôn là sự hiện thực hóa về vật chất của một
văn bản
Quan điểm 5: Văn bản là sản phẩm viết, diễn ngôn là sản phẩm nói
1.3. Đặc trưng của văn bản
1.3.1. Tính liên kết
- Là mối quan hệ thống nhất giữa các bộ phận, các đơn vị tạo nên văn bản
- Thể hiện ở 2 mặt:
o Liên kết về hình thức: là liên kết ngôn từ. Dùng các phương tiện hình thức của ngôn ngữ để liên kết
câu
o Liên kết về nội dung: sự mạch lạc trong văn bản. Mối liên hệ ngữ nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ trong
văn bản
 Liên kết chủ đề: Các câu có mối quan hệ với nhau về chủ đề
 Liên kết logic: Giữa các câu phải có logic về nghĩa
1.3.2. Tính định hướng
- Khi tạo lập văn bản tác giả bao giờ cũng tự giác hoặc không tự giác nhằm vào một nhóm người đọc nhất định.
Tức là mỗi văn bản có một mục đích giao tiếp
- Mục đích giao tiếp của văn bản quy định:
o Lựa chọn các chất liệu về nội dung
o Lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ
o Lựa chọn cách tổ chức văn bản theo những cách nhất định
1.3.3. Tính hoàn chỉnh
- Hoàn chỉnh về nội dung: Trọn vẹn về nội dung và nhất quán về chủ đề
- Hoàn chỉnh về hình thức: Kết cấu của văn bản gồm 4 phần hoặc thể thức mở đầu hay kết thúc của văn bản
hành chính
1.4. Đơn vị cấu tạo văn bản
1.4.1. Đơn vị cơ sở
a. Câu
- Khái niệm câu theo ngữ pháp truyền thống: Cấu trúc, nội dung, hình thức
- Hạn chế của khái niệm câu theo ngữ pháp truyền thống
b. Phát ngôn
- Là một bộ phận của đoạn văn, với một cấu trúc và nội dung nhất định nào đó (đầy đủ hoặc không đầy đủ),
được tách ra một cách hoàn chỉnh về hình thức. Ở dạng viết, nó bắt đầu bằng chữ cái hoa và kết thúc bằng
dấu ngắt phát ngôn; Ở dạng nói, nó được phát ra theo một kiểu ngữ điệu nhất định và kết thúc bằng một
quãng ngắt hơi.
o Ngắt phát ngôn tuyệt đối: .,!, ?
o Ngắt phát ngôn tương đối: :,…
o Dấu , và ; dùng để ngắt các ý trong một phát ngôn
- Cấu trúc và nội dung của phát ngôn
o Nòng cốt đặc trưng: C – V – (B)
o Nòng cốt quan hệ: (C) – (là) – (V)
o Nòng cốt tồn tại: C (tr) – V (có) – B
o Nòng cốt qua lại: X(A) – Y(B): Không những mà còn,
- Phát ngôn được coi là hoàn chỉnh về nội dung khi đảm bảo 3 tiêu chí:
o Không chứa thành phần chuyển tiếp (các từ nối giữa các câu và đoạn, không nối giữa các vế)
o Không chứa những từ hợp nghĩa (đại từ) mà yếu tố giải nghĩa nằm ngoài phát ngôn
o Không chứa những kết hợp phi lí không được thuyết minh
- Phân loại phát ngôn
o Hoàn chỉnh cấu trúc
 Hoàn chỉnh nội dung: Câu tự nghĩa
 Không hoàn chỉnh nội dung: Câu hợp nghĩa
o Không hoàn chỉnh cấu trúc
 Không hoàn chỉnh nội dung: Ngữ trực thuộc

Bài tập: Phân loại các phát ngôn

Bài 1. Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy
ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Tnú không thèm, không
thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Anh Quyết ơi!

Bài 2. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc. Mị nói, thở trong
hơi gió thốc lạnh buốt.

Câu tự nghĩa

Câu hợp nghĩa: không chứa thành phần chuyển tiếp,

Ngữ trực thuộc

1.4.2. Đơn vị trung gian


a. Đoạn văn:
- Thông thường được hiểu là một phần của văn bản tính từ chỗ viết hoa, thường lùi vào ở đầu dòng cho đến
chỗ dấu chấm xuống dòng.
b. Chỉnh thể câu (Chỉnh thể cú pháp trên câu)
- Là đơn vị ngữ nghĩa. Tức là những câu nằm trong chỉnh thể câu phải có sự thống nhất xoay quanh một chủ
thể con
1.5. Các phương thức liên kết văn bản
- Khái niệm: Là việc sử dụng các phương tiện hình thức của ngôn ngữ vào nhiệm vụ liên kết câu với câu, nhờ
đó các phương thức này góp phần làm bộc lộ (chứ không quyết định) các kiểu câu được phân loại căn cứ vào
tính hoàn chỉnh về nghĩa
- Phân loại:
o Các phương thức liên kết chung cho cả 3 loại phát ngôn
 Lặp:
 Là những phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong câu sau những yếu tố ở
câu trước
 Phân loại:
o Lặp từ vựng: Cơm xong, Minh trở về buồng mình nằm xem báo. Anh chưa
đọc xong hết nửa trang báo thì nghe tiếng gọi ngoài cửa.
o Lặp ngữ pháp (sử dụng để liên kết giữa các câu trong văn bản, dùng có chủ
đích): Còn với Huệ… cô đã từng khinh mạt, cô đã từng tẩy chay. Cô đã từng
sợ hãi. Cô đã từng dối trá. Với con người ấy, với những con người như anh
ấy.
o Lặp ngữ âm
 Tác dụng:
o Duy trì chủ đề (lặp từ vựng)
o Dùng nhiều trong văn bản khoa học (lặp từ vựng)
o Dùng trong văn bản văn học nghệ thuật, chính luận (lặp ngữ pháp, lặp ngữ
âm)
 Đối: là phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong câu sau những từ hoặc cụm từ có
ý nghĩa đối lập với từ hoặc cụm từ đã có ở câu trước.
 Phân loại
o Đối trái nghĩa. VD: Nhà thơ gói tâm tình của tác giả trong thơ. Người đọc mở
thơ ra, bỗng thấy tâm tình của chính mình.
o Đối phủ định. VD: Cứ quan sát ký thì rất nản. Nhưng tôi chưa nản chỉ vì tôi tin
vào ông cụ.
o Đối miêu tả. VD: Con chó của anh chưa phải nhịn bữa nào. Nhưng xác người
chết đói ngập đường phố.
o Đối lâm thời. VD: Khẩu súng là vũ khí có thể giết người. Trái tim là khái niệm
gợi lên những tình cảm tốt đẹp.
 Tác dụng:
o Thích hợp cho những loại văn bản có phong cách gọt giũa, đòi hỏi sự truyền
cảm hoặc sức thuyết phục đối với người đọc.
o Xuất hiện nhiều trong ký và chính luận
 Thế đồng nghĩa
 KN: là phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong câu trước và câu sau các từ
hoặc cụm từ chỉ chung cùng một đối tượng
 Phân loại:
o Thế động nghĩa từ điển. VD: Phụ nữ cần phải học. Đây là lúc chị em cần cố
gắng để theo kịp nam giới.
o Thế đồng nghĩa phủ định. VD: Nó phải đi hết chỗ này chỗ nọ, để kiếm cái
nhét vào dạ dày. Để nó sống. Vì nó chưa chết
o Thế đồng nghĩa miêu tả. VD: Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp… Chị
Dậu nghiến hai hàm rằng… túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của
anh chàng nghiện chạy không kịp với với sức xô đẩy của người đàn bà lực
điền, hắn ngã chỏng queo ra đất
o Thế đồng nghĩa lâm thời. VD: Một số phường săn đến thăm dò để giăng bẫy
con cọp xám. Nhưng con ác thú tinh lắm đặt mồi to và ngon đến đâu cũng
không lừa nổi nó.
 Tác dụng:
o Thể hiện rõ thái độ, quan điểm của người nói và dùng để duy trì đối tượng
o Chức năng liên kết và cung cấp thông tin đánh giá phụ một cách nhanh nhất
và có khả năng đa dạng hóa văn bản.
o Không dùng trong các tác phẩm khoa học
o Trong các tác phẩm văn học hoặc chính luận thì phương thức này thường
xuyên được sử dụng hơn
 Liên tưởng
 KN: là phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong câu trước và câu sau
những ngữ đoạn (từ hoặc nhóm từ) có liên quan về nghĩa với nhau thông qua một số
ít nét nghĩa chung và không chứa nét nghĩa đối lập
 Phân loại:
o Phép liên tưởngs đồng chất
 Liên tưởng bao hàm. VD: Trong nhà có tiếng guốc lẹp kẹp. Cửa từ từ
mở. (Trong nhà có cửa)
 Liên tưởng đồng loại. VD: Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan
cũng ì ạch về. Duy chỉ có hai chú ngỗng vẫn đứng ngờ ngẩn ngoài
sân.
 Liên tưởng định lượng. VD: Ở đó có hai mẹ con. Một bà mẹ anh
hùng và một người con dũng sĩ.
o Phép liên tưởng không đồng chất
 Liên tưởng định vị. VD: Đêm lạnh, trời thăm thẳm. Sao vẫn xanh
biếc. Khó ngủ quá.
 Liên tưởng định chức. VD: Suốt một năm đầu, y là một ông thầy rất
tận tâm. Y soạn bài, giảng bài, chấm bài rất kỹ càng.
 Tác dụng:
o Phương thức có giá trị nghệ thuật cao. Vì vậy xuất hiện thêm nhiều nhất
trong truyện, ký.
o Là phương thức liên kết thích hợp cho việc phát triển chủ đề
o Sử dụng với tần số rất cao ở loại câu đố. Ở đây, phép liên tưởng không chỉ là
phương thức liên kết mà còn là phương tiện quan trọng để xây dựng câu đó.
 Tuyến tính:
 KN: Là PT sử dụng trật tự tuyến tính của các phát ngôn vào việc liên kết những phát
ngôn có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung
 Phân loại
o Tuyến tính về mặt thời gian. VD: Xe dừng. Quan xuống/Nó khụy cẳng. Một củ
khoai ở mẹt biển mất.
o Tuyến tính của những phát ngôn không có quan hệ thời gian. VD: Trời nắng.
Anh đĩ mệt bở hơi tai/Chị gái em bất hạnh. Anh chồng là một người ti tiện
o Các phương thức liên kết chung cho 2 loại phát ngôn: câu hợp nghĩa, ngữ trực thuộc
 Thế đại từ
 KN: Là PTLK thể hiện ở việc sử dụng trong câu sau đại từ hoặc đại từ hóa để thay thế
cho một ngữ đoạn nào đó ở câu trước.
 Phân loại:
o Thế đại từ hồi chiếu. VD: Keng phải may một bộ cánh. Việc này không thể
cho bố biết được
o Thế đại từ khứ chiếu. VD: Tri thức là gì? Tri thức là hiểu biết
 Tỉnh lược yếu
 KN: Là PTLK thể hiện ở sự lược bỏ trong câu sau những những yếu tố có mặt ở câu
trước, và sự vắng mặt này phá vỡ sự hoàn chỉnh nội dung của câu sau mà không ảnh
hưởng gì đến cấu trúc nòng cốt của nó -> Phát ngôn hợp nghĩa
 Phân loại:
o Tỉnh lược bổ ngữ trực tiếp ở câu kết. VD: Quyên mò thắt lưng ngạn lấy bi
đông. Cô lắc nhẹ (cái bi đông)
o Tỉnh lược bổ ngữ gián tiếp. VD: Bố viết thư ngay cho mẹ để biết tin. Rồi con
sẽ viết (thư cho mẹ) sau
o Tỉnh lược động từ đi sau trong chuỗi động từ ở câu kết. VD: Chị chuyện trò
giảng giải, khuyên anh phản cung. Cuối cùng anh cũng bằng lòng (phản cung)
o Tỉnh lược định từ của danh từ. VD: Ông chồng thổi kèn Tàu hăng quá. Hai
mắt ông trợn ngược lên. Hai má (ông) phình to. Cái cổ (ông) to như cổ trâu,
nổi cục lên. Cái đầu (ông) lúc lắc trông ngộ lắm.
 Nối lỏng
 KN: Là PTLK thể hiện ở sự có mặt trong câu sau những phương tiện từ vựng (từ, cụm
từ) không làm biến đổi cấu trúc của nó và diễn đạt một quan hệ ngữ nghĩa với câu
trước -> Câu hợp nghĩa
 VD: Xưa nay không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết.
Vì vậy vẫn còn nhiều người chết một cách ngờ nghệch (Câu hợp nghĩa)
o Các phương thức liên kết chung cho 1 loại phát ngôn
 Tinh lược mạnh
 KN: Là PTLK của ngữ trực thuộc thể hiện sự lược bỏ trong câu sau những yếu tố làm
thành phần nòng cốt, dựa vào sự có mặt của chúng ở câu trước.
 Phân loại:
o Tỉnh lược trạng ngữ trong trường hợp trạng ngữ làm thành phần nòng cốt.
VD: Chỉ ở những chỗ không ai ngờ mới có đò sang sông. X Có lối tắt vòng sau
lưng phủ Hoài ra đầu ô. Và X có hàng quán.
o Tỉnh lược chủ ngữ. VD: Ông có xe hơi, có nhà lầu, có đồn điền, lại có cả trang
trại ở nhà quê. Vậy thì X chính là một người giàu đứt đi rồi
o Tỉnh lược vị ngữ. VD: Khang nghĩ đến HN, ánh sáng của Nhà hát lớn, sân
khấu, người xem. Tôi, X đến vợ con
o Tỉnh lược cả chủ cả vị. VD: Nhìn lại đằng sau, Dũng có cả một khu gang thép.
Và một gia đình sau bao nhiêu năm tan tác đã dần dần đoàn tụ
o Tỉnh lược chủ, vị, bổ. VD: Trũi vẫn nằm nhuôi như chết. Tôi phải nghe và đập
vào ngực xem còn thở không. Vẫn còn
 Nối chặt
 KN: Là PTLK ngữ trực thuộc thể hiện bằng sự có mặt của từ nối (liên từ, giới từ) ở chỗ
bắt đầu hoặc chỗ kết thúc của nó, tạo thành một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi giữa
ngữ trực thuộc với câu trước.
 Mâm cơm vẫn còn nguyên. Và cả bát tiết canh nữa
 Thái đã từng tiếp cán bộ trên về nghiên cứu, đi đoàn có, đi lẻ có, chớp nhoáng có, lâu
dài có. Và các nhà báo
 Tôi sẽ trở về HN sau. Bằng tau hỏa hoặc ô tô chở hàng.

BT: Tìm các phép liên kết trong đoạn văn sau:

Bài 1: (1) Nhưng nếu Kiều là một người yếu đuối thì Từ là kẻ hùng mạnh. (2) Kiều là người tủi nhục thì Từ là kẻ vinh
quang. (3) Ở trong cuộc sống, mỗi bước chân Kiều đều vấp phải một bất trắc thì trên quãng đường ngang dọc Từ
không hề gặp khó khăn. (4) Suốt đời Kiều sống chịu đựng, Từ sống bất bình. (5) Kiều quen tiếng khóc. (6) Từ quen
tiếng cười. (7) Kiều đội trên đầu nào trung, nào hiếu thì trên đầu Từ chỉ có một khoảng trống không “nào biết trên
đầu có ai”.

(1) – (2): Phép lặp ngữ pháp: Kiều là/thì Từ là; Phép liên tưởng: Yếu đuối – Tủi nhục/Hùng mạnh – Vinh quang

(2) – (3): Phép lặp ngữ pháp; Phép liên tưởng: Tủi nhục – Bất trắc/Vinh quang – không hề gặp khó khăn

(3) - (4): Phép lặp từ vựng: Kiều; Phép liên tưởng: Bất trắc – chịu đựng/Không gặp khó khăn – bất bình

(4) - (5): Phép lặp từ vựng: Kiều; Phép liên tưởng: Chịu đựng – Tiếng khóc

(5) – (6): Phép đối: Khóc – Cười; Phép lặp từ vựng: quen

(6) – (7): Phép lặp từ vựng: Từ

Bài 2: (1) Hà Nội đã bước vào mùa thu. (2) Những làn gió nhẹ xua tan đi cái nắng gay gắt những ngày qua. (3) Lúc này
tôi ước mình đang ngôi nhâm nhi ly cà phê sữa đá rồi thơ thẩn trước Hồ Tây. (4) Sau đó tôi sẽ rời quản và đi ngắm
phố phường. (5) Hàng Mã rồi Phùng Hưng. (6) Sắp đến Tết trung thu rồi…

(1)– (2): Phép liên tưởng

Bài 2: Phong cách chức năng văn bản


1. Khái niệm
- Khái niệm: Phong cách của văn bản bắt nguồn từ những sự lựa chọn khác nhau của người nói trước nhiều
cách diễn đạt mà ngôn ngữ của nó cung cấp. Người ta định nghĩa phong cách là dấu ấn cá nhân (về đạo đức
hoặc tâm lý) của người nói.
- Phong cách học là bộ môn của ngôn ngữ học nghiên cứu những đặc điểm của việc lựa chọn và sử dụng các
phương tiện ngôn ngữ tùy theo từng loại ngữ cảnh
Phong cách học là khoa học nghiên cứu sự vận dụng sử dụng ngôn ngữ, nói khác đi đó là khoa học tìm hiểu
về các quy luật nói và viết có hiệu lực cao
- Phong cách chức năng: là những khuôn mẫu trong hoạt động lời nói. Là toàn bộ các biện pháp sử dụng và lựa
chọn phương tiện ngôn ngữ thích hợp để tạo thành văn bản nhàm đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
o Phong cách khẩu ngữ: chức năng giao tiếp thường ngày
o Phong cách hành chính – công vụ: chức năng thông báo, sai khiến
o Phong cách khoa học: chức năng thông tin khoa học
o Phong cách báo chí; Phong cách chính luận: chức năng tác động
o Phong cách nghệ thuật: chức năng tác động và thẩm mĩ
2. Phân loại văn bản theo phong cách chức năng:
2.1. Phong cách hành chính – công vụ
2.1.1. Khái niệm: Là khuôn mẫu (khuôn hoặc mẫu để sản xuất ra một loạt sản phẩm như nhau), thích hợp để xây
dựng các lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực hành chính - công vụ.
2.1.2. Kiểu và thể loại
- Văn bản quân sự: mệnh lệnh, báo cáo, điều lệnh
- Văn bản ngoại giao: công điện, công hàm, hiệp nghị, hiệp định, hiệp ước, điều ước, nghị định thư,...
- Văn bản pháp quyền: hiến pháp, sắc lệnh, mệnh lệnh, điều lệ, nghị định, thông tư, quy chế, thông
báo,...
- Văn bản văn thư: thông báo, thông tư, chỉ thị …
2.1.3. Chức năng
- Chức năng giao tiếp lý trí (thông báo)
- Chức năng ý chí (sai khiến)
2.1.4. Đặc trưng phong cách
- Tính chính xác, minh bạch
- Tính nghiêm túc, khách quan
- Tính khuôn mẫu
2.1.5. Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách hành chính - công vụ
a. Về mặt từ ngữ
- Dùng các hệ thống thuật ngữ
- Sử dụng các từ ngữ khuôn sáo
- Dùng nhiều danh từ
- Từ Hán – Việt chiếm tỉ lệ lớn
- Từ ngữ được lựa chọn khắt khe
b. Về mặt cú pháp
- Dùng cú pháp sách vở, dập khuôn; dùng đề ngữ khi tóm tắt nội dung chương, mục
o Trong lưu thông phân phối
o Sử dụng kiến trúc ngữ pháp sai khiến: Cần, cần phải, có trách nhiệm thực hiện, có nhiệm vụ thi hành
o Sử dụng câu dài với những thành phần đồng chức: Căn cứ vào…; Theo đề nghị….; Quyết định: Điều
1….;Điều 2…..
o Sử dụng hệ thống các con số để tách giữa các ý, đoạn: 1.; 2,; 3.
- Dùng câu tường thuật, câu cầu khiến
- Dùng nhiều câu phức dài với các thành phần phần đồng chức
- Sử dụng hệ thống các con số: I, II, III…1, 2, 3…a, b, c,…

2.2. Phong cách khoa học


2.2.1. Khái niệm: Là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao
tiếp trong lĩnh vực khoa học.
2.2.2. Kiểu và thể loại:
- Bài giảng, sgk, giáo trình
- Bài báo, chuyên luận
- Luận văn, tóm tắt luận văn
2.2.3. Chức năng
- Chức năng giao tiếp lí trí (thông báo). Cần chứng minh tính chân thực của thông báo. Phong cách KH
thông báo bằng chứng minh và chứng minh nội dung thông báo
2.2.4. Đặc trưng
- Tính trừu tượng khái quát: Mục đích là phát hiện ra quy luật từ nhiều hiện tượng (>100)
- Tính logic nghiêm ngặt: Để thuyết phục bằng lý trí phải tổng hợp và tuân theo quy tắc chặt chẽ
- Tính chính xác, khách quan: Thể hiện ở tính một nghĩa trong cách hiểu
2.2.5. Đặc điểm ngôn ngữ
a. Về từ ngữ
- Sử dụng thuật ngữ chuyên ngành
- Sử dụng các từ ngữ khoa học chung, lặp đi lặp lại
- Sử dụng nhiều từ hán việt
- Sử dụng lớp từ đa phong cách với ý nghĩa khái quát
- Sử dụng nhiều danh từ nhất là các danh từ trừu tượng; hạn chế động từ, tính từ
- Từ ngữ chỉ được phép hiểu 1 nghĩa, nghĩa đen, nghĩa sự vật – logic
- Từ ngữ trung hòa có màu sắc sách vở
b. Về cú pháp
- Sử dụng câu hoàn chỉnh, kết cấu chặt chẽ, một nghĩa
- Sử dụng câu ghép, dùng các cặp liên từ chỉ mqh logic chặt chẽ: khi…thì….;tuy….. nhưng
- Sử dụng những câu khuyết chủ ngữ, chủ ngữ không xác định để ngắn gọn, khái quát, khách quan
- Sử dụng cấu trúc vô nhân xưng: Có thể công nhận rằng…; Dễ thấy là…..; Cần bổ sung thêm….; Thiết
tưởng rằng…; Ai cũng biết rằng…; Không khó khăn gì để rút ra kết luận là…; Kinh nghiệm chứng tỏ
- Sử dụng phương tiện liên kết: Đầu tiên…, tiếp theo,…. Sau đó,…
- Sử dụng cấu trúc khuôn mẫu: Chúng tôi nhấn mạnh…, Thực tế đã chứng minh…, Ta hãy chứng
minh rằng…, Từ quy tắc trên ta suy ra…, Có thể áp dụng cách này để chứng minh rằng…
2.3. Phong cách báo chí - công luận
2.3.1. Khái niệm: Là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao
tiếp trong lĩnh vực báo chí
2.3.2. Thể loại:
- Tin tổng hợp, điều tra, phỏng vấn, phóng sự
- Nhắn tin, thông báo, rao vặt, quảng cáo
- Ý kiến bạn đọc, trả lời bạn đọc, tiểu phẩm
2.3.3. Chức năng ngôn ngữ
- Chức năng thông báo
- Chức năng tác động
2.3.4. Đặc trưng phong cách
- Tính chiến đấu: Báo chí cách mạng
- Tính thời sự
- Tính hấp dẫn
2.3.5. Đặc điểm ngôn ngữ
a. Về từ ngữ
- Dùng từ ngữ có màu sắc biểu cảm, biện pháp tu từ: Thảm họa hạt nhân, giải pháp số không, hòa
bình trong tầm tay, chảy máu chất xám, trừng phạt kinh tế..
- Sử dụng linh hoạt giữa từ khuôn mẫu chuyển sang biểu cảm: Từ “thế kỷ” sử dụng linh hoạt trong:
công trình thế kỷ, căn bệnh thế kỷ, vụ lừa đảo thế kỷ..
- Dùng từ ngữ màu sắc trang trọng và thuật ngữ: Xu thế đối ngoại, thiện chí hòa bình, tăng cường
đoàn kết,.. Đặc phái viên
- Dùng nhiều từ viết tắt để truyền tải thông tin nhanh, gọn
- Dùng nhiều thành ngữ, tục ngữ
b. Về cú pháp
- Dùng câu khuyết chủ ngữ: Hôm qua..tại..khai mạc, Đối với các thành phố…sẽ đào tạo một đội ngũ
- Dùng câu có đề ngữ: Hà Tĩnh: 15k tấn phân đạm phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân
- Dùng nhiều kiểu câu khác nhau như: đơn, ghép, nghi vấn, tường thuật,..
- Dùng câu có nhiều thành phần tách biệt để nhấn mạnh nội dung: 26%, 59% 10%
- Dùng câu có yếu tố diễn cảm của ngữ pháp làm nổi bật trung tâm thông tin: Điều làm cho khách
hàng nhớ tới Bình Tiên là chất lượng sản phẩm và mẫu mã đẹp
2.4. Phong cách chính luận
2.4.1. Khái niệm: Là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao
tiếp trong lĩnh vực chính trị - xã hội
2.4.2. Thể loại:
- Lời kêu gọi, báo cáo chính trị, xã luận, bình luận
- Báo cáo, phát biểu trong hội nghị
2.4.3. Chức năng ngôn ngữ:
- Chức năng thông báo
- Chức năng chứng minh
- Chức năng tác động
2.4.4. Đặc trưng
- Tính bình giá công khai: bình luận và đánh giá 1 cách công khai
- Tính lập luận chặt chẽ
- Tính truyền cảm mạnh mẽ
2.4.5. Đặc điểm ngôn ngữ
a. Về mặt từ ngữ
- Từ ngữ giản dị, rõ ràng, chính xác
- Từ ngữ chính trị
- Từ Hán – Việt chiếm tỉ lệ lớn
b. Về mặt cú pháp
- Câu có tính chất hội thoại: Hỡi đồng bào cả nước
- Đa dạng các kiểu cấu trúc
2.5. Phong cách nghệ thuật
2.5.1. Khái niệm: Là phong cách chức năng được dùng để sáng tạo hình tượng NT và các tác phẩm NT nhằm phục
vụ nhu cầu về đời sống tinh thần của con người
2.5.2. Thể loại:
- Ca dao, hò, vè, câu đối
- Thơ: Thơ truyền thống, thơ tự do, thơ văn xuôi
- Kịch: ca kịch (chèo, tuồng, cải lương), kịch nói
- Văn: văn diễn giảng, văn lịch sử, văn nghị luận, văn tự sự, văn xuôi văn học (truyện ngắn, tiểu thuyết,
ký…)
2.5.3. Chức năng:
- Tác động bằng hình ảnh
- Tác động đến tình cảm
- Tác động theo hướng thẩm mỹ
2.5.4. Đặc trưng
- Tính hình tượng
- Tính thẩm mỹ
- Tính sinh động và biểu cảm
- Tính tổng hợp
2.5.5. Đặc điểm ngôn ngữ
a. Về mặt từ ngữ
- Sử dụng nhiều từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh
- Sử dụng hiện tượng tách từ
- Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ
b. Về mặt cú pháp
- Các loại câu mở rộng thành phần
- Các loại kết cấu đảo
2.6. Phong cách khẩu ngữ
Bài 3: Văn bản khoa học
1. Kết cấu văn bản khoa học
- Văn bản khoa học: Bài báo khoa học, Luận văn, Tóm tắt luận văn, Bài giới thiệu sách, Bản nhận xét, công trình
khoa học
1.1. Kết cấu
- Phần mở:
o Lịch sử vấn đề
o Tính thời sự của đề tài (Lý do lựa chọn đối tượng khảo sát)
o Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
- Phần nội dung: Hệ thống hóa và giải thích mà kết quả của cuộc khảo sát đã đạt được
- Phần kết:
o Hệ quả của những nội dung đã đề cập ở phần nội dung
o Tóm tắt những luận điểm cơ bản của bài báo
- Phần tài liệu:
o Thư mục, phụ lục
o Tài liệu tham khảo

Bước 1: Lựa chọn đề tài


- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài theo các tiêu chí
- Đề tài có ý nghĩa khoa học không?
- Đề tài có ý nghĩa thực tiễn không?
- Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu không?
- Có đủ điều kiện đảm bảo hoàn thành đề tài không?
- Đề tài có phù hợp sở thích không?

Bước 2: Tên đề tài

- Yêu cầu
- Thể hiện được mục tiêu nghiên cứu
- Chỉ rõ phương tiện thực hiện mục tiêu
- Chỉ rõ môi trường chứa đựng mục tiêu và phương tiện

Bước 3: Lý do chọn đề tài

- Ý nghĩa lý thuyết là gì?


- Ý nghĩa thực tế là gì?

Bước 4: Lịch sử nghiên cứu

- Phân tích sơ lược lịch sử nghiên cứu


- Làm rõ mức độ nghiên cứu của các đồng nghiệp đi trước
- Làm rõ còn mảng nào đồng nghiệp chưa làm
1.2. Kết cấu luận văn
- Phần mở
o Lý do chọn đề tài
o Lịch sử vấn đề
o Đối tượng nghiên cứu
o Phương pháp nghiên cứu
- Phần kết luận:
o Những luận điểm cơ bản
o Những kết quả nghiên cứu đã đạt được
o Những điểm còn hạn chế
o Hướng phát triển của đề tài
2. Tóm tắt văn bản khoa học
2.1. Khái niệm:
- Tóm tắt văn bản là công việc trình bày lại nội dung của văn bản gốc theo một mục đích đã định trước. Văn
bản tóm tắt bao giờ cũng ngắn hơn so với văn bản gốc. Tóm tắt văn bản là ép, nén thông tin vào một số hữu
hạn các câu cho phép.
2.2. Những lưu ý
- Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, bỏ những thông tin không cần thiết đối với mục đích tóm tắt
- Phản ánh trung thực các tư tượng, luận điểm của VB gốc, không xuyên tạc, thêm thắt so với VB gốc
- Diễn đạt các nội dung được tóm tắt theo cách riêng, tránh dùng nguyên VB gốc
2.3. Kỹ thuật tóm tắt
- Tìm câu chủ đề của mỗi đoạn văn, xác định chủ đề và nội dung hạn định về chủ đề
- Bằng một hoặc vài câu thích hợp, diễn giải lại câu chủ đề, chú ý làm nổi rõ những nội dung, hạn định về chủ
đề
- Dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết các câu văn lại với nhau thành một văn bản hoàn chỉnh
3. Tổng thuật văn bản khoa học
3.1. Khái niệm:
- Tổng thuật là kỹ năng giới thiệu và trình bày lại những thông tin cơ bản rút ra từ một số văn bản gốc cùng chủ
đề hoặc cùng có mqh nào đó đối với chủ đề
3.2. Các bước tổng thuật:
- Bước 1: Xác định bối cảnh ra đời (tác giả, tác phẩm,..) của loại văn bản được lựa chọn làm đối tượng tổng
thuật
- Bước 2: Đọc văn bản gốc nhiều lần cho đến khi thực sự nắm được các ý quan trọng, cơ bản nhất
- Bước 3: Tập hợp và phân loại các nội dung cơ bản được rút ra từ các văn bản gốc
- Bước 4: Vạch ra một dàn ý tóm tắt cho bản tổng thuật
- Bước 5: Viết tổng thuật, diễn đạt theo ngôn ngữ của người viết tổng thuật, không làm thay đổi nội dung VB
gốc
4. Viết luận án, tiểu luận khoa học
4.1. Lập đề cương nghiên cứu
4.1.1. Nội dung chính của đề cương nghiên cứu
- Đặt vấn đề về tính thời sự của việc nghiên cứu, lý do chọn đề tài và dự kiến những đóng góp
- Dự kiến những nội dung nghiên cứu, dự kiến về các chương, mục
- Xác định nguồn tư liệu và phương pháp xử lý tư liệu
4.1.2. Lập đề cương nghiên cứu
4.1.2.1. Đặt vấn đề
- Tính thời sự của việc nghiên cứu đề tài: Giới thiệu bối cảnh chung về mặt lý thuyết và thực tiễn kiên quan
đến đề tài, tình hình nghiên cứu ngoài và trong nước. Khẳng định việc nghiên cứu đề tài có tình thời sự nhằm
đáp ứng những yêu cầu do tình hình nghiên cứu đặt ra, nhằm giải quyết một vấn đề lý luận hoặc một bài
toán thực tiễn.
- Lý do chọn đề tài: Định vị đề tài trong hệ đề tài gắn với tình hình nghiên cứu chuyên môn của ngành và của
bản thân. Nêu những lý do cụ thể thúc đẩy việc lựa chọn đề tài.
- Dự kiến những đóng góp:
o Nêu dự kiến những đóng góp có tính chất thực tiễn
o Nêu dự kiến những đóng góp về lý thuyết
4.1.2.2. Nội dung nghiên cứu: Là những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể mà người nghiên cứu coi việc hoàn thành chúng
là mục đích cuối cùng. Đồng thời giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1.2.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận:
o Diễn dịch
o Quy nạp
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
o Phương pháp phân tích tài liệu
o Phương pháp thực nghiệm/phi thực nghiệm
4.1.2.4. Tư liệu: Cung cấp những thông tin về tư liệu nghiên cứu: tư liệu được lấy từ nguồn nào, phạm vi hay khối
lượng là bao nhiêu…
4.2. Cấu trúc
4.2.1. Phần mở đầu
- Đối tượng nghiên cứu và lý do chọn đề tài
- Lịch sử vấn đề
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Dự kiến những đóng góp của luận văn, tiểu luận
- Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
- Bố cục của luận văn, tiêu luận
4.2.2. Phần nội dung: Là trung tâm của luận văn, tiểu luận. Bao gồm các chương cụ thể, mỗi chương giải quyết một
nhiệm vụ cụ thể trong mục đích chung của toàn bộ luận văn, tiểu luận. Mỗi chương phải có tiểu kết
4.2.3. Phần kết luận
4.2.3.1. Các luận điểm lý thuyết
4.2.3.2. Các giải pháp cụ thể, với tư cách là những đóng góp khoa học của tiểu luận, luận văn
4.2.4. Thư mục tham khảo và trích dẫn, phụ lục (nếu có)
4.3. Trình bày lịch sử vấn đề
- Nhìn lại đóng góp
- Nêu giới hạn
- Làm rõ tính thời sự, ý nghĩa
4.4. Bố cục của luận văn, tiểu luận
- Trình bày số lượng chương, trang, có hay không có phụ lục kèm theo. Nêu vắn tắt nhiệm vụ của từng chương,
đánh giá của tác giả về vai trò của mỗi chương trong tổng thể luận văn, tiểu luận.

Bài 4. Soạn thảo văn bản hành chính


1. Thể thức văn bản hành chính
1.1. Khái niệm
- Là các loại văn bản được sử dụng nhằm trao đổi các thông tin từ tổ chức này sang tổ chức khác phục vụ các
quan hệ, giao dịch, trao đổi công tác hoặc đề ra các nội dung, yêu cầu để phối hợp với nhau cùng giải quyết
một vấn đề nào đó.. trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức và các doanh nghiệp
1.2. Khái niệm thể thức văn bản thành chính
- Là toàn bộ những thành phần cấu thành văn bản nhằm đảm bảo cho văn bản có tính hiệu lực pháp lý và sử
dụng được thuận lợi trong quá trình hoạt động của các cơ quan đơn vị
1.3. Những yếu tố của thể thức văn bản hành chính
1.3.1. Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Quốc hiệu là tên nước, tên chế độ chính trị của Nhà nước. Quốc hiệu dùng để xác nhận tính pháp lý của văn
bản do cơ quan quản lý nhà nước ban hành và không bắt buộc đối với cá nhân

o Viết trên cùng bên phải của văn bản CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
o Viết bằng chữ in hoa, đứng, đậm Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
o Phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền

1.3.2. Địa danh và ngày tháng ban hành văn bản


- Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở TW ban hành. Tên gọi chính thức của tỉnh, thành phố trực
thuộc TW
- Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành. Tên gọi chính thức của đơn vị hành
chính nơi đơn vị ban hành văn bản đóng trụ sở
- Ngày, tháng, năm ban hành văn bản là ngày, tháng, năm được ký ban hành

- Viết dưới quốc hiệu, hơi lệch về bên phải Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2020
- Viết bằng chữ in thường, nghiêng, sau địa danh
có dấu phẩy
- Tháng: 01,02. Từ tháng 3 không viết số 0 ở
trước.

1.3.3. Cơ quan ban hành văn bản


- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản: Tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và Tên của cơ quan, tổ
chức chủ quản cấp trên trực tiếp (nếu có)
o Trường Đại học Hà Nội: cơ quan chủ quan cấp trên: Bộ GD&ĐT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Viết ngang hàng quốc hiệu, góc bên trái của văn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI bản
- Viết bằng chữ in hoa đứng, in đậm tên cơ quan
ban hành văn bản
- Phía dưới có đường kẻ ngang nét liền, độ dài
1/3 – 1/2

1.3.4. Số và ký hiệu văn bản


- Số của văn bản bao gồm số thứ tự đăng ký được đánh theo từng loại văn bản do cơ quan ban hành trong
một năm và năm ban hành văn bản đó. Bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12
hàng năm; năm ban hành phải ghi đầy đủ các số. VD: Số: 33/2020
- Ký hiệu của quyết định, chỉ thị… gồm chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản. Số: 33/2018/NĐ-CP
- Ký hiệu của công văn gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành công văn và chữ viết tắt tên đơn vị
soạn thảo công văn đó. Số 3115/BV-TMHC

Số: 33/2018/NĐ-CP - Từ “số” viết bằng chữ in thường, sau từ “số” có


Số 15/QĐ-UBND dấu (:)
- Nằm dưới tên cơ quan ban hành văn bản
- Ký hiệu viết bằng chữ in hoa, giữa ký hiệu có (-)
- Giữ số, năm ban hành, ký hiệu có dấu (/)

1.3.5. Nơi nhận văn bản


- Gồm các nhóm:
o Nhóm có trách nhiệm thi hành: bắt buộc phải có
o Nhóm để báo cáo: cấp trên
o Nhóm để phối hợp:
o Nhóm có trách nhiệm lưu văn bản: bắt buộc phải có khi có số
- Vị trí (đối với công văn):
o Ở đầu công văn, dưới chỗ ghi ngày tháng
o Góc dưới phía trái những nhóm cần thiết: để báo cáo, để phối hợp, lưu văn thư

- (1 nơi) Kính gửi: Các cơ quan, tổ chức. - Chữ in thường, kiểu chữ đứng
- (Nhiều nơi) Kính gửi:/Nơi nhận: - Ghi ở dưới tên loại văn bản sau phần “Kính gửi”
- Phòng Tổ chức Cán bộ; - Ghi ở cuối văn bản, ngang với phần thẩm quyền
- Phòng Hành chính; ký
- Phòng Tài chính.

1.3.6. Tên loại văn bản


- Do pháp luật hoặc văn bản QPPL quy định. Đều phải ghi đúng và nêu rõ

- Ghi ở đầu văn bản, dưới địa danh và ngày tháng THÔNG BÁO
QUYẾT ĐỊNH
NGHỊ QUYẾT
1.3.7. Trích yếu nội dung
- Là phần ghi tóm tắt chính xác nội dung văn bản thường chỉ gồm một số từ rõ nghĩa là đủ

- Ghi ở góc phía trên, bên trái, dưới số và ký hiệu Việc thực hiện quy định…
- Viết bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng
- Ghi dưới tên loại văn bản (V/v Họp giao ban hàng tháng)
- Viết bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng, đậm,
đường kẻ ngang nét liền từ 1/3 đến ½ dòng chữ

1.3.8. Nội dung văn bản


- Là phần chủ yếu của bất cứ một văn bản. Tùy theo vấn đề, mục đích, hình thức, văn phong cho phù hợp
nhằm đảm bảo cho văn bản có hiệu lực và hiệu quả
1.3.9. Chức vụ và chữ ký người có thẩm quyền
- Người ký công văn là thủ trưởng cơ quan hoặc người được ủy quyền mới được ký công văn. Bên trên và dưới
chữ ký phải ghi rõ chức vụ và tên họ của người ký

- Ghi bên trên và dưới chữ ký chức vụ và tên họ KT. GIÁM ĐỐC
của người ký; PHÓ GIÁM ĐỐC
- Không cần nhắc lại tên cơ quan ban hành văn (chữ ký)
bản Đại tá Lê Hữu Song
- KT (ký thay): cấp phó ký thay cấp trưởng, trong
trường hợp cấp trưởng đi vắng hoặc cấp trưởng
giao cho cấp phó phụ trách dù cấp trưởng ở nhà
- TL (thừa lệnh) (theo chế độ thủ trưởng: lãnh
đão chịu trách nhiệm): khi cấp dưới thừa lệnh
cấp trên (mối quan hệ cấp dưới – cấp trên:
trưởng phòng – hiệu trưởng)
- TM (thay mặt) (theo chế độ tập thể: quyền lực
của tập thể: Đoàn TN, hội SV, Đảng): Khi Đảng,
Đoàn, Hội lãnh đạo

1.3.10. Con dấu hợp lệ và các dấu chỉ mức độ mật, khẩn khi cần thiết
- Con dấu được đóng lệch về phía trái và chùm lên 1/3 chữ ký
- Các dấu “mật” và “khẩn cấp” được đóng ở góc bên trái dưới chỗ ghi trích yếu của công văn hoặc dưới số và
ký hiệu
2. Soạn thảo đơn
2.2. Khái niệm: Đơn là một loại thư riêng, người viết trình bày ý kiến của mình đến cơ quan Nhà nước, tổ chức Nhà
nước, tổ chức xã hội đề nghị xem xét giải quyết một công việc nào đó
2.3. Các loại đơn:
- Đơn đề đạt nguyện vọng
- Đơn nêu ý kiến đóng góp
- Đơn khiếu nại
- Đơn tố giác
2.4. Yêu cầu
- Nội dung củ thể, rõ ràng, trung thực
- Câu ngắn gọn, tránh dài dòng
- Từ ngữ phải chính xác, dễ hiểu, tránh
- Đơn viết trên giấy sạch, khổ rộng, chỉ nên viết một loại mực
- Gửi đúng cơ quan thẩm quyền
- Tự tay người làm đơn phải viết vào đơn của mình

You might also like