You are on page 1of 28

Bài 4: TẠO LẬP VÀ TIẾP NHẬN ĐOẠN VĂN

1. Khái niệm
- Nội dung: đoạn văn là đơn vị cơ sở cấu thành
văn bản, gồm một chuỗi câu (không hạn định) liên
kết với nhau, mang một nội dung thống nhất.
- Hình thức: được mở đầu bằng chữ viết hoa, lùi
đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống hàng.
2. Những yêu cầu chung của đoạn văn
- Đoạn văn phải có sự thống nhất về nội dung
- Đoạn văn phải quan hệ chặt chẽ với các đoạn
văn khác trong văn bản.
- Đoạn văn phải phù hợp với phong cách chung
của văn bản.
3. Các loại đoạn văn
3.1. Đoạn văn có câu chủ đề
* Câu chủ đề: là câu nêu lên nội dung chính, ý khái
quát của toàn đoạn.
- Hình thức: thường là câu đầy đủ thành phần.
- Vị trí: đầu, giữa, cuối.
Hãy xác định câu chủ đề của đoạn văn sau:
Ví dụ: Ngày nay, con người đã biến đổi thế
giới tự nhiên theo ý muốn của mình. Hoa quả
và hạt giống đã được gia tăng số lượng và làm
cho hoàn hảo hơn. Những loài thú có ích đã
được truyền giống và nhân giống. Sắt rẻ tiền,
dễ kiếm nhưng cần thiết hơn vàng, đã được
khai thác với số lượng lớn từ lòng đất. Thác
nước bị chắn lại, sông ngòi được định hướng
và thu hẹp. Sa ma, rừng núi đã trở thành
ruộng đồng phì nhiêu.
3.1.1. Đoạn văn diễn dịch: là quá trình lập luận đi
từ cái chung, khái quát đến cái riêng, cụ thể.

Câu chủ đề

Câu 1 Câu 2 Câu 3…


Ví dụ: Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ
đầu tằm”, ta càng thấy chị Dậu thật là
người phụ nữ đảm đang, tháo vát. Một
mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột
xuất của gia đình, phải đương đầu với
những thế lực tàn bạo: quan lại, cường
hào, địa chủ và tay sai của chúng. Chị có
khóc lóc, chị có kêu trời, nhưng chị không
nhắm mắt khoanh tay mà tích cực tìm
cách cứu chồng ra khỏi cơn hoạn nạn.
3.2.2. Quy nạp: ngược lại với diễn dịch, quy nạp đi
từ cái riêng, cụ thể đến cái chung, khái quát. Câu
chủ đề thường ở vị trí cuối đoạn.

Câu 1 Câu 2 Câu 3…

Câu chủ đề
Ví dụ: Những ngôi nhà cao tầng được hoàn
thiện khẩn trương. Những tấm biển sặc sỡ
trên đường phố quảng cáo cho những sản
phẩm của các công ty danh tiếng. Những văn
phòng đại diện đứng chen nhau ở các đường
phố trung tâm…Đó là những hình ảnh về một
Hà Nội năng động, trẻ trung trong thời đổi
mới.
3.2. Đoạn văn không có câu chủ đề: là đoạn
văn không có câu biểu thị ý chính của cả
đoạn, chủ đề được rút gián tiếp thông qua các
câu trong đoạn.
Ví dụ 1: Chúng lập nhà tù nhiều hơn trường
học. Chúng thẳng tay chém giết những người
yêu nước và thương nòi của ta. Chúng tắm các
cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
3.2.1. Móc xích: thể hiện tính liên tục, kế
thừa lẫn nhau, câu trước tạo tiền đề cho sự
phát triển của câu sau và cứ thế cho đến hết
đoạn.
Câu 1 Câu 2 Câu 3…

Ví dụ: Chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng,


tự cải tạo để tiến bộ mãi. Nếu không cố gắng
tiến bộ thì tức là thoái bộ và lạc hậu. Mà thoái
bộ và lạc hậu thì sẽ bị xã hội sa thải.
3.2.2. Song hành: Ý của các câu trong đoạn ngang
nhau, không có câu nào bổ sung cho câu nào.

Câu 1 Câu 2 Câu 3…


Ví dụ: Một vóc hình mảnh mai. Một mái tóc
đen huyền gọn ghẽ. Một gương mặt vừa tươi
như hoa vừa thắm thiết như mẹ hiền. Một
chấm nốt ruồi bên cặp má có nốt xoáy đồng
tiền tôn thêm vẻ cao quý. Một giọng nói hậu
tình. Một tình thương san sẻ. Một thái độ công
bằng như mặt trăng đêm rằm tròn đầy .
* Đoạn văn diễn dịch: là quá trình lập luận đi từ
cái chung, khái quát đến cái riêng, cụ thể.

Câu chủ đề

Câu 1 Câu 2 Câu 3…


* Đoạn văn diễn dịch

Lan l à một sinh viên vừa học giỏi vừa ngoan hiền

Câu1 Câu 2 Câu 3…


3.2.2. Quy nạp: ngược lại với diễn dịch, quy nạp đi
từ cái riêng, cụ thể đến cái chung, khái quát. Câu
chủ đề thường ở vị trí cuối đoạn.

Câu 1 Câu 2 Câu 3…

Câu chủ đề
* Quy nạp:

Câu 1 Câu 2 Câu 3…

Chính vì những điều mà Lan đã làm như vậy nên


lớp tôi ai cũng cho rằng: Lan là một sinh viên vừa
học giỏi vừa ngoan hiền
4. Tìm hiểu lập luận trong đoạn văn
4.1. Khái niệm lập luận: lập luận là đưa ra một
hoặc một số luận cứ nhằm dẫn dắt người đọc,
người nghe đến một kết luận nào đó mà người viết
muốn đạt tới.
Ví dụ: (1) Kim loại dẫn điện. Đồng dẫn diện.
(2) Kim loại dẫn điện, đồng là kim loại nên
đồng dẫn điện.
4.2. Yêu cầu của lập luận: luận điểm rõ ràng, hệ
thống luận cứ đáng tin cậy, các câu được sắp xếp
theo trật tự hợp lôgich, các công cụ lập luận phù hợp
- Luận điểm: là nhận định, phán đoán làm sáng tỏ
chủ đề, mang ý nghĩa khái quát trong đoạn văn.

- Luận cứ: là những tình tiết, lí lẽ, dẫn chứng làm


sáng tỏ luận điểm.
- Công cụ lập luận: nói chung, thế nhưng, quả
thực, tuy nhiên, trước tiên, và, cũng, đó chẳng qua
là một cách nói…
Ví dụ:

(1) Ngôi nhà này rẻ nhưng xa, không nên mua.


(2) Ngôi nhà này xa nhưng rẻ,nên mua .
5. Các phép liên kết
5.1. Phép nối: là cách sử dụng những từ ngữ chỉ
quan hệ nhằm nối ý các câu lại với nhau. Có hai
nhóm từ ngữ để liên kết.
5. Các phép liên kết

5.1. Phép nối: là cách sử dụng những từ ngữ chỉ


quan hệ nhằm nối ý các câu lại với nhau. Có hai
nhóm từ ngữ để liên kết.
- Quan hệ từ: và, mà, còn, nhưng, thì, hay…
- Từ ngữ chuyển tiếp: cũng, cho nên, ngoài ra, vả
lại, hơn nữa, tiếp theo…
Ví dụ : (1) Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan
cũng ì ạch về chuồng.
(2) Ông có xe hơi, có nhà lầu, có đồn điền, lại có cả
trang trại ở nhà quê. Vậy thì ông chính là người
giàu đứt đi rồi.
5.2. Phép thế: là sử dụng những đại từ hoặc từ
đồng nghĩa thay thế để nối ý của các câu lại với
nhau.
Ví dụ: (1) Điền nghĩ đến tính bủn xỉn của
đàn bà. Họ may áo là để cất đi.
(2) Nước ta là một nước văn hiến. Ai cũng biết thế.
5.3. Phép lặp: là hình thức lặp lại ở câu sau từ ngữ,
cấu trúc của câu trước. Có 3 dạng lặp: lặp từ ngữ,
lặp cú pháp, lặp ngữ âm.

Ví dụ: (1) Hôm qua dưới bến xuôi đò


Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
→ lặp ngữ âm.
(2) Dân là gốc của nước. Dân có giàu thì nước
mới mạnh. (lặp từ ngữ)

5.4. Phép liên tưởng: là sử dụng ở câu sau do liên


tưởng, do một định hướng nào đó từ những từ ngữ
ở câu trước. Tức từ yếu tố này nghĩ đến yếu tố kia.

Ví dụ: (1) Nhân dân là bể


Văn là thuyền
Thuyền xô sóng dậy
Sóng đẩy thuyền lên
(Tố Hữu)
6. Các lỗi thường gặp trong đoạn văn
6.1. Lạc chủ đề: các câu trong đoạn văn không tập
trung thể hiện cùng một chủ đề hoặc đột đột
chuyển sang chủ đề khác.
* Cách sửa: chọn 1 trong 3 cách sau
- Viết lại các câu phù hợp với chủ đề.
- Loại bỏ các câu lạc ý.
- Viết lại câu chủ đề bao quát cả đoạn.
Ví dụ: Trong ca dao Việt Nam, những bài về
tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất
cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau
chung sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. Họ
yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh
ruộng đồng, đến công việc trong xóm, ngoài
làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và
sâu sắc.
6.2. Thiếu ý: nội dung nêu trong câu chủ đề không
được triển khai đầy đủ trong đoạn văn.

Ví dụ: Thưở nhỏ, Lê Quý Đôn là một đứa trẻ


thông minh nhưng ngỗ ngược. Ngay khi đi,
học Lê Quý đã có ý thức tìm tòi, nghiên cứu,
phê phán những điểm phản khoa học thường
được tôn sùng thời bấy giờ. Ông thường tham
gia bình văn cùng những người lớn tuổi.
Không ai dám coi thường “chú nhóc học trò
nhãi ranh”, học nhiều biết rộng ấy.
6.3. Lặp ý: các câu trong đoạn văn có ý trùng lặp
nhau.
6.4. Đứt mạch: các câu trong đoạn văn bị đứt
quãng, thiếu sự gắn bó, thiếu nhất quán về nội
dung.
Ví dụ: Nam Cao viết nhiều về nông thôn. Lão
Hạc ăn bả chó tự tử để tránh đói. Anh cu
Phúc chết lặng lẽ trong xó nhà ẩm ướt trước
những đôi mắt “ dại đi vì đói” của hai đứa
con. Bà cái Tí chết vì một bữa no. Lại có cả
cảnh đám cưới nhưng cưới để chạy đói…
6.5. Thiếu logich (mâu thuẫn ý): ý của các câu
trong đoạn không phù hợp, bổ sung cho nhau mà
trái ngược, mâu thuẫn nhau.
Ví dụ: Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn
đêm buông xuống. Sóng biển cài then, đêm sập cửa, vũ
trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng. Bốn bề không một tiếng
động. Lá cờ đỏ trên đỉnh cột buồm bay phần phật trước
gió. Những đường chỉ viền óng ánh như sáng rực
trong đêm. Tiếng sóng vỗ mạn thuyền rì rầm nghe như
bản nhạc vô tận của biển ngân nga muôn lời tâm sự…
Những khuôn mặt rám nắng, những cánh tay gân
guốc, bắp thịt nổi cuồn cuộn khẩn trương chuẩn bị
nhổ neo lên đường.
Sắp xếp các câu sau theo trật tự hợp lí, dựa vào
đó xác định kiểu đoạn văn, câu chủ đoạn, các
phép liên kết.
(1) Còn năng khiếu chỉ bộc lộ sau này, trong những
hoạt động giải quyết những yêu cầu nhất định.
(2) Năng khiếu có cơ sở là các tư chất.
(3) Mặc dù có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng năng
khiếu và tư chất có nhiều điểm khác nhau.
(4) Nhưng tư chất là cái có tính đa dạng, đa hướng và
tồn tại ở con người ngay khi lọt lòng mẹ.
(5) Năng khiếu không đa dạng, đa hướng như tư chất,
mà thường là năng khiếu gắn liền với một lĩnh vực hoạt
động cụ thể.
Sắp xếp các câu sau theo trật tự hợp lí, dựa vào
đó xác định kiểu đoạn văn, câu chủ đoạn, các
phép liên kết.
(1) Còn năng khiếu chỉ bộc lộ sau này, trong những
hoạt động giải quyết những yêu cầu nhất định.
(2) Năng khiếu có cơ sở là các tư chất.
(3) Mặc dù có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng năng
khiếu và tư chất có nhiều điểm khác nhau.
(4) Nhưng tư chất là cái có tính đa dạng, đa hướng và
tồn tại ở con người ngay khi lọt lòng mẹ.
(5) Năng khiếu không đa dạng, đa hướng như tư chất,
mà thường là năng khiếu gắn liền với một lĩnh vực hoạt
động cụ thể.

Đáp án đúng: 2, 4, 1, 3, 5

You might also like