You are on page 1of 5

PHÒNG GD&ĐT NAM TỪ LIÊM ĐỀ LUYỆN THI VÀO 10 ( SỐ 32)

Năm học 2021 - 2022 MÔN NGỮ VĂN


Thời gian làm bài: 120 phút

Phần I: (6 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn cao, cao hai nghìn sáu
trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cách đây bốn năm, có hôm tôi
cũng đang đi thế này chợt thấy một khúc thân cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh
thanh niên ở đâu chạy đến, hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi. Hỏi
ở đây mà ai đẩy cây ra giữa đường thế này, anh chỉ đỏ mặt. Thì ra anh ta mới lên nhận việc,
sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người
quá, anh ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một” Kìa, anh ta
kia.
Câu 1 (1đ). Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản chứa đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5đ). Xét theo cấu tạo, câu văn: “Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi!” thuộc
kiểu câu gì?
Câu 3 (1,5đ). Hoàn cảnh sống của nhân vật anh thanh niên được nói đến trong đoạn trích
có gì đặc biệt? Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: Trong hoàn cảnh ấy, điều gì
đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ?
Câu 4 (3đ). Cho câu văn: “Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có những
nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh
niên, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.
Dùng câu văn đã cho làm câu mở đầu của đoạn văn, hãy viết khoảng 10 câu tiếp theo để
hoàn thành đoạn văn theo lập luận Tổng – Phân – Hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu
phủ định và thành phần khởi ngữ. (gạch chân dưới câu phủ định và thành phần khởi ngữ.

Phần II: (4 điểm)


LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
"Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh
luận và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm
thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất đã làm
khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, thấy một ốc đảo và quyết định bơi đến. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối
sức và chìm dần. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim
loại khắc lên đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc
lên đá?”
Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian,
nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng
người”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi
những ân nghĩa lên đá.
(Sgk Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD)
Câu 1 (0.5 điểm): Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Văn bản trên đã nhắc nhở chúng ta cần có lối sống đẹp, đó là lối sống
nào?
Câu 3 (1 điểm): Ghi lại một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích, nêu dấu hiệu nhận biết và
chuyển thành lời dẫn gián tiếp
Câu 4 (2 điểm): Câu chuyện khép lại với bài học thấm thía về lòng bao dung, sự tha thứ và
biết ơn. Bằng hiểu biết về xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình
bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn của giới trẻ hiện nay.

-----------Hết------------
PHÒNG GD&ĐT NAM TỪ LIÊM HƯỚNG DẪN CHẤM
Năm học 2021 - 2022 LUYỆN ÔN THI VÀO 10 – ĐỀ SỐ 12
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu – NỘI DUNG Điểm


điểm
Phần I (4 điểm)
Câu 1 Ý nghĩa nhan đề:
(1 đ) “Lặng lẽ Sa Pa”: Đảo ngữ (tính từ “lặng lẽ” được đưa lên trước 0,5
danh từ Sa Pa):
+ Để nhấn mạnh khung cảnh êm đềm, thanh tĩnh của miền đất 0,25
Sa Pa.
+ Sự cống hiến, làm việc âm thầm của những con người với mọi 0,25
nghành nghề, lứa tuổi, giới tính nơi Sa Pa…

Câu 2 Câu đặc biệt 0,5


(0,5đ)
Câu 3 - Hoàn cảnh sống:
(1,5đ) + Sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao 2600m, quanh 0,5
năm làm bạn với mây mù và cây cỏ. Anh làm công tác khí tượng
kiêm vật lí địa cầu. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo
nắng, tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng
ngày để phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu”. Một công việc
gian khó nhưng đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và tinh thần trách
nhiệm cao. 0,5
+ Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ;
cuộc sống và công việc có phần đơn điệu, giản đơn...là thử thách
thực sự đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao trời rộng, khát
khao hành động. Nhưng cái gian khổ nhất đối với chàng trai trẻ
ấy là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng ở
nơi núi cao không một bóng người.
0,25
- Lí do đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt
nhiệm vụ: 0,25
+ Lòng yêu nghề, suy nghĩ đúng đắn về công việc, có tinh thần
trách nhiệm với công việc.
+ Anh bíêt tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình ở trạm khí tượng
thật ngăn nắp, chủ động, khoa học: Nuôi gà, trồng hoa, tự học và
đọc sách ngoài giờ làm việc.
Câu 4 (*) Yêu cầu về hình thức 1,0
(3đ) - Đoạn văn lập luận theo cách T-P-H (13-15 câu)
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Sử dụng được câu phủ định (đúng nội dung - hình thức, có
gạch chân, chú thích)

(*) Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo được các yêu cầu: 2,0
- Mở đoạn: Nêu được ý chủ đề trong đề bài.
- Thân đoạn: Bám vào các dẫn chứng trong văn bản để phân
tích, nhận xét, đánh giá về tình yêu công việc, tinh thần trách
nhiệm của các nhân vật:
+ Ông kĩ sư vườn rau.
+ Đồng chí cán bộ nghiên cứu sét.
+ Anh làm công tác khí tượng trên đỉnh Phan-xi-păng.
- Kết đoạn: ca ngợi những con người lao động thầm lặng ở Sa
Pa, gợi nhắc ý nghĩa của công việc lao động thầm lặng.

Phần II (4 điểm)
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là tự sự 0,5
(0,5đ)
Câu 2 Lối sống đẹp: biết xóa bỏ những nỗi đau buồn, thù hận và khắc 0,5
(0,5đ) ghi trong lòng những ân nghĩa, những điều tốt đẹp

Câu 3 + Lời dẫn trực tiếp: 1 tromng 2 lời sau: 0,25


(1đ) - “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ
anh lại khắc lên đá?”
- “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời
gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã
được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.
+ Dấu hiệu nhận biết: 0,5
- Lời nói trực tiếp của nhân vật
0,25
- Đặt sau dấu hai chấm và trong dấu ngoặc kép.
+ Chuyển thành lời dẫn gián tiếp:…………

Câu 4 - Hình thức: 0,5


(2đ) + Đúng hình thức đoạn văn, bố cục 3 phần rõ ràng, đủ độ dài
theo quy định
+ Trình tự mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt
- Nội dung: 1,5
+ giải thích khái niệm: thế nào là lòng biết ơn
+ Biểu hiện của sống có lòng biết ơn
+ Ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống;
+ bàn luận: phê phán: lối sống vô ơn, bạc nghĩa…
+ Khẳng định đây là phẩm chất tốt, đúng đắn nên mối người cần
rèn luyện lối sống này.
+ Liên hệ bản thân

-----------Hết------------

You might also like