You are on page 1of 7

UBND HUYỆN CỦ CHI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

TRƯỜNG THCS PHƯỚC THẠNH Năm học: 2023 - 2024


Môn : NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)

I. KHUNG MA TRẬN:
Vận dụng
Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ Cộng
cao
Chủ đề 1 -Tìm lời dẫn -Viết 3 – 5
Văn bản - Tìm ngữ liệu trực tiếp, dòng nêu suy
Cho đoạn văn trong văn bản huyển sang lời nghĩ của bản
ngoài chương để trả lời. dẫn gián tiếp. thân.
trình.
Số câu: Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 3
Số điểm: Số điểm: 1,0 Số điểm: 1,0 Số điểm:1,0 Số điểm:3,0
Tỉ lệ % 10% 10% 10% 30%

Chủ đề 2 Viết bài văn


Tạo lập văn nghị luận
bản(Văn nghị ngắn về hạnh
luận xã hội) phúc
Số câu: Số câu: 1 Số câu: 1
Số điểm: Số điểm: 2,0 Số điểm:2,0
Tỉ lệ % 20%
Đề 1: Đóng
Chủ đề 2 vai nhân vật
Tạo lập văn để kể lại câu
bản chuyện
(Văn tự sự hoặc Đề 2: Nghị
nghị luận) luận về tác
phẩm văn học
Số câu: Số câu: 1,0 Số câu: 1
Số điểm: Số điểm: 5,0 Số điểm:5,0
Tỉ lệ % 50% 50%
Tổng số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 5
Tổng số điểm Số điểm: 1,0 Số điểm: 1,0 Số điểm: 3,0 Số điểm: 5,0 Số điểm: 10
Tỉ lệ % 10% 10% 30% 50% 100%

1
II. ĐỀ KIỂM TRA:

UBND HUYỆN CỦ CHI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I


TRƯỜNG THCS PHƯỚC THẠNH Năm học: 2023 - 2024
Môn : NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
I. Phần đọc hiểu văn bản: (3,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chủ đề: “Hạnh phúc”


Hạnh phúc - đó là mẫu số chung, là mong ước chính đáng nhất của tất cả mọi
con người, mọi gia đình, mọi xứ sở...
Quan niệm về hạnh phúc không giống nhau ở mỗi người, mỗi nhà, mỗi thế hệ,
mỗi thời đại, mỗi xã hội. Chẳng hạn, có người xem hạnh phúc là hài lòng với những gì
mình có theo chủ thuyết “biết đủ”. Cũng có người cho rằng hạnh phúc là khi ta có một
sức khỏe tốt, một sự nghiệp như ý, một gia đình ấm cúng và những bạn hữu chí tình.
Hạnh phúc cũng có khi là những điều giản dị: có một việc yêu thích để làm, có người
để yêu thương và một nơi chốn bình yên để đi về....
Lại có những vĩ nhân gọi tên hạnh phúc theo một cách rất riêng của họ. Ví như
nhà hiền triết Ấn Độ Mahatma Gandhi bảo rằng: “Hạnh phúc là khi những gì mà bạn
nghĩ, những gì mà bạn nói và những gì mà bạn làm hòa quyện với nhau”. Điều này
giống như thông điệp mà các tín đồ Thiên Chúa giáo tin tưởng: “Bình an dưới thế cho
người thiện tâm”, để khẳng định hạnh phúc có từ cái tâm an bình của mỗi người, là sự
tĩnh tại trong sâu thẳm tâm hồn... Liệu có thể hạnh phúc chăng nếu nghĩ một đằng, nói
một nẻo và làm một kiểu? […]
Rồi cũng có ý kiến: ranh giới giữa biết đủ, biết hài lòng và thỏa hiệp với bản
thân mình là rất mong manh. Bởi khi luôn nghĩ rằng “ừ, vậy là được rồi...”, thì chính
là lúc mà ta ngừng nỗ lực, ngừng cống hiến để làm cho cuộc sống bản thân và cộng
đồng của mình tiến về phía trước. Sẽ rất nhanh, những cái “biết đủ” và sự hài lòng dễ
dãi này sẽ làm ta chán ngán. Sẽ rất nhanh, hạnh phúc sẽ biến mất khi ta không hiểu
được ý nghĩa cuộc đời mình nằm ở nơi đâu...
Vậy hạnh phúc là biết đủ, biết hài lòng hay là biết vượt qua, biết chinh phục hay
là gì khác?
(Trích Để chạm vào hạnh phúc - Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
Câu 1.(1,0 điểm) Chỉ ra 01 câu dẫn trực tiếp và chuyển câu dẫn ấy sang câu dẫn gián
tiếp.
2
Câu 2.(1,0 điểm) Theo một ý kiến được dẫn trong bài viết, nếu ta không ý thức được
ranh giới mong manh giữa biết đủ, biết hài lòng và thỏa hiệp với bản thân mình thì sẽ
dẫn tới hậu quả gì?
Câu 3.(1,0 điểm) Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Vì
sao? Hãy trình bày bằng đoạn văn 3-5 dòng.
II. Phần tạo lập văn bản: (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết bài văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề gợi
ra từ bức tranh trên.
Câu 2: (5,0 điểm)
HS chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: Đóng vai nhân vật Trương Sinh, hãy kể lại “Chuyện người con gái Nam
Xương” của Nguyễn Dữ.
Đề 2: Mỗi tác phẩm văn học đều mang đến cho người đọc những rung cảm nhất
định. Bằng cảm xúc của cá nhân, viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc
đoạn trích mà em yêu thích (trong chương trình Ngữ văn 9, tập I).

3
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2023 – 2024

Câu Yêu cầu Điểm

I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 3,0

- Lời dẫn trực tiếp: “Hạnh phúc là khi những gì mà bạn nghĩ, những
gì mà bạn nói và những gì mà bạn làm hòa quyện với nhau”, “Bình
1 1,0
an dưới thế cho người thiện tâm”…
HS chọn được một LDTT và chuyển được sang LDGT
Theo một ý kiến được dẫn trong bài viết, nếu ta không ý thức
được ranh giới mong manh giữa biết đủ, biết hài lòng và thỏa hiệp
2 với bản thân mình thì sẽ dẫn tới hậu quả: ta ngừng nỗ lực, ngừng 1,0
cống hiến để làm cho cuộc sống bản thân và cộng đồng của mình
tiến về phía trước.
Thông điệp ý nghĩa: HS trình bày theo quan điểm cá nhân, có 1,0
thể:
3 -Hạnh phúc là hài lòng với những gì mình có
-Hạnh phúc là có sức khoẻ tốt.
-…
II. TẠO LẬP VĂN BẢN: 7,0

1. Nghị luận xã hội 2,0

a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Mở bài giới thiệu 0.25
vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được
luận điểm; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

c. Triển khai vấn đề nghị luận. Có thể trình bày theo hướng sau:
- Giới thiệu vấn đề. 1,25
- Giải thích: Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý khi ta cảm thấy thỏa
mãn một nhu cầu trừu tượng. Đó là khái niệm thuộc phạm vi đời
sống tinh thần của con người. Tuy nhiên, hạnh phúc không chỉ đơn
thuần là thỏa mãn vật chất, mà còn là cảm giác thỏa mãn tâm lý.
Hạnh phúc không chỉ đơn thuần là cảm giác thỏa mãn cá nhân mà
còn là khả năng mang lại hạnh phúc cho người khác.

4
- Bình luận vấn đề
Niềm hạnh phúc được hiểu khác nhau đối với mỗi người, tùy theo
hoàn cảnh và lứa tuổi. Tuy nhiên, đó không phải là một khái niệm
quá xa vời mà rất đỗi gần gũi. Hạnh phúc cũng không phải là một
khái niệm tĩnh, mà có thể thay đổi theo thời gian và tình huống. Đôi
khi, hạnh phúc còn là việc mang lại niềm vui và hạnh phúc cho
người khác.
Các cách để tìm thấy hạnh phúc
 Khám phá bản thân: Tìm hiểu về những gì mình thích, những
giá trị quan trọng trong cuộc sống, đam mê và mục tiêu cá nhân.
 Tập trung vào điều tích cực: Cố gắng tìm những điều tích cực
trong cuộc sống, tập trung vào những trải nghiệm và kỷ niệm tốt
đẹp, học cách đối mặt với khó khăn một cách tích cực và giải quyết
chúng một cách khôn ngoan.
 Thực hiện những hoạt động mang lại hạnh phúc: Tham gia
các hoạt động mà mình yêu thích, thư giãn, học tập, giao lưu với
bạn bè, đóng góp cho cộng đồng.
 Yêu thương và chia sẻ: Yêu thương và quan tâm đến người
thân, bạn bè, cộng đồng, thực hiện các hành động nhỏ để giúp đỡ
người khác, chia sẻ yêu thương và tình cảm với những người quan
trọng trong cuộc sống.
+ Lợi ích của hạnh phúc
 Sức khỏe tốt hơn: Hạnh phúc giúp tăng cường hệ miễn dịch
và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tật khác.
 Tăng cường sự tự tin: Hạnh phúc giúp tăng cường sự tự tin và
khả năng đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.
 Tạo động lực và sự cố gắng: Hạnh phúc là nguồn động lực để
tiếp tục cố gắng và phấn đấu vì mục tiêu cá nhân.
 Giúp tạo ra mối quan hệ tốt hơn: Hạnh phúc giúp tạo ra mối
quan hệ tốt hơn với người khác và cải thiện chất lượng cuộc sống
của chúng ta.
 Tăng cường sáng tạo: Hạnh phúc giúp tăng cường khả năng
sáng tạo và tư duy độc đáo.

- Mở rộng: Những hành động có thể làm mất đi sự ham muốn hạnh
phúc
 Tập trung quá nhiều vào công việc và lo lắng về tương lai,

5
không dành thời gian cho bản thân và gia đình.
 Lạm dụng chất kích thích và rượu bia, đặc biệt là khi sử dụng
với mục đích giải trí hoặc giảm stress.
 Làm việc quá sức, quá áp lực và không tìm ra cách thích nghi
với tình hình mới.
 Điều khiển cuộc sống bằng các tiêu chuẩn không thực sự
quan trọng và cảm thấy bất hạnh khi không đạt được chúng.
 Chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực như oán hận, thù
địch, nỗi buồn hoặc lo lắng không cần thiết.
 Không đối mặt và giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc
sống, để chúng ngày càng phát triển và làm mất đi sự ham muốn
hạnh phúc.
 Quan tâm quá nhiều đến ý kiến của người khác và không giữ
được sự cân bằng trong cuộc sống của mình.
- Bài học: Trong cuộc sống, mỗi người đều có nhu cầu tìm kiếm
hạnh phúc. Tuy nhiên, hạnh phúc không phải là điều dễ dàng để đạt
được và nó không phải là một trạng thái ổn định trong cuộc sống.
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến 0.25
giải mới mẻ về vấn đề
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn 0.25
chính tả, dùng từ, đặt câu.
2 Đề 1: Tự sự

- 1. Yêu cầu 5.0


- - Nắm vững phương pháp làm bài tự sự
- Bố cục: đầy đủ, rõ ràng
+ Phần Mở bài: Giới thiệu được nhân vật. sử dụng ngôi kể hợp lí
+ Phần Thân bài: Kể theo trình tự diễn biến của câu chuyện
+ Phần Kết bài: Kết thúc có ý nghĩa, rút ra bài học cho bản thân.
- Hành văn trôi chảy, có cảm xúc thể Không mắc lỗi diễn đạt;
không sai lỗi chính tả, dùng từ,ngữ pháp. Trình bày bài rõ ràng.
- Đề 2: Nghị luận 5.0
- 1. Mở bài:
- - Khái quát vị trí của tác phẩm ở giai đoạn nào.
- - Tóm tắt khái quát nội dung của tác phẩm
- 2, Thân bài:
- - Khái quát được những giá trị nghệ thuật và nội dung
- - Trình bày được những cảm nhận cá nhân
6
3. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tác phẩm.
BIỂU ĐIỂM CỤ THỂ:
-Điểm 4,0 – 5,0: Bài làm thể hiện cảm nhận chân thành, sâu sắc, văn
phong sáng rõ, mạch lạc, bố cục rõ ràng, hợp lí, đáp ứng tốt yêu cầu
trên. Mắc ít lỗi diễn đạt (điểm 3).
-Điểm 2,0 – 3,0: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, mắc 2- 3 lỗi diễn đạt,
dùng từ, cảm nhận chưa sâu sắc.
-Điểm 1,0-2,0: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên nhưng chưa nắm
phương pháp làm bài.
-Điểm 1,0: Viết rất ít hoặc lạc đề, bài làm không có bố cục của bài
Nghị luận thơ.
-Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
-

You might also like