You are on page 1of 7

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

TRƯỜNG THCS BÌNH HÒA Môn: Ngữ văn 9 NH: 2023-2024

I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA


Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương
trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn
với mục đích đánh giá năng lực đọc- hiểu và tạo lập văn bản của học sinh.
1/ Kiến thức: hệ thống, củng cố kiến thức 3 phân môn: Văn, Tiếng việt, Tập làm
văn trong HK I.
2/ Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng.
3/ Thái độ: vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành tốt bài làm của mình.
II/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức đề kiểm tra: Tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.
III/ THIẾT LẬP MA TRẬN
MỨC
ĐỘ
THÔNG
NHẬN BIẾT VẬN DỤNG TỔNG
HIỂU
NỘI DỤNG
Văn bản Phát hiện chi Thông điệp rút
tiết ra từ đoạn trích
Phương thức
biểu đạt
Số câu: Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 3
Số điểm: Số điểm: 1,0 Số điểm: 1,0 Số điểm:2,0
Tỉ lệ: % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 20 %
Tiếng Việt Tìm phép tu
từ và nêu tác
dụng
Số câu: Số câu: 1 Số câu: 1
Số điểm: Số điểm: 1,0 Số điểm: 1,0
Tỉ lệ: % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ:10%
Văn nghị Viết bài văn
luận nghị luận về vai
trò của niềm tin
trong cuộc sống
Số câu: Số câu: 1 Số câu: 1
Số điểm: Số điểm: 2,0 Số điểm: 2,0
Tỉ lệ: % Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 20%
Văn nghị Cảm nhận hoặc
luận hoặc tự đóng vai nhân
sự vật
Số câu: Số câu: 1 Số câu: 1
Số điểm: Số điểm: 5,0 Số điểm: 5,0
Tỉ lệ: % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ:50 %
Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 3 Số câu: 6
TỔNG Số điểm: 1,0 Số điểm: 1,0 Số điểm: 8 Số điểm: 10
Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 80 % Tỉ lệ: 100 %
1
V/ ĐỀ KIỂM TRA

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1


TRƯỜNG THCS BÌNH HÒA Năm học: 2023 -2024
Môn: Ngữ văn 9

Thời gian: 90 phút


ĐỀ THAM KHẢO (Không kể thời gian giao đề)

( Đề gồm 02 trang)
Phần đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
“Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như
một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi
nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người
chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng
“mắc bẫy” đến như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng
giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay
về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng.
(...) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để
khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm
tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối
tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi...”
(Trích“ Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã – Nguồn www.vietgiaitri.com,
04/6/2015)
Câu 1( 0,5 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2( 0,5 điểm)
Dựa vào văn bản em hãy cho biết tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào để khẳng
định“Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng
giá”?
Câu 3( 1,0 điểm)
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng
ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà
những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4( 1,0 điểm)
Nêu thông điệp mà em rút ra từ đoạn trích trên. (Trình bày khoảng 3-5 câu.)
Phần tạo lập văn bản (7,0 điểm)
Câu 1( 2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng một
trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của niềm tin trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
2
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1:
Nếu được chọn một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 đã giúp em có thêm niềm
tin vào cuộc sống, vào con người thì em sẽ chọn tác phẩm nào? Vì sao?
Hãy viết bài văn để trả lời cho các câu hỏi trên.
Đề 2:
Mỗi tác phẩm văn học là tiếng lòng của tác giả. Mỗi nhân vật trong đó khiến trái tim
người đọc rung lên với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau để trăn trở, để lắng lòng, để
suy ngẫm…về lẽ sống. Hãy đóng vai một nhân vật mà em yêu thích (Trong các tác
phẩm đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9- học kì I) để bày tỏ quan điểm sống của
mình với mọi người.
* Lưu ý : Bài viết tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận và hình
thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.

***********************Hết***********************

HƯỚNG DẪN CHẤM


3
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Năm học: 2023-2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 9

Phần đọc- hiểu văn bản (3 điểm)


Câu 1: 0,5 điểm
Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
Câu 2: 0,5 điểm
Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng sau: “Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai;về
lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân; một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối
tượng”để khẳng định“Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta
một bài học đáng giá”
Học sinh nêu được 1 ý đạt 0,25 điểm, từ 2 ý đạt 0,5 điểm.
Câu 3: 1,0 điểm
Học sinh trả lời được một trong ba phép tu từ sau:
* Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (Đừng để khi) ; điệp cấu trúc ngữ pháp (lặp CTNP); đối
lập (tia nắng...đã lên><giọt lê....rơi).
* Tác dụng:
- Điệp ngữ ; điệp cấu trúc ngữ pháp: Tạo âm hưởng nhịp nhàng, cân đối. Nhấn mạnh,
khuyến khính mọi người hãy từ bỏ những ưu phiền để sống vui vẻ, hòa nhịp với thế
giới xung quanh…
- Đối lập: Làm nổi bật sự trái ngược giữa ngoại cảnh với tâm trạng con người, nhằm
khích lệ con người từ bỏ những ưu phiền, hướng đến cuộc sống vui tươi, ý nghĩa....
Học sinh chỉ ra phép tu từ: đạt 0,5 điểm, nêu được tác dụng: 0,5 điểm.
Câu 4: 1,0 điểm
HS có thể trả lời nhiều cách như : Sống như thế nào để không phải nuối tiếc khi nhìn
lại quá khứ; đứng dậy sau khi vấp ngã để có cuộc sống tươi đẹp trong tương lai; có
niềm tin vào cuộc sống…
Phần tạo lập văn bản (7,0 điểm)
Câu 1: 2,0 điểm
1/ Về kỹ năng:
- Chữ viết rõ, đúng quy cách
- Học sinh vận dụng tốt kỹ năng nghị luận
- Bố cục cân đối, lập luận chặt chẽ
- Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, có chiều sâu
2/ Về kiến thức:
- Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng luận cứ phải hợp lý, cần
làm rõ những yêu cầu trọng tâm sau
- Học sinh trình bày đúng theo yêu cầu: viết bài văn nghị luận. Thể hiện đủ bố
cục bài văn: có mở bài, thân bài và kết bài:
a/ Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận.

4
b/ Thân bài:
- Giải thích: Niềm tin là hi vọng của con người vào những điều tốt đẹp vẫn luôn tồn
tại trong cuộc sống.
- Đánh giá:
+ Chỉ khi có được niềm tin vào con người và cuộc đời thì những điều tốt đẹp mới
có thể xuất hiện.
+ Chỉ khi giữ được niềm tin thì con người mới tạo nên kì tích, và hơn nữa, mới có
thể thư thái và hạnh phúc dù ở trong nghịch cảnh.
- Mở rộng, phê phán:
+Niềm tin là điều quan trọng nhưng nên tùy trường hợp để vận dụng, không nên đặt
niềm tin mù quáng, thiếu căn cứ bởi điều đó sẽ phản tác dụng, sẽ đem đến sự hoài
nghi, phủ nhận tất cả, sống thiếu lí tưởng sau này.
+Trong xã hội ngày nay, bên cạnh những người sống quá thực dụng, chẳng hề có
niềm tin, những người ngây thơ đến ấu trĩ thì vẫn có những người có lí tưởng, có
niềm tin và chính họ đã định hướng cho sự phát triển của xã hội.
- Bài học nhận thức và hành động: Để giữ được niềm tin, giữ được sự tồn tại của
những giá trị tốt đẹp, cần có một cái nhìn sáng suốt, đặt niềm tin đúng chỗ. Hơn nữa
cần phải có lập trường kiên định, có niềm tin đủ lớn, và đặc biệt cần sống một cách
nhân văn, tự tạo nên những điều tốt đẹp để tỏa bóng cho mình và cho đời.
c/ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
* Biểu điểm:
- Điểm 2: Văn viết ý phong phú, có cảm xúc, có chiều sâu, thể hiện xuất sắc các
nội dung; diễn đạt mạch lạc, lưu loát; mắc 1 đến 2 lỗi diễn đạt.
- Điểm 1,25-1,75: Văn viết có ý tương đối phong phú, thể hiện tương đối tốt
các nội dung; diễn đạt trôi chảy, mắc một vài lỗi diễn đạt nhỏ.
- Điểm 1,0: Văn viết chưa thể hiện đủ các nội dung, bố cục chưa chặt chẽ, văn
chưa gọn; mắc lỗi diễn đạt nhiều.
- Điểm 0,5: Văn viết có nhiều sai lệch về nội dung, phương pháp trình bày.
+ Thừa, thiếu 02 dòng: - 0,25 điểm
+ Thừa, thiếu 3 dòng trở lên – 0,5 điểm. Trừ tối đa 1 điểm.
* Lưu ý: học sinh xác định vấn đề nghị luận không đúng theo hướng dẫn chấm,
có cách lý giải vấn đề độc đáo, lạ, không sai lệch về nội dung, ý nghĩa câu chuyện,
giám khảo vẫn chấm có sự thống nhất của tổ trưởng. Bài đạt điểm tối đa: 1,5 điểm.
Câu 2: 5,0 điểm
1.Yêu cầu về kỹ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận, tự sự
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ
- Biết vận dụng, phối hợp các yếu tố trong thao tác tự sự: miêu tả, biểu cảm, nghị
luận.
- Bước đầu học sinh thể hiện kỹ năng cảm nhận về giá trị nghệ thuật và nội dung của
tác phẩm.
- Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.

5
- Chú ý cách diễn đạt, lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
2.1. Đề 1:
Yêu cầu:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
− Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
− Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận
được vấn đề.
b. Giải quyết vấn đề
− Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
− Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.
− Thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận.
− Kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
c. Cấu trúc bài viết gợi ý
− Giới thiệu vấn đề nghị luận: một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 đã
giúp bản thân có thêm niềm tin vào cuộc sống, vào con người
− Phân tích tác phẩm được chọn để chỉ ra những lí do khiến bản thân ấn tượng.
Lí do đưa ra phải hợp lí, sâu sắc; phần phân tích tác phẩm phải thấu đáo, hợp lí;
cảm xúc của bài viết phải chân thành, tốt đẹp.
− Đánh giá, khẳng định vấn đề.
d. Sáng tạo
− Có cách diễn đạt sáng tạo.
− Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Gợi ý ngữ liệu
− Lặng lẽ Sa Pa: thêm niềm tin rằng đâu đó vẫn có những con người có lẽ sống
cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc, đọc xong tác phẩm sẽ có
được những cảm xúc tích cực, những suy nghĩ đúng đắn về ý nghĩa cuộc đời khi
sống và làm việc có lí tưởng, có khát vọng.
− Bài thơ về tiểu đội xe không kính: thêm niềm tin rằng sức mạnh tinh thần vẫn
cao hơn điều kiện vật chất cụ thể, rằng trong bất kì hoàn cảnh nào thì tư thế hiên
ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí mãnh liệt của con người vẫn làm nên được bao
điều kì diệu.
2.2. Đề 2:
- Học sinh thể hiện kỹ năng làm bài văn tự sự
- Biết xây dựng câu chuyện, xây dựng tình huống có ý nghĩa.
- Biết xác định ngôi kể thứ nhất “tôi” cho thích hợp với câu chuyện
- Chọn lọc, sắp xếp các sự việc diễn ra theo trình tự hợp lý.
- Câu chuyện phải có kịch tính, nội dung câu chuyện và cách giải quyết vấn đề
rõ ràng.
- Yếu tố độc thoại và yếu tố nghị luận phải thể hiện chiều sâu cảm xúc và chiều
sâu của lý trí.
- Thể hiện được những sự việc chính trong câu chuyện để bộc lộ được hình ảnh
và tính cách nhân vật trong câu chuyện.
- Suy ngẫm của bản thân và rút ra bài học về cách sống.
6
- Lời khuyên chung gửi đến mọi người.
3. Biểu điểm:
- Điểm 4,5-> 5: Bài viết đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, có thể mắc 1à3 lỗi
diễn đạt nhỏ. Bài làm thể hiện được ý khái quát và cảm nhận chân thành của người viết
- Điểm 3,5à4,0: Bài viết đáp ứng khá tốt khoảng 2/3 yêu cầu, ý có thể chưa
phong phú nhưng nêu bật được nội dung cơ bản của đề, có thể mắc từ 3- 4 lỗi nhỏ về diễn
đạt.
- Điểm 2,5à3,0: Bài viết đáp ứng khoảng một nửa số ý, thể hiện được nội dung
cơ bản, diễn đạt được, có thể mắc 3 – 4 lỗi nhỏ về diễn đạt:
- Điểm 1,5-2,0: Bài viết lan man, ý nghèo nàn, chưa làm rõ yêu cầu cơ bản, mắc
nhiều lỗi về kiến thức, kỹ năng
- Điểm 1,0: Lạc đề
- Điểm 00: Bỏ giấy trắng
Lưu ý:
- Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra yêu cầu và những nội dung có tính chất gợi ý.
-Trong quá trình chấm bài, giám khảo cần nắm nội dung bài làm của học sinh
trên tổng thể để đánh giá đúng trình độ HS;
- Học sinh có thể triển khai các luận điểm theo nhiều cách khác nhau, nếu đáp
ứng tốt yêu cầu vẫn cho đủ điểm.
- Giám khảo chủ động tìm những ý kiến, suy nghĩ hay, sáng tạo của học sinh.
Đồng thời thống nhất cách giải quyết những tình huống phát sinh trong bài làm cụ thể
của học sinh một cách hợp lý./.

********************************

You might also like