You are on page 1of 5

UBND HUYỆN QUỲNH PHỤ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I

TRUNG TÂM GDNN - GDTX NĂM HỌC 2019 - 2020


Môn thi: NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 100 phút

Họ và tên thí sinh:……………………………………………..Số báo danh:……………


I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo,
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao?
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền…
Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên.
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người!
Vườn xuông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.
Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi!
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên?
Câu 2: Bài thơ giúp anh/chị liên tưởng đến tác phẩm nào đã học? Của tác giả nào?
Câu 3: Câu thơ “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” có ý nghĩa gì? Liên quan
đến các nhân vật nào trong tác phẩm vừa liên tưởng ở câu 2?
II. PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm):
Anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày những hiểu biết
của bản thân về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.
Câu 2(5,0 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về cuộc sống của những người dân nơi phố huyện trong truyện
ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam.

=====HẾT=====
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ I LỚP 11 MÔN VĂN
NĂM HỌC 2017 - 2018
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1: Trả lời đúng theo một trong các cách: Phương thức biểu đạt thuyết minh/ Thuyết
minh. (0,5 điểm)
Câu 2. Nội dung của đoạn văn là: Vai trò của nước sạch đối với sự sống của con người.
(0,5 điểm)
Câu 3: - Ghi đúng câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn văn bản: “Nước là yếu tố thứ
hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu
nước.” (0,5 điểm)
- Đoạn văn trình bày theo phương pháp: Diễn dịch (0,5 điểm)
Câu 4. Nước rất cần thiết đối với sự sống của con người vì:
- Nước giúp con người sinh hoạt, sản xuất, canh tác.
- Nước giúp con người duy trì sự sống bởi nước là máu của sự sống, cơ thể chỉ cần
mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng và mất 20 – 22% nước sẽ dẫn
đến tử vong.
- Nước giúp con người đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể con người luôn
khỏe mạnh …
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(2,0) điểm: Các ý cần nêu được như sau:
- Môi trường tự nhiên bao gồm nhiều yếu tố cấu thành: nước, không khí, đất…
- Môi trường tự nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống của con người: Nước giúp con
người duy trì sự sống; Không khí giúp con người hít thở; Đất giúp con người sản
xuất, sinh sống, canh tác…
- Hiện nay môi trường đã và đang bị ô nhiễm, phá hủy ở nhiều nơi, xảy ra trên toàn
cầu, tác động xấu đến đời sống cộng đồng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người…
- Chỉ ra nguyên nhân:
+ Nạn chặt phá rừng bừa bãi…
+ Sử dụng đất không đúng mục đích, đất canh tác để bạc màu và ngày càng bị thu
hẹp do nhu cầu nhà ở tăng cao…
+ Không khí, nước bị ô nhiễm…
- Nêu giải pháp và trách nhiệm:
+ Mỗi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
+ Tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu về tầm quan trọng của môi trường.
+ Trồng cây xanh, bảo vệ rừng đầu nguồn, nước thải, rác thải xả ra môi trường phải
được qua xử lý…
+ Các cấp lãnh đạo cần xử phạt nghiêm minh đối với các tập thể và cá nhân làm ảnh
hưởng đến sự trong sạch của môi trường…
Câu 2(5,0 điểm): Các ý cần nêu được như sau:
1. Yêu cầu chung:
* Về kỹ năng:
- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học
- Bố cục bài viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lôgíc, dẫn chứng phù hợp, diễn đạt lưu loát,
có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu…
* Về kiến thức:
HS có thể trình bày theo nhiều cách, có sự sáng tạo riêng song cần đạt được hai yêu cầu
sau:
- Cảm nhận được cuộc sống của những người dân nơi phố huyện nghèo từ chiều tàn đến
đêm khuya.
- Thái độ, tình cảm của tác giả trước những cảnh đời trên cùng nghệ thuật thể hiện.
2. Yêu cầu cụ thể: HS cần nêu được các ý sau:
* Giới thiệu khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm, dẫn vấn đề nghị luận
* Cuộc sống của những người dân nơi phố huyện nghèo từ chiều tàn đến đêm khuya:
- Không gian phố huyện lúc chiều tàn, hình ảnh bãi chợ tàn, những đứa trẻ con nhà
nghèo trên bãi chợ đó…
- Không gian phố huyện vào đêm cùng cuộc sống của những người dân phố huyện
nghèo trong đêm tối:
+ Cuộc sống của mẹ con chị Tý: lam lũ, nghèo khổ, cơ cực…
+ Cuộc sống của gia đình bác Xẩm: nghèo khổ, thê lương đến thảm hại…
+ Cuộc sống của bà cụ Thi hơi điên, nghiện rượu: nghèo khổ, chứa đầy uẩn khúc…
+ Cuộc sống của gánh phở bác Siêu: ế ẩm, có nguy cơ phá sản, đối với người dân phố
huyện là một món quà xa xỉ…
+ Cuộc sống của chị em Liên: Nghèo khổ, bị cuộc đời đánh mất đi tuổi thơ…
=>Tất cả đều là sự nghèo khổ, lam lũ, cơ cực, đơn điệu, quẩn quanh, bế tắc, buồn chán,
không ánh sáng, không tương lai.
- Niềm hy vọng vào một sự đổi đời tuy còn mơ hồ, mong manh:
+ Chừng ấy người trong bóng tối luôn mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống
nghèo khổ hằng ngày của họ => Trong bóng tối họ luôn hướng về ánh sáng.
+ Cảnh đợi tàu của những người dân nơi phố huyện: Đem đến cho họ ánh sáng và âm
thanh cực mạnh, một thế giới của thị thành, nó như một con thoi ánh sáng xuyên thủng
màn đêm đen tối đưa cả phố huyện ra khỏi cảnh sống tăm tối, nó như một cái phao tinh
thần giúp họ vững bước ở cuộc sống hiện tại và luôn hướng về cuộc sống tương lai với
niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Đối với chị em Liên cảnh đợi tàu còn nuôi dưỡng tâm
hồn trẻ thơ, nuôi dưỡng những ước mơ để tâm hồn chúng không khô cằn…
* Thái độ, tình cảm của tác giả trước những cảnh đời trên cùng nghệ thuật thể hiện: Cảm
thông, xót thương bằng giọng văn chậm, buồn thấm vào từng từ, từng câu; trân trọng ước
mong đổi đời của những người dân phố huyện tuy còn mơ hồ, mong manh…
Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn
luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần
thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh
giá một con người. Một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng
khiêm tốn, lòng khiêm tốn là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về
đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về lòng khiêm tốn.
Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không
tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn
luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ
luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong
cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình
đã đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những
thành quả cao hơn nữa. Vì vậy, họ thường gặt hái được nhiều kết quả và thành công mĩ
mãn.
Khiêm tốn là luôn có thái độ đánh giá đúng năng lực và khả năng của mình trong công
việc và học tập. Không cho rằng bản thân giỏi, không tự kiêu, tự mãn cho rằng mình hơn
người. Người khiêm tốn luôn nhã nhặn, nhún nhường, tiếp thu ý kiến của người khác,
không cho rằng mình giỏi. Đối với thành công của mình thì người khiêm tốn luôn cho
rằng đó là điều nhỏ nhoi, kém cỏi. Ý thức rằng luyện bản thân ngày càng hoàn thiện luôn
được thể hiện ở người khiêm tốn.
Nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 -1969), một trong những điểm đặc biệt của
Người chính là sự giản dị, khiêm tốn, đã được cả thế giới ca ngợi và khâm phục. Mặc dù
là Chủ tịch nước, là nguyên thủ của một quốc gia nhưng Người lại có một cuộc sống hết
sức giản dị. Nơi làm việc của Người chỉ là một ngôi nhà sàn đơn sơ với các đồ đạc đủ
dùng ở mức tối thiểu và cần thiết nhất. Còn nơi ở chỉ là một ngôi nhà cũ được sửa chữa
lại, vỏn vẹn chỉ có hai phòng một phòng đủ để kê một chiếc giường đơn và một phòng đủ
để kê một chiếc bàn làm việc và một tủ sách nhỏ. Hàng ngày, Người thường dùng bữa
với vài ba món ăn dân dã, đơn giản. Trang phục Người thường mặc nhất là bộ bà ba nâu,
bộ ka ki vàng và đôi dép cao su… Sự giản dị của Người còn thể hiện ở trong từng lời nói
luôn luôn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Nói về chủ nghĩa xã hội, Người nói một cách thật dễ
hiểu là “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ốm đau được chữa bệnh…”.
Sự khiêm tốn cũng là một đức tính nổi bật của Bác Hồ. Là lãnh tụ nhưng Người khiêm
tốn với tất cả mọi người, cả người già và người trẻ. Đối với những người giúp việc
thường xuyên bên mình, Bác thường gọi hết sức thân mật và trân trọng là cô, chú như
những người trong gia đình. Đối với các vị nhân sĩ, trí thức khi tiếp chuyện Bác luôn
thưa gửi rất lễ độ và đúng mực. Khi Quốc hội đề nghị tặng Bác Huân chương cao quý
nhất của Nhà nước là Huân chương Sao Vàng, Người khiêm tốn từ chối và nói: Miền
Nam còn chưa được giải phóng, khi nào thống nhất đất nước xin Quốc hội ủy quyền cho
đồng bào miền Nam được thay mặt Quốc hội trao tặng thì tôi xin nhận…
Suốt cả cuộc đời, Bác Hồ luôn là một tấm gương mẫu mực về sự giản dị, khiêm tốn,
tiết kiệm. Điều quan trọng hơn, tư tưởng của Người không chỉ thể hiện bằng lời nói mà
luôn đi đôi với việc làm. Ngay cả đến khi sắp đi vào cõi vĩnh hằng, trong Di chúc Người
vẫn căn dặn lại “sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi
lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
Cuộc đời như một cuộc đua, con người không thể không ngừng học hỏi và rèn luyện
để hoàn thiện bản thân hơn. Sự hiểu biết của mình vẫn còn ít ỏi, chính vì thế mà mình
không nên cho rằng mình giỏi. Đây là một đức tính quý giá ở con người, những người có
đức tính khiêm tốn thường được mọi người yêu mến hơn là những người kiêu ngạo.
Bên cạnh những con người khiêm tốn thì cũng có một số người tự kiêu, tự nhận mình
giỏi, luôn khoe khoang bản thân, cho rằng mình giỏi. Hay có một số người lại khiêm tốn
một cách thái quá, khiêm tốn giả tạo để được mọi người quý mến. Hoặc thay vì sống
khiêm tốn, nhiều người lại thích khoe khoang, tự cao tự đại về những gì họ có. Họ cho
rằng việc chú trọng đến vật chất là cần thiết hay là lượng kiến thức của bản thân như thế
là đủ. Tất cả những điều này đều khiến cho bản thân chủ quan, tự tin thái quá về chính
mình. Từ đó, tự họ đã làm cho bản thân thụt lùi so với mọi người xung quanh.
Mỗi chúng ta cần phải thực hiện tính khiêm tốn từ những công việc, hành động nhỏ
nhất. Học đức tính hòa nhã, không tham vọng, không cho thành công của mình là lớn lao,
là vĩ đại, như vậy cuộc sống con người sẽ chan hòa hơn. Rèn luyện cho bản thân đức tính
khiêm tốn là một cách để chúng ta tiến gần đến thành công hơn.

Xem thêm tại: https://doctailieu.com/nghi-luan-ve-long-khiem-ton

You might also like