You are on page 1of 5

CHƯƠNG V : CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

I. LÝ THUYẾT
1. Từ thông
 Định nghĩa : Là đại lượng diễn tả số lượng đường sức từ xuyên qua một vòng dây kín (C) (diện tích S).
 Công thức :
Φ = B.S.cosα
Φ = N.B.S.cosα
(Wb – vêbe)
Φ: từ thông qua mạch kín.
S: diện tích vòng dây (m 2)
B: cảm ứng từ xuyên qua vòng dây (T)
α = (B→, n→)
N : số vòng dây của mạch kín.

 Tùy thuộc vào góc α mà từ thông có thể có giá trị (-) hoặc (+) :
Khi 0° < α < 90° ⇒ cos α > 0 thì Φ (+)
Khi 90° < α < 180° ⇒ cos α < 0 thì Φ (-)
Khi α = 90° ⇒ cos α = 0 thì Φ = 0
Khi α = 0° ⇒ cos α = 1 thì Φmax = BS
Khi α = 180° ⇒ cos α = -1 thì Φmin = -BS
⇒ -BS ≤ Φ ≤ BS
2. Hiện tượng cảm ứng điện từ
 Định nghĩa : Khi từ thông qua một mạch kín (C) biến thiên thì trong (C) xuất hiện dòng điện cảm ứng. Hiện
tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong (C) gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
 Chú ý :
o Khi B. S hoặc α biến thiên => Φ biến thiên.
o Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch kín biến thiên.
 Định luật Len-xơ : Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác
dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.
<ĐL Len-xơ giúp ta xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín>
3. Suất điện động cảm ứng
 Định nghĩa : Là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
 Công thức :

ΔΦ : độ biến thiên từ thông qua mạch kín (Wb), ΔΦ = Φ2 – Φ1


Δt : thời gian từ thông biến thiên qua mạch (s).
“ – “ : dấu trừ biểu thị định luật Len-xơ.
 Định luật Faraday : Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ
thông qua mạch kín đó.

 Chú ý: 
o Nếu từ trường từ B1 đến B2 thì:

o Nếu diện tích vòng dây thay đổi từ S1 đến S2 thì : 


o Nếu góc xoay thay đổi từ α1 đến α2 thì:
o Cường độ dòng điện cảm ứng qua mạch kín :  

4. Hiện tượng tự cảm

 Định nghĩa : Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông
qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.
 Hiện tượng tự cảm xuất hiện khi :
o Mạch điện 1 chiều : thường xảy ra khi đóng mạch và khi ngắt mạch.
o Mạch điện xoay chiều : luôn luôn xảy ra vì cường độ dòng điện xoay chiều biến thiên liên tục theo
thời gian.
5. Suất điện động tự cảm
 Định nghĩa : suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch khi có hiện tượng tự cảm xảy ra.
 Biểu thức :

L : hệ số tự cảm của mạch kín. Với ống dây (không có lõi sắt) đặt trong không khí :

Độ lớn suất điện động tự cảm :

6. Năng lượng từ trường


CHƯƠNG VI : KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
I. LÝ THUYẾT
1. Khúc xạ ánh sáng
 Định nghĩa : là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai
môi trường trong suốt khác nhau.
 Định luật khúc xạ ánh sáng :
o Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với
tia tới.
o Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không
đổi :

SI là tia tới.
I là điểm tới.
N’IN là pháp tuyến với mặt phân cách tại I.
IR là tia khúc xạ.
IS’ là tia phản xạ.
i là góc tới, r là góc khúc xạ.

 Chiết suất của môi trường :

o Chiết suất tỉ đối : Tỉ số gọi là chiết suất tỉ đối n21 của môi trường (2) chứa tia khúc xạ
đối với môi trường (1) chứa tia tới.
 n21 > 1 => r < i: Tia khúc xạ bị lệch lại gần pháp tuyến hơn. Ta nói môi trường (2) chiết quang
hơn môi trường (1).
 n21 < 1 => r > i: Tia khúc xạ bị lệch xa pháp tuyến hơn. Môi trường (2) chiết quang kém môi
trường (1).
o Chiết suất tuyệt đối : (thường gọi tắt là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi
trường đó đối với chân không.
 Chiết suất của chân không là 1.
 Chiết suất của không khí gần bằng 1.
 Các môi trường trong suốt khác đều có chiết suất tuyệt đối lớn hơn 1.
o Hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối :

n1 là chiết suất tuyệt đối của môi trường (1)


n2 là chiết suất tuyệt đối của môi trường (2)

o Công thức ĐL KXAS viết dưới dạng đối xứng :


n1sini = n2sinr
o
o Trường hợp i và r nhỏ hơn 10 thì : sini ≈ i; sinr ≈ r
n1i = n2r
o o
o Trường hợp i = 0 , r = 0 thì tia sáng đi vuông góc với mặt phân cách (không xảy ra hiện tượng khúc
xạ).
 Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng
Ánh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó :

2. Phản xạ toàn phần


 Định nghĩa : Là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong
suốt. (Khi có phản xạ toàn phần thì không có tia khúc xạ)
 Điều kiện để có PXTP :
o Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn : n2 < n1
o Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn : i ≥ igh
CHƯƠNG VII : MẮT – CÁC DỤNG CỤ QUANG
I. LÝ THUYẾT
1. Thấu kính

You might also like