You are on page 1of 3

Ôn tập văn cuối kì II

1. Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)


● Nhân vật:
a. Mị
- Sự xuất hiện của Mị
- Vẻ đẹp nhân vật: nhan sắc, tài năng, tính cách
- Nỗi đau thân phận
- Sức sống tiềm tàng
b. A Phủ
- Số phận éo le
- Phẩm chất tốt đẹp
- Nạn nhân của giai cấp thống trị miền núi tàn bạo
● Tình huống truyện:
● Giá trị tác phẩm
a. GT nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- Đầy chất thơ: rung cảm của nhà văn trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con
người -> truyền cảm hứng đến người đọc
- Trần thuật, ngôn ngữ giản dị, phong phú, đầy sáng tạo
b. GT nhân đạo: sâu sắc, mới mẻ, mang ý thức giai cấp rõ nét
- Lên án những thế lực phong kiến, thực dân áp bức tàn bạo cuộc sống con người
- Cảm thông thương xót cho số phận đau khổ của người dân miền núi trước CM
- Khẳng định, ngợi ca và thể hiện niềm tin vào những phẩm chất tốt đẹp, những khát vọng
và con đường đến với CM của họ
- Đề cao tình hữu ái giai cấp, sự đồng cảm của những con người nghèo khổ
● Giá trị ý nghĩa chi tiết: Tiếng sáo, căn buồng Mị nằm, nắm lá ngón
- Thuật lại: Ở đâu, kể lại
- Ý nghĩa đối với: Nhân vật và tư tưởng tác giá
- Đánh giá chi tiết, rút ra bài học

2. Vợ nhặt (Kim Lân)


● Nhân vật
a. Tràng
- Trước khi nhặt vợ
- Khi nhặt vợ
- Sau khi nhặt vợ
b. Cô vợ nhặt
- Trước khi làm vợ:
+ không tên
+ xộc xệch về nhân hình
+ thấp kém về nhân tính
- Sau khi về làm vợ
+ Chặng 1 (Trên đường về): E thẹn, tủi hờn (bản chất con người thật trở về: ng
phụ nữ thuần hậu, biết xấu hổ, có lòng tự trọng)
+ Chặng 2 (Về đến nhà): Buồn, thất vọng
- Khi về với Tràng: Đã hi vọng cuộc sống sẽ có sự thay đổi
- Nhìn gia cảnh của Tràng: ngồi mớm ở mép giường, có thể đứng dậy và
bỏ về ngay
+ Chặng 3 (Gặp bà cụ Tứ): Xót xa, tủi buồn, lí lẽ thuyết phục và những câu nói đầy xót xa,
thương cảm đã làm thị ấm lòng, níu giữ trái tim thị ở lại
+ Chặng 4: (Sáng hôm sau): Hiền thảo, biết vun vén cho gia đình
- Dọn dẹp, quét trước sân vườn (Khung cảnh ngôi nhà)
- Không chỉ cảnh tượng mà con người thị cũng thay đổi: Không con chao chát,
chỏng lỏn mà nay hiền hậu, đúng mực
-> Hp gia đình đã biến đổi thị
-> Khát vọng hạnh phúc khiến thị trưởng thành
-> Nhu cầu cứu đói trở thành nhu cầu hạnh phúc

- Vai trò trong tác phẩm


+ Giúp KL xây dựng tình huống truyện đặc sắc, đẩy tình huống lên cao trào
+ Thay đổi
+ Giúp KL thể hiện sâu sắc giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm
c. Cụ Tứ
- Diễn biến tâm trạng: Phức tạp
+ Ngạc nhiên, ngỡ ngàng (Khi thấy người đàn bà lạ trong nhà giữa hoàn cảnh
nghèo đói như thế)
+ Xót thương, buồn lo: cho hoàn cảnh của mình, giờ đây nhà còn thêm một người,
không biết có nuôi nổi nhau không, ám ảnh về quá khứ trước đây
-> Mắt kèm nhèm -> Rỉ xuống hai hàng nước mắt -> Giọt nước mắt thương xót,
thương yêu cho số phận của con, của mình
+ Cảm thông, yêu thương
- Vượt qua những lo lắng ban đầu để suy nghĩ tích cực -> biết ơn người
đàn bà lạ
- Suy nghĩ: “May ra thì ông giờ cho khá” -> hi vọng, lạc quan
-> dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để nói với nàng dâu “U cũng mừng cho
con”
-> Không còn ngạc nhiên mà đầy thương xót “Chúng mày lấy nhau lúc
này, u thương quá”. Chữ “thương” thể hiện cảm xúc, tấm lòng, tình yêu
thương vô bờ bến
+ Vui vẻ, lạc quan, tin tưởng (Sáng hôm sau)
- Ngoại hình
- Hành động
- Tâm trạng

- Vai trò trong tác phẩm


+ Xuất hiện ở phần giữa
+ Không có vai trò quan trọng trong cốt truyện những cực kì quan trọng trong việc
thể hiện chủ đề, tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm: Khát vọng, niềm tin, tình yêu
thương con người giữa cái đói nghèo, thiếu thốn của cuộc sống
-> Diễn biến tâm trạng của một người mẹ trước tình huống éo le và kì lạ, thể
hiện lòng trắc ẩn của một bà mẹ già từng trải

● Tình huống truyện


- Khái niệm:
+ Tình thế đặc biệt của đời sống
+ Thứ nước rửa ảnh làm nổi bật tính cách nhân vật, chủ đề tác phẩm
- Nội dung:
+ Xuất hiện ngay trong nhan đề “Vợ nhặt”
+ Thuật lại chi tiết: nằm ở đâu, kể lại: Anh cu Tràng (là người như thế nào?) nhặt
được vợ giữa nạn đói thê thảm của năm 1945 -> tình huống được tạo dựng nên
trên cơ sở những mâu thuẫn, trớ trêu được đẩy tới tận cùng giới hạn
+ Trớ trêu 1: Nhân vật Tràng - chủ thể của hành động nhặt vợ
+ Trớ trêu 2: Hoàn cảnh nhặt vợ
- Giá trị/Ý nghĩa
+ Một tình huống vừa lạ vừa éo le
+ Chứa đựng ý nghĩa với nhân vật và tư tưởng tác phẩm
A, Đối với nhân vật: Những biến đổi trong dòng tâm trạng và suy nghĩ, biến đổi trong nhận thức,
biển đổi trong số phận
B, Đối với tư tưởng của tác giả: Hiện thực và nhân đạo
● Bức tranh hiện thực: Nạn đói 1945 -> tư tưởng nhân đạo thể hiện nỗi đau xót thương
sâu sắc với số phận con người
+ Bề mặt hiện thực: Hoàn cảnh đưa vợ về
+ Bề sâu hiện thực:
- Sự đói khát khiến hình hài, bộ dạng con người tiều tụy, thê thảm
- Sự đói khát hủy hoại tính cách con người
- Sự đói khát hủy hoại đau đớn những giá trị của cuộc sống con người
● Tư tưởng nhân đạo sâu sắc: Khẳng định ngợi ca, trân trọng và thể hiện niềm tin vào bản
chất tốt đẹp của con người biết vượt lên cái đói, cái thảm đạm để sống và yêu thương,
để vui và hi vọng
+ Đói khát không làm con người mất đi lòng nhân ái
+ Đói khát không làm con người mất đi khát vọng hạnh phúc
+ Đói khát không làm con người mất đi hi vọng vào một tương lai tươi sáng, tốt
đẹp hơn
- Đánh giá chi tiết: Độc đáo, sâu sắc, mâu thuẫn trớ trêu

● Giá trị nghệ thuật/nhân đạo của tác phẩm


● Giá trị chi tiết trong tác phẩm

You might also like