You are on page 1of 13

CHƯƠNG 1: TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA

TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI


CHỦ ĐỀ 1: TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ
BẢN CỦA TRIẾT HỌC
I. Khái lược Triết học
1. Khái niệm Triết học
- Triết học là hệ thống quan điểm lí luận chung nhất về
thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa
học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất
của tự nhiên, xã hội và tư duy.
2. Đặc điểm
- Hệ thống tri thức lý luận chung nhất
- Về quy luật vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và
tư duy.
3. Đối tượng nghiên cứu của Triết học
Thời cổ đại (TK IV trở về trước) : Triết học bao gồm tri
thức của tất cả các lĩnh vực
Thời trung cổ (TKIV-TKXIV): Triết học trở thành nô lệ
của thần học, là triết học kinh viện
Thời kỳ phục hưng và cận đại (XV – giữa XIX)
Triết học là khoa học của khoa học
Thời kì hiện đại (XIX-nay) Tiếp tục giải quyết mối quan
hệ giữa vật chất – ý thức trên lập trường duy vật triệt để
nghiên cứu quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư
duy.
4. Triết học – hạt nhân lý luận của thế giới quan
*Khái niệm
- Thế giới quan là quan niệm của con người về thế giới,
bản thân con người, cuộc sống, vị trí con người
*Cấu trúc của thế giới quan:
- Tri thức: cơ sở trực tiếp cho sự hình thành TGQ
- Niềm tin: định hướng cho hoạt động của con người
*Phân loại
- Quá trình phát triển
+ Thế giới quan huyền thoại/ thần thoại:
 TGQ gồm yếu tố tri thức, cảm xúc, lí trí, hiện
thực, ảo tưởng, tín ngưỡng.
 Dùng hình ảnh thần để nói về người, mượn cái
ảo để nói về cái thật.
 Ra đời đầu tiên, khi trình độ còn thấp
+ Thế giới quan tôn giáo
 Niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu
 Tín ngưỡng cao hơn lí trí, ảo lấn át thật, thần
vượt trội người
 Giáo luật, tổ chức thiết chế để thực hiện tôn giáo
+ Thế giới quan Triết học
 Diễn tả quan niệm của con người dưới dạng một
hệ thống phạm trù, quy luật
 Đóng vai trò như những bậc thang để giải thích
thế giới mà con người đang tồn tại
 Dựa trên cơ sở khoa học, quy luật, phạm trù
- Phân loại khác: thời đại, dân tộc, tộc người, kinh
nghiệm, thông thường

Triết học là hạt nhân của thế giới quan


- Bản thân triết học chính là thế giới quan
+ Dựa trên quy luật, phạm trù để giải thích về thế giới
+ Dựa trên sự hiểu biết của chính con người để nhận
thức thế giới
+ Dựa trên cơ sở khoa học, tri thức
- Trong số các loại thế giới quan phân chia theo các cơ sở
khác nhau thì TGQ Triết học là thành phần quan trọng,
đóng vai trò nhân tố cốt lõi.
+ TGQ Triết học dựa trên cơ sở tri thức (phạm trù,
quy luật, khái quát hoá, trừu tượng hoá để giải
thích, cải tạo thế giới đang tồn tại)
- Triết học ảnh hưởng, chi phối các TGQ khác
- TGQ Triết học quy định mọi quan niệm khác của con
người
- TGQ DVBC (Triết học Mác Lênin) là đỉnh cao của
TGQ vì nó dựa trên cơ sở các quy luật, phạm trù và
đứng trên quan điểm duy vật để giải thích, cải tạo thế
giới chúng ta đang tồn tại.
+ Dựa trên quan niệm duy vật về vật chất và ý thức,
trên các nguyên lý, quy luật của biện chứng. Do
Mác Ăngghen sáng lập

II. Vấn đề cơ bản của Triết học


Là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay còn gọi là Vật
chất – Ý thức
- Quan hệ sản sinh Vật chất – Ý thức (cái nào có trước,
cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào)
+ VC > YT -> Nhất nguyên Duy vật – CNDV (thừa
nhận vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết
định ý thức)
+ YT > VC -> Nhất nguyên Duy tâm – CNDT (thừa
nhận ý thức có trước, vật chất có sau ,…)
+ VC = YT -> Nhị nguyên (ko cái nào qđịnh cái nào, ko
cái nào có trước) nhưng ngả về lập trường CNDT, thừa
nhận cả VC-YT
 Đấu tranh với nhau trong suốt chiều dài lịch
sử Triết học
- Nhận thức : con người có nhận thức được thế giới hay
con người đang tồn tại hay không?
+ Có – khả tri luận (*)
+ Không – Bất Khả tri luận

 Chủ nghĩa Duy vật là một hệ thống lý luận chung nhất gắn
với lợi ích của lực lượng xã hội tiến bộ, và các phong trào
cách mạng, định hướng cho các lượng này trong hoạt động
nhận thức, hoạt động thực tiễn
Nguồn gốc nhận thức: thực tiễn, phát triển của khoa
học và tư tưởng tiến bộ
Nguồn gốc xã hội: các Phong trào cách mạng và
PTTB
- CNDV cổ đại
- CNDV Siêu hình
- CNDV biện chứng (Mác-Ăngghen sáng lập 1840)
 Chủ nghĩa duy tâm là
Nguồn gốc nhận thức: tuyệt đối hoá vai trò của ý thức.
hiêur biết không đầy đủ các giai đoạn trong quá trình
nhận thức (sự xem xét một cách phiến diện, tuyệt đối hoá, thần
thánh hoá một mặt/ một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức)
Nguồn gốc xã hội: vai trò của lao động trí óc. Giai cấp
thống trị chi phối
- CNDT chủ quan
- CNDT khách quan

III. Biện chứng và siêu hình


1. Khái niệm
Phương pháp biện chứng của tư duy. 2 phương pháp đối
lập nhau
a. Biện chứng
- Nghệ thuật tranh luận để tìm ra chân lý bằng cách phát
hiện ra những mâu thuẫn lặp lại
- Nhận thức, xem xét đối tượng trong các mối liên hệ phổ
biến, vận động, phát triển
- Là phương pháp giúp con người thấy được sự tồn tại
của các sự vật hiện tượng, thấy cả sự sinh thành, phát
triển và tiêu vong của chúng.
- Phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu
hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới
- Thường đi với các cặp từ vừa là, vừa là
b. Siêu hình
- Chỉ tính cách siêu cảm tính khi hiện thực.
- Nhận thức đối tượng trong trạng thái tĩnh tại, cô lập,
tách rời
- Là phương pháp được đưa từ toán học và vật lý học cổ
điển vào các khoa học thực nghiệm và triết học
- Có vai trò to lớn trong việc giải quyết các vấn đề của cơ
học nhưng hạn chế khi giải quyết các vấn đề về vận
động, mối liên hệ
- Thường là : hoặc là hoặc là
*Hình thức cơ bản của phép biện chứng
- Phép BC tự phát thời kì cổ đại (ngây thơ, chất phác)
+ Xem xét vũ trụ, sv, htg trong sự vận động, biến hoá
+ Xem xét trực quan, tự phát chưa được chứng minh
bằng khoa học
- Phép BC Duy tâm (Hêghen sáng lập)
+ Xem xét svht trong sự vật động, phát triển, mối liên
hệ
+ Thế giới quan duy tâm, pp biện chứng
- Phép BC Duy vật (Mác Ăngghen sáng lập) 1840
+ Xem xét svht trong sự vật động, phát triển, mối liên
hệ
+ Thế giới quan duy vật, pp biện chứng

CHỦ ĐỀ 2: TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ


CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác
Lênin
1. Điều kiện ra đời
- 1840, Châu Âu, Tây Âu, nước Đức
*Tiền đề kinh tế, chính trị xã hội
- Kinh tế: PTSX tư bản chủ nghĩa được xác lập ở châu Âu
(sức của máy móc)
- Xã hội: Mâu thuẫn giữa Giai cấp tư sản (làm chủ) bóc lột
giá trị thặng dư của Giai cấp công nhân (GC vô sản) bị áp
bức bóc lột, ko có tư liệu sản xuất, bị bóc lột sức lao động
-> Mâu thuẫn đối kháng
- Chính trị: Giai cấp tư sản đang thống trị, cầm quyền ở
châu Âu
*Tiền đề lý luận
- KHTN ở châu Âu phát triển -> Mác Ăngghen kế thừa
thành tựu
- Nguồn gốc lý luận (KHXH & NV) kế thừa triết học cổ
điển Đức, KTCT học cổ điển Anh
*Tiền đề KHTN
* Nhân tố chủ quan trong sự hình thành triết học Mác
- Xuất thân từ tầng lớp trên nhưng C.Mác và Ph. Ăngghen
đều tích cực tham gia hoạt động thực tiễn
- Hiểu sâu sắc cs khốn khổ của GCCN trong nền SX
TBCN nên đã đứng trên lợi ích của GCCN
-> Xây dựng hệ thống lý luận để cung cấp cho GCCN 1
công cụ sắc bén để nhận thức và cải tạo thế giới.

2. Các giai đoạn hình thành và phát triển


- C Mác (1818-1883) -> Ph Ăngghen (1820-1895)
- 1842-1843: Hđ ở báo Sông Ranh. Thực tiễn ở Pháp, Anh
-> M-E chuyển CNDT -> CNDV
-> M-E chuỷen Dân chủ CM -> CN cộng sản
- 1844-1848: Thực tiễn ptrao đấu tranh GCVS ở các nước
tư bản Tây ÂU
-> M-E đề xuất những nguyên lý của CNDVBC,
CNDVLS
- 1849-1895: Đưa lý luận vào ptrao GCVS và tổng kết
kinh nghiệm thực tiễn
-> M-E bổ sung, phát triển CNDVBC, CNDVLS

3. Ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện
a. Triết học trước Mác b. Triết học Mác (DVBC)
- Duy vật siêu hình. Biện chứng - Duy vật biện chứng. Biện chứng
duy tâm duy vật
- Duy vật trong tự nhiên. Duy tâm - Duy vật trong tự nhiên. Duy vật
trong xã hội trong xã hội – CNDVLS
- Chú ý giải thích thế giới. Không - Giải thích và cải tạo thế giới
chú ý đến cái tạo thế giới - TGQ của GC vô sản. Thống nhất
- Thế giới quan của GC bóc lột, giữa tính khoa học và cách mạng
không có tính khoa học triệt để - Triết Mác là thế giới quan và
- Coi triết học là khoa học của mọi phương pháp luận chung nhất cho
khoa học. các khoa học cụ thể
4. Giai đoạn Lênin trong sự phát triển triết học Mác
 Hoàn cảnh lịch sử Lênin phát triển Triết học Mác
- Cuối XIX, đầu XX: CNTB phát triển cao sinh ra CN Đế quốc,
xuất hiện những mâu thuẫn mới đặc biệt GCTS >< GCVS
- Trung tâm CM thế giới chuyển sang nước Nga và xuất hiện
phong trào giải phóng dân tộc tại các nước thuộc địa cần hệ
thông lý luận mới soi đường.
- Những phát minh mới trong KHTN (vật lí) dẫn đến sự khunrg
hoảng về TGQ… CNDT lợi dụng những phát minh này gây
ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và hoạt động CM, nở rộ các
loại CNDT khoa học tự nhiên.
- Các nhà tư tưởng tư sản tấn công nhằm xuyên tạc và phủ nhận
chủ nghĩa Mác

 Giai đoạn
- Lênin (1870-1924)
- 1893 – 1907: Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác và
chuẩn bị thành lập đảng mác xít ở Nga (đảng Bôxivich) hướng
tới cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần 1
- 1907 – 1917: Lênin phát triển toàn diện triết học Mác và lãnh
đạo ptrao công nhân Nga, chuẩn bị và thực hiện cuộc
CMXHCN đầu tiên trên thế giới. mở ra thời đại quá độ
- 1917 – 1924: Lênin tổng kết kinh nghiệm thực tiễn CM, bổ
sung, hoàn thiện triết học Mác, gắn liền với việc nghiên cứu
các vấn đề xây dựng CNXH.
- 1924 – nay: Triết học Mác-Lênin tiếp tục được ĐCS và công
nhân bổ sung, phát triển

II. Đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lênin
1. Khái niệm triết học Mác Lênin
- Triết học Mác Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng
về tự nhiên, xã hội và tư duy, là thế giới quan và phương pháp
luận khoa học, cách mạng giúp giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ nhận thức đúng đắn
và cải tạo hiệu quả thế giới.
+ CNDVBC
+ PPL BCDV
+TGQ DVBC
2. Đối tượng nghiên cứu
- Triết học Mác Lênin giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những
quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội
và tư duy.
- Triết học Mác Lênin phân biệt rõ ràng đối tượng của triết học
và đối tượng của các khoa học cụ thể
- Triết học Mác Lênin có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các
khoa học cụ thể
3. Chức năng
a. Chức năng Thế giới quan
- Giúp con người nhận thức đúng đắn về thế giới và bản thân để
từ đó nhận thức đúng đắn bản chất của Tự nhiên và Xã hội
giúp con người hình thành quan điểm khoa học, xác định thái
độ và cach thức hoạt động của bản thân.
- TGQ Duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo
của con người.
- TGQ DVBC có vai trò là cơ sở khoa học để đấu tranh với các
loại TGQ duy tâm, tôn giáo, phản khoa học
b. Chức năng Phương pháp luận
- Triết học Mác Lênin thực hiện chức năng phương pháp luận
chung nhất, phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực
tiễn.
- Trang bị cho con người hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy
luật làm công cụ nhận thức khoa học; giúp con người phát triển
tư duy khoa học, đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật.
- Nếu xem thường PPL triết học -> sa vào tình trạng mò mẫm,
mất phương hướng, thiếu chủ động sasng tạo trong công tác.
- Nếu tuyệt đối hoá vai trò PPL triết học -> sa vào chủ nghĩa
giáo điều và dễ bị vấp váp, thất bại.
 Bồi duỡng PPL BC giúp mỗi ng tránh được nhg sai lầm
do chủ quan, duy ý chí và pphap tư duy siêu hình gây ra.

4. Vai trò của triết học Mác Lênin trong đời sống xã hội và trong
sự nghiệp đổi mới ở VN hiện nay
- Là TGQ, PPL khoa học và CM cho con người trong nhận thức
và thực tiễn
- Là cơ sở TGQ và PPL KH và CM để phân tích xu hướng phát
triển của xã hội trong điều kiện cuộc CMKH và công nghệ
hiện đại phát triển mạnh mẽ.
- Là cơ sở Lý luận khoa học của công cuộc xây dựng CNXH
trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN ở
Việt Nam

CHƯƠNG 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng


I. Vật chất và Ý thức
1. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất
 Bản chất của Thế giới
- Thế giới vật chất: Lấy vật chất để giải thích về thế giới
- Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách
quan, đem lại cho con người cảm giác, được cảm giác của con
người chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác
- Thuộc tính chung nhất của vật chất: Tồn tại khách quan là
những cái tồn tại độc lập với ý thức của con người; tồn tại là cái
đã, đang, sẽ diễn ra, không phụ thuộc vào ý thức con người
- Quy luật TNXH – Tduy tồn tại khách quan
 Phương thức tồn tại của thế giới vật chất
- Vận động: mọi sự thay đổi, quá trình diễn ra trong tự nhiên, xã
hội và tư duy
+ Đứng im – Tương đối, tạm thời – chỉ xảy ra (Đứng im) ở 1
hình thức vận động nhất định nào đó
+ Vận động là Tuyệt đối – Tự thân vận động – Các hình thức vận
động
Cơ học: di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian
Vật Lý: Hthuc vận động của các phân tử, điện tử, hạt cơ bản, quá
trình nhiệt điện
Hoá học : sự biến đổi các chất vô cơ, hữu cơ trong quá trình hoá
hợp và phân giải
Sinh học: sự biến đổi các cơ thể sống
Xã hội : Hình thức vận động cao nhất, là sự biến đổi của các kĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hoá, đời sống xã hội của con người.

 Hình thức tồn tại của thế giới vật chất


Là thuộc tính tồn tại khách quan, khác nhau của vật chất. Không
có không gian, thời gian thuần tuý tách rời khỏi vật chất vận
động. Chúng là một quá trình thống nhất, gắn liền với nhau
- Không gian là hình thức tồn tại của vật chất. Xét về mặt quảng
tính, sự cùng tồn tại, trật tự, kết cấu và sự tác động lẫn nhau.
Không gian có 3 chiều (cao, rộng, dài)
- Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt độ
dài diễn biến, sự kế tiếp của các quá trình.
Có 1 chiều (qk->ht->tlai)
 Tính thống nhất vật chất của thế giới
- Giới tự nhiên hữu sinh (hữu cơ): sự sống xuất hiện
+ Thực vật -> Động vật -> Con người . Đều có chung nguồn gốc
là TGVC, là kết quả tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên
- Giới tự nhiên vô sinh (vô cơ): sự sống chưa xuất hiện
2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
 Nguồn gốc
- Tự nhiên
+ bộ óc con ng: cái phản ánh
+ thế giới khách quan: cái bị phản ánh
 Phản ánh là sự tái tạo lại những đặc điểm của hệ
thống vật chất này ở 1 hệ thống vc khác trong quá trình
tác động qua lại giữa chúng
 Trình độ phản ánh của TGVC:
+ GTN vô sinh_Thụ động, chưa định hướng, chưa có sự
chọn lọc _ Phản ánh Lý Hoá
+ GTN hữu sinh (cơ thể sống, sự sống xuất hiện) _ chọn
lọc _ sinh học –
kích thích (ĐV,TV) < Cảm ứng < Phản xạ (ĐV có hệ thần
kinh) < Tâm lý ĐV (ĐV bậc cao) < Ý thức (con người)
- Xã hội
+ Lao động
+ Ngôn ngữ
 Bản chất: phản ánh TGVC trong bộ óc của con
người một cách năng động, sáng tạo
- Phản ánh tái tạo đặc điểm của hệ thống VC này ở 1 hệ
thống VC khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng.
+ Trao đổi thông tin có định hướng và chọn lọc
+ Mô hình hoá đối tượng dưới dạng hình ảnh tinh thần
+ Chuyển mô hình ra hiện thực khách quan
- Tính sáng tạo
+ Tạo ra tri thức mới
+ Tiên đoán, dự báo
+ Tạo ra lý thuyết, học thuyết
 Kết cấu
- Theo chiều ngang/ yếu tố cấu thành: Tri thức, Tình cảm, Ý chí
- Theo chiều dọc/ chiều sâu nội tâm: Tự ý thức, Tiềm thức, Vô
thức
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
a. Vật chất quyết định ý thức
- Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
- Vật chất quyết định nội dung của ý thức
- Vật chất quyết định bản chất của ý thức
- Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
- Vật chất là tiền đề
b.Ý thức tác động trở lại vật chất
- Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua
hoạt động thực tiễn của con người
- Ý thức tác động trở lại TGVC, thường thay đổi chậm so
với sự biến đổi của TGVC
- Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động thực
tiễn của con người
- Xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to
lớn, nhất là trong thời đại ngày nay

 Ý nghĩa: tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy
tính năng động chủ quan

II. Phép Biện chứng Duy vật


1. Hai loại hình biện chứng và phép BCDV
a. Biện chứng
- Xem xét svht trong mối liên hệ
- Trong sự vận động
- Trong sự phát triển
b. Các hình thức cơ bản của Biện chứng
- Phép BC mộc mạc chất phác thời kì cổ đại: Xem xét svht
trong mối liên hệ, trong sự vận động, phát triểm (cảm tính,
chưa được chứng minh bằng khoa học)
- Phép BC duy tâm trong triết học cổ điển Đức (Hêghen):
Xem xét svht trong mối liên hệ, sự vận động phát triển
nhưng ông đứng trên lập trường CN Duy Tâm: Lấy ý thức
giải thích thế giới. Duy tâm khách quan (Ý thức tồn tại
khách quan bên ngoài con người, của 1 lực lượng siêu
nhiên nào đó)
- Phép BC Duy vật của Mác và Ăngghen:
+ xem xét svht trong mối liên hệ, trong sự vận động phát
triển, đứng trên lập trường CN Duy vật.
+ Đặc điểm: hình thành từ sự thống nhất hữu cơ giữa TGQ
Duy vật và PPL Biện chứng, giữa lý luận nhận thức và
logic biện chứng.
+ Mỗi nguyên lý của phép BCDV đều. được xây dựng trên
lập trường CNDV, mỗi luận điểm của phép BCDV đều
được rút ra từ sự vận hành của giới tự nhiên, của lịch sử xã
hội loài người.
+ Mỗi 1 nguyên lý, phạm trù, quy luật của PBCDV đều
được luận giải trên cơ sở khoa học, được chứng minh bằng
sự phát triển của KHTN trước đó
+ Vai trò: kế thừa phát triển PBC từ tự phát sang tự giác,
tạo ra được chức năng PPL chung nhất
+ Đối tượng: trạng thái tồn tại
2. Nội dung của phép BCDV
III. Lý luận nhận thức
1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức DVBC
2. Nguồn gốc, bản chất của nhận thức
3. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
4. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức
5. Chân lý

You might also like