You are on page 1of 12

Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực

Khoa Y - Bộ môn…. Module: Nội khoa 1

ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH - TẠNG TƯỢNG


TS Nguyễn Thị Thu Hiền
TS Nguyễn Thị Thuý
ThS Trần Thị Thu Hiên
ThS Nguyễn Thị Thuỳ Lê
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Áp dụng các kiến thức y học cổ truyền cơ bản về âm dương để giải thích các biểu hiện
lâm sàng (cơ năng, thực thể) và đưa ra các chẩn đoán tiềm năng về âm dương
2. Áp dụng các kiến thức y học cổ truyền cơ bản về ngũ hành để giải thích các biểu hiện
lâm sàng (cơ năng, thực thể) và đưa ra các chẩn đoán tiềm năng về ngũ hành.
3. Áp dụng các kiến thức y học cổ truyền cơ bản về tạng tượng để giải thích các biểu hiện
lâm sàng (cơ năng, thực thể) và đưa ra các chẩn đoán tiềm năng về tạng tượng.
NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG

Học thuyết âm dương là lý luận triết học cổ ra đời cách đây gần 3000 năm,
được hình thành qua việc nhận xét và quan sát rất lâu đời về sự vận động và biến
hoá không ngừng của giới tự nhiên và xã hội.Học thuyết âm dương nghiên cứu
quá trình phát sinh phát triển và tiêu vong của sự vật, hiện tượng. Trong Y học,
học thuyết âm dương quán triệt từ đầu đến cuối, từ đơn giản đến phức tạp trong
suốt quá trình sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.
Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương được liên hệ một cách cụ thể hơn
trong việc quan sát qui nạp và nêu lên sự liên quan của các sự vật trong thiên
nhiên.Trong y học, vì người xưa cho rằng con người là một vũ trụ nhỏ, nên dùng
học thuyết ngũ hành để quan sát, qui nạp và nêu lên sự tương quan trong các hoạt
động sinh lý, bệnh lý. Ngoài ra còn dùng để tìm tác dụng của thuốc và áp dụng
vào công tác bào chế thuốc.
Học thuyết tạng phủ nằm trong hệ thống lý luận của Y học cổ truyền nghiên
cứu hoạt động của các tạng. phủ trong cơ thể lúc bình thường cũng như lúc có
bệnh, thông qua hệ thống kinh lạc tạo thành một hệ thống chỉnh thể. Các cơ quan
có chức năng tang trữ, quản lý các hoạt động chính của cơ thể gọi là các tạng. Bao
Tài liệu học tập
Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Khoa Y - Bộ môn…. Module: Nội khoa 1

gồm ngũ tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận. Các cơ quan có chức năng chứa đựng,
chuyển vận và truyền tống gọi là các phủ. Bao gồm lục phủ: đởm, vị, đại trường,
tiểu trường, bang quang, tam tiêu.
II. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
2.1. Các quy luật của học thuyết âm dương
2.1.1. Âm dương đối lập
Âm dương đối lập là sự mâu thuẫn giữa 2 mặt của bản thân một sự vật hiện tượng như:
ngày và đêm, nước và lửa, hưng phấn và ức chế.
2.1.2. Âm dương hỗ căn
Âm dương hỗ căn là sự nương tựa vào nhau của 2 mặt như có đồng hoá mới có dị
hoá, có số âm phải có số dương.
2.1.3. Âm dương tiêu trưởng
Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự trưởng thành nói lên quá trình vận động không
ngừng của sự vật. Ví dụ: các mùa trong năm, thời gian trong ngày (ngày và đêm).
2.1.4. Âm dương bình hành
Bình hành là sự thăng bằng giữa hai mặt đối lập
Bốn mặt trên của sự vật nói lên các qui luật: mâu thuẫn nhưng thống nhất, sự vận
động không ngừng, sự nương tựa nhưng chế ước lẫn nhau trong quá trình phát
sinh, phát triển và tiêu vong của sự vật.
2.2. Các cặp phạm trù của học thuyết âm dương
Từ 4 quy luật trên, người ta còn suy ra một số phạm trù sau:
2.2.1. Sự tương đối và tuyệt đối của hai mặt âm dương
Sự đối lập giữa hai mặt âm dương là tuyệt đối nhưng trong điều kiện cụ thể nào
đó có tính chất tương đối. Ví dụ: sốt (là nhiệt) thuộc dương, nếu sốt cao thì dùng
thuốc hàn, sốt nhẹ dùng thuốc mát.
2.2.2. Trong âm có dương và trong dương có âm
Ví dụ: Ban ngày thuộc dương, từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa là phần dương của
ban ngày (dương trong dương), từ 12 giờ đến 18 giờ là phần âm của ban ngày (âm
trong dương). Ban đêm thuộc âm, từ 18 giờ đến 24 giờ là phần âm của âm, từ 0
giờ đến 6 giờ là phần dương của âm.

Tài liệu học tập


Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Khoa Y - Bộ môn…. Module: Nội khoa 1

2.2.3. Bản chất và hiện tượng


Thông thường bản chất phù hợp với hiện tượng, khi chữa bệnh ta chữa vào bản
chất của bệnh. Ví dụ: bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn.
Khi bản chất không phù hợp với hiện tượng gọi là “chân giả”.
Ví dụ:
Chân nhiệt giả hàn: bệnh truyền nhiễm gây sốt cao (chân nhiệt) gây trụy mạch
ngoại biên, chân tay lạnh, vã mồ hôi lạnh (giả hàn).
Chân hàn giả nhiệt: ỉa chảy do lạnh (chân hàn) gây mất nước, mất điện giải làm
nhiễm độc thần kinh, co giật, sốt (giả nhiệt).

Các quy luật và phạm trù trong học thuyết âm


dương được tượng trưng bằng một hình tròn
có đường cong chia diện tích làm hai phần
bằng nhau: một phần là âm, một phần là
dương (Hình1), trong phần âm có nhân
Hình 1
dương, trong phần dương có nhân âm.

2.3. Ứng dụng của học thuyết Âm dương


2.3.1. Trong thiên nhiên

Âm Đất Mặt trăng Nước Dưới Trong Lạnh Yên tĩnh Số âm

Hoạt
Dương Trời Mặt trời Lửa Trên Ngoài Nóng Số dương
động

2.3.2. Trong cơ thể con người và trong Y học


- Về sinh lý

Âm Tạng Kinh âm Huyết Bụng Hàn Ức chế Hư

Dương Phủ Kinh dương Khí Lưng Nhiệt Hưng phấn Thực

Tài liệu học tập


Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Khoa Y - Bộ môn…. Module: Nội khoa 1

- Về quá trình phát sinh bệnh tật, chẩn đoán và chữa bệnh
+ Bệnh tật phát sinh ra do sự mất thăng bằng về âm dương biểu hiện hoặc là thiên
về dương (dương thắng), hoặc thiên về âm (âm thắng); hoặc kém về phần dương
(dương hư), hoặc kém về phần âm (âm hư).
+ Trong chẩn đoán bệnh tật người ta dựa vào các cương lĩnh lớn như trong và
ngoài (lý, biểu) để định rõ vị trí của bệnh, hư và thực để xác định tình trạng của
cơ thể và bệnh tật, hàn nhiệt để nói lên trạng thái của bệnh tật, âm dương nói lên xu
thế chung của bệnh tật hoặc ở phần âm hoặc ở phần dương.
+ Điều trị bệnh mục đích là điều hoà lại thăng bằng về âm dương tuỳ theo các tình
trạng bệnh lý trên mà dùng các phương pháp thích hợp.
- Về sử dụng thuốc, người ta chia tác dụng thuốc ra làm 2 loại:
+ Thuốc có tính chất mát và lạnh (âm dược) dùng để chữa bệnh nhiệt (nóng).
+ Thuốc có tính chất ấm và nóng (dương dược) dùng để chữa bệnh hàn (lạnh).
- Trong châm cứu:
Các bệnh thuộc nhiệt dùng phương pháp châm.
Các bệnh thuộc hàn dùng phương pháp cứu.
III. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
3.1. Ngũ hành là gì?
- Ngũ hành tức năm loại vật chất mộc, hỏa, thổ, kim, thủy và vận động biến hóa
của chúng. “Ngũ” trong ngũ hành là chỉ vật chất tạo thành thế giới, “Hành” chỉ
vận động biến hóa của năm loại vật chất đó
- Mọi hiện tượng trong tự nhiên và trong cơ thể người xếp theo 5 loại vật chất trên
gọi là ngũ hành.
3.2. Quy nạp ngũ hành trong thiên nhiên và cơ thể con người:
Ngũ hành

Mộc Hoả Thổ Kim Thủy


Hiện tượng

Vật chất Gỗ, cây cối Lửa Đất Kim loại Nước

Tài liệu học tập


Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Khoa Y - Bộ môn…. Module: Nội khoa 1

Màu sắc (ngũ Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen


sắc)

Ngũ vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn

Thời tiết Xuân Hạ Cuối hạ Thu Đông

Phương hướng Đông Nam Trung Tây Bắc


ương

Ngũ tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận

Phủ Đởm Tiểu Vị Đại trường Bàng


trường quang

Biểu hiện bên Cân Mạch Thịt Da lông Xương


ngoài (ngũ thể ) tủy

Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai

Tình chí Giận Mừng Lo nghĩ Buồn Sợ

3.3. Các quy luật của ngũ hành:


3.3.1. Qui luật tương sinh và tương khắc:
- Trong điều kiện bình thường vật chất có liên quan mật thiết với nhau, thúc đẩy
nhau biến chuyển không ngừng bằng cách tương sinh (hành này sinh ra hành kia,
thúc đẩy hành kia) hoặc chế ước lẫn nhau để giữ được mối thăng bằng âm dương
bằng cách tương khắc (hành này chế ước, hạn chế hành kia)

Qui luật tương sinh Qui luật tương khắc


Mộc đốt cháy sinh hoả. Hỏa thiêu mọi Mộc khắc Thổ như rễ cây ăn sâu vào
vật thành tro bụi trở thành đất (Thổ). lòng đất, Thổ khắc Thủy như đất đắp
Trong lòng đất sinh kim loại (Kim)- đê trị thủy ngăn sông; Thủy khắc Hoả
thể rắn chắc. Thể rắn chắc sinh thể như nước để chữa cháy; Hỏa khắc Kim
lỏng, nước (Thủy), có nước nuôi như lửa nấu chảy kim loại; Kim khắc
dưỡng cây cối (Mộc).

Tài liệu học tập


Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Khoa Y - Bộ môn…. Module: Nội khoa 1

Như vậy: Mộc sinh Hoả, Hoả Mộc dùng dụng cụ bằng kim loại để
sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh chặt, cưa sẻ gỗ.
Thủy, Thủy sinh Mộc. Trong con
người Can sinh Tâm, Tâm sinh Tỳ, Tỳ
sinh Phế, Phế sinh Thận, Thận sinh
Can.

Hình 2
Nét liền: Quan hệ tương sinh
Nét đứt: Quan hệ tương khắc
Trong con người: Can khắc Tỳ, Tỳ khắc Thận, Thận khắc Tâm, Tâm khắc Phế,
Phế khắc Can.
3.3.2. Quy luật tương thừa và tương vũ:
- Trong điều kiện bất thường và điều kiện bệnh lý có nhiều tạng phủ quá mạnh
hay quá yếu xảy ra hiện tượng khắc quá mạnh (tương thừa) hay chống lại cái khắc
mình (tương vũ). Đông y dùng qui luật tương thừa hay tương vũ để giải thích một
số cơ chế sinh bệnh và áp dụng điều trị.
+ Ví dụ về tương thừa:
Bình thường thì Can mộc khắc Tỳ thổ

Tài liệu học tập


Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Khoa Y - Bộ môn…. Module: Nội khoa 1

Bất thường (bệnh lý): Đau dạ dày do Can quá mạnh khắc Tỳ bị yếu. Khi chữa
bệnh phải dùng phương pháp hạ cái mạnh mẽ (hưng phấn) của Can xuống gọi là
bình Can, đồng thời phải nâng cao công năng của tạng Tỳ lên gọi là kiện Tỳ.
+ Ví dụ về tương vũ:
Bình thường: Tỳ thổ khắc Thận thủy.
Bất thường: Bệnh phù do thiếu dinh dưỡng do Tỳ quá yếu không khắc được
Thận, khiến Thận lấn át lại Tỳ. Tỳ thổ bị lấn nên tiêu hoá kém, khả năng vận hóa
thủy thấp (nước, dịch) kém gây ra hiện tượng phù, ứ nước. Hiện tượng này được
gọi là hiện tượng Thủy vũ Thổ. Vì vậy khi điều trị vừa phải kiện Tỳ (nâng cao
công năng của Tỳ) đồng thời phải lợi niệu (hạ Thận thủy để làm mất phù).
3.4. Ứng dụng học thuyết ngũ hành trong y học:
- Để xác định vị trí phát sinh ra bệnh thuộc tạng phủ nào, từ đó có phương
hướng điều trị phù hợp. Một bệnh phát sinh có thể do một trong năm vị trí sau:
+ Bản thân tạng ấy có bệnh: chính tà.
+ Do tạng trước nó không sinh ra nó: hư tà.
+ Do tạng sau nó đưa đến: thực tà.
+ Do tạng khắc nó quá mạnh: tặc tà.
+ Do bản thân nó yếu không khắc được tạng khác: vi tà.
Ví dụ: Bệnh cao huyết áp là bệnh thuộc tạng Can
Nếu biểu hiện: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, táo bón, nước tiểu đỏ, hay cắu
gắt, rêu lưỡi vàng; mạch đi căng (huyền) thì do Can hỏa vượng (chính tà). Muốn
điều trị dùng phương pháp bình Can để hạ huyết áp.
Nếu người gầy, da xanh, ăn kém, ngủ kém, đầu lưỡi đỏ; mạch căng nhỏ (huyền
tế), do Thận âm hư không sinh Can huyết (hư tà), phương pháp điều trị là bổ Thận
âm, bổ Can huyết.
- Dùng để chẩn đoán bệnh tật: căn cứ vào ngũ sắc, ngũ chí, ngũ thể của người
bệnh để xác minh bệnh thuộc tạng phủ nào:
Ví dụ:
+ Da xanh bệnh thuộc Can, da đỏ bệnh thuộc Tâm, da vàng bệnh thuộc Tỳ, da
trắng bệnh thuộc Phế, da đen bệnh thuộc Thận.

Tài liệu học tập


Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Khoa Y - Bộ môn…. Module: Nội khoa 1

+ Giận dữ cáu gắt bệnh tại tạng Can, cười nói huyên thuyên bệnh ở tạng Tâm,
lo nghĩ hại Tỳ, buồn rầu bệnh hại Phế, sợ hãi hại Thận.
+ Bệnh ở cân thuộc tạng Can, bệnh ở mạch thuộc tạng Tâm, bệnh ở cơ nhục
thuộc tạng Tỳ, bệnh ở da lông thuộc tạng Phế, bệnh ở xương thuộc tạng Thận.
- Dùng để qui loại tác dụng của thuốc vào các tạng phủ (căn cứ vào sắc và vị
thuốc)
Ví dụ: Màu xanh và chua chữa bệnh ở Can (Thanh đại); màu đỏ và đắng chữa
bệnh ở Tâm (Chu xa); màu vàng và ngọt chữa bệnh ở Tỳ (Cam thảo); màu trắng
và cay chữa bệnh ở Phế (Bạc hà); màu đen và mặn chữa bệnh ở Thận (Phác tiêu).
- Dùng để bào chế các vị thuốc để cho vào các tạng phủ:
+ Sao với dấm cho vị thuốc vào Can
+ Sao với mật, đường, đất hoàng thổ cho vị thuốc vào Tỳ
+ Sao với muối, đồng tiện (nước tiểu trẻ em dưới 3 tuổi) cho vị thuốc vào Thận
+ Sao với gừng và rượu cho vị thuốc vào Phế.
IV. TẠNG TƯỢNG
4.1. Các tạng :
4.1.1. Tạng Tâm :
Nằm ở thượng tiêu, là tạng đứng đầu các tạng chủ các hoạt động thần chí, chủ
mạch,...và có tâm bào lạc bảo vệ bên ngoài.
4.1.1.1. Chức năng sinh lý của tạng Tâm:
- Tâm chủ thần chí, tâm tàng thần: thần chí là các hoạt động tư duy, ý
thức, các hoạt động sinh lý của vỏ não.
- Tâm chủ huyết mạch, biểu hiện ra ở mặt: huyết trong lòng mạch lưu
thông tốt biểu hiện nét mặt hồng hào, tươi nhuận và ngược lại.
- Tâm khai khiếu ra lưỡi: bệnh của tâm biểu hiện ra lưỡi.
- Tâm bào lạc: là tạng phụ ở bên ngoài bảo vệ cho tâm
- Tâm hỏa sinh tỳ thổ, khắc phế kim, có quan hệ biểu lý với tiểu trường.
4.1.1.2.Biểu hiện bệnh lý tạng Tâm :
- Tâm dương hư , tâm khí hư: sắc mặt xanh , mệt mỏi, trống ngực, thở
ngắn, tự ra mồ hôi, hoạt động hoặc lao động bệnh tăng lên, chất lưỡi nhạt, người
lạnh, chân tay lanh, mạch nhược….

Tài liệu học tập


Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Khoa Y - Bộ môn…. Module: Nội khoa 1

- Tâm âm hư, tâm huyết hư: trống ngực, hồi hộp, dễ kinh sợ, vật vã, mất
ngủ, hay quên, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác,..
- Tâm nhiệt (đàm hỏa nhiễu tâm): vật vã, mất ngủ, dễ kinh sợ, miệng đắng,
khát nước, nếu nặng thì nói lung tung, cười nói huyên thuyên, thao cuồng, chất
lưỡi đỏ, rêu vàng dày, mạch hoạt hữu lực….
4.1.2. Tạng Can:
4.1.2.1. Chức năng sinh lý của tạng Can:
- Can chủ tàng huyết: tàng trữ và điều tiết lượng máu trong cơ thể. Gọi là
Can huyết.
- Can chủ sơ tiết: Can khí sơ tiết giúp sự vận hành khí của các tạng phủ
được dễ dàng, thăng giáng được điều hòa
- Can chủ cân, biểu hiện ra móng tay, móng chân do Can huyết nuôi
dưỡng, biểu hiện ra móng tay, móng chân hồng hào và cứng cáp.
- Can khai khiếu ra mắt: mắt đỏ do phong nhiệt, mắt vàng do thấp nhiệt ở
kinh Can,…
- Can mộc sinh Tâm hỏa, khắc Tỳ thổ, có quan hệ biểu lý với Đởm….
4.1.2.2. Biểu hiện bệnh lý tạng Can:
- Can khí uất kết: đau vùng mạng sườn, ngực sườn đầy tức, hay thở dài,
hay cáu gắt. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh,…rêu lưỡi vàng, chất lưỡi
đỏ, mạch huyền….
- Can âm hư, can huyết hư: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, chân tay run, co
quắp, tê bì, thị lực giảm, lưỡi ít rêu, mạch huyền tế…phụ nữ kinh nguyệt ít, nhạt
màu.
- Can dương vượng: nhức đầu, chóng mặt, mặt đỏ, ù tai, phiền não, hay
cáu, mất ngủ, hay quên, chất lưỡi đỏ, mạch huyền đại.
4.1.3. Tạng Tỳ:
4.1.3.1. Chức năng sinh lý của tạng Tỳ:
- Tỳ chủ vận hóa đồ ăn, vận hóa thủy thấp: tiêu hóa, hấp thu vận chuyển
các chất dinh dưỡng vàvận chuyển nước đến các tổ chức.
- Tỳ chủ thống huyết: quản lý các hoạt động của máu. Nếu Tỳ hư gây các
hiện tượng xuất huyết.
- Tỳ chủ cơ nhục, chủ tứ chi: đưa chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ nhục và
đảm bảo hoạt động tứ chi.

Tài liệu học tập


Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Khoa Y - Bộ môn…. Module: Nội khoa 1

- Tỳ khai khiếu ra miệng, biểu hiện ra môi


- Tỳ thổ sinh Phế kim, khắc Thận thủy, có quan hệ biểu lý với Vị….
4.1.3.2. Biểu hiện bệnh lý của tạng Tỳ:
- Tỳ khí hư: ăn kém, nhạt miệng, chán ăn, người mệt mỏi, thở ngắn ngại
nói, sắc mặt vàng vọt, cơ nhục teo nhẽo, có thể gặp các chứng sa, phụ nữ gặp rong
kinh hoặc kinh quá nhiều, chất lưỡi bệu, rêu ướt, mạch trầm nhược,…
- Tỳ dương hư: trời lạnh đau bụng, đầy bụng, chườm ấm đỡ đau, ỉa chảy,
người lạnh, tay chân lạnh, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì…
4.1.4. Tạng Phế:
4.1.4.1. Chức năng sinh lý tạng Phế:
- Phế chủ khí, Phế chủ hô hấp: là nơi chứa khí, trao đổi thanh khí và trọc
khí.
- Phế chủ tuyên phát, túc giáng: tuyên phát là thúc đẩy khí huyết, tân dịch,
khí huyết phân bố toàn thân. Túc giáng là đưa Phế khí đi xuống.
- Phế chủ bì mao, thông điều thủy đạo: nhờ tác dụng tuyên phát đem chất
dinh dưỡng nuôi dưỡng bì mao, nhờ tuyên phát thúc đẩy nước trong cơ thể bài tiết
ra ngoài.
- Phế khai khiếu ra mũi, thông với họng, chủ về tiếng nói.
- Phế kim sinh Thận thủy, khắc Can mộc, có quan hệ biểu lý với đại
trường
4.1.4.2. Biểu hiện bệnh lý của tạng Phế:
- Phế khí hư: ho không có sức, thở ngắn, ngại nói, tiếng nói nhỏ, người
mệt, tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng bệch, thở nhanh, chất lưỡi nhạt, mạch hư ….
- Phế âm hư: 2 gò má đỏ, ho lâu ngày, ho không có đờm hoặc ít đờm dính,
họng khô ngứa, người gầy, ra mồ hôi trôm, chất lưỡi hơi đỏ, ít rêu,mạch tế vô lực
hoặc mạch tế sác
- Phế nhiệt (phong nhiệt phạm Phế): ho đờm vàng dính khó khạc, miệng
khô, khát nước, nước mũi đục, đau họng, đầu lưỡi đỏ, mạch phù sác.
4.1.5. Tạng Thận:
4.1.5.1. Chức năng sinh lý tạng Thận:
- Thận tàng tinh, chủ sinh dục và phát triển của cơ thể: tinh tiên thiên và
tinh hậu thiên đều được tàng trữ ở Thận gọi là Thận tinh. Các hoạt động như mọc
răng, biết lẫy, biết bò, biết đi, trưởng thành, sinh con cái, đều do thận tinh quản lý

Tài liệu học tập


Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Khoa Y - Bộ môn…. Module: Nội khoa 1

- Thận chủ khí hóa nước: cùng với Tỳ, Phế tham gia quá trình chuyển hóa
nước trong cơ thể.
- Thận chủ cốt sinh tủy, thông với não, biểu hiện ra ở tóc: tinh sinh tủy ,
tủy ở trong xương do đó Thận chủ cốt tủy, và tinh sinh huyết, tóc là phần thừa của
huyết do đó tóc liên quan đến Thận.
- Thận chủ nạp khí: thu giữ phần khí do Phế khí đưa xuống. Thận hư gây
hiện tượng Phế khí nghịch
- Thận khai khiếu ra tai, tiền âm và hậu âm: thận tinh nuôi dưỡng hoạt
động của tai. Tiền âm là nơi bài tiết nước tiểu, hậu âm là nơi đại tiện ra phân. Thận
chủ nhị tiện
- Thận thủy sinh Can mộc, khắc Tâm hỏa, có quan hệ biểu lý với Tiểu
trường.
4.1.5.2. Biểu hiện bệnh lý của Thận:
- Thận âm hư: ù tai, răng lung lay, lưng gối đau mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt,
ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác….
- Thận dương hư: sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt trắng, đau mỏi vùng thắt
lưng, di tinh, liệt dương, tiểu đêm nhiều lần, chất lưỡi nhạt, mạch trầm trì hoặc
hai mạch xích vô lực….
4.2. Các phủ:
4.2.1. Đởm : Bài tiết ra dịch mật tham gia quá trình tiêu hóa thức ăn
4.2.2. Vị: Chứa đựng và nghiền nát thức ăn
4.2.3. Tiểu trường: Có tác dụng phân thanh, giáng trọc
4.2.4. Đại trường: Chứa đựng và bài tiết các chất cặn bã
4.2.5. Bàng quang: Chứa đựng và bài tiết nước tiểu
4.2.6. Tam tiêu:
- Thượng tiêu: từ miệng đến tâm vị dạ dày: gồm tâm và phế
- Trung tiêu: từ tâm vị dạ dày đến môn vị dạ day: gồm tỳ và vị
- Hạ tiêu: từ môn vị dạ dày đến hậu môn: gồm can và thận
Tam tiêu có chức năng bảo vệ các tạng phủ trong cơ thể.
V. TÀI HỌC TẬP
1. Khoa Y học cổ truyền-Đại học Y Dược Hải Phòng (2021). Bài giảng Y học cổ
truyền cho bác sỹ đa khoa. Nhà xuất bản Y học, trang 3-12.

Tài liệu học tập


Trường ĐH Y Dược Hải Phòng Chương trình đào tạo Y khoa dựa trên năng lực
Khoa Y - Bộ môn…. Module: Nội khoa 1

2. Khoa Y học cổ truyền-Đại học Y Hà Nội (2010). Bài giảng Y học cổ truyền tập
1. Hà Nội. Nhà xuất bản Y học Việt Nam, trang 33-58.
3. Nguyễn Nhược Kim (2011), Lý luận Y học cổ truyền. Hà Nội, Nhà xuất bản
giáo dục, trang 16-23, 40-99.

Tài liệu học tập

You might also like