You are on page 1of 20

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

MỤC TIÊU HỌC TẬP


Áp dụng các kiến thức y học cổ truyền cơ bản về ngũ hành
để giải thích các biểu hiện lâm sàng (cơ năng, thực thể) và
đưa ra các chẩn đoán tiềm năng về ngũ hành.
KHÁI NIỆM HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

➢Học thuyết Ngũ hành là gì?


➢Được đề cập đến trong Kinh Dịch:

Lưỡng
Thái cực Tứ tượng Ngũ hành
nghi

➢Y học cổ truyền dùng học thuyết ngũ hành để giải thích


cái gì?
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NGŨ HÀNH

➢“Ngũ hành” và “Ngũ tài” có liên quan với nhau.


➢“Ngũ” trong Ngũ hành - năm loại vật chất: kim, mộc, thủy,
hỏa, thổ.
➢ “Hành” trong Ngũ hành là chỉ sự vận động biến hóa 5 loại
vật chất nói trên
➢Ngũ hành ra đời từ thực tiễn sinh hoạt và lao động của
con người
QUY NẠP NGŨ HÀNH
Ngũ hành
Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ
Hiện tượng
Vật chất Gỗ, cây cối Lửa Đất Kim loại Nước
Màu sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
Ngũ vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Thời tiết Xuân Hạ Cuối hạ Thu Đông
Phương hướng Đông Nam Trung ương Tây Bắc
Ngũ tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận
Phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang
Ngũ thể Cân Mạch Cơ nhục Da lông Xương tủy
Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
Tình chí Giận (nộ) Mừng (hỉ) Lo nghĩ (tư) Buồn (bi) Sợ (khủng)
Ngũ hóa Sinh Trưởng Hóa Thu Tàng
CÁC QUY LUẬT CỦA NGŨ HÀNH
Trong điều kiện bình thường (1)

Qui luật tương sinh Qui luật tương khắc


- Hành này sinh ra hành kia, thúc đẩy - - Hành này chế ước, hạn chế hành kia
hành kia
CÁC QUY LUẬT CỦA NGŨ HÀNH
Trong điều kiện bình thường (2)
CÁC QUY LUẬT CỦA NGŨ HÀNH
Trong điều kiện bất thường (1)

Qui luật tương thừa Qui luật tương vũ

- Hiện tượng hành nọ khắc - Hiện tượng một hành, một


hành kia, tạng nọ khắc tạng tạng nào đó chống lại hành,
kia quá mạnh gọi là tương tạng khắc mình gọi là tương
thừa vũ.
- Tương thừa do bất cập - Tương vũ do bất cập
- Tương thừa do thái quá - Tương vũ do thái quá
CÁC QUY LUẬT CỦA NGŨ HÀNH
Trong điều kiện bất thường (3)

Ngũ hành Mẫu Tử tương cập


➢Hàm ý liên lụy, ảnh hưởng đến nhau theo mối quan hệ
tương sinh (mẫu tử thái quá hoặc bất cập).
➢Quá trình truyền biến gồm:
▪ Mẫu cập tử (mẫu bệnh truyền sang tử)
▪ Tử cập mẫu (tử bệnh truyền ngược lại mẫu).
ỨNG DỤNG NGŨ HÀNH TRONG Y HỌC (1)
1. Ứng dụng trong cấu tạo cơ thể:
- Thuộc về Mộc:
Tạng Can, phủ Đởm, liên quan với cân, biểu hiện ra mắt
- Thuộc về Hỏa
Tạng Tâm, phủ Tiểu trường, liên quan với mạch, biểu hiện ra lưỡi
- Thuộc về Thổ
Tạng Tỳ, phủ Vị, liên quan với cơ nhục, biểu hiện ra miệng
- Thuộc về Kim
Tạng Phế, phủ Đai trường, liên quan với bì mao, biểu hiện ra mũi
- Thuộc về Thủy
Tạng Thận, phủ Bàng quang, liên quan đến cốt tủy, biểu hiện ra tai
ỨNG DỤNG NGŨ HÀNH TRONG Y HỌC (2)

2. Ứng dụng trong sinh lý:


- Chức năng sinh lý và quan hệ của ngũ tạng với nhau
- Các tạng phủ trong ngũ hành có sự liên quan đến
ngũ vị, ngũ sắc, ngũ quan, thể chất và hoạt động về
tình chí
ỨNG DỤNG NGŨ HÀNH TRONG Y HỌC (3)
3. Ứng dụng trong bệnh lý
➢ Xác định vị trí phát sinh bệnh tật phương pháp điều trị thích hợp.
➢ Truyền biến theo quan hệ tương sinh
➢ Truyền biến theo quan hệ tương khắc
➢ Năm vị trí gây bệnh của 1 bệnh:
▪ Chính tà: bản thân tạng ấy có bệnh.
▪ Hư tà: do tạng trước nó không sinh ra nó, còn gọi là bệnh từ mẹ truyền
sang con.
▪ Thực tà: do tạng sau nó đưa đến, còn gọi là bệnh con truyền sang mẹ.
▪ Tặc tà: do tạng khắc nó quá mạnh
▪ Vi tà: do bản thân nó yếu không khắc được tạng khác.
ỨNG DỤNG NGŨ HÀNH TRONG Y HỌC (4)

4. Ứng dụng trong chẩn đoán:


➢Dùng để chỉ đạo tứ chẩn và suy
đoán tình trạng bệnh.
➢Ngũ sắc
➢Ngũ chí
➢Ngũ thể
ỨNG DỤNG NGŨ HÀNH TRONG Y HỌC (5)

5. Ứng dụng trong điều trị:


5.1. Đề ra nguyên tắc chữa bệnh:
Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con.
5.2. Khống chế sự truyền biến bệnh
5.3. Ứng dụng trong dược học:
- Qui loại tác dụng của thuốc vào các tạng phủ
- Bào chế để tăng tính qui kinh
ỨNG DỤNG NGŨ HÀNH TRONG Y HỌC (7)

5. Ứng dụng trong phòng bệnh:


Theo nguyên tắc chữa bệnh khi chưa có bệnh:
- Cần rèn luyện cơ thể để các tạng phủ hoạt động cân bằng,
thích nghi với môi trường sống.
- Bệnh ở tạng này có thể truyền sang tạng kia, dựa vào quy
luật tương sinh, tương khắc của ngũ tạng để phát hiện bệnh
sớm và phòng bệnh.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Dựa vào ứng dụng của Ngũ hành trong chẩn đoán hãy cho biết
bệnh có biểu hiện mắt vàng, da vàng, ăn không ngon, cơ nhục teo
nhẽo là bệnh thuộc tạng nào?
A.Tâm
B.Can
C.Tỳ
D.Thận
2. Dựa vào sự quy nạp của ngũ phương vào Ngũ hành, hãy cho biết
phương Bắc thuộc hành nào?
A.Mộc
B.Thủy
C.Hỏa
D.Thổ
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
Bệnh cao huyết áp là bệnh thuộc tạng Can. Người có bệnh cao huyết áp:
3. Nếu có triệu chứng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, táo bón, nước tiểu đỏ, hay
cáu gắt, rêu lưỡi vàng, mạch đi căng (huyền) thì do can hỏa vượng. Hãy cho biết
vị trí gây bệnh là ở đâu?
A.Chính tà
B.Hư tà
C.Tặc tà
D.Vi tà
4. Nếu có triệu chứng người gầy, da xanh, ăn kém, ngủ kém, đầu lưỡi đỏ, mạch
căng nhỏ (huyền tế), do Thận âm hư không sinh Can huyết. Hãy cho biết vị trí
gây bệnh là ở đâu?
A.Chính tà
B.Hư tà
C.Tặc tà
D.Vi tà

You might also like