You are on page 1of 91

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

TỨ CHẨN

Ths. Nguyễn Thị Lan


Mục tiêu học tập
 Nắm chắc 4 nội dung:
vọng, văn, vấn, thiết
 Ứng dụng lâm sàng chẩn
đoán, điều trị
01 VỌNG CHẨN
Khái niệm

Vọng: dùng con mắt để quan sát, nhìn bệnh nhân, tìm tư liệu
để xét đoán bệnh

Quan sát: thần sắc


Hình thái
Khám xét biến hóa của lưỡi để xác định tính chất bệnh
Trạng thái chung
Tinh thần sắc mặt (thần sắc)

 Tinh thần héo hon, mặt đờ không có thần, mặt phờ phạc, sắc
mặt tối không tươi là chính khí tổn thương
 Sắc mặt xanh, môi nhợt, khô khan: huyết hư
 Sắc mặt vàng: tỳ hư
 Sắc mặt đen sạm, bệnh lâu ngày : thận hư
 Hai má ửng đỏ, sốt về chiều: âm hư nội nhiệt
 Trẻ con mày và quanh môi xanh: can phong
Trạng thái chung
Tinh thần sắc mặt

 Các thứ bệnh sắc sáng trơn là nhẹ, đen tối là nặng
 Trẻ em: bệnh ôn nhiệt do can phong nội động hoặc đờm nhiệt tắc
nghẹt
 Trẻ em khóc không ra nước mắt , mũi khô phần nhiều là bệnh
nặng
 Sắc mũi xanh trắng: khí huyết hư yếu
Trạng thái chung
Hình thái người bệnh

 Mình gầy, chân tay mỏi, da khô:


khí huyết hư yếu
 Hư + ăn kém: hư có đờm
 Người gầy ăn kém: trung khí hư yếu
 Người gầy ăn nhiều: trung tiêu có hỏa
Trạng thái chung
Da dẻ toàn thân

 Da vàng = hoàng đản (Vàng sáng: dương hoàng, Vàng tối, xám:
âm hoàng)
 Ban chẩn: ban là những đám nhỏ nối lên mặt da, chẩn là những
mụn cao hơn da. Ban chẩn tươi nhuận là chính khí chưa hư, tím là
nhiệt thịnh, nhạt xám là chính khí đã hư
Trạng thái chung
Trạng thái chung
Toàn thân phù thũng
 Phát bệnh nhanh, các khớp nặng đau, sợ gió, sợ lạnh: thủy khí
bên trong + phong tà bên ngoài
 Mình nặng, tinh thần mệt mỏi: chứng thấp nặng
 Eo lưng đau, chân lạnh, sắc mặt xám: thận dương hư
 Hai chân sưng phù, sắc mặt vàng héo, không muốn ăn, bụng
trướng, đại tiện lỏng nát: tỳ dương hư
Trạng thái chung
Vọng lưỡi
Mục đích
 Biết được nội tạng hư hay thực, khí huyết thịnh suy, tân dịch dư
hay thiếu, tính chất của ngoại tà
 Biết được tính chất bệnh nông hay sâu và tiên lượng tốt xấu
của bệnh
Vọng lưỡi
Chất lưỡi

 Chót lưỡi, rìa lưỡi, giữa lưỡi,


gốc lưỡi
 Quan sát: màu sắc, độ nhuận
mượt
 Chất lưỡi bình thường: hồng
nhạt, trơn nhuận
Vọng lưỡi
Chất lưỡi

 Sắc lưỡi nhạt: huyết hư, dương hư, chứng hàn


Nhạt + không rêu: khí huyết đều hư
Nhạt + trơn: hàn chứng
 Sắc lưỡi đỏ tươi + khô (âm hư), đỏ không rêu (âm hư hỏa bốc)
 Sắc lưỡi đỏ sẫm: thực nhiệt (bệnh truyền nhiễm cấp tính ở giai
đoạn có huyết độc, hoặc bệnh ôn nhiệt truyền từ dinh phận vào
huyết phận)
Vọng lưỡi
Chất lưỡi
 Lưỡi đỏ sẫm có gai: nhiệt thịnh (bệnh ở phần dinh)
 Lưỡi đỏ sẫm sắc tươi: nhiệt nhập tâm bào
 Đỏ sẫm sáng bóng không rêu: âm khô hết (bệnh nguy)
 Đỏ sẫm chuyển sang bầm + khô: ôn bệnh phát triển đến huyết
phận (tâm phế suy kiệt)
Bầm đen: huyết ứ
Bầm ít: hư hàn
Vọng lưỡi
Chất lưỡi

 Sắc lưỡi xanh lam: khí huyết suy hao, bệnh nặng
 Lam + sáng bóng không rêu: không tốt (tâm phế suy kiệt)
Vọng lưỡi
Chất lưỡi

 Về hình thái, động thái của lưỡi: quan sát lưỡi mập hay gầy, khô
hay ướt, có lằn nứt và hoạt động của lưỡi
 Béo non + đỏ nhạt + rìa lưỡi có vết hằn răng: chứng hư hàn
 Béo to + đầu chi mập lớn: suy giáp trạng
 Béo to + đỏ sẫm: tâm tỳ có nhiệt
 Gầy mỏng + đỏ nhạt: khí huyết suy kém
 Gầy mỏng + đỏ sẫm: tân dịch hao hụt
Vọng lưỡi
Chất lưỡi
 Chất lưỡi sẫm nhám: chứng thực nhiệt
 Trên lưỡi có gai: nhiệt uất bên trong
 Trên lưỡi có lằn nứt: âm hư, dinh dưỡng không tốt, sốt cao mất tân
dịch
 Chất lưỡi co duỗi run động, màu sắc hồng nhạt: dương khí bất túc
(suy nhược cơ thể, sau ốm mới khỏi)
 Sắc lưỡi đỏ tươi + rung động : âm hư (can phong nội động)
Vọng lưỡi
Chất lưỡi

 Lưỡi cong queo khi duỗi ra: trúng phong


 Lưỡi cứng, vận động không linh hoạt + nói ú ớ: can phong nội động
(trúng phong, di chứng sau trúng phong)
 Lưỡi gầy + đỏ khô: bệnh mới phát, hao tổn tân dịch do sốt cao
 Lưỡi gầy + trắng nhạt: khí huyết đều hư
 Lưỡi gầy + đỏ sẫm: chân âm hao hụt nhiều
Vọng lưỡi
Rêu lưỡi
 Rêu lưỡi là biểu hiện của vị khí, người bình thường thì rêu mỏng,
trắng, sáng, trơn.
 Quan sát: màu sắc, tân dịch, độ dày mỏng
Rêu lưỡi trắng: phần nhiều là hư chứng
• Trắng mỏng: ngoại cảm phong hàn
• Trắng trơn: lý hư hàn
• Trắng như chát phấn: bệnh ôn dịch
• Bệnh sốt: rêu trắng lẫn vàng là bệnh tà đã hóa nhiệt, từ biểu vào lý
Vọng lưỡi
Rêu lưỡi

Rêu vàng: thuộc nhiệt (vàng càng sậm, nhiệt càng nhiều)
• Hơi vàng + mỏng: ngoại cảm phong nhiệt
• Vàng + dày + khô ráo: vị nhiệt tổn tân dịch
• Vàng + nhầy: tỳ vị thấp nhiệt hoặc trường vị tích thực
• Vàng nhạt nhuận dày + rêu đục: thấp trệ gây nên
Vọng lưỡi
Rêu lưỡi

• Đen + trơn nhuận + chất lưỡi đỏ nhợt: chứng hàn


• Đen + khô + chất lưỡi đỏ tươi: hỏa nhiệt tổn âm
• Đen + ráo: hỏa thịnh tân khô
• Đen + khô nứt nổi gai cao lên: thận thủy sắp kiệt, bệnh nguy

 Rêu lưỡi từ dày chuyển sang mỏng, mặt lưỡi sáng hoặc tróc từng
phần là tân dịch vơi hết, là âm hư thủy kiệt, bệnh nặng
Vọng lưỡi
Vọng lưỡi
Kết luận
 Thuộc hư: chất lưỡi non bệu
 Thuộc thực: chất lưỡi rắn cứng
 Thuộc hàn: chất lưỡi nhợt nhạt, rêu trơn, nhiều nước bọt
 Thuộc nhiệt: chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng
 Thuộc biểu: rêu mỏng trắng không khô
 Thuộc lý nhiệt: rêu vàng dày, khô
Vọng lưỡi
Kết luận

 Muốn biết hư thực nội tạng: xem chất lưỡi


 Muốn biết nông sâu, vị khí còn hay mất: xem rêu lưỡi
 Bệnh về khí: chủ yếu biểu hiện biến hóa ở rêu lưỡi
 Bệnh về huyết: chủ yếu biểu hiện biến hóa của chất lưỡi
Vọng chỉ tay trẻ em
 Chỉ tay: là tĩnh mạch nhỏ tại ngón trỏ bên ngoài nông bề mặt bàn tay
 Chỉ tay bình thường: sắc tím nhuận tươi sáng
 Khi có bệnh thay đổi về màu sắc:
• Chỉ tay lộ rõ: biểu chứng
• Chỉ tay lặn hẳn vào trong: bện tà ở lý
• Chỉ tay màu nhạt: hư chứng, hàn chứng
• Chỉ tay đỏ bầm: hàn chứng
Vọng chỉ tay trẻ em
 Về màu sắc:
• Xanh: phong hàn, kinh phong, thương thực, đờm khí nghịch lên
• Đen: ứ huyết (đờm thấp, thực trệ, nhiệt tà uất kết)

 Theo bộ vị:
• Thấy rõ ở phong quan: bệnh nhẹ
• Thấy rõ ở khí quan: bệnh nặng một mức
• Thấy rõ ở mệnh quan: bệnh nguy kịch
02 VĂN CHẨN
Nghe âm thanh
Nghe tiếng nói:
• To, rõ, có lực: thực chứng, nhiệt chứng
• Thấp bé, ngắt quãng, hụt hơi, ngại nói: hư chứng, hàn chứng
• Bỗng mất tiếng: do phong hàn hoặc đàm
• Câm từ từ: do hư chứng, lao phổi, khô tân dịch
• Đoản hơi, gấp, yếu, hít vào dễ chịu: hư chứng
Nghe âm thanh

Nghe tiếng thở


• Thở to, thở ra dễ chịu: chứng thực, nhiệt
• Bệnh lâu ngày thở to, nhưng ngắt quãng: chứng hư
• Nhiệt nhập tâm bào, thần chí hôn mê, thở yếu: hư chứng
Nghe âm thanh
Tiếng ho:
• Ho không có lực: phế khí hư
• Ho nặng, đờm trắng: ngoại cảm phong hàn
• Ho trong trẻo + đờm khó khạc: phế nhiệt
• Ho từng cơn có lực: phế thực
• Ho tiếng cao + không đờm, mũi ra máu, miệng khô ráo, ít nước bọt:
tà làm hại phế
• Ho tiếng gắt + không đờm, hơi mệt, nhiều bọt trắng: phế nuy, lao
phổi
Nghe âm thanh

Nghe tiếng nấc


• Nấc cụt, có lực: thực chứng
• Nấc to, cụt ngủn, khố khát: nhiệt chứng
• Nấc yếu + chứng hư + mạch hư: hư chứng
• Bệnh lâu ngày phát nấc là bệnh nặng
Ngửi khí vị

Mùi của người bệnh ở mũi, mồm, phân nước tiểu có thể giúp người
thầy thuổc phân biệt tình trạng hư, thực, hàn, nhiệt của bệnh
 Phân tanh hôi loãng do tỳ hư.
 Nước tiểu khai đục do thấp nhiệt.
 Đại tiện phân chua, thôi do tích nhiệt, thực tích...
03 VẤN CHẨN
Nhất vấn hàn - nhiệt Lục vấn hung phúc

Nhị vấn hãn Thất vấn lung

Tam vấn ẩm thực Bát vấn khát

Tứ vấn tiện Cửu vấn cựu bệnh

Ngũ vấn đầu thân Thập vấn nhân


Nhất vấn hàn nhiệt

Hỏi có sợ lạnh, có phát sốt hay không, thời gian ngắn, dài và sự
liên quan với các chứng trạng khác..
Sợ lạnh:

 Bệnh mới mác mà sợ lạnh là do ngoại cảm phong hàn


 Bệnh lâu ngày, sợ lạnh kèm thêm tay chân lạnh là chứng dươn
g hư, lý hàn; sợ lạnh ở lưng là thận dương hư, sợ lạnh ở tay ch
ân là tỳ dương hư (tỳ vị hư hàn)
Nhất vấn hàn nhiệt
Phát sốt
Phát sốt có quy luật hoặc sốt ngày càng cao gọi là triều nhiệt,
trong ngực phiền nhiệt kèm thêm nóng lòng bàn tay bàn chân gọi
là ngũ tâm phiền nhiệt; cảm giác nóng nhức trong xương gọi là
cốt chưng lao nhiệt
Nhất vấn hàn nhiệt

Phát sốt
Sốt cao, miệng khát, đại tiện táo, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, biểu
hiện chứng lý, thực nhiệt. Sốt bệnh cũ, triều nhiệt, lòng bàn tay
bàn chân nóng, nhức trong xương, gò má đỏ là do huyết hư, âm
hư sinh nội nhiệt
Nhất vấn hàn nhiệt
Phát sốt
Bệnh mới mắc, vừa sợ lạnh vừa sốt là do ngoại cảm, sơ lạnh
nhiều, sốt ít là biểu hàn, sốt nhiều, sợ lạnh ít là biểu nhiệt.
Lúc sốt lúc rét là hàn nhiệt vãng lai; rét nóng không có quy luật
là chứng bán biểu bán lý thuộc chứng thiếu dương; rét nóng có
quy luật thời gian là do sốt rét
Nhị vấn hãn

Có mồ hôi và không có mồ hôi

Sợ lạnh, phát ốt có mồ hôi = biểu hư, sợ lạnh + không mồ


hôi = biểu thực
Sốt cao ra nhiều mồ hôi, mạch hồng đại là lý nhiệt
Nhị vấn hãn

Thời gian ra mồ hôi

Bình thường hay ra mồ hôi, lúc hoạt động mồ hôi càng ra

nhiều, sau khi ra mồ hôi thấy lạnh = tự hãn) do khí hư hay dương

khí hư gây ra

Ngủ ra mồ hôi, lúc tỉnh không ra gọi là chứng ra mồ hôi trộm


(đạo hãn) do âm hư, hay khí âm đều hư gây ra
Nhị vấn hãn

Tính chất số lượng mồ hôi


• Mồ hôi vàng là thấp nhiệt
• Mồ hôi dính như dầu là tuyệt hãn (bệnh nặng)
• Ra hay không có mồ hôi nửa người là trúng phong.
• Toàn thân ra mồ hôi ra nhiều không dứt, chân tay lạnh, người lạnh
là dương khí muốn tuyệt gọi là chứng thoát dương
Tam vấn ẩm thực

• Có bệnh ăn uống bình thường = vị khí chưa bị tổn thương


• Không muốn ăn + ợ hơi = vị tích trệ
• Ăn nhiều + mau đói = vị hỏa
• Khát + uống nhiều nước lạnh = vị nhiệt tổn thương âm
• Khát + uống nóng = vị dương bất túc
• Miệng nhạt không khát = biểu chứng, hoặc hàn nhiều, dương hư
Tam vấn ẩm thực
• Miệng khô + không muốn uống = tỳ hư thấp thịnh
• Miệng đắng = can đởm có nhiệt
• Miệng chua = trường vị có tích trệ
• Miệng ngọt = tỳ có thấp nhiệt
• Miệng nhạt = hư hàn
Tứ vấn tiện
Tính chất, trạng thái, máu?

• Đại tiện táo bón, phân khô, phát sốt = nhiệt thực
• Bón uất do bệnh lâu ngày, phụ nữ sau sinh, người già = khí hư tân
dịch thiếu
• Đại tiện lỏng nát, không đau bụng = tỳ vị hư hàn
• Ngũ canh tả = thận dương hư
Tứ vấn tiện
Tính chất, trạng thái, máu?

• Đại tiện chua khẳm, loãng, nhiều bọt, đau bụng, đi ngoài bớt
đau = thực trệ
• Đại tiện ra máu, đau bụng mót rặn, phát sốt = kiết lỵ thấp nhiệt
• Đại tiện phân đỏ đen như keo sơn: viễn huyết
• Đại tiện phân có vướng máu, sắc đỏ tươi: cận huyết
 Loại 1: phân rời thành cục nhỏ, rắn,
cứng
 Loại 2: phân thành khối gồm nhiều cục
nhỏ dính vào nhau
 Loại 3: phân khuôn, có các vết nứt thành
khe trên bề mặt
 Loại 4: phân khuôn, bề mặt trơn nhẵn và
mềm
 Loại 5: phân mềm, thành các viên tròn
có bờ rõ ràng
 Loại 6: phân mềm, thành từng mẩu nhỏ
có bờ rõ ràng
 Loại 7: phân lỏng nước
Tứ vấn tiện
Tính chất, trạng thái, máu?

• Đái vặt, đái vội, đái buốt, đái khó + ra máu, ra sỏi: chứng lâm
• Miệng khát uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều: chứng tiêu khát
• Bỗng sinh bí đái, đái ra lỉ rỉ, mùi khai, bọng đái đau, quặn thắt +
phát sốt : thực chứng
• Tiểu ít hoặc vô niệu, mặt xanh xao, eo lưng, háng, chân tay đều
lạnh: chứng hư
Tứ vấn tiện
Tính chất, trạng thái, máu?

• Tiểu tiện ngắn + vàng: nhiệt chứng


• Tiểu tiện ngắn + vàng + đục + buốt + khó: chứng th
ấp nhiệt
• Tiểu đêm nhiều lần, đái dầm, đái són: thận hư
Nước tiểu
 Bình thường
 Thiểu niệu
 Vô niệu
 Đa niệu
 Màu sắc: trong, vàng, có máu,
vẩn đục, dưỡng chấp
Ngũ vấn đầu thân
vị trí đau, tính chất, thời gian

Về đau đầu, váng đầu


• Đau liên miên 2 bên thái dương + phát sốt sợ lạnh: bệnh ngoại cảm
• Khi đau hết + chóng mặt + không sốt: lý chứng, nội thương
• Đau đầu 1 bên: nội phong hoại huyết
• Đau ban ngày + mệt nhọc đau tăng: dương hư
• Đau lúc xế chiều: huyết hư
Ngũ vấn đầu thân
vị trí đau, tính chất, thời gian

• Đau về đêm: âm hư
• Đau đầu chóng mặt, mắt đỏ, miệng đắng: can đởm hỏa vượng
• Váng đầu + tim hồi hộp hụt hơi không có sức: khí huyết suy yếu
• Tự nhiên váng đầu: thực chứng
• Đầu căng tức, nặng như bó: thấp chứng nặng
Ngũ vấn đầu thân
vị trí đau, tính chất, thời gian

Về đau mình
• Toàn thân đau + phát sốt sợ lạnh: ngoại cảm
• Bệnh lâu ngày + đau mình: khí huyết bất túc
• Đau âm ỉ eo lưng: thận hư
• Các khớp đau nhức tê bì hoặc sưng tấy, đau nhiều nơi không
cố định: bệnh tê thấp
Ngũ vấn đầu thân
vị trí đau, tính chất, thời gian
Về đau mình
• Bỗng nhiên đau: thuộc thực
• Đau dai dẳng: thuộc hư
• Ăn vào đau: chứng thực
• Ăn vào bớt đau: chứng hư
• Đau cố định, dữ dội, sờ vào đau tăng: chứng thực,
sờ vào dễ chịu: chứng hư
Lục vấn hung phúc
vị trí đau, tính chất, thời gian

Đau ngực
• Đau phát sốt + ho ra máu mủ: chứng phế ung (sưng phổi mủ)
• Đau ngực, sốt cơn, ho khan, ít đờm (đờm có máu): lao phổi
• Đau ngực lan sang vai lưng, đau dữ dội, cảm thấy như có vật
đè vùng tim: chứng đau ngực
• Đau sườn: can khí uất kết
Lục vấn hung phúc
vị trí đau, tính chất, thời gian

Đau bụng
• Đau bụng nôn khan, nôn ra nước trong, gặp lạnh đau tặng: vị hàn
• Bụng trướng đau, ợ hơi, nuốt chua: thực trệ
• Đau quanh rốn, lúc đau lúc hết, khi đau tại chỗ có cụ: đau do trùng tích
• Đau bụng+ phát sốt+ỉa chảy hoặc kiết lỵ: thấp nhiệt, thực chứng
• Đau bụng liên miên, đại tiện nát, sợ lạnh, chân tay mát: hàn, hư chứng
Vấn giấc ngủ

• Đêm khó ngủ+ăn ít+người mệt mỏi hay quên, tinh thần hoảng hốt:
tâm tỳ lưỡng hư
• Thức đêm không ngủ được, sốt cơn, đạo hãn, lưỡi đỏ, ít nước bọt:
âm hư
• Mất ngủ hay chiêm bao, miệng đắng, hay cáu gắt: can hỏa vượng
• Ngủ hay mê, sợ kêu rú lên: đởm hư hoặc vị nhiệt
Vấn giấc ngủ

• Ngủ nhiều + tinh thần mệt mỏi + chân tay mỏi: khí hư
• Ăn xong mỏi mệt buồn ngủ: tỳ khí hư
• Sau khỏi bệnh mà ưa ngủ: chính khí chưa hồi phục
• Mình nặng nề ham ngủ, mạch hoãn: thấp thịnh
Thất vấn lung
Hỏi về tai ù, tai điếc
• Bỗng điếc tai: can đởm hỏa vượng
• Điếc lâu ngày: thận hư, khí hư
• Ôn bệnh + điếc tai: nhiệt tà tổn thương âm dịch
• Tai ù + tim hồi hộp, váng đầu: dương hư
• Tai ù + tức ngực + đau sườn, đăng miệng nôn mửa + táo bón:
thực chứng
Bát vấn khát
Phân biệt hàn nhiệt, hư thực của lý chứng

• Bên trong nóng nhiều, khát nhiều, uống lạnh thì bụng rắn, đại tiện
bón, mạch thực có lực: dương chứng
• Miệng khát ưa uống nóng: hàn ở bên trong
• Bên trong có hỏa thì ham uống mát
• Chân âm vơi kém thì khô mồm, không phải khát
Cửu vấn cựu bệnh, thập vấn nhân

• Cựu bệnh: hỏi về tiền sử bệnh, tiền sử tiếp xúc, đã dùng và đang
dùng thuốc gì
• Vấn nhân: hỏi về nguyên nhân gây bệnh
Vấn đặc điểm đàn bà, trẻ em

Đàn bà:
• Hỏi gia đình?
• Có kinh từ mấy tuổi, chu kỳ kinh, tính chất kinh nguyệt, có đau bụ
ng kinh không?
• Có khí hư không?
• Tình hình sinh nở, thai sản
Vấn đặc điểm đàn bà, trẻ em

Đàn bà:
• Kinh sớm + lượng nhiều +màu đỏ sậm, đặc, miệng khô, môi đỏ:
huyết nhiệt
• Kinh sớm, lượng nhiều + tìm bầm có cục: thực nhiệt
Vấn đặc điểm đàn bà, trẻ em

Đàn bà:
• Kinh ít, nhạt màu, loãng, sắc mặt vàng héo: huyết hư
• Kinh ít, nhạt màu, chân tay lạnh: hư hàn
• Kinh ít, màu kinh sẫm đen, có cục, đau bụng dưới, chối nắn:
khí trệ huyết ứ
• Kinh ít ra kinh có mùi hôi bẩn: chứng nhiệt
Vấn đặc điểm đàn bà, trẻ em

Đàn bà:
• Kinh ít, có mùi hôi tanh: chứng hàn
• Huyết bạch trong loãng + tanh: hư hàn
• Huyết bạch vàng đặc + hôi: thấp nhiệt
• Sau đẻ ra máu hôi không hết, đau bụng quặn thắt: huyết ứ
Vấn đặc điểm đàn bà, trẻ em

Trẻ em:
• Hỏi tình hình phát dục, tiền sử, mỏ ác kín hay hở, tiêm chủng
• Các thứ sắc sáng trơn là nhẹ, đen tối là nặng
04 THIẾT CHẨN
Mục đích thiết chẩn

Biết được tình trạng


 Thịnh suy của tạng phủ,
 Vị trí nông sâu
 Tính chất hàn nhiệt
Mạch chẩn

Mạch bình thường:


72 – 80 lần/phút
Không phù, không trầm, không to,
không nhỏ, hõa hoãn đều đặn
Mạch chẩn
Mạch chẩn
Mạch phù + mạch trầm (vị trí mạch cao thấp)

Mạch phù: mạch vị cao, khẽ sờ vào thấy rõ, hơi ấn mạnh tay thấy
mạch nhảy hơi yếu
• Chủ bệnh: biểu chứng
phù hữu lực là biểu thực, phù vô lực là biểu hư
• Ví dụ: bệnh ngoại cảm, sợ lạnh, phát sốt không có mồ hôi,
mạch phù khẩn là biểu – thực – hàn
Mạch chẩn
Mạch phù + mạch trầm (vị trí mạch cao thấp)

Mạch trầm: mạch vị thấp, chạm nhẹ không bắt gặp, đè nặng tay
mới thấy rõ
• Chủ bệnh: lý chứng
Trầm mà có lực: lý thực. Trầm mà vô lực: lý hư
• Ví dụ: ho không có sức, đờm loãng trắng, đoản hơi, sắc mặt trắ
ng, ăn kém, uể oải, mạch trầm nhược: phế khí hư
Mạch chẩn
Mạch trì + mạch sác (tốc độ mạch nhanh chậm)

Mạch trì: 60 lần/phút trở lại


• Chủ bệnh: hàn chứng. Mạch đi phù trì là biểu hàn. Mạch trầm trì
là lý hàn. Trì có lực là thực chứng, hàn tích. Trì vô lực là hư hàn
• Ví dụ: đau eo lưng, đau háng, ngũ canh tả, chất lưỡi nhạt mướt,
mạch trầm trì vô lực là thận dương hư = lý chứng
Mạch chẩn
Mạch trì + mạch sác (tốc độ mạch nhanh chậm)

Mạch sác: mạch 90 lần/ phút trở lên


• Chủ bệnh: nhiệt chứng. Sác có lực là dương thịnh. Sác tế nhược
là âm hư
• Ví dụ: miệng lở, chân răng sưng, ăn không tiêu, mạch tế sác = vị
âm hư, hư hỏa bốc, thuộc hư nhiệt
Mạch chẩn
Mạch hư + mạch nhược (sức đập mạnh yếu)

Mạch hư: sờ vào thấy trống rỗng, mềm, 3 bậc phù trung trầm đều
không có lực
Chủ bệnh: khí huyết đều hư, mạch phù hư là chứng thương thử
Mạch chẩn
Mạch hư + mạch nhược (sức đập mạnh yếu)

Mạch thực: 3 bậc phù trung trầm đều có lực


 Chủ bệnh: thực chứng
• các bệnh sốt cao cuồng táo chẳng yên, đại tiện táo bón
đều thấy mạch thực
• thực hoạt = đờm đặc dính kết
• thực huyền = can khí uất kết
Mạch chẩn
Mạch hoạt + mạch sáp (mức độ lưu lợi của mạch)

Mạch hoạt: mạch đi lại rất nhanh, trơn, dưới ngón tay cảm thấy có
trơn tròn
• Chủ bệnh: đờm thấp, thức ăn không tiêu
• Hay gặp ở bệnh ho có đờm, đàn bà có thai
• Biểu hiện hay gặp: ho tiếng nặng đục, đờm nhiều, trắng dễ khạc,
tức ngực, ăn ít, rêu lưỡi trắng dày
Mạch chẩn
Mạch hoạt + mạch sáp (mức độ lưu lợi của mạch)

Mạch sáp: mạch tới lui rất trì trệ, muốn đến mà không đến ngay,
muốn đi mà chưa đi được
• Chủ bệnh: huyết kém, khí trệ, huyết ứ
• Ví dụ: trúng phong, bại liệt
Mạch chẩn
Mạch hồng + mạch tế (hình thức lớn nhỏ, thế mạch)

Mạch hồng: mạch to, thế đến thịnh, có trạng thái như nước lũ lụt.
Lấy bậc phù thì thấy rõ
• Chủ bệnh: nhiệt thịnh
• Ví dụ: bệnh ôn nhiệt phần khí nóng dữ, xuất hiện các chứng sốt
cao, phiền khát, ra mồ hôi nhiều, mạch hồng đại
Mạch chẩn
Mạch hồng + mạch tế (hình thức lớn nhỏ, thế mạch)

Mạch tế: bé xíu như sợi chỉ, thế nó đến không thịnh, đè nặng tay thì
thấy rõ dưới ngón
• Chủ bệnh: hư chứng
• Ví dụ: sắc mặt xanh mét, môi lưỡi nhợt nhạt, đầu choáng mắt
hoa, hồi hộp, mệt mỏi, mạch tế = huyết hư
Mạch chẩn
Mạch huyền + mạch khẩn

Mạch huyền: mạch đi ngay thẳng mà dài, căng như sợi dây đàn,
dây cung
Chủ bệnh: các bệnh thuộc can đởm, sốt rét, đau đớn, đàm ẩm
Huyền sác: thực nhiệt; huyền trì, hàn chứng
Huyền hoạt: đàm ẩm
Huyền khẩn: đau do ứ huyết
Mạch chẩn
Mạch huyền + mạch khẩn

Mạch khẩn: mạch đi khẩn trương có lực giống như dây thừng vặn
xoắn
Chủ bệnh: chứng hàn, đau đớn, ứ đọng đồ ăn
Mạch chẩn
 Mạch xúc: mạch sác có thấy ngừng đập không quy tắc.
Chủ bệnh thực nhiệt, khí trệ, huyết ứ
 Mạch kết: mạch hoãn có lúc ngừng đập không quy tắc.
Chủ bệnh âm khí kết, hàn đờm ứ huyết
 Mạch đợi: mạch đi nhanh bình thường nhưng thấy ngừng có quy
tắc, ngừng đập rồi khi thấy trở lại hơi trì.
Chủ bệnh tạng khí suy kém, kinh sợ, trật đả, tổn thương
Mạch chẩn

 Mạch nhu: mạch phù mà mềm như bông gòn trên nước, khẽ để
tay đã thấy, đè nặng tay mất đi, chủ về thấp, những bệnh thủy thũn
g khí huyết hư yếu
 Mạch nhược: trầm nhỏ mà mềm
 Mạch vi: rất bé, rất mềm, tựa như có mà cũng như không đến đi
mơ hồ. Chủ bệnh rất hư
Mạch chẩn

 Mạch đại: mạch lớn so với lúc bình thường nhưng không có thế
sôi nổi như mạch hồng
Chủ bệnh tà thịnh. Đại không có lực là chứng hư
 Mạch khâu: mạch phù đại mà rỗng bên trong, có ngoài rìa mà
không có ở giữa, giống như sờ vào cọng hành
Chủ bệnh huyết nặng
Xúc chẩn

Xem phần da thịt: cần chú trọng các tính chất sau:
• Hàn nhiệt:
Nóng ở ngoài da, ấn sâu vào giảm: biểu nhiệt.
Nóng ở ngoài da nóng vừa, càng ấn càng thấy nóng: lý nhiệt
Lòng bàn tay nóng, cảm thấy da nóng bừng nhưng không sốt
do hư nhiệt (âm hư hoả vượng)
Xúc chẩn
• Khô, nhuận:
Da nhuận trơn, tân dịch chưa bị tổn thương
Da khô táo: tân dịch giảm, ứ huyết

• Phù: ấn mạnh vết lõm còn là thuỷ thũng, vết lõm nổi đầy ngay là khí
thũng
• Mụn, nhọt: sưng, không nóng: âm thư (áp xe lạnh), sưng, nóng, đỏ,
đau: dương thư (áp xe nóng)
Xúc chẩn
Sờ tay chân: chủ yếu xem về hàn nhiệt
Tay chân lạnh, sợ lạnh là dương hư
Tay chân đều nóng nhiều là nhiệt thịnh
Nóng ở mu bàn tay là do biểu nhiệt
Xúc chẩn
• Xem bụng:
Thiện án thuộc hư, cự án thuộc thực
Bụng có khối, rắn, đau, không di
chuyển thường là khối giun, ứ huyết;
lúc có lúc tan, ấn vào không thấy hình
thể, không ở một nơi nhất định
thường do khí trệ
Trân trọng cảm ơn

You might also like